Nhớ không nguôi tiếng pháo Tết ngày xưa
Trừ những bạn chào đời từ năm 1994 trở lại đây, còn lại không một ai trong người Việt chúng ta mà chưa từng nghe đến tiếng pháo Tết trong đời.
Nhớ không nguôi tiếng pháo Tết ngày xưa
- Cảm xúc
- Đăng ngày Thứ ba, 12 Tháng 2 2013 00:40
Trừ những bạn chào đời từ năm 1994 trở lại đây, còn lại không một ai trong người Việt chúng ta mà chưa từng nghe đến tiếng pháo Tết trong đời.
Cứ mỗi năm Tết về, tôi bồi hồi nhớ những kỷ niệm xưa, lúc mà pháo chưa bị cấm. Tôi vẫn còn nhớ như in tiếng pháo đì đùng, mùi khói pháo thơm nồng lưu huỳnh, quyện với mùi nhang trầm cúng 23 tháng Chạp, cúng Giao thừa,,,,vv trong cái tiết lạnh, lất phất mưa phùn ở miền Trung. Cái cảm xúc đó không bao giờ xóa nhòa trong tâm khảm. Trước Tết, tiếng pháo nổ lẻ tẻ do tụi con nít đốt, hay từng tràng pháo đốt cúng Tất Niên vang lên ở một nơi nào đó trên phố, làm cho những người tha phương, đi làm ăn xa chưa kịp về quê giật mình nhớ về cố hương của mình. Tiếng pháo Tết là nguồn cảm hứng để cho biết bao nhạc sỹ tài ba sáng tác ra những ca khúc bất hủ về Tết và Xuân. Ở miền Bắc thì có pháo Hòa Bình, pháo Đồng Kỵ của Bắc Ninh, ở trong Nam thì có pháo Điện Quang. Đặc điểm rất chung của pháo miền Bắc và Nam là loại pháo tim đầu nói theo kiểu quê tôi. Nghĩa là viên pháo có ngòi ở một đầu, còn đầu kia người ta dùng hỗn hợp đất sét hoặc nhựa thông khằn lại. Pháo miền Bắc và miền Nam loại thông thường, một bánh dài từ 20 đến 40 cm, được kết đấu đầu vào nhau và kết thành hai lớp. Không có pháo trung hay pháo đại kết xen kẽ trừ loại đặc biệt. Khi châm lửa một bánh pháo loại này, vừa xoay người lại thì bánh pháo đã nổ gần hết. Nổ rất đanh và cực nhanh.
Pháo miền Bắc, giấy nhuộm màu hoa đào còn pháo trong Nam thì giấy được nhuộm màu bã trầu. Hồi nhỏ, tôi hay mổ xẻ từng viên pháo ra xem cấu tạo lớp vỏ, lượng thuốc nổ bên trong, cách bịt đầu và đuôi được làm như thế nào. Tôi có thể khẳng định chắc như đinh đóng cột là cả hai loại pháo vừa nêu trên không qua nổi pháo Nam Ô, một làng chài thuộc quận Liên Chiểu, gần chân đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng quê tôi 20 km. Nam Ô nổi tiếng trên cả nước với hai đặc sản địa phương. Đó là nước mắm và pháo. Khi các chuyến xe Bắc Nam đi ngang qua đây, hành khách thường mua nước mắm và pháo về làm quà cho người thân. Pháo Nam Ô độc đáo ở chổ là pháo tim giữa. Tức ngòi pháo được cắm ngay giữa thân viên pháo. Không như pháo miền Bắc hay miền Trung, ngòi pháo được cắm ở một đầu rồi dùng kìm xiết lại và đầu kia thì được trét đất sét hay nhựa thông nên nổ hay bị phịt đầu. Pháo Nam Ô thì viên pháo tiểu có đường kính 10 mm so với đường kính 7 đến 8 mm của hai loại pháo kia. Pháo Nam Ô được kết thành phong dài tối thiểu là 1 m. Loại 2 m khá phổ biến.
Loại đặc biệt thì tùy túi tiền của người mua. Thích dài 10 m, 20 m để thả từ sân thượng lầu 3 hay lầu 4 của mấy nhà giàu ngoài phố đều được đáp ứng. Loại nào cũng thường được kết một lớp. Một phong pháo dài 1 m thì được chia ra 4 đoạn để kết vào 3 viên pháo trung cho mỗi đoạn. Khi đốt, dây cháy đến đoạn đầu tiên 3 viên pháo trung sẽ nổ đùng đùng đùng, rồi tiếng pháo tiểu tẹt tà rẹt tẹt tẹt tẹt, rồi đùng đùng đùng, tẹt tà rẹt tẹt tẹt tẹt,,,,,Tiếng nổ của pháo trung đùng đùng mạnh mẽ. Tiếng pháo tiểu đanh tai. Tốc độ nổ của phong pháo lúc dồn dập của pháo tiểu, lúc khoan thai của pháo trung và pháo đại. Tất cả tạo thành một bản giao hưởng đầy uy lực. Do có điểm khác biệt như vậy và nhìn bánh pháo khi cuộn tròn đồ sộ khá ấn tượng, pháo Nam Ô trở nên nổi tiếng trên cả nước.
Gần nhà tôi có ông thầy chùa quê ở Nam Ô. Cứ mỗi dịp gần Tết là cái lò pháo của ổng rộn ràng tiếng cười nói vì có thêm nhiều người vào làm. Mỗi người một công đoạn nhất định. Giấy báo, giấy xi măng mua về được nhộm rồi phơi đỏ rực cả sân chùa. Sau đó, giấy được cắt ra thành từng bản dài để làm thân pháo. Ông thầy chùa này đặc biệt chỉ làm pháo đặt chứ không sản xuất pháo hàng loạt để bỏ chợ. Pháo đặt có hai loại. Loại thân giấy báo, giấy vở cũ của học trò thì giá rẻ hơn. Tuy là giấy báo nhưng qua các công đoạn lăn cuốn và xe chặt bằng con lăn tay gỗ nên từng viên pháo có lớp vỏ chắc như lõi trục chỉ. Loại pháo vỏ được quấn bằng giấy xi-măng là loại đắt tiền nên giá cao hơn. Pháo quấn bằng giấy xi-măng thì nổ như sấm sét. Cả phong pháo nổ tan xác không còn một viên.
Gần nhà tôi có ông thầy chùa quê ở Nam Ô. Cứ mỗi dịp gần Tết là cái lò pháo của ổng rộn ràng tiếng cười nói vì có thêm nhiều người vào làm. Mỗi người một công đoạn nhất định. Giấy báo, giấy xi măng mua về được nhộm rồi phơi đỏ rực cả sân chùa. Sau đó, giấy được cắt ra thành từng bản dài để làm thân pháo. Ông thầy chùa này đặc biệt chỉ làm pháo đặt chứ không sản xuất pháo hàng loạt để bỏ chợ. Pháo đặt có hai loại. Loại thân giấy báo, giấy vở cũ của học trò thì giá rẻ hơn. Tuy là giấy báo nhưng qua các công đoạn lăn cuốn và xe chặt bằng con lăn tay gỗ nên từng viên pháo có lớp vỏ chắc như lõi trục chỉ. Loại pháo vỏ được quấn bằng giấy xi-măng là loại đắt tiền nên giá cao hơn. Pháo quấn bằng giấy xi-măng thì nổ như sấm sét. Cả phong pháo nổ tan xác không còn một viên.
Bọn con nít mà nhào vào kiếm pháo lép thì chỉ có tiu nghỉu như mèo bị cắt tai vì chả tìm được viên pháo lép nào để về lấy thuốc hoặc làm ngòi gắn vào lại để đốt chơi. Các thân pháo sau khi được xe và quấn chặt thì được quăng sang một bên. Một công đoạn khác quan trọng không kém là bịt đầu. Pháo Nam Ô không dùng đất sét hay nhựa thông, mủ cây để khằn mà từng thân pháo được người thợ cắm vào một cây gỗ dài khoảng bốn tấc. Trên đầu cây gỗ này có một cái lõi thép đường kính khoảng 5 mm, ngắn hơn chiều dài thân vỏ một trái pháo khoảng 7 mm. Người thợ sau khi cắm vỏ trái pháo vào cây gỗ thì tay trái xoay cái cây gỗ theo chiều kim đồng hồ. Tay phải thì dùng cái dụng cụ giống cái tuốc-nơ-vít dẹp nhỏ để tách từ một đến 2 lớp giấy đè mạnh xuống đến khi chạm cái lõi sắt bên dưới. Hai tay cứ thoăn thoắt đến khi lớp giấy trên cùng được xếp chặt tạo thành một cái nút rất cứng. Xong vứt qua một bên. Anh nào ẩu, muốn làm cho nhanh thì tách nhiều lớp giấy đè xuống để mau xong và đỡ mỏi tay. Cách này làm pháo hay phịt đầu. Bóp vào đầu mới bịt bằng hai ngón tay mà nó bẹt dí thì đích thị là làm dối kiểu này. Nếu ông thầy biết được là a lê hấp, cho nghỉ việc ngay. Nói về thuốc pháo Nam Ô. Nó cũng khác xa với thuốc pháo miền Bắc hay miền Nam. Nó có màu nhũ bạc chứ không xám xịt như thuốc pháo Bình Đà hay đỏ gạch cua như thuốc pháo Điện Quang.
Hồi nhỏ tôi hay lân la qua chùa chơi và xem mọi người làm pháo dịp gần Tết. Tôi mới hỏi ông thầy chùa “Thưa thầy, có phải thuốc pháo của thầy làm bằng clo-rát kali, bột nhôm, lưu huỳnh không vậy? Ông thầy mới giựt mình “Ủa, răng mà mi biết. Ai nói mi rứa?” “Dạ bữa trước con đọc trong cuốn Hóa Học Vui có nghe nói clo-rát kali là loại chất nổ mạnh dùng làm pháo nên đoán thầy dùng nó để làm thuốc pháo. Thầy chỉ con tỷ lệ % pha chế với!” Tôi đáp. Ổng nói “Đúng rồi đó! Nhưng mà mi còn con nít, lo học hành đi. Sờ vô mấy cái ni nó nổ cho cụt tay, đui mắt có ngày”. Tôi đoán là ông thầy khuyên tôi thật tình tuy có điều là cái công thức gia truyền đó thì sức mấy mà ổng chỉ cho tôi. Hỏi thì hỏi vậy chứ lúc đó tôi cũng không ham mua từng loại hóa chất về để pha chế thuốc pháo vì các cửa hàng hóa chất quốc doanh của thành phố không có bán clo-rát kali. Chắc có lẽ chất này là chất nổ nguy hiểm nên không được bán đại trà chăng. Tôi có xem công đoạn trộn thuốc pháo của ông thầy chùa. Sau khi vào phòng riêng đóng kín cửa, ổng tự tay pha clo-rát kali, lưu huỳnh, bột nhôm và một số phụ gia theo tỷ lệ bí truyền rồi ổng mang cái thau chứa hỗn hợp đó đưa cho người công nhân có tay nghề cao để anh ta cho tất cả vào một cái cối đá lớn để cà nhuyễn.
Công đoạn này phải làm thật nhẹ nhàng và thận trọng. Tuyệt đối không được giã mạnh xuống hỗn hợp thuốc nếu không muốn cả cái cối phát nổ. Hỗn hợp này sau đó được chuyển qua công đoạn vào thuốc và bịt nốt đầu còn lại của quả pháo. Về cơ bản là quả pháo đã hoàn tất, chỉ chờ cắm cái ngòi vào thân pháo là xong một viên pháo lẻ. Thuốc làm ngòi là hỗn hợp pha từ ni-trát kali, lưu huỳnh và than xoan cà mịn, có màu đen óng nên còn được gọi là thuốc đen. Tất nhiên, tỷ lệ % các chất được trộn với nhau cũng là một bí mật. Giấy làm ngòi là loại giấy mỏng như pơ-luya nhưng rất dai. Xem các công đoạn, tôi thấy vê ngòi pháo và kết pháo là công đoạn khó nhất. Nó đòi hỏi người thợ có tay nghề cao mới làm cái ngòi pháo cháy đều. Ngòi nhỏ cho pháo tiểu có đường kính gần 1 mm, ngòi lớn cho pháo trung 1.5 mm, ngòi cho pháo đại hoặc để làm trục chính, “xương sống” chịu được sức nặng của một phong pháo đường kính có từ 4 đến 5 mm. Khi đặt pháo thì ông thầy sẽ hỏi người đặt muốn phong pháo cháy nhanh hay cháy chậm. Rồi ông sẽ gia giảm lượng thuốc ngòi để nó cháy nhanh chậm theo ý muốn của khách. Muốn cháy nhanh thì thêm nhiều ni-trát kali và bớt than xoan đi, muốn chậm thì ngược lại. Thêm vào đó, khi kết pháo lại thành phong dài, người kết sẽ chừa cái ngòi ngắn hay dài nữa. Nhiều lần tôi thấy đích thân ông thầy chùa ngồi kết pháo. Tay ông cầm cái trục chỉ như dân vá lưới thoăn thoắt lên xuống, kết từng viên pháo tiểu, pháo trung và pháo đại. Những phong pháo đích thân ông kết là những phong pháo rất đặc biệt làm theo đơn đặt hàng cho những người khách đặc biệt của ông.
Mặc dù pháo Nam Ô chất lượng tốt, được sản xuất và tiêu thụ tại Đà Nẵng và các vùng quê lân cận, nhưng tại các sạp, các cửa hiệu bán hàng Tết tại trung tâm thành phố trên đường Hùng Vương, Ông Ích Kiêm, Triệu Nữ Vương, bên trong chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Mới thời đó, ta có thể thấy những bánh pháo Bắc và Nam nằm xen kẽ, làm phong phú và đa dạng thêm cho các món hàng Tết. Người mua những loại pháo này thường là những chú, bác đi tập kết và lấy vợ ngoài Bắc. Sau ngày thống nhất đất nước, họ đưa gia đình con cái vào Đà Nẵng để công tác và sinh sống tại đây. Có lẽ sau nhiều năm ăn cái Tết Bắc, gia đình họ vẫn không quên được bánh pháo Bắc rất đặc trưng. Vì thế, loại pháo tim đầu này vẫn có một lượng người tiêu thụ nhất định. Có một loại pháo Bắc nữa mà theo tôi là rất độc đáo mà tụi con nít rất thích. Đó là pháo chuột mang từ ngoài Bắc vào. Pháo chuột cũng là pháo tim đầu, được kết một lớp, dài hai tấc không hơn không kém và được nhuộm màu xanh lục, màu đỏ, màu vàng và màu trắng giống như bốn màu của các quân bài tứ sắc. Pháo chuột ít nguy hiểm vì lượng thuốc pháo rất nhỏ. Khi đốt lên, nó nổ cái bép. Đốt cả phong, nó nổ lép bép nghe rất vui tai.
Hồi đó, dịp gần Tết là các hàng tạp hóa thường bán pháo viên Nam Ô, pháo chuột lẻ hoặc nguyên cả phong cho trẻ con và cả người lớn chơi. Người bán đi mua pháo tiểu Nam Ô từng bịch về treo lên lủng lẳng cùng các loại bánh kẹo. Có người thì xổ cái bao ny-lông cho nguyên bịch pháo vào cái hũ thủy tinh để cạnh các hũ kẹo trông khá bắt mắt. Mua bao nhiêu viên thì tính tiền bấy nhiêu như thuốc lá lẻ vậy. Tôi thấy mấy anh lớn tuổi trong xóm, ra quán bà Sáu mua điếu thuốc, cái kẹo và không quên vài viên pháo. Châm thuốc rít vài hơi, cho cái kẹo vào mồm nhai nhồm nhoàng và móc túi lấy viên pháo ra và châm ngòi. Cầm trên tay đợi cái ngòi cháy gần sát thân pháo rồi quăng ra. Nổ cái đoàng! Làm giật mình đám con gái mới lớn đi học ngang qua. Mấy chị này mặt tái mét. Đi qua rồi mà cứ nhìn lui sợ pháo dính…mông. Tay thanh niên đốt pháo và tụi con nít khoái chí cười hô hố. Trong các loại pháo cầm trên tay châm lửa và ném đi thì đáng sợ nhất là pháo Bắc (trừ pháo chuột) và pháo Nam. Không ít người đú đởn mà pháo nổ trên tay khi chưa kịp vứt ra xa. Hậu quả là toác thịt trên tay đỏ hỏn hoặc nhẹ hơn thì bàn tay tê rần, đau buốt mất cảm giác vài ba ngày mới khỏi, vì ngòi pháo của hai loại pháo này cháy rất nhanh. Có thể nói là nhanh như chớp. Vừa châm ngòi thì xoẹt đoàng ngay lập tức. Tôi cũng bị dính vài lần nên không bao giờ dám cầm tay mấy loại này mà châm lửa đốt nữa.
Vì là thời bao cấp khó khăn nên không phải con nít đứa nào cũng được ba mẹ cho tiền mua pháo đốt chơi. Cho nên là ngoài pháo gây tiếng nổ thì không biết ai đó đã nghĩ ra cái súng bắn diêm hay cái đập ruồi để gây tiếng nổ chát chúa không kém. Trước tiên là cái súng bắn diêm bằng gỗ thường được làm theo hình dáng súng lục hoặc súng trường. Ông thợ mộc nào khéo tay thì sẽ làm cái thân gỗ rất đẹp và tương đối giống súng thật. Gần Tết, các xưởng mộc nhận làm thêm mặt hàng này theo đặt hàng của tụi trẻ con. Ông thợ mộc sẽ chọn một miếng gỗ dày từ 2 đến 3 phân. Vẽ hình dáng khẩu súng ngắn rồi cưa theo hình vẽ. Sau khi chà giấy nhám thì khoét một cái khoang từ mặt trên xuống dưới chỗ cò súng. Khoan thêm một lỗ xuyên từ mũi nòng súng dài tít ra tận chuôi súng, chạm ô trám hai bên báng súng và đánh vẹc-ni, gắn cò mi-ca vào là có thể giao cái xác súng gỗ cho khách hàng. Khi lấy súng về thì kiếm cái van xe đạp hỏng, tháo cái kim van ra, gắn cái van vào đầu nòng. Sau đó đi kiếm một que thép đường kính cỡ đầu đũa dài hơn thân nòng súng. Mài thon một đầu rồi tra vào van xe đạp sao cho nó vừa khít, còn đầu kia thì uốn lại thành hình cái móc. Kiếm một sợi cao su to bản, buộc hai đầu sợi dây cao su vào đầu nòng súng, đầu kia tròng vào cái móc.
Mặc dù pháo Nam Ô chất lượng tốt, được sản xuất và tiêu thụ tại Đà Nẵng và các vùng quê lân cận, nhưng tại các sạp, các cửa hiệu bán hàng Tết tại trung tâm thành phố trên đường Hùng Vương, Ông Ích Kiêm, Triệu Nữ Vương, bên trong chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Mới thời đó, ta có thể thấy những bánh pháo Bắc và Nam nằm xen kẽ, làm phong phú và đa dạng thêm cho các món hàng Tết. Người mua những loại pháo này thường là những chú, bác đi tập kết và lấy vợ ngoài Bắc. Sau ngày thống nhất đất nước, họ đưa gia đình con cái vào Đà Nẵng để công tác và sinh sống tại đây. Có lẽ sau nhiều năm ăn cái Tết Bắc, gia đình họ vẫn không quên được bánh pháo Bắc rất đặc trưng. Vì thế, loại pháo tim đầu này vẫn có một lượng người tiêu thụ nhất định. Có một loại pháo Bắc nữa mà theo tôi là rất độc đáo mà tụi con nít rất thích. Đó là pháo chuột mang từ ngoài Bắc vào. Pháo chuột cũng là pháo tim đầu, được kết một lớp, dài hai tấc không hơn không kém và được nhuộm màu xanh lục, màu đỏ, màu vàng và màu trắng giống như bốn màu của các quân bài tứ sắc. Pháo chuột ít nguy hiểm vì lượng thuốc pháo rất nhỏ. Khi đốt lên, nó nổ cái bép. Đốt cả phong, nó nổ lép bép nghe rất vui tai.
Hồi đó, dịp gần Tết là các hàng tạp hóa thường bán pháo viên Nam Ô, pháo chuột lẻ hoặc nguyên cả phong cho trẻ con và cả người lớn chơi. Người bán đi mua pháo tiểu Nam Ô từng bịch về treo lên lủng lẳng cùng các loại bánh kẹo. Có người thì xổ cái bao ny-lông cho nguyên bịch pháo vào cái hũ thủy tinh để cạnh các hũ kẹo trông khá bắt mắt. Mua bao nhiêu viên thì tính tiền bấy nhiêu như thuốc lá lẻ vậy. Tôi thấy mấy anh lớn tuổi trong xóm, ra quán bà Sáu mua điếu thuốc, cái kẹo và không quên vài viên pháo. Châm thuốc rít vài hơi, cho cái kẹo vào mồm nhai nhồm nhoàng và móc túi lấy viên pháo ra và châm ngòi. Cầm trên tay đợi cái ngòi cháy gần sát thân pháo rồi quăng ra. Nổ cái đoàng! Làm giật mình đám con gái mới lớn đi học ngang qua. Mấy chị này mặt tái mét. Đi qua rồi mà cứ nhìn lui sợ pháo dính…mông. Tay thanh niên đốt pháo và tụi con nít khoái chí cười hô hố. Trong các loại pháo cầm trên tay châm lửa và ném đi thì đáng sợ nhất là pháo Bắc (trừ pháo chuột) và pháo Nam. Không ít người đú đởn mà pháo nổ trên tay khi chưa kịp vứt ra xa. Hậu quả là toác thịt trên tay đỏ hỏn hoặc nhẹ hơn thì bàn tay tê rần, đau buốt mất cảm giác vài ba ngày mới khỏi, vì ngòi pháo của hai loại pháo này cháy rất nhanh. Có thể nói là nhanh như chớp. Vừa châm ngòi thì xoẹt đoàng ngay lập tức. Tôi cũng bị dính vài lần nên không bao giờ dám cầm tay mấy loại này mà châm lửa đốt nữa.
Vì là thời bao cấp khó khăn nên không phải con nít đứa nào cũng được ba mẹ cho tiền mua pháo đốt chơi. Cho nên là ngoài pháo gây tiếng nổ thì không biết ai đó đã nghĩ ra cái súng bắn diêm hay cái đập ruồi để gây tiếng nổ chát chúa không kém. Trước tiên là cái súng bắn diêm bằng gỗ thường được làm theo hình dáng súng lục hoặc súng trường. Ông thợ mộc nào khéo tay thì sẽ làm cái thân gỗ rất đẹp và tương đối giống súng thật. Gần Tết, các xưởng mộc nhận làm thêm mặt hàng này theo đặt hàng của tụi trẻ con. Ông thợ mộc sẽ chọn một miếng gỗ dày từ 2 đến 3 phân. Vẽ hình dáng khẩu súng ngắn rồi cưa theo hình vẽ. Sau khi chà giấy nhám thì khoét một cái khoang từ mặt trên xuống dưới chỗ cò súng. Khoan thêm một lỗ xuyên từ mũi nòng súng dài tít ra tận chuôi súng, chạm ô trám hai bên báng súng và đánh vẹc-ni, gắn cò mi-ca vào là có thể giao cái xác súng gỗ cho khách hàng. Khi lấy súng về thì kiếm cái van xe đạp hỏng, tháo cái kim van ra, gắn cái van vào đầu nòng. Sau đó đi kiếm một que thép đường kính cỡ đầu đũa dài hơn thân nòng súng. Mài thon một đầu rồi tra vào van xe đạp sao cho nó vừa khít, còn đầu kia thì uốn lại thành hình cái móc. Kiếm một sợi cao su to bản, buộc hai đầu sợi dây cao su vào đầu nòng súng, đầu kia tròng vào cái móc.
Khẩu súng đã sẵn sàng. Bây giờ là phần test súng. Lấy một bao diêm quẹt. Rút ra một cây và cho nó vào cái van xe đạp, đầu que diêm thò ra. Lấy thêm một hai que diêm nữa, kê nó vào miệng van để bào lớp thuốc diêm cho thêm vào để nổ cho to. Xạ thủ nhẹ nhàng kéo cây thép thọc vào lỗ van để nghiền hỗn hợp bột diêm cho mịn và nóng lên. Tiếp theo là bóc một miếng vỏ thành bao diêm nơi mà que diêm được cà vào để phát lửa. Cho miếng giấy tẩm diêm sinh đó xoay mặt vào lớp thuốc trong van và lại hạ que thép xuống để tọng chặt nó vào. Khẩu súng đã “armed”. Khi bắn chỉ việc kéo cái que thép ra sau, giống như động tác lên nòng của súng thật. Để mũi que thép nằm ở vị trí gần mép miệng van. Giương lên, bóp cò, cái lẫy cò nẩy lên, đẩy que thép bập vào lỗ van theo lực ép của dây cao su. Que thép tác động một lực mạnh vào hỗn hợp thuốc diêm trong môi trường kín. Đoàng! Tiếng nổ chát chúa, đinh tai phát ra từ khẩu súng, làn khói mỏng bốc lên. Như thật!
Từ những năm đầu thập kỷ 1990 trở về trước, pháo là một nét văn hóa không thể thiếu của người Việt mỗi dịp Tết đến.
Từ Bắc đến Nam, có không ít làng nghề sống bằng nghề làm pháo như làng Bình Đà, Đồng Kỵ
Những ngày giáp Tết, các đại lý pháo như thế này xuất hiện trên khắp các phố phường.
Chẳng đến bao giờ mới được nghe tiếng pháo, ngửi mùi thuốc pháo nồng nồng trong cái rộn ràng của mùa xuân đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét