Thứ Sáu, tháng 6 6

Bê Trọc ( Phạm việt Long ) 4

ĐI TỚI TOÀN THẮNG
Từ 5/8/1972
Về tới Ban. Cơ quan hồi này rất đông, có hàng chục cán bộ mới ở miền Bắc vào. Phân xã chúng tôi có 12 người với đủ bộ phận: tin, ảnh, buồng tối. Chuyến công tác vừa rồi, Hồ Ca hy sinh tại đường 19 (Gia Lai). Anh đã bám sát cuộc chiến đấu của đơn vị Quân giải phóng đánh đoàn xe địch trên đường, cùng đào hầm,chĩa ống kính máy ảnh chờ chộp được cảnh đoàn xe địch bốc cháy. Một quả đạn DKZ của địch đã rơi trúng công sự của anh!
Anh em khác đều khỏe mạnh. Tôi nhận được thư gia đình, đều là những tin vui.
Tôi làm tin đều đều, đồng thời viết một số bài ghi chép, truyện ngắn. Sau đây là một tuỳ bút tôi viết về những cô gái Bình Định mà tôi đã gặp trong chuyến công tác vừa qua:
Những người con gái quê hương
Phù Mỹ, mùa hè.
Đến một xã thuộc vùng Đông, tôi được xem một lá thư của một người con gái từ trong tùgửi ra:
“Các anh ơi, lũ nó tra hỏi em dữ lắm. Em chỉ nói: “Tôi là đàn bà, biết gì chuyện súng đạn mà các ông bắt? Các anh cứ yên tâm, chúng nó chẳng có bằng cớ gì đâu, em sẽ về với các anh.
Các anh ơi, em nhớ các anh lắm. Quê ta nhổ được mấy chốt rồi?
tiếc quá, không được về góp sức với các anhgiải phóng quê hương.
Em gái Hai.”
Tôi đọc đi đọc lại lá thư ngắn ngủi, nhàu nát với những dòng chữ nguệch ngoạc ấy. Tôi chăm chú nghe Nhu - Bí thư xã - kể về Hai. Vào một ngày đẹp trời của mùa xuân, Hai lên đường làm nhiệm vụ. Với chiếc nón trắng duyên dáng trên đầu, với khẩu súng ngắn dấu trong cái xắc ni lông, Hai đi sâu vào vùng địch, tới giữa chợ đông dày lính tráng, mật vụ, tìm diệt thằng xã trưởng ác ôn khét tiếng. Với 2 phát súng, cô bắn gục nó. Lẽ ra, Hai có thểchạy thoát nhưng thấy nó còn dãy dụa, sợ nóchưa chết, Hai quay lại, nã thêm đạn vào đầunó. Cô chỉ kịp dấu khẩu súng ngắn, bọn địchđã bâu lấy cô. Sáng hôm ấy, cả phiên chợ xôn xao. Đồng bảo hởi lòng hởi dạ. Kẻ thù bàng hoàng khiếp sợ.
Thế là Hai bị bắt - Nhu kể tiếp - chúng nó đánh Hai dữ lắm, vậy mà Hai không kể vào thư. Cơ sở nói lại, bọn chúng dằn ngửa Hai, dấp một cái khăn mặt bông lên mặt, đem một bình nước ớt xối từ từ xuống làm cô sặc sụa muốn chết. Chúng thay nhau đấm đá làm người cô sưng mọng lên như quả bồ quân chín. Thế mà cô ấy không kể vào thư. Thường ngày cũng vậy, Hai không bao giờ nói đến khó khăn của mình, chỉ lo cho đồng chí!
Lá thư cứ vang lên mãi trong lòng tôi như có ai thủ thỉ hoài bên tai và một niềm tin cứ đinh ninh trong óc tôi: nhất định Hai sẽ chiến thắng trở về. Người con gái đầy nghị lực, đầy niềm tin ấy sao lại không chiến thắng trở về được!
Đem theo niềm tin ấy, tôi đi tìm Hai trên khắp quê hương giải phóng. Tôi chưa được gặp Hai, nhưng lại gặp bao cô gái khác có những nét giống Hai kỳ lạ...
* * *
Thúy năm nay ngoài 20 tuổi, người thấp, lưng hơi gù. Về hình thức, cô là một cô gái khá xấu. Nhưng chính trong cái hình thức hơi thô kệchấy lại chứa đựng một tâm hồn tinh tế, đẹp đẽ lạ lùng, một tâm hồn đầy chất thơ. Tôi nhớ mãi buổi chiều hôm ấy, buổi chiều có những cơn mưa dông dữ dội, chúng tôi ngồi nói chuyệnvới Thuý.
Thuý đòi chúng tôi đọc thơ cho nghe. Trong khi chúng tôi chậm rãi đọc thơ thì Thúy ngồi imlặng, lưng gù gù như sắp chồm lên phía trước,đôi mắt hơi lé nhìn vàomột điểm nào đó xaxăm. Chúng tôi vừa ngừng đọc, Thúy bỗng ngẩng lên, đôi mắt bừng sáng đầy hạnh phúc. Cô nghiêng nghiêng đầu, miệng lẩm nhẩm -thật là một đầu óc thông minh kỳ lạ, cô đọc lại nguyên văn bài thơ chúng tôi mới đọc cho cô nghe lần đầu. Rồi cô lại đòi chúng tôi đọc cho cô nghe bài khác. Khi anh Thu Hoài đọc một bài thơ do anh ấy sáng tác xong, Thúy suy nghĩ một lát rồi dụt dè nói:
- Cho em nhận xét nghen!
- Ồ, tốt quá, cứ nhận xét đi.
Thu Hoài hào hứng trả lời.
Đôi má Thủy Ửng hồng lên:
- Trong thơ có câu: “Chiếc sóng con bằng giấy. Anh thả vào dòng mưa”. Em thấy dùng chữ “thả theo - anh thả theo dòng mưa” hay hơn, chữ “theo” có tình cảm hơn, có phải không anh?
Tôi lặng đi trong niềm xúc cảm. Thật khó màkhông xúc động được trước một tâm hồn phong phú, ý nhị như vậy, nhất là lại biết rằng người có tâm hồn đẹp đẽ ấy là một cô gái đã từng vào tù, ra tội bao lần, đã từng chiến đấu giữa lòng địch và chiến thắng trở về. Tôi hỏi Thuý:
- Em có làm thơ chứ!
- Dạ, có. Hồi bị địch giam, em có làm thơ. Tiếc quá, em không chép lại được. Em không còn nhớ bài nào nữa. Bọn địch tra tấn làm em ngớp luôn, đầu óc rối mất, không nhớ nổi.
Thúy thoáng trầm ngâm, rồi lại vụt trở lại cáihồn nhiên của tuổi trẻ:
- Nói là thơ nhưng đâu phải thơ, em viết dở lắm, nếu có nhớ, cũng chẳng dám đọc cho các anh nghe.
- Những bài thơ ấy viết về những gì?
- Ôi, có được gì mấy? Chỉ quanh quẩn chuyệnhoạt động của chúng em thôi.
- Chắc chuyện hoạt động của Thúy có nhiều cái hay lắm nhỉ, kể cho anh nghe đi.
Thuý khiêm tốn:
- Ôi cha, không, chuyện vụn vặt, có gì mà kể.
Chúng tôi phải động viên mãi và thậm chí phảidọa thôi không đọc thơ nữa nếu Thúy cứ từchối như vậy, Thúy mới chịu kể. Qua câu chuyện của Thuý, tôi hình dung ra một người con gái hoàn toàn khác Thúy lúc này. Người con gái ấy mặc áo rộng cổ, mặc quần chật ống. Ngoài những lúc cười nói bả lả với tụi lính, người con ái ấy luôn khinh khỉnh, ít nói và nếu có nói thì cũng chỉ bằng những lời cộc cằn dễ ghét. Người ta chỉ thấy Thúy là một cô gáingông nghênh, khó chịu, thế thôi. Người ta không hiểu rằng đêm đêm Thúy lần mò vào những ngóc ngách mà địch hay đi, đặt mìn giết chúng. Có hôm, Thúy đặt mìn rồi trốn vào một đám mía, ngồi đợi thằng ác ôn khét tiếng trong vùng đi qua để diệt. Quy luật của nó là hay qua đoạn đường này vào buổi sáng. Nhưng chờ tới trưa rồi vẫn không thấy nó. Trời mùa hè nóng bỏng như chảo rang. Những lá míakhô đi, quăn lại, phả hơi nóng hầm hập. Thúyvẫn kiên nhẫn chờ. Giữa lúc ấy thì Thúy bịngớp, đó là hậu quả của những trận tra tấncủa địch. Thúy nằm lăn dưới gốc mía bất tỉnh.Thúy nấc nấc, ngáp ngáp như cá lên cạn. Nóng, khát, trời vẫn dội lửa xuống. Đầu óc Thúy muốn nổ tung ra. Thúy dãy dụa. Chỉ có một mình Thúy thôi. Và nắng, nắng dữ dội. Hàng trăm ngàn đốm lửa xao động trước mắt Thuý. Những thằng ác ôn hiện lên với nhữngkhuôn mặt quái dị. Roi vọt. Nước ớt, nước xàphòng sặc sụa. Thúy lăn lộn. Nửa giờ, rồi mộtgiờ qua đi, vẫn chỉ mình cô vật vã trong đám mía, dưới ánh nắng gay gắt. Mồ hôi ướt đẫm áo quần, đọng thành giọt trên mặt Thuý. Cuốicùng, cơn ngớp qua đi. Thúy ngồi dậy, ngơ ngác ngó quanh. Phải mất một lúc bàng hoàng, Thúy mới nhớ lại được những việc vừa xảy ra. Và ngay lúc ấy, Thúy nhớ tới nhiệm vụ của mình.
Thuý lại căng mắt nhìn ra đường. Một cơn khát dữ dội hành hạ Thuý. Không có nước. Không thể rời khởi chỗ này đi kiếm nước được, vì như vậy sẽ bị lộ. Thúy có cách rồi: uống nuớc tiểu của chính mình. Với ý chí sắt đá ấy, Thúy đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau nhiều vụ đánh địch khác, Thúy bị lộ. Huyện chuyển cô về vùng khác, làm công tác đấutranh chính trị.
Kể đến đấy, Thúy đột ngột cười:
- Có lần tụi địch kêu em là con điên anh à.
- Sao vậy?
- Hôm ấy, em cùngmột số cơ sở tổ chức một cuộc đấu tranh ở cầu Cương. Bọn địch ngoancố lắm anh à, nó bắt mấy chị đi đầu lột hết nón rồi lại định lột áo. Chúng nó đánh, mấy chị ấy không ngán, nhưng chúng nó làm thế, mấy chị ngán quá, chạy lùi hết lại. Nòng cốt đã lùi thì cả đoàn biểu tình cũng lùi. Lúc ấy em ở phíasau chỉ đạo. Không thể để cuộc đấu tranh bịmất thế. Em vượt lên hàng đầu. Có mấy chịquát em:
- Mi điên hay sao mà chạy lên đó, chúng bắt thì sao?
Có chị cơ sở nói: “Thuý, chớ lên, phải giữ thế hợp pháp chớ!” Em vẫn chạy lên. Em nghĩ,hợp pháp là để đấu tranh, chớ không phải đểđứng sau cuộc đấu tranh. Thằng đồn trưởng thấy em vừa xông tới, vừa hô khẩu hiệu thì tức giận hét bọn lính níu chặt lấy em. Nó trợn trừng mắt: “Mày ưng khẩu hiệu lắm hử? Thì cho mày khẩu hiệu”. Bọn lính dằn em xuống, viết khẩu hiệu phản động lên áo em, rồi đẩy em nhào trở lại.
Thuý dừng lại một lúc, ngập ngừng như đắn đo điều gì, rồi lại nói:
- Em liền cởi áo ra, vứt vào mặt bọn nó. Mấy thằng lính cười hô hố: “Con nhỏ điên bay ơi!”. Nhưng thằng đồn trưởng thì tím mặt lại, há hốc mồm mà nhìn em. Và lúc ấy, đồng bào lại xông lên.
Cuối câu chuyện, Thúy thích thú đưa ra một nhận xét: “Anh thấy không, con gái chúng em sướng hơn các anh nhiều. Này nghen: biết đường nhựa, biết thị xã, lại biết cả đường dốc, biết cả núi rừng, biết hông đa lại biết cả cõng ba lô leo núi”. Lời nhận xét ấy quả là một cách tổng kết cô đọng về phương thức hoạt động của những cô gái hợp pháp giữa lòng địch, những người luôn luôn thay đổi về hình thức và phong cách sống, duy chỉ có một điềukhông thay đổi: lòng căm thù Mỹ nguỵ, ý chíquyết thắng và niềm tin tuởng mãnh liệt đối vớicách mạng, đối với chính mình. Tuy nhiên, tôi biết Thúy dùng chữ “sướng” ở đây là theo một khía cạnh khác chứ không đơn thuần ở cái nghĩa thông tục. Bởi vì những cô gái hoạt động trong vùng địch, sống va chạm với địch có rất nhiều nỗi khổ, khổ cả về thể xác, và khổ rất nhiều về tinh thần. Câu chuyện của Thu đã cho tôi những ấn tượng mạnh mẽ về nỗi khổ đó.
Căn cứ Bình Định, tháng 6.
Mới di chuyển đến nơi này, chúng tôi phải ởnhà tăng. Không có bàn ghế, phải cột võng màngồi trò chuyện. Trời lại dội mưa xống sầm sập. Tôi gặp Thu trong hoàn cảnh như thế. Thỉnh thoảng,một cơn gió thổi thốc tới làm tạt nước mưa vào lạnh ngắt, làm ngọn đèn dầu chao đi, muốn tắt. Những con mối theo ánhđèn bay tới bu đầy cổ làm tôi khó chịu vô cùng. Vậy mà Thu, cô gái ở thị xã mới về họp, thì lại hết sức thích thú trước cái cảnh sống tùm hum chật chội ấy.
Nhìn tôi nhăn nhó, vơ mấy con mối bay sàtrước mặt, Thu cười ngặt nghẽo và đôi mắt ánh lên sự hồn nhiên.
- Anh để cho nó bay, tội nó mà, đừng giết nó.
Tôi với tay đập con mối từ phía ngoài đang lao thẳng vào mặt, làm chiếc võng tôi ngồi chao đi, ngôi nhà tăng rung lên. Chiếc võng của Thucũng chao theo. Cô đung đưa người theo nhịp võng và vừa lắc đầu, vừa cười, cười ròn khanh khách. Tôi chăm chú nhìn Thu, không khỏi ngạc nhiên. Khi mới được các đồng chítrong ban Binh vận giới thiệu thành tích của Thu, tôi cứ hình dùng cô là một người con gáisắc sảo, nghiêm nghị, có giọng nói đĩnh đạc của người từng trải. Không ngờ cô lại hồn nhiên, ngây thơ như vậy. Chà, thật hiếm có một người con gái có điệu cười thoải mái như thế. Thu bỗng ngừng bặt tiếng cười, bối rối như mình vừa làm một điều gì lố bịch.
- Chu cha, anh! Dị quá à! Em.... em cười quá nhiều hả anh?
Rồi Thu nói tiếp, giọng êm êm, tha thiết:
- Anh à, đừng rầy em nghen. Sống với tụi nó, không khi nào em được cười thật sự. Về căn cứ, gặp các anh, em thấy sung sướng quá, em chỉ thích nô dỡn thật nhiều. Lắm khi em đuổi nhau với lũ bạn, chạy huỳnh huỵch. Đến khinhớ lại, thấy các anh ngó, mắc cỡ quá, lại sợ các anh rầy nữa!
Tôi vội giải thích:
- Không, các anh không rầy em đâu em à.Không những thế, được thấy các em vẫn giữ được lối sống hồn nhiên, tươi trẻ, các anh rất vui. Chắc em sống trong đó ngột ngạt lắm hả? Em kể chuyện đi.
Thu ngồi im lặng, hai tay nắm mép vòng, mắtchăm chú nhìn ngọn đèn. Ngọn đèn lung linh, nô dỡn trong đôi con ngươi đen láy của Thu. ánh đèn dầu hắt vào mặt, làm làn da bánh mậtcủa Thu hồng lên. Thu bắt đầu bằng giọng nóiâm ấm, đều đều, thủ thỉ như dòng sông LaTinh dịu hiền của quê hương cô:
- Cha em đi tập kết. Mẹ em làm công tác trên tỉnh. Em còn nhỏ, ở với bà. Em nhớ mẹ, khóc hoài, đòi bà đi tìm mẹ. Bà em phải lôi em vàobuồng, dỗ: “Im đi con, rồi má con sẽ về. Con nói tới má, thằng xã trưởng bắt cả nhà bây giờ”. Chính những lúc ấy, má em về hoạt động tại xã. Sau này nghe nói lại, em mới biết. Có hôm má em ngồi trong bụi cây, thấy em đi ngang mà không dám gọi. Má bặm miệng, ngó theo em hoài. Rồi một lần đi công tác, má em bị địch phục kích, bắn chết. Lúc ấy em đã biết nghĩ rồi. Em xin vào du kích để trả thù cho má.Mấy chú không cho, nói em còn nhỏ, yếu quá.Mấy chú giao cho em nghi trang công sự chomấy anh. Hôm ấy, em vừa cảnh giới, bám sátthằng xã trưởng, vừa nghi trang công sự cho ba anh du kích. Khi nó sơ hở, em bật nắpcông sự cho mấy anh lên. Diệt thằng xã trưởng xong, mấy anh lại xuống công sự an toàn. Còn em thì bị tụi nó bắt. Chúng nó đánh em dữ lắm, nhưng em chỉ nói: “Chuyện tai bay vạ gió, tôi không biết”. Cuối cùng, chúng phải thả em. Em nhớ lại lúc em bị đánh mê man bấttỉnh, có một người lính tới xoa dầu cho em. Em liền liên lạc với anh ta, xây dựng anh ta thành cơ sở binh vận. Mấy chú bảo em làm công tác binh vận giỏi, đưa em vào luôn ngành đó. Em vẫn giữ được thế hợp pháp của mình nên các chú đưa em vào hoạt động thị xã. Em quen sống ở nông thôn, phải chuyển qua hoạt động thị, bỡ ngỡ lắm. Phải học đủ cách ăn mặc, khi thì mặc theo lối “híp pi” quái gở, khi thì nón mêáo rách, gánh hàng rong. Chị Kiên bày vẽ choem từng chút một, từ cách nhìn nhận, đánh giábinh lính ngụy đến cách đi đứng để tránh sựtheo dõi của bọn mật vụ. Hai chị em thường ra bãi biển gần thị xã.
Em không muốn ra đó chút nào hết, ở đó dơ dáy lắm. Lũ lính Mỹ, lính Nguỵ nô dỡn với bọn gái điếm như ở trong buồng nhà nó. Em kinh tởm quá. Nhưng chị Kiên cứ dẫn em đi. Chị bảo: “Nơi đó tập trung nhiều cái ô uế, nhưng lại cũng có những người chán ghét hàng ngũ địch!”. Chị nói quả không sai. Có một hạ sĩ quan ngụy đi một mình trên bờ biển, đầu cúi nặng nề. Đôi mắt anh ta thâm quầng, rầu rĩ. Hai chị em lại làm quen. Biết anh ta tên là ý. Quả vậy, ý đang chán nản, buồn rầu: cha anh bị tụi lính bắn chết, em gái anh lại mới bị xecủa bọn Đại Hàn cán gẫy tay, mẹ anh phảisống trong khu đồn ngột ngạt. Qua nhiều lần gặp gỡ, chị Kiên phân tích cho anh ý vì saomà khổ, chuyển hóa anh thành một người có cảm tình với cách mạng. Chị nhận nhiệm vụ mới, trao lại cho em nhiệm vụ tiếp tục giác ngộ người lính ngụy ấy. Một buổi tối, đi bên anh ta,em hỏi:
- Anh ý, anh có biết vì sao mà gia đình anh khổ như vậy không?
Anh ý trả lời:
- Vì chiến tranh.
- Chiến tranh do ai gây ra?
- Do ngoại bang.
- Anh đang cầm súng chiến đấu cho ai?
Anh lặng im. Em liền nói:
- Anh à, gia đình anh khổ, gia đình bao bà con ta khổ, đều do thằng Mỹ xâm lược gây ra. Anh cầm súng ấy, vô tình đã làm hại gia đình, bà con mình.
Anh ý trầm ngâm:
- Lỡ rồi, biết làm sao.
- Anh có muốn thoát khỏi con đường đen tối ấy không?
- Có chớ.
Cứ như vậy, em chỉ cho anh những việc làmcó lợi cho cách mạng. Lúc đầu chỉ là nắm tình hình đi lại của địch trong căn cứ anh đóng. Sau đó là rải truyền đơn, rồi vẽ sơ đồ. Em kiểm tra thấy anh ấy làm đều tốt. Đến một hôm em nói với anh:
- Anh có muốn làm chiến sĩ Giải phóng quânkhông?
- Tôi mà làm được chiến sĩ Giải phóng quânà? - Anh ngạc nhiên hỏi.
Em giải thích:
- Bấy hôm anh vẫn làm công việc của chiến sĩ Giải phóng quân đấy.
Mắt anh sáng lên sung sướng:
- Thiệt na?
- Thiệt chớ. Các anh ở trên khen anh lắm. Các anh ấy có ý định kết nạp anh vào quân Giải phóng, muốn anh trở thành chiến sĩ Giảiphóng hoạt động trong lòng địch, anh thấy thế nào?
- Được vậy thì sướng quá!
Rồi em đưa anh ấy ra vùng ven tổ chức kết nạp vào “đội nghĩa binh”. Buổi lễ có ảnh Bác, có cờ Mặt trận, có cấp trên về dự, tuy đơn sơ mà rất trang trọng. Anh ý lên đọc lời thề: chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng. Anh ấy rất xúc động. Em cũng vậy, sung sướng, bồi hồi lắm. Trước nay, em đã xậy dựng được khá nhiều cơ sở binh vận, nhưng chưa lần nào lại có ý nghĩa như lần này: xây dựng cơ sở giữa hang ổ kiên cố nhất của địch, có điều kiện đánh những trận lớn.
Từ đó, để tiện việc bàn bạc, em đến thẳng nhà riêng gặp anh ấy. Nào ngờ, một chuyện gaygo đến với em. Vợ anh ấy ghen. Mấy lần đầu em tới, chị ấy còn hấm hứ. Nhưng rồi một lần chị ấy chỉ thẳng vào mặt em mà nói giận dữ: “Tôi không ưa những người như cô. Cô ra khỏi nhà đi. Cô định cướp chồng tôi hả?”. Lần ấy, em không thể kìm chế nổi, em bỏ đi. Ra ngoài gặp chị Kiên, em khóc:
“Thôi chị ơi, xấu hổ lắm, em không đến nữađâu, giao cho em nhiệm vụ khác”. Chị Kiên phân tích: “Em đừng lo, chị ấy nói như vậy đủbiết chị ấy là người tốt. Em đã thấy mấy con vợ lính đánh ghen chưa? Chỉ mới thoáng thấymột cô gái đi bên chồng thôi, nó đã xông ra cào cấu vào mặt mà hét rầm lên giữa phố: “Con đĩ cướp chồng tao”. Đằng này chị ấykhông vội, chị ấy chỉ nói với em. Em cứ từ từ và xây dựng đi, chị ấy sẽ có ích cho chúng ta đấy!”. Em lại trở vào thị xã. Đợi những lúc anhý không có nhà, em đến thăm chị ấy. Chị ấy không mắng em nữa, nhưng thái độ rất lạnhnhạt. Em lại chuyện trò với lũ con chị, tắm rửa cho chúng. Lần lần, chị nói chuyện với em. Em phân tích cho chị hiểu vì sao gia đình chị khổ.
Em nắm tay chị, nói thẳng: “Em biết gia đìnhchị cũng nghèo, có thù với lũ giặc, em muốngiúp đỡ anh ý đi vào con đường đúng đắn để trả thù nhà, nợ nước”. Chị ôm lấy em, khóc: “Trời ơi, sao cô không nói vói tôi từ trước. Tội nghiệp quá!”. Thế là chị trở thành cơ sở đáng tin cậy của em.
Sau nhiều ngày điều tra, em vạch kế hoạch cho anh ý đánh một trận lớn ở khu vực X. Anh hứa sẽ tiếp tục điều tra và sẽ trình bày với em phương án đánh cụ thể.
Thế là kế hoạch tỉ mỉ cho trận đánh được vạch ra. Hôm em đưa chất nổ vào và bày cho anh ấy cách dùng, kiểm tra lại phương án đánh của anh ấy, anh ấy cười: “Thật chịu cô! Chính trị đã giỏi mà quân sự cũng tài nữa!” Ngay trong đêm ấy, kho xăng giữa thị xã nổ tung. Em vui vô cùng, thế là ngọn lửa hai anh em cùng nhau nhen nhóm đã bùng cháy thànhkhối lửa dữ dội giữa hang ổ địch. Cuộc đờichúng em những lúc ấy là vui nhất.
- Em ra vào thị xã luôn, có hay bị lục soát không? - Tôi hỏi:
Thu mỉm cười:
- Tránh sao khỏi anh? Không những chúng lục mà chúng còn bắt ẩu nữa - hơi nghi là bắt, là đánh.
- Em bị bắt mấy lần rồi?
- Dạ, không nhớ nổi nữa anh à. Riêng nămngoái em bị bắt 5 lần, tết cũng bị nhốt trong xà lim. Chúng nó tra nước dữ quá, em bị ngớp hoài.
Vẫn với giọng bình thản, Thu kể tiếp:
- Chuyến trước lên trên này họp, khi qua khỏikhẩu, em đi với mấy anh bộ đội. Tối ấy mấy anh em ở chung một nhà tăng. Chẳng dè em lên cơn ngớp, đang nằm trên võng bỗng nhàoxuống đất.
Người em mệt dữ dội, mắt quáng, miệng khát. Mấy anh mới vực em lên võng và cuống quýt hỏi nhau:
- Cô ấy bị trúng gió hay sao ấy! Dầu đâu?
Em nghe hết, nhưng lưỡi cứ cứng lại không nói cho các anh rõ được. Thế là các anh ấynắm tóc mai em giật, rồi lấy nước tiểu đổ vào miệng em. Trời ơi, khai quá!”.
Kể đến đó, Thu đột nhiên cười rúc rích nhưvừa nói đến một chuyện vui nào đó chứ khôngphải là nói đến nỗi đa truân của chính mình.Còn tôi, tôi thấy tràn ngập một sự xúc động,tràn ngập tình thương và lòng kính trọng. Kẻ thù đã gây bao tội ác trên quê hương chúng ta, đã dày vò biết bao người con gái đáng yêucủa quê hương chúng ta. Nhưng, sức sống của quê hương chúng ta vẫn ngời ngời lên, vẫn vượt lên hết thảy. Chỉ cần nhìn vào những người con gái ấy thôi, chúng ta cũng có thể thấy rất rõ quê hương chúng ta đau thương và bất khuất như thế nào.
Tôi gặp Thùy trong một trường hợp đặc biệt: chị đang lên cơn động kinh. Chị ngã lăn trên một tảng đá lớn, giãy giụa. Anh em vội xúm vào giữ chị. Phải 4 người ghì 2 chân, và 2 tay, một người giữ đầu chị mới giữ cho chị khỏi dãy tung ra. Mắt chị nhắm nghiền.
Miệng chị la:
- Ươi trời ơi! Nóng quá chịu sao nổi? Các ông biểu tôi tiếp tế cho Cộng sản, tui không biết đâu!
La rồi chị cố chồm dậy. Các anh phải ráng hết sức ghì cho chặt mới giữ cho chị nằm im. Mặt chị nhăn lại, đỏ bừng như người say nắng, mồ hôi thấm ra lấm tấm. Chị nằm im, nấc nấc như bị ngạt.
Đột nhiên chị hét ré lên, giãy giụa, la vang:
- Các ông biểu tui là Cộng sản. Tui không biết Cộng sản là gì!
Nếu tui là Cộng sản thì cả nước Việt Nam này là Cộng sản! Nước Việt Nam này rộng lắm,đông lắm. Các ông có đi bắt hết được không?Trời ơi, nóng quá chịu sao nổi. Hồi mai giờcác ông đánh tui, cây gỗ phải gẫy, cây sắt phải cong, thịt da nào chịu nổi? Khát nước quá,đưa tui một hớp nước lạnh. Không, đưa cô calàm gì? Tôi không uống! Các ông có biết tiềnmua cô ca ở đâu ra không? ở máu bà con tui đây này. Các ông biểu tui uống nước đái, các ông khôn hơn, các ông đem về cho cha mẹ các ông uống...
Chị oằn mình, rú lên một tiếng rồi lịm đi. Anh em cho biết chị sẽ lên cơn suốt 3 tiếng đồng hồ. Trận đánh dữ nhất của địch kéo dài bao lâu thì cơn động kinh kéo dài chừng ấy. Chị là giao liên hợp pháp. Chị dẫn đường cho anh em ra vào, chị chở vũ khí, tài liệu ra vào một vùng quan trọng. Với chiếc xuồng nhỏ bé, chị đi lại như con thoi nối liền những con đường chiến đấu. Một tên phản bội khai báo ra chị. Trước khi bị bắt, chị đã kịp nhận chìm xuồng, giấu hết vũ khí. Địch đánh chị bằng đủ mọi đòn dã man: đổ nước, tra điện, đóng đinh vào tay. Chúng không tài nào làm được tờ cung. Chúng bèn tự viết ra một tờ cung, bảo chị ký vào. Chị cầm bút, gạch một đường lớn vào giữa tờ cung. Chúng lại đánh chị. Nhưngchúng vẫn thua.
Bây giờ, chị đã trở về với chúng tôi. Chị nằm đó, thở phập phồng.
Với khuôn mặt bầu bầu, sống mũi dọc dừa, trông chị thật hiền từ, đôn hậu. Nhưng với kẻ địch, chị dữ dội thế đấy. Theo dõi cơn động kinh của chị, ta có thể hình dung rất rõ cuộcchiến đấu của chị trong phòng tra, thấy rõ thằng ác ôn đang làm gì, chị chống trả ra sao.
Bốn lăm phút trôi qua. Chị hơi cựa mình, taybắt đầu nắm lại.
Phải thay 5 người khác vào giữ chị. Chị lại sắp giãy. Vừa kịp ghì lấy người chị, thì chị nắm chặt tay lại, oằn oại. Đôi mắt chị nhắm nghiền và miệng chị lại la:
- Đánh tôi quá chừng quá đỗi chịu sao nổi!Sao mà ngu dữ vậy?
Còn một cái cung nữa mà đánh dữ vậy. Cácông đánh vợ con các ông vậy được không? Thôi! Đưa cây đây tôi đánh các ông thử coi! ứớ!...
Chị giãy đùng đùng, lặng đi một lúc chị lại hét lên:
- Để tao chết luôn, chích kim làm chi? Bayđánh tao chết còn bày chích thuốc làm chi? Đừng có đạo đức giả! Thả ra, thả ra, tôi đạpđây nè.
Chị nấc nấc một lát rồi tiếp:
- Đánh đi! Các ông có giỏi thì đánh miết tới 12 giờ khuya. Ba, bốn đứa đánh chết chứ chịu sao nổi? Bay lấy gậy sắt đánh tao gẫy tay. Bay trở roi điện đánh tao cháy da. Nhưng bay mới lóc tới thịt, chớ chưa tới xương tao. Bay đánh cho chết luôn đi rồi xả thịt làm mắm cho vợ con bay ăn. Sao bay ngu quá chừng vậy.
Chị ngừng lại, nấc nấc như người bị ngợp nước, ngực giật giật từng hồi và thở hổn hển. Rồi chị nằm im, thở đều đều như người ngủ say. Một lát sau, chị kéo chiếc võng mà chúng tôi đắp cho chị lên ngửi rồi nói:
- Chu cha, tanh quá, máu tanh quá.
Chị ném chiếc võng đi và lại kêu:
- Lính, đem nước tao uống! Đồ quỷ, nó bỏ, nó đi hết.
Chị nằm im một lúc, nói giọng tỉnh táo hơn:“Đau đầu quá”.
Đồng chí y sĩ lấy thuốc trợ sức tiêm cho chị. Chị không biết gì. Chị duỗi bàn tay ra. Anh em cũng buông chị ra. Chị ngồi dậy, đầu tóc bơ phờ. Chị nhìn chúng tôi, vuốt sợi tóc loà xoà trước trán, thoáng cười và bảo: “Các anh ngồi lâu lắm rồi hả, có mệt không? Thôi, vô nghỉ đi!” Chị đưa tay sửa lại áo, hai cổ tay bị giữ chặt lâu quá, bầm tím.
Tôi ngồi lặng im nhìn chị mà muốn hỏi chịnhiều chuyện.
Nhưng tôi không dám hỏi. Bởi vì, nếu chị kể lại chuyện đời mình, chị sẽ không tránh khỏi xúcđộng và rồi chị sẽ lại lên cơn. Tôi không cầm lòng được trước cơn động kinh của những người con gái ấy. Ở Bình Định này, tôi đã gặpbiết bao cô gái như vậy. Người làm công tácvõ trang, người làm công tác binh vận, người làm công tác đấu tranh chính trị, giao liên - mỗingười trên một mặt trận thầm lặng và mỗi người đều vượt qua những đau thương, gian khổ mà lập nên những chiến công thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao. Kẻ thù tàn bạo, dã man quá, chúng hành hạ chị em của chúng ta bằng những dụng cụ hiện đại nhất của “vănminh Huê kỳ” và bằng phương pháp tồi tệ nhấtcủa thời trung cổ. Nhưng, chúng không khuất phục được những người con gái ấy.
* * *
Khi tôi viết những dòng chữ này, tôi đã ở xa những người con gái ấy hàng trăm cây số. Tôi ân hận mãi là chưa gặp được Hai - người con gái Phù Mỹ kiên cường. Khi được tin cô đã chiến thắng trở về, tôi ở xa quá, không đến thăm cô được. Khi tôi về thăm Hai tại quê hương cô thì Hai đã được điều lên huyện nhận công tác mới.
Những người con gái ấy vẫn đang trên đường chiến đấu vẻ vang của mình. Hai làm công tác an ninh. Thùy trở về chiến trường với chiếc thuyền nhỏ xuôi ngược trên các dòng sông, luồn lách giữa hang ổ địch. Thu đang tiếp tục chiến thắng những thử thách lớn lao mới trongtrại giam của địch. Còn Thuý, người con gái cótâm hồn đầy chất thơ, đã đi xa rồi, xa mãi, để lại trong tôi những hình ảnh trong sáng, những suy nghĩ cháy bỏng.
Sống giữa những người con gái như thế, sống giữa cuộc chiến đấu hào hùng như thế, tôi thấy mảnh đất mà mình mới đặt chân lên ít lâu, bỗng trở nên gắn bó, đầy tình sâu nghĩa nặng. Đã bao lần tôi thầm gọi Bình Định - mảnh đất“dẫu chẳng nơi đây cất tiếng chào đời” là quêhương với cái nghĩa thân thương và trân trọng nhất.
Xin cảm ơn những người con gái quê hương.
Ngày 2-6/9/1972
Cơn bão số 5 đã ảnh hưởng trực tiếp đếnmảnh đất này. Suốt mấy ngày nay mưa sầm sập.
Quân ta đã mở mặt trận mới ở chỗ địch không ngờ: Tiên Phước - có cả xe tăng xuất kích. B52 thả bom phía đó, rung cả đất ở đây.
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội, ngày 9/9/1972
Việt Long yêu dấu của bố mẹ.
Đã gần 1 năm, kể từ khi anh San, bạn con, ra ngoài này đến thăm bố mẹ và đưa thư của con, bố mẹ chưa nhận được thư của con.
Tuy nhiên bố mẹ cũng được biết tin con xuốngcông tác ở Bình Định. Tháng vừa qua, anh ổnvà chị Sáu ở VNTTX đến thăm bố, báo tin con vẫn được mạnh khoẻ, công tác tốt, và mớiđược tặng thưởng Huy chương Giải phóng. Bố mẹ và các em rất mừng. Bố rất vui vì có đứa con tiếp tục được sự nghiệp cách mạng của cha, nối tiếp được truyền thống cách mạng của dân tộc. Bố thường nói với các em con, anh Long có lý tưởng cách mạng rõ rệt, có tinh thần quyết tâm vượt khó khăn gian khổ để thực hiện lý tưởng đó và có phương hướng mục tiêu phấn đấu rõ ràng. Bố cũng hình dung được những gian khổ, khó khăn con vừa trảiqua, góp phần bé nhỏ vào thắng lợi lớn laocủa Bình Định kiên cường.
Về tình hình ngoài này, chắc con theo dõi quađài và báo chí cũng rõ, toàn dân miền Bắcđang ra sức đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại điên rồ của Níc Xơn. Chiến đấu, sản xuất, sơ tán, vất vả hơn lần trước, song mọi người cảm thấy thắng lợi gần hơn.
Mỗi khi được tin thắng lợi của Bình Định, Quảng Nan, bố lại nói chuyện đến con đang hoạt động trong đó cho các em nghe.
Gia đình ta cũng sơ tán từ tháng 4/1972, lầnnày sơ tán gần thôi, không xa như lần trước.Thuỷ, Lan, Diệp sơ tán với mẹ cách thị xã Hà Đông 5 cây số, vào phía trong làng. Ngọc hiện nghỉ hè cũng ở đấy. Cho đến nay gia đình vẫn bình yên, mạnh khoẻ. Anh Đức vẫn công tác tại Trung tâm Hà Nội, anh vẫn khoẻ, công tác tốt.
Gia đình mới nhận được thư của Phúc. Anh chàng Phúc đang chuẩn bị về nước công tác sau 3 năm rưỡi thực tập ở Liên Xô, trong cái tỉnh bé nhỏ, nước cộng hòa Ucraina.
Anh lính trẻ Việt đang làm nhiệm vụ của mộtchiến sĩ công an vũ trang vùng núi Nghệ An.Việt đã quen được với cuộc đời chiến sĩ, đôilúc nhớ nhà, có chiều hướng công tác tốt.
Ngọc thi lớp 10 đậu, và thi vào Đại học đạt điểm số rất cao (20 điểm; 13 điểm là đạt tiêu chuẩn). Nhẽ ra Ngọc được chọn đi Liên Xô để học ngoại ngữ, nhưng đã có 2 anh vừa đi nước ngoài, nên phải dành chỗ cho bạn khác. Ngọc sẽ vào học trường Đại học Sư phạmngoại ngữ, và sẽ trở thành cô giáo dạy tiếngAnh. Ngọc học giỏi toàn diện (văn hóa tiên tiến, ngoại ngữ tiên tiến, đoàn viên tiên tiến) phong thái vẫn cù mì, cục mịch như khi con còn ở nhà.
Diệp năm nay lên lớp 9, học đạt loại A3, khá về toán, lý hơn cả; nhanh nhẹn, tháo vát, khỏe và luôn luôn lạc quan yêu đời. Em sẽ sơ tán theo trường của em.
Lan lên lớp 6, cũng học khá loại A3, đã gánh được 2 thùng nước đầy mà bố xách không nổi, giống Ngọc về vóc người, sẽ to lớn như chị, song sôi nổi hơn chị.
Thuỷ năm nay lên lớp 5, là học sinh cấp II rồi mà trông vẫn còn bé như đứa lên lớp 7, đêm nằm thỉnh thoảng còn sờ vú mẹ. Vẫn gầy tuy ăn khoẻ, càng lớn lên càng giống mẹ.
Lan và Thủy sẽ học tại trường cấp II, nơitrường sơ tán.
Mẹ con vẫn khoẻ, vẫn công tác ở trường Ngoại ngữ, thường xuyên nhớ con, thương con và nhắc đến con luôn, đặc biệt là khi gia đình có dịp sum họp đông đủ, chỉ vắng con.
Thấm thoát bố đã 56 gần 57 tuổi rồi, sức khỏe gần đây có yếu hơn trước, song bố vẫn công tác bình thường. Bố rất mừng vì đã nhận được phòng ở tại khu Kim Liên, chiếc phòng trên25m2, song có đủ tiện nghi nhà tắm, bếp ăn,hố xí... như vậy là bố có nhà ở lâu dài, về hưu trí không còn phải lo đến chỗ ở.
Gia đình nhà ta như thế là tạm ổn định; 4 con trai đều công tác cả. Ngọc trở thành sinh viên đại học. Bố mẹ chỉ còn phải lo cho 3 em, mà với đà học tập, đạo đức và tác phong của cácem, bố thấy em nào cũng có triển vọng cả. So với trước kia, bố mẹ phải nuôi và lo cho 8 con, thì nay rõ ràng là một bước tiến lớn.
Bình quân thu hoạch cao hơn trước gấp 2. Bố,anh Đức, em Ngọc, em Diệp đều có xe đạp tốt. Nhà có đài điện, đài bán dẫn, máy khâu. Cùng với sự tiến triển của cách mạng, gia đình ta cũng được tiến thêm về chính trị + kinh tế.
Mẹ con trước lo cho con nhiều, chỉ mong conchóng trở về miền Bắc, có dịp sum họp giađình đông đủ, nay sự suy nghĩ đã khác, mongcon dũng cảm, mưu trí trong công tác, và đạtnhiều kết quả lớn hơn. Mặt khác, trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, đâu cũng có khó khăn nguy hiểm, nên mẹ con cũng thấy công tác ở đâu cũng thế, miễn là tích cực song thận trọng.
Bố chúc con khỏe mạnh, vượt mọi gian khổ khó khăn, linh hoạt, sáng tạo, thận trọng trong công tác cách mạng, đạt nhiều thành tích mới. Có dịp biên thư cho bố mẹ và các em, nhờ phòng Tổ chức VNTTX chuyển cho, địa chỉ biên thư cho gia đình như cũ.
Bố của con
Phạm Đức Hóa
Từ giữa tháng 9 đến đầu tháng 10/1972
Những ngày này, hoạt động của ta được đẩy mạnh ở vùng ven Sài Gòn, Tây Nguyên. Trên mặt trận ngoại giao, ta tiếp tục lên án lập trường ngoan cố của giặc Mỹ ủng hộ chế độ Việt gian Nguyễn Văn Thiệu. Vụ giặc Mỹ cho máy bay đánh vào trung tâm Hà Nội, bỏ bom phá hủy tổng lãnh sự Pháp bị ta tố cáo mạnh. Các nước cũng rộ lên một phong trào phản kháng Mỹ. Kít Sin Giơ chạy lung tung, hết qua Pari lại qua Sài Gòn. Chúng tung dư luận sắp đạt được một giải pháp. Đài, báo của ta luôn luôn phát đi những bài bình luận, xã luận vạch trần thủ đoạn lừa mị của chúng, khẳng định quyết tâm chống Mỹ cứu nước của ta.
Nhưng, ở bên trong, chúng tôi được phổ biến: sắp tới, có khả năng đạt được một giải pháp theo đúng yêu cầu của ta. Lúc ấy, có khả năngtồn tại hai Chính phủ, hai quân đội. Bên trên,có Ban hòa giải dân tộc và ủy ban quốc tế. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải bố trí thế trận sẵn sàng, khi có thời cơ là tấn công ào ạt, chiếm nhiều đất - đại bộ phận nông thôn và một số thị trấn, quận lỵ, chiếm trục giao thông -giành nhiều dân, giành lòng dân. Được tin, bọn địch đang chuẩn bị ráo riết để đấu tranh chính trị với ta khi có giải pháp.
Chúng bắt nhân dân mua tôn có vẽ cờ 3 que cả hai mặt về lợp nhà.
Chúng chuyển nhiều sĩ quan cấp úy về làm cán bộ thôn, xã. Chúng ta cũng phải chuẩn bị rất khẩn trương. Nhiều cán bộ đã được tung đi các địa phương làm công tác phong trào. Nhiều tài liệu, truyền đơn được viết, nhiều áp phích được vẽ để tuyên truyền đại thắng lợicủa dân tộc. Điều đáng lo là cán bộ - chắc sẽ thiếu. Ở phân xã, không ai biết tiếng Anh, đó là một điều gay go.
Hôm nay, trong bữa ăn, một anh nói: “Miền Bắc bắn rơi 4000 máy bay rồi”. Anh khác cướp lời: “4 nghìn lẻ 2 chớ 4.000?”. Dương Hương Ly cười: “Giá mà khi có giải pháp, bắn rơi tròn 4.000 thì hay nhỉ”. Đặng phê phán: “Quan điểm của ông Quốc là muốn dừng lại, đừng bắn nữa hả?”. Quốc lại cười: “4.000 để làmthơ cho hay - 4.000 năm dựng nước, bắn rơi4.000 máy bay”.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Bố mẹ kính mến!
Mùa mưa lại đến với căn cứ chúng con. Lúcnày đây, trời mưa sầm sập. Tuy vậy, tiếng động của đất trời vẫn không át tiếng súng tiến công từ Tiên Phước vọng về. Hôm nào nơi ấy cũng rền vang tiếng pháo 130mm của ta, xen cả tiếng súng các loại. Chiến trường rất sôi động.
Chúng con học tập ở hậu cứ mà cứ bồn chồn muốn lao ngay ra tiền phương. Đến hôm nay,rất đông anh em trong cơ quan đã đi công tác. Nhưng con vẫn phải ở nhà, lần này, con nhận trách nhiệm thường trực bộ phận để biên tập.Con tiếc lắm, vào những ngày cuối của cuộc chiến tranh này lẽ ra phải được xông xáo ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu để được đóng góp nhiều nhất sức mình vào cuộc chiến đấu và đặc biệt với nguời viết, để chứng kiến những chuyển biến trọng đại nhất của lịch sử,làm giàu thêm nhận thức, hiểu biết thực tế. Tuy vậy, con vẫn xác định phải yên tâm làm tốtnhiệm vụ ở tuyến sau.
Bố mẹ ạ, con vẫn khoẻ, sức khỏe khả quanlắm. Bác sĩ khám cho con phải thốt lên: “Chà,đồng chí không sốt hay sao mà gan, lách tốtthế?” Thể trạng của con vẫn gầy giống khi ởngoài đó vậy, nhưng không thể coi nó là biểutượng của sức lực bên trong được, cho nên khi xem ảnh con, bố mẹ thấy có xương xẩu đôichút cũng đừng lo nhé. Con khỏe lắm, ăn khoẻ, ngủ khoẻ, làm việc khoẻ.
Trong công tác, con vẫn tiếp tục cố gắng phấnđấu. Những công việc hàng ngày, con đều giải quyết kịp thời và không phạm sai sót gì. Con đang sắp xếp thời gian để viết một ít bài thuộcthể loại văn nghệ - tập sáng tác. Con đang cố tập để viết cho được, cho tốt. Về mặt Đảng, thế là con đã trở thành đảng viên chính thức hơn 1 năm rồi. Trong Đại hội chi bộ vừa rồi, con được bầu vào Chi ủy chi bộ cơ quan, chuyên trách về thanh niên. Thực ra, trongcuộc sống, cả về bên Đảng cũng như chính quyền, con không có ý muốn nhận một chức vụ nào cả, chỉ muốn là một đảng viên 4 tốt, một cán bộ chuyên môn tốt thôi. Nhưng bây giờ, con không thể từ chối trách nhiệm mới này được, con sẽ cố gắng học tập các đồng chí đi trước, cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Ước mơ lớn nhất của con, con vẫn phải dùng ngòi bút để thực hiện chứ không phải là dùng bậc thang...
Về sinh hoạt, đời sống chúng con ngày càng no ấm, vui tươi.
Vừa rồi, miền Bắc có gửi cho chúng con mộtsố quà. Do vậy, những trang bị cho cuộc sống,con khá đầy đủ, chẳng phải lo gì. Phân xãThông tấn xã của chúng con cũng lớn mạnh hơn nhiều. Bố mẹ cứ xem những cái ảnh phóng ở núi rừng này cũng hình dung về kỹ thuật, chúng con đã có những bước tiến thế nào (hồi trước, con chỉ gửi ra những ảnh in bé tý chứ không phóng to). Từng đợt, chúng con tỏa đi các tỉnh công tác rồi 5, 6 tháng sau lại về - ríu rít trong một nhà như bầy chim về tổ ấm. Chúng con hiểu nhau, quan tâm đến nhau,thương yêu nhau như ruột thịt. Chúng con trang bị lẫn cho nhau những gì bạn còn thiếu, ăn chung nhau, đi xa về lại đem quà cho nhau, chăm sóc nhau khi đau ốm... Những tình cảm ấy đã bù đắp rất nhiều cho sự thiếu thốn tình cảm gia đình.
Vừa rồi, bọn Mỹ điên cuồng đánh phá miền Bắc, gia đình ta có sơ tán không? Anh Đức đãcó vợ chưa? Bà, cụ, cậu mợ Hiếu, ông bà trẻ và cô chú Phương cùng các em có khỏemạnh, vui tươi không?
Con hết sức mong thư của gia đình nhưng chỉnhận được thư bố mẹ, anh Đức (trong năm nay, con chỉ nhận được 2 lá thư do bố gửi vào thôi).
Cuối cùng, cho con gưỉ lời thăm các cô, chútrong cơ quan bố, mẹ.
Gửi đến Ngọc, Diệp, Lan, Thủy tình thương yêu, nhớ da diết của người anh.
Còn Việt, hiện đang chiến đấu ỏ đâu?
Con gửi một số ảnh của con cho bố, mẹ, có gì bố mẹ gửi lên cho bà, trẻ trên nhà, cho các em ở xa.
Sắp tới, anh Hà có thể ra. Nếu vậy, khi ah ấy vào mẹ có thể gửi thư và những thứ cần thiết. Mẹ hỏi xem anh San và anh Thành có vào không để gửi các anh ấy. Có gì, mẹ hỏi thêm anh Đồng sẽ rõ.
Mong thư, ảnh gia đình
Con
Việt Long
Bài đăng báo Cờ giải phóng và Bản tin Đấutranh thống nhất:
Ba cha con chung một chiến hào
Hà Nội (VNTTX 22-10-72) - Cuộc chiến đấu đang diễn ra quyết liệt, bọn địch cố xông lên hòng đánh bật các chiến sĩ bộ đội, du kích ra khỏi xóm nhà phía Tây Nam Phước Lý (vùng ven Quy Nhơn, Bình Định). Chúng bị đẩy lùi, để lại mấy xác chết và nhiều tên bị thương nằm rải rác trên đường. Chúng phải cầu cứu đến phi pháo.
Những chiếc máy bay lên thẳng sà tới, bắn như vãi đạn xuống trận địa. Những chiếc “bo bo” cũng cập sát bờ biển nã cối tới như mưa rào. Nhưng, bọn bộ binh vẫn nằm chết dí tại chỗ.
Trong khi đó, ở phía sau, bọn ác ôn ngụyquyền đang cùng bọn chỉ huy ngụy quân bóp đầu bóp trán tìm cách gỡ thế bí. Tên Trầm, xãtrưởng, chỉ vào hai người đàn ông bị trói ngoàisân, nói:
- Người nhà Cộng sản đó. Đưa chúng vào khiêng những thương binh ra!
Tên thiếu úy Bảo an đồng tình:
- Được đấy, đưa thằng con nó ra trước, cònlão già này để lại làm con tin.
Bọn lính xông tới, xốc anh thanh niên dậy, mởdây trói, đẩy đi.
Thằng Trầm doạ:
- Mạnh, mày mà chạy thì cha mày sẽ chết!
Mạnh bước đi trước mũi súng của lũ Bảo anqua những hàng dương xơ xác vì bom đạn. Phía trước kia đã là trận địa của bộ đội, dukích. Mạnh vẫn bước tới. Tụi lính bước chậm lại. Một thằng quát:
- Lên cõng thương binh rồi chạy trở lui mau!
Mạnh lầm lũi bước đi. Tụi lính dừng hẳn lại,tản khai sau những gốc dương. Trận địa im lặng. Mạnh ngước nhìn lại phía sau rồi vụt chạy. Những loạt AR15 nổ rộ lên. Mạnh vẫn chạy tới. Một loáng, anh đã khuất sau những hàng dương. Anh lao vào một giao thông hào.Các chiến sĩ bộ đội và du kích theo dõi sát từng hành động của anh, niềm nở đón anh.Một du kích trẻ từ một góc chiến hào đứngsững nhìn anh rồi chạy bổ tới, reo lên:
- Anh Mạnh!
Mạnh cũng reo lên:
- Phúc, em Phúc!
Hai anh em ôm chặt lấy nhau.
Người em đi du kích, người anh còn sống trong vòng kìm kẹp của địch, không ngờ lại gặp nhau trên chiến hào giữa cuộc chiến đấu quyết liệt này. Mạnh nói:
- Ba còn bị chúng giữ. Súng đâu, đưa anh một cây!
Anh em du kích đưa Mạnh một khẩu AR15 mớithu được của địch. Phúc hướng dẫn anh cách sử dụng. Hai anh em lại cùng đồng đội bám chiến hào, đánh lui các đợt phản kích của địch.
Được tin Mạnh chạy trốn, tên thiếu úy Bảo antức giận định giết ông Châu, cha của Mạnh. Nhưng thằng Trầm ngăn lại.
- Khoan, bắt lão lên kêu con lão về, lão mà lôi thôi, trảy đầu vẫn chưa muộn.
Nó túm ngực ông lão, lôi dậy, gằn giọng.
- Lên kêu con mày về!
Ông Châu gượng đứng cho vững. Những quả đấm, cú đá bọn lính mới nện trên khắp cơ thể làm ông nhức nhối. Ông nhìn xoáy vào mặt thằng ấp trưởng. Những ngày tháng đau khổ lại hiện lên, quặn thắt lòng ông. Ông vốnkhông phải người Phước Lý. Quê ông ở Cát Chánh, làng ông nằm bên bờ biển lộng gió, có những hàng dương xanh thắm. Gia đình ông làm ăn lương thiện bằng nghề cá.
Nhưng máy bay, pháo biển của địch thi nhau dội bom đạn xuống, phạt cụt ngọn những hàng dương, phá trụi xóm làng. Bọn địch dùng bom đạn và hành động tàn sát hòng thực hiện âm mưu “bình định” của chúng. Gia đình ông cùng bà con bật chạy lên núi. Bọn lính càn theo, bắt từng người dồn về Phước Lý. Sống trongvòng kìm kẹp của chúng, mất tự do, cuộc đờicực khổ trăm chiều. Người dân biển vốn cần cù, dậy sớm, thức khuya, lênh đênh trên biển. Nhưng bọn địch buộc họ phải đi muộn về sớm, sáng 8 giờ chúng mới cho ra khơi, chiều 4 giờ đã bắt về. Đánh được con cá ngon, chúng cũng cướp giật. Bây giờ, chúng còn muốn hành hạ ông. Ông nghĩ: “Được, dù chết taocũng chạy khỏi vòng kìm kẹp của bọn bay. Sống tủi nhục chừng ấy quá đủ rồi!”.
Bọn lính thúc ông đi. Ông giả bộ sợ sệt: “Các ông đi trước, tui sợ quá!”. Bọn lính quát: “Đi! Muốn ăn đạn hả?”. Chúng đẩy ông đi theo con đường nhỏ len lỏi giữa làng. Con đường quanh co, gấp khúc qua những ngôi nhà. Ông mừng thầm: “Tao chỉ cần chạy qua ngôi nhà kia là thoát!”. Đang đi, ông bỗng dừng lại, núp sau một vách nhà, kêu: “Chết! Chết rồi mấy ông ơi! Họ đông quá, đang chĩa súng vềđây!”. Bọn lính sợ xanh mắt, chạy lùi lại. ÔngChâu vụt chạy tới.
Được anh em du kích đón tiếp, ông Châu sốtsắng bắt tay ngay vào việc phục vụ anh emchiến đấu.
Trời đã tối, anh em bộ đội, du kích thu dọn chiến lợi phẩm, trở về căn cứ. Trên bến đò, ba cha con ông Châu gặp lại nhau, vui mừng khôn xiết. Tất cả đều lên đường. Ông Châuđứng cầm lái, hai con ông cầm chèo, đưa conthuyền chở nặng vũ khí lướt tới.
Việt Long (Thông tấn xã Giải phóng)
Ngày 23-25/10/1972
Một số kế hoạch chuẩn bị cho ngày lễ mừngđại thắng phải tạm hoãn. Số người đi làm khánđài nay ở lại. Ngày 23, 24, máy bay Mỹ vẫn tiếp tục đánh phá miền Bắc. Ngày 24 Thiệuđọc diễn văn trước vô tuyến truyền hình với giọng điệu lưu manh, hiếu chiến, điên cuồng và sợ hãi. Có lẽ, nó rất sợ một giải pháp hòa bình. Còn Mỹ thì vẫn đang lập lờ. Ngay lúc này, khó có thể dự đoán chắc chắn là khả năng nào trong hai khả năng sẽ xảy ra? Thời gian sẽ trả lời chúng ta. Thời gian ủng hộ chúng ta. Chúng ta khẳng định quyết tâm của chúng ta một lần nữa: kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn. Chúng tôi nghe rất kỹ bài xã luận báo Nhân dân và bình luận báo Quân độiNhân dân nói về quyết tâm ấy.
Bây giờ là mùa mưa. Song, năm nay mưa nhỏvà mưa rất ít.
Thường là trời nắng, bầu trời xanh hoặc dày mây trắng.
Ngày 26/10/1972
Trưa nay, trong buổi phát thanh đặc biệt, Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi bản tuyên bố của Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về tình hình cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hiện nay. Chúng tôi nghe kỹ 2, 3 lần. Tối, cơ quan tổ chức mít tinh.
Chúng tôi đều thấy rõ bộ mặt xảo trá, lật lọng, đê hèn của đế quốc Mỹ, thấy rõ thiện chí của ta, đồng thời khẳng định quyết tâm: kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợihoàn toàn. Trong công tác, chúng tôi vẫn chuẩn bị hai khả năng: làm ảnh, nghiên cứu chính sách để làm việc thật tốt khi có giải pháp, đồng thời lo đi gùi cõng lương thực, thực phẩm, lo sản xuất, di chuyển để đảm bảo sức chiến đấu lâu dài.
Ngày 27/10/1972
Trời mưa lớn. Rồi tạnh. Lại mưa. Lúc thì chóinắng, lúc lại mưa sầm sập.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 29/10/1972
Bố mẹ kính mến! Các em thân!
Con viết thư này về gia đình giữa những ngàycả nước ta đang sôi nổi hưởng ứng bản tuyênbố mới đây của Chính phủ ta. Con nghĩ càngthấy căm thù thằng Mỹ, nó thật lật lọng, đêhèn, nếu nó tôn trọng lời cam kết thì đất nước ta đã được hòa bình trong độc lập, tự do rồi. Lúc ấy, tuy cuộc đấu tranh còn diễn ra gay go và quyết liệt, nhưng đã mở ra hy vọng đoàn tụ cho nhiều gia đình, trong đó có gia đình ta. Còn bây giờ, chắc bố mẹ đều nghĩ như con: chiến đấu đến cùng để giành độc lập, tự do, lúc ấy sẽ có vui đoàn tụ.
Chúng con vẫn đứng vững trên vị trí công tác,khẩn trương tiến hành mọi việc, vừa chuẩn bị triển khai công tác thật nhanh, mạnh khi có giải pháp, vừa chuẩn bị tốt để kiên trì và đẩy mạnh chiến đấu. Con vẫn khoẻ, phấn khởi. Bây giờ, con vẫn ở căn cứ, vừa biên tập tin, bài các nơi gửi về vừa viết thêm một số theo tài liệu đã ghi chép được trong chuyến công tác trước.
Chúng con vẫn khoẻ. Nhờ khâu tổ chức của cơ quan tốt và tình hình thuận lợi, chúng con đỡ lao động vất vả, có nhiều thời giờ làm côngtác chuyên môn.
Con xin giới thiệu với gia đình, người đưa thưnày đến nhà là anh Vũ Hồng - cán bộ trong cơ quan con ra Bắc chữa bệnh. Chắc anh Hồng sẽ kể nhiều chuyện cho bố mẹ và các em nghe.
Còn gia đình ta hiện nay ra sao? Các em có sơ tán không? có ngoan, học giỏi không? Bố,mẹ có khỏe không? Mà mẹ đã bỏ thuốc láchưa đấy? Con chẳng thấy mẹ nói gì về chuyện này cả. Mẹ vốn không khỏe lắm, nếu hút thuốc càng có hại, điều đó làm con không yên tâm chút nào cả. Thư sau, mẹ phải nói cho con rõ về chuyện này đấy! Con vào đây vẫn như ở nhà, không nghiện trà, thuốc, rượu, bia... gì hết. Chỉ tranh thủ bồi dưỡng sức khỏe để làm việc tốt thôi.
Bố mẹ cho con gửi lời thăm cụ, bà, ông bà trẻ, cậu mợ Hiếu, cô chú Phương và các chú, bác trong cơ quan.
Con mong thư gia đình Anh mong thư các em
Con
Việt Long
Ngày 5/11/1972
Lại một tin đau đớn nữa đến với chúng tôi:Hoàng Chung, phóng viên ảnh, đã hy sinh tại Kỳ Thịnh (Tam Kỳ, Quảng Nam).
Như vậy, trong cả 3 đợt ra quân của phân xã chúng tôi, đều có hy sinh: Lần thứ nhất - Lê Viết Vượng, lần thứ hai - Hồ Ca, và lần này - Hoàng Chung.
Bao giờ cũng vậy, cứ nghe tin đồng chí mìnhhy sinh, tôi lại nghĩ về những kỷ niệm thânthương với đồng chí. Hoàng Chung vào đây năm 1971. Anh người Hà Tĩnh, dáng bé nhỏ. Chung thẳng thắn, trung thực, sống rất rộngrãi. Trong chuyến đi công tác Công Tum vừa qua, anh sắm được một số đồ dùng. Về nhà, anh lại cho anh em hết: võng dù cho Quảng, anh nằm võng kaki cũ, mấy chéo dù hoa cho Chu và anh Đảo, anh đắp tấm dù nhỏ. Anh thểhiện rất rõ thiện cảm với tôi. Tính nóng, nhưngkhi nói với tôi, bao giờ anh cũng dành cho tôi những lời dịu dàng, thân ái. Anh thường nóirất mong được đi công tác với tôi một chuyến.ý đồ ấy chưa được thực hiện thì anh đã mất. Lòng tôi lại thêm một nỗi trống trải. Trong cuộc chiến đấu ở tiền tuyến này, xa gia đình, anh em trong phân xã chúng tôi đã mặc nhiên coi nhau như anh em ruột, thương yêu, lo lắngcho nhau. Anh Đảo thưởng nói: “Thả các cậu về địa phương ngày nào là mình lo ngày ấy”. Tôi cũng vậy, lúc nào cũng lo lắng đến từng bước đi của đồng chí mình, cầu mong họ sẽ thắng lợi trở về, tuy rằng tôi vẫn biết lăn lộn ở tiền phương, sự hy sinh khó tránh khỏi.
Bây giờ chính là mùa mưa. Cơn bão số 8 đã đến. Nhưng trời không mưa dầm dề dai dẳngnhư các mùa mưa trước mà chỉ có những cơnmưa lớn ào ạt dội nước xuống trong mấy giờhoặc một vài ngày rồi lại nắng rực rỡ. Cơ quan rục rịch di chuyển.
Ngày 8/11/1972
Nhận được điện của Quảng Nam: “Theo tin cơ sở Bắc Tam Kỳ báo, đồng chí Chung bị địch bắt sống ở thôn Tư Kỳ Mỹ. Tất cả đồ dùng,máy móc, tài liệu bị địch lấy mất hết”. Anh Đảo đọc xong điện, cả nhà đều trầm lặng. Tronglòng dấy lên những cảm xúc mãnh liệt nhưng không rõ ràng gì hết: buồn hay vui? Lẽ ra phảivui, vì như vậy là Chung chưa chết. Tuy nhiên,anh lại sa vào tay giặc, chúng tôi không buồnsao được? Mà đôi khi, thà chết còn nhẹ nhànghơn - chết là hết biết mọi chuyện. Đằng này lại bị bắt, thoát sao khỏi những cực hình củađịch, rồi còn bao chuyện phức tạp khác!
Trong bữa cơm, sau khi nghe tin Chung bị bắt,có đồng chí bàn tán với vẻ trách móc: “Tại sao có súng lại không bắn, lại để bị bắt sống?”. Nghe câu nói đó, tôi thấy chạnh lòng. Tại sao, điều đầu tiên anh lại không nhìn vào mặt tích cực của đồng chí để suy xét, mà lại cứ xoáy vào mặt tiêu cực? Anh nói như vậy, có nghĩa là bảo Chung thủ tiêu chiến đấu chứ gì? Tôi công nhận một điều: trong cuộc chiến đấu gay go và phức tạp này, phải đánh giá con người toàn diện, không những nhìn vào mặt tích cực,mà còn phải nhìn vào mặt tiêu cực. Tuy nhiên,bao giờ cũng vậy, cần phải nắm chắc mọi diễnbiến rồi hãy đánh giá, và cứ đánh giá mọi sự việc theo góc cạnh tích cực trước đã rồi hãy hay. Tôi nhận thấy trong cơ quan, có nhiềuđồng chí khi đánh giá việc làm của đồng chímình, bao giờ cũng đứng ở góc cạnh xấu củađồng chí chưa chắc đã có, mà do họ cảm thấy có, để rồi suy diễn, vặn vẹo. Tôi không tán thành chút nào lối nhìn ấy.
Ngày 14/11/1972
Nhận được bài ghi nhanh “Lòng dân đã quyết” của Dao Thủy từ Bình Định gửi về, ghi lại vàinét dư luận và hành động hưởng ứng bản tuyên bố ngày 26-10 của Chính phủ ta. Bài ghi nhanh ngắn, gọn và cũng có những chi tiết bình thường thôi, nhưng tôi và anh Đảo đánh giá rất cao. Khi Chính phủ ta mới ra tuyên bố, chúng tôi rất mong có một bài như thế. Ở đây thể hiện sự nhạy bén của người làm báo, thông tấn. Chỉ cần một vài bài kiểu nhạy bén chính trị như thế đã có thể đáp ứng rất tốt yêucầu tuyên truyền của Đảng trong từng giai đoạn, hơn cả những bài dài dòng, “cỡ lớn”.
Không biết tại sao mấy phóng viên nhà mình chưa có một bài ghi nhanh nào như vậy? Dao Thủy tức Cao Duy Thảo (còn có bút danh là Cao Duy Thao) ở tiểu ban Văn nghệ cùng đi công tác Bình Định với tôi. Đợt trước, thấy tôi viết được nhiều tin, bài, các anh ở Ban Tuyên huấn tỉnh có ý chê anh em Văn nghệ thiếu nhạy bén, làm ăn thiếu năng suất. Tôi hiểu, các anh chưa thấy sự khác biệt về nghề nghiệp giữa thông tấn và văn nghệ. Thông tấn đòi hỏi nhanh nhạy, ngắn gọn. Văn nghệ lại đòi hỏi lắng đọng, đi sâu vào lòng người.
Có lẽ Thảo đã suy nghĩ nhiều, thấy rằng do yêu cầu của cách mạng, phải biết kết hợp cả hai nghề, nên đã làm thêm “tay trái” như vậy.
Thế mà Thông tấn ra trò!
Trời thoắt mưa, thoắt nắng, ỡm ờ như một côgái mới lớn bắt đầu yêu: thoắt vui, thoắt buồn,thoắt tinh nghịch, thoắt hờn giận.
Từ 15/11/1972
Huề đang ngồi làm việc, chợt nhìn ra rừng, nói:
- Chà, nàng Kỳ nhông đến tình tự với chúngta!
Chúng tôi nhìn theo tay anh, thấy một con kỳnhông mầu gạch cua đang bám vào một thân cây. Huề và Phấn vội chạy ra, mỗi người cầm một cây gậy, dò tới. Con kỳ nhông thấy động, ngỏng cao đầu làm những cái gai trên gáy dựng lên. Nó bò xung quanh cây.
Huề đến sát gốc cây. Phấn dặn: “Cẩn thận nhé, chứ như chàng kỳ nhông hôm nọ, mới tát yêu một cái đã giận dỗi bỏ đi luôn là buồn lắm đấy”. Huề dơ cao gậy, đập mạnh làm con kỳ nhông văng xuống.
Phấn nhào theo đập lấy đập để. Huề xách vào,đưa lên lửa đốt, rồi lột da, rửa sạch. Rồi xát muối, nướng lên vàng rộm. Con kỳ nhông bébằng nửa cổ tay được chia làm 4 cho 4 anh em. Dù sao, đó cũng là chất đạm. Bác sĩ Phi đã từng nói: “Không kể con gì, cứ có chất đạm là nên ăn để bồi dưỡng cơ thể!”. Ở căn cứ thiếu thốn, chúng tôi đã tìm ra nhiều thứ thịt, trong đó thịt rắn, thịt kỳ nhông được liệt vào hàng ngon nhất trong những sinh vật nhỏ dễ kiếm.
Bắt đầu những ngày mưa dầm. Trời lúc nào cũng có nước rơi xuống, khi thưa, khi mau, khi bay nhè nhẹ, khi dội sầm sập. Cơ quan đau ốm nhiều, phần lớn là cúm. Có lẽ đến 20 người phải nằm rồi. Ở nhà, tổ y tế chỉ có Thúy Ngân - cô y tá mới bên quân đội chuyển sang. Cô bận túi bụi với công việc: xách thuốc đi các nhà tiêm cho bệnh nhân, bưng cơm cho những bệnh nhân nặng, đun nước xông cho một số bệnh nhân khác. Lúc nào người Ngân cũng ướt lướt thướt. Bàn chân cô bị nước ăn bợt trắng. Chúng tôi bảo:
“Coi chừng y tá cũng gục đấy!”. Cô cười: “Chừng nào đau hãy hay, bây giờ phải làm vậy chứ biết sao?”. Quả thật, chỉ mấy ngày sau là Ngân bị cúm. May có bác sĩ Sâm mới về.
Trời mưa mãi, nước sông lên cao, không đi gùi cõng được. Gạo nhà bếp sắp hết. Nhung và Sang phải xông pha xuống nước Y, bơi qua sông, cõng về 2 cõng. Mưa ít ngày nữa, sẽ gay về lương thực.
Định đi vòng phía Trà Niêu, nhưng nước suối cũng lớn, không lội được. Xông pha lắm, giỏi lắm cũng chỉ có thể lấy gạo từ kho đột xuất về- mà kho ấy cũng chỉ còn 3, 4 cõng. Cơ quan không có lương thực dự trữ, gay thật. Một số bộ phận làm thêm hoặc sửa nhà ở. Chật chội quá, mưa lép nhép, ai mà chịu nổi!
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội ngày 1/12/1972
Long yêu dấu!
Từ khi bố lên Bộ đại học công tác, sức khỏe nói chung tốt hơn trước tuy tuổi ngày càngcao, thấm thoắt đã sắp sang tuổi 57 rồi đấycon ạ. Còn 2, 3 năm công tác nữa, bố đang cố gắng giúp Bộ tổng kết kinh nghiệm dạy và học ngoại ngữ ở ngành đại học để tìm ra phương hướng, biện pháp nâng cao chất lượng ngoạingữ của toàn ngành đại học lên một bước, đồng thời chuẩn bị cho miền Nam.
Cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới, lượng thông tin khoa học thế giới rất lớn, nếu không có ngoại ngữ thì làm sao tiếp thu nổi. Bố nghĩ đến con, chắc con không có đủ thì giờ mà học ít nhất một ngoại ngữ. Giá contranh thủ mà học một thứ tiếng ví dụ như tiếng Anh hoặc tiếng Nga thì tốt. Bố đã biết 5 ngoại ngữ mà thấy vẫn thiếu, có lẽ bố sẽ tự học thêm tiếng Tây Ban Nha nữa. Một kết luận bố rút ra được sau 27 năm cách mạng là, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ vị trí nào, cầnphải có một mơ ước và đem hết tâm sức, với lòng say mê thực hiện, thì sẽ đạt được. Bố thường nghĩ phải làm được cái gì phục vụ tốt cho cách mạng để khi về hưu, nhất là khi về già, không có chút gì hối hận khi nhìn lại quãng đời cách mạng đã đi.
Bố rất mừng với những thành tích con đã đạtđược. Thành tích tuy ở bước đầu nhưng rất tốt. Tuổi con còn trẻ, con còn sức để bay caonhiều hơn nữa. Con đã có ước mơ chính đángvà lòng say mê để thực hiện. Bố tin rằng con sẽ đạt được ước mơ đó.
Tình hình gia đình mẹ con và em Ngọc đã nói rõ. Nói chung là rất đáng phấn khởi về mọi mặt. Song còn vất vả trong hoàn cảnh sơ tán do sự phản bội của bè lũ Níc Xơn đối với bản thỏa hiệp đã được ký kết, song các em con đã khôn lớn đã biết tự túc được về mặt đời sống,nên cũng đỡ lo. Mẹ đã nói rõ về tình hình các em con. Thời gian qua, cả gia đình sống vui vẻ, ở nhà mới, song hiện nay lại chuẩn bị sơ tán đề phòng âm mưu thâm độc của Mỹ, Thiệu.
Mong thư này và ảnh chóng đến tay con, vàrất mong thư của con
Bố
Từ 19 đến 25/12/1972
Nghe tin máy bay Mỹ lại đánh phá phía Bắcmiền Bắc - đặc biệt dã man là chúng cho cả B.52 tập trung đánh ồ ạt có tính chất hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng. Nhưng chúng đã bị quân và dân ta trừng trị đích đáng: từ 18 đến 24-12, bắn rơi 53 máy bay, có 17 B52, 5 F.111, bắt sống nhiều giặc lái. Chúng tôi chăm chú nghe đài, theo dõi tin và các bài tường thuật, xã luận, bình luận... Nghe những tin này, chúngtôi đều thấy tràn lên đau xót, đồng thời thấyquá kinh tởm kẻ thù, thấy vô cùng cảm phụcđồng bào miền Bắc. Tôi nhớ đến Hà Nội, nơitôi đã được học hành suốt 10 năm phổ thông,đã từ đó mà bước vào đời. Khi bọn địch tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại thì tôi đanghọc lớp 10 - lúc ấy, cả trường lập tức bừng lên một khí thế mới: thi đua học tập và xây dựng nếp sống quân sự hoá. Tôi nhớ mãi những buổi tối chúng tôi tập hành quân: ba lô nho nhỏ, nhè nhẹ sau lưng, cành lá ngụy trang nối hàng hai hăm hở đi qua đường Ô Chợ Dừa, đường Nam bộ, vòng mãi qua bệnh viện Bạch Mai, vòng về Ngã Tư Sở. Đi trên đường bằng, cõng ba lô nhẹ, vậy mà người vẫn đẫm mồ hôi và lòng rộn ràng lên với ý nghĩ rằng mình đã bước đầu bước vào cuộc sống của người lính chiến. Tôi hiểu, không bom đạn ác liệt nào có thể khuất phục được người Hà Nội. Khi một viên đạn xuyên qua trái tim một con người, trái tim ấy ngừng đập và cả cơ thể sẽ chết theo. Nhưng khi hàng trăm nghìn quả bom xuyênvào trái tim của một Tổ quốc, thì trái tim ấy càng đập nhịp nhàng, mãnh liệt, và Tổ quốccàng vươn lên với sức sống kỳ diệu.
Hà Nội là trái tim bất tử của Tổ quốc chúng tôi. Nghĩ đến Hà Nội là nghĩ đến đau thương - không đau thương sao được khi hàng trămmáy bay các loại đã và đang đánh phá hủydiệt cả thiên nhiên và con người ở đó -đồngthời, nghĩ đến thương yêu và tự hào, tự hàotới mức có thể nghĩ rằng con người Hà Nộisinh ra là để chiến thắng kẻ thù.
Kẻ thù ngoan cố và chúng ta quyết tâm chiếnđấu đến cùng vì độc lập, tự do! Chúng tôi sẵn sàng chiến đấu lâu dài và đang bước đi với phong thái vừa hào hùng quyết liệt, vừa ungdung đĩnh đạc.
Trên mặt trận nghiệp vụ, chúng tôi vẫn tiến công: ra đều đặn bản tin hàng ngày gửi về miền Bắc và phổ biến trong Khu bộ, làm hàng chục bộ ảnh phát huy khí thế chiến thắng của quân và dân trong miền. Tôi tìm tài liệu viết thêm bài, mẩu chuyện. Còn trong sinh hoạt, chúng tôi cũng tiến công: kiến thiết lại nơi ăn ở cho đàng hoàng, sạch sẽ, làm cho cuộc sống ở căn cứ thêm tươi tắn, lạc quan.
Hà Xuân Phong - Họa sĩ - là người đầu tiên phát minh ra cách làm bàn bằng rễ cây. Ở rừng già, thật lắm rễ cây lạ: mỏng thôi nhưng to như tấm phản. Chúng tôi làm theo Phong,chặt về một rễ cây lớn, làm một cái bàn, hình từa tựa một con cá quẫy đuôi. Rồi đóng ghế chí cha chí chát. Nhà cửa được lợp lại, che thêm bằng gỗ, vừa đẹp, vừa kín. Chúng tôi lại còn lấy phong lan về treo quanh nhà. Trôngnơi ở thấy sáng sủa, đẹp đẽ thật đáng yêu.
Cùng dự buổi trao đổi về tình hình, nhiệm vụvới một số đồng chí viết văn ở Ban và Quân khu. Anh Vương Linh nói rằng trước tình hìnhnày, trong lòng thấy tràn ngập cảm xúc và thấyphải viết, viết để góp phần vào cuộc chiến đấunày. Anh làm thơ, thấy chưa đủ, xoay qua viếtvăn. Tuỳ bút, bút ký viết chưa quen, xoay quaviết nhật ký. Mấy ngày này anh viết 50 trangrồi, chưa biết tác dụng ra sao, nhưng cứ viếtra đó, viết để thể hiện tấm lòng mình.
Tôi cũng có chung tình cảm như thế. Có điềuviết gì, viết như thế nào quả là một việc hắc búa. Phải suy nghĩ nhiều, đầu tư trí tuệ vào đó thật nhiều!
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 20.12.1972
Ngân thân mến !
Tuy không nhận được thư em viết về, anh vẫnviết thư cho em đây. Lẽ ra, người đi phải viết về trước mới phải. Đừng nên im lặng như thế em nhé.
Thật đáng tiếc, hôm em ra đi, chúng ta khôngmột lời chào nhau. Sáng hôm ấy, anh lên nhà,lấy sẵn ảnh mà em thích, chờ em lên sẽ đưa. Nhưng chờ mãi không thấy, anh xuống tìm emthì em đã đi rồi. Có lẽ, em vội theo cho kịp mấy anh cõng gạo phải không?
Ngân ơi, anh và em biết nhau chưa lâu, sốngvới nhau chưa nhiều, nhưng những giây phút hiếm hoi sống bên nhau đã để lại trong anh những kỷ niệm dịu êm và trong sáng. Những nét hồn nhiên, tươi tắn và tác phong làm việc cần cù, tận tuỵ của em làm anh rất mến. Anh nhớ mãi những hôm trời mưa dầm dề, em chạy hết nhà này đến nhà khác chăm sóc bệnh nhân, người ướt lướt thướt mà đôi môivẫn nở nụ cười hồng tươi. Anh nhớ mãi nhữngcâu chuyện em nói về gia đình, về sự tan nát của gia đình em do quân thù gây ra, về những nỗi vất vả mà em đã vượt qua. Em thân yêu ạ, chính những điều ấy đã đưa em lại gần anh rấtnhiều, làm cho anh bỗng cảm thấy rằng anh hiểu biết em đã lâu rồi, đã thân thiết với em từ lâu rồi. Không biết em nghĩ thế nào về mối quan hệ ấy?
Ngân ạ, anh rất tiếc là chúng ta không đượctiếp tục sống gần nhau. Tuy nhiên, anh nghĩ rằng, không phải chỉ khi sống bên nhau, người ta mới thực sự gần nhau, nhiều khi, sống xa nhau hàng vạn dặm, người ta vẫn thấy gần gũi nhau, nếu như người ta luôn nghĩ đến nhau. Em có nghĩ như thế không? Mong rằng, anh và em sẽ tiếp tục liên hệ thường xuyên với nhau qua thư từ và cả hai đều hy vọng ở ngày gặp lại. Anh luôn nghĩ đến em. Em thân yêu của anh ơi, nói riêng với em điều này, em đừng cười anh nhé: nhớ em, nhớ em, nhớ em biết mấy! Ngồi trên võng, bên bếp lửa hồng, anh nhớ buổi tối hôm nào em ngồi nói chuyện bên anh trong ánh lửa bập bùng và lại thấy ngọn lửa lung linh như ánh mắt em nhìn lưu luyến...
Hôm nay, anh làm một điều trái với lời em dặn: gửi ảnh tới chứ không chờ gặp mới đưa ảnh cho em. Mong em vui lòng. Em nói rằng khi gặp hãy đưa ảnh, ở đây anh lại gửi ảnh lên, thì chúng ta cứ coi như được gặp nhau, em nhé! Anh không hài lòng về những tấm ảnh anh chụp - nó chưa phản ánh trung thựcnhững nét xinh tươi của người đứng trước ống kính. Nhưng thôi, cứ tạm giữ lấy làm kỷ niệm nghe em. Hẹn một ngày nào đó, chúng ta sẽ có những tấm ảnh thật đẹp, thật vừa ý. Số ảnh chụp lần này, anh mới phóng mỗi thứ một tấm, gửi em xem thử, nếu thích thì viết thư nóianh phóng thêm, em có thích phóng to gấp đôiloại này không? Có 2 kiểu anh thích, anh gửilên 4 ảnh, em giữ 2, còn 2, em viết vào đó những chữ lưu niệm rồi gửi lại cho anh nhé. Nhớ viết thư và gửi ảnh về đấy. Sau khi gửi thư đi là anh đã mong thư em về rồi (chẳng khác nào mong gặp em vậy).
Em thân thương, hôm em đi chắc vất vả lắmnhỉ. Ngồi nhà nhìn trời mưa mãi, biết nước suốt rất lớn, anh thật lo ngại cho em.
Mãi đến khi gặp anh Hồng Anh, biết em đã tới nơi, anh mới yên lòng. Đến nơi, đã bắt tay vào công việc chưa em? Mong em mau chóng hòa mình vào tập thể mới, công tác và phấn đấu tốt, luôn sống vui khoẻ. Theo anh biết, ở bên ấy đỡ bận rộn hơn ở Ban. Nếu em tranh thủ thời gian học thêm văn hóa thì tốt, nếu không, cũng nên chăm đọc sách, báo. Sách, báo sẽ giúp người ta mở rộng tầm hiểu biết của mình và đem lại cho người ta những tình cảm tốt đẹp.
Anh cũng vậy, luôn tranh thủ thời gian để đọcsách, càng đọc càng thấy mình dốt và càng muốn đọc nhiều hơn nữa.
Ở gia đình anh, mọi công việc vẫn tiến hànhnhịp nhàng và sôi nổi. Anh Đảo, Phấn và anhvẫn khoẻ. Anh Huề đang sốt. Các anh ấy luônnhắc đến em với mối thiện cảm đặc biệt.
Còn lá thư em gửi ra Bắc, anh đã nhờ người chuyển đi. Chắc nó sẽ đến tay ba em.
Thôi nhé, chúc em khoẻ, công tác tốt.
Mong thư em,
Thân thương.
Ngày 24 tháng 12 năm 1972
Em nhớ thương!
Anh mới viết thư cho em, chưa kịp gửi thư đi thì nhận được thư em. Vui lắm em ạ. Anh vội bóc ra đọc ngay, rồi đọc đi đọc lại mãi, cảm thấy như đang nói chuyện với em vậy. Anh viết tiếp lá này gửi kèm với lá cũ, em chịu khó đọcnhé!
Ở gia đình Thông tấn của anh hồi này khá vui. Mấy hôm nay trời nắng rực rỡ, con ngườicũng thấy thoải mái hơn nhiều. Bọn anh dẹp việc chuyên môn, xúm vào sửa nhà. Nếu em đến chơi, sẽ thấy nhà bọn anh khác nhiều: sáng sủa ra, có bàn ghế xinh xắn, ngồi khá thoải mái. Còn tối tối, mấy anh em lại quây quần bên bếp lửa mà trò chuyện. Vẫn ấm cúng lắm em ạ. Chỉ có điều, anh cảm thấy hơi trống trải đi, vì thiếu em đấy! Từ khi em vắng nhà, anh vẫn để phần cho em đầy đủ: niềm vui vàcả những gì đầm ấm nhất của tình cảm. Khôngkhi nào anh muốn em buồn. Anh nhận thấy emít dấu được tình cảm, có gì buồn là lộ ra trên nét mặt, ai cũng biết.
Đừng nên buồn em nhé. Em nên tin rằng, phíatrước cuộc đời em là cả một bầu trời trongsáng và hạnh phúc. Em thân thương ạ, anh rấtthông cảm với hoàn cảnh gia đình em, ai chẳng thấy cô đơn khi đã mồ côi cha mẹ, lạikhông còn anh em? Nhưng hoàn cảnh bắt buộc vậy, biết làm sao khác được? Chỉ còn cách lấy công tác làm vui và lấy tình cảm đồng chí, bè bạn làm tình gia đình. So với em, cuộc sống của anh êm ấm hơn nhiều: còn đầy đủ bố, mẹ, anh em. Anh mới nhận được thư và ảnh gia đình, cả nhà đều khỏe mạnh, vui vẻ.
(Khi nào gặp, anh đưa em xem). Giá như anhsan sẻ được phần nào sự ấm cúng của giađình ấy cho em nhỉ!
Anh muốn gửi cho em nhiều sách để em đọc,nhưng khó kiếm quá. Sách của Văn nghệ có, nhưng chỉ mượn đọc tại chỗ được thôi, xong phải trả ngay. Anh chỉ có mỗi cuốn sách nhỏ này (Văn nghệ giải phóng), không hay lắm, gửi em xem tạm. Em giữ lấy nó làm kỷ niệm vì trong đó có một truyện ngắn anh viết về một chuyện ở quê hương em. Sau này, nếu tìm được sách, anh sẽ gửi tiếp cho em.
Ngân thân mến! Đọc thư em, các anh ở nhàđều vui. Vì bận quá, các anh ấy không viết thư thăm em được, bảo anh viết thay.
Anh Huề khỏi sốt rồi. Anh Đảo, Phấn khỏe lắm,vi khuẩn cúm sợ không dám đến làm thân. Anhthì vẫn vậy, gầy nhưng không đau ốm gì, ănngủ điều hoà.
Bây giờ đã gần 11 giờ khuya rồi, anh dừng bút nhé. Chúc em ngủ ngon. Có thể trong giấc mơ anh sẽ gặp em đấy, em thương yêu ạ.
Anh rất mong thư em. Có anh Nhị đi cõng sẵn qua, em tranh thủ viết gửi anh ấy đem về cho anh là tốt nhất. Như thế là chiều em nhận thư, thì tối em phải viết rồi, để sáng gửi cho kịp. Chịu khó em nhé.
Anh của em
Ngày 27/12/1972
Nghe tin đêm 26-12, giặc Mỹ cho máy bay B.52 ném bom hủy diệt phố Khâm Thiên. Trong lòng lại nhói đau. Nơi ấy, biết bao thân thiết: nơi tôi thường đi xe đạp qua trên đường từ nhà tới Bờ Hồ, nơi tôi đã tập hành quân nhiều tối. Nơi ấy rất đông vui, sầm uất, nhà cửa san sát. Đánh vào đó, giặc Mỹ đã giết bao nhiêu đồng bào của tôi? Vậy mà chúng xoen xoét chối cãi, nói rằng chỉ đánh vào mục tiêu quân sự. Ai có thể tin lời chúng được? Trừng trị chúng, quân và dân Hà Nội đã bắn rơi 5 máy bay B.52!
Năm 1973
Chủ nhật 1/1/1973
Năm nay bắt đầu bằng một ngày trời trong xanh, nắng rực rỡ và lại hơi lạnh. Đến đêm, trời hơi mưa lắc rắc.
Từ 2 đến 15/1/1973
Nghe tin Mỹ đã buộc phải ngừng ném bom từvĩ tuyến 20 trở ra và lại nối tiếp các cuộc mật đàm với ta. Rõ ràng bọn chúng đã bị thất bại nặng nề. Khả năng một vẫn còn.
Ngày 16/1/1973
Theo tin tham khảo, Mỹ đã phải tuyên bố chấmdứt đánh phá miền Bắc. Chúng tôi vui, một niềm vui nao nao khó tả. Nó không sôi động, náo nức vì đây chưa phải là tin phổ biến chínhthức, mà nó trầm trầm, sâu lắng bên trong. Buổi sáng, vui đến mức không muốn ăn cơm.
Chúng tôi ráo riết chuẩn bị để làm việc tốt khi khả năng một xảy ra. Bộ phận ảnh phóngnhiều bộ ảnh cỡ lớn để triển lãm.
Anh Phi (Phó ban), Hoài Nam (Tuyên truyền) và Lợi (đánh máy) đã vào thường trực ở Thường vụ Z11.
THƯ GIA ĐÌNH
Phạm Đức Hóa
Long yêu dấu
Chắc con nóng lòng mong tin của bố mẹ vàcác em. Bố vừa ở nơi sơ tán về, vội biên mấy dòng để con yên tâm. Qua 11 ngày giặc Mỹ điên cuồng oanh tạc miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, gia đình ta đều bình yên cả. Hôm 2/1/1973, mẹ và các em lại tiếp tục sơ tán ở Mỹ Hào, Hải Hưng, đề phòng giặc Mỹ tráo trở. Còn bố về Hà Nội vài ngày, xong lại đi sơtán theo cơ quan Bộ. Gia đình cô Chung vẫnbình yên và ở nơi sơ tán. Các bà về ăn cưới các em Phúc + Thành đã về Hà Giang cuối 11/1972 và gia đình trên ấy vẫn được bình yên.
Hà Nội tuy bị oanh tạc, nhân dân tuy bị thương vong, song vẫn hiên ngang sau chiến thắng vĩđại. Gia đình lại mới nhận được thư và ảnhcủa con đề tháng 10/1972. Gia đình rất phấn khởi, chỉ tiếc không được gặp Hoàng Trà, bạn của con, vì gia đình đi sơ tán cả.
Gia đình ta đã dọn về phòng mới ở Kim Liên, sum họp được 2 tháng thì sơ tán.
Bố mẹ, anh Đức và các em vẫn được khỏemạnh. Còn em Ngọc thì đến 5/1/1973 vào năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ ở nơi sơ tán. Em học tiếng Anh đủ 3 năm (lớpnăng khiếu tiếng Anh) và nay tiếp tục học. Nhẽra em đi học ở Liên Xô, song gia đình đã có 2 anh đi nước ngoài rồi nên phải nhường cho các bạn.
Bố gửi cho con mấy tấm ảnh do em Phúc chụp và rửa để con làm kỷ niệm.
Bố đang vội giải quyết một số việc nên viết thư ngắn. Chúc con mạnh khoẻ, dũng cảm nhận thêm nhiệm vụ cách mạng.
Thân yêu
Bố
Phạm Đức Hóa
Ngày 24/1/1973
Đài Phương Tây đưa tin trưa nay Nixơn sẽ đọc một bài diễn văn về Việt Nam. Chúng tôi đều bảo nhau chú ý nghe đài TNVN vì có thểsẽ có nhiều tin quan trọng.
Quả vậy, 10 giờ rưỡi, buổi thời sự đã đọc một bản thông cáo của Bộ Ngoại giao nước ta nói rằng Mỹ và ta đã ký tắt Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tối, cơ quan họp. Anh Nhớ - Phó Ban - nói lại thông báo trên và cho biết cơ bản thì bản Hiệp định này vẫn như bản Hiệp định thảo ra hồi tháng 10.
Nửa đêm, đài công bố Hiệp định và 4 Nghịđịnh thư kèm theo.
Chúng tôi nằm trên võng, bên bếp lửa lắng nghe và bàn tán sôi nổi.
Các văn kiện nói lên rất rõ sự thất bại của Mỹ, Thiệu. Nghị định thư về việc Mỹ tháo gỡ mìn ở các hải cảng, sông ngòi làm chúng tôi thật thú vị.
Chúng tôi chụp chung với nhau một tấm ảnh ngồi bên bếp lửa.
Ngày 25/1/1973
Huề lên đường đi Bình Định - ở đó có một địa điểm trao trả tù binh hai bên.
Tôi nóng lòng sốt ruột muốn lao ngay xuống địa phương để được cùng đồng bào đón ngày đại thắng. Thật gay, nhà chỉ còn tôi và anh Đảo làm tin, biên tập, không thể đi được.
Tôi xuống chỗ hội nghị của Khu để gặp đạibiểu một số tỉnh lấy phát biểu cảm tưởng củahọ trước tình hình mới.
Ngày 27/1/1973
Hôm nay, Hiệp định Pari về Việt Nam đã đượcký kết. Chỉ sáng mai thôi, hòa bình, niềm ướcvọng tự ngàn đời của dân tộc Việt Nam, sẽđến với Tổ quốc thân yêu của chúng ta.
Nhận được tin địch lấn chiếm vùng giải phóng, ta chặn đánh quyết liệt, đồng thời tấn công chiếm thêm một số vùng. Đêm, súng nổ rền vang khắp nơi. Chỉ mấy tiếng nữa thôi là hòa bình đến.
Nhưng các chiến sĩ của chúng ta vẫn chiến đấu ngoan cường, vẫn hy sinh. Tôi nghĩ, cái chết lúc này đắt giá gấp mấy cái chết những lúc trước.
Ngày 28/1/1973
Ngày hòa bình đầu tiên.
Sáng sớm, mưa lắc rắc, trời lành lạnh.
Nghe anh Tường giải thích về hiệp định và anh Năm chúc Tết (Anh Năm Công, tức Võ Chí Công, là Bí Thư Khu Uỷ). Anh Năm cười vui vẻ nhưng nói rất rắn rỏi, biểu hiện niềm sung sướng, tự hào nhưng rất quyết tâm, cảnh giác. Cuộc chiến đấu sắp tới sẽ hết sức gay go, phức tạp.
Buổi chiều, trời lại hửng nắng. Tôi và hai Cường ra nước Y.
Dòng suối vẫn chảy đều đều và reo róc rách.Những tia nắng xuyên qua những bông lau làm chúng óng lên, mỡ màng. Không còn nghe tiếng máy bay chiến đấu, chỉ có tiếng máy bay vận tải nặng nề.
Nằm trên đá ngắm thiên nhiên, lại nhớ Hà Nội,nhớ gia đình da diết. Ôi, mới ngày nào, nghĩđến hòa bình còn thấy xa vời quá. Vậy mà nó đã đến, đến thực sự rồi. Nghĩ lại cứ thấy ngỡ ngàng như vừa ngủ mơ xong! Tuy nhiên, cho tới nay, tôi vẫn hiểu rằng ngày về thăm nhà (thăm thôi) vẫn còn xa xôi lắm! Biết bao công việc đã bầy ra trước mắt. Không thể vắng mặt trong cuộc chiến đấu mới này.
Gặp đoàn cán bộ tập trung để đi Quảng Ngãiphục vụ việc trao trả tù binh. Ở đây có Xuyến, y sĩ ở bệnh viện một. Cô người Phú Thọ nhưng sống ở Hà Nội từ nhỏ. Cô gái 22 tuổi ấy có vóc người khỏe mạnh, có tác phong mạnh bạo. Lần này là lần thứ 3 tôi gặp và nói chuyện với Xuyến. Buổi tối, cùng ngồi xem phim với Xuyến, nói chuyện nhiều. Tất nhiên, chỉ nghe tiếng nói nhẹ nhàng, thanh thoát của con gái Hà Nội thôi, cũng đủ thấy ấm áp và êmdịu rồi.
Cô gái này có những nét độc đáo: đối với một số người thì rất bướng bỉnh, với một số khác lại rất tình cảm; yêu nhạc, thích thể thao và tâm hồn cũng khá lãng mạn.
Ngày 29/1/1973
Sáng sớm Xuyến đã đi. Không kịp bắt tay tạmbiệt Xuyến.
Trời rực nắng một chút rồi lại u ám.
Về nhà. Anh Đảo đang cúm, nằm trong võng, phủ bọc kín mít.
Tin để ùn lại, tôi cầm cả tập. Nổi bật là tin Mỹ ngụy vi phạm Hiệp định.
Đang ăn dở cơm thì phải chạy xuống nghe điện thoại. Đỗ Phú hổn hển đọc tin: lại tin viphạm Hiệp định. Tôi không hài lòng lắm vì tinviết lộn xộn, không có những chi tiết tốt. Tôinhắc Phú nhớ khai thác kỹ điện: tố cáo thằngđịch phải có bằng chứng cụ thể, do vậy tinphải hết sức chi tiết, rõ ràng.
Mưa nặng hạt. Lạnh.
Vừa biên tập tin, tôi vừa khai thác các tài liệu ghi chép được trong chuyến đi Bình Định vừaqua, viết một số bài, mẩu chuyện.
Bài viết sau đây vừa đăng ở báo Cờ giảiphóng Khu Năm, vừa đăng ở Bản tin Đấu tranh thống nhất:
Lớn lên với sức sống mùa xuân
Hà Nội (VNTTX 29-1-1973). Từ sau ngày tết Nhâm Tý, Hoài Ân đi vào mùa xuân với nhịp điệu thật sôi nổi, rộn rịp ở khắp các thôn ấp. Bà con học tập, thảo luận về tình hình, nhiệm vụ, tổ chức đội ngũ, sẵn sàng nổi dậy. Ở cáckhu dồn dân, bà con đấu tranh buộc địch đểđồng bào về làng sản xuất. Bằng mọi cách, bàcon chuyển dần tài sản về quê hương, nơi vườn xưa, ruộng cũ. Dần dần, những vùng đất trắng đã trở lại màu xanh và đây đó mọc lên những ngôi nhà nho nhỏ, xinh xinh.
Đến tháng 4-72, phong trào tấn công và nổi dậy đã bùng lên, đem lại những thay đổi lớn nhất. Quân và dân Hoài Ân giành toàn bộ chính quyền về tay mình. Từ các khu dồn dân, đồng bào trở về làng cũ tổ chức lại đời sống, xây dựng thôn xã chiến đấu. Chỉ trong thời gian ngắn, đồng bào đã đẩy lùi cảnh đen tối, hoang vu do Mỹ Nguỵ gây ra. Suốt từ Ân Hoà, Ân Hảo đến Kim Sơn, Ân Nghĩa, đâu đâu cũng thấy dựng nhà, khai hoang, trồng tỉa tấp nập. Bà con thi đua sản xuất, đào hầm hào tránh phi pháo, lập làng chiến đấu nhộn nhịp.
Giữa những ngày ấy, Mỹ Nguỵ lại điên cuồng pháo kích, hòng chiếm lại Hoài Ân. Chúng gây thêm tội ác mới bằng máy bay B.52, bằng những cuộc càn quét. Nhưng quân địch dùhung hãn, cũng không thay đổi được tình thế. Đồng bào Hoài Ân càng thêm dày dạn, càng đứng vững trên quê hương giải phóng, giáng cho chúng những đòn quyết liệt.
Ở mũi nhọn của cuộc chiến đấu, lực lượng vũtrang Giải phóng huyện không ngừng lớn mạnh, đã lập nhiều thành tích vẻ vang.
Mùa xuân năm ngoái, đội pháo binh gái của huyện chỉ có ít cô gái trẻ và một khẩu cối 50 ly. Hồi ấy, các cô mới làm quen với súng, lấy tầm chỉnh hướng còn ngượng ngùng, lúng túng.Hiện nay, đội đã trưởng thành vượt bậc cả vềsố lượng lẫn chất lượng. Trừng trị bọn địch lấn chiếm vùng giải phóng, đội bám sát bãi đổ quân của chúng, rót những quả đạn chính xác, diệt 20 tên, phối hợp với các đơn vị bạn đánh tan 10 đợt phản kích của địch, diệt gần hết một tiểu đoàn nguỵ, bắn cháy 10 xe tăng. Các đơn vị vũ trang Giải phóng khác đều lập nên những chiến công chói lọi, và những tên gọi quen thuộc của Hoài Ân như Du Tự, Cầu Bến, Phú Vân, Thế Thạnh... đã trở thành mồ chôn xác giặc.
Vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa phục vụ bộđội Giải phóng, đồng bào Hoài Ân đã góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ và xây dựngquê hương. Đồng bào tổ chức đổi công và bước vào chiến dịch sản xuất Đông xuân sôi nổi.
Các chiến sĩ du kích vác súng lên đồi cao sẵn sàng đánh địch bảo vệ đồng bào sản xuất.
Những tấm gương sáng về tinh thần tấn công địch đua nở như hoa mùa xuân. Chị Mười, khi quê hương mới giải phóng, còn bỡ ngỡ với công việc, nhưng chỉ sau một thời gian đã cùng đồng bào và du kích đánh bại 5 đợt phản kích điên cuồng của địch, giữ vững quê hương giải phóng. Hai vợ chồng cụ Năm mặc dù địch đốt nhà, khủng bố, vẫn bám trụ ở vùng sát nách địch, theo dõi hoạt động của chúng báo cho bộ đội, du kích.
Cùng với những người cha, người mẹ anh dũng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường, lớp lớp thanh niên Hoài Ân, mang nặng mốithù nhà, đã hăng hái lên đường tòng quân đểbảo vệ quê hương, làng xóm.
Xuân Quý Sửu đang tới, Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình đã được ký kết, nhưng nhân dân Hoài Ân vẫn cảnh giác với hành động lật lọng của địch. Năm ngoái, đồng bào và chiến sĩ Hoài Ân lấy hoa mai trang trí cho buổi lễ xuất quân. Đầu xuân này, những người cha, người mẹ, những chiến sĩdu kích, bộ đội địa phương, lớp lớp nam nữthanh niên anh dũng kiên cường lại đem những cành mai nở rộ đem cắm trên những chiến hào chiến thắng.
Việt Long (Thông tấn xã Giải phóng)
Ngày 30/1/1973
Nhận được điện của anh Đỗ Phượng ngoài VNTTX báo tin gia đình bình an, mạnh khỏe sau những trận B.52 dữ dội vừa qua. Đây là món quà đầu năm quý báu nhất. Vô cùng biết ơn cơ quan trước sự quan tâm chu đáo ấy.
Ngày 31/1/1973
Nhận được tin: đi theo đoàn Liên hiệp quân sự4 bên làm tin, ảnh, đóng vai sĩ quan. Chưa biết cụ thể ra sao.
Ngày 1/2/1973
Chạy nháo khắp nơi để liên hệ về việc đi công tác. Mệt bã ra, không muốn ăn uống gì cả.
Gặp Như Cảnh - thiếu tá - anh quen tôi từ trước và chuyến này cùng đi trong đoàn Liênhiệp quân sự 4 bên vào Đà Nẵng. Vui quá.
Anh cho biết: sẽ chuyển qua sinh hoạt quân đội - trang bị cũng vậy.
Sáng mai sẽ đi Trà Mi - có máy bay lên thẳng đón ở đó.
Các anh lãnh đạo căn dặn khá nhiều. Vinh dựlớn lao, trách nhiệm nặng nề - tôi sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ.
Trời xám xì mầu xi măng.
Ngày 2 đến 10/2/1973
Những ngày chờ đợi sốt ruột. Nằm ở gần sânbay mà đón Tết, một cái Tết long đong, nghèovề vật chất mà háo hức. Đêm 30, ngồi trênvõng, dưới những lùm chuối, đón giao thừa. Bắt đầu từ ngày một, sáng nào cũng ba lô gọn gàng chờ ra sân bay mà hụt mãi. Cơm thì chỉcó rau với mắm.
Trong những ngày rỗi rãi này, có dịp ngồi suynghĩ về những niềm riêng. Giữa những ngày xuân này, tôi có bước ngoặt khá lớn: bước vào một tình yêu! Thúy Ngân đã trở thành người yêu của tôi.
Nghĩ lại mối quan hệ giữa hai đứa, cũng cónhiều cái lạ: hình như chẳng có khi nào tántỉnh, tấn công lẫn nhau, như nhiều đôi trai gáikhác, mà chỉ phát triển dần dần từ sự thôngcảm lẫn nhau thành tình yêu. Cũng như nhiều cô gái miền Nam khác, Ngân không có được niềm hạnh phúc gia đình toàn vẹn và phải vất vả từ nhỏ. Má chết sớm, ba bị bom đạn Mỹ giết hại, Ngân chỉ còn ba nuôi hiện đang ở miền Bắc. Thoát ly địa phương từ 15, 16 tuổi, Ngân đã lớn lên với cuộc sống đầy gian khổ ởcăn cứ. Khi ở quân đội chuyển qua, Ngân làmy tá ở cơ quan này và tỏ ra rất siêng năng, tận tâm với công tác. Trong những ngày mưa, thấy Ngân chạy hết nhà này đến nhà khácchăm sóc anh em đau, người ướt lướt thướt, tôi thấy thương cô bé quá. Ngân thỉnh thoảng cũng lên chỗ tôi chơi. Cô rất mến anh em trong bộ phận này và cũng được anh em rất mến.
Ngân hay kể chuyện về gia đình, về người chanuôi nghiêm khắc, về những năm tháng gian truân bên quân đội. Ngoài những lúc chuyện trò chung với anh em khác trong nhà, tôi và Ngân rất ít khi nói chuyện riêng với nhau. Vậy mà thấy có cảm tình với nhau đặc biệt. Rồi Ngân chuyển về Xưởng phim. Xa, thấy nhớ lạlùng. Trong những lá thư gửi Ngân, tôi cũng chẳng rào đón, giấu giếm gì tình cảm đặc biệt của mình với Ngân.
Mãi tới gần Tết chúng tôi mới lại được gặpnhau. Khi ấy, tôi sắp lên đường công tác. Ngân cuống quýt lên khi biết tin ấy. Nhưng chúng tôi không có thời giờ để nói chuyện riêng với nhau - tôi phải giải quyết gấp nhiều công việc, mà thời gian thì quá ít. Khi chia tay nhau, Ngân đưa tôi một lá thư và một chiếc khăn tay. Trong thư, Ngân đã đáp lại tình cảm của tôi bằng tình cảm thật đằm thắm, sôi nổi. Ôi, giá như chúng tôi được ngồi chuyện trò với nhau trong ít chục phút thì hạnh phúc biết mấy. Vậy mà không được, cuộc sống khắcnghiệt quá.
Chính trong những ngày này, khu V chúng tôi lại diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt với kẻ địch. Chỉ sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam có hiệu lực 3 ngày, địch dã giở mặt, lấn chiếmvùng giải phóng. Ta phải chống lấn chiếm. Địch nống ra vùng giải phóng. Ta tổ chức nhiều mũi nhọn thọc sâu vào các thị trấn, thành phố tạm thời dưới quyền kiểm soát củachúng, làm cho hậu cứ của địch mất ổn định.Khẩu hiệu của chúng ta là Một tấc đất, một tấc vàng - Một góc gíang san, một dòng máu đỏ, quyết giữ các chốt điểm, nơi cắm cờ Mặt trận dân tộc giải phóng. Chiến sự diễn ra phức tạp và ác liệt. Địch đã chiếm được chốt điểm Bàn Tân - Lâm Phụng trên tuyến đường 14 của ta, nằm trên vùng đất Đại Lộc. Chiến sự tiếp tục ác liệt. Mười ngày sau, chúng chiếm chốt điểmtrên đồi Dương Thông thuộc huyện Duy Xuyên.
Ngày 11/2/1973
Được thông báo trước, anh em vệ binh đem vải trắng ra sân bay làm dấu hiệu cho máy bayxuống: căng thành một hình chữ thập, mỗi chiều dài 30 mét. Hôm nay, máy bay lên thẳng Mỹ sẽ đưa anh Diễm, sĩ quan liên lạc của đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam trong ban Liên hợp quân sự 4 bên ở Trung ương đến.
12 giờ 45 phút, có tiếng động cơ phành phạch,lượn rất thấp. Vì ở xa, khuất cây, chúng tôikhông nhìn thấy máy bay. Tiếng động cơ cứ nổ rền vang mãi. Khoảng 10 phút sau thì nhỏ dần và tắt hẳn.
Ngoài sân bay gọi điện thoại vào cho biết: chúng chỉ đưa anh Diễm xuống, hẹn ngày 12 sẽ đến đón anh Diễm và ngày 13 tới đón cả đoàn đi.
Mãi vẫn không nghe tiếng máy bay cất cánh. Anh Dũng nói: “Hơn nửa giờ rồi, bọn này ở lâuhè, thiện chí hè”. Anh cười, nói thêm: “Bọn nóthường chỉ xuống bắt tay mình rồi xin lỗi, điluôn, đâu có dám ngồi lâu nói chuyện với mình?” Gần 2 giờ sau, anh Diễm đến. Anh xách một cái túi du lịch nhỏ, đi giày đen, mặc bộ quân phục bay bằng vải K.T khá đẹp. Anh em xúm lại thăm hỏi anh. Anh cho biết bọn Mỹ,ngụy lái máy bay rất sợ hãi khi phải bay vào vùng giải phóng. Trước khi đi, chúng đòi anhký vào biên bản bảo đảm an toàn cho chuyếnbay. Anh không chịu ký, với lý do: “Tôi đi từ Sài Gòn ra đây, đi trong vùng các ông kiểm soát rất nhiều mà có cần các ông viết giấy bảo đảm đâu?”. Bọn chúng đùn nhau, không thằngnào chịu lái đi. Có lẽ chúng không muốn là kẻ chết cuối cùng của cuộc chiến tranh này.
Khi bay, chúng luôn giở bản đồ chỉ đường baycho anh Diễm xem và hỏi: “Liệu phía các anhcó bắn lên không?”. Anh Diễm trả lời: “Tôi cùng ngồi trên máy bay nên cũng không trả lời chắc chắn cho các anh được. Nhưng lực lượng vũ trang của chúng tôi rất tôn trọng Hiệp định”.
Tới sân bay, chỉ một chiếc hạ cánh, còn mộtchiếc chỉ quần lượn quanh sân bay. Các sĩ quan liên lạc Mỹ, Sài Gòn, cả phi công, đều vội vàng bắt tay, chào ta rồi lên máy bay đi,không vào nhà uống nước.
Anh Diễm cho biết, khi từ Lộc Ninh vào TânSơn Nhất, anh và đồng chí trưởng đoàn vừa xuống khỏi máy bay, liền bị bọn quân cảnh vây quanh. Chúng nhìn chòng chọc vào mặt và chụp ảnh lia lịa, chụp từ đầu tới chân. Phải phớt lờ, coi như không có chúng.
Anh em tiếp tục nghiên cứu Hiệp định và cácNghị định thư, đồng thời bàn kỹ phương án đấu tranh với đối phương.
Ngày 13/2/1973
Máy bay đến chở anh Diễm về.
Sân bay của ta có 2 cột cờ cắm cờ cách mạng miền Nam Việt Nam và cờ hòa bình. Nhà tiếp khách lợp tranh nhưng trang trí cũng khá đẹp mắt.
12 giờ 50 phút, có tiếng máy bay từ hướngĐông. Sau đó, xuất hiện 2 chiếc bay khá thấp.Anh em vệ binh ném một quả mù, tỏa khóivàng mù mịt. Vẫn như hôm qua, chỉ một máybay hạ cánh, còn một chiếc quần lượn quanh sân bay. Các sĩ quan và phiên dịch Mỹ, Sài Gòn bước xuống, chụp ảnh lia lịa. Một phiên dịch Sài Gòn mượn cái mũ cứng của anh phiên dịch ta, có gắn quân hiệu Sao vàng trên nền xanh đỏ, để đội vào chụp ảnh kỷ niệm. Lần này thì họ vào nhà tiếp khách trong khi phi công vẫn ở máy bay và máy bay vẫn nổ máy.
Ta tiếp đón cũng khá lịch sự. Mọi người đềubắt tay nhau, cười vui vẻ. Sĩ quan liên lạc Mỹ là đại úy Đanien, người không cao to lắm, tóc mềm, màu hung, da đỏ hồng, hay cười. Còn sĩ quan liên lạc Sài Gòn là đại úy Lộc, người nhỏ bé - anh ta có một cái máy ảnh nhỏ, chụp rất nhiều. Phía ta, có anh Diễm và anh Thanh, thiếu tá.
Bia, kẹo, thuốc bày ra nhiều nhưng dùng ít. Trong tiếng máy bay rền vang, câu chuyện tiếp diễn khá khó khăn và vội vã. Cuối cùng, đã giải quyết chớp nhoáng mấy vấn đề:
- Trao đổi tần số, giờ liên lạc máy PRC 25.
- Đồng ý để anh Thanh và Hanh (phiên dịch)vào Đà Nẵng trước, bàn về chỗ ăn ở. (Điềunày tưởng sẽ khó khăn nhưng lại khá dễ dàngđược giải quyết).
- Đanien hẹn sáng mai, 8 giờ, sẽ đưa máy bay đón đoàn đi (nếu ta đồng ý). Mỗi chuyến 3 chiếc - cứ 2 giờ 45 phút một chuyến. Chở đến hết thì thôi và Đanien sẽ ở lại sân bay điều khiển việc lên xuống máy bay.
Anh em đem thuốc và bia ra cho phi công Mỹ - 3 đứa. Lái chính là một tên khá già, ria mép màu hung, rậm, dài, người cao to sù sụ.
Hai tên kia còn rất trẻ, cao nhưng không tolắm. Chúng uống bia, hút thuốc và cám ơn ta.Anh Kháng đưa một bao Thăng Long cho một tên, nó đưa lại một bao thuốc Mỹ và nói: “Hoàbình! Hữu nghị!”. Nói chung, bọn Mỹ rất sốt sắng trong việc liên lạc với ta, rút quân. Có lẽchúng cũng quá ê ẩm với cuộc chiến tranh thua thiệt này. Tuy nhiên, chúng không chịu phá bỏ căn cứ quân sự mà chuyển giao cho quân nguỵ.
Trời nắng nhưng nhiều mây.
Ngày 14/2/1973
Theo hiệp đồng, hôm nay máy bay Mỹ sẽ đưaanh Thanh trở lại.
Đêm trước, trời tập kích một trận mưa dữ dội.Hôm nay cũng mưa lắc rắc. Đợi mãi không cómáy bay.
Một số vị đến định tiễn đoàn đi: anh Hồ An và một số ở Mặt trận, Phụ nữ, cả anh Phú và Trần Đống (điện ảnh) nữa - vì tưởng hôm nay đoàn lên đường, sẽ quay phim làm tài liệu.
Theo điện của anh Diễm, sự việc diễn biến như sau: máy bay không đáp tại nơi ở của đoàn mà đáp tại sân bay Đà Nẵng. Bọn ngụy bắt thiếu tá Thanh và thượng sĩ phiên dịch Hanh làm giấy căn cước và gửi 2 anh lại sân bay - 2 anh không chịu làm - đòi đưa trở lại Trà Mi - chúng đồng ý và hẹn sẽ đưa về trong ngày nay - nhưng tới tối, vẫn không thấy máy bay lên.
Phải dự kiến trước phương án đấu tranh nếu địch bắt giữ 2 đồng chí của ta. Anh Chính được phân công viết điện báo cáo lên trên. Anh Cảnh viết sẵn tuyên bố về việc đó, khi cần là công bố để đấu tranh.
Các đơn vị, địa phương đang chuẩn bị để tiễnđưa đoàn vào Đà Nẵng cho có khí thế: tổ chức đội ngũ, cờ, hoa, khẩu hiệu. Đoàn cũng đãchuẩn bị diễn văn để đọc tại sân bay.
Trong khi đó, chiến sự vẫn diễn ra sôi động ở khắp nơi. Ngồi đây, nhìn thấy cờ hòa bình bay phấp phới trên cột cờ đầu sân bay, và vẫn nghe rõ tiếng pháo nổ uỳnh oàng phía Bắc,thỉnh thoảng nghe mấy loạt B52 nổ rền phía xa.
Ngày 15/2/1973
Anh Thanh điện về: hôm đến sân bay bị đốiphương bắt làm thủ tục, anh không làm. Tới đó, các anh ở chỗ đoàn quân sự Mỹ.
Sáng hôm sau, Đanien và Lộc đến báo giấy tờđã làm xong, mời về chỗ Ban Liên hiệp quânsự 4 bên ở. Anh Thanh đến kiểm tra, thấy chỗ ở chưa ổn: nhà trưởng, phó đoàn chưa có,cán bộ thì xếp ở tập thể. Đang tiếp tục bàn, đòi tạo điều kiện ở tốt hơn. Sáng mai, máy bay sẽ đưa anh Thanh về.
23/2/1973 - Lần thứ 3 giáp mặt
Theo hợp đồng, hôm nay đối phương đưa đồng chí Thanh về báo cáo với đoàn. Đồng chí Thanh sẽ làm việc khoảng 3 - 4 tiếng, sau đó lại vào Đà Nẵng. Trong khi đó, sĩ quan liên lạc và phi công đối phương sẽ chờ tại sân bay.
9 giờ 45, có tiếng máy bay phành phạch. Látsau, từ phía Bắc xuất hiện một chiếc trực thăng. Nó bay thẳng tới hướng sân bay với cái vẻ hăm hở và thành thạo. 4 khoanh mầu đỏ dacam sơn quanh đuôi, quanh bụng nó nổi lên khá rõ. Nó sà tới, vòng một vòng rồi hạ xuốngsân bay. Khác hẳn mấy lần trước, lần này không có một chiếc khác quần trên bầu trời yểm trợ cho nó và nó không nổ máy rền rĩ trong khi chờ đợi nữa. Nó đứng im lìm giữa sân bay, cánh quạt giang rộng, hơi trùng xuống, như con chuồn chuồn khổng lồ đangngủ.
Anh Thanh về thẳng nơi làm việc.
Sĩ quan và phi công đối phương được mời vào nghỉ ở phòng khách. Những chiến sĩ bảo vệ được phân công gác máy bay, bồng súng đứng nghiêm túc. Thái độ thiện chí của ta làm những phi công Mỹ yên tâm và họ mau lẹ rời khỏi máy bay, vào nhà khách. Trời nắng và nóng điên người. Trong nhà có bia, nước trà “Thanh Tâm”, rất cần thiết cho họ.
Đầu tiên vẫn là những câu chuyện xã giao. Thiếu tá Giôn Pi Kennơđi - trưởng phi hành đoàn - nói anh ta 32 tuổi, có vợ, con bên Mỹ,nhà có cả ô tô. Anh ta tóc đen, mày rậm, mắt xanh đậm đà, môi đỏ chót - nói chung, trông mặt anh ta màu sắc loè loẹt như một con vẹt. Đại úy Lộc - sĩ quan liên lạc ngụy - hỏi đếnlương, anh ta khoe được 2.000 đôla một tháng. Nhân đó, Thành - phiên dịch viên ngụy - hỏi:
- Còn lương các ông bao nhiêu?
Một sĩ quan ta trả lời:
- Quân đội Giải phóng không ăn lương. Đồng bào cung cấp bao nhiêu thì chúng tôi có bấy nhiêu.
Lộc nói rằng anh ta đã đóng quân nhiều ởmiền núi: Tu Lang, Bến Giằng, Tiên Phước, Trà Mi. Một sĩ quan ta hỏi:
- Về đời sống, anh thích gì?
- Tôi thích hội hoạ.
Anh ta cười, trả lời bằng giọng Huế khá lịchthiệp. Anh ta nói tới những bức tranh đẹp. Vớicon mắt nhìn ra xa, hơi mơ mộng, có vẻ đang quay về với dĩ vãng, anh ta nói:
- Trước tôi làm đại đội trưởng, đóng đồn ở Trà My, trên gò cao kia. Tôi muốn trở lại thăm nơi ở cũ, xem còn kỷ niệm gì, các anh cho phép chứ?
Anh Tiết, phụ trách sân bay, vội đáp:
- Cũng được thôi!
Thiếu tá Nhung - phụ trách vấn đề bảo vệ của đoàn - cười cười:
- Đại úy đi cũng được, nhưng bây giờ lau lách mọc đầy, sợ phải chui rúc, mệt.
Lộc hỏi lại:
- Vậy ra không có đường lớn?
- Đại úy coi đấy, trước đây có ai ở vùng này, lau lách, cỏ dại mọc đầy cả. Bây giờ có chuyện đón đoàn, chúng tôi mới về đây phát sân bay, dựng tạm mấy ngôi nhà.
Lúc này, Thành chăm chú lắng nghe. Anh ta khá cao, mặt đầy những mụn trứng cá, trông sù sì và đỏ như da gà trọi. Anh ta chợt đề xuất:
- Nóng quá, chúng ta ra sông tắm được chứ?
- Vâng, mời các anh đi!
Sĩ quan ta đáp ứng ngay lời yêu cầu ấy. Mọi người đi dọc sân bay, rẽ qua phải, xuống bờ sông. Qua mấy hố bom mà bọn B.57 thả cách đây ít ngày, khi lệnh ngừng bắn sắp có hiệu lực, không ai nói một lời nào. Những phi công liếc nhìn những hố bom với đám cây cỏ nát nhừ còn xám ngoét màu thuốc nổ, rồi vội nhìn ra sông. Còn sĩ quan của ta thì nhìn thẳng vào mặt họ. Lúc này, tốt nhất là để sự thật nói lên lời.
Bãi sông trắng loá, trống trải, chẳng có gì hấpdẫn cả. Nhìn xuôi, nhìn ngược cũng chỉ thấy cát và đá trắng cùng với làn không khí bị nungnóng khẽ xao động. Mọi người đi dạo trên bờsông chứ không tắm. Rồi lại quay về.
Càng về trưa, câu chuyện càng sôi nổi. Lộc cóvẻ cởi mở:
- Tôi nhập ngũ năm 1952, nhanh thật, 21 nămrồi!
Có lẽ vì cái không khí cởi mở ấy mà một sĩ quan ta buột miệng:
- Anh cũng giống tôi, cùng năm nhập ngũ, cùng cấp bậc!
Lộc cười rộng miệng, nheo cả mắt lại.
Tới giờ ăn cơm, đoàn để 2 sĩ quan tiếp“khách”. Bữa ăn khá đàng hoàng: gà quay, khoai rán, miến xào, canh cải.
Khi chúng tôi trở lại, hai phi công đã ra máy bay và mọi người vẫn đang nói chuyện rôm rả. Thấy tôi, Thành khoe:
- A, anh có cái ảnh chụp với tôi rất đẹp.
Tôi nhớ hôm nọ lúc tôi đứng gần Thành, Lộccó đưa máy lên chụp. Tôi cười:
- Vâng, cảm ơn anh!
Lộc ngồi tận phía trong, nói to:
- Chà, ảnh đẹp lắm, ai coi cũng nói anh Thành chụp chung với con gái. Bây giờ thì thấy đó, con trai chứ không phải con gái đâu nghe!
Hai sĩ quan Mỹ ngơ ngác nhìn và khi đượcnghe dịch lại, họ cũng cười thích thú.
Câu chuyện lại tiếp diễn và Lộc cứ khen mãibữa cơm thịnh soạn. Anh ta xuýt xoa:
- Rô ty gà thật giỏi, vừa ngon. Rô ty gà là khó lắm nghe, quá là cháy, còn không lại sống!
Thành vừa san sẻ 2 cốc nước qua nhau chomau nguội, vừa gật gù:
- Khó thật đó! Không biết là có bàn tay phái đẹp trong ấy không? Chà, cũng muốn thấy mặtcác cô quá!
- Tới hôm đoàn đi, ở đây tiễn đưa, sẽ thấy!
Một sĩ quan ta trả lời và biết mình lỡ lời, anh vội im.
Rót một cốc nước khác, lại san sẻ qua cốckhác cho mau nguội, Thành tấm tắc:
- Nấu nướng khéo thiệt đó. Ngay cả mấy látkhoai cũng cắt thành hình ngôi sao, rán vàng thật đẹp.
Thiếu tá Nhung cười:
- Anh em chúng tôi cũng yêu mỹ thuật lắm. Tuy ở rừng núi, chúng tôi làm việc cũng có giờ giấc, vẫn vui hát, chơi thể thao.
Lộc tán dương:
- Tôi cứ nghĩ các ông ở rừng chắc xanh xao lắm, không ngờ lại đỏ đắn, mạnh khỏe vậy.Các ông cũng có chơi ban à?
- Có chứ, bữa tết, anh em chúng tôi tổ chức đấu bóng chuyền, vui lắm.
Thành mừng rỡ:
- Vậy à? Vậy thì chúng ta tới sân bóng, đánh chơi!
Lộc tán thành:
- Phải đó, nếu cần thì phía Việt Nam mình ở một đội, cho phía Hoa Kỳ một đội, đấu thử!
Đanien khoái chí:
- Được, chúng ta đánh bóng với nhau!
Anh Nhung cười:
- Vâng vâng, chúng tôi sẵn sàng đánh ban vớicác anh, nhưng để khi xuống đó đã. Chứ sânban ở xa lắm, lại sắp tới giờ các anh phải đi rồi, làm sao kịp?
Thành xoa xuýt vẻ tiếc rẻ:
- Vậy à, ra các anh ở xa lắm à!
Chúng tôi tiếp tục mời “khách” ăn kẹo, bánh. Thành và Lộc ngắm nghía mãi những chiếc kẹo “Hải Châu” sản xuất ở Hà Nội. Cả hai đều chọn trong đĩa kẹo lộn xộn các loại, cả miền Bắc, miền Nam, lấy mấy cái. Lộc nói:
- Xin các anh mấy cái về làm quà cho các cháu!
Thành tiếp:
- Xin cho mỗi đứa nhỏ một chiếc thôi, tôi 5 đứa, 5 chiếc.
Lộc nhón lên một cái kẹo chuối của miền Namsản xuất, hỏi:
- Cái này có phải không hè? Tôi muốn mỗi thứ một loại.
Thành có vẻ thành thạo:
- Không phải, ông cứ xem cái nào có chữ“Quốc doanh” là đúng!
Lộc cười:
- Đem về cho lũ nhỏ coi, rồi cất kỹ làm kỷ niệm thôi, đâu dám ăn?
Tôi nói:
- Cứ cho các cháu ăn cho chúng biết vị ngọt của kẹo chúng tôi, rồi giữ giấy làm kỷ niệm cũng được chứ sao.
Thành nói:
- Sau này quan hệ bình thường, chắc những thứ này sẽ nhiều!
- Vâng, chúng tôi đều mong muốn quan hệ BắcNam chóng trở lại bình thường.
Chúng tôi trả lời vậy và đưa Thành một gói trà miền Bắc. Anh ta cầm gói trà, ngắm nghía, đọc nhãn hiệu “Thanh Tâm” và gật gù:
- Uống trà này thì tâm hồn lúc nào cũng thanh bạch.
Anh ta đưa cao gói trà về phía Lộc, nháy mắt rồi với cái áo khoác vắt ở thành ghế, đút vào túi. Trong câu chuyện, Thành luôn ca thán nhà đông con, nghèo, làm ăn vất vả. Anh ta nói:
- Trước tôi ở bên dân sự, có Hiệp định mới qua bên quân sự làm thông dịch.
Với giọng phân bua, anh ta tiếp:
- Cũng không muốn qua bên này, nhưng vẫn phải qua, vì làm nghề này có tiền nuôi các cháu - nhà tôi đông con, nghèo lắm.
Để phụ Họa thêm cho giọng nói, anh ta ngửahai bàn tay, đưa ra phía trước. ánh nắng bênngoài rọi vào chiếc đồng hồ loại hảo hạng đeotrên cổ tay trái anh ta, loé lên như một tia chớp.
12 giờ 30 phút, Đanien sốt ruột hỏi:
- Thiếu tá Thanh đã làm việc xong chưa?
- Có lẽ còn phải làm việc một thời gian nữa.
- Vậy đến giờ, chúng tôi về, ngày mai sẽ tới đón thiếu tá được không?
- Chắc thiếu tá làm việc khoảng một tiếng nữathôi, đại úy có thể chờ được chứ?
- Vậy để tôi cho máy bay cất cánh lên cao, báo về Đà Nẵng cho thượng cấp chúng tôi biết?
- Vâng, nhưng đại úy chờ chúng tôi gọi điệnthoại hỏi ý kiến cấp trên chúng tôi!
Ngoài sân bay, hai phi công Mỹ đang lúi húi,chỉ trỏ vào bộ phận nào đó ở đầu máy bay. Họ có vẻ tận tâm với nghề nghiệp. Để giảm bớt sự sốt ruột của Đanien, anh Nhung hỏi:
- Chiếc máy bay kia trị giá bao nhiêu đô la?
Thành trả lời:
- Đắt lắm, tới mấy vạn đô la.
Anh ta nói thêm:
- Đây là loại mới, đã cải tiến, cái ống xả hơi của nó làm vểnh lên chứ không cụp xuống như loại cũ.
Lộc giải thích:
- Như vậy, hơi nóng tỏa lên trên sẽ được cánh quạt quạt phân tán hết, giảm nhiệt, chống được tên lửa tìm nhiệt.
Và Lộc lại khoe:
- Cái ghế bên cạnh dùng cho xạ thủ đại liên.
- Ồ, hẹp vậy thì để đại liên chỗ nào?
- Không, đại liên gắn phía ngoài, xạ thủ ngồighế, chúc súng xuống đất mà bắn.
Liên lạc về báo cấp trên đồng ý để máy bay lên cao liên lạc với Đà Nẵng.
Đanien đề nghị:
- Mời các anh cùng lên máy bay với chúng tôi.
Đanien đứng dậy kéo anh Tiết cùng đi. Mọi người cùng đứng dậy. Cả Lộc và Thành đều sốt sắng:
- Đi, mời các anh cùng đi chơi!
Tôi lưỡng lự:
- Thôi, để một số đi, kẻo chật.
Thành dắt tay tôi:
- Không, không chật đâu, đi cho vui.
Tôi liếc nhìn anh Nhung. Thấy anh cười và bước ra cửa, tôi cũng bước theo. Thành tỏ vẻ rất cởi mở, thân mật với tôi. Làm như vô tình,anh ta hỏi độp một câu:
- Anh vào đây năm nào?
Tôi trả lời:
- Tôi sinh sống ở đây lâu rồi anh ạ!
Khi lên máy bay, Thành cẩn thận buộc người tôi vào ghế bằng dây bạt có móc sắt.
Máy bay rồ máy. Bao quanh mang tai tôi là một mớ âm thanh ồn ào, náo động. Không còn nói chuyện được nữa. Cánh quạt quay tít, làm bụicuộn thốc lên. Máy bay bốc lên cao khá nhẹnhàng. Lên được một đoạn, nó đứng sững lại rồi quay từ từ 180 độ . Sau đó, nó vừa lên cao vừa tiến tới phía trước. Tôi có cảm giác như đang ngồi xe ô tô leo ngược lên dốc, có điều êm hơn chứ không xóc lộn ruột như khi đi ô tô.
Tôi chú ý quan sát dưới đất xem lũ giặc lái phát hiện quân ta như thế nào. Bây giờ mới hiểu rằng trước mình “điếc không sợ súng”, quá chủ quan. Tôi nhìn rõ sân bay với chữ thập trắng, với những đường đi ngang dọc, với mấy ngôi nhà tranh, với lá cờ bay phấp phới và thấy rõ cả mấy đồng chí vệ binh đứng nghiêm bồng súng. Máy bay lên cao, lượn vòng theo hướng tay trái. Thân máy bay nghiêng đi, muốn đổ mọi thứ ra ngoài. Nhìn về bên phải thấy điệp trùng những núi - những dẫy núi cũng chênh đi như sắp đổ.
Nhìn xuống dưới thấy rất rõ mặt đất. Mặt đấtđẹp, hiền và đáng yêu quá. Những thửa ruộng lúa xanh rì, những vạt rừng non thưa thớt, và dòng sông nước trong vắt chảy gợn sóng lăn tăn xen vào nhau, nổi bật lên như một bức tranh màu đẹp đẽ. ồ, ở độ cao 7 - 800 thướcmà nhìn rõ cả gợn nước, những phiến đá vàmấy người đi trên bãi sông. Kia nữa, thấy rõhai chiếc áo trắng ai phơi trên bãi cỏ, thấy một anh bộ đội đang đi ngoái lại ngước nhìn lên. Thấy căn nhà tôn, mấy ngôi nhà tranh nấpdưới mấy bụi chuối, lùm cây. Máy bay vòng lạisân bay. Thấy bóng máy bay in trên sân bayvới cái cánh quạt quay tít mù ngồ ngộ. Thấygần bờ sông một ngôi nhà và rất nhiều ngườiđứng ở sân. Được 20 phút, máy bay hạ cánh.Người cảm thấy bị hẫng, nhưng không nôn nao. Mát quá, vì suốt quá trình bay, gió lùa vào lồng lộng.
Ra khỏi máy bay, Đanien kéo Lộc và Thành lạibàn bạc gì đó.
Vào nhà, Thành báo:
- Đại úy Đanien nói rằng đã liên lạc về Đà Nẵng, thượng cấp đồng ý để chúng tôi 2 giờ rưỡi về.
- Vâng, vâng, đúng một giờ rưỡi chúng tôi, thiếu tá Thành sẽ ra.
Thành giải thích:
- Hồi này Hoa Kỳ thực hiện chương trình rútquân, việc nhiều mà máy bay ít nên bố trí giờ giấc xít xao lắm.
Lộc nói thêm:
- Sợ rằng sau phi vụ này phải thực hiện phi vụ khác nên phải báo về trên.
Thành hỏi:
- Các anh bay thấy ngợp không?
- Gió quá, lúc bay thường chắc phải đóng cửalại chứ?
- Đóng bí hơi lắm.
Thành giảng giải:
- Hồi nãy phải quần và phải bay cao để liên lạc nên bay mệt, chứ khi thường chỉ bay 5 - 600 mét, bay thấp là là, êm lắm.
Lộc hỏi:
- Hồi nãy thấy cái nhà nào phía sau cột cờ đó hè?
- Nhà anh em ở đó anh ạ.
- Phía ấy là gì mà thấy đông người quá?
- Đường anh em đi lại đó mà.
- À, thấy cả phụ nữ nữa, tôi muốn qua chụp ảnh với các cô ấy được không? - Lộc hỏi.
Thành phụ hoạ:
- Ồ, có cả phụ nữ. Bữa trước bay lên thấy mấy cô tắm ở suối nữa (vừa nói anh ta vừa cười thích thú), giá được sang chụp ảnh thì hay đó!
Thiếu tá Nhung trả lời:
- Chắc các anh cũng biết tính nết phụ nữ Việt Nam hay e thẹn, sợ các anh lạ, mấy cô ấy không chịu chụp, đi mất công chớ.
Thành tán:
- Hay đại úy muốn thì xin ở lại luôn!
Lộc cười:
- Sợ nhà đương cục địa phương không cho phép.
Anh Nhung nói:
- Sợ các anh không có thời gian thôi. Khi nào có điều kiện thì mời các anh ở chơi.
Thành nháy mắt, vỗ vai Lộc:
- Mà ở đây thôi, chứ không được qua với mấy cô đâu nghe!
Anh ta hất hàm về phía bờ sông và nói thêm:
- Ở thì vui, chỉ tội mấy con gà chết oan!
Anh Nhung đáp:
- Gà anh em chúng tôi tự nuôi đấy. Chắcchúng nó cũng vui lòng khi được chết vì mốitình thân thiện của chúng ta.
Sắp tới giờ cất cánh, mấy sĩ quan Mỹ và anh em ta trao đổi với nhau những vật kỷ niệm nhỏ. Anh Nhung tặng Đanien một quyển lịch “Quân giải phóng”, anh ta cảm ơn và cười:
- Nhưng ông nhớ là tôi vẫn có những cú đập rất mạnh khi gặp ông trên sân bóng đấy!
Anh ta có vẻ quan tâm thực sự tới chuyện thể thao.
Tôi và Bé - phiên dịch - ra máy bay nói chuyện với phi công Mỹ.
Hỏi chuyện viên phi công có bộ ria mép dàihung hung mà bữa trước tôi cho là già mớibiết anh ta có 25 tuổi thôi. Với giọng ồm ồm, anh ta kể:
- Tôi có 1 vợ, 1 con lên 4 tuổi. Tôi qua Việt Nam năm 69, 70 rồi về nước, sau đó lại qua, được 3 tháng rồi.
Anh ta cười, nụ cười có vẻ bình dị. Nhìn nụ cười, nghe giọng nói thấy anh ta có vẻ nông dân. Anh ta là chuẩn uý. Bé đưa tặng anh ta quyển lịch, anh ta cảm ơn, mở ra coi và hỏi:
- Hồ Chí Minh?
Anh ta chỉ vào tấm ảnh Bác và chữ Hồ Chí Minh dưới một câu ghi lời Bác. Anh ta ngắm nghía, gật gật đầu và cười. Anh ta tên là Hogan.
Tôi qua hỏi chuyện Henson - 19 tuổi. Anh tacao nhưng không to, có nét mặt thư sinh vàtính tình có vẻ e dè, hay thẹn. Hồi sáng, khi mọi người xúm đến hỏi, anh ta lúng túng ngó quanh và ấp úng không biết nói gì. Lúc này anh ta đang ngồi trên ghế, cầm cái mũ bộ đội Giải phóng ngắm nghía rồi đội lên, gật đầu vui thú. Anh ta ra hiệu cho Kennơđi chụp ảnh anh ta với chiếc mũ đó. Tôi lại ngồi bên cạnh và nhờ Bé hỏi chuyện. Henson cho biết anh ta sang Việt Nam 2 năm rồi. Tôi hỏi:
- Anh có thể cho biết cảm tưởng của anh khi tới gặp chúng tôi tại đây?
Anh ta cười và nói nhỏ một câu gì đó. Lúc ấy, Hogan chuyển xuống một can nước bằng nhựa. Henson đỡ lấy, dùng nắp hứng và ấn nút cho nước chảy ra mời tôi uống. Đó là thứ nước máy nồng nặc mùi Clo, tanh vô kể. Bé dịch lại lời anh ta:
- Thật khó nói quá!
Kennơđi đang ở buồng lái cũng chồm người qua ghế góp chuyện với chúng tôi. Có lẽ anh ta sợ anh chàng Henson ngây thơ nói những điều hớ hênh với chúng tôi chăng?
Đúng 1 giờ 30’ anh Thanh ra. Chúng tôi nắmtay anh, chúc anh hoàn thành nhiệm vụ. Mọi người tiễn biệt nhau. Lộc, Thành bắt tay tôi. Lộc chỉ vào tôi và Thành, nói:
- Đôi này có vẻ ăn ý với nhau lắm!
Tôi cười và thầm nghĩ: “Cuộc chiến đấu trên mặt trận ngoại giao thật phức tạp, tế nhị, phải hết sức cảnh giác”.
Bắt tay và chào nhau lần cuối, Lộc nhắc lại lời cảm ơn: “Quý vị đã cho chúng tôi một bữa ăn thật thịnh soạn”. Có lẽ, đó là câu nói chân thành nhất của anh ta trong ngày hôm nay.
Về nhà tổng kết về buổi tiếp xúc này, rút ra nhiều điều hay.
Anh em dự đoán Thành là tình báo CIA, cấpbậc có thể ngang hoặc cao hơn Lộc, Lộc làtình báo quân đội. Cả hai đều tìm cách dò hỏi và muốn đi quan sát nơi ăn, chốn ở của ta. Riêng tôi, tôi thấy Thành có vẻ muốn dùng đòn ngọt với tôi để lợi dụng khai thác những gì có lợi cho hắn. Có thể hắn đánh giá tôi “ngon ăn” bởi thái độ ôn hoà, “cởi mở” của tôi.
Trong buổi tiếp xúc, anh em ta cũng có nhiềuchỗ hớ: nói lộ lý lịch mình, lộ việc, chưa thực hiện nghe nhiều để tìm hiểu địch, phiên dịchchưa lắng nghe xem bọn Mỹ - Nguỵ bàn riênggì với nhau, cảnh vệ chưa chú ý quan sát bọn địch khi chúng đi vệ sinh xem chúng có làm gì khác không...
Trong khi tiếp xúc với địch, cần phải biết hỏiđể moi tin, biết trả lời có vẻ cởi mở mà chung chung. Hanh - phiên dịch, mới đi Đà Nẵng về - cho biết câu chuyện giữa Hanh và tên lính nấu ăn của bọn sĩ quan ngụy như sau:
- Các anh ăn bao nhiêu tiền một ngày?
- Cấp trên chúng tôi cấp bao nhiêu thì chúngtôi nấu ăn bấy nhiêu.
- Thường thường nhà ăn này có bao nhiêu người ăn?
- Dạ, lúc thì nhiều, lúc thì ít người ăn.
Một tên lính còn biết trả lời như vậy, nói chi đến những tên sĩ quan, nhất là những sĩ quan được phân công tiếp xúc với ta.
Chân tình là bản tính của anh em ta - quen sống với nhau cởi mở, thương yêu nhau mà!Nhưng với kẻ địch thì phải biết sống cho cóthủ đoạn, biết nói dối như thật.
Từ tháng 3 năm 1973
Tiếp tục những ngày chờ đợi, nhưng chưa thấy triển vọng gì về hoạt động của đoàn Liên hiệp quân sự. Đối phuơng vẫn cố tình phá hoại việc thi hành Hiệp định.Tôi vẫn làm việc theo dõi tin tức qua đài và qua các báo cáo để tổng hợp tình hình thời sự giúp đoàn. Chỉ trong vòng nửa đầu tháng 2, ở các tỉnh đồng bằng Trung Trnng bộ đã có 648 vụ địch vi phạm Hiệp định, trong đó có 323 vụ bắn pháo vào vùng giải phóng (có những trận dùng 8 đến 20 khẩu pháo bắn từ 1.000 đến 3.000 quả đạn vào một thôn), 224 vụ dùng bộ binh từ 1 đại đội đến 4 tiểu đoàn có xe tăng, bọc thép đánh phá vùng giải phóng. Chiều mùng một tết âm lịch vừa qua, tại Quảng Ngãi, một đoàn thiếu nhi xã Nghĩa Thuận xuống Mỹ Lợi, NghĩaKỳ huyện Tư Nghĩa tổ chức đón binh sĩ ngụyvề mừng xuân hòa bình, bọn pháo binh ở GòHuỳnh dùng cối 82 và súng DKZ bắn vào xãMỹ Lợi, làm chết 2 em, bị thương một số em. Bọn bộ binh còn tới bắt một số em.
Tại Quảng Đà, bọn ngụy huy động pháo binh, bộ binh, xe tăng, xe bọc thép lấn chiếm các xãXuyên Hòa, Xuyên Thanh, Xuyên Khương (Tây Duy Xuyên) dài ngày, có ngày máy baythả bom phá, hàng trăm bom bi vào xã XuyênThanh làm chết và bị thương hàng trăm thường dân, phá hoại hoàn toàn nhà cửa, hoa mầu. Tại Tây nguyên, có 178 vụ địch vi phạm Hiệp định, với 57 vụ bắn pháo, 59 vụ máy bay, 62 vụ bộ binh; riêng trục đường 14, 19 có ngày chúng bắn tới 1.202 quả đạn pháo.
Tôi mở một lớp đào tạo cấp tốc về nhiếp ảnh cho anh em trong đoàn. Mọi người rất hănghái theo học và nhanh chóng nắm bắt những kiến thức cơ bản, biết chụp ảnh, tráng phim.
Ngoài Hà Nội vẫn tiếp tục sử dụng tin, bài do Khu Năm gửi ra, trong đó có bài của tôi gửi ra cách đây ít lâu:
Bài đăng trên Bản tin đấu tranh thống nhất Mộtcuộc dàn xếp Hà Nội ( VNTTX 1-3-1973) - Hòng thực hiện âm mưu lấn đất, bọn chỉ huy quân đội Sài Gòn ở Quảng Nam đã thúc ép đơn vị X hành quân lấn chiếm vùng giải phóng của ta sau ngày lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Kiên quyết bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, các chiến sĩ Giải phóng đã chặn đánh quyết liệt, buộc chúng phải cụm lại trên các điểm cao. Đơn vị X quân đội Sài Gòn lâm vào tình trạng nguy kịch, thương binh không được chuyển đi cứu chữa, lương thực không được tiếp tế, trong khi đó, tiếng loa của các chiến sĩ Giải phóng vẫn vang lên.
- Hỡi anh em binh sĩ Sài Gòn! Hiệp định Pa ri đã ký, hòa bình đã được lập lại. Anh em hãy trở về vị trí của mình, đừng cầm súng đánh nhau nữa!
Toàn bộ binh sĩ đều im lặng lắng nghe. Anhem binh lính yêu cầu chỉ huy phải ra dàn xếp với quân Giải phóng. Trước tình hình ấy, banchỉ huy đơn vị quân Sài Gòn đã liên lạc với quân Giải phóng.
Tới chỗ hẹn, viên sĩ quan được một cán bộquân Giải phóng dẫn vào nhà. Đồng chí cán bộ mời viên sĩ quan ngồi và hỏi:
- Chắc anh mệt và đói lắm?
Viên sĩ quan khẽ thở ra, đáp:
- Cảm ơn ông. Suốt mấy ngày nay chúng tôikhông được tiếp tế...
Đồng chí cán bộ rót nước đưa anh ta uống rồi lấy gói cơm nắm đưa anh ta:
- Mời anh ăn bữa cơm của quân Giải phóng.
Trước thái độ chân tình của đồng chí cán bộ,anh ta cám ơn rồi cầm lấy nắm cơm ăn ngon lành.
Sau đó, viên sĩ quan nói:
- Thưa ông, tôi được cử đến đây để dàn xếp với các ông về việc đổi khu vực trú quân.
Với giọng vừa ôn tồn vừa kiên quyết, đồng chícán bộ nói:
- Có lẽ anh lầm. Anh phải nói là đến để bàn giao đất cho chúng tôi mới đúng vì đây là vùng giải phóng. Các anh lấn chiếm sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.
Viên sĩ quan lúng túng:
- Dạ, tôi cũng không nắm vững việc này.
Đồng chí cán bộ hỏi:
- Có lẽ anh chưa được nghiên cứu Hiệp địnhvà các Nghị định thư?
Viên sĩ quan vội đáp:
- Vâng, cấp trên chúng tôi chỉ phổ biến sơ qua.
Đồng chí cán bộ rút trong cặp ra mấy xếp giấy đánh máy, đưa anh ta và căn dặn:
- Đây là các văn bản của Hiệp định, anh đem về cùng anh em đọc cho kỹ. Thật tai hại, cấp trên các anh cố tình bưng bít sự thật, cố tình đẩy các anh vào chỗ chết.
Ngừng lại một chút, đồng chí cán bộ hỏi:
- Chắc các anh gặp nhiều khó khăn trong việccứu chữa thương binh?
Viên sĩ quan gật đầu:
- Bị các ông vây chặt, chúng tôi không chuyểnthương binh về hậu cứ được, thuốc men cũng thiếu.
Đồng chí cán bộ lấy ra một số thuốc, bôngbằng rồi nói:
- Chúng tôi biết rất rõ tình trạng nguy khốn của các anh. Bây giờ, chúng tôi có đủ điều kiện để tiêu diệt các anh. Nhưng thi hành đúng đắn chính sách hòa giải và hòa hợp dân tộc, chúng tôi muốn cứu các anh. Anh cầm số thuốc này về tạm băng bó cho anh em và báo cáo với chỉ huy các anh là chúng tôi đồng ý cho các anh chuyển số thương binh về nơi an toàn theo hành lang chúng tôi qui định.
Mặt khác, trong khi chờ bàn giao đất, các anhphải nằm tại chỗ, không được bắn phá bừa bãi.
Trước lý lẽ đúng đắn và thái độ thiện chí của quân Giải phóng, binh lính và sỹ quan đơn vị X. quân đội Sài Gòn nhận ra lẽ phải, hết sức cảm động. Họ nói với nhau:
- Hòa bình rồi, tội gì mà đi đánh nhau cho chết uổng mạng?
- Nếu mấy ông Giải phóng mà làm hung, chắcbữa nay mình không còn mà đón xuân!
- Phải đó. Rút đi. Thi hành nghiêm chỉnh Hiệpđịnh là tốt nhất!
Qua một ngày bàn bạc với các chiến sĩ Giảiphóng, ngày hôm sau, cả đơn vị quân Sài Gònđồng loạt rút theo con đường mà quân Giải phóng đã vạch sẵn.
Việt Long (TTXGP)
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 8/3/1973
Bố mẹ kính mến!
Đáng lẽ ra con phải viết thư cho bố mẹ vào đúng ngày hòa bình đầu tiên cho bố mẹ mừng mới phải, nhưng vì bận nhiều việc quá, vả lại không có người ra nên bây giờ con mới viết. Hồi tết, trong bức điện chung gửi ra VNTTX có tên con, anh Phượng có báo cho gia đình biết không?
Bố mẹ yêu quý ạ, điều đáng mừng là cho tới ngày toàn dân tộc giành được đại thắng lợi,con vẫn tiếp tục đóng góp được sức mình, vẫntiếp tục tiến bộ và rất khoẻ. Bây giờ, con được cử đi công tác ở một nơi khá đặc biệt, với trách nhiệm nặng nề hơn. Con rất phấn khởi lên đường nhận nhiệm vụ, đã hứa sẽ công tác thật tốt, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng.
Hôm Hiệp định được ký chính thức, anh Đỗ Phượng có điện vào báo tin gia đình ta vẫn bình yên, mạnh khoẻ. Điều đó làm con vui mừng hết sức. Hồi bọn Mỹ tập trung B52 ào ạt dội bom Hà Nội, con lo cho gia đình quá! Bâygiờ, chắc cả nhà đã về Hà Nội rồi? Căn nhà mới nhà ta được cấp ở Kim Liên có bị máy bay Mỹ phá mất không?
Các em Thuỷ, Lan, Diệp, Ngọc đã về Hà Nộihọc chưa? Anh Đức đã cưới vợ chưa? Còn Phúc, sao bố mẹ đã lo chuyện vợ con cho nósớm thế? Em Việt hiện ở đâu?
Con đang viết thì có người đến lấy thư đi vội, con gửi cho gia đình đỡ mong.
Con.
Ngày 1/4/1973
Thời hạn hoạt động của Ban Liên hiệp quân sự bốn bên đã hết.
Vậy mà chúng tôi vẫn ở căn cứ. Nay sẽchuyển qua hai bên, nhưng khi nào triển khai công tác thì chưa rõ, còn phải đấu tranh nhiều ở Trung ương.
Có việc về Xưởng phim, đinh ninh sẽ gặp Thúy Ngân, sẽ có dịp gần em một chút.
Thấy tôi đến, Đệ gọi ầm lên: “Ngân ơi, mày có khách nhé!” Song, không thấy Ngân đáp lại. Thật thất vọng: Ngân đi lấy lá, có lẽ chiều mớivề.
Thế là những giây phút rỗi rãi của buổi sángchủ nhật này trở thành những giây phút trông đợi - ngong ngóng mãi không biết bao giờ Ngân về. Em ạ, giá như biết em làm ở chỗ nào, anh sẽ đến tận nơi đón em!
Mãi chiều Ngân mới về. Trong khung cảnh nhà cửa đang làm ngổn ngang, đông đúc người đang làm việc, chúng tôi không thể vồvập nhau được. Cũng không có thì giờ để màngồi nói chuyện với nhau nữa: tôi sắp phải đicho kịp giờ tới đơn vị, Ngân phải tiếp tục với công việc. Ngân nói với tôi rằng em không có gì buồn cả, và em cười thật tươi. Nhìn Ngân cười, thấy thương vô hạn. Anh biết, em cũngcó những day dứt trong lòng, nhưng cố tươi cười cho anh vui lòng. Bắt tay tạm biệt nhau, muốn nắm mãi tay em.
Ngân đưa tôi một chiếc khăn trắng, thêu rất đẹp. Thật không ngờ em lại thêu giỏi đến thế. Biết rằng em rất bận, muốn thêu được như vậy chắc em phải dành mọi giờ rỗi mà ngồi cắm cúithêu. Chiếc khăn chứa đựng biết bao tình cảm tha thiết của em!
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 1 tháng 4 năm 1973
Ngân ơi!
Gặp em, anh vui, song cũng buồn. Thương em nhiều!
Anh cứ nghĩ mãi, tại sao chúng ta lại chỉ có thể gặp nhau, nói chuyện với nhau như hồi chiều? Lẽ nào chúng ta không có quyền sống vớinhau đàng hoàng? Không, trăm lần không phải như thế!
Anh không muốn như thế! Chúng ta yêu nhau, tình yêu ấy là chính đáng. Cho nên, em của anh ạ, không có gì đe dọa được tình yêu ấy.
Tất nhiên, bây giờ còn là vào thời gian tế nhị, chưa có thể để tất cả mọi người biết được. Cho nên, còn phải có những sự kín đáo cần thiết. Nhưng không nên vì thế mà phải đặtquan hệ của chúng ta vào tình trạng lén lút,vụng trộm. Khi có những điều kiện thuận lợi, anh muốn sẽ đưa tình yêu của chúng ta ra công khai để mọi người chứng nhận và vun đắp cho. Em có muốn như vậy không? Hãy suy nghĩ cho chín chắn, em nhé!
Em yêu thương! Chỉ khi nào trực tiếp nói chuyện với em, anh mới có thể bộc lộ được hết những suy nghĩ của anh về em, về mối quan hệ giữa hai đứa, giải thích vì sao anh yêu em và những ước muốn vun đắp hạnh phúc với em! Nhưng em hãy tạm hiểu rằng:
trong cuộc đời, anh chỉ muốn yêu một người, khi đã yêu thì gửi trọn tình cảm vào người ấy,và bây giờ thì người ấy là em!
Em ạ, với anh Đảo, anh Phấn, anh không dấudiếm điều gì cả - trong tất cả mọi chuyện của cuộc đời, ngay cả chuyện này cũng vậy.
Đó là hai người bạn, người anh, người đồng chí hết sức yêu quý, thân thiết của anh, chẳng khác nào ruột thịt. Các anh ấy đều tán thành việc của chúng ta, đều nhiệt tình muốn vun đắp cho chúng ta. Em nên có quan hệ mật thiết với các anh ấy. Chắc các anh ấy sẽ có những lời khuyên bảo, tâm tình cần thiết cho em. Nếu không có điều kiện gặp, em nên viết thư cho các anh ấy! Có gì vướng mắc, khó khăn cũng nên nói với các anh ấy, các anh ấy sẽ giúp cách giải quyết.
Em thân yêu! Em nói đã thêu cho anh một cái khăn thật vừa ý.
Song, anh chưa vừa ý đâu. Không phải vì xấu- em của anh thêu đẹp quá, không thể chêđược. Nhưng vì em thêu tên anh đứng trơ trọimột mình, thế thì buồn chết. Tìm mãi không thấy tên em đâu?
Bắt đền em đấy!
Em đừng buồn mà hãy vui, sôi nổi lên nhé.Yêu em nhiều. Anh của em.
TB: Viết thư cho anh, gửi qua anh Đảo hoặcanh Phấn.
Chủ nhật sau nữa (15/4) có thể anh sẽ về.Nếu em sang bên Ban thì tốt.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 10/4/1973
Bố mẹ yêu quý của con!
Thật vui mừng hết sức, con đã nhận được thưcủa bố đề tháng 1/1973. Biết được tình hình gia đình bình an, mạnh khoẻ, con rất phấn khởi. Chắc chắn sẽ có ngày gia đình ta được đoàn tụ, liên hoan mừng đại thắng của dân tộc, của gia đình.
Bố mẹ kính yêu! Xa gia đình, con luôn nhớ gia đình và muốn biết tường tận tình hình giađình. Con tiếc là anh Đức cũng như các em ít chịu viết thư cho con quá, và có viết thì cũng viết sơ sài, ít có tính chất tâm tình về cuộc sống riêng tư. Con cũng không rõ hiện nay việc xây dựng gia đình của anh Đức tới đâu rồi, có trở ngại gì?
Phúc cũng vậy, từ khi về nước đến nay, nókhông viết cho con lá thư nào. Ngay cả việctìm hiểu rồi xây dựng gia đình của nó, concũng không được nghe nó nói lấy một câu. Tuy nhiên, qua thư mẹ viết, con cũng biết sơ qua và mừng cho nó là đã chọn được cô vợtốt, đem về cho gia đình một đứa con ngoan.Bây giờ 2 em ở chung với gia đình, tuổi lại còn non, chắc không khỏi có những bỡ ngỡ, lúng túng.
Con cũng rất mừng khi được biết các cô emgái của con lớn, học giỏi, chăm ngoan. Con thương nhất Việt, cậu em sớm bước vào đời, chịu vất vả, rất giầu tình cảm. Tuy nó cũng ít viết thư cho con, nhưng con hiểu rằng vì nó khó kiếm chỗ gửi được, và thư nó viết rất tỷmỉ, rất tâm tình. Qua thư nó, con hiểu đượctình hình gia đình, nhất là tình hình riêng tưcủa mấy anh em một cách cụ thể hơn. Quathư nó, con cũng thấy rõ bước tiến bộ dài của nó: cả trong suy nghĩ và hành động - nó suy nghĩ khá sâu sắc, có nhiều triển vọng. Không biết bây giờ nó đóng quân ở đâu, công tác và phấn đấu ra sao?
Bây giờ, con xin nói về con cho gia đình rõ. Sức khỏe của con tiếp tục tốt, lâu lắm rồi con không sốt. Nếu như bố mẹ thấy ảnh con gầy, thì đó không phải điều đáng lo, vì tạng người con từ nhỏ vậy mà, không phải yếu đâu. Về công tác, phấn đấu, con tiếp tục đi lên.
Vừa qua, con được cử đi trong đoàn đại biểuquân sự của ta tham gia Ban Liên Hợp quânsự 4 bên khu vực 2 (Đà nẵng) với cấp bậc thiếu uý. Kể ra cũng ngược, người ta vàoquân đội thời chiến, thì nay hòa bình, mình lạivào quân đội. Nhưng con vẫn làm chuyên môn cũ chứ không phải chuyển hẳn ngành. Nếu như mọi công việc triển khai tốt, thì con đã được vào Đà Nẵng mà viết rồi. Do bọn địch không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, đoàncủa ta chưa triển khai được. Nay thì thời hạncủa 4 bên đã hết, đoàn chuyển qua 2 bên. Tuy nhiên, vẫn là thời kỳ chờ đợi chứ chưa triển khai công tác.
Có thể con sẽ đi với đoàn một thời gian, sau đó lại về cơ quan cũ, cũng có thể con đi khá lâu. Như vậy là nhiệm vụ của con đối với cách mạng miền Nam càng nặng nề và còn lâu dài, con chưa dám nghĩ tới ngày về thăm gia đình, tuy con tin rằng ngày ấy sẽ đến.
Vừa qua, nghe các anh ở ngoài vào nói, conbiết là Đảng có đề ra chính sách mới đối với gia đình đi B: Số anh em chưa có vợ con cũng được để lương ngoài đó (lương chính + 25% khu vực - 18đ với cán bộ cơ sở hoặc 24 đ vớicán bộ sơ cấp. Bắt đầu thực hiện từ tháng7/72).
Hồi bắt đầu đi, lương con 52đ, vào trong nàyđược xếp là cơ sở.
Nay thì con đã được đề bạt lên thẳng sơ cấp (không qua hưởng sơ cấp) nên nếu so sánh ra thì mức lương ngoài đó sẽ phải tăng theo.
Bố mẹ chú ý hỏi phòng tổ chức cơ quan con xem sao nhé.
Bố, mẹ ạ, tuy không có điều kiện gửi thư cho gia đình trên nhà, con vẫn luôn nhớ da diết cụ, bà, ông bà trẻ, cậu mợ Hiếu và các em.
Con biết, bên cạnh công ơn của bố mẹ, chúngcon mang rất nặng công ơn của các bà. Từ khi bắt đầu đi làm, con đã có ước vọng được đền đáp công ơn ấy, đặc biệt là đối với ông, bà trẻ - những người đã dành cho chúng con tình cảm đằm thắm và đã hy sinh rất nhiều cho chúng con. Tiếc rằng vì việc nước, con không được ở gần các bà mà làm tròn chữ hiếu. Nghe bà, cậu mợ Hiếu sinh sống khá khó khăn, vất vả, con hết sức băn khoăn. Còn ông, bà trẻ nữa, nay đã già yếu rồi, lại không có con cái gì, lấy ai nuôi dưỡng, chăm sóc? Con biết bố, mẹ cũng rất chu đáo trong việc này, nhưng con vẫn cứ nói với bố mẹ như vậy, vì đây là điều thôi thúc trong tình cảm của con từ lâu, không nói ra không được...
Bố mẹ ạ, hồi này đời sống chúng con khá hơn trước nhiều. Đường ô tô đã làm tới nơi chúng con ở, vui tấp nập. Nếu đi xe con ra đó chỉ mất khoảng 8-9 ngày. Như vậy, thư từ sẽ dễ hơn. Con chỉ mong thư gia đình thôi. Bố mẹ không cần gửi cho con tiền, quà gì hết. Nếu bố, mẹđược lĩnh tiền con để lại thì bố mẹ dùng để chi tiêu trong gia đình và nuôi dưỡng bà, ông, bà trẻ chứ đừng lo gì cho con cả.
Nhìn ảnh gia đình, con vui lắm. Anh em ở chỗ con đều chung vui với con, khen bố, mẹ vẫn trẻ, khoẻ, các em lớn, dễ thương. Ngọc lớnquá rồi, ra dáng một thiếu nữ rồi còn gì. Diệp thì vẫn gầy song đã lớn nhiều. Lan còn hay hát không? Thủy hết sún răng chưa? Mẹ bỏthuốc lá chưa? Sao mẹ không trả lời con vềviệc ấy? Con không muốn mẹ hút thuốc một chút nào hết, vì rất hao sức khoẻ.
Cô chú Phương đã đưa các em về Hà Nộichưa? Con rất nhớ cô, chú và các em.
Cuối thư, con chúc gia đình mạnh khoẻ, hạnh phúc và gửi lời thăm các cô, chú trong cơ quan.
Con của gia đình.
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội, ngày 15/4/1973
Long yêu dấu của bố mẹ!
Trong một trường hợp đặc biệt, bố mẹ gặp đ/cThắng, thủ trưởng của con, người đã cùng con sống và chiến đấu trong những năm gian khổ của cách mạng miền Nam. Đồng chíThắng kể cho bố nghe nhiều chuyện về con kểtừ năm gian khổ 1968 đến khi đồng chí Thắngra ngoài này. Qua nhiều lần nghe kể chuyện về con, bố cũng hình dung được cuộc sống của con trong ấy, nhất là tinh thần phấn đấu của con, sự đoàn kết của con với đồng bào, đồng chí. Con thật đã cố gắng nhiều lắm, nên trong thời gian không lâu đã trở thành Đảng viên của Đảng Lao động quang vinh, lại mới được vào cấp ủy với sự tín nhiệm của đa số. Bố mẹ và các em rất mừng rỡ trước sự trưởng thành nhanh chóng của con trong thực tế cách mạng.
Hiện nay, bố mẹ và các em có một mong muốn là được gặp con một số ngày cho bõ nỗi nhớ nhung. Mong con được ra ngoài này điềudưỡng sau mấy năm công tác gian khổ.
Gia đình ta đã về ở khu tập thể Kim Liên. Buồng ở tuy không rộng, song ấm cúng, tiệnnghi đầy đủ. Con biên thư cho gia đình, thường quan tâm đến sức khỏe của mẹ, mong mẹ đừng hút thuốc lá nữa. Con ạ, mẹ con vẫn khỏe mạnh, vẫn “chưa chừa” được thuốc lá, song ngày càng béo khoẻ, hết lòng hết sức chăm sóc gia đình và là người nhớ đến con nhiều nhất, thường nói chuyện đến thằng Hai, lo cho nó lúc bé ăn như người “ăn chay”, bâygiờ sống trong hoàn cảnh mới thì làm sao màkiêng được. (Đ/c Thắng nói cho bố biết con biết ăn đủ mọi các thứ mắm, các thứ rau, kể cả mướp đắng).
Bố mẹ rất phấn khởi vì nhìn thấy đàn chim 8 con đã trưởng thành. Những ngày chủ nhật vàngày lễ là những ngày gia đình sum họp đôngđủ.
Anh Đức vẫn làm công tác ở ủy ban khoa học kỹ thuật, gắn bó với Phòng tính toán, cả mấy đợt giặc Mỹ oanh tạc Hà Nội đều có mặt ở Thủ đô, lại mới đi cùng đoàn cán bộ sang công tác tại Cộng hòa dân chủ Đức hơn hai tháng, mới trở về nước ngày 3/4/1973, mẹthường nói anh Đức nghiêm nghị, đứng đắn, “ra vẻ anh cả”, chỉ có cái là chậm đường vợ con.
Em Phúc từ khi thành lập gia đình trở nên chín chắn, tay nghề của em rất vững, nhất là sau khi đi thực tập 3 năm ở Liên Xô trở về. Thành, vợ Phúc, công nhân kỹ thuật cơ khí, cùng công tác với Phúc ở Đại học Bách Khoa. Hai vợ chồng sống vui vẻ, đầm ấm, trong một gia đình công nhân kỹ thuật. Đến độ tháng 9/1974 hai vợ chồng em Phúc sẽ có đứa con đầu lòng, bố sẽ được sống thêm trong tình cảmcủa người ông đối với cháu nội. Con sẽ thêmtrách nhiệm của một người bác ruột. Còn Việt, đứa em gầy còm của con trước kia, đã trở thành chiến sĩ công an vũ trang ở biên giới Lào Việt. Em cũng phấn đấu rất tốt, đã trở thành đối tượng của Đảng, và đang tiếp tục phấn đấu để được trực tiếp chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, và theo lời em viết “tiếp tục truyền thống của cha, anh, của gia đình”.Một số bạn của em ở đơn vị mới qua Hà Nội, đến thăm gia đình cho biết tin em rất khoẻ, vượt được nhiều thử thách và hiện nay là một trong những chiến sĩ cốt cán của đơn vị.
Còn em Ngọc càng lớn càng khoẻ, càng to, đãtrở thành sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ. Em học tiếng anh vào loại giỏi và đang học thêm nhạc (ghi ta). Bố mẹ không phải lo về mặt học tập và đạo đức của em Ngọc. Ngọc lì sì bao nhiêu thì béDiệp hoạt bát bấy nhiêu. Lúc nào Diệp cũng hoạt động, học xong là làm, học rất chăm chỉ, phải cái hay trêu trọc các em nên mọi người gọi cô ta là “cái dầm”. Tuy vậy rất dễ thươngvà hồn nhiên, vui tính.
Em Lan học lớp 6, hiện nay trở thành cô quản lý gia đình về các mặt tem phiếu, đi chợ, nấu ăn. Học ít nhưng chóng nhớ, kiến thức tương đối vững, khỏe và vững, rất thương bố, thường giặt quần áo cho bố.
Bé Thủy cứ vẫn chậm lớn, đêm thường quên, sờ tí mẹ tuy đã làm “sinh viên lớp 5” rồi. Em học tiến bộ hơn trước, cả nhà đều yên tâm và chiều con gái út.
Cụ nội, trẻ Nghiêm, ông Thành, cô cậu Hiếu và 4 cháu vẫn được khỏe mạnh. Còn cô Chung đã 2 lần chuyển công tác, Chồng cô Chung đã về hưu non, 3 đứa con đều nghịch ngợm, học kém.
Bố đã cảm thấy cái già đã tới, 57 tuổi rồi. Tuy nhiên bố vẫn đi làm đều đặn, chưa có tư tưởng về hưu, phấn khởi với đàn con đang trưởng thành. Trước còn lo chưa có nhà, cácem con còn bé... nay tình hình gia đình đãtương đối ổn định, kinh tế gia đình ngày mộttốt, nhất là khi được nhận phụ cấp của con để lại (chính sách mới, mỗi tháng 47đ). Tuy nhiêntheo sự suy nghĩ của bố, bố chưa muốn nghỉngơi, mà nếu 2,3 năm nữa có về hưu thì cũng tìm việc làm thêm hoặc viết, hoặc dịch, hoặcdạy ngoại ngữ ở đại học...
À bố thường tự hỏi: “Con đã lớn, tại saokhông thấy con nói chuyện về việc vợ con”. Hình như con có người yêu ở ngoài này phải không? Nếu có, con cứ giới thiệu với gia đình để giữ mối liên hệ cho bền vững.
Nhớ con nhiều lắm
Bố
Chủ nhật 22/4/1973
Không biết nên nói rằng hôm nay là một ngàyvui hay một ngày buồn? Hôm nay gặp Ngân -vừa thấy thật thân thương, gần gũi, vừa thấy thật xa lạ, lạnh lùng.
Gặp Ngân lần này tại Điện ảnh trong khung cảnh đỡ bề bộn hơn trước vì nhà cửa đã tạmxong. Chúng tôi có nhiều thời giờ riêng để nóichuyện với nhau. Từ lúc đi đường, tôi cứ đinhninh rằng lần này chúng tôi sẽ được sống vớinhau những giây phút thật đầm ấm.
Không ngờ Ngân lại đưa tôi một lá thư Ngânđang viết dở dang.
Trong thư, Ngân nói với tôi rằng Ngân rất quý,rất thương, rất kính trọng tôi, nhưng “không dám” nhận là người yêu của tôi, mà chỉ mong là một người em, người bạn, người đồng chí mà thôi. Ngân lý giải rằng hoàn cảnh sống của hai đứa có những sự cách biệt nhau, trình độ lại chênh lệch nhau quá, Ngân không xứngđáng là người yêu của tôi. Ngân lo rằng rồiđây gia đình tôi sẽ chê bai Ngân, bè bạn tôi sẽ dèm pha Ngân, do vậy tôi sẽ chán nản và hạnh phúc giữa hai đứa sẽ không được bảo đảm.
Đọc thư, bối rối trăm chiều, lòng bề bộn nhữngcâu hỏi, những sự day dứt, những cách lý giải.Ôi, biết nói thế nào với Ngân để Ngân hiểu và tin tôi bây giờ? Em ơi, tuy sống với em không được bao lâu, nhưng anh đã tìm hiểu em khá kỹ, đã tham khảo những ý kiến của những đồng chí thân cận anh về em rất nhiều và từ đó đặt ra cơ sở vững chắc để xây dựng tình yêu với em. Rồi anh yêu em với tất cả tình cảm mãnh liệt, thiết tha của mối tình đầu. Tình yêu ấy thật là sôi nổi nhưng lại chín chắn chứkhông bồng bột đâu em ạ!
Khi nhận được thư em đáp lại tình yêu củaanh, anh sung sướng, hạnh phúc biết bao nhiêu và đã thầm nhủ mãi rằng: anh sẽ yêu em trọn đời, chúng ta sẽ chung sống với nhau thật đầm ấm như bố mẹ anh đã chung sống với nhau. Ước mơ cháy bỏng như vậy đấy, có thể nào anh lại từ bỏ tình yêu của anh, từ bỏ em được? Trong cuộc đời anh, anh đã gặp nhiềungười con gái, đã có những lần cảm thấy yêu,nhưng chưa bao giờ anh thổ lộ tình yêu, rồi do nhiều điều kiện, anh lại gạt bỏ nó đi, do vậy chưa một lần nào anh nói trực tiếp với một người con gái hai chữ “yêu em”. Nhưng lần này anh đã nói với em, đã được nghe em nói lại hai chữ “thương yêu”. Anh đã nói ra như vậy và anh sẽ giữ mãi nó, sẽ thể hiện đầy đủ ýnghĩa của nó trong quan hệ với em - và chỉ với em mà thôi, không thể với bất kỳ một người con gái nào khác! Lẽ nào anh không thể thực hiện được ước mơ chính đáng của mình chỉ vì những lý do rất xa xôi như em đã nêu ra?
Nghĩ như thế nhưng không thể diễn đạt thành lời được. Ngân thì vẫn vui vẻ nói chuyện với tôi. Không biết nói với Ngân như thế nào bây giờ. Tôi bảo Ngân:
- Anh mong rằng những điều em viết cho anhlà những lời nói đùa!
Ngân đáp:
- Không phải đùa, em nói thật đấy.
- Anh không muốn em so sánh như thế.
- Không, trong quan hệ nếu không có so sánhthì không thực với lương tâm!
- Em so sánh cũng được, nhưng cần so sánhcho đúng và giải quyết cho đúng. Em hãy rútlui ý kiến của em đi. Anh chỉ có thể chấp nhận những điều em nói trong lá thư trước tết.
- Bây giờ anh nghĩ như thế, nhưng sau nàyanh có thể nghĩ khác.
- Hay là do em không yêu anh nên em nói tránh ra như thế?
- Không, không phải như vậy.
- Em thật khó hiểu, em làm khổ anh!
- Không đâu, anh làm khổ anh đấy!
- Em ạ, em đừng lo về gia đình anh, gia đình anh sẽ hoàn toàn đồng ý với anh. Anh chỉ lo ba không đồng ý thôi, ba nghiêm khắc lắm mà.
- Không, ba tình cảm lắm anh ạ, khi mới gặp thì ba ít nói, nhưng khi đã quen, đã thân thì ba nói chuyện tình cảm lắm.
Buổi chiều qua đi. Ngân hẹn tôi tối sang gặpem. Lúc này, tôi không còn đủ sáng suốt đểnhận định vấn đề gì hết.
Tối, Ngân sang C8 tiêm thuốc cho Đệ. Thấy tôi ở dưới bếp, Đệ gọi: “Lên đây em bảo cáinày!” Khi tôi đến, Đệ bảo Ngân ngồi lên võng,bảo tôi ngồi vào chiếc ghế cạnh đó, còn Đệngồi xuống đất, với lý do “cho đỡ mỏi”. ChắcĐệ đã rõ phần nào quan hệ giữa tôi và Ngân. Cô gái Hà Tây này rất hồn nhiên song cũng khá tế nhị, tâm lý. Ngoài 3 chúng tôi, còn một anh chàng nào đó nằm võng tận ngoài đầu hè.
Tất nhiên lúc này câu chuyện không có gì đặcbiệt cả. Ngân nằm trên võng, để một cánh tayqua phía tôi, đu đưa võng. Tôi cầm lấy bàn tay Ngân. Ngân rụt lại và nói: “Tay em nông dân đầy chai chứ không như tay anh trí thức!” Ôi, sao em cứ cố tìm ra những sự ngăn cách giữa 2 đứa? Tôi nắm lấy tay Ngân, khẽ vuốt ve và bảo: “Không, em xem đây, tay anh cũng đầy chai. Anh phát rẫy giỏi lắm chứ!”.
Sau khi nói chuyện một lúc, Đệ cầm đèn pin đi ra ngoài: “Tao có việc ra ngoài một tý, khi nào tao về mày mới được về đấy Ngân nhé!”. Ngân xuống võng. Tôi bảo nhỏ: “Khoan hãy vềem!”. Ngân lại nằm lên võng. Tôi lại cầm lấytay Ngân vuốt nhẹ và đưa lên môi hôn. Ngânkhông nói gì hết. Không kìm nổi tình cảm thathiết của mình, tôi choàng tới, hôn lên má Ngân, hôn lên môi Ngân - làn môi mọng và ấm.Tôi thì thầm: “Yêu em, yêu em, yêu em biếtmấy”. Tôi không nhớ rõ thái độ của Ngân lúcấy như thế nào? Lẽ ra, chúng tôi phải ôm hôn nhau thật thắm thiết, chúng tôi yêu nhau cơmà?
Nhưng còn chuyện lá thư Ngân viết cho tôi hồichiều? Tôi bối rối, băn khoăn, lo lắng. Em, emcó giận anh không? Lát sau thì Đệ về.
Ngân cũng về và dặn tôi: “Lát nữa anh quanhé”.
Khoảng gần 9 giờ tôi sang. Gặp Ngân ở nhàăn, Ngân bảo: “Anh đến nhà anh Thanh chơi!”. Tôi đi đến nhà Thanh. ồ, lúc này tôi không còn tỉnh táo gì cả, tôi chỉ làm theo Ngân như một cái máy.
Trong nhà, anh em đang nói chuyện vui vẻ. Anh Tầm bảo Ngân:
“Em đi lấy nước mời khách chứ!”.Ngân cầm ấm chạy đi. Khi Ngân về, anh Tầm nói: “Nào, pha đường sữa mời khách chứ”. Ngân cười:
“Nghèo quá, không có nhà, không có đường, có bạn đến chẳng biết làm sao cả!”.
Tôi cầm đàn ghita, dạo nhạc. Tôi và Thanh hátmấy bài hát Nga. Âm điệu của những bài hátgợi lại trong tôi những ngày còn đi học cấp 3 thường cùng bè bạn đàn hát. Ôi, tuổi trẻ, tuổi trẻ hồn nhiên thích quá. Bây giờ làm sao tôi có thể trở lại hoàn toàn với sự hồn nhiên, vô tư ấy? Tránh làm sao khỏi những sự phức tạp, va vấp? Tôi đã bước vào đời từ lâu rồi mà. Và bây giờ thì tôi đang yêu.
Tình yêu đem đến cho tôi hạnh phúc, song cũng đem đến cho tôi nỗi đau buồn và nhiều loại cảm xúc gì đó rất phức tạp, rất khó tả nữa.
Mới hay rằng yêu không phải là dễ và xâydựng một tình yêu thật chân chính, thật đẹp đẽlại càng khó.
Nghe âm điệu buồn buồn của bài “Sulicô” tôi thốt lên: “Bài hát đầy mầu tang, lúc này mình không thích nghe!”. Ngân vẫn ngồi đu đưa võng. Tôi ngắm nhìn Ngân mãi qua ánh đèn dầu mờ nhạt. Tôi có cảm tưởng Ngân như con chim vàng anh xinh đẹp và đáng yêu đang vỗ cánh chuẩn bị bay vút lên vượt khỏi tầm tay tôi, bay lên cao mãi.
9 rưỡi, tôi bắt tay mọi người, ra về. Thấy tôi không bắt tay Ngân, anh Tầm nói đùa một câu gì đó làm mọi người cười ầm lên.
Đã ra đến sân, tôi nói lại: “Còn đồng chí Ngân muốn gửi gì cho anh Đảo thì gửi nhé”.
Tôi bước đi trong màn đêm. Đi thật ư? Lại xa Ngân ư? Bao giờ gặp lại? Không có thể nói với Ngân những suy nghĩ của mình ư? Tôiđứng lại nhìn qua phía nhà anh Thanh. Có ánh đèn pin rọi ra phía cửa. Chắc Ngân về. Tôi đứng chờ.
Trong nhà bếp, chỉ cột có 2 võng: võng Ngânvà võng Hải. Hải đi chơi bên C8 chưa về.Ngoài nhà ăn, mọi người đều nghỉ ngơi trên võng của mình. Ngân đốt đèn, lục tìm trong ba lô, lấy cuốn an bom, lấy mấy cái phim đưa tôi.Tôi hỏi: “Đưa anh xem cuốn anbom được không?”. Hồi trước tết, tôi có gửi cho Ngân một cái ảnh 2 đứa - nguyên là ảnh tôi phóng tách từ ảnh chụp chung với đông đảo anh em khác ra. Không hiểu Ngân còn giữ không? Ngân cất cuốn ambom đi và bảo: “Không, emkhông đưa anh xem đâu”.
Mỗi đứa ngồi một võng nói chuyện với nhau. Nối liền 2 đứa là một vùng ánh sáng khá lớncủa ngọn đèn dầu. Tuy vậy, tôi cũng không nhìn Ngân thật rõ được.
Tôi nói:
- Ngân ạ, anh không ngờ em lại viết cho anh lá thư như thế.
Khi đi đường chuẩn bị vào gặp em, anh nghĩđến bao nhiêu chuyện vui...
Ngân ngắt lời tôi:
- Đúng, vui là đúng chứ anh, gia đình anh ấm cúng thế mà!
- Gia đình anh ấm cúng, nhưng anh không thểvui nếu như trong đó không có em!
- Thì trước đây vẫn không có em!
- Đó là trước đây! Chẳng thà đừng gặp em,đừng yêu em, đừng được em yêu. Đằng này mới yêu như thế mà bỗng chốc thay đổi hết cả, anh vui sao được? Tại sao hồi trước tết em lại viết cho anh lá thư như thế?
- Hồi ấy khác, bây giờ khác.
- Mới có mấy tháng mà tình cảm em đã thay đổi vậy sao?
- Không phải thay đổi, nhưng phải lường cho sâu anh ạ. Không biết anh có nghe người ta nói những chuyện về em trước đây không?
- Ồ, anh biết chứ, anh nghe rất nhiều, trong đó có những điều nói về em thật tệ hại. Nhưng, nghe thì phải điều tra, chứ tin ngay sao được? Em không biết đấy thôi, anh Phấn, anh Đảo đã giúp anh điều tra những chuyện ấy. Anh biếtcó những người ác ý, ghen ghét, cố tình nóixấu, dèm pha em. Thấy thực tế không có gìnên anh không nói gì với em đó thôi.
- Anh ạ, không phải là em thanh minh, nhưnganh xem đấy, từ nhỏ em sống với ba, sốngtrong quân đội, mãi tới tháng 6 năm 72 em mới qua Văn công rồi về Ban, làm gì tệ đến như thế được? Thực ra em sống có rất nhiều người mến, có những anh đặt vấn đề với em. Không phải là em kén chọn, nhưng em thấykhông phù hợp cho nên em không đồng ý dovậy có những anh đã nói xấu em.
- Anh biết chứ. Anh nghĩ bên quân đội kỷ luật rất nghiêm minh, làm sao lại có thể xảy ra những điều xấu xa như vậy được?
Ngân tỏ ra yên tâm khi tôi nói những điều như vậy. Rồi Ngân lại nói:
- Bây giờ ở rừng núi chỉ có anh và em thì được. Nhưng sau này xuống đồng bằng, emgià đi, xấu đi, lại dốt, rồi gia đình anh mỗi người nói một câu, anh sẽ khổ.
Tôi đáp:

- Em ạ, thực ra khi quyết định yêu một người không thể không đắn đo, suy nghĩ, so sánh.Nhưng anh nghĩ không thể lấy tuổi tác và sắcđẹp làm cơ sở cho tình yêu - tuy nó cũng quan trọng. Bởi vì nếu đặt cơ sở như vậy thì không vững chắc - thời gian sẽ làm cho tuổi trẻ và sắc đẹp phôi phai đi. Anh muốn đặt tình yêu trên cơ sở hiểu biết, thông cảm, thương nhau và chung thủy với nhau. Và anh đã đến với em với tình cảm như thế.
- Nhưng nếu người ngoài dư luận dèm pha thìanh nghĩ thế nào?
- Khi đã xác định rõ mọi chuyện, anh sẽ đạp trên dư luận xấu mà đi đến mục đích của mình. Cũng có thể có một số người tung ra dư luận xấu đấy, nhưng anh không ngại. Ngược lại, có rất nhiều người ủng hộ chúng ta. Em biết không, hôm nọ anh Nguyễn Khắc Phục đưa thư của anh cho em, anh ấy đứng chờ em suốttừ 10 giờ đến 11 rưỡi khuya đấy. Bạn bè thân thiết của anh đều tôn trọng tình yêu này và vun đắp cho nó.
- Bây giờ thì tôn trọng, nhưng sau này...
Câu chuyện còn tiếp diễn, nhưng chung quy lại Ngân vẫn không rút lui ý kiến của mình.
10 giờ Ngân bảo tôi về nghỉ và đưa tôi một hộp đường bảo đem về ăn. Tôi cất nó lại chỗ ba lô Ngân.
Đêm, nằm trăn trở mãi trên võng, không thể nào ngủ được. Suy nghĩ mãi về Ngân. Xuất phát từ đâu Ngân nêu ra những ý kiến trên? Ngân lo lắng thực sự đến quan hệ với tôi sau này hay do Ngân đã có sự thay đổi về tìnhcảm?
Nếu Ngân đã thay đổi tình cảm với tôi, đã có một người nào đó vừa ý hơn, thì có lẽ tôi sẽ rút đi một cách nhẹ nhàng thôi, tuy không tránh khỏi đau buồn. Cái đó hoàn toàn do Ngân quyết định. Tôi không có quyền ép buộcNgân. Tình yêu là một thứ tình cảm hoàn toàntự giác, không thể dùng sự thúc ép bên ngoàimà kéo nó đến mình được. Tôi cũng không ghen tuông. Ghen tuông là biểu hiện cho sự bất lực của tình yêu. Mối tình mới bắt đầu và đang phát triển. Nếu Ngân thủy chung với mối tình ấy, tôi sẽ nâng niu và dồn cả tình cảm củamình vào vun đắp cho nó phát triển lên mãi.Còn nếu như Ngân đã vội thay lòng đổi dạ, tôi sẽ hoàn toàn không tìm cách ngăn cản Ngân.
Nếu như Ngân thực sự lo lắng là trong tươnglai, do những hoàn cảnh khách quan, tôi sẽ thay đổi tình cảm, thì tôi sẽ phải tìm mọi cáchlàm cho Ngân yên tâm về điều đó. Trong cuộcđời, đây là lần thứ 3 tôi tự quyết định những bước ngoặt lớn cho mình.
Lần thứ nhất: tôi quyết định không học đại học. Khi ấy, tôi tốt nghiệp lớp 10, được chọn vào học khoa Xây dựng, trường đại học Bách khoa. Nơi ấy là mơ ước của nhiều thanh niên. Nhưng riêng tôi, tôi không phấn khởi chút nào khi đến nơi ấy, vì không hợp nguyện vọng của tôi, tôi chỉ yêu ngành văn thôi. Nghe VNTTX mở lớp phóng viên, tôi liền đến xin vào học. Bố tôi nói với tôi: “Tuỳ con đấy. Nhưng con hãy suy nghĩ cho kỹ”. Tôi nói: “Con suy nghĩ kỹ rồi. Đi vào ngành ấy phù hợp với con hơn, con sẽ phát huy được năng khiếu của mình”. Bố tôi lại hỏi: “Nếu như trên gọi con đi học nước ngoài, con có bỏ lớp phóng viên không?” -”Không, con đã theo thì con không bỏ”. Bố tôi dặn: “Được, con hãy làm theo quyết định củacon và làm tới cùng, đừng bỏ giữa đường”. Thế là tôi rời trường đại học, đi học lớp báochí. Cho tới nay đã 7 năm trôi qua, tôi vẫn thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn và ngày càng thấy yêu nghề của mình hơn.
Lần thứ 2, tôi quyết định vào Nam công tác.Khi ấy, khí thế tấn công và nổi dậy trào dâng khắp miền Nam. Tiền tuyến cần người.
Đồng chí Tố Hữu đến VNTTX nói chuyện với chúng tôi: “Bây giờ phóng viên phải đứng trên 4 phương thành Huế mà viết tin, chụp ảnh”. Tôi viết giấy tình nguyện vào Nam. Bố tôi lại nói với tôi: “Tuỳ con, con suy nghĩ kỹ đi”. Bao giờ cũng vậy, bố tôi chỉ gợi ý cho tôi suy nghĩsâu hơn và tự quyết định chứ không bao giờquyết định thay tôi những việc tôi sẽ làm. Bốtôi nói tiếp: “Thanh niên ngày nay sống phải có lý tưởng, phải sôi nổi. Con xung phong vào tiền tuyến là đúng. Nhưng con phải thấy trước những khó khăn, ác liệt sẽ đến với con để chuẩn bị tinh thần mà vượt qua. Khi đã quyết định đi, thì đừng vì gặp khó khăn, ác liệt mà chùn bước, thối lui”.
Thế rồi bố tôi tiễn tôi đi. 5 năm đã qua, tôi đã chịu đựng bao nhiêu khó khăn, gian khổ, ác liệt, có lúc tưởng đuối sức không vượt qua nổi và tôi vẫn lớn lên về nhiều mặt. Chính ở nơi đây tôi đã được kết nạp Đảng. Chính ở nơi đây tôi đã có những tiến bộ đáng kể về nghiệp vụ, về chính trị và đã thu lượm được kha khátài liệu thực tế để nâng cao nhận thức và để phục vụ cho ý đồ viết sau này. Tới nay hòa bình rồi, tôi vẫn thấy rất cần thiết phải có mặt tại đây, thấy rất gắn bó với mảnh đất này. Tuy nhớ da diết gia đình, tôi vẫn xác định rằng cònphải chiến đấu trong này rất lâu dài và rấtthanh thản chấp nhận thực tế ấy. Vậy là tronglần thứ 2 này, tôi cũng hoàn toàn đúng đắn,không có gì phải ân hận cả.
Còn trong bước thứ 3 này? Thúy Ngân đã gợiý cho tôi suy nghĩ lại cho chín chắn. Đó là điều cần thiết. Song cũng như 2 lần trước, tôi đã quyết định rồi sau khi suy nghĩ, đắn đo, tôi theo đuổi nó đến cùng.
Suy nghĩ lại, tôi thấy chắc rằng Ngân không cósự thay lòng đổi dạ nào đâu. Ngân đối xử với tôi vẫn thân thiết như buổi đầu. Nếu đặt mình vào hoàn cảnh Ngân, sẽ thấy những điều Ngân nói là có cơ sở thực tế. Thường phụ nữhay tính toán, lo xa hơn đàn ông. Có lẽ Ngân sợ tôi xốc nổi, say đắm quá mà không nhìn vào thực tế?
Người ta thường nói khi người phụ nữ đã yêu,thì họ muốn cho người yêu của mình có đầyđủ hạnh phúc. Ngân sợ rằng Ngân không có khả năng đem lại hạnh phúc đầy đủ cho tôi sao? Không, Ngân ơi, em hãy nhìn lại em đi, em không thấp như em tưởng đâu.
Tuy học hành không được mấy, nhưng em rất thông minh và tỏ ra biết nhận thức đúng đắn cuộc sống, có hiểu biết về xã hội, về quan hệgiữa con người với con người, về cái đúng, cái sai. Nhiều người đã nhận xét về em như thế và anh cũng thấy đúng như thế. Riêng việc em sợ sau này anh sẽ khổ nếu như lấy em thôi cũng đủ cho anh thấy hạnh phúc rồi. Điều đó nói lên em quan tâm đến anh biết mấy.
Kỳ lạ thật, chuyện này xảy ra, về hình thức thì hầu như đã đẩy tôi ra xa Ngân, nhưng thực ra về nội dung lại kéo tôi lại gần Ngân rất nhiều. Thật sung sướng khi phát hiện thêm những điều tốt đẹp của người yêu của mình. Thấyyêu Ngân hơn nữa, yêu một cách sâu sắc vàđậm đà. Càng thấy gắn bó với Ngân hơn, càng thấy rằng từ đây trong cuộc đời không thể nào thiếu Ngân được.
Một đêm sắp qua rồi.
Ngân hẹn chủ nhật này sẽ về ban.
Chủ nhật, 29/4/1973
Về thăm cơ quan. Phân xã TTX chúng tôi cóthêm hơn 30 người - phần lớn là sinh viên đại học Tổng hợp ra, học lớp phóng viên rồi vào đây. Với lứa tuổi 22 - 25, những anh chị em này rất sôi nổi.
Trong số này lại có 4 cô gái nữa - 1 phóng viên ảnh, 3 phóng viên tin. Nhà đông vui, nhộn nhạo hẳn lên. Mọi người bắt tay ngay vào việc gùi cõng gạo và làm nhà ở, tạo cơ sở vật chất đầy đủ để rồi bước vào công tác chuyên môn.
Khoảng 8 rưỡi sáng, Thúy Ngân và Đệ đến. Anh em trong phân xã đều vui vẻ đón tiếp 2người.
Đặc biệt anh Đảo, Phấn, Quảng đã chiều tôi rất nhiều, đã đón Ngân như đón một đứa em trong gia đình, tạo cho Ngân không khí vui vẻ, thân mật. Tôi rất hài lòng và rất hàm ơn trướccách đối xử ấy.
Tôi cũng rất hài lòng ở thái độ của Ngân.Ngân đến thăm hỏi anh Đảo, thăm hỏi mấy côbạn gái trong nhà, gây được cảm tình với những người bạn mới một cách nhanh chóng.
Khoảng 10 rưỡi, nhớ đến ảnh Ngân còn phơi ở sân gần buồng tối, tôi đi lấy. Ngân chạy theo. Tôi hỏi:
- Sao, đồng chí em, đã suy nghĩ lại những điều trao đổi với nhau hôm nọ chưa?
Ngân trả lời lấp lửng:
- Em thì trước sau như một.
- Anh cũng trước sau như một.
Thuỳ - cô phóng viên ảnh mới - đang chọnảnh. Thấy chúng tôi xuống, cô vội cầm mấy cáiảnh, đi lên. Tôi ngồi xuống cầm ảnh Ngân lêncắt cạnh. Ngân nói dịu dàng:
- Anh, vào trong mát ngồi cắt không có đauđấy.
Chúng tôi đem ảnh vào trong nhà phóng ảnh, ngồi bên nhau vừa xem ảnh, vừa nói chuyện. Tôi bảo:
- Em sợ anh đau, anh gầy mà lại viết cho anh lá thư như hôm nọ à? Hôm ấy anh thức suốt đêm. Riêng chuyện đó cũng đủ làm anh gầy đi bao nhiêu.
- Ai bảo anh nghĩ, anh thức cho khổ?
- Không nghĩ sao được?
Chúng tôi ngồi sát lại nhau.
Tôi hỏi:
- Ngân, em sinh năm 1952 phải không?
- Dạ!
- Thế ai bảo là em ít hơn anh 4 tuổi?
- Em không hỏi nhưng nghe mấy anh nói anh25 tuổi.
- Không phải đâu nhé, anh 27 rồi, hơn em 6 tuổi cơ đấy. Em có biết Các Mác và vợ như thế nào không?
- Có, vợ Các Mác hơn Các Mác 4 tuổi.
- Vậy mà hai người sống rất hạnh phúc.
- Dạ.
- Em thấy đấy, tuổi tác có quyết định đượchạnh phúc vợ chồng đâu? Còn ở đây, chúng ta lại không nằm trong tình trạng ấy, em nhỏ hơn anh nhiều, em rất trẻ. Điều quyết định cho hạnh phúc vẫn là sự hiểu biết, thông cảm nhau sâu sắc, hợp nhau, chung thủy với nhau.
Ngân ngồi im lặng bên tôi. Cầm tấm ảnh Ngânlên, tôi nói:
- Ai cũng khen ảnh em đẹp!
- Đẹp gì, già gần chết rồi mà đẹp gì?
Tôi quay sang ngắm nhìn Ngân. Khuôn mặt em thân yêu biết bao. Đây này, đôi mắt em to vừa phải, trong sáng lạ lùng, rất đẹp.
Anh có thể ngồi ngắm đôi mắt em suốt ngàykhông chán. Sống mũi em hơi cao, thẳng, thật thanh tú. Làn da em mịn màng, hồng hào.
Đôi môi em mọng đỏ. Em nhìn lại em đi. Với anh, em là người đẹp nhất trên đời.
Tôi choàng qua Ngân. Ngân hơi cười... Cơ thể Thúy Ngân săn chắc truyền sang tôi một sức sống mãnh liệt...
Gần 3 giờ chiều, Ngân chuẩn bị về. Tôi sửasoạn gùi cho Ngân.
Ngân quấn quýt bên tôi. Tôi lấy khăn gói sốthuốc Ngân lĩnh, lấy dây dù buộc gùi cho Ngân. Tôi băn khoăn:
- Dây dù nhỏ thế này đau vai đấy em ạ.
- Không, mang thế này là sướng lắm rồi.
Được chăm sóc người yêu thật là một điều hạnh phúc. Chúng tôi ít được ở gần nhau để chăm sóc lẫn nhau, cho nên những giây phút này thật quý giá. Ngân đứng bên tôi. Tôi nhìn Ngân. Ngân nhìn tôi. Ngân bảo:
- Hôm nào anh qua lấy cái quạt nhé.
Bữa trước, Ngân khâu cho tôi một cái quạt màchưa xong.
Tôi hỏi:
- Sao em không đem qua cho anh?
- Đem ngại quá. Anh sang nhé.
Trời xầm xì muốn mưa. Mấy hôm nay chiều nào cũng mưa giông. Tôi tiễn Ngân đi một quãng đường...
Trời chỉ dậm dọa mà không mưa.
Ngày 30/4/1973 - Thứ 2
Kỷ niệm 5 năm ngày tôi rời miền Bắc vào Nam.
Bầu trời mùa hè cao xanh vời vợi. Nắng vàngóng ả. Nhưng đến chiều thì giông nổi lên, giócuốn ào ào vít cây cối xuống. Một cành cây to gẫy răng rắc, suýt nữa rơi trúng nhà tiểu đội quân sự làm mọi người hốt hoảng chạy dạt ra. Đã sắp đến mùa mưa giông rồi.
Buổi chiều, trời hay dở chứng, làm mặt giận dữ.
Nhớ lại cách đây 5 năm, cũng vào buổi chiều,chúng tôi lên ô tô bắt đầu cuộc hành quân lớn. Khi ấy, tôi còn là một thanh niên măng sữa, lòng đầy nhiệt tình, nhìn cuộc đời lúc nào cũng thuần khiết một mầu hồng. Những năm gian khổ đã dậy tôi nhìn sâu vào cuộc sống hơn, thấy mặt phải và cả mặt trái của cuộc sống. Nhiều lúc phải rùng mình ghê sợ vì thấy những biểu hiện đê tiện, xấu xa quanh mình, ngay trong đồng chí mình. Nhiều lúc thấy sung sướng, ngạc nhiên trước những biểu hiện đẹp đẽ, cao cả mà mình không hình dung ra được. Và phải nói, cũng có những lúc thấy xấu hổ vớichính mình, vì những việc làm không tốt của mình mà mọi người không biết. Nhưng điều cơ bản là tôi vẫn giữ nguyên được bầu máu nóng, giữ được nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ và cũng không để hoài để phí những ngày đã qua.
Năm năm, so với cuộc đời không phải là dài.Nhưng năm năm qua là một giai đoạn rất quantrọng đối với tôi, 5 năm đặt nền móng cơ bản cho tôi xây dựng cuộc đời. Trong khoảng thờigian ấy, tôi đã bước vào vị trí chiến đấu và đứng vững ở vị trí ấy, đã phấn đấu tốt, được kết nạp đảng và trở thành đảng viên chính thức, được bầu vào chi uỷ, đã rèn luyện về nghiệp vụ và cống hiến khả năng chuyên môncủa mình cho cách mạng. Tuy nhiên, về nghiệp vụ mà nói, bước tiến của tôi còn chậm quá. Đứng trước một thực tế rất phong phú và đã lăn lộn trong thực tế ấy, lẽ ra tôi phải viếtđược nhiều, được hay hơn. Tôi vẫn chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc viết, nhất là viết văn.
Nhìn về tương lai, tôi thấy lòng đầy tin tưởng.Khó khăn còn nhiều, song thuận lợi lại rất nhiều. Điều kiện sống dễ chịu hơn, đỡ phải lo xoay xở về vật chất cho cuộc sống, chúng tôi có nhiều thời gian để đi sâu vào công tác chuyên môn. Bên những người bạn đồng nghiệp lớn tuổi, giàu kinh nghiệm, tôi có thêmmột đội ngũ đông đảo bạn đồng nghiệp trẻ tuổi, xốc nổi. Sống trong không khí ấy, nhiệt tình viết sẽ luôn được hâm nóng và luôn rút được kinh nghiệm.
Về đời tư, tuy xa gia đình, nhưng tôi vẫn luôn được sống trong tình gia đình đầm ấm. AnhĐảo, anh Nhị, những người anh cùng vào Nam một đợt với tôi, thương yêu tôi như một người em, luôn quan tâm đến hạnh phúc của tôi. Anh Phấn, Quảng, Quả... cũng sống với tôi thật chân tình, đằm thắm. Bên tôi lại có Thúy Ngân, cô gái miền Nam mà tôi yêu quý, đã đem lại cho tôi những niềm hạnh phúc riêngbiệt. Tất cả những điều đó đã khiến tôi thựcsự coi cơ quan là gia đình thứ hai, miền Nam là quê hương thứ hai của tôi, an tâm sống và chiến đấu lâu dài ở đó.
Nhớ lại ngày lên đường, cùng Vượng ngồi một ghế trên xe. Nay Vượng đã hy sinh rồi. Thương nhớ Vượng vô hạn. Chắc rằng nếu còn sống, Vượng sẽ rất nhiệt tình xây đắp cho tình yêu của tôi.
Trước khi chết, Vượng tỏ ra rất quan tâm đếnđiều đó, đã đi thăm dò để tìm “đối tượng” cho tôi mà chưa được. So với tôi, Vượng vất vả hơn nhiều. Suốt từ 1968 đến 1971, anh đãphải đánh vật với bệnh tật, với sự đối xử tệ của một số người và phần lớn thời gian phải lăn vào sản xuất, gùi cõng. Đến khi điều kiện khách quan có nhiều thuận lợi để phát huy khả năng chuyên môn, được đi công tác, thì anhlại hy sinh. Hình ảnh Vượng luôn luôn rõ néttrong tôi: dáng người cao cao, gầy gầy, tính tình bộc trực thẳng thắn, hay châm biếm, yêu ai thì chăm sóc hết mức, ghét ai thì như đào đất đổ đi, dám bênh vực kẻ yếu, tuy bản thânkhông phải là người mạnh. Hồi mới vào, tôi đưọc phân công chép Bản tin đọc chậm của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Một hôm, đài hết pin, anh Hầu - cùng Tiểu ban, chi ủy viên -lĩnh pin thay cho tôi. Đài vẫn bắt sóng yếu, cứ bập bàbập bõm, tôi ghi chữ được chữ mất. Anh Hầutrách cứ tôi, cho rằng tôi thiếu trách nhiệm. Vừa hay hôm ấy Vượng ở bên Quân khu về. Anh bảo tôi đưa đài rồi mở ra, kiểm tra lại pin. Anh kéo tôi lại chỗ anh Hầu, đưa hai viên pin ra và bảo: “Pin này cũ rồi, có phải anh đổi không?”. Anh Hầu chưa kịp trả lời, Vượng đã cầm chiếc đài của anh ấy, bật bao, lấy pin ra. Rõ ràng, đây là những cục pin mới. Anh Hầu ngượng ngùng trả lại pin cho tôi, không nói được câu nào. Vượng bị một số anh trong chi ủy thành kiến, suýt nữa không được chuyểnĐảng chính thức, may có anh Huỳnh Ngọc Lý và mấy anh khác trong Đảng ủy và Chi ủy bênh vực nên mới khỏi bị thành “bạch vệ”- như anh nói. Vượng ra đi còn để lại ở quê hương một vợ, một con nhỏ. Tôi nhớ hồi hành quân qua Hà Tĩnh, đoàn dừng lại, Vượng được phép về thăm nhà - vợ anh mới sinh. Khi Vượng trở lại, tôi hỏi thăm, anh lúng túng không biết trả lời tôi con anh là trai hay gái.
Anh cười: “Mình ngó nó đỏ hỏn, có dám bồngđâu mà biết nó ra sao”.
Đứa con đầu và là đứa con cuối cùng ấy của anh nay đã 5 tuổi, nhưng không bao giờ nó có thể được thấy mặt cha nó! Tôi cứ tâm niệm một điều: khi nào có dịp ra Bắc sẽ đến thăm gia đình Vượng, kể lại cho gia đình Vượng nghe về những năm tháng đầy gian khổ và cũng đầy yêu thương mà chúng tôi sống vớinhau.
Ngày 10/5/1973
Vì một vết bỏng ở chân, tôi phải đi bệnh xá C.12.
Bây giờ, đường ô tô đã chạy vào tới Khu bộ. Đi theo đường xe ra sông Tranh. Gặp mấychiếc commăngca đi vào hoặc đang đậu dọc đường. Sau mấy cơn mưa chiều, con đường có nhiều đoạn bị đọng nước, lầy lội.
Tới sông Tranh, gặp con đường ô tô lớn. Mộtcái ngầm được đắp qua sông. Phía bên này, con đường đỏ tươi chạy bên bờ sông, bám theo các triền núi. Người ta đang làm thêm một con đường vòng lên trên ngầm, ở đoạn sông sâu - có lẽ bến phà sẽ là nơi ấy. Tiếng mìn phá đá nổ ầm vang, nối theo nhau.
Tôi đi nhờ một chiếc xe tải - nó chở đầy chất nổ đóng bánh.
Đường xóc vô kể. Có những đoạn đường chui qua những vạt rừng già râm mát thật đẹp. Gặp khá nhiều trạm xe và nhiều xe. Xen vào tiếng xe chạy ì ì, thỉnh thoảng lại ầm vang tiếng mìnphá đá. Chúng ta tiếp tục mở đường và củngcố đường.
Từ 11/5/1973
Bắt đầu bản trường ca nhàn rỗi với những điệp khúc tẻ nhạt: sáng tập thể dục, ăn cơm, yên tĩnh, tiêm thuốc, trưa uống thuốc, ăn cơm, chiều thay băng, ăn cơm, tối tập “Cốc đại phong” và ngủ sớm.
Cứ như vậy ngày tiếp ngày trôi qua. Tuy nhiên, sinh hoạt đảng và sinh hoạt hội đồng thương bệnh binh được duy trì đều.
Bệnh viện là nơi tập trung của các loại vitrùng, đặc biệt là vi trùng sốt rét. Chúng đếnđây và đua nhau trổ tài hành hạ con người: có tên làm người ta sốt đùng đùng, có tên làm người ta sốt hâm hấp nhưng sưng lách, có tên làm người ta nằm liệt, mê man.
Đặc biệt, đầu tháng 6 có một ca nguy kịch:đồng chí Hải, một thanh niên người miền Bắc, bị sốt ác tính. Bệnh viện cứu chữa Hải với đầyđủ thuốc và cho người trực suốt ngày đêm. Song, tình hình chưa có gì sáng sủa cả. Bệnh nhân gầy rộc đi, nằm thoi thóp. Cái chết đã hiển hiện trên khuôn mặt: má hóp, răng nhô ra, môi khô lạnh và đặc biệt là đôi mắt, đôi mắtmở, không chớp, bạc mầu, dài dại, dường như không còn nhận biết gì mọi hình ảnh ngoài đời nữa.
Nằm ở đây nơm nớp lo bị vi trùng sốt rét tấn công. Do vậy phải chủ động tấn công nó trước và phòng ngự tích cực. Xẩm tối nào cũng đốt một đống lửa to rồi tấp lá tươi lên tạo thành đám khói dữ dội bao trùm cả nhà, lùa vào các ngõ ngách xua muỗi đi. Rồi đi bít tất, thả tay áo cho dài và phủ bọc võng cho kín. Các cô y tá luôn đi kiểm tra bọc võng bệnh nhân. Rồi uống thuốc phòng nữa. Mong rằng ta sẽ thắng.
Ngày 13/5/1973
10 giờ 15’, Đoàn Văn Hải từ trần. Vi trùng sốt rét đã đầu độc trung ương thần kinh và phá hủy hồng huyết cầu với mức độ quyết liệt.Chúng tôi đưa Hải đi vào buổi chiều trời đầymây. Hoàn cảnh tương đối thuận lợi này khiến chúng tôi có thể chôn cất Hải một cách đàng hoàng. Lòng bùi ngùi thương xót người đồng chí chưa từng quen ấy. Người thanh niên 24 tuổi ấy đang học năm thứ nhất Đại học thì xung phong đi bộ đội và vào đây chiến đấu.
Có lẽ, ở chiến trường, bệnh sốt rét là kẻ thù lớn nhất trong các kẻ thù không vũ khí cướp đi sự sống của chúng tôi. Tôi còn nhớ, Thúy Ngân đã kể cho tôi nghe rằng, vào năm 1969, trung đội của Ngân đóng ở núi cao, giá lạnh, cả đơn vị bị sốt rét, sáng nào cũng có một hai cô gái qua đời. Đâm ra ai cũng sợ giấc ngủ -cứ ngủ là thiếp đi luôn. Nguyên nhân chỉ vì sốt rét, kèm với bệnh ghẻ và cái lạnh hoành hành.
Trong chiến trường, qua 5 năm đối mặt với chiến tranh, tôi đã chứng kiến bao nhiêu cái chết, với bao nhiêu kiểu chôn cất khác nhau: Bị sát thương do bom đạn: bom bi, bom phá, bom na pan, đạn pháo, đạn súng cối, đạn súng cá nhân... Bị ốm đau mà chết: sốt rét, thương hàn, suy kiệt. Bị nạn: rắn cắn, hổ vồ, lũ cuốn, cây đè, núi lở... Lại có bao nhiêu cảnh huống chết khác nhau: Đang ngủ bị trúng bom, tan xác giữa giấc nồng. Đi đường bị địch phục kích, ngã gục bên vệ cỏ. Lãnh trọn một quả pháo, tan xác. Thiếp đi trên võng trong cơn sốt và lạnh dần, lạnh dần để rồi thầm lặng đi vào cõi vĩnh hằng. Vượt sông trong mùa nước lớn, bị nước nhấn chìm. Lại có biết bao kiểu chôn cất: Bọc trong võng, trong ni lông, hạ huyệt - đây là kiểu chôn cất chu đáo nhất có thể có được ở chiến trường, vì không thể nào tạo ra được bộ hòm áo quan. Mộ đá: có vùng toàn đá, không thể đào hố chôn cất được, đành để xác đồng chí nằm trên đá rồi khuân đá xếp dần, xếp dần thành ngôi mộ. Mộ nổi: đồng chí bị địch phục kích hy sinh, khi đến thì thi thể đã thối rữa, không thể đi chuyển, đành tấp ni lông lên, lấp đất, đắp dần thành ngôi mộ. Lại có trường hợp bị chết trôi trong mùa bão lũ, xác vướng vào ngọn cây, khi nước rút, xác gác trên ngọn cây. Chết nhiều kiểu. Chôn nhiều cách. Nhưng có một điều chung: Hy sinh vìĐộc lập, Tự do của Dân tộc.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 5 tháng 6 năm 1973
Ngân thương yêu của anh!
Nếu như em đang buồn, thì bây giờ em hãyvui đi nhé. Anh của em lại về nói chuyện với em đây. Như anh đã nói với em, không khi nào anh muốn em của anh buồn, dù chỉ là buồn thoảng qua! Hơn thế nữa, không khi nào anh muốn em của anh phải khóc, anh không muốnnhững giọt nước mắt của em phải rơi hoài rơiphí, nếu em có để rơi thì hãy đợi anh về, anh hứng lấy mà uống vào lòng. Bởi vì anh yêu em lắm, Ngân ạ!
Thế mà chúng ta đã yêu nhau gần nửa nămrồi Ngân nhỉ! Trên 100 ngày yêu nhau mà chỉđược gặp nhau 3 lần, và nếu gom lại thì sống với nhau chưa trọn một ngày! Cuộc sống khắcnghiệt như vậy đấy. Nó thử thách tình yêu củacon người một cách khá phũ phàng.
Song, em thân yêu ạ, dù xa em bao nhiêuchăng nữa, anh vẫn luôn nhớ em và lúc nàocũng yêu em tha thiết. Biết bao nhiêu lần anhthầm gọi tên em trong giấc ngủ trăn trở. Anhước ao mãi những giây phút sống bên em. Khiấy, anh tha hồ yêu chiều em, đồng thời cũngcó những điều khuyên bảo em nữa. Nhưng đó vẫn chỉ là mơ ước! Còn thực tế thì anh vẫn xa em và không biết đến bao giờ mới được đoàn tụ. Anh được biết đoàn của anh sắp triển khai công tác rồi, bây giờ ở vùng ranh (Hiệp Đức), chứ không vào Đà Nẵng nữa.
Hôm trước Ban có viết thư sang Ban Hiệp định“đòi” anh về. Song bên Hiệp định nói rằng anhchính thức là người của đoàn, chính thức chuyển sang quân đội nên không cho về. Bây giờ lại bắt đầu vào công việc.
Hiện nay vết bỏng chưa lành, có thể nửa tháng nữa anh mới ra viện. Nếu em hứa rằng khi anh đến, em không đưa anh một lá thư nàonhư “lá thư viết dở” bữa trước, thì anh sẽ vào thăm em.
Anh đang viết thì anh Thanh vội đi. Anh tạmdừng bút nhé.
Hôn em nhiều. Anh của em!
Suy nghĩ trong những ngày xa em
Tháng sáu.
Bầu trời mùa hè cao xanh vời vợi. Không giankhoáng đãng, song vô cùng oi bức. Ánh nắng chói chang muốn thiêu đốt con người. Trong lòng anh cũng có một mùa hè cháy bỏng, đó là niềm thương nhớ em trong những ngày xa cách, em thân yêu của anh ạ!
Nỗi nhớ nhung ấy vời vợi hơn bầu trời caoxanh, bao la hơn không gian khoáng đãng, rừng rực hơn ánh nắng mùa hè, muốn thiêu cháy trái tim anh.
Vào những năm trước đây, khi anh đang còn niên thiếu, những mùa hè đến với anh khác bây giờ rất nhiêu. Em biết không, vào những năm ấy, mùa hè đến với những hàng cây phượng vĩ trổ hoa đỏ rực trời, với tiếng ve kêu râm ran khắp các đường phố, với niềm vui rộn ràng của những người học sinh như anh: kết thúc một năm học, bắt đầu những ngày nghỉngơi thoải mái. Người ta nghĩ đến chuyện đi nghỉ mát ở những miền biển phóng khoáng, những vùng rừng núi xanh tươi, hoặc về quê thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình.
Riêng anh thì không nghĩ đến chuyện về thăm quê được. Biết gọi thế nào là quê của anh được nhỉ? Quê bố ở Ninh Bình, một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Quê mẹ ở mãi Móng Cái, một tỉnh thuộc vùng biển gần biên giới Trung Quốc. Còn anh thì lại sinh ra ở tận phố Ngô Khê, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, một vùng rừng núi hẻo lánh nằm ở phía Bắc Tổ quốc, cách Hà Nội đến gần 400 cây số.
Quê hương, nếu theo nghĩa thông thường người ta hiểu, thì đó là nơi mình sinh ra và lớn lên, đồng thời ở đó có một ngôi nhà, một mảnhvườn và có những người họ hàng thân thích của mình. Còn Ngô Khê? Đúng nó là nơi anh sinh ra, song anh không lớn lên. Mới sinh ra, còn đỏ hỏn, anh đã được bố mẹ đưa lên thị xã Hà Giang.
Sau đó là những ngày rong ruổi trên đường kháng chiến.
Lúc ấy bố là một cán bộ quân đội, luôn luôn cơ động theo yêu cầu chiến đấu, do vậy gia đình cũng di chuyển theo. Anh đã từng ngồi trong quang thúng do bà, mẹ gánh, hoặc ngồi sauyên ngựa của bố mà đi qua Tuyên Quang, Phú Thọ, rồi lại từ Phú Thọ qua Tuyên Quang sinh sống, cũng có khi phải lẽo đẽo đi bộ hàngchục cây số nữa. Thời gian ấy, việc học hànhcủa anh bị gián đoạn luôn, nên mặc dầu họckhá thông minh, anh vẫn chẳng qua được lớp nào cả, Xem ra như vậy thì thời thơ ấu củaanh cũng khá vất vả chứ chẳng được “bọc đường” như người ta tưởng đâu em ạ.
Mãi tới khi hòa bình lập lại anh mới cùng gia đình về Hà Nội ở, và từ đó mới được học hành tử tế. Anh cùng gia đình bắt đầu sống trong môi trường tập thể: cả gia đình đều sống trong khu tập thể của cơ quan. Mỗi lần cơ quan di chuyển là gia đình lại di chuyển theo, hết ở Bạch Mai lại qua Cầu Giấy, sau đó qua Gia Lâm rồi Mễ Trì. Nghĩa là anh đã sống cả 4phương trời của Hà Nội, mỗi nơi sống một ít,nhưng chẳng sống ở đâu lâu để mà “bắt rễ” ở đó.
Suốt thời niên thiếu anh đã sống trong môi trường tập thể như thế, ngay trong những ngày hè, anh cũng nghỉ ngơi, vui chơi ở đấy chứ không đi các nơi như bè bạn khác. Đặc biệt mùa hè nào anh cũng dành ra một vài tháng đi lao động ở công trường hoặc nông trường để rèn luyện mình, mặt khác để có tiền tự mua sắm áo quần, sách vở, anh ít thích phụ thuộc quá vào gia đình. Có khi anh gọi đùa những chuyến đi lao động ấy là những chuyến về thăm quê.
Anh nói những điều như trên là để em hiểu rõ thêm về anh, đồng thời để lấy cơ sở mà giải thích cho em về một số quan niệm của anh về cuộc sống.
Như em đã biết đấy, anh cũng có một nơi sinh, nhưng lại chẳng có một quê hương cụ thể nào cả. Anh sinh sống và lớn lên ở nhiều vùng của Tổ quốc, trên mỗi mảnh đất ấy anh đều có những kỷ niệm yêu thương, đều thấy gắn bó với nó và đều có thể coi nó là quê hương của mình. Anh quan niệm rằng mảnh đất nào mà tại đó mình sống những ngày có ý nghĩa, mình có những kỷ niệm thân thương, thì mảnh đất ấy là quê hương của mình. Sở dĩ anh nói với mọi người quê anh ở Hải Dương là vì đó là địa bàn công tác đầu tiên của anh, từ đó anh thựcsự bước vào đời. Cũng với quan niệm ấy, bâygiờ anh có thể nói rằng miền Trung Trung Bộlà quê hương anh. Không gọi nó là quê hươngsao được, khi mà tại đó, anh đã sống nhữngnăm tháng sôi nổi nhất của tuổi trẻ, đã bướcnhững bước tiến quan trọng nhất của cuộc đời, đã cống hiến một phần nhỏ bé sức lực và trí tuệ của mình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc?
Bên cạnh đó, bây giờ anh lại có em, một cô gái anh rất yêu và cũng rất yêu anh. Điều đó càng làm anh gắn bó hơn với mảnh đất này.
Anh rất biết ơn mảnh đất đã rèn luyện anh,đồng thời đã đem lại cho anh hạnh phúc.
Em là một trong những nguồn hạnh phúc lớn lao của anh đấy, em thân yêu ạ. Cứ mỗi lầnnghĩ tới em là anh lại thấy lòng mình dào dạt tình yêu, cháy bỏng nhiệt tình và anh thấycuộc đời đẹp đẽ quá, đáng sống quá. Trong những giờ phút ngắn ngủi bên em, anh muốn ngắm nhìn em thật kỹ để in sâu hình ảnh em vào trái tim anh, để khi xa em, hình ảnh ấy lại hiện lên rõ nét trong óc anh.
Trong những ngày nằm điều trị, không có việc gì làm, anh càng nhớ em da diết và dường như đêm nào anh cũng thầm nói chuyện với em, thấy như em đang ở bên anh. Biết rằng em cũng rất thương nhớ anh, luôn luôn nghĩ đến anh, anh thấy trái tim mình được sưởi ấm lên rất nhiều.
Nghĩ về em, anh lại nghĩ đến tương lai củachúng ta, ngày ấy không phải gần lắm, nhưng cũng không xa xôi lắm và nhất định sẽ đến. ấylà khi cuộc đấu tranh của chúng ta để gìn giữ và xây dựng hòa bình đã giành được nhữngthắng lợi to lớn hơn bây giờ, khi anh hoànthành nhiệm vụ trở về, chúng ta sẽ ở bênnhau. Khi ấy nhất định anh sẽ đưa em về Hà Nội thăm gia đình, anh sẽ nói với bố mẹ rằng:”Thưa bố mẹ, con đã đem về gia đình ta một người con đấy”, và rồi bố mẹ sẽ đón em bằng tình cảm nồng thắm, bằng không khí ấm áp thực sự gia đình. Anh sẽ đưa em đến thăm ngôi trường cấp 3 Trưng Vuơng, nơi đã chắp cánh cho những ước mơ của anh, đưa anhbay bổng vào cuộc đời. Anh sẽ dẫn em đi dạo mát ở đường Thanh Niên, ngắm nhìn những chiếc thuyền của những đôi trai gái êm trôi trên mặt Hồ Tây, giữa ánh trăng thanh, đón làn gió mát rượi của mặt hồ bao la. Trong làn gió ấy có hương thơm ngan ngát của hoa sen, lại có lời thủ thỉ tâm tình của những đôi trai gáiyêu nhau.
Chắc rằng chúng ta sẽ hòa vào làn gió ấy lời ân ái dịu ngọt của chúng ta - của anh, của em - của hai người đang yêu nhau tha thiết.
Anh sẽ dẫn em đi dạo chơi ở công viên Thống nhất. Tại đó có nhiều hoa lắm: hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa huệ, hoa lay dơn,hoa nhài... hoa nào cũng khoe mầu sắc rực rỡ,tỏa hương thơm ngào ngạt. Hoa cứ nhởn nhơ trước gió như thế, yêu chiều hết thảy mọi người như thế, nhưng chẳng về với riêng ai cả bởi vì hoa là của chung xã hội. Đi giữa vườn hoa ấy, em cũng là một bông hoa xinh đẹp, nhưng có điều khác là bông hoa ấy chỉ biết chiều anh thôi, bông hoa ấy là của riêng anh, Em hãy tin tưởng vào tình yêu, tin tưởng vào tương lai em nhé.
Tương lai đầy hạnh phúc sẽ đến với chúng ta,nếu chúng ta biết yêu nó một cách thực sự,biết chiến đấu, hy sinh vì nó. Anh nghĩ rằngnỗi đau xa cách hiện nay của chúng ta cũng là một sự hy sinh cho tương lai. Chắc rằng rồi đây chúng ta sẽ còn phải xa nhau, sẽ còn phải hy sinh tình cảm riêng tư nhiều hơn nữa. Anh tin rằng cả anh và em đều sẵn sàng hy sinh như vậy, đều có đầy đủ khả năng vượt qua mọi thử thách của nó để giữ vững mối tình này. Em sẽ đợi anh nhé. Chúng ta sẽ đợi nhau nhé. Chúng ta còn rất trẻ, còn có nhiều thời gian để đợi nhau. Trước đây nhà thơ Liên xô Ximônốp có viết bài thơ “Đợi anh về”:
“... Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có dài lê thê
Thì em ơi cứ đợi...”
Ngày nay chúng ta cũng đợi nhau như vậy. Nhưng chúng ta sẽ không phải đợi nhau trong “mưa dầm dề”, “ngày dài lê thê” mà là trong những ngày ấm nắng mặt trời, những ngày sôi nổi của cuộc đời. Xa nhau, thương nhớ nhau, nhưng chớ sầu bi mà hãy biến nỗi nhớ thương thành nhiệt tình công tác, học tập để rút ngắn thời gian xa cách lại.
Biết nói sao nữa em nhỉ. Chuyện yêu đương dài như năm tháng, chẳng bao giờ nói hết được. Đọc những dòng trên, em hiểu thêm về anh, em có thấy anh gần gũi với em hơn trước không? Đấy, anh cũng sinh ra từ một gia đình lao động, cũng đã từng chịu khổ từ nhỏ, cho nên anh rất quý những người lao khổ khác. Hoàn cảnh gia đình em chẳng những khônglàm cho em cách biệt anh, làm cho em hổ thẹn như em tưởng, mà ngược lại lại đáng làm cho em tự hào và càng làm cho em hòa hợp với anh. Em đừng nghĩ rằng đồng bào miền Bắc đều là những người giầu sang, đều sống cuộcsống phú quý như bọn tư bản trong này, cáchbiệt hẳn những người lao động.
Hoàn toàn không phải như vậy. Hầu hết những học sinh, sinh viên, cán bộ, kỹ sư... Ở ngoài ấy đều xuất thân từ đồng ruộng, nhà máy, đều đã chịu những nỗi cay đắng của cuộc đời, đều chịu chung cảnh nước mất nhàtan. Chỉ từ khi miền Bắc được giải phóng, xâydựng xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đời họ mớiđược sáng sủa lên, được học hành, lúc này học hành trở thành niềm vinh dự, đồng thời là trách nhiệm của mỗi một người dân đối với Tổ quốc, học là để tiếp thu tri thức khoa học màxây dựng đất nước chứ không phải học là đểxây dựng chỗ đứng cao cho cá nhân mình, đểkhinh miệt và đè nén những người khác.
Rồi đây, quê hương chúng ta cũng sẽ tiến lênnhư miền Bắc.
Nhịp độ xây dựng phát triển mạnh mẽ đòi hỏicó nhiều người lao động có kiến thức khá. Muốn đáp ứng tốt yêu cầu ấy, mỗi người chúng ta đều phải tích cực học tập em ạ. Anh cũng phải học, học nhiều hơn nữa vì anh mới học đưọc ít lắm. Em cũng phải học, học cho siêng năng. Khi chưa có điều kiện vào trường lớp chính quy thì chúng ta tự học: học các lớp bổ túc văn hoá, học qua sách báo, tài liệu khoa học. Ở bệnh xá có những quyển sách về y rất hay, vừa dễ hiểu, vừa bổ ích, anh đã đọc và anh lại nghĩ đến em: giá như em có những quyển sách đó thì rất có lợi cho công tác chuyên môn của em.
Tiếc rằng anh không xin được về cho em. Tuynhiên, bây giờ miền Bắc cũng đưa vào khá nhiều sách, nếu chịu khó tìm kiếm thì cũng có những sách cần thiết mà đọc.
Em thương yêu! Đã có lúc nào em nghĩ đếnngày chúng ta sẽ chung sống với nhau chưa? Anh đã nghĩ như vậy đấy em ạ, ngày đó tấtnhiên sẽ đến. Anh nghĩ rằng muốn cho khi vềở với nhau chúng ta sống hòa thuận, hạnh phúc, thì trong quá trình yêu nhau, chúng ta phải tìm hiểu nhau thật nhiều, thấy được ưu điểm và cả nhược điểm của nhau, thấy được những điểm phù hợp và cả những điểm chưaphù hợp nhau để cùng tìm cách giải quyết, đưa đến chỗ phù hợp nhau hoàn toàn. Có điều trở ngại là chúng ta ít được ở gần nhau quá, ít có thời giờ ngồi trò chuyện với nhau. Để vượt qua trở ngại đó, anh nghĩ cách tốt nhất là chúng ta sẽ viết cho nhau thật nhiều: viết về mình để người yêu hiểu, viết về những suy nghĩ của mình, về quan hệ giữa hai người, về tình cảm yêu thương và cả những điều băn khoăn của mình, những điều mình chưa hài lòng ở người yêu.
Trong thư gửi em, anh có nói rằng anh cũngthấy ở em có một số nhược điểm, song khôngphải là nhược điểm cơ bản, có thể sửa chữađược. Bây giờ anh xin nói về một số nhượcđiểm ấy nhé.
Nhưng trước hết, anh mong em hiểu rằng anh nói ra những điều sau đây không phải là để chê bai em, mà là để em thấy rõ thêm mà thôi. Điều đó cũng thể hiện niềm tin yêu của anh đối với em, thực sự muốn chung sống với em (nếu không thì anh nói làm gì phải không em?): Trong quan hệ với mọi người, em hồn nhiêncởi mở, được nhiều người mến, điều đó rất tốt. Song như thế vẫn chưa đủ em ạ, vì bêncái hồn nhiên, cởi mở, còn phải có sự dịudàng, ý tứ, hay như các cụ thường nói là phải nết na. Người ta nói rằng em hơi “lanh chanh” - anh thì chưa thấy như thế, nhưng cũng phải nhận rằng trong cách đối xử, có lúc em chưa được khéo léo, ý tứ. Có lúc người khác viết thư, em lại đứng xem rất tự nhiên, thậm chí đứng sau lưng, vịn vào vai người ta mà xem (mặc dù người đó là con trai). Không nên như thế em ạ. Cần thể hiện tính tự trọng mình và tôn trọng người khác.
Em thử nghĩ xem, nếu em đang viết thư choanh mà có anh chàng nào đứng xem thì em có khó chịu không? Do vậy phải giữ ý em ạ, thấy người khác đang đọc hay đang viết thì không nên xem, có khi phải tránh đi cho người ta viết tự nhiên là khác, trừ trường hợp người ta cho phép mình xem. Anh đã gặp trường hợp một người chồng nhận được thư người khác gửi cho vợ, anh ta giữ nguyên như vậy về đưa cho vợ chứ không tự ý bóc ra xem, như vậy là anh ta biết tôn trọng vợ đấy em ạ.
Có những lần đến nhà, em đã làm anh khôngvui, tuy đó là những chuyện nhỏ nhặt thôi, nhỏnhưng cũng cần xử xự cho đúng.
Tại sao em vào nhà, anh mời em ngồi mà em cứ đứng mãi, đưa nước em uống mà emkhông chịu cầm, cứ dùng dằng mãi trước mặt mọi người? Làm như vậy anh không vui đã đành, lại còn mọi người nữa chứ, họ sẽ nhìn vào mà chê cười cả hai đấy! Chắc em cũng biết đấy, trong phép lịch sự thông thường, thì khi có khách đến nhà phải mời khách ngồi, uống nước (đó là lịch sự cần thiết, không phải là khách sáo đâu) và khi mình vào nhà người khác, họ mời thì mình phải ngồi, họ đưa nước thì mình phải cầm lấy -nếu mình không muốnuống thì cũng cầm lấy rồi để xuống, nếu mìnhthấy cần để người khác uống thì cũng cứ cầmlấy và đưa mời người ấy uống - như vậy có phải là vui vẻ cả không? Có khi anh bảo em mà em không nghe, anh nói với em những lời thân ái mà em đáp lại bằng những lời khô khan (có khi anh biết em nói nhỏ như thế nhưng không nghĩ như thế, nhưng đã khôngnghĩ như thế thì nói làm gì? ). Anh nghĩ rằng khi đã yêu thì cần trải lòng chân thật với người yêu, nghĩ sao nói vậy, yêu nói yêu, giận nói giận, khi yêu thì âu yếm nhau, khi giận thì phê phán nhau, chứ đừng có thái độ nước đôi, thoắt thế này, thoắt thế khác, khó hiểu. Có người con gái khi sắp yêu thì rất ngoan ngoãn nghe lời người con trai, nhưng khi yêu rồi,được người yêu chiều chuộng thì trở nên hợm hĩnh, bướng bỉnh, luôn luôn làm khổ người yêu. Lẽ ra phải biết nghe lời người yêu hơn nữa và cũng phải chiều chuộng lại người yêu mới phải chứ em nhỉ. Em không phải là người con gái như thế, nhưng anh nhắc em trước để em tránh, em có đồng ý không? Thực ra khi yêu thì người ta có thể làm nũng người yêu tý chút, nhưng phải trong điều kiện có riêng hai người thôi và dứt khoát không phải là sựnhũng nhẽo, bướng bỉnh. Anh nói như vậy không phải là anh khô khan đâu, trái lại anh sẵn lòng chiều em rất nhiều nếu sự chiều chuộng đó không làm hại em.
Còn có chuyện này, anh thấy cần nhắc em đểem chú ý. Ở trong này anh gặp rất nhiều cô gái rất vô ý: khi nói chuyện với con trai lại đứng dựa hẳn vào võng người ta, có khi lại tựa hẳn vào người ta, khi cần lấy một vật gì nằm khuất sau người con trai thì không đi vòng để lấy mà với qua mặt người ta, thậm chí lại áp cả những bộ phận cần giữ kín vào lưng, vào đùi người ta nữa chứ. Đó là hành động không đẹp mắt, anh thấy rất khó chịu. Những người con gái nết na không bao giờ đụng chạm vào người con trai và không bao giờ để người con trai đụng chạm vào cơ thể mình (tất nhiên là trừ quan hệ với người yêu, hoặc vợ chồng, nhưng cũng trong điều kiện là chỉ có hai người thôi). Em đừng nghĩ là anh quáphong kiến nhé, trong nếp sống mới, người ta cần xây dựng những điểm như thế đấy.
Trên đây là một vài điểm cụ thể của cuộc sống mà thôi. Nhìn chung lại, theo anh nghĩ, mộtcon người, nhất là một người con gái, biết cởimở nhưng lại biết kín đáo, biết hồn nhiên nhưng lại biết ý tứ, tế nhị, biết vui tươi nhưnglại biết tránh ồn ào, phô trương thì sẽ đượcmọi người quý mến và tôn trọng.
Bây giờ anh nói đến mặt hình thức. Em có biết em là một cô gái đẹp không Ngân? Thực đấy, em đẹp lắm Ngân ạ. Không phải vì anh yêu em mà anh khen em đẹp đâu, nhiều người khen em như vậy đấy. (Cũng nói thêm rằng khôngphải chỉ vì em đẹp mà anh yêu em đâu, tuy đó cũng là phần quan trọng). Mọi vẻ đẹp sẵn có trên cơ thể em, từ khuôn mặt đến đôi mắt, sống mũi, hàm răng, làn tóc... đối với anh đều là vẻ đẹp hoàn hảo rồi, không cần tô vẽ gì thêm nữa. Ôi, giá như em cũng cạo lông mày cho nhỏ đi, cũng bịt răng vàng hoặc cũng tô vẽ diêm dúa như một số cô gái khác thì anh buồnlắm đấy.
Đáng mừng là em không như thế. Hãy tiếp tụcsống giản dị như em đã sống nhé! Những mầuáo em mặc, anh đều rất ưa nhìn. Đặc biệt anh rất thích cái áo xanh mầu nước biển của em vì đó là mầu anh ưa thích, vì cái áo đó anh thấy em mặc khi anh mới quen em. Chiếc áo ấy đãtrở thành kỷ niệm của anh rồi, mỗi lần gặp ai mặc áo mầu ấy anh lại nhớ đến em với tình cảm đằm thắm lạ lùng. May quần, em đừng may bằng loại vải bóng láng nhé. Trong này có loại vải sa tanh ni lông bóng nhẫy anh rất ghét nhìn. Người mặc quần vải ấy đi ngoài nắng trông cứ bóng nhẫy lên, làm anh có cảm giác là bao nhiêu mỡ trong cơ thể họ đều chảy ra thấm ướt đẫm quần ấy, dễ sợ quá. Nói chung, trong đồ trang sức không nên dùng thử gì quá sặc sỡ, hào nhoáng. Em thử quan sát xung quanh mà xem, nhìn vào một vật có mầu rực rỡ, chói loà, cảm giác đầu tiên là thấy hấp dẫn, muốn nhìn ngay, nhưng sau đó là cảm giác nhức nhối, khó chịu, không muốn nhìn nữa, nócó một sức đẩy đối với ánh mắt của conngười, trái lại, một vật có mầu sắc dịu dàng, có bề mặt mịn màng, khi mới đến, người ta ít để ý nhưng khi đã thấy thì muốn ngắm nhìn mãi, ngắm nhìn không mỏi mắt - nó có một sức hút đối với ánh mắt của con người. Trong tính tình con người cũng vậy đấy, một cô gái nói to, cười lớn, nô dỡn ồn ào dễ làm cho người ta quen, biết, nhưng lại rất ít làm cho người ta yêu, còn một cô gái nói năng nhỏ nhẹ, kín đáo,không khoe mình ra trước mọi người thì khó được người khác để ý đến trong những lần gặp đầu, nhưng sau đó sẽ làm cho người ta quý mến, để lại những ấn tượng đậm đà trong tình cảm người ta khiến người ta muốn gặp, muốn nói chuyện mãi.
Anh nói thêm một điểm nữa về phong cách sống. Trong công tác cũng như trong đời sống riêng tư, biết độc lập suy nghĩ, hành động là đúng, mặt khác lại phải biết lắng nghe ý kiến của những người xung quanh thì mới dễ tiến bộ. Cần phải biết xem xét cách sống của những người xung quanh, thấy cái xấu của họmà tránh cho mình, thấy cái tốt của họ mà làm theo. Ở chỗ em có Hải được nhiều người khen về tính nết. Riêng anh cũng thấy cô ấy rất khéo léo trong cách đối xử, nói năng thì dịu dàng, lễ độ, quan hệ với mọi người thì đúng mực. Em nên học tập những điểm tốt ở cô ấy.
Em yêu thương của anh! Em đã nói với anhrằng khi đoàn tụ, em sẽ chiều anh gấp bội.Anh tin đó là lời nói chân thực của em, chắc chắn em sẽ làm đúng lời nói ấy. Những điểm anh nói trên đây là những điểm anh muốnđược em chiều đấy. Em thấy có khó không? Chắc không khó đâu em nhỉ. Ngược lại, anh cũng sẽ chiều em rất nhiều. Có những điều gì em chưa hài lòng ở anh, có những điều gì em mong muốn, em cứ nói, anh sẵn sàng tiếp thu và sẵn sàng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của em.
Anh nói những điều như trên, em có cho làanh quá xét nét, nhỏ nhặt không? em có cho là anh khó tính không? Anh thì thấy cần phải như thế em ạ. Đó mới là yêu thực sự. Nếu thấy những nhược điểm của người yêu mà cứnhắm mắt bỏ qua hoặc bao che cho nó thì chỉ làm hại người yêu mà thôi. Rồi đây trong quá trình sống với nhau, anh cũng sẽ làm như vậy đấy! Anh sẽ rất chiều chuộng em và cũng sẽ rất nghiêm khắc với em. Đấy, anh đã giãi bày cho em rõ con người anh là như thế đấy, em có thông cảm được không?
Viết tới đoạn trên, anh bỏ bẵng mấy ngày vìanh say mê đọc cuốn tiểu thuyết của E-lê-na I-li I-na nhan đề “Tuổi trẻ Các Mác”.
Đọc xong cuốn sách đó, anh cầm bút tiếp tụcviết cho em đúng ngày 1-7, ngày sinh của anh,ngày anh vừa tròn 27 tuổi. Vào tuổi này, nhiềuthanh niên đã có vợ, có con rồi đấy, còn anh thì mới yêu, đang yêu tha thiết. Anh lại nói với em về tình yêu, nhưng không nói về anh nữa, mà nói về tình yêu cao thượng của hai con người mẫu mực trong nhân loại: Các Mác và Gien-ni. Khi Các Mác hỏi Gien-ni “Gien-ni có yêu Các không? “và Gien-ni trả lời: “Có, Gien-ni rất yêu Các” thì Các 18 tuổi và Gien-ni 22 tuổi. Từ đó hai người càng gắn bó mật thiết với nhau hơn, giữ gìn tình yêu như một thứ quý giá nhất trên đời, tuyệt đối trung thành với nhau. Họ đã xa nhau, chờ đợi nhau đằng đẵng 7 năm trời rồi mới được chung sống với nhau. Hai người yêu nhau với tình yêu cao thượng lạ thường: không bao giờ họ nghĩ về mình, vì mình, mà chỉ nghĩ về người yêu; vì người yêu, họ sẵn sàng hy sinh và thực tế đã hy sinh rất nhiều cho nhau. Các Mác đã nâng cái vẻ đẹp sẵn có của Gien-ni lên mức tuyệt vời - cả vềthân thể lẫn tâm hồn và lý tưởng. Còn Gien-nilà người vợ vô cùng thân yêu, cao cả, làngười bạn tuyệt đối trung thành, người cộng tác đắc lực của Các. Chính Gien-ni đã đem lại hạnh phúc tràn trề suốt cuộc đời Các và đã góp phần chắp cánh cho tư tưởng vĩ đại và phẩm chất sáng ngời của Các lên đỉnh cao tuyệt đối của nhân loại.
Anh và em cùng đọc một đoạn trong tác phẩmtuyệt hay này nhé:
“... Lại không có thư từ gì của Gien-ni.
Các khổ sở đoán già đoán non đủ thứ. Có việc gì xẩy ra chăng?
Gien-ni có khỏe không? Hay Gien-ni không yêu anh nữa rồi?
Cứ nghe tiếng chuông gọi cửa anh lại chạy ra... May ra có thư chăng? Nhưng bác đưa thư dường như quên hẳn anh...
Và bỗng một hôm ra phố gặp một người quenở Tơ - re - vơ đến (Tơ - re - vơ là quê hươngcủa Các Mác và Gien-ni, nơi Gien-ni sống), Các được biết qua người này rằng ở Tơ re vơ mọi sự đều vẫn như cũ, nhưng “Cô Gien-ni, theo cách nói thông thường, đang có một “đám” khá chững chạc đến hỏi”.
Các không nói gì, nhưng cảm thấy máu bốc lên nóng bừng cả mặt.
Trở về phòng, anh vơ lấy bút, giấy và hối hả viết cho Gien-ni một bức thư đầy đau buồn và tuyệt vọng. Viết xong, anh lại ngẫm nghĩ mộtlát, xé vụn bức thư ra rồi viết một bức thư khác vắn tắt dè dặt. Anh nghĩ: “Nếu đã thế thì tốt hơn là nên biết rõ hết mọi sự càng sớm càng tốt. Còn trong trường hợp như thế này thì thuyết phục hay van nài đều vô ích”.
Anh cố gắng hết sức dằn lòng được để đợithư trả lời. Hai tay run bắn lên vì xúc động, anh mở chiếc phong bì đang cất giấu những gì sẽ quyết định số phận của anh.
Đây rồi, những trang đầy những nét chữ thân yêu.
Gien-ni viết:
“Các thân yêu, Các duy nhất của Gien-ni!
Các rất yêu quý, Các không giận Gien-ni nữa chứ! Không lo lắng nữa chứ?..
... Gien-ni thật đến chết điếng đi được vì những nỗi ngờ vực của Các đối với tình yêu và lòng chung thủy của Gien-ni. Các ơi, nói đi: Làm sao Các lại có thể viết cho Gien-ni một cách lạnh nhạt như vậy, làm sao Các lại tỏ ýnghi ngờ chỉ vì Gien-ni im lặng lâu hơn thườnglệ một chút?... Chả nhẽ Các không tôn trọng Gien-ni, không tin Gien-ni?
... Ôi, Các ạ, cái khổ của Gien-ni là ở chỗ mối tình đẹp đẽ, cảm động, nồng nàn của Các, những hình ảnh bay bổng tuyệt vời trong trítưởng tượng của Các. Tất cả những cái đó cóthể làm cho bất cứ người con gái nào cũngphải say sưa thán phục,nhưng riêng Gien-ni lại thấy hoảng sợ và nhiều khi tuyệt vọng nữa. Gien-ni càng buông mình trong niềm cực lạcấy thì Gien-ni lại càng lo sợ hơn cho số phận của mình khi tình yêu nồng nàn của Các sẽ qua đi và Các sẽ trở nên lạnh nhạt và dè dặt. Và chính nỗi lo âu ấy, Các ạ, chính nỗi lo sợsẽ mất tình yêu của Các làm cho Gien-ni không còn biết vui là gì. Gien-ni không hưởng được hạnh phúc được Các yêu, vì Gien-ni không dám tin chắc rằng tình yêu ấy vữngbền. Mà đối với Gien-ni không có gì đáng sợhơn là mất tình yêu của Các.
Chính vì vậy mà Gien-ni không được bồng bột như lẽ ra Gien-ni có thể bồng bột, và trong lòng Gien-ni không có được một niềm biết ơn tình yêu của Các đúng như nó xứng đáng được biết ơn. Chính vì vậy mà Gien-ni hay nhắc cho Các nhớ đến thế giới bên ngoài, đến thực tại, trong khi lẽ ra phải toàn vẹn hiến mình cho tình yêu của chúng ta như Cácmuốn... Giá Các có thể cảm biết được tâm trạng day dứt của Gien-ni, chắc Các sẽ đối xử với Gien-ni một cách nương nhẹ hơn... Gien-ni cảm thấy Các hoàn đúng về mọi phương diện, nhưng Các hãy tự đặt mình vào tình cảnh của Gien-ni, hãy nhớ cho Gien-ni rằng Gien-ni dễ rơi vào những ý nghĩ u ám, hãy nghĩ cho kỹmột chút về hoàn cảnh chúng ta, rồi Các sẽkhông quá khắc nghiệt đối với Gien-ni như thế này nữa.
Các yêu quý, Gien-ni thật khổ tâm sau khi đọcbức thư vừa rồi của Các. Chỉ cần thoáng nghĩrằng sự tình có thể đưa đến một trận đấukiếm, Gien-ni đã thấy hoảng hốt lên rồi. Đêm ngày hình ảnh Các cứ sừng sững trước mắt Gien-ni: Các bị thương, máu Các chảy ròng ròng... nhưng xin Các tin cho rằng những ýnghĩ ấy chính lại không làm cho Gien-ni đau khổ. Gien-ni đã trở thành một người không thể có ai thay thế được bên cạnh Các. Gien-ni sẽ cần thiết cho Các mãi mãi, và Các sẽ mãi mãi quý Gien-ni. Các phó thác cho Gien-ni những tư tưởng cao cả nhất, Gien-ni sẽ ghi lại cho Các, và mãi mãi sẽ có ích cho Các.
Tất cả những điều đó Gien-ni hình dung rất rõrệt đến nỗi tưởng chừng như đang nghe thấy tiếng Các, đang lắng nghe tất cả những điều Các nói và cố ghi lại, giữ lại những tư tưởng của Các cho người sau.
Các đã thấy Gien-ni tự vẽ ra cho mình nhữnghình ảnh như thế nào chưa? Nhưng trong những giây lát như vậy Gien-ni thấy hạnh phúc lắm, vì Gien-ni biết rằng Gien-ni là ngườiduy nhất của Các.
... Các yêu quý, hãy viết ngay cho Gien-ni, hãynói cho Gien-ni biết rằng Các khỏe mạnh và vẫn quý Gien-ni như trước.
Nhưng Các ạ, Gien-ni phải hỏi lại Các một lầnnữa, hỏi nghiêm trang: Làm sao Các có thể nghi ngờ lòng trung thành của Gien-ni đối với Các? Chả nhẽ Gien-ni lại có thể cho phép một người khác làm lu mờ hình ảnh sáng lạn của Các hay sao? Không phải Gien-ni cho Các là người không ai bì kịp, nhưng bởi vì Gien-ni yêu Các một cách không thể có lời lẽ nào diễn đạt được. Thế mà Gien-ni lại đi tìm ở một người khác một cái gì xứng đáng được yêu hay sao?
.... Ôi Các ơi, Gien-ni chưa bao giờ lừa dốiCác một điều gì, ấy thế mà Các vẫn không tin Gien-ni! Mà kể cũng lạ: người ta nói với Các về một người hầu như không bao giờ đến Tơ re vơ và chẳng ai có thể quen biết người đó cả, trong khi đó thì ai nấy đều thấy Gien-ni giao thiệp với nhiều người khác. Gien-ni biếtcách tỏ ra vui vẻ và tinh nghịch, biết cười đùa với những người quen sơ, biết nói chuyện sôinổi, nói tóm lại là biết cư xử với mọi người một cách mà Gien-ni không thể có được khi ở bệnh cạnh Các, Các đừng ngạc nhiên nhé, sựthật là như thế đấy, Gien-ni có thể nói chuyệnthoải mái với bất cứ ai, nhưng chỉ cần Cácđưa mắt một cái, là Gien-ni đã cuống lên vì sợ hãi không thể thốt ra một lời nào, máu như thể ngừng lại trong các huyết quản, và tâm hồn Gien-ni rung động hẳn lên”.
Các à lên một tiếng. Điều này thật mới mẻ và bất ngờ đối với anh. Tưởng đâu kỳ vừa qua ở Ni đơ bơ ren, Gien-ni cư xử tự nhiên và thoải mải, đó là chưa nói đến những lần gặp trước kia. Nhưng té ra với những người khác cô tự cảm thấy tự chủ hơn, tự tin mình hơn hay sao? Có lẽ tình yêu nồng nàn, cuồng nhiệt của anh đè nén Gien-ni chăng?
Gien-ni như thế đấy! Các không thể tưởng tượng rằng Gien-ni nhìn anh như một người đã từ lâu vượt xa cô về trình độ phát triển.
ấy thế mà trong mỗi bức thư của cô vẫn chan chứa bao nhiêu tình săn sóc ân cần như mẫu tử!
“Nhiều khi - Các đọc tiếp bức thư - hễ bắt đầu nghĩ đến Các, là Gien-ni im bặt, và lòng tràn đầy một nỗi sợ hãi khiến cho Gien-ni không thể nói ra một tiếng nào. Và bản thân Gien-ni cũng không biết tại sao như vậy nhưng quảkhi Gien-ni nghĩ đến Các là mọi sự đã trở nên phi thường đối với Gien-ni. Cả cuộc sống củaGien-ni vỏn vẹn chỉ là một ý nghĩ hướng vềCác không ngừng.
... Đôi khi Gien-ni nghĩ đến lúc Gien-ni sẽ được ở với Các, và Các sẽ gọi Gien-ni là người vợ nhỏ của Các.
... Các ơi, thật là kỳ diệu khi người ta có một người được mình yêu! Giá Các biết điều đó, Các sẽ không thể dung thứ được ý nghĩ cho rằng Gien-ni có thể cảm tình với một ngườinào khác.
... Các của Gien-ni, đừng giận Gien-ni nữa nhé. Mà cũng đừng quá lo cho sức khỏe của Gien-ni như vậy. Bây giờ Gien-ni đã thấy trong người khỏe hơn trước. Gien-ni uống thuốc, đidạo, và làm việc rất chăm suốt ngày. Nhưng đáng tiếc là Gien-ni không đọc được, bởi vì Gien-ni không đủ sức dứt ra khỏi những ý nghĩ của mình.
Giá Gien-ni tìm được một cuốn sách nào có thể lôi cuốn và khuây khoả Gien-ni thì hay quá!
Nhiều khi Gien-ni ngồi hàng giờ trước một trang sách duy nhất mà chẳng hiểu hút gì.
Các yêu quý của Gien-ni ạ, sau này liệu Gien-ni có học bù được không? Các sẽ giúp Gien-ni tiếp tục học thêm nhé? Gien-ni cũng sáng dạ Các ạ.
Các biết có sách gì Gien-ni có thể đọc đượckhông? Có điều nó phải là thứ sách thật đặcbiệt cơ. Sách khoa học, nhưng đừng khó quá. Dù trong sách không phải cái gì cũng dễ hiểu, cũng được, nhưng phải sao cho Gien-ni có thể có được một khái niệm chung chung về đối tượng.
Còn truyện cổ tích với thơ thì Các đừng gửinữa.
Gien-ni đọc những thứ đó đã no nê rồi.
Gien-ni nghĩ rằng mình nên có cái gì cho đầuóc nó làm việc thì mới có ích. Trong khi thêu thùa trí óc chẳng biết làm gì cả.
Thôi, Các khỏe nhé...” Các đọc đi đọc lại mãibức thư từ đầu chí cuối.
“Không, tuyệt nhiên mình không nhất thiết phải cụt mất tay phải” - Các mỉm cười nghĩ thầm trong khi thận trọng xếp thư cho vào phong bì cất. Anh hiểu rằng Gien-ni sẽ là người bạn trung thành của anh suốt đời.
Làm sao anh lại có thể nảy ra cái ý nghĩ là Gien-ni không yêu anh nữa nhỉ?
Hình như chưa bao giờ Các yêu Gien-ni như lúc này, sau khi anh đọc bức thư giống như một bản tự thú ấy.
Và giờ đây Các còn hiểu rõ thêm một điều này nữa: ngay đến cả một tình yêu nồng nàn nhất, tưởng chừng như vững chãi nhất, cũng vẫn cóthể dễ dàng mất đi, nếu không biết cách giữgìn nó, nếu ngày này sang ngày khác không luôn luôn nuôi dưỡng nó.
Và anh liền viết cho Gien-ni một bức thư trả lời để cho cô hoàn toàn yên tâm....” Em thân yêu! suy nghĩ trên những trang sách đó, anh cànghiểu em hơn, hiểu lý do vì sao em viết cho anh lá thư ngày 22/4 vừa qua. Anh hiểu rằng em đã nghĩ đến anh rất nhiều, đã vì anh mà nén tình cảm của mình lại rất nhiều. Và em cũng hãy hiểu cho anh rằng sở dĩ có lúc anh hờn giận em, và anh nói với em quá nhiều về lòngchung thủy để đến nỗi em có thể nghĩ rằnganh nghi ngờ lòng trung thành của em đối vớianh, thì cũng chỉ vì anh yêu em vô bờ bến mà thôi, anh sợ hãi tình yêu ấy ngày nào đó sẽ bị tan vỡ đi! Khi người ta yêu quá cuồng nhiệt thìngười ta dễ mất tỉnh táo. Nhưng khi bình tâmsuy nghĩ lại, người ta mới thấy hết cái cao đẹp của người yêu, và người ta hoàn toàn yêntâm.
Em, nàng tiên kiều diễm của anh, con thiên nga xinh đẹp của anh, mặt trời nhỏ thân yêu của anh! Và hơn thế nữa, sau này em sẽ làngười vợ hiền hậu và trung thành của anh.
Viết trong những ngày hè nóng bỏng.
Tháng 7/1973
THƯ CỦA NGÂN
Ngày 24/6/1973
Anh Long yêu!
Chắc giờ này anh của em đang nóng lòng mong thư em lắm nhỉ. Hôm nay chân đã khỏe chưa. Chắc đau nhiều, nằm viện lâu anh khổ tâm lắm phải không anh. Em ở nhà cũng khá sốt ruột ghê, không biết sao mà lâu thế không thấy về. Biên cho anh thật nhiều thư rồi em hủy đi, không biết anh về ở đoàn rồi hay nằm viện mà gửi thư. Sợ gửi không đến tay lại đếntay người khác, buồn lắm.
Đúng gần 2 tháng xa anh rồi anh nhỉ, em cứ hình dung như đã 2 năm rồi. Long, em cảm thấy bồi hồi thương nhớ, cứ mong ngày anhkhỏe anh về. Từ ngày 5/6/1973 đến nay là 24ngày dài trông anh.
Đúng thật khó hiểu anh phóng viên quá, chắc bận hay đau nhiều mà không thấy biên thư cho em.
Anh Long yêu! Có nhớ em không, có buồn không, em nhớ anh nhiều, thương anh, mong anh khoẻ, anh về. Bao nhiêu hy vọng vào ngày anh về. Anh Việt Long yêu, tuy thời gian quen anh, yêu anh gần 180 ngày rồi songnhững ngày gần em quá ít song em cảm thấymột niềm hy vọng khá lớn chiếm vào trái timem và nhìn vào cuộc sống chắc sau này thìhạnh phúc và đẹp đôi lắm. Anh thương, thật ramà nói yêu anh, thương anh nhiều lắm, ước gìnhững ngày đau ốm này sẽ có em bên cạnhđể chiều chuộng anh một tý đỡ bận tâm anh.Hôm nay chân đã khỏi chưa anh, ăn uống được không, có nhớ nhà không? Chân có dấu hiệu xấu không anh. Sau này có xấu về em đổi hộ chân em cho nhé....
Chủ nhật ngày 1/7/1973
Đúng ngày này vào năm 1946 tôi đã cất tiếngkhóc chào đời lần đầu tiên. Nhanh thế đấy, 27mùa xuân của cuộc đời đã trôi qua rồi.
Hôm nay xứng đáng là một ngày của mùa hè.Những đám mây trắng xốp cuồn cuộn trên vòm trời cao rộng không ngăn cản ánh nắng, trái lại càng làm cho nó rực rỡ, chói chang hơn. Đầy rừng vang tiếng ve ngân. Phía dưới kia, nơi con đường xe chạy qua, tiếng động cơ luôn luôn rù rì, có khi gầm gừ như tức giận. Riêng trên mặt trận giao thông vận tải này thôi cũng thấy cách mạng tiến một bước khá dài. Các con đường lớn - chứ không phải đường mòn nữa -xẻ dọc Trường Sơn vươn tới và đuanhau xẻ ngang xuống phía Đông, phơi mình đỏ chói hoặc trắng lốp dưới ánh mặt trời, rất kiêu hùng. Ô tô đầy rừng đầy núi. Có cả những chúxe xích nặng nề kéo theo những cỗ pháo 130mm đồ sộ nữa. Hàng hóa từ hậu phương lớn ùn ùn kéo vào. Bệnh xá C12 này được xe đổ xuống tới chục tấn hàng, vừa lương thực, thực phẩm, vừa thuốc.
Thỉnh thoảng có những chiếc máy bay trinh sát phản lực Mỹ bay xoèn xoẹt dọc đường xe hoặc những chiếc trinh sát OV10A quần lượn nhòm ngó đường xe. Có lẽ chúng ta chẳngcần giấu giếm gì những con đường ấy, và sựphơi bầy này càng làm kẻ thù hằn học và run sợ. Những con đường cứ vươn dài dần xuốngphía Nam và tỏa xuống đồng bằng.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 3 tháng 7 năm 1973
Thương em hơi thở cũng thương
Một làn tóc cũng vấn vương tơ lòng
Em thân yêu!
Em duy nhất của anh!
Không ngờ hôm nay anh lại nhận được thư em, lá thư chứa đựng biết bao tình yêu thương nồng thắm. Anh tưởng như không phải là đọc thư em, mà đang ngồi nói chuyện với em, em ngả vào lòng anh, phả hơi thơm và ấm áp vào anh, còn anh thì nhẹ vuốt làn tóc mượt mà của em, hít lấy hơi thở nồng nàn của em. Em ở xa, nhưng em vẫn gần gũi với anh quá!
Em của riêng anh ơi! Em có biết không, lá thư của em gửi anh đề địa chỉ chẳng rõ ràng gì hết, vậy mà vẫn đến tay anh. Có lẽ tình người gửi tha thiết quá nên lá thư đã chiều lòng người, cố tìm đến tận tay người nhận. Và cũng vì người đi xa thương nhớ người ở nhà vô hạn nữa đấy. Đêm hôm qua là đêm anh nghĩ đến em nhiều nhất, và đến trưa hôm nay thì anh được đọc thư em - hình như lá thư em gửi đã nghe tiếng gọi của anh nên đã bay gấp tới tay anh ấy em nhỉ?
Anh rất mong được gặp em trong giấc ngủ. Nhưng thật buồn, chẳng khi nào anh gặp cả. Có mỗi một lần anh mơ thấy em, nhưng sắp đến gần em thì em lại vụt đi mất. Ôi, giấc mơsao lại giống thực tế đến thế, nó khắt khe với chúng ta quá. Thế là anh không dám mơ gặp em trong những giấc mơ nữa. Anh tìm gặp em trong ý nghĩ của anh vậy. Bắt đầu nằm là anh nghĩ về em, dòng suy nghĩ dài vô tận xuyên hết màn đêm, và anh cũng chẳng muốn bắt nó dừng -anh thầm nói chuyện với em, thầm gọi tên em. Còn ban ngày thì anh đọc đi đọc lại những lá thư của em, kể cả lá thư đã làm anh mất ngủ hẳn một đêm vì lo buồn ấy! Đối vớianh, không một tác phẩm văn học nào hấp dẫnbằng những lá thư của em, tuy rằng anh rấtmê đọc sách. Anh nói thế không phải vì anhcho rằng em viết hay quá, không ai viết đượcnhư thế, mà vì những dòng chữ ấy là tình em dành riêng cho anh, chỉ có anh mới đượchưởng thôi. Sau khi đọc thư, anh đem ảnh emra ngắm mãi. Bực quá đi, không một tấm ảnhnào đẹp bằng em bên ngoài cả, tuy rằng sovới ảnh của biết bao cô gái anh quen nó vẫn trội hơn hết. Anh ngắm mãi và anh lại hôn lên ảnh em nữa. Em thì cứ cười hoài, dường như chỉ biết cười thôi, chẳng hôn lại anh gì hết. Này, nếu cứ như vậy mãi thì anh giận đấy, cô gái xinh đẹp của anh ạ. Nhưng anh nói đùa thôi, anh chẳng giận gì em đâu, bởi vì anh hiểu rằng em yêu anh biết bao, tình yêu của em cao quý biết bao.
Thật là tuyệt diệu khi được cùng một người con gái vun đắp một mối tình. Anh thấy lòng mình tràn trề hạnh phúc, dường như không ai được hạnh phúc như anh. Em có nghĩ như vậy không? Giá như chúng ta cùng đọc được suy nghĩ của nhau như cùng nghĩ bằng một bộ óc, giá như những dòng suy nghĩ ấy là những sợi dây để chúng ta bện chặt nó vào nhau thì thú vị biết bao nhỉ. Nhưng thôi, chẳng cần đọc được suy nghĩ của nhau, chúng ta vẫn hiểu nhau rồi cơ mà, chẳng cần biến những ý nghĩ ấy thành sợi dây, chúng ta vẫn làm cho chúng quyện chặt vào nhau rồi cơ mà!
Đọc thư em, anh hiểu rằng em đã hoàn toànyên tâm về những điều mà trước đây làm emlo lắng nhiều. Biết vậy, anh rất vui. Anh thương em vô bờ bến em ạ, và chính vì vậymà khi thấy em vui, thấy em hạnh phúc là anh thấy mình sung sướng vô hạn. Anh yêu em với tình yêu không sao diễn đạt hết đưọc, anhtưởng rằng chỉ có cách hòa tan cơ thể anhvào cơ thể em mới có thể biểu hiện được một cách rõ ràng tình yêu nồng thắm ấy. Em thân yêu ơi! Tại sao em lại nghĩ rằng anh không nhớ đến em, anh thờ ơ với em? Có lẽ nào như thế được! Có lẽ nào anh lại lãng quên em! ý nghĩ của anh luôn luôn quấn quýt bên em, dõi theo từng nhịp thở của em. Có lúc anh nằm nghĩ: không biết giờ này em của anh đang làm gì nhỉ, có phải cũng đang suy nghĩ về anh không? Hình ảnh em như ánh trăng ấy, càng về khuya càng sáng tỏ trong tâm hồn anh. Anh không gửi thư cho em bởi vì cái đường dây của chúng ta lôi thôi quá, chạy linh tinh, sợ lạc mất thư. Mà thư viết cho em thì chỉ để cho em đọc thôi, chứ có phải bài báo đâu mà có thể công bố cho mọi người đọc? Không gửi nhưng vẫn viết, rồi em sẽ được đọc no nê. Em hãy tin rằng dù có cách em bao xa, xa em bao lâu, anh vẫn luôn luôn thương nhớ em và tình anh vẫn luôn luôn ấp ủ em, sưởi ấm trái tim em.
À này, cô bạn nhỏ, yên tâm về sức khỏe của mình nhé! Gầy vẫn gầy song khỏe lắm, máymóc chạy khoẻ, đều đặn và chính xác, đạt tiêuchuẩn quốc tế đấy! Chưa chắc cô bạn đã khỏebằng mình đâu, đừng chủ quan đấy!
Riêng cái chân thì xấu, rất xấu, này nhé: trênđùi 4 vết sẹo do bị lấy da, còn dưới ống chân thì một sẹo lớn. Tuy nhiên, đó là những bông hoa trời ban cho, anh chẳng đổi cho em đâu. Anh nói như vậy không phải là anh giàu tính hy sinh, luôn nhận phần xấu về mình đâu, mà là anh rất ích kỷ đấy! Em biết chứ, em là của anh, những gì đẹp trên cơ thể em đều thuộc quyền sở hữu của anh, do vậy nó càng đẹp thìanh càng được hưởng thụ nhiều và vì vậy nênanh dại gì mà đổi cho em những thứ xấu cơ chứ?
Ngược lại, nếu anh có gì đẹp là anh đổi cho em liền để em càng đẹp thêm. Tiếc quá, anh chẳng có gì đẹp cả, mà em lại đẹp lắm rồi.
Tuy thế, em đừng chê anh, đừng chê anh nhé!
Con bồ câu nhỏ của anh ơi, đôi hàng mi em đã dài và cong lại như trước chưa? Anh rất oán trách ai đã xui em cắt nó đi. Mong rằng nó sẽ chiều lòng anh mà mọc lại như cũ. Đôi hàng micong cong, lúc nào cũng như một dấu hỏi vềtình yêu ấy.
THƯ CỦA GIA ĐÌNH
Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 1973
Long thân mến!
Mẹ mới đến Thông tấn xã được biết tin cóđoàn vào mẹ vội viết mấy chữ về tình hình gia đình cho con biết. Hồi tháng 4, mẹ mới nhận được thư của con, cả gia đình cũng mừng cho con là con vẫn khỏe và lại nhận công tác mới hiện nay.
Hôm qua ngày 9/7 mẹ đến Thông tấn xã đểgặp anh ổn và muốn gặp anh Tùng nhưng anhđi vắng, anh ổn cho mẹ gặp anh gì, tên mẹ không nhớ chỉ biết anh ổn bảo anh Phó Tổng biên tập, mẹ nói chuyện cũng gần một tiếng và cũng đề nghị là muốn con ra thăm gia đình ít lâu vì hòa bình đã nửa năm rồi, và mẹ cũng được tin là con mới sốt và phải nằm quân y 20hôm, mẹ cũng thấy lo cho sức khỏe của con vì nếu sốt lại thì cũng gay go, nhất là đề phòng bệnh gan.
Em Việt có gửi cho con lá thư mẹ gửi vào đấy, mẹ mới gửi cho em 30đ để nó bồi dưỡng, độ đến tháng 10, 11 em sẽ được về phép thăm gia đình.
Còn vợ chồng Phúc thỉnh thoảng vẫn ra nhà. Hôm nay mẹ viết thư vội, nó không biết mà viết, vì mẹ bảo nó là chuẩn bị khi nào gửi thì mẹ bảo.
Còn tình hình công tác của con thì thế nào?Mẹ thấy hòa bình rồi những gia đình có chồngcon đi xa phần nhiều là về thăm gia đình cả rồi.
Còn con xem có hoàn cảnh thuận tiện thì concũng nên tranh thủ mà về thăm gia đình ít bữa, chứ bố thì cũng già yếu rồi, mẹ thì tuy chưa già nhưng sức khỏe cũng sút đi nhiều, công tác cách mạng còn lâu dài con ạ, mẹ thấy liên miên lắm, không bao giờ nói là hoàn thành hoặc là xong cả, chỉ có cái là người ta biết tính toán thời gian làm sao cho vừa công tác mà vừa có lúc xả hơi hoặc là tình cảm gia đình, chứ mẹ thấy nhiều khi ai vùi đầu vào công táccứ vùi, còn ai không vẫn không vì mẹ thấy kinh nghiệm bố con còn thanh niên, công tác cũngsay sưa hơn con ấy chứ. Mẹ nói thế để con tự suy nghĩ và sắp xếp thời gian, kẻo một ngày kia tình thế thay đổi rồi con lại ân hận mãi là không được về thăm gia đình. Còn số tiền 50 đồng mẹ gửi anh San vào từ năm 72 con đãnhận được chưa? Con trả lời cho mẹ biết mấy.Nếu con gửi thư về con cứ gửi về Kim Liên hoặc chỗ bố cũng được.
Bố có cố gắng cũng chỉ hết năm nay thôi, sang 74 có khi về hưu thôi.
Gia đình chúc con khỏe mạnh, công tác tốt.
Mẹ Hạnh
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 15/7/1973
Bố mẹ kính yêu của con!
Người chuyển giúp con lá thư này là anh TấnThành, người quen của con. Anh ấy ra công tác một thời gian rồi lại vào, do vậy bố có thể gửi anh ấy đem thư gia đình vào cho con. Anh Thành sẽ nói chuyện thêm với gia đình, và anh ấy sẽ là cái hòm thư đáng tin cậy của con đấy.
Con cứ hình dung rằng trong những ngày tháng này, gia đình ta đang được sum họp, đông vui và con thấy lòng con tràn đầy hạnh phúc, tuy rằng trong không khí ấm áp ấy thiếu mặt con. Giá như con, em Việt cũng có mặt trong những ngày này, cùng gia đình vui liên hoan thì gì bằng nữa. Con vẫn hằng ao ước như vậy. Song, con chưa thể thực hiện đượcniềm ước ao đó.
Bố mẹ kính yêu! Hiện nay, cùng với đồng bàomiền Nam, chúng con đang ra sức xây dựng lực lượng, củng cố hòa bình. Trước sức lớn lên vùn vụt của căn cứ, con thấy sung sướng vô cùng. Nhớ lại những ngày chui rúc trong gai góc kiếm từng bụi sắn, bị giặc càn lên tận căn cứ phải chạy lên tận vùng cao, nhớ lại những người bạn thân của con bị chết gục trước làn đạn của tụi biệt kích trên những con đường mòn vắng vẻ giữa rừng sâu, nhớ lại tất cả cảnh cơ hàn ấy, con càng thấy vô cùng yêu quý cuộc sống hiện nay. So với những ngày ấy, những ngày này đã trở thành thần tiên rồi bố mẹ ạ. Bây giờ, chúng con xuống ở vùng thấp hơn, được tự do tiếp xúc với ánh nắng chan hoà, được tự do dựng nhà cao cửa rộng. Con đường ô tô xẻ dọc Trường Sơn đã chạy suốt từ hậu phương lớn, dọc sau lưng chúng con, vào sâu hơn nữa và vươn dài nhữngcánh tay xuống đồng bằng. Các cơ quan quanh Khu đều có đường xe đến tận nơi, có xe ô tô để vận chuyển. Nhờ đó mà việc lao động bằng chân tay được giảm nhẹ đi, lương thực, thực phẩm có dồi dào hơn, đời sống được cải thiện rất nhiều. Các cơ quan đều có hội trường lớn để họp hành, chiếu phim, biểu diễn văn công, có sân bóng chuyền, bàn bóngbàn để rèn luyện và giải trí... Cuộc sống vui sôi động và đang đi vào nền nếp chính quy. Các khu tập thể cơ quan được xây dựng khá đàng hoàng, nhà nào cũng cao ráo, sạch đẹp, không những có bàn ghế hẳn hoi mà còn có hoa phong lan làm cảnh nữa. Cuộc sống thay đổi như vậy là nhờ sự nỗ lực rất lớn của mọingười ở đây, và nhờ sự chi viện rất mạnh mẽ của hậu phương lớn. Rồi đây, những người ởcăn cứ sẽ tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang thật lớn mạnh, xây dựng cả những nông trường và đẩy mạnh các mặt kinh tế khác để giải quyết thật tốt, thật cơ bản đời sống ở vùngcăn cứ và vùng giải phóng đồng bằng. Những công việc đó đòi hỏi mỗi người chiến sĩ - trongđó có con - phải nỗ lực rất nhiều. Không trực tiếp đóng góp vào những công việc đó, nhưngvới khả năng chuyên môn của con, con có thểđóng góp một phần động lực nhỏ bé, thúc đẩynó phát triển lên. Nhất là lại được đi trongđoàn đại biểu quân sự của ta làm nhiệm vụtrực tiếp đấu tranh với địch nhằm bảo vệ vàcủng cố hòa bình, con càng thấy trách nhiệm nặng nề của mình. Con tin rằng sự có mặt củacon trên trận tuyến đó là rất cần thiết, rất có ích. Con không thể cho phép mình vắng mặttrong đội ngũ vào những ngày này. Bởi vậy, tuy thương nhớ gia đình da diết, con vẫn chưa thể xin phép về thăm gia đình được. Rồi đây, khi tình hình cho phép, con sẽ về thăm gia đình, nhất định như thế rồi, nhất định là khi nào con xin phép, khi ấy cơ quan con sẽ đồngý cho con đi và bố mẹ sẽ được đón con trở về, người vẫn khỏe mạnh và hoạt bát như xưa. Con biết rằng bố mẹ rất mong con về, nhưng chỉ mong con về với tư thế của người chiến thắng, có đúng không bố? Chắc rằng khi gặp con, bố mẹ sẽ thấy con tuy có già dặn hơn (năm năm trôi qua rồi còn gì), đã cứng cáp lên về nhiều mặt nhưng đặc biệt vẫn cứ hồn nhiên, tươi trẻ y như hồi còn học sinh - con vẫn giữ được tính lạc quan, yêu đời mà bố đã truyền và nuôi dưỡng cho con.
Con cũng có thể nói cho mẹ hoàn toàn yêntâm là tuy thể trạng bẩm sinh của con là gầy còm, song con rất chắc chắn, con là một luỹ thép rất khó đột nhập đối với các loại vi trùng. Qua 1, 2 năm đầu lao đao trước những đợt tấn công ào ạt của ký sinh trùng sốt rét, con đã rút được nhiều kinh nghiệm chiến đấu và bây giờ đã đánh bại nó rồi. Thế là con không còn bị một bệnh tật nào hết, kể cả bệnh sốt rét là bệnh phổ biến ở căn cứ. Vì mẹ ở ngành Dược -Y, con có thể khoe với mẹ mấy con số để mẹ yên lòng: Hồng cầu 4 triệu 20 vạn, bạch cầu 7..500, huyết sắc tố 105%, phản ứng Hero của gan: 1,7, Mạch 83, nhiệt 37oC. Như vậy, mẹ có thể cấp cho con huân chương chữ thập đỏ rồi chứ?
Chắc gia đình ta đã về ở khu tập thể Kim Liên rồi phải không bố? ở mãi đó, mẹ đi làm tận Mễ Trì, xa quá, mẹ lại không đi được xe đạp thìlàm thế nào? Chắc mẹ yếu hơn trước phải không mẹ? Mẹ đã bỏ hút thuốc lá chưa? Sao mẹ không nói gì về việc này cho con biết.
Con tha thiết yêu cầu mẹ bỏ thuốc lá và tích cực bồi dưỡng bằng chất ngọt, chất đạm. Bốhàng ngày về khu Kim Liên hay chỉ chủ nhậtmới về? Con nghĩ bố nên ăn ngủ tại cơ quan, chủ nhật hãy về nhà để giữ sức khoẻ, vì bố cũng luống tuổi rồi.
Anh Đức đã cưới vợ chưa? Trong mọi chuyện anh đã ít lời, trong chuyện này anh càng ít lời.Em chẳng có thể góp ý với anh gì về cái việc mà anh nói là “ít được mọi người tán thành” ấy - em chỉ biết chúc anh hạnh phúc.
Phúc và Thành có ở riêng không, hay vẫn ởchung với gia đình?
Hai em sắp có cháu bế chưa? Thế là cô cậu đã đoạt giải nhất trong cuộc đua không tuyênbố đến cái đích lớn của cuộc đời rồi đấy. Đã đến đích ấy rồi thì cần củng cố lực lượng mà tiến lên các đích quan trọng khác chứ đừng dừng tại chỗ nhé.
Em Việt con hiện đóng quân ở đâu, có viết thư về gia đình không? Đọc thư nó, con rất mừng vì nó đã tiến bộ rất dài về tư tưởng, sức khoẻ.
Các cô Ngọc, Diệp, Lan, Thủy chắc lớn lắm rồinhỉ, học hành chắc vẫn giỏi chứ? Cô Ngọc 19tuổi đã có thể coi là lớn rồi đấy, song chớ vội nghĩ đến chuyện gia đình riêng nhé, để tốt nghiệp đại học, ra công tác hẵng hay.
Còn Diệp, Lan, Thủy thì anh chẳng phải dặn gìnữa vì anh biết các em rất chăm ngoan, chămngoan hơn anh hồi bé (thực ra hồi bé anh hư lắm, lười và hay làm phiền bố mẹ). Các em tiếp tục học cho giỏi nhé.
Bố mẹ có nhận được thư của trên nhà không?Nhiều khi nằm nghĩ, con thấy thương các bà và ông vô hạn, thương đến quặn thắt lòng lại. Ông, bà vất vả quá, đến cuối cuộc đời vẫn cònvất vả. Nhất là ông bà trẻ, khi còn khỏe thì làm đầu tắt mặt tối nuôi các cháu, khi già rồi lại sống cô độc trên rừng núi hiu quạnh, lấy ai chăm sóc khi đau yếu? Không hiểu ông, bà trẻ bây giờ sinh sống bằng công việc gì, có túng thiếu lắm không? Thương vậy, nhưng concũng chỉ biết để trong lòng hoặc nói ra miệngmà thôi chứ không thể biến thành việc làm được. Bởi vì con biết rằng, con còn phải ở miền Nam lâu dài - thời gian cống hiến còn lâudài, chưa đến thời gian vừa cống hiến vừa hưởng thụ để lấy cái phần được hưởng thụ của mình san sẻ cho người ruột thịt.
Cô Chung, chú Phương và các em có khỏe không? Cô Chung đã công tác ổn định hẳn ở một cơ quan chưa? Nếu công tác không ổn định, nay cơ quan này, mai cơ quan khác thì khó tiến bộ lắm. Cháu không biết rõ địa chỉ của cô ở đâu nên không biên thư riêng cho cô được. Cô biên thư cho cháu với nhé.
Bố mẹ yêu quý của con! Trong khung cảnh hòa bình của đất nước, bố mẹ hãy tin rằng không còn có gì đe dọa tính mạng đứa con của bố mẹ nữa nhé. Trong chiến tranh, nó đã vượt qua được nhiều bước hiểm nghèo rồi, và nay nó vẫn cảnh giác, biết xông pha nhưng cũng biết tự bảo vệ tính mạng của nó. Nó hiểu rằng đó là trách nhiệm đối với chính nó và đối với cả những người mà nó yêu quý vô bờ bếnnữa. Nó không có quyền cẩu thả để đến nỗilàm tắt hy vọng của những người ruột thịt củanó ở nơi xa đang ngóng về nó từng giờ, từng phút.
Về mọi mặt đời sống, con trình bày như thế, bố mẹ yên tâm rồi chứ? à, nếu như sau này con gặp một cô gái nhỏ dễ thương, con kết nạp vào gia đình ta thì bố mẹ có cho phép không?
Con sống khá đầy đủ, mẹ đừng gửi gì cho con ngoài thư và ảnh.
Cho con gửi lời thăm các cô chú ở cơ quan. Con vẫn chờ đợi để triển khai công tác theo đoàn đại biểu quân sự của ta trong Ban Liên hiệp quân sự hai bên khu vực hai - Đà Nẵng. Bố mẹ nhờ anh Thành chuyển thư cho con. Địa chỉ như cũ.
Kính chúc bố mẹ mạnh khoẻ.
Đứa con lúc nào cũng yêu quý gia đình.
Việt Long
THƯ ĐỒNG CHÍ
Hữu Quả - Bình Định, ngày 18/7/1973
Thân gửi các anh Vũ Đảo, Dương Đức Quảng, Hồng Phấn - Thông tấn xã Giải phóng.
Tổ phóng viên Bình Định hành quân đã tới đích an toàn, viết thư này về báo cáo với anhmấy nét:
Anh em ở nhà ra đi ngày 20/6 và tới Bình Định (Ban Tuyên huấn) ngày 13/7. Như thế là quá chậm có phải không anh? Lý do chậm là anh em bị sốt dọc đường. Cả 4 anh em đều sốt. Thoa sốt một lần đi được, Minh sốt 2 lần, có một lần phải nằm lại mất 5 ngày, Quả sốt kéo dài, lách sưng to nhưng vẫn ăn được và đi được; còn Mạch thì sốt 3 lần rồi, có một lầnphải dừng lại 3 ngày. Hiện nay sức khỏe anhem: Quả, lách vẫn còn sưng, Minh và Thoa đãbình thường, riêng Mạch khá gay. Theo y sĩ cơ quan sơ chẩn thì Mạch có thể bị sưng gan,có lẽ vài hôm nữa phải cho Mạch đi bệnh xá nằm điều trị đã, bao giờ khỏe về mới phân công công tác, như thế cơ bản hơn.
Hôm đi xuống đường lo quá anh ạ, cứ sợ có đồng chí nào sốt ác tính thì nguy. Nay đến nơi có cơ quan, có địa phương rồi nên bớt lo hơn.
Anh em về Bình Định đúng vào thời kỳ cơquan đang di chuyển, nhà cửa chưa làm được, chỗ ăn, chỗ ở chưa ổn định, 4 anh em tự làm một cái nhà tăng để ở. Tình hình sứckhỏe anh em như vậy, cộng với tình hình khách quan là địa phương đang di chuyển cơ quan nên chưa thể bắt tay ngay vào công việc được. Thông cảm hoàn cảnh của địa phương, tất cả anh em đều phấn khởi khắc phục khó khăn, không hề kêu ca phàn nàn gì và bước đầu tranh thủ được thiện cảm của anh emtrong cơ quan.
Các đồng chí trong cơ quan Ban Tuyên huấn tỏ rõ sự quan tâm đối với anh em. Ngay khinghe tin đoàn mới về, mặc dầu cả cơ quanmới chỉ dựng xong một cái nhà ăn, nhưng cácđồng chí trong ban lãnh đạo cho người ra đónanh em vào. Tất cả các đồng chí có tráchnhiệm tỏ vẻ ái ngại, lo sức khỏe anh em, lo chưa có nhà cho anh em ở để anh em phải tự làm, lo chưa ổn định nên ăn uống kham khổ.v.v.. Kể ra Bình Định mà ăn uống như thế cũng kham khổ thật, chưa bằng mức ăn ở nhà (Ban Tuyên Huấn Khu). Nhưng vấn đề quantrọng là ở chỗ: “Một lời nói chân tình còn hơn nghìn mâm cao cỗ đầy”. Tất cả anh em trong tổ đều thấy rõ điều đó và nhắc nhau lấy chuyện đó làm nguồn động viên nhau, khích lệmạnh trong công tác. Riêng Quả thì có lẽ đâylà lần đầu tiên được tiếp xúc với cơ quan địa phương K5 chân tình như vậy cho nên khôngthể không xúc động.
Sau vài ngày tắm giặt nghỉ ngơi, ban lãnh đạocơ quan đã làm việc với anh em trong tổ:Truyền đạt nghị quyết Thường vụ Tỉnh uỷ, báo cáo một số nét về truyền thống và phong trào, địa phương.
Xong, Quả và đồng chí phụ trách Ban sang gặp Thường vụ để báo cáo nội dung công tác và xin ý kiến giúp đỡ.
Qua mấy ngày tiếp xúc và làm việc với cơquan địa phương, Quả thấy rõ sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo đối với công tác thông tấn báo chí, bước đầu tạo thuận lợi cho anh em hoàn thành nhiệm vụ. Quả đã kịp thời lấy ngay chuyện này họp anh em lại nhắc nhở nhau cố gắng hết sức mình làm tốt công tác, góp phần tuyên truyền cho phong trào địa phương, đáp lại sự chân tình mong mỏi của cấp uỷ, của ngành ở đây. Xin nói thêm là trong khi làm việc với các đồng chí trong ban lãnh đạo Ban, các đồng chí có nêu lên 3 yêu cầu là: sau khi đoàn công tác của ta ra về xin để lại cho địa phương 3 cái: một là tập phim có giá trị tuyên truyền cho địa phương, hai là một tập các mẩu chuyện và người tốt việc tốt, ba là giúp tỉnh đào tạo được một lớp thông tin viên và cộng tác viên biết làm công tác thông tấn báo chí.
Nói chung 3 yêu cầu của các đồng chí nêu lên trên đây cũng là phù hợp với công tác của mình nên bọn tôi hứa sẽ đáp ứng anh ạ.
Tôi nghĩ làm được cái gì có lợi cho ngành, có lợi cho cách mạng thì cứ làm thôi, không nề hà từ chối.
Tuy vậy cũng lo, lo tài liệu thành văn khôngcó, không biết chuẩn bị “giáo án” như thế nàođây để “lên lớp”. Lâu quá lý luận cũng quêndần hết rồi.
Căn cứ nhiệm vụ, căn cứ tình hình sức khỏecủa anh em trong tổ cùng với sự gợi ý của địa phương, tôi tạm phân công công tác hai tháng 7 và 8 như sau:
Thoa + Mạch (nếu Mạch khoẻ) hoạt động các ngành xung quanh tỉnh, viết tổng hợp các vấn đề: Đấu tranh thi hành hiệp định (tố cáo địch nống lấn vùng giáp ranh và vùng giải phóng, tố cáo địch lập ấp gom dân, bắt bớ bình định, không thực hiện 12 điều dân chủ ở vùng địch kiểm soát. Đặc biệt nêu bật, sau 1 tháng có tuyên bố, địch vẫn không thi hành được khoản nào của Hiệp định mà còn gây nhiều vụ vi phạm mới). Viết về phong trào nhân dân trong vùng địch tạm kiểm soát rời bỏ khu dồn trở về làng cũ làm ăn, hoặc trài ra sản xuất ở những vùng trắng. Viết tổng hợp về các mặt xây dựng như sản xuất (chủ yếu là nông nghiệp mà trước mắt là khai hoang phục hoá), thươngnghiệp, y tế giáo dục, xây dựng lực lượng vũtrang giữ gìn hòa bình (tòng quân nhập ngũ). Riêng Minh thì đi giao thông vận tải, vừa lấy hình ảnh công trường làm đường (hiện có vài nghìn dân công tập trung làm), vừa giao Minh viết luôn tin tổng hợp về giao thông. Sau khi đi giao thông về Minh sẽ đi thể hiện một số ảnh phong trào sản xuất nông nghiệp, trước mắt là khai hoang và thủy lợi.
Riêng Quả thì lúc đầu Quả định ở tại tỉnhkhoảng 1 tháng, ít nhất cũng nửa tháng, vừa để viết một vài mặt tổng hợp, vừa để nắm tìnhhình chung đã. Thế nhưng Ban Tuyên huấn tỉnh yêu cầu Quả đi Hoài Nhơn với lý do là sắptới có ủy ban Quốc tế về điều tra vụ Tam Quan cho nên cần có phóng viên ở đó, mà đi thì cần có đồng chí có kinh nghiệm chứ mới e khó khăn. Mặt khác các đồng chí ấy nói Hoài Nhơn là nơi có phong trào khá nhiều mặt cần được báo chí phản ánh. Với hai lý do trên nên Ban Tuyên huấn tỉnh và Thường vụ nhất trí yêu cầu Quả đi Hoài Nhơn, vậy báo cáo để anh rõ. Một lý do phụ nữa cũng cần cân nhắc là, Hoài Nhơn cũng có ác liệt hơn một chút sovới các nơi khác nên nếu mình chần chừ dodự, e địa phương sẽ hiểu một cách tế nhị lắm anh ạ.
Thời gian ít, công việc đang thúc sau lưng, anh cho phép Quả tạm dừng đây, chúc anh luôn mạnh.
Thân yêu!
Xiết chặt tay anh Địa chỉ:
Hữu Quả
TTXGP đang công tác tại Ban tuyên huấn Hùng Cường.
Ngày 24/7/1973
Ra viện, ồ ra viện mà cũng trở thành một niềm vui sướng. Tạm biệt, không, vĩnh biệt mới phải, cái khu rừng tù túng với bầu không khí sặc mùi thuốc tây. Vọt ra đường đón bầu trời khoáng đãng, nắng vàng rực rỡ, đi trên con đường ô tô đỏ tươi và thở phào khoan khoái.
Muốn ghé về thăm Ngân nên tôi đi theo đườngmòn xuyên núi.
Nằm mãi một chỗ nay mới đi bộ thấy mệt ghê gớm. Chật vật leo lên cái dốc lách nắng hầm hập. Khoảng 10 - 15 phút lại phải nghỉ lấy hơi.
Sự việc không diễn biến đúng theo điều tôi dựkiến: anh San không có nhà mà vẫn ở bệnhviện, Ngân đi thăm anh ấy chưa về.
Xế chiều Ngân về, song không qua C8 gặp tôi.Cô bé của tôi sao lại ngại ngần làm vậy? Buổi tối Ngân mới qua và tôi đã được sống những giờ êm ấm bên em - tới mãi 11 giờ khuya.
Sáng 25, đến bệnh viện thăm San. Tôi giật mình sửng sốt đến mức hoảng sợ vì thấy San gầy hốc hác, già xọm đi. Chiếm ưu thế trên khuôn mặt anh là đôi mắt to và đôi gò má cao. San nắm tay tôi, khóc rưng rức. Tôi ngồi bên võng anh, vuốt nhẹ bàn tay anh và an ủi: “Đừng khóc, đừng khóc”. Anh nói: “Không, từ ngày vào viện, mình không khóc, thấy Việt Long mình thích quá mới khóc!”.
Thương San quá, lòng rưng rưng cũng muốn khóc theo.
Trưa lại về Điện ảnh và tất nhiên lại đượcquấn quít bên người yêu. Hôm nay, Ngân kể lại tường tận cuộc đời của mình, từ những ngày thơ ấu tới những ngày lớn lên trên căn cứ và đặc biệt đã nói lên cả những điều thầm kín của mình nữa.
Trước đây, trong quan hệ với Ngân, tôi có nhận xét rằng chắc Ngân đã từng có những va vấp trong tình yêu và chắc em đã từng chịu khổ đau trong những va vấp ấy. Tôi nghĩ thế, song không khi nào tôi hỏi Ngân về chuyện này cả - vì đó là chuyện cũ, tôi không có quyền bới móc ra, và nếu tôi hỏi, chắc sẽ xúcphạm đến lòng tự trọng của Ngân. Khi nghe mọi người dư luận xấu về quá khứ của Ngân, tôi không tin, song cũng có phần băn khoăn, thắc mắc!
Nhưng tôi lại nghĩ chắc rồi sẽ có ngày Ngânkể cho tôi nghe về những điều đó.
Bây giờ thì Ngân đang kể về những chuyện ấy. Hồi ở với Ba, Ngân quen anh Truyền, công vụ của Ba. Anh ấy khá lớn tuổi nên Ngân gọibằng chú. Sau này Ngân lớn mới gọi bằng anh. Anh Truyền rất cần cù, rất hiền nên Ngân rất mến. Tôi hiểu rằng trong quan hệ giữa một người con gái và một người con trai, khi quá thân tiết với nhau, thì dù không có quan hệ yêu đương, cũng không thể khẳng định là không yêu - Tình yêu ở đây không thể hiện rõ ràng, nhưng vẫn in bóng trong tình cảm 2 người, lúc ẩn, lúc hiện, trộn lẫn vào tình cảm anh em, đồng chí. Đúng là Ngân cũng có một tâm trạng như vậy. Khi anh Truyền sắp đi nơi khác nhận công tác mới, Ngân đưa cho anh ấy một chiếc nhẫn, sau đó lại một chiếc bút máy của Ba. Ba phát hiện ra, hỏi dồn mãi và cuối cùng thì Ngân trả lời: “Con yêu anh ấy!”. Ba hỏi: “Tại sao mày lại yêu anh ấy?” Ngân trả lời: “Anh ấy đã phục vụ ba trong bao nhiêu năm, anh ấy rất tốt, chắc con yêu anh ấy Ba cũng đồng ý”. Ba nổi giận, la mắng và đưa Ngân ra chi đoàn, ra đơn vị kiểm điểm. Tiếng xấu về Ngân bay khắp Trung đoàn. Sau đó Ba ra Bắc, Ngân ở lại. Lúc này, cuộc đời Ngân đầy mây đen, Ngân sống bơ phờ, chán đời, quần áo rách không vá mà chỉ lấy dây cột lại. Lúc này, anh Truyền cũng đã đi xa.
Về sau, được cơ quan động viên, Ngân mới trở lại được với cuộc sống bình thường. Sau này, có một số người muốn yêu Ngân, song Ngân không yêu họ. Tuy nhiên, Ngân vẫnnhận thư của họ và không tỏ rõ tình cảm của mình cho họ rõ nên họ vẫn hy vọng. Đó là một nhược điểm của Ngân. Chính điều đó lại đưa thêm những điều tiếng xấu đến cho Ngân. Gần đây, khi Ngân đã yêu tôi, vẫn có một anh bác sĩ viết thư tấn công Ngân. Tôi không ngăn cấm Ngân gì hết, song yêu cầu Ngân phải tỏ thái độ rõ ràng: “Có yêu thì nói rằng yêu, Không yêu thì nói một điều cho xong”, đừng để anh ta hy vọng một cách vô ích. Còn nếu muốn yêu anh ta, cứ tự do, tôi sẵn sàng rút lui. Ngân khẳng định rằng Ngân không yêu anh ta, Ngân chỉ yêu tôi mà thôi, yêu trọn đời, nếu không lấy được tôi thì chỉ có chết mà thôi.
Tôi hiểu rằng Ngân nói rất chân thực, Ngân yêu tôi rất tha thiết. Trong 2 tháng rưỡi xa tôi,Ngân viết tới 14 lá thư dào dạt tình yêu và chứa đựng bao nỗi lo ấu phấp phỏng, riêngđiều đó cũng tỏ rõ Ngân yêu tôi biết nhườngnào. Chà, bây giờ tôi mới hiểu rằng một ngườicon gái lại có thể yêu một người con trai một cách dữ dội, nồng nhiệt như thế. Bây giờ đây tôi đã hoàn toàn yên tâm, hoàn toàn tin tưởng ở Ngân. Không một người con trai nào có thể thay thế tôi trong cuộc đời của Ngân cả. Tôi yêu Ngân vô bờ bến, không lời nào diễn tả hết được, và cũng không một người con gái nào có thể thay thế Ngân trong cuộc đời của tôi.
Tối, lại ở bên Ngân tới 11 giờ khuya.
Thứ 7 - 27/7/1973
Tôi trở về Ban công tác, do địch lật lọng,chúng ta không triển khai được hoạt động của Đoàn Liên hiệp quân sự hai bên.
Ở Ban, ai cũng hỏi tôi về quan hệ với Ngân, đều tỏ ra quan tâm, muốn vun đắp cho tình yêu của chúng tôi. Đã đến lúc cần báo cáo việc này ra cơ quan, chi bộ, đưa tình yêu của chúng tôi ra công khai. Tôi viết thư nhắn Ngân sang. Tối, Ngân đã tới.
Tối, chúng tôi dẫn nhau đi thăm những anh quen thân, dẫn nhau đi xem văn công. Rồi tôi đưa Ngân về ngủ với mấy cô gái khác ở mộtngôi nhà cạnh nhà tôi.
Ngân nằm trên võng, còn tôi ngồi trên một chiếc ghế cạnh đó.
Chúng tôi thủ thỉ tâm tình với nhau trong mànđêm tịch mịch, trong ánh sáng dào dạt của tìnhyêu. Bây giờ tha hồ mà ngắm nhìn khuôn mặtthân yêu của Ngân. Tôi vuốt nhè nhẹ trên máitóc Ngân, trên má Ngân, trên sống mũi Ngân, trên làn môi âm ấm của Ngân. Em thân yêu, cảtâm hồn cháy bỏng yêu thương của em đã thuộc về anh, cả thân thể ngọc ngà của em đãthuộc về anh, thuộc về riêng anh tất cả. Anhsẽ giữ gìn, nâng niu nó suốt cuộc đời anh!
Tôi hỏi ý kiến Ngân về việc báo cáo với cơ quan, chi bộ quan hệ giữa 2 đứa, Ngân bảo: “Em đồng ý với anh, song em sợ người ta cười!”
Chủ nhật - 28/7/1973
Sáng, cùng Ngân sang nhà Nguyễn Khắc Phục, Dương Hương Ly và các anh trong chi Hội văn nghệ chơi. Lần đầu tiên dẫn ngườiyêu đến nhà bạn bè, đón nhận nhiệt tình vunđắp của bạn bè với tình yêu của mình, sốngtrong không khí vui vẻ, thân mật, thấy thật sung sướng. Có những bạn gặp tôi, chào: “Chào con người hạnh phúc nhất cơ quan!”Hơn 8 giờ sáng, Ngân ra về.
Tôi bắt đầu tiến hành công việc báo cáo. Thậtlà ngại ngùng, biết nói thế nào với các đồngchí lãnh đạo bây giờ? Tôi nhờ anh Nhị nóigiúp. Anh Nhị nhận lời ngay. Sau đó, anh đãnói chuyện với anh Phi và Nam Sơn. Tình hình nói chung là ổn. Tôi nói chuyện với anh Hoài Nam - Bí thư chi bộ Thông tấn - Tuyêntruyền. Anh Hoài Nam tán thành nhiệt liệt, tỏ ýsốt sắng giúp chúng tôi xây dựng quan hệ ngày một bền đẹp hơn. Bây giờ chỉ còn chờ Ngân báo cáo với cơ quan bên ấy thôi. Mong rằng mọi việc sẽ tốt đẹp.
Tối, đến nhà Nguyễn Khắc Phục chơi với mấy cậu bạn văn công. Tiếng đàn ghita bập bùng, tiếng viôlông réo rắt, tiếng hát êm đềm tạo nên một không khí âm nhạc thật hay, làm cho tâm hồn con người vừa bay bổng lên, vừa đi vào chiều sâu thăm thẳm, gợi nên nhiều suy nghĩ tốt đẹp. Giá như Ngân còn ở đây nhỉ. Tôi vừa nghĩ thế thì Phục đã nói: “Cô Ngân mà được sống trong không khí này nhỉ”. Cảm ơn Phục, người đã quan tâm rất nhiều đến việc làm đẹp cho tâm hồn người yêu tôi. Đi vào thế giới âm nhạc, tâm hồn người ta như được tắm bằng một thứ nước trong mát, trở nên sạch sẽ, thơm tho hơn. Rồi đây, tôi sẽ cố tìm cách làm cho Ngân được sống trong không khí âmnhạc, văn học, giúp Ngân nâng bổng tâm hồn của Ngân lên.
Những ngày này được tin Hoàng Chung không chết mà bị bắt, hiện đã được địch trao trả và đang ở Hà Nội.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 3 tháng 9 năm 1973
Em thân yêu của anh!
Anh gửi trả em lá thư của anh Bản, nó nằm lạc trong cuốn sổ của anh. Nhân đây, anh nói thêm một số suy nghĩ của anh về tình yêu.
Về tâm lý mà nói, anh cũng như mọi người con trai khác, đều muốn yêu một người con gáingây thơ, chưa trải qua mối tình nào.
Tuy nhiên, nhiều khi cuộc sống không cho phép như vậy, thì cũng vui lòng yêu một người con gái đã trải qua đôi lần yêu thương và được yêu thương. Nhưng phải là người con gái có quan niệm đúng đắn về tình yêu,nghiêm túc và có trách nhiệm trước tình yêu chứ không coi tình yêu là một thú vui, muốn hưởng tình yêu của tất cả mọi người con trai.
Đọc thư anh Bản viết cho em, quả thực là anh không thích thú gì. Anh cứ nghĩ: Không hiểuquan hệ trước đây giữa em và anh ấy thânthiết đến mức nào mà bây giờ anh ấy còn tha thiết đến thế?
Không hiểu trước đây em đã hứa hẹn với anhấy những gì mà anh ấy hy vọng nhiều nhưvậy, oán trách lắm như thế?
Chuyện cũ của em, thuộc về em, anh không cóquyền ghen tức.
Song, để xây dựng hạnh phúc với anh, em cầnphải làm theo những lời khuyên của anh. Với người yêu, phải trung thực, có vậy mới chung thủy với người yêu. Có nghĩa là trong mọi chuyện, từ chuyện cũ đến chuyện mới, đềukhông nên dấu người yêu, càng không nên nói dối người yêu. Đã có người yêu rồi thì trong quan hệ với người khác, phải hết sức thận trọng, nghiêm khắc, tránh sa ngã, tránh cả chuyện hiểu lầm. Tuy chưa cưới em, song từkhi yêu em, anh vẫn tự coi mình là trai đã có vợ cho nên anh đã tự kiềm chế tình cảm của anh để giữ mối quan hệ trung bình (không quá thân thiết) đối với bạn gái. Do vậy, ngay trong chuyện thư từ, tâm sự, đi thăm hỏi với bạn gái, anh cũng giảm bớt, để thời gian và tình cảm dành riêng cho em, dành thật nhiều cho em. Phải nói rằng vì vậy mà anh ít nhận được thư bạn gái, hoặc nhận thì lời thư có phần nào lạnh nhạt hơn trước, ít có bạn gái thăm hỏi, đến chơi... Nghĩ qua thì thấy có lúc cũng buồn đi chút ít, song nghĩ kỹ thì lại thấy đó là điều đúng đắn, cần thiết. Còn nếu như cứ mơn trớn bạn gái, thì biết đâu, khi điều kiện cho phép, lại chẳng mắc phải sai lầm? Và thế có nghĩa là tự đập phá hạnh phúc của mình. Với cách công bố về người yêu của mình cho bạn gái rõ, thực sự anh đã tự lập một hàng rào để giữ cho mối quan hệ với họ được ở một khoảng cách cần thiết.
Với em, anh nghĩ đó cũng là điều cần thiết. Em hãy tự coi mình là gái đã có chồng, tự nghiêm khắc với mình và với bạn trai hơn nữa.
Trong quan hệ hàng ngày, hoặc trong thư từ, đừng để cho họ hiểu lầm mình, tưởng rằng mình yêu hoặc có cảm tình đặc biệt với họ.
Em có lúc tỏ ra thương hại người con trai yêu thương mình mà thất vọng, muốn an ủi họ, làm họ đỡ tủi thân. Em nên nhớ rằng, với những người con trai đứng đắn, tự trọng, họ khôngcần sự thương hại đó. Họ chỉ cần tình yêu của em. Khi không được yêu, thì họ cần sự dứt khoát. Khi có sự dứt khoát rồi, họ sẽ tự rút lui và đi tìm hạnh phúc cho họ. Thái độ thương hại của em không đem lại hạnh phúc cho họ, chỉ đem lại nỗi hy vọng khắc khoải rồi thất vọng, đem lại sự phiền hà cho họ, cho em, cho người yêu của em.
Anh không cấm em có quan hệ với anh Bản,song anh không cho phép em quan hệ một cách mập mờ với anh ấy. Khi người ta đã chịusự vuốt ve của người con trai bằng lời, thì khi gặp, họ cũng dễ dàng chịu sự vuốt ve của người con trai bằng hành động.
Khi đã không yêu, thì cách tốt nhất là hãy dập tắt hy vọng ở người con trai yêu mình, Chuyện về anh Bản chỉ là một trường hợp cụ thể, em nên từ đó mà rút ra bài học chung của cuộc đời để từ đó có một cách sống đúng đắn.
Với anh Bản, em nên viết thư giới thiệu anhcho anh ấy, nói rõ quan hệ của chúng ta, anh sẵn sàng làm một người bạn tốt của anh ấy. Khi cần, anh có thể viết thư cho anh ấy.
Em suy nghĩ cho kỹ đi, rồi nói cho anh nghe.
Hôn em rất nhiều
Anh của em.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Triệu Thị Thuỳ.
Ngày 6/9/1973
Anh Phấn, anh Long kính mến!
Ngày qua chúng em ra tới sông Tranh thì đinhờ được ôtô. Đêm qua chúng em tới đây lúc10 giờ. Trời đã khá chu đáo cho bọn em một trận ướt hết quần áo. Các chú muỗi, vắt đón tiếp chúng em rất tốt. Em bị ngã hai cái điếng người. Tuy nhiên em vẫn béo như cũ.
Chỗ mình ở trong tương lai thì đẹp đấy haianh ạ, còn giờ thì cũng hơi ngán vì rận, vắt, dốc và nghe nói là có cả hổ nữa. Quả là cũng không ngon lắm. Tuy nhiên chỗ ở của mình ngay sát sông Trà Nô, nuớc trong vắt, lắm sỏi đá nên cũng rất thú vị.
Mọi tình hình chắc anh Quảng đã kể với 2 anh cả, em chỉ muốn báo thêm cho hai anh biết một tin buồn nhất trên đời là 13 bé gà xinh của nhà mình trên đường đi ôtô đã “hy sinh” cả. Em buồn đến phát khóc lên ấy. Mặc dù thịt gà kho với khế, em cũng không làm sao nguôi được. Các anh làm sao xin được gà đem lại để nuôi chứ còn trên này chúng em không biết xoay xở vào đâu cả.
Bữa cơm chúng em gồm có canh chuối, canh khế, ốc thì rất nhiều, nghĩa là cũng khá tươi. ổđây nắng ghê gớm hai anh ạ, mà anh Quảngthì trêu em suốt ngày. Đến phát khóc lên được. Nếu có hai anh ở đây chắc sẽ bênh em,còn bây giờ thì chẳng ai bênh em cả, họ lại còn cười rất thú vị nữa.
Em đã được bầu là béo ngang ấn rồi (nghĩa là nhất Thông tấn xã đấy).
Em định gửi khế cho các anh nhưng không kịp, thôi để lần khác vậy.
Em ngừng bút, mong hai anh khoẻ, chóng lên với chúng em.
Em
Triệu Thùy
Tối 23 - 24/9/1973 (Thứ 7-CN)
Sang với Ngân - ở bên em để rồi tạm biệt, sẽ di chuyển đến chỗ mới, còn Ngân vẫn ở chỗ cũ. Sống với nhau những giây phút thiết tha, nồng cháy.
Không khỏi băn khoăn khi biết rằng Ngân gặp những trở ngại khi yêu tôi. Trở ngại lớn nhất làanh bí thư chi bộ đơn vị Ngân công tác. Anh ấy lớn tuổi hơn tôi, đã có vợ, con, nhưng vợ đã chết. Anh ấy tấn công Ngân nhưng không được, bèn gây khó khăn đối với Ngân trongcông tác, phấn đấu. Mặc dù làm việc đầy tráchnhiệm, Ngân vẫn chưa được đưa vào diện đối tượng kết nạp Đảng.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 25 tháng 9 năm 1973
Thúy Ngân thương yêu của anh ơi!
Chỉ còn 2 ngày nữa thôi anh sẽ tạm biệt mảnh đất đã nuôi dưỡng biết bao tình cảm yêuthương của chúng ta. Anh sẽ xa em để rồi sẽ mang nặng trong lòng mình niềm thương nỗi nhớ em da diết Những ngày ngắn ngủi gần gũi em đã để lại cho anh biết bao kỷ niệm êm đềm và ấm áp. Chắc rằng trên đời này không có ai yêu thương em như anh. Chắc rằng trên đời này không có ai yêu thương anh như em. Ôi, em đã yêu chiều anh biết bao, em đã cho anh đắm mình trong một biển sóng yêu thương.Sống trong biển sóng ấy, anh vừa thấy đắm say, ngây ngất, vừa thấy tỉnh táo, sáng suốt!. Anh đã làm tất cả những gì mà một người con trai có thể làm đối với người yêu, làm bằng một tình cảm rất cuồng nhiệt, cuồng nhiệt tới mức có thể làm em phát sợ lên. Nhưng, em thân yêu của anh ạ, chỉ đến mức ấy thôi, chưa bao giờ anh có ý định vượt quá cái mức ấy,ngay cả trong lúc anh gần gũi em nhất. Bởi vì anh muốn giữ cho tình yêu của chúng ta thật trong sáng, thật đẹp đẽ, để cho ngày cưới của chúng ta sẽ là ngày huy hoàng nhất của hạnh phúc lứa đôi, là ngày cả hai anh em đều bước vào bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời riêng tư. Chắc em cũng mong muốn như thế.
Em yêu thương vô bờ bến của anh! Có phảichăng trong khi yêu anh và xa anh, em vẫnmang trong lòng một nỗi lo sợ, day dứt?
Chắc rằng em đã lường đến những khó khăn sẽ đến với em? Đúng vậy, em ạ, trên đường điđến hạnh phúc toàn vẹn của chúng ta còn nhiều khó khăn lắm, nhất là đối với em. Giá như anh ở bên em, anh sẽ cùng em suy nghĩ,hợp sức lại để vượt qua nó. Tiếc rằng anh lại đi xa. Nhưng em đừng vì thế mà cảm thấy bị cô độc. Quanh em còn có nhiều người tốt có thể giúp đỡ em. Chỉ cần em biết tin, mến họ, tranh thủ được tình cảm của họ. Em ơi, nếu như sắp tới em có gặp điều gì buồn, thì em hãy đừng quá bi quan, em hãy nghĩ rằng đó làđiều phải đến và rồi sẽ phải đi. Em tin rằng anh vẫn luôn luôn theo dõi, giúp đỡ em, đem hết khả năng của anh để tạo điều kiện tốt nhất cho em đi lên trong cuộc đời. Em vô vàn yêu thương của anh hãy nghĩ rằng bây giờ em sống không phải chỉ vì em, mà còn vì anh nữa, cuộc sống của em là nguồn sống của anh, bởi vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào em cũng nên sáng suốt, đừng bi lụy hoặc làm liều...
Khó khăn sẽ đến, rồi khó khăn sẽ qua và sau đó là hạnh phúc.
Chúng ta đã vượt qua một phần khó khăn rồi.Chúng ta sẽ vượt qua phần khó khăn còn lại.Rồi chúng ta sẽ đi đến hạnh phúc toàn vẹn.
Em cứ tin rằng rồi cuộc đời em sẽ sáng sủa, hạnh phúc. Đó là sự thật. Không một kẻ xấu xa nào có thể phủ nhận sự thật ấy. Em hãy tin vào anh, tin vào những người tốt, tin vào cuộc đời, tin vào tương lai tươi sáng của em.
Thật kỳ lạ là tình yêu của con người. Bướcvào rồi anh mới hiểu rằng đó là mảnh đất đầy hoa thơm quả ngọt, song cũng đầy gai góc,rác rưởi. Muốn hái hoa và ăn quả, thì chúng ta phải quét rác, nhặt gai đi. Cho nên, khi yêu rồi, gặp khó khăn thì chỉ còn có cách vượt qua nó thôi. Đừng vì sợ khó khăn mà sợ tình yêu. Đừng vì gặp khó khăn mà quay ra oán trách tình yêu. Không, một tình yêu chân chính không bao giờ có lỗi cả, không bao giờ đáng trách cả. Chỉ những người ngăn cản nó, muốnphá vỡ nó thì mới có lỗi và đáng trách. Anh nghĩ chắc rằng trên đời này không có một đôi lứa nào xây dựng hạnh phúc lại không gặpkhó khăn. Cho nên, việc chúng ta gặp khó khăn là lẽ thường tình, chúng ta cứ thản nhiên bước qua nó em nhé!
Em yêu thương duy nhất của anh. Trong giấc ngủ trưa nay, anh nằm mơ thấy anh và em đang ở nhà thì bố mẹ vào. Anh ôm lấy mẹ mà khóc. Sau đó thì mẹ nói với anh rằng mẹ đã biết hết chuyện của chúng ta, mẹ gọi em là con. Cả nhà đều cười sung sướng. Rồi anh chợt tỉnh, tiếc ngẩn tiếc ngơ. Anh lại nhớ bố mẹ vô vàn. Anh lại nhớ em vô cùng.
Đến xẩm tối hôm nay anh đem chiếc áo củaem ra mặc thử. Thế mà anh mặc chật đấy em ạ. Rồi anh nằm trên võng ôm ấp chiếc áo ấy, hít hơi thơm của chiếc áo ấy, tưởng rằng đang ở bên em. Đêm nay anh sẽ đắp chiếc áo ấy mà ngủ. Chiếc áo ấy sẽ ủ ấm cho anh.
Bởi vì nó là chiếc áo của em, đem theo hơi thơm và ấm của em.
Còn có bao điều muốn nói với em mà anhkhông thể nói hết được. Anh mong muốn em khoẻ, vui, luôn tiến về phía trước của cuộc đời. Anh luôn luôn ở bên em.
Gửi tặng em mấy tấm ảnh anh chụp trong những ngày sắp xa em.
Tạm biệt, tạm biệt và hẹn ngày gặp lại.
Hôn em nhiều như biển sóng mênh mông.
Anh duy nhất của riêng em.
TB: Em cố gắng học hết chương trình văn hoá. Nếu kiểm tra, lấy giấy chứng nhận được thì tốt .
Ngày 28/9/1973
Lên đường đi chỗ mới - vùng sông Trà Nô.Tạm biệt Trà My, nơi đã sống những ngày êmđẹp của tình yêu. Tạm biệt em thân yêu, baogiờ gặp lại?
THƯ CỦA NGÂN
Ngày 14/10/1973
Anh Long của em!
Kể từ ngày tạm biệt xa anh 23/9/1973 từ đấyem mang gạo Bình Sơn đến 31/9/1973 em mới về. Anh đi chỗ mới anh ạ, đi đường em đã có ý định là về tới nhà em sẽ biên thư cho anh thật dài, thế mà không đạt yêu cầu. 1/10/1973 em về ở nhà 1 ngày song bận việc, đến chiều cơ quan liên hoan, đông lắm, gần 70 người cả khách tuy thế song em cảm thấy thiếu buồn vì vắng anh. Tối đến họp cơ quan đến 9 giờ 30 mà sáng mai Đệ lại phải đi xa nên em nóichuyện với Đệ, thế thì không biên thư cho anhđược, chắc Đệ đến nơi anh mong thư của emlắm thì phải. Ngay sáng 2/10/1973 em phải đi ngay vì có người cơ quan ốm nằm dưới kho, chiều 2/10/1973 em đến khỏi đèo Ba Hương ở lại đấy đến khoảng 4-5 ngày thì bị lụt, ngoài trời mưa gió tầm tã một màu đen buồn bã thê lương lại nhớ khoảng cách đây tháng 10 năm ngoái hình ảnh của anh phảng phất vào trái tim em.
Tưởng đâu mùa mưa này em lại sưởi ấm tráitim anh nhưng lại nằm tại đây 11 ngày, là 11 ngày đêm nhớ anh. Xong trận mưa bão đấyem lại chuẩn bị đồ đạc về cơ quan thì lại mắc sông Trường không về được, phải nằm lại 3 ngày 2 đêm. Đúng vào chiều thứ 7 em lại bơi sông về đến nhà mà lại tin nữa là anh Nam - Sơn đi họp, ngoài ấy chắc anh sẽ đoán em cóbiên thư cho anh. Có trông không hả anh yêuthương của em? Tối thứ 7 không làm gì chỉmóc võng nằm sớm nghĩ không biết giờ phút này anh đang làm gì hay nghĩ về em. Đến chủnhật em lại đến viện thăm anh San. Sáng từnhà đi cứ nghĩ may chi ngày này anh ViệtLong cùng em đi đến viện. Đúng 7 giờ em và Hải đi viện thăm cả anh Hạnh nữa. Đếnkhoảng gành đá gần sản xuất có một đoàn khoảng 4 người họ đánh cá, em và Hải bắt hôicũng được 1 cân vậy, mà không may ướt đếncổ thế coi như quần áo như con mèo, vào sản xuất lại gặp anh Hạnh ra chơi, em và Hải nấu cơm ăn, coi như ăn cơm trưa tại đây. Cá đưa anh Hạnh đem về cho anh San. Em về nhà, quần áo ớn quá, em không vào viện.
Anh Long yêu của em, xa anh bao nỗi niềmthương nhớ, chỉ mong ngày gần nhất bên anh. Bữa nay còn giận em hết hả anh phóng viên ơi! Như tất cả nỗi lòng em đã nói với anh. “Dù xa anh nơi tận miền duyên hải, song tim anh và em vẫn cùng nhịp đập”, không một giâyphút nào em không nghĩ đến anh của em vàcòn một nỗi là lo cho anh yếu khi thời tiết thay đổi.
Cứ nghĩ từ ngày em yêu anh, chưa có gì mà chiều theo ý muốn của anh cả, thôi để dành nhé, khi nào có điều kiện gần em sẽ chiều, khi đau ốm, buồn, da diết lương tâm.
Anh của đời em!...
Em vẫn biết anh rất tha thiết yêu em vàthương yêu, hiểu hết nỗi khổ của đời em và đã đạp vào chông gai. Như thế nếu sau này ta đã trở thành vợ chồng thì ơn ấy không gì sánh bằng đâu anh ạ!...
“Ơn cao bể rộng, đất dày”, ơn anh của emsánh như núi Thái Sơn.
Anh của em, còn về sức khỏe từ ngày xa anh, em vẫn khỏe như xưa, dạo này trời mưa khỏi phải ra nắng nên lại trắng gần bằng thời kỳ Dốc Voi, môi son, da trắng chỉ tội người hơi to không giống hồi Dốc Voi. Còn cuộc sống ở đây tất cả sự việc như hồi anh còn ở nhà, không gì thay đổi.
Nhiều lúc em nghĩ dại, hay hồi ấy yêu anh để im đừng báo cáo tổ chức để phản cho người ấy một trận cho biết mặt. Kẻo tức quá.
Thư biên cho anh khá dài song chưa hết, hẹnthư sau em biên tiếp cho anh nhé.
Lâu nay có nhận thư của bố mẹ không, anhĐức và các em không. Khi nào biên thư chobố mẹ các em cho em gửi lời thăm gia đình có được không?
Cuối cùng chỉ mong anh khoẻ, em vui nhất
Hôn anh rất nhiều
TB: Qua anh, em gửi lời kính thăm anh Phấn,anh Hường, anh Huề, Phú cùng tất cả gia đìnhanh nhé, em bận không biên kịp thư, hẹn dịpsau.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 16/10
Thúy Ngân, em vô cùng thương yêu của anh!
Có người ở chỗ em ra, anh mong được nhậnthư em như mong gặp em.
Khi không có thư, anh thất vọng và buồn chẳng khác nào khi đi tìm em mà không gặp. Biết rằng em đang trên đường công tác gặp lụt chưa về nhà được, anh rất lo cho em. Thương em vất vả nhiều.
Những lời tâm tình này có làm vợi được chútnào nỗi khó nhọc của em hay không?
Trời cứ mưa mãi thôi. Những con sông chảy quanh nơi anh ở nước dâng cao, đỏ ngầu, chảy cuồn cuộn. Nhìn dòng sông hung dữ, anh lại nhớ đến sông Trường êm ả trong ngày chủ nhật mà chúng mình ra chụp ảnh vớinhau. Em có nhớ ngày hôm ấy không? Đó làmột ngày thật đẹp: trời trong sáng, sông phẳng lặng, em ngoan ngoãn và lòng anh thì dào dạt tình yêu. Còn bây giờ, sông Trường cũng hung tợn lắm phải không em? Và em, chắc trong lòng cũng không tránh khỏi những cơn sóng gió. Em hãy nhớ lấy câu mà người đời vẫn răn nhau nhé: “Sông sâu chớ lội Đò đầy chớ qua” Nói chung, trong cuộc đời thì phải như thế đấy, và nói cụ thể trong mùa mưa này em càng phải cẩn thận, đừng lội sông, suối ẩu mà nước cuốn mất thì khổ anh lắm đấy!
Bây giờ anh nói về anh cho em yên tâm nhé! Anh rất khỏe em ạ - ăn, ngủ đều khoẻ, không có gì tỏ ra là muốn sốt cả. Công việc kiến thiết chỗ ở đã xong, chỉ còn một số việc vặt thôi và lo chuyển lương thực về dự trữ. Hồi này công tác chuyên môn bận, anh ít có thời gian tham gia vào các việc khác. Nói chung, anh vẫn cứ làm việc theo nếp ở trong ấy: ngày, tối đều làm, ít có thời giờ rảnh - và khi rảnh thì lại nghĩ đến em. Ra đây, anh mất đi cái sung sướng của ngày chủ nhật đi thăm em. Thay vào đó làcông việc, nếu không làm chuyên môn thì cũng dọn dẹp vệ sinh, trồng rau... cho nguôi nỗi nhớ em. Mới đây chỗ anh có làm được một bàn bóng bàn, lúc rỗi anh hay chơi nên người cũng thoải mái, vui thêm một chút. Các anh, chị trong gia đình ta cũng khoẻ, vui, hay hỏi đến em.
Từ hồi tháng 8 đến nay anh không nhận đượcthư gia đình.
Chắc là do mưa lụt, đường đi lại trở ngại nên thư không vào được.
Em thương yêu của anh có nhớ anh nhiều không? Thư này là thư thứ 3 anh viết cho emkể từ lúc xa em đấy nhé. Vậy mà anh chưa nhận được thư nào của em cả. Thiệt thòi quá nhỉ. Em phải bù cho anh 100 cái hôn đấy nhé!
Em có nhận được thư của Ba và cô Lươngkhông? Có lẽ nên nói chuyện cho gia đình biếtdần đi em ạ, không nên giữ kín làm gì nữa. Chắc em vẫn khoẻ. Còn công tác và sinh hoạt ra sao, có nhiều khó khăn không?
Em đừng nên bi quan nhé! Anh có thể nói với em một cách chắc chắn rằng những khó khăndo những kẻ xấu cố tình gây nên để cản trở em sắp qua rồi. Em sẽ lại được sống trong sự công bằng và giúp đỡ của mọi người. Lúc ấy, con đường đi của em sẽ rộng rãi hơn và nếu em thật nỗ lực phấn đấu thì sẽ đạt được mục đích của mình.
Thuý Ngân yêu dấu của anh ơi! Lắm lúc anhchỉ muốn gọi em là vợ thôi, chẳng muốn gọi là em, bởi vì gọi là vợ thì mới biểu hiện được rõ tình sâu nghĩa nặng của mình. Em có muốn như vậy không? Em có tin rằng chúng ta sẽ sống với nhau hạnh phúc không? Chắc là tin chứ Ngân nhỉ.
Em có nhận được thư anh Bản không? Anh nghe nói anh ấy muốn tìm cách đến thăm em đấy! Còn anh Minh, Trinh thì thế nào?
Mọi việc tuỳ ở em. Mong rằng em biết giảiquyết đúng đắn theo lời anh đã khuyên.
Em thương yêu của anh! Có lẽ chưa bao giờanh nghĩ nhiều về tình yêu, hạnh phúc như thời gian anh yêu em và được em yêu. Em cóbiết anh mong muốn những gì ở người yêu của anh không? Điều trước hết là lòng chung thủy đấy em ạ. Anh nghĩ rằng bất kỳ một người đứng đắn nào cũng đều mong muốn như vậy. Anh nghĩ rằng trong cuộc sống riêngtư, người hạnh phúc nhất, sung sướng nhất là người chỉ yêu một người và được một người yêu. Muốn thế, nhiều khi phải biết tước bỏ đi một số quan hệ với một số người khác, phải biết từ chối thẳng thắn tình yêu của họ (có khi việc từ chối ấy đem lại sự phiền phức hoặc không vui cho mình, song vẫn cứ phải từ chối). Thế mà trong cuộc đời, anh biết có những người không nghĩ thế! Có cô gái tỏ ra thích thú, tự hào khi được nhiều người đặt vấn đề yêu. Do vậy cô ta không từ chối tình yêu của ai cả, cô ta chấp nhận sự ve vuốt của tất cả, song thực chất cô ta lại không yêu ai. Cô ta cảm thấy rằng nếu cô ta chính thức yêu một người, từ chối tình yêu của những người khác, thì cô ta sẽ trở nên nghèo nàn, cô độc.
Cô ta cứ phung phí tuổi xuân của mình trongthứ tình cảm rộng rãi đó và rồi tuổi xuân qua đi. Giật mình quay lại muốn xây dựng một tình yêu chân chính thì đã muộn rồi. Lại có cô gái có người yêu hẳn hoi, yêu người yêu tha thiết nhưng đồng thời vẫn cứ cảm mến nhữngchàng trai khác, không phản đối tình yêu của họ, trái lại còn vui thích mà đón nhận nó, coiđó là một sự giầu sang về tình cảm.
Anh nghĩ rằng nếu sống với quan niệm ấy, nhất định sẽ không có hạnh phúc. Nếu anh là một cô gái đã có người yêu thì khi một ngườicon trai khác đã biết thế mà vẫn cứ lao vào yêu anh, vẫn viết thư tán tỉnh anh, thì không những anh không vui thú, mà anh còn xấu hổ vì bị xúc phạm và anh thấy căm giận chính con người đã yêu mình một cách mù quáng ấy. Trước đây em đã có lần nói với anh về những gương xấu cần tránh. Ví dụ sự tan vỡ trong tình yêu của chị Toàn và anh Sin. Em đừng nhìn đơn thuần về hình thức mà nói rằng do sự chênh lệch nào đó mà anh Sin chê chị Toàn. Thực ra, anh ấy chê chị ấy vì chị ấy đã yêu anh ấy, song lại rất “dễ dãi” với những thanh niên khác, quan hệ với những thanh niên khác chẳng khác nào với người yêu của mình. Vậy thì anh ấy phải bỏ, chứ còn cách nào khác?
Em thương yêu của anh! Thư đã dài rồi, anhtạm dừng bút.
Cho anh gửi lời thăm anh Hạnh, Hải, Thôi, Thanh.
Mong thư em và những lời tâm tình của em.
Hôn em nhiều và tha thiết như anh đã hôn em.
Anh của em
THƯ ĐỒNG CHÍ
Hoàng Chu
Việt Long thân!
Mình vẫn đang ở Sơn Tịnh và thường xuyên phải di chuyển chỗ ở. Công tác ở một số xãchưa làm được vì địch càn. ảnh chụp dạo nàykhó khăn quá vì trời liên tục mưa, bão. Mình ở Tịnh Trà liền 1 tuần mà không chụp được tổ vần công số một. Mình mới chụp có 2 ảnh: Tổ cày và gia đình bác Mai đóng đảm phụ. Còn một số chủ đề nữa chưa làm được, mình sẽ cố gắng làm. Tất cả số phim mình gửi về cộng với phim của anh em trong phân xã ở các nơi nữacó thể làm thành bộ ảnh về vùng giải phóng.Nếu được, bàn với anh Đảo xem sao. Nếu thiếu mặt nào thì điện minh ngữ xuống phố 108 để cuối tháng 12 mình có thể về trên đó nắm một số tình hình và xem có thể di chuyểnđịa bàn công tác được không. Lần này về mình sẽ quăng chiếc máy ảnh Exerta đi cho xong vì nó làm đứt phim dữ quá, mỗi lần như vậy không có túi tháo lại phải đưa cuộn khác vào, mặt khác mình chụp chưa quen máy Exerta nên phim không nét mấy. Có lúc mình chán phát bực lên và muốn quẳng máy đi cho rồi.
Long thân! Anh em mình ở nhà dạo này cókhỏe không, có “cải thiện” hay “tụt tạt” được gìkhông? Còn mình thỉnh thoảng vẫn bị sốt rét. Ở đồng bằng mà ít được ăn rau tươi quá Longạ, có tuần liên tục ăn mắm cái. Thỉnh thoảng di động mình được ăn cá đồng nướng dầm vớinước mắm - ăn ngon.
Mình cảm thấy công tác chạy chậm chạp quá, không hiểu anh em ta ở Quảng Đà, Quảng Nam ra sao, làm ăn có khá không. Viết thư gửi về phố 108 cho mình biết với nhé.
Cuối thư chúc Việt Long khoẻ.
Gửi lời thăm các đồng chí trong phân xã
Chào tạm biệt
Hoàng Chu
Từ tháng 10/1973
Thời gian này, anh Vũ Đảo đã được chuyển raBắc vì sức khỏe kém. Tôi được Ban cử phụtrách Tiểu ban Thông tấn xã. Thông tấn xã của chúng tôi đã lớn mạnh, đông hơn, hiện đại hơn và vẫn giữ được truyền thống thương yêu, đùm bọc nhau. Chúng tôi có buồng tối làm ảnh, có đài minh ngữ. Anh em tập hơp thành từng tổ phóng viên tỏa đi khắp cả 6 tỉnh Trung Trung Bộ và 3 tỉnh Tây nguyên.
Tôi ở nhà theo dõi công việc chung, trực tiếpbiên tập tin, bài, ra Bản tin đều đặn phục vụ Khu và gửi ra Bắc. Lại như anh Đảo ngày xưa, mỗi khi nhận thư của ngoài Bắc gửi vào cho anh em Thông tấn, tôi bóc ra xem rồi tóm tắt nội dung báo cho đồng chí mình biết.
Chúng tôi coi nhau như người ruột thịt, chẳng có gì phải giấu nhau cả, mặt khác sợ rằng gửibản chính đi, dễ thất lạc.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Hoàng Chu.
Ngày 24/10/1973
Việt Long thân!
Mình vừa nhận được thư của Long và tiền gửixuống. Mình rất phấn khởi khi được biết tình hình phân xã, anh em vẫn khoẻ. Được Long tóm tắt thư của Ngọc Điệp gửi cho mình và quà nàng gửi càng làm cho mình phấn khởi hơn. Mình đã mất ngủ và đau đầu kéo dài, được tin này lại thức trắng đêm (Long hiểu chứ).
Mình đang công tác ở cánh Nam, Tuyết Trinh + Oai ở cánh Bắc. Mình đang chuẩn bị tài liệuđể cho 3 ngày lễ lớn: 19, 20, và 22/12.
Tình hình ở Quảng Ngãi hiện giờ nhìn chung có yên hơn trước, nhưng địch cũng đang có kế hoạch mới để càn quét, lấn chiếm. Bị ta đánh, địch co lại giữ đất đã chiếm. Chúng tập trung quân giữ chốt, đánh chốt của ta, giữ trục đường số một và các cửa khẩu. Đồng thời liên tục tung gián điệp biệt kích vào sâu vùng hậu cứ để nắm tình hình và phá hoại. Đất hoạt động của anh em mình quá hẹp, duy chỉ còn miền núi mà thôi.
Mình đã chạy được một số ảnh về xây dựngvùng giải phóng nhưng phim phải mua và mượn của Tuyên huấn tỉnh.
Phim Trung Quốc mốc hết, chụp phim Trung Quốc làm máy mình hóc liên tục. Mỗi cuộn phim chỉ được một vài kiểu là bỏ và kéo ra vì rất bức xúc. Số phim chụp được để mình mang về vì gửi sợ mất, mà có gửi cũng không cầnthiết lắm (vì ít).
Nếu cậu Phạm Biết xuống công tác lại Quảng Ngãi thì nên phát cho phim mới (nếu có). Tôn đã chụp ảnh ở sông Hrê được đến đâu rồi, mình định về đó làm một số vấn đề về thủy lợi, nhân giống mới, và cách làm ăn mới của đồng bào Hrê trong sản xuất và xây dựng đời sống.
Làm tin ảnh tố cáo rất khó, sự việc và điển hình thì có nhưng không có cách nào làmđược. Địch đánh phá rồi chốt lại, dân phải chạy như Phổ An, Phổ Hiệp, Đức Hoà...
Về việc riêng: Quà của Ngọc Điệp gửi cho mình Long giữ hộ để khi về mình nhận. Duy chỉ có cái áo sơ mi trắng thì Long mang ra mà “diện” nhé. Vì như Long nói “chúng mình làmột”. Long có quần Pôlite mà dường như chưa có áo. Còn mình thì thế nào cũng xong vì “vắng nàng trang điểm với ai, nàng ở miền Bắc chàng thì miền Nam”.
Việc riêng của Long mình đã rõ, như vậy làcậu đã xây thành ở quê hương Quảng Nam. Mình chúc cậu + Ngân sẽ mãi mãi hạnh phúc.
Qua thư cho mình thăm sức khỏe các anh vàcác đồng chí trong phân xã.
Thân nhớ
Hoàng Chu
Chú ý: Nếu Phạm Biết trở lại Quảng Ngãi côngtác thì đi đường Sơn Hà - Sông Hrê cho đỡ vất vả .
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 1 tháng 11 năm 1973
Em thương yêu của anh!
Lẽ ra anh vào khu B triển khai công tác của Đoàn và... gặp em.
Song công việc bận quá, anh Quảng lại đi sông Tranh cõng hàng, không có người làm thay anh, nên anh đành ở lại. Em có tiếc không?
Anh đã nhận được thư em do Biết chuyển. Đọc thư càng nhớ em. Nhớ những kỉ niệm nho nhỏ nhưng rất thú vị khi chúng mình gần nhau. Song lại nhớ tới cả những chuyện không vui nữa. Nhiều khi anh cứ tự hỏi: mình có đòi hỏi quá nhiều ở người yêu hay không? Mình có quá khó tính hay không? Song, suy nghĩ kỹ lại, anh thấy những điều anh mong muốn ở em chỉ là những đòi hỏi rất bình thường và chính đáng của một người biết yêu đối với một tình yêu mà thôi.
Trước hết em hãy đừng hiểu lầm anh giận emvì em đã không âu yếm, chiều chuộng anh hếtmức. Anh đã nhiều lần nói với em rằng anhchưa hề đòi hỏi như vậy. Anh thấy em chiềuanh như vậy là đầy đủ lắm rồi, anh hài lòng lắm rồi. Còn thì phải để dành cho ngày chúng ta thành vợ thành chồng. Điều đó thì còn phải “để dành” cũng như em nói. Và khi gần em, rất gần em, anh vẫn để dành đấy thôi?
Tuy nhiên, còn có những điều em nói là “đểdành” nhưng anh không đồng ý với em như vậy, đó là những chuyện thuộc về tình cảm, thuộc về chuyện xây dựng tình yêu.
Muốn cho sau này quan hệ vợ chồng thật tốtđẹp, thì khi mới yêu, người ta đã phải làm tốt những điều thuộc về quan hệ tình cảm. Tìnhvợ chồng là kết quả và là sự nâng cao của tình yêu. Tình yêu nào sẽ dẫn đến tình vợ chồng ấy. Ví như người trồng cây ấy, chỉ khi chọn giống tốt, gieo hạt trên đất tốt, chịu khó vun xới, tưới tắm, bắt sâu cho cây, thì sau này cây mới xanh tốt, mới ra quả ngon. Còn nếu cứ gieo hạt bừa ra đấy, kệ cho cỏ rác lu lấp, kệ cho sâu bọ phá hoại, thì làm sao bỗng nhiên lại có quả ngon được? Chẳng lẽ nào ta lại để dành khi quả chín rồi mới bắt sâu? Lúcấy bắt sâu sẽ vô ích, bởi vì có bắt thì quả vẫn cứ không ngon lại được.
Khi chưa yêu, anh cứ nghĩ rằng tình yêu là cả một vườn hoa rực rỡ, chỉ có sắc đẹp và hương thơm. Nhưng khi yêu rồi anh mới hiểurằng không phải chỉ có thế, mà còn có nhiềugai góc, dây nhợ nữa. Tuy nhiên, điều đó không làm anh thất vọng. Anh vẫn cứ tin tưởng ở tình yêu. Điều đó giúp anh có thêm sự sáng suốt và sức mạnh vượt qua những trở ngại.
Ngân ơi, anh thương em biết bao nhiêu. Có lẽchính em cũng chưa hiểu được anh thương em đến mức nào. Em đã khổ nhiều quá, khổ từ tấm bé khổ đi, đến lớn vẫn cứ còn khổ. Anhkhông muốn em phải khổ nữa. Anh cố gắng tìm mọi cách đem lại niềm sung sướng cho em. Em cũng đừng cam chịu sự khổ cực, mà cũng phải tìm cách gạt bỏ nó đi..
Em thương yêu của anh! Khi xa em là lúc anh nghĩ đến em nhiều nhất. Chắc em cũng đangnghĩ về anh phải không? Trong những điều anh nói với em, có điều gì em không đồng ý? Nếu có thì cứ nói thẳng với anh, chứ không thìanh biết đằng nào mà sửa chữa?
Anh yêu em là vì anh yêu em, chứ không phải anh muốn làm ơn đối với em, anh muốn em biết ơn anh. Đừng biết ơn anh nhé, vì như vậy sẽ làm cho quan hệ của chúng ta thiếu bình đẳng. Anh không phải là người cứu vớt em đâu. Anh chỉ là người bạn đời tận tuỵ của em. Khi đem lại hạnh phúc cho em thì chính anh đã đem lại hạnh phúc cho anh.
Anh Phấn, anh Huề đều gửi lời thăm em đấy.
Còn những khó khăn do bên ngoài đem lại, đừng lo, vì nó sẽ phải đầu hàng chúng ta. Khiyêu em, thì không một trở lực bên ngoài nàongăn cản được anh.
Thư này là thư thứ 5 anh gửi cho em. Có nhận được đầy đủ những thứ anh gửi cho em không, sao không nói?
Anh vẫn khoẻ, em đừng phải lo cho anh.
Chúc em vui, hạnh phúc.
Hôn em rất nhiều
Anh của em
12 giờ trưa, trời nắng
Ngày 3/11/1973 (Thứ bẩy)
Có việc vào Trà My - thế là lại được gặp Ngân. Hồi này Ngân khoẻ, người to béo, máđỏ hây hây. Chưa bao giờ Ngân thể hiện tìnhyêu với tôi một cách mạnh mẽ, tha thiết và lại tế nhị như lần này.
Chỉ được sống với nhau một tối thứ 7, mộtngày và một tối chủ nhật, thực ra chỉ được bên nhau mấy tiếng đồng hồ, vì Ngân bận việc cơ quan, song thấy thật hạnh phúc. Muốn quấn quít mãi bên nhau.
Ngày 6/11/1973 (12/10 âm lịch)
Suốt mấy ngày nay trời mưa sập sùi mãi. Nước các con suối bắt đầu dâng cao.
Buổi trưa, trên đường ô tô, tôi thấy một cô gái ngồi bệt bên cạnh một gùi sắn, người ướtsũng. Tôi thầm nghĩ: “Cô nào mà tội nghiệp thế kia?”. Đến gần mới nhận ra đó là Đệ - cơ công trong bộ phận kỹ thuật của chúng tôi. Cô người Hà Tây, vào đây năm 1972.
Đệ ngước nhìn tôi, miệng cười, chào, mà mắt thì khóc đỏ hoe. Tôi phải tránh không nhìn vào đôi mắt ấy. Tôi bảo Đệ để tôi gùi giúp sắn, Đệ nói:
- Gùi bẩn lắm, để em gùi!
Phải nói mãi, Đệ mới đồng ý đổi gùi cho tôi. Đệ đi chân hơi khập khiễng vì vừa trượt ngã. Nói chuyện một lúc, Đệ đã cười khúc kha khúc khích. Cô gái ấy thật hồn nhiên, nỗi buồn tủi không đọng được lâu trong tâm hồn.
Càng về chiều, trời càng mưa. Đoàn 5 anh emlúc nào cũng đi sát bên nhau. Suối nước dângcao tới ngực, tới cổ. Dìu nhau qua cả chụccon suối như vậy. Nhìn Đệ người ướt sũng, quai ba lô chằng kéo bộ ngực, tôi thấy thương vô cùng. Lại liên hệ đến người yêu của mình -hôm nay em cũng đi cõng gạo, chắc cũng vấtvả thế này.
Gần về đến nhà, lạnh quá, tôi đi trước. Tôi đi theo đường thồ.
Con đường này chạy vòng nên không phải lội qua suối. Thực ra, dòng suối bây giờ nước đã dâng tràn bờ, còn hung dữ hơn cả những con sông. Đệ và 3 người kia đi theo đường C.9 (nhà máy In), tuy gần hơn nhưng phải lội qua suối. Rồi, trong khi anh em còn nghỉ, Đệ ra bờsông trước. Không ngờ Đệ mất tích luôn. Lúc ấy là 4 giờ chiều.
Anh em nháo nhác đi tìm. Hai người bơi dọctheo suối, dọc theo sông tới 2km. Song, Đệ không còn nữa.
Ngày 9/11/1973
Sáng nay, tiếp tục đi tìm Đệ dọc sông Trà Nô. Tôi và Huề đi theo bờ trái sông. Bên kia có ái và Minh. Đường đi, chỗ thì gai góc, chỗ thì ghềnh đá, thật khó đi. Nhiều chỗ không đi được, phải lội xuống sông, bơi xuôi theo nước. Nước đục ngầu, đầy rác rưởi, ngầu bọt vàlạnh ngắt. Dọc bờ sông, tiếng quạ kêu ai oán,nghe âm u và tang tóc. Chắc rằng tiếng quạlúc này sẽ ăn sâu vào tâm khảm tôi, giữ mãi trong tôi một xúc cảm thê lương, không thểnào phai mờ.
Đến trưa mới thấy Đệ: cô nằm mắc vào mộtbụi rù rì giữa dòng nước, đầu chìm dưới nước,chân phơi trên mặt nước.
Chúng tôi kéo Đệ lên. Mình mẩy Đệ bị đập vào đá sưng tím, mặt sưng to, tròn, không thểnhận ra. Cánh tay phải bị gãy nơi khuỷu. Lúcđưa xác Đệ lên bờ, từ mũi cô, máu trào ra thành hai dòng, sủi ngầu bọt. Đau lòng quá Đệ ơi!
Chúng tôi tổ chức mai táng Đệ khá chu đáo.Thực ra, cũng chỉ bằng cách quấn thi hài vàovõng, vào tấm ni lông và tăng rồi hạ huyệt trên sườn đồi. Chỉ có điều khác là trên ngôi mộ, chúng tôi căng ni lông thành một cái lều nhỏ che mưa che nắng. Thôi nhé, Đệ ơi, em hãy ngủ yên trong cánh rừng non quạnh vắng này!Lối mòn chạy ven sườn đồi, xuyên cánh rừng non này nối liền Ban vói Nhà máy in và Đàiminh ngữ, thỉnh thoảng có bạn bè qua lại, emsẽ bớt cô đơn!
Dòng sông nhấn chìm Đệ, cuốn trôi luôn cả balô của tôi với hầu hết đồ dùng của cuộc sống. Tiếc nhất là chiếc máy ảnh Pentax do cơ quan ngoài Bắc gửi vào với một cuộn phim đã chụp, nó là vũ khí chiến đấu, là người bạn thân thiết của tôi.
Từ ngày 10/11/1973
Suốt trong thời gian này trời mưa tầm tã. Nước sông Trà Nô đỏ ngầu, dâng lên cao kinh khủng. Lòng sông bỗng nhiên rộng ra một cách lạ lùng. Nước tràn qua phía tả ngạn. Dòng chính bỗng trở thành dòng phụ, còn nơitrước đây là bãi đá, lau lách, bỗng trở thànhdòng chính. Nước cuộn băng băng, vít các ngọn cây xuống lúc thì chìm nghỉm, lúc lại nổi bập bềnh, rung bần bật. Nước cuốn những cây gỗ to hàng người ôm, những bè rác rưởi trôi veo veo, nhìn chóng mặt. Thỉnh thoảng, một cây gỗ lại đâm sầm vào một bụi cây, mắckẹt ở đó, cản rác rưởi lại thành đống lớn.Nước ngập lút mái nhà bếp, lút bàn nhà ăn,chia cắt cơ quan thành 3, 4 khu vực.
Phải lấy gạo về nấu ăn riêng. Có nơi phải chạy sang C.8 ở vì nước đã tràn vào nhà. Thỉnh thoảng nghe tiếng nổ rền, âm - đó là tiếng núi lở. Cây cối càng trôi xuống nhiều hơn, thân xơ xác như bị đánh bom. Nước đỏ ngầu, đặc quánh lại. Nhiều đoạn đường đã bị lấp do núi lở. Cả một tiểu đội hậu cần đi cõng gạo, ngủ bên suối đoạn gần sông Trà Nô, bị đất núi vùi lấp, không còn một dấu tích.
Nước rút để lại phía tả ngạn một bãi bằngphẳng, đầy phù sa và phía hữu ngạn một bứcthành rác rưởi cao mấy mét.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 12 tháng 11 năm 1973
Thúy Ngân, em yêu dấu của anh!
Tuy chưa có người vào trong đó để gửi thưcho em, anh vẫn cứ viết. Anh đang rất buồn,và càng buồn lại càng nhớ em.
Đệ không còn nữa rồi, Ngân ạ! Phải chứng kiến cái chết thê thảm của Đệ, anh đau lòng vôhạn. Tạm biệt em ra về, trưa hôm sau anh gặp Đệ đi cõng sắn về. Từ xa, anh thấy một cô gái ngồi bệt giữa đường, bên cạnh là một gùi sắn lớn. Tuy chưa rõ là ai, song nhìn thấy thế, anh cũng thấy thương thương. Đến gần mới nhận ra Đệ. Đệ cười chào anh, nhưng mắt lại khóc đỏ hoe. Anh cũng cười, tránh không nhìn vào đôi mắt Đệ với những giọt nước mắt long lanh. Rồi anh bảo Đệ để anh cõng giúp gùi sắn. Đệ nói: “Gùi bẩn lắm, anh cõng lấm hết quần áo, để em cõng”. Phải nói mãi Đệ mới đổi gùi cho anh. Đi nói chuyện một lúc, Đệ đã lại cười khúc khích.
Đệ thật hồn nhiên, ít u buồn lâu. Trời vẫn mưa dầm dề. Nước suối mỗi lúc một dâng cao. Anh, Đệ và 3 người nữa ở C8 đi bám lấy nhau, dìu nhau qua khoảng hơn chục khúc suối sâu, nước tràn tới cổ hoặc ngực, chảy rất xiết. Khi gần về đến nhà, hết suối lớn rồi, anh lạnh quá nên đi trước. Anh đi theo đường thồ, không phải lội suối nữa. Còn lại 4 người đi theo đường C9, phải lội một con suối nữa. Lúc vào C9, anh em nghỉ, Đệ nói Đệ đau chân, đi dần ra bờ sông trước. Anh em đi sau có mấy phút, vậy mà tới bờ sông đã không thấy Đệ đâu nữa. Tất cả vội nháo nhác đi tìm Đệ. Anh Sinh + Tùng bơi dọc theo sông 2 cây số cũng không thấy gì. Sáng hôm sau lại đi tìm cũng không thấy. Lúc này sông nước mênh mông, đục ngầu, rất hung dữ. Sang ngày thứ 3, nước rút, anh, anh Huề và 2 anh nữa lại đi dọc theo sông tìm - đến 11 giờ trưa mới thấy xác Đệ tấp vào gần bờ, mắc ở một bụi cây nhỏ. Em ạ, trông Đệ thảm thương lắm... Sau đó, cơ quan đã tới tổ chức mai táng Đệ chu đáo.
Em ơi! Cho đến lúc này, những cảm xúc đauthương trước cái chết của Đệ vẫn còn đè nặng trong trái tim anh. Hôm ấy, nhìn Đệ cõng ba lô, quai ba lô chằng kéo, đè bộ ngực xuống,anh thấy thương vô cùng. Anh lại nghĩ đến em, hôm ấy em cũng đi cõng gạo, dây gùi chắccũng lại đè nén bộ ngực của em như thế. Bao giờ những người con gái ở Miền Nam mới hết phải khổ cực như thế này? Anh nhớ lại những kỷ niệm nhỏ mà sâu sắc với Đệ. Anh vẫn thường nói với em đấy, Đệ rất hồn nhiên,ngoan ngoãn, anh rất mến. Đối với Đệ, anh không phải ngần ngại, e dè như đối với các côgái khác. Khi Đệ thiếu thốn, anh cho Đệ mộtcách tự nhiên, không sợ Đệ tự ái. Khi cần Đệ giúp, anh hỏi thẳng, không ngần ngại. Đến việc may quần lót anh cũng nhờ Đệ làm, thậm chí có chiếc quần lót mặc quá rộng, anh cũng nhờ Đệ chữa hộ. Những lần ấy, Đệ đều vui vẻnhận, sốt sắng làm và làm rất nhanh, chu đáo,không để anh phải đợi lâu.
Anh thấy ít có cô gái nào lại tạo được sự thông cảm với anh như thế, lại nhiệt tình, chu đáo và vô tư với anh như thế.
Em thương yêu của anh! Ngay trong tình yêu của chúng ta, Đệ cũng rất nhiệt tình vun đắp. Thấy có việc gì có hại đến tình yêu của chúngta, Đệ đều nói cho anh biết để anh ngăn chặn. Anh nhớ mãi hôm anh ở viện về, em làm anh không vừa lòng, anh ngồi chơi với Đệ, không sang với em, Đệ cứ giục anh: “Anh sang bên đó đi”. Lát sau Đệ lại giục: “Hay anh cứ sang đó một lúc. Anh giận được mãi à?” Em yêu thương của anh! Nói với em về tình cảm của anh với Đệ, anh muốn giải thích thêm nguồn gốc của tình yêu của anh đối với em. Sống ở chiến trường, anh rất thông cảm với đồng chí, thấu hiểu những khó khăn, gian khổ của đồngchí mình, và từ đó xác định cho mình cách đối xử đúng đắn với đồng chí. Chính anh đã đến với em bằng tình cảm như thế đấy. Lúc đầu, nghe em kể về hoàn cảnh gia đình, anh thấy thông cảm, dễ chan hoà. Khi gần em, hiểu em hơn, anh càng thông cảm hơn. Và khi yêu em, hiểu sâu sắc những chi tiết của cuộc đời em, thì anh thấy rất thông cảm với em, rất thương em, muốn bù đắp cho em những gì em thiếu thốn. Cho nên, em hãy tin ở tình yêu của anh, nó bắt nguồn từ những suy nghĩ sâu sắc, nó vững bền. Nếu em nghĩ rằng vì em đẹp rực rỡ mà anh yêu em, thì đó là ý nghĩ không đúng! Em hãy đừng tự hào khi được yêu như thế, mà em phải ghê sợ nó, vì nó không có cơ sở vững chắc, nó dễ tan vỡ. Anh không bao giờ yêu bằng một tình yêu như thế và anh không muốn người khác yêu anh bằng một tình yêunhư thế.
Ngân ạ, trong chuyện rủi ro của Đệ, anh cũngchia xẻ một phần nhỏ: anh bị nước cuốn mấttoàn bộ ba lô (vì Đệ mang của anh).
Chiếc máy ảnh mới toanh ngoài Bắc gửi vào cho anh cũng mất theo.
Chiếc khăn kỷ niệm của ba mà em đưa anhcũng mất theo. Em đừng trách anh vì anh đãlàm mất vật kỷ niệm ấy nhé. Em thương yêu ạ, mỗi một vật dụng của em đưa anh, dù là nhỏ bé, bình thường, anh đều quý trọng vô cùng, anh đều nâng niu, giữ gìn nó cẩn thận - vì anh nghĩ rằng nó chứa đựng tình cảm của em, nó biểu hiện sự chăm sóc của em đối với anh. Nhất là chiếc khăn ấy, anh càng quý, vì nó còn chứa đựng tình cảm của Ba nữa. Vậy mà anh không giữ được nó, anh tiếc ngẩn ngơ.
Trước sự việc này, em đừng quá lo cho anhnhé! Những gì cần thiết nhất cho cuộc sống của anh bị mất đi thì đã có cơ quan, anh em bù đắp cho. Chỉ có cái áo len là chưa có! Em xem nếu được thì đến Lan lấy cái áo xanh của em về, để rồi anh kiếm thêm len, đan thành cáiáo của anh. Và nếu không khó khăn, thì emnhờ may cho anh một cái mũ. Vậy thôi, emđừng lo gì nhé.
Mấy hôm nay trời vẫn mưa sập sùi suốt. Nướcsông dâng lên cao chưa từng thấy. Nước ngập tràn cả nhà bếp. Bọn anh phải nhận gạo về tự nấu ăn. Với sức mạnh điên cuồng như thế, chắc nước còn giết chết nhiều người. Hôm vừa rồi, Đào (ở đấu tranh chính trị) đã bị nước cuốn chết rồi. Thật tội nghiệp cho cô gái “hồng nhan bạc mệnh”. Nước càng lớn baonhiêu, anh càng lo cho em bấy nhiêu.
Anh luôn luôn sống trong tâm trạng nhớ em, nơm nớp lo sợ những điều bất trắc đến với em. Em phải hết sức chú ý nhé. Trước một con suối nhỏ cũng phải đắn đo, lường xét kỹ rồi hãy lội qua. Trước những con suối lớn, chỉ lội qua khi đi cùng các anh khoẻ, biết bơi giỏi.Trước dòng nước lũ, tuyệt đối không được lội qua - dù có phải ngồi bên bờ chịu đói chịu rét cũng đành chịu chứ đừng lội qua. Hôm trướcem ngồi trên bè chuối bơi qua sông Trường làquá liều mạng đấy, anh rất phiền lòng. Trong việc này em phải tuyệt đối làm theo lời anh, nghe không em?
Chị Nga, Lan đã học xong chưa, có đến chỗem không? Sau khi 2 chị ấy về đây họp rồi, em có thể sẽ có chuyện vui. Song, trước mắt, em phải yên tâm công tác, làm thật chu đáo mọi việc được giao, từ lời nói đến việc làm đều phải giữ ý, đừng để xảy ra đụng chạm với người kia. Những việc ấy để anh làm. Hôm nọ Hải lên nhà ấy nói chuyện khuya mà em lên gọi là rất hư, không làm theo lời anh - việc của người khác kệ họ, mất gì mà dính vào cho phiền, nhất là em lại đang ở trong thế bất lợi.Dốt nhất là em hãy nhớ kỹ mọi chuyện, thuthập bằng chứng cung cấp cho anh, anh ở thếlợi hơn, anh sẽ có cách...(Những lá thư của hắn mà em giữ lại là tốt nhất).
À, em nhớ đổi sợi dây chuyền mà đeo nhé. Em trắng, đeo dây chuyền sẽ đẹp.
Em hãy đọc lại những thư trước của anh, cóchỗ nào không thống nhất với cách nghĩ của anh thì nói cho anh biết.
Rất mong thư em.
Hôn em rất nhiều
Anh của em, của riêng em.
THƯ CỦA NGÂN
Anh Long yêu của đời em
Chắc có lẽ, ngày chúng mình sống bên nhau thì còn xa anh nhỉ, thôi thế cũng được, chỉ mong khoảng 1 tháng chúng mình gặp nhau 1 lần là hạnh phúc lắm rồi. So với những đôi trai gái khác còn hơn chán.
Anh yêu của em!
Tuy thế song anh vẫn thấy ở em cái gì anh chưa hiểu phải không anh. Chẳng hạn như anh bảo em không thích sống gần anh mà khi được gần nhau thì lại xa lánh anh đi, hoàn toàn không phải thế đâu anh ạ, người em chứ dễ như chiếc bánh thì em sẽ bóc cho anh xemnhé! Chắc anh không hiểu nỗi tha thiết ngày gần nhất ta sẽ được bên nhau. Nếu không yêu nhau thì thôi chứ đã yêu nhau thì thích sống gần người yêu sưởi ấm tâm hồn nhau, chăm sóc chiều chuộng nhau, trong lúc đau ốm, buồn tẻ hả anh.
Đúng sự thật em không muốn xa anh nửa bước, chỉ muốn rằng chúng mình có điều kiện cưới nhau như cảnh hòa bình đàng hoàng.
Cùng làm, cùng ăn, cùng ngủ với nhau một phòng kia anh ạ!
Anh yêu thương! Sáng hôm ấy trời mưa nước sông lớn, đường xa hẻo lánh chỉ một mình lặn lội. Giá như ở nhà chỉ một mình em và anh thì em không cho anh đi đâu song vì nhiệm vụ cách mạng nên ta tạm gác mọi tình cảm riêng tư một bên. Từ sáng 4/11 ta chia tay nhau, anh đi cánh nam sông Tranh, em ra tận cây số 68 sông Nước Mỹ nhận gạo, từ nhà ra đi một ngày đến sáng hôm sau trời tiếp tục mưa tầm tã, hạt mưa tranh nhau rơi, không biết anh của em đã đến đâu rồi, từ đó em phải tiếp tục hànhtrình hai ngày nữa mới đến nơi. Đến nơi xongkhi về khoảng 10 cây số theo đường ô tô thì bị mắc lụt phải nằm lại đấy một ngày mà lòng dạ phải lo không biết có về nhà được không, đường về cơ quan còn xa quá. Sao mùa mưa này dữ tợn quá, các cơn mưa cứ tiếp nhau, và các con sông thì càng ngày càng cuồn cuộn chảy, đã cuốn đi bao nhiêu người và bao nhiêu gùi hàng. Anh yêu của em ạ!... tâm trạng của anh hay của em lúc này cứ lo nghĩ cho nhau. Sau đó về sông Nước Oa các anh về hết, chỉ một mình em và anh Tám Tuyên ở lại giữ gạo, còn mọi người thì bơi sông về hết. Mãi đến sáng 21/11 nước cạn trở lại đón em và anh Tuyên, thế là chiều 21/11 em mới về đến nhà. Tổng cộng chuyến đi mang gạo là 17 ngày mới về nhà nghe ngóng tin anh. Về nhà mọi người họ bảo em là anh bị nước cuốn mất, cả Đệ nữa. Đầu tiên chưa hiểu là sự thật chỉtin là anh của em đã xuống suối vàng, khôngcầm được nước mắt khi nghe tin “sét đánh ngang tai”, thế là từ đây xa nhau mãi mãi mànghĩ trời đã không định cho chúng mình hưởng một cuộc đời trọn vẹn.
Anh Long ơi! Đi về lúc này qua trận lụt 20 ngày người trở nên nhếch nhác, tiều tuỵ lắm,tâm hồn em lúc này chẳng nghĩ ra chút gì nữa. Mãi đến tối anh Hạnh nói anh bị mất hết ba lô song người vẫn còn. Lúc ấy vui buồn lẫn lộn, đêm 21/11 này em không sao ngủ được vì thương anh mà chưa lúc nào em nghĩ về anh nhiều như lúc bây giơ, ước gì lúc này em sẽ có đôi cánh bay đến ấp ủ, sưởi ấm anh trong những giây phút đáng yêu thương.
Anh yêu của em!
Cảm thấy anh yêu thương em quá nhiều. Mà chẳng lấy gì làm vui lòng anh cả và nhận đượcthư nào cũng chỉ thấy tình yêu thương nồng cháy và mẫu mực đến thế và luôn suy nghĩ vềem.
Anh Long yêu, mà cũng thời gian này là thờigian anh suy nghĩ về em hở anh. Trước tiênchỉ thấy có dịp mình cùng công tác mà ôn lại những ngày dĩ vãng... Đầu tiên nói việc chunglà niềm tin yêu của em thì mơ ước vậy. Còn hiện tại ta vẫn xa nhau. Từ hôm đi về đến nay có khỏe không anh. Buồn lắm không anh. Còn đồ đạc thì nghe đâu mất hết cả hả anh, chắc những ngày này thì em ở xa song vẫn biết anh buồn và lo nghĩ. Thôi anh ạ! đừng nghĩ gì việcmất mát nữa nhé. “Còn người còn tất cả, cònnhững ngày vui đạt mọi nguyện vọng”.
Anh yêu của em! nói thì vậy song chỉ monglàm sao gặp được anh để chia bớt nỗi buồn lo ấy, và chỉ ước ngày này mà có em thì ấm thêm để giải bớt mùa đông giá lạnh, em hỏi anh có khỏe luôn không chứ em biết anh không khỏe lắm mà lại gầy thêm. Nếu có gầy đau yếu thì hãy hoãn lại để ngày ta bên nhau đã nhé.
Đáng ra em còn biên thật nhiều cho anh nhưng em phải đi ngay nên em tạm dừng ở nơi đây, chỉ mong anh khỏe mạnh, em vui nhất. Còn mất mát anh đừng lo nhé. Ta sẽ sớm trở lại nhé.
Trong này không có gì mà gửi cho anh hết,còn tiền thì như em đã nói với anh là đổi dây chuyền hết rồi, nếu có ai đi đồng bằng thì em sẽ bán đồng hồ sắm lại tất cả cho anh nhé.
Em gửi Hạnh mang giúp đến cho anh chiếc khăn len, khăn mặt, một hộp dầu cao còn em khoảng hết tháng này em về Ban, em sẽ mang các thứ cho anh, à gửi anh cây bút anh làmviệc nhé.
Anh chuyển lời em đến thăm toàn thể gia đìnhnhé và em gửi thư của chú và cô em cho anh đây.
Mong anh ngủ ngon đêm nay, ngày mai khỏe mạnh.
Tất cả hẹn ngày vui đạt mọi nguyện vọng.
Em.
Thúy Ngân
À anh thay mặt em thăm Lệ nhé, em định gửi bọc võng sang em chợt nhớ anh còn màntuyn.
THƯ GỬI NGÂN
Ngày 30/12/1973
Em thương của anh!
Anh gửi em xem quyển “Sống lại” - một quyểnsách rất hay.
Em xem xong, gửi qua, anh sẽ gửi tiếp tập hai cho đọc. Còn sách văn hóa anh Mai nói bên ấy có, nên anh không gửi qua.
Thuỳ có gửi cho em một chút quà nhân dịpnăm mới, anh chuyển cho em đây.
Vừa rồi, anh Hà, Mai, Tuấn đã mời anh H.Ađến gặp, giải quyết chuyện liên quan đến em. Nói chung là đạt yêu cầu của ta.
Anh H.A sẽ gặp em để nói chuyện cho thanhthản. Nếu em gặp anh ấy, thì trước tiên gặpanh hoặc anh Tuấn để thống nhất với nhau những điều sẽ nói với anh ấy cho phù hợp. Phải gặp hai anh trước mới được, nếu không thì chưa nên nói chuyện gì hết.
Em đừng gửi thuốc cho anh, anh không tiêm đâu. Anh vốn rất ghét tiêm. Hiện nay vẫn còn khá nhiều thuốc bổ, song anh chỉ bỏ xó thôi. Tiêm không phải là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe đâu.
Mặt khác, vì em là y tá, cho nên anh không muốn nhận bất kỳ thứ thuốc gì em đưa - cho dù đó là thuốc em mua hay xin riêng. Chúng ta cần phải giữ ý trong việc này.
Còn tiền, anh vẫn muốn em mua đài. Hôm nàogặp anh sẽ đưa lại. Anh vẫn có tiền để mua các thứ cần thiết, em không lo. Em chăm sóc anh về đời sống vật chất, anh rất quý. Song, điều anh mong muốn hơn nhiều, là sự chămsóc về tinh thần, tình cảm. Anh phải nói thậtvới em rằng em đã làm anh phiền lòng nhiều.Em hãy giải thích cho anh rõ: tại sao ảnh của bố mẹ, anh em anh, anh để cẩn thận trong sổ, em lại lấy ra, để lộn đầu xuống? Do vậy, anh đã lấy lại, cất đi, vì không muốn để ảnh những nguời mà anh kính yêu nhất trên đời bị em quăng quật như những lá thư của anh. Có lẽ những nỗi bực bội ấy làm anh gầy đi nhiều. Anh chưa bị bệnh gì mà! Em chúc anh “Vạn sựnhư ý” - Vậy em hãy làm như thế đi.
Thôi, chúc em khoẻ.
Hôn em.
Anh của em
Việt Long.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 4/1/1974
Bố mẹ kính yêu của con!
Món quà đầu năm, con gửi đến gia đình là:con rất khoẻ, có lẽ quên sốt rồi! Hồi này con ở nhà làm công tác biên tập, khó được đi xa, vì anh em mới vào viết nhiều, tin, bài lắm, cần có người biên tập. Được bầu vào Đảng uỷ, trực tiếp làm bí thư chi bộ, con càng thêm bận. Con muốn dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn, đọc sách, đi sâu vào đời sống của quần chúng, tích luỹ vốn sống, song nayđược giao trách nhiệm như trên, con không dám thoái thác, phải hoàn thành tốt. Con còn có một điều mong muốn là được đi học - học đại học, hoặc học lý luận, chính trị càng tốt, qua đó có dịp về với gia đình thân yêu. Tuy nhiên, nhìn vào tình hình thực tế, con thấy hiện nay và trước mắt chưa phải là giai đoạn thực hiện mong ước ấy! Kẻ địch ngoan cố phá hoại hiệp định Pari, chúng con cũng như đồng bào miền Nam nói chung, chưa được hưởngmột ngày hòa bình thực sự. Và chúng con, lòng thanh thản, lại tiếp tục truyền thống kháng chiến gian lao...
Bố mẹ yêu quý của con! Thấm thoắt xa nhà đã gần 6 năm rồi.
Sáu năm qua, con có những bước trưởng thành đáng mừng, mặt khác con cũng già dặn thêm nhiều, đó là quy luật của cuộc sống.
Cũng chính theo quy luật của cuộc sống, con không thể không nghĩ đến chuyện xây dựng gia đình. Ôi! Đó là cả một loạt vấn đề phức tạp, khó khăn, nhất là trong hoàn cảnh ở chiến trường. Suốt 5 năm qua, con đã cố gắng dẹp nó đi, song nó vẫn cứ đến với con. Giá như con ở bên bố mẹ, được bố mẹ chỉ bảo, đượcxin ý kiến bố mẹ về người con gái nào đó mà con muốn yêu thương... Giá như con có một người bạn gái, người bạn gái ấy thường đếnvới gia đình, quen biết rồi thân thiết gia đìnhvà cuối cùng được gia đình yêu mến, được bốmẹ gọi là “con”... Giá như thế thì con sungsướng biết bao! Nhưng đằng này, con không được như thế. Con đành lấy cơ quan làm gia đình, lấy đồng chí làm bố mẹ, anh em và con hỏi ý kiến những người ấy như hỏi ý kiến giađình vậy. Và rồi, khi đã tham khảo ý kiến đầy đủ, đã quyết định dứt khoát, con mới báo tin để gia đình rõ. Sự việc nó lại đi ngược như thế. Song chắc bố mẹ tha thứ cho con về sự quyết đoán ấy - hoàn cảnh không cho phép con làm xuôi chiều. Do vậy, hôm nay con xin chính thức báo cho gia đình về chuyện ấy: hiện nay con đã có người yêu, tên là Thúy Ngân, y tá trong cơ quan con. Việc này được toàn thể anh em xung quanh, được tổ chức cơ quan tán thành. Bây giờ con xin giới thiệu để bố mẹ và gia đình hiểu qua về Ngân.
Ngân sinh năm 1952 (nhỏ hơn con 6 tuổi) tạiPhước An, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình nông dân. Má của Ngân chết vì đau đã lâu. Ba Ngân là liệt sĩ - hy sinh trong giai đoạn tổng tấn công tết Mậu Thân. Các em đứa thì bị bom đạn chết, đứa thì lưu lạc, hiện không còn ai. Trong họ hàng có một số người đi tham gia cách mạng, trong đó có một người cô hiện đang công tác ở Hội phụnữ huyện Tiên Phước.
Ngân còn một người ba nuôi, trước làm Phó Chính ủy một Trung đoàn quân Giải phóng trong này, sau đó ra Bắc, là trung tá, vừa qua đi trong đoàn Liên hiệp quân sự 4 bên vào Sài Gòn, rồi lại ra Bắc, hiện chưa rõ ở đâu. Ngânlên căn cứ từ cuối 1966 - lẽ ra ra Bắc học, song do đau ốm, trắc trở, không đi được nên ở lại tham gia công tác ở bên quân đội. Tới giữa năm 1972, Ngân chuyển về cơ quan con. Qua quá trình tìm hiểu, chúng con có sự thông cảm nhau thực sự, và đã thương yêu nhau. Tuy sống ở rừng núi lâu, Ngân vẫn rất khỏe mạnh, người mập, chắc, trắng trẻo, có phần cụcmịch. Về tính nết, Ngân chân thật, vui vẻ, cóphần vụng về, không được khéo léo, tinh tế như con gái miền Bắc. Con gửi ảnh Ngân cho bố mẹ đây nhé! Mong rằng bố mẹ và gia đìnhsẽ coi Ngân là người con thực sự của giađình. Được con nói chuyện về bố mẹ, gia đình,Ngân rất quý, mong có ngày về trong tình thương của những người ruột thịt. Song khi con bảo viết thư thì cô ấy ngại, không dám viết. Chắc bố mẹ thông cảm về sự ngại ngùng ấy của một người con gái vốn e dè, hay tự ti. Con rất mong bố mẹ viết thư cho Ngân trước, cho phép cô ấy là con của bố mẹ, tạo cho cô ấy cái đà để vượt qua những nỗi ngại ngùng, e sợ ban đầu.
Bố mẹ ạ, vừa rồi con đã sống trong trận bão lụt lớn nhất từ khi con vào đến nay. Núi lở, nước dâng thật dữ dội. Nhưng khu vực con ở vẫn an toàn. Do một sơ suất của người khác, con bị trôi mất toàn bộ ba lô (con nói rõ là dosơ suất của người khác, chứ không phải do con, để bố mẹ khỏi hiểu lầm là con suýt chếtđuối).
Trong ba lô, nói chung là những thứ khá tốtcủa con: máy ảnh Pentax (anh Đỗ Phượng mới gửi cho con), quần áo, áo len... Hiện nay, được sự giúp đỡ của cơ quan, bè bạn, con đã bù đắp lại tương đối đầy đủ số tài sản bị mất. Con chỉ còn thiếu một cái áo len và một bộ quần áo tương đối đẹp để mặc trong ngày lễ, trong các cuộc hội nghị... Trước đây con đã điện nhờ VNTTX báo giúp gia đình như thế.Nếu dễ dàng thì bố mẹ hãy mua áo len cho con, nếu khó, đắt thì thôi, con có thể tìm cách mua ở trong này được. Con thích loại len xốp, mịn, mầu tím than hoặc xanh đậm, đanthường, cổ chữ V (chứ không phải cổ quả tim,cổ lọ). Còn quần, con thích vải symyly pha nilon, mầu tín than hoặc ghi xám (nói chung màu đậm), áo pôpơlin pha ni lông mầu xanh da trời, hoặc trứng sáo, hoặc nước biển (nói chung là mầu sáng một chút, song nhã, khôngphải là màu trắng). Nếu có, bố mẹ gửi vào cho con càng sớm càng tốt. Bố mẹ cứ nhờ chị Sáu (tổ chức VNTTX) chuyển là tốt nhất, chị ấy phụ trách vấn đề cán bộ B, mặt khác chị ấy biết chỗ gặp cán bộ trong này ra vào, gửi nhanh.
Các cô em gái của con ra sao? Cô Ngọc lớn quá rồi. Vào thời kỳ mà các em đang lớn, chuẩn bị bước vào đời, con rất muốn đượcgần gũi các em, lấy kinh nghiệm khi mình bước vào đời để chỉ bảo cho chúng. Điều đó không có nghĩa là con lo lắng ở sự dạy bảocủa bố mẹ với các em. Song những kinh nghiệm khi bố mẹ bước vào đời lại ở giai đoạnkhác của xã hội, ít phù hợp với bây giờ. Mặt khác, con là anh trai, dễ tâm tình hơn. Đặc biệt với em Ngọc, con muốn nó tập trung vào việc học hành, đừng vội nghĩ đến chuyện yêuđương. Theo con biết, hầu hết các học sinh trường đại học khi đã tới năm thứ 2, thứ 3 đều bước vào con đường yêu đương, và hầu hếttình yêu của họ đều không bền vững, không dẫn đến tình vợ chồng. Con không muốn để các em gái con đi vào tình trạng chung ấy! Trước đây, bố mẹ cũng thường giáo dục con về việc này. Song theo nhận thức của con, thì khi ấy, bố mẹ, đặc biệt là bố, dùng biện pháp nghiêm khắc, làm con sợ nhiều hơn là dùng biện pháp tâm tình, làm con hiểu, hiểu sâu sắc để có hành động đúng trong việc này. Con mong rằng trong việc giáo dục các em con, bố mẹ chú ý về mặt chỉ bảo, phân tích, tình cảm nhiều hơn nữa.
Các em Diệp, Lan, Thủy chắc cũng lớn nhiều rồi. Nhớ các em quá, song làm sao bây giờ!
Mong thư các em gái. Các em có muốn có một người chị miền Nam không? Anh đưa về chocác em một người chị nhé, các em vui đón chị của các em đi.
Cuối thư, con gửi lời thăm cụ, bà, ông bà trẻ, cô chú Phương.
Con mong thư gia đình.
Việt Long
Ngày 22/1/1974 (Thứ ba - 30 tết Quý Sửu)
Đêm giao thừa này tôi ở C.9 (Nhà máy in của Ban) - nơi mà Ngân mới chuyển về công tác. Anh em tổ chức đón xuân thật vui.
Cùng đón giao thừa, vui văn nghệ. Sau đó vềnhà. Lần đầu tiên được cùng Ngân đón giao thừa. Ngân nói rằng đây là giao thừa đầu tiên Ngân không khóc. Thức với nhau tới 2 rưỡi sáng.
Ngày 23/1/1974
Cả ngày và đêm này Ngân vui xuân với tôi.Trời nắng và ấm áp.
Ngày 10-11/2/1974
Gia đình tôi viết thư cho tôi. Mọi người đềuquan tâm đến quan hệ của tôi với Ngân vàngày tôi về thăm gia đình..
Mẹ tôi viết: “Mẹ rất buồn ngồi viết cho con bức thư này, vì rằng lần này mẹ nhận được thư của con mẹ thấy ngày về thăm gia đình của con mờ mịt quá, mẹ thấy rằng nếu còn chiến tranh thì mẹ không yêu cầu đâu nhưng vì hòa bình rồi, mặc dầu trong Miền Nam vẫn chưađược hòa bình nhưng mẹ thấy bao nhiêu người họ cũng biết tìm về gia đình quê hương thăm hỏi thời gian ngắn còn con hình như con có trách nhiệm với tập thể quá cao cho nên con quên cả gia đình, chứ mẹ thiết tưởng xe cơ quan con cũng có vào đấy được mà gì con chả về nhà được thời gian, mẹ thấy như bộ đội còn chả đến nỗi thế nữa là con.
Cộng vào việc bây giờ cơ quan con họ lại giục con lấy vợ người trong ấy, như thế là coi như cơ quan họ đã xây cho con một cái móng rất chắc trong ấy rồi.
Rồi một ngày kia vợ con rồi thì có lẽ con là người trong ấy thôi chả còn ý nghĩ gì về gia đình đâu. Trước đây mẹ đã viết cho con một thư nói về chuyện xây dựng gia đình của con, nhưng chắc con không nhận được, con còn đang trẻ do đó sức cống hiến của con còn tốt, mẹ cũng không dám nói gì chuyện ấy, mà mẹ cũng không phải là lạc hậu lắm đâu nhưng về mặt tình cảm thì mẹ hay đòi hỏi vậy con cũng đừng trách mẹ, không một bà mẹ nào mà nuôi con 20 năm trời rồi đi biệt không được trách nhiệm lo lắng gì cho con mình về một gia đình riêng mà lương tâm không cắn rứt con ạ. áo len gửi vào nó không được đẹp lắm, nếu sau này có hoàn cảnh, có áo len khác thì để áo ấy cho em Việt mặc chứ đừng cho ai, mẹ dặn thế là vì mẹ biết tính con hay phóng khoáng quá, con nhớ rằng bố mẹ còn phải nuôi 3 em. Ngọc cũng chưa hết nhiệm vụ phải nuôi đâu, em Việt ở bộ đội thiếu thốn, thỉnh thoảng mẹ cũng phải gửi tiền cho nó thêm.
Đến cuối tháng 2 này em cũng mới được vềphép. Thế là em cũng đã xa nhà 3 tết rồi.
Bố con dạo này ốm yếu nửa người gần nhưsắp bị liệt và bố rất buồn vì con không được về thăm gia đình. Bố bị nhiều bệnh lắm, trông người thì không đến nỗi nhưng bệnh trạng thìchết lúc nào không biết.
Mẹ thì cũng yếu nhiều, cả tuần mẹ ở trongtrường đến chiều thứ 7 mới về nhà sáng thứ 2 lại đi.
Vợ chồng Phúc cứ cách một tuần lại cho conra ông bà một ngày. Con bé cháu hay lắm, kỳ này gửi cả ảnh vào cho con đấy.
Thôi mẹ viết thế để con suy nghĩ thêm, cònviệc gia đình riêng nếu mà con còn ở trong ấy lâu thì tuỳ con lo liệu lấy, chúc con khỏe mạnh.
May quá anh đi tìm 2 ngày mua được cho con một bộ quần áo chả biết có vừa ý con không nhưng không thể hơn được nữa, phải mua ở hiệu ngoài đấy, mậu dịch không có.” Cô Chung tôi viết: “Sao độ này cháu vẫn khỏe chứ? Cô khẳng định như vậy (còn công tác của cháu nhất định phải tiến bộ nhiều theo cô hiểu). Song cô cũng nhắc cháu vài điều và nói lại tình hình hiện nay để cháu rõ. Hiện nay cô rất bận, và bận lắm. Cô công tác tại bệnh viện E, thuộc hệ B - cô ở khoa ngoại sản còn chú thì đã về hưu rồi, em Tiến đang đi học công nhân cơ khí, em Quang đang đi học cơ khí ô tô, chuẩn bị đi công nhân nước ngoài, còn em Chiêu đang học lớp 5. Hiện nay cô chú đỡ vất vả hơn trước, còn cô chú hiện nay cô đã về ở khu Kim Liên cùng chỗ ở của bố mẹ cháu nên cũng rõ về cháu nhiều hơn, cô chú thực là rất lười viết thư, nhưng không phải thế mà quên hết cả đâu, cô nhớ lắm, nhớ cháu nhiều nhất. Và rất thương cháu vì cháu bé quá, còn non trẻ mới bước vào đời đã phải xa gia đình, xa tình thương, xa tất cả mọi người thân thiết nhất, và sức khỏe của cháu cũng chẳng lấy gì làm khỏe cho lắm nên cô rất lo cho cháu. Long ạ, trong lúc như thế này cháu nên tranh thủ ra thăm gia đình thì tốt hơn vì đang có điều kiệnthuận tiện nhiều, cô nghĩ như vậy không biết có đúng hay không, hay cháu cho là cô lạc hậu. Nếu như vậy thì cũng được, cô thấy rất nhiều người ở trong ấy, họ ra điều dưỡng ngoài này, ở ngay bệnh viện của cô, khám và chữa khỏe rồi bác sĩ quyết định là đủ sức khỏe để vào B thì họ nhất định không vào. Đấy là người quê ở Quảng Đà rất nhiều ra đây, vàQuảng Nam cũng nhiều, hầu hết là Khu 5 không, còn người Bắc mà vào đấy công tác thì khó được ra Bắc trở lại lắm là vì có nhiều khả năng, chẳng hạn như cháu! Có khi lại xin xung phong ở lại trong ấy là đằng khác.
Long của cô, cô cũng như mẹ cháu, rất muốnnói nhiều với cháu nhưng cũng rất khó, thật làkhó quá. Vài hôm nay mẹ cháu và các emcháu cũng như cô nhận được thư của cháu, cả nhà rất buồn, buồn vì cháu vừa qua mất mát quá nhiều, mẹ phải đi lo mua bán gửi vàocho cháu, buồn về cái thứ hai không hy vọnggì về cháu có thể được ra ngoài này để thăm lại bố mẹ cháu và các em cháu, và hơn nữa lại nghe thấy cháu có người quen là gái người Khu 5, thật là gia đình chẳng ai bằng lòng cả, cô nói thật. Bố cháu bây giờ chân tay gần như bại liệt đi lại khó khăn lắm, yếu lắm không biếtcó sống để chờ ngày nào đó may ra cháu có được ghé qua Bắc để thăm lại người thươngkhông? Còn mẹ cháu vẫn hút thuốc.
Long của cô, chắc cô nói quá thực với cháu,chắc cháu không tán thành lắm về lời nói củacô, nhưng cô có thể nói rõ để cháu hiểu hơn. Nếu cháu không có ý định ra quê hương thì cháu lấy vợ ở trong ấy thì tuỳ, còn nếu cháu còn có tí gì ý nghĩ về gia đình, muốn gặp lại bốmẹ và anh em, thì theo cô chưa nên xây dựng vội vã rồi sau này khó khăn lắm. Cô nói thực đấy, cô công tác ở cái bệnh viện này hàng ngày cô tiếp xúc với những người như vậy, thật là khó chịu lắm!!!
Không có tí gì là tế nhị cả, nói chung là không ưa gì được cả, cả những cô gái chưa có chồng cũng vậy, người nào họ cũng mangtrong người họ ít nhất là 5 thứ bệnh, trôngbình thường thì khó mà ai có thể hiểu được họ là có bệnh gì, nên cô rất sợ, còn nếu như cháu thấy là cô gái ấy khỏe mạnh mà vừa ý thì tuỳcháu. Còn gia đình thì thú thực chẳng ai có ý kiến gì cả đâu. Cô nói thực đấy, riêng cô thì cô rất là buồn, và không muốn cháu lấy vợ vội quá như vậy.
Cô rất thương và nhớ cháu lắm, rất mong cháu ra thăm lại gia đình.
Thôi nhé để thư sau cô nhận được thư trả lời rồi cô sẽ chuẩn bị lá thư sau cho chu đáo. Thôi nhé cậu nhà văn nếu tôi có viết sai hay không hay thì cậu đừng cười nhé.
Cô đang bận lắm, chú thì đi vắng nên khôngcó thư cho cháu.” Anh Đức tôi viết: “Long thân! Qua những thư từ em viết về, biết em đãcó rất nhiều tiến bộ trong công tác và trưởngthành nhiều về mặt chính trị, anh rất mừng. Nhất là bố thì rất hãnh diện về điều đó, thườngvẫn nói đến những tiến bộ lớn đó của em với các chú, các bác bạn bố, bố rất mừng về điều đó.
Đấy là phần trả ơn, trả nghĩa rất lớn của em đối với bố mẹ.
Thư vừa rồi em có giới thiệu với gia đình về người con gái mà em thương yêu. Anh cũngđồng ý rằng ở hoàn cảnh công tác như em,không thể làm khác được. Mà ở tuổi như anhem mình thì việc lo nghĩ đến chuyện đó là điều tất nhiên. Anh cũng tin rằng em đã suy nghĩ và cân nhắc đầy đủ rồi, vì ở lứa tuổi của chúng ta thì sự suy nghĩ cũng đã chín chắn, không còn bồng bột, sốc nổi như ngày xưa nữa. Anh có lời mừng cho em, mong cho hạnh phúc của em được trọn vẹn, cho anh gửi lời hỏi thăm Thúy Ngân nhé. Bảo với Ngân rằng gia đình ta là một gia đình đoàn kết thương yêu nhau, bất cứ ai là thành viên trong gia đình cũng đều sẽ được quý mến như nhau.
Chuyện nhà ta, bố mẹ chắc đã viết cho emnhiều rồi, anh không phải viết nữa. Chỉ có bốmẹ đều đã già yếu hơn trước và mong có ngày cả gia đình đoàn tụ, vui vẻ. Nếu trong thời gian tới, em về thăm nhà được, cả Ngân cũng ra được thì bố mẹ sẽ sung sướng biết bao nhiêu. Cuộc đấu tranh của chúng ta còn dài, nhiệm vụ còn nặng nề, anh nghĩ rằng không thể chờ đến ngày thắng lợi hoàn toàn được. Ta có làm việc, công tác và sống một cách đàng hoàng,có lao động, có nghỉ ngơi thích đáng và hợplý.
Còn về phần anh! So với trước đây anh cũngcó nhiều thay đổi.
Cũng già đi, và cũng có trưởng thành lên. Giờđây anh không còn là một cậu bé rụt rè, dút dát như xưa đâu. Tuy vẫn còn giữ được phần nào những nét ấy, khiến người mới gặp đềucó nhận xét anh là một người hiền lành, nhưnghiền một cách khác đi rồi (các cô gái khi đã biết rõ anh thì đều nói: anh bạo lắm!) Giờ đây anh có thể kể qua cho Long và cả Ngân nữa nghe về những điều anh đã vấp váp trong những năm qua, bù lại cho thời gian dài im lặng nhé. Anh bắt đầu từ thời gian đi học em nhé. Long cũng đã biết, hồi ấy anh có một người bạn gái thật dễ thương và cũng rất xinh, đó là Nga. Bọn anh thân với nhau vô cùng, thân nhau vì có nhiều điều phù hợp trong cách sống, trong suy nghĩ và trong tâm hồn. Chỉ một năm học với nhau, thời gian thật ngắn ngủi, rồi xa cách nhau 6 năm trời mà đến bây giờ tình bạn vẫn không hề kém phần thân thiết thì em có thể hiẻu tình bạn ấy đã được xây dựng trêncơ sở vững chắc như thế nào. Hồi ấy bọn anh đều còn rất trẻ, tuổi trẻ thật là thơ mộng, thật là hồn nhiên và vô tư. Chính vì vậy mà dù xa nhau thì nhớ, học hành chỉ muốn ngồi bên nhau suốt, nhưng thực tình thì hồi ấy những mơ ước xa xôi về một cuộc sốg lứa đôi chưa hề hình thành.
Cũng không thể tránh khỏi có những giờ phút bâng khuâng, nhưng còn thật là mơ hồ. Rồi thì thời gian xa cách đến, thư từ qua lại với những lời lẽ tâm tình, thủ thỉ với nhau những suy nghĩ riêng tư.
Hồi ấy Nga đã có một người bạn trai rất thân khác, thân từ khi còn học lớp 6, thân vì là người bạn láng giềng. Và giờ đây Nga không được đi, có điều kiện ở gần người bạn ấy, chính vì vậy mà Nga đã nhận lời yêu người bạn ấy. Khi biết chuyện, qủa thật anh cũngbuồn, một nỗi buồn thật lạ lùng. Nhưng cũng chính trong lá thư ấy Nga đã nói nhiều đến tình bạn giữa anh và Nga, rằng không vì có tình yêu mà phai nhạt tình bạn, rằng cả Viện, tức là người yêu của Nga, cũng sẽ tôn trọng và quý mến những người bạn của Nga. Thế rồi cho tới nay khi Nga đã cưới, đã có con, tình bạn giữa anh và Nga vẫn thắm thiết, trong sáng và cũng vẫn hồn nhiên như xưa. Anh yêu quý vô cùng tình bạn đó, và do vậy đối vớingười con gái nào mà anh yêu, anh cũng yêucầu phải tôn trọng tình cảm đó.
Trong thời gian học tập ở bên Đức, em cũngcó thể hiểu là đối với một người sống nặng về những xúc cảm bên trong chứ không phải bằng sự ồn ào bên ngoài, thì anh cảm thấy buồn như thế nào.
Thời kì ấy anh quen một người con gái quêSài Gòn. Chị ấy học sau anh một lớp, nhưngnhiều tuổi hơn, học lại vất vả. Gần nhau thìphải giúp nhau học tập, đó là điều thật hợp lẽ tự nhiên. Chính trong sự gần gũi ấy, với tình cảm bồng bột của một thanh niên trẻ chưa hề biết tới hạnh phúc của tình yêu mà tình yêu giữa anh và chị Mây, tên người con gái đó, đã nảy nở. Nội quy cấm yêu, nhưng tình yêu thì nó vẫn đến. Biết làm sao, khi nó đến thì nó phải đến, thật nực cười với cái nội qui quá trẻ con đó! Dù sao thì nội qui đó vẫn tồn tại,người ta vẫn bắt mình phải tuân theo, và thế là những người yêu nhau phải yêu lén lút, phảiđưa ra những chiêu bài này khác. Ngay cho tới bây giờ, anh cũng không nhận và sẽ không bao giờ nhận rằng yêu như vậy là sai cả. Họctập của anh không hề bị ảnh hưởng: anh vẫnluôn đạt điểm tốt và được nhà trường khen thưởng. Người ta vẫn nói, vẫn muốn đưa chuyện anh ra, nhưng đều thất bại và bất lực vì không có một lý do nào cả. Chỉ có một điều mà anh phải ân hận, đó là hậu quả của sựbồng bột đã lao vào yêu đương mà chưa cósự suy nghĩ đầy đủ, không hề có một sự tham khảo ý kiến nào của ai khác. Biết làm sao! Người ta chỉ thực sự nhận ra sai lầm khi đã thấy rõ những hậu quả do sai lầm đó gây ra mà thôi.
Sơ qua về chị Mây: Người gầy dong dỏng, không đẹp nhưng có những nét đáng yêu, có duyên. Thế nhưng gần nhau nhiều thì mới hiểu hết tính nết của nhau. Dần dần anh mới thấy rõ rằng chị Mây là một cô gái thật dễ tự ái (chứ không phải tự trọng cao), hay giận dỗi, nhất là đối với người thân. Đã giận thì lại giận rất lâu và không quên chuyện đó. Tóm lại: bụng dạ nhỏ hẹp, hay chấp nhặt, sự độ lượng thấp hơn mức bình thường ở một người con gái. Tuy vậy, đã yêu nhau nhiều năm, anh nghĩ đến trách nhiệm, nghĩ đến thời gian nặngtình nghĩa đã qua, nên anh đã quyết sẽ duy trì tình cảm đó, biết những nhược điểm của Mâyđể chiều Mây. Thế nhưng khi về nước thì lạicó những phức tạp mới: Bố mẹ, các em đềukhông tán thành mà má của Mây thì cũng kiênquyết không tán thành, lại nữa Mây hay ghen bóng gió, không tôn trọng tình bạn của anh với Nga, còn ghen với tình bạn đó, rồi lại không cóquan hệ bình thường với những người cùng phòng với anh, nhất là số các cô gái. Anh cố chịu đựng những chuyện đó, khuyên giải nhiều lần nhưng đều vô hiệu quả. Quả thậttính nết của một con người thật khó sửa.
Thế rồi mối tình ấy cứ kéo dài mãi, không nỡ cắt đứt, mà cũng không đẩy tới được. Mãi cho tới đầu năm 1973, anh và chị Mây mới đi tới một quyết định dứt khoát: mỗi người sẽ đi con đường riêng của mình, tuy nhiên vẫn đối xử với nhau tử tế, quên đi, bỏ qua cho nhau những điều dở, giữ lại trong tình cảm nhữngđiều hay. Vừa rồi Mây đã lấy chồng: một ngườicùng quê Sài Gòn, cũng quen biết với gia đìnhMây, đã để ý tới Mây từ một thời gian trước, cũng biết Mây đã có người yêu và biết cả rằng tình yêu ấy có nhiều vưỡng mắc khó đi đến kết quả cho nên đã chờ đợi Mây cho tới giờ phút này. Anh cũng mừng cho Mây, còn phần anh cũng thấy thanh thản, thoải mái và thỏa mãn với kết thúc của sự việc. Mọi người ai cũng cho rằng giải quyết như vậy là hợp lý.
Sau chuyện này, anh muốn nghỉ ngơi một thời gian, giải phóng đầu óc khỏi những chuyện hao phí tinh thần đó: anh đi học đàn ghita, một thứ đàn anh rất yêu thích. Anh cũng không thể biết được rằng chính ở nơi đây anh đã tìm được hạnh phúc. Một tối nọ đang giờ học, chợt có người mở cửa, một cô gái còn rất trẻ bước vào với một nụ cười thật đáng yêu. Vì sao mà anh lại thấy rung động trong lòng vậy? Cô gái bước vào không nhìn ai, gặp thầy giáo (anh Tạ Đắc, em Tạ Tấn, anh Đắc còn là đấu thủ bóng bàn loại cứng, Long còn nhớ chứ) rồi về ngay. Về nhà anh cứ thấy vấn vương: chỉ một cuộc gặp gỡ tình cờ như trăm nghìn cuộc gặp gỡ khác, hay đây chính là hạnh phúc? Thế rồi qua hỏi thăm, qua những lần tới nhà trò chuyện, anh càng thấy có nhiều điểm, rất nhiều điểm trùng hợp nhau. Rồi hạnh phúc đã đến, cô gái ấy sau một thời gian hiểu anh, hiểu gia đình ta, được ý kiến đóng góp vào của bố mẹ cô gái ấy, của các anh con ông bác, đã nhận lời yêu anh. Anh kể sơ qua cho em biếtvề cô gái ấy nhé: tên là Hoà, sinh năm 1954, quê ở Vân Đình - Hà Tây. Hòa người nhỏ nhắn, trắng hồng, học sư phạm 10+3 về nhạc,hiện dậy ở trường cấp II Tân Trào ngay ở phố Hàng Bông - Nhuộm. Tính Hòa rất dịu dàngkín đáo và hay e thẹn, một tâm hồn còn rất trong trắng và thơ ngây. Hòa còn 3 em: 2 gái, 1 trai, em trai út 6 tuổi. Cha mẹ Hòa đều còn sống và còn làm việc. Bố Hòa làm ở Bộ Vănhóa (phụ trách vật tư), mẹ Hòa làm ở cửahàng Mậu dịch may mặc (số 4), nhà Hòa cũngnghèo, sống giản dị, chân thành. Cả bố mẹ vàcác em Hòa đều rất quý mến anh, đó là điều thuận lợi rất lớn. Nhà Hòa cũng từ khángchiến ở Việt Bắc trở về, có nhiều điểm giốngvới gia đình mình. Trước khi đặt vấn đề vớiHoà, anh có rất nhiều điều phải đắn đo. Anhđã từng trải nhiều, còn Hòa là một cô gái hoàn toàn còn ngây thơ trong trắng, như vậy liệuanh có xứng đáng với tình yêu của Hòa không? Nhưng rồi anh tin rằng với những vấp váp đã qua, với những kinh nghiệm đã trải, anh sẽ đảm bảo cho Hòa một cuộc đời hạnh phúc, không chịu một thiệt thòi gì trong tình yêu dù anh không thể dành cho Hòa mối tình đầu được nữa. Tất cả những điều ấy anhcũng đều đã nói với Hoà, không dấu Hòa điềugì. Có vậy thì tình yêu mới bền chặt được,phải không?
Anh và Hòa cũng rất nhất trí với nhau về một số điểm cơ bản: hoàn toàn bình đẳng về mọi mặt, tôn trọng nhau, tôn trọng những tình cảmriêng mà mỗi người yêu quý.
Chắc rằng với những sự phù hợp, với những thuận lợi về mọi mặt như vậy thì ngày cưới cũng sẽ không còn xa lắm. Có điều duy nhất Hòa còn đang e ngại: Hòa còn trẻ quá, trẻ nhất lớp mà lại cưới trước các bạn khác thì xấu hổ chết!
Thôi Long nhé, Anh kể sơ qua như vậy cũngđủ để em hiểu phần nào. Có dịp gặp nhau thì sẽ còn có thể nói nhiều chuyện khác nữa. Còn các mặt khác: hiện nay vẫn rất thích đá bóng và bóng bàn. Suốt 6 năm học tập, không bao giờ anh vắng mặt trong đội bóng của đoàn lưu học sinh Việt Nam ở Dresden với chân số 9 hoặc 10. Về đây anh vẫn còn tham gia đội bóng cơ quan. Bóng bàn vẫn ham, nhưng ít có điều kiện chơi (ở chỗ ở không có bàn, mà bây giờ cũng không thể mua đâu được một quả bóng). Ghi ta cũng chơi được, nhưng chỉ chơiđược nhạc viết sẵn (không có Fantasie).
Thôi anh em ta tạm biệt ở đây nhé! Anh gửi lời hỏi thăm anh em, đặc biệt là thăm Ngân, chúc hai em hạnh phúc” Em Bích Ngọc viết: “Hiện nay chúng em vẫn khoẻ. Riêng em đã bướcsang học kỳ II của năm thứ 2, vừa rồi em đã học quân sự, cũng hành quân, cũng bắn súng, lăn lê bò toài... trời rét nhưng em cũng vẫn cố gắng tập tốt. Sang đến tuần này thì em bắt đầu bước vào học tập chính thức, nói chung học cũng vất vả, sống nội trú thì tất nhiên thiếu thốn nhiều, nhưng được cái ở tập thể rất vui, cùng giúp đỡ nhau học tập... cho nên cũng đỡ buồn.
Đọc thư anh, thấy anh vẫn khỏe và công táctốt, em rất mừng.
Chúng em cũng rất mong có dịp gặp mặt “chịdâu tương lai” của chúng em.
Thôi nhé, em còn phải nhường lời cho 3 cô em gái của anh nữa cơ. Cuối thư chúc anh mạnh khoẻ, luôn vui vẻ và công tác thật tốt.” Em Thúy Lan viết: “ Hôm qua (10/2) nhà mới nhận được thư của anh mới gửi ra, cả nhà rất mừng vì thấy anh được khỏe mạnh.
Em cũng thế, em càng mừng khi biết anh sắpcó “tin vui”. Em đã được xem ảnh của chị ấy. Em vẫn còn khỏe lắm, học hành vẫn bìnhthường. Năm nay ở trong ấy anh ăn tết có vui không, năm nay cả nhà ăn Tết vui lắm, chỉ hơi buồn vì anh không được ra để ăn Tết với gia đình. Chị Thành với anh Phúc cũng bế cháu ra ăn Tết, nó khỏe mà ngoan lắm anh ạ. Thôi, em chỉ viết mấy dòng cho anh mừng.
Thư sau em viết dài hơn. Cuối thư em chúcanh mạnh khoẻ, công tác tốt để cả nhà mừng.Cà nhà mong anh về lắm. Khi nào tiện anh về nhà chơi anh nhé, mà chắc anh cũng chả về được vì còn bận công tác. Thôi em chúc anh mạnh khoẻ.”
Ngày 31/3/1974
Hậu phương lớn đang chuẩn bị xây dựng Lăng Bác. Khu Năm lập ra Ban khai thác gỗ miền Trung Trung bộ, gồm các đồng chí Võ Chí Công (tức Năm Công - Bí thư Khu ủy), Bình, Sáu, Thể, Quyết và tổ chức khai thác, vận chuyển gỗ ra Bắc đóng góp vào việc dựng Lăng. Một công trường khai thác gỗ đặc biệtđược mở ra ở khu vực suối Blau, xã PhướcHiệp huyện Phước Sơn. Anh Tô Đình Cơ, Phó trưởng Ban Lâm nghiệp Khu, được cử làm Chỉ huy trưởng công trường. Hôm nay, Khu ủy tổ chức lễ khai mạc công trường, chặt cây gỗ đầu tiên. Anh Năm Công chặt những nhát rìuđầu tiên vào cây gỗ hương, một trong những loại cây gỗ quý nhất của rừng núi khu Năm. Balực lượng chính được huy động vào việc này: Lâm trường Trà Mi - chuyên chặt hạ gỗ. Bộ đội các binh chủng và lực lượng giao thông vận tải chịu trách nhiệm cưa xẻ. Lực lượng công binh làm đường. Ngoài ra, còn có lực lượng nhân dân đi tìm gỗ và khiêng gỗ.
Tôi đến công trưòng chụp ảnh và làm tin vềnhững ngày đầu sôi nổi của công trường.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 8/4/1974
Bố mẹ kính yêu của con!
Hôm nay có anh Phấn ra, con gửi thư này nhờ anh ấy cầm đến tận nhà. Anh Phấn là một trong những người con thân nhất ở đây.
Con vẫn khoẻ, công tác tốt. Con rất thương nhớ gia đình, rất mong được ra thăm bố mẹ, song điều kiện ra không phải dễ dàng.
Bố mẹ gặp những người ra thì biết đấy, đó là những anh lớn tuổi, sức quá yếu, vào đã quá lâu hoặc ra có công tác đặc biệt. Con không nằm trong những trường hợp ấy. Còn nói đếnchuyện phép tắc thì phải vài ba năm nữa mayra mới có thể có được. Vì bố mẹ hiểu cho con rằng tuy đất nước ta đã có hòa bình trên danh nghĩa, nhưng chúng con - những người ở chiến trường - vẫn phải sống trong cảnh chiếntranh, do vậy phải chịu đựng những thảm Họa của chiến tranh. Việc hy sinh tình cảm cũng là một trong những sự chịu đựng ấy. Trước tình cảnh chung ấy, con không thể vượt ra ngoài được, con đành nén tình cảm lại, chịu đựng một sự hy sinh ngấm ngầm.
Giá như con được động viên, thì con sẽ vợibớt nỗi đau xót trong lòng đi. Song, nhận những lời trách móc của mẹ, con chỉ thấy đau xót thêm mà thôi.
Con cứ nghĩ rằng sống trong một đất nước đầy đau thương này, thì gia đình ta là một giađình hạnh phúc vô cùng. Nếu chỉ kể trong nhà,thì chưa có người nào phải đổ máu cho đấtnước. Trong khi đó, bao nhiêu người đã ngã xuống rồi. Gia đình người ta tan tác mỗi người một ngả. Gia đình mình chỉ có con và Việt phảiđi xa thôi.
Con và Việt coi như được gia đình phân côngđóng góp cho đất nước phần trách nhiệm phải đi xa ấy. Thế là nhà ta đã đoàn tụ lắm rồi.
Tất nhiên, con cũng như mọi người, đều muốn sống đoàn tụ, ấm cúng. Song khi chưa được vậy thì phải chịu chứ làm sao?
Còn thèm khát được nhìn thấy bố mẹ, thấy Việt, Ngọc, Diệp, Lan, Thủy còn hơn thèm khát những gì sung sướng nhất của vật chất.
Con nhận quá ít thư gia đình, trong khi anh em người ta nhận đủ loại thư.
Buồn vô hạn.
Con:
Việt Long
Những ngày tháng 4/1974
Trong khi chỉ đạo đẩy mạnh tấn công trừng trịbọn địch vi phạm Hiệp định, giữ vững vùng giải phóng, Khu ủy cũng chỉ đạo tăng cường xây dựng căn cứ cách mạng. Đánh giá tình hình, Khu ủy tự thấy chưa có kinh nghiệm về lãnh đạo và xây dựng kinh tế, quản lý sản xuất theo tình hình mới. Khu ủy cũng phê phán chế độ quản lý hành chính phân phối hiện không còn phù hợp, cần từng bước vững chắcchuyển qua chế độ quản lý có kế hoạch, hạchtoán.
Hướng phát triển về kinh tế là xây dựng mộtnền kinh tế dân chủ nhân dân, độc lập tự chủ, xóa bỏ mọi ảnh hưởng của kinh tế thực dân kiểu cũ, đáp ứng yêu cầu chiến đấu, đời sống, làm giàu cho Tổ quốc. Lấy nông nghiệp và lâm nghiệp làm then chốt, sản xuất lương thực, thực phẩm làm trọng tâm.
Năm nay, toàn Khu có bước tiến khá dài vềxây dựng vùng giải phóng: Đồng bằng phát triển ruộng vườn, miền núi định canh định cư. Khai hoang, phục hóa 2 vạn héc ta ruộng (kể cả năm 1973).
Trồng gần 24.000 héc ta sắn, cao nhất từ trước đến nay. Chăn nuôi 53.800 con trâu, bò (tăng 20%), 180.000 con lợn (tăng 30.000con).
Trồng 2,5 triệu cây quế, 2 vạn cây dừa, 50 vạn cấy mít, 20 vạn cây cam. Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp. Có 2 lâm trường, 2 xưởnggỗ. 8 tỉnh có màng lưới điện thoại... Miền núiđã vượt khỏi đói, rách, nhạt muối.
Đoàn 773 được thành lập từ năm 1973, với trách nhiệm sản xuất, huấn luyện quân sự (lực lượng hậu bị), giúp địa phương sản xuất, có cơ sở ở Khâm Đức, Hiệp Đức, Đak Lon, Đức Cơ, đã khai hoang được gần 1.500 héc ta để trồng lúa, chăn nuôi gần 1.000 trâu bò, lợn giống, đắp 7 đập, đưa lò vôi vào hoạt động, mỗi tháng cho ra lò 12 tấn vôi...
Tôi đến một đơn vị sản xuất viết bài về việc thực hiện chủ trương đó.
Những người gieo mầm xuân trên vùng kinh tế mới
Hà Nội (VNTTX 10-4-74) - Họ là 85 người trong đội sản xuất 10 thuộc đoàn 773, lên thung lũng T (Tây Nguyên) quyết biến đất hoang thành ruộng cày, cấy, đồng thời giúp đỡnhững đồng bào bung từ khu dồn dân của địch về xây dựng cả khu vực rộng lớn trở thành vùng kinh tế mới.
Việc đầu tiên khi đoàn quân đặt chân lên “trậnđịa” mới này là phát, dọn, chuẩn bị đất chomáy cày hoạt động. Vũ khí của họ là dao,cuốc, và ý chí sắt đá quyết hoàn thành nhiệmvụ của người chiến sĩ cách mạng.
Đồng ruộng bị bỏ hoang 7,8 năm, đã biến thành rừng cỏ, lớp này chồng lên lớp khác dày đặc. Mảnh bom, đạn của địch còn vương vãi khắp nơi. Dao chém xuống gặp phải dây kẽm gai bùng nhùng, văng trở lại, có nhiều chỗ phải 3,4 nhát rựa mới đứt một lớp cỏ. Có những lúc trời mưa dầm dề, buốt lạnh thấuxương.
Nhưng, những khó khăn, gian khổ ấy không làm chùn bước những chiến sĩ chỉ biết chiến thắng. Phong trào thi đua “Bám đồng ruộngnhư bám chiến trường”, cải tiễn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động phát triển rầm rộ, đều khắp. Ban chỉ huy đội bám sát các tổ, vừa trựctiếp lao động, động viên anh em, vừa nghiên cứu kế hoạch sản xuất cho thích hợp. Đội trưởng có sáng kiến dùng rựa cán dài thước hai, dang thẳng tay phát, đưa năng suất từ 80 lên 200 mét vuông một ngày.
Tổ anh Ký, anh Tề phát huy sáng kiến, đưanăng suất phát gai lên gấp đôi lúc đầu. Cácđồng chí Chính, Đoàn, Bảy, Thông, Tề, Ký, Nhiệm... luôn luôn đạt ngày công và năng suất cao, được nêu gương cho toàn đội học tập.
Nạn lụt bão hồi tháng 11 năm ngoái đã cuốntrôi hết cả nhà cửa của đội, nay anh em phải vừa dựng lại nhà, vừa tranh thủ dọn những bãi đất cao. Khi nước rút, mọi người lại tràn xuống thấp dọn, phát...
Giành được thắng lợi bước đầu, đội tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch “Tấn công đồng cỏ”. Các tổ dàn quân trên đồng cày, cuốc. Tổ máy kéo bắt đầu ra quân. Chỉ trong thời gian ngắn, thung lũng T đầy cỏ hoang, gai góc đã trở thành cánh đồng rộng bát ngát.
Cùng với việc làm đất, đội 10 khẩn trương xâydựng các công trình thủy lợi. Những hố bom của địch được cải tạo thành những hồ chứa nước nhỏ. Một con đập nước chắn ngang dòng suối lớn, dâng nước lên cao, chảy theocon mương dài trên 2 ki lô mét uốn quanhsườn đồi, tưới mát cho hàng chục héc ta ruộng đất.
Cùng thời gian này, mạ được gieo xuống, khoai được lên luống.
Đến ngày cấy, toàn đội đổ xuống đồng, đông vui như hội. Anh Tuân, cán bộ kỹ thuật, cùng các cô Ngát, Đạo, Bảy... làm nòng cốt trong việc cấy chăng dây, thẳng hàng. Những hàng lúa thẳng tắp thi nhau mọc lên phủ kín dần cánh đồng.
Việt Long (TTXGP)
Từ 22 đến 25/4/1974
Tôi được cử đi dự đại hội Đoàn thanh niênKhu bộ lần thứ nhất.
Ban chấp hành mới của đoàn Khu bộ có 17người, trong đó tôi là ủy viên, phụ trách côngtác Tuyên huấn.
Từ 28/4 đến đầu tháng 5 năm 1974
Quân khu Năm tổ chức Đại hội liên hoan Anhhùng, Chiến sĩ thi đua toàn Quân khu. Tôi thaymặt Phân xã vào dự Đại hội, được gặp nhiềuanh hùng, chiến sĩ thi đua từ khắp các địaphương về, thu thập được nhiều tài liệu quý. Anh Nguyễn Chí Trung chủ trì việc biên soạn một cuốn sách loại gương điển hình chiến đấu của các lực lượng vũ trang Khu Năm. Chúng tôi hăng hái tham gia, mỗi người một bài - tôi viết bài về bệnh xá 78 ở Quảng Nam.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Trần Hồng Cơ
Anh Việt Long kính mến!
Thư trước viết vội cho anh, thư này lại “vộiviết” (cái số rứa đó).
Chỉ vài phút nữa, Đồng, Phú về, Cơ viết vàiđiều sau:
- Tình hình Quảng Đà: Sau cái Nông Sơn -Trung Phước, vừa rồi Thượng Đức, người ta chờ đợi một An Hòa - Đức Dục nhưng mãi... nên “bà con” cũng hơi... Nói chung Quảng Đà đã nổi dậy tốt nhưng cũng nhiều cái gay go lắm.
- Anh Quảng, Thụ đi Điện Bàn và Duy Xuyênnhưng không thấy gửi bài, phim gì về cả.
Anh Quảng đi Điện Bàn hơi căng. Thụ đi DuyXuyên quá “lạ nước lạ cái” nên nghe nói làkhông làm gì được (có phần nguy hiểm nữa). Đán thì không có tin tức gì cả.
- Cơ: vẫn ở nhà trực, làm tin, nhưng bài thì bí quá vì Cơ không đi đâu.
- Đồng, Phú xuống nằm chờ mấy ngày nhưng không làm gì được. Anh Chu không biết ở đâu cả. F bộ thì Cơ cũng chịu thôi vì vậy đành để 2 cụ lên đường về nước vậy.
Tình hình sơ lược về Quảng Đà:
- Duy Xuyên: nổi dậy tương đối tốt ở một số vùng (chủ yếu là Trung Duy Xuyên) bức rútkhá nhiều chốt, dân làm chủ chốt.
Nhưng bà con lo địch phản kích.
- Đại Lộc: chủ yếu là dân từ An Hòa - Thượng Đức - Đức Dục - Nông Sơn... “tự giải phóng” về làng được khá nhiều (tất nhiên có ta tổ chức đưa về).
- Điện Bàn: Quân phản kích đông quá, căng thẳng.
Vài nét để anh nắm thêm tiện biên tập choQuảng Đà.
Dân họ bảo “Quảng Đà ngày xưa là túi chứaMỹ, nay là túi chứa nguỵ”.
Thôi Cơ dừng bút, chúc anh khoẻ. Tình hình Quảng Đà chỉ có thế thôi.
THƯ NGÂN
Ngày 11/5/1974
Anh Long yêu quý của em!
Xa anh 1 tháng rồi làm sao khỏi nhớ anh.Chắc anh không thể hình dung được sự trông mong anh về, và nhớ anh đến đâu anh nhỉ.
Em bị ốm xuống nằm tại y xá Ban hôm nay đã 1 tuần rồi. Đau nhiều, ăn rồi chỉ nằm võng khóc thôi vì nhớ anh. Mà rất trách cho số phận từ lúc yêu anh chưa bao giờ em ốm có anh ởnhà. Lần này đau có khác nhiều lần khác anhạ! Bị phù thận, đi kiểm tra bệnh viện đề nghị ăn nhạt 20 ngày, thế có khổ không. Mỗi bữa chỉ ăn được 1 bát cơm thôi, người xanh xao, chiều đến em cũng hay đến nhà các anhThông tấn chơi song em cảm thấy mình lạnh lẽo quá vì vắng anh, em ước gì anh về ngaylúc này chắc em sẽ bớt đau, vì nhớ anh nhiều.
Anh Long yêu nhất của em! Chắc lúc này anhđang bận và mong thư em lắm thì đúng. Vì em biết anh rất yêu em, anh nghỉ tay một lúc nhé. Anh ngồi xích lại gần em, em kể chuyện cho anh nghe nhé, kẻo em giận đấy. Em đang đau, nằm trên võng thì bỗng thấy thư của anh, em vô cùng sung sướng, hình dáng anh đang hiện ra trước mắt em và đang hôn em trong lúc em khóc. Đọc thư anh, em lại thêm phần nghị lực đấu tranh với bệnh.
Một tháng xa nhau rồi - 30 ngày không ít đâu anh nhỉ, vì em cứ nghĩ rằng khi đã yêu nhau rồi thì không thể rời nhau một bước mà nay đã hàng tháng xa nhau rồi mà, trong lúc đó lại đau nữa.
Anh yêu của em!... Khi vắng bóng anh, em đem thư ra đọc hết từ cái thư mà đã làm cho em suốt đêm không ngủ, đem ảnh ra xem, xem hoài, xem kỹ, có đoạn em thuộc lòng mà ngẫm nghĩ trên đời này chưa có ai có thể yêu em như anh cả, từ đó em cảm thấy em rất khuyết điểm với anh, rất nhiều, điều đó anh sẽ tha thứ tất cả cho em anh nhé. Mà mong anh lần nàyvề hãy thương em hơn bao giờ hết. Anh cóđồng ý với em không nào. Khi về anh hãy hôn em ngay nhé!
Em rất yêu anh, và hiểu anh. Trong lúc anh dỗi với em thì anh lại lạnh nhạt và không bao giờ hôn em, em rất đáng sợ anh chồng nghiêm khắc và chiều chuộng đó, em cứ nghĩ chắc lúc cưới nhau rồi, em biết điều và ngoan hơn, thì có thể nói rằng em là một cô gái có số phận chưa ai từng có, vì em thấy anh chiều em quá, anh cưng em quá nên có lúc em lên mặt vớianh, điều đó em rất nghiêm khắc.
Trong lúc xa nhau này em sẽ mong anh hãyquên đi những sai sót của em anh nhé!...
Từ lúc anh đi em ở nhà cứ trông anh mau về. Em chóng khỏi để anh khỏi buồn. Ở nhà bạn bè của anh cũng hay đến đây lắm, trưa hôm nay có anh tên là Lài người Thanh hóa ở tiểu đoàn 773 cũng đến thăm anh. Qua chuyện trò với em, thấy anh nói chuyện tử tế lắm anh ạ!... Vừa rồi em lại nhận của anh thư nữa, em biết anh quan tâm đến tình cảm của em quá, chỉ cóanh Việt Long mới có cái đạo đức mẫu mựcnhư thế. Trong lúc này em yêu anh hơn baogiờ hết.
Thôi nhé, vì em còn phải biên thư đi Bắc nên em tạm dừng bút.
Chúc anh ngủ ngon nhé!
Em
TB: Vừa rồi bố mẹ gửi cho em đôi dép, em gửi cho cô Lương, anh chuyển giúp em nhé và nghe tin cô bị đau gan, em gửi 2 lọ sirepa, 2 cái kẹp, gói đẳng sâm anh chuyển hộ em cho cô ấy nhé.
Về đây em sẽ thưởng.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 16/5/1974
Bố mẹ kính yêu của con!
Con đã nhận được thư của bố mẹ, anh Đức,các em, 7 cái ảnh và đầy đủ quà mẹ gửi cho con.
Nhìn ảnh gia đình, con thấy mừng vì các emđã lớn vọt lên rồi, đứa nào cũng mạnh khoẻ,khôi ngô, song con cũng lo là vì thấy bố đã già yếu đi nhiều. Con muốn có mặt ngay tại nhà để chăm sóc bố trong những ngày này. Chưa thực hiện được mong ước đó, con thấy lòngđau như cắt. Mẹ và nhất là cô Chung thì trách móc đến gần như mắng mỏ con vì con “không chịu” về thăm gia đình. Con đành chịu đựnglời mắng ấy. Con hiểu, con đã bất hiếu rấtnhiều, đã làm cho gia đình lo âu, buồn khổ rất nhiều.
Song, con chưa biết làm thế nào để chuộc lạitội lỗi của mình.
Do vậy, con càng đau khổ. Con dằn vặt, suytính, có lúc muốn từ bỏ tất cả để trở về với gia đình. Song con không được phép làm như vậy, và chắc bố cũng không tán thành con làm như vậy. Còn xin phép ra thăm một thời gian rồi lại vào? Đó là điều có thể thực hiện được, song cũng còn phải chờ thời cơ nữa chứ. Vừa rồi cơ quan con có giải quyết một số trường hợp như vậy, song ít lắm, đếm không hết đầu ngón tay, mà cơ quan lại rất đông.
Trong cái chuyện “xếp hàng” này, lẽ nào con lại lấn lên trước được, khi còn có nhiều người đi trước mình rất nhiều, cần được ưu tiên. Do vậy, tuy nguyện vọng rất tha thiết, con vẫn nén lại, chờ thời cơ. Chắc bố mẹ không nghi ngờ gì lòng tha thiết của con mong về gia đình, song nếu bố mẹ hiểu rõ hơn những khó khăn cụ thể của con trong này thì bố mẹ sẽ thôngcảm cho con nhiều. Ai mà chẳng muốn gần giađình, muốn được sống ở hậu phương - đã được hưởng hòa bình, sự dễ chịu về vật chất, lại có điều kiện thể hiện sự hiếu thảo của mình.
Còn việc con xây dựng gia đình riêng thì không có mâu thuẫn gì với việc con trở về quêhương cả. Ngân là một đứa trẻ mồ côi, khôngcó gì ràng buộc cô ấy hết. Mặt khác, nếu về gia đình ta, con tin rằng Ngân sẽ biết sống phải phép gia đình, không làm bố mẹ phảiphàn nàn đâu.
Nhiều khi, con nhớ gia đình quá, đem giấy raviết thư, tuy không biết gửi ai cả, viết để giải quyết tình cảm cho chính mình.
Cuối thư, con kính chúc bố mẹ mạnh khoẻ.
Con
Việt Long
Từ 22/5 đến 20/6/1974
Các cánh quân Thông tấn xã tỏa đi các tỉnhQuảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc... đều bám sát chiến trưởng, tích cực viết tin, bài phản ánh khí thế tấn công và nổi dậy ở địa phương. Bên cạnh việc chuyển tin qua hệ thống điện đài, anh chị em còn gửi thư từ, phim ảnh qua đường giao bưu. Tôi quý trọng từng lá thư, đọc đi đọc lại, rồi lại ngồi viết thư trả lời cho các bạn. Tổ Bình Định viết thư nhiều nhất, tỉ mỉ nhất. Tổ này doHồ Phước Huề làm tổ trưởng, cùng các phóng viên trẻ là Cao Tân Hòa, Nguyễn Long Phi, Nguyễn Thành Vinh. Giống như tôi hồi năm 1972, các bạn hăm hở lao xuống đồng bằng,đằm mình trong tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào Bình Định, trong đó có các huyện Hoài Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát.
Thư của Cao Tân Hòa có đoạn: “Từ ngày 20/5 Hoài Nhơn bắt đầu nổ súng bước vào cao điểm. Anh Huề đã mang máy ảnh đi xã Hoài Châu, còn em thường xuyên ở Văn phòng Huyện ủy để trực tin. Thỉnh thoảng emxuống xã Hoài Châu nắm tình hình quần chúng chuẩn bị nổi dậy và xuống đường đấu tranh. Cả ngày nay em ở xã Hoài Châu định đi theo một mũi tấn công chính trị của quần chúng nhưng địch bắn phá ngăn chặn dữ dội, quần chúng chưa xáp vào được.
Lần đầu tiên sống trong không khí sôi động của chiến trường em cứ rạo rực hồi hộp thế nào ấy. Mấy đêm nổ súng em không thể nào ngủ được. Lúc nào em cũng cảm thấy vội vã.” Thư của Long Phi viết: “Từ ngày 18/5 chiến dịch bắt đầu mở, tôi và Vinh cũng đi với ban chỉ đạo, chỉ huy hoạt động, có bám sát chiến trường, nhất là ở các vùng trọng điểm như Mỹ Tài, Mỹ Chánh. Tin, bài, ảnh có làm được kịp thời và đã gửi về tỉnh. Chiến trường bom đạn nhiều và nhiều lần bị phục kích, chúng tôi vẫn công tác. Tất nhiên trong tư tưởng có phần lo chưa quen với cảnh đánh nhau thật sự. Song, tiếng bom, đạn, súng ống, đồng bào.... dần dần nó cũng quen đi và trở thành lẽ tất nhiên.
Cho đến hôm nay, 3 xã trọng tâm Minh, Tài,Chánh Cát đã giải phóng hoàn toàn cộng với 2xã Cát Tài, Cát Minh (Phù Cát) cũng trong khuvực 4 đã giải phóng rồi. Chúng tôi đều làmviệc tốt.
Thỉnh thoảng, cũng về qua 1,2 ngày ở hậu phương làm việc, phản ảnh phong trào phục vụ chiến đấu, xây làng chiến đấu...
Tình hình lớn, công việc nhiều, chúng tôi tuy vậy cũng cố gắng làm, dù là mình chưa lành nghề lắm.
Kết quả: Tôi đã viết 17 cái cả tin và bài gửi về tỉnh. Vinh có gửi 40-50 kiểu phim về và một số bài nữa. Có số lượng vậy đó, song chất lượng còn chờ ý kiến các anh. Nhiều lúc chúng tôi nghĩ mình làm tưởng hung vậy, song có đáp ứng được yêu cầu ở trên không. Chúng tôi rất lo. Tin chiến thắng, tin quần chúng nổi dậy gửi về tỉnh cả rồi. Nhưng sao đài Hà Nội, Giải Phóng chưa đưa tới Phù Mỹ. Mặt khác ở Tuyên huấn tỉnh gửi tin tổng hợp về huyện thì trật hết. Có xã giải phóng như Mỹ Thọ, lại nói diệt 2 ác ôn, có xã chưa nổi dậy lại nói là đã nổi dậy”.
Thư của Phước Huề viết: “H đi Hoài Nhơn được 20 ngày. Dự định thì lớn nhưng thực tế diễn ra chưa theo mong muốn. H chỉ chụp được một số phim và tráng gửi về phân xã. Các đồng chí nghiên cứu sử dụng. Máy hỏng, tôi ức quá, mở ra chọc bậy, thế rồi cũng chụp được. Không đến nỗi nào. Thật là chó ngáp phải ruồi.
Xuống Hoài Nhơn tôi có đi với E12, D6 dự một trận đánh đề chụp trận địa. Nhưng đến phútthứ 7 của trận đánh pháo, cối địch dập vàotrận địa ghê quá. Sau đó lại máy bay némbom. Suýt nữa tôi bỏ xác tại trận. Tôi cùngđơn vị rút ra và chạy một bữa bở hơi tai (5km hành quân chạy). Rút cục không chụp đượccảnh ta làm chủ trận địa, thu vũ khí, san bằng chốt của địch.
Tình hình Bình Định diễn ra rất sôi nổi, đánhkhắp nơi. Sôi nổi nhất là từ Phù Mỹ (phíaNam) và Bắc Phù Cát. Ta giải phóng 5 xã liền mảng với trên 30.000 dân, bức rút, san bằnghàng chục đồn bốt. Phá banh 3 khu đồn lớn.Ở đây có Vinh - Phi làm ăn được. Vinh - Phi có gửi một số tin, bài về rồi. Vinh có phim gửi luônvới tôi đây.
Các anh, chị em thân yêu! Bình thường thì không sao nhưng lúc chiến sự nổ ra thật là nhiều vấn đề mà mình không sao làm xuể được. Được cái này, bỏ mất cái kia. Thời cơ quan trọng lắm. Tôi nhiều lúc ước gì 3 đầu, 6 tay để làm. Hơn nữa điều kiện đi lại khó khănvà vất vả quá nên cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt.
Hiện nay địch đang tập trung nống lấn trở lại.Ta đang tích cực đánh địch kiểu du kích, giữvững vùng giải phóng, bảo vệ tính mạng và tàisản của nhân dân. Giờ đây tin tức tuyên truyền của tổ Bình Định sắp tới cũng tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm đó. Tin ở tỉnh đưa được nhiều và nhanh hơn các huyện. Tin huyện về đưa quá chậm do đường dây mặc dù mỗi phong bì có 2 chữ đỏ là “Thượng khẩn” hay “Hoả tốc”.
Nhiều lúc phát hiện thấy một vài tin, muốn laođi ghê gớm.
Nhưng lúc anh em xuống đó thì gợi ý, viết gửi xuống chừng gần 10 ngày mới nhận được thìchậm mất rồi. Còn những huyện anh em không có thì không biết khai thác ở đâu được. Màng lưới thông tin viên, cộng tác viên ở đây tôi chưa tổ chức được. Tôi có ý định sắp tới BanTuyên truyền mở lớp cho các huyện xã, mình sẽ tranh thủ tổ chức cộng tác viên. Nhưng chiến sự nổ ra, lớp học hoãn, chưa biết bao giờ mở được.
Tôi đành thất vọng chờ dịp khác. Tôi quyết tâm làm bằng được dù bây giờ chưa biết kết quả thì sau này các tổ khác xuống cũng có cơsở ban đầu đi bước tiếp thuận lợi hơn”.
Thư của Thành Vinh viết: “ Phù Mỹ vừa quacó phong trào tiến công nổi dậy rất tốt. Đánh,bức hơn 10 chốt trái phép. Quần chúng ở 5 xã (Mỹ Chánh, Mỹ Cát, Mỹ Tài thuộc Phù Mỹ, 2 xã Cát Minh, Cát Tài thuộc Phù Cát) nói chung rất phấn khởi tin tưởng cách mạng nhưng cũng có một số hoang mang dao động. Nổi dậy lần này rất khác hồi năm 1972: dân đông và bám trụ cả. Riêng một số ít có chạy vào vùng địch. Sau khi giải phóng ta đã vào làm công tác ngay: bề nổi rất nổi, bề chìm cũng làm tốt. Quần chúng ủng hộ nhiều cho cách mạng.
Thời gian sau, địch có nống lấn, đổ quân vàđánh phá trở lại rất ác liệt. Hiện nay chiến sự xảy ra rất căng.
Vùng sau thì cũng làm tốt công tác như vậnchuyển hàng, cổ động, tuyên truyền thắng lợi, cũng nổi.
Đặc biệt vừa rồi (9-6) địch đã tập kích vào hậu cứ (xã Mỹ Thọ) bằng xe tăng, bộ binh. Hiện nay coi như vùng Mỹ Thọ đang bị nó kiểm soát.
Em và Phi đi theo Ban Chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch, vào trong lòng địch làm nhiệm vụ. Cũngrất nguy hiểm vì bom pháo suốt ngày và cũngrất vui vì được chứng kiến tiến công nổi dậy.
Em đã làm được một số ảnh quý về nổi dậy và một số tin bài mẩu chuyện.
Theo ý kiến của anh B (thường vụ tỉnh, chínhủy mặt trận) bọn em về rút kinh nghiệm, thìngay ngày hôm sau là địch tập kích. Đời chinhchiến cũng có cái may phải không anh? Chứ bọn em ( Vinh, Phi), cũng nói cho các anh biếtđể vui thôi, cũng bị chết hụt nhiều lần, số cũng đang còn nhợt nhợt chứ chưa phải bạc, haha!...” Qua thư Hoàng Dục, Lâm Quý, Nguyễn Thụ, tôi được biết hoạt động nghiệp vụ của các tổ phóng viên Gia Lai, Đắc Lắc, Quảng Nam khó khăn hơn ở Bình Định, nhưng độiquân Thông tấn vẫn tràn đầy nhiệt tình, xoay xở đủ mọi cách để viết tin, chụp ảnh.
Nguyễn Thụ viết: “Đi gần nửa tháng trời mà chưa làm được chi hết, mấy ngày tôi qua Xuyên Phú (vùng Tây Duy Xuyên) nhưng chỉ chạy càn mất nhiều thời gian. Sau khi mấtnhiều cứ, địch điều nhiều quân tràn vào các xãvùng này cho nên các đơn vị vũ trang địaphương và lực lượng chính trị đã phải rút ra,tôi cũng phải ra.
Đã ở ngoài này (Tuyên huấn) gần một tuần rồi, bây giờ lại trở lại vùng cũ để tiếp tục làm việc. Mấy bữa trước “kén chọn” nhiều quá chonên chưa lấy được gì hết. Ở vùng Tây nàycũng có một số khu dồn, trong thời kỳ vừa rồi cũng nổi dậy về quê cũ (nói quê cũ nhưng ra các vùng xung quanh) và địch thì vẫn đóng ở các vùng đó, chỉ hoạt động ban đêm được cho nên không được bức ảnh theo ý đồ nào cả. Kỳ tới nếu tình hình mở ra khá thì điều kiện làm ăn cũng có.
Bây giờ thì vẫn trong giai đoạn mai phục đã và theo dõi tình hình, chiều hướng sẽ xảy ra”.
Hoàng Dục viết: “ Khi đến đất Tây Nguyên, chúng tôi bị ốm đau, chủ yếu là sốt. Gia Lai sốt rét rất hung lại hay xẩy ra bệnh cúm. Anh em chúng tôi, những lính mới, cũng khó khăntrong việc phòng bệnh, vì sức khỏe phần nhiều đã giảm khi đi trên đường từ Khu vào đây.
Hiện nay chúng tôi đã khoẻ. Thời gian đầu chúng tôi nắm tình hình chung ở tỉnh một vài tuần, sau đó sẽ xuống các vùng trọng điểm của tỉnh. Nhưng thực tế diễn ra không theo ý muốn. Đã gần một tháng rưỡi nay, tình hình ở huyện 5, huyện 4 - nơi trọng điểm của tỉnh về chống lấn chiếm, bình định - đi lại rất khó khăn. Vì trên các đoạn đường 19, 21, 14 - những cửa ngõ đi xuống các huyện này - địch kiểm soát rất gắt, việc đi lại hầu như bị giánđoạn.
Anh em cán bộ của tỉnh xuống công tác ởnhững nơi này cũng phải nằm lại. Anh em bảovệ đường không cho đi. Trước tình hình đó, chúng tôi tiến hành đi nắm tình hình một cách sâu hơn ở những cơ quan, đơn vị chủ yếu củatỉnh. Qua những đơn vị này có thể hiểu thêmnhững vấn đề cơ bản của tỉnh, đồng thời cũngsẽ có tài liệu để viết được một số tin, bài tổng hợp”.
Lâm Quý viết: “ Sau 50 ngày vất vả hành quân vượt 3 con đường của địch nay đã đến nơi bình an vô sự, không ai sốt dọc đường. Tình hình sức khỏe của tôi, Nhân, Khang đều khỏecả. Trên đường đi có thuận lợi và cũng có khó khăn. Song anh em chúng tôi đều khắc phụcđược, ai cũng vui vẻ lên đường đi đến nơi.Sau hai ngày nghỉ ngơi sáng nay chúng tôi cóhọp, rút kinh nghiệm đi đường và bàn phân công công tác. Thời kỳ đầu chúng tôi nhờ xe ôtô xuống đến Bình Định, sau đó cuốc bộ từ đó lên đây. Chúng tôi nghĩ thật là một chuyến đi kinh khủng - xa và nắng. Như vậy là qua 6 tỉnh rồi còn chi.” Cô phóng viên ảnh Triệu Thị Thùy “béo nhất Thông tấn” và hay làm nũngchúng tôi, cũng xông vào trận địa ở Quảng Ngãi để chụp ảnh và đã bị thương. Liên tiếp, tôi nhận được 2 thư của Thùy:
“Đáng lẽ em phải viết thư về báo tin trước để các anh biết trường hợp em bị thương. Songvì lúc mới bị thương em cũng không biết tìnhtrạng ra sao, sợ báo tin về các anh lo thì cũng phiền nên mãi đến tận hôm nay, sau một tháng nằm viện, vết thương của em về cơ bản đã lành, em mới viết thư về để các anh được rõ.
Ngày 28/4 em từ Tịnh Minh sang Tịnh Trà làmviệc với Văn phòng Huyện ủy Sơn Tịnh. Sau khi nắm tình hình, em thấy có Tịnh Bình nam nổi về 3 mũi giáp công và Tịnh Sơn về phongtrào du kích chiến tranh nên ngày 2/3 em vềTịnh Sơn. Làm việc được một ngày thì địch nống lên, em và cán bộ xã phải nhảy hết sangTịnh Bình nam, ở đây em làm việc với cán bộ xã Tịnh Sơn, em định sang Tịnh Sơn chụp ảnh nhưng đi được nửa đường phải quay về vì các ngả đường vào, địch bia tỉa, không cho dân đi lại. Em chuyển sang làm việc ở Tịnh Bìnhnam, ở đây về 3 mũi giáp công họ đang làm chứ kết quả chưa có nên em định làm một số ảnh. Ngày 8/5 em theo bộ đội và du kích xã lên trận địa bắn sang đồn địch. Trận địa hẹp, xung quanh có gài nhiều mìn. Em vừa chụp được một pô bắn đại liên địch bốc cháy, em định đưa máy sang chụp phía đồn địch thì quả B41 của ta bắn sang. Dưới sức ép của B41 mìn gài trên trận địa nổ tung. Em bị thương 2 chỗ vàochân trái. Em tê dại chân không thể làm việcđược, vừa lúc ấy pháo địch bắn sang. Chúng em phải rút lui. Đêm đó họ đưa em vào bệnhxá huyện. Gần chục ngày đầu em nằm liệt giường không đi lại được. Sau đó đi lần đến hôm nay em đi lại đã tương đối bình thường, nhưng ở vết thương mảnh vẫn còn nằm trong đó nên cũng hạn chế.”... “ Em đã ra viện được vài ngày nay, em và anh Quả anh Huynh gặp nhau ở Sơn Tịnh rồi cùng về Tư Nghĩa ngày 14/6/1974. Đáng lẽ em về cùng anh Quả về tỉnh song vì hiện nay cái chân em chưa bình thường, đi ở đồng bằng cũng rất chậm và đau nên không thể leo dốc về tỉnh được vì thế hiện nay anh Quả phân công em và anh Huynh ở lại cánh Bắc. Em ở lại làm việc Tư Nghĩa vàđiều trị luôn. Em gửi về 10 kiểu ảnh em chụp trong thời gian qua.
Theo bình thường thì cuối tháng 9 này em phải về khu nhưng hiện nay do hoàn cảnh sức khoẻ, hơn nữa thời gian em đi xuống đây chưa làm được gì cả, nên mặc dù em cũng muốn về(vì nhiều lý do lắm) song do điều kiện nên em xin các anh được ở lại để làm việc đã.
Mong các anh cho em biết ý kiến trong lá thư gửi cho em sắp tới.” Sát cánh bên nhau trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến trường, của núi rừng Trường Sơn, chúng tôi có tình đồng chí thắm thiết, như ruột thịt, không giấu nhau điều gì.
Nỗi khao khát về gia đình, tình cảm thắm thiếtvới vợ của Lâm Quý trở thành nỗi khao khátchung của chúng tôi, khi Quý viết: “à!
Anh Chu, anh Long, dạo này có thấy thư củatôi không anh? Nếu có thư của bà xã tôi anh cứ xem, bí mật cũng được, rồi anh giữ kỹ cho tôi nhé! Nếu có thể anh viết nội dung lên cho tôi thì hay quá.” Còn Hồ Phước Huề thì tâm tình: “Thật buồn cho tôi khi nghe tin Thùy bị thương. Tin đó do Hữu Quả viết cho và mãi một tháng sau tôi mới nhận được (6/6/1974).
Tôi chưa có điều kiện để nói với các đồng chí rõ nhưng Việt Long và các anh, chắc biết rồi. Với lại tôi cũng định để một thời gian tìm hiểu nhau thêm. Nếu thuận lợi thì hết đợt công tác này về tôi sẽ báo cáo chi bộ (Tức là đầu năm sau).
Chưa nói ra nhưng chúng tôi đối xử với nhauđã vượt cao lên trên tình bạn.
Nhận được tin này tôi bàng hoàng, sửng sốt và không thể tin được, dù đó là có thật. Rồi tôi lo lắng, bồn chồn mãi, không biết sự việc cụ thể ra sao. Thú thật với các đồng chí là không an tâm mà ngồi làm việc được. Cứ muốn đi thăm rồi mới xuôi xuôi được. Nhưng vì nhiệm vụ của mình tôi không thể đi được. Tôi phải cố nén tình cảm của mình lại. Tôi viết thư động viên Thùy yên tâm điều trị cho vết thương chóng lành và đừng lo nghĩ gì ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Lúc này tôi thấy mình phải chăm lo cho Thùynhiều hơn và trách nhiệm phải nặng nề hơn. Đường sá cách trở quá không biết những bức thư của tôi có đến tay Thùy không? Tôi đành trông cậy vào các đồng chí trong tổ Quảng Ngãi và các đồng chí ở nhà lo liệu thôi. Tôi tin rằng Thùy sẽ khỏi và trở về vị trí chiến đấu.Niềm tin đó giúp tôi an tâm công tác. Thùy bị thương cũng là một điều nhắc nhở cho tôi và cho các tổ khác đi các tỉnh phải có trách nhiệm hơn nữa đến các đồng chí phóng viên của chúng ta.
Các đồng chí ở nhà nhớ nhắc nhở luôn cácđồng chí mới vào phải hết sức cẩn thận, không nên chủ quan khinh thường. Cuộc chiến đấu còn tiếp diễn, bom đạn, quân thùcòn đó, chúng ta vẫn còn cùng đồng bào, chiến sĩ đứng ở vị trí tuyến đầu. Máu chúng tacòn đổ. Đó là tất nhiên. Nhưng chúng ta phảihạn chế được đến mức tối đa sự mất mát, hy sinh do chiến tranh gây ra, có phải không các đồng chí.” Thông tấn xã chúng tôi cũng tíchcực tham gia những công việc cố hữu ở căncứ: gùi cõng và sản xuất. Cao Tiến ất, TrầnMinh Phượng, Phan Đình Khôi chăm chỉ với công việc nhà nông. Khôi viết thư kể: “Từ hôm Phượng vào đây, rồi anh Việt Long về ngoài đó, ở đây anh em đều mạnh khỏe cả. Công việc nhà nông cứ đều đặn tiến hành. Trước đây định đắp đập làm ruộng nhưng kế hoạchkhông thực hiện được nên anh em làm việc cónhàn hơn. Ngoài việc chính làm cỏ cho sắn, thu hoạch ngô khoai thì xay lúa, giã gạo...
Không khác gì cảnh gia đình, nên nhớ nhà ghê anh ạ.
Phong trào đoàn thanh niên sôi nổi hơn và vuihơn trước nhiều.
Đời sống cũng có phần được cải thiện. Rau cỏthì đảm bảo đầy đủ.” Qua hệ thống điện minhngữ, tôi truyền đạt ý kiến chỉ dạo của BanTuyên Huấn Khu:
Gửi các tổ Quảng Đà, Quảng ngãi, Phú Yên:
Ban nhắc: Ngoài việc đưa tin nổi dậy, chống Bình Định, lấn chiếm thường xuyên, cần viết thêm tin về các mặt khác. Trước mắt viết tin về một số xã có thành tích khá về sản xuất, về văn hóa giáo dục, tin về vùng mới giải phóng, các vùng dân về, tin hoạt động của chính quyền, của các đoàn thể. Nội dung tin có so sánh với trước để thấy sự đổi mới.
Mỗi tuần điện về ít nhất 2 - 3 tin về các mặt trên. Chú ý đưa tin tổng hợp về nổi dậy, binh vận, đấu tranh chính trị tháng 6, 2 tháng qua, 6tháng qua.
- Đã nhận thư, điện của Hữu Quả, phim củaHuynh.
- Trinh chờ Thùy cùng về - Đã nhận thư, tin của anh Thạnh. Không thêm người vào Phú Yên..
Ngày 21/6/1974
Tôi dự giao ban của Ban, tổng hợp tình hìnhtình miền Trung Trung bộ từ 21 tháng 4 đến15 tháng 6 năm 1974 như sau: Ta tấn côngtiêu diệt và làm bị thương 12.500 tên địch, 13tiểu đoàn, 47 đại đội, 113 trung đội, san bằng250 cứ điểm, phá bung 30 khu dồn, giải phóng10 vạn dân. Bản tin Thông tấn xã của chúngtôi ra đều, trong đó đưa tin khá tốt về binh vận, tố cáo tội ác của địch, chiến sự và xây dựng lực lượng cách mạng. Có những tin nổi bật như: Bình Định, Quảng Nam - binh lính ngụy chống lệnh hành quân. Hàng ngàn đồng bào người nhà binh sĩ ngụy ở Bình Định đấu tranh đòi chồng con em về nhà làm ăn. Trong 10 ngày (18 - 28 tháng 5), 15.000 đồng bào Hoài Nhơn, Phù Mỹ bao vây, bức rút 11 đồn bốt, thu hồi về vùng giải phóng 3 xã. Ngành Nông nghiệp miền Trung Trung bộ giúp đồng bào mới ở khu dồn về nông cụ, giống để sản xuất: 6.000 lưỡi rựa, 1.000 lưỡi cuốc, 55 ki lô gam hạt rau giống, 1 tấn phân đạm. Có một số bài đã tập trung cho trọng điểm tuyên truyền: nêu bật khí thế nổi dậy của đồng bào (Đẩy lùi xe tăng địch, San bằng đồn bốt địch, Như chim sổ lồng), công tác binh vận (Sự tỉnh ngộ của trung úy K Rông, Con đường sống duy nhất của người lính Sài Gòn, Cuộc hành quân phải bỏ dở). Bài về xây dựng cũng khá (Thămtrường cấp một nội trú đầu tiên của tỉnh GiaLai, Một buổi tập luyện đánh chốt).
Ngày 1 tháng 7 năm 1974
Sinh nhật lần thứ 28 của tôi trong không khísôi động của toàn chiến trường. Trời trong xanh, nắng vàng dịu.
Thư từ, tin tức của anh em từ khắp nơi của miền Trung gửi về truyền cho tôi cái hừng hực của phong trào, giúp tôi có thêm “lửa” cho trái tim đồng thời giữ được cái “lạnh” của đầu óc để biên tập tin cho có chất lượng (các thầy dậy tôi: nghề làm báo vừa phải có trái tim nóng đầy nhiệt tình với cuộc sống, lại phải có cái đầu lạnh để tỉnh táo xem xét hiện thực).
Phân xã của chúng tôi đã có tới 42 người, gồm phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật ảnh, kỹthuật máy ảnh, trong đó 22 đồng chí được biên chế vào các tổ phóng viên tỏa về 9 tỉnhlàm nghiệp vụ.
Trong 6 tháng đầu năm 1974, toàn Phân xã của chúng tôi phát được 493 tin, bài (có 97 bài, mẩu chuyện), trong đó có 47% về quân sự, 34% về chính trị, 7% về binh vận, 7% về kinh tế, còn lại là về văn xã, 7.295 tấm ảnh các loại, trong đó phát cho các báo Cờ giải phóng, Văn nghệ, Hình ảnh Việt Nam 135 tấm và triển lãm 1.602 tấm. Tin, bài, ảnh của chúng tôi gửi về Tổng xã phần lớn được phát, là nguồnphong phú cho các báo, đài ở Miền Bắc và Đài Giải phóng, cho các cuộc triển lãm và cho yêu cầu tuyên truyền của các địa phương.
Ngày 7/7/1974
Xuân Quang, phóng viên ở tổ Quảng Nam viết thư cho tôi. Có lẽ đây là lá thư duy nhất tôi nhận được nói đến chuyện không vui trong quan hệ công tác: “Nhân tiện đây, em muốn tâm sự với anh một chuyện trong thời gian qua mà theo em được biết, dường như các anh và các bạn ở nhà quá quan tâm và lo lắng. Đó làchuyện giữa em và cơ quan mình đến công tác trong mối quan hệ. Những khuyết điểm của em như anh đã biết. Có! Em mạnh dạn dám nhận là thời gian qua em có mắc một vài thiếu sót: tự động dùng máy chữ mấy lần (trong đó có một lần nặng tự ý bỏ tập giấy đang đánh dở ra mà không hỏi ý kiến của ai, chỉ cốt làm được việc mình), có lần làm việc mệt quá ngủ thiếp trên bàn, đi khỏi nhà ít khi báo cho cơ quan.
Những thiếu sót đó em đã nhận và sửa chữa.Còn quan hệ với cơ quan, với các đồng chílãnh đạo như thế nào cho đúng mực, phải tôntrọng địa phương... thì những cái đó em không mắc khuyết điểm gì.
Cho đến nay sự quan hệ giữa em và mọingười ở đây vẫn bình thường, trên tình đồng chí. Ngoài công việc của mình, em vẫn tham gia những việc làm ở cơ quan thấy hợp với sức khỏe và thấy cần thiết. Anh có thể yên trí rằng: Em vẫn yên tâm công tác được ở đây.
Anh dạo này vẫn khỏe đấy chứ, hơn 3 thángnay chưa được gặp anh, mong một ngày gần đây về nhà chơi để tâm sự với anh. Em nghetin anh Chu, Minh, Mùi đã đi chiến dịch. Cácbạn ở nhà vẫn khỏe và rất bận. Tuyết Trinh đi đón Thùy về, không hiểu tình hình Thùy rasao, lo cho Thùy quá... Còn Phú thì đi viện. à, nghe Yên nói em còn sữa hộp ở nhà, anh nhớ gửi hộ em cho Phú một hộp nhé.
Thôi chào anh.
Chúc anh và các bạn ở nhà khoẻ.
Thân.
TB. Anh Long ạ!
Rất buồn là cho tới hôm nay, Minh ngữ vẫnchưa hoạt động được (hết pin), thành thử đã từ lâu chúng em phải gửi tin, bài về bằng đường dây, do đó rất chậm và hình như có phần không bảo đảm (không hiểu sao lâu lắm không có một tin nào nói về Quảng Nam. Vừa qua, bên cạnh đưa tin về chiến sự, chúng em có đưa tin về vùng giải phóng.) Ở trên này, giữa cơ quan có trách nhiệm và người làm việc phát tin thiếu sự thông cảm với nhau về nghề nghiệp, cho nên lâu nay thường trắc trở về khâu này. Mấy hôm nay, anh điện báo viên đài minh ngữ đã về Khu để trình bầy tình hình thực tế dưới này cho anh Sinh biết. Không biết kết quả ra sao. Em rất lo khi chiến dịch nổ ra, mà tình trạng ngừng trệ hoạt động của bộ phận phát tin như hiện giờ kéo dài mãi thì thật là phiền phức, không hay ho gì cả, sẽ ảnh hưởng tới công việc chung.”
Ngày 11/7/1974
Tôi làm việc với anh Phương, Phó trưởng Ban Tuyên huấn khu.
Anh còn có tên là Hồ Dưỡng, nguyên là PhóTổng biên tập báo Nhân Dân. Là một người đầy kinh nghiệm trong khâu biên tập, anh đã sửa từng dòng tin do tôi trình duyệt, với độ chuẩn mực về chính trị và sắc sảo về nghiệp vụ đến lạ lùng. Bao giờ tôi cũng đọc kỹ chỗ anh sửa để rút kinh nghiệm cho bản thân về cách viết, cách biên tập. Anh căn dặn tôi: Đối với phóng viên, cần giúp anh em nắm được nhiệm vụ, yêu cầu tuyên truyền chung, yêu cầu tuyên truyền trong từng thời gian (tổ chứccho anh em nghiên cứu Nghị quyết của Khu ủy, Tỉnh ủy...) Cần thường xuyên trao đổi, bồi dưỡng, rút kinh nghiệm cụ thể về nghiệp vụ với từng phóng viên - tổ ở tỉnh xa có thể đi lâu,tổ ở tỉnh gần thì một vài tháng tổ trưởng về Khu làm việc với phân xã một lần. Chú ý đưa tin đều về 3 mũi giáp công, 3 vùng chiến lược (nông thôn đồng bằng, miền núi, đô thị), cân đối tin chiến đấu và xây dựng. Về ảnh, nên có phương hướng cung cấp cho tỉnh, tiến tới dùng ảnh làm phương tiện giáo dục, tuyên truyền quần chúng (có thể giúp tỉnh có ảnh để triển lãm).
Anh Phương vào trong này đã lâu, có vợ côngtác bên Phụ nữ Khu - chị tên là Lụa. Vốn tính hài hước, anh Phò hay đùa là anh Phương thích nhất điệu múa Lụa! Anh Phương rất hiền, chỉ cười.
Ngày 12/7/1974
Cơ quan chúng tôi tổ chức đào ao thả cá. Tới hôm nay, các bộ phận đã góp được 338 công. Cùng với 5 đơn vị bạn, Thông tấn xã của chúng tôi được Ban biểu dương về tinh thầnđóng góp và hiệu quả lao động. Chúng tôi đãtạo thành hình ao, đang làm mương dẫn nước, thoát nước để ngày 15 này đưa nước vào. Chúng tôi cũng lập được một đội bóng chuyền, tập luyện thường xuyên vào chiều thứ bẩy và các sáng chủ nhật.
Ngày 18/7/1974
Họp Phân xã. Chúng tôi bàn biện pháp phát huy tác dụng tuyên truyền của ảnh Thông tấn. Cử người đi quanh Khu nắm và điện cho ban Tuyên huấn các tỉnh nắm nhu cầu về ảnh để đáp ứng.
Chúng tôi dự kiến sẽ cung cấp cho mỗi huyệntrong Khu một bộ ảnh vào dịp này. Không những chúng ta triển lãm ảnh ở vùng giải phóng, mà còn phải đưa ảnh cách mạng vào sâu trong vùng địch kiểm soát. Chúng tôi cũng điện ra Hà Nội xin Tổng xã cấp cho giấy ảnh số 3 có độ đen trắng tốt, phù hợp với điều kiện in, phóng ảnh trong này.
Từ 20 đến 25/7/1974
Anh em ở các tổ phóng viên và gia đình liên tục biên thư cho tôi.
Những lá thư của các bạn từ Bình Định, Quảng Đà, Quảng Nam... không những phản ánh tình hình thực tế mà còn thể hiện nỗi trăn trở về nghiệp vụ, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ nhà báo trẻ trước cuộc sống. Cao Tân Hòa bị sốt suốt một tuần,nhưng dứt sốt lại lần xuống xã Hoài Châu đểviết tin. Hòa đề nghị được ở thêm địa phương,tới tháng 12 mới về. Hoàng Chu viết sôi nổi:“Như vậy là cứ điểm Nông Sơn đã được giảiphóng, mình đã viết bài tường thuật về trận chiến đấu diệt gọn 2 tiểu đoàn địch này. Bài viết gửi ngày 19/7/1974, ngay sau khi Nông Sơn giải phóng. Nhưng đồng chí Văn - báo quân giải phóng - ở A4 nói chưa có, mình viết lại có cụ thể hơn một chút để gửi tiếp một đồng chí cán bộ về A4. Nhưng sợ không về tới nơi, mình lại gửi bài viết này có chữa lại và gửi qua Tuyên huấn Quảng Đà để điện về nhà(Bài này mình viết để phục vụ cả cho sư đoàn, để sư đoàn đánh máy gửi xuống các đại đội).
Mình đang ở Phòng Tham mưu F để tiếp tụctheo dõi, chuẩn bị tài liệu viết bài tổng hợpchiến dịch. Có thể chiến dịch phát triển đánh trận quyết định, mình sẽ đi chứ không ở Phòng Tham mưu F nữa. (F: Sư đoàn).
Bộ chỉ huy tiền phương chuyển luôn nên làm nhà, đào hầm thường xuyên và mệt (mình cũng phải đi cõng gạo).
Tuy vậy viết bài không biết gửi về nhà bằngcách nào cả, mình tìm mọi cách, hỏi mọi nơi để tìm cách gửi nhanh nhất mà cũng khó khăn.Anh Trung có hứa sau khi Nông Sơn giải phóng sẽ có công vụ đến đưa bài đi nhưng không thấy.
Còn ảnh thì không hoàn thành được (Khi về mình sẽ báo cáo lại vấn đề này). Giờ mình trình bày sơ lược thế này:
- Hà không thực hiện chương trình, phương hướng công tác của tổ (mình và anh Trung bàn). Hà tự do đi làm theo ý của mình nên mình hẹn ngày phải có mặt ở D8 đánh cứ điểm Nông Sơn, Hà đã không có. Hà đi mũi của mộtE dự bị của chiến dịch nên không làm đượcảnh. Khi Nông Sơn đánh xong mình hẹn phải về sư đoàn bàn công tác, không về. Ở chỗ nàyHà đã làm cho anh Trung và mình băn khoănvà khó chịu (Tất nhiên có vấn đề ý thức, về tư tưởng ngại gian khổ).
Như vậy Hà đã không có ảnh về Nông Sơn.Mặc dầu trận đánh Nông Sơn rất đẹp và có đủ điều kiện làm ảnh. Mình đang xin phim củađồng chí Thôi, phóng viên của F. Đồng chí Thôi chụp được 6 cuốn, đủ các vấn đề: từ lúcnổ súng đến khi giải phóng, dân trở về.
Mình sẽ gửi phim về để ở nhà kịp tuyên truyền cho Nông Sơn.
Đến hôm nay E1 và D31 đã đánh giải tỏa diệt 2 tiểu đoàn, nhưng Hà vẫn chưa thấy về, mình đã viết thư gọi về. Mình rất buồn vì ảnh Nông Sơn ta không làm được.
Tình hình có vậy, mình có bàn với Yên cốgắng đến nơi dân về, trại tù binh để khai thác, chắc ở nhà cũng cử phóng viên đi rồi.
Mình rất khó đi vì đường xá không biết, hơnnữa đi rồi cơ quan chuyển, lại không về kịp thì rất gay. Mình chỉ làm được một việc về chiến đấu mà thôi.” Nguyễn Thụ vừa đến Quảng Đàlà lao xuống huyện Duy Xuyên ngay. Tuy vậy, “ khu vực đó khó làm ăn quá, nhất là ảnh nữa. Hoạt động chủ yếu vùng này về quân sự tập kích lẻ tẻ, phát động quần chúng, tuyên truyềnvà chỉ hoạt động ban đêm. Một số ý đồ khác nữa thì thấy cứ nằm ở rừng thì không làm ăn gì được. Tôi quyết định lên vùng tây Duy Xuyên. Hiện nay chiến sự đang diễn ra lớn ở An Hòa - Đức Dục (chưa biết cụ thể). Số dân đưa về vùng giải phóng cũng đang có chiều hướng tốt, còn phương thức hoạt động thế nào nữa thì phải xuống đó nắm cụ thể. “ Nguyễn Xuân Quyết đến Quảng Nam là “bay” ngay về Nông Sơn mà vẫn không kịp, dân đã ra hết rồi, chỉ còn một số ở lại giữ của thôi. Mấy hôm nay ở Nông Sơn vui lắm. Bộ đội, dukích vẫn một mặt đón đánh bọn địch tới giảitoả, một mặt truy lùng tề điệp, ác ôn và tàn binh. Dân chưa ổn định lắm, mật độ bom pháo vẫn dày, trị an còn gặp khó khăn. Hôm tôi xuống không kịp làm về dân bung ra, mà chỉ ra ngay được phía truớc gặp số phòng vệ dân sự mới quay súng trở về đang làm công tác ở ngoài đó để chụp một số ảnh tại chỗ.
Đợt vừa rồi đi Nông Sơn cũng chưa kịp đi sâu tìm hiểu gì nhiều lắm, qua tìm hiểu sơ bộ tại chỗ, và qua những điều tai nghe mắt thấy từ hôm 20/7 đến nay, tôi có viết 3 bài gửi kèm về đây để các anh xem xem có sử dụng được không. Đó chỉ mới là những ghi chép sơ bộ, cógì các anh sửa chữa lại cho thích hợp. Viết hơi vội không kịp chép lại, tôi gửi nguyên cả bản gốc về để kịp với yêu cầu, các anh thông cảm. Ở nhà có gì góp ý hoặc có chỉ thị gì mới cácanh cứ gửi xuống HT 435 Quảng Nam (Cổ Vũ)nhờ họ chuyển cho tôi (nhất là về ý đồ tuyên truyền)”.
Riêng Hồng Tiếu, cán bộ Ban Hiệp Định, tỏ rarất quan tâm đến hạnh phúc riêng của tôi. Anhviết: “May chiều nay lại gặp Ngân vào công tác, anh em gặp nhau vui vẻ, tình cờ gặp đượcđồng hương.
Trước đây thú thật mình không hiểu tại sao chàng thanh niên thủ đô Hà Nội mà có thể đặtchân tại xứ Quảng với một quyết tâm vững chắc như thế. Bây giờ được giải đáp rồi, qua câu chuyện với Ngân rất cởi mở, vui vẻ như anh em quen thân từ lâu. Bây giờ thì tớ hoàntoàn nhất trí và chúc hạnh phúc trăm năm củacậu và Ngân.” Bố mẹ, anh Đức và các em tôi đều có thư cho tôi, đặc biệt là thể hiện sự đồng tình vun đắp cho hạnh phúc của tôi với Ngân.
Anh Đức viết: “Anh vừa nhận được thư Long. Đọc thư, biết là em đang buồn phiền vì ý kiếncủa mẹ, của cô. Anh viết cho em ít dòng để em hiểu rõ việc đó mà yên tâm. Thực ra thì vấn đề không có gì là gay gắt đâu. Chính em đã dùngcái chiến thuật nặng nề như vậy kia mà! Chẳng qua gia đình mong em được ra đây, được về thăm nhà, gia đình có ngày sum họp đầy đủ nên có lẽ mẹ và cô mới nói hơi nặngnhư vậy thôi. Ở nhà mọi người đều rất thươngnhớ và thông cảm những khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em ở trong đó.Nhất là anh cũng đã từng đi xa, tuy cũng chịu đựng những thiếu thốn về tình cảm nhưng vềvật chất thì lại quá đầy đủ, mà thời gian không lâu lắm nên anh càng phải và càng có thể thông cảm với em hơn. Anh biết là ở nơi em công tác, thiếu thốn nhiều, sinh hoạt gặp nhiều khó khăn thì tất nhiên sức khỏe cũng khôngthể nào tốt được. Nếu thực em khoẻ, không bịbệnh tật gì là điều đáng mừng lắm rồi.
Về chuyện riêng của em, dù em lấy ai thì bố mẹ, anh và các em sẽ vẫn quý mến người đó, coi đó là người con, người em, người chị mến yêu trong gia đình ta.
Anh gửi lời chào Ngân nhé, chúc hai em hạnhphúc ” . Mẹ tôi còn gửi quà cho tôi và Ngân. Mẹ tôi viết: “Còn về việc 2 con tổ chức thì mẹ cũng đã viết thư gửi anh Hường nói rõ cho 2con biết rồi, mẹ chỉ gửi thêm cho 10 bao thuốc để anh em liên hoan vui thôi, à mẹ có gửi cả 5 ảnh của các em và gia đình cho 2 con kèm cả phim nữa, có điều kiện con rửa to ra thì tốt.
Con gửi mỳ chính ra hợp thời quá vì rằng thời gian này rất hiếm, phải mua ngoài 25đ 1 lạng để ăn, mẹ thấy con cũng chả có tiền cho nên mẹ cũng chả dám nhắn con mua gì cả mà mẹ cũng chả nắm được tình hình thế nào cả.
Còn mẹ mấy cô Chung có trách con chẳng qualà xuất phát từ chỗ thương nhớ con quá thôi,chứ mẹ lại không biết con thì còn ai biết nữa. Thư Ngân gửi ra gia đình chưa nhận được có lẽ đến chậm thôi.
Bố mẹ, anh Đức, Phúc mới về qua Phát Diệmra xong. Như thế là chỉ thiếu có con và Ngân chưa về quê thôi. Bao giờ con và Ngân được về thì mẹ sẽ cho về nốt. Ở quê các chú, các bác mong lắm,” Bố tôi viết: “Gia đình ta nói chung bình yên, riêng có bố trong 2 năm trở lại đây sức khỏe có giảm sút, tự nhiên bị liệt nhẹnửa người bên phải, bác sĩ chẩn doán là dosơ nghẽn động mạch não bên trái. Có thể cũng là do quá trình công tác trong gian khổ, thiếu thốn, trong suy nghĩ đêm ngày, qua 2 cuộc kháng chiến, và nhất trong trong 3 năm vừa sơ tán, vừa xây dựng trường Ngoại Ngữ thành trường đại học với 5 khoa tương đốihoàn chỉnh. Bố đã dùng nhiều thuốc, kể cả thuốc Tây, Nam, Bắc... đến nay cũng thấy đỡ được một phần, vẫn đi lại được, song chậm chạp hơn trước, gần đây thấy có chuyển biến tốt hơn.
Mẹ con vẫn khoẻ, và vẫn quán xuyến việc giađình. Anh Đức và vợ chồng Phúc công tác tốt.Em Việt vẫn ở Công an vũ trang nhân dân,vừa mới nghỉ phép hơn nửa tháng về thăm giađình. Em công tác rất tốt, phấn đấu với lýtưởng rõ rệt, đang là đối tượng kết nạp Đảng.Ngọc vào hè là sinh viên năm thứ 3 đại học, em học tiếng Anh vào loại giỏi. Diệp đang chờ kết quả thi đại học, Lan đang chuẩn bị thi vào lớp 8 sau khi đã tốt nghiệp cấp 2. Bé Thủy được lên lớp 7. Cứ cách một tuần, nhân ngày chủ nhật, Phúc và Thành lại bế bé Trang về thăm ông bà, cả gia đình sum họp trong chiếc buồng tuy hẹp nhưng ấm cúng, chỉ thiếu các con và Việt thôi. Chắc chắn sau một năm nữa thì Việt hết hạn nghĩa vụ, trở về với gia đình để tiếp tục hoàn thành bậc đại học. Bố mẹ và các em mong sắp tới đây, hai con sẽ được phép ra ngoài này sum họp với gia đình. Gia đình nhớ các con, thường đem ảnh ra xem, mẹ con và các em thường xem ảnh Thúy Ngân và nói rằng Ngân hiền lành, t hùy mị, và nhìn ảnhcon đều có cảm tường rằng con gầy, yếu, nênrất lo cho sức khỏe của con.
Hai con ạ! Thấm thoát đã 6 năm rồi, bố mẹ không được gặp Việt Long, nên lòng mong muốn của bố mẹ và các em là trong thời giangần đây, được may mắn sum họp với các con,dù là chỉ một ít ngày trong gian phòng chật hẹp và ấm cúng này.
Bố mẹ có dịp dẫn các con về quê nội để nhận họ hàng và quê hương.” Vẫn với đức tính chu đáo, luôn luôn lo lắng cho người thân, mẹ tôi căn dặn tôi: “Mẹ thấy anh em trong ấy ra nói rằng các thứ bánh kẹo, thuốc hoặc hàng tiêu dùng trong ấy hay bị thuốc độc cho nên mẹ sợ lắm, con cũng phải cẩn thận.” Tôi gửi một bức điện cho Ban tuyên Huấn Bình Định: “Đồng chí Hòa tiếp tục ở lại công tác. Khi nào về sẽ báo trước nửa tháng. Hòa trả lời gấp: trong tin 6 tháng về Hoài Nhơn, có con số du kích diệt gần 10 trung đội địch. Vậy cụ thể là mấy, 7, 8 hay bao nhiêu? Những con số loại này nênđưa số tròn. TTXGP - K5”
Ngày 4/8/1974
Trong tháng 7, phân xã chúng tôi phát 149 tin,bài (25 bài), có 42 % về quân sự, 25% về chính trị, 14% về binh vận, 1.280 tấm ảnh,chữa 3 máy ảnh. Chúng tôi còn góp 42 côngđào ao (vượt định mức 7 công), 7 công gùicõng (vượt 1), cử 2 người tham gia sản xuất ở Trà Mi, 1 người tham gia xây dựng trườngTuyên huấn.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 5/8/1974
Bố mẹ kính yêu của con!
Con mới nhận được thư bố viết tháng 7, mọithứ gia đình gửi từ thư, ảnh đến quà, con đều nhận đầy đủ và sớm. Như vậy là đường liên lạc tương đối thông suốt phải không bố?
Hiện nay, sức khỏe của con bình thường, vẫn gầy. Công việc cũng khá bận, nhất là bây giờ đang thời kỳ chiến dịch. Con và Ngân thỉnh thoảng vẫn gặp nhau, tình cảm ngày càng gắn bó. Chúng con thông cảm với nhau và rất thương nhau. Trước đây Ngân đã viết thư chobố mẹ, gia đình đã nhận được chưa? Ngân đọc thư bố, thấy bố hỏi thăm thì rất mừng. Ngân rất khao khát tình cảm gia đình.
Do đó, một lá thư ngắn của bố mẹ cũng là nguồn động viên lớn đối với Ngân.
Hiện nay anh Hường vẫn chưa vào. Chiến dịch đang tiếp diễn.
Do đó chúng con chưa tổ chức được. Đành luilại một thời gian, song chưa biết là bao lâu.
Biết bố mẹ già yếu, con rất lo lắng bồn chồn, muốn ra thăm, chăm sóc bố mẹ. Song conchưa có điều kiện đi vì có nhiều cái khó.
Cho nên bố mẹ hiểu cho con và tha thứ cho con vì sự xa cách này.
Con nghĩ cái gì cần đến rồi sẽ đến, song phải qua một quá trình vận động. Không thể nônnóng được, vì như thế sẽ dễ hỏng việc.
Con gửi lời thăm các em. à vừa qua con đã gặp Minh Đức - con chú Dư - chuyện trò, biết rõ thêm tình hình ngoài ấy. Hiện nay Đức ở trường Y, cách con 2 ngày đường. Con gửi lời thăm gia đình chú Dư.
Mong thư bố mẹ
Con của gia đình
Việt Long
Từ 7 đến 10/8/1974
Những đồng chí ở tuyến trước lại gửi một loạtthư cho tôi.
Từ Quảng Đà, anh Hồ Điển, cán bộ Công đoàn Khu viết: “Tôi xuống Quảng Đà gần 20 ngày nay, hôm nay xin gửi về các anh bài “Nỗi kinh hoàng của bọn lấn chiếm ở quân đoàn I” (viết theo phản ánh của cơ sở ta ở Đà Nẵngđã lượm lặt được).
Chỗ tôi là bộ phận phía trước của Liên hiệpCông đoàn Quảng Đà. Ở đây, thỉnh thoảng lại có “khách” từ Đà Nẵng ra. Mười ngày nay, bị thua đau, địch kiểm soát gắt đường đi. Thành thử vắng “khách”.
Xin báo tin để các anh rõ:
- Tập ảnh (5 bộ) được các anh cung cấp và in giúp đã được phân phối cho cán bộ ta đem ra các bàn đạp gần sát Đà Nẵng để các “khách” từ nội thành ra xem. Anh em cán bộ ở Ban Công vận và Ban Mặt trận - Thành phố của Quảng Đà rất hoan nghênh mấy tập ảnh, cho rằng đấy là những tài liệu rất có giá trị đối vớiquần chúng đô thị; tuyên truyền bằng hình ảnh có sức thuyết phục rất nhạy.
Các anh ấy chỉ tiếc một điều: hình ảnh miềnBắc quá ít (đồng bào trong đó - đô thị - nhất là giới trí thức - rất mong mỏi được thấy tận mắt một số hình ảnh miền Bắc XHCN).
- Phim chụp lại hình ảnh Bác và phim chụp lại hình ảnh Võ Thị Thắng (do anh chụp) đã vào lọt Đà Nẵng rồi. Ta có một cơ sở bí mật làm ảnh nghệ thuật ở trong đó. Cơ sở nhận được phim, lấy làm mừng lắm và hứa sẽ in phóng thật đẹp để phát cho nhiều nơi.
Họ đã đưa tôi chụp lại 4 tấm ảnh 9x12 vừa gửi từ Đà Nẵng ra.
Hôm nay, tôi xin gửi về anh 4 tấm phim ấy. Nội dung của 4 phim như sau:
1. Phim số 14-15: Tuổi thơ Đà Nẵng bơ vơ lạc lõng bên rào thép gai của chế độ Thiệu.
2. Phim số 16-17: Trên bờ biển Đà Nẵng: Đây,những nạn nhân được gọi là “Việt cộng” trong cuộc chiến tranh ghê tởm của đế quốc Mỹ! (hai em bé cụt chân).
3. Hè phố Đà Nẵng không thiếu gì cảnh nứcnở của những em bé mất cha, mất mẹ vì cuộc chiến tranh của Mỹ - Thiệu, như em bé trong ảnh này (Phim 18-19).
4. Phim 20-21: Đà Nẵng trong tủ kính và ĐàNẵng của những em nhỏ lòng không dạ đói (Em bé đói bụng thèm thuồng đứng nhìn những món ăn bày trong tủ kính của một hàng bánh mì gà, pa-tê, chả).
Rất tiếc là xoay mãi mới có 1/2 cuộn phim và chỉ 1/2 mà thôi, nên không thể chụp thêmnhững cảnh khác.
Đây là 4 tấm phim duy nhất, xin gửi cả về anh để xem có thể phát ra Bắc được không? Dù được hay không cũng đề nghị anh và các anh phóng hộ 4 tấm ảnh 9x12 để tôi báo cáo những hình ảnh thật của Đà Nẵng với các anh lãnh đạo. Nhờ các anh giữ hộ phim.
Có một chiếc mấy ảnh trong tay, nhưng không phim, nên có nhiều hình ảnh tốt muốn chụp để gửi về các anh sử dụng mà không sao làm được. Quanh chỗ tôi ở, quân ta đánh dữ quá! Phim vùng địch không ra được. Và cũng chưa được duyệt tiền mua. Tiếc quá!
Hôm trước, tôi ngỏ ý xin 1-2 cuộn phim với anh Hà, nhưng anh Hà bảo hết. Có lẽ anh Hà chưa hiểu tôi xin phim làm gì, cực thế!
Nếu nhận được bài và phim, xin anh báo chotôi biết ngay. Địa chỉ: Hồ Điển đang công tác ở Công đoàn Quảng Đà. Mong thư anh, xin gửilời thăm anh và các anh chị em đồng nghiệp.
Hẹn gặp anh Vẫn với giọng bỡn cợt, nhưng với suy nghĩ hết sức nghiêm túc, Trần Hồng Cơ viết: “Thủ trưởng của... ”em” Nhận thư thủ trưởng lâu rồi mà hôm nay mới thực sự ngồi viết thư trả lời được. Đầu thư chân thành chúc thủ trưởng vui, khoẻ, mau mau chung... võngvới phu nhân N (mà nghe nói chi đoàn làm cho thủ trưởng cái giường to lắm mà - nhưnggiường to quá không lợi đâu, giận nhau khó làm lành).
Đùa cho vui tí, bây giờ Cơ nói chuyện với anh Long nhé!
Đọc thư anh Long, Cơ vừa vui vừa buồn, cũngchả hiểu vì sao nữa. Anh Long có nhã ý động viên Cơ ghê quá. Nhưng Cơ cần một cái gì đó chứ những lời khen và động viên thì... nghe cũng vui tai nhưng chẳng vui lòng được. Nhưng Cơ rất vui là qua những lời khen ngợi, động viên ấy Cơ thấy quả thật anh Việt Long rất quan tâm đến Cơ - một điều Cơ không ngờtới. Cơ quý tấm lòng đó thôi còn lời khen hay lời an ủi kia Cơ không thích lắm.
Anh Long có nói với Cơ về nghề nghiệp. Cơcũng tưởng là Cơ nói giữa cuộc họp vậy thôichứ ai ngờ, có người lại nghĩ và nhớ lời Cơ nói đến như vậy. Trừ bì đi cái phần “trách nhiệm thủ trưởng” thì vẫn còn nguyên vẹn mộttấm lòng rất thành thực. Cơ rất cảm động.
Cơ chẳng biết nói gì hơn. Cơ tin tưởng mộtcách chắc chắn rằng anh Long rất hiểu Cơ.
Nói về tình yêu nghề nghiệp thì đó là chuyệncả đời người chứ đâu phải chuyện một vài lờinói (dù rất thâm thuý). Không dễ gì có đượclòng yêu nghề thực sự đâu, chắc anh Long hiểu rõ hơn Cơ về việc đó.
Nghề “ta” Cơ nói, là “hời hợt” là theo cáchcảm nghĩ của Cơ.
Còn tác dụng khách quan của nó thì Cơ khôngphải không hiểu đâu. Nhưng dù sao thì ý thứctrách nhiệm vẫn là yếu tố tốt nhất có thể đem thay thế cho tình yêu (tất nhiên tình yêu gắn với ý thức trách nhiệm). Còn cái nghề xưa kia em yêu thì nó “xưa kia” lắm rồi, em không nghĩ tới nữa đâu. Khi em nói ra ước mơ xưa kia của em có nghĩa là em đã từ bỏ nó rồi. Ước mơ bao giờ cũng sống với nội tâm thôi anh Long ạ (em nghĩ vậy). Anh cũng đừng lo gì về lòng yêu nghề của Cơ cả. Cơ rất yên tâm nghề nghiệp và cố gắng làm tròn trách nhiệm anh Long ạ.
Tình hình công tác của Cơ: Tin bài thì Cơkhông nói gì vì ở nhà nhận được cả rồi. Công tác cụ thể dưới này thì Cơ nói vắn tắt thôi.
Xuống Quảng Đà được một đêm (đêm 28/3) sáng hôm sau đi họp Tuyên huấn 3 ngày rồi đi Điện bàn luôn (Đi Điện bàn hôm 2/4). Đợt ấy đi1 tháng. Dạo ấy Điện bàn chưa vui như bâygiờ vì chả có ai xuống cả và không khí còn “phát quang cày ủi” lắm. Trở về ở nhà trực được 2 tuần Cơ lại tiếp tục đi Điện bàn 1 tháng nữa. Lần này Cơ đi chủ yếu giúp Đán chụp ảnh chiến sự. Đi 2 lần 2 tháng trời ở một mảnh đất ác liệt nóng bỏng như thế mà Cơ chả viết được gì cả ngoài mấy mẩu chuyện con con, Cơ tức quá mà không biết làm sao được. Cơ sống ở Điện bàn 2 tháng, đi rất nhiều, ghi đặc cả mấy cuốn sổ, nghĩ rất nhiều, và cảm thấy biết được cũng kha khá, đặc biệt Cơ rất xúc động. Đi xuống gặp dân, Cơ khóc luôn (nhiều người đi với Cơ dạo ấy cũng thế thôi). Dân cực lắm và anh hùng lắm. Chúng ta chưa nói được gì nhiều về dân lắm đâu, anh Long ạ (Cơ nghĩ vậy).
Thôi, chuyện đó hôm nào về Cơ sẽ nói chuyện. Đấy, thời gian đi 2 tháng đó Cơ lấy nhiều tài liệu mà không viết được gì cả. Chỉ vìCơ chưa biết viết thôi anh Long ạ (nói thiệtđó). Đến nay Cơ chỉ thấy mang máng là viết tin và mẩu chuyện thế nào thì ra tin ra mẩu chuyện. Còn bài (phóng sự, ghi nhanh, tường thuật gì đó) Cơ chưa biết xoay xở thế nào chonó ra bài cả.
Tất nhiên đó là điều rất bậy và cũng là sản phẩm của cách nghĩ về cái nghề “hời hợt” mà ra thôi. Biết sao được, Cơ sẽ cố gắng học và tập.
Lần này ở nhà trực gần 2 tháng, Cơ mới viết được mấy cái tin (mà luộm thuộm quá đi mất). Hôm nay anh Quảng về rồi, Cơ lại được đi. Cơ thích đi lắm, đi lâu bao nhiêu cũng được, đi đến đâu cũng thích, không nghĩ gì đến chuyện hiểm nguy ác liệt đâu.
Lần này đi Cơ sẽ cố tập viết mấy cái bài xem cái sự viết lách của mình ra làm sao.
Công tác đoàn thì chỉ được dự một buổi lễ kết nạp còn chả thấy họ họp hành gì cả. Quan hệ với địa phương thì tốt thôi. Nhưng mà cũng không phải “êm đẹp” hết. Cơ đã nổi tự ái mấy bữa rồi. Nói năng, cư xử thì cũng hơi “tự do bừa bãi” chút ít. Nhưng mà không có tội gì tày đình cả đâu, anh yên tâm. Còn tội nhỏ và vừathì hôm nào về họp Cơ sẽ “xưng tội” hết.
Không viết thư cho anh Cầm và các bạn ở nhà được. Anh Long thông cảm hộ em nhé. Vả lại có gì mà phải viết. Công tác đoàn thì cũng chả có gì để báo cáo.
Thôi anh Long nhé. Cơ dừng bút.” Dương Đức Quảng, tổ trưởng tổ phóng viên Quảng Đà, viết:
“Mình vừa đi công tác Điện bàn về. Chuyến đivừa rồi của mình khá vất vả và nguy hiểmnhưng công việc làm chưa được bao nhiêu.
Mình đi theo bộ đội và quyết tâm làm về nổi dậy nhưng cứ “đuổi” theo sự kiện mãi màchưa “bắt” được. Điện bàn vừa rồi hoạt động tốt, có khí thế, nhưng địch phản ứng cũng rất quyết liệt, tập trung.
Mình đã sống những ngày vất vả, nguy hiểm nhất trong suốt tất cả các đợt mình ra công tácQuảng Đà từ trước đến nay. Nhưng được cái là rất vui.
Mình đi theo đơn vị chủ công của tỉnh đánhcăn cứ tiểu đoàn và một đại đội Bảo an địch đóng trái phép tại ngã 3 Trùm Giao.
Chuyến đi có nhiều kỷ niệm. Trước khi đánh, kế hoạch bị lộ, địch đề phòng rất kỹ. Tối hômtiếp cận có đồng chí lại vấp mìn địch do đó địch càng đề phòng. Nhưng với quyết tâm cao,bộ đội vẫn vào sát đồn bí mật, an toàn ngoài dự kiến. Nhưng cũng chính vì bảo đảm tiếpcận thật bí mật nên vào đến vị trí nổ súng thì đã 4 giờ. Cuối cùng phải tới 4h30 mới nổ súng được. Vừa nổ súng độ 3 phút pháo địch đã bắn cấp tập vào điểm và chung quanh điểm. Ta làm chủ được nhưng vì pháo dập quá (có thể nói như mưa mà không sợ ngoa) nên sau phải rút. Lúc đó trời đã sáng rõ. Bọn mình được một bữa chạy “tương đối” ngay dướimắt bọn địch ở trên núi Cấm, núi Bồ Bồ mà không ai sứt mẻ gì, chỉ riêng có Nguyễn Xuân Thâm (Văn nghệ) bị mất khẩu súng K.59 thôi!Tối hôm nổ súng đó mình có chụp độ 10,12kiểu phim gì đó nhưng không biết kết quả rasao?
Mình hy vọng được 1 hay 2 kiểu chụp đúnglúc đang nổ súng (vì mình ở sát điểm - cách độ 100m), nhưng không hiểu kỹ thuật chụp ảnhloại bét của mình có đáp ứng được hy vọng đó của mình hay không? phim đó mình vẫn đanggiữ mà không dám tráng lấy, sợ hỏng.
Sau chuyến đi Trùm Giao, mình về các xã Điện thọ, Điện Hoà, Điện An - sát đường Một. Tưởng rằng có thể “làm ăn” được, nhưng kết quả cũng không làm được bao nhiêu. Ban ngày phải mặc hợp pháp mà lại không được đi lại vì rất gần địch, ban đêm thì chịu không thể chụp ảnh được. Hơn nữa mấy hôm mìnhxuống dưới đó là mấy hôm Trung đoàn 54 ngụy và 2 Tiểu đoàn Bảo An nó càn (giải toả)khu vực mà mình đứng công tác hòng bao vây, tiêu diệt lực lượng ta. Suốt ngày dội bom, pháo. Dân một số lớn bị bom pháo, địch đánh quá nên chạy dạt ra Đà Nẵng và các xã khác,số còn lại không bao nhiêu cũng chạy “xà quần” suốt ngày; còn dân ở thành phố và khu đồn thì hầu như không về trong những ngày đó. Vì vậy công việc của mình cũng không được thuận lợi. Dhằng địch thì nó quyết liệt đánh vào dân để dân không về, còn ta giành từng người dân, thật giằng co, quyết liệt. Trước đó mấy ngày, hôm dân Điện Thọ đấu tranh bức rút đồn sau đó phá đồn Dốc Ba Lê thì mình lại đi theo mũi chủ công của tỉnh, không có mặt. Lúc mình có ở đấy thì dân lạitạm thời dạt đi tránh pháo. Thật chụp được cáiảnh nổi dậy quả là khó!” Nguyễn Long Phi viết: “ Tôi đã nhận được thư anh và tin, bàianh gửi lại để rút kinh nghiệm. Qua thư biết cơ quan năm nay làm việc khỏe và vui tôi rất mừng. Nhân tiện đợt này, có người về K, tôi giúp anh mua 1m80 vải may áo cưới, và gửi về.
Riêng tôi, thời gian tháng 8, 9 có đi vô Phù Cát, đi nhiều nhưng làm được ít việc. Tôi thấy cũng buồn. Vả lại Vinh cứ ốm hoài và nặng, mà tư tưởng nó cứ quanh co ở Vinh. Vinh càng bi quan với sức khoẻ, tôi càng thấyngại... Đi có 2 anh em, tôi không rời Vinh lâu được. Gặp Vinh lại chạy mua thuốc men, muađường sữa, ra, vào trạm luôn mệt quá.
Sức khỏe tôi vẫn không mạnh lắm. May mà nókhông sốt rét, nên còn đi lại được.
Về tình hình công tác:
Vinh những ngày đầu tháng 9 tuy có sốt songvẫn cố viết hoàn chỉnh một số tin, bài về Phù Mỹ, còn ảnh không làm được.
Tôi trở lại Phù Cát, chống phản kích mạnh, tựmình, tôi thấy cần phải xông xáo ở đó để lấy tin tức. Lần này đi một mình, có buồn hơn các lần đi trước, song tôi vẫn bám được với bộ đội và địa phương mà làm việc. Có điều bom, đạn liên tục, dữ dội vả lại những ngày này riêng cán bộ, du kích địa phương ở 2 xã Cát Minh, Cát Tài bị tổn thất bất ngờ quá, chỉ một đêmmất 5, 6 đồng chí liền, trong khi đó, dân chạy không còn một người. Đi đến các tiểu đoàn,anh em bộ đội đánh phản kích tốt, tuy vậycông tác tư tưởng cũng có phần kém hơn những ngày đầu chiến dịch.
Tự kiểm điểm, tôi thấy chỉ viết được tin thôi.
Thôi, chuyện báo cáo tạm thời vậy, các anh góp ý cho.” Nguyễn Xuân Quyết viết: “Đợt vừa qua tôi đi hai điểm ở phía trước để cố làm chođược ảnh nổi dậy mà vẫn không được. Nay theo ý kiến anh Thành (Thường vụ Quảng Nam) đứng cánh ở đây, tôi lại mấy xã vùng Trung (tức phía dưới đường 105, sâu trongvùng địch) để may ra có thể kiếm được mấymiếng phim nổi dậy.
Về công tác, ở dưới này có nhiều khó khăn,nhiều địa phương ngại ác liệt và thiếu công sựnên không dám nhận anh em phóng viên xuống công tác, họ viện đủ lý do và kiên quyết từ chối. Mấy anh quay phim xuống đây cũng đang nằm dài. Mặt khác càng đi ra phía trước thì càng không mua ra gạo ăn. Muốn có gạo phải về tận Sơn - Long mới lấy được thành ra căng lắm, trong lúc đó đi phía trước và vượt đường đòi hỏi trang bị gọn nhẹ và không phải lúc nào cũng an toàn.
Vừa qua lấy được một số tài liệu tôi cũng đang cố gắng viết để kịp gửi về. Tôi gửi kèm đây hai bài, bài Bức chốt ghi lại xã Phú Hương, sự việc xảy ra xong rồi tôi mới được biết thành ra chỉ khai thác ở những người có tham gia đó thôi còn ảnh không chụp được vì hôm tôi xuống họ không cho ở như đã nói ở trên. Bài Em bé dũng cảm thì lấy tài liệu ở xã Phú Thọ, do một số cơ sở ta và một số cán bộ địa phương kể lại, các chi tiết hoàn toàn đúng sự thật (bọn địch cũng thừa nhận là em này gan, các anh xem và chữa giúp)” Trong các địa bàn công tác, Phú Yên là nơi xa xôi và gian khổ nhất. Từ Phú yên, Nguyễn Hưng Thạnh viết: “Tôi đi xuống huyện Tuy Hòa 1 về được 1 tuần nay. Tôi đi từ 13/6, đáng lẽ đầu tháng 7/1974 về nhưng bị kẹt đường liên tiếp 2 lần không về được, thành ra đi suốt 1 tháng 20 ngày. Từ khi vào đây đến nay tôi vẫn khoẻ, không đau ốm gì.
Về phần công tác, có một số vấn đề phải trao đổi với các anh ở Ban Tuyên huấn tỉnh để làm việc được. Thường sang văn phòng tỉnh thìcác anh ấy bảo tài liệu đã tổng kết gửi sang Tuyên huấn.
Về TH thì có khi có, có khi tìm không ra. Mà các anh ở Ban cũng làm tin dựa vào tài liệu đó để gửi về K.
Đi sang các cơ quan quanh tỉnh cũng có ít tài liệu thôi, do đó công việc đưa tin, bài nói chung là không làm được bao nhiêu.
Một nhận xét của tôi là các anh ở đây muốn mình đi địa bàn nhiều.
Tất nhiên đi các huyện, xã nhiều là mong ướccủa tôi. Song nghĩ đến nhiệm vụ của mình, nếu đi nhiều thì mất tin ở tỉnh, lại không saoquét hết các nơi. Tôi sẽ cố gắng giải quyết tốt bằng cách đi tranh thủ chừng 10-15 ngày thìvề, khi ở tỉnh đi qua văn phòng, các cơ quan xung quanh tỉnh... như vậy sẽ tốt hơn.
Quan hệ với các anh chị em ở trong cơ quan bình thường, không có gì đáng ngại. Tôi làmnhư phương hướng của Ban ta: góp phần sản xuất, cõng gạo, cải thiện đời sống cơ quan... việc gì làm được là tôi làm, do đó không có sựcách biệt gì cả. Mong là các anh yên tâm.
Các anh thân mến, nghe tin anh em ta ở các nơi làm ăn khá, tôi nóng ruột lắm. Kể ra một mình ở trong này cũng buồn, song cũng cố làm việc trong khả năng và điều kiện mình có thôi.
Cuối cùng chúc tất cả anh em vui, khoẻ, côngtác tốt nhất.” Việc phối hợp với Ban Hiệp địnhđể làm tin tiến triển tốt. Bản tin của chúng tôi cung cấp cho các cơ quan quanh Khu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Anhhào Hiệp ở Ban Hiệp định viết: “ Từ 2/8 đến nay chúng tôi (Hiệp định) chưa nhận được Bản tin hàng ngày của TTXGF, chưa rõ lý do nào mà gián đoạn, bản tin ấy, chúng tôi rất cần, ghi lại những tư liệu trong đó để phục vụcho nhiệm vụ lâu dài của Liên hiệp Quân sự 2 bên.
Đề nghị anh kiểm tra lại và cho gửi sangchúng tôi thật đều đặn, coi như công văn “cóphong bì, có địa chỉ” để tránh thất lạc.
Hết sức mong các anh lưu ý cho.
- Tội ác mới của E4 ở Quảng ngãi + Phá chùa xã Bình Thanh - Đông Sơn.
15h00 ngày 27/7/1974 E4 cho HU1A bắn 50 rốc két và hơn ngàn đạn 20ly và đại liên xuống chùa.
Sáng 28/7 các trận địa pháo Bạc Hà, Bình Liễn và quận lỵ Sơn Tịnh bắn gần 1000 quả vào chùa, sau đó C2, D2/4 xông vào đập phá, cướp... Chúng đã phá hủy 5 ngôi chùa, 1 mả tổ, toàn bộ tượng Phật, bàn thờ, đốt hết kinh phật, bắn chết 6 bò, phá hoại vườn chùa hơn 1 mẫu tây, hàng ngàn cây ăn quả, đánh bà sưchết ngất, cướp 100.000 đồng tiền mặt của nhà sư, của chùa, cướp phá các tài sản khác trị giá trên 8 triệu đồng.
+ 2 ngày 27, 28/7/1974 D1/4 còn phá thôn Nhơn Hoà(xã Bình Tân), đốt 6 nóc nhà, đánh sập 100 hầm trú ẩn, giết chết 6 người dân, bắn bị thương 6 người, cướp phá nhiều tài sản khác trị giá trên 500.000 đồng.
Đề nghị kết hợp tố cáo tội ác của bọn ngụy quân trên đài.”
THƯ GIA ĐÌNH
Hà Nội, ngày 11 tháng 8 năm 1974
Hai con yêu quý!
Mẹ gửi quà cho hai con qua anh Hường vàochắc đến 15 này là 2 con đã nhận được rồi, nếu không trắc trở gì.
Nếu con nhận đủ viết thư ngay cho bố mẹ yên tâm. Việc học của mấy em con, em Lan đỗ lớp 7 và được lên thẳng lớp 8 không phải thi lên, còn em Diệp thì cũng đạt được điểm vào đại học rồi, như thế là mẹ cũng khỏi phải lo nữa, mẹ chỉ sợ 2 đứa không đỗ thì khổ. Vừa rồi có anh Lưu - cán bộ Phòng Tổ chức VNTTX - đến Bộ và có báo cho bố biết là đoàn xe anh Hường vào, khi nào xe ra thì Việt Long sẽ ra, chả biết anh ấy nói có đúng không mà làm cảnhà mừng quá. Còn mẹ sang anh Sâm chơi cónói chuyện, muốn xin cho 2 con ra thăm nhà ít bữa thì anh Sâm có nói là anh đã nói với các anh ấy vào sẽ sắp xếp cho cả Ngân và con ravới điều kiện là nếu cưới rồi, mẹ chắc lần này anh Hường vào thì 2 con tổ chức chứ gì. Kỳ vừa rồi mẹ định gửi anh Hường thêm tiền vào để con xem có mua được đài Nhật, mua cho mẹ một cái vì cái đài pin ngoài này bị hỏng rồi nhưng mẹ chả biết cụ thể ra sao đành thôi, con xem nếu ra được thì thôi mà nếu không cóai ra thì viết thư cụ thể cho mẹ biết và gửi tiền ai chắc chắn, cần bao nhiêu thì cho mẹ biết nhé. Kể cả len tốt nếu không đắt lắm thì mẹ cũng muốn mua, đan một cái áo dài tay, len ngoài này xấu mà đắt lắm. Còn quần đen con cứ tưởng tượng hồi con ở đây, con có tiền concòn mua cho mẹ được cái quần lụa chứ bâygiờ thì không thể có được. Nhưng nói thế thôichứ điều kiện đâu ra mà con mua tất cả những thứ mẹ cần được.
Bố, mẹ các em vẫn khoẻ, anh Đức định cuốinăm nay cưới nhưng chưa biết có được không.
Chúc 2 con vui khoẻ, công tác tốt, hạnh phúctốt.
Cả nhà mong gặp 2 con ngày gần đây.
Mẹ Hạnh
Ngày 17/ 8/1974
Được tin ta đánh thắng trận Thượng Đức vào 5 giờ sáng ngày 7 tháng 8. Đây là Chi khuquân sự đồng thời là quận lỵ nằm trên thôn Hà Tân cách Đà Nẵng 45 Km, là vị trí xung yếu của địch.
Trong đêm đầu, ta chỉ bóc được lớp vỏ bênngoài. Sau đó, suốt 8 ngày đêm, ta dùng chiếnthuật bao vây đánh lấn mới giải phóng được hoàn toàn khu vực này, bắt sống trên 300 tên địch, giải phóng 20.000 dân.
Ngày 18-21/8/1974
Các tổ phóng viên Bình Định, Quảng Đà, Quảng Nam đều viết thư cho tôi.
Bình Định vẫn là mảnh đất sôi động nhất vàhoạt động nghiệp vụ ở đây có điều kiện pháttriển tốt nhất. Tổ Bình Định có ý thức phấnđấu tốt, trong đó thể hiện rõ tinh thần phấnđấu trở thành đảng viên của Đảng Nhân dân cách mạng.
Nguyễn Thành Vinh viết: “Tình hình Bình Định chắc anh đã biết, rất sôi động, nhất là sự nổi dậy của quần chúng. Phi đã đi Nam Phù Cát. Anh Huề cũng đi phía trước. Hòa mới về trực. Em lên tỉnh làm phim. Vừa qua em đi Phù Mỹcó nhiều chuyện hay.
Em đã làm được một số phim nổi dậy đợt 2 này và đã gửi về.
Như thư anh nói về tin bài của em, em phấn khởi quá, càng động viên cho em lao vào công tác. Thời gian qua ở Phù Mỹ em cũng gắng làm hết sức anh ạ, nhiều lúc kể ra cũng khá nguy hiểm nhưng nghĩ về nghề nghiệp, tráchnhiệm nên em chẳng quản. Về công tác ở xãMỹ Lợi, em cũng hút chết mấy lần. Các anh ở xã Mỹ lợi hỏi thăm anh nhiều. Anh Nhu thường vụ P gửi lời thăm anh và kể chuyện hồi năm anh về đó. Đầm Trà năm nay nhiều cá chép vô kể, đó là thực phẩm chính của bọn em. Đường sá năm nay căng nhiều vì bị đánh các nơi, địch tập trung xung quanh trục đường Một. Em phải đi luôn nên cũng chờn.
Anh Việt Long - chuyện kế hoạch tháng 8 hoãnthì anh đã có ý định đến bao giờ chưa. Em hỏi Năm (Điện ảnh đi Bình Định) thì nghe nói anh gầy đi nhiều vì công tác quá bề bộn. Về phần em dạo này bị ốm đau luôn nên gầy và đen nhiều. Có thể anh không nhận ra khi gặp lại. Song trước tình hình cách mạng biến chuyển từng giây, từng phút em cũng quên hết ốm đau. Hơn nữa thư nhà gửi vào báo mọi sự tốt lành là một nguồn động viên lớn đối với em. Giờ em chỉ lo công tác, phấn đấu để đứng trong hàng ngũ tin cậy của Đảng. Gặp được anh cũng là điều vô cùng thuận lợi đối với em, có gì nhờ anh tận tình chỉ bảo em như người em của anh vậy.
Em mong anh khoẻ.”
Cao Tân Hòa viết: “Em đã nhận đượcthư, tin bài của anh gửi cho tổ Bình Định và đã gửixuống huyện cho Phi, Vinh cùng rút kinh nghiệm. Em mới được nghe anh Chi ở tiểu ban tuyên truyền xuống kể chuyện ở nhà và lại mới nhận điện động viên của phân xã, em rất phấn khởi.
Đọc thư anh em rất cảm động, em biết anhbận rộn nhiều vì công việc nhưng vẫn quan tâm săn sóc từng phóng viên ở các địa phương. Anh gầy lắm à anh Long, anh còn đau nhiều không? Em không thể hình dung ra anh nếu như anh gầy đi nữa. Nghe anh Chi tả lại anh em rất thương và lo cho anh. Anh sống bằng sức mạnh tinh thần sao? Dù thế nào anh cũng cố gắng tu bổ cho lại sức anh nhé (anh cứ không chịu khỏe lên thì em Ngân của anh đến chuyển nghề mất).
Những ngày cuối tháng 6+7 ở dưới Hoài Nhơn em bị đau đầu liên tục nên gầy tong, thật hổ mặt người nuôi, anh ạ; mấy hôm nay về tỉnh em khỏe dần, có lẽ vì năm nay tuổi hổ nên em phải về rừng mới hợp. Anh Quảng thì lại ngược với em, cũng đúng luật bù trừ thôi, anh L nhỉ. Em về trực tin ở tỉnh để anh Huề đi Phù Cát, Phù Mỹ. Hiện nay anh Huề và Phi đang ởPhù Cát. Vinh cũng mới về Ban 3 hôm nay để làm ảnh. Vinh cũng mới bị sốt rét dậy, nay khỏe rồi, anh Huề bình thường, Phi suýt chếtở Cát Nhơn. Hôm ấy P đi cùng 5 người đến một đám tre có mấy lùm rơm ở Cát Nhơn thì máy bay đến bắn phá, rơm cháy, 5 người bị thương nặng còn Phi thì bị một bữa hú vía.
Bình Định đang họp sơ kết chiến dịch Hè thunhưng em không được dự, cũng tiếc. Trước đó em đã nhận lời mời đi dự hội nghị này nhưng sáng hôm khai mạc khu vực họp bị bắn phá và thành phần dự phải thu hẹp. Ở các vùng mới mở ra địch đang phản kích tuy chưa mạnh nhưng việc đi lại làm việc khó khăn hơn hồi trước.
Riêng Hoài Nhơn đồng bào vẫn giữ khí thế đấu tranh, giá như em còn ở đây đến bây giờthì hay quá. Trận càn ở Hoài Hương khá lớnnhưng khai thác tài liệu qua báo cáo làm tin tố cáo bị hạn chế. Tin tố cáo bọn địch giết đồng bào ở Tuy Phước sáng nay điện về, em rất áy náy vì không biết được tên của em bé bị giết đó. Em đã nhờ văn phòng điện hỏi nhưng không kết quả, em cũng gửi về để các anh nghiên cứu thêm.
Hồi tháng 6, đi Đông đường Hoài Nhơn em viết một số bài đến khi về tỉnh chỉ nhận 1 tin; tin bài của Phi cũng bị thất lạc một số.
Em mong anh mau khoẻ. Anh nói Ngân, em gửi lời hỏi thăm, em vẫn nhớ Ngân, nhớ hết cảanh em phân xã.”
Hồ Phước Huề viết: “ Xa Long và Ngân 4tháng rồi, nhớ Long, Ngân và các bạn ở nhàquá.
Ở nhà thì thấy thường thường thế mà xa nhauít bữa là đã thấy nhớ kinh khủng Long ạ. Bởi vì cái “gia đình lớn” đó đã gắn bó cuộc đời ta trong những năm tháng chiến đấu ở chiến trường này. Nhiều lúc mong nhận được một láthư của anh em phân xã, nhìn nét chữ quenthuộc là gợi nhớ trong ta bao kỷ niệm đã qua, lưu luyến nhớ thương. Mặc dầu bức thư chỉ là vài lời thăm hỏi bình thường, mong và cầuchúc cho nhau mọi sự bình an.
Có lẽ mình cũng thuộc phái “tình cảm mạnh hơn lý trí”.
Đọc thư Long thấy các anh ốm, sức khỏe giảmsút, H thấy lo quá. Một ông tướng đã gần 2 năm nay “khinh sốt” lại bị quật ngã, coi chừng đấy không lại bị quật liên tiếp thì gay. Long đã gầy mà bị cơn sốt, mất bao nhiêu hồng huyết cầu thì không làm được việc đâu và “việc cưới xin” cũng phải “hoãn” lại thôi. Không được “sốt ruột” Long ạ.
Ngân cũng vậy nhưng nếu Ngân gầy đi lại “hoá xinh” hơn, thon thon hơn chứ không là “mình bé nhỏ của tôi ơi” như Long hay đùa.
Nói đùa cho vui vậy, H mong Long và Ngâncần giữ gìn sức khỏe tốt hơn, bây giờ là “Hai anh chị” phải bồi dưỡng vào. Có bao nhiêuđường sữa, thuốc bổ là phải chén bằng hết, uống bằng hết. Vừa rồi Long gửi thuốc cho mình làm gì. Ở đồng bằng ăn một con cá biển tươi là đủ chất rồi. Sữa đường cứ đem bồi dưỡng đi, không để dành gì ráo. Ở đây hàng hóa tuy có đắt hơn trước nhưng đủ thứ, không thiếu đâu. Chỉ khát khao 2 chữ “Miền Bắc” lấy hơi vậy thôi.
Nếu có gì tiêu chuẩn Long cứ tự ý sử dụng, đừng ngại gì hết.
Long nhắc Ngân giữ gìn sức khỏe cho tốt nhé,đừng phí sức. Long bảo là mình cũng nhắc thế.
Long, Ngân thân yêu! Công việc của 2 bạn đủđiều kiện thì cứ tiến hành. Chắc H khó vềđược, Long, Ngân thông cảm nhé! “Cách mạng Miền Nam” mà.
Nếu H biết được trước ngày đó thì dưới này tổ Bình Định cũng mở tiệc liên hoan đúng ngàyvui của 2 bạn. H dự định thế. Tổ Bình Định gửi điện chúc mừng niềm vui của 2 anh chị. H mong buổi liên hoan phải thật vui vì đây là “đám cưới đầu tiên” của Thông tấn xã Giải phóng Trung trung bộ mà lỵ. H tin chắc anh em ở nhà sẽ bày ra nhiều sáng kiến hay, vui, dí dỏm. Nếu có thể H lại vác cái “máy thâu băng” ni vi cô au to stop đến phỏng vấn 2 anhchị rồi phát ra loa cho buổi liên hoan được bữa cười thoải mái.
Long thân yêu! Hôm nay H vừa nhận được điện Phân xã báo tin Thùy đã về đến nhà, khỏe và nhận được 2 thư anh Quả, 1 thư củaTrinh báo ở Quảng Ngãi. H yên tâm lắm.
Nói thật với Long lúc đầu H cũng áy náy, nóng ruột lắm, làm việc cứ bồn chồn. Nhưng H đã đấu tranh với bản thân mình trong điều kiệnthực tế của chiến trường. H hiểu rằng không thể rời vị trí chiến đấu của mình được. Cái “hoàn cảnh chiến trường” và cái “không gian ngăn cách” nhiều lúc tai ác đối với lòng người vậy đấy, có phải không Long. Một cách “đổ lỗi” cho khách quan. Nếu chúng ta hiểu nhaunhiều thì làm gì lại dám trách cái hoàn cảnhnhư vậy.
Long ơi! Trong thời gian Thùy bị thương, T không hề cho H hay một tin gì cả. Từ hôm xa nhau đến giờ T viết cho H một lá thư trước lúc đi cánh Bắc mà viết trong điều kiện “bắt buộc”. H hơi “tự ái” nhưng thấy T bị nạn thương quá viết thư động viên liên tục, có đến 6,7 lá gì đó. Thế mà lúc lành ra viện, về Phân xã. H cũng biết qua thư của anh Quả, Trinh, và điện ở nhà. H buồn quá Nghe tin T đã khỏe nhưng cũng buồn và thắc mắc không nhận được thư T. Về nhà có anh, có em vui rồi, H sẽ không viết thư cho T nữa đâu chừng nào chưa nhận được thư T. T về nhà cũng vui nhưng cũng suy nghĩ nhiều về công tác chưa làm được gì đã bị thương, rồi về nhà công việc quanh quẩn nếu Long không giao việc cho T mà cứ để nhàn như hồi trước bên kia sông thì T buồn đấy. Long động viên T nhé. Động viên cô “cháu gái” hay mách “ông” ấy là động viên H đấy. Cô bé ấy có nhiều tình cảm, hay xúc động lắm nên coi chừng nước mắt chảy quanh mỗi khi buồn đến. Cho T làm việc nhiều nhiều vào bù lại thời gian Long ạ. H mong thế.
Bình Định đang chuẩn bị đợt “làm ăn” mùa thu. H và tổ đã rút kinh nghiệm đợt qua, phấnđấu đợt này làm ăn khấm khá hơn.
Vinh, Phi đi Phù Mỹ. H trực ở nhà khoảng cuối tháng 8 nữa mới đổi địa bàn được. Hoà, Vinh, Phi thỉnh thoảng có sốt rét cơn nhưng khôngảnh hưởng công tác mấy. H sức khỏe thường lại đi đồng bằng là “cơn sốt “ chạy đâu mất từ hôm Tết đến giờ. Còn Hoà, Vinh, Phi do chưa quen khí hậu đồng bằng thôi, thay đổi môitrường sống mà.
Hẹn ngày gặp nhau tâm sự nhiều Thân yêu.”
Dương Đức Quảng viết: “ Công việc của bọn mình ở ngoài này vẫn bình thường. Tuy có khó khăn về địch nhưng tất cả đều phấn khởi và đã triển khai được công tác hết. Mình về được ít bữa, sau khi trao đổi với Cơ công việc xong và Cơ đã viết hết những tài liệu có trongthời gian qua, ngày 16/8 vừa rồi Cơ đã đi công tác vùng B - Đại Lộc. Mình đã viết thư lại cho Đán (Cơ mang theo) trao đổi với Đán về công việc của bọn mình ở dưới này và đề nghị Đán tiếp tục ở trên đó hết tháng 9, cùng Cơ chụpảnh, viết tin bài về tiến công quân sự, chươngtrình binh vận ở vùng Đại Lộc - nhất là chụp ảnh nổi dậy trên đó. Từ bữa Đán lên trên đó mình đã viết thư lên luôn nhưng chưa nhận được tin tức gì của Đán cả. Mình sốt ruột, không hiểu có làm ăn được gì trên đó không (nhất là ở Thượng Đức). Còn Thụ thì vừa về nhà được một tuần nay. Chuyến đi của Thụvừa qua vất vả lắm, gặp địch luôn. Anh ta về cười hì hì: “Cứ ngỡ là ở Kông Tum; may quá, tý nữa mang cả ba lô xuống đó thì thật gay, không chạy nổi!” Thụ chưa chụp được một cái ảnh nào. Mình trao đổi với Thụ là cứ chụp ảnh các mặt (kể cả chiến đấu, sản xuất, xây dựng vùng ta...) không nhất thiết là chỉ chụp về nổi dậy (mà ngay trong nổi dậy cũng chỉ chờ chụp quần chúng với dao, mác, gậy gộc đi phá các hình thức kìm kẹp của địch như một số anh em mình, ngay cả mình lúc đầu quan niệm thôi, cũng khó có được ảnh). Thụ nhất trí và cũng thấy tiếc là chuyến đi vừa rồi vất vả quá mà chưa làm được gì. Mình có trao đổi với Thụ đềnghị Thụ viết tin bài và Thụ đã viết 1 bài, 1 mẩu chuyện điện về rồi, mình xem thấy viết tốt. Có gì Long trao đổi và động viên thêm để Thụ có thể viết tốt hơn.
Sau khi đã làm xong việc ở nhà, hôm qua Thụ đã lại lên đường ra ngoài khu Tây Duy Xuyên.
Còn mình, hiện ở nhà trực và viết về những gì đã suy nghĩ và khai thác trong chuyến đi vừa qua. Mình định hôm nào tranh thủ về kết hợp một lúc giải quyết một số việc cần thiết khác và nhất là nếu được, ta họp chi bộ rồi tổ chức kết nạp luôn cho Trinh và Cầm.
Thời gian ra sao thì Long bố trí rồi điện cho mình biết để về.
Bây giờ mình nói qua tình hình địa phương vàtrao đổi vài việc liên quan đến tuyên truyền cho Quảng Đà.
Tình hình địch thì Long biết rồi, chúng tăng độtngột cả quân bộ lẫn phi pháo. Từ tháng 7 đến nay nó đã điều thêm quân về Quảng Đà 2 lữ dù, 1 liên đoàn biệt động, 2 trung đoàn bộ binh và khoảng gần 100 khẩu pháo từ 105 đến 175 ly. Hiện nay nó đang cố đánh lấy lại những vùng đã mất, đổ quân chủ lực quét dọc núi từ Hòa Vang qua Đại Lộc tới Duy Xuyên. Chỗ mình ở một tuần nay bị địch uy hiếp liên tục, ngày, đêm nào cũng có pháo, bom, còn bộ binh chúng thì ở quả đồi trước mặt. Dưới đồng bằng Điện Bàn thì địch đánh phá quyết liệt, một số xã du kích cũng tạm thời bật lên núi. Ở tỉnh đang tiếp tục động viên khí thế quần chúng, cán bộ để tiến lên giành và giữ thắng lợi. Trong cái chung và cái riêng ấy nên hiện nay tình hình rất phức tạp, do đó có ảnh hưởng tới công việc chung của anh em mình trong Khu ra đây, khó có thể thực hiện được đúng ý định từ ở nhà.
Đài, điện ảnh và ngay cả anh em mình nữacũng đang xà quần ngoài này, chưa dễ chi làmđược đâu.
Còn mình có theo dõi tin trên đài đưa vềQuảng Đà thì thấy tin chiến sự nhiều khi đưakhông đúng, và không thống nhất, ví dụ như có tin nói là Quảng Đà đánh sập Cầu Giáng (mình xem trên báo ND và QĐND cũng thấy đăng như vậy) thì thật là lạ, vì ở Giáng La không có chiếc cầu nào, ngoài chiếc cầu... tre bắc qua một khe nước rất cạn mà mình đã được đi qua. Hay là những trận đánh xung quanh An Hoà, Đức Dục, Thượng Đức v.v...lúc thì nói là của Quảng Nam, lúc thì nói là của Quảng Đà.
Thôi, mình sơ qua tình hình cho Long biết. Mình chúc Long và anh em mạnh khoẻ.
Quảng.
TB: Tình hình có khó khăn như vậy nhưng anh em vẫn khoẻ, phấn khởi, lại được các anh ở Tỉnh uỷ, ở Ban Tuyên huấn quan tâm, tạo mọi điều kiện để làm việc nên cũng thuận lợi và vì thế công tác chung vẫn tốt, ở nhà cứ yên tâm (viết vội, ngoáy, thông cảm Long nhé!).”
Trần Hồng Cơ viết: “ Thư của anh em đã nhận được rồi. Định viết thư cho anh thật dài nhưng lại lắm “đột xuất” quá nên hẹn anh thư sau em sẽ nói nhiều.
Quảng Đà hiện nay chỉ còn mỗi mình em ởnhà trực thôi. Gọi là hậu cứ nhưng căng thẳnglắm. Bom pháo suốt, không yên tĩnh gì cho lắm. Hôm nay ban Tuyên huấn (cùng Thường vụ) chuyển chỗ ở, để “trốn pháo bom”.Chuyển nhà, đồ đạc mấy hôm nay mệt quá.
Điện báo Quảng Đà bị kẹt. Cường bị thương đi viện. Dũng thì đi tiền phương. Hiện nay chưa có ai làm việc cả. Nóng ruột lắm. Em gửi các tin về cho anh (vớt vát). Anh Chu có đếnchỗ em nhưng em đi vắng không gặp được. Anh ấy ở F bộ, tiếng là “tiền phương” nhưng lại ở phía sau em đó (cũng vui).
Thôi anh nhé. Mai 4 giờ em lại phải mang đồ đạc đến chỗ ở mới rồi (đi 3 tiếng - 2 dốc). Em xin dừng bút chúc anh khoẻ. Em gửi kèm thư anh Chu gửi anh.
Cơ.
TB: Anh Thụ đi tây Duy Xuyên rồi (nổi dậy ghê lắm). Anh Quảng đi Điện Bàn, còn Đán emkhông rõ đi đâu, em phải ở “tù” cho hết chiến dịch”.
Ngày 22/8/1974 (5/7 giáp dần)
Bước vào bước ngoặt nữa của cuộc đời: cưới vợ.
Rối tinh rối mù, chạy lung tung mà chẳng làmđược việc gì cả.
Anh em thật nhiệt tình, làm giúp hết. Cầm lovật chất, lo bù cả đầu, thật tội. Đoàn Nguyênvẽ thiếp và trang trí phòng cưới. Các cô gáitrong Tiểu ban làm hoa giấy. Chỉ gần 2 ngày,mọi việc đã đâu vào đấy.
Gần đến giờ hẹn đón dâu về, tôi cứ lúng túng mãi. Thông tấn xã sẽ có một đoàn đi đón dâu -tất nhiên rồi, họ nhà trai mà. Nhưng tôi? Hoàng Chu thì bảo phải đi đón. Thanh Tụnglại bảo rằng theo phong tục thì không. Dùng dằng một lúc rồi đi... cho vui.
Xẩm tối, gặp nhau giữa đường. Thanh Tụng chụp ảnh, còn Nguyễn Soạn thì xách máy ghi âm theo, làm phóng viên “nhà đài”.
Tối nay, trời thanh tao. Sông Trà Nô khẽ rì rào đổ nước về xuôi.
Phòng cưới lớn, ngập tràn ánh điện. Trang trí không sặc sỡ, song đẹp, nổi. Nổi bật trên tấm phông nhung màu huyết dụ là hình cắt bình hoa lớn, có những bông sen tỏa ra, bên cạnh có một dòng nhạc và một dòng chữ: “Chúc mừng hạnh phúc”. Vậy thôi, không phô trương, công thức. Người đông quá, tràn ra cả ngoài phòng - phải kê thêm nhiều ghế. Các cô trong Tiểu ban Thông tấn xã hát tốp ca bài Cây trúc xinh đẫ được đổi lời nói về mối tình của chúng tôi. Bạn bè thay nhau hát, hô bài chòi... Buổi lễ kéo dài khoảng 45 phút, vui náo nhiệt.
Anh em đã làm cho 2 đứa một ngôi nhà xinh xinh bên gốc cây muồng có hoa vàng. Tình bè bạn thật bao la, sâu nặng.
Ngày 24/8 - 3/9/1974
Anh Ba, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, đã chuyểnvề Khu làm Trưởng Ban An Ninh, với tên mớilà Tám Lý. Không đến dự đám cưới của chúngtôi, nhưng với tính chu đáo, anh viết thư chochúng tôi:” Rất tiếc là tôi nhận được thiếp mờidự lễ thành hôn của 2 đồng chí quá muộn (lúc 7 giờ tối ngày 22/8 mới nhận được), vì vậy không có cách nào đi kịp được nữa, mong 2 đồng chí thông cảm cho.
Hôm nay, viết thư này cho 2 đồng chí để tỏ sự vui mừng của tôi về hạnh phúc của các đồng chí, chúc 2 đồng chí dồi dào sức khoẻ, tận hưởng hạnh phúc, tiếp tục chiến đấu, công tác hăng say, việc chung việc riêng đều trọn vẹn...
Nhân dịp vui mừng này, tôi gửi tặng 2 đồng chí 2 đoá hoa để làm kỷ niệm. Ngoài ra, không biết tặng gì khác.
Hôm nào rảnh, tôi sẽ đến trực tiếp thăm 2đồng chí, hoặc 2 đồng chí có dịp thì đến nhà tôi thăm chơi càng tốt. Đừng ngại đến An ninh gì cả nhé.
Một lần nữa, chúc 2 đồng chí hạnh phúc Thân”
Bình Định, Quảng Ngãi cũng có thư cho tôi. Riêng Quảng Ngãi, không phải là thư của phóng viên mà là của anh Hồng Nhân, phụ trách ban Tuyên Huấn tỉnh: “Nhân có anh HữuQuả về K, tôi tranh thủ viết thư này trước hết kính thăm anh và tất cả anh chị em trong cơ quan Thông tấn K. Kính chúc anh và anh chị em luôn luôn dồi dào sức khoẻ. Qua anh, cho tôi và anh em Quảng Ngãi gửi lời thăm sức khỏe Hoàng Chu, Tuyết Trinh, Triệu Thuỳ, Quốc Oai...
Quảng Ngãi mãi nhớ những đồng chí đã có những ngày tháng lăn lộn cùng công tác chiến đấu, cùng hòa xương máu với mình. Sức khỏe của các đồng chí ấy, nhất là đồng chí Thuỳ, hiện nay ra sao anh?
Anh Việt Long kính, Vừa qua, các đồng chí Thông tấn K về Quảng Ngãi công tác nói chung là tốt, nhiệt tình, xông xáo vào các trọng điểm, giúp đỡ địa phương được nhiều. Riêng anh Quả, ngoài hiệu xuất công tác cao, còn có quan hệ tốt với cơ quan, giúp đỡ Đoàn văn công tốt. Mới đây, anh Quả có theo chủ lực vào tận chiến trường Minh Long lấy được nhiều hình ảnh tấn công và nổi dậy.
Để phát huy chiến thắng, động viên quân dân toàn tỉnh tiếp tục xông lên giành thắng lợi mới, chúng tôi rất thiết tha mong các anh giúp đỡ Quảng Ngãi:
- Có được một áp phích ảnh về chiến thắngMinh Long.
- Một số ảnh bảng kẽm về Quảng Ngãi đểdùng cho báo tỉnh.
- Một máy ảnh và một số phương tiện làm ảnh.
Kính mong được anh quan tâm giúp đỡ. Chúng tôi rất biết ơn.
Có điều kiện, mời anh ghé ngang về Quảng Ngãi một chuyến để anh em mình được biết nhau chứ anh.
Một lần nữa, kính chúc anh khoẻ, tôi mừng.”
Phước Huề viết: “Nhận thư Long sau khi H vừa rời chiến trường khu Đông ác liệt và nắng gió về. Đọc thư Long, Trinh, Thoa được biết tình hình phân xã vẫn bình thường, ngày càng làm ăn tốt, H phấn khởi quá.
H vừa đi khu Đông về (nam Phù Cát). Lựclượng vũ trang đánh thì khá mà dân chạy ráonên khó viết quá. Phi cũng đi với mình 15ngày. Đợt này để Hòa trực ở tỉnh, H tranh thủ đi với Phi, Vinh một thời gian để rút kinh nghiệm về phong cách của phóng viên với cácđồng chí mới. Đồng thời làm một số ảnh. Hchụp được 2 cuộn, tráng phim rồi và gửi vềluôn đợt này. Phim hết nên H phải về tỉnhmượn hoặc mua để chụp vì chưa biết ở nhàcó gửi vào không. Cũng là mới tập chụp nêncòn yếu quá, cả chủ đề và bố cục kỹ thuật. Mong được sự góp ý của bộ phận xử lý ảnh. Phim chụp thì nhiều nhưng phim đạt ít quá. Xong đây H định đi Hoài Nhơn - Phù Mỹ để hiểu thực tế hơn vì từ hôm xuống đến nay trực miết ở Tỉnh, có đi một số nơi nhưng thời gian ngắn quá.
Phi sau khi đi khu Đông, sẽ ra Bắc Phù Cát (Cát Tài, Cát Minh) ở đây dân đang lần lượt về nhà cũ làm ăn, trụ bám.
Về công tác, Phi khai thác tài liệu tương đốisâu nhưng khi viết cứ lúng túng chọn chi tiết,bố cục và thể loại còn bỡ ngỡ nên viết còn yếu quá. H phải sửa rất nhiều trước lúc điện và góp ý kỹ mỗi tin bài. Đấy là bước đầu thôi chứ Phi xông xáo, chịu khó đi sâu vào thực tế (nhiều phen suýt “quắp tai”).
Một điểm tồn tại của Phi cũng như một sốđồng chí là chưa “thông tấn” mấy, tài liệu cónhưng đưa tin, bài chưa nhanh. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa đi và viết. Nhiều lúc để lâu quá, tài liệu không dùng được nữa. Sức khỏe Phi thường thường, không khỏe lắm, thỉnh thoảng có sốt.
Vinh thì khỏe nên xông xáo hơn. Phim chụp gửi về nhà H không được xem hết, còn tin bàithì đã sửa, góp ý và điện về nhà cả.
Tin, bài là việc làm thêm nhưng Vinh làm khátốt. Nhiều lúc H nhắc nên cố gắng đầu tư thời gian hơn nữa để thể hiện ảnh tốt hơn.
Vì đó là nhiệm vụ chính của Vinh. Vinh có sự tiến bộ đáng kể. H thay mặt tổ Bình Định đề nghị chi bộ, chi đoàn động viên Vinh phát huy kết quả của mình, cố gắng đạt kết quả cao hơn.
Hoà đi Hoài Nhơn về trực ở nhà đã rút được nhiều kinh nghiệm, nhất là quan hệ công tácvà khai thác tài liệu viết. Trong thời gian ởHoài Nhơn, Hòa bị đau mất một thời gian nêntin, bài viết có ít. Ở Hòa có nhược điểm giống Phi là thiếu nhạy bén và nhanh chóng chớpthời cơ viết, gửi tin bài về ngay. Bài HoàiNhơn tháng 8 là một ví dụ. Hòa về nhà, H cung cấp tài liệu, lập dàn bài chi tiết và gia hạn trong 2 ngày viết xong. Nếu Hòa cứ ở Hoài Nhơn chắc không viết được vì thời gian đó Hòa sốt, cơ quan huyện xuống Đông đường,tài liệu không nắm cụ thể, Hòa lại ở Tâyđường.
Tồn tại chung của tổ Bình Định vừa qua là ít viết tin quá, nhất là các đồng chí đi các huyện. Cách tổ chức, khai thác tài liệu để đưa tin thường xuyên về một huyện, các xã còn nhiều vấn đề rút kinh nghiệm, cả điều kiện kháchquan và chủ quan.
H gửi lời chào thân thiết đến cả gia đìnhThông tấn ta.” Nguyễn Long Phi viết: “Đến bữa nay cũng vừa một tháng, tôi đứng chân tại Phù Cát, ngày 1/9 không may ở Cát Minh, lại thấy một chồng 4,5 lá thư của anh và Thuỳ, Hoà... gửi cho.
Nhận được thư anh, biết các anh ở nhà bậnvà công tác tốt, tôi rất mừng. Hai nữa qua một số tin, bài các anh biên tập rồi gửi lại cho tôi rút kinh nghiệm, nhận được tôi thấy phấn khởi lắm.
Một thời gian công tác ở Phù Cát, nhất là gần 20 ngày sống ở phía Nam, công tác có nhiều vất vả lắm, tôi cố gắng làm việc nhưng cuối cùng thấy không sao làm được như hồi ở Phù Mỹ được. Có lẽ cũng do ngoại cảnh là chính, nó ác liệt quá, dân không có mà quân cũng tổn thất... Hiện nay anh Huề đi tỉnh rồi. Hẹn tháng 9 gặp nhau ở Phù Mỹ sẽ rút kinh nghiệm đợt vừa qua và triển khai đợt khác.
Ngày nay 3/4 về Phù Mỹ, gặp Vinh còn đangốm, ảnh chụp ít, song Vinh vừa viết được nhiều tin, bài...
Tình hình Phù Cát vẫn còn đang căng thẳng, chống phản kích và kéo dân về. Tôi đang định viết một số mặt phản ảnh không khí xây dựng làng chiến đấu của một số gia đình cách mạng ở lại. Tình cảm của gia đình cách mạng với anh em bộ đội, cán bộ mình sâu nặng lắm. 9,10 năm nay vắng bóng bộ đội miền Bắc, nên bây giờ có bộ đội miền Bắc vô, họ nghe, họnói, họ thương... đủ mọi chuyện. Tôi và Hưng đã phải mất một tuần liền thức gần sáng kể chuyện miền Bắc và chuyện cách mạng “ở núi” cho bà con nghe...
Ngoài ra, do bị “chết hụt” nhiều lần quá nênthời gian ở Phù Cát, không có lúc nào yên cả để mà viết tin, bài. Tôi định xin ý kiến anh Huề sẽ trở lại Phù Cát ít ngày nữa, lấy thêm tài liệuđể làm việc cho hoàn chỉnh ý đồ của mìnhhơn.
Anh cho tôi gửi lời thăm anh em toàn cơ quan. Nhắn tin là tôi đã nhận được thư Thuỳ, phấn khởi lắm. Còn Hoà, cũng 4 tháng nay khônggặp nhau. Vừa rồi tôi có gửi một cái gương soi ở Phù Cát cho Hòa nhưng tiếc rằng gương về thì Hòa đã cắt mất tóc cụt lủn mất rồi...
Chào các anh “
Ngày 14/9/1974
Việc các tổ trưởng phóng viên ở các tỉnh vềPhân xã trao đổi kinh nghiệm đã thành nền nếp. Hôm nay, tổ Quảng Nam về làm việc với chúng tôi. Tuy anh em đã bám sát chiến trường, thâm nhập sâu vào đời sống chiến sĩ, nhưng chỉ viết được, còn chụp ảnh rất khó khăn, vì không có ánh sáng, vì đạn pháo nổ mạnh, gây chấn động, ảnh bị nhòe. Đặc biệt,chụp ảnh về nổi dậy chưa được, vì anh emchưa nắm vững nổi dậy là thế nào. Kinh nghiệm rút ra là trang bị phải gọn nhẹ, bám sáttrọng điểm, nắm chắc ý đồ chiến dịch, bám sátmũi chủ công. Riêng về nổi dậy, có rất nhiềuchủ đề, như sự chuẩn bị của quần chúng, việcphá khu dồn, san đồn bốt, xây dựng vùng giảiphóng. Ngoài ra, rất cần ống kính tê-lê cho anh em chụp cảnh chiến đấu - cần phải điện gấp xin Tổng xã.
THƯ ĐỒNG CHÍ
Nguyễn Thành Vinh.
Ngày 18/9/1974
Anh Việt Long kính nhớ!
Em gắng ngồi dậy ghi vài dòng báo tin tìnhhình để anh rõ.
Thời gian ở Phù Mỹ, em bị đau nặng, khônglàm được công tác.
Phi nay về Phù Mỹ sau một thời gian ở Phù Cát. Còn anh Huề và Hòa ở tỉnh sau không thấy biên thư xuống, nghe đâu anh Huề bịđau.
Anh Việt Long! Lần trước em có nhận được thư anh. Em đã trả lời, anh nhận được thư chưa?
Anh ạ, còn phần em rủi quá. Em ốm đau lai rai từ 11/8 nhưng cứ thấy việc bề bộn nên làm cố. Sức khỏe ngày càng yếu và từ ngày 2, 3/9 là sốt nặng (41oC). Sau 5 ngày không ăn uống chi, thế là đành phải vào bệnh viện quân y tiền phương. Các thầy thuốc cho biết vì sốt rét ác tính nên ảnh hưởng lớn làm rối loạn tiêu hóa và sưng gan. Suốt mấy ngày em chỉ uống được vài thìa sữa thôi.
Những ngày đầu vào các thầy thuốc thấy rất longại về bệnh gan của em. Nay có đỡ đi một ít. Đang tiếp tục tiêm sirepa và truyền huyếtthanh ngọt.
Anh Việt Long, thật em không ngờ bệnh lại đếnhiểm nghèo như vậy. Em quá bi quan, may cóPhi động viên, giúp đỡ nên ít lo, phiền não.
Anh!... Có thể giữa tháng 10 mới có thể raviện. Lúc nào ra thì em về ngay K để có thể điều trị kịp thời. Em nóng ruột quá.
Nhận được thư này anh biên thư kẻo em mong anh nghe. Em gửi lời thăm chị và các bạn.
Em. Vinh.
THƯ GỬI GIA ĐÌNH
Ngày 24/9/1974
Bố mẹ và các em yêu mến!
Có lẽ sau lá thư này, gia đình sẽ lâu nhận thư con, vì đã bắt đầu mùa mưa rồi, xe không chạy được.
Hiện nay con và Ngân đều khoẻ. Sau khi cưới,Ngân lại về nhà in công tác, cách chỗ conkhoảng 3,4 cây số. Chúng con vẫn hay gặp nhau, sống vui, hòa trong cuộc sống tập thể. Anh em có làm cho con ngôi nhà tranh xinh xắn, cũng có bàn, ghế, giường chiếu đàng hoàng. Ở chiến khu này, được như thế là sung sướng lắm rồi.
Dạo này do ta đánh mạnh, địch co lại, nên tình hình yên hơn.
Tại cơ quan thì chúng con được sống trong không khí khá hòa bình.
Đời sống vật chất được cải thiện dần. Nhờ cócơ giới, chúng con khỏi phải gùi cõng vất vả.Tuy nhiên, nhằm tiến tới tự túc hoàn toàn lương thực, thực phẩm, chúng con cũng tham gia sản xuất khá nhiều.
Con đỡ bận hơn trước, các anh ngoài cơ quantăng cường vào đảm nhận nhiều việc, bây giờ con chỉ còn lo việc chuyên môn và chi bộ thôi.Con mong có nhiều thời giờ để viết. Vừa rồimất nhiều thời gian vào công việc sự vụ quá,chẳng viết được gì.
Thời gian càng trôi đi, con càng thương nhớ gia đình da diết. Do hoàn cảnh chưa cho phép con phải nén tình cảm lại. Và càng nén lại, càng đau xót. Có lẽ, trên đời này không một ailại không mong được sum vầy trong gia đình. Nhưng, cuộc đời cũng ít chiều theo sự mong muốn của con người. Tuy nhiên, con vẫn hy vọng có ngày sẽ về gặp lại gia đình. Chắc rằng tổ chức sẽ không quên những ngườiđáng nhớ.
Chắc bố, mẹ, anh Đức và các em đã xem ảnh, nghe băng ghi âm buổi lễ thành hôn của chúng con. Gia đình có hài lòng không? Hôm nay con gửi thêm mấy cái ảnh nữa.
Nghe gia đình vẫn sống hòa thuận, vui vẻ, cácem tiến bộ, con rất mừng. Mong rằng tất cảcác em đều tiến vững chắc. Còn anh Đức đã“vận động” được chị Hòa tiến hành xây dựng tổ ấm chưa?
Viết thư nói kỹ cho em biết và mừng với. Cháu Trang mũm mĩm quá nhỉ. Tuy nhiên, chú Phúcphải đi vào kế hoạch đấy nhé, kẻo mà vất vả lắm, Phúc có học hàm thụ đại học không?
Cứ nhìn hàng hóa - từ cây kim sợi chỉ - ở miền Bắc ùn ùn vào, con biết hậu phương phải thắt lưng buộc bụng lo cho chiến trường, con cũng hiểu phần nào những khó khăn mà đồng bào, trong đó có gia đình ta ngoài ấy, phải vượt qua.
Bố mẹ có đi xem phòng triển lãm một số hình ảnh miền Nam đấu tranh và xây dựng vùnggiải phóng không? Con có ảnh “Nhân dân miền Nam trong vùng địch kiểm soát phá ấp chiến lược Mỹ - Thiệu trở về làng cũ làm ăn” trưng bày ở đó đấy. (Báo Nhân dân ngày 9/6/1974 có đăng ảnh giới thiệu).
Gia đình đừng gửi gì cho con cả, con sốngtương đối đầy đủ rồi.
Cuối thư, con hẹn sẽ có ngày sum họp tronggia đình.
Con gửi thư này nhờ anh Phương, phó Ban Tuyên huấn khu, chuyển. Gia đình hỏi thêm anh Phương, sẽ biết thêm nhiều chuyện.
Anh Phương đã xa vợ và con 15, 16 năm trời, nay mới được ra đấy.
Con của gia đình.
THƯ NGÂN GỬI GIA ĐÌNH
Bố mẹ kính yêu!
Thư này là thư thứ tư con viết cho bố mẹ, nhưng chưa có thư nào con viết dài và thư riêng cho anh Đức và các em.
Lần này, cơ quan có người ra, con viết thưcho bố mẹ đây. Trước tiên con xin gửi đến bố mẹ lòng chân thành, mong bố mẹ mạnh khỏevui tươi trong tuổi già.
Bố mẹ ạ! Tuy chưa gặp mặt bố mẹ, anh Đức và các em, song con cảm thấy tình cảm của gia đình ấy vẫn sưởi ấm tâm hồn con trong những ngày sống công tác nơi chiến trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét