Thứ Ba, tháng 4 29

những câu chuyện thời bao cấp (17)

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
Tôi sinh ra và lớn lên trong thời bao cấp, tuổi thơ tôi in đậm hình ảnh thời kỳ này. Tôi không có ý định lên án, chỉ trích hay than thở về những khó khăn của thời bao cấp. Mỗi thời kỳ lịch sử có sứ mạng của nó và có những lý dođể nó tồn tại.
Tôi nhớ lại thời kỳ này với nỗi thương yêu và sự khâm phục cha mẹ tôi và những người lớn cùng thời của họ. Khó khăn là thế, thiếu từ những cái nhỏ nhất, vậy mà họ vẫn vượt qua, vẫn sống trong sạch và điều vĩ đại nhất là họ vẫn nuôi dạy chúng tôi nên người. Sống trong thời đại ngày nay, với điều kiện kinh tế tương đối tốt, và nhất là khi đã có gia đình và làm cha làm mẹ, tôi mới cảm nhận hết những gì cha mẹtôi đã vượt qua trong thời bao cấp xa xôi ấy.
Hẳn các bạn còn nhớ câu: Buồn như mất sổgạo. Tôi thì còn cảm nhận được nó một cáchtrung thực nhất, sống động nhất. Hôm ấy, mẹ tôi dậy sớm để đi xếp hàng mua thực phẩm. Trời mùa hè, nắng và oi bức, mãi gần 12 giờtrưa bố con tôi vẫn chưa thấy mẹ về. Cả nhà sốt ruột vì đã đến giờ cơn trưa. Rồi tôi nhìn thấy mẹ, thẫn thờ, mặt trắng bệch, dắt xe đạp đi vào nhà. Tôi không bao giờ quên khuôn mặt mẹ tôi lúc ấy: Nước mắt còn đọng trên mi, khuôn mặt ngơ ngác và thất thần. Mẹ chỉ nói được câu: Mất hết rồi... rồi oà lên khóc. Khi mẹ đã bình tâm lại, cả nhà mới biết, khi mẹ xếp hàng mua thịt thì bị rạch túi và kẻ gian đã lấy sạch tem phiếu và tiền. Ngày ấy, mất hết tem phiếu là cả nhà nhịn ăn nhịn mặc cả tháng. Mẹ tiếc của quá không đi nổi xe đạp về nhà, cứ vừa dắt xe về vừa khóc.
Thế đấy, cho dù giờ đây, hai chữ bao cấp như một ký ức xa xôi của mỗi người đã sống qua thời kỳ đó, tôi vẫn nhớ đến nó. Và tôi khâm phục tất cả những ai đã sống vượt qua thời kỳ đó trong đó có cha mẹ tôi.
Nguyễn Hồng Vân

NHỮNG NGÀY KHỐN KHỔ
Bước vào khu vực trưng bày "Cuộc sống ở HàNội thời bao cấp 1975- 1986", cái đập vào mắtchúng tôi trước hết là một cửa hàng lương thực được tái tạo. Như gặp lại một nơi rất thânquen, chúng tôi ồ lên: Đúng là cửa hàng lươngthực phía sau Bệnh viện quân đội 354 đây! Rồi chúng tôi nhớ về những lần đi mua gạo, mua thịt, mua chất đốt... theo chế độ tem phiếu. Vì việc xếp hàng mất rất nhiều thời gian nên nhiều người đã "xí chỗ" bằng gạch đá, bằng mũ, bằng nón. Có lần tôi xếp hàng suốt ba tiếng đồng hồ nhưng khi đến lượt mình thì chị bán gạo tuyên bố ráo hoảnh: Hết gạo rồi, mời các ông, các bà về! Lại có lần mua được gạo hí hửng đem về khoe vợ nhưng khi mở ra xem thì lại là gạo mốc.
Trong khu trưng bày có tái hiện một căn hộ mà cán bộ công chức chúng ta sống thời bao cấp. Trong căn hộ này tôi bắt gặp lại cái chạn bát rất giống cái chạn bát nhà tôi. Và một cái giống nữa là khu vực phụ được dành một diện tích đáng kể để nuôi lợn, nuôi gà. Còn nhiều đồ vật trong căn hộ này hơn hẳn các đồ vật trong các"căn hộ" 9 m2 của chúng tôi khi ấy. Vào những năm đó, chúng tôi đâu đã có tivi, tủ lạnh, màn tuyn. Chỉ có những người đượcđi học hay cử đi công tác dài hạn ở Liên Xô, CHDC Đức... mới có những đồ cao cấp này. Mấy anh em chúng tôi nói với nhau: Gia đình này, nói theo cách nói của tiến sĩ Bùi Xuân Đính - nhà dân tộc học, là thuộc tầng lớp "da trắng" rồi. Còn chúng ta thuộc dân "da đen" cơ mà!
Tại gian trưng bày, chúng tôi thấy lại cuộc sống đầy bươn chải của con người thời bao cấp. Một bà là bác sỹ làm nghề chữa bệnh cho mọi người mà phải cặm cụi ngồi quấn thuốc lá thuê, phải làm bánh để đi bỏ mối kiếm tiền nuôichồng, nuôi con. Chúng tôi thời đó trong khu tập thể cũng phải làm như vậy thôi. Ai nấy đềuphải xoay xở để cuộc sống đỡ chật vật hơnmột tí. Người thì ra ga Hàng Cỏ lấy trứng vịt rồi đem ra chợ Cống Vị bán lại. Người nuôi lợn, nuôi gà. Người làm bánh quế, quấn thuốclá để đem "bỏ mối".
Và có một nghề rất thông dụng đối với anh chị em khu tập thể khoa học xã hội chúng tôi ngày ấy là nghề "mò cua, bắt ốc". Số là chung quanh khu tập thể có một cái hồ khá lớn (nối liền với Hồ Thủ Lệ bây giờ). Trong hồ có nhiều cua ốc, tôm cá. Thế là gần như ngày nào chúng tôi cũng lao xuống hồ bắt cá, bắt cua. Tôi nhớ có lần mẹ tôi ở quê ra. Không cógì để đãi mẹ, tôi nói với mẹ: Có cái xoong bị thủng con đem ra chợ để hàn, mẹ chờ con một tí! Rồi tôi nháy mắt với đứa con trai sáu tuổi cùng nhau ra hồ. Khoảng hơn một tiếng sau hai cha con tôi trở về với khá nhiều tôm cua trong cái xoong bị coi là "thủng". Thấy hai cha con tôi về, mẹ tôi trìu mến nói: Lúc nãy mẹ đã ra ven hồ xem hai cha con "hàn" xoong rồi! Mẹ tưởng con tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm rồi thì không phải mò cua, bắt ốc như khi ở quê với mẹ. Nghe mẹ nói, tôi cay cay nơi sống mũi và nước mắt cứ thế trào ra.
Chúng tôi gặp lại trong gian trưng bày tác phẩm "Đứng trước biển" của Nguyễn Mạnh Tuấn, phim "Hà Nội trong mắt ai" của đạo diễn Trần Văn Thủy, bài thơ "Tản mạn thời tôisống" của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và bài thơ "Mùa Xuân nhớ Bác" của Phạm Thị Xuân Khải... Thời đó, chúng tôi say mê xem các tác phẩm dám nói nên sự thật này và cùng hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Và ngày mai ấy cũng đã đến. Nhưng vẫn không quên... Ôi cái thời bao cấp! Cái thời mà nhiều người chỉ mong sao ăn được một bát cơm không bị mốc, có một cái xe đạp tốt để đi,một cái quạt con cóc để xua bớt đi cái nóng nực mùa hè, có một cái áo may ô lành lặn để mặc, có một đôi dép "Tiền phong" để đi, được mua một miếng thịt lợn có nhiều mỡ để khi xào rau, nấu canh còn thấy hơi hướng của chất "thịt", chất "mỡ"...
Nhìn nhận từ góc độ khác, tôi thấy thời kỳ bao cấp dù sống trong gian khó nhưng tình ngườivới nhau vẫn rất sâu đậm. Trong khu tập thể,chúng tôi chia nhau từng con cua, con cá, cọng rau kiếm được, trồng được; cùng nhau tụ tập tại một gia đình để xem phim, xem đá bóng. Ai về quê ra có ít quà đều đem chia cho các nhà xung quanh. Ai có việc vui, việc buồn đều được hàng xóm láng giềng đến chia sẻ, độngviên, giúp đỡ. Trong khu tập thể của chúng tôithời đó không có những tệ nạn xã hội.
Cho đến bây giờ, mấy gia đình chúng tôi gắnbó với nhau từ thời bao cấp vẫn đi lại thăm hỏi, động viên và giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt, cho dù không còn sống chung trongmột khu tập thể nữa.
Phạm HữuNghị

KHÔNG GÌ LO BẰNG MẤT SỔ GẠO
Thời bao cấp, người dân tìm mọi cách chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước để được cấp sổ gạo. Làm việc ở phòng nọ, phòng kia cũng xin bằng được xuống sản xuất để được hưởng tiêu chuẩn lao động nặng từ 17 đến 21kg. Nhiều gia đình làm tư thương bên ngoài,bán quán nước cũng sợ cơ quan phát hiện cắtmất khẩu phần lương thực. Mỗi lần đến kỳ đong gạo mới vui làm sao: Nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc.
Có gia đình dậy từ 3, 4 giờ sáng cử người ra xếp "nốt" , thậm chí xếp bằng cả những cục gạch. Thế là mới có cảnh người ra sau vứt bỏ phần "nốt" của người trước mong chóng đến lượt mình. Thậm chí xếp được sổ rồi, nhìnthấy một chồng cao ngất ngưởng, cứ thấp thỏm lo mất sổ. Có người bị mất sổ trông mới thảm hại làm sao: Mặt nghệt ra, tái xám, toát hết mồ hôi. Thế là cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Bây giờ nghĩ lại cười ra nước mắt...
BÙI SĨ CĂN
Cán bộ trừ giáo viên
Ngày ấy, thực phẩm bán theo tiêu chuẩn tem phiếu. Có tem phiếu cho cán bộ, có tem phiếu cho nhân dân. Tem phiếu cán bộ còn phân chia theo mức lương, theo cấp bậc. Nhân dân thành thị mới có tem phiếu, trong đó, trẻ em được ưu tiên hơn, với ký hiệu trên ô tem phiếu có chữ TR. Nhân dân nông thôn mua hàng theo sổ hợp tác xã mua bán.
Tiêu chuẩn tem phiếu định mức, nhưng cũng có khi cửa hàng thực phẩm được nhận về một số hàng ngoài quy định. Hàng ít, chỉ đủ phân cho mỗi bìa phiếu cán bộ được mua một số lượng nào đó, hàng dư mới bán đến bìa nhân dân. Hôm ấy, tại bảng thông báo của cửa hàng có ghi: "Mỗi cán bộ được mua 5 quả trứng vịt, cắt ô X".
Cán bộ lục tục đến mua. Các thầy cô giáo phải dạy học hết buổi mới chạy vội ra cửa hàng, thì được nhân viên cửa hàng đáp tỉnh khô: - Tiêu chuẩn bán cho cán bộ, chứ có bán cho giáo viên đâu! - Giáo viên cũng là cán bộ như các ngành chứ, sao lại không? - Cán bộ là cán bộ, giáo viên là giáo viên, như là như sao được! Các thầy cô ấm ức ra về. Ít lâu sau, cửa hàng nhận về một số tải cá khô. Rút kinh nghiệm lần trước, bảng thông báo ghi chẻ hoe: "Cửa hàng có cá khô cho cán bộ (trừ giáo viên). Mỗi người 3 lạng, cắt ô T". Các thầy cô càng ấm ức nhưng cãi thế nào được với cửa hàng thực phẩm!
VĂN TIẾU (Lào Cai)

TƯ CÁCH HÒN ĐÁ
Có bao nhiêu người xem triển lãm là có bấynhiêu cuốn phim quay chậm về hình ảnh và kýức về thời bao cấp tưởng như đã bịbỏ quêntrong kho chứa." (Nguyễn Quang Sơn, 34 tuổi, một trong những người đến xem trưng bày).
Chỉ cần một hiện vật nhỏ, độc đáo như lọpênixilin đựng mì chính, dân dã như vỏ bao thuốc lá Điện Biên, Tam Đảo thôi cũng có thể nhắc nhớ lại không khí một thời. Từ thanh niên tới người đứng tuổi chăm chú xem kỹ từng hiện vật, chỉ trỏ với vẻ thích thú, so sánh những hiện vật trưng bày với những thứ đồ dùng mình còn lưu trữ ở nhà và hào hứng kể lại câu chuyện của riêng mình.
Nhiều người trẻ chú ý đến "hòn đá xếp hàng"nhỏ xíu trong tủ kính. Hòn đá ấy từng "đạidiện" cho cán bộ nghiên cứu Mai Xuân Hải, công tác tại Viện Hán Nôm. Ông Xuân Hải ghi tên mình và số 127 - số của sổ mua hàng lên hòn đá để giữ một chỗ trong hàng người rồng rắn chực chờ trước cửa hàng thực phẩm thờibao cấp.
Có khán giả trẻ ước: "Giá như bảo tàng chophục dựng một gian hàng rồi bán vé cho khángiả vào xếp hàng cầm tem phiếu mua đồ nhưthật. Cảm giác sẽ rất hay".
Xúc cảm thế hệ
Đứng trước câu chuyện này, mỗi người thuộc những thế hệ khác nhau có tâm trạng khác nhau: "Xem triển lãm xong, em mới hiểu được bố mẹ, ông bà em đã phải sống chật vật như thế nào. Em nhớ ông nội em có cái ca tráng men, hồi còn nhỏ em được uống nước bằng cái ca ấy. Em ấn tượng nhất là khu xếp hàng mua gạo và gian bán hàng tết" - Vũ Thị Nhung, sinh năm 1987, sinh viên năm 1 khoa tiếng Anh Viện đại học Mở chia sẻ.
Đây là lần thứ hai từ khi triển lãm mở cửa, Nhung tới Bảo tàng Dân tộc học. Nhung biếtđến cuộc trưng bày trong một chuyến đi thực tế của môn học cơ sở văn hóa Việt Nam vàngay lập tức bị thu hút.
Còn bác Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi, nguyên kỹ sư quân đội về hưu, trầm ngâm: "Tôi nhớ lại thời gian khổ và bình đẳng của xã hội, thời vậtchất túng thiếu nhưng phẩm chất tốt đẹp hơn bây giờ. Số cán bộ và đảng viên giữ được phẩm chất nhiều hơn bây giờ".
Những cơn gió dũng cảm
Trước và sau "trái bom thơ" của Phạm Thị Xuân Khải, còn có nhiều văn nghệ sĩ như nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Thái Bá Lợi, đạo diễn Trần Văn Thủy, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng...Giờ thì bài thơ và tác giả Xuân Khải cùng hiện diện tại khu trưng bày, sẵn sàng cởi bỏ nỗi lòng về thời đã qua.
Những ví dụ về sự ấu trĩ trong quản lý văn hóa thời bao cấp cũng được chính những nhânchứng cùng thời với Phạm Thị Xuân Khải kể lại trước ống kính máy quay của những người làm bảo tàng và được đem phát tại chỗ dưới chủ đề "Quản lý xã hội và văn hóa". Chủ đề này được đặt ở vị trí trung tâm trong không gian trưng bày.
Có thể coi đây là lần đầu tiên, những câuchuyện về khó khăn của văn nghệ sĩ được công khai một cách có hệ thống. Người lo việc "bếp núc", tiến sĩ Mai Thanh Sơn, thư ký dự án "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp", nói: "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi là những người làm lịch sử, làm khoa học, cần phải trung thực. Đây là thời điểm thích hợp nhất để nói. Chúng ta đang tổng kết 20 năm đổi mới. Cần phải biết rằng có những người đã phải trả giá cả một phần đời. Đó là những trái tim trong sáng, dũng cảm, đại diện cho tâm trạng một thời. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải biết được điều đó".
Uyên Ly

THỜI BAO CẤP VỚI THẾ HỆ 8X
Cảm thông, xúc động khi được biết về một thờikhó khăn, khổ cực của ông bà, cha mẹ - đó là nhận xét chung của đa số bạn trẻ thế hệ 8X sau khi tham quan Triển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp" được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chút ký ức đọng lại
"Một yêu anh có may ô
Hai yêu anh có cá khô ăn dần
Ba yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa..."
Đang theo dõi đoạn video về cuộc sống ở HàNội thời bao cấp, tôi phải ngoảnh ra bởi tiếngcười phá lên của một cô gái còn khá trẻ. Sau khi giới thiệu mình là phóng viên, tôi được biết lý do của tràng cười là do cô đọc được khổ thơ trên. Phùng Chung Thủy (20 tuổi) - sinh viên Trường đại học Dân lập Thăng Long -nhà trên phố Phan Chu Trinh vẫn tủm tỉm: "Bây giờ, dù anh nào có đủ cả bốn thứ trên,chưa chắc em đã yêu!".
Thủy bảo: "Ký ức sâu đậm nhất của em vềthời ấy là chiếc xe đạp có biển số của bố em. Bố mẹ em giữ gìn nó cẩn thận lắm. Cứ mỗi lần đi về đến nhà lại kỳ cọ, lau rửa cho đến bóng loáng thì mới thôi". "Vậy so với chiếc xe được trưng bày ở kia thì thế nào?" - Tôi hỏi vui. "Có lẽ còn mới hơn anh ạ".
Còn Phan Anh Vũ - bạn của Thủy - sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội thì reo lên: "A! Chiếc quạt Tai voi này nhà tớ vẫn còn dùng đây mà". Vũ tâm sự, chiếc quạt này là của một người chú đi Liên Xô gửi về. Có thể nói nó là thứ tài sản... vô giá của cả gia đình cậu thời đó.
Quả thật đối với một bộ phận giới trẻ sinh sau thời bao cấp thì chuyện yêu một người con trai chỉ vì anh ta có "áo may ô, cá khô, khăn mặt hay... quần đùi hoa" quả là buồn cười. Tất nhiên, đây chỉ là thơ tiếu lâm, nhưng nó cũng nói lên phần nào cuộc sống khó khăn ngày ấy. Nhắc đến thời bao cấp cũng có nghĩa là nhắc đến một thời kỳ mà đôi khi có những ký ức rất chung của nhiều người trong xã hội.
Thực ra, với nửa đầu của thế hệ 8X (SN 1980 - 1985), đa số các bạn vẫn còn những ký ức khá sâu đậm đối với thời bao cấp.
Tôi gặp Nguyễn Thu Thúy, 22 tuổi - sinh viênTrường đại học Ngoại thương tại khu trưng bày. Thúy dừng rất lâu trước căn hộ tập thể khu Trung Tự (dựng lại ngôi nhà của hai bác sĩ Phạm Trạng và Đặng Thị Kim Sơn). Căn hộ có diện tích 28m2 với 7 nhân khẩu nhưng vẫn phải dành chỗ để... nuôi lợn, gà, chim cút.
Thúy tâm sự, ngày còn nhỏ cô cũng sống ởtầng 5 của một khu tập thể. Gia đình 6 người chen chúc trong một căn hộ 24m2. Nhưng thếcòn là tốt chán. Vì nhiều gia đình hàng xómcủa Thúy có tới 3 thế hệ vẫn phải chung sống trong một căn hộ tập thể như thế. Khôngnhững vậy, nhiều gia đình còn phải "tăng gia, sản xuất" để cải thiện cuộc sống.
Thúy vẫn ấn tượng mãi về những ngày người hàng xóm kêu lái buôn đến bắt lợn. Con lợn khi bắt ra được trói bốn chân vào một đòn khiêng bằng tre. Hai người đàn ông lực lưỡng mắm môi mắm lợi khênh lên, xuyên qua cái móc của chiếc cân tạ. Mặc cho hai người đàn ông thở phì phò, người chủ nhà và ông lái cứ đẩy tới đẩy lui quả cân. Cuối cùng thì con lợn cũng được ngã giá và khênh xuống tầng một. Trên quãng đường ngoắt ngoéo của cầuthang, nó đã kịp "ghi lại dấu ấn" bằng hàngchục bãi phân. Người chủ nhà lẽo đẽo chạy theo, lấy chổi và hót rác kiên nhẫn hót từng bãimột để bón cho đám sắn dây ở lan can nhà.
Còn Phương, 26 tuổi, hiện là giáo viên một trường THPT thì nhớ lại, ngày ấy Phương còn là một cậu bé đang đi mẫu giáo. Bình thường, nồi cơm của gia đình thường được chia làm hai góc. Một góc là cơm (nấu bằng gạo tấm) dành cho Phương và em gái. Bố, mẹ cậu chỉ ăn toàn hạt bo bo. Lâu lâu, mẹ Phương nghiền hạt bo bo ra thành bột rồi hấp lên. Nhưng rốt cuộc cũng chỉ có hai bố mẹ là "nhá" được.
Lan - em gái Phương thì tủm tỉm: "Ngày ấy,chẳng mấy khi chúng em được mặc quần áo lành lặn cả. Những mụn vá được các mẹ, các chị vá rất khéo, cứ vuông chằn chặn như cái "tivi" ấy. Gặp nhau, bọn em hay so xem đứa nào có nhiều "tivi" hơn và lấy làm hãnh diện nếu mình có nhiều nhất".
Nguyễn Tấn Đạt, 32 tuổi đang làm nhân viên của Tổng công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Vinaconex dẫn em gái đi thăm lại "một thời để nhớ". Cô em cứ cười như nắc nẻ khi xem những gian trưng bày: quầy bơm mực bút bi, lọ pênixilin đựng mì chính, con búp bê làm từ vải vụn... Đạt bảo, không thể so sánh cái thời ấu thơ của anh với thời hiện tại này, bởi nó quá "khập khiễng"?!
Đạt vẫn chưa thể quên những hôm trời nắng chang chang, đi xếp hàng thay mẹ để mua mớ rau, con cá. Vì chỗ xếp hàng nắng quá, lại rấtmỏi chân, Đạt liền lấy hòn đá thay vào. Chạyra xem lũ trẻ bắn bi một lúc, quay vào Đạt chẳng thấy hòn đá của mình đâu. Cậu lại phải xếp hàng từ đầu. Khi đến lượt cậu thì chị mậu dịch viên đánh một câu xanh rờn: "Hết hàng". Đạt cứ vừa đi vừa khóc trên quãng đườngmấy cây số về nhà.
Tôi còn gặp không ít những bạn trẻ khác cùngcó chung những hoài niệm về thời bao cấp. Nhiều bạn tâm sự, ký ức về những năm tháng thiếu thốn trong họ chợt ùa về khi gặp lại conbúp bê Liên Xô hay bánh xà phòng 72%. Mộtthời kỳ chỉ biết dùng đồ second hand (đã quasử dụng) như quần áo, giày dép, sách giáo khoa... và mỗi lần mất một món đồ thì tiếc ngẩn ngơ. Những nhu yếu phẩm cũng phải dùng một cách dè sẻn, tằn tiện.
Phương cho tôi biết ngày còn nhỏ, mỗi lần đánh răng cậu chỉ dám bóp một tí ti kem chocó. Rồi nhà có một bi đông mỡ mẹ cậu đã cất đi hàng vài tháng, chỉ để dành đãi khách. Đến khi có khách thì bi đông mỡ ấy đã bốc mùi khét lẹt, đành phải đổ đi.
Lan thì nhớ nhất là ký ức về những lần được ăn phở. Thường một quý, thậm chí một nămem mới được ăn một lần. Và phải lúc ốm mới được bố mẹ chiếu cố. Vậy nên nhiều khi phải giả vờ người khó ở để được ăn... phở.
Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ thời gian khổ
Ông Nguyễn Văn Huy, GS. TS. - Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học cho biết: "Triển lãm 'Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp' giúp người xem không chỉ hiểu được cuộc sống trong thời bao cấp như thế nào, hoàn cảnh lịch sử cũng như cách vận hành của nó ra sao mà còn thấy rõ tính năng động sáng tạo của những con người bình thường trong việc khắc phục khókhăn, tổ chức cuộc sống. Chính sự năng động sáng tạo đó là một trong những tiền đề đưa tớisự thành công của công cuộc đổi mới ngày nay. Bên cạnh đó, cuộc triển lãm cũng muốn hướng tới thế hệ trẻ - thế hệ 8X (những người sinh sau những năm 80) có thể hình dung được để chia sẻ với những gì mà cha anh đã từng trải, vượt qua".
Quả thật, không ít bạn trẻ mà chúng tôi gặp đã tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên, thậm chí sửng sốt, kinh ngạc khi biết được một phần trong cuộcsống ông cha họ cách đây chỉ vài thập niên.Tuấn Anh - sinh viên năm thứ hai Trường đạihọc GTVT nói với chúng tôi rằng nhiều khi ôngbà, bố mẹ thỉnh thoảng lại mang thời bao cấpra so sánh thì cậu cho rằng họ cứ nói quá, chứ làm gì có những chuyện xếp hàng cả ngày mà không mua được vài con tép?
Qua các bạn trẻ, qua những lời kể của thế hệ cha anh, chúng tôi cũng cảm nhận được phầnnào cuộc sống của người dân Hà Nội thời baocấp.
Anh Vũ Toàn nhà ở phố Hàng Bông còn kể tôi nghe chuyện chiếc xe đạp của bố anh mua từ năm 1978 mà bây giờ vẫn còn mới cứng, chỉ bị xước tí tẹo. Nguyên do là sau khi mua được con xe đạp Pơ-giô, ông cụ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Tất cả mọi ngườitrong nhà, trừ ông ra, không ai được chạm vàochiếc xe này. Có lần bác hàng xóm hỏi mượnđể chở vợ bác đang đau đẻ đi bệnh viện song cũng không được. Trong một lần đi ra đường,chẳng may bị ngã - xe bị xước một ít sơn, ông cụ tiếc lắm, cả ngày hôm đó không ăn được cơm. Và đến tối thì ông bọc tất cả lại, treo lên nóc nhà.
Tuy vậy, cũng trong thời bao cấp, chúng tôi được nghe không ít những câu chuyện đầy tình người. Sự giúp đỡ, tinh thần tương thân tương ái đã khiến cho không ít người vượtqua được những khó khăn thử thách. Đó là chuyện chị Mai từng sống ở khu tập thể Trung Tự bị ốm. Cả nhà bói không ra nổi hạt gạo để nấu cháo cho chị. Nhưng rất may là nhiềungười hàng xóm biết chuyện, kẻ nhường tem phiếu mua rau, gạo, người mang cho quả trứng gà (là một trong những ước mơ thời bấy giờ).
Mai Lan - sinh viên Trường cao đẳng Mẫu giáo Trung Ương I tâm sự. Cô nhớ nhất là những đêm trung thu. Mấy nhà ở cùng một dãy khu tập thể thường chung nhau cỗ để phá. Phương châm là có gì góp nấy. Mâm cỗ chỉ có nải chuối, dăm cái oản và đĩa cốm. Vậy mà lũ trẻ vẫn cảm thấy vô cùng sung sướng.
Sự yêu thương, đùm bọc chia ngọt sẻ bùi đãgiúp cho con người thời ấy vượt qua được những khó khăn để tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến.
...Hiểu về một thời quá khứ gian khó của chaanh cũng là để giới trẻ thêm trân trọng nhữnggì thế hệ mình đang có. Đất nước bây giờ tuy vẫn còn không ít những khó khăn, song cơbản là đã tiến bộ hơn thời bao cấp rất nhiều. Và theo Đạt, giới trẻ ngày nay, nhất là thế hệ 8X - 9X rất cần đến xem triển lãm này. Nó không chỉ là giáo cụ trực quan về một thời đáng nhớ của lịch sử dân tộc mà còn là bài học về quy luật phát triển của xã hội. Đạt cũngbày tỏ nên có một cuốn sách viết thật chânthực về cuộc sống ở Việt Nam thời bao cấp."Chắc chắn nó sẽ là cuốn sách rất hay và hấp dẫn"

Theo CAND

Thứ Hai, tháng 4 21

những câu chuyện thời bao cấp (16)

TRƯỚC KHI CHỢ TRỜI BỊ ĐÁNH SẬP
Chuyện mua bán thời bao cấp với cảnh ngăn sông cấm chợ, giá dưới đất giá trên trời, mua không được bán không xong... là kết quả của quá trình siết chặt quá nóng vội, mạnh tay. Ông Hà Đăng (nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân) gọi đó là "một đêm đánh sập chợ trời".
Thời của trạm gác
Một chiếc xe tải lấm đầy bùn đất xịt khói đen chạy ầm ầm qua đường. Thùng xe bịt một tấm bạt lớn đập phần phật. Đi ngược nó là đoàn xe công tác của cán bộ. Và lập tức ông cán bộ cho quay xe đuổi theo. Đến ngang chừng chiếc xe tải, ông rút súng ngắn chĩa lên trời bắn ba phát đạn đanh giòn rợn tóc gáy.
Chiếc xe tải sợ hãi dừng lại. Người rượt đuổilà một ông phó chủ tịch UBND tỉnh muốn kiểmtra hàng lậu. Ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính), nguyên bí thư Tỉnh ủy Long An, kể lại câu chuyện mà ông được chứng kiến tại tỉnh mình vào thời kỳ bao cấp với mệnh lệnh cấm buôn bán tự do như thế.
Chiếc xe tải đó thật ra giống như bất cứphương tiện nào. Cứ có dấu hiệu chở được thứ gì đó thì sẽ bị cán bộ kiểm tra. Bởi tất cả mọi thứ hàng hóa không phải của ngànhthương mại thì đều là hàng lậu. Trong khi cuộcsống đang cần càng nhiều hàng thì nguồn cung từ quốc doanh chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ.
Chính vì vậy mà gạo, thịt, bánh kẹo, bột giặt,áo quần, mũ dép... đều có thể là hàng lậu ở bất cứ nơi nào, lúc nào... Thời đó, người dân nào cũng có thể là "con phe" (dân buôn lậu) nên cán bộ chống buôn lậu rất nhiều. Côngan, thuế vụ có thể kiểm tra xét hỏi bất cứ chiếc bì, thúng, sọt, túi... của ai, ở đâu.
Ngoài hai lực lượng này, mọi cán bộ nhà nướcđều có thể bắt hàng lậu. Ông Chín Cần kể:"Một đoạn đường vài cây số nhưng có tới hơnchục trạm gác kiểm soát hàng hóa. Những trạm gác này thường bắt được những ông cán bộ mặc quần hai lớp để đựng gạo, chị hàng thịt cuốn quanh người những tảng mỡ heo rồi mặc áo trùm bên ngoài.
Và đặc biệt nhất là chuyện chở heo trốn quatrạm gác. Một con heo 60kg đã mổ thịt lấy đi lòng, tiết chở ra chợ bằng cách chằng sau yên xe với tư thế ngồi chạng chân sang hai bên. Áo mưa trùm kín "người" rồi đội cho chú "heo người" một cái nón lấp mặt.
Khi qua trạm gác, trời mới tang tảng sáng, người "mẹ" vừa đạp xe vừa quàng tay ra phía sau vỗ về và nhắc nhở "con", đóng giả mẹ chởcon đi học. Tuy nhiên cái cảnh "gia đình đầmấm" ấy sau cũng bị cán bộ phát hiện.
Và người dân lại tìm những cách khác để đốiphó với mạng lưới chống buôn lậu. Mục đích cuối cùng của người dân chỉ là mong bán được những thứ mình làm ra để lo cho cuộc sống.
Mua như cướp
Thời ấy, bà Tư Tây, nông dân ấp Hòa Thạnh,xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang) có 50 công ruộng. Mỗi năm thu hoạch hơn trăm giạ lúa. Theo quy định của Nhà nước, nhà bà chỉ được giữ lại khoảng 60% (đủ để ăn), số còn dư buộc phải bán cho Nhà nước.
Giá bán thấp hơn tiền vốn bỏ ra nên nhà bà cũng như tất cả những nông dân trong vùngđều cố gắng tìm cách giấu lúa không cho chính quyền biết. Cuối vụ từng đoàn cán bộ, có khi cả du kích đeo súng vào từng nhà đo bồ(kiểm tra lúa).
Ai thừa định mức bị buộc phải bán tại chỗ. Có vụ, nhà bà phải xay thành gạo và giấu trong tủ thờ. Đến khi mở ra thì chuột ăn hết quá nửa. Có nhà, vợ giấu gạo, cầm chìa khóa đi vắng, chồng con ở nhà phải nhịn đói...
Để giấu lúa qua trạm thời đó bà con thườnglàm ghe, xuồng có hai đáy, khi vận chuyển thìđổ trấu lên đáy trên, đựng lúa ở đáy dưới.Trong nhà thì họ khoét rỗng đống rơm rồi thảlúa vào giữa... Người dân Bến Tre thường đi xuồng xuống Cà Mau mua lúa. Mỗi chuyến đi cả trăm cây số nhưng cũng chỉ có thể mua 1 tạtrở xuống. Dọc tuyến đường độc đạo này có rất nhiều trạm gác. Có lần một bà nông dân bịcán bộ phát hiện chở lúa. Cán bộ bê bao lúa lên thì bà ta ngất xỉu. "Họ uất ức quá, gia đình đói khổ, quần áo te tua, đi mấy ngày mới tới Cà Mau, cả tuần lễ mới mua được bì lúa. Cảnhà trông vào đó...".
Chuyện thu mua lúa hay thu mua vải đều giống nhau cả. Năm 1978 giá thành 1m2 vải calicot sản xuất tại xưởng của Công ty Dệt Thành Công là 1,5 đồng. Thế nhưng tất cả lượng sản phẩm có được, công ty đều phảibán cho Nhà nước với giá 1,2 đồng/m2.
Giá thành 1m2 vải dệt theo kiểu oxford hết 10đồng nhưng công ty phải bán cho Nhà nước giá 9 đồng/m2. Giá của hai thứ vải trên nếu bán ở thị trường tự do thì cao gấp 10-12 lần.Tương tự như vậy, tất cả mọi sản phẩm côngty sản xuất được đều chung tình cảnh trên.
"Sau bao nhiêu ca lao động cật lực để vượtqua những khó khăn mà Nhà nước không thể hỗ trợ như máy hỏng, nguyên nhiên liệu, vốn... thiếu thì nhà máy mới ra đời được một lượng hàng ít ỏi. Thế nhưng nhìn cảnh đóng hàng xuất cho nội thương với giá thấp hơn vốn bỏ ra, cán bộ công nhân rơi nước mắt...".
Ông Trần Đức Nguyên, nguyên trưởng Ban nghiên cứu của Thủ tướng, cho rằng cái từ "thu mua" (vừa thu vừa mua) được hình thànhtừ thực tế này. Còn dân gian gọi đó là: mua như cướp. Và chuyện "thu mua" tồn tại dướinhiều hình thức: mua theo giá nghĩa vụ, mua theo giá khuyến khích, bán theo cơ chế có thưởng...
Mục đích là loại bỏ thị trường tự do nhưng cả về thực tế (Nhà nước không đủ hàng) lẫn lý thuyết (giá Nhà nước phải căn cứ theo giá chợ để hình thành) thì hệ thống thị trường chínhthống lại bị phụ thuộc vào thị trường tự do.
Bán như cho
Nhà có con rể mới từ chiến trường trở về, bố vợ muốn mua tặng con một đôi dép nhựa và sắm thêm đôi chiếu cói. Ông đi bộ 18km để lên cửa hàng mua bán của huyện. Tới nơi, cô mậu dịch viên vừa cắm cúi thêu khăn vừa nói vọng lên: "Hết hàng!". "Vậy đôi này thì sao?".Hỏi đến ba lần ông mới được cô ta gắt lên: "Mắt ông để đâu vậy? Không nhìn thấy bảng"hàng mẫu không bán" à?".
Về nhà có người mách ông phải gặp kẻ môigiới và trả thêm tiền mới mua được. Chạy vạymấy ngày, trả thêm gấp đôi tiền cùng rất nhiềulời cảm ơn, cảm tạ cuối cùng ông cũng muađược đôi dép và cặp chiếu cói. Câu chuyện trên của ông Nguyễn Đình Kiên, xã Gia Trung, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) về tình trạng quá bình thường của bản thân ông cũng như của tất cả mọi người sống trong thời bao cấp.
Ai mua thứ gì cũng phải đến hợp tác xã mua bán hay cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Muacây kim cuộn chỉ hay cái bấc đèn cũng cực kỳ khó khăn. Nhà nước bán hàng dưới giá thànhvà cũng thấp hơn giá chợ (bán phân phối), hàng hóa không đủ 1/10 nhu cầu nên nhân viên thương nghiệp kênh kiệu, xem thườngkhách hàng vô cùng. "Bán như cho" là lời cửamiệng đầy xót xa của thời ngăn sông cấm chợlúc bấy giờ.
Các chuyên gia kinh tế bao cấp nghĩ rằng Nhànước bán rẻ (dưới giá thành) cho dân những mặt hàng thiết yếu thì Nhà nước cũng phải mua sản phẩm của họ với giá rẻ (dưới giá thành). Phần chênh lệch sẽ được tính tương đương nhau, không bên nào bị thiệt mà vẫn ổn định được nhu cầu của mình.
Cả xã hội lúc ấy trở thành một thị trường mua không được bán cũng không xong. Và khi không đủ hàng hóa để cung cấp, sự thất thoát giữa các khâu phân phối trung gian quá lớn thì thương mại quốc doanh trở thành một thứ ân sủng đối với người tiêu dùng. Vì thế thị trường tự do không thể bị xóa bỏ triệt để nhưng cũng không ngừng bị bóp nghẹt. Nó đã đẻ ra môi trường màu mỡ cho những thủ đoạn tiêu cực như móc ngoặc, chà đạp, tham ô, đầu cơ. Hàng hóa đã khan hiếm lại bị đủ thứ trò mánh mung, thiệt thòi nhất vẫn là kẻ mua mà mặt mày thường cứ như người "mất sổ gạo".
HOÀNG CHỨC NGUYÊN - QUANG TRUNG - XUÂN THIỆN
"

ĐẸP TRAI ĐI BỘ KHÔNG BẰNG MẶT RỖ ĐI LƠ"
Giai thoại, hò vè nở như ngô rang
Xe "Lơ" tức Pơ-giô được chú thích như sau tạitriển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp"(1975 - 1986): "Tài sản cá nhân quý hiếm vàniềm mơ ước khó thực hiện của đại đa số gia đình, chuẩn mực của giàu sang".
Pơ-giô có mấy màu phổ biến: Đỏ ớt, xanh cô-ban, cá vàng. Lắp xích hộp tức xích hai tầng êm ru. Nhìn tổng thể đẹp nhã nhặn. Thế nên chủ nhân của nó guồng xe trên đường, cứ là lên "mấy chân kính" trong mắt đối tượng.
"Đẹp trai lai Pháp, hiếm có khó tìm" mà "đi xe của Bộ" tức đi bộ, hoặc đi xe xấu, xe nội thì vét đĩa. (Từ "vét đĩa" thông dụng như "kém tắm" bây giờ).
Về sau xuất hiện xe máy thì: "Mặt rỗ đi Lơ không bằng lưng gù đi Cúp" "Lưng gù đi Cúp không bằng con cóc ngồi sập gụ" (cóc: chỉ đối tượng cao tuổi). Sập gụ, tủ chè cũng một niềm mơ mộng ngất ngây của nhà khó.
Họ xa của gia đình tôi có một người quắcthước đường bệ, dáng đi xe rất đẹp. Ông được cơ quan phân phối chiếc xe Thống Nhất. Mỗi lần đến chơi, xe để ngay cửa vẫn ý nhị chìa nửa lốp chắn ngang. Ngồi chuyện trong nhà, mắt cứ chăm chăm nhìn ra sợ kẻ trộm nẫng mất. Là cán bộ cỡ nhỏ, ông dành dụm mua được chiếc Pơ-giô đẳng cấp. Chưa baogiờ tôi thấy nó hạ thổ, lúc nào cũng lơ lửng giữa nhà, mình mẩy băng bó bằng vải trắng.Hình như tận cuối đời ông chủ vẫn không nỡngồi lên xe, thôi coi như lưu lại kỉ niệm sâu sắc một thời."
Hàng xóm thì có nữ y tá công tác ở bệnh viện Saint Paul, ngoài niềm tự hào về nhan sắc - "thời con gái xinh nhì phố Hàng Than, chỉ thua Phương Thanh (diễn viên điện ảnh)" còn là:chiếc xe Mi-pha của Đức mà ngày ngày, nhan sắc vẫn "thân" bế bồng lên lên xuống xuống mấy tầng gác, như bế cục cưng.
Ca sĩ người gốc phố Huế - Ái Vân cho biết: "Chồng Vân là dân Sài Gòn sang Mỹ, anh ấy không thể tưởng tượng được tại sao đẹp traiđi bộ lại không bằng mặt rỗ đi Lơ, rằng một chiếc xe đạp dù của Pháp lại giá trị đến thế".
Chiếc xe máy Pơ-giô 103 Ái Vân từng sở hữumới gọi là đỉnh! Vân bèn bổ túc cho ông xã một ít kiến thức: Một yêu anh có Sen-kô/ Hai yêu anh có Pơ-giô cá vàng/ Ba yêu nhà cửa đàng hoàng/ Bốn yêu hộ khẩu rõ ràng Thủ đô...
Đây còn là tiêu chuẩn của thời khá, chứ caođiểm khó khăn, cả Hà Nội ăn bo bo thì: Một yêu anh có may-ô/ Hai yêu anh có cá khô ăn dần/ Ba yêu rửa mặt bằng khăn/ Bốn yêu anh có chiếc quần đùi hoa...
Giai thoại chiếc quần đùi: Anh nọ đến bệnh viện tiêm đùi, bác sĩ yêu cầu "thoát" quần dài. Anh nhăn nhó, e thẹn. "Ơ cái anh này lạ nhỉ,đàn ông với nhau ngại gì" "Nhưng em không có quần đùi" "Ơ cái anh này lạ nhỉ, thế anhtưởng tôi có chắc!" "Bắt phanh trần phải phanh trần/Cho may-ô mới được phần may-ô"hẳn cũng được chế tác trong giai đoạn này...
Sinh viên dĩ nhiên ăn khổ, bát canh toàn quốcnước chấm đại dương, nên mới có chuyện: Căng tin có bữa dọn món cá hẳn hoi, các trí thức tương lai ngắm đĩa thức ăn, than: Khổ thân mày cá ơi, đầu mày đây mà mình mày đâu.
Phở - nhân vật trong cuộc sống lứa đôi
Phở, ngon tuyệt, cũng ám ảnh những đứa trẻ ở phố. Ốm mới được ăn, nên hay đập bệnh, lừa bố mẹ rằng khó ở. Người lớn cũng có tiêuchuẩn riêng của người lớn.
Một trong những điểm độc đáo của hàng phở phố Bà Triệu đoạn cắt Lý Thường Kiệt là tên các thành viên trong gia đình: Hoàn, Toàn, Phấn, Khởi, Tiến, Bộ, Tươi. Điểm nữa: Condâu nhà này - Tuyết Hằng, xinh tuyệt với damịn, lúm đồng tiền duyên dáng, mũi dọc dừa.
Hằng là danh ca đội Họa Mi - Cung thiếu nhi Hà Nội, hát "Em đi giữa biển vàng" trên Đài, trên ti vi thì hay ngang Hải Vân của đội Sơn Ca Đài Tiếng nói Việt Nam nhưng xinh hơn. Một bạn gái xinh đẹp khác của tôi cũng suýt đầu quân vào nhà này, yêu chàng út da trắng môi đỏ tên Tươi!
Phở cho đến giờ luôn hấp dẫn, đầy phong vị,chả thế có người ăn thay cơm, còn chuyện phở kể cả ngày được, ngào ngạt hương vị đời thường. Như chuyện tác giả của những ca khúc trữ tình và nhạc phim nổi tiếng nọ, ngày xưa cũng nổi tiếng luôn với lập ngôn: "Đọc hết tổng phổ rồi". Nguyên do anh hay khoe chuyện rất dễ dàng cưa đổ các em, với "bài" tán: Rủ đi chơi, đêm về có bồi dưỡng phở! Chỉ phở mà đọc hết tổng phổ của người ta ư?
Quẫy đạp
Chiếc đài Rigonda tổ bố, ti vi đen trắng Nép-tuyn, ti vi Sa-tuyn Liên Xô, quạt Tai Voi... là những vật dụng sang trọng trong ngôi nhà khá giả, do thành viên đi nước ngoài học tập công tác sắm.
Áo lông Đức cũng từng là biểu tượng, hoài niệm hình ảnh lung linh của các chàng khoa Lý, hàng xóm khoa Văn Tổng hợp chúng tôi - giữa thập kỉ 80. Cả khóa 30 bọn họ diện áo lông Đức màu cỏ úa, màu bộ đội... nom ngời ngời, đi đến đâu nữ sinh nhất là dân ngoại tỉnhngoái sái cổ.
Trào lưu "cứu nước cứu nhà" - xuất khẩu laođộng bắt đầu nổi từ đầu những năm 1980. Độiđi Liên Xô sáng tác vè rất hay ho thống thiết phỏng theo Hịch... về những dây may so, bànlà, áo phông cành mai...
Một trong bọn họ mà tôi quen, quyết chí điLiên Xô mang sức trẻ đổi lấy bàn là, nồi áp suất... Được ít lâu đã thấy tò tò về, chưa kịp sắm sửa gì, bởi trót mang bầu. Thằng bé đẻ ra được cả nhà gọi "Saratov không ra đá" (Saratov: tủ lạnh Liên Xô, cũng một đỉnh caomơ ước).
Dương Phương Vinh

XUẤT DƯƠNG GIÚP NƯỚC, CỨU NHÀ
Trong suốt 30 năm hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946-1975), nước ta đã được bầu bạn năm châuviện trợ không hoàn lại rất lớn, nhưng vay nợcũng không ít. Bởi vậy từ đầu những năm 1980 phải bắt đầu xuất khẩu lao động để có thêm nguồn tài chính trả nợ. Trong lúc nước ta dư thừa nhân công, không đủ việc làm, có những nước sẵn sàng tiếp nhận và bố trí việc làm cho lao động Việt Nam. Đó là điều rất quý, đáng trân trọng, bởi như vậy Nhà nước ta có thêm những khoản tiền trả nợ và từng cá nhân "đi xuất khẩu lao động" có của ăn của để vềgiúp gia đình. Qua mấy năm làm việc ở nướcngoài, mỗi người cũng có cơ hội nâng cao taynghề và thu nhận được những điều bổ ích khác. Xuất khẩu lao động có nhiều dạng, song trong những năm mới bắt đầu "khai phá" lĩnh vực này, chủ yếu chúng ta mới chỉ thực hiện hai hình thức: Đưa những toán đông thanhniên (mỗi đoàn vài trăm người) đi làm các nghề không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao tại nhà máy của các nước xã hội chủ nghĩa anh em (thời đó) và cử đại biểu trí thức thành thạongoại ngữ Anh, Pháp đến các nước châu Phi giảng dạy cao đẳng và đại học, làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y tế và nôngnghiệp.
Ngày ấy tôi có may mắn làm phóng viên thường trú TTXVN tại Liên Xô, có nhiều dịp tới tham quan các nhà máy của bạn, tiếp xúc với lãnh đạo nhà máy và với anh chị em công nhân Việt Nam. Bởi vậy, tôi rất hiểu tâm tư tìnhcảm của người xa xứ, nỗi nhọc nhằn, sự vấtvả của người lao động và cả tâm trạng bứcxúc của những người đồng hương. Theo các hiệp định về hợp tác lao động giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, hàng năm chúng ta cử hàng chục nghìn lao động trẻ khỏe tới các nước đó làm việc. Ngày ấy những anh chị em này được gắn một cái mác chung là "lao động hợp tác". Đương nhiên không phải mọi thanh niên có sức khỏe, có một chút hiểu biết về một nghề nào đó và có nguyện vọng "lao động hợp tác" là đã đủ điều kiện để được xem xét "xuất dương". Hơn nữa, nếu muốn lựa chọn đất nước mà mình yêu thích, thì còn phải tuyển lựa qua rất nhiều tiêu chí và thủ tục khác.
Cũng không rõ nguồn cơn từ đâu, căn cứ vàonhững tiêu chí nào mà rất nhiều thanh niên thích đi lao động ở CHDC Đức (nay đã thống nhất vào CHLB Đức), tiếp đến là Tiệp Khắc (nay đã phân chia thành hai nước CH Szech và CH Slovakia), rồi mới đến Liên Xô và Bungari... Tôi đồ rằng nguyên nhân chủ yếu làvì lợi ích kinh tế. Đã đi lao động kiếm tiền, thì mấy ai không nghĩ tới đồng lương, thu nhập thực tế cao để có thể gửi về giúp gia đình được nhiều nhất. Thời ấy chỉ những nhà nào thật giàu có mới có thể tậu được chiếc xe đạp Mifa, hay chiếc xe máy Mukich (sản phẩm của CHDC Đức). Những ngày gió mùa Đông Bắc rét thấu xương, chàng thanh niên nào khoác chiếc áo lông Đông Đức, thì cứ gọi là khối cô gái phải xuýt xoa nhìn theo. Những chiếc xe máy Babeta và xe đạp Favorit hay Eska (sản phẩm của Tiệp Khắc) một thời cũng là niềmmơ ước của dân mình. Người đi lao động hợptác ở Liên Xô thì chỉ có thể đem về giỏi lắm là chiếc tủ lạnh Saratov, vài chiếc nồi hầm, bàn là, máy bơm nước Kama và một đống lỉnh kỉnh xoong, chậu nhôm... Các nước xã hội chủnghĩa thuở ấy theo đuổi chế độ quan liêu baocấp, xây dựng một nền kinh tế không cạnh tranh, không theo quy luật cung - cầu... nghĩa là cũng chỉ sản xuất cho dân họ đủ tiêu dùng "theo kế hoạch", chứ không phải là nền sản xuất hàng hóa. Bởi vậy họ chẳng ưa gì những người mua nhiều, bất kể thứ hàng nào.
Thanh niên mình sang lao động hợp tác tại các nhà máy Liên Xô khá đông, lúc cao điểm lên tới hơn trăm nghìn người, tập trung phần lớn ở các thành phố Nga, nhất là quanh ngoại ô Matxcơva. Nếu như năm 1981, năm đầu tiên thực hiện Hiệp định hợp tác, có khoảng một hai nghìn lao động Việt Nam ở khu vực quanh thủ đô Matxcơva, thì chỉ sau đó hai ba năm, khu vực này đã có hàng chục nghìn lao động Việt Nam. Lúc chuẩn bị lên đường, ai cũng yên trí rằng lao động xuất dương trước hết sẽđược đào tạo một nghề tinh thông. Mấy năm sống ở nước bạn sẽ được ăn sung, mặc sướng, chỗ ở đàng hoàng. Ngoài giờ làm việc có thể đi chơi đây đó, được chiêm ngưỡng những danh lam thắng cảnh, được hiểu biết bao điều mới lạ của những xứ sở mà ngày ấyđược coi là "thiên đường nơi trần gian"... Và khi về nước ít nhất cũng có lưng vốn kha khálàm cơ sở ban đầu để xây dựng "tổ ấm" riêng cho mình. Thực tế đâu phải như vậy! Người đi "lao động hợp tác" về thực chất là đi làm thuê, làm mướn, đâu có được tự do đi lại trên nước bạn. Muốn đi chơi Matxcơva hay bất cứ một thành phố nào khác đều phải được chínhquyền địa phương cấp visa (một thứ giấy thông hành đi từ địa phương này tới địa phương khác). Mỗi quý chỉ được cấp một lần. Lãnh đạo các nhà máy có sáng kiến động viên công nhân Việt Nam hăng hái thi đua làm việc bằng "phần thưởng visa". Ai làm được nhiều sản phẩm và chất lượng bảo đảm thì không những được tiền thưởng, mà còn được cấp visa đến Mátxcơva nhiều hơn, kể cả số lần và thời hạn lưu lại.
Anh chị em lao động Việt Nam mong muốn, háo hức đến Mátxcơva không phải chỉ để tham quan Cung điện Kremli cổ kính, Quảng trường Đỏ lịch sử, vào Lăng viếng Lênin, thăm thú các bảo tàng văn hóa - nghệ thuật, lịch sử, hay những danh lam thắng cảnh khác, mà khi ởquê nhà chỉ được biết qua sách báo, phim ảnh. Họ tới thủ đô còn vì một nhu cầu tình cảm cũng rất đáng trân trọng là tìm đồng hương,giao lưu kết bạn. Và sau nữa, hầu như ai cũng có nhu cầu tìm mua các đồ dùng cần thiết, gửi về cho gia đình. Những năm mới ra khỏi cuộc chiến tranh kéo dài bị bom đạn cày xới, sản xuất đình đốn, lại bị Mỹ và các đồng minh của Mỹ bao vây cấm vận, dân ta thiếu đủ thứ. Chính vì vậy, mọi nhu yếu phẩm, các mặt hàng công nghiệp đều phải phân phối. Người thân đi lao động ở nước ngoài gửi về cái gì cũng quý, cả từ cái kim, sợi chỉ, bánh xà phòng, lưỡi dao cạo râu, đến xe đạp, xe máy, máy thu thanh, thu hình, tủ lạnh... Ở Liên Xô thời đó cũng chỉ Mátxcơva và một vài thành phố lớn khác mới phong phú các mặt hàng. Bởi thế có người "lao động hợp tác" nào ở Liên Xô mà lại không thích đến Mátxcơva cơ chứ!? Cứ đến hai ngày nghỉ cuối tuần, từng nhóm, từng nhóm dăm bẩy người, tổng cộng có đến hàng trăm người, từ khắp các nẻo đường ngoại ô Mátxcơva theo những đoàn tàu Electrichka (tàu đường sắt đầu kéo điện) vào thành phố. Họ đi tham quan danh lam thắng cảnh, lang thang tìm mua đồ dùng ở các cửa hàng bách hóa, đồ gia dụng, cửa hàng thuốc... tới các ký túc xá sinh viên thăm bè bạn đồng hương.Những năm còn tồn tại Nhà nước Liên Xô, cảnh sát không nhũng nhiễu quá như thời kỳ hậu Xô Viết. Cảnh sát thời Xô Viết không bao giờ vô cớ hạch sách giấy tờ tùy thân và khám xét giữa đường bất cứ người Việt Nam nào. Thậm chí trong nhiều trường hợp, họ còn giúp đỡ rất thân tình đồng bào chúng ta. Có thể nói trước năm 1990 cảnh sát Mátxcơva thực sự là "những người bạn dân", luôn luôn sẵn sàngbảo vệ và giúp đỡ nhân dân, cả ban ngày lẫn ban đêm, cả với đồng bào của họ, cũng như khách nước ngoài. Bởi thế khi đã vào địa phận Mátxcơva, anh chị em lao động Việt Nam cóthể tự do đi lại như trên quê hương mình.
Gian nan, vất vả nhất vẫn là chuyện tìm muađồ dùng cần thiết và những mặt hàng đang được ưa chuộng, đang có giá ở quê hương. Cũng phải nói thêm rằng thời ấy không có chuyện gửi ngoại tệ về nước. Dành dụm được đồng nào phải biến thành quà cáp, hàng hóachuyển về. Lương tháng của công nhân sau khi nhà máy đã trừ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền nhà ở và nhiều thứ tiền khácnữa, cũng như khấu trừ một phần đáng kể chuyển vào Quỹ để nước ta trả nợ nước bạn, còn lại được phát bằng tiền mặt trực tiếp cho từng người lao động. Mọi người tự lo việc ăn uống. Nam giới ngại vào bếp thì đi nhà ăn tậpthể, đi cửa hàng ăn uống công cộng. Nữ giớichăm chỉ hơn và nhất là không hợp các mónăn Âu châu, thường tập hợp từng nhóm dăm ba người đồng khẩu vị tổ chức bếp ăn riêng. Cánh nữ chăm chỉ làm việc, lại tằn tiện hơn, không rượu chè, cà phê, thuốc lá, nên cũng thường tích lũy được nhiều hơn. Phần lớn công nhân mình được sắp xếp làm việc bênnhững cỗ máy, thiết bị đáng lẽ đã bị loại bỏ và thay thế hiện đại hóa từ lâu, song vẫn được tận dụng (thực ra, thời ấy nước bạn cũng chưa đủ điều kiện và tiềm lực để thườngxuyên đổi mới thiết bị). Mặc dù vậy, với bảntính cần cù, miệt mài lao động suốt thời gianmỗi ca làm việc, nên số lượng sản phẩm củacông nhân mình vẫn thuộc loại cao. Những năm 1980, tiền lương trung bình thực lĩnh của một công nhân dệt Việt Nam khoảng 180-250rúp (tương đương 220-300 USD, theo tỷ giá hối đoái chính thức khi đó. Nhưng trên thị trường "chợ đen" thì phải 4-4,5 rúp mới mua được 1 USD). Với thu nhập như vậy, hàngtháng mỗi công nhân dệt có thể dành ra 120-180 rúp để mua các thứ gửi về giúp gia đình.
Tôi đã chứng kiến, đã biết hàng trăm trường hợp khổ sở, ê chề của đồng bào mình khi đimua hàng. Thật ra phần lớn người Nga rất tốt,giàu lòng vị tha, rất thông cảm với nhân dânViệt Nam đã 30 năm phải chịu chiến tranh tànphá, không có điều kiện phát triển sản xuất, nên thiếu thốn đủ thứ. Nhưng cũng không ít người Nga tỏ ra bực bội, khó có thể thông cảm với lối mua bán của một số anh chị em mình.Liên Xô sản xuất cái gì cũng theo kế hoạch,đâu có phải là một nền kinh tế hàng hóa, bán được càng nhiều càng quý như trong cơ chếthị trường. Với số dân 250 triệu người, họ tínhtoán một năm cần bao nhiêu nồi hầm, bao nhiêu bàn là, bao nhiêu tủ lạnh... Thế nhưng người mình thấy gì "ưng" là vét sạch. Bởi thế mới có chuyện "đánh sập cửa hàng!", hoặc "mua diệt chủng!"... Những năm 1982-1986, nồi hầm, bàn là, phích kim loại lưỡng dụng (vừa có thể giữ nóng, vừa có thể giữ lạnh), máy bơm nước Kama, quạt máy Orbita, tủ lạnhSaratov... rất được giá ở trong nước. Thế là dân ta lùng sục, vắt sạch những thứ đó ở cáccửa hàng Mátxcơva. Một lần, vừa thấy hai ô tôtải chở đầy nồi hầm tới cửa sau của cửa hàng "1000 Melochei" (Nghìn mặt hàng lặt vặt) trên đại lộ Lênin, chưa đầy một giờ sau toàn bộ sốnồi hầm đó đã được chuyển ra xếp như mấybức tường hoa trước cửa hàng. Người qua đường, nếu không biết, cứ nghĩ hôm đó cửa hàng vì lý do nào đấy mà phải nhập hàng từ phía cửa trước. Ai dè, đã có mấy người Việt Nam mua sạch, chuyển ra cửa, đang chờ xe chuyển đi! Có lẽ vì vậy, về sau các cửa hàng đã rút kinh nghiệm chỉ bán cho mỗi người mua một số lượng có hạn, tùy theo mặt hàng. Thế nhưng, từ đó lại nảy sinh hiện tượng móc ngoặc giữa nhân viên cung ứng của cửa hàng với người mua Việt Nam. Thậm chí, những người này còn cho nhau số telephone để tiện thông báo cho nhau khi nào có mặt hàng gì (mà người Việt Nam thích mua) và đưa về cửa hàng nào. Thường thì đây phải là những nghiên cứu sinh, sinh viên ở ngay trong thànhphố kết hợp cùng với công nhân ở ngoại ô.Đương nhiên, khi móc ngoặc như vậy, thì nhân viên cửa hàng cũng được trả thêm (lãnh đạo cửa hàng không thể kiểm soát hết).Những người đã mua với số lượng lớn như thế không phải chỉ để gửi về nước, mà chủ yếu là để bán lại cho những người đồng hương nào có nhu cầu mà không mua được tại cửa hàng. Như vậy đã manh nha hình thành thị trường "chợ đen" ngay trong cộng đồng người Việt ở Liên Xô từ thời ấy. Nhiều người đi công tác ngắn hạn, hoặc chỉ dừng chân ít ngày ở Mátxcơva, mà muốn mua mấy thứ "của hiếm theo đơn đặt hàng của bà xã", thì tốt nhất là nên đến "thị trường" này, chứ còn đi tìm ở cửa hàng nhiều khi chỉ mỏi chân, dạc cẳng! Giá mua lại so với giá chính thức chênh nhau không nhiều lắm, nên khi cần, mọi người đều có thể tìm đến. Giá của các mặt hàng sản xuất tại Liên Xô đều ghi rõ ngay trên sản phẩm hoặc bao bì. Ví dụ chiếc nồi hầm ghi giá 14 rúp, thì mua lại cũng chỉ 18-20 rúp, bànlà 7,5 rúp mua lại với giá 10-12 rúp, phíchlưỡng dụng giá ghi 40 rúp mua lại 55-60 rúp,tủ lạnh Saratov 210 rúp phải mua lại với giá280-300 rúp... Nói chung, giá mua lại ở thị trường "chợ đen" thường đắt hơn 30-40%. Một số nghiên cứu sinh hoặc đội trưởng, phiêndịch các đội "lao động hợp tác" đã nhờ mánhlới đầu cơ này mà "phất" lên nhanh chóng.
Đi mua với số lượng lớn ở cửa hàng nhiều lúc cũng khốn khổ, nhất là anh chị em công nhân vốn liếng tiếng Nga còn "quá ngắn". Một lần tôi đã chứng kiến câu chuyện vừa giận, lại vừathương của đồng bào mình khi đi mua hàng. Chuyện là thế này, mấy chị em ở thành phố Orekhovo-Zuevo lên Mátxcơva chơi, thấy ởmột cửa hàng đồ điện có bán nhiều dây may-so, liền tới quầy trả tiền, xếp hàng để nhận hàng. Đương nhiên, lần thứ nhất không có vấn đề gì: séc ghi 5 rúp thì nhân viên cửa hàng trao 20 sợi dây may-so (giá ghi 25 côpếch/sợi, cứ việc nhân nhẩm mà trả tiền). Ngay sau đó hai cô quay lại mua lần thứ hai. Cô thứ nhất đưa séc 5 rúp, nhân viên bán hàng có vẻ bựcbội cau có, nhưng vẫn trao đủ 20 sợi dây. Khi cô thứ hai chìa séc và bảo: "Tôi cũng mua may-so", thì nhân viên bán hàng ném ra luônmột lời phỉ báng: "Các cô mua để ăn hay sao mà mua nhiều thế!", rồi đặt chiếc séc 5 rúp đó trên mặt quầy, chưa chịu trao hàng ngay, mà lại nhận séc và trao hàng cho người đứng sau. Tình cờ lúc đó tôi cũng đang xếp hàng mua vài thứ đồ điện. Mắt thấy tai nghe đầy đủ sự việc, lòng tự trọng dân tộc trỗi dậy, không thể kìm chế, tôi giằng nắm dây may-so mà một cô vừa mua, đặt lên mặt quầy: Chị xem đây là cái gì? Kim loại phải không? Chị có thể ăn được kim loại không? Thế thì tại sao chị lại nói như vậy!? Mấy người Nga đang xếp hàng cũng đồng tình: Anh ấy nói đúng đấy, nếu không thể bán nhiều thì giải thích cho khách hàng biết, chứ không được xử sự như vậy. Lại nói tại sao người mình mua nhiều dây may-so. Vì ngày đó tuy nước ta rất thiếu điện, nhưng do chế độ quản lý quá sơ hở, nên nhiều người ởcác khu tập thể tha hồ xài điện, chỉ cần mua sợi dây may-so với khuôn đất chịu nhiệt là đã có bếp điện có thể dùng điện vô tội vạ: nấu ăn, đun nước tắm, thậm chí hầm cả cám lợn mà không phải trả tiền. Người đi nước ngoài về tặng bạn bè dây may-so thì quý hóa quá!
Có được đồ rồi, đến công đoạn gửi về nước,cũng đâu có dễ dàng. Mỗi cán bộ mãn hạncông tác về nước cũng thường phải "gánh vác" một số lượng không nhỏ các loại quà của anh chị em công nhân gửi về cho gia đình. Đương nhiên, đấy chỉ có thể là quà tình cảm, không mang tính chất kinh tế. Sau nhiều lần Cục hợp tác lao động (Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội) đàm phán với phía bạn và Đại sứ nước ta tại Liên Xô trực tiếp làm việc và yêu cầu, phía bạn mới đồng ý để "lao động hợp tác" nước ta mỗi năm được gửi một thùng hàng khoảng 1,2 m3 qua đường biển và mỗi tháng 10 kg qua đường bưu chính. Đương nhiên danh mục và số lượng đều phải quakiểm tra gắt gao của Hải quan, cho phép gửinhững gì và số lượng tối đa bao nhiêu. Rõràng không phải ai cũng dành dụm được nhiều tiền và càng không thể kiếm được những mặt hàng giá trị (theo nhu cầu trong nước) để gửi về. Vả lại, không phải mọi người đều có thể tới các bưu điện trung tâm (được chỉ định), hay ga đường sắt gửi hàng chậm đi Odessa, từ đó chở đến nước ta qua đường biển. Thế là lại nảy sinh "thị trường" mua bán tiêu chuẩn gửi hàng và "dịch vụ gửi hàng". Thậm chí cả một số công nhân và nhân viên hải quan Nga cũng tham gia lĩnh vực dịch vụ này, nhất là việc gửi hàng thùng theo tiêu chuẩn hàng năm. Rất nhiều chị em đã nhờ tới các đồng nghiệp Nga, họ lấy phí dịch vụ vừa phải và rất thích được tặng thêm chai rượu Lúa Mới, hay rượu Nếp Mới. Người bản xứ có nhiều thuận lợi để làm việc đó và họ cũng cần có thêm thu nhập.
Tôi cũng đã tới Trung tâm Bưu điện trên Đường Warshawa ở Quận Tây - Nam Matxcơva để quan sát, tìm hiểu về việc gửisuất quà hàng tháng của người lao động hợp tác. Theo quy định của Hải quan nước bạn, ngoài những mặt hàng cấm theo thông lệ quốc tế và quốc gia; không được gửi hàng thể lỏng, những đồ dễ vỡ, quần áo, giày dép và các mặt hàng mà nước sở tại đang khan hiếm... Chỉ được gửi những hàng gọn nhẹ, không cồngkềnh vì kích cỡ bao bì đã xác định. Và đương nhiên mọi thứ đều bị hạn chế số lượng. Thực ra anh chị em mình cũng chỉ tập trung gửi một số mặt hàng thiết thực, được trong nước ưa chuộng. Với thùng hàng 10 kg, giá trị bêntrong chỉ được 9 kg: Chẳng hạn, một chiếc bàn là hoặc nồi hầm hay phích lưỡng dụng, 5 dây mai-so, 2 kg đường hoặc kẹo, 20 cuốn vở học sinh hoặc 5 thếp giấy, 10 bánh xà phòng thơm hoặc xà phòng giặt (loại 72%, thường đen gần như màu đất và khá hôi), tối đa 5 hộp lưỡi dao cạo râu (lezvie), 10 cuộn chỉ nhỏ, 5 bao kim khâu... và một vài đồ linh tinh khác. Nhân viên hải quan ngày nào cũng bắt gặp những thùng hàng na ná như vậy, có lẽ cũng ngao ngán lắm. Tôi đã từng nghe được những lời nhận xét của họ. Cô nhân viên hải quan trẻ: "Sao người nào cùng gửi mấy cái đồ lẩm cẩm này, thật kỳ cục!" Bà hải quan đứng tuổi, có lẽ là sếp, giải thích: "Em không hiểu đấy thôi, Việt Nam mới ra khỏi cuộc chiến tranh triền miên mấy chục năm liền, làm gì có điều kiện phát triển sản xuất, nên cái gì cũng thiếu. Liên Xô tiến hành cuộc Chiết tranh Vệ quốc chống phát xít Đức kéo dài chỉ 4 năm, mà cũng phải chịu đựng khó khăn trăm bề, thậm chí có cả chết đói, chết rét, hàng chục năm sau mới khôi phục được." Quả là chỉ những người đứngtuổi, bản thân từng trải nghiệm nhiều gian khổ thời chiến, mới thấu hiểu và thông cảm được những khó khăn của nhân dân ta thời ấy.
Mà như vậy đâu đã hết. Số phận mỗi thùngquà, kể cả suất hàng năm gửi chậm theo đường biển, hay suất hàng tháng theo đường bưu điện (đều rất nhỏ nhoi, theo giá trị hiện nay, nhưng lại vô cùng có ý nghĩa ngày ấy) đến tay người nhận cũng còn lắm gian truân, thậm chí còn bị "bốc hơi" hoặc "bị thất lạc" giữa đường, nhất là địa chỉ người nhận lại ở các vùng nông thôn xa trung tâm hành chính.Hơn thế nữa, không hiểu sao ngày ấy quy định của Hải quan nước mình rất kỳ cục, nhiêu khê. Người được gửi quà, ngoài Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, còn phải xin đủ các loại giấy chứng nhận của cơ quan, xã, phường... nghĩa là bị hành đủ điều. Trongnước nhiều mặt hàng chưa sản xuất được, hoặc nếu đã sản xuất thì số lượng cũng rất khiêm tốn, đáng lẽ cần khuyến khích gửi từ nước ngoài về để dân có cái dùng, thì lại chủ trương hạn chế. Thậm chí có thể gọi là ngăn chặn, mà những mặt hàng ấy có độc hại gì đâu! Trong khi nước bạn cho phép mỗi người đã làm việc dài hạn (một năm trở lên) được gửi, được mang về vài ba chiếc tủ lạnh, vài ba chiếc máy khâu, dăm chiếc máy bơm nước loại nhỏ (dùng cho nhu cầu gia đình), hàngchục bàn là, nồi hầm... nghĩa là số hàng tươngxứng với số tiền họ thu nhập chính đáng, thìchúng ta lại hạn chế thứ này một chiếc, thứ kia hai chiếc, ba chiếc... Rõ ràng sự hạn chế đó là bất hợp lý, có lẽ xuất phát từ một quan điểm lo sợ dân mình trở thành những con buôn! Năm 1983, trong một lần về phép, tôi đã từng chứng kiến tại sân bay Nội Bài cảnh tịch thu, hoặc thu mua những "hàng quá tiêu chuẩn".Mấy công nhân về phép mỗi người xách tay hai chiếc phích Trung Quốc, thế nhưng nhân viên hải quan giải thích rằng tiêu chuẩn mỗi người chỉ được đem về một chiếc, số vượt quy định phải được thu mua (với giá bèo bọt so với thị trường "chợ đen"). Một anh khẩn khoản xin mãi: "Em về phép, mua cho vợ con một chiếc phích, tặng nhạc gia một chiếc. Chẳng lẽ tặngmẹ vợ, con lại không có cái dùng. Mà để lại cho vợ con dùng, thì hóa ra thất hứa với bên ngoại". Nhưng nói thế nào cũng vô ích thôi, vì đó đã là quy định! Thế rồi, chẳng hiểu cậu ta "vô tình" hay "hữu ý" đá vỡ chiếc phích "quá tiêu chuẩn". Nhân viên hải quan quát tháo: "Cậu phá hoại à?" "Dạ không, em vội nên vấp phải thôi ạ" - cậu ta trả lời. Thôi thì, dù sao cũng đã qua lâu rồi cái thời còn nhiều ấu trĩ!
Hơn 10 năm sau tôi có dịp trở lại làm việc ở Nga, gặp lại một số khuôn mặt quen "lao động hợp tác". Chả là, chính sách perestroika (cảitổ) của M. Gorbachev, được thực hiện từ năm 1986, có nhiều sai lầm, đã dẫn đến phá vỡ Liên bang Xô Viết. Nhiều nhà máy phải đóng cửa, không có điều kiện bồi thường và mua vé cho công nhân Việt Nam về nước. Một số người dành dụm được chút đỉnh, cố mua tấm vé "bỏ của chạy lấy người, hồi hương". Sốđông còn lại túm năm tụm ba, dựa vào nhaulần hồi kiếm sống. Những năm đầu của thời hậu Xô Viết, nền kinh tế nước Nga trở nên quátiêu điều đến mức không thể hiểu nổi. Những cửa bách hóa, đồ gia dụng, cửa hàng thực phẩm... chỉ vài năm trước đó còn phong phú, hàng hóa đa dạng, người mua tấp nập như trẩy hội, thế mà vào đầu những năm 1990, các quầy hàng hầu như trống rỗng. Người mình chịu thương chịu khó, thức khuya dậy sớm, mua chỗ này bán chỗ kia. Thậm chí sang cả Ba Lan, CH Czech, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc... đánh hàng bình dân phục vụ cáctầng lớp dân nghèo nước Nga. Nhờ vậy, nhiều người cũng đã khấm khá lên, rồi họ đứng mũi chịu sào mở chợ, tổ chức cho bà con mình buôn bán tập trung. Gặp lại bà con quen biết cũ, ôn lại chuyện thời bao cấp (cả ở nước mình và nước Nga), ai cũng tâm đắc lời cha ông ta đã dạy: "Trong cái khó ló cái khôn", cầncù, nhẫn nại đã đành. Phải đoàn kết và năngđộng, nắm chắc thực tế để tích cực hòa nhập,phát huy tối đa thế mạnh và kiềm chế tới mức tối thiểu các nhược điểm của cộng đồng. Aiđâu có ngờ được rằng hàng trăm "lao động xuất dương" sang Liên Xô ngày ấy, giờ đây đã trở thành những "đại gia" trong cộng đồng người Việt mình ở nước Nga!
Ngô Gia Sơn

Nguyên Trưởng Phân xã TTXVN tại LB Nga