Thứ Tư, tháng 6 18

Bê Trọc ( Phạm việt Long ) 3

VỀ ĐỒNG BẰNG
Từ 22/4/1971
Lên đường đi công tác Bình Định. Chiều, xuống Nước Ta. Anh em đang dọn rẫy để chuẩn bị trỉa. Trời nắng trắng cả đất. Đang mong có mưa để trỉa và để bắp khỏi nghẹn.
Chiều và tối, nói chuyện nhiều với Ngọc, nghe Ngọc kể chuyện về gia đình, về những ngày đầu tham gia cách mạng. Ngọc chỉ còn mẹ già, một chị và 2 em gái nhỏ. Ngọc lam lũ từ nhỏ,biết cày từ nhỏ, không được đi học, 15 tuổi đã đi theo mấy chú đi thoát ly. Ngọc nói chuyện thật tình cảm, thật khác với nhận xét của tôi trước đây, cho rằng cô ấy khô khan, cộc cằn. Có lẽ, sự nhìn nhận đánh giá về các cô gái khu 5 trước đây có lệch lạc chăng? Tôi phục các cô ấy cần cù, vượt gian khổ giỏi, nhưng tôi cho rằng các cô ấy khô khan, cộc cằn. Nhưng quả thật, tôi chưa tìm hiểu sâu sắc tâm hồn phong phú của các cô ấy. Cũng như Ngọc, các cô gái ở chiến khu này đều là con nhà nghèo, đều có thù sâu với địch. Nên nhớ rằng những người như vậy sẽ một lòng, một dạ đi theo cách mạng, cống hiến cho cách mạng. Mà tình cảm đối với cách mạng là tình cảm đẹp nhất, lớn nhất. Vậy thì sao có thể coi là khô khan được? Thực ra, thì trong lời ăn tiếng nói, trong cách đối xử nhiều khi thiếu tế nhị, mềm dẻo.
Nhưng lỗi chính lại không phải ở các cô ấy.Sống trong hoàn cảnh xã hội phức tạp, nghẹt thở, sống lam lũ, đầu tắt mặt tối, ít tiếp xúc với những sản phẩm văn hóa thì nhất định sẽ dẫn đến sự nhẫn nhục cứng rắn trong tình cảm, sự dứt khoát, bộc trực trong cách đối xử - đôi khi dẫn đến thô thiển và cục cằn.
Ngày 23/4/1971

Chương 3
VỀ ĐỒNG BẰNG
Từ 22/4/1971
Lên đường đi công tác Bình Định. Chiều, xuống Nước Ta. Anh em đang dọn rẫy để chuẩn bị trỉa. Trời nắng trắng cả đất. Đang mong có mưa để trỉa và để bắp khỏi nghẹn.
Chiều và tối, nói chuyện nhiều với Ngọc, nghe Ngọc kể chuyện về gia đình, về những ngày đầu tham gia cách mạng. Ngọc chỉ còn mẹ già, một chị và 2 em gái nhỏ. Ngọc lam lũ từ nhỏ,biết cày từ nhỏ, không được đi học, 15 tuổi đã đi theo mấy chú đi thoát ly. Ngọc nói chuyện thật tình cảm, thật khác với nhận xét của tôi trước đây, cho rằng cô ấy khô khan, cộc cằn. Có lẽ, sự nhìn nhận đánh giá về các cô gái khu 5 trước đây có lệch lạc chăng? Tôi phục các cô ấy cần cù, vượt gian khổ giỏi, nhưng tôi cho rằng các cô ấy khô khan, cộc cằn. Nhưng quả thật, tôi chưa tìm hiểu sâu sắc tâm hồn phong phú của các cô ấy. Cũng như Ngọc, các cô gái ở chiến khu này đều là con nhà nghèo, đều có thù sâu với địch. Nên nhớ rằng những người như vậy sẽ một lòng, một dạ đi theo cách mạng, cống hiến cho cách mạng. Mà tình cảm đối với cách mạng là tình cảm đẹp nhất, lớn nhất. Vậy thì sao có thể coi là khô khan được? Thực ra, thì trong lời ăn tiếng nói, trong cách đối xử nhiều khi thiếu tế nhị, mềm dẻo.
Nhưng lỗi chính lại không phải ở các cô ấy.Sống trong hoàn cảnh xã hội phức tạp, nghẹt thở, sống lam lũ, đầu tắt mặt tối, ít tiếp xúc với những sản phẩm văn hóa thì nhất định sẽ dẫn đến sự nhẫn nhục cứng rắn trong tình cảm, sự dứt khoát, bộc trực trong cách đối xử - đôi khi dẫn đến thô thiển và cục cằn.
Ngày 23/4/1971
Cùng với Chi đi đánh cá. Chi là phóng viênảnh, đánh cá rất giỏi. Anh lựa những chỗ nướcchảy mạnh, tung bọt trắng xóa mà giăng lưới rồi dùng đá chặn chân lưới. Có chỗ sâu, anh lặn xuống, trườn lên trên thác mà chèn lưới, đuổi cá. Rồi xuống dưới nước ném đá ầm ầm, xua cá lên. Đánh một lúc đã được khoảng một cân cá.
Nhiều nơi đốt rẫy, lửa bốc lên hừng hừng, nóng bỏng. Khói xanh, khói trắng, khói đen, khói vàng quện nhau cuộn lên mù trời.
Ngày 24/4/1971
Trời ầm ì làm cơn mãi mà không mưa nổi.Chiều, trời xám lại, mây đen kéo đến dầy đặc.Rồi gió mát kéo về. Tưởng mưa to mà cũngchỉ rắc cho vài hạt li ti.
Mọi người mong mưa, ngoài lý do cho tốt bắp,còn lý do nữa là để săn bắn. Rẫy mới đốt, gặp mưa là nai, mang và chồn... ra kiếm ăn đông lắm. Mấy tay thiện xạ sôi nổi chuẩn bị đèn bắn. Hương - một xạ thủ của cơ quan - cùng Chi, Nguyễn Mỹ rì rầm bàn tán về các rẫy, các dấuthú... Nguyễn Mỹ ghé sát vào tai tôi, thì thào:
“Đêm nay sẽ ăn mang!” và liếc mắt đầy ýnghĩa, sau đó đưa ngón tay trỏ lên miệng “suỵt” một tiếng đầy vẻ quan Trọng. Nhà thơ với bài thơ tình nổi tiếng “Cuộc chia li mầy đỏ” này cũng có máu trinh thám ra phết.
Mưa nhỏ quá, chắc chỉ làm đủ ướt lá cây.Khoảng 8 giờ tối, nghe một loạt AK nổ ròn rã. Ai nấy nhao nhao: “Hương rồi! Chắc là nai!”.Chi nhấp nhổm. Mỹ phớt tỉnh. Rồi 2 anh sáchsúng, soi đèn đi. Song... màn đêm vẫn lặng lờbuông.
Sáng 25/4/1971
Sáng gặp Hương. Anh người thấp, nhỏ, đôi mắt trông hơi kèm nhèm. Vậy mà anh đã bắn được hàng chục nai, mang và hàng trăm chim, thú nhỏ khác. Nói tới chuyện săn thì anh say mê lắm. Anh tuyên bố: “Mê săn hơn mê gái”. Quả vậy, anh mê săn một cách kỳ lạ. Ít có đêm nào anh ngủ trọn giấc. Có thời kỳ chi bộ phảira quyết nghị cấm anh đi săn đêm để bảo đảm sức khoẻ, rồi giữ súng, đèn của anh. Vậy mà anh lén đi mượn súng, đèn, bắn bằng đượcthú mới thôi.
Nguyễn Mỹ bắn cũng vào loại khá. Vào đây, anh đã hạ 2 nai, một số mang. Một hôm anh đi từ Ban xuống Nước Ta. Lẽ ra đi một ngày thôi, nhưng trời mưa to, nước lũ tràn về làm anh không qua suối được. Thế là phải ngồi co ro bên bờ suối. Đi dạo soi thú mà không có, đành quay lại tảng đá ngồi. Tấm đi mưa nhỏ không đủ che người và gùi nên ướt lướt thướt. Sáng sớm, đi ra rẫy và gặp một chú mang nhỏ đang ăn lá sắn. Mỹ nổ một phát, nó bật ngửa, ngápngáp. Anh bổ đi tìm con mẹ song không có nên mới vác xác con mang con đi. Đến bờ sông, không sao qua được. Nước chẩy ầm ầm, xôđá chạy lục cục. Mỹ ngồi bó gối trên một tảng đá, còn con mang thì đặt nằm dưới chân. Ngồi miết, không có cách nào qua. Con mang chướng hơi, phình căng bụng. Còn Mỹ thì ngồi gà gật, bụng thót lại vì đói và thèm thịt. Mãi sau, có anh em bên kia đi hái rau, thấy anh,mới quăng dây dù kéo Mỹ và con mang qua.
Lứa bắp đầu tiên đã thu về, trái không to lắm nhưng mỡ màng.
Trời vẫn nắng như đổ lửa. Chiều, tôi và Chi ra trạm Tuyển để đi theo đường dây huớng vềBình Định.
Mưa nhỏ vậy mà nước sông Tranh cũng đục ngầu. Lội không sâu lắm song không thấy đường, vấp vào đá mấy cái suýt ngã. Vào trạm khi còn sớm. Anh em trong trạm đi sản xuất gần hết, tối mịt mới về.
Ngày 26/4/1971
Ra CK5 để đi. Đơn vị này ở một nơi bằng bặn, khá sáng sủa, có những căn nhà lợp lá kè khá chững chạc.
Cứ ngược sông Tranh mà đi miết. Hai bên bờsông, các đơn vị phát rẫy rất nhiều. Gặp chỗtrực mấy cô gái miền Bắc mới vào - ngườiVĩnh Phú.
Quả thật chỉ nghe giọng nói thôi đã thấy mếnrồi. Giọng nói nhẹ nhàng, thanh thoát chỉ có con gái quê hương tôi mới có. Một cô gái hồnnhiên trò chuyện với chúng tôi. Cô không đẹp lắm nhưng khuôn mặt có những nét thanh tú, thông minh dễ mến. Cái áo màu mận chín hơi phai làm nổi bật nước da trắng của cô. Cô bảo rằng cô đi ở ngoài Bắc hồi tháng một, ăn tếtbên Lào và qua khỏi đường 9 trước khi nơinày trở thành mặt trận lớn. Chúng tôi chê rằngcác cô đi quá chậm. Các chiến sĩ đánh ởđường 9 Nam Lào đã vào lâu rồi, mặc dầu họ đi sau các cô. Cô cười: “Em bị sốt nên mới đi chậm.
Nhưng cách mạng miền Nam còn lâu dài, lo gì.Nhưng em cũng phải cố vào nhanh mà phát rẫy phát nương chứ”. “Đồng chí giác ngộ điều đó sớm là tốt. Nhưng tay đã có chai chưa? Cầm được rựa chưa?”. Cô cười. Lâu rồi mới được nghe cái giọng nói, điệu cười nhẹ nhàng đáng yêu của những cô gái miền Bắc, lòngthấy vui vui.
Trạm Thủy nằm liền bên đường, nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa. Chỉ có 2 giao liên đi trực 2 cánh, còn thì đi sản xuất hết.
Chi xách cần câu ra sông câu cá. Tôi đi bẻ ít cành cây làm củi.
Giao liên nói: “Anh bẻ làm gì đấy? Đến đây thì chẳng phải củi đóm, nấu nướng gì đâu”.
Tôi đưa cho Mệnh - giao liên người Hà Tây - một tờ báo Quân đội và một tờ tranh. Cậu ta vồ lấy, vẻ mừng rỡ và đọc to lên, hết bài này sang bài khác.
Gặp một cán bộ ở Phú Yên ra Khu họp hội nghị nổi dậy. Anh đã khoảng ngoài 40 tuổi,nhưng chuyện trò rất sôi nổi. Anh được phân công ở lại miền Nam, không tập kết. Sau bị lộ,cuối năm 1964 mới gánh bông ra Bình Định giả dân buôn. Kẻ địch phát hiện, bắt giam anh 3 năm. Được thả, anh lại hoạt động và lại bịbắt, bị đầy ra Côn Đảo 3 năm. Khi thả anh, tên Chi trưởng cảnh sát nói: “Hiện nay chưa biết tư tưởng anh ra sao, nhưng chúng tôi cứ thả. Báo cho anh biết, thân nhân anh nhảy núi hết rồi, chỉ còn vợ anh ở nhà. Anh thực sự hối cải thì phải có hành động chứng minh cho tư tưởng của mình đã qui thuận Quốc gia, tức là phải bắt được Cộng sản nộp Quốc gia. Cái đó khó đấy. Chứ nếu cứ cầu an cũng không được đâu. Còn không, cứ lên núi mà hoạt động. Đừng ở lại phá bọn tôi, bọn tôi cực, mà anh sẽ bị giết - nếu bị bắt trở lại. Lên núi, mang mụ vợ theo. Mà không mang cũng được, đàn bà bọntôi không khủng bố đâu”.
Anh tức cười quá mà vẫn hoạt động cách mạng. Con anh đi thoát ly cả, có đứa đi từ 15 tuổi. Hiện nay, một người làm quân y sĩ.
Anh nói, như vậy là cũng đáng mừng. Anh tínhtrong gia đình anh, tới nay đã có 22 người hy sinh.
Đêm, chuột phá như quỉ. Ba lô đã treo bằngmột sợi dây mà chúng còn leo vào cắn bằngđược.
Ngày 27/4/1971
Vì không muốn mất thời gian, chúng tôi đi vượttrạm đến thẳng trạm 8- trạm Rộng. Vẫn ngược sông Tranh. Đến bến, chúng tôi rẽ về phía tay trái. Dọc sông, người ta phát rẫy tràn lan, nạo trọc hàng dẫy đồi, mỗi rẫy phải trỉa được 10-12 ang giống. Có nnhững thửa ruộng nhỏ, bông lúa đã vào mẩy, cúi xuống.
Trời không nắng nhưng không gió, oi ong ong. Leo dốc mệt muốn đứt hơi.
Tới trạm thấy nhiều thay đổi. Nơi này, cách đây hơn một năm, tôi đã đi qua, không được tấp nập như thế này. Trạm đã được chuyển vào bãi khách gần suối lớn. 5 ngôi nhà xinh xắn được dựng dưới rừng già thoáng sáng, trên nền rộng rãi, sạch sẽ.
Người của trạm toàn miền Bắc, rất vồn vã vớikhách. Đây là trạm của nhiều mối đường: Bình Định, Công Tum, Quảng Nam, miền Bắc, nên đủ loaị khách. Khách nộp gạo, rau, trạm nấu giúp.
Đủ loại gạo: gạo trắng Xã hội chủ nghĩa, gạotrắng đồng bằng, gạo trắng rẫy, gạo đỏ rẫy.. đủ loại rau: lá lốt, lá chua, nấm.. tất cả nấuchung một nồi rồi chia ra theo đoàn. Canh chỉnấu không, của ai nấy nêm mắm muối. Nồi cơm nấu ra có mấy mầu sắc, đẹp tựa một chậu hoa. Anh nuôi là một người rất vồn vã vàtháo vát.
Ngày 28/4/1971
Đến trạm Nhạ. Đường có đoạn tôi đã đi quahồi 1969, tháng 11.
Trạm ở một khu rừng mát mẻ. Nhiều lúc gióthốc về làm lá nứa cọ vào nhau kêu xào xào như mưa rào vậy.
Cuộc sống của anh em ở trạm thiếu thốn. Ăntoàn sắn với muối, mì chính. Trạm ít người màcông việc lại nhiều. Đất quá xấu. Được ít bắp,chồn lại ăn la liệt. Anh trạm trưởng nói rằng từ khi vào đây, chưa bao giờ anh được hưởngmột mình một lon sữa cả. Giao liên trên căn cứ không phải chịu đựng ác liệt như ở đồng bằng, song cuộc sống lại kham khổ gấp nhiều lần.
Chuột đói phá phách một cách kinh khủng. Chúng chạy dọc, chạy ngang trên sàn nhà, dưới đất, cắn nhau chí choé, tranh nhau gặmnhấm ba lô, ruột nghé gạo. trình độ phá pháchcủa chúng điêu luyện như xiếc. Ba lô, gạo, mặc dù đã được treo lên một sợi dây nhỏ, chúng vẫn tụt xuống được mà cắn. Chúng dạn đến nỗi có anh giơ tay túm đuôi, chúng mới chịu chạy.
Ngày 29/4/1971
Đường đi qua một vài rừng nứa rồi qua toànnhững đồi lau, lách, tranh. Nóng đến lả người. Lá tranh úa vàng hoặc quăn tóp laị như vỏ đỗkhô.
Trạm Bửu nằm ở một khu rừng nứa dốc.
Anh Sơn mới ở miền Bắc vào nói rằng giờ đây có nhiều khái niệm đã thay đổi. Khái niệm“sướng” trở nên giản dị quá. Đi một quãng đường bằng, mát là sướng rồi. Ăn một bữa cơm không ghế sắn cũng sướng. Có những việc tưởng chừng không làm nổi, vậy mà đãlàm được. Hồi ở Bắc, cứ nghe đi bộ một ngày là phát ớn. Lúc mới đi, vận dụng đủ mọi biện pháp khoa học: xuống dốc đi nhanh, bằng đi vừa, lên dốc đi chậm, thở đúng nhịp, vậy mà vẫn mệt. Thế mà giờ đã quen cả, đi hàng bao nhiên ngày đường, mang nặng vẫn thấy nhưkhông.
Con heo nái của trạm quả là điển hình về sự hy sinh cho con cái của những bậc làm cha làm mẹ. Nó gầy nhom, xương sống và xươngsườn gồ lên, đầu và đuôi đều nhọn hoắt, chỉcó hàng vú là căng sữa. 9 đứa con kêu nhặng xị, đuổi theo mẹ, hất mẹ ngã nhào xuống, thi nhau thục mõm vào bụng mà bú.
Cùng đi với chúng tôi có đoàn cán bộ của làng Sản (mật danh của ban Sản xuất khu), trongđó có mấy kỹ sư thủy lợi, trồng trọt.
Anh em lên tận Gia Lai xây dựng cơ sở mới cho trường Nông nghiệp, việc đầu tiên là phảisản xuất. Họ cõng theo cả gà trống, gà mái, gà mẹ, gà con. Tối, nghe họ bàn bạc:
- Đến, làm sao phải phát ngay được một rẫy,trỉa bắp mà ăn.
- Căng tăng ở tạm, đừng làm nhà vội.
- Cũng phải dựng cái nhà, lấy chỗ chui ra chui vào chứ.
- Đến, phải liên hệ chỗ ở, đổi gạo. Anh ở nhà kiếm cho một ít cán rựa để tra vào làm.
- Không hiểu còn gạo không. 300 kg mà chuyển thành bắp thì đuối.
Những người đầu tiên đặt nền móng cho cơ ngơi của cả tập thể bao giờ cũng vậy, có biếtbao mối lo, bao nhiêu mớ bòng bong cùng phải gỡ một lúc.
Trạm này phát gạo.
Thứ sáu, 30/4/1971
Mở mắt đã leo lên một cái dốc thoai thoải dài hơn một giờ đồng hồ. Toàn qua rừng non, lau lách. Cứ khoảng một giờ lại có hàng ghế trạm làm cho khách nghỉ. Sáng, nóng và nắng. Tấmđi mưa cột ở thắt lưng bị nung mềm nhũn như bánh cuốn mới ra khuôn.
Từ trên nhìn xuống, sông Rin như một con trăn khổng lồ có những vẩy bạc sáng lấp lánh xen lẫn những vẩy xám đen quằn quại trườn xuống thung lũng.
Vùng tây Sơn Hà này có nhiều nơi làm ruộng.Có những thửa chỉ to bằng cái chiếu cá nhân.Có chỗ, cả thung lũng là một cánh đồng, không vuông vức như ở ngoài Bắc, mà vọ vẹo, bờ xanh um cỏ.
Có những đám đã thu hoạch xong, trơ lại những gốc rạ. Có đám bị hạn khô nẻ, lúa nghẹn lại loe hoe như mạ mới cấy vậy. Có những con mương nhỏ chỉ bằng những rãnh nước quanh nhà, len lỏi quanh những sườnnúi. Qua sông Rin bằng cầu, phải vượt qua một bãi đá rộng. Từng tảng đá to như cái sânnối liền nhau, nóng hừng hực, phải chạy qua cho nhanh kẻo tầu rọ đến. Mới hôm qua, nó bắn ở đoạn trên. Cầu bắc bằng mấy thân cây cau qua 2 tảng đá lớn.
Qua khỏi sông rồi leo lên một cái dốc thoaithoải, nóng rực. Gặp một anh người Thượng. Anh mời bọn tôi uống nước. Chúng tôi chưa uống mà ngồi cho ráo mồ hôi. Một hồi sau, anh mời lại bọn tôi. Anh nói:
- Tôi sợ các anh nghi tôi như người Re dưới kia bỏ thuốc độc vô, không dám uống nên tôi không dám mời nữa.
Anh nói có cái máy lửa bị rơi mất nên phải cọ nứa vào nhau mà lấy lửa. Anh đưa bọn tôi xem cái máy lửa nguyên thủy ấy: nó chỉ là một thanh tre có xẻ một đường rãnh ở giữa. Dùng một thanh tre khác cọ ngang, ma sát sinh ra lửa. Tôi đưa cho anh chiếc máy lửa của tôi.
Chiều, trời hơi chuyển qua mầu xám đen. Gió mát thốc về từng hồi. Sau đó là mưa. Đến xếchiều thì mưa xối xả.
Trạm Điểm là một trạm nữ, nhà xộc xệch và ở xa nhau.
Hôm nay, kỷ niệm 3 năm ngày tôi rời miềnBắc.
Ngày 1 /5/1 971
Đến trạm Hương cũ, tức trạm 12. Trời mưa dầm dề, ào ạt như giữa tháng 10. Mặc dầu cóáo mưa, người vẫn ướt sũng. Những con vắt ngày nắng ẩn dưới các lớp lá rừng, nay được dịp ngóc đầu dậy, bu vào cắn cẳng chân. Ăn cơm mà lạnh run. Chi cuốn thuốc lá, bật máy lửa hoài mà không cháy. Phải che vải mưa tùm hum lên mới bật nổi. Anh bập vội hơi thuốc, sợđiếu thuốc chưa kịp cháy đã tắt ngấm mất.
Ngày 2/5/1 971
Mưa ào ào suốt đêm đến sáng. Trưa mới hửng lên một chút. Nghỉ lại trạm này. Chi xách cần đi câu, một lúc được 5 con cá. Mấy anhbên làng Sản thấy vậy bèn nhộn nhạo đi chặtcần, rủ nhau đi câu.
Bảo, đoàn làng Sản, bị sơn ăn sưng rộp cảngười. Anh xoay đủ mọi cách chữa: xoa dầu, rửa xà phòng... kết quả chỉ làm da đỏ tấy vàngứa ran lên. Cánh tay trái anh sưng húp. Tôibảo anh xông mắm cái. Thế là anh cậy cục xin được ít mắm cái, lột hết quần áo, chùm chăn đốt mắm cái xông. Anh nói hôi hám quá và mồ hôi vã ra như tắm. Có lẽ ai bầy cho anh cách gì bẩn thỉu nhất mà chữa khỏi thì anh cũng làm.
Gần tối, đoàn khách ở trong mới ra, vì phảiqua đò. Họ vơ củi bắc bếp trong nhà mà nấu. Anh trạm trưởng nói: “Đề nghị các đồng chídụi lửa. Có gì cần nấu thì mang xuống bếp” rồi tới vơ củi vứt ra ngoài. Tuy nhiên, anh vẫn để bếp lửa cháy. Mấy anh khách phân bua: “Vì bọn tôi đến muộn quá nên mới phải làm thế.” - Vâng, các anh đến muộn. Nhưng chúng tôi chỉ yêu cầu các anh đi đến nơi về đến chốn. Tới trạm, mời các anh cột võng nghỉ.
Chúng tôi xin phục vụ các anh đầy đủ.
Câu nói thật chí tình. Vậy mà có anh vẫn nói rất bửa:
- Thôi, anh về đi, đừng đứng canh nữa. Chíncơm là chúng tôi dụi lửa thôi. Không mổ gàđâu mà sợ khuya.
Anh trạm trưởng quá hiền, chẳng nói gì cả.
Tiếp tục đi. Buổi sáng, trời mưa một chút rồitạnh. Giao liên biến mất khi chúng tôi mới kịpkhoác ba lô lên vai. Vậy là phải mò đường mà đi. Ai cũng ca cẩm anh giao liên bị ma bắt.
Qua một cầu bắc trên một suối lớn. Thấy mảnh đạn xuyên vào thân cầu. Đi lên một bãi trống, thấy cây cối tơi tả, cháy xém. Cạnh đó làmột cái mả lớn, có 3 ụ. Biết rằng cách đây ít bữa tàu rọ lên bắn ở đây, 3 người chết tại chỗ, 4 người bị thương.
Qua sông Sà Lò bằng thuyền. Dòng sông hẹp, sâu, dưới có một thác đá lớn. Nước đục lờ lờ.
Rồi leo lên một cái dốc cao vợi. Chỗ giao trực nằm trên một đỉnh núi. Người vào ngồi đó tới hàng chục, nói cười nhộn nhạo.
Không biết ở đây thuộc địa phận nào. Có anhbảo đây là đất Công Tum. Có anh cãi đây là huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Cô giao liên đón chúng tôi tên là Việt, dongdỏng cao, không đẹp, song có nét hiền hậu, ưa nhìn. Cô người Quảng Ngãi, nói năng cũng nghe dễ thương. Anh em leo dốc mệt quá, la:
- Trạm mấy cô này ở ác dữ, bắt anh em leo hoài.
Cô phân bua:
- Chúng em cũng muốn trạm gần, đường bằng, nhưng đường đất nó như vậy, biết làm sao.
Lúc giao trực, có anh khách nói đùa:
- Nếu không bàn giao tôi cho trạm ngoài, tôiquay lại trạm cô đấy.
Mấy chàng thanh niên được dịp tếu:
- Chắc lại nhớ giao liên rồi!
Cô cười, mặt Ửng hồng, đôi mắt nhìn chậm chạp, dịu dàng.
Trạm 13 này cũng toàn nữ, do cô Xuân làmtrạm trưởng. Đây là ngọn cờ đầu của ngành Giao liên Quân khu. Trạm ở tại khu rừng già thoáng, sáng, phía dưới có một dòng suối rộng, đẹp. Nhà của trạm lợp tranh, che bằng ván và có giường hẳn hoi. Còn nhà của khách thì hơi tối tăm lụp sụp.
Trạm có một việc đột xuất: một đồng chí kháchbị sụn lưng, không đi được, hiện nằm cách trạm một tiếng đồng hồ. Giao liên đi mượn người khiêng, song không có người, vì ai cũng mệt bã, rã rời.
Cô Thuấn - y tá - vừa đi trực về, phải ra căng tăng, mắc võng cho bệnh nhân. Rồi cô lại về trạm bàn với chị em giải quyết ca bệnh đó:
ra rừng cùng ngủ, chăm sóc bệnh nhân. Thế là Thuấn và Vân vội vàng chuẩn bị đi. Thuấn nấu xi lanh, sắp xếp đồ đạc, tăng, võng, ăng gô, lương khô. Họ vừa tíu tít chuẩn bị, vừa dặn nhau:
- Mang lương khô cho ảnh ăn, kẻo tội.
- Mang nước nữa, chắc ảnh khát lắm.
- Mang chén cho ảnh ăn. Mà thôi, ăn bằng nắp ăng gô cũng được.
- Nhớ cất ruột nghé gạo cho ảnh, không chuộtcắn nát mất.
Trời nhá nhem, tối rồi song không hề thấy họlộ vẻ gì là ngại ngần cả, họ chỉ lo cho bệnh nhân.
Việt mới đi trực về cũng nhào vào bếp sửasoạn cơm, nước cho khách.
Ngày 4/5/1971
Nhà chỉ còn 2 giao liên, một người lại phải dẫn khách ra. Việt chờ Vân, Thuấn về mới đưakhách vào. Chúng tôi đi trước, gặp Thuấn cùng một đồng chí bộ đội khiêng bệnh nhân về, Vân cõng ba lô. Hai cô ríu rít:
- Sao các anh không nghỉ lại trạm chúng emmột bữa?
Đường đi qua những khu rừng bằng. Tới trực, chúng tôi tạm biệt Việt. Cô nói ít nhưng hay nhìn -nhìn thẳng và chậm rãi.
Đi qua đường 5 - đoạn này thuộc đất CôngTum. Qua mấy vùng ruộng. Ở đây cũng lạ, lúađủ lứa: lứa đã gặt, lứa vừa cấy, lứa đang là mạ và có những thửa ruộng đang được vỡ.
Trời đang tạnh ráo bỗng nhiên đổ mưa, như người gánh nước trượt ngã làm đổ ào nước xuống vậy. Rồi lại tạnh. Xong lại mưa. Y như người ta tưới rau, hết nước phải đi xách thùng khác tưới tiếp ấy.
Trạm 14 - tức trạm Hộ - làm nhà cửa khá xinh xắn. Nhưng heo lại quá gầy. Trái với trạm Điểm, heo thì béo mà nhà lại quá ọp ẹp.
Đúng là: “Đàn ông cửa nhà, đàn bà gà lợn”.
Đêm, lạnh ngắt.
Ngày 5/5/1971
Vì quá lạnh, chú gà trụi con của anh em làng Sản bị cóng, đang hấp hối. Mang hơ lửa song vô hiệu, nó đã chết.
Đường đi qua những khu ruộng lúa, những cánh rừng bằng.
Cây ở đây thấp, nhỏ, lá nhỏ và rễ ăn nông, tràn lan khắp mặt đất.
Dẫm lên nó phải cẩn thận kẻo ngã dập mặt.
Trạm này cũng là trạm nữ. Nhà lụp sụp, dộtnát. Heo ủi lở cả nền.
Trước khi vào trạm phải qua sông Re. Nước sông đục, trôi lững lờ. Có những sợi dây kết với nhau bắc ngang sông thành một cái cầu rất vững.
Chi câu được một con cá lớn khoảng nửa cânvà một số cá con.
Quả là một tay sát cá.
Chiều, trời tối sầm và đổ mưa. Nhà dột lungtung. Nước tràn qua rãnh, ướt cả nền. Con suối bên cạnh réo ầm ầm.
Trạm chỉ có Hồng, Học và Tài - một cậu bé 13 tuổi - ở nhà. Còn thì đi sản xuất hết. Hai cô đitrực hai cánh, về lại lo củi nước cho khách nên để nhà cửa như vậy cũng không đáng trách.Các cô hẹn rằng mấy tháng nữa, khi chúng tôitrở lại, nhà cửa sẽ khác bây giờ nhiều.
Ngày 6/5/1971
Hồng dẫn chúng tôi vào trạm trong. Cô người Bình Định, khá khỏe mạnh. Cô khoe gặp một số nữ miền Bắc vào và nói:
- Vào đây để động viên các anh miền Bắc đấy.
Tôi nói:
- Các cô gái miền Nam cũng động viên đượcchứ sao.
Cô cười:
- Cũng động viên được một phần nhỏ thôi.
Trạm Lập nằm trên đất Gia Lai. Đường qua những khu rừng bằng nhưng nhiều rễ cây trơn truội. Chiều, lại mưa.
Trạm này phát lương thực nửa gạo, nửa sắn. Sắn khô mốc thếch, nấu lên bay mùi vôi nồng nặc.
Ngày 7/5/1971
Nghe tin địch càn ở khu vực đóng quân củatỉnh. Không rõ đường xá ra sao.
Nghỉ lại trạm một ngày. Ở đây khá lạnh.
Ngày 8/5/1971
Lại phải nghỉ nữa vì phải chờ để nắm tình hình đường xá. Có gì bực bội hơn phải nằm chờ thế này. Những đoàn khác đi hết. Đoàn raKhu, đoàn lên Gia Lai. Sáng ngày trạm ồn ào.Người ta tạm biệt nhau, chúc nhau lên đường khỏe mạnh. Rồi đi hết. Sân trạm vắng ngắt. Chỉ còn 2 chúng tôi nằm lại, buồn nao nao.
Ngày 9/5/1971
Nghỉ mà lo.
Ngày 10/5/1971
Tôi và Chi đi làm giúp rẫy đồng chí thủ kho. Dọn rẫy, nắng chang chang. Vác những cây lớn ra khỏi rẫy. Người dính lọ đen nhẻm.
Ngày 11/5//1971
Đi theo đoàn của E12 do anh Thuận E trưởngvà anh Phịa-phó Chính ủy E-cầm đầu (E: Trung đoàn).
Ở Gia Lai này đất khá bằng bặn. Rừng thưa,cây to. Những cây bách, tùng mọc xen với cácloại gỗ khác. Rừng rất nhiều hoa thơm.
Đường phủ đầy một loại hoa nhỏ, trắng, thơm ngan ngát như hoa nhài. Ong bay vo ve, râm ran khắp rừng. Con đường thồ khá rộng, không những đủ cho xe đạp thồ chuyển tải hàng hóa mà còn có thể cho ô tô nhỏ chạy được.
Một giờ chiều, trời nổi giông bão rồi trút nướcxuống ào ào.
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội ngày 11/5/1971
Anh Long kính mến!
Hôm nay em mới viết thư để hỏi thăm sứckhỏe của anh, nếu anh khỏe thì em mừng, cònchúng em vẫn được khỏe cả, hàng ngày hàng giờ chúng em đều nghĩ tới anh và chắc trong lúc công tác, lúc ngủ anh cũng đều nghĩ tới giađình.
Anh Long kính mến! Kể từ ngày anh đi tới giờ đã được ba năm rồi đấy nhỉ. Thời gian trôi đi nhanh quá. Trong thời gian này em đã từ lớp 4 mà lên đến lớp 7 và bây giờ em đang ôn thi để lên đầu lớp 8, cũng trong thời gian này anh đã sống xa nhà và làm việc trong Nam, nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Nghe nói anh công tác tích cực và được mọi người yêu mến em mừng lắm. Em mong anh công tác tích cực hơn nữa để ngày Nam - Bắc được sum họp rút ngắn lại, để anh được mau chóng sum họp với gia đình.
Tuy những suy nghĩ của em viết trên đây cònnông cạn nhưng em mong rằng những lời nói này sẽ không vô ích, sẽ tiếp thêm một phần sức mạnh cho anh hoàn thành nhiệm vụ. Em viết thư cho anh sau khi làm xong một câu hỏi sử và lúc này đã hơn 10 giờ, và em đã viết hết tất cả những suy nghĩ của em nên em xin dừng bút đây.
Cuối thư em chúc anh hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó, chúc anh luôn luôn vui tươi, khỏe mạnh, luôn lạc quan, tin tưởng và luôn luôn hòa nhã với bạn bè và nhờ anh chuyển lời hỏi thăm của em tới các chú, các cô cùng làm việc với anh.
Em của anh
Phạm Bích Diệp.
Hà Nội, ngày 11/5/1971
Anh Long kính mến!
Hôm nay mẹ viết thư cho anh nên em cũngngồi viết thư để hỏi thăm sức khỏe của anh,anh có khỏe không, nếu khỏe thì em mừng lắm, còn em vẫn mạnh khỏe và em đang ôn thilên lớp năm đấy anh Long ạ, Chị Diệp, chịNgọc và em Thủy vẫn khoẻ. Cuối cùng em chúc anh mạnh khoẻ, công tác tốt, em rất mong ngày anh trở về, sum họp vơi gia đình đấy anh ạ.
Người em ngoan của anh
Phạm Thúy Lan
Anh Long kính mến
Nhân lúc mẹ viết thư cho anh, em cũng ngồiviết thư để hỏi thăm sức khỏe của anh, anh có khỏe không, nếu khỏe thì em mừng, em vẫnkhoẻ, khi nhận được thư anh, gia đình rất mừng.
Em đang thi.
Cuối thư em chúc anh mạnh khỏe để công táctốt và em mong anh chóng hoàn thành nhiệm vụ để chóng về sum họp cùng gia đình.
Người em gái ngoan của anh
Phạm Bích Thủy
Ngày 12/5/1971
Con đường đất đỏ tráng một lớp nước mưa trên mặt trơn truội.
Ăn cơm trưa xong, dừng lại cầu chữ Y nghỉ.Dòng suối này sâu, nước đục lờ lờ.
Ngày 13/5/1971
Tối, nghỉ ở bộ phận tiếp nhận vũ khí củaTrung đoàn. Địch phát triển về phía dốc Cà Xôm. Phải đợi trinh sát liên lạc lên dẫn về.
Trung đoàn trưởng Thuận năm nay 44 tuổi, người tầm thước, da trắng trẻo, mặt xương xương. Anh là một người sống rất sôi nổi, cả trong lời nói và hành động. Hôm đầu tiên dừng lại nghỉ đúng lúc trời mưa tầm tã, anh lấy ni lông che ba lô rồi lội giữa mưa gió mà vác cây làm nhà tăng. Sau đó, lội xuống suối thăm nước tìm chỗ đánh cá. Chẳng nghỉ ngơi, anh thả lưới, thu lưới vào buổi tối, 9, 10 giờ đêm và sáng sớm. Anh nói: “Mình phải tận dụng triệt để nguồn lợi của thiên nhiên mà bồi dưỡng sức khỏe chứ!”. Là một thủ trưởng cócần vụ, song không khi nào đến nơi anh lại cột võng nghỉ. Anh luôn xốc vào việc mà đốc thúc anh em khác làm cho nhanh chóng.
Sơn - cần vụ của anh - tính tình hồn nhiên nhưng bộp chộp, làm việc đại khái, thường bịanh trù y luôn. Anh nhạo báng cậu ta:
- Các anh xem, cuộc sống nó khổ thế đấy, 17 tuổi đi bộ đội, không có gì bồi dưỡng.
Anh mệnh danh Sơn là “tia chớp nhiệt đới” đểchế giễu cái tính đại khái, chớp nhoáng của sơn. Anh bày cho cậu ta từng việc một, từ xâulưới, đập đá để lấy mảnh chèn lưới tới việc cột nhà tăng.
Nhiều khi Sơn làm lúng túng quá, anh giằng lấy dụng cụ mà làm và chê trách:
- Cậu làm như tiểu tư sản học sinh. Cựu chiến binh mà không biết rút kinh nghiệm à?
Trong nhiều vấn đề, anh thường truy Sơn, bắt cậu ta phân tích, biện luận. Anh phản đối cái lối ầm ừ, buông xuôi, không tỏ thái độ dứt khoát trước công việc. Anh thường bảo Sơn:
- Nếu thấy điều gì không đúng thì phải đấutranh. Với thủ trưởng cũng phải đấu tranh. Có chết cũng phải đấu tranh.
Anh nói với tôi:
- Cán bộ mà lơ mơ thì chết. Hòa bình lập lại thì lớp thằng Sơn là cán bộ chứ ai. Phải làm cho hắn chịu rèn luyện mới được.
Anh hay dùng chữ “ba trợn” để chỉ những người làm bậy bạ.
Anh quen gọi cấp dưới của mình là “bạn chiếnđấu”. Anh rất hay tâm sự. Vai vác ba lô nặng, chân bước thoăn thoắt, miệng anh hào hứng kể đủ mọi chuyện, đặc biệt là những chuyện chiến đấu.
Sơn năm nay 23 tuổi, cao, đen. Cậu ta sống ít suy nghĩ, nói năng bộp chộp. Từ “búa bổ”được cậu ta dùng vào mọi chỗ: “rét búa bổ”,“cá nhiều búa bổ”, “củi ướt búa bổ”... Hôm nghỉ ở cầu chữ Y, cậu ta khoe biết câu cá kiểu Nam Bộ và cả kiểu Bắc Bộ. Nhưng cậu ta câu không được con cá nào mà còn bị mắc lưỡi câu trong hang. Cậu ta lội xuống suối nhưng không lặn, cứ đứng khom lưng, chúi đầu xuống nước mà mò. Anh Thuận cười ha hả:
- Các ông xem thằng Sơn câu kiểu Nam Bộđấy, khu không ướt mà ướt đầu gối. Câu đượccá, để lên lưng mình mà nướng.
Đêm, tôi đang ngủ say thì thấy có người túmlấy lưng võng giật giật:
- Dậy ăn cháo!
Mở mắt thấy Quân đang đứng cuối võng, bấm đèn gọi.
Sang bên nhà đã thấy anh em quây quần bênnồi cháo lớn.
Cạnh đó là một con chồn đã sạch lông và một con khác đã bị xẻ mất nửa dưới thân.
Ngày 14/5/1971
Vì không chuyển được gạo lên, ở đây ăn toànsắn. Thực ra tại đây có rất nhiều gạo, nhưnglà gạo để dành cho tân binh nên không aiđược đụng đến. Sáng, 5 người đi mót sắn, khoảng mười một giờ về, mang theo 5 gùi sắn nặng với những củ mập mạp.
Ngày 15/5/1971
Lúc ngủ dậy đã thấy anh em treo một con cheo trên dàn bếp.
Cheo giống mang nhưng nhỏ hơn nhiều, đặc biệt có bộ chân cao và rất nhỏ. Thịt cheo mềm, thơm ngọt như thịt gà.
Đang ăn cơm thì có một đoàn bộ đội vào. Anh Thuận và các anh em khác đều phấn khởi đón đoàn. Đó là người của đơn vị anh. Nơi cần đi qua, địch đã rút. Ngày mai, chúng tôi sẽ lên đường.
Mấy cậu vệ binh quay ra lột sắn, mài lấy bột làm bánh ăn đường.
Tối, Vấn vừa đội đèn ra khỏi nhà đã nổ súng, sau đó xách về một con mèo rừng. Con mèo ốm nhách, bụng lép kẹp, chắc định vào kiếmgà.
Lúc sau, Tân kéo về một con tê tê to xụ, phải nặng tới 5 kg.
Trong này, mọi người gọi tê tê là con trút. Loài động vật này có vẩy cứng, xếp lớp khắp từ đầu tới đuôi, khi bị đụng đến liền nằm cuộn tròn. Lối tự vệ bị động đó làm hại chúng ghê gớm. Thịt tê tê ăn ngọt và mềm.
Ngày 16/5/1971
Gần tối mới vượt sông Côn. Dòng sông nông nhưng lổn nhổn những đá, lội khá chật vật. Tình hình bên kia bờ cũng im, không có địch.
Ngày 17/5/1971
Đặt chân lên đất Bình Định. Lên dốc khá cao.Đường đầy dấu bom đạn, vỏ đồ hộp và thỉnhthoảng lại gặp dấu tích của một ổ phục kíchcủa địch. Đỉnh Tà Mát bị bom Mỹ dùng mìnphá, tiện ngang tất cả cây cối thành một bãitrống.
Ngày 18/5/1971
Leo lên đỉnh cao 980. Phía dưới là quận lỵVĩnh Thạnh - nơi ấy địch tạm chiếm. Cả quậnnằm trong một thung lũng dài và rộng. Từ trênnúi nhìn xuống thấy quận lỵ nằm trong một ôhình chữ nhật, quanh có hàng rào ngăn thành mấy lớp. Có những con đường đỏ lói.
Lớn nhất là con đường 19. Từ đây xuống đótheo đường chim bay chỉ có 3km.
Ngày 19/5/1971
Về tới “quận 2”. Đây là một vùng núi đá, rừng thưa. Những tảng đá to bằng cái nhà chen lấn nhau. Có nhiều hang, lèn rộng có thể ở được. Những ngôi nhà nhỏ, lợp và che bằng nhữngbao công sự của bọn Pắc Chung Hy nép bêncác lèn đá. Thoáng sáng và nóng nực. Quanh nhà, anh em trồng nhiều dứa, đã ra trái nhưng nhỏ và cằn cỗi. Gần khu vực nhà ở là rẫy bắp xanh tốt.
Gặp anh hùng Bùi Đức Sơn ở đây. Sơn 23tuổi, người nhỏ bé, tóc thưa, mảnh, khuôn mặt xương xương, đôi mắt một mí, sáng, đôi lông mày thưa nhưng sắc. Anh nói năng từ tốn, hay cười. Vậy mà trong chiến đấu, anh là một đặc công nhanh như sóc, từng nhiều trận làm kẻ địch thất điên bát đảo. Qua chuyện trò với Sơn và một số chiến sĩ, tôi được biết tâm lý của những anh lính mới: sau trận chiến đấu đầu tiên về, anh nào cũng khoe mình suýt chết, tưởng rằng mình ở mũi ác liệt nhất.
Đêm ngủ trong lèn đá. Nghe nước luồn róc rách trong kẽ đá dưới lưng.
Ngày 20/5/1971
Nhà của tiểu ban Tuyên huấn lợp toàn bằng bao công sự. Hơn một nửa là nhà, gần một nửa phía trong khóet sâu vào lòng núi thành một cái hầm chắc chắn. Có bàn ghế bằng ván hẳn hoi. Ván lấy từ các hòm vũ khí của địch vứt lại. Căn nhà nhỏ nhưng gọn ghẽ, xinh xắn.
Làm việc với Sơn. Anh nhớ lại từng chặng đường phấn đấu của mình, song kể lại nó bằng một giọng rất bình thản và diễn đạt như một công việc quá bình thường, đơn giản.
Ngày 21-25/5/1971
Cả E bộ đang tập trung vào công tác cõnggạo. Phải chuyển mấy tấn gạo về dự trữ. Ngàynào cũng có người đi cõng gạo. Tiếng đóng hòm làm kho vang lên chí chát.
Sơn cũng hay tán gẫu. Tán tào lao thiên đế,tán chuyện về người khác thì cậu ta rất hăng.Nhưng khi nói đến mình thì cậu ta ngập ngừng, nhát gừng, buồn tẻ đến sốt ruột. Tôi phải gặp các anh em khác để hỏi chuyện về cậu ta.
Sang đại đội 71 gặp Siêu. Anh vào Nam từnăm 1965, là Đại đội trưởng của Sơn từ trước.Anh người Nam Hà, vóc người vừa phải, tính tình vồ vập cởi mở. Anh kể chuyện về Sơn rấtsay sưa, cung cấp cho tôi nhiều chi tiết tốt.
Ngày 29/5/1971
Trung đoàn cho một liên lạc dẫn chúng tôi quaTỉnh uỷ. Đi được một hồi lại gặp Định và Sửu, hai phóng viên quay phim. Hai anh cho biếtđịch đã đổ quân ở dốc Phụ Nữ, vậy là tắc đường.
Chúng tôi quyết định nhập vào đoàn của 2 người. Cậu liên lạc được “thả”, loáng một cái đã biến mất.
Chúng tôi về M6. Tối, nghỉ lại một làng đồngbào. Làng này nằm ở một sườn núi, núp bêncác vách đá hoặc chui trong những lèn đá. Cóchừng vài ba chục người. Ở đây phụ nữ rấtkhoẻ, nhất là những cô gái đang lớn, trẻ conkhá bụ bẫm, kháu khỉnh.
Tôi nghỉ ở nhà anh Khả. Anh nói tiếng Kinh rất thạo, kể chuyện hay. Anh nói rằng hồi bọn Sư đoàn 4 Mỹ còn ở đây, chúng càn luôn. Thu thóc về để trong hang, trong kho, chúng đốtsạch. Chỉ có mì (sắn) ăn thôi. Có khi bị chúng bao quanh, nằm trong đám mì non suốt 3 ngày đêm, không ăn, không uống. Có khi trốn tronghang, trẻ nhỏ khóc phải bịt miệng suốt, vì thếmà chúng đau luôn, ốm nhom. Nhưng, đêm vẫn bám đất mà sản xuất. Anh nói: “Có chết cũng chết trên rẫy, bên gốc mì”. Du kích luôn bám đánh địch. Có hôm anh và 2 du kích khác bò vào tận sân bay dã chiến của chúng, thấy chúng đang ngồi đánh bài, Khơ nói: “Để mình bắn trước, hồi giờ mình chưa được bắn Mỹ” và bắn một phát CKC làm thằng Mỹ bật ngửa. Anh em bắn vào tiếp, giết chết một số, số còn lại la ó ran trời. Hôm sau, sáng sớm chúng đã gọi trực thăng đến vớt đi. Bò lên thấy máu đọng thành vũng. Còn đồ hộp tha hồ lượm mà ăn. Hồi đó đồng bào lượm cả kho, cất ăn dần.Súng AR15 cũng nhiều.
Nhà có cô bé Mưa chừng 16 tuổi tính tình nhí nhảnh hay cười.
Sáng 30/5/1971
Suốt ngày qua, tối qua và sáng nay địch choMôranh quần, trực thăng bắn, pháo câu tới vùng Bãi Tranh, Suối Quéo. Nghe nói chúng đổ quân chặn khẩu, bị ta đánh đau nên chúng phản ứng dữ.
Đứng trên mỏm đá ở đây nhìn rõ trực thăng hạ cánh, quân bộ chạy lốc nhốc - đây tới đó đi bộ chừng một giờ đồng hồ.
Anh Khả nói rằng ở đây bom đạn thường dộixuống. Có lần B52 dội gần, lũ nhỏ chết ngấtmột lúc mới tỉnh dậy.
Quá trưa, chúng tôi theo Lâm - một du kíchngười nhỏ, chắc - qua “đầm” (cách gọi của dồng bào chỉ một xóm nhỏ) bên kia núi. Đi theokiểu xuyên sơn, toàn chui rúc trong gai góc, lau lách và leo trèo trên những tảng đá to tướng. Lâm nhảy như sóc trên các tảng đá. Gần đến chỗ băng qua đường hành lang, cách chỗ địch đổ quân hôm qua chừng nửa giờ đồng hồ, Lâm bảo chúng tôi dừng lại đi sau.
Anh tháo dép cột vào thắt lưng rồi tiến lêntrước thận trọng, đầu nghiêng qua, nghiêng lại nghe ngóng, xem xét, sau đó mới vẫy chúng tôi tiến theo. Vượt dốc, tiến theo một vùng nhiều hang đá lớn. Đồng bào ở đây không làm nhà cửa gì mà gác sạp trong hang lấy chỗ ăn ở. Vùng này hiện nay đang phát rẫy chứ chưa đốt rẫy nào cả. Có những rẫy đu đủ, dứa lớn, mấy nải chuối trên cây đã chín vàng ửng, bị chồn ăn mấy trái.
Đồng bào vùng này biết dệt vải - dệt rất thủ công, với khung cửi nhỏ bằng tre, gỗ. Sảnphẩm là những tấm vải dài, nhỏ, có pha màusắc khá nhã để nối vào váy cho đẹp. Còn khăn của đồng bào khá hay, dài, màu đen, có gắn những chuối hạt cườm, khi đội lên giống cáimũ Ca lô nhưng lại có một giải quấn tròn phía sau như búi tóc. Thanh niên rất thích đánhđàn - loại đàn làm bằng ống nứa, một đầu đục lỗ, xỏ cây qua để cột dây, một đầu nối với một quả bầu, có từ 8 đến 12 dây, âm thanh không phong phú lắm nhưng nghe dập dìu, rộn rã.
Ngày 31 /5/1971
Ở lại đây một ngày. Buổi chiều, bà con ở tổ bên cạnh mời sang ở. Bà con bảo anh em đến gần bên mà không sang thăm bà con là không được. Khi chúng tôi qua thì bà con đã nấu sẵn một nồi sắn.
Một ông già tiếp chúng tôi, mời chúng tôi ănsắn.
Đồng bào vùng này đều thuộc dân tộc Bana, rất ân cần, chăm sóc chúng tôi. Ngày 1/6/1971 Sáng, bà con nấu cho chúng tôi ăn sớm để chúng tôi đi. Mặc dù bà con ăn nhiều sắn, rất ítgạo nhưng vẫn nấu cho chúng tôi nhiều gạo, ítsắn. Khi chúng tôi đi, bà con góp gạo chochúng tôi mang theo ăn đường. Một ông già mang cho chúng tôi một lon muối và bảo: “Tội nghiệp các cháu ở xa đến, không có gì cho các cháu ăn, các cháu cầm đỡ ít muối ăn đường”. Hành động ấy khiến chúng tôi vô cùng cảm động. Tất nhiên chúng tôi khôngdám nhận số muối đó vì biết rằng đồng bào rất thiếu muối.
Khi đi qua “đầm” của anh Ninh, bà con cũngmang gạo, muối ra ủng hộ. Đồng bào nói mãi,chúng tôi đành nhận gạo.
Ninh là một du kích nhỏ bé, xương xương, đen, rắn chắc, có mái tóc đen, quăn, ngắn. Anh lủi trong rừng nhanh thoăn thoắt. Anh đã từng bò vào ổ phục kích của Mỹ lấy bi đông và súng. Khẩu AR15 mang theo là chiến lợi phẩm của lần ấy. Ninh dẫn chúng tôi xuyên rừng qua M3. Đường nhỏ, cheo leo, chui rúc nhiều, cỏ tranh cứa nát 2 ống tay, bông lau rụng đầy người, rặm vô cùng. Xuống sông Quéo phảitắm giặt rồi mới tiếp tục đi được.
Chiều đã ở M3. Có nhiều hang ở được.
Ngày 2/6/1 971
Về tới ban Tuyên huấn. Nơi đây cũng là rừngnúi, hang lèn.
Cửa khầu kẹt nên cuộc sống khô khan. Gạo ít,phải ăn tiết kiệm, ghế thêm sắn. Tuy nhiên, sovới Khu vẫn tươi hơn nhiều vì có mắm cái, đậu phộng và một lon rưỡi gạo một ngày.
Từ 14/6/1971
Phải dọn nhà sang ở chung với ban Binh vận.Dăng tăng ở tạm.
Trời lại đổ mưa sầm sập. Mối bay ra dầy đặc, bu khắp người, rất khó chịu. Chật chội, ướt át.
Chúng tôi dự hội nghị do Tỉnh ủy tổ chức về triển khai công tác nổi dậy. Tinh thần chung là phải bám sát dân, phát động phong trào nổidậy, kết hợp với tấn công vũ trang, mở rộngvùng giải phóng. Dự hội nghị có cán bộ các xã trong tỉnh, hầu hết còn rất trẻ.
Các anh ở ban Tuyên huấn nói với tôi rằngcuộc chiến đấu dưới đồng bằng rất khốc liệt, cán bộ hy sinh liên tục, do đó hiếm có cán bộ lớn tuổi. Nhiều khi, qua một kỳ hội nghị, đến hội nghị sau, đã gặp tới gần một nửa là cán bộ mới. Số bị thay, hầu hết đã hy sinh, chỉ rất ítđược rút lên tỉnh và Họa hoằn mới có kẻ phản bội.
Anh Toàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, hướng dẫn thảo luận: Phải đứng trên vị trí của người cách mạng triệt để mà đánh giá tình hình địch - ta.Phải có quan điểm thực tiễn. Không nhìn chung chung mà phải nhìn rất cụ thể: âm mưu, thủ đoạn, lực lượng địch.
Là cán bộ ở cơ sở, càng phải thấy rõ chỗ nào địch mạnh, yếu? Đánh giá quần chúng cũngvậy, không thể chung chung, vơ đũa cả nắm.
Anh Toàn gợi ý mấy điểm để hội nghị chú ý về cách đánh giá địch - ta như sau: Hiện còn lúng túng về đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của địch. Nói chung, nhìn chung thì thấy địch yếu, nhưng nhìn ở xã mình lại thấy địch mạnh. Địch yếu, nhưng quá tàn bạo, do vậy, khó đưaquần chúng lên hành động.
Các đại biểu dự hội nghị phát biểu rất sôi nổi. Tôi ghi lại mấy ý kiến như sau:
- Đồng chí Tiến, xã Mỹ Lợi huyện Phù Mỹ:Địch ở địa phương tôi nhiều, có mạnh, nhưng chỉ mạnh khi ta không đánh. Khi ta đánh, chúng rất hoang mang, bỏ chạy. Du kích ít, đánh nhỏ, nhưng địch cũng hoảng sợ. Do đó kết luận địch rất yếu.
- Đồng chí Bình, xã Cát Khánh huyện Phù Cát:Địch yếu rõ ràng. Cụ thể ở Tường Lâm: địchđông, nhưng yếu cả về tư tưởng và tổ chức,nội bộ mâu thuẫn, thua quần chúng, ta nổ súng là bỏ chạy.
Sở dĩ chúng còn vênh vang, kích bác vì tahoạt động yếu. Có bữa chỉ có 2 người đánhvài quả lựu đạn mà địch cũng chạy, nhưng sauđó lại không có ai đánh chúng nữa.
- Đồng chí Hương, huyện Tuy Phước: Nhìn về hiện tượng, thấy địch đông, bên trong cài cấy gián điệp, thủ đoạn thâm hiểm, gây cho ta những khó khăn nhất định. Nhưng đó chỉ là tạm thời. Qua hoạt động của ta, lộ ra những mặt yếu của địch - yếu về tinh thần, mâu thuẫn nội bộ, không tin nhau. Trong số địch, phần lớn là tiêu cực, lưng chừng, ít tên ngoan cố - bọn này bị cô lập. Cũng phải thấy mặt mạnh của địch, qua đó mà cảnh giác.
- Đồng chí Vui, huyện An Nhơn: Hiện nay BảoAn là bọn dã man tàn bạo nhất. Chúng chỉđánh đập chứ không xét hỏi quần chúng. Địch cũng rất nham hiểm, dùng chiến tranh tâm lý, dùng điệp ngầm phá hoại ta. Từ chỗ có 26 trung đội Dân vệ, nay chúng đã có 67 trung đội - chúng đã thực hiện được âm mưu đôn quân, bắt lính. Địch dự định đến cuối năm 1970 bình định xong An Nhơn, và đã tiến hành bình định Nhơn Mỹ đầu tiên, nhưng đến nay vẫn không thực hiện được. Chúng phải giải tán toàn bộ mười một đoàn Bình định, tăng cường lựclượng cảnh sát, chứng tỏ chúng không còn lừa mị được dân nữa. Đã đến lúc quần chúng nổi dậy. Bọn ác ôn chạy dạt, cả tháng không dám về, do vậy thế kìm kẹp của địch bị lỏng. Bọn Bảo an tuy còn hung hăng, tàn bạo, nhưng không dám bung ra như trước. Tuy vậy, số tàn bạo rất ít, phần đông là lùng chừng. Ví dụ ở Nhơn Hậu có 7 trung đội Bảo an nhưng không hoạt dộng gì.
- Đồng chí Thành, huyện Phù Mỹ: Địch còn mạnh: quân số còn đông, phương tiện chiến tranh còn khá (còn nguyên 45 trung đội Dân vệ, tăng thêm 3 trung đội thanh niên chiến đấu thành 28 trung đội). Địch yếu về tư tưởng, tổ chức, giữa trên và dưới mâu thuẫn, khi bịđánh thì mạnh trên trên chạy, mạnh dưới dưới chạy.
Dân vệ, Phòng vệ dân sự tổ chức lỏng lẻo, bất tuân lệnh. Mạnh là tạm thời, yếu là cơ bản. Ví dụ: mới đây chỉ có 6 du kích, chia làm 3 tổ đánh cũng làm cho một tiểu đoàn cùng 24 tên Thám báo phải chạy tán lọan.
- Đồng chí Lam, huyện Phù Cát: Địch đông, nhưng bị phân hóa, nhiều người bị ép buộc, đa số là nông dân. Địch gian ác, nham hiểm, luôn tìm chỗ yếu của ta mà đánh phá. Tuy vậy, chúng rất sợ bạo lực quần chúng.
Tổng kết hội nghị, anh Toàn nêu những vấn đề cơ bản như sau:
Thấy rõ âm mưu địch vô cùng xảo quyệt. Lựclượng kìm kẹp nhân dân chủ yếu là ác ôntrong ngụy quân, ngụy quyền. Địch còn mạnh về vũ khí, quân số, thủ đoạn tàn bạo, nham hiểm, nhưng đã lộ rõ nhiều mặt yếu cơ bản: ô hợp, không được lòng dân, yếu về chính trị, bị cô lập.
Chúng ta chưa sát, chưa hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; đánh giá quần chúng gia đình cách mạng không đúng, có lúc nghi ngờ, thậm chí có nơi vi phạm chính sách đối với gia đình cách mạng.
Đã nhận thức rõ hơn về quần chúng: Địch bắtlính nhiều, do đó gia đình bính sĩ ngụy rấtđông. Số gia đình đó khổ vì địch, ôm mối hận thù với địch, nhiều gia đình muốn tham giacách mạng. Nếu vận động quần chúng nổi dậy mà không đi vào những gia đình binh sĩ ngụy thì không được. Do vậy, phải chú ý cả những gia đình binh sĩ ngụy. Mặt tích cực của quần chúng là cơ bản: Luôn luôn đối lập vơí kẻ thù.Căm thù địch sâu sắc. Ngay ở trong vùng địchkẹp, sự lãnh đạo của ta ít, quần chúng vẫn nổi dậy phá đồn bốt, đánh Mỹ.
Quan hệ giữa quần chúng với Đảng rất gắn bó, quần chúng luôn luôn tin Đảng. Bất cứ người cách mạng nào cũng phải hiểu quần chúng, tin quần chúng, gắn bó với quần chúng, nếu tách rời quần chúng sẽ chết khô như cây mất rễ. Khả năng bạo lực vũ trang của quần chúng sắp đến còn mạnh hơn nhiều hiện nay.
Trên cơ sở nhận thức mới, đã tin hơn ở khả năng diệt ác, phá kìm, giành quyền làm chủ,tin hơn ở bạo lực của quần chúng.
Anh Toàn nhấn mạnh về hướng chỉ đạo sắp tới của Tỉnh ủy:
Phải theo dõi sát địch, hiểu rõ địch để đánhđịch. Quá trình đánh bại âm mưu bình định nông thôn của địch là quá trình tấn công liên tục và toàn diện. Phải kết hợp giữa thường xuyên tấn công và các cao điểm tấn công. Tấn công toàn diện, cả chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - tư tưởng. Tấn công và chống phản kích phải gắn chặt với nhau. Cách tấn công tốt nhất, quyết định thắng lợi, là dùng bạo lực của quần chúng. Tất nhiên phải kết hợp tốt lực lượng quân sự - đó là yếu tố quan trọng. Phải kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, tấn công bằng 3 mũi giáp công, chống mọi biểu hiện ỷ lại quân sự đơn thuần. Tấn công gắn liền với làm rã ác ôn ngụy quân ngụy quyền, do vậy phải đẩy mạnh công tác binh vận, không những vận động binh sĩ địch, mà phải vận động cả vào hàng ngũ ngụy quyền. Tấn công phải nhằm đúng đối tượng, vì sức ta không thể làm tràn lan được. Ví dụ: tập trung diệt ác ôn đầu sỏ - quan trọng nhất là chất lượng từng tên địch bị ta diệt. Tấn công vào những mục tiêu mà quầnchúng bức xúc nhất,như bắt lính, dồn dân. Phải trụ bám, xây dựng lực lượng, làm công tác tư tưởng. Một cơ sở đưọc coi là đã làm chủ phải đạt 5 tiêu chuẩn: Lực lượng địch tan rã. Quần chúng được phát động. Quần chúng có thực lực 3 mũi giáp công. Quần chúng chịu sự chỉ đạo của Đảng. Động viên được nhân tài vật lực.
Anh Toàn khái quát 5 vấn đề cơ bản là: Trụ bám. Phát động quần chúng. Xây dựng thực lực. Ba mũi giáp công. Tổ chức, chỉ huy, chỉ đạo. 4 mục tiêu là: Diệt ác, giành quyền làm chủ tại chỗ, nhanh chóng xây dựng lực lượng. Nắm vững thời cơ, nổi dậy thường xuyên, trọng điểm, bức chốt nhổ đồn, đưa dân về, tạo cơ sở sản xuất. Nổi dậy liên mảng. Chốngphản kích.
Tranh thủ những lúc nghỉ của hội nghị, tôi gặpgỡ các đồng chí cán bộ xã, hỏi và ghi chép được khá nhiều chuyện về tấn công, nổi dậy,những gương diệt ác, phá kìm... Tôi rất quan tâm đến việc đánh giá kẻ địch: Từ đầu tháng 5, chúng bắt đầu “Bình định mới” - vẫn bằng thủ đoạn tam giác chiến nhưng thâm độc hơn: Dùng phân đội nhỏ bung ra, có khi dùng máy bay tập kích bất ngờ vào vị trí của ta. Dùng cảnh sát (dã chiến và đặc biệt) làm xung kích trong bình định mới - mỗi xã có một phân chicảnh sát 15 tên. Phát triển mạnh gián điệp trong quần chúng, qua đó phát hiện cơ sở cách mạng, khống chế, uy hiếp, giao nhiệm vụ, đánh vào hạ tầng cơ sở cách mạng, vô hiệu hóa cơ sở ta. Đôn quân bắt lính. Cơ động hóa lực lượng Bảo an. Có khi đôn thẳng từ Phòng vệ dân sự (như du kích của ta) lên Cộng hòa (như bộ đội chủ lực của ta). Động viên lính đibắt thanh niên: đơn vị nào bắt được 10 - 15 thanh niên bổ sung vào lính thì không phải đi Tây nguyên. Bảo an đã trở thành lực lượngnòng cốt chủ yếu ở địa phương để thực hiệnbình định mới. Quân số bọn Bảo an đầy đủhơn, sung sức hơn, tinh thần khá hơn bọn Cộng hòa, Dân vệ. Chặn hành lang, cửa khẩu của ta. Rải chất độc tàn phá mùa màng ở vùng núi. Tăng cường vơ vét, cướp bóc ở nông thôn. Tăng thuế ở thành thị...
Tôi tự nhủ phải khai thác được tài liệu để viết tin, bài chống lại những thủ đoạn trên đây của địch.
Chia tay các đồng chí, hẹn gặp nhau ở đồngbằng.
Tôi tranh thủ thời gian viết bài về anh hùng Bùi Đức Sơn và nhờ Thiện - tổ trưởng tổ điện đài của Ban Tuyên huấn tỉnh - chuyển về Khu.
Những trận chiến đấu xuất sắc của anh hùng Bùi Đức Sơn
Trung đội trưởng Minh dẫn về trung đội 1 mộtthanh niên gày gò. Anh em xúm lại thăm hỏi:
- Sao, tân binh hả?
- Về làm liên lạc được chứ?
- Này, đừng tưởng nhé, một tay chiến đấu cừđấy. Cứ nhìn đôi mắt sáng, nhìn cái dáng lanhlợi của cậu ta mà xem!
Nói vậy, nhưng thấy Sơn nhỏ yếu quá, anh emtrong trung đội chẳng để Sơn làm việc gì cả.Còn Sơn, cậu ta cũng không chịu ngồi yên, Sơn xin về đơn vị chủ lực này có phải là để được chiều chuộng đâu? Mơ ước được tham gia những trận đánh lớn, diệt thật nhiều địch cứ cháy bỏng trong lòng người thanh niên 18 tuổi ấy. Sơn mò mẫm xem từ khẩu CKC đến quả lựu đạn chày. Vũ khí của tụi địch, Sơn không lạ gì, vì hồi ở du kích, Sơn đã dùng hoài rồi. Nhưng vũ khí của ta thì Sơn chưa quen. Sơn nằn nì anh em chỉ cho cách lên đạn, chỉnh súng, liệng lựu đạn chày... Trưa nào Sơn cũng cắm cúi tháo, lắp, ngắm, chỉnh.
Sau khi Sơn về được 3 ngày thì đơn vị bước vào trận chiến đấu quyết liệt với bọn khôngvận Mỹ. Hôm ấy, mới sớm tinh mơ, địch đãcho máy bay lên bắn phá vùng chợ Cát. Đơnvị đã sẵn sàng ở công sự chờ chúng. Xin mãi, Sơn mới được anh Minh giao cho khẩu CKCvà mấy quả lựu đạn. Nhưng anh dặn dò rấtcẩn thận.
- Cứ theo sát anh, chú Sơn nhé!
- Dạ! - Sơn ngoan ngoãn trả lời và ngước mắt nhìn lên bầu trời xanh lồng lộng. Trên đó, giờ đây không chỉ có mây trắng và nắng vàng, mà còn có những cái bóng đen ngòm của bầy trực thăng Mỹ.
Chúng xà xuống rất thấp. Dải đất cát mịn màtrắng xóa bỗng cuộn thốc lên. Không gian chìm ngập trong bụi cát vàng khè, khói bom đạn đen đặc. Những cây dừa, phi lao oằn mình sát đất, quằn quại, ngả nghiêng. Sơn dướn người khỏi công sự, nhìn chằm chằm vào trảng cát, mắt không chớp. Hàng chụcchiếc máy bay đang sà xuống, chong chóng xoay tít. Bỗng có cái tụt hẫng xuống, có cái đột ngột vọt lên cao. Những thằng Mỹ vừa rời khỏi máy bay cụm lại, bò xoài trên cát. Cối và đạiliên của ta bố trí từ xa nã đạn tới tấp vào giữa đội hình chúng.
- Xuất kích! Xung phong!
Sơn bật dậy, phốc khỏi công sự, lao đi trongtiếng hò reo của dồng đội. Thấy một thằng Mỹđang thu mình giữa đám cát bụi, Sơn thốc tớinhư một cơn lốc.
- Đoàng! Khẩu CKC nổ đanh gọn. Thằng Mỹ dẫy dẫy. Sơn nhào tới, đâm ngập lưỡi lê vào cái lồng ngực đỏ ối của nó rồi nhanh chóng rútra, vọt đuổi theo những thằng Mỹ khác, nện từng phát đạn chắc chắn...
Đơn vị tạm rút về công sự. Lũ máy bay địch bị đánh bất ngờ, vọt cả lên, bỏ lại xác đồng bọn ngổn ngang trên trảng cát. Anh Minh vỗ vai Sơn:
- Chú đánh khá lắm!
Sơn gật gật đầu, song lại cắn cắn môi, mắtchăm chăm nhìn ra trảng cát. Nghĩ lại “hiệp” vừa rồi, Sơn bực quá: “Anh em có AK, chắc quạt được nhiều địch lắm. Mình bắn CKC đì đọp, diệt chưa đủ chục thằng, ít quá!” - Xung phong!
Sơn lại lao như bay về phía trảng cát. Trướcmắt Sơn chỉ thấy một màu vàng lẫn màu xámđen và lồ lộ thân hình to lớn của một chiếc bay lên thẳng đang hạ xuống. Nó xuống dần,xuống dần, sắp sát đất rồi. Cánh cửa giữa thân nó mở trống hốc, nhốn nháo những thằng lính. Sơn lao thẳng tới trước cửa chiếc máy bay, vung tay.
- Ầm! Một tia chớp loé lên giữa đám khói mù mịt, kèm theo một tiếng nổ dữ dội. Tiếng nổ lại làm bùng lên một ngọn lửa hừng hực phủ kín cả chiếc máy bay. Sơn thoáng cười, rồi lại xách súng lao lên, tìm diệt những tên khác...
***
Cuộc chiến đấu sôi nổi cứ cuốn hút Sơn đi.Bước chân người chiến sĩ Giải phóng đã đi qua biết bao làng xóm của miền Trung rực lửa, tìm diệt quân thù. Hôm nay, Sơn lại cùng đồng đội trở về chiến đấu ngay trên đất Bình Định, quê hương anh.
Một buổi chiều êm ả, Sơn, Hoài ra Đá Bànngồi nhìn về phía đồng bằng. Hoài người cùng huyện Hoài Nhơn với Sơn. Hai anh em thân nhau như hình với bóng. Sơn, Hoài ngồi kề bên nhau, đau đáu nhìn về quê hương. Làng Phụng Du thân thương của Sơn đó. Ngày xưa,nơi đây rợp bóng dừa, nhìn từ xa đến chỉ thấy bao la bát ngát một mầu xanh hiền hoà. Màu xanh của ruộng vườn nối liền với màu xanhcủa biển cả trải rộng tới tận chân trời. Sơnnắm chặt tay Hoài, lòng quặn đau. Màu xanh ấy giờ đây đâu còn nguyên vẹn nữa.
Khắp nơi chi chít những vết bom đạn đỏ lói.Nhiều cây dừa, phi lao cụt ngọn chọc thẳng lên trời xanh cái thân hình tơi tả, gầy guộc.
Ngay trên nền làng cũ của anh, đất bị cày ủi tung lên, đỏ quạch.
Một cái sở Mỹ lố lăng nằm nghễu nghện ngaytrên khu nhà cũ của Sơn, nhức nhối giữa mắtSơn như một cái gai, quanh đó là đồn bốt, lô cốt, rào vi. Sơn chỉ về phía gò ú nói với Hoài:
- Nhà tao chỉ cách đó 500 mét thôi mi ạ. Không biết giờ đây bà già ra sao. Ông già bị tụi hắn bắt đầy ra Côn Đảo cũng biệt tích...
Hoài nhìn Sơn thân thiết:
- Nhớ nhà lắm ne? Tao cũng nhớ quá mi ơi! Trận này hai thằng phải đánh cho ngon nhen.
Sơn thấy có bàn tay ai đặt nhẹ lên vai. Quay lại đã thấy đại đội trưởng Siêu, chính trị viên Hợp đứng đó từ lúc nào. Hai anh ngồi xuống, bá vai Hoài và Sơn.
- Sao, hai đứa sắp được đánh địch ngay trênquê hương, có vui không?
- Dạ, vui lắm anh!
- Bọn ta giao ước nhé: chuyến này đánh tangò ú, giải phóng xã thằng Sơn, xong sẽ giảiphóng luôn xã thằng Hoài, được chứ?
Giọng nói sôi nổi của hai anh làm Hoài và Sơn mới thoáng buồn vì chạnh nhớ quê hương, bỗng vui lên. Bốn bàn tay siết chặt, bốn đôi mắt nhìn thẳng vào nhau, sáng lên: chúng ta sẽ chiến đấu quét sạch quân giặc, giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam.
... Hôm nay đã là ngày 8 tháng 1 rồi. Mùa xuân mới lại đến.
Mùa Xuân gợi nhớ những ngày tổng tấn công sôi nổi. Đêm nay, đơn vị Sơn hành quân đi đánh vị trí gò ú. Mưa xuân rắc nhẹ. Gió xuânmơn man da thịt những chiến sĩ Giải phóng. Đơn vị của Sơn đã đến vị trí tập kết và đang chuẩn bị tiếp cận vị trí địch. Sau những ngày trực tiếp đi điều tra, luồn vào tận chỉ huy sở địch, hôm nay với cương vị trung đội trưởng, Sơn xung phong làm mũi trưởng mũi chủ yếu.Những người chiến sĩ Giải phóng đang tiến sát vào tim kẻ thù.
Sơn bò trước tiên. Anh dán mình trên đất quêhương, nhoài tới. Đất pha sỏi lởm chởm làm da thịt anh rớm máu. Nhưng những giọt mưa xuân thấm đượm trên mặt đất mát rượi lại làm Sơn thấy thật dễ chịu. Anh em vẫn tiến vào một cách êm nhẹ, nhanh chóng. Đã qua bốn lớp rào rồi. Trên trời, thỉnh thoảng lại bùng lên một phát pháo sáng. Đồn địch chợt hiện lên nhợt nhạt dưới ánh sáng vàng vọt.
“Mũi” của Sơn dừng lại trước lớp rào thứ 5.Thằng lính gác đang đi tới, đi lui ngay trướccửa mở. Chiếc đèn pin của nó lia qua lia lại như mắt con thú dữ. Mũi súng AK của Sơn cũng rê đi rê lại theo bóng nó, sẵn sàng nhả đạn. Ánh đèn lại lướt tới, rọi giữa đội hình của anh em rồi phụt tắt. Thằng giặc chắc phát hiện ra quân ta, tắt đèn định bắn. Nhưng khẩu AK của Sơn đã nổ hai phát ròn tan.
Thằng địch vừa ngã vật xuống. Sơn đã vọt qua lớp rào, đạp lên xác hắn, phốc vào khu trung tâm.
- Ầm! ầm! ầm!
Ba quả thủ pháo từ tay Sơn phóng vọt vàonhà chỉ huy và cụm điện đài, nổ vang. Bọnđịch trong nhà đứa chết rụi, đứa bị thương kêunhư bò rống. Hai tên giặc văng ra khỏi nhà, la chí choé. Sơn nhào tới nện cho mỗi đứa một báng súng, chúng câm lặng.
Sau phút bàng hoàng, chiếc lô cốt gần chỉ huysở choàng dậy, khạc đạn ra phía cửa mở. Anhem bị cản lại trước làn đạn đỏ lừ, dày đặc. Sơn đang tung hoành giữa trung tâm, thoáng nhìn thấy làn đạn ác hiểm ấy, bèn vòng lại phía sau, xáp thẳng tới lô cốt, dộng cho nó mộttrái thủ pháo. Khẩu đại liên câm bặt. Bộ đội ta ào ào xông lên. Những tia chớp thủ pháonhoáng lên khắp nơi, tiến sâu vào giữa căn cứđịch, kéo theo những tiếng nổ dữ dội, bùng lênnhững khối lửa khổng lồ, thiêu rụi quân địch. Sơn thét lớn:
- B40 lên ngay!
Thinh xách B40 tới. Sơn chỉ về phía một ngôinhà lớn nằm sâu phía sau khu chỉ huy:
- Kho đạn đấy, cho nó một phát!
“Bình!”- Quả đạn lao vút lên, kéo theo một luồng lửa lớn, đâm sầm vào ngôi nhà, bung ra một chùm hoa cải rực rỡ. Kho đạn rùng mình, cháy phực lên, nổ loạn xạ.
Bọn địch trong các nhà, lô cốt bị đánh chếtnằm la liệt. Những tên sống sót xô nhau nhảyxuống giao thông hào, chạy về phía hầm ngầm. Sơn cứ chạy dọc theo bờ hào, bắn những loạt AK khiến nhiều đứa ngã gụcxuống, xác đè lên nhau.
15 phút trôi qua. Anh em đã đánh hết thủpháo, lựu đạn. Bọn địch đã bị diệt gần hết, chỉ còn một cụm dưới hầm ngầm. Sơn ra lệnh cho anh em rút. Còn anh thì chạy đi kiếm vũ khí của bọn địch để diệt nốt chúng. Chạy tới cửa mở gặp Hợp, Sơn vội báo báo:
- Hiện giờ chỉ còn một cụm quân ở hầm ngầm. Đề nghị anh dẫn anh em ra, để tôi vào đánh luôn.
Hợp đưa thủ pháo, lựu đạn và chai cháy choSơn, hỏi:
- Có cần người phối hợp không?
- Báo cáo, chỉ còn một cụm địch, tôi diệt được.
Sơn trả lời rồi lao vụt đi. Một quả pháo sáng từ đồn bọn Mỹ tận xa hốt hoảng vụt lên, nổ bục, treo lơ lửng trên đầu Sơn. Bóng Sơn thấp thoáng giữa những ngôi nhà, lô cốt địch đổ nát, cháy rừng rực.
Sơn lao tới phía hầm ngầm. Bọn địch đang chen lấn nhau ở phía miệng hầm. Anh nghiến răng, liệng vô đó một quả thủ pháo, một quả lựu đạn. Bọn địch đổ rạp xuống, rên la. Những tiếng kêu quái gở như của ma quỷ từ địa ngục phát lên vậy. Sơn thoáng nghĩ:
“Không ăn thua, hầm sâu tới 7 mét, dài 100mét, đứng trên đánh không được gọn. Phải chui xuống đánh”. Không để bọn địch kịp rúc sâu vào trong, Sơn nhảy đại xuống. Thịch!Thịch! Một bậc. Hai bậc... Sơn lọt thỏm vào giữa cái miệng hầm đen ngòm. Lòng hầm tối om, chỉ nghe bọn địch rên rỉ, la hoảng dưới đó. Sơn khom người nắm chặt trái thủ pháo và chai cháy, liệng vô giữa chỗ ồn ào nhất rồi vọt lên.
- Ùng!
Tiếng nổ âm vang trong lòng đất. Một luồng lửa xanh phụt ra miệng hầm. Một luồng gió mạnh thốc lên. Sơn vừa nhoi lên khỏi mặt đất, chân còn thòng dưới miệng hầm, liền bị gió hất tung lên; sức mạnh ghê gớm của luồng gió làm Sơn văng ra xa 7,8 mét, nằm sóng soài bên cột cờ đồn địch. Sơn chỉ thoáng nhìn thấy luồng lửa xanh ấy. Sau đó, một màn đen bịt bùng ập tới, bọc kín đầu óc anh.
... Gần sáng rồi. Mưa ướt đầm đìa cây cỏ.Những giọt nước lạnh ngắt đọng trên mặt làm Sơn choàng tỉnh. Anh mở mắt ra, thấy lửa vẫn rực cháy nơi kho đạn. Tai Sơn ù đặc. Mặt mũirát bỏng. Cơ thể nhũn bấy như cua lột mai.Đồn địch vắng tanh vắng ngắt. Sơn trừng mắt nhìn kho đạn, rồi chực gục xuống. “Ráng lên! Ráng lên trở về với đội ngũ mà chiến đấu!”. Có tiếng gọi nào vang vang lên vậy, nghe đâu xa thẳm tận đáy lòng. Tiếng gọi của người chiến sĩ không bao giờ khuất phục trước khó khăn, lúc nào cũng tha thiết được cùng độingũ chiến đấu. Sơn chống tay dậy, bắt đầu bòđi. Lửa cháy rừng rực soi rõ phương hướng cho Sơn. Được 10 thước, Sơn lại xỉu xuống. Anh áp má trên mặt đất mát rượi. Mặt đất có những ngọn cỏ êm êm đã từng thấm máu cha ông, giờ lại thấm máu anh, truyền cho anh sức mạnh. Sơn nhỏm dậy, bò tới...
Khi trời mờ sáng thì Sơn ra khỏi căn cứ địch. Cách đó không xa có một xóm nhỏ nằm trong một vườn chuối. Sơn thầm nghĩ: “Bây giờ điđâu? Xung quanh dày đặc đồn địch. Cứ vô xóm đó. Gặp dân là sẽ ổn cả”. Anh ráng sứcbò thật nhanh về phía xóm nhỏ.
Một ông già từ trong một ngôi nhà lụp sụpbước ra. Ông đứng lặng bên người chiến sĩ mình mẩy bỏng rộp, tóc cháy quăn queo.
Sơn nhỏm dậy, nói hổn hển trong hơi thở đứtđoạn:
- Con là bộ đội giải phóng đánh gò ú hồi hôm...
Ông già nói một câu gì đó. Tai Sơn điếc đặc, không nghe được.
Ông già cúi xuống, nhìn thẳng vào mắt Sơn, tay chỉ lên dãy núi phía xa xa. Ông ghé lưngvào, cõng Sơn dậy. Sơn nằm trên lưng ông, mê man. Anh mơ màng cảm thấy như mình đang đi trên một chiếc thuyền nhỏ giữa biển cả. Ông già lúc thì đi lom khom, lúc thì bò toài trên ruộng lúa, vạt tranh, đưa Sơn vượt qua mọi đồn bốt địch, tiến về dãy núi phía Tây.
***
Phong trào cách mạng trong tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiệm vụ diệt ác ôn hỗ trợ đồng bào nổi dậy phá kìm, giành quyền làm chủ càng cấp bách. Một hôm, trong khi đi liên hệ với địa phương để chuẩn bị đánh căn cứ gò Trạm, Sơn gặp đồng chí Bí thư Huyện uỷ. Đồng chí nói với Sơn:
- Vùng này có tên Hiếu, ác ôn khét tiếng. Hắn chuyên giả làm người buôn bò, heo, lân la tới các vùng để điều tra tình hình cơ sở ta, về tìm cách đánh phá. Hắn còn trực tiếp nhúng tay vào việc tra tấn tù binh. Hắn thường dùng một mảnh bom sắc quấn vào một sợi vải dài, quật lên khắp mình mẩy người tù cho toé máu ra. Hắn cũng quen lối lấy đinh đóng lên bàn tay người tù. Diệt được tên Hiếu sớm ngày nào, phong trào cách mạng ở địa phương có lợingày ấy.
Nghe tới đây, Sơn nắm chặt tay đồng chí Bíthư, nói cương quyết:
- Để tôi diệt nó.
Đồng chí bí thư trầm ngâm:
- Địa phương cũng đang tìm cách diệt hắn. Nhưng hắn rất xảo quyệt. Cứ tối đến là hắn vềquận lỵ ngủ. Đường về đó lại nằm giữa 5,6 ấp chiến lược, đông dày quân địch.
Sơn tha thiết:
- Nhất định tôi sẽ tìm mọi cách để diệt hắn. Chỉ yêu cầu các đồng chí cho điều tra nắm vững quy luật hoạt động của hắn, cho người đi với tôi để nhận dạng hắn.
...Một buổi chiều, trên con đường từ Cát Nhơn đi Phù Cát có hai thanh niên đứng tán gẫu bênmột cột cây số. Cách đó 150 mét là một đồn Bảo an. Đầu đường bên kia, cách 200 métcũng có một trung đội Dân vệ đóng giữ. Trênđường, xe cộ đi lại tấp nập. Những chiếc xeHon đa phóng vụt qua, máy êm ro. Đã xế chiều rồi. Đường vắng dần. Người thanh niên cao lớn vỗ vai người thanh niên nhỏ bé, chỉ về phía Cát Nhơn:
- Anh Sơn, thằng Hiếu tới đó.
Bùi Đức Sơn bước ra sát mép đường, nhìn chăm chăm vào chiếc Hon đa đang tiến lại gần. Trên xe, ngồi lái là một gã đàn ông to khỏe như trâu mộng, ngồi sau là một gã đàn ông nhỏ bé hơn. Khi chiếc xe còn cách khoảng 10 thước, Sơn đứng hẳn ra ngoài đường, vẫy vẫy tay:
- Này anh, về Phù Cát phải không, cho tôi hỏi thăm chút.
Gã đàn ông hãm xe lại. Những sợi tóc xoăn rủ lòng thòng trước trán, che bớt khuôn mặt tobạnh, da đỏ lự. Gã cau có:
- Thằng nhỏ, sao mày dám cản xe tao?
- Ông cứ bình tĩnh cho tôi hỏi chút. Ông có phải là ông Hiếu? Ông về Phù Cát chứ?
- Mày muốn gì tao hả?
Gã quát lên thật hách dịch. Nhận rõ mặt thằngHiếu, Sơn móc khẩu súng ngắn dắt trong lưng quần ra, chĩa vào hắn:
- Giơ tay lên. Cục cựa tao bắn bể đầu.
Tên Hiếu run rẩy giơ tay lên, mặt tái mét. Gã đàn ông phía sau hoảng hốt vụt chạy. Sơnđưa súng theo, bóp cò. Nhưng viên đạn không nổ. Anh nhanh chóng giật cơ bẩm, bắn phát thứ hai, hắn bổ xấp xuống ruộng. Thằng Hiếu hoảng sợ đến cao độ, mặt tái mét.
Sơn chĩa súng vào ngực nó tuyên bố:
- Mi là ác ôn, có nhiều nợ máu với đồng bào, hôm nay mi phải đền tội.
Sơn bóp cò nhưng viên đạn lại thối. Thằng ácôn nhắm mắt lại, tưởng cái chết đã chụp lênđầu, nghe tiếng “tách” liền mở mắt ra, đưa tayvào bao súng bên hông. Nhưng Sơn đã kịp thời giật cơ bẩm, bắn tiếp phát nữa. Tên Hiếu ngã kh uỵu xuống, la lối:
- Ôi trời ơi, Cộng sản giết tôi, cứu tôi với!
Sơn bồi cho nó một phát nữa. Thằng ác ônkhỏe như gấu vẫn chưa chết mà còn quằn quại, rên rỉ. Bọn Dân vệ, Bảo an nghe tiếng súng, hốt hoảng chúi đầu vào lô cốt, kêu la vang trời. Sơn thấy phải kết liễu nhanh đời tên ác ôn này. Anh kéo tay anh du kích, liệng mộttrái lựa đạn giữa bụng tên ác ôn. Anh du kích liệng tiếp một trái nữa, phá tan chiếc xe Hon đa.
Bọn địch lúc này mới xả súng về phía đường,nơi có xác tên Hiếu và chiếc Hon đa tan nát. Sơn và anh du kích băng xuống đồng, chạy về căn cứ. Những quả M79 đuổi theo nổ tốc tốc nhưng vô hiệu...
***
Trên đây chỉ là 3 trong số 46 trận đánh của Anh hùng Bùi Đức Sơn. Anh đã tiêu diệt 176 tên Mỹ-ngụy, gấp 8 lần số tuổi đời mình.
Riêng trận Gò ú, anh diệt 70 tên địch, diệt gọn ban chỉ huy đại đội, phá hủy một điện đài 15WAT, một đại liên, một lô cốt, một hầmngầm, góp phần tích cực cùng đồng đội diệt gọn một đại đội 150 tên đóng ở căn cứ này.
Hiện nay, với cương vị đại đại đội trưởng, BùiĐức Sơn quyết tâm cùng đồng đội xây dựng đơn vị mình giỏi toàn diện, đã xuất quân là chiến thắng.
Ngày 17/6/1971
Lên đường đi Phù Mỹ. Nhằm phương Đông mà tiến. Xuyên qua những rừng cây nhỏ, đầy gai, qua những đồi tranh nóng bỏng. Gió thổi bạt cả hơi. Nắng hầm hập. Nhìn qua đồi Bà Tám thấy địch đóng tăng lố nhố trên đỉnh đồi. Khi đi xuống một con suối, thấy một mảnh giấy ghim vào thân cây, ghi: “Địch cách đây 500mét!”. Vẫn lặng lẽ bước đi. Song đếm từng bước chân một. Cứ 2 bước chân là một mét. 500 mét vị chi là 1.000 bước! Dè chừng đấy. Rải rác 2 bên đường có hố kích của địch. Đikhoảng 3 - 400 mét có một đường rẽ.
Phía trước có dấu lá dấp lại. Chúng tôi rẽ sang phải, bỏ con đường chính. Phía đó chắc cóđịch.
Trạm Tám ồn ào những người. Người cột võng la liệt, nằm chờ để xuống khẩu. Anh em cho biết địch đổ quân lung tung. Cách đây chừng 10 - 15 phút có địch. Nói nhỏ. Chặt củi cũng phải nhẹ tay.
Hồi trưa, đứng trên núi nhìn xuống thấy đồng bằng trải rộng dưới tầm mắt. Mầu xanh vẫn là mầu bao trùm. Duy chỉ có một vùng cát quanh núi là không có mầu xanh, trông như cái khăn tang trắng nhờ quấn lấy chân núi.
Ngày 18/6/1971
Một giờ trưa, bắt đầu đi xuống. Thực sự bướctới đồng bằng rồi.
Đặt chân lên những cánh đồng rộng lớn. Đất bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Xã Cát Sơn (PhùCát) này trắng dân. Dân đã bị lùa hết vào khu dồn.
Dần dần bước tới khu ruộng đã cày. Chắc càylâu rồi, cỏ đã lại mọc lên. bên cạnh thửa ruộng là một ngôi nhà bị đốt từ lúc nào. Có những đống rơm to đứng trơ trọi trong những vòng dây thép gai rào thưa.
Đến trạm giao liên. Mới chập tối, địch đã bắnđèn dù liên tục.
Pháo bắn rít xòen xoẹt trên đầu. Lối Vạn Thiện- Mỹ Hiệp có địch nên phải đi vòng Phù Cát. Qua những đồng ruộng, xóm làng. Mặc dầu làđêm, đường vẫn hiện lên trắng ợt dưới ánh sáng của những ngọn đèn dù đua nhau phóng vụt lên và treo lơ lửng giữa trời. Bóng người cứ đột ngột dựng đứng rồi ngả dần, dài ra theo quả đèn xuống thấp dần. Gió đồng nội ngào ngạt. Có những thửa ruộng lúa đã lên cao, rì rào trong gió. Có những thửa ruộng đã bừa, lõm chõm những bó mạ chờ cấy. Tôi hít cái hơi phóng khoáng của đồng nội, sao thấythân yêu quá!
Xóm làng có nhiều dừa, tre. Qua một xóm nhàchi chít. Những ngôi nhà tranh lớn nằm im lìmtrong đêm. Không có dân, nhưng vẫn có sự sống của con người. Một chú bê đứng ở một thềm nhà im lặng nhìn chúng tôi. Tôi xoa đầu chú, chú cũng không động cựa. Có tiếng ngan kêu khàn khàn trong chuồng. Có những bộ quần áo phụ nữ phơi còn ướt. Có nhữnggiếng xây, nước mát lạnh. Đồng bào nơi này vào ấp cả rồi. Ngày họ lại về. Chúng tôi chờtrực ở nơi này.
Giao liên ở dưới lên tên là Hùng. Anh khôngchịu dẫn chúng tôi đi. Anh Bình - Tỉnh ủy viên - gay gắt:
- Tôi phải về triển khai nghị quyết Tỉnh ủy gấp. Còn dẫn hay không thì tuỳ anh.
Hùng làu bàu:
- Tôi mới xuống, nếu xuống nữa, công việc ởnhà không ai giải quyết.
Tuy vậy, anh vẫn giao công văn và dẫn chúngtôi đi.
Đang đi ở ruộng thì đột ngột leo lên một thành đất khá cao - trên đó là đường xe lửa. Sau đó vượt đường số một. Con đường cao như một con đê, rộng chừng 7 - 8 thước, trải nhựa. Đứng trên đường nhìn về hướng Nam thấygần đó có một vùng sáng ánh điện. Nổi bật lên là hai ngọn đèn sáng rực như đèn pha. Đấy có thể là ấp chiến lược.
Giao liên vẫn bám đường phía trước. Chúng tôi lặng lẽ bước sau. Phải hết sức im lặng vì địch rất gần. Vào một xóm. Cô Tâm - giao liênhợp pháp - dừng lại:
- Lấy dừa ăn!
Cô lục lục trong bờ rào, đưa ra 5 trái dừa lớn. Lấy rựa vạc, đục nước uống. Rựa cùn nên chặt quá khó, lại ồn nữa nên chỉ uống sơ sơ mỗi người nửa trái. Dừa đã già nên nước hơi chua, nồng nồng mùi bia. Moi vội vã mấy miếng cùi dừa rồi bỏ đi. Tôi tiếc rẻ ôm theo một quả, một lúc lại phải bỏ lại.
Qua một ngôi nhà nhỏ. Ngoài sân có mấy dukích nằm ngủ, súng AK để bên cạnh.
Lội qua sông La Tinh. Đi một hồi đến một khu gò. Chui vào đấy cột võng nghỉ. Cô Tâm nằm lăn ra đất mà ngủ. Hùng đưa tấm ni lông bảo cô trải nằm, cô vùng vằng không nhận. Hai người thì thầm, dằn dỗi gì đó với nhau. Qua cách cư xử của họ, tôi đoán họ có vẻ như mới yêu nhau, hay ít nhất cũng đang có tình cảm đặc biệt với nhau. Có điều, không hiểu họ đã nhìn rõ mặt nhau chưa, bởi vì, do công việc, họ chỉ được gặp nhau trong đêm.
Ngày 19/6/1971
Bầy te te siêng năng một cách vô tích sự. Hồi chiều qua, khi lũ chim khác đã ngủ hết rồi, chúng còn bay nhao nhác, kêu tét te.
Sáng nay, chúng lại dậy sớm hơn hết thảy, gọinhau rối rít. Bầy chào mào, tu hú cũng hót theo lảnh lót. Dàn đồng ca vô thức của lũ chim khiến chúng tôi bật dậy. Đi luồn trong lòngđịch, nhiều khi tiếng chim xao xác cũng khiến chúng tôi bị địch phát hiện, nên lúc này không lòng dạ nào mà nghe chim hót. Cô Tâm tạm biệt chúng tôi. Tới lúc chia tay rồi, tôi cũng không biết mặt cô, vì lúc này trời vẫn tối. Cónhững cô gái bất hợp pháp lánh ra đây. Cónhững người dắt bò qua.
Xã Mỹ Tài có những dải đất nhỏ bọc 4 phía. Chúng tôi nằm ở rìa chứ không vào làng vì sợ bọn địch đột nhập. Để đồ đạc gọn gàng rồi nằm ra đất ngủ một chút. Có hai em bé từ làng chạy ra nói gì đó với anh Bình. Anh gọi Kính ra cảnh giới.
Từ chiều hôm qua đến nay đều phải đi đất,đạp gai đau quá - không đi dép cao su vì sợ bọn địch phát hiện dấu vết. Toàn xã này có 2 đại đội Bảo an (lính địa phương), 3 đại đội Cộng hòa (lính chủ lực ngụ y ). Chúng co lại 2chốt nhưng vẫn có một số trài trong dân, mộtsố thỉnh thoảng đi lùng sục. Du kích ở đây có 10 người. Địch vào thôn Vạn Thái - cách chỗ chúng tôi khoảng 5 phút đồng hồ.
Nhưng cũng yên trí vì nhân dân báo tin thường xuyên. Trên trời, thỉnh thoảng vài chiếc máy bay trực thăng đi hốt quân ở đâu đó nổ máy bạch bạch. Dưới đất, thỉnh thoảng nổ một vài tràng đại liên.
Gió thổi làm hàng phi lao kêu vi vút.
Chúng tôi vòng qua thôn Vạn Ninh để tiếp tụcđi. Hai cô gái đi trước bám đường - bám hợp pháp. Đi giữa những thôn xóm, vườn dừa, giữa những cánh đồng màu tấp nập cày bừa, thấy náo nức lạ.
Khắp đất này đi tới đâu cũng thấy khí thế nổi dậy sôi sục. Tới đâu cũng thấy bàn kế hoạch: tối nay, ngày mai... nổi dậy, phương án nổidậy.
Đồng chí Tài - Bí thư Thị ủy Phù Mỹ - kể cho chúng tôi việc diệt ác ngay trên quốc lộ, chuyện cô gái Phù Mỹ diệt ác giữa thị trấn, chuyện bức rút san đồn với giọng sôi nổi hiếm có.
Đêm, tổ chức mít tinh trị tề điệp, phát động nổi dậy. Đồng bào toàn xã đều tới, lại phải qua những đồn địch, nên tập hợp được đông đủcũng khá vất vả. Mãi gần 22 giờ mới bắt đầu. Đèn dầu thắp bằng ấm, bằng lon sữa, sángrực.
Trong vụ xử án này, tôi thấy một trường hợpthật phức tạp. út Thám là một phụ nữ ngoài 40 tuổi, có 2 con gái, một con trai, trước đây là người có nhiều công với cách mạng. Từ năm 1960, gia đình này đã là cơ sở vững của cách mạng, chuyên theo dõi tình hình địch, bảo vệ, nuôi nấng cán bộ. Có lần bọn địch được báo có hầm bí mật ở gần nhà này. Chúng đến săm nhưng không thấy, bèn bắt Hành - con gái thứ 2 của Thám - đánh đập rất dã man. Chúng bắn nát bàn chân Hành nhưng vẫn không buộc được cô khai lấy một lời. Vậy mà tới năm 1969, khi địch “bình định cấp tốc”, dùng thủđoạn tâm lý chiến, cài cấy gián điệp, thì chínhgia đình này lại trở thành điệp báo nguy hiểm.Thám nhiều lần báo hoạt động của cán bộ, dukích và dẫn địch đi đánh, gây thiệt hại nhiềucho ta. Còn Hành thì liên hệ chặt chẽ với tên ngụy binh ác ôn, hù dọa đồng bào. Khi đưa tên này ra, tôi thấy bên cái căm thù còn trào lên một sự đau xót. Thám người gầy gầy, búi tóc sau gáy như mọi bà má miền Nam khác. Còn Hành là một cô gái cao cao, trắng trẻo, trông cũng không có nét gì là ác hiểm cả. Tội của Thám lẽ ra phải xử tử. Nhưng xét công trước đây, nhân dân chỉ bắt tù thôi. Còn Hành chỉ bị cảnh cáo trước dân, phải đứng ra hứa hối cải. Cô ta mất hồn, lắp bắp không nói được câu nào cả.
Họp về, anh em thanh niên dẫn đi chơi. Dướiánh trăng nhạt, trong vườn dừa mát mẻ, đi dạochơi với những người con trai, con gái tuổi xuân phơi phới, thấy thật bâng khuâng. Ở đây còn nhiều nam nữ thanh niên choai choai, nhưng đi thoát ly ít quá. Họ khai bớt tuổi để trốn lính (ngụ y ), song cũng để khỏi phải đi thoát ly (cách mạng). Có người khai 12 tuổi nhưng thực ra đã ngoài 20, có vợ, có con rồi.
Bên cạnh đó có những câu chuyện về tòng quân rất vui. Có chú bé xách khăn gói đi nhậpngũ, mẹ níu theo gọi về, cậu nói:
- Thôi, má về trước đi, tui về sau. Má về chuẩn bị đồ cho tui vô lính, rồi khi nào cách mạng họp gia đình binh sĩ ngụy thì nhớ đi nhe!
Mẹ đành mếu máo:
- Thôi, thế chờ tao bán con bò, kiếm ít ngàn cho thêm rồi hãy đi, con!
Có chú bé suốt ngày lo đi lượm súng đạn, tìm cách đánh giặc.
Mẹ rày la, chú ta nói:
- Con đi làm việc cách mạng, con ăn cơm của cách mạng chứ không phải cơm của mẹ!
Mẹ gắt
- Vậy mày giỏi, mày đi đâu ăn thì ăn, đừng ăn ở nhà nữa!
Chú tiếp luôn:
- Nhưng cách mạng phân công con ăn ở nhànày, mẹ tính sao?
Mẹ cười xoà, chịu lý của con.
Về ngủ chừng một tiếng đồng hồ rồi trở dậyvác ba lô đi. Trăng nhàn nhạt. Nếu không cóngười dẫn đường, có lẽ tôi lạc vào nơi địch ở một cách dễ dàng, vì tôi không rõ phươnghướng ra sao mà địch thì ở quanh quẩn vàitrăm mét. Gà đã bắt đầu gáy sáng.
Anh em du kích dẫn vào nhà một đồng bàonghỉ. Nhà nướng bánh tráng, nhúng nước bánh tráng đưa chúng tôi chấm nước mắm ăn cho đỡ đói. Bà chủ nhà nói: “Thật tiếc, không có cá, có lươn cho các chú ăn”.
Vào một xóm ngủ. Ở đây, nhà cửa cũng đànghoàng, không thấy có hầm tránh pháo. Có những ngôi nhà dùng tôn làm máng nước nơi giọt gianh, sáng loáng. Có những chiếc giường gỗ sơn xanh, đẹp, trải chiếu đàng hoàng. Ba năm rồi tôi mới thấy lại những thứ đó. Ngày 20/6/1971
Vào nhà một bà già ăn cơm. Có cá kho, da bò xào, cơm gạo trắng. Ăn xong, bọn tôi trả gạo. Cả bà già, ông già đều nói: “anh em đừng ngại phiền bà con. Nói thật, ăn thì bọn tôi không lo, lo chỗ ở, lo tình hình địch thôi. Rủi có gì thì khổ mấy anh, khổ cả bà con”.
Chúng tôi họp với mấy cán bộ xã Mỹ T ài, Mỹ Hiệp và huyện.
Họp ở một ngôi nhà cao ráo, sáng sủa. Có du kích cảnh giới các phía. Ngủ ít quá, đi mệt quá nên bây giờ ai cũng phải đấu tranh chật vật để tỉnh táo. Thu - Bí thư Mỹ tài - gà gật mãi, phải ra dấp nước vào mặt cũng không tỉnh ngủ.Anh vấn một điếu thuốc nhưng mới được một nửa đã ngủ, làm rơi điếu thuốc. Choàng dậy vấn lại, chưa xong đã nhắm mắt, đánh rơi điếu thuốc lần nữa. Anh bực mình lấy qụat quạt phành phạch nhưng mắt vẫn nhắm nghiền, người ngả nghiêng.
Trời trong, gió lộng, không gian thoáng đãng thật đáng yêu.
Nhiều người buồn ngủ quá, anh Bình phải cho tạm nghỉ họp. Ai nấy lăn ra ngủ say sưa... Tàivà mấy anh em đi hái dừa. Những trái dừa to đầy ắp nước, thứ nước trong vắt, mát tận gan ruột. Pha sữa, nạo cùi non vào nước đó thì ngon tuyệt.
Về đêm, trời mưa giông. Sau cơn mưa, chúng tôi ra đi. Vùng này có nhiều đồi, núi nhỏ. Băngtrên những bờ ruộng nhỏ, thỉnh thoảng lại thụt chân xuống ruộng. Vượt qua đường cái quận Phù Mỹ rồi băng qua một đám ruộng nữa, tới một khu gò. Có 2 người cột võng ngủ đó. Chúng tôi dừng lại, tranh thủ ngủ chút ít. Ngủ được khoảng hơn một tiếng đồng hồ thì sáng.
Ngày 21/6/1971
Sáng, chúng tôi đi theo Bình - Bí thư MỹChánh. Tình hình yên, khỏi phải đi tối. Chúng tôi đi theo rìa núi. Rồi leo lên một hòn núi nhỏ. Cây cối ở đây cằn cỗi, gai góc. Những chùm dủ dẻ chín vàng. Những trái chim chim chínđỏ, tròn, kết thành hàng như chuỗi cườm đỏ. Những cây dứa dại một gốc nhiều thân, vỏ nâu, gai nổi u như những củ từ. Quận lỵ Phù Mỹ nổi lên trăng trắng, đo đỏ giữa màu xanh rìcủa cây cối. Qua khỏi đỉnh đồi, chúng tôi ngồilại sau cây dứa dại để quan sát tình hình rồi mới đi xuống. Ngay dưới chân đồi là nhữngthửa ruộng mầu. Xa hơn một chút có những ngôi nhà lợp mái tôn trắng toát. Tiếp đến là những đìa nước với những hàng cây ngang dọc như bàn cờ. Sau đó là đầm nước lớn nối liền với vụng nước ngọt. Đầm nước lặng không một gợn sóng, in hình mây trắng, mâyxanh trên trời, trông xốp như một đệm bông lớn. Biển thì trông như một bức tường màu xanh dựng đứng ở nơi chân trời.
Một quả núi hình chiếc tầu chiến đứng chơi vơi giữa biển, nổi lên cái mầu xanh đen mờ nhạt. Phía sát đầm nước, một quả núi mà một nửa dát cát vàng tới đỉnh, một nửa khảm cây xanh, nổi lên cao ngạo nghễ. Không gian thanh trong. Có những tiếng te te kêu trách móc: ‘Te te tò quách!”. Tiếng chào mào hót vô tư. Chú bò nào đó chợt kêu lên tiếng kêu trầm ấm, chìm ở dưới chân núi. Tiếng động cơ Hon Đa kêu rền phía đường cái.
Thấy ổn thoả, chúng tôi lần xuống chân núi rồibước ra đồng.
Có những thưả ruộng trồng đầy ớt, trái chín đỏbên những luống kiệu cằn cỗi. Trẻ em chăn từng bầy bò 9-10 con rải rác đó đây. Đi vàomột khu nhà. Nơi đây trước là ấp chiến lược,mới được mở ra. Ở nhà chỉ thấy mấy bà già, mấy cô gái và các em bé. Bà con hôm nay kéo đi đấu tranh. Vào một nhà mua nước cam, bia để giải khát. Căn nhà lợp tôn trắng, xây tường gạch, nóng hầm hập. Chủ nhà là một cô gái trắng trẻo, mặc chiếc áo ni lông hoa, mầu thanh nhã. Nước cam mát ngọt, tê tê đầu lưỡi gợi nhớ Hà Nội với cửa hàng giải khát Bốn Mùa hay Cẩm Bình. Đi ra đường cái huyện. Con đường đất cát nhỏ giờ này vắng người.Thấy 2 cô gái vác rựa, một cô vác một cây gỗ lớn đi lại. Các cô khoe vừa đi đấu tranh về. Hai bên đường có 2 dẫy nhà gạch nhỏ. Mấy đứa bé ngồi lê la bên hè, nhét trái cây vào ốngtre bắn “tốc, tốc”. Một em trai hỏi tôi có lấy đạn côn không và chạy đi lấy cho tôi. Một chiếc xe Hon đa chạy từ phía quận lỵ về, chở theo 2 côgái mặc áo ni lông màu cá vàng. Bình ra đón xe, đưa giấy gì đó. Anh lái xe đeo kính đen, đội mũ phớt cầm giấy và lại cho xe đi. Vùng này thuộc xã Mỹ Chánh.
Đi trên bờ đìa, ngửi mùi nước tanh tanh. Nướcđang lên theo thủy triều nên lớn. Những cây mắm mọc dưới nước có hàng chùm rễ to bằng ngón tay cái, nổi trên mặt nước, có lá dầy trònnhư lá mít, ròn như bánh đa nướng, cành mọctùm hum như một bồn hoa, trông gọn, đẹp. Gióbiển thổi về lồng lộng. Tôi rửa nước đầm, thấyxót mới chợt nhớ đây gần biển lắm.
Bữa cơm trưa có cá biển tươi ngọt lừ.
Một số cán bộ xã nằm ở khu nhà ngoài đìa nước này chờ theo dõi cuộc đấu tranh củađồng bào. Du kích leo lên cây dừa để quan sát địch.
Xế chiều, chúng tôi trở ra xóm nhà bên đường.Nước đìa đã xuống theo thủy triều, để lại mộtvành đai cát rộng chừng một thước viền theo bờ đìa. Trên vành đai đó, những chú còng ló thụt trước miệng hang. Loại còng này nhỏ bằng ngón tay cái, có bộ ngoe nhỏ như chiếc đinh ghim, đỏ au, có một chiếc càng to bằng thân cũng đỏ ối. Chiếc còng luôn gấp sát bên mình - cái mình sọc dưa đen trắng. Các chú giơ cao chiếc càng to xù lên trước rồi bò ra khỏi hang, kéo theo những viên cát nhỏ chắn trước cửa như chiến hào vậy.
Xóm này nằm rải rác hai bên đường, với những ngôi nhà xây, lợp tôn trắng, những ngôi nhà gạch 2 tầng xinh xắn. Một gia đình dọn cơm cho chúng tôi ăn, có cá biển, thịt heo, rau muống và mắm cá. Bữa cơm đầy hương vị gia đình, ba năm nay tôi mới gặp lại. Ăn xong, nghỉmột lát rồi chuyển sang ngôi nhà nằm sâu phíatrong, cách xa đường cái. Dù sao cũng phải cảnh giác vì ngôi nhà đó gần đường, nếu có kẻ nào đi qua liệng vô một trái lựu đạn là đủ tổn thất lớn. Vả lại, bọn Cộng hòa mới tập trung một tiểu đoàn tại chùa An Quang, cáchđây không xa, nơi chúng tôi mới đi qua hồisáng - chúng có thể tập kích bất ngờ. 9 giờ tối, chúng tôi ra đi. Đi dọc theo đường cái. Bước chân phóng khoáng, không bị vấp váp đá, cây, nhùng nhằng dây dợ như đường núi. Con đường này ta làm chủ nhiều đoạn, nên giao thông địch bị cắt dứt, đêm đến ta đi trên đường một cách tự do. Thỉnh thoảng phải vòng tránh những tuyến bố phòng chặn giao thông địch. Đêm nay, trời trong trẻo. Sao gắn cho trời muôn nghìn đôi mắt sáng lấp lánh, vô tư và lãnh đạm. Dải Ngân Hà trải lòng êm ả giữa cõi xa xăm. Gió biển tràn về lồng lộng.
Tôi nhìn đắm đuối về phía biển Đề Gi. Nơi đó có những ánh đèn măng sông sáng xanh rựcrỡ, nhấp nha nhấp nháy. Một quả pháo sáng thật vô duyên, tự nhiên lại len vào cái vùng sáng mỹ miều ấy bằng một đốm sáng vàng eỏ lả, ma quái, run rẩy, chấp chới.
Rồi bước đi trên bãi cát của xã Mỹ Thành. Bãi cát bao la ngời trắng. Phi lao, dừa mọc thành rừng trên bãi cát, ru gió vi vu. Thỉnh thoảng lại lội qua những vũng nước rộng. Bước chânđạp nước bắn tung toé, làm xáo động lên những đốm lân tinh sáng yếu ớt.
Qua khỏi Động Dương, đi chếch về phía tay phải một chút trên bãi cát, chúng tôi tiến ra sátbờ biển. Giờ đây tôi mới được gặp biển saubao năm mong đợi. Biển đón tôi bằng tiếng sóng ì ầm. Trong ánh sáng sao, tôi nhìn thấy lưỡi sóng trắng của biển liếm vào bờ cát. Tôi đi sát biển, muốn gửi trọn tấm tình tha thiết đốivới biển, nhìn biển không chán mắt. Mỗi con sóng chỉ như một cây gỗ lớn bị xô vào bờ, tới sát bờ bỗng biến thành một chiếc tên lửa trắng toát, phóng vụt theo bờ cát rồi tan biến đi, để lại những bọt trắng xóa tan xèo xèo trong cát. Biển gửi vào bờ cái dào dạt của lòng mình qua những đợt sóng bất tận. Biển cũng gửi ánh sáng của lòng mình qua những lưỡi sóng đó. Mỗi con sóng tạt vào bờ, lúc rút đi còn để lại những bọt sóng trắng có lốm đốm những ánh lân tinh. ánh lân tinh tưởng đã tan biến vào trong cát, khi gặp những bước chân đá thốc lên, lại bắn ra những đốm sáng xanh tinhnghịch. Tôi bước sát mép nước, mặc cho nước tạt ướt ống quần. Tôi kéo mạnh chân trên cát làm bung ra từ bộ mặt mịn màng ấy những đốm lân tinh. Tôi cúi vốc một hớp nước uống vào lòng.
Hôm nay, người con của núi rừng về gặp biển.Xin uống một hớp nước mặn mòi của biển. Xinmang vào tận đáy lòng tấm tình dào dạt, mãnhliệt đến hung tợn của biển. Ta muốn lòng tabao la như biển để chứa đựng được tất cả cái chiều sâu thăm thẳm, cái bề rộng mênh mông,cái dạt dào ầm ã của cuộc đời. Biển là sự ngưng đọng của đất trời, mưa nắng. Tất cảnhững gì tinh tuý nhất, ô uế nhất của vật chất đều dồn về đây, nhào trộn với nhau, tranhchấp với nhau, làm nên những sản phẩm vật chất kỳ diệu khác. Ta muốn tâm hồn ta cũng làsự ngưng đọng của cuộc đời, của con người và thiên nhiên, của những cái đẹp đẽ và xấu xa trong xã hội. Và ta muốn sóng của tâm hồnta sẽ nhào trộn chúng, đập tan chúng, kết tinhchúng thành những sản phẩm tinh thần cao thượng. Đó là ước mơ. Ước mơ chắc gì đã thực hiện được. Nhưng xin cứ ước mơ và nguyện sống theo ước mơ.
Thanh Bình - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy - và cô Năm - Chấp hành Huyện đoàn - đều nằm xoài trên cát. Năm là cô gái gầy gầy nhưng có nét hóm hỉnh, miệng cười rất tươi.Cô kể rằng hồi nhỏ đi học không có trườnglớp, mỗi trò một chiếc ghế đòn, tiện nhà nàovào nhà ấy ngồi nhờ thành lớp. Vào thời kỳkhó khăn, rất khan hiếm thực phẩm, khi ăn mắm cái, Năm và các bạn không rửa chén đũa, để đến bữa sau đổ nước vào khoắng cho có mùi tanh. Cứ thế cho đến khi nào bát đũa không còn chút mùi tanh nào nữa với dùng vào việc khác. Quả là bước trên cát chóng mỏi chân thật. Tôi và Kính vào một xóm chài trên biển. Xóm nhỏ nằm im lìm trên cát. Từ những ngôi nhà nhỏ hắt ra những ánh đèn dầu yếu ớt. Mọi người đang ngủ say. Một bà cụ dậy mời chúng tôi uống nước. Bên cạnh võng bà nằm là một nồi lớn bắc trên bếp đang sôi sùng sục. Củi phi lao cháy rất đượm. Bà cụ nói: đang nấu bánh tét, nhưng mới được một hồi lửa, chắc chưa chín. Bà lật lớp bánh ở trên, chọn lấy hai cặp đưa chúng tôi.
Vào thôn Tân Phụng (Mỹ Thọ) ngủ. Thôn này cũng nằm trên bãi cát ven biển, có những ngôi nhà xây bên những cây phi lao duyên dáng.
Ngày 22/6/1971
Về P.U (huyện uỷ). Lại đi trên bờ biển đónsóng gió dạt dào.
Sớm tinh mơ, trông biển như nhuộm một màu đen. Nhưng khi mặt trời đã lên, biển lại nhuộm một màu xanh biếc. Tôi muốn gửi cả tâm hồn vào lòng biển. Tôi nhào vào lòng biển mà lội bơi. Biển vồ vập ôm lấy tôi, vuốt ve tôi bằngbàn tay sóng dịu dàng. Tôi thả sức bơi lướttrên mặt biển, mặc cho nước biển mặn chát bắn vào mặt xót xọt.
Tôi vô ý để đôi dép gần mép nước, liền bị sóng cuốn đi một chiếc. Suýt nữa thì mất. Biển vô tư và nghiêm khắc lắm đấy, biển không tha thứ những anh ngờ nghệch đâu.
Cơ quan P. (huyện) nằm sát biển trong những hang đá nhỏ.
Ngồi ở “nhà” nhìn xuống biến, thấy những đốm trắng của sóng cứ nở hoa mãi và có những đoàn ghe máy của đồng bào đi làm cá dập dìu trên biển. Phong cảnh sẽ thật hòa bình nếu thỉnh thoảng không có một vài chiếc trực thăng, Mô - ranh bay lượn, tìm kiếm. Nơi này chúng đã từng rải xăng đốt trắng cả đá. Bây giờ những bọt xăng vàng vàng, xôm xốpcòn dính đầy các tảng đá.
Chiều, lại rời hang xuống bãi. Nước biển rút đi,nhưng còn luyến tiếc bãi bờ nên còn để lại một phần nhỏ cơ thể mình trên vũng cát, hục đá. Ở đó, tôm cá bị mắc kẹt, bơi loạn. Có con cá dài, bơi khoẻ, lao vọt qua bờ đá, sang vực bên kia.Có những con cá nhỏ mang mầu sắc xanh đỏsặc sỡ. Có những con giống loài cua nhưng chân rất dài và toàn thân biếc xanh, xen xọc vàng vàng, đo đỏ rất đẹp. Bầy còng mình mỏng, chân dài chạy xào xạo trên đá, rúc vào các ngách đá trốn người. Có những con ốc con mang cái vỏ mầu vân vân nhưng thân không giống ốc, có đầu, ngoe, càng hẳn hoi bò trên cát. Vết chân của chúng tạo thành nhữngđường dài hình chân rết trên cát, y như vếtbánh xe đạp tí hon vậy. Cứ thấy động là chúng thu mình vào vỏ, nằm im thin thít. Cô Lý - con anh Bình - chạy tung tăng trên bãi biển bắt nhum. Loài vật này thật kỳ lạ, trông như một trái cây lớn đen thui, gai tua tủa. Những cái gai ấy luôn động đậy, găm vào những gì chạm đến nó. Đập nát mình nó ra sẽ lấy được ruột, trông mầu hồng hồng, nhuyễn như một thứ bột nhào nước, ăn rất ngon.
Gần tối, chúng tôi ra làng ngủ. Về đêm, làngsáng nhấp nháy những ánh đèn. Những cô gái ngồi bên hè đan lưới. Sát ngay biển có một quán bán nước đá, nước cam. Cạnh đó là một quán hàng.
Chủ quán là một bà người béo tốt. Một đứanhỏ đọc bi bô bài thơ nào đó nói về giao thông của ta. Chúng tôi ngồi uống nước mát, đón gió biển mát, ngóng nhìn về phía biển Đề Gi với những ánh đèn măng sông xanh mát.
Ngày 23/ 6/1971
Bốn rưỡi sáng, trở dậy về cơ quan. Không nênở lại đây ban ngày, vì có thể hải thuyền sẽ mò đến. Thỉnh thoảng bọn ngụy cũng đưa bo bo đến bán xăng dầu cho đồng bào.
Lại tắm biển. Tôi yêu biển và không sợ biển.Tôi lao vào lòng biển, bơi mãi ra khơi xa.
Chiều nay trời ầm ì muốn làm giông. Mặt biểnxám lại theo mầu mây. Những con hải âu trắngloá vẫn bay chấp cha chấp chới.
Ngoài khơi không xa lắm có một chiếc tầu tuầntiễu trắng xóa và một chiếc hải thuyền chạy chậm chạp.
Ngày 24/6/1971
Hôm nay tôi buồn. Tôi nhìn biển thấy sóng cũng lặng lẽ, mênh mang. Tôi buồn vì tôi nghe tin một người con gái mới quen vừa bị địch bắt. Đó là Vân - PUV (Huyện ủy viên). Không hiểu tại sao mới gặp thôi, tôi đã có cảm tìnhđặc biệt với người con gái ấy. Vân có đôi mắt to vừa phải, tròn, sáng, hay nhìn thẳng. KhiVân gặp anh Xang, vồ vập thăm hỏi anh, thìcũng là lúc tôi gặp cô lần đầu, nhìn cô hoài mà cô không biết. Nghe giọng ấm mà vang của Vân, tôi thấy mến. Nhìn thái độ vồn vã của Vân, tôi nghĩ rằng cô là người giàu tình cảm, chân thực. Trong ánh đèn dầu mờ nhạt, tôithấy mắt Vân cứ lấp lánh sáng.
Lúc tạm biệt, tôi bắt tay Vân, bàn tay thật êm ấm. Tôi hỏi bao giờ Vân về, Vân trả lời:
- Ngày 23 em về, anh!
Cô ra đi, mặc chiếc áo mầu mỡ gà, xách cái túi ni lông mầu mận chín.
Tôi mong gặp lại Vân. Tôi dự định rồi sẽ nói chuyện với Vân nhiều, sẽ hỏi về quê hươngMỹ Hiệp của Vân, hỏi về công tác của Vân.Ngày 23 đã qua. Anh Bình nôn nóng bồn chồn.Tôi đau đáu trông đợi. Và hôm nay thì một chị mới thoát khỏi nhà giam báo tin Vân bị địch bắt trưa hôm qua. Tôi không muốn tin. Nhưngngười con gái xách túi ni lông mầu mận chínấy hiển nhiên là Vân rồi.
Anh lo cho em, Vân ơi! Kẻ thù chắc sẽ tra hỏi, hành hạ em. Anh mong em sẽ vượt qua tất cả để trở về yên lành.
Được cơ sở báo địch sẽ càn lớn ở vùng này. Toàn P.U chuẩn bị di chuyển, sẽ phải đi đêm. Tôi tranh thủ cột võng ngủ một chút.
Nghe anh em gọi, vội choàng dậy. Mắt nặng trĩu nhưng vẫn ráng mở to, mò mẫm trong lèn đá mà cuốn võng.
Mò trong đêm tối qua các tảng đá lớn màxuống bãi biển. Đoạn đường ngắn nhưng quá cheo leo nên đi thật căng. Xuống bãi biển, anh Bình nằm xoài trên bãi cát thở dốc. Anh đang đau, mấy ngày nay làm việc căng quá, thức đêm nhiều nên xuống sức ghê gớm. Hai bên má anh thịt teo đi, da nhăn lại, chảy xệ xuống.
Khi vào làng Tân Phụng, tôi gặp một đoàn người từ xa tới.
Nghe có người nói:”Cô Vân làm chi mà hối dữvậy”, tôi chợt giật mình. Nhưng cũng chẳng dám nghĩ rằng đó là người con gái tôi đang mong. Vân đang nằm trong tay quân địch kia mà. Nghĩ vậy và lại thấy buồn quá, thấy nhớ Vân quá! Tôi lặng lẽ bước vào một ngôi nhà, lại nghe có người gọi: “Vân vào đây”. Tôi vội nhìn ra cửa. Trong ánh sáng lờ mờ tôi nhận ra Vân. Đôi mắt của Vân trông chậm chạp và mệt mỏi. Anh em hỏi dồn dập:
- Sao nói bị bắt?
Vân trả lời:
- Bị nó bắt nhưng trốn về được.
Vân kể sơ qua chuyện mình, rồi cứ để quầnxắn ống chân như vậy mà nằm trên giường. Tôi muốn để Vân nghỉ, nhưng đến giờ hành quân rồi, đành phải gọi Vân đi. Vân vừa đi vừa kể chuyện mình bị bắt bằng cái giọng đầy căm phẫn. Bọn địch đã đưa Vân vào trụ sở xã. Chúng lục soát khắp người Vân, bạt tai Vân. Buổi trưa, địch ngủ cả, khóa chặt cửa. Vân nghĩ: “nếu ở đây sẽ chết, vì bọn địch đã điện về xã”. Bọn ác ôn địa phương còn lạ gì Vân. Chúng đã từng nói với má: “Bà làm được đồng nào thì cho con Vân ăn đồng nấy để rồi nóchết. Thế nào nó cũng chết với bọn tui”. Thếlà Vân vạch rào chui ra - dù có vướng lựu đạn cũng cam lòng. Ra một lúc, nhớ đến cái nón -vì nón rất cần để người con gái che mắt địch - Vân trở vào lấy nón rồi vượt 5 lớp rào, chạy đi. May đón được xe Hon Đa, bảo anh lái xe phóng nhanh, vượt qua vùng địch kiểm soát.
Ngày 25/6/1971
3 giờ sáng lên đường. Đi trên động cát trắngmênh mông. Bước trên cát, mỏi nhừ cả chân. Trong đêm tối, động cát hiện lên trắng mờ mờ, thanh vắng. Gió thổi tràn lan, mát rượi. Nếu đi cùng Vân thì vui biết mấy. Tôi đang nghĩ về Vân thì Hoa - một cô gái cao cao - bỗng hỏi:
- Anh có biết chị Vân không?
- Có chứ, anh gặp chị ấy ở Mỹ Tài. Mà sao kia?
- Không, có sao đâu. Nhưng mà chị ấy hỏianh.
- Hỏi lúc nào?
- Hỏi hồi nãy, hỏi anh đâu.
Hoa trả lời rồi cười khúc khích. Tiếng cười gieo vào lòng tôi một niềm vui.
Hoa dẫn bọn tôi đi lạc, luẩn quẩn mãi giữađộng cát, đạp bừa cả vào gai xương rồng. Cuối cùng đi về phía Tây. Đi trên đường cái.
Sắp sáng rồi. Đã nhìn thấy mặt nhau lờ mờ.
Tôi ngồi nghỉ bên đường. Vân đi tới. Tôi nhìnVân, không biết Vân có thấy tôi không? Vân quay lại chỗ tôi ngồi, đứng im lặng.
Chúng tôi nhìn nhau trong ánh lê minh trong sạch.
- Vân ở lại đây à?
- Dạ, em ở lại xóm. Anh đi lên núi đi, không có sáng mất rồi, lỡ địch tới...
Vân đi một đoạn rồi dừng lại, đứng bên đường. Tôi dùng dằng chẳng muốn đi ngay. Rồi cũng phải dấn bước chân lên. Ở chiến trường, cuộc sống khắc nghiệt lắm, chẳng mấy khi chiều theo tình cảm con người. Thoắt gặp nhau, thoắt lại xa nhau.
Bắt đầu leo lên núi. Quả núi này nhỏ, khôngcao lắm và chỉ có cây nhỏ, thấp. Theo mộtdòng suối nhỏ mà đi lên. phải vất vả lắm mới leo lên được những hòn đá tảng to lớn. Đến lưng chừng núi, chúng tôi ngồi lại, nghỉ trênmột tảng đá lớn, nhìn xuống biển. Bình minh đang lên. phía chân trời rực lên ánh sáng màu hồng, xanh xen lẫn. Những đám mây đủ hình đủ vẻ, mầu sắc sặc sỡ lơ lửng ở đường chân trời, như luyến tiếc biển, không muốn bay cao lên.
Chỗ ở là một lòng suối cạn, nằm ở lưng chừng núi. Anh Bình lên gần tới nơi thì thở dốc rồi ngồi lại, vừa thở hổn hển, vừa rên. Cột võng tạm bợ bên các lèn đá hay dưới rừng cây non mà nghỉ. Sau đó anh Bình họp với một số cán bộ của ngành. Đau như vậy mà bắt tay vào việc, anh rất tỉnh táo, nói rất sôi nổi. Chiều, anh lại nằm rên, không ăn gì được.
Gần tối thì Vân lên.
Ngày 26/6/1971, thứ 7
Chiều nay, tôi được sống những giây phút êm dịu bên Vân. Vân sốt, phải ăn cháo, da vàng hẳn đi. Vân nằm trên võng. Tôi ngồi võng kề bên. Vân cởi mở kể cho tôi nghe chuyện gia đình, bản thân với giọng nhỏ nhẹ, êm ấm. Tôi ngồi nghe nhiều, nhìn nhiều và nói ít. Tôi luôn nhìn thẳng vào đôi mắt Vân, đôi mắt có hàng lông mày đen đậm, đôi mắt màu nâu trong sáng lạ lùng. Cứ nhìn vào đôi mắt trong sáng ấy là người ta phải nhủ mình hãy chân thật. Thỉnh thoảng Vân nhoẻn cười, hàm răng trắng bóng, trong trong như ngọc...
ăn cơm chiều xong, tôi soạn ba lô để xuống xã. Vân ngồi cạnh tôi, nhắc tôi những việc tôiquên. Vân bảo tôi đưa chiếc máy ghi âm choVân giữ, đừng mang theo, nặng. Tôi không muốn gửi Vân vì sợ nếu di chuyển, Vân lại phải mang vất vả. Lại chào tạm biệt Vân ra đi. Gần một chút lại xa, xa nhau nhiều hơn gần nhau, nhưng lúc nào cũng thấy như ở bên nhau.
Tới dự cuộc họp cuả P.U với các cán bộ chủ chốt các xã phía đông đường quốc lộ một. P.U phổ biến nghị quyết của X.U (Tỉnh uỷ) và bàn công tác thời gian tới. Trước mắt là phải tập trung sức chống càn. Đồng thời phải tiếp tụchoàn thành chỉ tiêu chưa hoàn thành. Vấn đề thu mua lương thực được đưa lên hàng đầu. Phải đẩy mạnh xây dựng thực lực, tổng giáp tề điệp. Cuộc họp kéo dài đến khuya. Đến vấn đề đưa số phòng vệ dân sự (quân tại chỗ) rã ngũ đi học tập phục vụ tiền tuyến, anh Hai (Bí thưmới của P.U) hỏi:
- Ông Khẩn, vấn đề này chỗ ông thế nào?
Một người đàn ông húi cua, tóc dựng, cất giọng rè rè:
- Báo cáo anh, đưa đi một số thôi chớ?
- tiếc gì mà không đưa đi hết.
- Có một số đau, đi sao nổi, một số yếu nữa.
- Hết đau thì đưa đi chứ đau mãi ne? Không hiểu sao mà ông thương chúng dữ vậy...
- Thương gì lũ nó, cứ đưa đi làm 15-20 ngày hay bao lâu cũng được, tôi thương gì!
- Ông muốn giữ chúng đấy, khi nào có lệnhhuy động dân công thì nhét vào cho đủ số chứ gì?
Khẩn lúng túng, im lặng. Chắc là anh bị đánhtrúng nọc. Anh Hai nói:
- Lôi thôi không đưa đi, nay mai nó càn, nó bắt đi hết là gay đấy.
- Cho nó lánh bất hợp pháp chớ.
- Thế mới chết. Cho nó lánh cùng chỗ, nó biết nơi ông Khẩn trốn, sau này nó phản lại, nó mới dắt lính đi cắt cổ ông Khẩn.
Cử toạ cười ầm. Anh Hai hỏi tiếp:
- Còn Mỹ Thọ?
Im lặng. anh hỏi lần nữa rồi rọi đèn pin vào một cái võng.
Người trên võng choàng dậy, ngồi thu lu. Đợi hỏi lần nữa, anh mới lè nhè:
- Nó rã ngũ liên miên!
- Là bao nhiêu chứ?
- Hiện có 7 thằng.
- 7 thằng mà liên miên?
- Đó là những thằng nhốt tập trung. Còn bọnđã về nhà thì liên miên.
- Tập trung lại rồi đưa lên huyện nghe!
- Có ngay, sớm mai mà các anh cho người dắt đi, tôi cũng tập trung đủ cho đi ngay.
Mãi 3 giờ sáng mới họp xong. Chia nhau đi về các xã. Tôi về xã Mỹ Lợi. Nhu - người xã Mỹ Thắng - là P.U.V phụ trách xã này. Anh húi cua, tóc đen, còn trẻ, sôi nổi. Chúng tôi đi trên tổng lộ một cách tự do, thoải mái. Cách đây ítlâu, nơi này còn đầy Mỹ. Nhu chỉ vào một gốc cây, nói:
- Hồi ấy, lũ con gái tới đây bán cô ca. Bọn Mỹ đến chơi bời hôn hít. Lũ tôi ngồi trên núi kia, tức muốn nổ con mắt.
Ngày 27/6/1971
Đường thỉnh thoảng bị xẻ ngang để chặn giao thông của địch, chúng tôi phải đi vòng. Tới Mỹ Lợi thì trời vừa sáng. Nhu bảo tôi cùng Sâm đilên Phú Ninh, trưa về họp. Sâm dắt xe đạpchở tôi đi.
Con đường bằng phẳng, xe chạy bon bon. Có những ngôi nhà gạch rải rác hai bên đường. Nhiều người gánh dừa, heo lên chợ bán. Một cô gái mặc áo hồng, khoác súng Tôm xông, đội mũ tai bèo đi cùng chiều chúng tôi, nhoẻn cười ngượng nghịu. Lên đây không gặp Việt, Lâm lại chở tôi về. Buồn ngủ quá. Nằm dài trên phản ngủ một tí.
Anh em gọi dậy ăn cơm. Rồi lại chợp mắt một chút. Đang mơ màng thì một cậu bé tới gọi: “mời anh qua họp.” Lại bật dậy đi. Một giờ trưa, lại lên Phú Ninh. Đi với anh Sinh - an ninh huyện - và Việt - tự quản thôn. Hai anh trạc 30 tuổi, đều cao và đen. Đi trên tổng lộ, hai anh kể chuyện địa phương rất sôi nổi. Việt chỉ vào một khu đất có mấy ngôi nhà gạch, nói:
- Chốt Phú Ninh đấy!
Tôi không thể ngờ rằng trước kia, nơi đây lạilà đồn địch. Giờ nó chỉ là một bãi cỏ mấp mô. Hai, ba ngôi nhà nằm trống rỗng. Đồn bốt bị san bằng, khó mà nhận ra dấu vết. Việt chỉ dẫn:
- Kia là lô cốt.
Tôi nhìn, chỉ thấy một nền đất lởm chởm khôkhốc. Anh lại chỉ vào một khung nhà vuông vuông và nói:
- Trước cũng là lô cốt - nó cao tới mái nhà kia. Chúng đặt đại liên trên đó bắn ra được bốn phía.
Có những cuộn dây thép gai bùng nhùng nằm lăn lóc khắp bãi.
Việt nói rằng trước đây nó được chất thành hàng rào cao tới đầu người, nhân dân đã phá đi, đem về rào làng chiến đấu.
Dừa vẫn xanh khắp nơi. Những cây dừa thân còn lỗ chỗ vết đạn, song lá vẫn xanh và tráivẫn lúc lỉu đeo quanh thân. Việt bảo một cậuthanh niên lên hái 3 trái xuống uống. Dừa thậtlớn, mỗi trái đổ ra được gần một bi đông nước. Gặp một người đàn ông trạc 40 tuổi, gầy gầy, có chòm râu dê lưa thưa đỏ như lông bò, có đôi mắt một mí sắc sảo, Việt hỏi:
- Sao, anh đã chuẩn bị đi chưa?
- Dạ xin thưa với anh, vợ tôi nó chạy ra biển, giờ không có ai ở nhà nên tôi báo cáo anh xin tạm hoãn.
- Không được. Anh làm cho chính quyền địch, nay chính quyền cách mạng cho đi học để cải tạo thì phải đi. Thôi, về lấy gạo, tiền rồi lên đây chờ tôi.
- Dạ!
- Mà rồi lên ngay, chớ đừng bày chạy theođịch!
- Không đâu ạ, nếu chạy thì chạy lâu rồi. Giờ cố gắng ở với cách mạng thôi.
Việt cho biết gã kia là trưởng thôn tề Phú Ninh. Khi giải phóng, gã nằm im, mãi sau ta mới phát hiện ra, nay mới đưa đi học tập. Lát sau thấy hắn xách một túi Đại Hàn tới - chắc là gạo ởtrong.
Vào một ngôi nhà gạch, ngồi uống nước trà. Ngôi nhà lỗ chỗ vết đạn, trong có bày một quầy hàng xén, một ít chai cam, bia. Việt vẫn say sưa kể chuyện địa phương. Đôi mắt anh có lòng trắng hơi vằn đỏ, trông rừng rực như hai hòn than hồng. Anh cười cười:
- Tôi đi 2 năm thì vợ tôi cũng đi ngủ đồn hai năm.
Tôi chưa hiểu ý anh thì Ninh giải thích:
- Vợ con cán bộ khổ vậy đó, luôn bị địch bắt tra khảo, hạch sách.
Việt tiếp:
- Trận cuối cùng vợ tôi bị đánh cũng là trận đau nhất. Bữa tối, tôi về tổ chức mít tinh ở địa phương. Hôm sau, bọn địch đến bắt vợ tôi: “Sao, hôm qua chồng mày làm gì?”. Rồi chúng đấm đá, bạt tai.
Vợ tôi ngã chết giấc, chúng cột dây kéo xềnhxệch lên đồn. Người sống mà chúng kéo như một xác chết. Đến tối chúng mới thả ra.
Sinh nói rằng vợ anh cũng bị địch đánh nhưvậy, nay đau ốm luôn, không làm được gì mấy.
Việt chỉ cho tôi xem từng bụi cây, ngôi nhà mà các anh diệt ác ôn.
Một thanh niên vác khẩu các bin vào hỏi:
- Đi diệt mít không?
Tất cả kéo tới nhà cậu ta ăn mít chín. Ngôi nhà gỗ lợp tranh khá đẹp, có tủ kính, giường gỗ. Nhà treo một quyển lịch của địch.
Việt bảo:
- Cái này cũng là di tích của địch, đốt đi nhé!
Cậu thanh niên gỡ cuốn lịch xuống.
Tôi hỏi:
- Khu vực này bị đốt phá nhiều không?
Việt trả lời:
- Có nhà bị đốt ba lần, có nhà không bị đốt. Có một khu nhà bọn tôi gọi là khu Trung Quốc vì ở đó toàn nhà xây, dân lại đông.
Ra đường gặp mấy du kích vác trung liên, cácbin đi lên. họ đều rất trẻ, khoẻ. Việt cho biết số này mới vào du kích. Du kích cũ chỉ có 2 người, nay đều là cán bộ xã đội.
Có những phụ nữ gánh những gánh cá với những con to bằng bắp chân tất tả đi về phíachợ Bình Dương.
Mấy đứa nhỏ rượt bắn nhau bằng những ống phốc. Đài Giải phóng đang truyền đi buổi phát thanh dân ca nhạc cổ.
Phía cánh đồng, đồng bào đang nhộn nhịp cày bừa.
Chiều, Sinh đưa tôi lại nhà một bà già. Bàngười gầy còm nhưng rất hoạt bát. Bà bỏ dởcông việc đang làm ngoài vườn, chạy vào vồn vã:
- Vô nhà, vô nhà. Ăn gì chưa? Lấy chuối ăn rồi chặt dừa nạo uống.
Bà đưa ra một nải chuối chín. Khi tôi hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, bà nói:
- Con trai tôi bị địch bắt đi Qui Nhơn, rồi theo cách mạng luôn. Con dâu tôi trót quan hệ với thằng Bảo an, mới bỏ đi rồi.
Bà chép miệng:
- Nghĩ tội lắm. Trước đây hắn cũng đóng gópcho cách mạng. Nhưng rồi bọn lính cứ lui tới o ép, tôi cũng không dám ngăn vì sợ chúng vu là cộng sản, bắn bỏ. Nên nó mới đến nỗi vậy. Các ảnh cũng không bắt tội gì, biểu cứ ở nhà đẻ. Nhưng nó nghĩ không tới, nó bỏ đi. Còn đứa con đầu của nó đây, tôi nuôi.
Bà tất tả đi mua rau muống về nấu cơm cho chúng tôi ăn. Đứa cháu gái bà chừng 10 tuổi thì thầm với bà:
- Hôm nay mít tinh, bà cho con mặc áo mới nghen!
Bà cười:
- Đi mít tinh chớ bộ đi coi hát đâu mà mặc áo mới?
Bà giục chúng tôi ăn cơm nhiều:
- Nói vậy chứ gạo có ăn, không phải mua đâu, ăn no đi.
Bà kể lại cái ngày nơi này còn bị kìm kẹp, địch kích quanh nhà bà miết và nhiều lần đánh đập bà vì cái tội chứa cộng sản. Bà rất hào hứng kể chuyện du kích diệt ác ôn: Tên ấp trưởng đang đứng sát gạo máy thì có 2 thanh niên vào đứng bên. Nó hỏi:
- Hai thằng này, giấy đâu?
Một thanh niên đứng chìa hông vỗ vỗ (bà lấytay vỗ vào hông):
- Giấy đây, ông cần xem hả?
Nói rồi rút ngay súng ra, nổ ba phát. Thằng ấp trưởng chạy một đoạn thì ngã gục. Mà anh ta giỏi thật, bắn rồi lại cầm súng quay quay, đi ra thản nhiên như không. Bọn Dân vệ, Bảo an đứng đầy quanh đó chứ ít đâu.
Tối, đồng bào họp mít tinh. Hai ngọn đèn dầuthắp sáng giữa sân. Từ đèo Nhông, địch câu pháo về Mỹ Thọ nổ ình ình liên tục.
Anh Việt nói rằng trước đây địch kẹp rất chặt,muốn đi đái cũng không dám ra ngoài. Nhớ những khi ấy mới thấy cái sung sướng được tự do như bây giờ.
Ngày 28/6/1971
Khoảng 3 giờ chiều, Việt đưa tôi qua Chánh Khoang. Đi qua một cánh đồng đất xốp, trắng như đất phù sa. Bà con nông dân làm nhộn nhịp khắp đồng. Những ông già đi sau đôi bò cày. Một cô gái mặc áo hồng đứng trên bừa gỗ cho đôi bò lôi đi, bừa tơi đất ra. Một số người bê thúng, vãi lúa trên đồng. Một số khác lúi húi nhổ đậu phộng. Vài con bê rảnh việc nhởn nhơ gặm cỏ, thỉnh thoảng ngửa mặt lên trờirống lên một tiếng trầm hùng. Phía bên kia đồng là những hàng dừa cao xanh. Trên một bãi cát trắng có một ngôi nhà xây lợp mái tôn, trên nóc có sơn hình lá cờ ba que đã bị cạo nham nhở. Việt chỉ vào nơi đó:
- Đồn Phú Xuân đấy!
Tôi không thể nhận ra đâu là lô cốt, đâu là rào vi, vì tất cả đã bị san bằng thành một bãi cát trắng. Chỉ còn lại một số cuộn dây thép nằm lăn lóc đó đây.
Nhà của Việt nằm trên một bãi cát, dưới mộtcây dừa xơ xác.
Ngôi nhà lụp sụp, cột kèo, rui mè đều làmbằng những cây gỗ cháy dở đen thui, lợp ládừa. Vợ anh trạc 28 tuổi, dong dỏng cao, tráncao, trông có vẻ thông minh. Anh hỏi qua loachuyện gia đình rồi dẫn tôi đi.
Tới bên đầm Trà ổ. Những thửa ruộng trải ratận bìa đầm. Có những thửa ruộng mới cấy, cây lúa đâm lên tua tủa như những mũi chông. Có thửa xanh rờn mạ. Có thửa mới bừa xong, lấp loáng nước.
Người ta cột dây quanh bờ ruộng, kết những tua vải vào đó để vịt sợ, không vào phá lúa.Bầy vịt có lẽ lặn ngụp đã chán, đứng xếp hàng trên bờ, rỉa lông, rỉa cánh. Dừa mọc san sát trong xóm gần đó.
Có cây bị phình to ở đoạn thân gần ngọn. Việt giải thích rằng đó là do bị ảnh hưởng của chất độc hóa học, lá rụng đi, chồi cố mọc lên nhưng bị nghẹn. Đầm rộng mênh mông. Nước lặng lờ bàng bạc.
Bên những thửa ruộng ven đầm, đồng bào đang dùng gầu, dùng máy bơm tát nước. Có những cô gái đang lúi húi cấy lúa. Xóm này được mệnh danh là xóm Trung Quốc. Có lẽ vì dân ở đây giầu có và ít bị chà xát hơn nơi khác. Ở đây, dừa mọc chi chít, xanh mượt và ítmang vết thương bom đạn. Dưới bóng dừa là những ngôi nhà ngói đỏ tươi hoặc những ngôi nhà gỗ lợp tranh chắc chắn.
Chúng tôi vào thăm nhà ông Nghi. Ngôi nhà ngói 5 gian có bàn thờ, câu đối, tủ, bàn ghế.Phía trước là một cái sân xi măng lớn.
Trong nhà thắp đèn hương. Trên bàn bày hai chai rượu nhỏ và một số ly thủy tinh. Nhà hômnay có giỗ. Ông Nghi gọi con gái ra bầy biện thức ăn tiếp khách. Ông trạc 50 tuổi, có chòm râu lưa thưa, trán cao, tóc chải lật ra phía sau. Hơi có chút rượu vào, ông nói rất lớn, giọng sang sảng:
- Hôm nay, tôi lại chiến thắng một trận nữa,chiến thắng như đánh trận ấy.
Nguyên là đồng bào ở đây phải lên gần BìnhDương làm đồng.
Bọn ngụy quyền xã này chạy lên Bình Dương, cho lính ra bắt đồng bào cày theo phần ruộng địch cấp. Hồi trước, cách mạng chia cho đồng bào mỗi nhà chừng 5 - 6 khẩu ruộng. Khi “bình định cấp tốc” bọn địch chỉ cho mỗi nhà 1 - 2 khẩu, còn lại đem đấu giá hết. Nay chúng bỏ chạy cả, đồng bào lại làm theo phần ruộng ta cấp. Bác Nghi là người đầu tiên dám đánh bò ra cày. Có bữa địch sơ hở, bác mượn đôi bò nữa cùng đứa cháu gái đánh ra cày tuốt được ít giỏ giống. Bác cười:
- Thanh niên trai trẻ ra tiền tuyến, tui già, tui cũng ra tiền tuyến. Ủa, thiệt chứ, ra tiền tuyến chứ. Anh coi, ra ngay trước mũi súng thằngđịch mà cày, chuyện dỡn ne?
Bác còn kể tiếp chuyện đóng lương thực cho cách mạng:
- Năm nào nhà tui cũng đóng vượt hết. Nămngoái vượt 20 kg, năm nay cũng vượt 20 kg.
Buổi chập chiều, tiếng súng bỗng nổ ran lên ởphía Tây Bắc, cách xóm chừng 1 km. Du kíchlên đó gặp địch, hai bên nổ súng ran. Súngliên thanh nổ rèn rẹt. Súng M79 nổ ầm ầm.
Tới nhà anh Hạo. Cũng là nhà ngói đàng hoàng. Anh Hạo và ông Hồ thay nhau kể chuyền cày ruộng:
- Anh ra đó mà coi, mỗi buổi cả trăm đôi bò cày rợp đồng. Đồng rộng 4 - 5 chục mẫu, ít chi ne,vậy mà cày hết, không bỏ tấc nào.
Bọn địch bắt lên đồn, bắt người này có ngườikhác thay. Chúng tôi chuẩn bị sẵn rồi, cứ mỗiđôi bò có 2 - 3 người cày. Người này bị bắt có người kia ra cày thay. Lũ tôi nói với bọn chúng: “Các ông nói chuyện chưng hửngkhông. Các ông bỏ làng chạy tuốt luốt tận BìnhDương. Chúng tôi người Chánh Khoang, làm ruộng Chánh Khoang, mắc mớ gì các ông giữ. Có giỏi thì về giữ suốt ngày đêm, lũ tôi sẽ cày ruộng “Quốc gia” và còn tính tiền công trả các ông. Mà các ông có giữ nổi không chứ. ấp trưởng, ấp phó chạy tuốt luốt, phòng vệ dân sự bị tước vũ khí trọi, hiện còn phải học tập cải tạo, các ông có về giữ được không? Nếu không giữ được thì để bọn tôi làm, cách mạng họ không để yên những kẻ ngoan cố đâu.
Bọn lính giữ mấy ngày đầu, sau phát chán, phải để đồng bào làm. Tên Nông hội tỉnh nói chán ngán:
- Giành là giành dân. Dân không giành được thì thôi chứ giành đất làm gì!
Anh Hạo nói với Việt:
- Tôi cũng xin thưa với anh một chuyện. Ôngcảnh sát xã giờ ở Bình Dương, tôi thấy ôngcũng hiền lành. Ông không đánh ai một gậy nào, còn giúp đỡ đồng bào nữa. Cách mạng thấy ông có tội mà giết, tôi không dám can ngăn. Nhưng tôi chỉ xin là đừng mang đi xa giết mất xác, tội nghiệp.
Ông Hồ nói:
- Không ác mà làm cảnh sát. Không có tội mà chạy lên Bình Dương. Hắn mua chuộc mình đó thôi.
Anh Hạo chuyển qua chuyện khác:
- Còn thằng phòng vệ dân sự, tôi gặp nó, nó biểu đưa nó về, có được không?
Việt:
- Được chớ. Anh tìm cách đưa nó về nhen.Nếu mang theo súng về càng tốt. Nếu không mang cũng được.
Hạo suýt xoa:
- Chà, nó cũng là con nhà tập kết, trước cũng là du kích đấy.
Hồi nó bị địch bắt, nó không khai gì cả. Trời, lúc địch dẫn nó đi ngang nhà, tôi sợ té đái trong quần, vì tôi nuôi nó hoài, nó mà chỉ nhà thì mình chết. Nhưng nó đi ngang mà không ngó vô. Địch lấy đá đè lên bụng nó, nó biểu: “Có lấy trăm tảng đè lên, tui cũng không nói. Tui đi du kích, ăn cùng cùng hết. Nhà nào cho ăn thì ăn.
Cả thôn Chánh Khoang này cho tui ăn”. Sau đó địch bắt đi tù, rồi đưa vào phòng vệ dân sự.
Anh cười:
- Bữa các ông bắt cả bọn phòng vệ dân sự, sao lại để lọt nó. Nó biểu tức quá, các ông để lọt giờ đâm khó ra. Nếu bắt nó bữa đó, có phảisướng cho nó không.
Việt bảo:
- Ừ, trước nó tốt, nay nó muốn về mình, mình cũng cho về. Còn nếu như trước nó xấu, nay nó muốn về với mình, mình cũng đưa về.
Khoảng 9 giờ, một người đàn ông cụt bàn taytrái đến tìm Việt.
Mới giáp mặt, anh ta nổi nóng liền:
- Ông Việt, ông định bắt tui đi tù hả?
- Ai nói với anh vậy?
- Dân nói chớ ai. Anh nói: “thằng cụt làm bậy thì bắt thằng cụt đi tù ngay” phải không? có bắt đi tù thì bảo trước với, để tui chuẩn bị ít gạo, chút mắm, chớ nhà nghèo qúa, không có sẵn.
- Tại sao anh dám giải quyết cho dân ChánhKhoang sang làm ruộng ở Phú Ninh? Tôi nói ông làm thế không khéo thì đi tù đấy.
- Ruộng Phú Ninh không có người làm, tui chodân Chánh Khoang làm chớ sao. Mà họ làm thì họ gánh lúa đổ nhà họ, chớ không đổ gánhlớn, gánh nhỏ trước sân tui. Nhưng muốn bắt tù tui thì cứ bắt. Thằng Sanh này tham gia cách mạng hồi giờ, ra tù vào tội hoài rồi, khôngbiết sợ ngồi tù đâu. Chỉ có điều là muốn bắt thì biểu trước, để tui chuẩn bị gạo, mắm. Chứ nhà nghèo qúa, không có sẵn.
Hai người to tiếng với nhau mãi làm không gian căng như dây câu mảnh dòng cá lớn. Sau đó anh Sanh bỏ đi. Anh Sanh trước là cán bộnông hội xã, sau bất mãn điều gì đó, đã thôi việc.
Những ngày tiếp theo, tôi sang Mỹ Đức. Nơi này, đồng bào vừa bức rút đồn Gò Cớ. Tôi được sống trong một thực tế đầy tình người và sục sôi khí thế cách mạng. Bởi vậy, tôi viết được khá nhiều tin, bài. Bài về anh hùng Bùi Đức Sơn đã được ngoài Bắc sử dụng, riêng buổi phát thanh Quân đội nhân dân phát liền trong ba buổi. Bài Xã L buổi bình minh, Đi đòi đất và một số mẩu chuyện diệt ác, phá kìm, binh vận tôi gửi về Khu đều được đăng báo Cờ giải phóng và chuyển ra Bắc, phát nhiều lần trên đài Tiếng nói Việt Nam - chắc còn được đăng trên báo Nhân dân, Quân đội nhân dân.
Xã L buổi bình minh
Anh Việt, cán bộ thông tin xã kiêm trưởng bankhởi nghĩa thôn PN, chỉ về phía vườn dừa râmmát nằm sát con lộ, nói với tôi:
- Một trong bốn lớp học mới được mở, sau khi bức chốt PN, nằm ở đó anh ạ!
Theo hướng tay anh, tôi thấy một ngôi nhà rộng rãi được dựng kín đáo dưới những bóng dừa mát mẻ. Các em học sinh đang ríu rít tụ tập lại đó. Gặp chúng tôi, các em lễ phép chào:
- Thưa chú!
Nhìn những em trai, em gái nhỏ có, lớn có,xách túi vở, lọ mực trong những bàn tay xinhxắn, tôi thấy lòng tràn ngập niềm vui.
Việt cho biết, toàn xã mở được hai trường phổthông cho 250 em theo học. Các em đã trật tự ngồi vào lớp. Bàn ghế tuy đơn giản bằng năm ba miếng ván, vài khúc thân dừa, nhưng đượcxếp ngay ngắn, đủ chỗ cho ba chục em họcsinh ngồi thoải mái. Thầy Dũng bắt nhịp cho các em hát bài ca ngợi thiếu niên miền Nam. Tiếng hát các em vút lên cao giữa miền quê mới được giải phóng, nghe trong trẻo và ấm áp lạ lùng.
Rời lớp học, chúng tôi lại bước đi trên conđường cái lớn đã bị nhân dân chặt ra từngđoạn. Thỉnh thoảng chúng tôi phải vòng qua bên để tránh những đoạn hào sâu, hoặc những tuyến rào dây thép gai do nhân dân tạo ra nhằm ngăn cản giao thông địch. Khi đingang qua ngôi nhà gạch mốc meo, chúng tôi gặp một người đàn ông đang đứng tần ngần bên thềm. Gã chừng 40 tuổi, có chòm râu dê lưa thưa, đỏ quạch như lông bò. Việt hỏi:
- Sao, đã chuẩn bị đi chưa?
- Dạ, xin thưa với anh để tôi lấy thêm ít đồ đạc rồi lên liền.
- Được, mau lên!
Việt cho biết đó là tên tề trưởng thôn PN, bữa nay ta cho đi học tập.
Anh nói thêm:
- Bên cạnh việc xử trí những tên ác ôn ngoan cố, chúng tôi chú trọng giáo dục những kẻ lầm đường lạc lối.
Xế chiều, Việt đưa tôi qua thăm thôn CK. Chúng tôi bước đi giữa cánh đồng lúa bát ngát. Có những thửa ruộng đang thì con gái mơn mởn. Có những thửa ruộng mới cấy, cây lúa đâm lên tua tủa như những mũi chông. Có những thửa mới bừa xong, mặt ruộng láng bóng. Một cô gái mặc áo xanh lúi húi bên chiếcmáy bơm nước.
Lát sau, tiếng máy nổ rộn lên, vang động cảcánh đồng. Nước từ vòi bơm tuôn ra trắng xoá. Bên cạnh đó, có những bà má đang tát nước gàu giai xì xụp.
Qua khỏi cánh đồng, chúng tôi bước vào một vườn dừa rợp bóng. Chỉ vào những thân dừa bị phình to ở đoạn gần ngọn, Việt giải thích:
- Bọn địch rải chất độc hóa học, dừa trụi cả lá, nhưng rồi nó vẫn vươn lên xanh mượt như thách thức với quân giặc.
Tại thôn CK này, địch dùng mọi thủ đoạn tànbạo: rải chất độc, chụp bom pháo, đốt nhà, tànsát điển hình v.v... Nhưng chúng vẫn không thực hiện được chương trình “bình định” của chúng. Người dân CK đồng tâm ghì chặt từnggốc dừa, đào hầm nuôi cán bộ, đóng góp quỹđảm phụ kháng chiến và nổi dậy đấu tranh buộc địch phải bỏ đồn bốt tháo chạy. Sau khi buộc phải rút khỏi PN, địch lại xua một đại độiBảo an xuống CK, cố sống, cố chết dựng lạitrên nền đồn hoang tàn này những lô cốt, ràokẽm gai... Nhưng chúng đã bị đòn phủ đầu choáng váng. Ngay tối hôm đó, du kích luồn vào đồn, nổ súng diệt nhiều tên. Bên ngoài, đồng bào nổi trống mõ, thanh la rầm trời, làm cho bọn địch bạt vía, kinh hồn. Chúng ẩn vào xóm...
Đồng bào liền gồng gánh, lùa bò ra đồng đểcô lập chúng.
- Mấy chú muốn ở, cứ việc ở, bà con tui đi. Ở chung với mấy chú, cách mạng đánh vô, chết lây uổng mạng. Mấy chú coi đó, cách mạng đứng kín các gốc dừa kia.
Bọn địch lấc láo nhìn về phía vườn dừa, mặtđứa nào đứa nấy tái mét. Chiều đó, chúng chuồn thẳng. Một lần nữa, đồng bào lại tràn lên phá tan hoang đồn giặc, xóa đi mọi dấu tích bẩn thỉu của kẻ thù. Giờ đây, người dân CK đang ra sức xây dựng lực lượng, sẵn sàng đánh địch phản kích và đấu tranh quyết liệt với chúng để phát triển sản xuất. CK có một cánh đồng nằm sát BD - một vùng còn bị địch kìm kẹp. Hồi tiến hành “bình định”, bọn ngụy quyền xã trâng tráo tịch thu hết số ruộng mà cách mạng cấp cho nông dân đem đấu giá. Ngày nay, tuy phải cút khỏi CK, chúng vẫn tìm mọi cách chiếm đoạt số ruộng đó. Nhưng nhândân quyết không để cho chúng muốn làm gì thìlàm.
Gặp chúng tôi, ông Nghi nói sôi nổi:
- Bữa nay, tui lại thắng thằng địch một trậnnữa. Chỉ hai bữa nữa là tui gieo hết lúa.
Việt hỏi:
- Ở cánh đồng BD hả bác?
Bác gật đầu, chòm râu bác rung rung:
- Ừ, ở đấy. Thanh niên trai trẻ ra tiền tuyến, tui già, tui cũng ra tiền tuyến, thiệt đó. Anh coi, ra trước mũi súng thằng địch mà cày ruộng cách mạng, chuyện dỡn ne? Bữa đầu tụi lính nạt nộ: “Các ông phải làm theo phần ruộng Quốcgia quy định. Số ruộng của mấy ông đại diệnxã, ấp trưởng phải để lại, không ai được cày”.Tui trả lời: “Ruộng cách mạng cấp cho bà contui, bà con tui cứ cày.” Anh Hạo, một nông dân ngoài 30 tuổi, nói thêm:
- Thấy bà con tui cứ cày tràn lan, không kể ruộng của ấp trưởng, ấp phó nào hết, bọn nó liền xua quân bắt đồng bào vô đồn.
Bà con liền đấu tranh: “Các ông chạy tuốt luốtlên quận ăn hút, có ông nào làm việc cho dân đâu mà đòi hưởng ruộng. Lúc nào các ông về “bảo vệ an ninh” cho dân thì chúng tôi giao liền ruộng cho mấy ông cày. “ Để khỏi mất công, mất việc, bà con tổ chức vòng đổi công, vừa đấu tranh vừa sản xuất. Bọn địch đànhchịu thua. Đồng bào tiếp tục cày cấy.
Đồng bào hăng hái đóng góp tiền bạc, lương thực phục vụ kháng chiến. Đóng góp đến đâu, chuyển đi đến đấy. Chỉ trong ba hôm, bà con đóng góp và chuyển đi 10 tấn gạo.
Tới khuya, chúng tôi mới rời thôn CK. Trên các sân nhà, ánh đèn vẫn sáng tỏ, soi rõ khuôn mặt những cô gái đang cần mẫn xay giã. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại gặp những cô gái gánh những bao gạo hối hả đến kho.
Màn đêm đang dần dần tan đi. Xã L đứngtrước buổi bình minh rào rạt ánh hồng. Nhưng bình minh mới chỉ là sự bắt đầu của một ngàybận rộn với biết bao công việc cần phải giảiquyết. Trên cánh đồng CK, bà con đang nhộn nhịp gánh phân, cày bừa, gieo giống. Chú bò con nhởn nhơ gặp cỏ trên đồng, thỉnh thoảng ngửa mặt rống lên một tiếng trầm ấm vang khắp cánh đồng, chừng như muốn át đi tiếngsúng liên thanh đang ré lên từ phía CT. Trênđường, anh em du kích đang vác súng tiến vềấp, lên phòng tuyến chặn địch. Họ đều rất trẻ,có người mới cầm súng cách đây ít tuần lễ.Đôi mắt họ sáng long lanh trong ánh nắng buổisớm, chứa chan niềm tin tất thắng.
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội ngày 1/11/1971
Con yêu dấu của bố mẹ!
Nhân dịp thuận lợi, bố vội tranh thủ biên thưthăm con. Tuy lâu không nhận được thư của con, bố vẫn năng liên hệ với chỗ chị Sáu nêncũng thường xuyên được tin con vẫn mạnh khoẻ, công tác tiến bộ.
Chắc con cũng được tin về trận lụt vừa qua ở ngoài này. Dù trận lụt lớn chưa từng có, song dưới sự chăm sóc của Đảng và Chính phủ,nhân dân ta ở ngoài này đang mau chóng khắc phục hậu quả do nạn lụt gây ra, đồng thời tranh thủ và sử dụng tốt viện trợ của cácnước bạn. Gia đình ta bình yên, mạnh khoẻ.
Bố mới được tin trong đó có bão lớn gây nhiều thiệt hại cho nhân dân Trung bộ, kèm theo sự khủng bố dồn dân của giặc Mỹ, Thiệu. Bố đau xót với cái đau khổ của nhân dân trong đó, đồng thời nghĩ đến con, đứa con tiếp tục sự nghiệp cách mạng của bố. Chỗ con ở chắccũng bị ảnh hưởng của trận bão lớn. Thiệt hạicó nhiều không con? Bố cũng thấy lo cho convà các bạn, song bố tin ở tinh thần cảnh giác, kinh nghiệm đấu tranh của con và của cácbạn, những cán bộ đã được rèn luyện trong đấu tranh chống địch, chống thiên tai.
Ở ngoài này, sinh viên các trường Đại học đang về các nơi bị lụt, tham gia lao động, khắcphục mọi hậu quả do lụt gây ra. Khó khăn có nhiều, nhưng đời sống được ổn định. Giá cáchàng tiêu dùng được hạ dần, đời sống cán bộviên chức ngày được nâng cao.
Bây giờ bố nói chuyện gia đình ta để con rõ. Cái mới nhất là em Việt đã đi bộ đội. Em tòng quân với tinh thần hồn nhiên, phấn khởi.
Em vào đơn vị Công an vũ trang và đang học tập ở một địa điểm gần Hà Nội. Em mới viết thư về, rất vui vẻ, an tâm, phấn khởi, khỏe mạnh.
Em Phúc ở Liên Xô cũng mới biên thư về, em vẫn mạnh khoẻ, còn thực tập một năm nữa thì xong. Em thực tập về ngành điện ở một tỉnh xa xôi, cách Mạc tư khoa hàng nghìn cây số.
Anh Đức từ khi tốt nghiệp ở CHDC Đức vềvẫn công tác ở ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước ở Hà Nội. Anh vẫn khỏe mạnh và đang thu xếp cưới vợ.
Em Ngọc vẫn học lớp phổ thông chuyên ngoại ngữ của Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội. Em học lớp 10 và học tiếng Anh. Tổng kết năm học lớp 9 vừa qua, em đạt kết quả là học sinh tiên tiến, đoàn viên tiên tiến, ngoạingữ tiên tiến. Em là một trong 2 học sinh giỏi tiếng Anh của lớp.
Em Diệp đang học lớp 8 trường Trưng Vương Đống Đa, nơi con học PT3 trước kia. Em học khá, nhanh nhẹn, thông minh, năm vừa qua đỗ lớp 7 vào loại khá, được miễn thi vào lớp 8.
Em Lan năm nay học lớp 5. Em chóng lớn,khỏe mạnh, theo bố nhận xét, trong số 8 anhem, Lan là thông minh nhất, học giỏi toàn diện,nhất là văn và toán, mà không mất nhiều thờigian học. Đi học về, ăn cơm xong, lại lấy bèo nuôi lợn, nấu cơm, đi chợ, rất đảm đang.
Năm ngoái thì Diệp giúp mẹ, đảm đang công việc gia đình.
Năm nay Diệp đi học xa, Lan thay chị giúp mẹ mọi việc.
Còn em Thủy vẫn gầy còm, ngoan, hiền, năm ngoái học yếu, suýt bị lưu ban. Gia đình động viên, cho em học thêm dịp hè, năm nay đã lênlớp 4, và từ học sinh yếu đã vươn lên học sinh tiên tiến.
Thuỷ cũng đã tham gia nấu cơm, giúp đỡ mẹ.
Mẹ con vẫn công tác ở Trường như cũ. Ngoàicông tác chuyên môn và làm tốt nhiệm vụ củamột đảng viên, mẹ con quán xuyến mọi công việc trong gia đình, lại chăm sóc thêm vườn rau và nuôi 2 con lợn (một con gần 40kg, một con trên 20kg), nên thường xuyên bận rộn.
Bố lên công tác ở Bộ Đại học đã hơn một năm, phụ trách công tác ngoại ngữ của toàn ngành Đại học. Với tuổi đã luống, công tác của bố hiện nay rất thích hợp, có điều kiện vận dụng kinh nghiệm 10 năm lãnh đạo trường Ngoại ngữ để giúp Bộ lãnh đạo ngoại ngữ cho ngành. Bố được thảnh thơi hơn trước, đi sâu vào nghiệp vụ, đỡ ốm yếu hơn truớc, ngoài ra lương và phụ cấp được tăng thêm, nên tuy tuổi nhiều hơn, song thể lực và tinh thần khá hơn trước.
Ngày thường, bố, anh Đức và em Ngọc đều ởHà Nội, ở nhà (trường Đại học Ngoại ngữ).
Con ở trong đó công tác và sinh hoạt thế nào? Bố tin rằng con công tác tốt, nhất là lại là một đảng viên trẻ tuổi.
Từ khi anh Phò đưa thư và quà của con ra đến nay, bố mẹ chưa nhận được thêm thư nào của con cả. Mẹ con hàng ngày nhắc đến con. Các em con cũng thường hỏi thăm tin anhLong của chúng nó.
Chúng nó thương anh Long của chúng nó sống trong gian khổ khó khăn, song tự hào có người anh đang tham gia tiến hành cách mạng ở tiền tuyến. Có lần em Lan nói anh Long của nó sống cuộc sống sôi nổi và đầy ý nghĩa.
Cô Chung, chú Phương, các em Tiến, Quang, Chiêu, Cụ, các bà, cô cậu Hiếu và các em trên nhà vẫn được bình yên, mạnh khoẻ.
Mọi người mong tin con, và mong ngày gặp mặt, sum họp gia đình đông đủ trong không khí chiến thắng của toàn dân.
Chúc con mạnh khoẻ, đạt nhiều kết quả trong công tác.
Bố của con
Phạm Đức Hóa
Vụ các trường đại học Bộ Đại học và THCN
TB:
Con liên lạc với gia đình vẫn ở địa chỉ cũ, chỗ ở của gia đình: Trường Đại học Ngoại ngữ -Thanh Xuân - Hà nội.
TIN ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT
Ngày 26/11 /1971
X ã Y (bình định) nổi dậy
(Bài của Việt Long, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tại Bình Định)
Hà Nội (26-11 -71 VNTTX) “Tình hình Bình Định từ 3 năm nay vẫn là một chiến luỹ của Cộng sản (chỉ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) bây giờ tình hình ở tỉnh này vẫn tồi tệ như bất cứ lúc nào trước đây.
Nó được xếp hàng thứ 44 trong số 44 tỉnh(của Miền Nam Việt Nam) đứng về mức độ “bình định” mà nói.
Sự kém cỏi của chính quyền và quân đội địaphương (nguỵ) khiến cho các đơn vị Việt Cộng tha hồ tung hoành ở nông thôn đầy rẫy những người có cảm tình với Cộng sản”.
(Báo Mỹ , Diễn đàn thông tin quốc tế, số ra ngày 18 và 19-9-1971).
* * *
Đồn giặc co rúm lại trước sức đấu tranh, vâyép của đồng bào xã Y (tỉnh Bình Định). Nhữngphát súng bắn tỉa ác hiểm của du kích, nhữngđợt đấu tranh quyết liệt của nhân dân chẳng khác nào những trận bão biển dữ dội tràn vào đồn. Bọn địch vô cùng khiếp sợ trước những bước chân rầm rập của hàng ngàn người nổi dậy vây đồn. Từ các hướng, đồng bào mang theo gậy, dây, mõ tiến thẳng vào đồn địch.Bọn địch hoảng hốt bắn vãi đạn ra phía trước,nhưng không thể nào ngăn chặn được đoàn người đã vùng lên, cương quyết đấu tranh chống lại mọi sự đàn áp, khủng bố của địch. Từ trong các cánh quân, không một ai chùnbước, đồng bào vẫn lao lên, hô lớn:
- Không được bắn bừa bãi!
Các cánh quân như những dòng sông lớn cuồn cuộn đổ về một biển.
Những tràng pháo từ xa câu đến nổ chát chúa,những quả mù cay từ trong đồn phóng ra tớitấp, tung khói lên mù mịt. Những cơn gió namthổi thốc từng hồi lùa hơi cay vào đoàn người,khiến ai nấy nghẹt thở. Mọi người vội lấy khănướt ra, bịt chặt miệng, mũi, băng mình chạy qua những đám khói bụi, vượt lên đầu gió. Các cánh quân nhập lại thành một khối trên bãi cát trước cửa đồn, bừng bừng khí thế.
Giữa lúc ấy, trên trời có hai chiếc máy bay bay tới. Chiếc trực thăng phành phạch bay tít trêncao, chiếc tàu rà hai thân nhào lên, liệng xuống, quần đảo vòng quanh, quăng mù cay tới tấp xuống đoàn quân đấu tranh. Đồng bào vẫn giữ vững đội ngũ, không một ai nhúcnhích. Bất lực trước khí thế nhân dân, hai chiếc máy bay chuồn thẳng.
Ba giờ chiều, tên trung úy Trưởng đồn mới chui ra khỏi lô cốt, nói chõ xuống:
- Giờ tôi xin trả lời đồng bào.
Đồng bào la:
- Xuống gần đây, ở đó xa quá, bà con không nghe thấy!
Nó mở một lớp rào lách ra. Một tên lính, lăm lăm khẩu súng AR15, bước theo nó.
- Không được, còn xa quá!
Tên trung úy đành mở thêm 3 lớp rào nữa, rồi đứng trước lớp rào thứ 5.
Chị Hai tấn công:
- Đến bây giờ mà lính các ông vẫn còn có thái độ xấu với bà con chúng tôi. Các ông chặn đường, cấm biển, bắn bừa bãi vô xóm làm chết người, sập nhà. Vậy các ông bảo vệ đồng bào ở chỗ nào?
Tên trung tuý lúng túng chống chế và yêu cầuđồng bào trở về.
Chị Hai nghiêm giọng:
- Chúng tôi tới đây là thực hiện mệnh lệnhkhởi nghĩa của cách mạng, buộc các ông phải bỏ đồn này đi. Nếu các ông không đi, cách mạng sẽ về đánh, lúc ấy chớ có trách đồng bào.
Tên trung úy lải nhải:
- Chúng tôi sẽ đi thôi, chớ không ưng gì ở cái đồi này. Đồi này toàn sỏi với cát, báu lắm sao mà các bà đòi miết?
Chị Hai nói dứt khoát:
- Gò này chỉ sỏi với cát, nhưng là gò của nhân dân, các ông không có quyền chiếm giữ. Bởi vậy các ông phải rút lui, trả đất xã Y cho người xã Y.
Tên trung úy phân trần:
- Chúng tôi không thiết gì ở đây, nhưng khinào có lệnh trên, chúng tôi mới rút được. Nếuchúng tôi tự động đi, chỉ huy chúng tôi sẽ bắt bỏ tù hoặc đưa đi Căm - bốt!
Anh Năm hỏi nó:
- Các anh còn ở đây, chắc cách mạng khôngtha đâu. Vừa rồi cách mạng đánh vô cầu H,giết chết 30 tên Mỹ, các anh nghĩ sao?
Tên trung úy đáp:
- Mỹ người khác máu, Mỹ chết thây cha Mỹ.
Đồng bào liền nhao nhao:
- Hoan hô trung úy đồng tình với đồng bào!
- Đả đảo đế quốc Mỹ!
Tên trung úy và tên lính đứng trơ mặt ra trước những lời hô vang như sấm dậy. Anh Năm liền dấn tới:
- Đồng bào có đem theo một số truyền đơn, đề nghị các anh nhận.
Không đợi cho tên trung úy trả lời, khẩu hiệudồn đến tới tấp.
Tên trung úy đưa cả 2 tay ra đón. Một chục, rồi một trăm, hai trăm, năm bảy trăm...
Ôm cả một ôm truyền đơn khẩu hiệu, tên trungúy nói:
- Thưa đồng bào, anh em chúng tôi nhận truyền đơn, khẩu hiệu rồi, mốt sẽ trả lời đồng bào. Bây giờ yêu cầu đồng bào trở về để chúng tôi suy nghĩ thêm.
Cụ Bảy đáp:
- Được, vậy bà con về, mốt lại lên nghe trung úy trả lời.
Khi đoàn người đã tỏa về các xóm ngõ, binhlính đồn X mới thở phào nhẹ nhõm. Suốt bốnngày nay bị vây riết trong đồn, không có cơmăn, nước uống, chúng mệt mỏi, bơ phờ. Nghe tiếng trực thăng lại gần, chúng ùa cả ra sân chờ đợi. Chiếc máy bay lượn vòng quanh đồn, đứng lại giữa sân, thả xuống hai thùng nước.
Cả năm, sáu mươi thằng xô nhau chạy tới, múc nước uống ừng ực. Chỉ một loáng, hai thùng nước cạn khô. Chưa đã khát, đợi đồng bào về hết, chúng ùa xuống xóm nhà gần đấy vục gáo vào các chum nước uống lấy uống để.
Ngày thứ 5 và thứ 6 của cuộc đấu tranh, theo kế hoạch, chỉ có một số cụ già lên đồn giục bọn chỉ huy đồn trả lời theo như tên trung úy đã hứa. Tên trung úy đề nghị gặp đại biểu cách mạng để thương lượng.
Và cuộc thương lượng diễn ra ở một căn nhàlá đơn sơ nằm gần đồn X.
Anh Ba, đại biểu chính quyền xã Y, đã chờsẵn, bắt tay hắn, mời hắn ngồi xuống chiếc ghế ngựa kê ngay ngắn giữa nhà.
Anh Ba đi thẳng vào vấn đề. Sau khi nêu rõ những thắng lợi to lớn của cách mạng ởđường 9 Nam Lào, ở toàn miền Nam và ngaytại địa phương, anh Ba nói:
- Chúng tôi tới đây nhằm thực hiện chính sáchnhân đạo của Mặt trận. Biết các bạn là ngườicó suy nghĩ, chúng tôi bàn với các bạn mấyvấn đề sau đây. Một là các bạn liên hiệp hành động với cách mạng, quay súng diệt ác ôn,chúng tôi sẽ giúp đỡ, cách mạng sẽ khen thưởng cho đơn vị, cá nhân có thành tích. Hai là các bạn đầu hàng, các bạn sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của Mặt trận. Ba là các bạn rút đi, giao đồn X cho nhân dân xã Y,cách mạng sẽ ra lệnh cho các lực lượng vũtrang không tấn công vào các bạn, nhân dân sẽ giúp đỡ các bạn rút đi an toàn.
Tên trung úy suy nghĩ và nói:
- Chúng tôi sẽ rút khỏi nơi này. Nhưng thờigian rút do chúng tôi quyết định.
Anh Ba nhấn mạnh:
- Các anh nên nhớ, những yêu cầu trên làmệnh lệnh khởi nghĩa. Đã là mệnh lệnh thì phải thực hiện cấp bách. Các anh phải rút khỏi đồn này ngay.
Tên trung úy khăng khăng:
- Thời gian do chúng tôi định đoạt, không thểthực hiện cấp bách được.
Anh Ba mỉm cười:
- Các anh định kéo dài thời gian, hòng chờquân tiếp viện? Tôi cho các anh rõ: Tất cả các con đường từ đồn này đi các đồn lân cận đều bị du kích cắt đứt. Mặt khác, những đồn đó cũng đang bị nhân dân vây ép. Chúng tôi cũng đã bố trí sẵn thế trận bẻ gẫy chiến thuật trực thăng vận của các anh. Các anh càng kéo dài thời gian, càng nguy hiểm.
Tên trung úy ngồi câm lặng, mặt thừ ra. Látsau nó mới nói:
- Chúng tôi sẽ rút, nhưng sẽ có đại đội khác đến thay, chứ không bỏ đồn này đâu.
Anh Ba đứng dậy:
- Được, trách nhiệm của anh là phải rút đi nơi khác, các anh cứ rút. Còn đại đội nào đến, chúng tôi sẽ có cách xử sự thích đáng.
* * *
Ba ngày tiếp theo, đồng bào xã Y lại kéo lên vây ép đồn X, lần này đồng bào tổ chức cả đội quân hậu cần lo cơm nước cho những người đấu tranh. Bà con ăn, ngủ ngay trên bãi cát trước cửa đồn.
Ngày, bà con hô khẩu hiệu, nêu yêu sách. Đêm, bà con lại ca hát binh vận. Trong khi đó,du kích liên tục bắn tỉa, diệt nhiều tên. Đồn X căng thẳng, ngột ngạt. Quan thầy chúng vội vàng cho đổ xuống xã Y một tiểu đoàn “Cộng hoà” hòng hà hơi cho chúng. Nghe tiếng trực thăng rầm rĩ trên bầu trời, bọn lính trong đồn chen nhau thò cổ ra khỏi lô cốt, ngóng đợi. Mấy chiếc HU1A định xà xuống quả đồi N liền bị những luồng đạn rất căng của du kích hất ngược lên. Một chiếc trúng đạn rơi cắm đầu xuống chân quả đồi. Những chiếc khác chuồnthẳng. Bọn bộ binh từ chân đồi tràn lên cũng bị du kích xã Y, bộ đội địa phương huyện K đánh cho tơi tả. Hơn chục thằng ngã gục tại chỗ. Số còn lại vội ôm đầu tháo chạy. Những con mắt trong đồn X xụp xuống. Qua điện đài, ban chỉ huy đồn X rên rỉ với cấp trên của chúng: “Suốt 9 ngày nay chúng tôi đói cơm, khát nước, căng thẳng. Chúng tôi không chịu nổi nữa!”. Thấy binh sĩ đồn X đã hoang mang đến cực độ, bọn chỉ huy của chúng đành phải cho máy bay lên thẳng tới chở chúng đi và thay vào đó một đại đội Bảo an khác. Hòng trấn áp quần chúng, ngay từ đầu đại đội này đã tỏ ra hung hăng, tàn bạo. Chúng bắn cối bừa bãi ra những vùng xung quanh.
Bà cụ N lượm một rổ mảnh đạn, mang lên đồn hỏi:
- Các ông bắn vô xóm, chết bà con tui thì sao? Các ông không nên bắn như vậy nữa!
Tên trung úy sừng sộ:
- Bà đem về đi. Bà mà đấu tranh, tôi đánh bà dập mình. Đại đội tôi không như đại đội trước đâu!
Thái độ hung hăng đó của địch không làm chongười xã Y chùn bước. Du kích xã, thôn tậptrung lại đào công sự sát đồn, bắn tỉa liên tục làm bọn địch vô cùng căng thẳng. Chúng không dám ra khỏi lô cốt.
Càng hoảng sợ, chúng càng điên cuồng bắn như vãi đạn ra chặn đội quân đấu tranh lại. Tình thế trở nên giằng co quyết liệt. Qua một ngày, đồng bào họp rút kinh nghiệm, bàn biện pháp sắp tới.
Đêm ấy, du kích thôn, xã và những người tíchcực nhất trong đội quân đấu tranh họp nhau ởthôn P. Trong ánh đèn dầu, bà con đứng nghiêm trang ôn lại những ngày giặc gây đau thương, tang tóc trên quê hương và truyền thống đấu tranh bất khuất của người dân xã Y. Khi tiến hành “bình định cấp tốc”, hàng trămtên Mỹ ngụy tràn vào các thôn H, T, P kéo từng người dân vào khu tập trung.
Nhưng không một ai chịu rời khỏi mảnh đất màmình đã sinh sống bấy lâu. Điển hình như bàSáu dù bị địch đánh đập, gài mìn trên mái nhà dọa bấm nổ, vẫn không chịu ra khỏi nhà. Giờ đây, ngôi nhà ấy vẫn nằm ngạo nghễ ngay bên đường cái lớn, mang tư thế hiên ngang củangười xã Y. Tội ác của địch còn hằn sâu trên từng thân dừa, chòm dương, trên cơ thể mỗingười dân xã Y.
Hai vợ chồng anh T bị pháo Mỹ bắn chết,người con lớn của anh cũng bị Mỹ giết. Ba con thơ của anh phải chịu cảnh mồ côi nheo nhóc. Lòng người nén lại, đau xót. Ai nấy nhìn lên chiếc khăn tang lớn treo phía trước hứa hẹn:”Quyết tâm trả thù, quyết tâm diệt chốt”. Từng du kích lên nhận những mảnh khăn tang trắng, nhận trách nhiệm của đồng bào giao: vây ép, bắn tỉa liên tục, không kể đêm ngày, mưa nắng.
Ngay sau đêm phát động căm thù, du kích xã,thôn khoác súng lên đồi cao ép địch. Đồng bào các thôn cũng sẵn sàng đội ngũ, chuẩn bị kế hoạch tiến công mới. Đồn X vẫn dương những họng súng đen ngòm ra sẵn sàng nhả đạn vào những ai dám tới gần. Tụi lính núp mình sau những công sự, dương những cặpmắt diều hâu soi mói nhìn vào xóm A, một xóm nằm cách đồn chưa đầy 10 mét. Một thằnglính bỗng hoảng hốt thét lớn:
- Cháy nhà bay ơi!
Từ xóm A, tiếng la cũng rộn lên:
- Cháy nhà, cháy nhà bà con ơi!
Ngọn lửa phụt lên từ nhà chị Tám mỗi lúc một bốc cao. Đồng bào cầm dao, mác chạy rầmrập lên gò.
Trong phút chốc, hàng trăm người đã áp sát đồn. Bà con vừa la, vừa hốt rơm bỏ vào nhàcho ngọn lửa bùng lên hừng hực.
- Cháy nhà bà con ơi!
Tiếng báo động vang xa, vọng tới các thôn phía tây. Lập tức, gần 2.000 người trong các thôn đó vác giáo mác, gậy gộc ùa ra đường, tràn lên gò X. Bọn lính đóng cửa đồn, bất lực nhìn đoàn người tràn tới như triều dâng thác đổ. Bà cụ Chín lao tới trước lô cốt, vác gậy đập vào hàng rào, la:
- Quân đội nào quân đội ơi, Quốc gia ơi Quốc gia, tại sao đốt nhà của cháu tui? Mấy ông bảo vệ cho dân ở chỗ nào, tại sao thấy nhà dân cháy mà ngồi đó ngó xuống.
Một thằng lính đáp:
- Mấy bà tràn vô như nước lụt vậy, ai mà dám xuống, cộng sản lồng vô trong, lũ tui xuống lỡ họ bắt thì sao?
Thằng khác tiếp:
- Tôi biết, dân chúng xã Y này dữ lắm. Đương không mà đốt nhà để đấu tranh, miệng thì la, tay thì hốt rác bỏ vô, lúc này còn giỏi nói.
Đồng bào gặng lại:
- Bây giờ ai làm cháy nhà chưa biết, nhưngcác ông đóng ở đồn này, bảo vệ xã này mà để nhà cháy thì các ông phải bồi thường!
Tới 2 giờ chiều, tên trung úy ra nói:
- Bữa nay cộng sản bắn tỉa miết, hai bên bắn lộn nhau chưa biết đạn bên nào làm cháy nhà. Tôi hứa ít bữa nữa sẽ cho lính vô xóm cất lại nhà cho đồng bào. Bà con về đi!
- Không! chúng tôi không về. Các ông ở đâyđốt phá, đánh đập, bắn giết đồng bào, các ônghung dữ như cá mập, chúng tôi không chứa chấp các ông được. Các ông rút bỏ đồn này đi!
Đồng bào trả lời vậy và ngồi vây lấy đồn. Suốt mấy ngày sau đó, mặc trời mưa bão làm nhà sập, thuyền trôi, lưới mất, bà con vẫn trụ lại trước cửa đồn. Qua 3 ngày mưa tầm tã, đêm nay trời quang mây tạnh. ánh trăng non rọixuống đoàn người đang ngồi trên bãi cát vây đồn. Cô Mười đứng dậy nói:
- Giờ bà con mình ca này!
Đồng bào vỗ tay:
- Phải đó, ca hát lên đi.
Giọng Mười vút lên giữa không gian thanh trong:
- Về đi anh, về đi anh lính ngụy quyền ơi!
Sau tiếng ngân dài tha thiết, giọng Mười trầm xuống, ấm áp mà oán trách:
- Anh không thương xót đồng bào.
Giết người cùng giọt máu đào như anh.
Tội chi khoai sắn đang xanh Anh đi càn quéttan tành xác xơ.
Bọn lính lấp ló sau các lô cốt, rồi bò dần ra chiếc lô cốt ngoài cùng, ngồi vòng tay im lặng nghe.
Giọng Mười vẫn vang lên, giục giã, tha thiết:
- Súng thù quay lại đi anh.
Bắn quân cướp nước cứu mình anh ơi.
Mười dứt lời ca. Không gian lặng đi, gieo vàolòng những binh sĩ ngụy bao nỗi day dứt. Sóng biển vẫn xô bờ rào rạt như mang dư âmcủa lời ca “về đi anh, về đi anh lính ngụy quyền ơi”. Tiếp theo Mười, nhiều cô gái đứnglên hô bài chòi, hát những bài ca tố cáo tội ác của giặc Mỹ và tay sai, ca ngợi tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào và phụ nữ miền Nam. Tới những đoạn căm thù, đồng bào đồng thanh hô “đả đảo”. Tới những đoạn nêugương đấu tranh, đồng bào hô “hoan nghênh” vang trời. Đồng bào vừa hát hò, vừa hô khẩu hiệu, không để ý tới hàng bầy muỗi đói đang ùa vào hút máu mình. Tới 11 giờ khuya, bà con đứng dậy ra về. Tụi lính hỏi vọng ra:
- Sao không hát nữa?
- Mỏi rồi, về đi ngủ, để bộ đội vào nói chuyện với các ông.
Trong phút chốc, đoàn người tỏa về hết các xóm. Bà con về nhà, đứng tựa cửa nhìn về phía đồn X trông đợi. Ở đó, bọn địch hoảng sợrọi đèn pin loang loáng, bắn đại liên loạn xạ.Bỗng nhiên, một tiếng nổ vang lên, một luồng lửa xanh lè lao vút vào giữa đồn X, rồi nhữngtiếng nổ khác rộ lên theo hòa với tiếng sóngbiển ì ầm, khiến không gian rung chuyển. Những tia chớp, khói lửa liên tiếp bùng lên giữa khu đồn địch.
Buổi sáng, không gian trở lại yên tĩnh. Từ trênđồi N, đơn vị bộ đội địa phương huyện đã sẵn sàng bên những khẩu súng phòng không. Anh em mở máy PRC.25 nghe bọn địch trong đồn la lối:
- A-lô, a-lô, hồi hôm cộng sản tiến công, chúngtôi chết 2, bị thương 4. Đề nghị cho trực thăng tới gấp!
Im lặng một lúc, bỗng trong máy ré lên tiếngmột thằng ngụy kêu khóc:
- Trời ơi, cái cẳng tôi gãy rồi, đau quá, cứu tôi với!
Lát sau, có tiếng động cơ phành phạch bay đến. Trong máy vọng ra tiếng một thằng nguỵ:
- Chỉ chở một con thôi, chở một con thôi!
Chiếc trực thăng vè vè hạ xuống giữa sân đồn.Bỗng “tằng tằng tằng... ” - một loạt thượng liênnổ ròn rã, khiến chiếc máy bay giật mình vọtlên cao. Nó đảo một vòng rồi hạ xuống. Bọntrong đồn bắn đại liên loạn xạ ra mấy ngọn đồi xung quanh để yểm trợ chiếc máy bay, nhưngnó vẫn không dám xuống thấp. Sau đó, bọn trong đồn phải khiêng tên lính bị thương ra mé biển, lợi dụng ngọn đồi che khuất chắn đạn cho chiếc máy bay hạ xuống chở nó đi.
Ngày và đêm hôm sau, cuộc đấu tranh vẫn tiếp diễn. Hoảng sợ đến cao độ, bọn địch dùng tiếng súng để tự trấn an tinh thần.
Chúng bắn cối, đại liên, AR15... ra khắp xung quanh. Một quả cối nổ giữa thôn H, giết chết chị K. Lập tức, toàn thôn nổi trống mõ báo động.
- Lính bắn chết đồng bào, bà con ơi. Khiêngxác chết lên đồn.
Tiếng hò la dậy đất. Ai nấy quơ vội rựa, khiêng xác chị K lao lên gò. Địch đóng chặt cửa đồn không dám xuống. Đồng bào liền đứng tại đó, lấy thùng thiếc, thùng phi gõ hiệu lệnh báođộng. Từ trên đồi cao, tiếng kim khí bị đậpmạnh rung lên, vang tới khắp các thôn, kêu gọibà con tới hợp sức đấu tranh. Địch hoảng sợchạy tán loạn trong đồn. Khi ánh bình minh vừa dâng lên, hàng nghìn người đã tràn tới vây kín đồn X. Tiếng súng bắn tỉa của du kích nổ ròn rã, cổ vũ đoàn người xốc tới. Tiếng hôcủa hàng ngàn người vang vang như sấm dậy:
- Đả đảo bọn giết người!
- Xuống đây giải quyết mau, nếu không sẽ dỡrào!
Bọn lính rúc vào lô cốt, nói vọng ra:
- Thôi, đừng đánh báo động nữa, để tụi tôixuống.
Chị Hai nói lớn:
- Tại sao các ông nói đại đội trước đánh chết đồng bào, mấy ông không ác như vậy, mấyông bảo vệ đồng bào. Vậy đứa nào giết chị K. Trung úy phải xuống đây giải quyết. Phải đưathằng nào bắn súng ra cho nhân dân hỏi tội.
Chồng chị K dứ dứ cây rựa:
- Bay ỉ súng, giết người. Bay thử bỏ súngxuống đây, một mình tao cũng đập bể sọ 3thằng!
Một thằng lính ra nói:
- Thôi, để tụi tôi đền cho 2 tạ gạo!
Đồng bào bừng bừng căm giận:
- Đả đảo! Đổ số gạo ấy đi, gạo phi nghĩa, gạo giết người.
Địch chui vào lô cốt, làm thinh.
Lát sau, lại một thằng ra nói:
- Để đền 3 tạ vậy!
Mấy thằng nữa ra theo nó, nói xoa dịu đồngbào. Số còn lại cuống cuồng thu dọn đồ đạcchuẩn bị tẩu thoát. Hai giờ chiều, nắng chói chang chiếu xuống đoàn người đang hừng hực khí thế đấu tranh. Tên trung úy dẫn 2 tốp lính dỡ rào phía sau đồn, lén đi xuống chân đồi gò, theo bãi cát chạy thẳng xuống phía xã T. Vì vướng quả đồi, đồng bào không nhìn thấy cảnh rút chạy thảm hại đó. Lát sau, một chị phụ nữ từ thôn T xách rựa chạy đến hô hoán:
- Chúng rút chạy rồi, chặn lấy chúng bà conơi!
Dòng thác người ào ào cuốn theo. Chúng hoảng sợ liệng lựu đạn rầm rầm phía trước đoàn người và chạy bán sống bán chết...
Gò X đã sạch bóng giặc. Trong đồn còn lạingổn ngang thùng đạn, ba lô, gạo... Đồng bào, du kích tràn vào gỡ lựu đạn, phá rào, phá lôcốt, thu chiến lợi phẩm, nhộn nhịp như đi trẩyhội. Người xã Y sẽ ghi nhớ mãi ngày 1-5-1971,ngày mà với ba mũi giáp công, họ đã tống cổ đại đội Bảo an cuối cùng ra khỏi đồn X. Giải phóng hoàn toàn quê hương.
Xã X (Bình định) thắng địch trên ba mặt trận
Hà Nội (VNTTX 28-11 -71 ) - “Nhân dân BìnhĐịnh hiện nay rõ ràng đã không tuân theo những ve vãn về vật chất của Sài Gòn và không khuất phục sức mạnh ồ ạt mà đồng minh đã đưa tới đây từ năm 1965... Bình Định là tỉnh cứng đầu cứng cổ nhất ở Nam Việt Nam và thậm chí sau 6 năm cố gắng của đồng minh, tình hình “bình định” ở đây đang thụt lùi... 900.000 dân tỉnh Bình Định từ lâu vẫn sống với những người cộng sản”.
(UPI ngày 26-9-1971 )
* * *
Chật vật lắm, bọn địch mới tập trung được khoảng 40 đồng bào hai thôn C và A tới mộtbãi đất để nghe chúng phổ biến về chương trình “bình định” nông thôn. Tên quận phó quận P (Bình Định) giở giọng lừa bịp: “Vùng này là vùng mất an ninh, bởi vậy, dân chúng vùng này phải tập trung về sát trục lộ để Quốc gia bảo vệ và giúp đỡ “.
Sau khi ba hoa về sự “sung sướng” của cácấp “tân sinh” sắp lập lại tại thôn H, để ra vẻ “dân chủ”, nó hỏi:
- Ai có ý kiến gì, cứ việc lên nói.
Chị B tiến lên, nhìn thẳng vào mặt tên Quậnphó rồi bước lại gần máy phóng thanh, chị nóidõng dạc:
- Trước đây “Quốc gia” đã bắt chúng tôi tậptrung đi QN, chúng tôi khổ sở đủ điều. Bị nhốt trong trại tập trung, chúng tôi không được tựdo làm ăn, cuộc sống rất cơ cực. Chúng tôiquen sống với đồng ruộng, chúng tôi không đi đâu hết!
Chị B vừa dứt lời, các chị N, T, C... liên tiếp đứng dậy vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của địch. Tiếng hô “đả đảo dồn dân lập ấp” vang lên. Những lời lẽ sắc bén của đồng bào như những cái tát vả mạnh vào mặt bọn ngụy quyền quận, xã. Chúng vội vàng giải tán cuộc họp.
Lừa bịp không được, bọn địch dùng thủ đoạn đàn áp, khủng bố.
Hai tiểu đoàn chủ lực ngụy cùng bọn ác ôn địa phương hùng hùng hổ hổ kéo vào hai thôn A, C đốt phá, cướp của, kéo từng người đưa lên xe chở đi.
Đồng bào xã X. kiên quyết không để hai thônC, A trở thành vùng trắng. Toàn xã hợp sứccùng đồng bào hai thôn trên đấu tranh. Đồng bào thôn H nói với bọn địch:
- Mình chúng tôi ở thôn này đã chật chội lắm rồi, các ông còn đưa họ đến đây, ở sao nổi? Nhất định chúng tôi không cho họ ở đây!
Các ông trả họ về làng cũ!
Số đồng bào mới bị dồn đến cũng nhất quyếtkhông chịu dựng nhà, lập ấp. Bà con sống tạmbợ dưới những mái nhà tăng lụp xụp, ngày ngày đấu tranh đòi địch bồi thường tài sản, đòi trở về làng cũ, đòi cứu chữa những người đau ốm. Trong khi đó, du kích xã luồn vào giữa thôn H đánh hai trận liên tiếp, diệt 9 tên địch,làm cho chúng hết sức hoang mang. Chúng phải cho đồng bào về làng cũ gặt lúa. Mặc dầu có bọn lính đi kèm, đồng bào vẫn khéo léo vừagặt lúa vừa chuẩn bị điều kiện để khi trở lại làng cũ có sẵn lương thực ăn và nuôi du kích.
Những ngày tiếp theo, du kích xã X đánh nhiềutrận trên đường cái lớn và chặn đánh một trung đội dân vệ, diệt nhiều tên, gây rối loạn trong hang ổ địch. Bọn ngụy quyền hoảng sợ, đêm đêm bỏ ấp về quận lỵ ngủ.
Bọn ngụy quân hoang mang dao động, lúc nào cũng nơm nớp lo bị du kích đánh. Lợi dụng sơhở của địch, một số đồng bào cắt tranh, chặtgỗ để sẵn ở làng cũ. Mấy ngày sau, bọn Mỹ càn vùng này, đốt hết tranh, gỗ của đồng bào. Tại khu dồn dân, mưa cũng làm sập nhà tăng, trôi lúa gạo. Nỗi cơ cực và lòng căm hờn thúc đẩy đồng bào đấu tranh mạnh mẽ hơn nữa. Hàng trăm người hợp thành đội ngũ, rầm rộbước đi trên đường lớn, kéo thẳng vào quận lỵhô vang các khẩu hiệu:
- Phải bồi thường nhà cửa!
- Không được đốt phá, bắn pháo bừa bãi!
- Trở về làng cũ.
Trước sức đấu tranh mạnh mẽ ấy, bọn ngụy quyền quận đổ lỗi cho bọn ngụy quyền xã. Tên quận trưởng phải chấp nhận yêu sách của đồng bào. Kế hoạch lập ấp, dồn dân của địch một lần nữa lại bị đồng bào xã X đánh bại.
Trở về làng cũ, bà con đùm bọc nhau trongnhững căn trại đơn sơ. Đời sống được ổn định. Đồng bào 3 thôn lân cận cũng góp nhiều tranh, gỗ, tre... giúp đồng bào thôn C, A dựng nhà mới.
Thắng lợi trên đã tạo điều kiện cho đồng bàoxã X. tấn công mạnh mẽ hơn nữa vào quânđịch. Mũi binh vận đạt được những kết quả tốtđẹp. Đồng bào đã chỉ cho các đội viên “phòngvệ dân sự” thấy rõ âm mưu nham hiểu củađịch dùng người Việt đánh người Việt, khuyên răn họ bỏ súng địch về làm ăn lương thiện. Một hôm, một số đội viên “phòng vệ dân sự” thôn V cùng người nhà kéo đến bọn ngụy quyền xã trả súng. Bọn này không nhận súng, số “phòng vệ dân sự” liền nói: “Các ông không nhận thì chúng tôi đem về. Nếu cách mạng lấy súng, chúng tôi không chịu trách nhiệm”. Hàng loạt đội viên “phòng vệ dân sự” ở các thôn khác cũng trả súng. Du kích xã lại đột nhập vào một số thôn thuộc vùng địch kìm kẹp tước vũ khí, giáo dục các đội viên “phòng vệ dân sự” và diệt một số tên chỉ huy ác ôn ngoan cố. Ngày càng nhiều đội viên “phòng vệ dân sự”ra vùng giải phóng trình diện với chính quyền cách mạng, hứa không cầm súng cho địch nữa. Cuối cùng, cả 7 trung đội “phòng vệ dân sự” ở xã X bị phá rã. Anh em đem nộp cho chính quyền cách mạng 18 khẩu súng. 8 người xin tham gia du kích và lực lượng an ninh xã.
Cùng với việc phá rã “phòng vệ dân sự”, đồngbào xã X còn vận động được 40 lính Bảo an, Dân vệ, Cộng hòa rã ngũ.
Quân địch ngày càng tan rã, trong khi đó lựclượng cách mạng trong xã X ngày càng phát triển vững mạnh. Đội ngũ du kích đông gấp ba lần so với năm trước. Đêm đêm, anh em luồn vào tận các “ấp chiến lược” diệt ác ôn, tề điệp.Anh chị em bám sát đường lớn đánh xe, diệtbọn “bình định” giữa ban ngày. Anh em phối hợp với bộ đội tấn công vào hàng loạt chốt điểm địch, hỗ trợ đồng bào nổi dậy. Các đồn N,T bị bộ đội diệt gọn. Các đồn Đ,A,B,N và Lbị du kích liên tiếp tập kích. Chỉ trong ít ngày, trên 30 tên địch bỏ mạng. Khắp nơi trong xã ròn rã tiếng súng tiến công cùng với tiếngthanh la, trống mõ, tiếng reo hò của đồng bảonổi dậy diệt ác ôn, phá kìm kẹp. Bọn địchhoảng sợ chui rúc trong các lô cốt. Ở G, K bọn chúng năn nỉ:
“Thôi, đồng bào đừng bao vây chúng tôi nữa, chúng tôi ở yên trong đồn này, cách mạng muốn làm gì thì làm!”. Nhưng đồng bào xã X đã đưa tối hậu thư buộc chúng phải giao đồn bốt, trả đất đai. Ngay trưa hôm sau, cả đại đội Bảo an bỏ đồn bốt, chạy khỏi xã X. Bọn địch ở 6 chốt điểm khác cùng vội vàng tháo chạy.Vùng giải phóng và vùng làm chủ mở ra nhanhchóng.
Không những kiên cường chiến đấu, đồng bào xã X còn hăng hái sản xuất. Bọn địch cấm bà con làm ruộng gần sườn núi và thường xuyên bắn pháo vào đây. Đồng bào đấu lý với bọn ngụy quyền xã: “Người nông dân chúng tôi sống nhờ ruộng vườn, các ông cấm chúng tôilàm ruộng thì phải cấp cho chúng tôi ăn!”. Bọnđịch đuối lý, phải để bà con tự do sản xuất. Những tổ vần công, đổi công được duy trì. Từ những ngày khó khăn nhất tới nay, tổ đổi công đã phát huy sức mạnh. Đồng bào đã đào hàng trăm mét mương dẫn nước tưới cho hàng trămmẫu ruộng. Năm nay, nhờ đủ nước, đủ phân, năng suất lúa của xã X cao gấp đôi so với năm trước. Diện tích khoai lang, lạc cũng tăng. Giống lúa “tứ quý” lần đầu tiên được cấy trên đồng ruộng xã X vượt lên phơi phới, hứa hẹn một mùa trĩu hạt.
(Bài của Việt Long, phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tại Bình Định).
Ngày 29/11 /1971
Chân dung người dân bình thưòng:
Anh Bảy Trương
Toán dân công gái xã Mỹ Đức mới bắt đầubước đi thì bỗng nghe một tiếng gọi giật giọng:
- Khoan đã!
Mấy cô đi đầu đứng sững lại, làm mấy cô đi sâu dồn lên, xoong nồi va vào nhau lạch cạch. Anh giao vận xã lật đật chạy tới, gọi tíu tít:
- Này, khoan hẵng đi. Để anh Bảy Trương nhập vào đoàn với!
Có những tiếng hấm hứ của mấy cô khó tính:
- Gớm, tưởng sắp lọt ổ phục kích đến nơi, ai dè...
Theo sau anh giao vận, một người đàn ông lùkhù bước tới.
Trong ráng chiều nhập nhoạng, các cô gái không nhìn rõ mặt anh, chỉ thấy một khối người to lớn với cái đầu vuông vuông có cột khấc một cái khăn, hơi lúc lắc theo bước đi. Trông dáng người, các cô đoán chắc anhcũng đứng tuổi rồi. Khi hai người đến gần, những tiếng hấm hứ nổi lên:
- Không được đâu. Đoàn toán đủ rồi, không nhận thêm người nữa đâu.
Kể ra, nhận thêm một người nữa vào đoàn thìcũng chẳng có gì khó khăn. Nhưng đằng này, trong 14 đứa con gái lại lọt thỏm vào một người đàn ông, kì cục quá. Mà lại là một ngườiđàn ông đứng tuổi, có vẻ ít nói nữa chứ. Kiểu đó thì đi đường có cấu chí nhau đôi chút, ông ấy cũng la cho, chớ đừng nói đến chuyện nô dỡn.
Thấy các cô cứ ồn ào miết, anh giao vận phải vỗ hai tay vào nhau kêu bôm bốp rồi giải thích một hơi:
- Này, các cô đừng có cục bộ nghe không.Đương không được thêm một người như anh Bảy Trương vào đoàn, còn làm bộ làm tịch hả? Tưởng là mình giỏi lắm đấy. Các cô nhìn kỹ ảnh coi: đi dân công đợt một mới về lại xung phong đi đợt 2 liền, được ăn gạo Chính phủ chứ tầm thường đâu?
Anh còn nói một thôi một hồi nữa, nào là nhà anh Bảy nghèo mà ảnh không quản. Nếu anhBảy không về trễ thì cần gì phải đi cùng với mấy đứa con gái lanh chanh, nội nghe mấytiếng nói the thé của mấy cô cũng đủ mệt, nào là anh Bảy siêng năng, hiền lành hiếm có... và vân vân.
Hiển nhiên là các cô gái phải chấp nhận anhBảy vào đoàn rồi.
* * *
Tính con gái hay tò mò, nên cô nào cũng cố xem xét xem anh Bảy Trương là người như thế nào. Chỉ sau mấy lần nghỉ dọc đường, các cô đã bấm nhau:
- Ăn nói lảu bảu bay ạ.
- Ưa ngọt.
- Có vẻ thật khù nữa chớ bay!
Thực tình mà nói, xét nét như vậy kể ra cũng xấu. Nhưng được cái các cô coi xét là để thỏa tính tò mò, chứ không có ác ý gì. Sau khi đã rút ra được những kết luận tạm coi là chính xác ấy, các cô xoay qua đùa bỡn nhau. Con gái vùng biển ăn sóng nói gió, cứ cười nói bôlô ba la làm cho anh chàng du kích dẫn đường phải đứng hẳn lại, lên đạn lách cách mà doạ:
- Muốn chết hết hả? Đoạn này địch hay phụckích, coi chừng đó!
Các cô nín thinh được một hồi khá lâu. Mãi khi đi qua đường số một rồi, tình hình đỡ căng, các cô mới lại rúc ra rúc rích. Đứa nào cũng mong mau lên tới rìa núi, nghỉ một chập và đùa một chập cho thoả. Ở vùng sâu, kề bên địch, mấy khi được tụ tập mà nô dỡn? - ấy là một lý do, ngoài lý do chính là đi phục vụ cách mạng, khiến các cô hăng hái đi dân công.
Cả đoàn ghé vào một xóm nhỏ yên tĩnh. Cáccô gái quăng nồi xoong loảng xoảng, vứt gùi lịch bịch rồi ngồi lê la dưới sân cát. Từ vùngĐông, thỉnh thoảng một quả đèn dù nổ bụp, treo lơ lửng giữa bầu trời đùng đục, rọi ánh sáng vàng bủng tới tận cái sân này. Anh Bảy Trương cẩn thận đặt cái gùi xuống sân, chẳng nói chẳng rằng, đi ra giếng. Khi anh vừa đi khuất, mấy cô nghịch nhất bọn liền xúm tới lục gùi anh ra coi:
- Một lon thịt hộp bay ơi! Sáu Thoại vừa la vừa lôi ra một cái lon thịt hộp rỗng, đen thui, có cột một sợi dây điện làm quai. Bà ba một bộ, mộtkhố lương ông - Hí hí... là một ống lương khô, một tấm đi mưa, lại cù cưa con rựa.
Sáu Thoại lần lượt lôi hết đồ trong gùi ra đặt la liệt trên sân.
Cứ lôi ra một thứ, con nhỏ lại hô lên như người diễn kịch.
Vừa lúc ấy thì anh Bảy đi vào, tay xách một gàu nước. Có lẽ gàu bị thủng một lỗ nên nước phun ra xè xè. Anh Bảy đứng khom khom cái lưng, quát:
- Sắp bay làm chi vậy? Hả?
Mấy cô gái chạy túa đến bao quanh anh, đonđả:
- Anh Bảy xách nước về làm chi đó.
- Anh Bảy xách nước về cho tụi em uống na...? Anh Bảy cưng lũ em quá hề!
Rồi cả bọn xúm vào xách gầu nước trên tayanh, chuyền cho nhau uống ừng ực. Anh Bảy ngúc ngắc đầu mấy cái, đi đến góc sân.
Anh ngồi xuống, vừa lui cui nhặt đồ đạc bị lũ nhỏ lôi ra nhét vào gùi, vừa lẩm bẩm:
- Kì cục! Kì cục!
Vừa giành nhau uống, vừa tạt nước cho ướt mèm đầu tóc của nhau, chỉ một loáng các cô làm gàu nước cạn khô. Lúc ấy, anh Bảy cầm đến cái lon. Con Sáu Thoại liền sà tới, giành lấy:
- Hí! Hí, anh Bảy à, anh đem cái lon này đi làm chi mà tội vậy?
- Để nấu ăn chớ chi? Hỏi kì cục, kì cục!
- Chu cha, anh Bảy không có xoong na, tội quá hề. Anh Bảy quăng óc nó đi, nấu cơm chung với lũ em nghen!
Chưa đợi anh Bảy trả lời, Sáu đã quăng cáilon đánh sạt vô tuốt trong bụi.
- Anh tiếc na? Đây, thưởng anh cái xoong, nấuăn chung nghen anh!
Anh Bảy miệng lẩm bẩm: “Kì cục, kì cục”, nhưng tay lại cầm lấy cái xoong nhét vào cái bao Đại H àn xám, bỏ vào gùi. Thấy thế, conHường liền lôi cái ruột nghé gạo của nó lại,cười toe toét:
- Anh Bảy à, anh xung phong đi dân công đợt 2, được ăn gạo Chính phủ cấp thiệt na? Anh không phải đem gạo nhà na? Cho em gửi cái ruột nghé này nghen anh!
Nó thả cái ruột nghé gạo thõng thẹo xuống tayanh rồi lại cười toe toét. Anh Bảy làu bàu:
- Phá quá, kì cục, lũ bay phá quá.
Có tiếng báo hết giờ nghỉ. Cả bọn con gáicuống cuồng vơ gùi, xách xoong, chạy theo cậu du kích. Anh Bảy hất cái ruột nghé gạo lên vai, chúi người về phía truớc, cố sải bước cho kịp lũ con gái lanh chân.
* * *
Tệ hại quá, anh Bảy đi lạc mất rồi. Đây đã là vùng giải phóng, sát núi, không sợ anh lướ qướ đâm vào đồn địch. Nhưng mà rày quá,đường sá liên u, hết vườn lại rừng, biết ngõnào mà tìm anh?
Các cô hú đến bể họng mà không thấy tăm hơi gì. Sáu Thoại quay qua trách móc cậu du kích “ma đuổi”, đi chẳng biết trông trước, ngó saugì hết, chắc rồi cũng có lúc bỏ dân công cho cọp tha. Trách móc vậy thôi, chớ cậu ta đã biến bóng rồi còn ai mà nghe. Sau khi giao đoàn dân công cho trạm này, cậu ta chỉ nói độc một câu: “Đi mạnh giỏi nghe!” rồi vác khẩu AR15 dông một hơi, có để cho ai kịp ngó mặt đâu.
Các cô gái vừa dồn gạo vào bao, chuẩn bịcõng đi vừa râm ran đủ thứ chuyện và cuốicùng lại xoay trở lại chuyện anh Bảy. Hường, nhà ở cuối xóm, gần xóm anh Bảy, khẳng định:
- Tao biết ngay từ xưa mà, khật khù như ổng, đi dân công làm sao nổi!
Để chứng minh kết luận của mình là đúng, côkể:
- Ổng khật khù từ hồi xưa kia. Tao nghe họ kể chuyện ổng đi xây cái chốt Gò Cớ cho lũ Bảo an mà tức cười hoài. Ai lại, trời nắng chóa lửa, người ta đội nón, lại trùm thêm khăn mà ổng chỉ cột cái khăn mặt nhuộm màu đỏ lem nhem trên đầu. Còn người ta vác bao cát lên vai, đưa từ dưới bãi lên gò thì ổng kẹp vào nách!Bao cát nặng, trễ xuống hông làm quần ổng tụtxuống. Một tay quặp lấy cái bao, một tay ổngxách quần. Nhưng bao cát vẫn cứ trễ xuống, ổng vòng tay qua, níu dây bao, thế là dây cộtbao sổ tung, cát xoà ra trắng xoá. Đã vậy, lẽ ra phải đi xuống bãi mà hốt cát khác, ổng lại ngồi thụp xuống, bụm từng bụm cát bỏ vào bao, miệng thì lẩm bẩm hoài: “Kì cục! Kì cục!” Chu cha, ổng kì cục muốn chết.
Nói rồi Hường cười, tưởng sẽ được mọi người hưởng ứng, ai dè lại bị Sáu Thoại phản đối:
- Vậy mà cũng cười? Mi biết chứ, hồi ấy bọn nó còn kẹp chặt, ít ai dám đấu tranh công khai, ổng dám đấu tranh hợp pháp chớ khật khù na? Ai dại gì vác cát cho hay để xây cái đồn cho nó canh mình?
Rồi Sáu Thoại bàn:
- Phải làm sao kiếm anh Bảy về chứ bay, tội ảnh quá!
Con bé tuy hay trêu chọc anh Bảy - tính cô hay dỡn - nhưng lại rất quý anh.
Sửa soạn bao gùi xong thì đã trưa, các cô đem cơm vắt, muối hầm ra ăn. Vùng đất cằn này chẳng có rau cỏ gì hết. Mấy ống lương khô cá, các cô làm lạt quá, ăn hết mất từ sáng rồi.
Sáu Thoại đang cầm miếng cơm, sắp đưa lên miệng, bỗng dừng lại ngó ra xa, reo lên:
- Anh Bảy, bay ơi!
Cô vứt miếng cơm, chạy bổ ra đón anh Bảy.Cô xuýt xoa:
- Anh Bảy đi lạc ở đâu mà gai cào rách hết trọi áo quần thế này?
Anh Bảy chẳng nói chẳng rằng, lầm lầm đặt gùi xuống. Có lẽ anh giận. Nhưng không, anh thở phào một cái, hỏi:
- Ăn cơm rồi na?
Con Sáu xoắn xuýt.
- Chưa, mới đem ra thôi, anh Bảy ăn với lũ em nghen!
Anh ngồi chồm hỗm cạnh rá cơm, nhìn một chặp rồi lại hỏi:
- Ăn với muối thôi na?
Chẳng đợi các cô trả lời, anh mở bao, lấy ống lương khô, mở nắp để cạnh rá cơm, nói:
- Ăn đi lũ bay, cá chuồn!
Hình như anh chẳng để ý gì đến chuyện đi lạc cả. Thấy vậy, các cô cũng hết sợ anh giận, lại xúm vào ăn cơm và nô dỡn. Mấy cô tinh nghịch nhâu nhâu vào trêu chọc anh Bảy. Sáu Thoại lấy một miếng lương khô của anh Bảycho vào miệng:
- Chu cha! M ặn muốn thụt lưỡi anh à!
Bẻ một miếng cơm đưa vào miệng nhai chóp chép, nó hiếng mắt nhìn anh Bảy:
- Bắt được thằng điệp ngầm nào, cứ lấy lươngkhô của anh Bảy chấm một chút vô lưỡi là nó khai liền. Còn dễ sợ hơn tra điện nữa.
- Phải đấy bay! Mặn muốn thụt lưỡi, mạnh cònhơn điện.
Cả bọn tán thưởng. Anh Bảy Trương chống chế:
- Lương khô phải mặn chứ sao? Làm như mấycô để ăn được mỗi bữa là hết. Hết rồi ăn gì? Kì cục.
Thấy mấy cô gái nín thinh không cãi được, anh Bảy khoái trí ngồi lắc la lắc lư, cười chúmchím, quên cả ăn. Các cô xoay qua chuyện khác để phản công anh:
- Anh Bảy ơi, ma dắt anh đi đâu, anh kể cho lũ em nghe!
Sáu Thoại nháy mắt một cái:
- Để ảnh ăn bay, tao kể thay ảnh cho bay nghe.
Nó đứng dậy nhíu mắt, hai tay quờ quạng, chân dò dẫm:
Ma dắt đi đằng Đông Ma dông đi đường TâyLàm tao phải loay hoay Lũ bay ơi cứu với!
Cả bọn cười vang.
- Rồi sao anh về được đến đây?
Con Sáu ngồi thụp xuống:
- Hứ, hứ, lấy nước tiểu để giải ma chớ sao! Anh Bảy xả ra một bãi tướng để giải ma!
Anh Bảy buông bát cơm xuống, quẹt miệng một cái:
- Lũ bay nhạo tao hả? Lũ bay mà lạc như tao, có mà khóc vãi đái trong quần chớ tìm được đường về na?
Rồi để mặc con Sáu ngồi cười rũ rượi, anhBảy cầm miếng cơm ăn nốt. Anh với bi đôngnước tu ừng ực, chẹp chẹp miệng rổi lẩm nhẩm:
- Rồi, rồi, xong đợt này cho anh em trên căn cứ con rựa, cái võng, mình đi hợp pháp về cho nhanh.
Các cô gái lại được dịp cười phá lên:
- Ảnh tính chuyện quăng hết đồ cho khoẻ. Người đâu mà nhác vậy, đi cả tháng mà mang theo có 2 bộ kể cả một bộ trên người, nhác ơi là nhác.
Anh Bảy chúm chím miệng cười:
- Phải, tui mang một bộ thôi, cho nhẹ, còn chỗ mà mang gạo cho Chính phủ. Không như mấycô mang 4,5 bộ đồ, cả cái chụp...
- Hứ!
- Hé!
- Anh Bảy nói tầm bậy mà!
Cả bọn ré lên, chặn đứng lời nói cuối cùng của anh Bảy lại. Anh Bảy vẫn điềm nhiên, chúmchím miệng:
- Nội mấy thứ đó cũng nửa gùi, đủ nặng rồi, còn mang mấy hột gạo cho Chính phủ?
* * *
Tiếp đó là những ngày gùi cõng vừa vất vả,vừa vui vẻ. Đoàn Mỹ Đức nhận trách nhiệm chuyển một kho đạn về tuyến trước. Anh Bảy Trương quả là người nói ít, làm nhiều. Anh cõng tới 3 hòm đạn, còn các cô gái chỉ cõng được 2 hòm. Các cô tự an ủi rằng tuy cõng íthơn anh nhưng lại đi nhanh, đến nơi là cơmnước đường hoàng, chỉ chờ anh tới ăn thôi. Mấy cô tinh nghịch vẫn hay xúm vào châm chọc anh. Anh vẫn ít cãi vã, chỉ ngồi lắc la lắclư cái đầu, miệng chúm cha chúm chím, thỉnh thoảng mới trả lời một tiếng nhưng là những tiếng hắc búa làm các cô phải đỏ mặt.
Kho đạn đã vợi đi, chỉ chuyển 2 chuyến nữa là hết. Các cô kẹp các thùng đạn thành gùi. Khi chuẩn bị nấu cơm, các cô xếp xong củi, bắt đầu nhen lửa, anh Bảy mới tới. Anh đi thẳng vào kho, vừa vác ra một hòm đạn vừa bảo:
- Coi chừng khói đó bay!
- Dạ vâng, anh cứ “yên chí” - Hường bắt chiếc giọng mấy anh bộ đội nghĩa vụ, trả lời.
Nhưng, chẳng đáng yên trí chút nào, củi ẩm quá, không chịu cháy. Những luồng khói nâu đùn ra ùn ùn, bay cao lên, tản ra dưới các tán cây, chuyển thành mầu xanh lam lơ lửng trên khu rừng non. Ở đồng bằng, các cô quen đun bằng tầu dừa, lá dương, vả lại đun hợp pháp nên cũng không sợ khói. Lúc này, cô nào cũng lúng túng. Sáu Thoại mọ mạy suốt, hết rút cành củi này ra, lại đâm cành khác vào làm bếp càng khói um lên. Giữa lúc ấy thì có tiếng máy bay.
Cô cuống lên, càng làm cho khói mù mịt. ChiếcMoranh bay thẳng qua đầu rồi đột ngột vòng lại, rà xuống thấp. Các cô càng cuống lên, xúm lại mà thổi phù phù. Chiếc máy bay chúi xuống, phóng một quả rốc két vào khoảng rừng trước mặt. Các cô vội vàng nhảy xuốnghầm.
Khói từ bếp đùn lên từng cuộn. Anh Bảy Trương hét:
- Dập lửa đi!
Anh vác hòm đạn chạy tới, để xuống đất, bênồi nước dội cái ào.
Lửa tắt ngấm. Chiếc Moranh vọt lên cao, quần đảo. Pháo bắt đầu dội tới. Chỉ vừa nghe tiếng đề pa từ phía đèo Nhông đã thấy tiếng nổ rầmrĩ ở khu rừng trước mặt.
- Xuống hầm mau, anh Bảy!
Sáu Thoại hét lên.
Anh Bảy cúi xuống, xốc cõng đạn lên vai, chạyxuống hầm.
Một loạt pháo nữa lại chụp tới, nổ sát kho đạn. Anh Bảy đứng khom khom trong hầm, lo lắngngó ra ngoài. Hồi này, bọn ngụy áp dụng trởlại chiến thuật pháo bầy của tụi Mỹ: Có mụctiêu là chúng tập trung cả chục khẩu bắn cấptập một lúc 4, 5 loạt rồi thôi. Hai loạt, ba loạt, 4 loạt rồi. Mỗi loạt pháo như một bầy chim sắt khổng lồ đột ngột sà tới vồ mồi, kêu thét điên loạn.
Im lặng trong khoảng khắc, rồi không gian lại vang động lên bởi một bầy pháo nữa. Hầm rung lên, đất rào rào rơi xuống. Khói bụi bốc mù mịt, sộc vào hầm như người ta hun chuột. Hơi thuốc pháo trộn với mùi lá tươi, đất bột thốc vào nồng nặc làm mọi người ngạt thở. Lưỡi vừa đắng, vừa chát lại vừa tê tê, thật khó chịu. Các cô gái bịt miệng, ho sặc sụa. Bỗng anh Bảy la:
- Trời ơi!
- Sao, anh bị thương sao anh Bảy?
- Không! Pháo lân tinh, kho cháy rồi!
Anh Bảy chồm ra cửa hầm. Sáu Thoại níu lại:
- Khoan đã anh, nguy hiểm quá!
- Kho cháy rồi!
Anh Bảy thét lên, giằng ra, lao lên mặt đất.Các cô gái cũng lao theo anh. Trước mắt họ là cảnh tàn phá ghê gớm: cây cối đổ ngổnngang, xơ xác và lửa đang bén vào kho đạn,cháy đùng đùng. Các cô cuống lên, chưa biết nên làm gì thì anh Bảy nhảy thốc vào giữa đám khói bụi đặc quánh. Khi quay ra, anh vác 2 hòm đạn lớn. Sức nặng của 2 hòm đạn làmanh phải khom lưng xuống, loạng choạng, nhưng anh vẫn lao rất nhanh. Ra một khoảng trống, anh bỏ 2 hòm đạn xuống, chạy trở lại kho. Các cô cũng lao theo. Khói, lửa mịt mùng nhưng không còn ai nghĩ tới chuyện bịt miệngnữa. Một, hai rồi 3 chuyến... mọi người hối hảkhuân vác... Sáu Thoại xốc 2 hòm đạn lên vai,nhìn xoáy vào kho: chỉ còn 2 hòm nữa nằmtrong góc.
Lửa đã cháy lan rộng, gần trùm kín kho đạn.Mọi người chạy ra thì gặp anh Bảy chạy lại.Các cô la:
- Anh Bảy, quay lại thôi!
- Còn 2 hòm đạn thôi anh!
Dường như không nghe thấy tiếng thét, anh Bảy vẫn lao tới.
Các cô gái chạy cho nhanh, vứt đạn vào nơian toàn rồi quay lại.
Không thể nào nhìn thấy kho nữa. Khói đen, lửa đỏ bao trùm hết thảy.
- Anh Bảy ơi!
Sáu Thoại gào lên. Không ai trả lời, các côchết lặng người. Sáu Thoại mếu máo khóc. Nhưng anh Bảy đã lao ra, loạng choạng, suýt chúi xuống nhưng lại gượng dậy, lao ra khỏi đám khói lửa. Đến gần các cô, anh ngã nhào xuống. Sáu Thoại bổ tới, xốc anh dậy.
Các cô gái đưa anh Bảy xuống hầm. Lửa liếmgần hết cái kho đạn rỗng và đang lụi dần.Pháo cũng thôi, không bắn nữa. Anh Bảy nằm thiêm thiếp. Tóc anh cháy quăn queo. Chân tay anh loang lổ những vết bỏng. Sáu Thoại vừa sụt sịt khóc, vừa giở xắc cứu thương, lấy băng băng cho anh. Anh Bảy mở mắt ra, hỏi:
- Chuyển hết đạn chưa?
- Dạ, rồi anh à!
- Để mặc anh, ra chuyển tiếp đi!
Anh cựa mình, chống tay định nhổm dậy. Sáu Thoại giữ anh nằm im:
- Đâu có đó rồi, anh khỏi lo!
- Phải chuyển hết đạn đi ngay, rủi nó đổ quân - Anh gạt tay Sáu, nhổm dậy - Anh bị sơ sơ thôi.
- Để lũ em cáng anh đi!
- Ra, ráng mà cõng hết đạn!
Các cô đành phải nghe lời anh, chặt cây làmnẹp, kẹp 3 hòm đạn làm một gùi, có cô kẹp tới 4 hòm. Và lên đường. Anh Bảy chống gậy, khập khiễng bước đi. Cõng đạn nặng muốn đèdúi các cô xuống, nhưng nhìn anh Bảy đầu cuốn băng trắng, chống gậy bước phía trước, các cô lại thấy khỏe lên.Vừa hay lúc ấy, phía biển rộ lên tiếng lũ trực thăng phành phạch bay tới...
* * *
Đợt dân công đã kết thúc bằng những ngày như thế. Anh Bảy được đưa về bệnh xá điều trị. Lẽ ra cả đoàn Mỹ Đức có thể về nhà.
Nhưng không cô nào muốn về cả. Các cô xungphong ở lại, đi một chuyến dân công hoả tuyếnnữa. Mặt trận đã mở ra phía Bắc rồi, quân ta vừa tấn công đồn Gò Loi, đánh bọn địch ở Khoa Trường.
Chiến dịch đang phát triển mạnh mẽ, cần nhiều người phục vụ. Giá như anh Bảy không bị thương, chắc anh cũng sẽ đi với đoàn. Vắng anh Bảy, các cô buồn hẳn đi. Đứa nào cũng bớt nô dỡn và biết suy tính đến công việc hơn. Những kỉ niệm với anh Bảy cứ sống lại mãi trong các cô, thân thương biết bao. Những kỉ niệm ấy nhỏ nhặt thôi và cũng không có gì đặc sắc cả, phần lớn là những chuyện bỡn cợt, châm chọc, vậy mà các cô thấy nó đẹp vô cùng. Suy nghĩ lại, các cô mới hiểu rằng chính những lúc chống trả lại sự bỡn cợt của các cô, bằng những lời cộc cằn, anh đã khuyên họ rất nhiều. Nếu mà các cô biết nghe những lời khuyên ấy từ đầu thì đâu đến nỗi xảy ra những việc đáng tiếc như thế.
Năm 1972
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội, ngày 4/1/1972
Long yêu dấu của bố mẹ
Gần đến Tết rồi, mẹ con lại càng nhớ con.Hôm 25/12 vừa qua mẹ con nhắc tới con nhiềulắm, nhất là đêm hôm đó cả nhà sum họp vui vẻ quanh bàn bánh kẹo. Vui vì gia đình sum họp, song thiếu con và em Phúc nên cũngđượm vẻ buồn.
Hôm nay, sau 25/12, 1/1, gần đến Tết, nhớ đến con yêu dấu đang phấn đấu vượt mọi gian khổ nơi tiền tuyến, bố mẹ lại biên thơ thăm con, dù bố cũng không tin tưởng rồi thơ này có đến tay con không. Trung bình, mỗi tháng bố biên một thơ theo lời con dặn, có lần gửi cả5 giấy 10 đồng có in chân dung Bác Hồ và thuốc men, chả biết con có nhận được không.Bốn mùa đã qua, mà không nhận được thơ nào của con cả. Bố thường được gặp chị Sáu và bác Đào Tùng để hỏi tin con. Các đồng chícho biết con vẫn khoẻ, quen với gian khổ, đang đi công tác đặc biệt, nên bố cũng yên tâm.
Gia đình ta được bình yên, khỏe mạnh. Từ khibố lên Bộ Đại học công tác, sức khỏe tốt hơn trước, đỡ lo nghĩ, đỡ vất vả. Mẹ con cũng vẫn khoẻ. Anh Đức vẫn công tác ở ủy ban Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. Em Phúc vẫn thực tập ở Liên Xô, đến 11/1972 sẽ trở về nước, sau khi hoàn thành 3 năm rưỡi thực tập. Em Việt đang luyện tập ở gần Hà Nội và sẽ công tác ở ngoàinày, trong Công an vũ trang nhân dân. Mẹ vàvài em mới đi thăm Việt về. Gia đình ta toàn nhà đều khỏe mạnh, bình yên. Cụ đã 93 tuổi rồi, mắt đã hơi mờ, đi lại ít, chỉ mong được gặp con trước khi nhắm mắt. Cậu Hiếu đã có 3 con gái, 1 trai. Ông bà trẻ vẫn ở Bắc Quang. Bà và cụ ở với cậu Hiếu, trong nông trường ViệtLâm.
Các em con đều khỏe và rất ngoan. Ngọc nămnay học lớp 10, lớp năng khiếu ngoại ngữ củaTrường đại học Sư phạm ngoại ngữ.
Em ở ký túc xá, chủ nhật mới về nhà. Em béo, khoẻ, học giỏi. Tháng 5 em thi lớp 10 rồi vào thẳng Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Em học tiếng Anh rất tốt. Diệp học lớp 8, Lan học lớp 5, Thủy học lớp 4, đang trên đà tiến bộ. Thường ngày bố và anh Đức ở Hà Nội, ở nhà còn có mẹ và 3 em Diệp, Lan, Thuỷ. 3 em học tốt lại giúp mẹ nuôi được 2 lợn + 1 vườn rau. Tết này, nhà ta mổ lợn ăn tết đấy, mẹ càng thương con và nhớ con.
Chắc con đã biết tin Níc Xơn lại xua giặc lái Mỹ oanh tạc một số tỉnh miền Bắc và đã bị thiệt hại nặng.
Miền Bắc có nhiều đổi mới tốt về kinh tế và cả về quốc phòng, càng ngày càng mạnh lên con ạ.
Thơ này đến tay con chắc vào dịp đầu xuânNhâm Tuất.
Bố mẹ chúc con luôn được mạnh khoẻ, luôn luôn xứng đáng là đảng viên tốt của Đảng ta.
Rất mong thư của con.
Thân mến!
Bố
Phạm Hùng Việt
Anh Long thân mến!
Em đã nhận được thư anh gửi ra do mẹ đem lên. Đọc thư, em rất phấn khởi về tình hình công tác của anh, mong rằng trong bất cứhoàn cảnh khó khăn nào anh cũng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ nhân dân giao phó.
Chắc đến nay, qua thư của bố, mẹ gửi vàoanh đã biết em đi bộ đội rồi, kể ra đây chỉ là việc bình thường đối với thanh niên hiện nay nhưng đối với bản thân em, đây là bước ngoặt lớn của cuộc đời.
Em được điều động vào bộ đội từ tháng 9 năm 1971 nhưng không ở lực lượng quốc phòng mà lại vào lực lượng công an vũ trang. Khi nhận được giấy báo, một mặt em rất phấn khởi vì kể từ nay em đã được trực tiếp đứng tronglực lượng vũ trang của Đảng, góp phần nhỏ bé vào cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc, nhưng mặt khác cũng không khỏi tiếc vì phải tạm rời trường lớp, gác lại những ước mơ mà mấy năm sống trong trường đại học em hằng ấp ủ. Tuy vậy, xác định nghĩa vụ của thanh niên hiện nay cộng với sự động viên của gia đình, nhà trường nên em rất phấn khởi, an tâm lên đường nhập ngũ.
Kể từ ngày vào lực lượng công an vũ trang,cuộc sống của em thay đổi rất nhiều, mọi sinhhoạt hàng ngày đều khác trước, đi vào quy củhơn. Hơn 6 tháng rèn luyện, em thấy mình lớnlên rất nhiều về tác phong, nhận thức về quânsự, về nhiệm vụ... Vì công việc của công an vũ trang có những mặt khác với quốc phòng nênchương trình huấn luyện của chúng em cũng khác, thời gian dài hơn (riêng huấn luyện tân binh đã 7 tháng rồi). Kể từ khi đi đến nay em vẫn ở thị xã Sơn Tây -Trường Công an nhân dân vũ trang. Qua những ngày tháng bỡ ngỡ ban đầu cho đến nay em đã trở thành một chiến sĩ công an vũ trang của Đảng. Thời gian này chúng em đang ở cuối đợt huấn luyện, đến cuối tháng 4 này chúng em sẽ nhận nhiệm vụ cụ thể, khóa huấn luyện của chúng em là khóa thí điểm của Bộ Công an, lấy học sinh của các trường Tổng hợp, Ngoại ngữ, Báchkhoa, vì vậy cho đến nay em cũng chưa biếtmình sẽ đi đâu nữa nhưng có lẽ muốn haykhông chúng em sẽ được làm những nhiệm vụ bình thường của một người chiến sĩ công an vũ trang, sẽ được lăn lộn với thực tế, được về vùng biển hoặc khu vực biên phòng làm nhiệm vụ hợp với phần nghiệp vụ của mình đã học.
Thời gian huấn luyện ở trường, điều phấn khởi đầu tiên của em là nhờ sinh hoạt đi vào quy củ, việc rèn luyện tăng cường, ăn uống tốt nên sức khỏe em tăng nhiều, từ hôm vào đến nay em tăng được 4 cân, đấy là về cân nặngthôi còn sức khỏe thì tốt hơn nhiều. Khi mớivào, chạy buổi sáng có 2-3 cây không mang gìcả mà đã thấy mệt lắm rồi, đến nay sáng chạy 4-5 km đối với em đã rất bình thường, kể cả chạy vũ trang mang ba lô, súng đạn cũng không đến nỗi vất vả với em nữa. Nhờ sức khỏe được tăng cường nên em rất phấn khởitrong việc hoàn thành các khoa mục quân sự như bắn súng, đâm lê, ném lựu đạn, tập kích, phục kích. Trong thời gian huấn luyện em đều hoàn thành tốt các khoa mục quân sự và phần nghiệp vụ, 2 đợt bắn đạn thật đợt đầu em chưa đạt, nhưng đợt thứ 2 em bắn đã vào loại giỏi, lựu đạn, bộc phá cũng đều tốt cả, em đang cố gắng để hoàn thành tốt nhất những ngày cuối cùng của khóa huấn luyện này, sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và nhân dân giao phó.
Thư anh viết cho em đã giúp em rất nhiềutrong suy nghĩ, trong nhận thức về ước mơ, nghĩa vụ, tuy những vấn đề anh nói chưa đi sâu vào công việc của em hiện nay (vì anh chưa biết em đi bộ đội), nhưng nó là những cơsở rất tốt để em suy nghĩ. Có phải vào bộ đội là mọi ước mơ trước kia của người ta bị phá vỡ hết đâu phải không anh. Nếu như trước đây, em phấn khởi vì được nhận nhiệm vụ nhưng vẫn còn băn khoăn vì ước mơ khôngtrọn vẹn, thì nay ngay cả về ước mơ, em thấy cũng có những điều kiện rất tốt. Vào bộ đội, cuộc sống của em sẽ phong phú lên rất nhiều, những thực tế mà bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà ngôn ngữ phải cơm đùm, gạo nắm hàngtháng trời vất vả lắm mới có được thì đối với em lại rất thuận tiện. Em hiểu công việc viết văn hoặc làm ngôn ngữ cũng vậy thôi, rất khó, nó đòi hỏi người ta phải có cơ sở lý luận, chuyên môn vững, để quan sát, nhận xét, suy nghĩ nhanh, có thực tế và biết sử dụng thực tế vào công việc cụ thể. Do vậy muốn viết được em phải cố gắng rất nhiều, học hỏi rất nhiều. Tin tưởng ở cuộc sống sắp tới, em sẽ cố gắng không để phí những ngày học tập vừa qua (mà không phải người thanh niên, người chiếnsĩ nào cũng có được) để áp dụng vào thực tế, đi đôi với nhiệm vụ của người chiến sĩ tiếp tục con đường học tập của mình. Những cái đó rất khó khăn nhưng không phải là không thựchiện được anh nhỉ, em sẽ cố gắng để học tập anh, theo con đường anh đã đi, làm theonhững điều anh khuyên bảo. Sống trong môi trường mới tuy vất vả nhưng em thấy đây là điều kiện rất tốt để mình rèn luyện về mọi mặt, cả về sức khoẻ, tác phong nhưng cái quan trọng nhất là rèn luyện về mặt chính trị tư tưởng. Em sẽ cố gắng rèn luyện, tu dưỡng để được gần Đảng và đến một ngày nào đó sẽ được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đấy mới là những điều trong suy nghĩ, trong tươnglai thôi, em hiểu để đạt được những cái đó còn nhiều khó khăn gian khổ lắm phải không anh.Khi nào viết thư cho em anh góp ý thêm về mặt này với nhé.
Từ ngày ra đi em chưa có dịp nào về thăm gia đình cả, tuy ở xa nhà có 40km, có những lần được nghỉ 2 ngày liền nhưng là đơn vị bộ đội, luôn trực chiến nên chúng em không được đi đâu xa cả. Tuy vậy em luôn nhận được thư của bố mẹ gửi lên.
Em được cả bố và mẹ quan tâm động viên.Tình thương của gia đình động viên em rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, em hiểu những gian khổ mấy tháng qua của em chưa ăn thua gì so với cuộc sống của anh hiện nay cả. Anh ở xa xôi quá, chẳng khi nào về thăm gia đình được cả. Bố mẹ dạo này tuổi cũng nhiều nên có già và yếu hơn trước, nhất là bố, tuy dạo này công tác trên Bộ có nhàn hơn nhưng vì xa gia đình, ăn uống kém lại hay đivề bằng xe đạp nên trông bố yếu hơn trước và già đi nhiều, hiện bố mẹ đang muốn tìm nhà riêng để chuẩn bị cho thời gian về hưu nhưng xem ra còn rất gay.
Về tình hình kinh tế gia đình ta dạo này có khá hơn trước, anh Đức về mang theo một số dụng cụ gia đình như máy khâu, đài, xe đạp... nên những cái đó bố mẹ không phải lo nữa; hơn nữa dạo này giá cả thị trường giảm nhiều, hàng hóa mậu dịch cung cấp đầy đủ nên cuộc sống có được tăng lên hơn.
Khi nào có điều kiện gửi thư ra anh nhớ viết thư cho em nhé, để tránh thất lạc, anh cứ gửi về nhà rồi mẹ sẽ gửi lên nơi em công tác, em rất mong và thích đọc thư của anh từ miền Nam gửi ra.
Những điều anh tâm sự và khuyên bảo là những cái rất thiết thực cho sự suy nghĩ của em. Chúc anh luôn khỏe mạnh, công tác tích cực, viết báo và truyện thật nhiều để sau này có kinh nghiệm về vốn sống trong sáng tác. Mong một ngày không xa anh em ta, gia đình ta sẽ đoàn tụ sum họp trong sự đoàn tụ sum họp chung của cả dân tộc.
Nhớ anh nhiều
Em
Ngày 24/1/1972
Mùa xuân mới vẫn hăm hở đi tới bằng cái lạnh thấu xương và cái nắng rực rỡ. Bầu trời cao xanh có điểm đốm trắng của những đàn cừumây đang lang thang theo gió. Cả sư đoàn mùa xuân đang rầm rập hành quân qua mảnh đất đầy bom đạn này, để vương lại những nhành lá ngụy trang xanh thắm. Con ngườicũng đang sôi nổi ra quân chiếm lĩnh trận địa,chuẩn bị giáng cho kẻ địch đòn quyết định. Tỉnh đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng tỉnh Bình Định tổ chức “Họp bạn” cho thanh niên cơ quan tỉnh giữa những ngày xuân lịchsử này nhằm động viên khí thế ra quân thậtsôi nổi.
Khu rừng tương đối bằng với những hàng cây cao, thưa, bừng sáng lên dưới ánh nắng xuân, xôn xao lên bởi tiếng cười nói của cả trăm thanh niên. Anh em hăm hở san nền, chặt cây, dựng trại.
Toàn trại lấy tên “Quang Trung”. Mỗi đoàn ủy dựng một trại, với các tên anh hùng như Lý TựTrọng, Lê Thị Hồng Gấm... Trại dựng cọc, dây, vải, ni lông... bên trong trang hoàng đơn giản.
Ngày 25/1/1972
Sáng sớm, toàn khu trại đã rộn ràng tiếng reocủa thanh niên.
Họ tập thể dục, hát ca, đánh bóng chuyền dưới ánh điện. Họ tập tập hợp theo còi lệnh...
Hôm nay Ban tổ chức làm lễ khai mạc trại.Sáng, nghe Tỉnh đoàn đọc lời tuyên bố, nói vềmục đích ý nghĩa cuộc họp bạn, đọc thư củaTỉnh ủy gửi thanh niên. Chiều, diễn đàn thanh niên, các đoàn ủy cử người lên nói về thành tích của đoàn ủy mình, hướng phấn đấu sắp tới. Đây cũng là cuộc thi: trong 10 phút phải báo cáo xong, rõ ràng, cụ thể mới được điểm cao. Đại biểu của An ninh tỉnh nói khá, kể được những gương người tốt việc tốt của đơn vị mình, được vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.
Tối, bắt đầu buổi hội diễn văn nghệ. Tôi khôngngờ buổi hội diễn lại thành công đến thế. Những thanh niên từng chiến đấu rất dũng cảm, lao động rất cần cù này đã đem lại sinh khí mới cho sân khấu. Nó vừa chân chất, mộc mạc, vừa sôi nổi, hào hùng. Được ca ngợi nhất là cô gái giới thiệu chương trình, cán bộ Tỉnh đoàn, và tốp ca nam Binh vận với bài hát Đêm Trường Sơn nhớ Bác.
Ngày 26/1/1972
Qua phần thể thao và vui chơi. Giữa rừng nàymà có một sân bóng chuyền, thật thú vị. Cósân, có lưới hẳn hoi. Tuy kỹ thuật đánh cònthấp nhưng các cầu thủ rất nhiệt tình. Các tròchơi có sức hút lớn. Anh em quây quần quanhsân, ai cũng muốn xin vào dự trò - cả nữ cũng vậy. Họ cười vui thật hồn nhiên, quên đi hết mọi mệt nhọc, gian khổ.
Chiều, tổng kết trại, phát phần thưởng cho các trại khá, hứa hẹn thi đua. Tối, chiếu phim “LêNin, năm 1918” và xem đoàn văn công tỉnh biểu diễn.
Hồi trưa, lúc sắp ăn cơm, địch bắn nhiều tráipháo nổ gần. Phải phân tán ra trú ẩn ở các hốc đá.
Ngày 27/1/1972
“Nhổ trại” ra về, mỗi thanh niên đều lưu luyến.Trong suốt cuộc chiến tranh này, đây là lần đầu tiên thanh niên toàn tỉnh mới có được cuộc họp mặt vui, tươi như thế.
Ngày 1/2/1972
Lên đường đi công tác Hoài Nhơn. Lại ngược về phía Tây để sau đó vòng qua phía Bắc. Trời nắng và nóng. Hồi này, với tinh thần mới, các trạm đều có thêm việc: đi trực xuống thì cõng đạn, đi trực lên thì cõng muối.
Ngày 3/2/1972 Đang đi thì gặp Chi. Chi đi HoàiNhơn đã một tháng. Chi cho biết tình hình Hoài Nhơn quá căng: 2 tiểu đoàn Cộng hòa giữ miết rìa, không xuống được huyện. Chúng tôi bàn nhau đi Hoài Ân.
Huyện ủy Hoài Ân nằm ở một quả đồi nhỏ, cây cối nhỏ, có nhà đàng hoàng.
Chúng tôi tới đại đội bộ đội tập trung huyệnvào buổi sáng.
Cảnh đập vào mắt chúng tôi là không khí diễntập rất khẩn trương, nghiêm túc. Những chiến sĩ ở đây rất trẻ - từ 16 đến ngoài 20 - và khoẻ. Họ chỉ mặc quần lót, phơi mình dưới nắng mà tập “mật tập”.
Họ luồn dưới những lớp rào thép gai dày đặc,dùng cây chống, dùng dây buộc tạo thành đường luồn. Trực ban luôn báo giờ: còn 10 phút, còn 5 phút nữa... Phải khẩn trương và khéo léo để tới đúng giờ và không gây ra tiếng động.
Còn ở mũi 3 - mũi đánh vận động tập kích - thì rộn ràng hơn.
Mũi này có 10 cô gái, tuổi mới 17 -20, khoẻ, chắc. Các cô xắn quần quá gối, bới tóc ngược, vận động trên bãi, ném lựu đạn, bắn súng,miệng kêu “tróc tróc” hoặc “ầm”.
Đơn vị làm lễ ra quân. Từng mũi lên hạ quyết tâm, nêu chỉ tiêu cụ thể - trong đó có chỉ tiêu diệt gọn từng trung đội địch.
Sau buổi lễ, các mũi hành quân tới mục tiêucủa mình. Súng đạn, ruột nghé gạo trên vai, họ hăm hở lên đường. Nhìn vào đôi mắt sáng ngời và nụ cười tươi tắn của họ, tôi tin rằng họ sẽ chiến thắng.
Chiều, trở về Huyện uỷ.
Tối, sang Huyện đội chơi. Gần 8 giờ, địch bắnpháo lên. Hầm ở xa quá, mò trong tối mà đi. Hầm khoét sâu trong lòng núi, rộng, dài, vữngchắc. Địch bắn 2 hồi, mỗi hồi chừng hai chụcquả. Cô Nga than rằng nồi kẹo dừa bắc trênbếp chắc bị cháy mất. Nhưng không đến nỗi, nó vẫn chưa khô đường.
Đêm, dưới đồng có những tiếng cối nổ uỳnh oàng. Địch bắn pháo sáng lên làm màn trời thỉnh thoảng lại trắng lên.
Ngày 8/2/1972
150 quả pháo bắn cấp tập giữa đồng trống. Tiếng nổ chát chúa làm một số người phải bịt tai. Mảnh pháo văng tới rơi sàn sạt. Mùi thuốc pháo khét nghẹt phả vào giao thông hào. Một người bị thương nhẹ vào đùi. Chúng tôi trở về. Tiếng cười của cô Thắm vang lên rộn rã khắp đồng nội...
Đó là trận tập kích pháo của địch vào đội hình chúng tôi lúc 5 giờ 10 phút chiều nay!
Được sự giới thiệu của Huyện uỷ, chúng tôi điMỹ Thành chuẩn bị làm một số đề tài về nổi dậy trở về làng cũ. Gặp Quế Anh ở Cầu Sắt đôi. Chị nắm tay tôi và bảo: “Các anh cẩn thận đấy, kẻo về Hoài Ân lại bị Cộng hòa lượm!”. Chúng tôi cười.
Ra giữa cánh đồng rộng, người khoan khoái lạ. Tuy cánh đồng này bị bỏ hoá, chỉ có cỏ mọc um tùm, nó vẫn gợi lên cái mênh mông, hào phóng của đồng bằng. Tới cây me lớn, thấy nhiều người tụ tập.
Trai, gái, Nam, Bắc, áo xanh, áo hồng, áo trắng... đủ loại. Một cô gái đang hỏi mua trầu của một cậu bé dân tộc. Cậu bé nói rằng muốncó quần đùi và muối. Một thanh niên nói rằngđịch đang ở Đồi Thánh Giá - đứng ở ngoài cây me một chút có thể thấy chúng.
Chúng tôi đặt ba lô, nghe ngóng tình hình.
Một quả pháo bay tới, nổ ầm phía cánh đồng.Tôi xách ba lô, lao vào một giao thông hào cạn gần gốc me. Người tiếp người lao tới tấp theo, thình thịch. Họ giục nhau: “Vào, vào nữa đi”.Hà Huệ kêu:
“Chà, mình bỏ ba lô ngoài ấy rồi!”. Một tràngpháo khoảng 20 quả dội tới, nổ ầm ĩ phíatrước mặt. Dứt loạt pháo, chúng tôi bật dậy, chạy lùi trở lại. Huệ xách cả thắt lưng, ba lôchạy theo. Giỏ trầu không của cậu bé dân tộclăn lóc ở gốc me. Nối theo nhau chạy như bay. Qua một giao thông hào cắt ngang đường. Dưới đó đã lố nhố mấy đầu người. Chạy nữa. Tạt vào một giao thông hào bên trái đường. Một tràng pháo nữa dội tới. Nghe tiếng đề pa và tiếng hú rối mới nghe tiếng nổ. Thế là yên trí. Tuy nhiên, một số người vẫn phải bịt chặt 2tai, sợ long óc. Pháo bắn nhích dần vào trong.Chúng tôi luồn dưới giao thông hào, lui nữa. Ba lô quá to, vướng hoài vào vách. Khẩu súng ngắn và cái bi đông đeo ở thắt lưng cũng va,ngoắc liên tục. Cô Nội người to béo, lấm bêbết. Cậu bé dân tộc nằm gọn lỏn giữa giaothông hào. Mấy tràng pháo nữa dội tới. Có mảnh văng tới, va vào cành cây nghe sàn sạt. Mùi thuốc pháo phả vào chỗ chúng tôi, khét lẹt. Cô Nội cứ nép người qua vách trái hào. Tôi bảo: “Pháo nổ bên phải, nép người về bên phải hào mới tránh được mảnh”. Cô làm theo.
Rồi im lặng. Chúng tôi ra khỏi giao thông hào,bật lên con đường làng, chạy về. Tới suối, đoạn có một cống lớn, đã thấy Huỳnh và Thắm (ở Huyện đội, cùng đi với chúng tôi) chờ ở đó.Phía sau xa, Chi chạy lại, quần áo bết bùn, tay xách dép. Một anh bộ đội đi tập tễnh phía sau, ống quần chân trái loang máu đỏ. Anh em dừng lại băng cho anh. Vết thương không đếnnỗi nặng lắm. Chúng tôi ra về.
Cô Thắm thỉnh thoảng lại cười ròn rã vì lời đùa của anh em: “Vì cô đi nhanh quá nên địch bắn đấy”.
Về nhà, anh em vui mừng, hỏi han. Có anh nói đùa: “Thế là các anh phá được một kho đạn 150 quả rồi”. Tôi vui vui khi nghĩ: “Địch tiêu mất 150 quả pháo, đêm nay sẽ bớt gửi chi viện cho các đồn.
Đêm nay, đơn vị bộ đội huyện sẽ đánh mộtchốt điểm”.
Nửa đêm về sáng nghe súng nổ ròn rã ở phía Hoài Nhơn và Ân Đức. Xen vào tiếng súngmáy là tiếng cối, pháo. Pháo rất ít. Phía HoàiNhơn nổ ròn rã hơn và dứt mau hơn. Phía Ân Đức nghe có lúc rời rạc và kéo dài hơn.
Ngày 9/2/1972
Sáng sớm, Hòa (cán sự Huyện đội) đã đi rachỗ đón thương.
Chúng tôi đều mong tin của trận đánh.
Được biết đơn vị đánh vào trụ sở xã Ân Đức - nằm sâu trong vùng địch, cách quận lỵ 500 mét. Đơn vị phải hành quân hàng tiếng đồnghồ, len lỏi qua nhiều ấp chiến lược mới tiếpcận được mục tiêu.
Theo tin nắm được, ta giết chết 1, bắn bịthương 5 tên, đánh sập nhà trụ sở xã và chỉ bị thương 1 đồng chí - đã đưa về bệnh xá.
Ngày 10/2/1972
Trở lại đơn vị bộ đội tập trung. Đi qua một cánh đồng rồi leo lên một quả đồi. Quả đồi này bị địch ủi trọc, phơi mầu đỏ, lổn nhổn những sỏi. Nhìn thấy quận lỵ Hoài Ân nằm giữa một thung lũng hẹp, nổi bật lên là những mái nhà tôn trắng toát. Khắp nơi đều có bóng dừa xanh đầm ấm. Chân quả đồi có một cánh đồng lúa mới cấy đang xanh lại. Nhân dân vùng địch kiểm soát lên đây làm đồng, tối lại về.
Ngày 11/2/1972
Đơn vị vẫn rộn ràng với không khí chiến đấu.Một tổ đi chuẩn bị chiến trường từ tối hômqua. Sáng, các mũi đi cảnh giới. Các mũi khácđang tập luyện. Khẩu đội cối gồm 4 cô Bình,Phúc, Sương, ánh đang tập cách lấy tầm, hướng và thực hành thao tác. Các cô gái này người mập chắc, đang còn lúng túng với các động tác, nhưng rất mạnh dạn học tập. Phía dưới kia vang lên tiếng hô của mũi một đang tập xạ kích: “Chú ý... mục tiêu...”. Tiếng mộtquả pháo nổ ầm, vọng về lạc lõng. Tiếng concu cườm gáy đều đều “Cúc cù cu”. Con bìmbịp thỉnh thoảng lại rúc lên một hồi: “Bíp bípbíp bíp bíp bíp”.
Khu rừng non này đang chứa đựng một sức sống mãnh liệt.
Ngày 12/2/1972
Đi Mỹ Thành. Qua chỗ địch bắn pháo bữa nọthấy mấy quả nổ gần đường phạt gẫy một bụitre, phát quang mấy khóm tranh.
Lội qua sông An Lão. Dòng sông rộng mênh mông, nước trong vắt, nông cạn, chảy êm đềm. Vào một vườn dừa rậm rạp rồi đi ra một con đường lớn - đường 5. Dưới chân đồi Thánh Giá là một dãy chuồng bò với một đàn bò đông hàng 8, 900 con. Mấy cô gái dẫn tôi đi đùa rằng đó là thành phố bò.
Chị Hương - Huyện ủy viên - trạc 28, 29 tuổi, có dáng người cao, to, đôi mắt to, sáng, gặp chúng tôi ở đường. Chị hỏi: “Các anh tìmHương tỉnh hay huyện? Hương huyện thì có chứ tỉnh thì ở chỗ khác”. Chị xem giấy giới thiệu rất kỹ, thỉnh thoảng lại nhíu mày vẻ quan trọng và sau khi hỏi đi hỏi lại cặn kẽ nhiều chuyện mới nói:
“Vậy bây giờ các anh đi xuống xóm gặp tôi!”.
- Ủa, gặp chị đây rồi chứ sao? À, hay là chị đi nơi khác rồi sau đó chúng tôi xuống xóm gặp chị?
Chúng tôi ngạc nhiên hỏi. Chị trả lời:
- Không, tôi cùng đi với các anh. Nhưng xuốngxóm mới bàn việc.
Đi một hồi, bước vào một vườn dừa, chị chợtdừng lại:
- Này, hay là bố trí cho các anh nghỉ rồi chờ chị Tám xuống bàn với các anh.
Chị nhìn những cái ba lô cồng kềnh sau lưngchúng tôi, tiếp:
- Định đưa các anh xuống Mỹ Thành, nhưng nghe căng quá, thôi, các anh nghỉ ở đây.
Quay qua một phụ nữ đứng bên, chị nói:
- Phải không chị?
- Ừ, đi không đạt mục đích ý nghĩa gì thì không nên đi.
Chị Hương lại tiếp:
- Bây giờ tôi bố trí chỗ nghỉ cho các anh nhen.
Một anh bạn của Chi đi Hoài Nhơn còn đứngsớ rớ ở đó, hỏi chị:
- Thế các chị ở lại đây à?
Chị vội vàng:
- Vâng, anh cứ đi đi, anh cứ đi đi!
Cách nói của chị làm tôi hình dung chỗ chị bố trí cho chúng tôi nghỉ là một chỗ ở, làm việc của cán bộ xã, huyện, cần phải bí mật.
Chị bước đi trước, chúng tôi bước theo sau. Vào một sân nhỏ có ngôi nhà lụp xụp. Một cậubé nói:
- Cửa đóng rồi!
Chị gọi:
- Mở cửa ra em, mở cửa ra chứ, sao lại đóng?
Chị nói nhỏ với chúng tôi:
- Mời các anh đem đồ vào nghỉ trong này.
Khi chúng tôi xốc ba lô chuẩn bị bước vàonhà, chị nói lại:
- Các anh cứ ở đây chờ, tôi đi xuống xóm mời chị Tám về gặp các anh nhen. à, mà các anh ăn cơm chiều chưa?
- Chúng tôi ăn rồi chị ạ.
Chị tất tưởi bước đi.
Căn nhà nhỏ, thấp, có bầy bàn thờ, thắp mộtngọn đèn dầu.
Nhà chỉ có một bà già và một chú bé. Hai mẹ con mới đi làm về, đang tíu tít dọn dẹp đồ đạc, tuôn lúa, nấu cơm. Bà già luôn luôn hò hét chúbé vì chú ta mải chơi quá, cứ bỏ việc. Chú đem lạc ra bóc vỏ.
Chúng tôi cùng ngồi bóc với chú. Chú tên làCủa, 15 tuổi, người cọc còi như trẻ 12. Tôi hỏi chú đi học chưa, chú trả lời:
- Học rồi, lớp ba.
- Trường của địch hay của ta?
- Của địch, bây giờ nghỉ rồi.
Chú tâm tình:
- Khi giải phóng, lấy trường của nó cho mìnhhọc thì ngon đấy.
Sau khi bóc lạc xong, chú bé leo lên giường.Bà già la:
- Của, đi lấy lá dừa chớ?
Chú phủ kín tấm dù, vờ ngủ. Chúng tôi độngngười mãi chú mới dậy. Lát sau, nghe chú chặt lá sàn sạt trên cây dừa ngoài sân.
Lát sau nữa lại nghe chú doạ:
- Bà mà la hoài, tui đi bộ đội cho coi.
Chú vào nhà, leo lên giường ngủ tiếp. Bà giàhì hụi bó lá, cắt hành. Giáp Tết rồi.
Nửa đêm, đi cùng mấy cán bộ xã về nơi làm việc. Lại theo con đường 5, đi ngược mãi lên. Bên trái, con sông An Lão hơi sáng lên bàng bạc. Rẽ qua phải, bước lên núi. Vẫn là loại núi nhỏ, rừng non, cây thấp, rậm, gai góc. Bấm đèn pin dò tìm đường đi. Đường bị rấp nhiều. Sợ có gài bom mìn nên quay lại đi đường khác. Đi qua một bãi lầy rậm rạp cỏ. Lại bước lên núi. Đường cũng bị rấp ngang bởi những cầnh cây nhỏ. Người đi trước nói:
- Mấy ông đi chầm chậm, rủi lựu đạn nổ cái “ì” thì còn có người khiêng tôi chớ.
Tới một chỗ rẽ, có một thùng thiếc đặt giữađường. Phải níu cây bước lên đá, không dám chạm đến nó vì sợ có bố phòng. Đi một hồi tới đỉnh núi, có 2 ngôi nhà nhỏ.
Ngày 13/2/1972
Sớm, nghe một anh gọi:
- Dậy, dậy. Nấu cơm ăn chớ không có ai nấu cho đâu.
Mọi người mở ruột nghé lấy gạo, tập trung vàomột cái xoong nhỏ mà nấu. Một anh leo lêncây ổi cao quan sát. Đứng trên đó có thể nhìn rộng, xa dưới kia.
15/2/1972 - Mồng 1 Tết Nhâm Tý
Con đường 5 hôm nay tràn ngập ánh nắng, nườm nượp người qua lại và rộn ràng tiếng xe chạy, tiếng cười nói. Con trai, con gái, quần áo đủ mầu cưỡi xe đạp đi ngược lên. Thỉnh thoảng, một chiếc Honda chở 4, 5 người lại phóng vụt lên. Phía trên đó là “điểm” tết của huyện. H uỳ nh gặp mấy đứa nhỏ quen, mượn xe đạp. Cậu ta leo lên xe chở một chú nhỏ phóng vụt đi. Tôi chở một cô bé chừng 16, 17 tuổi. Cùng đi với chúng tôi còn có một toán 5,6 cô gái chừng 16, 17 tuổi. Đi với họ, trước cảnh rộn ràng và những tiếng cười nói ríu rít, tôi lại nhớ những ngày còn là học sinh, những ngày lễ, chủ nhật đi chơi với bè bạn.
Tôi hy vọng ở điểm Tết này sẽ khai thác được nhiều chuyện hay. Nhưng cách tổ chức của huyện làm tôi thất vọng. Một chiếc cổng chào dựng cẩu thả trên đường. Hàng khẩu hiệu căng trên đó rủ xuống, không đọc được chữ.Khi tôi tới, phần mít tinh đã xong, đồng bàođang chuẩn bị ra về, chỉ có thanh niên ở lại. Anh em cán bộ đang phát cho đồng bào thư của ủy ban Mặt trận tỉnh. Nhiều người cầm lấy, ngồi tại chỗ chăm chú đọc. Tuy nhiên, có một chị không nhận: “Tôi không dám, không dám”. Anh cán bộ đưa lần nữa: “Chị cứ cầm coi thử”,chị vẫn không nhận, lách đi.
Phải mất rất nhiều thì giờ mới tập hợp đượcmột số thanh niên lại để Huyện ủy nói chuyện.Chị Vân kêu gọi thanh niên ổn định chỗ ngồirồi hô bài chòi. Dưới này, một cậu thanh niênmặc quần ống tuýp, chân đi đất, tay xách đôigiày da nhạo báng:
- Chà, bà ta mới mập làm sao!
Cậu ta và mấy cậu khác đầu tóc bù xù cứ lom khom đi lại giữa bãi, ồn ào. Cậu đi đất bắt từ trên cây một con sâu to tướng làm trò chơi chomấy cậu kia. Nhiều cô, cậu khác cũng ngồi tảnmạn khắp nơi tán gẫu. Trong số đó phần đônglà thanh niên từ vùng địch lên.
Những hình ảnh đó quá xa lạ với tôi.
Chiều, về thôn Mỹ Thành. Mấy anh bạn ở huyện đội đưa tôi vào chơi nhà người quen. Chui vào nhà dưới mái tôn thấy nóng hầm hập. Gia đình dọn cơm mời chúng tôi. Nói chung cũng khá đầy đủ, có thịt, cá, bánh tét nhưng có lẽ nấu không ngon như các món tết ngoài Bắc. Sau đó nhà bên cạnh mời chúng tôi ăn bánh ngọt. Đang ăn dở dang thì có người báo: “Địch lên”. Thế là tất cả đứng dậy, lui ra ngoài xóm. Tới rìa xóm thì ngồi lại nghe ngóng. Được biết có 8 tên lính lên tới máy nước. Có người lên cho biết chúng đã rút. Lại vào xóm. Đồng bào nói rằng tên quận trưởng vừa tới chúc tết và cho ảnh Thiệu. Anh em du kích đang đi thu ảnh đó lại.
Lại xóm Lò rèn. Xóm này nằm bên trục đường,cách cầu Bến Muồng mấy trăm mét - bọn địchđóng ở cầu này. Vào nhà một chị cơ sở. Chị vồn vã đón chúng tôi:
- Các anh không xuống sớm xem bọn lính gặp,bắt tay với cách mạng. Chà, đồng bào phấn khởi lắm.
Chị lại bàn thờ, bưng mâm cỗ xuống mời chúng tôi. Bàn thờ có đặt một bức ảnh của mộtngười đàn ông còn trẻ - chắc là chồng chị.
Đang ăn thì nghe tiếng pháo dội tới - pháo nổ khá gần. Trên đồn, bọn địch bắn đèn dù sáng rực. Ra sân ngó lên thấy những quả đèn treo lơ lửng đang xuống thấp dần, xì khói trắng ra. Cả cái xóm này sáng bừng lên. Chị chủ nhà nói:
- Không sao đâu, các anh cứ ăn đi.
Chắc bọn địch sợ ta ém đồn nên bắn đènquan sát. Chúng tôi tiếp tục ăn. Chị đi gọi 2 đứa con về. Tiếng pháo vẫn nổ, ùng oàng ở phía rìa núi. Đèn dù vẫn thay nhau thắp sáng bầu trời. Bọn địch trên đồn gọi loa xuống:“Đồng bào cứ yên tâm, chúng tôi bắn vào núithôi”. Chúng tôi tránh vào bên đường mà đi. Một cậu bé đứng ở một góc sân nói:
- Bọn địch ăn rồi bắn đèn hầu mấy anh cho mấy anh thấy đường đi!
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội ngày 19 tháng 2 năm 1972
Long thân mến!
Anh tốt nghiệp về nước đã gần 2 năm rồi mà chưa có bức thư nào thăm em, kể cũng tệ quá, anh thành thực nhận khuyết điểm nhé.
Thời gian thấm thoắt, thế mà đã 8 năm trôiqua, anh em mình không gặp nhau rồi. Tám năm qua đã nhiều thay đổi, anh em mình đều lớn lên, trưởng thành lên nhiều, riêng Long đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, anh rất mừng.
Nhà vừa nhận được thư em gửi về. Thế làcũng từ tết năm ngoái nay mới lại nhận đượcthư em. Ai cũng mừng cả, nhất là bố mẹ. Em đã trở thành nguồn tự hào của gia đình đấy. Bố mỗi khi nói chuyện với các bác, các chú vẫn hay nhắc đến em, bố rất yêu quí, thường kể về những tiến bộ của em: sống trong gian khổ, thiếu thốn nhưng vẫn lạc quan tin tưởng.Nay em đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng, đó là món quà quý nhất từ tiền tuyến emgửi về cho bố mẹ, cho gia đình đấy.
Long thân mến! Từ khi tốt nghiệp về, anh được phân công công tác tại phòng máy tính điện tử thuộc ủy ban Khoa học Nhà nước. Anh học về cơ khí chính xác, học lý thuyết để làm việc trong phòng thiết kế, còn công việc ở đây thì chủ yếu là bảo dưỡng và sửa chữa máy móc cơ khí trong phòng. Như vậy thì công việc cũng không phải là thích hợp lắm nhưng đó cũng là tình hình chung, những ngành đi học thì công nghiệp nước nhà chưa có, nên đòi hỏi phải có chỗ làm thật thích hợp thì không thể nào thỏa mãn được. Việc làm của anh tuy vậy cũng còn đụng chạm đến chuyên môn phầnnào, và trong vài năm tới thì chắc là sẽ có những thay đổi, tiến triển tốt hơn.
Chỗ anh làm việc cũng ở ngay gần chỗ bốlàm, ở 39 Trần Hưng Đạo. Hàng ngày anh ởtập thể, ở khu Kim Liên, cuối tuần anh mới lại về nhà.
Còn em thì thế nào? Công tác thì tiến bộ như vậy rồi, còn việc riêng thì ra sao? Có định ở rể ở trong ấy không đấy? Đời sống có thiếu thốn, vất vả lắm không?
Còn ở nhà thì mọi người đều khỏe mạnh cả.Phúc vẫn đang thực tập ở Liên Xô, Việt đã đi tòng quân từ tháng 9 năm 1971, đang tậpluyện ở Hà Tây. Ngọc đã học lớp 10 rồi, lớn và khỏe lắm. Các em nhỏ đều ở nhà, học khá cả.
Long thân mến! Tết năm nay nói chung cũng bình thường, vẫn là cái tết tiết kiệm, tết chống Mỹ cứu nước. Tuy vậy cũng không phải là kém vui. Tết năm nay lại thiếu Việt nữa. Ăn tết, cả nhà đều nhắc đến Phúc, đến Việt, đến em. Nay mỗi em một nơi, đến khi nào đất nước toàn thắng, các em đều về sum họp được thì cái tết mới thực sự vui vẻ.
Thôi Long nhé, thư này anh tạm dừng ở đây.Chúc em thật khỏe mạnh, phấn khởi công tác và càng ngày càng thu được nhiều kết quả lớn hơn, viết được nhiều bài, nhiều tin sinh động, có chất lượng tốt hơn nữa.
Anh Phạm Mạnh Đức
Phòng Toán học tính toán UBKH và KTNN
39 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Hà Nội, ngày 20/2/1972
Long yêu dấu của bố mẹ!
Nhà đang mong thư của con, nhất là ngày tếtsắp tới, thì dồn dập nhận được 3 thư của con, 1 thư do cơ quan của con gửi chuyển tiếp, 1 thư do đ/c Thanh Hà đưa qua Bộ Đại học, 1 thư do anh Tuấn San bạn thân của con trực tiếp mang tới nhà. Bố mẹ và các em nhận được thư của con trong lúc đang mong đợi, đúng vào ngày 29 tết, gặp Tuấn San chẳng khác gì được gặp con. Mẹ con và các em hỏi Tuấn San về tình hình của con, hỏi tỉ mỉ từng ly, từng tí. Tuấn San rất vui tính, hồn nhiên và nhanh nhẹn, kể cho gia đình nghe về công tác của con, về cuộc sống của con và các đồng chí trong đó.
Tuấn San nói chuyện với gia đình rất vui vẻ,ăn cơm sáng với gia đình, nghe San nói cũngbiết San ra ngoài này bận lắm, công tác khẩntrương, và cho biết con đang chuẩn bị đi côngtác một thời gian khá lâu.
Tình hình ngoài này nhân dân ăn tết vui lắm.Tuy miền Bắc vừa qua bị lũ lụt nặng, songĐảng và Chính phủ rất quan tâm đến đời sốngnhân dân, lương thực thực phẩm, hàng tết cung cấp cho nhân dân trước tết và hiện nay, không những không bị giảm mà còn đầy đủ hơn trước. Nhà nào cũng có hoa nở trên bàn; đêm giao thừa pháo nổ khắp nơi. Hoa nhiều hơn mọi năm, pháo lại càng nhiều, thời tiếtcũng thuận, hơi rét và có mưa xuân.
Cũng như khi con ở nhà, mẹ con chuẩn bị tết cho gia đình rất chu đáo, ngoài tiêu chuẩncung cấp về mứt, kẹo, thuốc lá, bánh, thịt cácloại của bố mẹ, anh Đức, em Ngọc, mẹ cònlàm thêm mứt và tất nhiên là nấu bánh chưng,mua sắm áo tết cho 3 em. Nhẽ ra mẹ làm thịt con lợn đang nuôi (50kg) nhưng mẹ con lại nói vì vắng 3 thằng con trai, nhất là thằng con thứ hai đang sống trong gian khổ, mẹ con lại hoãn để nuôi tiếp. Mẹ con tổ chức ăn tết thật là tốtvào chiều 30 và ngày mồng một và cũng nhưtrước kia khi con còn ở nhà, mẹ con để dành từ lúc nào không biết các loại tiền mới, và gói sẵn cho mỗi em một gói kèm theo bánh, mứt, kẹo để đúng lúc giao thừa mừng tuổi cho các em Ngọc, Diệp, Lan, Thuỷ.
Ngày mồng 2 tết, bố mẹ và em Thủy đi thăm em Việt ở đơn vị vũ trang nhân dân. Cái anh sinh viên gày, do lười thể dục trước kia, gặp bố mẹ ngày tết thật là vui như tết. Việt khỏe ra, da mặt hồng hào, nhanh nhẹn và rắn rỏi hơn xưa, và đã xác định được cho mình một phương hướng phấn đấu cụ thể trên con đường cách mạng.
Còn anh Đức vẫn giữ được phong thái của anh học sinh trước kia, hiền lành song đôi khi “cục”, suy nghĩ không sâu sắc, biết thương các em và nể bố mẹ, tình cảm tốt với gia đình song lười viết thư cho bất cứ ai, tính lười viếtthư cũng giống như mẹ con, tuy rất thương rấtnhớ những người thân ở nơi xa xôi.
Ngọc thì vẫn lì sì như trước, vui lắm cũng chỉ mỉm cười, trừ khi đùa với em Thuỷ, cao, to, và chăm học, học trưa, học tối, nấu cơm cũng học, đạt được 3 tiên tiến: học sinh tiên tiến, đoàn viên tiên tiến, ngoại ngữ tiên tiến. Tháng5/1972 em thi lớp 10, xong sẽ thi vào Đại học Sư phạm ngoại ngữ.
Em Diệp thì nhộn suốt ngày, nói cả ngày, bựccái gì chỉ thoảng qua, có khi bị mẹ mắng, xong lại hát liền, cũng đạt học sinh tiên tiến.
Em Lan khoẻ, béo, giống chị Ngọc, dõng dạc và nói chuyện như người lớn, bây giờ là cô nuôi lợn giỏi và chăm của mẹ, học thông minh và khá. Còn Thủy học tiến bộ hơn trước.
Bố tuy già đi một chút, song khỏe hơn trước,mấy năm nay chưa phải nằm viện ngày nào. Mẹ con vẫn thế, người ta bảo “bà ấy trẻ lâu”,đỡ lo hơn trước, và đang chuẩn bị gửi quà cho con khi Tuấn San trở vào.
Mong con khỏe mạnh, phát huy được khí thế cách mạng của tuổi trẻ, sáng suốt mưu trí và tận tuỵ.
Bố.
TB: Ngoài này bố mẹ và bạn bè có theo dõi các bài con viết gửi cho báo và đài. Con viết tốt, ý bắt nguồn từ cuộc sống và biến thành tình cảm trở về cuộc sống là đúng song khó nhất là tình cảm sao cho chân thành, tránh suy diễn chủ quan và lời văn sao cho phù hợp với tình cảm chân thành ấy. Bố mong con đạt nhiều kết quả tốt về mặt này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 1972
Long yêu quý của mẹ!
Hôm nay, mẹ viết thư cho con ngắn thôi là vì anh San có nói là con đi vắng do đó mẹ viết vắn tắt vài lời vì sợ con không nhận được, thư sau anh San vào mẹ sẽ chuẩn bị gửi các thứtheo con dặn và mẹ sẽ kể tỷ mỉ chuyện gia đình cho con nghe.
Mỗi một Tết đến mẹ nhớ con vô cùng, chảmuốn bầy vẽ Tết nhất gì cả, nhưng còn vướngcác em bé thành mẹ phải chuẩn bị Tết tươngđối cho chúng nó khỏi buồn. Hôm vừa rồi 29tết anh San đến, bố mẹ và gia đình mừng quá, giữ anh San ăn cơm sáng với gia đình xong anh San về, từ hôm ấy đến nay chưa được gặp lại anh San.
Mồng 2 tết vừa rồi bố mẹ và em Thủy cũng đi Sơn Tây thăm em Việt, em béo và khỏe lắm. Mới có 5 tháng mà đã lên được 4kg rồi, em học hết tháng 4 thì phân công công tác thực tế một thời gian, còn sau thế nào chưa rõ. Hôm 28 tết ở cơ quan con cũng đến thăm gia đìnhvà đưa thư chúc tết và biếu kẹo bánh gia đình. Còn ở cơ quan mẹ cũng đến thăm gia đình B, C và chụp ảnh gia đình, biếu mứt tết. Khi nào anh San vào mẹ sẽ gửi ảnh cho con. Con ở trong ấy mẹ chỉ mong con giữ gìn sức khỏe tốtvà con đừng chủ quan con ạ, mẹ nghĩ lắm lúc mẹ cũng lo cho con lắm nhưng rồi lo mãi cũng chả được gì, nhiều khi phải xua đuổi những ý nghĩ vơ vẩn đi nhưng dù sao nó vẫn cứ luẩn quẩn bắt buộc phải lo, nhưng rồi mẹ nghĩ con cũng đã lớn rồi và tự con cũng phải biết bảo vệ con thành mẹ lại yên tâm.
Hè vừa rồi bố mẹ và anh Đức cũng lên thăm cụ, gia đình cậu Hiếu và ông bà trẻ, nói chung là gia đình vẫn khoẻ, cụ vẫn khỏe và cậu Hiếu đã được 3 con rồi - 2 trai 1 gái, sinh hoạt của cậu cũng khó khăn con ạ.
Thôi gọi là có vài chữ cho con yên tâm và biết tin gia đình, bố mẹ và các em vẫn khỏe cả, mẹ chúc con khỏe mạnh, công tác tốt.
Tết con và anh em trong ấy ăn tết ra sao kể cho mẹ nghe mấy.
Mẹ Hạnh
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 1972
Anh Long kính mến của em!
Dịp tết vừa rồi, anh ăn tết ở trong ấy có vui không, ở nhà ăn tết rất vui anh ạ, chỉ thương anh không về nhà ăn tết được. Anh Long ơi, bao giờ anh về ăn tết ở nhà được thì vui lắmnhỉ. Mẹ bảo, bao giờ anh về thì mẹ sẽ ăn tết thật to. Thịt lợn nữa cơ mà, ở nhà cũng nuôi được con lợn khá to anh ạ, chúng em để dành cho anh đấy, anh Long ạ. Về phần học tập thìem học cũng khá, em được bầu là học sinhtiến tiến và là học sinh A3. Anh Long ơi! em rất mừng vì thấy anh công tác tốt, sức khỏe tốt.
Thôi cuối thư em chúc anh mạnh khoẻ, đạt nhiều thành tích lớn trong công tác, em xin có lời hỏi thăm những người đồng đội của anh nhé.
Người em ngoan của anh
Phạm Thúy Lan.
- Em Thủy thương nhớ anh Long lắm!
Chúc anh khỏe mạnh, em mừng.
Em mong thư của anh.
Thủ y .
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 1972
Anh Long kính mến!
Hôm nay, em lại cầm bút biên thơ cho anh sau bao tháng.
Trước tiên em hỏi thăm sức khỏe của anh, cókhỏe em mừng, còn chúng em và bố mẹ khỏecả.
Ở ngoài này nói chung gia đình ăn tết vui cả. Tết này ở nhà nuôi được một con lợn cũng to, nhưng không giết thịt. Mẹ bảo để lấy tiền cưới vợ cho anh Đức với lại tết năm nay vắng anh với anh Phúc nên mẹ không muốn ăn to, chờ khi nào gia đình đủ cả, mẹ mới làm một cái tếtthật to.
Anh Long kính mến! nhận được thư của anh, biết anh tiến bộ nhiều và khỏe mạnh, gia đình vui lắm. Hôm nọ anh San có đến thăm gia đình. Trông anh ấy cũng khỏe mạnh, nghe nói anh cũng khỏe như anh ấy nên gia đình cũng yên tâm. Về tình hình học tập của chúng em, để em báo cáo cho anh rõ: năm nay em học lớp 8, chị Ngọc học lớp 10, em Thủy học lớp4, em Lan học lớp 5. Nói chung tình hình học tập cũng tốt. Còn anh Việt thì đang học khoa văn năm thứ 3 thì đã khám trúng tuyển và đã đi Công an vũ trang. Anh học 6 tháng thì ra trường. Hôm mồng 2 tết bố, mẹ và em, Thủy cũng lên thăm anh ấy, anh ấy khoẻ, đen hơn hồi ở nhà, lên được 4-5 cân.
Còn anh Đức thì mỗi tuần về nhà một lần, chị Ngọc cũng vậy. Cô Chung và chúng nó vẫnkhỏe mạnh và vẫn ở chỗ cũ. Thỉnh thoảng côChung vẫn hay vào chơi trong nhà, cô nhớ anh lắm đấy. Anh ở trong ấy nhớ giữ gìn sứckhoẻ, khi nào thống nhất anh về nhà, lúc ấygia đình vui vẻ lắm nhỉ.
Thôi đêm đã khuya, em xin dừng bút tại đây,một lần nữa, sang năm mới, em chúc anh mạnh khoẻ, đạt nhiều thành tích mới trong công tác, được nhiều các cô các chú yêu mến.
Cho em gửi lời hỏi thăm, chúc sức khỏe tớicác anh chị cùng công tác, các gia đình đồngbào nơi anh công tác.
Em của anh
Phạm Bích Diệp
Ngày 22/2/1972
Lên đường đi Hoài Nhơn. Đi dọc theo một thung lũng dài. Cả thung lũng là một cánh đồng lớn bị bỏ hóa mọc đầy cỏ dại. Phía bên kia sông, thỉnh thoảng có ít vạt bắp xanh rì, thấp thoáng bóng mấy người cuốc xới.
Ngày 23/2/1972
Quá trưa thì đặt chân lên đất Hoài Hảo (HoàiNhơn). Đi qua mấy lèn đá gớm ngã quá. Ởđây phần lớn là đồi sim, cỏ.
Ngày 24/2/1972
Lên tới đỉnh đồi, thấy đồng bằng đột ngột hiệnra trước mắt.
Đồng bằng ở xã Hoài Hảo này hẹp -nhìn ra xa một chút đã thấy biển. Tất nhiên vẫn phải đi theo các quả đồi chứ không thể tràn ngayxuống dưới đó được. Đi ở một sườn đồi, thấythấp thoáng bên quả đồi kia một bóng áo xanh.Sơn - giao liên - hú nhỏ một tiếng và lấy tay vẫy vẫy. Bóng kia hơi dừng lại nhìn. Sơn cằn nhằn, gắt gỏng trong miệng: “Đi vậy có chết không! Nó chấn cho mấy tràng pháo thì teo.Lại đây tao dấn cho mấy bạt tai!” Quả đồi đó trống quá, địch dễ nhìn thấy. Chúng tôi mentheo sườn đồi, núp sau những bóng cây lúp xúp mà đi xuống.
Đứng trên đỉnh một quả đồi nhìn rõ khu Nhàthờ Dốc nằm trên một vùng đất rộng bị cày ủi đỏ lừ. Thực ra đây là một căn cứ quân sự. Nằm riêng ra một góc là một khu nhà trắng toát của trường huấn luyện của địch.
May gặp anh Mai - huyện ủy viên, người màtôi quen từ hội nghị nổi dậy tỉnh - nên không phải chờ đợi gì. Nghỉ lại tại “trụ sở” xã Hoài Tân để sáng đi. Nơi này tấp nập những người: cán bộ xã, khách qua đường, cán bộ các ngành về họp và có cả mấy phạm nhân ở trại giam tề đi cõng gạo nữa.
Ngày 25/2/1972
Tới chỗ họp của huyện - họp Huyện ủy mởrộng để tổng kết đợt hoạt động vừa qua, rà lại quyết tâm mới.
Vì một số cán bộ phía Đông đường chưa lênđược nên phải chờ.
Ngày 26/2/1972
Theo tin báo và nhận định của Huyện uỷ, nơihọp có khả năng bị uy hiếp. Phía Tây Nam,giáp với Hoài Ân, có bọn Cộng hòa đang càn,có khả năng sục qua. Phía Đông Bắc và Đôngcũng có bọn thám kích, dân vệ. Nơi này đã bị lộ vì có mấy tên đầu hàng đã từng ở. Bởi vậy, xế trưa bắt đầu di chuyển. Leo lên một đỉnh dốc cao rồi tụt xuống. Khu rừng non này rất nhiều cây dầu rái. Những cây to bị vạc ở gần gốc, ứa đầy nhựa trăng trắng, trong trong, thơm phức.
Lên một sườn đồi ngồi nghỉ. Khoảng 40 phút sau lại có lệnh mới: quay lại chỗ cũ! Sau khibàn bạc, thấy bộ phận võ trang có khả năngcanh gác, bảo vệ được, nếu địch đến vẫn rútlui được an toàn nên Huyện ủy quyết định nhưvậy.
Tối, bắt đầu vào cuộc họp. Như lệ thường, đầu tiên là phần sắp xếp tổ chức, phổ biến giờgiấc, nội quy. Cả phần này đều tập trung vàovấn đề: cảnh giác, đề phòng tổn thất.
Anh Quý - phó bí thư - đọc bản tổng kết đợt hoạt động. Sau đó anh Vân - Thường vụ Tỉnh ủy -phát biểu thêm. Rồi đến phần thảo luận.
Ngày 27/2/1972
Hội nghị xoáy vào tìm nguyên nhân của những mặt yếu, và đã đi đến kết luận: Nói với nhândân chưa đạt lý, thấu tình để nhân dân nhậnthức được rõ quyết tâm to lớn, quan điểm quần chúng của Đảng, yêu cầu về tinh thần độc lập, tự chủ. Biện pháp tư tưởng làm chưa triệt để, việc giáo dục tư tưởng quần chúng bằng hành động cụ thể của cấp ủy còn thấp. Quản lý lực lượng chưa chặt -quản lý tổ chức, quản lý chỉ tiêu còn chuệch choạc. Nghiêng về lực lượng bất hợp pháp, chưa có biện pháptáo bạo nâng cao vai trò và đẩy mạnh hoạtđộng của lực lượng hợp pháp trong lòng địch. Kinh nghiệm cũ kỹ, công tác bồi dưỡng cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của phong trào. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh còn ít. Đội ngũ chưa thuần khiết.
Có một điều đáng chú ý: anh Vân nhắc lại lời phát biểu của anh Đức - bí thư Hoài Châu: “Sau khi nhận phương án của huyện về” vànói: “Như vậy là đã hé ra trong hành động, ý nghĩ của chúng ta còn sai sót, không đúng với đường lối quần chúng của Đảng.
Phương án là phải xây dựng từ dưới lên, từhành động của quần chúng chứ không phải nhận từ trên xuống”. Phát hiện của anh Vân quả là sự nhạy bén của người lãnh đạo.
Hội nghị nhận định về địch: Sẽ tăng cường hệthống phòng ngự, điên cuồng ngăn chặn tấn công và nổi dậy, điên cuồng phản kích bằng các hành động đánh nhỏ ăn chắc, thanh lọc quần chúng, khui trục cả lực lượng bất hợppháp và bán hợp pháp của ta, phát triển lựclượng.
Chiến dịch sắp tới của chúng ta sẽ có quy mô lớn, tính chất quyết liệt, dài ngày, phải pháthuy sức mạnh tổng hợp của cả 3 thứ quân(chủ lực, bộ đội địa phương, du kích) và 3 mui giáp công (chính trị, binh vận, quân sự); phảicó sự hợp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng.
Thay mặt Huyện ủy, anh Quý trao tặng Bằng khen cho xã Hoài Châu về thành tích võ trang, xây dựng lực lượng, đóng góp nghĩa vụ, và cho xã Tam Quan Bắc về thành tích ba mũi giáp công, cho xã Hoài Sơn về thành tích thu mua lương thực, huy động dân công.
Huyện cũng đề nghị cấp trên tặng thưởng Huân chương giải phóng cho lực lượng du kích đã đánh tiêu diệt các chốt An Quý, Cầu 99, Thiện Chánh (Hoài Châu), Đồi Chùa (Hoài Xuân) và tiêu diệt các trung đội địch trài ra ởHoài Tân, Hoài Hương.
Ngày 29/2/1972
Xong họp, tôi về xã Hoài Châu. Khi tới Hội Phú thì trời đã tối.
Nhìn về “hố tiểu đoàn” thấy có những đám cháy lớn. Anh em đoán đó là do địch đốt. Sợchúng phục kích, phải cho người đi trước bám đường. Ngồi chờ mất gần 2 giờ đồng hồ. Gió lồng lộng làm chúng tôi rét run.
Tình hình yên ổn, chúng tôi lại đi. Trăng, mặcdù bị mây che, vẫn sáng tỏ, soi rõ đường cho chúng tôi. Phía “hố tiểu đoàn”, một đám cháyđang leo lên dốc, thỉnh thoảng lại bốc cao lên,hừng hực.
Lửa tạo thành hình vòng cung đỏ rực ầm ầmleo lên dốc. Còn chúng tôi thì xếp hàng một leo lên, thở phì phò, toát mồ hôi. Lên đến đỉnh núi, muốn ngạt thở vì gió. Tới chỗ ngủ, đã 1 giờ sáng. Dưới ánh sáng trăng, chúng tôi quơ củi nấu cơm ăn - đói quá mà. Đêm nay là đêm rằm.
Ngày 1/3/1972
Đường chạy theo các quả đồi đất sỏi khô cằn,cây cối thưa thớt, phần lớn là sim, mua, lổmchổm những tảng đá. Dọc phía Tây Hoài Nhơn này - Từ Hoài Thanh, qua Hoài Hảo tới đây - đều một loại đất cọc cằn như vậy. Bọn giặc còn thả bom xăng xuống đốt trụi từng đám cỏ, từng bụi cây tội nghiệp. Những “bọt xăng” vàng bám trên những hòn đá xám đen, những đám đất bị đốt cháy xém, những cây bị sức nóng làm chết từ lâu giơ những cành khòng khoeo trắng phếch lên trời càng làm cho mảnhđất vốn khắc khổ này thêm khắc khổ. Có lẽ rồi đây, khi chiến tranh kết thúc, cũng khó trồngtrọt được loại cây gì khả dĩ làm giàu được cho con người ở vùng này.
Cùng đi với chúng tôi có anh Huỳnh Chi Đức,bí thư xã ủy Hoài Châu. Anh to, mập, tóc húi cua, mắt một mí, trông giống như người TrungQuốc. Thật là một người “ăn sóng nói gió”. Trong buổi họp, khi anh phát biểu, anh em cứ phải giật áo anh nhắc “Nói nhỏ chứ”.
Anh hạ giọng xuống một lúc rồi hăng lên lại nói oang oang. Anh phát biểu trung thực, thẳng thắn, dứt khoát. Huyện khen xã anh nhiều mặt (xã vốn được tặng danh hiệu “Thành đồng”, hiện cũng đứng nhất nhì trong huyện) và cũngphê phán một số mặt, trong đó có mặt hoạtđộng võ trang, vấn đề dân công và cái máychữ. Về cái máy chữ, một số đồng chí phátbiểu: “Tôi thấy cái văn phòng của xã Hoài Châu ngang với văn phòng huyện. Có lẽ nên thôi cái máy chữ đi, để tiền giấy pô luya mua mắm cho du kích ăn”. Anh Đức liền nói:
- Các đồng chí phát biểu đều đúng cả, tôi xin nhận hết. Nhưng mà (mọi người cười ồ lên khi anh nói hai chữ này), nhưng mà tôi cũng có ý kiến. Về mặt hoạt động võ trang, tháng 2 xã tôi yếu, cái đó tôi có tội, tôi xin nhận. Nhưng về mặt dân công, xã tôi đi đủ, đúng lệnh chứ không thiếu sót. Nhưng mà huyện làm chúng tôi rất khó. Lệnh xuống, chúng tôi điều dân công tới chỗ hẹn, nhưng không có người đón.Chúng tôi phải đưa về, chứ để đấy được ạ?Để đấy, rủi địch đánh tổn thất thì ai chịu trách nhiệm? Còn nữa, lệnh gì mà cứ liên tiếpxuống, thay đổi luôn. Mới nhận lệnh này, lại cólệnh khác.
Chúng tôi là cấp dưới, chúng tôi phải chấp hành chớ sao? Nhưng chấp hành lệnh nào cho đúng? Còn cái máy chữ, có anh nói bán nó đi, lấy tiền nuôi du kích. Tôi nói thế này. Chúng tôi trình độ thấp, viết được một dòng thì nẫu (người ta) đã rồi một trang. Có cái máy, nó đánh bộp bộp một lát là rồi. Ví như lệnh huyđộng dân công, đánh một chút là có hàng chụcbản. Như vậy nó nhanh, nó bớt thời giờ đểmình lo vệc chung. Các anh nói như thế, tôihờn.
Trên đường về, lúc ngồi nghỉ, anh nói chuyện rất say sưa, vừa nói vừa làm điệu bộ rất ănkhớp. Anh kể:
- Năm khó khăn, mình bật lên núi, râu ra dài 2 lóng tay. Bữa về nhà, bà già ôm tôi khóc (anh nhắm mắt, mếu miệng, hai tay vuốt vuốt vào không khí), bảo tôi: “Bay làm sao chứ, cực khổ mãi vậy nè”. Tôi liền la (anh trừng măt, la thật): “Bà còn khóc a? Bà có biết tôi khổ, là bà có tội không? Hồi trước, bọn thực dân phong kiến bảo bà quỳ, bà quỳ, bảo bà làm cho nó ăn, bà làm cho nó ăn, bà không chịu đấu tranh, nó mới còn đến bây giờ, nó áp bức tôi. Vậy tôi phải đấu tranh, chớ làm sao?”.
Anh kể tiếp:
- Bà chị tôi lên thăm, đem bánh, kẹo, cho 200 bạc và mếu máo:
“Em ơi, em làm sao chớ nẫu chết hết rồi, chị ngó bộ em đi phiêu lưu quá”. Tôi liền hét: “Dẹp hết, dẹp hết (anh quờ mạnh tay), tôi không ăn. Tôi ăn, để chị chiêu hồi hả? Đem về hết. 200 bạc, chị đem về mua sắm thêm bày trong nhà cho đẹp”.
Anh em cười:
- Anh nói vậy, rồi cũng ăn chớ?
- Ăn sao được? Tôi không thèm một chút.
- Anh chê ít, muốn nhiều chớ gì?
- Ít thì có ít. Chị ruột cất cái nhà tôn to ầm mà cho em 200 bạc thì ăn nhằm gì. Nhưng không phải tôi đòi thêm, tôi ghét, tôi không thèm.
Anh nói qua chuyện khác:
- Hồi đầu thằng địch đến hỏi nhà tôi: “ThằngĐức đâu?” Nhà tôi trả lời: “Bữa trước thấy ổngvề làm việc. Bữa nay không thấy nữa, chắc ổng chết rồi”. Tôi liền nộ nhà tôi: “Bà rủa tôihả? Tôi sống mà biểu chết? Cứ nói với nórằng tôi đang sống, đang tìm cách diệt nó, xemnó làm gì được mình?” Nhưng nghĩ cũng tội, mỗi khi mình hoạt động, nó bị thiệt hại, nó lạilôi vợ con mình ra đánh. Có hồi, nhà tôi mới sanh, nó bắt lên đánh máu chảy đầy mình.Nhưng Đức đâu có chịu. Tôi liền họp gia đìnhbọn nó lại: “Tôi nói cho mấy người biết, tôi với chồng mấy người là thù, thù không đội trờichung. Tôi chết, chồng các người đạp lên xác tôi mà đi. Mà tôi cũng đạp bể sọ chồng cácngười, tôi đi. Nhưng các người với vợ tôi làhàng xóm láng giềng, có thù hằn gì? Tôi khôngthèm động đến các người. Tại sao chồng các người đánh đập tàn ác vợ tôi? Về nói với chúng thả ngay ra, không sẽ biết tay”. Mấy thằng ác ôn đi trốn ngủ, sáng mò về kiếm miếng ăn, liền bị vợ thộp ngực la: “Hồi hôm ông Đức về hỏi tội đó.
Liệu mà thả vợ ổng ra. Không thì con cái đây, tôi trả, tôi đi, tôi không dám ở đây nữa!” Mấy đứa ậm ừ: “Thả thì cũng có ngày có tháng chứ!”. Nói vậy, nhưng rồi chúng cũng phải thả liền.
Bây giờ, nhà anh Đức vẫn nằm trong vùng địch kẹp. Bọn địch đi qua nhà anh thường nói: “Nhà thằng Huỳnh Chí Đức đấy, đốt đi bay” nhưng không đứa nào dám đốt cả. Thỉnh thoảng, bọn ác ôn lại lôi mấy đứa con anh lên đánh. Anh liền kéo 2 đứa con lớn ra, đưa lên tỉnh công tác. Nghe nói, thỉnh thoảng vợ anh có lên thăm anh, anh em liền chọc:
- Này, thế mỗi lần chị ấy lên thăm, anh cũng nói giọng quân sự như vậy à?
Anh cười mủm mỉm:
- Ấy, mình có cách nói chứ. Mỗi lần lên, mình mới hỏi: “Sao, mình lên đây có mấy yêu cầu?” Anh nháy mắt, cười:
- Nói mình cho thân mật mà.
- Kêu em thân hơn chứ?
- Em gì nữa, già rồi.
- Thế bà vợ ông trả lời thế nào?
- Trả lời là lên thăm, lên đem cho gạo, mắm.
- Nói chế, chắc là còn thiếu?
- Thiếu chứ, lần nào cũng phải bổ sung, chứhọ không tự giác nói đâu. Làm mình bổ sunghoài.
Anh Đức cười lớn và mọi người cũng cười vang.
Kỳ này Huyện ủy rút của Hoài Châu một lúc 2 cán bộ. Kể ra, vì lo việc, anh cũng ấm ức, nhưng không dám nói ra. Nhưng lúc anhCường - phó Chủ tịch huyện - nói: “Nếu để ở Hoài Châu ông Đức làm việc Đảng, ông Đặnglàm việc chính quyền, ông Thảo làm việc quân sự thì vững lắm”, anh liền hưởng ứng ngay: “Chu cha, anh Cường nói tôi mới thấm chứ, thấm vào tận gan ruột. Ai cũng như anh thì tôi cũng được nhờ”. Trong buổi họp xã ủy mở rộng, anh nói:
“Chúng ta cũng phải tự lực đào tạo cán bộ,không có huyện đưa quyết nghị về, cứ điều balà mình phải chấp hành, không có là gay lắm”.Anh vừa nói vừa liếc nhìn anh Phong - Thường vụ Huyện ủy - ngồi bên cạnh. (Trong quyết nghị, điều 3 nói: “Địa phương chiểu quyết nghị thi hành”, nên anh thường dùng “điều ba” để nói về việc ấy).
Ngày 2/3/1972
Đến chỗ làm việc của Hội đồng nhân dân huyện - nằm ở xã Hoài Châu. Ở rìa núi chứkhông ở đồng bằng. Nơi này, suối rất xa, mỗilần đi vác nước phải mất 30 phút.
Ngày 3/3/1972
Dự họp Xã ủy mở rộng. Hoài Châu là xãThành đồng, đang xây dựng thành xã Anh hùng. Hoài Châu có nhiều mặt mạnh như võ trang đánh địch, đóng góp nhân tài vật lực, nhưng cũng có một số mặt yếu như đấu tranh chính trị, nổi dậy, trong cán bộ cũng có tư tưởng thỏa mãn, tự cao, cho xã mình là hơn cả. Huyện đang tập trung xây dựng cho xã này trở thành một xã thật toàn diện.
Ngày 4/3/1972
Cùng A - Trưởng ban khởi nghĩa thôn An Quý- về thôn này. Đi qua một cánh đồng lúa. Có những thửa ruộng cấy giống lúa lùn đã trổbông. Bông lúa to, hơi cúi xuống. Có lẽ hạtđang vào sữa. Còn những thửa cấy giống lúa cao đang thì con gái, đùa gió vi vu. Từ trên núi nhìn xuống, thấy đồng bằng có vẻ nhỏ hẹp.Nhưng khi đi vào lòng nó rồi mới thấy nó thật bao la. Nhìn lại phía Tây, thấy một đám cháy lớn đang bốc lên ở phía núi Hoài Hảo. Có lẽ do pháo bắn.
Dãy núi bị chìm nghỉm trong màn đêm, thành thử chỉ thấy một đường lửa ngoằn ngoèo, chơi vơi giữa bầu trời như một con rồng lửa đang vùng vẫy.
Qua khỏi thôn Tân An, tôi và A lọt thỏm vào giữa một cánh đồng hoang. Đất sỏi khô cằn lại bị trộn thêm mảnh pháo, đầu mẩu dây thép gai làm A phải cúm rúm dò từng bước. Anh đi dép Nhật, vừa bị dây thép gai đâm thủng bàn chân, đau điếng. A cho biết đây là một Sở Mỹ đã bỏ.
Khi qua khỏi một con mương nhỏ, chúng tôi tớigần một xóm.
Con đường nhỏ dẫn vào xóm hiện lên trắng mờ mờ, có một tầu dừa khô nằm chắn ngang. Xóm im lìm, tối đen. Dò dẫm đi qua một cáichuồng bò, qua một cái sân nhỏ, vào một ngôinhà nhỏ. A nhấc cái rựa chắn ở cửa, bướcvào nhà và bật lửa, soi sát mặt một phụ nữ đang ngủ trên giường. Chị hỏi, giọng ngái ngủ:
- Ai đấy?
- A đây.
- A nào?
- Chị mà còn không biết à? Anh Thật có vô đây không?
Nhận rõ A, chị vội kéo anh cúi sát xuống, thì thào:
- Có lính ở nhà ông Cưởng!
- Lính nào?
- Cộng hoà! Thôi, đi mau đi!
A vội kéo tôi đi. Ra sân, A chỉ vào ngôi nhà nằm cách đó chừng chục mét, thì thào:
- Bọn lính ở nhà đó!
Thật rợn tóc gáy! Chúng tôi quay lại, đi quahướng khác. A nói:
- Đồng bào đặt ám hiệu mà mình không hay.Nhìn tầu dừa, mình tưởng họ cản vịt. Thấy nhà không đốt đèn, mình tưởng vì buồn, họ không đốt. Gia đình ấy vừa có người bị chết vì địch khui công sự.
Sống ở vùng xen kẽ với quân địch này phảihết sức tỉnh táo, cảnh giác, quan tâm đến từngchi tiết nhỏ của sự vật.
Phải lội qua một con kênh rộng, nước tới ngực. Nước cắn vào da thịt buốt thon thót.
Lại vào một xóm. Các nhà vẫn còn đỏ đèn.Vào một ngôi nhà, thấy một ông già đang nằmchống tay trên giường. Cạnh đó là một người đàn ông trung niên và hai cậu thiếu niên mang súng. Ở dưới bếp, hai cô bé nô giỡn gì vớinhau, cười rúc rích miết.
Lát sau, một thanh niên gọi:
- Liên, kiếm túi nhựa dỡ cơm cho mấy anh.
Một cô bé chừng 12, 13 tuổi, da đen đen, chạy ra mở tủ kiếm một lúc rồi cầm một cái túi nhựa chạy vào. Lát sau, cô đi ra, xách một gói cơm to tướng. Một cô bé nữa đi theo sau, mặt bịbôi lọ đen thui. Người đàn ông và 2 thanh niên khoác súng, xách cơm đi - họ là du kích.
Tới một ngôi nhà khác lụp xụp hơn. Mấy anhdu kích thôn vào gọi thím chủ nhà dậy:
- Có thịt, cá gì không thím? Lấy ít lon gạo nấu cho anh em ăn.
Bà thím dậy:
- Có cá chứ không có thịt!
Rồi thím đi lấy gạo, bắc nồi nấu cơm. Thímgiục chúng tôi ăn nhiều. Sau đó, thím lại lấybánh tráng tráng bằng nước dừa cho chúng tôi ăn. Mấy anh em ngồi quây quần bên thím, vừa ăn vừa nói dỡn, có anh lại nũng nịu thím chẳng khác nào những đứa con ngồi bên bà mẹ hiền.
Sau khi ăn liền nói tới chuyện ở. Mấy du kích nêu lên nhiều khó khăn, nói rằng để chúng tôi ở sợ không bảo đảm. “Ăn thì dễ chứ ở thì khó quá”. Chúng tôi phải nói gắt máu lắm mới được họ nhận cho ở.
Ngày 5/3/1972
Mới 3 giờ sáng Nê đã dẫn tôi và A ra công sự. Anh dặn rất kỹ: “Cứ nằm dưới đó, đừng đội lên, chiều tôi sẽ tới dỡ nắp”. Nắp hầm đóng ập xuống. Căn hầm hơi thấp, 2 người nằm rộng, chắc đã làm từ lâu.
Chợp mắt một chút, tỉnh dậy đã thấy một luồngánh sáng yếu ớt lọt qua lỗ thông hơi. Nằm trăn trở mãi không ngủ được. Không phải do khóchịu - hầm này rất thoáng, mát, mà vì suy nghĩ lắm thứ quá. Hiện nay quần chúng đang sốtruột đợi lệnh khởi nghĩa.
Bà con nói: “Làm thì làm hắc đi cho rồi, để lai rai mãi ớn quá”. Sốt ruột quá, có người sinh ra nghi ngờ, cho rằng không có khởi nghĩa.
Nhìn vào hoạt động tháng 1, tháng 2, họ nói:“Rồi đó, vậy là khởi nghĩa rồi đó”. Bên cạnhđó, bọn ác ôn tăng cường thanh lọc quần chúng, làm phong trào sụt. Phải làm công tác tư tưởng cho giỏi và phải có biện pháp tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ mới đưa được phong trào lên.
Thỉnh thoảng, một ngọn gió thốc về luồn qua lỗ thông hơi, làm căn hầm mát rượi. Ngồi nhìn ra thấy ánh nắng luồn vào miệng lỗ thông hơi khiến cho nó giống miệng ống bễ mạ vàng. Gió thổi cành lá tạt qua tạt lại, lúc thì che kín lỗ thông hơi, lúc lại mở toang ra, do vậy, ánh sáng hắt vào trong hầm lúc thì sáng bừng lên, lúc lại tối xầm đi, gợi cho tôi nhớ những ngày ở căn cứ ngồi sưởi bên bếp lửa bập bùng. Tự nhiên thấy nhớ, nhớ da diết rất nhiều. Chỉ nằm cách mặt đất mấy tấc mà thấy cuộc sống trên đó xa xôi quá. Tiếng mấy đứa bé gọi nhau, tiếng chày giã gạo, tiếng chân bước thình thịch khi vọng vào lòng hầm này đều biếndạng đi, nghe không rõ ràng gì hết.
Nằm đây mà nhớ cả đến ngôi nhà mình mới ăn cơm hồi đêm, nhớ tiếng cười ríu ran của 2 cô bé. Rồi lại nhớ căn cứ, nhớ những ngày mưa dầm dề đi cõng gạo, nhớ gia đình, nhớ những người bạn đã hy sinh. Cuộc đời cũng nếm đủ chua cay, mặn nhạt, đã rèn cho tôi thói quen thích nghi nhanh chóng với môi trường sống,nhưng những xúc cảm trước cuộc sống vẫn luôn luôn mạnh mẽ trong tôi. Không ngủ được, tôi ngồi dậy lấy sổ ra ghé bên lỗ thông hơi nhờ ánh sáng yếu ớt của nó mà ghi chép. A vẫnngủ mê mệt. Thỉnh thoảng, chân cậu ta lại giậtnảy lên một cái. Có lẽ những lần vào sinh ra tử đã làm cho A hay bị giật mình như vậy. Lạ kỳ thật, con người nhỏ bé, lưng hơi khòm ấy đã từng nhiều phen gạt phăng lưỡi hái của thần chết mà giữ lấy cuộc sống. Có lần, anh đang nằm dưới một hào ngoài rào mà ngủ thì bọn lính sục tới. Mở choàng mắt đã thấy một nòng súng côn chĩa vào mình. Vậy mà vẫn kịp nổ một phát súng làm tên lính ấy ngã nhào rồi đạp qua xác nó, chạy thoát. Có lần bị địch dí chạydạt ra đồng lúa. Ba người cùng chạy bị bắnchết. Chỉ còn A và một người nữa rúc vàotrong lúa. Mùa tháng 10 lúa tốt, ngả rạp, đãche kín họ. Họ ngâm trong bùn, nằm im. Cảtrung đội lính đạp nát ruộng mà kiếm không ra.Ở chiến trường này, những người như A rất nhiều - vào sinh ra tử vẫn lăn lộn với phongtrào.
Gần năm giờ, tôi nghe thấy tiếng gõ cửa hầmbồm bộp, tiếng bới đất, lá xột xoạt, rồi một thác ánh sáng ập xuống làm chói cả mắt. Lên khỏi hầm, thấy mặt nằng nặng. Vào nhà một bà già. Bà gọi đứa cháu: “Múc cho chú gàu nước,con!”. Thằng nhỏ chạy đi xách một gàu nước cho tôi rửa mặt. Bà già hỏi 2, 3 lần: “Để nấu cơm cho mấy chú ăn hỉ? ” Nê trả lời: “Có nấu cơm bên kia rồi ạ.” Lại sang một nhà khác. Trong nhà chỉ có một bà má và một cô gái. Haimẹ con bảo chúng tôi ngồi nghỉ rồi dọn cơm.Bữa cơm có thịt kho với củ cải, củ cải dầm mắm, mắm cái và canh đu đủ, nhưng cô Học vẫn băn khoăn: “Không có gì cho mấy anh ăn cho ngon”. Khi xúc món kho ra, cô bé này cứ lựa xúc thịt, còn để lại củ cải.
Ăn rồi ra sân dạo mát một chút. Thôn xóm ở đây nhà cửa thưa thớt, lụp xụp, đất cát khô khan, vườn tược nghèo nàn. Giữa những đám lang, đám mì có những cây dừa cao vút. Nhiều cây, thân bị bom đạn đục ruỗng thành những hốc hác, lá bị cắt đi, xoè ra ngắn ngủn như bàn tay cụt.
Ngày 6/3/1972
Cùng A về ở một chỗ với một tổ du kích. Nơi này khá an toàn, bất ngờ nên có thể ở khơi được (nghĩa là nằm trên mặt đất), có địch mới phải xuống công sự.
Mặc dù 3 giờ mới ngủ nhưng 6 giờ tôi đã dậy - không muốn ngủ nữa. Chừng 9, 10 giờ thì mọi người cũng dậy, ngồi tán chuyện nho nhỏ. Chị Tám đang vá quần cho mấy chú du kích. Còn mấy chú thì đang ngồi kể lại chuyện diệt gọn chốt An Quí. Mấy chú này mới chừng 17, 18 tuổi. Rồi đem bánh in (bánh khảo) ra ăn - bánh do đồng bào cho.
Tình hình yên ổn cho đến chiều. Khoảng 4 giờ, một du kích đến gọi tôi dậy: “Lính tới”. Khẩn trương xuống công sự. Mấy cậu du kích vừa cảnh giới, vừa nghi trang lại nơi ở. Ở nơi này phải biết quý từng cái lá khô, không dám đạp nát nó - bởi nó che dấu vết cho chúng tôi.
Một lúc sau, Tài tới nói xuống: “Bọn lính đangở xóm. Có bọn ra ngoài đồng bắn lung tung.Có chuyện gì thì đưa súng lên nhanh, chiến đấu”. Tài chạy đi một lát rồi lại tới: “Nếu chúngnó đến đây thì dũng cảm ngoan cường đánh”. Mấy du kích kia đều đáp: “Nó đến sẽ đánh!” Nhưng bọn địch không đến. Sẩm tối, chúng tôi lên khỏi công sự. Tôi bò ra rặng cây bên bờ suối, nhìn qua bên xóm thấy mấy người đang đi lại ngoài sân. Một ông già rón rén đi ra bờrào.
Lát sau, một con gà chạy từ đó ra, chân khập khiễng. Hiếu nói rằng hồi nãy một thằng línhkê súng bên đống rạ bắn con gà này bịthương. Con gà chạy vào đám mía, ba thằng đuổi theo nhưng không bắt được. Lúc này, con gà đang tập tễnh chạy vào sân. Ông già cúi xuống ẵm nó lên. Nghe ở nhà bên cạnh tiếng bọn lính nói nhốn nháo gì đó. Thấy một thằng men ra bờ rào, ngồi im bên một bụi cây.
Tối mất rồi, không nhìn rõ nó - không biết nó ngồi phục kích hay gài mìn.
Anh em nhận định, ngày mai địch có thể sụcvào đây. Bởi vậy, tất cả rời đi nơi khác.
Trải ni lông nằm ở trên, chờ gần sáng sẽxuống công sự. Sương xuống ướt đầm đìa.
Chiếc công sự này đã lâu không có người ở.Tôi xuống, bị bầy kiến bu vào cắn đến nóngmình. Cửa ra vào quá nhỏ, sâu, phải nằm dàira mà chui vào. Trong công sự có để đèn dầu và nhiều tài liệu.
Những tài liệu này của mấy đồng chí mới hysinh để lại.
Ngày 7/3/1972
Một ngày lại qua. Chúng tôi vào xóm nắm tìnhhình. Chị Tám vào trước, lúc này đã quay ra,đem theo một gói bánh, gạo. Đói đến run người, chúng tôi ngồi bên bờ suối dở bánh ra ăn. Rồi lại đi vào.
Ngôi nhà đầu xóm này có cái sân rộng vànhững cây dừa thấp, sai quả. Ở nhà chỉ có 2 ông già và một bà già. Trong khi chị Tám đi nấu cơm thì bà già kéo tôi và A lại ăn cùng giađình: “Cứ lại đây ăn, cơm kia chín là vừa”. Bà già gắp cá ra cho chúng tôi ăn, tíu tít như gặp con. Ông già nói: “Gặp mấy chú, tôi lại nhớ con tôi quá. Con tôi đứa thì ở căn cứ, đứa thìtập kết ra Bắc. Có đứa vào năm 59, năm 67 lại ra. Thế mà nó không về nhà lấy một chút”. Bà già chỉ đĩa cá, nói: “Ăn đi con. Mấy bữa nay trời động, ít cá”. Nói tới đó, bà dừng lại một lát, cười: “Bữa trước cũng nói trời động thế nàymà bị nó đánh cho nhừ đòn. Có thằng línhđóng giả cách mạng. Tôi không biết, mới cất ba lô giúp rồi dọn cơm cho ăn. Ôi cha, mìnhnói gì nó ghi hết, sau nó bắt lên đọc lại, đánh cho khiếp hồn”. Thấy tôi nói nóng ruột, bà già hỏi: “Có ăn rau dấp cá không?” và vội vã đi bưng rổ rau lại. Còn ông già thì đứng dậy, đi ra sân trước.
Cơm vừa xong, thấy ông già đột ngột trở vào,khoa khoa tay, nói thì thào: “Lính, lính!”. Chúng tôi vội vơ vũ khí, sẵn sàng ở tư thế đánh lại địch. A nhìn thoáng một cái, nói: “Không phải lính. Lũ nó.” Tiếng “lũ nó” chỉ anh em du kích thôn. Không khí đang căng, bỗng trở nên vui rộn. Bà giá kéo 3 du kích lại mâm cơm: “Ăn đi, ăn rồi nấu nữa!”. Ông già xoa xuýt: “Tôi run quá, sao tới không báo trước để tôi cảnh giới khỏi lầm?”. Ông chỉ vào anh Thiệt - một du kích đã cứng tuổi, đội chiếc mũ Bảoan, cầm khẩu AR15: “Thế này thì ai không bảolà lính?”.
Chỉ một loáng, ba người đã ăn cơm xong - ở sát địch bao giờ cũng phải khẩn trương nhưvậy. Chúng tôi lại đi. Phải núp vào các bờ đất mà vượt qua từng đám ruộng. Rồi bám vàoxóm hỏi thăm tình hình địch. Cứ như vậy quahết nhà này tới nhà khác. Lại vào một nhà.Trong nhà, một bà mẹ và một cô gái đang sắt khoai lang.
Tôi nhận ra cô gái này là một đoàn viên hợp pháp có dự buổi họp chi bộ, chi đoàn bữa trước. Cô gái lựa khoai đem nấu, bà mẹ bảo cô lấy dầu đốt lò sô nấu cho đỡ sáng. Anh Thiệt trách:
- Không có địch mà không đốt đèn sáng lên,để anh em phải bám miết!
Bà mẹ nói:
- Hồi chiều phía trong còn lính, biết nó kích ở đâu mà đốt đèn?
A nhận công văn ở cô gái và đưa cô 2 quyết nghị của xã điều động dân công.
Gia đình cho biết hôm qua và ngày nay bọnđịch khoanh vùng, thanh lọc, bắt đi ba người và khui một công sự.
Khoai chín, Thiệt đùm vào một đùm ni lông đểdành ăn ngày mai.
Tới một nhà nữa. Một bà già và một phụ nữ trung niên dậy đốt đèn. Lúc này đã gần 11 giờ khuya rồi. Tôi ra sân, nằm bên một đống rạ nghỉ một lát. Muỗi quá, không ngủ được. Vào nhà đã thấy gia đình dọn một mâm cơm.
Hai người đàn bà vừa coi chúng tôi ăn, vừa trò chuyện. A nhìn vào hầm pháo, nói:
- Lũ mình có cái hầm to từng ấy mà ở thì sướng.
Bà già hỏi:
- Cũng làm bằng thứ này ne?
- Làm bằng thứ này, nhưng nhỏ hơn. Lỗ chuivào chút chun, luồn như trạch.
Bà già lại hỏi:
- Mưa có vô nước không?
- Vô chứ, có khi ngập tới cần cổ.
Bà băn khoăn:
- Vậy làm sao?
- Thì ráng chịu chớ làm sao!
- Mùa khô chắc khỏe hơn hỉ.
- Mùa khô lại nóng. Mồ hôi ra nhờn cả người, ướt đẫm quần áo, vắt ra nước.
Bà già chép miệng:
- Thôi, cực một chút cũng được, miễn là cònsống!
Sống với những người du kích, tôi càng hiểu rõ sự thương yêu, đùm bọc của đồng bào đối với họ. Kẻ địch làm sao có thể tách được quanhệ máu thịt giữa họ và đồng bào. Bởi vì, hầu hết các gia đình ở đây đều có con em đi tham gia cách mạng. Thằng Hương, ấp trưởng,từng đe doạ: “Cả thôn này chỉ trừ nhà ôngThức là không vào sổ đen của tôi!”. Chính lờiđe dọa ấy lại nói lên sự cô lập, bất lực của chúng.
Nghĩ thật thương đồng bào. Cuộc chiến tranh đã kéo dài quá rồi. Lòng người dầu có từng chai sạn đi trước những đau thương, uất hận, vẫn không tránh khỏi bồn chồn ngóng đợingày chiến thắng. Bà con mong cuộc khởi nghĩa nổ ra thật sớm, mong có cú đấm quân sự thật mạnh. Có bà nói:
- Sao bay? Bay nói khởi nghĩa sao chưa thấy?Tháng chạp qua, tháng một sắp hết, sao chưa thấy khởi nghĩa? Hay là bay phỉnh lũ tao?
Hôm nọ, khi gặp một phụ nữ, tôi được nghechị nói:
- Sao không đưa bộ đội xuống đánh đi? Baysợ không có gạo ăn à? Có, sẽ có đủ thôi. Như năm trước đấy, lũ tao nuôi hết, có để bộ đội đói đâu?
Và những người du kích cũng thật đáng yêu. Ở mỗi một con người đều có những nét thật độc đáo, có những câu chuyện làm người nghe phải rưng rưng cảm động. Hồi nãy, sau khi về nhà trở lại, Nương kể:
- Vào nhà gặp mẹ, hỏi: “Có gì ăn không má?”. Bả lật đật đưa một túm củ lang. “Ô, củ lang má nấu khi nào?”. Bả mới nói: “Củ lang sống”. Tôi nhăn nhó: “Cả ngày không có chút cơm mà đưa củ lang sống, trời ạ!”. Bả vội trút nồi cơm nguội ra rá: “Bưng ra sân ăn mau, con, lỡ lũ nó đến!”.
Kể tới đó, Nương cười:
- Bả càng sợ, tôi càng doạ. Tôi bày cơm ra giữa nhà, ăn đàng hoàng, làm bả cứ chạyquanh dòm chừng!
Cậu ta chặc lưỡi:
- Bả thương thì thương, nhưng bả sợ quá. Bảsợ, mình phát bực.
Hiếu kể:
- Má tôi bảo: “Lũ thằng Hương nắm được danh sách lũ mày hết rồi. Bọn lính cũng biết tên bọn bay”. Tôi liền nói: “Tưởng nó nắm danh sách người hợp pháp, chớ nắm danh sách lũ bất hợp pháp này mà làm gì? Má thật khéo lo. Nó có biết tên hay không thì khi giáp mặt nó cũng một sống một chết, chứ cần năn nỉ gì nó mà sợ?”.
Trong số những người hoạt động lâu năm ở đây, chỉ còn A và Bốn Thiệt. Anh Bốn chạc bốn chục tuổi, người thấp, đậm. Hồi trước, anh bị địch bắt tù 5 năm. Khi trở về, anh để râu dài, khai 49 tuổi, sống hợp pháp.
Thằng Hương kêu anh lên hỏi:
- Anh bao nhiêu tuổi?
- 49 tuổi.
- Sao không khai 50 tuổi cho tròn?
- Tôi sinh sao nói vậy, khai lên một tuổi không được!
- Anh mà 49? Tóc còn đen, răng còn chắc.Anh nhận lấy 37 tuổi và lựa đây: Cộng hoà,Nghĩa quân, Bảo an, lựa lấy một sắc lính màcầm súng!
- Không, tôi 49, khai 49, không biết khai khác!
Bọn địch bắt nhốt anh. Thằng Hương ra vẻ thương hại, nói riêng với anh: “Thôi, để tôi xin cho anh về. Rồi anh phục vụ ở xã, đi với tôi hử!” Anh phỉnh nó: “Được, tôi sẽ cầm súng đi theo chú”.
Khi địch thả về, anh mới thử vợ:
- Bây giờ tôi ở nhà không được nữa. Vậy mình lựa cho tôi đi.
Một là đi với thằng Hương - có lương, có xe, có khi muốn đi máy bay cũng được. Hai là đi theo “mấy ổng” - không có lương, phải nuôi, cực.
Vợ anh ngậm ngùi:
- Thôi, cực ráng chịu cực, tôi nuôi, đi theo“mấy ổng” đi!
Tuy có nhiều điểm tốt cơ bản như vậy, thônnày cũng còn có nhiều mặt yếu. Khâu đoàn kếttrong cán bộ, đảng viên kém. Một thôn mà nhưlà 2 thôn: Lý Trong và Lý Ngoài. Hai Lý này hoạt động tách biệt nhau. Mỗi lần cán bộ ở Lý Ngoài vào đứng chân ở Lý Trong rất khó khăn vì cán bộ nơi này không chịu nhận, không cho ở công sự. Hôm trước, khi tôi và A đến, họ nêu khó khăn và còn moi móc chuyện từ thuở nào, nói rằng trước đây thằng Xê đau, nằm nhờ bên Lý Ngoài mà không ai cho nhờ, vân vân. Ngay tối hôm qua, khi gặp chúng tôi, họ cũng từ chối rồi chuồn sạch, sau đó lại ra đầu xóm chọc chó làm chúng sủa vang, để chúng tôi tưởng địch đến, sẽ rút đi. Họ co thủ, chỉ trốn địch. Lẽ ra tối hôm qua họp quân dân chính để triển khai chỉ thị hoạt động tháng 3, nhưng nghe bọn Cộng hòa lùng sục ở các xóm, họ vội lánh mất, không tổ chức họp được.
Ngày 8/3/1972
Công sự chật, lại ở nơi vắng vẻ, kín đáo nên chúng tôi chỉ để 2 người xuống, còn một người ngồi trên cảnh giới.
Lúc này là 10 giờ, tôi vừa ngồi cảnh giới vừa ghi chép. Trời nắng. Gió thổi làm bụi tre xào xạc. Phía ngoài đường, ầm ĩ tiếng xe ô tô, mô tô. Sau một loạt pháo cấp tập, không gian tạm yên ổn.
Nhìn ra đồng, thấy đồng bào đội nón trắng đang lúi húi làm cỏ, be bờ. Mấy chú bé cưỡitrên lưng trâu, lặng lẽ cho trâu ăn cỏ ở bờ ruộng. Đôi chim chào mào đậu ngay trên cànhcây trước mặt tôi, kêu ríu rít.
Kẻ địch vẫn đang ráo riết thanh lọc quần chúng. Chúng đã bắt 14, 15 người, đánh đập rất dữ. Bà Hoa không chịu nổi đã khai ra tổ khởi nghĩa của mình có 10 người. Chúng càng đánh hung, mong khui trục được tổ chức của ta. Thằng Hương dẫn bọn “Cộng hòa” la lết hết xóm này qua xóm khác. Bọn này rất hung dữ, cướp giật trắng trợn. Một bà già nói rằng hôm nay có thằng cướp 3 con cá của một bà gánh cá, bà giật lại, nó liền đánh bà. Ghê gớm hơn nữa - bà nói - chúng còn chặt phứt tay những phụ nữ đeo xuyến, nhẫn để cướp vàng. Một bà mẹ tức giận tố cáo: “Bữa qua nó mổ bụng tôi.
Chiều chạng vạng, nó bắt tôi cởi hết quần áo,nó cầm dao rạch một đường từ trên ngực xuống nhưng chỉ rạch doạ. Nó nói: “Bữa hổm có 3 cộng sản vào nhà bà”. Nó bắt tôi chỉ hầmbí mật. Tôi nói: “Hầm bí mật, các ổng làm bí mật, ai thấy được mà chỉ. Như mấy ông làm chỗ ở bí mật, mấy ông có cho ai hay không?”.
Nghe chúng tôi khua động ở ngoài, một bà giàtrong hầm hỏi vọng ra: “Ai đó?” và cằn nhằn:“Người ta ngủ mà còn làm ầm ầm không chongủ”. Mấy cậu du kích trả lời: “Mấy con đây”.Bà cụ lần ra khỏi hầm, đến nhìn sát vào mặt chúng tôi. Nhìn nhận kỹ càng rồi, bà mới vỗ một cái vào vai Thiệt: “Cha bay! Bước vô,bước vô” và cười móm mém. Bà hỏi chị Tám:“Sao, mấy bữa nay đi đâu im ắng đi, bây giờ mới về?”. Bà mách với chúng tôi tội ác của bọn địch và hỏi: “Làm sao chứ bay, căng như thế này mãi sao?”. Bà bảo: “Thôi, tình hìnhcăng quá, bọn bay kiếm chỗ nào yên yên ở ít tháng, khi nào bớt căng hãy về. Bọn tao ráng chịu đòn cũng được”. Chị Tám cười: “Chết sống chúng con cũng bám lại làm công tác, chứ lánh đi sao được?”.
Địa phương chưa có biện pháp gì để chống thanh lọc. Suốt từ khi chúng thanh lọc đến nay, chưa có một tiếng súng nào bắn vào chúng. Du kích công khai có thể đánh được, nhưng đánh rồi sẽ không có chỗ đứng chân,sẽ bị tổn thất hết. Lúc này, chính là lúc du kích mật phát huy tác dụng. Bọn lính chia nhỏ ra la lết xóm này qua xóm khác, ngủ bừa bãi trong nhà dân, du kích mật rất dễ đánh - chỉ cần lénném một quả lựu đạn là có thể diệt được mấy tên địch, sẽ làm chúng co lại. Tiếc rằng du kích mật ở đây hoạt động yếu quá, khôngđánh địch.
Ngày 9/3/1972
Bọn Cộng hòa đã rút hết. Các xóm đều le lói những ngọn đèn dầu. Ở một sân nhà tập trung mấy cô gái đi dân công về. Mấy cô chừng 17, 18 tuổi thật hiếu động, cứ cười rúc rích hoài.
Ngày 10/3/1972
Vừa vào nhà vợ chông ông lão đầu xóm, đãthấy bà già chạy ra thì thào: “Thằng Muôn đichiêu hồi rồi!”. Muôn là du kích thôn, mấy bữanay cùng đi với chúng tôi, ngày hôm nay nằmcông sự cùng Thiệt. Bà nói tiếp: “Bọn bay đừng lên, sợ nó dẫn lính tới bao”. Bà kéo chúng tôi vào nhà, bắt ngồi ăn cơm. Bà gắp cá, gắp gan cá nhám liên tiếp vào bát tôi, nói:“Gan cá nhám đấy, chắc ngoài đó không có, ăn đi con”. Bà chép miệng: “Cái thằng dại dột vậy, thế mà đi chiêu hồi rồi”. Ông lão căm tức:“Biết thì thọc cho mấy gậy cho chết đi!” Bà già cười: “Rồi nó lại dẫn lính đến đánh mình cho coi.
Cho nó ăn, nó đi chiêu hồi, nó quay lại đánh mình!”.
Nghe bà già nói, tôi thấy vô cùng xót xa.Những thằng phản bội gây biết bao tác hại chocách mạng. Chúng làm ảnh hưởng đến thanh danh của những người chân chính, làm tổn hại đến lòng tin của dân. Bà già vẫn săn sóc cho chúng tôi từng miếng ăn, nhưng trong lời nói đó có ẩn một câu nhắn nhủ: “Má nuôi các con đây, má không tiếc gì các con hết, nhưng các con đừng phản bội nghe!”. Ăn cơm xong, chị Tám định dọn chén đũa, ông già giằng lấy và nói:
“Bay để lũ tao. Lũ bay có trách nhiệm làm việc nước. Lũ tao có trách nhiệm lo cho lũ bay!”.
Ông bà lão năm nay đã trên dưới 70 tuổi. Ông già tên là Phu.
Con cháu đi thoát ly hết, ông bà mời một ông già nữa về ở cho vui.
Đã nhiều lần bọn địch tập kích ngôi nhà này,đánh một số đồng chí hy sinh. Sau mỗi lần ấy, chúng lại bắt ông bà lão ra đánh đập tàn nhẫn. Tết vừa rồi, chúng đến cướp cả nếp, cả vịt của gia đình. Tuy nhiên, hai vợ chồng ông lão vẫn một lòng một dạ với cách mạng.
Tới đâu, chúng tôi cũng nghe đồng bào bảo: “Thằng Muôn đầu hàng rồi!”. Một phụ nữ nói: “Từ chiều tới giờ hết muốn ăn uống, nghe nó ớn quá!”. Một cô gái chân thọt, khập khiễng chạy theo chúng tôi: “Thằng Muôn đầu hàngrồi, mấy anh đi coi chừng nó dẫn lính về bao đó”. Cô níu lấy tay A và cứ nói mãi một câu: “Bãi cha nó đi, bãi cha nó đi”. Cả thôn xóm xônxao. Mấy cô gái hợp pháp vội vàng sửa soạnđồ đi lánh, vì sợ thằng Muôn dẫn ác ôn về bắt. An - du kích mật -người nhỏ chút, cũng khăn gói lên núi. Hồi sáng, cậu ta vui miệng kể hết những trận đánh của mình cho thằng Muôn nghe.
Chúng tôi cũng phải lánh đi hết. Những công sự và đường đi lối lại của chúng tôi, thằng Muôn đã biết hết.
Thằng Muôn chừng 17 tuổi, gầy, trán hơi dô, mới vào du kích chừng hai tháng nay. Mấy ngày nay, nó có than khổ, nhưng vẫn làm mọi công việc chúng tôi giao. Chiều nay, khi cảnh giới cho anh em ngủ, nó nói với Thởng:
- Mày ở đây, tao vô nhà bà Trọng coi thử địch ra sao, chú Bốn biểu tao vậy.
- Thiệt không? Để tao xuống hỏi chú Bốn hử?
- Dỡn thôi.
Ngồi một lát, thằng Muôn lại nói:
- Anh Tài phân công mỗi đứa cảnh giới 2 tiếng .
- Bây giờ tao cảnh giới, mày đi ngủ đi.
Thởng không đi ngủ mà xuống cảnh giới ở phía sau.
Muôn lén chạy ra đường cái, chuồn một mạch. Về nhà, má nó hỏi:
- Sao hôm nay mày lên sớm dữ vậy?
Nó cười, chuồn ra cửa sau. Qua nhà ông Kiên, ông đang cúng cháo, mời nó:
- Vô ăn cháo, con!
- Cháo mà ăn!
Nó cười cười, nói nhỏ câu ấy rồi đi thẳngxuống ga. Tới đó, nó gặp bọn lính, hỏi gặpthằng Hương - ấp trưởng An Quý. Đồng bào không ngờ nó đi đầu hàng, đến khi biết thì đãmuộn, không bắt được nó nữa. Một cô gái hợppháp vội chạy về báo tin ghê gớm đó.
Ngày 12/3/1972
Nghe tin hồi 9 giờ sáng hôm qua, thằng Muônđã dẫn một trung đội Dân vệ và bọn ngụyquyền ấp về khui công sự của chúng tôi. Chúng khui cái ngoài đồng trước. Không được gì, chúng liền đánh đá túi bụi thằng Muôn và trói lại. Tới chòm rừng, khi khui công sự thứ nhất, lựu đạn củ a chúng tôi gài nổ làm chết 2 lính, bị thương một lính và chết cha của tên ácôn Đàm. Bọn lính cay cú càng đánh thằng Muôn dữ.
Đang đi từ rìa Tuy An xuống thì nghe súng nổ rộ phía Thành Sơn - rất gần chúng tôi. Lập tức, cả đoàn người lao nhanh về phía có súng nổ - nếu ở rìa, sẽ bị đội pháo. Chạy ra đồng, anh em du kích xách súng lao tới chỗ đang nổ súng, chúng tôi tạt qua trái một chút, chạy vào một xóm. Pháo từ đồi Mười bắt đầu câu tới. Nhìn thấy những chớp lửa kế tiếp bung ra ở rìa núi và những tiếng nổ ầm vang. Pháo cũng bắn đèn dù tới. Quả đèn dù lao vùn vụt trongkhông khí rồi nổ bung ra, sáng bừng lên.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Vũ Đảo.
Ngày 12 tháng 3 năm 1972
Long, Chi thân mến!
Trước Tết, mình có viết thư cho Long, Chi thông báo một số tình hình ở nhà. Hôm vừa rồinhận được thư của Long viết trước khi đi HoàiNhơn. Đáng lẽ mình viết thư sớm hơn cho Long, Chi, nhưng vì bận họp lu bù, thành thử hôm nay mới viết được.
Tết năm nay ở nhà tổ chức tốt và vui hơn năm ngoái về vật chất cũng như về tinh thần. Suốt đêm giao thừa, anh em ở nhà thức trắng, đi thăm hỏi và chúc tết nhau, kẹo, cà phê, trà thuốc rôm rả.
Mình cũng đi chúc tết khối dân vận, binh vận,đấu tranh chính trị cũng nhằm gây quan hệ lâudài. Trừ Lý và Đồng nhận được thư gia đình,còn anh em ta chưa ai nhận được. Qủa có về báo cáo tình hình, mang số tin và ảnh về, ở nhà 10 ngày, lên đường 5/3. Lần này Quả về được anh em trong cơ quan, đặc biệt là Văn phòng - Quản trị lo chu đáo về ăn uống, cấp hàng tết, sổ sách, giấy, lương khô chu đáo, nên ra đi Quả phấn khởi lắm.
Đại hội chi bộ họp đầu tháng 3, bầu lại ban chi ủy mới - anh Lê, bí thư - thêm anh Hồng, Khoa vào Ban mới.
Hội nghị liên hoan chiến sĩ thi đua toàn Bancũng họp 2 ngày 10,11/3, rất có kết quả, cócổng chào, phòng triển lãm. Tiểu ban Thông tấn xã ta vinh dự có Việt Long được lựa chọn là chiến sĩ thi đua (trong tổng số 12 CSTĐ), được tặng thưởng Huy chương Giải phóng hạng nhất (mình giữ tặng phẩm của Long), 1huy hiệu Bác Hồ... mình và Hồ Ca là cá nhân xuất sắc. Riêng Thông Tấn Xã được đề nghịkhen thưởng Huân chương Giải phóng hạng hai. Đây là sự động viên, cổ vũ anh em ta rất lớn, càng làm cho anh em mình thấy vinh dự, nhưng trách nhiệm càng nặng nề hơn, phải vươn lên mạnh hơn nữa trong giai đoạn mới.
Hội nghị cũng đã phát động đợt thi đua mới từ nay đến 2/9, chia ra 2 đợt, đợt một sơ kết vào 19-5, đợt 2 từ 19-5 đến 2/9 thì tổng kết.
Phương hướng thi đua của toàn Ban: nỗ lực phi thường, xoáy vào nhiệm vụ chính trị, bám sát nghị quyết, bám sát thực tiễn, quyết đạt khối lượng công tác lớn nhất, chất lượng cao nhất, tốc độ nhanh nhất. Phải thực hiện “3hoá”: chuyên môn hóa nhiệm vụ, kế hoạch hóa công tác và hợp lý hóa lao động...
Phương hướng cụ thể của Tiểu ban ta:
- Nâng cao chất lượng tin và ảnh (sát nhiệmvụ chính trị, kịp thời, chính xác, bảo mật).
- Phản ánh toàn diện (3 quả đấm trên 3 vùng chiến lược).
- Xây dựng hệ thống Thông tấn xã ở tỉnh,mạng lưới thông tín viên, hệ thống đài minh ngữ...
Cuộc vận động thi đua này phải gắn liền vớicuộc vận động nâng cao chất lượng đảng viên...
Sau khi nhận được thư này, Long và Chi cũngtrao đổi và lập chương trình thi đua, kiểm điểmkết quả đăng ký nâng cao chất lượng đảng viên... và lập đăng ký trong năm nay và gửi vềnhà; đồng thời quá trình công tác, tích luỹ nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, Long và Chi cũng hình thành dần bản báo cáo về đợt công tác này, giữa tháng 5 thì về báo cáo chung trong Tiểu ban để trao đổi kinh nghiệm, học tập lẫn nhau, để làm tốt công tác hơn nữa Cơ quan cũng vừa nhận được điện báo là TW đã gửi vào một số hàng theo yêu cầu. Đợt này, bộ phận ta có máy phóng và một số phim, thuốc, giấy ảnh. Sắp tới cơ quan sẽ cử người đi đón nhận. Bác Tân mà về chậm là “lạc hậu” với tình hình đó.
Anh Phượng cũng đã điện vào hỏi mình xin bao nhiêu dép cao su, kính đeo mắt... mình đã kê xin cho cả 2 bạn, mỗi người một đôi loại số 39, chưa biết là có vào đến nơi không? Mình đoán có lẽ anh em ta vào sẽ áp tải vào thôi, và như vậy là khi nào Long, Chi về cũng gặp anhem mới vào thôi. Chắc lần này sẽ nhận đượcthư của gia đình.
Thế Kỷ cũng vừa gửi thư cho mình, gửi lời hỏi thăm Việt Long và tỏ ý cảm động khi nhận được thư Việt Long.
Anh em ở nhà biết tin Việt Long bị mất tiền cũng chia sẻ niềm “bất hạnh” đó. Riêng mìnhthì cũng chia sẻ niềm “bất hạnh” đó, nhưng nhắc lại với Long và Chi rằng: trong sinh hoạt phải hết sức gọn gàng, ngăn nắp và quân sự hóa để tránh những việc đáng tiếc lớn hơn nữa cơ.
Thôi nhé, chúc Long, Chi thành công trong nhiệm vụ mới.
Rất thân thương
Vũ Đảo
Ngày 13/3/1972
Muốn đi từ rìa Hoài Sơn này xuống núi phải đi bán hợp pháp.
Thảo và Thiệu đứng nhìn xuống đồng, thấy 2 cô gái đi ra. Hai chiếc nón trắng đang nhấp nhô trên đồng, đột ngột hạ xuống thấp rồi lại trồi lên, nhấp nhô. Thiệu gọi chúng tôi đi xuống. Ra tới đường lớn thì gặp hai cô gái gánh đôi giỏ đi tới. Vào một xóm nhỏ thay đổi hình thức. Các cô đưa chúng tôi nón lá, ni lông, cuốc, còn chúng tôi cởi quần dài, đưa bao súng cho các cô gánh. Thảo - xã đội phó -mặc chiếc áo trắng, đội chiếc mũ phớt trắng, bịcác cô cười ầm lên, kêu là “ấp trưởng”. Cậu ta băng ra đồng, bóng cao lêu nghêu nổi bật lên giữa đồng lúa xanh thắm. Đứng chờ ở xóm,thỉnh thoảng cho một, hai người đi ra - khôngnên đi đông, vì địch rất gần, chúng dễ nghingờ.
Chiều, tập dượt cách tổ chức quần chúng đi nổi dậy. Tập trung được khoảng hơn 100 người, có gậy, dao, dây. Có những người ở gần chốt điểm địch cũng đến. Trong hoàn cảnh một xã có 11 thôn mà có 14 chốt địch và 2 tiểu đoàn Cộng hòa đang hành quân lùngsục như hiện nay, tập trung được như vậy thểhiện sự cố gắng lớn của cán bộ và tinh thần cách mạng cao của quần chúng.
Ngày 14/3/1972
Tôi, Hà Huệ (phóng viên quay phim) và Khanh (cán bộ Huyện) cùng nằm một công sự. Ngủ một giấc tới gần 7 giờ sáng. Đột ngột thức dậy vì thấy ngột ngạt quá. Tôi thấy mũi hơi nóng, ngực hơi nặng. Còn Huệ thì thở ào ào, mồ hôitoát ra đầm đìa. Không khí mỗi lúc một nặnghơn. Huệ kêu: “Ngợp quá!”. Khanh quạt “phành phạch” một lúc rồi cũng nằm im, thở phì phò. Tôi cầm miếng bìa, quạt mạnh vềphía lỗ thông hơi. Thấy vương vướng, tôi đưa tay sờ thấy đầu Huệ đã trồi lên sát miệng lỗthông hơi. Tôi đẩy anh ta lui xuống và quạtmạnh. Không khí có nhẹ đi chút ít. Huệ thởnhẹ đi chút ít.
Nằm lắng nghe, trên mặt đất vẫn lặng lẽ. Huệnói:
- Có lẽ chị Tám đi chợ mất rồi. Chà, chị ấy đi tới trưa thì chết mất!
Lát sau, Huệ lại nói hổn hển:
- Hôm nay sao ngợp hơn hôm qua. Chắc chịTám đậy nắp hầm chặt quá!
Tuy đang mệt, nghe Huệ nói vậy, tôi cũng không tài nào nín được cười. Bậm môi, cắn răng lại, tiếng cười vẫn bật ra. Huệ nói thật là kỳ cục. Nắp hầm lúc nào chẳng phải đậy chặt, đậy kín - thậm chí phải lấp thêm đất, phủ rơmrác lên. Tôi hiểu rằng trận mưa ngày hôm quađã khiến đất cát, rơm rác trôi xuống làm nghẹtlỗ thông hơi.
Huệ nằm im, thở dữ dội. Tôi cố thở sâu, theo nhịp và ra sức quạt. Đã có trường hợp chết dưới hầm vì thiếu không khí. Chết vì thiếukhông khí thì đau khổ biết chừng nào, bởi vìkhông khí tràn đầy cả trái đất, không khí hàophóng đối với tất cả các loại sinh vật, khôngkhí có bủn xỉn đâu? Nhưng lúc này đây thì rõ ràng là thiếu không khí. Phải giành lấy khôngkhí mà sống. Cách tích cực nhất là quạt, quạtcho mạnh để lùa cácbonníc trong hầm ra, hút không khí trong lành từ bầu trời vào.
Gần mười giờ rồi. Nghe những bước chân rậm rịch trên mặt đất. Có tiếng chân bước lại gần miệng hầm. Một luồng ánh sáng ập xuống, kéo theo những hạt cát rơi thoang thoáng như mưa bụi. Và không khí, không khí rơi xuống,không khí bay xuống, không khí tràn xuống, không khí ùa tới bọc kín chúng tôi làm chúng tôi tỉnh táo lại.
Cửa hầm vừa nhấc lên, Khanh đã nhỏm dậy, nói:
- Ngợp quá chị ơi!
Chị Tám nói vọng xuống:
- Hôm nay không có lấy một chút gió!
Chị cúi xuống dặn dò:
- Mở nắp ra cho thoáng chứ không lên đượcđâu. Lính đi cùng ngang hết.
Chúng tôi nằm xuống theo lời chị. Lúc này, chịlà vị chỉ huy tối cao của chúng tôi. Cuộc sống của chúng tôi nằm trong tay chị. Khi xuốnghầm, tức là anh đã trao cuộc sống của anhcho người đậy nắp hầm. Người đó thông minh, ngoan cường, thì anh được sống, sống dễ chịu. Còn người đó nhút nhát thì có khi anh bị nhốt dưới hầm cả ngày, có khi bị địch khui công sự. Trường hợp bị địch khui công sự vì người đậy nắp nó phản bội, khai báo rất hiếm có. Nhưng trường hợp bị nhốt cả ngày, tối mới lên thì nhiều. Chị Tám không vậy. Biết chúng tôi nằm dưới hầm rất mệt, chị để gần sáng mới đậy nắp hầm và luôn coi chừng, khi địch dãn ra là mở nắp cho hầm thoáng.
Tới trưa thì chị gọi chúng tôi lên ăn cơm.Thằng Ửng - con chị - đi cảnh giới về cũng bưng chén cơm ăn ngon lành. Con ánh chạyra ngõ làm nhiệm vụ thay anh nó. Chị Tám kể:
- Sáng nay tụi lính bắt đồng bào vô điểm gánh đồ cho chúng chuyển quân. Chút nữa nó bắttôi - lo quá, nó bắt cả ngày, để các anh nằm dưới đó tội chết. Tôi vội lẩn đi, về được.
Hơn 2 giờ chiều, anh Đức tới. Anh mặc chiếcáo trắng, quần đùi trắng, bưng một cái rổ -đựng cái thắt lưng, khẩu súng ngắn. Huệ thay bộ quần áo đen của mình bằng một bộ quần áo trắng - kiểu của người già. Chiếc máy quay phim của anh đựng trong một cái túi, do thằng Ửng xách. Lúc này, bọn lính đang rập rình ở cái nhà tôn trước mặt - cách mấy đám ruộng. Anh Đức vạch rèm cửa, nói:
- Tôi đi đây này. Anh Huệ cứ theo tôi!
Ba người bước đi, còn tôi và Khanh thì tìmcách xuống công sự.
Nhà chỉ có một cửa, phía trước lại có lính, làm sao ra khỏi nhà để xuống hầm được? Chúngtôi đang lúng túng thì chị Tám dựng một cáinong, bảo chúng tôi núp phía sau. Chị Tám lăncái nong qua giữa sân. Chúng tôi lom khom núp sau cái nong ấy mà đi...
Xế chiều, nghe chị Tám gọi, tôi vội chui lên.Chưa kịp đứng thẳng người thì đã nghe một cô gái nói lớn:
- Lính lên kia!
Lại chui xuống. Chị Tám nhanh chóng nghi trang công sự. Lại nằm trong một khối đen đặc. Cũng may, lúc nghỉ, tôi đã moi ở 2 lỗ thông hơi mấy vốc cát nên đỡ ngột ngạt.
Nghe tiếng nhiều bước chân chạy rậm rịch trên mặt đất. Có những bước chân dậm thình thịch ngay trên nóc hầm và tiếng người nói lao xao.
Nghe chị Tám nói lớn ở phía xa: “Mía của tôi từng ấy mà nó cũng bẻ nó ăn”. Chúng tôi hiểu rằng bọn lính đang đứng trên nóc hầm, bẻ mía của chị Tám - những cây mía mới lớn bằng ngón chân cái - mà ăn. Chúng tôi nằm im thin thít.
Gần 6 giờ, chị Tám bật nắp hầm, gọi:
- Để đồ dưới đó, lên nhanh!
Cô Bảy - du kích - đã chờ sẵn, giục:
- Cởi quần dài, đội nón, theo tôi mau!
Chị Tám vừa nghi trang lại công sự, vừa nói:
- Thôi, giao cho cô đấy, tôi xong trách nhiệm.
Trong khi tôi cởi quần dài thì Khanh mặc vàomột cái áo trắng cũn cỡn. Riêng tôi, vẫn phảimặc chiếc áo mầu bộ đội, vì không có cái nào để thay. Chúng tôi rảo bước theo Bảy. 120thằng lính ngụy đang tràn lên. Bên trái, bên phải, đằng sau đều có lính. Đi qua một ngôi nhà nhỏ, thấy một ông già đang cuốc vườn, Bảy nói với ông:
- Bác cho cháu mượn cái áo!
Ông già cởi vội cái áo bà ba đen đang mặc, móc túi lấy lại chùm chìa khoá, rồi đưa áo cho Bảy. Cô đưa tôi mặc trùm lên cái áo mầu bộ đội cho địch khỏi chú ý. Lại đi qua các xóm nhà. Tới đâu, cũng thấy đồng bào đứng dặn: “Cẩn thận nghe” và nhìn chúng tôi bằng cặp mắt vừa thương yêu, vừa ái ngại, lo lắng. Bước ra đồng, Bảy dặn:
- Nếu xóm trước mặt có lính thì tạt mau ra đồng nghe!
Nhìn ở đồng, phía nào cũng có những cô gáiđi qua đi lại như thoi đưa. Đó là những cô du kích xã. Họ đi như vậy để quan sát địch và yểm trợ cho chúng tôi. Tôi yên tâm bước theo Bảy.
Xóm không có địch. Vào ngồi ở nhà một bàgià. Bà hỏi:
- Ăn cơm chưa? Vào ăn!
Bà đi dọn cơm, giục:
- Cứ vào ăn đi con, không sợ đâu.
Bà gọi mấy đứa nhỏ ra ngoài cảnh giới.
Lúc tôi chan nước cá, bà bảo:
- Đừng ăn nước, ăn cái đi con, gắp cá ăn đi chớ.
Bà vừa ngồi coi chúng tôi ăn, vừa kể:
- Bữa mình đánh mìn nó chết 1, bị thương 4, nó kéo tôi ra đánh nhừ đòn. Mình cũng ráng chịu chớ biết làm sao.
Bà chép miệng:
- Trước kia ở đây vui lắm, tối nào bộ đội cũng về cõng gạo. Thiệt tội, mấy đứa, đứa nào cũng vui vẻ, dễ thương cả. Đi từ trên núi xuống đem từng trái ươi chia cho lũ nhỏ. Bao giờ lại được vui như thế nữa.
Một ông già đi chậm rãi từ sân vào. Bà già chỉ ra, nói:
- Bữa trước nó cũng đánh ông ấy không điđược. Uống thuốc miết, bây giờ mới đi được như vậy đấy.
Ông già gọi chúng tôi lên nhà chơi. Ông bảotôi:
- Chú cũng người nghĩa vụ hả?
Tiếng “nghĩa vụ” chỉ anh em miền Bắc.
Ông tiếp:
- Anh em nghĩa vụ với tôi như con với cha.
Ông lại chỉ ra sân:
- Khu trục Mỹ thả bom giết chết 3 đứa con tôi tại đây - hai đứa ngồi trong hầm, một đứa ngồi bên thềm. Khi ấy, nhà còn lớn lắm chứ không nhỏ như bây giờ.
Ở mảnh đất này, đau thương, căm thù và yêuthương thể hiện rất rõ ràng, rành mạch.
Ngoài sân, mấy đứa nhỏ đang dỡn nhau. Chúng ném những miếng nhựa trắng bọc đầu đạn M79 rồi duổi theo, giành nhau, cười.
Ngày 15/3/1972
Xuống Tam Quan. Vượt đường số một khá dễ dàng. Qua từng thôn đều có du kích dẫn chuyền. Tới địa phận Tam quan thì có 2 cô gái dẫn tôi đi. Từ đây bắt đầu có hơi hướng củabiển. Gió thổi về nghe nồng nàn, hào phóng. Lội qua những con sông nước mặn làm sủi lên những bọt lân tinh sáng xanh trong. Mặc dù 2 cô gái xắn quần cao, tôi cũng không thể nhìn thấy mầu trắng của đôi chân vì trời tối quá. Chỉnhận thấy hai đôi chân ấy qua những bọt lântinh sáng xanh. Những bọt nước ấy sủi lên từbàn chân tới ống chân, tạo thành những khối lân tinh đẹp như ngọc bích. Tôi có cảm tưởng rằng đôi chân của hai cô chính là ngọc bích được tạo hóa tạo thành những hình khối diệu kỳ, vừa có cái mãnh liệt của cuộc sống, vừa có cái huyền ảo của thần thoại.
Tới một xóm nhỏ bên sông, tôi được anh emdu kích dùng thuyền chở đi. Mái chèo làm những bọt lân tinh xao động, nhảy múa. Nép vào những hàng cây đước dọc bờ sông bơi thuyền tới chứ không dám đi giữa sông vì sợ địch phát hiện.
Tới bờ, Thu dẫn tôi đi. Anh dặn rất cẩn thận là phải theo sát anh, nếu không kịp thì đứng lại, anh sẽ quay lui đón chứ đừng đi lung tung vì ở đây gài rất nhiều đạn pháo, cối. Ở cái xóm tôivừa đi qua, hôm trước một đại đội Cộng hòađổ quân xuống càn bị vướng lựu đạn chết 3, bị thương 1. Chúng hoảng sợ đứng tại chỗ gọimáy bay vớt đi, không dám lùng sục tìm khẩusúng bị mất bữa trước.
Đi dưới những hàng dừa tư lự. Thu đi rấtnhanh. Thỉnh thoảng anh lại đâm sầm vào một cành tre rấp ngang đường. Anh cằn nhằn rồi ráng sức dỡ cành tre lên, đi qua. Có lẽ anh emrấp đường để hạn chế địch đi tập kích. Đi qua đi lại nhiều nhà rồi cũng tìm thấy Thưa - bí thư xã.
Tối thui, chỉ nghe tiếng nói của nhau. Thưa bảo tôi cứ cột võng ngủ, sáng hẵng hay. Vừa nằm được một lúc thì nghe một tiếng mìn nổ ầm, tiếng súng nổ ran. Thưa kêu: “Thôi rồi, chết ông Thởng rồi”.
Tất cả trở dậy, ra sân nhìn. Địch bắn đèn dù sáng rực. Quả đèn này vừa tắt, đã nghe tiếng cối 60 nổ ùng, thấy một đường lửa đỏ mờ rạch trên bầu trời rồi bung ra thành một ngọn đèn lớn. Thưa cứ than thở mãi: “Thôi chết ông Thởng rồi! Đúng hướng ông Thởng đi, ổng chớ ai!”. Anh gọi một du kích bảo rủ thêm người tới ngay nơi mìn nổ xem sao.
Ngày 16/3/1972
Vào một xóm của thôn Công Thạnh. Ở đây tậptrung rất nhiều cán bộ “bất hợp pháp” (cán bộcách mạng thoát ly). Chị Cẩn - bí thư chi bộ Tân Thành - người mập trắng, vui tính, hay nói đùa. Chị rất sốt sắng kể chuyện đấu tranh của đồng bào cho tôi nghe.
Đi tới các cửa ngõ đều gặp những thanh niênnam nữ cầm lựu đạn, súng tiểu liên đứng cảnhgiới. Chính những cô cậu đó đã nhiều lần némlựu đạn diệt địch giữa vùng chúng kiểm soát. Một thanh niên chừng 17, 18 dẫn tôi đi kể chuyện rằng mới đây cậu ta liệng lựu đạn làm chết 2, bị thương 1 tên địch giữa ấp Tân Thành. Ham diệt địch, cậu liệng lựu đạn quá gần làm chính mình cũng bị thương nhẹ. Ngay lúc đó, đồng bào đưa cậu về nơi an toàn.
Hai cô gái dẫn tôi về thôn An Thái. Tới bờ một con sông, một cô nói: “Đồng chí cởi quần dài choàng lên cổ, lại lội sông nữa!”. Từ hôm qua đến nay, tôi đã qua 5 con sông rồi. Đây chính là “quê hương 9 áo 1 quần”. Lội ra giữa sông, cô Mới ré lên một tiếng và cười khúc khích: “Cua cắn em”. Cô tạt nước vung lên trời cho rơi xuống lộp bộp rồi quay lại tôi: “Mưa đấy anh” và lại cười. Cô Lan đang khoác súng im lặng đi, cũng chợt kêu lên: “Cua cắn chân”. Còn tôi thì chỉ nhìn thấy phía trước 4 khối ngọc bích sáng xanh đang chuyển động.
Hai cô vừa đi vừa nói, giọng nói rất dịu dàng, nghe có phần hơi kịch: “Anh nghe lời em nhé. Vì ai mà xóm làng tan hoang, có phải vì giặc Mỹ không anh?”. Có lẽ hai cô đang tập nói binh vận.
Đi qua một cánh đồng rộng hoang vu, mọc đầycỏ tranh. Con đường nhỏ mấp mô. Mỗi lần quamột chỗ khó, Lan lại quay lại nhắc tôi: “Đồngchí bước vào chỗ này này, đừng bước lên chỗấy, ngã đấy”.
Vào một túp lều nhỏ. Mới bảo tôi bật máy lửa lên. Vừa nhìn thoáng thấy ngôi lều trống trơnkhông một chút đồ đạc, Mới đã kêu: “Tắt đianh!”. Mới nói nhỏ: “Hay là địch tập kích, mấyanh dọn đồ đi hết?’.
Lúc này, chỉ còn Lan khoác súng dẫn tôi đi. Cô không gọi tôi bằng “đồng chí” xưng “tôi” nữa.Cô nói: “Nếu không có anh, em cũng về mộtmình thôi. Trước đây em sợ ma lắm, nhưng bây giờ quen rồi.
Làm cách mạng mà sợ gì?”. Cô rất cởi mở kể chuyện gia đình bằng giọng nói trong, êm, khádễ chịu. Cô khoe:
- Gia đình em đi cách mạng hết, không có ai làm cho địch. Mới rồi, bọn địch bắt anh Sáu em vào Nghĩa quân, đưa đi tận Phù Cát.
Nhưng ảnh nói ảnh sẽ tìm cách về.
Lan tiếp:
- Em đi công tác, má em rầy la hoài. Bả nói chỉ còn bả với anh em cụt chân ở nhà, lấy ai gánhnước, giặt đồ. Bả dọa chụp cổ em cạo hết tóc. Nhưng em vẫn cứ đi. Hồi đầu hợp pháp,nhưng sau tụi ấp về kiếm bắt, em chạy bấthợp pháp rồi vào du kích xã luôn.
Tôi hỏi:
- Em bao nhiêu tuổi rồi?
Cô trả lời và kể luôn:
- Em 19 tuổi. Có người đã đến nói em, má em nhận lời nhưng em không chịu, em đem trả lễ. Bởi vì người con trai đó không chịu đi làm cách mạng, ngày ngày cưỡi Honda đi chơi.Em bảo anh ta đi làm cách mạng, anh ta nói sợ khổ, không dám đi. Em liền hỏi: “Khổ là khổ thế nào?”. Anh ta trả lời: “Khổ là nằm bờ nằm bụi, ăn uống thiếu thốn”. Em lại nói: “Anh chỉ nhìn thấy cái khổ trước mắt mà không thấy cái sướng lâu dài. Đi làm cách mạng có cái vinh dự là người cầm súng bảo vệ đất nước, đấy là cái sướng nhất”.
Lan kết luận:
- Sau này, có lấy chồng, em cũng lấy anh em cách mạng thôi!
Tôi hỏi:
- Từ ngày vào du kích, em đã đánh trận nào chưa?
Vừa lúc ấy, một quả đèn dù nổ bụp ở hướng Đông. Lan chỉ về đó:
- Có chứ, đánh ở chỗ thả đèn dù ấy. Mật tập anh à. Nhưng em chỉ được đánh một trận thôi, còn chủ yếu là bám tuyến dẫn khách.
Ngày 17/3/1972
Cả vùng An Thái chưa xóa sạch dấu tích củasự hoang vu. Hồi tháng 8/1970, 36 xe ủi vàgần 200 xe quân sự Mỹ ngụy đã tập trung cày ủi nơi này. Giờ đây không còn một bóng cây to. Chỉ có những đám điền thanh và bãi cỏ tranh mênh mông. Xen vào đó, lưa thưa nhữngtúp lều. Từng chòm, từng chòm có những khóm chuối, bụi mía, vườn rau. Lúc này đã cuối mùa rau rồi. Rau cải, rau cúc đều đã ra hoa vàng tươi hoặc đã kết quả lăn tăn. Những cây cà chua đầy những quả xanh và những bông hoa vàng. Một đoá hoa hồng bẽn lẽn nép bên đám cỏ, nở nụ cười hồng tươi. Gió thật tinh nghịch, chọc ghẹo hết thảy cây cỏ làm chúng cười xào xạc mãi.
Anh Nở - bí thư chi bộ - có đôi mắt hơi mờ, đục, dáng chậm chạp, nói chậm chạp. Anh có vợ và 6 con. Lúc này, anh chỉ còn 4 đứa con gái tuổi 13, 14 trở lại. Anh nói:
- Có 6 đứa, nhưng đất nước mới chia mộtđứa, Mỹ cướp một đứa, còn bốn.
Anh dẫn tôi ra một nơi vắng vẻ, giữa đồngkhông mông quạnh mà làm việc. Qua câu chuyện, cho thấy anh nắm rất chắc địa bàn, địch, ta. Tại thôn An Thái nhỏ bé này, địch tập trung đủ các loại lực lượng để kìm kẹp dân. Thường xuyên có 1 đại đội Cộng hòa, 6 cố vẫn Mỹ,1 trung đội cảnh sát, 1 đại đội Bảo an, 2 đoàn Bình định, 3 toán Thanh niên chiến đấu, 3 toán Phòng vệ dân sự, 12 tên ngụy quyền xã, 4 tên ngụy quyền thôn, có lúc lên đến 1 tiểu đoàn Cộng hòa, 1 trung đội Mỹ. Hiện nay, chúng vẫn duy trì lực lượng như trên, đóng 5 chốt điểm, tăng cường 1 đại đội Bảo an. Đồng bào ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông, nghề buôn. Trước đây, vì nơi này có thị trấn Tam Quan, có đường số một chạy qua nên dân số khá đông - gần 4.000 người, nhưng do chiến tranh, chạy tứ tán, nay chỉ còn trên 2.000 người. Từ trước tháng 4 năm 1971,phong trào còn yếu, cán bộ không trụ bám tạichỗ được mà chỉ bám quanh rìa, nhưng từ tháng 5 năm 1971 đã bám được. Các đồng chí Trì, Tiếp, Khánh, Tăng, Thảo gài đạn pháo 2 lần diệt 19 tên Bảo an, làm bị thương 7 tên. Địch phải co lại. Tuy nơi này cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, nhưng cán bộ không một ai đầuhàng, đầu thú, chỉ có một số ít bỏ việc, trốn đi vùng khác làm ăn. Hiện lực lượng ta có 7 đảng viên, 30 cán bộ, 12 đoàn viên, 1 đội du kích thôn, 5 tổ gồm 15 du lích mật.
Tuy lực lượng ít, ta vẫn luôn luôn bám tuyến,diệt địch, hỗ trợ đồng bào đấu tranh.
Nghe tiếng súng nổ gần, tiếng trực thăng quần lượn, Nở đứng dậy nghển cổ nhìn, rồi nói: “Đi ra công sự”. Anh dẫn tôi đi vòng vèo trong bãitranh, tới một nơi có mấy cây điền thanh mọccụm lại, chỉ xuống đất, nói: “Ngồi xuống đây”. Chúng tôi lại tiếp tục làm việc.
Anh dặn tôi đạp nhẹ chân, đừng để lại dấu vết. Có lẽ công sự nằm quanh đây, nhưng tấtnhiên tôi không thể phát hiện ra nắp nó.
Chừng 9, 10 giờ, anh lại dẫn tôi về nhà. Chị vợ anh đã đi chợ về, đang ngồi bó rau muống. Con Sáu đang đau, ngồi cù rù cạnh mẹ nó. Con Bốn đang ngồi chặt cây cải giống. Hồi nãy, con Bốn và con Năm cứ đánh bi ăn cõng với nhau miết. Hễ đánh trúng 3 lần liền là được cõng. Con Năm luôn ăn gian, dúi hòn bi vào sát hòn bi của con Sáu mà đánh, làm con Sáu phải cõng hoài. Chúng không được đi học và cũng chẳng có trò chơi gì hấp dẫn hơn trò chơi ấy, nên mặc dù phải cõng chị nặng tới ngã dúi xuống, con Sáu vẫn cười như nắc nẻ. Xen vào tiếng cười của chúng là tiếng máy bay trực thăng bay phành phạch rất thấp.
Anh Nở lại đưa tôi qua ngồi ở một nhà khác, dặn:
- Anh cứ ngồi đây, có chuyện gì tôi sẽ chạy tới. Ngồi đây kín hơn, chạy dễ.
Anh tranh thủ ra cưa hom trồng sắn. Tuy bịthương nhiều lần, sức yếu, mắt mờ đi, ống xương tay trái bị mẻ một miếng lớn, anh vẫn có cái rắn chắc của người nông dân. Đám đất mới thu hoạch rau xong được anh xới tung lên, vun thành từng vồng thẳng tắp. Chị Nở đang gánh một gánh rau muống nặng trĩu, kĩu kịt đi tới.
Chiều tối, đi về phía ấp công tác. Vẫn đi qua cánh đồng. Loại cây trồng lớn nhất, nhiều nhấtở đây là chuối. Thỉnh thoảng mới có một câydừa cao vút, lá tơi tả. Có những cuộn dây thép gai bùng nhùng bò lạc lõng trên đồng, đã bị mưa gió làm hoen rỉ. Cách không xa lắm là khu dồn và đồn địch với những mái nhà tôn và mấy cái pha đèn loá nắng. Một con kênh nhỏ nước chảy lặng lờ với cái cầu sắt bắc ngang bị gẫy gục, rỉ đỏ nhem nhuốc. Muốn qua con kênh ấy phải leo lên những cây đước. Những cây đước thật lạ, cành, rễ nghênh ngang mọc kín cả mặt kênh, tạo thành những cái cầu cheoleo. Qua kênh, đi vào một cánh đồng lúa nhỏ.Những khóm lúa lùn nở to, cây mập, xanh đậmđà.
Ngày 18/3/1972
Đang ngủ say thì giật mình choàng dậy vì tiếng đạn cối nổ. Hị nói: “Coi chừng nó tập kích”. Tất cả trở dậy cuốn võng, thu dọn đồ rồivào hầm núp. Tiếng cối 60 vẫn nổ “Pốc... đùng! Pốc... đùng!”.
Nở dẫn tôi tới công sự. Có khả năng địch càn. Đi một hồi, rẽ vào một đám đất, Nở ngồi xuống. Lát sau anh than thở: “Chết cha rồi, họ đào củ ngay trên nắp hầm mình!”. Anh dẫn tôi tới một công sự khác. Chỗ này, nhiều ngườitới lui quá nên đất bị mòn thín đi, địch dễ phát hiện dấu vết. Nở lại dẫn tôi về công sự hồi nãy. Anh ngồi thừ một lúc rồi đứng lên, nói: “Không được, không được! Đất mới quá, phải có người nghi trang chứ không tự nghi trangđược”. Nở thật là cảnh giác. Anh bảo tôi xuốnghầm rồi đi kêu một anh khác xuống ở cùng.Còn anh thì đi cảnh giới.
Hầm hơi chật nhưng có tới 4 lỗ thông hơi rộng nên rất thoáng, mát. Tới 10 giờ nghe 3 phát súng nổ liên tiếp, anh Sáu nói: “Nó rút đấy!”. Lát sau, nghe có tiếng gõ đều đều trên miệng hầm và tiếng anh Nở gọi: “Lên hử”.
Hồi sáng sớm, địch cho 20 tên mò lên nhưngchỉ ở ngoài tuyến.
Chúng gây nên những đám cháy ở gần, khói ùn ùn bốc lên.
Ngày 19/3/1972
Dự đại hội Đảng ủy xã. Lúc giải lao, chợt nghe một tiếng nổ ầm. Chị Cẩm kêu: “Chết rồi, mìn mo”. Một loạt súng rộ lên, có kèm cả tiếng M.79 “Tập kích! Tập kích!”. Mọi người vội vàng vơ đồ đạc, chạy về phía đã định trước. Cũng may, tôi đã khắc phục được tính luộm thuộm, đồ đạc để gọn trong một bao nên không bị thất lạc gì.
Ngày 21/3/1972
Tiểu đoàn một Cộng hòa càn ở An Thái. Chúng đốt cỏ cây cháy rừng rực suốt ngày. Chúng bắt một ông già dẫn đường. Tới một khu vực, ông già ngồi lại, nói:
- Ở khu vực này Cộng sản gài nhiều lựu đạn lắm, tôi không biết đường. Các ông đi thì đi!
Bọn địch lướ quớ mò đi. Một quả cối 81 cải tiến nổ tung làm chết hai tên, bị thương một tên.
Khắp nơi trên xã này đều cắm những bảng cấm địa. Khi địch tới, những bảng ấy lập tức biến mất và đất dưới chân chúng trở thành bom mìn giết chúng.
Ngày nào địch cũng có chết lẻ tẻ 2, 3 thằng. Khi thì bị du kích mật dùng lựu đạn đánh. Khi thì bị xuông mìn, lựu đạn. Hôm chúng tập kích chúng tôi ở Xuân Lạc, chính chúng bị xuông lựu đạn chết 3, bị thương 1 chứ không phải chúng đánh mìn như chúng tôi tưởng. Du kíchđang gác, thấy nổ liền trốc M.79, quạt tiểu liênqua.
Bị thất thế, mấy thằng còn lại lặng lẽ rút lui.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Ngày 1/4/1972
Thân gửi Long, Chi, Tân
Trước tiên, mình báo để Long và Chi biết làthời gian về không phải như trước là tháng 5mà khi nào có điện gọi về thì về. Như vậy là nếu có người trong Tuyên huấn ra lĩnh máy, tin cậy thì gửi phim ra. Còn anh Tân thì cũng cố xoay xở xem ở địa phương có người ra, cùng với Nên, mang máy móc về làm. Ngoài này người phần thì đi công tác, người đi bổ sung theo yêu cầu phía trước, người ra Bắcxin hàng, nay lại thêm một số đi nhận hàng và sắp sửa đi chuyển hàng nữa. Thế là hếtngười. Mình được tin là máy phóng và phim, thuốc giấy đã vào. ái cũng đã trên đường áp tải hàng vào. Dồn dập nhiều việc, đòi hỏi nhân lực khá căng.
Anh Huy Minh vừa gửi thư vào cho biết là đã gặp ông cụ của Việt Long, ông cụ phấn khởi nghe tin Long mạnh khoẻ, tiến bộ, gia đình vẫn khoẻ. Ông cụ có gửi cho Long lá thư đề ngày 1/11/1971 kèm theo bức ảnh của em Long là Việt, hiện đang đi Công an vũ trang.
Mình giữ một trong số nhiều ảnh hôm chúng tachụp ở thôn Tư, anh Phò mang ra đưa cơquan, nay phóng xong gửi vào. Chị Sáu có viếtthư hỏi thăm anh em mình, (gửi tháng 9/1971), trong đó kèm một lô ảnh gia đình mình.
Anh Huy có đến thăm gia đình chị Hà ở Thuỵ Khuê, anh chị có hỏi thăm nhiều về anh Tân.
Còn Chi không biết có ai là người thương ởngoài đó không thì không biết?
Hồ Ca đã về đến địa phương công tác, tươngđối có nhiều thuận lợi, được gặp phần lớn cánbộ quê đều ở Bình Định. Hồ Ca ăn cái tết to nhất từ khi vào trong này.
Hữu Quả có tạt qua về nhà gần 10 ngày đưa một số tin và bài, mang một số phim ảnh của Hoàng Chung về, mình đã gửi anh Long (Huấn Học) ra chữa bệnh mang ra. Trên đường trởlại địa phương công tác, Quả bị sốt, phải nằmở trạm mất ít ngày, nhưng Quả phấn khởi lắm.
Quảng thì hơn một tháng nay không viết thư về; tin tức cũng không thấy gửi về vì đường liên lạc bị đứt (do địch càn). Mình hỏi thăm thìthấy vẫn an toàn, nhưng phải lẩn hơi vất vả.Tình hình chỗ Quảng công tác có khó khăn vềđịch, khó khăn hơn chỗ các bạn công tác.
Mình và Chu vẫn khoẻ, đôi khi hơi bận vì Chu thỉnh thoảng phải đi gùi, sản xuất đột xuất,công việc ngày càng nhiều.
Ở nhà rất mong anh Tân về để làm một số ảnh phục vụ phong trào chung toàn miền. Khi về, nếu có thể được, anh Tân xin được phim thì càng tốt, nếu không thì chọn những ảnh có thể tuyên truyền được, chụp lại, để dùng triển lãm.Những ảnh đấu tranh của đồng bào trong các thành thị rất cần. Nhưng nhớ ghi cả chú thích cho rõ.
Ở nhà có nhận được thư của Tuyên huấn tỉnhgửi ra, nói về tinh thần làm việc của anh em mình tốt, ca ngợi sự tận tuỵ của anh Tân. Mình cũng rất mừng và tự hào về anh em mình. Anh em cố gắng phát huy thêm tinh thần công tác hơn nữa để xứng đáng với sự tin cậy của cơ quan.
Mình nhờ anh Tân, nếu có thể được và cóđiều kiện, mua giúp cho chiếc đài như chiếc đài anh mua cho Tứ. Đài của mình Chu lấy lạirồi.
À quên, xin báo cho Việt Long biết là “ngườicùng chụp ảnh với Long” đã lên đường đi công tác ở địa phương mà Quả hiện nay đang công tác, thời gian 3 tháng. Có gửi lời hỏi thăm anh em, nhất là Việt Long đó.
Các bạn nhớ luôn viết thư nhé.
Vũ Đảo
Ngày 5-8/4/1972
Một loạt tin chiến thắng từ Trị Thiên, Nam Bộ,Tây Nguyên đưa về làm náo nức lòng người. Nghe những bài tường thuật, ghi nhanh về những trận đánh cao điểm 544, gặp tù binh Huỳnh Thúc Mẫn... càng thấy chộn rộn, muốn được lao tới chiến trường, muốn được tận mắt thấy chiến thắng và được viết về những chiến thắng ấy. Đã tới lúc chúng ta giáng vào đầu kẻ địch đòn quyết định để giành chiến thắng.
Ngày 9-11/4/1972
Tới làm việc ở Ban chỉ huy Mặt trận Tiềnphương.
Tại đây, các bộ phận đều ở theo kiểu dã chiến - dựng khung, dăng tăng chứ không lợp lá,che dừng. Anh Ba, anh Lợi cũng ở như vậy.Tuy nhiên, vệ binh đã đào cho hai anh nhữngcăn hầm rất rộng, chắc chắn để chống phi pháo, có thể ngủ và làm việc dưới đó được.
Đủ các bộ phận phục vụ cho bộ não của chiến dịch: tham mưu, chính trị, đài 15 Wat, đài 2 Wat, K.63, cơ yếu, liên lạc, vệ binh...
mỗi người đều bận túi bụi với công việc củamình.
Mỗi ngày giao ban 3 lần nên nắm tình hình rất chắc. Bao giờ cũng vậy, tới giờ giao ban là một tấm bản đồ quân sự lớn có đánh dấu sẵn được trải ra trên chiếc bàn lớn giữa nhà. Mọi người ngồi quây xung quanh, theo dõi. Mộtđồng chí phụ trách bộ phận “đài kỹ thuật” (đàitheo dõi đài địch) đứng báo cáo tình hình địchqua theo dõi báo cáo của chúng: các vị tríđóng quân, hoạt động của địch, địch phát hiện ta. Rồi đến phần văn phòng báo cáo tình hình ta qua tin của địa phương. Rồi anh Lợi khái quát lại tình hình, nhận xét và ra chỉ thị. Anh là Thường vụ Khu ủy, còn có tên là Bảy râu. Anh cao to, râu quai nón lúc nào cũng cạo nhẵn, da hồng hào, trán hói, có giọng nói trầm trầm, chắc chắn, rất ít nói, nói rất ngắn, gọn. Anh thường ngồi chống hai tay vào cằm nhìn qua nhìn lại trên bản đồ, đôi lúc có vẻ lơ đãng nhìn lên trần nhà nhưng nắm rất chắc bản đồ và tình hình. Đôi khi báo cáo viên chỉ sai bản đồ hoặc nói lộn, anh chỉ lại, nói: “Sao còn thanh niên mà lẩm cẩm dữ vậy?”. Có lúc, báo cáo viên nói 12 xe bọc thép xuống An Túc mà chỉtuốt xuống phía dưới, anh nói: “Sao? Sao, xuống tới gần thị xã rồi à? Đang trông nó xuống mà không được đây!”. Khi chỉ thị về việc sắp tới, anh nói chậm - chậm như người đọc chính tả vậy.
Đêm 8 rạng 9-4, quân ta đã đánh Gò Loi - vị trí tiền tiêu của Hoài Ân, mở đầu cho hàng loạt trận tiến công dữ dội vào các vị trí địch trong toàn tỉnh. Địch phản ứng rất yếu ớt. Sau 29 phút, Gò Loi với một đại đội, ban chỉ huy liênđội Bảo an số 48 bị diệt gọn - chỉ sống sót một tên.
Anh Lợi đánh giá cao chiến thắng này. Gò Loi,từ khi Mỹ xâm lược tới nay, luôn là một vị trí tiền tiêu quan trọng của địch, nay là căn cứ tiểu đoàn địch, lực lượng địch được củng cố vững, gây tội ác dai dẳng, gom dân, kẹp quần chúng, khống chế cả một vùng từ Ân Hữu qua Ân Nghĩa. Với ta, Gò Loi là vị trí đầu cầu, làm bàn đạp để tiến công các vị trí khác. Cần kết hợp tốt điệt địch, chốt lại, tảo trừ địch, phát động quần chúng.
Những ngày sau, địch điều quân lung tung để đối phó: đưa tiểu đoàn một Cộng hòa từ Hoài Nhơn vào, bị diệt 2 đại đội, vội vàng dùng trựcthăng bốc ra Thành Sơn (Hoài Châu) và điều Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn 40 vào. Các đồn khác bị bộ đội, đồng bào bao vây, đã bỏ chạy.
Trong vùng địch kiểm soát ở Hoài Nhơn, chúng giới nghiêm, không cho người nhà vào thăm lính, cấm nghe đài cách mạng.
Chúng mở chiến dịch “Lòng mẹ”, bắt gia đình cách mạng phải tập trung học tập. Chúng phát động quần chúng viết đơn tình nguyện di dân, ai đi đầu được chúng cấp 600.000 đồng.Nhưng du kích vẫn hoạt động - du kích TamQuan Bắc kết hợp với binh sĩ ngụy làm binhbiến diệt 12 tên.
Tuy quân sự đánh mạnh, nhưng do cán bộ địaphương không xáp nên quần chúng nổi dậy kém. Ngày đầu, đồng bào còn chui xuống hầm, để bò chạy ra đồng ăn lúa... Anh Ba, anh Lợi liền phái người xuống uốn nắn. Tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ huy Mặt trận tiền phương là: Nhanh chóng phá các khu dồn, tấn công các đồn còn lại, thuần khiết nội bộ, xây dựng thôn xã chiến đấu. Liên tiếp tổ chức hội nghị cán bộ các ngành, giới của từng thôn với thời gian họp rất ngắn (từng đêm một) để hướng dẫnnhiệm vụ, cách làm việc.
Không được tổ chức những cuộc họp dài ngày trong thời kỳ nổi dậy này. Với những thôn mới mở ra chưa có đảng viên, đoàn viên, thì lựa quần chúng tốt dự các cuộc họp này, hướng dẫn họ về cách phổ biến tình hình, chính sách, nhiệm vụ, phát động quần chúng, phát hiện và truy tróc tề điệp. Nhanh chóng dãn dân và tổ chức phòng không ở những khu vực đôngđảo; nơi nào chậm trễ để dân bị thiệt hại thì cấp ủy nơi đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Với những nơi địch đang bỏ trống, phải nhanhchóng xây dựng thôn xã chiến đấu. Cùng với bao vây đồn bốt phải chiếm và phá các trục giao thông, bao vậy quận lỵ. Nhanh chóng khắc phục sự chậm chạp của công tác binh vận. Những ai làm việc cho địch đều phải trình diện.
Tất cả mọi người đều tham gia các tổ chứccách mạng, ra sức phục vụ, liên tục tiến công.Tổ chức ổn định đời sống nhân dân: ăn ở, sản xuất, trật tự, vệ sinh, y tế, giáo dục, đoàn kết, tương trợ nhau. Kêu gọi binh lính về với nhân dân.
Nhiều đồn địch - trong đó có đồn đồi Xã - bỏ chạy. Đó là thiếu sót của ta. Yêu cầu bây giờ là phải tiêu diệt hoặc bức hàng. Anh Ba xuống Hoài Ân trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo.
Ngày 12/4/1972
Cần có những bài ghi nhanh ngắn, sôi nổi phản ánh khí thế hiện nay, tôi đi Hoài Nhơn.
Anh Lợi gặp riêng, dặn dò thêm tôi một số vấn đề. Ngoài việc đi viết, tôi còn phải truyền đạt một số ý kiến của anh cho Huyện ủy và nắm tình hình về báo cáo cho các anh. Anh cho biết: Đêm nay sẽ tổng công kích. Hoài Nhơn sẽ đánh lớn, trong đó có Đồi Mười, thị trấn Tam Quan, Trung đoàn bộ Trung đoàn 40. Khita đánh mạnh, địch sẽ co về giữ quận lỵ, căn cứ và các trục giao thông. Ban chỉ huy mặt trận tiền phương chỉ thị cho Hoài Nhơn: Giảiphóng đại bộ phận nông thôn, tiến lên giải phóng hoàn toàn địa bàn. Tám xã phía Bắc có phong trào cao, cần phát triển xuống phía Nam. Không trông chờ các cú đấm quân sự mà phải chủ động hoạt động, từng xã chủđộng tổ chức binh vận, tấn công và nổi dậycho kịp thời cơ. Truy bắt cho hết bọn điệpngầm. Trong 2 ngày 1 đêm phải tổ chức đàoxong hầm hố chống phi pháo, rào làng chiến đấu. Ngày đêm đều cho quần chúng thanh viện, phát loa uy hiếp tinh thần địch. Huy động hàng loạt thanh niên vào việc vận chuyểnlương thực lên căn cứ cách mạng. Du kích phải đứng trên đường số một, cắm biển ghi rõ “Vùng giải phóng”, hoặc “Quân Giải phóng đang kiểm soát”. Tôi ghi chép đầy đủ ý kiến chỉ đạo của anh Lợi và lên đường.
Trạm giao liên nằm ở một nơi thấp, bị núi chắn nên đêm nay tôi không thể nhìn xuống đồngbằng mà xem những chớp lửa tiến công của tađược.
Ngày 14/4/1972
Về tới Hoài Châu, gặp dân, lại được sống trong không khí tấn công sôi nổi và trong tình thương yêu sâu sắc. Chốt Gò Vàng đã bị diệt. Chốt Liễu An đã tháo chạy. Bởi vậy, chúng tôi xuống núi rất sớm. Nghe tiếng súng nổ ròn ở phía đường cái - du kích đang đánh bọn địch rút chạy. Đồng bào thể hiện niềm phấn khởi ra mặt, cười nói hể hả. Tuy nhiên, cán bộ thì đang lo sốt vó. Thế là để xổng mất một chốtđịch rồi! Nếu cứ để tiếp tục như vậy, sau này sẽ khó khăn cho ta, nhiệm vụ khởi nghĩa của địa phương không hoàn thành.
Anh Đức chạy xuôi chạy ngược, đôi khi phải hò hét nữa, để đốc thúc công việc.
Khuya, xuống Tam Quan Bắc một cách dễ dàng.
Ngày 15/4/1972
Đi tìm gặp bộ phận tiền phương của Huyện uỷ.Đang đi thì thấy từ phía thị trấn Tam Quanbùng lên một chớp lửa đỏ đậm và một tiếng nổ lớn. Tiếp đó, hàng loạt tiếng nổ hòa theo rộn rã: súng liên thanh, lựu đạn, B40... Lúc ấy là 1 giờ 10 phút. Địch hốt hoảng bắn đèn sáng rực.
Cùng với tiếng súng tiến công của quân Giải phóng, khắp nơi vang lên tiếng trống mõ, thanh la, thùng thiếc thanh viện của quầnchúng.
Tiếng nổ vẫn rộn vang. Vào khoảng phút thứ 15, 20, một tiếng nổ lớn lại bùng lên, một khốilửa đỏ đậm phụt lên cao rồi khói đen, khóivàng cuồn cuộn bốc lên. Bầu trời đang được pháo sáng hắt vào tạo thành mầu trắng xanh bỗng mờ đi, chuyển thành mầu nâu sẫm.
Khói bao phủ cả bầu trời thị trấn Tam Quan.
Ở một nhà, tôi thấy một bà già người nhỏ, ốm, cầm ra một miếng tôn lớn. Bà kêu: “Thanhviện đi chớ! Vả, sao không đánh đi?”.
Bà dùng cây đập rất mạnh vào tấm tôn. Có lúc mỏi quá, bà đặt xuống nghỉ rồi lại đánh. Một ông già đem cái chuông đồng ra ngõ đánh kêu keng keng. Mọi người nói “Đem đến gần điểmđánh cho nó nghe rõ, nó sợ!” và xách dụng cụ ra ngõ đánh.
Khoảng 25 phút, trận địa im đi một lúc rồi lại rộ lên. Tiếng nổ nổi bật là tiếng mìn hoặc B40 - nổ rất to, bùng lên những khối lửa lớn. Rồi đến tiếng AK nổ đanh, gọn mà ấm. Có những tiếng đại liên xổ từng tràng dài.
Khoảng 4 giờ sáng thì cơ bản im tiếng súng.Địch phản ứng pháo rất dữ. Có 2 chiếc Đa cô ta bay cao tuốt trên trời, bật đèn đỏ lập loè, xổ ra hàng dây đạn lửa đỏ rực, rống lên ồng ộc.
Chúng tôi ra Trường Xuân để giảm bớt số người ở phía trước, đề phòng phi pháo. Trời gần sáng rồi. Vội vàng leo lên xuồng chống đi. Nước cạn quá, phải lội xuống đẩy. Lúc sâu lại leo lên chống.
Người ướt mèm. Hừng đông rồi. Con sông nằm trong tầm mắt của 2 chốt địch. Súng nổ rộ khắp nơi. Chúng tôi cột thuyền, chạy lên bờ, vượt một bãi đất nữa rồi chạy dọc một mép sông. Nghe bên bờ bên kia có tiếng gọi: “Qua đây!”. Chúng tôi chạy qua. Đồng bào đã chờ sẵn. Giữa sông có một chiếc thuyền nhỏ đặt một mô hình khẩu súng lớn - có lẽ để nghi binh địch.
Vào xóm Xuân Lạc. Đồng bào đang chuẩn bị nổi dậy. Một phụ nữ vác một cái giáo dài, kêu:“Mau mau đi chứ!”. Có những tiếng gọi nhau, tiếng chỉ thị tập trung đại đội, trung đội... Tất cả sắp xếp vào đội ngũ để có lệnh là tiến tới vây đồn địch.
Chiều, tôi làm việc với các đồng chí trong bộphận tiền phương của Huyện uỷ, truyền đạt tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ huy mặt trận tiền phương và nắm tình hình chung trong toàn huyện. Có những tin tức từ thị trấn Tam Quan báo về: Nhiều khu địch ở trong thị trấn đã bị đánh nát. Ta đánh tiêu diệt toàn bộ chi khu, đánh thiệt hại nặng quận lỵ. Diệt gọn 1 đại đội pháo Cộng hòa của tiểu đoàn 30 gồm 6 khẩu pháo. Diệt 1 đại đội Bảo an giữ chi khu. Tênthiếu tá chi khu trưởng, 2 tên cố vấn Mỹ và tên phó quận trưởng bị chết. 2 kho đạn, 1 kho xăng bị phá huỷ. Nhiều tên Bảo an khác bị diệt. Đồng bào xôn xao bàn tán, hả hê vui mừng trước thắng lợi của ta. Những bà mẹ, cô gái kể tội bọn ác ôn trong thị trấn cho chúng tôi nghe: đánh đập, lột quần áo, giam giữ, hạch sách...
Ngày 16/4/1972
Ở tại thôn An Thái. Mới hôm qua, đồng bàochuyển thương binh tới đây chăm sóc để chuyển về tuyến sau. Ai cũng thấy rõ sức mạnh của ta, thấy sự suy yếu của địch. Bà con so sánh sự phản ứng của chúng bây giờ đã yếu hơn trước nhiều: “Trước kia mà đánh thế thì chúng vãi bom vãi đạn vào đây. Bây giờ thì chỉ có ít quả pháo”.
“Trước kia mà đánh thế thì trực thăng nó chụpquân liền. Bây giờ cả ngày không có một chiếc!”.
Cô Canh về báo: du kích, đồng bào đã vâychặt chốt Tân Thành, Cống Thạnh.
Đêm 15 rạng 16-4, ta cũng đánh vào khu Nhàthờ Dốc (trụ sở của Trung đoàn bộ Trung đoàn ngụy số 40). Sáng nay địch còn bắn pháo về phía đó, có lẽ ta còn làm chủ trận địa.Đường số một đã bị cắt đứt.
Ngày 17/4/1972
Bộ đội đóng trong thôn. Anh em đều trẻ, khoẻ,chắc nịch. Sau khi đánh Tam Quan, anh em lạivề phối hợp với du kích đi đánh bọn địch trài (nống ra xung quanh), đánh những đồn lẻ. Ngày nào địch cũng chết. Hôm kia, du kích bắn B40 vào chốt Công Thạnh, sập một số lô cốt, chết 6 tên. Hôm qua, du kích bắn cối vào Trung đội Dân vệ số 4 (người ta gọi là Trungđội thằng Trà, thằng ác ôn khét tiếng), chết vàbị thương 6 tên. Các chốt khác cũng bị du kích ém, bia tỉa suốt. Địch rất hoảng sợ, xoay xở lung tung mong thoát chết. Chúng ra ngoài ràohoặc rúc trong bờ trong bụi mà trốn.
Chúng kêu pháo, cối bắn lung tung. Sau nhiều năm im ắng, bây giờ pháo, cối lại nổ giữa thônxóm. Một quả cối nổ trước sân bà Tịnh làmBích bị thương.
Ngày ngày, đồng bào vẫn đi vây đồn bốt. Haingày đầu khí thế tốt, địch xoa dịu. Ở Mỹ Lộc, đồng bào đã giật lựu đạn của một tên lính. Nhưng hôm nay thì chúng quay ra đàn áp. Hai người đã bị thương vì chúng bắn. Nhiều ngườibị chúng đánh.
Ở miền Bắc, giặc Mỹ cũng leo thang bằng không quân, đánh tới Hà Nội, Hải Phòng, bị ta bắn rơi 12 chiếc, có một B52.
Gần đến ngày chết, kẻ địch dãy dụa thật điêncuồng. Nhưng chúng ta quyết làm quyết liệt hơn nữa. Đồng bào nói: “Cứ đánh tới đi, đừng dừng lại, đừng để chúng quay lại giày xéo bà con!”.
Tôi gặp gỡ bà con, du kích, bộ đội, lấy thêm tài liệu, viết một bài ghi nhanh như sau:
Tam Quan, những ngày đầu tấn công và nổi dậy
Đêm nay, đồng bào Tam Quan không ngủ. Mọi người ùa ra các sân nhà, leo lên các nóc hầmvui sướng nhìn về phía thị trấn đang rung chuyển trước đòn tiến công của quân Giải phóng. Hàng loạt tiếng nổ vang lên ròn rã như pháo tết. Một tiếng nổ lớn vang lên giữa thị trấn làm cho những mái nhà tôn khẽ rung lên, kêu ken két.
Một cột lửa bốc cao, cuộn khói mù mịt, chuyểnbầu trời thị trấn từ mầu sáng bạc qua mầu nâu sẫm. Một người đàn ông kêu lên:
- Rồi đó! Kho xăng, kho đạn nổ tung rồi đó!
Mọi người nhón gót cao lên như muốn nhìn tận mắt sự đền tội của kẻ thù. Trong niềm vuiđột ngột, mọi người quên bẵng đi công việc mà mình phải làm. Lúc ấy, một bà má bỗng kêu lên:
- Ủa, im khô vầy sao? Thanh viện đi chớ!
Bà chạy vô nhà, xách ra một cái kẻng làmbằng mảnh bom, dang tay dùi gõ mạnh. Tiếng kim khí vang lên lanh lảnh. Những người khác cũng vội vàng xách thùng thiếc, chuông, trống ra gõ liên hồi. Một ông già xách cái chuông đồng vừa gõ vang vừa nói:
- Xịch ra ngoài này, gần chốt điểm, gõ cho bọn nó nghe rõ, bọn nó càng hoảng.
Mọi người đi theo ông ra sát rào, tay vẫn gõ mạnh những dụng cụ gây tiếng động. Bọn địchtrong các chốt điểm quanh đó hoảng sợ bắn như vãi đạn ra tứ phía. Nhưng bao trùm lên hết thảy, rộn rã khắp xóm làng, vẫn là tiếng trống, mõ, thanh la của đồng bào, tiếng động báo hiệu những ngày nổi dậy bắt đầu.
Ở Tam Quan, chưa bao giờ bình minh lại đếnbằng cái huyên náo, sôi nổi, vui hoạt như những ngày giữa tháng 4 này:
- 1 giờ 10 phút, quân Giải phóng tiến đánh vào tận hang ổ địch trong thị trấn.
- 1 giờ 20 phút, toàn dân thanh viện.
- Từ đó đến sáng, du kích bắn bia tỉa và bắn cả đạn cối, đạn B40 tiêu diệt bọn Bảo an.
- 5 giờ sáng, các đội quân khởi nghĩa sẵnsàng lên đường bao vây đồn bốt địch.
Khi chúng tôi đến thôn Công Thạnh thì gặp mấy du kích xách súng chạy tới. Một du kích trẻ măng, dáng người chắc nịch, vác khẩu B40, vừa cười vừa khoe:
- Quả B.40 của em phá sập 1 lô cốt rồi!
Anh kéo bạn chạy tới chỗ Tì - Chính trị viên xã đội. Tì bị thương ở tay trái vào những phút đầu tiên của giờ nổ súng. Nhưng anh nhất định không chịu về tuyến sau. Tì gặp mấy du kích, truyền lệnh:
- Ngay bây giờ, các đồng chí áp sát các mục tiêu đã được phân công. Đúng 5 giờ, bắn 5 quả cối 60 và 15 phút sau bắn 2 quả B.40 vào chốt Công Thạnh!
Chúng tôi lội qua con sông nước mặn, vào thôn Trường Xuân.
Lúc này, trong thôn chỉ có một số trẻ em,người già và thấp thoáng bóng mấy phụ nữ chạy qua chạy lại. Hầu hết đồng bào ở đây đãtập trung về nơi quy định để thực hiện mệnhlệnh khởi nghĩa. Một phụ nữ trạc ngoài 30 tuổivác một cây đòn xóc nhọn hoắt chạy theo mộtông già, nói gấp gáp:
- Bác về kiểm tra lại Trung đội của bác xem còn thiếu ai thì kêu gấp tới cho kịp.
Chúng tôi nhìn theo hướng chị chạy, thấy một đoàn người vác giáo, mác, gậy gộc đang đổ về phía Nam...
Chúng tôi trở lại nơi làm việc của Ban Khởinghĩa xã. tại đây, lúc nào cũng bận tíu tít công việc. Mọi người thắp đèn làm việc cả đêm, mắt trũng sâu xuống nhưng vẫn phấn chấn lạ thường. Mới qua ba ngày tấn công và nổi dậy, tình hình đã biến chuyển khác thường. Nổi bật lên là hoạt động của du kích xã, thôn. Lúc này, lối tính nhẩm số địch do du kích diệt trở nênbất lực, vì nó luôn luôn tăng vọt. Ngay cả việc ghi vào sổ cũng không kịp, chỉ ghi được mấy trận chính:
- Trưa 15/4, du kích diệt 7 tên Bảo an tại chốt Công Thạnh.
- Ngày 16/4, du kích vây chặt đồn An Thái,đồng thời đánh tan tác trung đội Dân vệ số 4 khét tiếng gian ác. Cùng ngày, du kích phốihợp với bộ đội đánh và làm chủ phố TânThành, làm chủ vùng 2, vùng 3 và nhiều thônkhác.
- Chiều 16/4, du kích bắn cối 60 diệt 6 tên thuộc Trung đội Dân vệ số 4.
Bọn địch quay cuồng chống đỡ, nháo nhào trốn chạy. Lúc thì chúng chui vào lô cốt bắn vãi đạn ra tứ phía. Lúc thì chúng bỏ đồn, chui rúc trong bờ bụi để tránh đòn mật tập khủng khiếp của du kích. Nhưng, Ban Lãnh đạo khởi nghĩa đã kịp thời ra những mệnh lệnh trừng trị chúng:
- Trung đội số 4 đang dã ngoại. Điều cối 60 tới dập khi chúng qua đồng.
- Đêm nay, lũ Bảo an chốt Thiện Chánh cụmtrong lô cốt, cho B40 bắn vào lô cốt trung tâm.
- Lũ Bảo an đóng ở cầu đã bỏ chốt xuống trốn dưới chân cầu.
Cho một tổ vòng vào hướng Nam bắn lên.
- Tạm dừng việc bắn vào chốt Thạnh Mỹ, đưađồng bào tới vây, có khả năng bức chúng hàng.
Anh Thưa, Trưởng ban Khởi nghĩa xã, vừa làm việc xong với cán bộ các thôn thì anh Bình, chỉ huy trưởng đơn vị X quân giải phóng Bình Định, đến nói:
- Anh cho dân công đi chuyển đạn lớn về.
Bình nhìn đồng hồ lo lắng:
- Mà lúc này khuya rồi, sợ nước lớn.
Thưa cười:
- Nước lớn đã có thuyền, lo gì. Mà các anh cần bao nhiêu dân công nào?
Binh đứng dậy:
- Để tôi cho bộ đội cùng đi.
Thưa níu lại:
- Khoan đã, cho anh em ăn cháo vịt rồi hãy đi. Cháo, đồng bào ủng hộ đó!
Công việc của một ngày tưởng đã hết, bỗng có người đến báo:
- Báo cáo anh có 20 dân công phía trong ra.
Thưa nhíu mày:
- Chà, dân công tải thương, tải đạn đều có đủ cả rồi. Hay là cho số này về?
Nghĩ một lát, anh lại nói:
- Đưa 20 dân công mới đến ra đào hào tác chiến tại thôn Công Thạnh.
Lát sau, tiếng cuốc đã vang lên thình thịch. Xen vào đó là tiếng những bước chân rậm rịch, hối hả. Ở một xóm nào đó, tiếng gà đã gáy rộn rã. Nhưng tiếng gà không còn tác dụng báo thức nữa, bởi vì mọi người không ngủ. Ở đây, ngày và đêm đã được nối liền bằng những hoạt động tấn công và nổi dậy sôi nổi của con người.
Ngày 18/4/1972
Tôi về lại Hoài Châu. Tại các thôn An Quý,Liễu An, Tuy An, ta đã làm chủ vững, ở suốt ngày. Ngày hôm nay, ta đưa gia đình binh sĩ lên đồn Hy Thế đấu tranh. Mấy ngày nay,đồng bào vẫn kéo lên vây đồn bốt địch. Hômvây chốt Hội An, có tới 6.000 người. Hôm vâychốt Hy Thế, đồng bào đã xông vào giật súngđịch nhưng chưa được.
Địch bắn chết 1, bị thương 2 người. Đồng bàokéo lên hỗ trợ cho Hy Thế, bọn Bình Đê bắn qua làm chết 2 phụ nữ. Hôm nay, đồng bào đưa xác chết lên Bình Đê đấu tranh.
Lúa ngoài đồng đang chín vàng. Một số đồng bào tạm nghỉ đấu tranh để đi gặt, đập. Trên mấy thửa ruộng, tiếng đập lúa đã vang lên thì thụp.
Ngày 19/4/1972
Du kích bắn M.79 trúng vào một kho đạn củachốt Tân An. Bọn này vội bỏ chạy xuống chốtHội An.
Hồi trưa, địch dùng ô tô chở quân và tre, cọc sắt xuống lăm le chốt lại Liễu An. Du kích bắn ra, chúng vội bỏ tre, cọc, lên xe chạy một mạch. Chúng gọi pháo bắn tới làm bị thương hai em nhỏ, chết một con bò.
Ngày 20/4/1972
Gần sáng, đang ngủ tại An Quý thì nghe cónhững tiếng nổ lớn phía đồn địch. Choàng dậy nhìn về phía ấy. Những chớp lửa vẫn liên tiếp loé lên kèm theo những tiếng nổ vang. Không thấy tiếng súng nhỏ đáp lại. Nhưng khoảng 10 phút sau, nghe những tiếng súng của địchphản ứng rất dữ. Cây đại liên nổ hàng tràngdài.
Tiếng M.79 nổ “Pốc...Đùng! Pốc... Đùng!”. Pháo từ Đồi 10, Nhà thờ Dốc bắn tới nổ chát chúa. Thỉnh thoảng lắm mới nghe tiếng lựuđạn.
Khoảng hơn một tiếng sau, nghe tiếng gọi người đi cáng thương. Ca thương đầu tiên đã về: đó là Đức. Gần sáng bạch rồi, vội chuyển về tuyến sau. Đức được đưa về trạm sơ phẫu. Đức nằm trong võng, đắp một tấm dù mỏng, người, mặt bôi nhọ nồi đen thui.
Hai vết thương ở bên sườn và đùi còn chảymáu. Cô y tá rửa vết thương, Đức kêu:
- Nóng quá!
- Không nóng đâu, rát đấy!
- Không, nóng quá, rát tôi chịu được!
Đức cắn răng nằm im cho cô y tá rửa.
Lát sau, một cáng nữa về: Tài. Nghe có nhữngtiếng xôn xao: “Chết rồi, chết rồi”. Có một người gọi: “Chết thì để lại cấp táng, đừng khiêng đi”. Tài chưa chết, chỉ lịm đi vì mệt quá - Tài đã bò từ đồn địch ra tới nhà cô Đượm - đoạn đường dài khoảng 1 km.
Chờ mãi vẫn không còn người nào về nữa. 5đồng chí kia đã hy sinh!
Được tin địch khiêng xác 5 du kích lên Đồi 10. Bọn địch thường lấy xác anh em ta, bắt gia đình chuộc 5 - 7.000 đồng mới cho đem về chôn. Ban binh vận xã cho người đi tìm cách đưa xác 5 anh em về.
Xế chiều thì đã khiêng được về hết.
Lòng quặn đau khi nhìn những xác đồng chí mình đầy vết đạn, loang lổ máu. Thảo - xã độitrưởng - bị một viên đạn xuyên vào gò má bên phải. Mới cách đây ít lâu thôi, Thảo còn ngồi kể cho tôi nghe về chiến công của đội du kích xã tiêu diệt chốt An Quý, chốt cầu 99.
Đứng quanh xác đồng chí, những cô du kích khóc nức nở. Ai mà cầm lòng cho đậu khi phảivĩnh biệt những người đồng chí từng sát cánh chiến đấu với mình, từng chung vui, chung lo, nhường cơm xẻ áo cho nhau? Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, tôi không khóc - tôi chưa hề khóc trước một cái tang nào, mặc dù những lúc ấy tôi thấy tim mình đau nhói, lòng mình quặn thắt. Có điều, tôi suy nghĩ, suy nghĩ triền miên. Suy nghĩ sâu nặng về cái sống và cái chết, về tình đồng chí, về công việc của mình. Đã nhiều lần tôi đi thẳng tới những nơi mà cái chết đang rình mò, lòng vẫn thanh thản và tự đặt cho mình 3 cách xử lý: một là, diệt địch để sống, hai là chạy thoát, ba là chiến đấu đến hơi thởcuối cùng.
Những người du kích đã hy sinh, nhưng quê hương còn ghi nhớ mãi chiến công của họ. Đêm ấy, họ không có B.40 vì cho xã bạn mượn - nên không diệt được lô cốt đại liên. Tuy nhiên, họ đã diệt được 6 lô cốt với 2/3 sốđịch trong Trung đội Bảo an đóng ở đây.
Tình hình vẫn phát triển rất thuận lợi. Ngày 19-4 quân ta đã giải phóng hoàn toàn huyện Hoài Ân. Ở ba xã phía Tây Bắc Hoài Nhơn này, địch rút chạy khỏi hàng loạt chốt, dồn xuống phía đông.
Du kích An Quý kết hợp với du kích xã vẫn liên tục bao vây, bia tỉa địch ở Trường Cơ bản (chốt An Quý). Bọn địch đã bổ sung một số quân về đây, đang xây lại công sự. Bốn phát M.79 của du kích bia vào diệt được 2 tên địch. Chúng kêu pháo dập tới liên hồi.
Chúng tôi nhìn thấy một ngôi nhà tôn tung lênrồi tan biến đi trong khói bụi. Thiệt dẫn mấycậu du kích chạy về, thở hào hển rồi xây qua cười đùa ầm ĩ. Các cậu đua nhau kể lại cái nháo nhác của kẻ thù khi chúng bị bắn tỉa.
THƯ GIA ĐÌNH
Ngày 20/4/1972
Long yêu quý của me!
Hôm nay được tin anh San vào chỗ con, cảnhà viết thư thăm con, trừ có em Ngọc vắngnhà và em Việt đi bộ đội là không viết thôi. Thư trước bố gửi vào ngoài tết không biết con đã nhận được chưa, hôm nay mẹ gửi vào cho con 1 ảnh của mẹ và 4 em vì hôm tết cơ quan mẹ có đến chúc tết gia đình B+C và chụp ảnhcho gia đình để làm kỷ niệm, vì chụp trong nhà nên không đẹp lắm nhưng cũng cần gửi chocon vì là kỷ niệm. Tết, cơ quan con có đem thiếp chúc tết và kẹo bánh đến gia đình ta, như thế là tết nhà ta được 3 cơ quan biếu quà, cơ quan bố con tức là ở Bộ và cơ quan mẹ, cơ quan con. Tết đến làm cho mẹ lại càng nhớ và thương con nhiều, tết năm nay mẹ cũng buồn vì lại vắng thêm em Việt nữa, tuy nó ở Sơn Tây nhưng cũng không được về.
Em Việt đi công an võ trang đã được 7 tháng rồi và khi em đi bố đã gửi thư và ảnh bộ đội của em vào cho con rồi chả biết con có nhậnđược không. Đến nay em mới vào khu 4 rồi,em mới đi được 1 tuần thôi, chưa biết em ở đâu vì từ Nghệ An đến Vĩnh Linh chưa biết chỗ nào chính xác cả, mẹ đang sốt rột chờ thư của em vì hôm em đi đã có máy bay bắn phá rồi Con ạ, nhiều khi mẹ sốt ruột quá nhưng chả biết làm thế nào.
Bây giờ mẹ kể tình hình cụ thể của gia đình cho con nghe. Nhà ta bố mới được phân phối nhà ở khu Kim Liên, nhà mới xây, nhà C11, số nhà 5, rộng 21m2, có bếp, nhà tắm, hố xí chung 4 nhà 1, và cái mừng nhất là nhà ta đã chuyển cả hộ khẩu cả nhà lên khu Đống Đa vànhập vào Kim Liên rồi. Mẹ và các em cố gắng nuôi lợn năm vừa rồi cũng bán được hơn 300đ tiền lợn, nhưng nếu về Kim Liên thì lại không nuôi được nữa, mẹ chỉ định nuôi lợn khi nào con được ra là dù to nhỏ mẹ cũng thịt để liên hoan ăn mừng nhưng chả biết bao giờ mới đến ngày ấy con ạ. Nhà ta bây giờ cứ đến tối thứ bẩy và ngày chủ nhật là quây quần đông đủ, còn ngày thường chỉ có mẹ và Diệp - Lan - Thủy ở nhà thôi, còn em Phúc khoảng tháng11 dương lịch này thì em về; mẹ gửi cả ảnh của người yêu của em vào cho con, tên nó là Thành, trông người cũng được trắng và cũngtháo vát nội trợ, khâu vá cũng khá, nó cũngngoan. Hàng tháng nó vẫn đến nhà ta thường xuyên, thấy gì thì làm như con trong nhà thôi. Có lẽ em Phúc về cũng lo cho em cho yên trí, còn việc gia đình của anh Đức thì bây giờ chưa dứt khoát.
Đấy mẹ kể qua tình hình thế để con nắmđược, kỳ này mẹ định gửi cho con 100đ, nhưng vì nhà mới có, phải sắm đồ đạc cần thiết và còn lo tiền cưới vợ cho anh và cho em Phúc cho nên mẹ gửi vào cho con 50đ, con tiêu tạm vả lại mẹ thấy con nói được tăng mức sinh hoạt nên mẹ cũng an tâm. Anh San bảo mẹ không mua bút nữa là vì anh San nói là anh có cái bút Kim Tinh để làm quà cho con, kỳ này mẹ không đổi được tiền mới nhưng anh San bảo cũng được vì vào đấy sẽ đổi tiền Miền Nam cho con.
Mẹ gửi thêm cả ảnh của Việt và của bố, em Việt trông ở ngoài khỏe hơn trong ảnh.
Dạo này giặc Mỹ lại bắt đầu leo thang ra Miền Bắc, các cơ quan đang chuẩn bị sơ tán, mẹ chưa biết bao giờ đi sơ tán.
Vừa qua, bố mẹ và tất cả các em kéo cả về Ninh Bình, quê bố, nhưng về nhà quê Phát Diệm chứ không ở thị xã, về quê chỉ còn các bác con nhà bác Tứ và các cháu thôi, đông lắm và vui lắm. Như thế là 26 năm bố mẹ lại mới về quê, còn hè vừa rồi, bố mẹ và anh Đức lên Hà Giang, lên bà trẻ và nông trường chỗ cậu Hiếu, cụ nội vẫn khỏe năm nay cụ 93 tuổi rồi, còn bà vẫn khoẻ. Nói chung là cả nhà vẫn khỏe cả, cậu Hiếu đã có 3 em rồi. Cô Chung, nhà vẫn ở chỗ cũ, còn công tác thì cô đổi sang Bệnh viện E rồi, hôm nay mẹ vội quá không ra báo cho cô viết thư cho con được. Em Tiến đã về dưới này ở rồi và đã đi học lớp công nhânnguội rồi, nó to lớn lắm, cũng khám nghĩa vụrồi, có lẽ cũng sắp đi bộ đội rồi.
Thôi mẹ viết cho con đã tương đối đầy đủ. Mẹ chỉ mong con khỏe mạnh và giữ gìn sức khỏe cho tốt để khi giải phóng miền Nam con được về sum họp gia đình, con cần phải cẩn thận, đừng chủ quan con ạ.
Con gửi ít thư về nhà quá làm mẹ lo lắm.
Thôi mẹ chúc con công tác tốt và cho mẹ gửi lời thăm tất cả anh em trong ấy.
Mẹ Hạnh
Hà Nội ngày 20/4/1972
Long thân yêu của bố!
Lần trước, bố đã viết thư cho con khá dài, lần này nhân có anh San vào trong đó, bố lại viết vài dòng để con biết tin gia đình. Bố đã nghe báo con viết, đọc trên đài, và đăng trên báo Quân đội nhân dân, nhất là bài “Phá đồn”được phát thanh nhiều lần. Bố cũng biết tin con đi công tác ở Bình Định, chắc là để góp phần vào việc chuẩn bị cho thắng lợi “vĩ đại” hiện nay.
Ở ngoài này công cuộc xây dựng hậu phương lớn đạt được nhiều thành quả đáng mừng. Đời sống nhân dân được nâng cao hơn so với hồi con ở nhà. Vừa qua Đế quốc Mỹ lại oanh tạc Hà Nội, Hải Phòng, nhất là Hải Phòng. Điều này chỉ chứng tỏ Níc Xơn hoảng hốt làm liều.
Gia đình ta vẫn được bình yên. Bố mới đượcphân phối một phòng ở Kim Liên. Cả gia đìnhđều được chuyển hộ khẩu về Kim Liên (Nội thành Hà Nội).
Hiện nay gia đình vào tạm ở Mễ Trì, chỉ có Bố và anh Đức ở Kim Liên. ít ngày nữa, nếu tình hình yên hơn, mẹ và các em sẽ chuyển sau. Nếu con có dịp ra thăm gia đình, con sẽ đến khu Kim Liên.
Mẹ và các em tăng gia lợn liên tục. Anh Đức dịch thêm tài liệu và sách. Bố dịch và duyệt sách, viết bài cho một vài tập san. Thu hoạch gia đình khá hơn trước.
Thôi nhé, thư trước viết dài rồi. Chúc con mạnh khoẻ, lập nhiều thành tích mới.
Thân mến
Bố
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1972
Anh Long kính mến
Hôm nay, nhân lúc anh San bạn anh đến báolà anh ấy sắp đi vào trong chỗ anh nên em vội ngồi viết thư để hỏi thăm sức khỏe của anh. Anh có khỏe không, nếu khỏe thì em cũng rất mừng.
Ở nhà, em và bố mẹ cùng anh chị vẫn khỏe cả. Bây giờ em, chị Diệp và em Thủy đang chuẩn bị ôn thi để thi hết năm, nên cũng rất bận. Ở nhà mình vừa bán lứa lợn rồi anh ạ, mẹ lại mua tiếp một đôi nữa anh ạ, đôi này nuôi cũng rất chóng lớn. Mẹ bảo đôi này nuôi thật to để đợi anh về là mổ lợn ăn mừng đấy anh Long ạ. Tuần vừa rồi em cùng bố và em Thủy lên thăm anh Việt (ở Sơn Tây) vì anh Việt cũng sắp đi vào khu bốn để công tác. Thời gian rất gấp nên anh ấy cũng chả về nhà được. Anh Việt vẫn khỏe và béo ra rất nhiều.
Hôm nọ, tàu bay địch nó cũng đến Hà Nội anh Long ạ, nhưng cả gia đình vẫn bình yên,chúng em đang đào hầm đấy anh ạ. Thôi! Emtạm dừng bút ở đây vì thư đến đây đã dài.
Cuối cùng, em chúc anh cùng các bạn anh cósức khỏe tốt, công tác tốt và em cũng xin hứa với anh là học tập giỏi, chăm cho đôi lợn thật to, béo để khi nào anh về thì mổ để ăn nhé!
Người em ngoan của anh
Phạm Thúy Lan
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 1972
Long thân mến!
Nhân có người bạn Long trở lại trong ấy, anhbiên mấy dòng thăm Long. Hôm nay nhẽ ra anh không về nhà, nhưng tình hình khẩn trương, anh về qua nhà xem các em có đi sơ tán đâu không?
Nhà rất mong thư em. Mỗi lần được thư, cảnhà đều mừng, nhất là bố mẹ mừng vì em vẫn khỏe mạnh và lại có nhiều cố gắng trong công tác, trong tu dưỡng, có tiến bộ đáng kể. Cả nhà vẫn khỏe mạnh. Phúc thực tập ở Liên Xô đến khoảng cuối năm thì về. Việt đã nhập ngũ từ tháng 9/1971, đã qua 6 tháng luyện tập,vừa rồi vì tình hình khẩn trương nên đã đượclệnh vào Thanh hóa rồi, từ đó cũng chưa được tin tức gì.
Mấy ngày hôm nay giặc Mỹ bị thua đau ởtrong Nam đã điên cuồng cho máy bay đánh phá miền Bắc và cả Hà Nội nữa. Đối với anhthì ngày 16/4 vừa qua là lần đầu anh đượcchứng kiến trận chiến đấu của ta đấy. Giặc Mỹđã bị trừng trị đích đáng. Tình hình vẫn căngthẳng, tất cả đều chuẩn bị tinh thần, chuẩn bịsơ tán để quyết chiến. Tổ anh có 12 chị nữ thì 10 chị có con nhỏ, từ mai sẽ bắt đầu nghỉ việc đi sơ tán đấy. Tình hình gay go, nhưng thực ramọi người không hề lo sợ mà lại có một niềm phấn khởi lớn, vì hành động điên cuồng củagiặc Mỹ chỉ nói lên thất bại nặng nề củachúng, và sự chuẩn bị của ta, như vậy cũngnói lên rõ quyết tâm của ta hứa hẹn trướcnhững thắng lợi rất lớn trong thời gian tới.
Ngày chiến thắng sẽ chẳng còn xa, em lại trởvề, cả gia đình lại đoàn tụ, ngày ấy sẽ vui biết mấy.
Thôi Long nhé, anh dừng bút ở đây. Chúc emcông tác ngày càng kết quả, góp sức được nhiều vào thắng lợi chung. Anh em ta sẽ gặp lại nhau trong ngày hội chiến thắng.
Anh
Mạnh Đức
Ngày 21/4/1972
Đang đi trên một bãi đất trống rộng thì thấymột quả đạn khói do cối bắn đến nằm giữađường cái, cách chúng tôi không xa. Tưởng địch bắn điểm để kêu pháo, chúng tôi vội chạy xa chỗ đó, lao thẳng về phía luỹ tre bìa làng trước mặt, kiếm chỗ núp pháo. Chợt nghe hàng tràng đại liên nổ thẳng vào mình. Chúng tôi vội bật qua phải, chạy ngược về thôn Tân An. Tiếng súng nổ như bắp rang điên loạn:
“Tốc... Tốc... Tốc... Tốc... Chíu... Chíu... Tốc...” Phần lớn đạn đi vọt qua đầu chúng tôi. Một quả M.79 rơi cách tôi chừng 2 mét, tung cát lên. Quái lạ, sao không thấy mảnh nàovăng vào tôi cả. Bãi đất quá rộng, chạy muốnđứt hơi. Mãi đến khi chúng tôi chạy lọt vàoxóm, tiếng súng mới dứt. Bác Tá mệt quá, vấpcái hè nhà ngã xóng xoài.
Chúng tôi nằm dài trên giường, vừa tức vừa buồn cười. Thật tụi lính ngu như bò, đến giờ này rồi mà còn cầm súng theo giặc, còn ngoan cố bắn bừa bãi. Nhưng bọn mày bắn cũng dở ẹc. Nằm một lúc, nghe pháo nổ ùng oàng phía trong xóm. Có lẽ bọn địch đoán chúng tôi đã chạy tới đó nên kêu pháo bắn chặn. Sau loạt pháo, chúng tôi ra ngõ nhìn qua bãi trống. Phía xóm nhà bên kia, có những tốp lính mang ba lô đi vào cấm. Chúng đi vào lại đi ra, quanhquẩn 3, 4 vòng. Có một mũi tiến vào cấm, đi về phía xóm chúng tôi ở. Chúng tôi chào gia đình, đi lên giữa xóm. Nghỉ một lúc lâu, nghe một chị phụ nữ kêu: “Ai mặc đồ xanh đi ngoài kia kìa”.
Tôi nhìn thấy ngoài rào cách nhà này mấy chục mét có một thằng lính cõng ba lô đi ngang qua. Lại rủ nhau chạy ngược lên Thành Sơn.
Đồng bào cho biết chính bọn này hồi trưa kéolên Liễu An bị du kích bắn chết 2 tên. Mấy cậu du kích xách súng rượt bọn địch đông gấp mấy mình chạy tán loạn trên đồng, rượt tuốttới đập nước.
Có lẽ địch muốn chốt lại Liễu An. Xã triệu du kích các thôn về bàn kế hoạch trị chúng.
Ngày 25/4/1972
Về làm việc tại căn cứ của Xã ủy. Nhận được Chỉ lệnh của Tỉnh:
- Các gia đình quanh thị trấn về nông thôn.
- Đào hầm hào.
- Sắp tới có xe tăng của ta, chú ý tránh lầm với xe tăng địch.
Xã ủy họp gấp nghe sơ kết 10 ngày đầu của chiến dịch A1:
- Diệt, bức rút, bức hàng 42 chốt của địch.
- Trung đoàn 40 ngụy đại bộ phận bị diệt. Địch điều về Tam Quan 1 Liên đội Bảo an. Địch co cụm trong các chốt, phản ứng chủ yếu dùng cối, pháo bắn. Bọn Bảo an, Dân vệ chưa bị diệt gọn nhiều nên còn hung hăng, bị lừa bịp, thúc ép giữ chốt. Ngụy quyền: một số bị diệt, bị bắt, một số trốn sâu trong quận lỵ.
- Ta: Các thứ quân đều đồng loạt nổ súng.Quần chúng bao vây nhiều chốt điểm. Khá nhất là phía Đông - Nam, trong đó xã Hoài Hương đồng bào tước được súng địch, giải phóng toàn bộ địa bàn.
Bộ đội chủ lực khi tiến công mới diệt đượcsinh lực địch nhưng chưa làm chủ được trận địa, chưa đánh ban ngày, thương vong nhiều. Bộ đội huyện diệt chưa gọn mục tiêu. Du kích xã, thôn: có lúc sử dụng còn lãng phí lực lượng, bổ sung quân chậm. Nổi dậy chưa liên tục, chưa thực hiện đầy đủ mục tiêu là bức hàng mà đại bộ phận là bức rút các chốt địch.
- Nguyên nhân: Cấp ủy còn đánh giá địch cao,chưa thấy hết khả năng của quần chúng và sựtan rã mau chóng của địch, sự phát triển mauchóng của tình hình. Xuất hiện tư tưởng thỏa mãn, mệt mỏi, ỷ lại lực lượng trên. ý thức tổchức, kỷ luật còn lỏng lẻo.
Huyện ủy chỉ đạo như sau:
- Quân sự: Đánh liên tục vào các mục tiêu và chống phản kích.
Diệt ác. Xây dựng làng chiến đấu. Xây dựng đội ngũ dân quân.
- Quần chúng: Nổi dậy, dứt điểm từng xã một.Tước súng, phá đồn địch. Khi đã giải phóng được xã rồi thì cho 2/3 lực lượng sang hỗ trợxã bạn. Đảm bảo chỉ tiêu đi dân công, thanhniên tòng quân (Dân công lúc nào cũng phải sẵn sàng - dân công dài hạn đi 2 tháng, ngày27 tháng 4 phải có mặt, dân công thường trựcngày 30 có người nhận). Tiến hành thu nghĩa vụ lương thực trong 10 ngày, sau đó mua; Cấm chuyển gạo ra vùng địch.
- Binh vận: Chỉ thị cho các binh sĩ đã theo cách mạng hành động ngay. Phá rã các lựclượng quân sự phụ trợ.
Anh Đức phổ biến tinh thần chỉ đạo nói trêncho cán bộ xã và các thôn và mọi người nhanh chóng tỏa về địa bàn của mình để triển khai thực hiện.
Tôi hiểu rằng tình hình còn căng thẳng và quyết liệt nhưng trận bão tấn công và nổi dậy sẽ không kẻ địch nào ngăn chặn nổi.
Ngày 27/4/1972
Bọn lính đóng ở chốt An Quý đã bỏ chạy. Khi chúng tôi đến, đồng bào đã san xong các lô cốt, đang vác cây về. Gặp một bà già người gầy, má hóp vác tới 2 cây lớn. Bà nói: “Tôi mừng quá, vác 2 cây”. Bà con đang rũ các bao công sự đổ cát ra, san lấp các chiến hào, dỡ rào thép gai chuyển đi rào làng chiến đấu. Mấy cô gái chỉ vào một cái tủ sắt lớn, nói:
- Bữa trước lũ nó bắt chúng em nhốt trong đó, nóng muốn chết.
Các cô phá banh cửa tủ, lật nhào nó xuống.
Ông già Mường mời bằng được chúng tôi về nhà ăn cơm. Ông cho biết ông có 4 người con,trong đó có một con gái đã hy sinh và nhà ông đã cháy 9 lần. Ông nói, hồi trước có lần ông phải đi moi mót từng củ sắn sượng mà nuôi con và bộ đội. Còn bây giờ, lúa rất nhiều, ông muốn 5, 7 bộ đội về ở nhà để ông nuôi.
Anh ông Mường khoe năm nay hoa sen nở nhiều. Ông Mường là trưởng xóm 3. Hồi trưa, tôi thấy ông tới hỏi anh Mai: “Số cây lớn để tập trung lại chỗ anh?” và chạy đi hô hào đồngbào vác cây dồn vào một đống.
Ngày 28/4/1972
Hôm nay đồng bào đi vây đồn Quy Thuận. Tôiđi với đoàn của Hoài Sơn và Bình Đê. Tôi đem theo máy ảnh, muốn ghi cho được những hìnhảnh về nổi dậy của đồng bào, đồng thời muốnđi cùng đồng bào để có tư liệu sống, viết cho chân thực và sinh động. Khá đông. Có cờ,băng rầm rộ. Khi đoàn đến gần chốt thì địchbắn cối 60 tới. Tôi đang đứng bên đường, vừanói: “Bà con bình tĩnh, đừng chạy tản mát” thìnghe một tiếng nổ bụp. Nằm vội xuống, thấy bên kia đường cát bụi bay mù mịt. Tai ù lên.Quả cối chỉ nổ cách tôi 5, 6 mét nhưng nhờ nó nổ dưới lề đường nên tôi vô sự. Tình hình căng quá, phải tạm lui đội quân chính trị để đưa đội quân quân sự đến trấn áp bọn trong đồn.
Ngày 29/4/1972
Nhận được lệnh về tiếp quản Bồng Sơn. Đi qua Hoài Hảo được biết đồng bào đang vây chặt đồn Mỹ Bình. Số đông đã vào được chốt. Lãnh đạo khéo có thể bốc hàng (tức là vận động được bọn địch đầu hàng).
Qua Hoài Thanh được biết có một Trung đội Dân vệ đã cầm súng về tập thể và một số khác khoảng 2 Trung đội về lẻ tẻ.
Pháo biển bắn vu vơ dọc đường, tiếng nổ rềnhơn pháo đất.
Quân ta vây chặt khu Nhà thờ dốc và lệnh cho địch 48 giờ sau phải đầu hàng. Chúng tôi đi gần nơi ấy, thấy điện vẫn sáng. Trên trời, một chiếc đa cô ta bay lượn dai dẳng, thả đèn dù liên tục và liên tiếp bắn xuống hàng dây đạn quanh cứ điểm.
Gặp anh Vân, Thường vụ Tỉnh ủy, được biết tình hình toàn huyện Hoài Nhơn từ đêm mở màn (12 tháng 4) đến nay như sau:
+ 10 ngày đầu: Đêm 12 tháng 4, bộ đội chủ lực đánh bọn Bảo an ở chốt Gò Vàng ( Hoài Châu) nhưng không gọn, đánh thiệt hại nặng 2 trung đội Bảo an, diệt 22 tên, làm bị thương 17 tên. Đêm 14 rạng 15 và đêm 15 rạng 16 đánh vào các vị trí then chốt như Tam Quan, Đệ Đức. Tại Tam Quan, ta đánh thiệt hại nặng 1 đại đội pháo binh, 1 đại đội Bảo an, tiêu diệt 80 tên. Đã tấn công 1 phần 5 số vị trí địch; riêng tại Đệ Đức, ta diệt 200 tên. Bộ đội địa phương diệt dược 1 chốt là đồi Giang Quang. Du kích xã chưa đánh chốt nào. Về nổi dậy, 10 xã phía Bắc đã họp quần chúng, phát lệnh khởi nghĩa, làm lễ ra quân ở 50 thôn. Ngày 13, quần chúng đã ra quân, bao vây 86 chốt và 5 trung đội địch trài ra ở các thôn xóm. 6 xã phíaNam, vùng địch kẹp chặt hơn, đồng bào cũng vây chốt Đồi Thường, Phú An và các thôn có bọn địch trài. Ở Đồi Thường, 7 trung đội Bảo an, Dân vệ ngoan cố dùng mù cay, đạn thẳng phản ứng, nhưng đồng bào kiên trì bao vây, binh vận suốt 2 ngày đêm, cuối cùng bọn địch phải chạy qua chốt Kim Giao; quần chúng san bằng đồn, thu chiến lợi phẩm. Quần chúng tấn công bọn địch ở Diêu Quang, chúng gọi pháobắn bừa bãi, làm chết 3, bị thương 1 người.Quần chúng vác xác người hi sinh, xông tới, cho đạn vào lon, đốt quăng vào đồn, đạn nổ, địch tưởng là bị pháo kích, cuối cùng, chúng phải bỏ chạy.
Tới 22 tháng 4, đã bức rút, san bằng 39 chốt và 4 điểm thôn trài.
+ Những ngày tiếp theo: Ngày 25 tháng 4, bộđội chủ lực diệt gọn 1 Tiểu đoàn của Trungđoàn 41 chủ lực ngụy. Tới sáng 27, ta đã làm chủ đầu cầu nam Bồng Sơn. Chiều 27, một bộ phận quân ta đánh thọc từ phía Bắc xuống.Các đơn vị chủ lực đã ém sát các thôn quanh Bồng Sơn: Trung Lương, Thiết Đính, An Bình, Đệ Đức.
Chiều 28, nổ súng tấn công một số đơn vịđịch, như đồn Quân cảnh, Đại đội Bảo An ởAn Tây. Ngày 29, các mũi tiến rất nhanh, nổsúng lùa địch chạy như vịt, có một số chạy về Đệ Đức, Tam Quan. Bọn ở đồn Quân cảnh,chi Công an ngoan cố đánh trả, bị ta tiêu diệt. Ta phong tỏa tất cả các địa bàn phụ cận, bọn địch chạy ra tên nào bị bắt tên nấy. Trong khi đó, đồng bào ở Bồng Sơn đình công, bãi thị, đồng bào các xã xung quanh dấu thuyền, không cho bọn địch dùng để tháo thân. Quầnchúng phía Tây ém xuống, phía Bắc ém lên đường số một, chặt đứt giao thông của địch. Từng xã chịu trách nhiệm làm chủ từng đoạn đường chạy qua xã mình, không cho địch sử dụng.
17 giờ ngày 29 tháng 4, ta giải phóng BồngSơn.
Ngày 30/4/1972
Có điện của anh Ba: Phải tổ chức trong quầnchúng những đội cứu lính, dẫn lính, xáp vô cácchốt dẫn lính ngụy về với cách mạng.
Không khí ngoại vi thị trấn Bồng Sơn đã khiếntôi náo nức. Bộ đội đào hầm dọc đường. Dukích cưỡi Honda ra vào thị trấn. Một toán tề,lính bị trói tay giải ra, nối nhau thành một dây dài. Số này còn rất trẻ, khoẻ.
Chiều, tôi nhờ người chở Honda vào thị trấn. Đầu thị trấn có một trạm kiểm soát người ra vào. Có nhiều người cưỡi Honda, xe đạp, gồng gánh sơ tán về Mỹ Thành.
Thị trấn là một dãy phố dài nằm dọc 2 bên đường số một. Nói chung, lúc này còn thưathớt người -phần lớn đã sơ tán khi cuộc chiếnxảy ra.
Gặp một xác lính ngụy nằm ngửa bên hè. Xađó một chút có một xác chết mặc quần áothường dân, nằm úp mặt giữa ngã ba đường. Anh em bộ đội cho biết đó là tên thiếu úy đại đội trưởng đại đội cảnh sát quận Hoài Nhơn.Khi bị bắt, nó đập đầu vào tường tự sát. Lúc này, máu còn chảy xuống đường. Gặp một xáclính ngụy khác ở một hè phố. Tên này mangmột bao đồ nhỏ, ngã úp mặt xuống rãnh. Có lẽ nó muốn chạy trốn nhưng không thoát.
Cờ của ta được treo trước một ngôi nhà. Đó là nơi làm việc của ủy ban Nhân dân cách mạng thị trấn. Một lá cờ khác nhỏ hơn được treo trước Chi thông tin quận. Chi cảnh sát ngổnngang ảnh, tài liệu. Một chiếc xe gíp cháy cònbốc khói. Tôi vòng ra sau nhà, thấy có 2 hầm dài địch dùng để ngủ. Đồ đạc, màn vải... vứt bừa bãi.
Những bao súng vứt lung tung.
Gặp 2 thanh niên bị thương nhẹ. Họ nói họ là Dân vệ, bị thương vì pháo, đã ra trình diện với cách mạng. Một người khác dẫn chúng tôi đi tiếp quản Chi thông tin. Anh ta nói anh ta làm nhân viên kỹ thuật của Chi này, cũng đã trình diện với cách mạng. Ba tên khác hỏi thăm nơi đến trình diện. Một tên mặt to, da láng bóng. Đồng bào cho biết đó là tên thiếu úy cảnh sát rất gian ác.
Bắt về 3 tên nữa. Một tên có bộ ria mép con kiến, bị còng.
Chúng nói chúng là dân thường. Đồng bào báo chúng là cảnh sát.
Chúng tôi giải thích: “Bây giờ chưa rõ, chúng tôi tạm giữ các anh, để kiểm tra sau. Nếu cácanh là dân thường, các anh sẽ được thả”.
Phía cầu, có một số bộ đội gác. Dây thép gai dăng ra một phần đường, chỉ để một lối đi nhỏ.
Tôi đi nhờ một xe lam. Xe này chạy tới nhà thương chở thương.
Ở đây còn một số người bị thương, địch khôngchuyển đi. Người ta khiêng ra một thanh niên. Một người đàn ông nói: “Nhờ Cách mạng cứu mới sống đây”. Xe vội vàng chuyển bánh về phía Long Mỹ - vùng giải phóng -chở người bị thương về nơi cứu chữa.
Tôi ở tại ấp Thiết Đính. Ông già chủ nhà có một con trai đi Dân vệ, một con trai và một con dâu chạy lạc. Còn vợ ông và 4 đứa con nhỏ mới đi sơ tán về. Ông hỏi tôi: “Lá cờ này trót vẽ, bây giờ xóa đi chứ?”. Tôi gật đầu. Ông lấy xẻng nạo tường cho tróc nước sơn vẽ lá cờ ngụy đi.
Hồi chiều, vào một nhà gặp mấy bộ đội đangngồi uống nước.
Đồ đạc trong nhà còn nguyên vẹn. Mấy anh nói:
- Chúng tôi chiếm khu phố này ngay từ đầu.Ngôi nhà này chúng tôi ở suốt nên đồ đạckhông bị phá phách.
Trên đường phố, có những thanh niên khoác súng, đeo băng đỏ:
“Trật tự viên” đi lại. Một Honda chở 2 ngườivừa đi vừa gọi loa:
“Lệnh không ai được lục lọi, phá phách các nhà”. Một xe lam của thông tin chạy trên đường phố gọi loa binh vận, loan tin chiến thắng.
Ngày 1/5/1972
Con trai ông già chủ nhà tôi ở đã về. Cả nhà đều vui mừng.
Anh ta có lẽ đã quen sống với bộ đội qua mấy ngày được dẫn đi nên đối xử với chúng tôi khá tự nhiên. Anh ta nói tên Trung đội trưởng ngăn anh ta đã bị anh ta bắn cho một băng đạn, gụctrước cửa hầm.
Ngay buổi chiều, anh Ngô - anh lính dân vệmới trở về - xoay trần ra mà làm thịt vịt liên hoan. Ngô có vẻ thành thạo về việc nấu ăn. Còn vợ anh ta cứ chạy lăng xăng bên cạnh. Không khí gia đình vui, cảm động như bất cứ gia đình nào có người đi xa về. Vợ anh Ngô nói anh Ngô đã trốn lính suốt 4 năm - 4 nămnằm hầm - cuối cùng cũng bị bắt.
12 giờ trưa hôm nay, Tam Quan đã được giảiphóng.
Ngày 2 đến 3/5/1972
Bộ đội tiếp tục tảo trừ. Nhiều nơi còn địch lẩn trốn. Nhà thuốc Vinh - nhà của tên đại úy kiêm tư bản - không biết vì cớ gì đó cháy đùng đùng, nổ bôm bốp. Vẫn còn những người tay đùm tay mang chạy tất tưởi trên đường. Ở nơi đón tiếp ngụy quân, ngụy quyền, tiếp tục có những người làm cho địch đến trình diện. Nhiều tên thực thà khai báo - trong đó có ấptrưởng Hoài Mỹ - đã được thả tại chỗ.
Suối 2 ngày nay, số người trình diện về nườmnượp, ghi không kịp nữa.
Trưa 2 tháng 5, ta làm chủ căn cứ Đệ Đức. Chiều, bọn tàn binh tập hợp nhau lại được 2 tiểu đoàn, dắt díu nhau chạy về phía HoàiXuân. Anh Sơn - cán bộ Tỉnh đội - chỉ huy bộ đội địa phương chặn bọn chúng lại. Chúngchạy thành từng tốp, vừa chạy vừa giơ tay đầu hàng, nhưng nếu thấy ít bộ đội thì chúng bắn trả và chạy tiếp, thấy nhiều bộ đội thì mớihàng thật. Chúng bắn anh Sơn hy sinh.
Du kích diệt một số, bọn còn lại chạy về Hoài Hương. Lập tức, ta trang bị súng cho cán bộ và quần chúng. Đồng bào các xã Hoài Hương,Hoài Thanh, Tam Quan Nam chặn đánh địch suốt đêm, mỗi xã diệt trên 30 tên địch. Tuy nhiên, bọn tề điệp vẫn còn có tên ngoan cố, dùng thuyền chở 6 chuyến giúp bọn tàn binh ngụy chạy trốn. Gặp một số binh lính của Trung đoàn 40 ngụy đóng tại căn cứ của trung đoàn ở Đệ Đức ra hàng. Họ mặc quần áo thường dân. Họ cho biết hầu hết lính đềumuốn ra hàng nhưng bị bọn chỉ huy o ép rất dữ, rào lại, gài lựu đạn, mìn ở cửa, cấm không cho ra ngoài.
Trong khi đó pháo của ta bắn tới rất dữ dội - tối qua, sáng nay pháo đã làm nổ tung kho xăng, đạn. Ngồi tại đây, tôi nghe rất rõ tiếng pháo ta đề pa, bay đi vun vút, nổ ùng ùng ở căn cứ địch.
Chừng 4 giờ chiều 2/5, có 3 chiếc khu trục và một chiếc L.19 quần lượn ở bầu trời thị trấn Bồng Sơn. Tôi phóng xe lao về phía ThiếtĐính thì nghe bom rơi xoèn xoẹt. Xuống xe, nằm xuống, nghe bom nổ rền trước mặt, cách vài trăm mét, khói bụi tung lên mù mịt.
Chưa kịp tìm thấy hầm hố đã nghe máy baylao xuống. Bom lại nổ trước mặt. Tôi nhìn rõcùng với khói, bụi, các mảnh tôn, bìa, gạch ngói bay tung lên như bươm bướm. Mảnh bom rơi rào rào. Lợi dụng lúc máy bay quần lượn, tôi lên xe phóng về phía đường số một, quặt ra Tam Quan. Lát sau, thấy một ông già đứng ngoài cửa, tôi hỏi:
- Có hầm không?
- Có!
Tôi xuống xe, dắt xe vào nhà và chui vào hầm. Chỉ nghe một tiếng “thịch”, và thấy đất rungchuyển. Sau đó, chỉ nghe máy bay bay lượn trên cao. Ra đường nhìn, thấy bầu trời đầy những tàn lửa đen thui bay chấp chới. Một ngôi nhà bên đường cách nhà chúng tôi mấy chục mét đang cháy rừng rực, nổ đùng đùng.Lá, gạch phủ đầy đường. Có nhiều người dân kêu khóc, chạy về phía chúng tôi. Tôi chạy tới một ngôi nhà sập, thấy một phụ nữ mình đỏ máu, bồng một đứa nhỏ, kêu:
- Cứu con tôi với.
Một thằng nhỏ chừng 6, 7 tuổi khóc, níu lấytôi:
- Chú ơi, chú cứu em cháu dưới hầm với!
Tôi tới hầm, thấy một em trai 3, 4 tuổi bị thương ở trán đang khóc. Chui xuống bế nólên. Nó ôm chặt lấy tôi, nín khóc, một mắt bị dính đầy máu. Chúng tôi chạy ra xa nơi nhà sập. Tôi lấy băng, xé đôi, băng cho chị phụ nữ và thằng nhỏ. Còn đứa bé bế trên tay bị thương nhẹ vào sườn, không có băng đểbăng. Đứa bé mặt xanh mét, nằm im, không khóc. Chỉ có mẹ nó và thằng anh 6, 7 tuổi là khóc. Tôi cố an ủi cho họ nín. Áo tôi dính đầy máu.
Trở về. Qua ngôi nhà cháy. Trước ngôi nhà, một xe lam cháy rụi. Trong thùng xe, một xác đàn ông cháy đen.
Một phụ nữ bị thương nhờ tôi chở đi. Đi ra xa thị trấn, tôi dừng lại, xin băng của anh em băng cho chị. Chị bị thương ở gần bả vai và bên hông.
Nghe tin ta đã chiếm khu Nhà thờ Dốc (căn cứ Đệ Đức) và tin ta đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị.
Kẻ địch sắp đến ngày diệt vong. Nhưng như con chó điên rẫy chết, chúng cắn càn. Đồng bào ra 2 bên đường đào hầm hào.
Hà Huệ, Từ Quốc Hoài, Đoàn Tử Diễn lần lượt trở về. Diễn bị một mảnh bom nhỏ làm chảy máu ngón chân cái, bị gạch rơi sưng đầu và rơi mất chiếc đồng hồ. Huệ và Diễn đều bịmất xe đạp.
Con gái và con rể ông già cũng đã về. Thế là gia đình này được đoàn tụ. Cô con gái vừa cười vừa kể những ngày chạy lạc vất vả:
nằm trên nền xi măng không có chiếu, muỗi nhiều, lạnh, không có củi nấu ăn có bữa phải nhịn, pháo biển bắn vào không ngủ được...
Anh con rể kể cảnh chạy lộn xộn, cảnh bọnlính chạy lộn vào để thoát thân. Anh nói:
- Chúng tôi chạy vào nhà Mỹ ảnh, đóng cửalại. Tụi lính kêu mở cửa. Thày Chùa la: “Lạycác ông, các ông đi nơi khác không có làmchết lây chúng tôi”. Chúng chĩa súng bắn vào rẹt rẹt. Thày Chùa bàn: “Nếu không mở cửa, chúng sẽ bắn chết. Thôi, mở rồi chạy”. Cửa vừa bật ra, chúng tôi chạy vội ra, tụi lính ập vô. Không nhà nào dám mở cửa vì sợ tụi lính chạyvô. Chúng tôi chạy lung tung, ra tới Kim Giao.
Trong ngày 1/5, tôi thấy một ông già vứt từtrong nhà ra một đống súng, đạn, áo quần lính.Tôi hỏi:
- Có kẻ nào lẩn trốn trong nhà không?
Ông già ghé miệng qua kẽ cửa (cửa nhà vẫnđóng chặt), nói:
- Tôi có thương các ông mới đưa súng đạn ra. Nếu có kẻ nào lẩn trốn, đời nào tôi lại để im?
Trên đường phố đã có những cổng chào, những khẩu hiệu của ta.
Mấy ngày nay, địch vẫn tiếp tục oanh tạc thịtrấn. Cầu dài Bồng Sơn đã bị sập một nhịp.
Trong đợt tổng tấn công và nổi dậy này, chúngta đã phá rã 56 trung đội Phòng vệ dân sự, 30 trung đội Thanh niên chiến đấu, bắt 190 ác ôn quận, 40 ác ôn xã, 15 ác ôn quân đội (cấp úy), 15 ấp trưởng, bức hàng, tước súng 447 tên, diệt tại chỗ 23 ác ôn, thu 2.736 súng, thu nhiều đạn, bức rút 62 chốt, bức hàng, tước súng 3 chốt, phá rã 3 chốt. Tính chung cả 3 thứ quân,đã đánh 23 trận, diệt 2.263 tên địch, làm bịthương 1.708 tên, bắt và diệt 550 tên ác ôn,diệt gọn ban chỉ chuy Trung đoàn bộ trung đoàn 40 chủ lực ngụy cùng nhiều đơn vị khác, phá hủy và thu hàng nghìn khẩu súng các loại. Về nổi dậy, chỉ từ 25 tháng 4 đến 2 tháng 5, quần chúng đã bắt 500 tên ác ôn, có 190 tên cấp quận, gọi hàng 800 tên, bắt 180 tên tàn quân, tước 500 khẩu súng. Trong thành tíchdiệt địch và tước súng, một nửa là của quầnchúng và một nửa thuộc các lực lượng vũ trang. Toàn bộ hệ thống ngụy quyền xã, thôn đã tan rã và ra trình diện với chính quyền cách mạng. Trong khi đó, tỉnh và huyện đều chú ý chỉ đạo xây dựng vùng giải phóng: thu mua được trên 150 tấn gạo, huy động gần 2.000 lượt người đi dân công, bổ sung cho tỉnh một đại đội bộ binh, huy động được 377 thanh niên đi bộ đội chủ lực, bổ sung cho bộ đội địa phương 338 chiến sĩ. Các xã Hoài Châu, Hoài Hảo, Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Xuân, HoàiSơn, Hoài Thanh, Hoài Mỹ, Hoài Đức, Bồng Sơn, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, mỗi xã đều có 2 trung đội du kích xã. Trong 83 thôn của huyện có 80 trung đội và 20 tiểu đội du kích thôn, với 2.800 chiến sĩ. Phát triển được gần 10 nghìn hội viên các hội nông hội, phụ nữ, công đoàn, thanh niên, thiếu niên.
Ngày 4/5/1972
Sáng sớm, chúng tôi đi Tam Quan. Con đường số một vẫn nườm nượp người và xe cộ. Qua trụ sở Trung đoàn 40. Khu vực này rất rộng. Nằm sát đường có lẽ là khu gia binh. Bom đạn cày tung lên tất cả. Tất cả biến thành tro bụi. Còn nhiều đám cháy nghi ngút. Còn nhiều xác ngụy nằm ngổn ngang. Người gồng gánh, xe cộ chen nhau mà đi tản cư. Suốt mầy ngày nay, máy bay thi nhau oanh tạc khu vực này.
Tuy giải phóng sau, Tam Quan vẫn có nhịp sống sôi nổi và đĩnh đạc hơn ở Bồng Sơn. ỞBồng Sơn còn có vẻ gì đó hơi ngơ ngác, sợ sệt.
Còn ở đây, người ta hớn hở, cởi mở, vui ra mặt. Điều nổi bật là dọc phố có rất nhiều băng lớn với những dòng chữ:
- Hoan nghênh quân giải phóng đánh mạnh thắng to.
- Nhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ chính quyền cách mạng.
- Toàn dân kiên quyết giữ vững vùng giải phóng.
Các nhà đều treo cờ, các tường đều dày đặckhẩu hiệu. Người ta vẫn giữ nhịp sống bình thường: sửa đồng hồ, bán giải khát, chữa xe.
Bên cạnh đó, có cái mới: nắn nót viết khẩuhiệu, bản tin, hì hục đào hố cá nhân dọcđường. Một số thanh niên biết lái xe thì hămhở ra lái xe lam, xe Zép, GMC tới dốc thu chiến lợi phẩm cho bộ đội. Hảo - con trai nhà ảnh Kim Môn - kể rằng tại đó còn rất nhiều đồ dùng quân sự: xe tăng, pháo, máy bay, lương thực, thực phẩm... Một quả bom xăng nổ giữa đường, cách xe cậu ta chừng vài mét, phụt lửa lên. Nếu là bom mảnh chắc đã chết - cậu ta cười, bảo vậy.
Tôi vào một nhà. Nhà có 2 vợ chồng và mấy đứa con. Hai vợ chồng ngoài 40 tuổi, khá cởi mở. Họ nói, một nửa gia đình họ ở miền Bắc. Ông chồng kể: “Bữa ấy, 8 giờ sáng chúng rút, bắn loạn xạ mà chạy. Mọi người đều đóng cửa chặt, nằm trong nhà. Tôi đứng trên bàn ghé mắt qua khe tường, thấy chúng xô nhau chạy.Tiếc quá, nếu bộ đội tới sớm, chắc chúng không chạy thoát. Một số du kích chặn chúng nhưng không nổi. Có chừng một Trung đội chủ lực là diệt gọn bọn này”. Bà vợ cãi: “Chỉ cần một Tiểu đội thôi!”.
Ông già chủ nhà tôi ở đã ngoài 70. Ông nói: “Bữa ấy uổng quá, tôi không kịp lấy khẩu súng ngắn của thằng lính. Nó chết ngoài đường. Tôibò ra, gần tới nơi thì phải quay vô vì có hai thằng lính dìu một thằng khác tới. Hai thằng lượm mất. Lên tới quận, chúng cũng chết”.
Ngày 6/5/1972
Tới Đệ Đức, căn cứ của Trung đoàn 40 thuộcsư đoàn 22 quân chủ lực ngụy. Khu vực nàyrộng hàng mấy cây số vuông, trọc lốc cây cối,nát nhừ gạch ngói vì bom, đạn. Trên đường đivào “Trại Bắc Tiến”, không thể nào không bịt mũi và vẫn không thể nào cản được mùi hôi thối khăn khẳn xộc vào mũi - có nhiều xác línhchết rập dưới các đống tôn, gạch. Gặp mấy bộđội. Họ đòi bằng được chúng tôi chụp ảnh chođể kỷ niệm những ngày vinh quang này. Rồi họ nói:
- Các đồng chí làm gì thì làm cho nhanh rồi về sơm sớm kẻo máy bay sẽ tới ném bom đấy.
Đi trên những con đường trải nhựa rộng thênh thang, lỗ chỗ những vết đạn pháo. Gặp hai chiếc xe tăng còn nguyên vẹn nằm im lìm bên trận địa pháo. Thấy 2 khẩu pháo 105, một khẩu đã xẹp lốp, gục nòng xuống và một khẩu còn nguyên vẹn. Đạn pháo rất nhiều, đạn trần có, đạn để trong hòm có.
“Trại Quang Trung” cũng bị tan nát như thế. Nhiều xe Zíp, GMC cháy đen, đổ ngổn ngang. Nhiều đạn cối 60, 81 nằm lung tung. Ở một căn hầm sập, tôi thấy chất đầy những hòm đạn AR15.
Gần một ngôi nhà, xác một tên lính nằm chổngmông lên trời, cháy vàng như chó thui. Thỉnh thoảng còn nghe những loạt súng, những tiếng lựu đạn nổ - bộ đội tảo trừ. Rải rác trong các hầm ngầm còn địch lẩn trốn. Thỉnh thoảng có những tên chui lên đầu hàng.
Ngày 7 - 9/5/1972
Trên đường phố, đồng bào tiếp tục dựng lên những cổng chào bằng gỗ chắc chắn và kẻ khẩu hiệu bằng sơn. Ở chiếc cổng chào gần quận, người ta treo cả đèn nêông. Lại được sống những ngày na ná như ở Hà Nội. Có nước đá, chè đậu xanh, có điện, có phở, có xe đủ loại... Đến các hiệu may đều thấy đang bận rộn may cờ Giải phóng.
Ngày 10/5/1972
Xẩm tối, đi xe Lam về Bồng Sơn. Thêm nhữngngôi nhà sập vì bom. Nhiều xe lam chở đầy ắp hàng hóa hối hả chạy về Tam Quan.
Có những xe Honđa cột cồng kềnh những hòm xiểng, gỗ, tôn chạy về phía Mỹ Thành.
Ngày 11-14/5/1972
Đi về tỉnh. Qua các vùng trắng trước đây củaHoài Ân thấy đã có những thay đổi. Có nhữngngôi nhà tranh sơ sài được dựng lên và nhữngvạt đất mới phát.
Tất nhiên, trong những ngày đầu này, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Ở chân đồi Thánh Giá, khu chuồng bò lúc này trở thành khu tạm cư của một số đồng bào bị dồn trong các ấp Long Mỹ, Long Khánh... Số này trên đường về Ân Hoà, Ân Hảo dừng lại để ra đồng mót lúa, kiếm thêm lương ăn cho những ngày sắp tới - những ngày chiến đấu với sự hoang vu mà làm nên cơ đồ.
Ngày 15-25/5/1972
Về tới Ban Tuyên huấn tỉnh. Vùng này hồi sauTết bị B52 thả bom làm nhà cửa hư một số - nay ta sửa lại ở.
Gặp đầy đủ bạn cùng Khu: Văn Chi, Hà XuânPhong, Cao Duy Thảo, trừ Bùi Thị Chiến bị ngã gãy chân còn nằm ở Phù Mỹ. Gặp Bích Anh trong niềm đau thương của chị: bom B52 đã giết mất đứa con gái bé bỏng của chị - cháu Thảo, mới 4 tuổi đầu. Hôm ấy, B52 dội bom trúng khu vực Ban Tuyên Huấn ở. Có quả trúng ngay cửa hang. Người hy sinh duy nhất là cháu Thảo. Anh Mai -phó Hiệu trưởng trường Đảng - bị thương vào tay.
Anh Lợi, anh Ba dành cho chúng tôi sự đóntiếp ân cần, niềm nở và thoải mái. Riêng anhBa dành cho tôi cả một ngày để chuyện trò,phổ biến nghị quyết mới của Khu uỷ, Tỉnh ủyvà yêu cầu của công tác tư tưởng thời giantới. Anh chỉ rõ: Sắp tới, cần phát động quầnchúng nổi dậy, tấn công về chính trị. Đặc biệtlà phải chịu ác liệt, trụ lại làng cũ, đào hầm hố tránh phi pháo, ổn định đời sống, lo làm ăn. Cán bộ phải trụ bám, dũng cảm, giải quyết công việc có lý, có tình. Du kích xã, thôn cần chú ý tác phong đúng đắn trong quan hệ với nhân dân. Hướng phục vụ là nông thôn và cao trào cách mạng ở thị xã. Trước mắt, cần mở ra giành dân và làm chủ ở nông thôn, đồng thời làm chủ ở thị xã bằng cán bộ cơ sở, chuẩn bịthời cơ.
Phát huy mạnh phương thức đấu tranh hợp pháp, chống bắt lính, đòi lật đổ Thiệu, vãn hồi hòa bình. Cần giải quyết tư tưởng trông chờ, ỷ lại cú đấm quân sự của bộ đội chủ lực. Chuẩn bị tổng công kích, tổng khởi nghĩa.
Là Bí thư Tỉnh ủy, anh Ba có tầm nhìn xa trông rộng, lại cũng rất gần gũi cán bộ cấp dưới. Giọng nói anh êm, ấm và thái độ anh rất cởi mở. Qua làm việc với anh Ba, tôi nắm tương đối toàn diện tình hình trong tỉnh cũng như ý đồ chỉ đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy.
Tới nay, quân và dân Bình Định đã đánh quỵmột nửa quân số địch, giải phóng 25 vạn dân,với diện tích trên 1.000 km2. Lực lượng vũ trang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quần chúng nổi dậy bức hàng, bức rút 107 chốt, bắt gọn 1 trung đội dân vệ, thu vũ khí. Riêng ở ĐệĐức, quân Giải phóng bắn vào 400 quả pháo, diệt nhiều tên địch, vây chặt 3 phía nhưng để một ngõ phía núi cho gia đình binh sĩ vào vậnđộng, dẫn dắt được 800 binh sĩ ngụy ra vùnggiải phóng. Phía Nam khó khăn hơn, nhưng cũng đã giải phóng hoàn toàn 6 xã, nối liền đông bắc Bình Khê với đông và tây An Nhơn. Toàn Khu Năm làm tan rã và bắt 5.000 tên địch thì Bình Định chiếm 4.000. Toàn tỉnh tăng được 2.500 du kích; huyện An Nhơn trongsuốt 6 năm qua không có du kích, nay mỗi xã đều có 1 trung đội. Thành tích nổi bật của Hoài Nhơn là nổi dậy đồng loạt, chủ động(hình thành thế bao vây 66 chốt địch trong mộtlúc), chỉ trong 7 ngày giải phóng xong toàn huyện (dự kiến 20 ngày), cơ bản giữ được dân. Hoài Ân xây dựng lực lượng nhanh. Phù Mỹ, từ 20 tháng 4 trở đi khí thế khởi nghĩa lên cao. An Nhơn nổi dậy đúng khâu then chốt, phát triển nhanh lực lượng. Thị xã Quy Nhơn, lực lượng cách mạng phối hợp với chiếntrường chung, làm địch rối loạn, bị tê liệt, têntỉnh trưởng hô hào thành lập Chiến đoàn bảo vệ Quy Nhơn nhưng không có lính. Bình Khê, quân ta bám được trong dân, dân tự giải phóng, bung về, làm chủ quê cũ. Nét nổi bật chung toàn tỉnh là giải phóng phía Bắc nhanh, chọc thủng được tuyến phòng thủ phía Nam, cắt được đường 19 trong nửa tháng. Như vậy, Bình Định đã đánh bại căn bản chương trình bình định và làm thất bại nghiêm trọng kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh của địch, làmchuyển biến rõ toàn bộ cục diện chiến trường. Bọn địch đang trong tình trạng lực suy, tư tưởng thất bại chủ nghĩa lan tràn. Nguyên nhân của tình hình trên là: Sự chỉ đạo đúng đắn, chặt chẽ của Khu ủy. Toàn đảng bộ và quân dân trong tỉnh quyết tâm cao, nỗ lực lơn, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của trên. Có sựhỗ trợ đắc lực của cú đấm quân sự - mà vai trò nòng cốt là Nông trường 3 (quân chủ lực).
Có tác động của chiến trường chung. Tổ chức chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp, linh hoạt, chuyển biến kịp, bám sát chiến trường, bám sát trọng điểm. Tuy vậy, chiến thắng chưa tương xứngvới khả năng. Tổ chức tiếp thu và phát huythành quả chậm, có mặt bị động, không đáp ứng kịp yêu cầu sau giải phóng (tiếp thu địa bàn, quản lý tù, hàng binh, truy tróc tàn quân chậm, không chặt. Chậm ổn định đời sống nhân dân vùng thị trấn, quận lỵ mới giải phóng).
Bài học mà anh Ba rút ra là: Tốc độ càng nhanh thắng lợi càng lớn. Biết lợi dụng đúngthời cơ thì nơi yếu, nơi không có bộ đội chủ lực cũng giành được thắng lợi lớn. Tập trungcho trọng điểm, chuyển nhanh điểm ra diện. Tấn công, nổi dậy liên tục - liên tục cho tới khidứt điểm.
Anh Ba đưa ra lời nhận xét chắc nịch: Địchđang trên đà suy sụp nặng, tiến tới tan rã hoàn toàn, không có khả năng hồi phục.
Tuy vậy, chúng có thể lợi dụng sơ hở của ta, đổ quân chớp nhoáng vào vùng giải phóng. Chúng sẽ rút bớt chốt, co cụm lớn, cố giữ lựclượng để khỏi bị tiêu diệt, tăng cường đàn ápphong trào cách mạng ở thành thị, tăng cường phi pháo đánh phá vùng giáp ranh, trục giao thông, vùng giải phóng, thị trấn.
Trong khi tôi ngồi chăm chú ghi, anh Ba đứngdậy, châm một điếu thuốc rồi chuyển qua vấn đề phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới: Đẩy mạnh tốc độ tác chiến, võ trang để liên tục tiến công, liên tục nổi dậy nhằm giải phóng toàn bộ nông thôn, đưa phong trào cách mạng ở thành thị lên thành cao trào. Phải nắm vững hướng tấn công và nổi dậy. Yêu cầu cao nhất lúc này là giải phóng thị xã.
Động viên cao nhất nhân tài vật lực cho tiếncông và nổi dậy. Anh chỉ rõ 6 công tác phải làm như sau:
1. Quân sự: Tác chiến tập trung, diệt sinh lựcđịch. Xây dựng lực lượng. Đảm bảo vật chất.
2. Nổi dậy: Không phải nổi dậy từng đợt, màliên tục, cuốn chiếu, tiến tới dứt điểm. Không chờ cú đấm quân sự. Tiếp tục truy tróc tàn quân ngụy, thuần khiết nội bộ quần chúng. Bức hàng, bức rã các lực lượng kìm kẹp của địch tại chỗ, bung dân về. Phía Nam:
bao vây chặt các thị trấn, chi khu, làm chủtừng đoạn đường chiến lược. Quân sự tạo cú đấm làm đòn xeo cho quần chúng nổi dậy.
Càng sâu về phía Nam càng phải chú ý khâubinh vận. Đánh tới đâu giữ tới đó. Vấn đề then chốt là phải phát động quần chúng nổi dậy.
3. Thành thị: Chuyển lên cao trào công khai cách mạng. Khoét sâu mâu thuẫn trong nội bộ địch.
4. Xây dựng vùng giải phóng: Biến mỗi thôn xãthành một pháo đài cách mạng. Truy tróc sạch tàn quân ngụy, trấn áp bọn phản cách mạng. Thuần khiết quần chúng. Nhanh chóng ổnđịnh đời sống. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Chính trị phải mạnh - quần chúng giác ngộ cao, căm thù địch sâu sắc, có ý thức trách nhiệm, làm chủ. Phát động quân sự hóa toàn dân. Đẩy mạnh du kích chiếntranh, tòng quân nhập ngũ; chú ý tuyến du kích ven biển. Dân công thường trực. Đón và nuôi thương binh. Đẩy mạnh sản xuất - chuẩn bị tốt cho vụ tháng 8, giải quyết tốt vấn đề ruộng đất, thu mua lương thực. Làm tốt công tác văn hóa xã hội - thực hiện nếp sống văn minh, xóa sạch tàn tích của địch.
5. Binh vận: Tấn công ra phía trước làm tan rã hàng mảng lớn lực lượng địch. Cải tạo, sửdụng tốt tù, hàng binh, không để địch bắt trởlại hàng ngũ của chúng.
6. Xây dựng Đảng: Làm cho cán bộ, chiến sĩchuyển biến mạnh mẽ, có nhận thức phù hợp tình hình - đánh giá đúng địch, ta, thấy rõ thờicơ lớn đang tiếp tục đến. Có quyết tâm giànhthắng lợi quyết định - quyết tâm cao nhất, khẩn trương nhất, triệt để nhất. Khắc phục tư tuởng chủ quan, thỏa mãn, dừng lại xả hơi, hòa bình hưởng lạc, mất cảnh giác, ỷ lại, thiếu tự tin, sợ chết.
Phải chuyển nhanh về tổ chức và tổ chức thựchiện, phải đạt 4 yêu cầu: Có niềm tin vữngchắc, nhận thức, hành động nhảy vọt.
Hết sức khẩn trương. Táo bạo, làm việc quy mô, tập trung. Phải nhanh chóng hình thành và phát triển bộ máy quân, dân, chính, đảng.
Anh Ba dặn tôi khi viết phải thể hiện rõ chính sách của Mặt trận dân tộc giải phóng, chú ý đến vấn đề dân tộc, qua đó thuyết phục về giai cấp chứ không viết trực diện vấn đề giai cấp, thể hiện đúng tinh thần hòa giải dân tộc.
Tinh thần chỉ đạo nói trên của Đảng ta đãđược Tỉnh ủy Bình định quán triệt đến từng cơsở, cán bộ chủ chốt. Hôm nay, tôi được anhBa phổ biến riêng, thể hiện sự tin cậy và chu đáo của anh đối với tôi, cũng thể hiện sự coi trọng của đồng chí lãnh đạo Đảng đối với công tác thông tấn - báo chí, càng làm cho tôi phải có trách nhiệm hơn đối với nghề nghiệp, đối với sự nghiệp cách mạng.
Anh Ba tiễn tôi về ban Tuyên huấn. Đi đếnđỉnh đồi, nơi có những bụi sim, mua mọc lúpsúp, không còn rừng cây lớn ngăn cản gió đồng bằng đang thổi về nhè nhẹ, anh Ba đưa tôi xem một chiếc quạt làm bằng một loại gỗ thơm mùi trầm. Anh cười: “Cậu hít thử coi, một mùi thơm thoát tục, mình rất thích”. Tôi thầm cảm phục anh, một bộ óc lãnh đạo thật sáng suốt và một tâm hồn thật thanh bạch. Tôi cũng thầm cảm ơn anh đã giúp tôi có nhận thức mới, toàn diện, hết sức bổ ích đối với nghề làm báo.
Tôi sẽ đi vùng Đông, chuẩn bị vào Quy Nhơn.
Ngày 26, 27/5/1972
Lên đường đi vùng Đông.
Ghé lại trường “Tổng hợp” của tỉnh. Tại đây có khoảng 50 học sinh của các địa phương gửi học làm công tác tuyên huấn và mấy đội “Tuyên truyền vũ trang” của tỉnh mới đi công tác về. Hầu hết là người của hai huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân. Phía Bắc đã được giải phóng là nguồn cung cấp nhân tài, vật lực lớn cho toàn tỉnh.
Chúng tôi lên đường vào sáng 27. Một số nữhọc sinh ở lại học tiếp đứng tiễn mà khóc sướt mướt. Những người ra đi thì hăm hở, tươi roi rói. Họ gồm những đội viên tuyên truyền vũtrang, binh vận, trinh sát võ trang... Cả tỉnh đang dồn sức cho phía Nam, cho vùng Đông, cho Quy Nhơn.
Những năm tháng khó khăn, vùng Đông nổi tiếng là ác liệt “Vùng Đông đi dễ, khó về”, “Vùng Đông gạo trắng, nước trong. Đã đi đến đó, không mong ngày về”. Nơi này dày đặc khu dồn, dầy đặc đồn bốt. Còn bây giờ, mở ra, vùng Đông có bớt sự kìm kẹp của địch, nhưng vẫn còn đầy nguy hiểm.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Vũ Đảo.
Ngày 27/5/1972
Thân gửi Văn Chi, Việt Long!
Mình đã nhận được thư của Chi và Việt Long.Thư của Long có gửi kèm cả 2 mẩu chuyện.Hồi này chắc là Chi và Long có nhiều việcđáng làm lắm, giải phóng rồi, nhiều vấn đề mớinảy ra, không suy nghĩ kỹ thì búi lên đó.
Anh em lại vừa làm một chuyến hành quân nữa, đến nay căn bản làm xong chỗ ở. Tuy vậy, công việc tin tức hàng ngày vẫn bảo đảm. Mình, Chu, Lợi vào chỗ chị Văn (Văn phòng Khu uỷ) từ đầu tháng, còn lãnh đạo thì lúc anh Huấn, nay anh Phương. Công việc khá bận nên viết thư không được nhiều cho Chi và Long, thông cảm nhé.
Anh Toàn đã về tới nhà 10/5, bị sốt mất mấy ngày. Hoàng Chu đi đón hai chuyến mới hếthàng.
Anh Hà cũng đã vào 14/5 (ra đi 14/4), xin được khá nhiều hàng, nhưng chưa chuyển về nhà được vì thiếu nhân lực, anh em lại yếu nhiều. Anh Bình ra Bắc chữa bệnh. Anh Hồng, Đồng đi bệnh xá từ gần hai tháng nay rồi, tình trạng sức khỏe cũng không tiến triển bao nhiêu- Anh Hoài, Phò cũng bị teo chân hoặc tay (bác sĩ khám nói là bị vôi xương và thoái hoá).
Anh Hà về có mang thư của anh Đỗ Phượng,chị Sáu. Vì thời gian gấp rút nên anh Phượngvà chị Sáu viết thư chung, thông báo một sốtình hình gia đình anh em. Cơ quan có gửichung một số thuốc bổ, bệnh, một số thuốc hút... nhưng hãy còn ngoài đầu mối, chưa mang về. Dép cao su cơ quan cũng gửi vào một ít (mình xin 9 đôi, bên Hồng Sinh xin 10 đôi nhưng vì trọng lượng trên xe hạn chế nên có 9 đôi cả 2 bộ phận). Riêng mình nhận được thư gia đình và ảnh - cơ quan chụp, anh Hàchụp mang vào.
Cơ quan điện vào cho biết có 6 đồng chí đã lên đường vào: Hồng Phấn, Thanh Tụng, Phước Huề... và 2 cô nữ cho bộ phận Hồng Sinh; có lẽ cũng sắp vào tới nơi.
Chung, Quả, Ca, Quảng thường xuyên viết thư về. Quả có đi Đắc Tô. Quảng bị sốt trận kịch liệt.
Còn công việc thì Long và Chi chú ý nghiêncứu tìm hiểu những nét mới nhất thể hiện: xâydựng vùng giải phóng, sản xuất... sinh hoạt của nhân dân ở nông thôn, thành phố.
Nếu thiếu tiền thì Chi, Long mượn của cơ quan Tuyên huấn sau thanh toán. Bây giờ gửi về không bảo đảm. Khi nào có điện thì về.
Thân thương.
Ngày 28/5/1972
Lại xuống trạm giao liên ở Cát Sơn, nơi màcách đây một năm tôi đã đi qua. Hồi ấy, tôi đến trạm lúc tối đen, và phải hưởng một trận pháo cấp tập. Hồi này, xuống khi còn ráng chiều, vừa lúc một chiếc trực thăng bay tới, rất thấp, chỉ cao hơn mái nhà một chút, nhưng khôngbắn phá gì. Hồi ấy, đi qua những xóm nhà đìu hiu không một bóng người. Bây giờ, nhà vẫnnhư xưa và người đông đúc: đồng bào đã phákhu dồn trở về, làm ăn, buôn bán; bộ đội, cán bộ mua hàng, đi công tác.
Tới gần đường số một, ngồi chờ giao liên đónở một đám ruộng - không vào xóm vì địch có thể phục kích. Trăng sáng vằng vặc. Mong cómây đến che cho trăng bớt sáng để vượt đường cho kín đáo. Tôi ngồi ở một bờ ruộng, ướt nước sương. Ruộng lởm chởm những gốc rạ khô gần mục. Nhìn ra đường số một, thấy phía trái có một cụm cứ điểm địch sáng lên với những pha đèn điện. Cụm này rất lớn, bao cả một khu vực từ dưới thấp lên lưng chừng núi. Từ phía đó, phát ra tiếng máy điện chạy mạnh, nghe như tiếng Honda rồ ga lên dốc.
Thỉnh thoảng, cây pháo đặt trong đó lại bắn một phát, tiếng nổ mạnh làm tôi giật mình. Hình như đó là Sư bộ Sư 22 ngụy hoặc căn cứ của bọn Pắc Chung Hy.
Gió vi vu, lành lạnh. Vẳng từ phía Nam lêntiếng kêu gì đó nghe trầm trầm, âm ấm, âm âm như tiếng kêu của một cây đàn dương cầm lớn mà hòm dây bị mở tung ra, đặt trước một trận gió lớn. Lắng nghe lắm mới nhận ra đó là tiếng động cơ Đa cô ta - nơi ấy là sân bay GòQuánh.
Gần 9 giờ, giao liên lên, phổ biến:
- Mấy hôm nay, địch kích liên tục ở đường cũ, do vậy, bữa nay phải đi đường khác. Đườngnày chỉ cách căn cứ địch 50 mét và cách cầu 20 mét. Khi vượt đường sắt, vượt đường sốmột, phải chui qua cống. Không được chạy qua mặt đường, mà phải chui qua cống.
Bám sát đội hình, vượt nhanh, im lặng.
Sau khi nhấn mạnh mấy câu cuối, anh dừng lạimột chút rồi dặn rất kỹ:
- Bọn lính gác cầu và trong cứ điểm hay hô tầm bậy, bắn tầm bậy. Đừng tưởng nó pháthiện ra mình mà chạy.
Bắt đầu đi hàng một, thưa.
Chạy theo một lòng suối khô thấp hơn đường tới hơn một thước, chui vào một cái cống ngầm xây bằng gạch. Cống thấp, phải lết.
Chui khỏi cống, lại theo lòng suối cạn chui vàomột cống khác luồn qua đường số một. Cả haicống đều dài tới hơn chục thước, lòng thấp, phải lết đi. May không có nước, nếu không chắc ướt hết. Tất cả đều yên tĩnh.
Vượt qua một cánh đồng. Vào rìa núi. Bầy tete đánh hơi người bay túa lên, kêu ầm ĩ. Một cứ điểm địch bắn loạn xạ. Từng dây đạn đỏ lừ vạch sáng bầu trời.
Ngày 29/5/1972
Đặt chân lên núi Bà. Cụm núi to nổi tiếng vì hồi trước (1969) cả sư đoàn Pắc Chung Hy càn quét và đã đụng độ dữ dội với quân cách mạng. Núi độc một loại cây thấp, cỏ tranh.
Nắng, nóng, mệt.
Đêm, trời tập kích một cơn mưa dữ dội làmnhiều người ướt sũng, phải trùm ni lông ngồi.
Ngày 31/5/1972
Vẫn đi trên đỉnh núi Bà. Có nơi đi cách một căn cứ Pắc Chung Hy chỉ một cánh đồng, thấy rõ tháp canh, lô cốt. Nhìn xuống thấy rõ vùng đồng An Nhơn, Phù Cát.
Đường vắt qua những tảng đá cheo leo, gập ghềnh thật khó đi.
Ngày 1/6/1972
Tới một trạm nằm tại xã Cát Chánh (Phù Cát).Sát biển rồi. Đi trên đồi trọc nhìn xuống thấybiển xanh rờn đằm thắm.
Chiều, theo trực (giao liên) về Quỳnh Tiến 2. Đi qua những cánh đồng mênh mông, hoang vu. Ruộng ở đây tốt nổi tiếng nhưng bây giờ không ai cấy trồng, cỏ mọc um tùm. Đi thẳng ra biển. Gặp lại những dấu tích cũ của một làng: nền nhà gạch, giếng nước, chum ghè bị tàn phá vì bom đạn, chìm dưới cỏ. Qua một rừng dương dày, có nhiều cây bị pháo bắn đổ ngổn ngang, cháy đen hoặc vàng úa.
Theo dọc bờ biển. Ngoài khơi có hai chiếc tàuthủy lớn đậu nép vào 2 hòn đảo lớn. Sóng ì ầm. Tầm mắt được mở rộng, ngực được hítthở không khí khoáng đãng.
Cơ quan dựa vào các hang đá mà ở.
Ngày 2/6/1972
Anh Toàn, Phó bí thư Tỉnh ủy phụ trách khuĐông, đón chúng tôi bằng sự nhiệt tình, niềm nở. Với vóc người hơi cao, nước da hồng hào, khuôn mặt vuông, trán cao, mái tóc hơi quăn tạo thành nếp gọn gàng, anh có dáng vẻ của một trí thức. Anh rất hiểu rõ tầm quan trọng của công tác báo chí. Anh rất mê chụp ảnh. Anh nói:
- Ước mơ của tôi là ra được một tờ báo cho thị xã Quy Nhơn. Tờ báo là tiếng nói, là bộ mặt của chúng ta mà. Tôi muốn các anh giúp cho thị xã ra được tờ báo.
Anh bàn thẳng vào những việc cụ thể để rabáo. Nhiệt tình của anh lôi cuốn tôi và CaoDuy Thảo vào không khí chiến đấu ở chiến trường mới một cách mau chóng.
Khu Đông nổi tiếng về muỗi. Bọc võng trở nênbất lực: mặc dù nó được phủ nắp kỹ, muỗi vẫn bò theo thành nó mà luồn vào được, mỗi đêm ít nhất có mấy chục con muỗi nhờ thủ đoạn đột kích ấy mà hút được máu người. Ngủ thiếp đi một lúc, muỗi cắn đau lại choàng dậy, nắm 2 thành bọc võng mở ra, khép lại tạo thành những luồng gió quạt chúng ra.
Ngày 4/6/1972
Ở với Tuyên Huấn thị xã, ngày ngày qua dựtrực báo bên Thường vụ Thị ủy. Chúng tôi đềungóng một tin từ Quy Nhơn ra: từ hôm qua, đã nghe đài địch nói đến một vụ nổ giữa thị xã, có đúng là vụ nổ do ta bố trí không?
7 giờ 5 phút, một phụ nữ người nhỏ nhắnbước vào phòng họp và mọi người đều ồ lênmừng rỡ. Anh Toàn nói:
- Cô đem tin phấn khởi đến cho anh em chứ, cô Kiên?
Kiên cười, bước lại ngồi ở ghế và nói luôn:
- Chà mừng quá, nổ đúng như kế hoạch. Khitôi tới gặp anh L, anh ấy nói: “Phải đánh ngay trong sáng hôm nay vì tất cả bọn chỉ huy cao cấp của Bình Định đều tập trung họp ở Trung tâm hành quân Bình Định”. Nhưng không cókíp 4 giờ. Tôi đưa kíp 2 giờ. Anh ấy nhận, rất phấn khởi, nói: “Thôi, may rủi. Kíp 2 giờ, cấn quá nhưng ráng đánh. Có đổi bằng gì cũng phải đánh trong ngày hôm nay”. 5 rưỡi sáng2/6, anh ấy đem vào đặt giữa phòng họp dướihầm ngầm, 7 giờ 15 nổ. Sập hết hầm, chết hết bọn nó. Cuộc họp này do tên đại tá Chức, tỉnh trưởng, chủ trì. Không biết có nó dưới ấy không nhưng từ hôm đó đến nay không thấynó, bọn chúng đang đi kiếm. Chúng rào chặn đường không cho ai tới coi và cho 3 máy baycần cẩu tới trục hầm, lấy xác. Đợt đầu mớikhiêng được 15 xác phía ngoài. Sau đó tôi đãgặp lại anh L, anh rất phấn khởi và cho biết không bị tụi nó nghi gì. Tụi nó bắt một nửa số lính bảo vệ trong khu này.
Mọi người sôi nổi bàn về ý nghĩa thắng lợi của vụ này. Tôi nhìn chị Kiên, hết sức thán phục. Chiến công này thuộc người lính ngụy nội ứngkia một phần, nhưng phần lớn, phải dành cho người phụ nữ nhỏ nhắn, bình dị ấy. Chính chị xây dựng anh thành cơ sở, cùng anh xây dựng phương án và đưa thuốc nổ vào giữa thị xã đầy quân địch.
Chị Kiên kể tiếp:
- Sợ rủi ro, tôi đưa cả 6 kíp cho anh L. đánh một lượt.
Một anh nói xen vào:
- Tôi dành cả phần của chiếc tầu cho vụ ấy đấy. Tàu chở vũ khí đến, đánh ngon mà phải dừng, chưa đánh.
Chị Kiên lại nói:
- Anh L. nói, lúc 10 giờ anh tới coi, thấy hầm tung ra hết. Trụ sắt, máy móc biến thành những mảnh vụn. Lúc tôi vô, nghe 2 thằng lính nói chuyện với nhau: “Mày có vô Trung tâmhành quân chưa?” - “ Có, dễ sợ quá!”. Biết là vụ của mình, tôi cố lắng nghe nhưng chúngkhông dám nói nữa. Tới Đập Đá, ngứa cổ, chúng lại nói:
“Hầm ngầm của bộ chỉ huy ở Trung tâm màcòn sập, nói chi đến lũ mình”. Chúng rùng mình, nói mãi: “Dễ sợ quá, dễ nể quá!”. Còn thằng Lân, thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1/10, mới thoát chết ở Hoài Nhơn về, cứ ngồi gục mặt than: “Không còn biết tin ai nữa”.
Nghe chị Kiên kể chuyện, tôi lại tức cười chosự tuyên truyền lừa phỉnh của địch. Đài BBC, đài Manila đưa tin về vụ này: “Đặc công Cộng sản đặt chất nổ làm sập một hầm ngầm ở QuyNhơn, chết 3, bị thương 15 người. Tên đặc công mặc giả sĩ quan không quân đã bị chết tại trận vì quả mìn nổ quá sớm. Chính phủ cònbắt được 9 đặc công khác!”. Thật là dựng đứng chuyện mà không biết ngượng mồm.
Khi mọi người vừa thảo luận xong thì anh Châu - cán bộ binh vận tỉnh - tới. Anh Châuđược cử đi công tác ở vùng ven, không biết tại sao lại về. Anh Toàn hỏi:
- Sao, ông Châu nghe gì chưa?
- Có chứ, nghe một vụ nổ ở thị xã.
- Thấy thế nào?
Anh Châu lúng túng, cười trừ.
- Thấy thế nào, có bàn bạc gì không?
- Dạ có, anh Vương có báo tin cho anh em bộ đội và phát động hoạt động mạnh để phối hợp, tôi có họp một số cơ sở động viên họ hành động.
- Hoạt động ra sao?
Anh Châu trả lời ngắc ngứ, rề rà, vòng vèo,đại ý: đơn vị bộ đội đi đánh mục tiêu đã định nhưng địch cho quân kích đường nên phảidừng lại, địch tập kích 2 lần vào xóm Đăng, có cả tàu rọ phối hợp.
Anh em tản khai hết, chỉ để một số ở lại bố phòng, nhưng chúng tới nhanh quá, không kịp...
Anh Toàn ngắt lời:
- Thế có loan tin chiến thắng cho đồng bàonghe không? Có đưa đồng bào vào thị đấu tranh không?
- Dạ không!
- Đó, thế mới chết. Các ông chỉ thấy tầu rọ quần, lính kích mà lo cuống lên, không dámhoạt động. Anh biết không, cú đánh vừa rồi làcú đánh lớn lắm, làm bủn rủn hết bọn địch,nhất là bọn chỉ huy. Nó phối hợp với Phù Mỹ rất tốt. Nó giáng vào bọn đầu xỏ, làm cho số còn lại rụng rời tay chân. Cũng còn phải rất lâu chúng mới sắp xếp lại được tổ chức, ổn định lại được tinh thần. Anh biết không, chúng cho rằng đó là cú đánh mở màn để ta chiếm Quy Nhơn mà, chúng đánh giá ta cao lắm mà, chúng hoang mang dữ vậy mà. Nhưng, QuyNhơn là chỗ cuối cùng của chúng, chúng phải cố giữ chứ, do vậy chúng mới đẩy quân ra giữrìa. Làm vậy, mà trong bụng run lắm. Lẽ ra, ta phải hoạt động mạnh lên chứ. Đánh điểm không được thì phải chia ra đánh nhỏ chứ. Phải đưa đồng bào vào thị làm xôn xao dư luận, tấn công tư tưởng binh lính địch chứ.
Chỉ cần kéo vào, hỏi thăm thôi: “Sao, mìn nổthế nào mà dữ vậy?
Ông tỉnh trưởng đâu không thấy lên ti vi nói,hay là bị lấp dưới hầm rồi?” v.v.. thì cũng đủ làm cho địch hoang mang rệu rã thêm rồi. Vậy, mà làm không được. Bỏ qua mất 2 ngày rồi.
Anh Châu cứ ngồi im mà nghe.
Những ngày tiếp theo, tôi tranh thủ gặp một sốcơ sở từ trong thị xã ra khai thác tài liệu để viết tin, bài. Đồng thời cùng Cao Duy Thảo, Mai ái Trực biên tập số báo đầu tiên cho thị ủy Qui Nhơn. Bài vở cũng khá phong phú. Chúng tôi cố gắng viết ngắn cho phù hợp với tờ báo khổ nhỏ và với điều kiện lưu hành bí mật trong vùng địch kiểm soát. Việc in ấn được tổ chức ngay tại chỗ, vì nhà in tỉnh đã chi viện chovùng Đông cả máy móc, chữ, khuôn, cả công nhân in.
Tại đây, tôi được nghe nhiều chuyện cảm động của vùng Núi Bà này những năm gian khổ, ác liệt. Có thời gian, địch bao vây dữ quá, hết cả thức ăn, phải xoay đủ thứ mà nuôi thân. Hồi ấy có anh Sang nổi tiếng về bắt chuột: đêm, anh nằm trong hang đá, để bàn chân nhử chuột - lũ chuột ở đây rất dữ, dám gặm cảchân người - khi chuột tới gặm bàn chân, anhnhanh chóng co gối, làm sập chiếc bẫy làm bằng chiếc thau nhôm lớn. Có đêm, bắt được 5 - 7 con chuột to sù. Có trận, bom làm sậpmột lèn đá, nhốt chặt một cô gái trong đó. Lèn đá không sập hẳn, không đè chết cô, nhưngbịt chặt mọi ngõ ra. Anh em phải đưa thức ăn, nước uống qua khe đá vào cho cô.
Nuôi cô trong sự bất lực, chỉ là sự an ủi khắc khoải của một sự sống không lối thoát. Được gần một tuần lễ, địch càn lên, đành đặt vào miệng hang những khẩu phần cuối cùng, nắm bàn tay gầy guộc của cô lần cuối cùng, rồi gạtnước mắt chuyển sang ngọn núi khác. Khi địch rút, quay lại, chỉ còn nhận được mùi tử thi...
Đài tiếng nói Việt Nam phát lại nhiều lần bàiviết sau đây của tôi đăng trên Bản tin đấutranh thống nhất của Việt Nam Thông tấn xã:
Hoài Nhơn, bão táp và ngày mùa
Hà Nội (VNTTX 4-6-1972) - Lòng tràn ngập niềm hân hoan phấn khởi, chúng tôi hăm hở tiến về thị trấn Bồng Sơn vừa được giải phóng. Ngay từ vùng ngoại vi thị trấn, khôngkhí đã vô cùng sôi nổi. Đây là ấp chiến lược T vừa được giải phóng, chính quyền cách mạngđã thành lập. Ngày cũng như đêm, ở đây rầmrập bước chân người. Đồng bào đào hầm hố trú ẩn, hào giao thông dọc đường.
Buổi sáng trên đường, hàng đoàn tù binh từ thị trấn kéo ra. Hàng chục chiếc xe ô tô, Honđa chở đầy những vũ khí thu được của địch.
Người cưỡi xe, kẻ đi bộ, người gồng gánh, kẻkhoác ba lô... tất cả đều hối hả. Ai nấy mang trong lòng niềm vui tràn ngập...
Trên đường phố Bồng Sơn đầy những mũ sắt, giầy vải, những băng đạn, những đống quần áo lính, và những khẩu súng của quân địch vứt lại.
Nổi bật trên những tường nhà là những khẩu hiệu mới viết còn tươi nét mực: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Toàn dân kiên quyết giữ vững vùng giải phóng”... Ngay ngã ba bên Chi Thông tin cũ, hai cổng chào lớn được dựng lên. Cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam phấp phới trước các ngôi nhà, dọc đường sốmột. Trước một ngôi nhà gạch có treo tấm biển “Trụ sở ủy ban Nhân dân cách mạng thị trấn Bồng Sơn”. Kề bên đó là nhà “Đón tiếp binh lính, sĩ quan ngụy trở về với nhân dân”. Cả hai nhà đều chật ních những người.
Những người trước đây làm cho địch lần lượt đến trình diện với chính quyền cách mạng. Họ gồm đủ loại: binh sĩ Cộng hoà, Bảo an, nhân viên hành chánh, đại diện xã, ấp trưởng...
Rời thị trấn, chúng tôi vào nhà ông Ngô. Ôngcó người con trai thứ hai đi lính vừa mangsúng trở về. Anh ta kể:
- Em muốn về từ bữa đầu nhưng bọn chỉ huy kẹp chặt quá.
Hôm sau vừa thấy em lên khỏi hầm, thằng Trung đội trưởng đã quát: “Lên tao bắn!”. Em liền lia cho nó một băng đạn. Nó gục trước cửa hầm. Em chạy thoát. Thấy vậy, nhiều anh em khác cũng chạy theo.
Lực lượng địch tan ra từng mảng. Chỉ sau mấyngày bị tấn công, hơn 100 trung đội dân vệ,phòng vệ dân sự đã tan rã. Đồng bào ở nhiều xã đã vào tận đồn bốt địch, thậm chí vào cả trong trận địa, kêu gọi binh sĩ bỏ hàng ngũ địch về vùng giải phóng.
Trong khi chúng tôi ngồi nói chuyện thì ở phíatây nam, tiếng pháo 105 ly vẫn gầm dữ dội.Ông Ngô bảo:
- Pháo của ta bắn vào Đệ Đức đấy!
Những quả đạn pháo lao vun vút qua đầu chúng tôi, dội bão lửa xuống căn cứ địch đang bị vây chặt.
Trưa hôm sau, tôi gặp một đoàn hàng binh từcăn cứ Đệ Đức tới. Nguyễn Chất, binh nhì, thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 40, kể lại những giờphút kinh hoàng ấy:
- Bị bao vây, chúng tôi rất khiếp sợ, pháo của các ông bắn quá trời. Hôm qua pháo nổ trúng kho đạn, máy bay tới thả dù tiếp tế nhưng bay quá cao, thả ra ngoài đồn hết...
Câu chuyện đang dở dang thì có người tới báo tin căn cứ Đệ Đức đã bị quân ta tiêu diệt. Thế là toàn huyện Hoài Nhơn đã được giảiphóng. Chúng tôi theo đường số một tiến thẳng về Tam Quan.
Kỳ diệu biết bao, chiến công của 22 ngày tiếncông và nổi dậy, quân dân Hoài Nhơn đã cuốn80 chốt điểm và 2 chi khu quân sự vào hàng kiên cố nhất của địch tại tỉnh Bình Định.
Thị trấn Tam Quan rực rỡ cờ và khẩu hiệucách mạng: “Nhiệt liệt hoan hô quân giải phóng đánh mạnh, thắng to!”, “Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!”.
Trên cột cờ giữa thị trấn, lá cờ Cộng hòa miền Nam Việt Nam cỡ lớn tung bay phần phật, nổi bật lên giữa màu xanh đằm thắm của nhữngvườn dừa. Dừa êm ả tỏa bóng mát xuống đường phố, nườm nượm người qua lại. Các nhà hàng, hiệu buôn vẫn mở cửa.
Bận rộn nhất có lẽ là các hiệu may và các nghiệp đoàn xe lam. Đồng bào đua nhau maycờ Cách mạng, các thợ may phải làm việc ngày đêm và phải vét hết vải màu ra mà vẫnkhông đủ. Còn các thanh niên lái xe lam thì rất hãnh diện được lái xe phục vụ cho yêu cầu của Cách mạng. Công nhân xe lam cũng nhưnhững người đánh cá, những thợ tiểu thủ công... đã lập những tổ công đoàn để giúp đỡ nhau và phục vụ Cách mạng tốt hơn. Một thanh niên vui vẻ nói:
- Sớm nào chúng tôi cũng lái xe tới Đệ Đức để chờ súng đạn, gạo. Chu cha, nhiều lắm! Hàng dẫy kho. Cả xe tăng, pháo và những hòm đạn còn nguyên vẹn nữa.
Đường phố Tam Quan nô nức, nhộn nhịp trong khí thế chiến thắng và cảnh giác. Có chiếu phim, có văn công, có cả những lớp huấn luyện về sử dụng vũ khí, cứu thương và xây dựng chiến hào.
Rời thị trấn, chúng tôi về vùng nông thôn. Quamỗi thôn xã, chúng tôi đều gặp những trụ sởủy ban Nhân dân cách mạng, có cán bộ đanggiải quyết công việc cho dân. Chính quyền cách mạng từ huyện đến xã, thôn nhanh chóng phát huy hiệu lực của mình.
Về Hoài Châu, những thay đổi trong các thôn xóm làm tôi càng ngạc nhiên và sung sướng! Những con đường từ đồng vào thôn xóm được dọn sạch sẽ. Các rìa làng được rào kỹ lại. Trên trục đường, cứ 5,7 thước lại có một hố trú ẩn. Rất nhiều đường hào chạy ngoằnngoèo dọc các con đường lớn hoặc len lỏi trong những vườn dừa. Ở những vị trí xung yếu đều có du kích gác.
Gặp chúng tôi, anh Huỳnh Chí Đức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cách mạng xã, vồn vã mời tớihọp. ủy ban đang phải lo giải quyết hàng loạtcông việc của chính quyền cách mạng. Các anh các chị đang bàn tổ chức Đại hội nghĩa binh của những người trước đây ở trong quân ngụy đã lập công trở về với nhân dân.
Anh Đức nhắc cán bộ trong thôn chú ý lãnhđạo đồng bào gieo đủ mạ để cấy vụ tám, khẩn trương cấy cho kịp thời vụ giống lúa ngắnngày và chú ý trồng thêm rau màu. Tôi nhớ lại cách đây ít ngày, khi xã huy động toàn dân đi vây đồn địch thì lúa đang chín rộ, vàng rực cả cánh đồng. Lúc ấy, đồng vắng tanh, vắng ngắt. Cầm bông lúa nặng trĩu, vàng khô, tôikhông khỏi lo lúa bị rụng hết.
Nhưng khi đồn địch đã bị san bằng thì HoàiChâu lại dốc toàn lực ra đồng, làm không kểngày đêm, thu vụ lúa tốt chưa từng có.
Trời tháng 5 vẫn dội nắng lửa xuống và cánhđồng vẫn rợp bóng người. Từ những cánh đồng Liễu An, An Quý, Thành Sơn, Bình Đê... tiếng cười nói của những người cày bừa, gieo cấy vang lên rộn rã.
Một mùa lúa bội thu đã được gặt và cất giấu kỹ lưỡng, gọn gàng. Người dân Hoài Nhơn lạibắt tay vào vun xới cho một vụ mùa tới với niềm tin sẽ được thu hoạch những thành quảto lớn hơn, rực rỡ hơn.
Việt Long (Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng)
Ngày 8/6/1972
Theo các anh ở Thị Uỷ, bài viết nói trên có sức cổ vũ lớn đối với vùng Đông, ngay cả đồng bào trong Quy Nhơn cũng nghe, và mong sớm đến ngày tấn công, nổi dậy giải phóng quê hương như đồng bào Hoài Nhơn.
Thứ sáu 16/6/1972
11 giờ rưỡi, sau bữa cơm trưa, tôi cầm quầnáo đi tắm. Mới tới quá hang đá nhà bếp, nghe 2 tiếng nổ rầm rầm. “B.52!” - thoáng nghĩ vậy, tôi bật trở lên. Bom nổ rền hàng dây. Chạy vấp đá, ngã mấy lần. Lượng sức không chạy kịp lên cửa hang, tôi nhìn qua phía tay trái, thấy một cửa nhỏ thông vào hang. Vội vứt hết quần áo, khom người, đưa 2 tay ra phía trước, nhảy phóng tới như người nhảy xuống nước để bơi.Vừa chạm đáy hang, nghe một tiếng nổ “Rầm” nữa. Tối tăm hết thảy. Những vật gì đó nặng trịch đè lên đầu, lên mình tôi. Những tiếng nổ vẫn dội lên liên tiếp. Tôi nghĩ: “Rồi đó, chuyến này chắc đi đời rồi!”. Im lặng. Tôi vùng lên. Mởmắt ngó quanh thấy khói bụi bốc lên mù mịt.Quanh tôi, mấy cô gái bò lê, quần áo ráchbươm, máu me bê bết. Mấy cô la lên:
- Chết thôi anh ơi, bây giờ làm sao!
Tôi nói:
- Cứ ngồi im!
Nhìn quanh, thấy hang trống rỗng, tôi nói:
- Các em lên hang phía trên đi.
Phía cửa hang phía trên, Hạnh nằm gục, kêu “Khò! Khò!” như tiếng rống quái dị. Tôi không thấy đầu cô ta đâu, chỉ thấy nửa thân mình phía dưới của cô trần truồng, lấm bụi đất. Trong khi 5 cô gái kia dắt díu nhau chạy lên hang trên thì tôi lại moi đất, kéo Hạnh dậy. Áo Hạnh rách bươm hết. Quần Hạnh chỉ còn 2 ống chân. Tôi thấy một vết thương lớn sau lưng cô. Hạnh kêu:
- Gì mà tội thế này anh ơi!
Tôi đặt Hạnh nằm ngay thẳng, vơ một chiếc khăn mặt rách băng vết thương lại, lấy mấy miếng dù rách phủ lên thân thể loã lồ của cô. Tôi chạy lên gọi thêm người xuống thì gặp Mai Ái Trực. Hai người trở xuống. Lúc này, tôi mới thấy cánh tay trái của Hạnh bị gãy nát. Tôi mởmột cái ba lô nằm lăn lóc dưới đất lấy một cái quần đưa Trực mặc cho Hạnh và kiếm giẻ buộc tạm cánh tay Hạnh lại.
Tôi và Trực vực Hạnh dậy, nhưng đuối sức quá. Trực lên gọi Hà xuống. Chúng tôi khiêng Hạnh lên hang đá lớn, đặt nằm ở giường, băng lại cho kỹ hơn. Nhìn cánh tay, tôi đau lòng quá: nó nát hết xương rồi, chỉ còn lại một ít thịt bầy nhầy. Tôi bẻ que, bó cố định.
Máy bay địch tiếp tục đến oanh tạc. Bom phá.Bom xăng. Bom bi.
Các loại bom tiếp tục dội xuống. Pháo biển bắn tới rầm rầm. Hạnh vừa rên, vừa nói:
- Bắn nó rớt mấy cái cho nó hoảng! Anh ơi giúp giùm em với!
Hạnh kêu khát nước. Chúng tôi không cho Hạnh uống.
Xế chiều, địch ngừng bắn phá. Chúng đưa tàu chiến, bo bo, xà lan cặp sát bờ biển, đổ bộchừng 2 đại đội. Súng nhỏ nổ rộ phía núi sát biển. Trực thăng cũng quần lượn, phóng pháo dưới đó. Chúng tôi thu dọn đồ đạc, đưa hết anh em lên hang đá Hội trường. Hang đá rộng, đông người Hai quả bom nổ cách nhà bếp từ 5đến 10 mét làm tanh bành tất cả. Quần áo bay tung lên, mắc vào cành cây. Những ống đạnpháo dùng đựng nước biến mất hết. Gạo đổ vung vãi trong hang.
Kiểm tra lại, tổn thất của chúng tôi gồm: Hương (công nhân in, vừa ở tỉnh xuống với tôi) hy sinh, Hạnh bị thương nặng, Hoa, Tuyết bị thương vừa, Nào, Thanh, Thủy bị sức ép làm tức ngực, mệt.
Hương định đi tắm, vừa tới cửa hang dưới thìtrúng bom! Hương là con trai của anh Đức - Bí thư Xã ủy Hoài Châu, người mà tôi rất khâm phục, đã ghi chép chân dung khá kỹ. Tôi giở sổ vẽ sơ đồ khu vực bị bom, hang đá, nơi chôn Hương để nếu có dịp thì trao cho anh Đức.
Tôi cũng bị sức ép làm bùng tai, mệt nhoài. Từ hôm nay, tôi bắt đầu được tiếp xúc thêm với một thế giới lạ lùng, thế giới của những tiếng kêu liên tục: tiếng o o như ve sầu, như dế mèn kêu, tiếng xạo xạo như tiếng những bước chân trên cát, tiếng u u như tiếng máy biến thế điện. Còn những âm thanh ở bên ngoài dội tới trở nên xa xăm hơn, nghe văng vẳng. Khái niệm về âm lượng bị lu mờ làm cho tôi không rõ mình nên nói tới mức nào cho mọi người vừa nghe.
Ngày 17/6/1972
Hạnh tiếp tục rên la vì đau đớn, vì khát nước. Suốt buổi sáng, cô tỉnh táo, nói nhiều. Cô đòi uống nước, đòi thay quần áo, đòi tắm, đòi mở băng. Cô la mọi người làm biếng, nước ở suối mà không chịu vác về. Cô rủ Tuyết đi xuống suối. Cô gọi tên tôi, Trực.
Tôi đến ngồi bên, an ủi Hạnh. Thương vô cùng. Cô bé này 18 tuổi, ở Phước Hậu (ven thịxã Quy Nhơn), mới đi thoát ly ít tháng.
Hồi mới ra, cô luôn khóc, đòi về, nhưng quanhững ngày sống với tập thể, được giáo dục, cô rất phấn khởi, luôn vui hát và đang học đánh máy.
Hạnh đòi xuống đất nằm, vì nằm võng tức. Tôilấy tấm đệm và tấm ni lông trải cho Hạnh nằm. Hạnh vật vã kêu đau, kêu khát, đói. Tôi hòa bột đậu xanh với đường cho Hạnh uống. Hạnhmửa ộc ra. Tôi lấy lon hớt vào, lấy khăn lau cho Hạnh. Hạnh nhìn tôi, nói:
- Tội anh Long quá!
Thay băng cho Hạnh. Vết thương bị bẩn quá, rất hôi. Lúc này, tôi tìm ra thêm một vết thươngnữa ở mông trái của Hạnh. Vội chỉ cho y tá rửa, băng lại. Vết thương này đã nhiễm trùng.Phải lấy kéo cắt đi những chỗ thịt thối. Kéo tụt một bên quần Hạnh xuống.
Hạnh cứ nắm lưng quần, kéo lên, kêu:
- Người ta đông um sùm mà, đậy lại cho em, anh!
Tôi lấy tấm dù phủ ngang bụng cô, nói:
- Em nằm im cho chị Tùng chữa mới lành, anh đắp kín cho em rồi.
Sau khi rửa vết thương, Tùng dùng kéo cắt lưng quần để cởi ra, thay quần khác. Hạnh níu không được, la:
- Thôi rồi, bắt tôi ở truồng!
Rửa qua vết thương ở lưng. Vết thương sâu quá, thọc panh vào lút đến 2, 3 phân. Hạnh kêu, khóc:
- Trời ơi, làm thịt tôi đấy à! Thương dùm tôi với, anh Long đỡ em dậy.
Băng lại vết thương ở tay. Hạnh vật vã. Tôihiểu Hạnh đau đớn vô cùng. Lòng tôi như cómuối xát. Tôi nắm tay Hạnh, vuốt tóc, vuốt máHạnh, dỗ dành cô mong làm dịu được chút nào nỗi đau đớn ấy.
Lại dùng kéo cắt áo Hạnh, cởi ra. Cô cũng níu lại, kêu:
- Thôi thế là quần không có, áo không có.
Mặc quần rộng, áo rộng cho Hạnh, Hạnh kêu:
- Mặc gì lạ vầy? Như ông thày chùa!
Gần tối, đưa Hạnh, Hoa, Tuyết đi bệnh xá. Riêng Hạnh thì đi mãi mãi! Tới gần trạm xá, Hạnh đã tắt thở!
Ngày 18/6/1972
Đã thu dọn xong đồ đạc, bắt tay vào công tác chuyên môn. Anh Khiết hướng dẫn một số thanh niên nhặt xếp lại chữ máy in. Bom hất đổmất mấy bát chữ. Đó là những bát chữ chuẩnbị cho số báo đầu tiên của Thị ủy Quy nhơn. Đã hốt lại, chữ lẫn với đất cát. Dù sao, mấy ngày nữa sẽ ra báo.
Thư gia đình
Phạm Hùng Việt.
Miền Tây, 18/6
Anh Long thân mến!
Đã lâu, hôm nay em lại nhận được thư anh gửi vào cùng với thư của gia đình. Đọc thư anh em rất phấn khởi với tình hình công tác cũng như sức khỏe của anh Sau khóa huấn luyệntân binh em được bổ sung về đồn biên phòng53 Công an vũ trang Nghệ an, nằm giữa vùngbiên giới Việt Lào, giáp với tỉnh Bu Li KhămXay của bạn. Thời kỳ đầu chắc anh cũng hiểuem cảm thấy rất vất vả trong mọi mặt công tác cũng như sinh hoạt. Vùng em ở ngay dướichân Trường Sơn, leo qua Trường Sơn là sang nước bạn, do vậy đường đi rất khó khăn, ra khỏi cổng đồn là phải trèo núi. Dân ở đây toàn đồng bào dân tộc gồm Thái, Tày, Mèo. Công tác trung tâm của đồn em là làm công tác cơ sở, nắm tình hình chung để bảo vệ biên giới, hàng tháng có đi công tác ngoại biên sang bạn. Cho đến nay, trải qua hơn một năm em đã tương đối quen với công tác và có thể chịu đựng được gian khổ, kể cả việc đi bộ hàng 7-8 ngày đường rừng. Do học tiếng dân tộc nhanh nên em đã nói chuyện được bằng tiếng dân tộc với mọi người nên phục vụ được tốt cho công tác. Dân ở đây rất tốt nên công tác tiến hành cũng thuận lợi. Ăn uống, sinh hoạt ở đây gặp nhiều khó khăn, hiếm rau, em đã gặp và phải chịu đựng nhiều cái thiếu thốn như thời gian đầu tiên mới vào trong đó anh đã gặp. Lúc đầu, những cái đó đối với em rất vất vả.
Tình hình biên giới ở đây cũng tương đối phức tạp vì bên bạn mới giải phóng, chính quyền còn non yếu. Từ tháng 10-12 tình hình càng rắc rối vì địch đổ quân về chiếm lại, dân đó là dân Mèo nên đại đa số theo địch, hồi đócơ động ở đồn em phải đi hết, tỉnh cũng phải điều cơ động lên, vất vả đến 3- 4 tháng mới yên được.
Về sức khoẻ, em vẫn giữ được như thời gianmới lên. Cũng như anh, em chưa hề bị sốt lần nào cả, trong khi đó đơn vị sốt rét rất nhiều, có đồng chí mới đến đã sốt liên tục, phải đi điều trị hàng tháng. Qua những bỡ ngỡ ban đầu, đến nay em đã quen với công tác cơ sở, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Trong thư anh trao đổi với em về việc tudưỡng, phấn đấu, những điều anh nói rất có ích cho bản thân em. Hồi đầu mới về, nghe haitiếng “sinh viên”, một số đồng chí có những ấntượng nọ kia với em (sau này em mới hiểu)nhưng rồi qua công tác, lao vào thực tế, em đã cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giaonhư làm công tác trị an, vận động quần chúng,củng cố các đoàn thể thanh, thiếu niên... dần dần em đã được tập thể tin tưởng. Đúng như anh nói, phấn đấu vươn lên Đảng rất khó, nếu động cơ không đúng đắn, tỏ ra nóng vội thì dùtích cực đến mấy, nói hay biết mấy anh cũngkhông đạt được, em sẽ ghi nhớ lời anh, coi đó là những kinh nghiệm trong cuộc sống. Về bảnthân, đầu năm nay em đã được chi đoàn đềnghị và Chi bộ đã công nhận vào hàng ngũ đối tượng Đảng. Đó là nguồn động viên lớn đốivới em nhưng đó cũng chỉ là những cái banđầu. Em hiểu muốn đạt được ước mơ của mình, em còn phải chịu khó rèn luyện hơn nữa, học tập và phấn đấu hơn nữa. Rất tiếc là ở xa anh quá, em không được sự giúp đỡ vàtrao đổi thường xuyên của anh.
Một số thằng bạn cùng đi với em đã được gọi về trường tiếp tục học hết chương trình để sử dụng chuyên môn. Về việc này, nghĩ lại quátrình học tập em nghĩ nếu được học thêm thìcàng tốt nhưng nếu không em vẫn tin tưởng, yên tâm phục vụ lực lượng, phấn đấu cho sự nghiệp của mình. Về viết, vì ít thời gian quá, tuy vậy em vẫn viết bài gửi cho báo Công anvũ trang, mới đây hồi tháng 1-2 em được Banchính trị tỉnh điều về đi công tác trong 2 tháng ở một đơn vị Công an vũ trang, viết về những con người, những thành tích của đơn vị đó. Em viết được 3 bài thuộc thể loại người tốt, việc tốt, có lẽ cuối năm nay bài mới được in, khi đó gửi được để anh góp ý thì hay quá.
Về gia đình ta, chắc bố mẹ, các anh và các em đã gửi thư kể cho anh nghe, em không nhắc lại nữa, chỉ mong khi nào anh em được về gặp nhau, gia đình sum họp đông đủ thì vui quá. Về chuyện riêng, anh đã nghĩ đến việc xây dựng gia đình chưa? ở hoàn cảnh như anh bây giờ cũng khó, cả em cũng vậy, tuy nhiên em còn ít tuổi nên chưa phải lo đến chuyện đó.
Em luôn mong nhận được thư của anh, nếu gửi ra được anh cứ gửi theo địa chỉ hòm thưcho em thì rất tốt.
Cuối thư, chúc anh luôn khỏe mạnh, dày dạn trong cuộc sống, vững vàng trong nghề viết.
Luôn nhớ tới anh
Em trai Hùng Việt
ĐC: HT:6256.VG
Từ 22 đến 30/6/1972
Dự hội nghị Thị ủy mở rộng.
Anh Toàn phân tích tình hình: Thế của địch đãbị đảo lộn nghiêm trọng. Cả một hệ thống phòng ngự của chúng ở phía Bắc tỉnh đã bị quét sạch. Đường số một bị cắt đứt từ Bình Khê tới Đèo Nhông. Đường 19 bị ta khống chế một thời gian dài. Địch bị bao vây, chia cắt không sao gỡ nổi. Trong toàn tỉnh, địch có 2 trung đoàn Cộng hòa - bị đánh tan tác, nay tậphợp lại tương đối đủ về số lượng nhưng ôhợp, binh lính hoang mang dao động, cầu an, số đào, rã ngũ tăng. Quân số địch trước chiến dịch A1 là 4 vạn, bị ta diệt khoảng 2 vạn tên, số còn lại phần lớn là địa phương quân. Quân giữ thị xã Quy Nhơn phần lớn là địa phương quân, với cấu trúc công sự không phải mạnh.Về lực lượng cách mạng tại Quy Nhơn: thế càng cao, lực càng mạnh, tạo được thế tấn công, chia cắt địch, có hậu phương gần gũi, vững chắc là các huyện phía Bắc tỉnh, đồng thời có nhiều vùng giải phóng nằm sâu tronglòng địch.
Anh Toàn nhấn mạnh về quyết tâm của chúng ta: Tiến tới giải phóng toàn bộ tỉnh Bình Định. Dốc toàn bộ lực lượng cho phía Nam, giành toàn bộ nông thôn. Binh vận phải đưa lên quy mô lớn hơn.
Kết hợp với phong trào quần chúng phải tổ chức được binh biến ly khai trong quân đội Ngụy. Với Quy Nhơn, sẽ giải phóng bằng 3 mũi giáp công. Cú đấm quân sự sẽ mạnh chưa từng có. Trách nhiệm của địa phương là phải đưa cú đấm nổi dậy và binh vận lên mạnh tương ứng.
Suốt mấy ngày thảo luận để quán triệt tình hình, nhiệm vụ và xây dựng phương án. Gay nhất là phương án - làm sao phải truyền được hơi thở mới này vào quần chúng, xây dựng thực lực nhanh, đưa quần chúng vào tổ chức và hành động mạnh mẽ? Những cán bộ hợppháp hoạt động trong Quy Nhơn phát biểu rất sôi nổi.
Ở đây, tôi gặp một cô gái 18 tuổi, hoạt động hợp pháp tại Quy Nhơn: Phương. Người Phương nhỏ bé như con gái 14, 15 tuổi. Cô có đôi bàn tay rất đẹp với những ngón tay búp măng trắng hồng.
Phương hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng lại bị địch tra tấn ảnh hưởng tới thần kinh. Ngày nào Phương cũng lên cơn, sau đó nói nhảm như người mất trí chừng 2 giờ. Từ năm 12 tuổi, Phương đã nghi trang 8 công sự cho cán bộ. Có lần địch nghi có công sự, xăm khắp nhà Phương, ném lựu đạn vào hầm pháo rồi bắt Phương vào kiểm tra.
Phương lấy lưng che chỗ vách hầm sạt để cácanh trong công sự nghi trang lại và nói vớiđịch “Không có gì”. Địch đem Phương ra đánh đập, treo lên ngọn dương. Khi địch rút, các anh đi kiếm mãi mới thấy Phương đã chết ngất trên đó. Ở xã Mỹ An của Phương có thằng thiếu úy Thành gian ác có tiếng. Nó bắt đồng bào kêu nó là “Ông Thần”. Ai kêu là chú, là ông... nó đánh liền. Có lần nó bắt phụ nữ tậptrung, kêu những chị có con đang bú ra vạchvú, vắt sữa cho nó coi. Phương tức quá, nói“Hồi giờ ông ấy không thấy vú hay sao?”. Nónghe thấy, lôi Phương ra đánh cho một trận tơibời.
Nhưng sau đó, nó đã bị Phương trừng trị. Phương để trái mìn mo trong rổ, đem tới đặt ngay trong góc nhà nó ở. Mìn nổ, nó nằm trênvõng mà chết, 4, 5 đứa khác cũng chết theonó. Phương bị bắt.
Nhưng Phương đã thoát khỏi tù. Phương lại dùng mìn mo diệt 12 tên Bảo an khác và lại bịbắt cùng 5 cô bé khác. Địch tập trung dân,đưa các cô ra tuyên bố xử bắn. Chúng đưacho mỗi cô một bát mì tôm, một cốc côca để ăn, uống trước khi chết. Các cô hốt cát bỏ đầy bát, cốc. Địch kéo các cô tới bãi bắn. Đồng bào ùa tới giằng súng của bọn lính, cởi trói cho các cô. Phương chạy thoát, trốn vào một nhà dân. 18 tuổi, Phương đã bị bắt 4 lần, bị hành hạ đủ kiểu. Phương nói lần bị bắt thứ 2 “thảm nhất”. Nhưng Phương không thể kể với tôi “thảm” như thế nào, vì Phương sợ quá xúc động, lại lên cơn. Đòn thù không làm Phươngmất hồn nhiên, mất sôi nổi, hăng say công tác.Họp, Phương phát biểu rất sôi nổi. Khi hăng hái quá, Phương bị cà lăm, cứ ngấp ngứ mãi mới nói được một tiếng - chính vì bị tra điệnnhiều quá mà Phương bị tật này.
Chào tạm biệt Phương, tôi nắm mãi đôi bàn tay nhỏ nhắn, có những ngón búp măng xinh xinh. Chúc đôi bàn tay đẹp làm nên những chiến công mới xuất sắc. Phương lại trở vào thị xã xây dựng cơ sở, tổ chức những vụ đấu tranh chính trị, và quan trọng hơn nữa, sẽ cùng với các đồng chí của mình góp gió thành bão trong mùa nổi dậy sắp tới.
Thứ 7 ngày 1/7/1972
Kỷ niệm 26 năm ngày sinh của tôi Trời caoxanh, nắng vàng óng ả.
Gió biển thổi về lồng lộng.
Cùng Trực, Thảo duyệt, sắp xếp bài cho tờ “Quy Nhơn”, tờ báo đầu tiên của thị xã. Mai mốt, báo sẽ ra đời và chắc sẽ đem lại chongười Quy Nhơn tình cảm, suy nghĩ mới. Nghĩ vậy, thấy vui vui.
Đây là một trong những bài trong tờ báo QuyNhơn:
Mẩu chuyện chống bắt lính
Giữa những ngày bọn tay sai của Thiệu ở tỉnhBình Định ráo riết bắt lính, thì trên đường LêLợi, trong thị xã Qui Nhơn, xảy ra một việc làm xôn xao cả dư luận công chúng.
Hôm ấy, một thanh niên bị một cảnh sát chặnlại:
- Ê! Đưa giấy tao coi!
Anh thanh niên vội vã móc túi, nhưng không đưa ra tờ giấy hoãn quân dịch, mà là một khẩusúng ám sát đã lắp sẵn đạn. Tên cảnh sát hét: “A, muốn trốn lính hả?” và hùng hổ xông lại. Anh thanh niên chĩa súng bắn liền. Tên cảnhsát hoảng sợ lùi lại. Anh thanh niên nhanh chân leo tuốt lên lầu cao. Cùng lúc, đồng bào hai bên đường ùa tới, vây lấy tên cảnh sát:
- Này, đừng đuổi theo anh ta nữa, anh ta lắp thêm đạn rồi, coi chừng mà toi mạng, bỏ vợ bỏ con đó!
Một bà già khuyên:
- Thôi, bắt cậu ấy vào lính làm gì cho khổ gia đình cậu ấy, mà có lợi gì cho ông? Ông đi chỗ khác đi, để cậu ấy về nhà.
Mọi người đồng tình:
- Phải đấy, ông đi nơi khác đi. Ông mà dồn anh ta vào thế bí, anh ta bắn lại thì uổng mạng đấy.
Tên cảnh sát ấp úng mấy câu rồi lảng ra.
Anh thanh niên leo xuống khỏi lầu, đi vào giữađám đông. Một chị phụ nữ ghé vào tai anh ta, nói nhỏ:
- Trốn mãi rồi cũng không thoát. Ra ngoài vùng giải phóng là hơn hết.
Ở thị xã này có rất nhiều thanh niên đã chống bắt lính một cách quyết liệt như anh thanh niên nọ. Đồng bào cũng đã bằng nhiều cách chỉcho nhiều thanh niên lối thoát hay nhất là ravùng giải phóng học tập hoặc tham gia cách mạng.
Ngày 2/7/1972
Chuẩn bị lên đường về Khu - ngoài ấy điện gọi về.
Đêm, ngồi trên hòn đá cao gần đỉnh núi mànhìn về Quy Nhơn.
Thị xã chạy dài với hàng dãy đèn điện sángnhấp nháy. Phía đông, biển và trời nối liền nhau, không phân biệt được. Chỉ thấy nổi bật lên là những đốm sáng lấp lánh của hàng chục ngọn đèn măng sông của đồng bào làm biển - trông chúng như những ngôi sao.
Thật tiếc, chưa làm được gì mấy, đặc biệt làchưa nuôi dưỡng được tờ báo bao lâu, đã phải về. Anh Toàn và các anh chị trong Thị ủyđều rất tiếc và rất lưu luyên tiễn chúng tôi ra đi.
Ngày 3, 4/7/1972
Lên đường. Lại leo núi Bà. Hồi này, địch bắnpháo dữ dọc đường nên đi khá căng. Nhiều đoạn phải chạy, mệt đứt hơi. Nắng và nóng. Những hố đạn pháo. Những cây đổ, cành gẫy. Những lỗ bom bi.
Địch càn Tây đường nên chưa qua được, phải nằm chờ ở trạm Huệ.
Ngày 5/7/1972
Trưa, pháo địch dội tới rầm rầm. Một quả nổtrúng hòn đá trước cửa hang. Ngồi dưới hang, thấy lửa chớp rồi tất cả bỗng tối đen. Một látsau mới thấy sáng dần. Từng cuộn khói thuốc pháo đen đặc lùa vào cửa hang đang tan dần. Mùi thuốc pháo pha lẫn mùi đá, lá cây tạo nênmùi khét, tanh, nồng dễ sợ làm chúng tôi ngộtngạt, nôn nao.
Pháo hết bắn. Ra ngoài hít thở không khí trong lành. Hòn đá trước cửa hang vỡ tung ra. Cũng lạ, những đồ đạc chúng tôi để cách đó mấy mét gồm chén sứ, ăng gô, sữa lon... đều không bị sứt mẻ.
Chiều, đi xuống. Trời dội cho một cơn mưa tầm tã. Ướt mèm.
Vẫn phải vác lá ngụy trang đi lom khom. Địchmới chốt thêm 2 chốt gần đây, rất dễ thấychúng tôi. Chờ ở rìa núi, tối hẳn mới xuống.
Phía Tây Nam, địch dội pháo nổ vang rền. Pháo bắn liên hồi, tôi đếm được khoảng 6, 700 quả. Phía đường chúng tôi đi thì tĩnh. Rất gần đồn địch. Thấy tên lính gác lia đèn pin qua lại.Đèn dù cũng thi nhau nổ bụp, phát sáng. Mỗilần như thế, lại phải nằm rạp xuống ruộng.
Qua đường một cách bình yên. Tới đường sắt, gặp một tốp du kích đang nằm chờ đánh lính tuần.
Lên tới Tây đường, phải chờ rất lâu. Địch đang càn quét vùng rìa núi. Chúng mới đưa thêm lên 2 cây pháo, 13 xe tăng. Giao liên phổ biến: phải lách giữa 2 cánh quân Cộng hòa và Pắc Chung Hy mà đi, do vậy, phải im lặng tuyệt đối.
Chúng tôi lặng lẽ theo giao liên. Mới ra khỏilàng một lúc, anh Giang đã không theo kịp. Anh hét tướng lên: “Chờ với chứ!”. Mọi người đều rợn tóc gáy. Tuy nhiên, anh chàng phá bĩnh ấy đã khiến giao liên phải đi chậm lại. Nếu không, anh ta lại hét tướng lên nữa và nếu địch nghe thấy thì trời mà đoán được hậu quả sẽ tai hại thế nào? Lầm lũi đi. Đường vòng rất xa. Không gian im ắng. Không một tiếng pháo. Không một tiếng súng nhỏ. Lên đến đèo Nguỵ. Đèo này vốn nổi tiếng là trọng điểmpháo kích của địch. Cây cối hai bên đường tơitả, gãy gục. Tuy nhiên, lúc này cũng im ắng lạ lùng. Đi tới 4 giờ sáng mới đến trạm.
Ngày 6-10/7/1972
Về tới Ban Tuyên Huấn tỉnh.
Mưa rào. Gió đùng đùng. Trời bão mấy ngày.
Ngày 11/7/1972
Lên đường đi Hoài Nhơn để về Khu. Qua khunhà cũ. Vắng đìu hiu.
Ngày 12/7/1972
Tới thôn Bình Sơn (xã Ân Nghĩa, Hoài Ân). Nơi này, cuộc sống đang xanh tươi lại và thật náo nức. Hồi trước, đi qua chỉ thấy cây cối, bụirậm. Bây giờ đã thấy nhà tranh mọc lên sansát, thấy những vạt bắp xanh mượt bồng con. Con đường được mở rộng, xe GMC chạy được. Một anh thợ cắt tóc cho biết ở đây đã thực hiện việc làm hợp tác. Cả thảy có 90 lao động. Trâu bò, cuốc rựa được chính quyền chu cấp đầy đủ. Hiện nay, bà con đang bừa lần cuối để cấy. Mạ cũng đã đủ. Xẩm tối, tôi mới thấy bà con vác cuốc từ đồng về.
Ngày 13/7/1972
Sáng sớm, đạp xe đi Bồng Sơn. Qua những xóm bị địch đánh cháy rụi.
Thị trấn vắng vẻ, đổ nát.
Riêng các thôn ngoại vi thì đời sống vẫn nhộnnhịp. Đồng bào đang tập trung làm cỏ lúa.
Ngày 14/7/1972
Tôi tranh thủ làm việc với ủy ban thị trấn Bồng Sơn. Ngày 8 tháng 5, ta đã công bố bộ máy chính quyền cách mạng gồm 7 người; ngày 9 đã hình thành bộ máy các ngành, giới ở xã, thôn. Đã thanh lọc, đảm bảo không còn tề điệp chui trong hàng ngũ cách mạng. Lực lượng dukích từ số không, nay đã có 50, còn bổ sung cho bộ đội 20 người, đã hình thành xã đội, thôn đội. Về đời sống, nông thôn tương đối ổn định, tăng thêm diện tích canh tác, chính quyền giúp cho dân 4 máy bơm nước. Đã tích cực thực hiện các biện pháp chống phản kích: 80% địa hình đã được cải biến, có giao thông hào, chông - ngày đi sản xuất, tối về đào hào. Về an ninh, đã quét ráp hết từ dân vệ trở lên, hiện đang tổ chức cho bọn ngụy cũ - từ liên gia, xóm trưởng tới phòng vệ dân sự - học tập cải tạo. Về văn hóa, cấp một có 5 lớp, với trên1.200 học sinh. Chuẩn bị mở lớp bình dân họcvụ.
Ngày 16/7/1972
Thị trấn Tam Quan cũng bớt nhộn nhịp. Một số gia đình đã dỡ nhà, dời về vùng nông thônở.
Sáng, mấy chiếc trực thăng quần lượn sát ngọn dừa. Ngồi trong nhà, chúng tôi cũng nhìn thấy tụi giặc lái lăm lăm súng ngồi trong máy bay nhìn xuống. Khi máy bay vòng về phía Nam, nghe có những loạt súng bắn lên.
Ngày 17/7/1972
Về Hoài Thanh họp. Được tin du kích Bồng Sơn đã bắn rơi một trong những chiếc trực thăng bay thấp hôm qua. Năm du kích leo lên lầu cao - có đại liên, AK, AR15... trực chiến. Lúc máy bay bay ra, không ai kịp bắn. Họ tiếc quá, nghênh súng chờ. Khi máy bay bay vào, họ đồng loạt nổ súng. Chiếc máy bay bị trúng đạn, lạng về phía Tây. Phía đó, súng lại nổ. Nó lạng về phía Hoài Xuân. Năm du kích Hoài Xuân kê súng vào thân dừa, đồng loạt bắn. Khắp trời vùng giải phóng đều dăng lưới lửa hạ nó. Nó rơi ở vùng Hoài Xuân.
Đồng bào, du kích liền tràn tới cưa súng, tháorốc két đem về rồi đốt máy bay. Bọn địch hèn hạ cho phản lực tới thả bom làm chết 17 đồng bào.
Đêm đêm ở đây vang lên tiếng trống mõ. Đó là cách dùng âm thanh uy hiếp tinh thần địch mà bà con gọi là thanh viện.
Bom, pháo vẫn nổ rền ở phía Nam.
Ngày 18/7/1972
Dự cuộc họp Huyện ủy. Tình hình chung toàn huyện Hoài Nhơn đến nay như sau: Đã truy bắt căn bản hết tàn binh ngụy.
Thuần khiết nội bộ, đưa 271 tên ngụy đi cảitạo, giáo dục 400 tên tại xã. Đã phá căn bản hết đồn bốt địch, lấy vật liệu xây dựng thôn, xã chiến đấu. Quần chúng đóng góp nhân lực,trong 10 ngày chuyển được 450 tấn lương thực. Trên 3.000 ngươì đã đi dân công. Các xã đều huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật quân sự cho du kích. Tuy vậy, về thực lực của ta, đủ về số lượng nhưng chưa bảo đảm về chất lượng. Chưa hình dung ra biện pháp tiến hành 3 mũi giáp công cho phù hợp.
Một con số thống kê làm tôi suy nghĩ mãi:Trong đợt tổng tấn công, nổi dậy từ 12 tháng 4 đến 2 tháng 5 năm 1972, Hoài Nhơn có 36 quần chúng hy sinh, trong khi đó du kích, bộ đội địa phương hy sinh 27 người! Tôi càngthấm thía bài học về nhân dân - nhân dân bao giờ cũng chịu đựng khó khăn, ác liệt nhất, hy sinh nhiều nhất và nhân dân chính là nền xây nên những tượng đài chiến thắng!
Ngày 19/7/1972
Kẻ địch muốn nống lấn, chiếm lại vùng giải phóng. Chúng đưa quân ra vùng Phủ cũ, Hoài Đức. Bị đánh, chúng bật lui, kêu bom pháo. Sáng nay, B.52 Mỹ dội bom 7 đợt với 21 lượt chiếc. Tiếp đó, phản lực, pháo cũng nã tới. Chúng đổ quân ở một số điểm cao. Pháo binh ta, 8 khẩu bố trí thành một đường vòng cung, dội bão lửa xuống đầu chúng. Chúng ta quyết giữ vững vùng giải phóng. Người già, trẻ em ở những nơi xung yếu được sơ tán về vùngnông thôn.
Toàn dân sẽ vũ trang đánh địch.
Từ 21 đến 24/7/1972
Địch liên tiếp dội B.52: Hoài Hảo 5 đợt, HoàiChâu 2 đợt, giáp Quảng Ngãi 2 đợt, nhưng chỉrải trên rìa núi, trong khi quân ta đã áp xuống đồng bằng, nên chẳng ai chết cả. Tiếng rằngnhiều đợt, nhưng số lượng bom đạn cũng chỉ bằng một đợt của những năm 68 - 69 vì máybay hồi này chở ít bom quá. Sau khi B.52 oanh tạc, đến phản lực, pháo, trực thăng bắn phá.Rồi địch đổ quân ở một số điểm cao. Chúngđã có mặt ở Tam Quan, Hoài Thanh, Hoài Tân, Bồng Sơn. Chúng ta đang chặn đánh chúng. Bom, pháo ùng ùng suốt ngày đêm.Trong những ngày đầu, ta diệt một đại đội ởThiết Đính, 2 đại đội ở Hoài Thanh và HoàiÂn. Nghe đồng bào nói lại, bọn lính rất bạcnhược, có thằng bị đẩy ra khỏi máy bay làkhóc. Chúng chỉ dựa vào bom đạn Mỹ. Không biết lũ máy bay, pháo binh đã dội xuống những vùng đất mới giải phóng này bao nhiêu tấn bom đạn?
Nhà sập đổ. Người chết. Thị trấn tan hoang. Vùng nông thôn đông đặc những đồng bào ở thị trấn sơ tán về.
Ngày 25/7/1972
Tạm biệt Bình Định, về Khu. Đứng trên núi, nhìn thấy phía biển Tam Quan mấy chiếc tầu chiến đứng hầm hè. Còn phía biển Quảng Ngãi thì vắng lặng.
Ngày 26/7 đến 4/8/1972
Về Khu theo đường dưới - đường Tây Quảng Ngãi. Phần lớn đường chạy qua những đồi sim, đồi trọc hoặc rừng cây thưa thớt, thỉnh thoảng chạy qua những khu ruộng bậc thang. Theo trạm ít ngày rồi chúng tôi tách, rẽ về phíasông Sà Lò, sông Tang. Gặp lại con đường hồi năm 1970 tôi đi cõng gạo với Tạo, Nghị. Nhớ như in từng chỗ nghỉ, chỗ lội sông, chỗ nấu ăn. Sống lại những kỷ niệm thân thương, trong đó đầy vất vả. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét