Thứ Sáu, tháng 5 9

Hôì ức làng Che

Hôì ức làng Che
Nguyễn đức thọ

Người Của Người
Khu đền Thượng xanh um tùm quanh năm bởi tán lá rậm rạp của những cây lim cổ thụ trồngtừ xa xưa. Phía bên dưới , gần làng là đền Hạ, nay đã bị cải tạo thành trường phổ thông cấp I . Khuôn viên chẳng còn cây cối nữa , người ta đã hạ hết lấy gỗ, xẻ ra đóng bàn ghế học sinh . Lũ trẻ làng tôi ít đứa dám bén mảng lên chơi đền Thượng vì sợ uy Đức Ngài . Người già bảo , Ngài là một danh tướng đời Trần có công chinh phạt Chiêm Thành mở mang bờ cõi , khi về già được vua ban lộc đất này . Ngài mất , làng tôi lập đền Thượng thờ làm Thành Hoàng . Đức Ngài thiêng lắm , khi cãi vã nhau , lắm kẻ hay đem Ngài ra thề để chứng minh sự trung thực và đúng đắn của những lời lý sự . Thề độc thế nhưng chưa thấy ai bị Ngài vật cho hộc máu , chỉ thấy cãi không xong thường đánh nhau bươu đầu mẻ trán .Kết cục lại bị dân quân mang súng áp giải lên chính quyền.
Mùa gió Lào , khắp làng khô không khốc , bờ tre xao xác bởi cái nóng hầm hập thiêu đốt . Sự yên tĩnh , mát mẻ bên trong khuôn viên đền Thượng càng làm tăng thêm vẻ trầm mặc thiêng liêng .Lẫn trong hương thơm của hoa cỏ và mùi ngai ngái của lá rụng lâu ngày trênlớp đất ẩm mục còn cảm thấy thoang thoảng vịthơm nồng của khói trầm từ trong điện thờ lenra khỏi mái ngói rêu phong . Vì có lai lịch tốt nên đền Thượng không bị cải tạo mà thành nơi quy tập thần thánh . Bao nhiêu đồ thờ cúng , câu đối, hoành phi, tượng gỗ sơn son thếp vàng của đền Hạ đều dồn về đây , để chật cứng ba gian hạ điện . Tuy vậy đất trong khuôn viên vẫn được giao cho các cụ phụ lão lập trại trồng dứa . Đất dưới tán cây lim chỉ câydứa mới sống nổi . Mùa dứa chín , hươngthơm theo gió bay lan ra khắp vùng . Ban ngày chim tu hú tụ về kêu inh ỏi . Ban đêm lũ dơi đập cánh bay loạn xạ . Muốn vào cổng đền Thượng phải qua năm nhịp cầu đá xanh , hình cánh cung , hai bên trồng hai tấm bia thấp lè tè có khắc chữ " Hạ Mã " . Bây giờ không có ai cưỡi ngựa đi ngang nữa, mỗi khi từ chợ về ,bà tôi vẫn cởi nón và cúi đầu bước cho nhanh , đi xa đền rồi mới đội nón lên đầu . Phía sau đền, gần bên cổng hậu là căn nhà tranh cũ kỹcủa người coi vườn dứa . Từ khi nhận bé Rớt làm con nuôi , ông Thuộc không đi về dưới làng xin ở hẳn tại đây .
Trưa hè tiếng ve sôi rộn rã từng hồi rồi tự dưng im bặt . Từ trong căn nhà cùng với tiếng võng kẽo kẹt là tiếng hát non nớt của con bé Rớt lảnh lót vang theo:
" Trông kìa con công nó múa
nó múa làm sao
chụm chân vào
xòe cánh ra ... "
Tiếng hát làm những con ve ngái ngủ bừng tỉnh . Bầy ve hòa âm không biết chán và conRớt hát đi hát lại chẳng biết mỏi mồm . Nó là con bé hồn nhiên , hát suốt ngày , từ lúc gà gáy ban mai tới lúc chim bay về tổ . Hôm nào không nghe tiếng hát lại thấy ông Thuộc sangtrạm xá tìm cô y sỹ Tâm :
- Con bé làm sao ?
- Thưa cô , đêm qua cháu nó bị sốt. Người nóng như hòn than , mê sảng luôn miệng .
- Không sao đâu . Lợn đến kỳ trở máng đấy . Trẻ con có vậy sẽ mau lớn . Bác nấu cháo với nắm hành tăm , bỏ thêm cái lòng đỏ trứng gà,ép cho ăn là khỏi ngay thôi . Mấy viên thuốc hạ nhiệt này lúc sốt cao mới cho nó uống nhé .
Cô y sỹ nói thế vì biết ông Thuộc nuôi con bé mát tay chẳng kém gì người ta nuôi lợn gà . Cô còn bảo với người làng :
- " Canh tập tàng dễ kiếm, con tập tàng dễ nuôi " . Con bé càng lớn, nhìn càng thích mắt . Sau này biết đâu ông Thuộc lại có phận nhờ .
Ông Thuộc vốn là cán bộ miền Nam tập kết , một người thích sống cô độc , chẳng hề muốn phiền lụy ai. Ngoài tiêu chuẩn hưu mất sức,mỗi quý còn có thêm tiền trợ cấp thương binhchống Pháp nên cuộc sống của ông cũng tàm tạm đủ . Riêng công điểm làm bảo vệ trại dứa , hợp tác xã trả bằng lúa , ông không nhận , thường đem tặng cho nhà trường để các thầy cô làm quỹ phần thưởng cho học sinh giỏi . Hội đồng hương tập kết thỉnh thoảng vẫn cửngười đến thăm , gợi ý mai mối cho ông vài đám con gái lỡ thì , đàn bà quá lứa nhưng ông chỉ cười trừ . Bị ép qúa , ông từ chối thẳngthừng . Ông vẫn chung thủy với người vợ bênkia giới tuyến cho dù bao nhiêu năm bặt tin tức . Ngày thống nhất nước nhà rất xa vời mà ông thì cứ đơn chiếc một mình mãi , dân làng tôi lấy làm lạ sinh nghi , hay ông này bị thương vào đúng " chổ ấy " nên chẳng thiết chi đàn bà ...
Con Rớt là đứa trẻ hoang bị người mẹ vôdanh nhẫn tâm đem bỏ nơi cầu đá cổng đềntrong một đêm mưa gío . Tiếng khóc oa oavọng tới căn nhà tranh khiến ông thức giấc trởdậy đi tìm . Ông đem sinh linh bé bỏng ấy về ở với mình và nuôi bộ bằng đủ thứ có thể dành dụm . Ai cũng ái ngại thay cho ông nhưng ônglại bảo :
- Người là của người mà. Bà con cứ tin tôi . Chắc là có cơ duyên , tôi mới có đứa con này .
Khi hết đường sữa , ông cho con bé ăn tạm nước cháo pha với mật ong , bí quá thì bế ra cầu đá đón các bà chị đi chợ về xin cho búchực để nó đỡ thèm hơi mẹ . Người làng rất cám cảnh hai cha con ngồi thu lu chờ đợi trước cổng đền . Mẹ tôi vẫn thường hay cho Rớt bú chực . Nó tạp ăn vô kể , mồm ngoạm vào bầu vú táp lia lịa như lợn táp . Mẹ tôi cứ nhè cái mông núng nính phát bôm bốp rồimắng yêu . Nó nghe thấy nhưng vẫn hì hục bú , khi đã no căng bụng mới nhả vú ra , nhoẻn miệng cười , đưa mắt tìm cha nuôi đòi bế . Thếnhưng Rớt vẫn mủm mỉm mau lớn và không hềbị sài đẹn như lũ trẻ ở làng , da dẻ trắng hồng , mắt đen láy , đôi môi xinh đỏ mọng . Chắc là con bé được Đức Ngài phù hộ độ trì ... Tục làng tôi con nít khó nuôi hoặc dễ nuôi , người ta thường đem lên đền Thượng xin bán cho Ngài , khi đã lớn mới dám sửa lễ xin chuộc ...
Tình bạn của tôi và Rớt thực sự bắt đầu từ hôm làm lễ xin chuộc tại đền Thượng . Bà tôi đội cái mâm gỗ trên đó là cái đĩa đựng bảy vắt cơm và ba cái trứng vịt luộc tượng trưng ba hồn bảy vía con trai. Còn ông Thuộc bưng chiếc khay sắt tráng men đựng chín vắt cơm và ba cái trứng gà luộc tượng trưng cho ba hồn chín vía con gái . Hai người kính cẩn đặt lễ lên trước điện rồi thắp hương khấn rất lâu. Tôi và con Rớt phải quỳ hai bên , quỳ lâu đếnmức chân tê tưởng có hàng trăm con kiến đang tranh nhau cắn . Thỉnh thoảng con Rớt lại quay sang tôi :
- Anh Chó Mực ơi , em hơn anh những hai vía đấy .
- ừ thì mày nhiều vía hơn tao ! Tôi cáu nhưng không dám quát . Nó gọi tôi Chó Mực , là gọi theo bà và mẹ , tên đi học của tôi là Minh . Tên đi học của nó là Đào .Nó không khó chịu khi người ta gọi là Rớt , cái đồ con rơi con rớt . Tôi thì rất bực , khi có ai dám gọi mình là ChóMực . Lễóxin chuộc xong , từ nay tôi và nó không còn phải làm con nuôi Đức Ngài nữa . Chúng tôi phải ăn hết cơm vắt và trứng luộc để Ngài chứng dám . Tôi nhai trọn bảy vắt cơm và ba cái trứng . Con Rớt ăn uể oải , nó nhai hồn vía nó một cách khó khăn . Thỉnh thoảng mắc nghẹn , ho sặc mặt đỏ bừng , ôngThuộc vội ghé bi- đông nước cho uống và vuốtngực nó để cơm mau trôi . Rớt nhăn nhó :
- Cha ơi , con no lắm rồi , không ăn nữa đâu .
- Gắng lên con , ăn hết để Đức Ngài còn phù hộ cho . Ăn không hết , hồn vía đi lạc thì khốnkhổ . Bà tôi vỗ về . Đây , con nhìn anh Chó Mực ăn giỏi không này .Ông Thuộc lo lắng hỏi bà :
- Tại tôi vắt nắm cơm to quá . Để đem về , tối cháu lửng dạ , cho ăn tiếp có được không bà ?
Con Rớt cầu cứu tôi :
- Hay là anh ăn hộ em với . Em chịu thôi , ngán lắm rồi .
- Không được . Bà tôi ngăn lại . Hồn vía ai nấy giữ . Ông cứ đem về bắt ăn cho bằng hết nhé .
Tôi thấy buồn cười . Không hiểu sao , tôi lại rất khoái cảnh con Rớt bị mắc nghẹn, cổ vươn ra như cổ con gà tham ăn thóc ở sân phơi .
Tôi thường lên đền Thượng chơi . Rớt thấy tôimừng ra mặt , rủ đi hái dứa chín về gọt ăn với chuối xanh chấm muối ớựt . Ông Thuộc lấy những thanh tre ghép lại thành cái bàn dưới gốc lim để hai đứa học bài chung . Có một hôm Rớt dẫn lối , đưa tôi chui vào trong gian thượng điện . Tôi nhìn thấy pho tượng Đức Ngài uy nghi đang ngồi trên bệ thờ mà lòng đầy kinh sợ . Đôi mắt ngài rất to , nhìn tôi trừng trừng như muốn hỏi : " Mày con ai ? Vào đây làm gì ? " Người tôi bủn rủn . Rớt thì thào bên tai :
- Anh đừng sợ . Ngài thương người lắm .Đừng chỉ ngón tay , Ngài quở . Tôi thấy hãi hùng nhưng không dám bỏ chạy ra ngoài , sợ con Rớt chê nhát gan . Nó thông thạo hết mọi ngõ ngách trong điện.Sang bên gian hữu , ở góc hơi khuất là pho tượng một người đàn bà khỏa thân trắng toát được tạc bằng đá ngọcbạch.Tôi ngỡ ngàng nhìn như bị thôi miên. Lần đầu tiên trong đời được thấy toàn bộ thân thể một người đàn bà trần truồng . Hình như bên trong những đường cong của hai bầu vú tròn căng , đang phập phồng hơi thở sự sống con người chứ không phải là đá. Gương mặt người đàn bà thoáng nét cười hiền dịu riêngđôi mắt hơi buồn nhìn vời vợi xa xăm . Con Rớt quỳ xuống chắp hai tay lên miệng khấnlầm rầm . Nó nói với tôi :
- Đây là tượng Bà Hoàng xứ Chiêm Thành .Bà là vợ Đức Ngài , ngày xưa có công lao dạy dân múa hát nên khi chết cũng được thờ ở đây .Tôi đã được nghe kể chuyện Bà Hoàng nhưng nay mới thấy tận mắt. Mỗi năm Hội đền Thượng , người ta làm lễ tắm tượng Bà . Kẻ nào cười sẽ bị Bà giật cho méo miệng, kẻ nào ghé mắt nhìn trộm thì bị Bà chọc cho đui mắt .Tôi hỏi Rớt :
- Mày khấn với Bà điều gì thế ?
- Em xin Bà phù hộ cho anh học giỏi thành tài , xin Bà phù hộ cho em xinh đẹp múa giỏi hát hay để đi văn công . Nào , theo em sang bên này , có tượng ông Phổng buồn cười lắm .
Nó dắt tôi sang bên tả , sau tượng con ngựa gỗ màu hồng đứng cúi đầu là tượng ôngPhổng đá ngoác miệng cười . Ông Phổng mình trần trùng trục , bên dưới háng lòi ra nguyên bộ đủ cả chim với hai hòn cà bị mạng nhện chăng đầy . Thú thực, tôi sợ quá không dám cười , con Rớt bưng miệng lại , chắc nócũng đang muốn cười . Ông Phổng này vốn làkẻ chăn ngựa của Đức Ngài . Dẫn ngựa xuốngsông tắm , mãi lo cho ngựa mà để trôi mất khố nên phải ở truồng ...
Hai đứa chui ra khỏi gian thượng điện , tim tôi vẫn còn đập loạn nhịp , mồ hôi ra đầm đìa . Con Rớt nhìn bộ dạng của tôi như hiểu được nỗi băn khoăn:
- Cha em bảo , thần thánh cũng bắt đầu là con người . Người tốt biết lo cho người khác chết đi sẽ thành thần thánh . Người xấu chết đi sẽ thành ma quỷ . Ma quỷ sợ thần thánh . Ơ , anh không tin à ? Tôi vội gật đầu . Người tốt như mẹ anh , khi già rồi chết đi cũng sẽ thành thầnthánh đấy .
- Mày nói bậy ! Tôi gắt nó .
- Thật mà ! Mẹ anh tốt , cho em bú nhờ . Mẹ lại đẻ ra anh , cho em chơi chung vơí anh ...
- Thế mẹ mày bỏ rơi mày chắc sau này thành ma quỷ chứ ?
Nó lắc đầu , mặt xị xuống rồi òa khóc :
- Em không biết ...
Thấy Rớt khóc ,tôi bỗng ân hận, tại sao mìnhlại hỏi đến mẹ nó làm gì để nó tủi thân ...Rớt à , anh xin lỗi nhé.
Trong khuôn viên xanh mát đến kỳ thú của đềnThượng , tuổi thơ của chúng tôi trôi đi êm ả. Bỗng dưng một dạo có đôi chim công bay về làm tổ trên ngọn lim . Cha con ông Thuộc mừng lắm , chim công xuất hiện là báo điềm lành. Tôi và Rớt nấp kín trong bụi hàng giờ rình xem công múa . Con trống lượn quanhcon mái rồi tự nhiên xòe bộ lông đuôi rực rỡ thành tán rộng , hai cánh giương lên , ngực ưỡn ra kiêu hãnh . Con mái đứng e lệ quay đầu nghiêng ngó nhìn bạn tình âu yếm. Đôi chim đang thời kỳ hạnh phúc , sáng cùng bay đi kiếm mồi, chiều bay về quấn quýt bên nhau rồi thay nhau ấp trứng . Một hôm không thấy chúng trở về tổ . Nghe nói mấy tay bảo vệ đập thủy lợi Quản Hài đã rình bắn chết cả hai con công , vặt lông quay lên nhắm rượu . Ông Thuộc vội vã tìm đến nơi hỏi thăm hư thực .Bọn người dã man đem ra bốn chiếc cánh cònnguyên lông định phơi khô làm quạt cùng một nắm lông đuôi con trống dài cả thước . Ông bật khóc quay về , bảo tôi trèo lên tổ lấy hai quả trứng xuống bỏ vào ổ gà đang ấp . Hai con công non nở ra nhờ hơi ấm của mẹ gà . Chúng ăn khỏe , lớn rất mau , suốt ngày cứbám lẳng nhẳng quanh chân người đòi ăn. Khi ăn xong chúng bay lên đậu trên mái tranh .Hai con công bước tới đâu tàn tranh rụng lả tả đếnđó . Ông Thuộc phải dự trữ mo nang để dói lại mái nhà phòng khi trời mưa giột . Có người tới gạ mua , ông không dám bán vì sợ con Rớt khóc dỗi bỏ cơm . Rớt đã thành thiếu nữ nhưng hay làm nũng bằng cách tuyệt thực . Mấy cụ phụ lão tổ trồng cây bảo ông :
- Gà trống nuôi công ! Gà nuôi công lớn , công bay về ngàn ...
Lần đầu tiên trái tim tôi xao xuyến vì nhận ra vẻ xinh đẹp của Rớt là đêm ở trường có Hội diễn văn nghệ . Em bước từ cánh gà vào giữa quầng sáng sân khấu múa điệu chim công . " Trời ơi , con gái nhà ai thế ?" Mọi người reolên kinh ngạc . Mặt tôi nóng bừng , Rớt múa đẹp quá, thân thế mơn mởn uốn lượn nhịpnhàng uyển chuyển theo tiếng nhacù réo rắt . Em đang hóa thân thành chim công , ánh mắt long lanh , đôi môi hé nở nụ cười mê hồn .
Tan buổi diễn , tôi đưa Rớt về nhà trong im lặng ... Tôi không biết nói gì với em . Hình như đường làng đêm nay trăng rất sáng . Em vẫn mặc nguyên bộ đồ lóng lánh của điệu múa , gương mặt bồi hồi vì những lời khen tặng . Em bổng nắm lấy bàn tay đang run rẩy của tôi :
- Anh làm sao thế ? Ơ kìa , sao chẳng nói gì với người ta ?
Tôi mỉm cười ngượng nghịu , nhìn chằm chặp vào bộ ngực phập phồng dưới làn áo mỏng . Rớt thẹn thùng ấp hai bàn tay che lại . Tôi cố nhìn , em càng quay đi .
- Anh thấy ngực em hôm nay sao mà nhọn thế ?
- Người ta mặc "áo con " rồi đấy . Đồ ngốc ạ! Em cốc vào trán tôi rồi bỏ chạy ...
Đêm ấy tôi mơ một giấc mơ kỳ lạ ... thấy mình vào trong đền Thượng . Tượng Bà Hoàng xứ Chiêm thành có gương mặt không phải tạc bằng đá ngọc bạch mà là gương mặt của Rớt tươi trẻ , hồn nhiên trong vầng sáng cầu vồng bảy sắc . Còn pho tượng ông Phổng cởi truồng vì đi tắm ngựa để nước cuốn trôi mất khố lại có cái đầu của tôi . Tôi há miệng cườikhông thành tiếng ... Rớt xấu hổ bỏ chạy để lại sau lưng chuỗi cười trong vắt như tiếng chimhót ban mai ...
Trường nghệ thuật về huyện tuyển sinh , có lẽRớt được Bà phù hộ , em là thí sinh duy nhất trúng tuyển diễn viên múa . Lúc tiễn em lên đường , tôi dặn:
- Nhớ gửi thư về cho anh , Rớt nhé .
- Từ nay cấm gọi là Rớt đấy . Phải gọi em là Anh Đào nhớ chưa ?
- ừ thì ... anh Anh Đào !
Tôi làm bộ vui vẻ bên ngoài thôi , trong lòng buồn héo hắt . Ông Thuộc lại bắt đầu những ngày lủi thủi một mình trong căn nhà tranh , mái dói nham nhở vì dấu chân công đạp lên. Thỉnh thoảng tôi ghé thăm và hỏi tin tức của Rớt . Ông chỉ lắc đầu buồn bã . Rớt không gửi thư , hình như em đã quên tôi, quên những tháng ngày vui đùa vô tư dưới bóng mát những cây lim già . Ông Thuộc càng buồn hơn khi đôi chim công bổng nhiên rủ nhau bay đi mất . Chúng bay về hướng đại ngàn mênh mông , một dải xanh xanh phía chân trời. Bà tôi thương ông Thuộc lắm , hình như bà cũng thương cả Rớt nữa , bà nói trong tiếng thở dài :
- Khổ thân con bé ! Nó là người có tướng hồng nhan .
Riêng mẹ thì nói để an ủi tôi :
- Gắng học hành đi con ơi . Má văn công mông bộ đội , hay hớm gì ...
Chẳng hề bị ai đâm chém cả , trong lòng tôi vẫn có một vết thương đau âm ỉ suốt thời trai trẻ ...
*
* *
Suốt một ngày lội bộ leo núi rã rời , tôi mới tìm ra cái cốc nhỏ ở lưng chừng Hòn Mộc , nơi ông Thuộc đang ẩn dật . Miền Nam giải phóng , ông vội vã trở về quê hương Đà Nẵng tìmgặp vợ . Hai mươi mốt năm đằng đẵng ép xác thủy chung với vợ , khi gặp lại mới biết bà đã đi bước nữa . Chồng bà là sỹ quan chế độ SàiGòn, trong cơn hoảng loạn đã nhảy lên tàu chiến di tản , không kịp đón gia đình đi theo . Bà và các con ở lại , chưa biết bấu víu vào đâu thì ông Thuộc xuất hiện như chiếc phao cứu sinh lúc đắm đò . Hàng ngày , nhìn những đứa con riêng của vợ , nhìn căn nhà không hề có dấu ấn nào của chính mình , ông cảm thấymình là một kẻ xa lạ . Bà vợ cũng chẳng biết làm cách nào để an ủi ông , bà đã có cuộc đờikhác , thân phận khác . Tủi thân, có lúc bà quỳ xuống trước mặt người chồng cũ tội nghiệp , gào lên :
- Trời ơi , giá chi ra ngoài Bắc , ông lấy vợ có con thì tôi đâu có đau đớn như thế này ... Ông Thuộc ơi là ông ...
Không thể chịu đựng nổi tình cảnh ấy , ông tìm lên núi Ngũ Hành Sơn xuống tóc đi tu . Hai mươi mốt năm sống ở trại dứa đền Thượng là hai mươi mốt năm ngày Bắc đêm Nam . Bây giờ ngồi thiền trong cốc nhỏ lưng chừng Hòn Mộc , cái tâm nào yên tĩnh , cứ vơ vẩn đâu đó ngoài Bắc . Nơi có căn nhà tranh bình yên dưới bóng cây lim già , nơi có đứa con nuôi từ ngày đi văn công bỗng dưng bặt tin . Ông nhớ Rớt như cào xé ruột gan . Nào ngờ về quê lại bắt đầu một quãng đời nhọc nhằn sống trong cảnh ngày Nam đêm Bắc . Đêm đêm , giấc mơ lại đưa ông vượt đèo Hải Vân trở ra miền Bắcđi thăm đền Thượng , thăm các cụ phụ lão trại dứa . Rất nhiều lần ông đã gặp đứa con nuôi trong cơn mơ chập chờn thức ngủ của tuổi già ...
Ông Thuộc nhìn tôi , gương mặt già nua khắckhổ bỗng rạng rỡ :
- Phật Tổ ơi , thằng Chó Mực , thằng cháu Minh ! Cháu còn nhớ đến lão già này ?
- Cháu nào ngờ bác gặp nông nỗi này . Tôi nghẹn lời . ở làng ai cũng nhắc bác . Nhân chuyến theo nhà trường vào đây tham quan , mẹ cháu bảo phải tìm thăm bác .
- Mô phật ! Bác biết lấy chi đền ơn trả nghĩa bà con . Giá như có con Rớt bác sẽ trở ra ngoài đó, cháu ạ .
Tôi dè dặt hỏi :
- Thế bây giờ em Đào lưu lạc phương nào hở bác ?
Ông Thuộc òa khóc thành tiếng . Một ông lãotu hành vướng duyên nghiệp trần thế còn quá nặng mà khóc thì đó là điều kinh hoàng nhất của kiếp người. Tôi không dám nhìn ông , quay mặt ra phía cửa cốc . Ngoài xa kia, thấp thoáng bóng một con tàu lẻ loi, bé bỏng nơi đường chân trời xanh ngắt . Giọng ông Thuộc bùi ngùi qua tiếng nấc :
- Nó thất tình , hóa điên hóa dại rồi không nhớ đường về nữa . Có người gặp nó ở chợ cá tận trong Phan Thiết . Bác già yếu rồi , không thểđi tìm . Nghĩ đến con mà đứt ruột đứt gan ...
Chia tay ông Thuộc , tôi quyết định thay đổihành trình , xin phép ông Hiệu trưởng rời đoàntham quan , mua vé tàu đi vào Phan Thiết . Đó là chuyến đi đầu tiên dài nhất trong đời . Con tàu chạy qua suốt dải miền Trung dằng dặc đèo dốc , dằng dặc cát trắng . Tâm tư của tôi cũng dằng dặc rối bời , tưởng chừng có ngọn lửa vô hình đang thiêu đốt nơi lồng ngực. Không, tôi không tin là em không còn nhớ đường tìm về làng quê nơi em đã lớn lên . Tôi không tin là em đã quên người cha nuôi miền Nam tập kết phải tần tảo nuôi nấng em . Tôikhông tin là em đã quên tôi, quên những ngàytháng hồn nhiên trong trẻo tuổi ấu thơ ... Rớtơi ...
Tôi lùng sục khắp thị xã Phan Thiết , từ chợ Cá với những dãy hàng hải sản tanh tưởi đến những lò nước mắm để mênh mông bể chượpoi nồng mùi hôi . Đến đâu tôi cũng chìa tấm ảnh của Rớt ra dò hỏi . Những người đàn bà xúm lại trầm trồ :
- Chu cha , người đẹp như vầy thì chui vô mấy chỗ này làm chi cho cực .
- Tui có con cỡ này , tui cho nó vô Sài Gòn làm nghệ sỹ , sướng một đời .
Khi đã thất vọng hoàn toàn , tôi bỗng có ý nghĩ vào Đồn công an biên phòng hỏi thăm , nếu không có tin tức đành quay về. Viên sỹ quan đồn trưởng tiếp tôi rất lịch sự . Anh mời tôi uống trà , chăm chú lắng nghe kể lại nguồn cơn . Cầm tấm ảnh xem hồi lâu , anh ta bỗngchợt nhớ ra :
- Tôi có gặp người này rồi . Cô ta bị bắt trong một vụ vượt biên trái phép . Chắc là do bị sốcnặng , cô ấy hóa điên , ngẩn ngơ chẳng nhớ nổi điều gì . Thương tình , chúng tôi gửi lại một gia đình ngư dân ở Mũi Né . Cô ấy tuy không tỉnh táo nhưng lao động khỏe , biết nghe lời , bảo gì làm nấy , có thể tự nuôi thân được .
Thế là tôi đã lần ra đầu mối mớ tơ vò của lòng mình . Vì đâu mà đời em lại phiêu bạt mãi tậnnơi cuối đất cùng trời này.Nhìn những trảng cát mênh mông bất tận , trắng lóa mắt dưới nắng mà xót xa cho số phận của em tôi ...
*
* *
Nơi bến Cá nhốn nháo người mua kẻ bán , tôi nhận ra em đang quẩy gánh đi ra phía cồn cát . Đào có vẻ khỏe mạnh , dáng người hơi đẫy đà, làn da trắng hồng nổi bật hẳn so với những người dân biển . Gánh nặng thế mà gương mặt vẫn vui vui như vừa bước ra khỏi đám hội . Mấy gã ngư phủ dừng tay gỡ lưới , lên tiếng trêu ghẹo :
- Người ở đâu , đẹp quá ta ?
- Người của người ... Đào trả lời chỏng lỏn,cất tiếng cười lanh lảnh . Tôi bước theo , cát lún chân nóng dẫy . Phía trước , em vẫn chạy thoăn thoắt vì biết có kẻ đang bám đuôi . Lên tới đỉnh động cát , Đào bỗng đặt gánh xuống , cầm ngang đòn triêng thủ thế chờ .
-Đồ đàn ông thối tha ! Em quát lớn , ánh mắt căm hờn nhìn thẳng vào tôi.
- Kìa , Rớt ... Đào ơi , anh đây mà . Không nhận ra anh sao ?
Chiếc đòn triêng rơi xuống cát , em đứng ngâynhìn tôi , đôi mắt dại hẳn, bàng hoàng . Trong cơn xúc động bồi hồi , tôi nhìn rõ ngực áo em căng tròn ướt đẫm vì tức sữa của người mới nằm ổ .
- Ôi , anh Chó Mực ... Anh đi đâu đây ?
Lòng tôi nhói đau vì câu hỏi của em nhưng vẫn cố trấn tĩnh :
- Anh đi mua cá. Có con nào to không , bán cho anh nào .
Đào xăng xái lật cái nón đậy một đầu gánh lên . Trời ơi , trong chiếc rổ là một đứa trẻ chừng dăm tháng đang ngủ ngon lành. Đào bế nó dơ ra phía trước:
- Em chỉ có con cá to nhất đây . Không bán đâu ! Để làm vốn ! Người là của người mà . Ôicon gái mẹ ơi , dậy đi nào ...Chào bác Chó Mực đi nào...
Rất tự nhiên , Đào vạch vú cho con bú ngay trước mặt tôi . Nước mắt tôi trào ra , tôi khóc lặng người . Đứa bé cứ hì hục bú , thỉnh thoảng nhướng mắt nhìn lên mặt mẹ nhoẻn cười .
... Đào bế con đi trước , tôi quẩy gánh cá lê bước theo sau , băng qua trảng cát . Hình như cuộc hội ngộ với tôi đã làm em hồi tỉnh và nhớlại . Em cúi mặt khóc rấm rức . Khóc đi em , khóc cho vơi bớt buồn đau ... Trời biển Mũi Né xanh thăm thẳm sau lưng . Gió thổi từng cơn ,cát bay rần rật trước mặt .
Đứa bé đưa cặp mắt đen lay láy nghiêng ngónhìn tôi qua vai mẹ . Lâu lâu nó lại chun đôi môi nhỏ xíu lên hóng chuyện . Đó là gương mặt ngày xưa nhưng chưa hề trôi vào dĩ vãng ... Vẫn còn đó khu trại dứa xanh mát trong khuôn viên đền Thượng ... Vẫn còn mái nhà tranh ấm áp tình người một thuở ... Vẫn còn người cha nuôi miền Nam tập kết giàu lòngnhân hậu mỏi mòn mong nhớ em ... Vẫn cònnhững người dân làng sống chan hòa mộc mạc đang chờ ta ... Vẫn còn có anh đây , Đàoơi ! Em nói đúng đấy . Người là của người mà ! Người của người ...
1998

Người Của Ngày Xưa
Đà Lạt một chiều mưa lạnh. Thành phố cao nguyên ngả màu trắng đục , khiến cho người phương xa tới đây lúc nào cũng có cảm giác như trời sắp tối . Phố xá thưa người qua lại ,lác đác có những chiếc xe hơi sang trọng cửakính kín mít chạy xé mưa vội vã . Trên bãi cỏ nhàu nát bên hồ Xuân Hương , có một con ngựa già đứng bất động giữa trời như đang thi gan với gió mưa , như đang chờ đợi ...
Trong góc quán vắng có hai người đang ngồi yên lặng đối diện với nhau . Người đàn ông tóc bạc trắng , da mặt trổ đồi mồi hơi ửng lên vì sự bồi hồi . Người đàn bà luống tuổi đang cố giấu vẻ hồi xuân sau tấm khăn voan mỏng . Họ nhìn nhau như không thể dứt ra nổi . Người đàn bà hỏi rất khẽ khàng :
- Chờ em có lâu không ?
Người đàn ông trả lời , giọng Nam bộ ấm áp từng tiếng một :
- Sao em không hỏi con ngựa kia . Nó bắt đầu đứng vậy khi anh đến . Anh thì gặp em rồi . Còn con ngựa , bạn của nó chắc là không tới .
Người đàn bà thoáng mỉm cười , nụ cười buồnbuồn mà ánh mắt lại vui
- Trách chi lúc này mặt anh giống hệt mặt con ngựa .
- Trời đất ơi ! Người đàn ông kêu lên , âm thanh bị ém sâu vào trong ngực giống như tiếng nấc . Ông nói khó khăn vì xúc động . Em vẫn còn giữ được cái nết nghịch ngợm ngày nào .
Họ lại im lặng nhìn nhau . Họ nói với nhau bằng ánh mắt . Thời gian trôi chầm chậm . Người đàn bà xốn xang lòng dạ bởi ánh mắt vừa buồn vừa sâu lắng của người đàn ông .
- Nhìn gì mà nhìn lắm thế ? Giọng bà làm ra vẻ đanh đá nhưng âm sắc vẫn ngọt ngào của người gốc Hà Nội .
- Nhìn cho đã ... Bộ nhìn cũng cấm sao ?
- Chẳng ai cấm ai cả . Chỉ mình tự cấm mình thì có . Đúng không nào ?
- ờ ờ ... Ngày xưa mà .
Người đàn ông lẩy bẩy châm thuốc lá , bàn tay run run cầm chiếc hộp quẹt ga nhỏ . Ông không thể tự bật lửa . Người đàn bà nhẹ nhàng gỡ chiếc hộp quẹt ra khỏi những ngóntay gầy khô , nói trong tiếng thở dài :
- Khổ chưa . Đưa em bật cho nào . Này châm đi. Anh vẫn hay lóng ngóng như hồi xưa .
- Thì tại trời lạnh quá. Lên đây anh khôngquen khí hậu .
Người đàn ông chống chế một cách yếu ớt nhằm khỏa lấp sự xúc động . Người đàn bà đưa mắt làm bộ nguýt ông nhưng bờ mi chớp chớp cố ngăn một giọt lệ sắp trào ra.
- Vẽ chuyện. Chỉ giỏi giấu diếm thôi . Cứtưởng là không dám gặp lại nhau đấy .
Hai ly cà phê đen trên bàn đã thôi nhỏ giọt nhưng hai người không ai nhớ cầm muỗng pha đường để uống . Bên ngoài quán mưa vẫn nhẹ rơi .Gió khua xào xạc trên những ngọn thông già . Mặt hồ gợn sóng mờ mịt. Trên bãi cỏ màu xanh tái , con ngựa vẫn đứng hóa đá giữa trời , đôi mắt buồn không chớp, hướng cái nhìn trống rỗng bất tận vào hư vô ...
*
* *
Họ là hai người của ngày xưa, lâu lắm rồi, bây giờ mới có dịp tình cờ cùng có mặt trên cao nguyên. Họ gặp nhau chẳng phải do hò hẹn mà do sự run rủi của chim trời cá nước . Người đàn ông là Chính, nguyên chủ nhiệmTổng kho hậu cần mặt trận Z trên cung đường15 máu lửa thời chống Mỹ . Người đàn bà là Ngàn , nguyên bác sỹ quân y . Ngày xưa ... Hai người từng một thời cùng chung đơn vị . Một thời thật gian nan và khó thể nào quên nổi ...
Đại úy Chính lúc ấy mới ngoài ba mươi , làm chủ nhiệm Tổng kho được hai năm thì trên chủ trương cần mở thêm bộ phận trạm xá trựcthuộc nhằm đối phó với tình hình chiến dịch .Xe tải từ chiến trường ra sẽ trả thương binh rồi nhận hàng quân dụng quay vào ngay để khépvòng cung vận chuyển . Công việc chuyên môn của Tổng kho là cung ứng hàng hóa súng đạn nay phải đón thương binh , Chính cảm thấy bối rối thực sự .Đúng lúc ấy , một nữ bác sỹ trẻ xuất hiện , y hệt cô Tấm chui ra từ quả thị trong chuyện cổ .
- Báo cáo thủ trưởng , em là Ngàn , vừa tốt nghiệp đại học quân y , được phân công về đây . Dạ mời thủ trưởng xem quyết định công tác . Chính nhìn Ngàn , bàng hoàng trong chốc lát vì vẻ tươi trẻ của cô nhưng rồi anh cố giữ sự nghiêm nghị vốn có :
- Gọi tôi là chủ nhiệm đừng gọi là thủ trưởng .
- Vâng ạ .
Thế là giải thoát được nỗi lo âu thiếu ngườiphụ trách trạm xá , Chính vui vẻ gọi :
- Anh em ơi ... có bác sỹ rồi nghen . Bác sỹ thứ thiệt đây nè .
Đám lính trẻ ùa đến vây quanh . Ngàn đỏ mặt thẹn thùng . Họ ngỡ ngàng ngắm cô bác sỹ xinh đẹp như những chú lùn đang bắt gặpnàng Bạch Tuyết giữa rừng sâu . Bao năm rồiTổng kho mới có bóng dáng con gái xuất hiện.
- Chào em ... Em gái Trường sơn ... ơi em gái đồng hương ...
- Đề nghị chủ nhiệm cho tôi chuyển sang Trạmxá . Coi kho đạn mãi ngán lắm rồi .
Chính xua tay giữ trật tự rồi trân trọng giớithiệu :
- Đồng chí Ngàn cấp bậc trung úy , quê Hà Nội , chức vụ trưởng Trạm xá , chính thức biên chế Tổng kho từ chiều nay . Ai có ý kiến gì không ? Không hả ? Vậy thì giải tán , rõ chưa ?
- Rõ ! Đám lính hô ran nhưng chẳng ai muốn rời cửa hầm chỉ huy .
- Chưa khi nào thấy ông Chính rạng rỡ nhưhôm nay chúng mày ạ .
- Chủ nhiệm nhìn em chủ nhiệm cười . Đaulòng em lắm chủ nhiệm ơi ...
Có Ngàn đến, góc rừng hẻo lánh nơi đây bớtheo hút hơn . Xe vận tải đến rồi đi tấp nập . Những chàng lính lái xe bẻm mép đều mong ngày quay lại Tổng kho gặp Ngàn . Họ tạc ra đủ thứ lý do xin khám bệnh , cố tình lân la xin thuốc, xin điều trị ngoại trú . Ngàn là bông hoa đẹp ngát hương giữa rừng gìa . Cô bận túi bụi lo cứu chữa thương binh . Người bị nặng phải sơ cứu rồi chuyển ra tuyến ngoài. Người bị nhẹ điều trị tạm thời tại trạm xá . Tổng kho tăng thêm quân số , quyền uy của Chính cũng tăng lên nhờ có bác sỹ Ngàn. Vài chàng trai trẻ biết sắp phải ra viện lân la xin chủ nhiệm cho ở lại phục vụ Tổng kho . Chính chỉ cườihiền lành , anh biết tỏng ý đồ của họ nên kiên quyết lắc đầu :
- Các cậu là mặt hàng chiến lược mà mặt trận đang cần . Bác sỹ Ngàn đã chữa khỏi là tớ phải cho xuất kho. Chiến trường đang vẫy gọi .
Chính vốn xuất thân từ bộ đội hậu cần thờichống Pháp ở chiến khu Đ. Tính anh hiền lànhcần mẫn và ít khi nặng lời với cấp dưới . Thế nhưng ai cũng nể sợ anh vì sự chân thành trong sinh hoạt. Tập kết ra Bắc, anh bị các bạn đồng hương coi là tên gà tồ nhát gái. Họ hùa nhau mai mối cho một cô giáo người Nghệ An .Chính có vợ, hai lần về phép, vợ đẻ hai đứa con .Anh đâm hoảng , thương vợ con nhưngthường ngại tạt về thăm trong những lần công tác ngắn hạn . Ba mẹ anh đẻ mười một đứacon , anh là thứ chín ... Nghĩ đến vợ , vừa nhớ thương vừa sợ . Chẳng lẽ không giúp được gì , mỗi lần về lại làm cô ấy chửa đẻ thêm khổ . Có dịp , anh thường gửi quà nhờ anh em chuyển hộ , còn họp hành xong là quay lại đơn vị . LàmTổng kho nắm trong tay vô số thứ hấp dẫn. Chỉ cần chữ ký của Chính trong ba lô chiến sỹ sẽ có thêm thùng lương khô làm qùa cho người thân. Ai cũng biết ơn anh và ngại tính khắc kỷ của anh , dù Chính ít khi tỏ raquan cách .
Từ ngày có Ngàn , người ta bắt đầu để ý tới Chính bằng nhiều sự liên tưởng đầy hàm ý . Không khéo bố mày chê bà vợ quê mùa rồi. Cứ nhìn cái cách cưng chiều cô bác sỹ là đủ hiểu . Chính nhường hẳn căn hầm chỉ huy cho Ngàn ngủ đêm , ra phía ngoài mắc võng ở chung với anh em . Sự bao quát của anh luôn làm cho đám trẻ khó chịu. Kỷ luật thời chiến khắt khe lắm nhưng ai mà chặn nổi những khe hở đời thường . Một hôm thấy Ngàn khóc sưng mắt , Chính chột dạ vặn hỏi :
- Có chuyện gì vậy ?
Cô chỉ lắc đầu , quay mặt nức nở một cách ấm ức . Chính nổi quạu :
- Đứa nào làm gì cô phải không ? Nói đi !
- Thủ trưởng chẳng giúp được em đâu . Họbậy bạ lắm . Em khổ tâm qúa .
Chính bổng cười lớn :
- Làm hoa cho người ta hái , làm gái cho người ta trêu . Chuyện lính tráng cô bận tâm làm gì .
Ngàn ngước nhìn anh , đôi mắt thẩn thờ :
- Mỗi lần em ra suối tắm đều có người rình nhìn trộm . Anh không biết thật sao ?
- Làm gì có chuyện tầm bậy đó .
- Trời ơi , trong người em có bao nhiêu cái nốt ruồi người ta biết hết .Chỉ mỗi mình anh là không biết . Cô khóc to hơn . Tiếng khóc của Ngàn làm Chính nóng bừng mặt . Anh gầm lên trong cổ :
- Khốn nạn ! Tại sao cô không báo cho tôi hay ?
- Em có biết đích xác kẻ nào . Chỉ nghe tiếng cười như ma ré khắp rừng . ở trạm xá họ kháo nhau đủ thứ nhăng nhít ngay trước mặt em .Đề nghị anh cho em chuyển ra tuyến ngoài thôi . ở đây thật nhục nhã ..
Chính quát tướng lên :
- Cô tưởng tôi thích cho cô ở đây à ! Tôi mà làm tướng tôi không cho bất cứ cô nào vào đây . Chỗ của các cô là ngoài kia . Thôi được , cô cầm lấy cái này . Anh rút khẩu súng ngắn K59 đưa cho Ngàn . Từ nay đi tắm , thấy động cô cứ bắn thẳng vào chỗ nào cô thích . Đứanào chết tôi chịu trách nhiệm .
Đó là lần duy nhất Ngàn thấy anh nổi nóng . Sống gần nhau , Chính luôn cố gắng thể hiện mình vừa là cấp trên vừa là người anh từng trải hiền hậu , biết chăm sóc đứa em gái thật chu đáo ân cần . Ngàn rất quý trọng anh và bổng cảm thấy anh là người thân thiết nhưng cũng là một bóng hình xa vời rất khó với tới . Bảy năm ở rừng đã làm Ngàn từ cô bác sỹtươi trẻ thành người lỡ thì xuân sắc . Miệngthế gian ai đủ sức bịt nổi . Dọc tuyến đường ra vào chiến tranh , quen biết bao nhiêu chàng trai hào hoa , nhận hàng trăm lá thư tỏ tình , cô vẫn là một trinh nữ vô nhiễm , chẳng hề thuộc về ai . Cô là thứ báu vật làm người ta nhớ về Tổng kho,người con gái xinh đẹp nhưng chẳng ai chiếm nổi để sở hữu cho riêng mình ...
Biết bao lời đồn thổi thị phi rằng lão Chính chủ nhiệm bao bọc phong tỏa hết mọi ngả vào tán tỉnh bác sỹ Ngàn của đám lính trẻ , âm mưu giữ làm của riêng . Chính biết điều ấy nhưng anh chỉ im lặng , gần gũi đấy mà vẫn điềm tĩnh , chẳng bao giờ nói một lời nào ra vẻ để ý đến chuyện đàm tiếu linh tinh . Trong lòng anh , Ngàn là người em gái bé bỏng cần được che chở . Anh chỉ nghĩ thế . Sau bao năm ở Tổng kho , anh cũng đã thành một người đàn ông luống tuổi , tóc bắt đầu sợi bạc lốm đốm trênđầu . Giữa hai người có một sợi dây vô hình gắn bó bằng lòng tin hơn là bằng tình cảm đồng đội . Nghĩ đến lúc xa Ngàn anh bổng thấy hốt hoảng bởi một nỗi đau đớn thầm lặng ...
*
* *
Người đàn ông nhìn ra mặt hồ bắt đầu gợn lên những con sóng nhỏ , hỏi bằng giọng trầmbuồn:
- Sao em không lập gia đình ?
- Em thấy hình như những người đàn ông tửtế đều đã có vợ mất rồi.
- Anh không ngờ em là người cực đoan đếnvậy .
- Anh mới là người cực đoan thì có . Này ... em hỏi nhé . Còn nhớ lần chúng mình bị bom ở khe Nai không ?
- Còn nhớ ... Ngàn ạ .
- Sao lúc ấy anh lại vùng chạy , bỏ mặc em giữa vòng bom nổ .
- Biết nói thế nào cho em hiểu ... Người đàn ông thở dài .
Lần đó hai người từ cuộc họp Quân khu trở về Tổng kho. Họ đi bộ suốt bảy ngày đườngrừng. Đêm mắc võng châu đầu vào nhau nằm ngủ. Chính vốn là người kín đáo, thế nhưng dọc đường anh đã kể hết chuyện đời tư và gia cảnh mình cho Ngàn nghe. Cô nghe rất chăm chú rồi bỗng hỏi một câu làm Chính sửng sờ :
- Anh có yêu vợ không ?
- Có ... có chứ . Không yêu làm sao lấy nhau, làm sao có con với nhau . Cô hỏi nghe kỳ cục quá?
- Thì em nghe nói đàn ông thường thay lòngđổi dạ .
- Cô Ngàn cũng nghĩ tôi như vậy à ?
- Biết đâu đấy . Biết đâu là tổ con chuồn chuồn ...
Ngàn cười vang , hai má ửng hồng . Chínhthấy lòng mình rạo rực . Anh nhổm lên khỏivõng nhìn Ngàn và cô bỗng im bặt trước ánhmắt thân thiết của Chính ... Trời đất bỗng nhiên chao đảo , rừng cây ngả nghiêng vật vã ...
- B52 ... ! Chính thét lên và ôm choàng lấy Ngàn . Hai người lăn lông lốc xuống lòng khe cạn . Bom nổ liên hồi , mặt đất đung đưa xô dạt . Ngàn thu mình trong vòng tay rắn chắc của Chính , thân thể cô mềm mại và nóng ấm. Chiến tranh ... biết thế nào là sống với chết ...biết thế nào là ngày mai . Bom cứ rung lên dồn dập khiến Ngàn bấu chặt vào anh , hai thân thể chìm trong cơn hoảng loạn ...
Bỗng Chính buông Ngàn vùng chạy ra xa . Anh băng qua những hố bom nồng nặc , khét lẹt mùi khói , rồi rơi thẳng xuống một hốc đá ...
Mặt đất trở lại yên ắng lạ thường. Chính độiđất đứng dậy đi như trong chiêm bao . Anhgào muốn rách họng :
- Ngàn ơi ... Còn sống không ... ?
Ngàn cố lảo đảo đứng lên , tai ù đặc , cổ họng nghẹn khô vì hơi bom. Cô nghe tiếng của Chính gọi từ cõi mơ hồ vọng tới .
- Em đây ... anh Chính ơi . Ngàn gục xuống , chân trái cô đã bị trẹo khớp gót .
Suốt đêm ấy Chính cõng cô trên lưng đi mộtmạch về tận Tổng kho . Anh lặng câm khônghé răng nói nửa lời . Ngàn khóc ròng vì tủi thân , nước mắt nhỏ xuống ướt đầm lưng áo Chính . Thỉnh thoảng cô lại nấc lên rền rỉ :
- Anh ác lắm . Tại sao anh bỏ em một mình . Anh hèn lắm ...
... Người đàn ông châm thuốc lá . Lần này thì ông đã tự bật lửa châm thuốc cho mình :
- Đến bây giờ nghĩ lại anh vẫn còn mắc cỡ vì trận bom đêm ấy Ngàn ạ. Đúng là anh sợ . Sợ hai đứa cùng chết chung dưới lòng khe cạn . Lỡ đồng đội tìm ra trong tư thế ấy thì ai sẽ thanh minh cho anh và em...
Gương mặt người đàn bà thoáng ửng hồng nhưng vẫn đượm một nét buồn xa vắng :
- Anh biết không ? Lúc đó em ao ước được chết như thế .
Người đàn ông cười , nụ cười hiếm hoi từ khi hai người gặp lại :
- Em nói tầm xàm . Sống nguyên lành vẫn hơn chứ. Hồi chống Pháp anh từng ở rừng batháng với một cô du kích rất trẻ, chỉ có hai người canh kho gạo kháng chiến. Đêm ngủ sợcọp vồ, đốt lửa nằm gác chân lên nhau chẳnghề có chuyện gì xảy ra ,mà lúc đó hình như cũng chưa biết mắc cỡ . Đến khi cô ấy bị địch cắt cổ bêu đầu ngoài cửa rừng , anh cứ thấy đau đớn mãi . Cô ấy ám ảnh đời anh . Suốt thời trai trẻ mỗi khi gần cô gái nào anh lại nhớ tới cô ấy ....
... Bảy năm trời sống ở Tổng kho , Ngàn vẫn cảm nhận được nơi anh một thứ tình cảmthầm lặng, không nói ra lời nhưng không kém phần si mê. Những đêm rừng gìa, chị biết anh thao thức không ngủ rồi trở dậy ngồi lặng lẽ ngắm chị trong bóng đêm . Lúc ấy Ngàn chỉ gỉa vờ ngủ . Giữa chập chờn nửa thức nửa tỉnh , cô thấy gương mặt hiền hậu của anh rấtgần... Gần đến nổi , mở choàng mắt ra làmanh chẳng kịp quay đi, đôi mắt ẩn chứa mộtnổi niềm vô vọng đau đáu ...
Người đàn bà bắt đầu trêu chọc :
- Anh mà đi tu chắc là thành chánh qủa . Họp mặt đơn vị lần nào người ta cũng nhắc anh nhiều lắm . Anh biết không ?
- ờứ ờ ... xa xôi qúa làm sao có điều kiện ra Hà Nội . Họ nhắc anh làm sao , nói nghe coi .
- Họ bảo : Người như lão Chính chỉ cần rửa ráy qua loa rồi đem đặt lên bàn thờ là thành Phật .
- Chu cha ... anh mà làm được Phật hả trời. Chắc em hay đi chùa lắm phải không ?
- Đi với chị em cho vui. Có biết lễ bái khấn vái gì đâu . Lúc đầu vừa sợ vừa ngượng . Nay quen rồi thấy vui vui . Lên chùa về cái tâm nó nhẹ nhỏm hẳn ...
- Cầu lộc hay cầu duyên vậy ?
- Cầu đủ thứ mà cũng chẳng cầu gì sất .
..... Trên bãi cỏ dưới màu chiều , con ngựabuồn đã thôi đứng bất động , nó lửng thửng bỏ đi xa dần. Nó bước lầm lũi , đầu cúi sát lề đường , hàng lông bờm ướt rủ xuống ,bết từng lọn tả tơi . Sương mờ trên triền đồi tràn xuống , con ngựa chìm vào sương ... Thành phố bắt đầu lên đèn .
*
* *
Hơn hai chục năm rồi , hai người mới lại ngồi bên nhau kể từ chuyến tàu khuya hôm ấy ... Chiến tranh kết thúc. Đất nước thống nhất .Tổng kho giải thể , Ngàn được thuyên chuyển về quân y viện ở Hà Nội theo nguyện vọng .Còn Chính , anh chuyển ngành và xin trở vềmiền Nam . Dù lòng dạ bâng khuâng nhiều ,anh vẫn cố tình không gặp lại Ngàn, lặng lẽkhoác ba lô ra ga Hàng Cỏ đi vào. Tàu đêm đông người, trong toa không có đèn đóm. Ngồisát bên anh là một người con gái tóc dài che kín nửa mặt . Khi con tàu ra khỏi nội ô, những cơn gió đồng phóng khoáng xốc vào cửa sổ , anh bỗng nhận ra làn hương quen thuộc từ mái tóc cô gái. Đó là làn hương từng làm trái tim anh xáo động . Chính đưa tay chạm khẽ bờ vai mềm , hỏi nhỏ :
- Xin lỗi , phải Ngàn không ? Trong khoang tối lờ mờ nhưng linh cảm mách bảo anh khôngthể nhầm . Kìa Ngàn , quay lại đây nào . Giọng Chính hơi lạc đi vì xúc động . Em đi đâu đây ?Tự anh không hiểu sao mình lại hỏi một câungớ ngẩn như thế .
Ngàn hất mái tóc dài, gương mặt đầm nước mắt lộ ra .Chính biết là cô đang khóc,bằng một trực giác đau đớn , chứ không phải bằng đôi mắt .
- Nào em có làm điều gì để đến nỗi anh không thèm chia tay. Anh nói đi .
- Anh vội quá Ngàn ơi . Chính nói dối, đúng hơn là anh đang dối lòng mình. Anh phải về Nghệ An thu xếp cho vợ con vào Nam. Bao nhiêu thủ tục giấy tờ mà anh đã làm được gì đâu . Xin lỗi em .
Ngàn hỏi nhỏ giọng cô run rẩy với mặc cảmcủa người đang phạm tội :
- Em cứ tò mò muốn biết vợ anh là người như thế nào ? Tại sao anh yêu chị ấy thế ?
- Trời ơi ... Chính muốn kêu lên thật to nhưng anh kịp kìm lại. Vợ anh cũng bình thường như bao phụ nữ khác thôi em ạ . Cô ấy yêu anh , chung thủy đợi chờ anh và điều lớn lao nhất làđã sinh cho anh hai đứa con xinh đẹp. ở rừng , đêm đêm anh thường mơ thấy con , giật mình tỉnh giấc nhớ chúng nó kinh khủng .
- Chị ấy là người đàn bà may mắn . Ngàn thảng thốt với chính lòng mình .
Tàu vào ga Thanh Hóa đúng lúc nửa đêm .Trong khi chờ thay đầu máy , hai người xuốngsân ga đi dạo. Sương đêm sa hơi lạnh , Ngàn rùng mình . Chính cởi áo khoác ngoài choànglên người cô. Mùi mồ hôi thân thuộc từ áo anh lan tỏa làm Ngàn ngây ngất . Cô nhìn anh đắm đuối , thật lâu sau mới nói ra một câu khiến Chính bàng hoàng :
- Em sẽ đổi tàu quay lại Hà Nội . Tiễn anh được một đoạn đường này , đủ làm em nhớ anh suốt đời. Thôi anh đi nhé ... Vĩnh biệt anh .
- Ngàn ... Chính kêu lên . Hãy quên anh nghe em . Anh ôm chòang lấy hai vai cô . Ngàn ngửa mặt chờ đợi , đôi mắt mở to với cái nhìn thăm thẳm . Chính chần chờ giây lát rồi đặt vộiđôi môi khô khốc của mình lên mái tóc đenmượt thoảng hương bồ kết dịu dàng .Rồi em sẽ gặp được một người xứng đáng , yêu thương em . Anh cầu chúc em hạnh phúc ...
Hai con tàu ngược chiều đưa hai con người xanhau đi về hai ngả đường đời ... Ngàn thumình co ro trong tấm áo quân phục đã bạcmàu của Chính , lặng lẽ khóc thầm với nỗi cô đơn vô bờ bến . Cô đã cố tình không trả lại anh tấm áo , bởi nó là kỷ vật thân yêu nhất của những ngày không bao giờ trở lại trong đờinữa ...
... Người đàn ông bỗng như nhớ ra điều hệtrọng , ông run run cầm lấy hai bàn tay người đàn bà:
- Em còn nhớ chuyến tàu khuya ở ga ThanhHóa nữa không ?
- Hỏi thế cũng hỏi được à . Anh lẩm cẩm mất rồi . Tội nghiệp chưa ...
- Đến bây giờ anh cứ ngạc nhiên làm sao em biết anh đi chuyến tàu ấy ?
Người đàn bà cười hồn hậu , tiếng cười rơithành từng hạt âm sắc ngọt ngào :
- Khi còn trẻ người ta có thể làm được những điều mình muốn anh à .
Em đã nhờ cô bạn cùng phố sắp hàng mua vé ngay sau lưng anh . Anh thấy cô ta bị chen lấn liền mua giùm vé , thế mà không nhớ ư ? Đúnglà lúc đó em đang lên cơn điên đấy ...
- Hình như anh cũng hơi điên. Nói thật lòngnghe . Về sau anh cứ ân hận mãi , tại sao mình không dám hôn em ...
Lần này thì hai người cùng cười vui vẻ, khóemiệng người đàn ông để lộ một khoảng hở nhỏ do chiếc răng rụng tạo ra , người đàn bàhơi cúi đầu nhưng hai vai vẫn rung lên nhènhẹ .
- Ân hận thế bây giờ có dám hôn em không ?
- Dám chớ ... Hà hà ... thôi đã trót một đời rồi Ngàn ơi ...
- Đấy ... Em biết ngay mà ...
Người đàn ông định nói : " Chúng mình đều đã già rồi " . Nhưng bỗng thấy không nỡ nào nói ra điều ấy ... Họ rời quán đi khuất dần phía cuối đường . Sương mù giăng kín mặt hồ bồng bềnh. Những ngọn đèn trong sương vàng úa rất giống màu những bông cúc nở muộn ...
1997

Người Trong Cổ Tích
Khu vườn nhà ông lão Viên rậm rạp cây cối , rộng mênh mông , nằm biệt lập như một quốc gia bình yên dưới chân núi Cấm . Giữa một vùng chập chùng lởm chởm toàn đá , màuxanh huyền bí của khu vườn gợi cho người tachút tò mò về sự lẻ loi cô độc của chủ nhân . Trẻ mục đồng luôn tìm cách xâm nhập vào bên trong nhưng đành bất lực vì bầy chó đông hơn một tiểu đội, con nào cũng dữ tựa chó sói rừng. Nhiều lần tôi nằm trên mỏm đá cheo leo vách núi nhìn xuống vườn ổi chín vàng , lòng thầm ghen với chim chào mào đỏ đít .Bầy chim tha hồ rỉa ăn , mời gọi nhau chíu chít . Khi đã no nê , chúng cất tiếng hót lanh lảnh âm vang vách đá . Khu vườn cổ tích ở ngay trước mặt , tôi thèm nhỏ dãi vẫn không tài nào đặt chân vào bên trong .
Người già kể , khu vườn xưa kia vốn là trang trại của một ông quan Nghè, chán cảnh quantrường , lui về ẩn dật . Đây là thành qủa của sự cần cù , truyền đời này sang đời khác . Hẳn quan Nghè cũng là người giàu trí tưởng tượng . Đào đá xếp tường thành , lấy đất trồng cây lưu niên . ở mỗi mỏm nhô ra , đá hộc được chồng thành hình nhân, trông xa cứ giống những người lính đang canh gác . Khối tên trộm đã giật mình hốt hoảng trong đêm tối vì các hình nhân bằng đá ấy. Lão Viên là cháu đích tôn , được thừa kế trang trại . Thời trai trẻlão từng xuất dương mong thỏa chí nam nhi tang bồng hồ thỉ nhưng đại sự bất thành . Lãobị thực dân Pháp bắt bỏ tù Côn Đảo . Nước nhà độc lập lão trở về núi Cấm phụng dưỡng mẹ gìa và hiện tại lão chỉ còn lại một mình . Cuộc đời lão ẩn chứa nhiều giai thoại hư thực không rõ ràng , lắm khi nghe mọi người kể lại cứ thấy trái ngược nhau . Người nói lão là nhàcách mạng lỗi thời , người bảo lão thuộc thànhphần phản động bị công an ghi sổ đen để theo dõi ...
Lão Viên xuống làng ra chợ Lèn mỗi tháng haiphiên, sau lưng mang chiếc gùi trĩu nặng trái cây chín . Con người lão toát lên sự thanh bạch tuy gương mặt có vẻ hơi lạnh lùng vô cảm . Miệng lão ngậm chiếc ống điếu vừa cong vừa dài , thả khói mù mịt, trông rất ngộ mà cũng rất khó gần . Mùa nào vườn nhà cũng có trái chín, trẻ con hay bám theo sau chiếc gùi , nơi đó tỏa ra làn hương thật quyếnrũ . Bữa nào ế chợ , lão ghé qua làng chia qùa cho các người già .Con nít chìa tay xin , lão đưa mắt nhìn rất nghiêm và lắc đầu . Tôi nghĩ , lão làm thế là đúng , cứ biếu người già nếu răng yếu các cụ không ăn được sẽ chia phần một cách công bằng cho con cháu . Tôi rất ghét lũ trẻ giành ăn với nhau , trông giống bầy gà bầy vịt tranh nhau con mồi giun.
Bỗng dưng , buổi sáng của một ngày đẹp trời,nhà lão Viên có khách từ xa đến . Cả làng đổ ra ngó chiếc xe mu rùa màu đen chạy chầm chậm trên con đường lồi lỏm ổ gà . Bánh xe đằn ngang những bãi phân trâu làm văng tung tóe ra phía sau .Lũ trẻ hò reo chạy theo , có đứa bị cứt trâu văng dính vào mặt . Đường lênnúi Cấm là một lối mòn nhỏ ngoằn ngoèo nênchiếc xe phải dừng trước ngõ nhà tôi . Bangười đàn ông bước xuống cùng một cô bé thật lạ lùng . Nó mặc bộ váy trắng tinh, chân đi giày da , tay cầm cây đàn ghi-ta . Họ nhờ tôi dẫn đường và theo sau rồng rắn một bầy trẻ nhỏ vừa trố mắt tò mò vừa trêu chọc nhau chí chóe . Thực sự tôi cũng cảm thấy choáng người khi nhìn vào đôi mắt đen to tròn của cô bé .Rõ ràng là người Việt nhưng khi trò chuyện với nó những người đàn ông lại nói bằng thứ tiếng mà tôi không hiểu .Tôi nhớ đến nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn. Đúng thế , giữa cô bé và lũ trẻ làng tôi là một khoảng cách xa vời lắm. ý nghĩ ấy khiến tôi tự nhìn lạimình, thôi rồi , tôi cũng chỉ là một thằng trai ngố, ống chân ống tay đang thò ra dài ngoằng trong bộ quần áo cộc cũn cỡn .
Mới đến đầu ngõ , bầy chó nhà ông lão Viên đã xồ ra làm tất cả mọi người dồn cục lại . Mặt cô bé tái xanh , chân tay run lẩy bẩy . Tôi hét to :
- Ông cụ Viên ơi , có khách ...
Phải khá lâu mới thấy chủ nhà bước ra xuabầy chó .
- Thưa cụ , chúng tôi đem cháu Thư con anh Cả về cho cụ đây .
Người sang trọng nhất trong ba người đàn ông lên tiếng . Lão Viên rạng rỡ mặt mày , vộibước tới miệng lắp bắp trông thật tội nghiệp .
- Trời ơi ... cháu tôi . Lão dang tay ôm cô bé vào lòng . Cháu của ông đây thật sao .
- Tên cháu là Thư ông ạ . Bố cháu nhớ ông nội lắm, cho cháu về ở với ông luôn. Đó là câu tiếng Việt đầu tiên tôi nghe được từ cái miệng có đôi môi đỏ thắm của cô bé . Giọng nói của nàng Bạch Tuyết nhà lão Viên trong veo, nghelíu lo như tiếng con chim sáo đang kỳ tập hót ...
Từ nay , lão Viên hết cảnh sống thui thủi một mình và khu vườn càng thêm hấp dẫn ...Đêmhôm ấy, tôi nằm mơ thấy mình đi lạc dưới chân núi Cấm . Tôi ngửa mặt lên , ôi chao , một trời ổi chín . Từng đàn chim chào mào sà xuống .Lão Viên mặc bộ đồ lụa tơ tằm óng mượt, râu tóc bạc phơ như ông Tiên, tươi cười vẫy tay mời tôi vào nhà . Cô bé Thư lung linh như bóng nắng ôm đàn ngồi hát dưới gốc khế già ,hoa khế rụng cả lên tóc . Ô hay , sao tiếng hátcủa Thư lại giống tiếng bầy chim trên vách đávọng ra đến thế. Tiếng chim ... từ đó , mỗi khi lùa trâu lên núi , tiếng chim cứ làm cho tôi bần thần cả người .
*
* *
Cuộc sống của ông lão Viên thay đổi từ ngàycó Thư. Lão có thể ngồi một mình giữa vườncây, trò chuyện với những hình nhân chồng bằng đá hộc và đi săn chồn với bầy chó trung thành . Nhưng đứa cháu nội, cô bé Thư cần phải xuống làng đi học , cần phải có bạn bè . Lão dắt Thư đến chào khắp mọi nhà . Đến lúc này mọi người mới biết những năm bôn ba ở nước ngoài, ông lão Viên cũng có vợ con .Vợ ông đã mất từ lâu, người con trai , bố của Thư đang bận bịu làm ăn , hay vì một lý do nào đó không tiện nói ra , đành phải gửi con về cố hương . Thư có tiêu chuẩn học nội trú ngoài Hà Nội nhưng chiến tranh sắp lan ra miền Bắc , nơi sơ tán tốt nhất là về ở với ông.
Điều khá bất ngờ , ông lão Viên chọn tôi làm người bạn đầu tiên cho cháu mình :
- Này thằng cu Tộ , ông đã thưa chuyện với mẹ mày , từ nay mày đưa em đi học với nhé . Đứa nào trêu chọc phải bênh em nghe chưa ?
Tôi nhớ mình gật đầu nhận lời nhưng cứ thấyngượng nghịu vô cùng .Thư chìa tay ra cho tôi:
- Tên anh ngộ thật đấy . Anh chơi với em nhá. Anh bày em học , em sẽ dạy anh chơi đàn, chịu không ?
Tôi rụt rè nắm lấy bàn tay nhỏ của Thư . Chắc là tôi đỏ mặt nhiều nên mẹ tôi vội đỡ lời ông lão:
- Thật quý hóa . Thằng cháu nhà con cũng có phận nhờ ông dạy bảo thêm , mau nên người .
Tôi biết mẹ nói thật lòng . Vì tôi sinh ra nhưng chưa biết mặt cha . Cha tôi đã vĩnh viễn nằm lại nơi chân đồi A1 Điện Biên Phủ .Khi tôi biết đi lẩm chẩm , mẹ bế về gửi cho bà ngoại , rồi lần mò lên tận Tây Bắc xa xôi tìm mộ cha . Những người cùng đơn vị đưa mẹ đi khắp nghĩa trang cho thỏa lòng chứ làm gì có mộ , sau đó , mẹ đành thắp hương trước một cửa hầm vỡ toang hoác rồi trở về cắn răng ở vậynuôi con. Khốn khổ thay , thấy đàn ông tronglàng vác cày ra đồng mặc ngoài chiếc áo bôngtrấn thủ chần ô qủa trám là mẹ lại tủi thân khóc lặng lẽ . Lâu dần thành bệnh trầm cảm , mẹ héo mòn trong nỗi thương nhớ cha . Hình như mỗi khi nông vụ nhàn rỗi là mẹ lại buồn , đổtrấu vào cối đứng xay thâu đêm ...Cũng có những người đàn ông đánh tiếng rắp ranh muốn làm cha dượng của tôi.Người bám dainhư đỉa đói là ông Dình chủ nhiệm Hợp tác xã .Ông ta góa vơ, hai người con trai lớn đã đi bộ đội, thỉnh thoảng gửi quà về nên ông có dư quần áo bộ đội mặc quanh năm. Nhìn ông , ai cũng tưởng là sỹ quan hưu trí . Ông làm chủnhiệm lâu đến mức quên cả cách cầm cày ,cầm bừa . Suốt ngày hết họp lại hội ý , hội báo , vẻ mặt rất quan trọng nhưng tay lại luôn thò vào cổ áo gãi sồn sột , làn da mốc kỳ đà vì lười tắm tróc vảy bay lung tung . Ông hay ghé nhà tôi , tỏ ra quan tâm con liệt sỹ, kỳ thực để tán tỉnh mẹ . Mỗi lần ông đặt bàn tay hộ pháp lên bờ vai còn tròn lẳn , mẹ tôi bỗng co ngườilại, nhìn tôi sợ hãi . Ông Dình cười ha hả . Tôi rất căm ghét người đàn ông này , không dám rời mẹ lấy nửa bước . Có bữa ông Dình phát cáu quát tôi :
- Ơ ... cái thằng Tộ . Mày giữ mẹ mày như là chó giữ xương . Tao có ăn mất mẹ mày đâu ,hử ?
Tới kỳ gieo mạ , chim mòng két từ đâu kéo về đông rợp trời .Cả làng lo đuổi chim , lấy rơm bện thành những hình nhân cho mang áo tơi , đội nón , tay cầm sào đem dựng khắp cánh đồng . Ông Dình cố tình chơi ác dựng một hình nhân khoác áo trấn thủ đội mũ nan ngay sau nhà tôi. Vừa nhìn thấy là mẹ tôi trở bệnh. Hình nhân đứng trơ trơ như một người từ cõi hư vô hiện về .Lũ chim không sợ , sà xuốngphá tanh bành ruộng mạ. Có con ăn no cònđậu lên vai lên mũ ỉa ra những đám phân trắng lốm đốm . Mẹ nhìn hình nhân ấy , đôi mắt thất thần, đứng chết lặng hằng giờ . Thương mẹ , căm ông Dình , đang đêm tôi lén nhổ hình nhân đem cắm vào lổ nhà xí công cộõng gần trụ sở Ban chủ nhiệm. Suốt mấy ngày , các vị cán bộ họp hành rồi đánh đụng rượu với thịt chó linh đình , không có vị nào dám mở cửa đi đại tiện . Lúc nào cũng có người đang ngồi thu lu bên trong . Ông Dình yếu bụng dạ lại tham ăn , mót qúa mặt nhăn nhó , ôm bụng chạy như bị ma đuổi chui vào bụi rậm . Tôi lấy làm hả hê lắm .
... Thư thường ở lại nhà tôi . Mẹ cưng em như con gái mình đẻ ra . Từ câu chuyện của em tôi mới biết có nhiều người Việt tha hương sống ở khắp nơi trên thế giới. Tôi chưa hề ra khỏi làng, hết buổi học lùa trâu lên núi nằm mơ mộng biết bao điều , mong lớn lên để đi đây đi đó. Tôi đã thành người thân nhà ông lão Viên , bầy chó quen hơi quấn quýt quanh chân mừng rỡ . Tôi không hề đụng tay vào một trái chín nào nếu ông lão không mời ăn. Thư dạy tôi đàn ghi -ta .Những ngón tay vụng về chạm vào các sợi dây, âm thanh bập bùng vang lên, người tôi bâng khuâng rất lạ . Thư bảo tôi có khiếu âm nhạc , cố lên để đàn cho em hát . Thư là cô bé mau nước mắt , thường trốn xuống nhà tôi khóc vùi .Mẹ vỗ về dỗ dành còntôi thì gắt ỏm tỏi .
- Cháu nhớ bố mẹ lắm. Nhưng ở nhà ông , cháu không dám khóc . Cháu hay hát thật to mới hết buồn . Lạ qúa bác nhỉ , khi hát người ta quên hết nỗi buồn.
- Đời đàn bà con gái thường là buồn cháu ạ . Mẹ tôi bảo em vậy. Thời nào cũng có sẵn nỗi buồn dành cho phận đàn bà con gái.
Thư rủ mẹ cùng hát cho vui . Lùa trâu về tôi đứng ngoài bụi tre rình nghe . Thì ra mẹ hát rất hay, chỉ tội mắt mẹ không vui như mắt Thư . Khi hát mắt mẹ nhìn xa xăm lên ngọn núi Cấm lấp ló sau ngọn tre.
" Lòng em như là chim , hót ca vang lừng
Lòng em như dòng suối nước trong giữa rừng ... "
Buổi tối sau khi học bài , tôi dẫn Thư lên chân núi trả cho ông lão Viên. Lối mòn vắt qua bãi tha ma , mấp mô gò mả . Thư sợ bám chặtcánh tay tôi. Em thì thào trong hơi thở gấp :
- Anh Tộ này , có ma không ?
Tôi chẳng phải loại gan góc , không hiểu saođi bên em thấy mình hùng dũng như tráng sỹđang liều mình bảo vệ công chúa .
- Có nhiều loại ma lắm , ma trơi, ma lạc , ma thọt , ma cụt đầu ... Mình không sợ thì ma không dám nhát đâu.
Càng đến gần khu vườn , tôi thường cảm thấyhãi hơn là ngang qua bãi tha ma. Những hìnhnhân bằng đá trên tường thành hiện lên trên nền trời mờ ảo thành những bóng đen di động mỗi khi có làn gió buốt rượi thổi qua vách núi.Nghe nói ngày xưa nghĩa quân Cần Vương chọn nơi đây làm tiền đồn . Đứng trên những mỏm đá có thể nhìn thấu cánh đồng làng ra tận đường quốc lộ .
Bữa nào về đến ngõ cũng thấy ông lão Viênchờ sẵn . Dường như ông đứng trên tường thành từ chập tối . Tôi thường giật mình hồi hộp khi nghe ông lão lên tiếng :
- Hai đứa về muộn thế ?
- Thưa ông , bữa nay nhiều bài tập ạ .
Thư trả lời giọng hơi run run. Em lén véo vào tay tôi đau điếng rồi bước vào khu vườn tối như mực . Tôi trở về làng đi như trong cõi mộng du .Người rạo rực bao ý nghĩ không đầu không cuối... Thư càng lớn càng xinh đẹp, còn tôi có lẽ không còn là đứa trẻ nữa . Tôi thích đưa em về nhà thật muộn . Ngang qua nghĩa địa , tôi hay cố tình kể chuyện ma cho thật rùng rợn để Thư sợ nép sát vào người mình .Từ thân thể em tỏa ra làn hương ấm dìu dịu làm mặt tôi nóng bừng . Hai đứa đi trong gió heo may mà sao không thấy lạnh ... Chao ơi , tuổi thiếu thời trong trẻo , ngọt ngào ...
*
* *
Chiến tranh ập tới làng tôi tựa cơn lốc dữ . Khu vườn nhà ông lão Viên , một chấm xanh dưới vùng núi toàn màu đá xám trở thành mục tiêu của máy bay Mỹ . Chúng nghi đây là nơi đóng quân trên đường giao liên , bất ngờ ném bom lúc nửa đêm . Sau chuỗi tiếng nổ lộng óc tôi chạy ào lên núi . Vừa chạy vừa hét lên nhưđiên dại :
- Thư ơi .... Ôõng ơi .... có ai việc gì không ... ?
Khu vườn khét lẹt mùi khói bom. Cây cối tanhoang , bầy chó kêu oăng oẳng . Thư chuidưới hầm lên , lem luốc như con mèo dính đầy tro bếp. Em ôm choàng lấy tôi , tôi đưa tay vuốt khắp người em .
- Em có bị thương không ?
Thư lắc đầu không nói được thành tiếng . Tôihét gọi :
- Ông ơi ... ông ở đâu ... ?
- Cái gì mà ồn ào thế .
Ông lão đã đứng ngay sau lưng chúng tôi. Ông bình thản phủi áo quần như chưa hề mới vừa thoát chết khỏi trận bom .
- Hừm , cái quân Mỹ này thật càn rỡ. Thôi nào , thằng Tộ đưa em về dưới làng ngủ với mẹ mày . Để ông ở đây dọn dẹp .
Tôi thực sự lạ lùng về ông lão. Ông không hề có chút nào tỏ ra sợ hãi , vừa nhặt nhạnh đồ đạc vừa chửi lẩm bẩm một mình . Cây đàn của Thư vỡ nát, em cầm lên khóc tấm tức ....
Chiến tranh cũng đã làm đảo lộn tất cả mọi sự đời. Hằng ngày mẹ ngắm nhìn hai đứa chúngtôi quấn quýt bên nhau bằng đôi mắt chứa chan hy vọng. Tôi thấy mình lớn hẳn và người cứ nôn nao không ngồi yên nghe giảng bài trong lớp được nữa . Thời đó trai làng chỉ có mỗi ước mơ duy nhất là đi bộ đội. Thằng nàokhông đi lính không phải là người. Thằng nào sợ chết đào ngũ thì bị coi là con quái vật .
Tôi xa mẹ , chia tay Thư trong một đêm trăng sáng vằng vặc . Ngoài phía đường quốc lộtiếng đoàn xe chuyển quân vào Nam vọng ì ầm. Cả làng rạo rực không ai ngủ . Thư xin phép ông tiễn tôi ra ngõ , dáng đi khép nép , gương mặt ngời ngợi ánh trăng . Em nhẹ nhàng rút hai bàn tay nhỏ ra khỏi đôi tay vụng về đangrun rẩy của tôi.
- Anh đi ... Tiếng Thư nhẹ như gió thoảng .
- Em đợi chứ ? Tôi hỏi khó nhọc , cổ khô khát một nỗi niềm xao xuyến rất lạ.
Thư chỉ gật đầu , mắt nhìn tôi ngây dại rồi lao tới hôn tôi vội vàng như ánh chớp . Tôi ngơ ngẩn vì sung sướng . Còn em cười , hàm răng tươi rói : " Ôi , anh ngốc qúa .Mắt ông lòa rồi , ông chẳng thấy đâu . Nào ... anh hôn em đi " . Tôi cứ đứng nhìn em , lòng bối rối mơ hồ nghĩ tới những ngày xa em đã bắt đầu . Mười bảy tuổi , tôi lên đường ra trận. Hành trang quý gíanhất mang theo là hương vị một nụ hôn củangười yêu bé bỏng đang đợi chờ nơi chân núiquê nhà ...
Cùng lứa ra trận với tôi chỉ còn lại vài người trở về làng , rất nhiều người đã nằm xuống trên các chiến trường . Tôi về được là do may mắn , do số phận thôi . Chiến tranh mà ...
Tôi ôm mẹ mà vẫn ngỡ trong mơ . Mẹ cũng vậy , bao đêm thao thức mong tin và khóc thầm vì lo nên mắt đã mờ dần . Ông lão Viên đã mất . Khu vườn tan hoang , trâu bò vào phánát . Vòng tường thành sụt lở lố nhố hình nhân bằng đá hộc đứng trơ trọi . Thư đã đi xa ... Em được đón ra Hà Nội học trường nội trú . Ngườilàng nói , bố mẹ Thư là cơ sở mật khoác áo tư sản hoạt động ở nước ngoài nên việc đưa Thư về nước là đề phòng bất trắc . Mẹ lấy trong bọc ra mấy lá thư đã cũ , thở dài nói với tôi mà như nói một mình :
- Không biết nó còn đợi con không . Con gái có lứa có thì ...
Đọc thư , tôi biết em rất thương mẹ , luôn nhớ đến tôi . Lòng xốn xang vô kể , tôi xin phép mẹđi tìm Thư . Mẹ lo lắng có ý cản :
- Con sắp hết phép . Làm sao kịp về đơn vị ?
- Gặp Thư xong là con vào Nam luôn. Hòabình rồi mẹ đừng lo cho con nữa , chiến tranh không chết , bây giờ mẹ đừng buồn nữa .
Dường như mẹ tôi đứng ngồi không yên :
- ở làng con gái ê hề ra đấy. Con đi tìm nơi bóng chim tăm cá biết có gặp không . Hay mẹ nhắm cho một đám ở làng chắc ăn con ạ .
Tôi cười thật to cố át lời mẹ .
Trường Thư học đã giải thể sau khi miền Namđược giải phóng . Hầu hết học sinh lại đượcưu tiên gửi ra nước ngoài học đại học . Trên đường trở lại đơn vị nỗi thất vọng trong lòng tôi càng lớn dần . Hết chiến tranh rồi , không lẽ anh và em không còn có cơ hội gặp nhau .
*
* *
Chuyện tình yêu bỗng hóa ngày xưa.. . Mười năm sau , tôi vẫn là anh chàng độc thân cằncỗi giữa cuộc đời ô trọc . Mẹ đã mất , tôi chẳng tha thiết với những lần về phép thăm quê nhưng đêm đêm khu vườn có những hìnhnhân bằng đá hộc vẫn hiện lên trong mơ . Tôi thấy mình và Thư đang chơi trò ú tim , gương mặt em lấp ló mờ tỏ sau tường thành .Tôi thấy mẹ và cha vẫy gọi . Cha khoác ngoài chiếc áo trấn thủ chần ô qủa trám đang băng qua thửa ruộng mạ sau nhà , chim mòng két bay lên ,cánh vỗ chấp chới ...
ở cơ quan nơi tôi làm việc , cánh đàn ông thường bảo tôi là người ngoài hành tinh , cánh phụ nữ thường xúm vào trêu chọc khuyên maulấy vợ kẻo ngày càng hấp nặng . Tôi chỉ cười , hơi đâu mà bịt miệng thiên hạ . Tôi tự bằng lòng làm một anh công chức mẫn cán dù cuộc đời thật là tẻ nhạt .
Thế mà ông Trời vẫn run rủi cho tôi gặp lại Thư . Chẳng biết là nên vui hay buồn , cứ thấy kinh khủng vì nếu nhìn mặt em chắc tôi không còn là tôi nữa . Thư gửi cho tôi tấm danh thiếpghi mấy dòng ở phía sau : " Chúng em từ nước ngoài về , hiện định cư tại thành phố .Rất mong được đón mừng anh đến chơi" Tôichẳng nhớ mình đến nhà em bằng cách nào. Hai vợ chồng tiếp tôi trân trọng như một người thân thiết . Chồng Thư là một người đàn ông từng trải và thành đạt . Anh lịch thiệp xin lỗibận công việc để chúng tôi ngồi trò chuyện riêng bên nhau . Bao nhiêu năm xa cách đáng lẽ có rất nhiều điều để nói nhưng cả hai cũngchẳng biết nói với nhau điều gì . Tôi cố trấn tĩnh xin phép ra về , gương mặt Thư nhợt nhạt vì xúc động .
- Anh Tộ à , đến bây giờ em vẫn không hiểu nổi , tại sao mẹ lại báo tin cho em là anh đã hy sinh . Thư nói trong nước mắt .
Tôi ngạc nhiên bàng hoàng :
- Mẹ tôi ? Mẹ tôi báo tin là tôi đã hy sinh ?
- Vâng ... Thư bồi hồi mở chiếc hộp cẩn xà cừ , bên trong đựng một bộ quân phục vải Tô Châu còn mới , màu xanh biếc . Tôi nhận ra món qùa mình gửi về nhờ mẹ biếu ông lão Viên nhưng không kịp vì ông đã mất . Mẹ gửi kèm cho em lá thư này. Lá thư định mệnh làmthay đổi cuộc đời em . Xin được trao lại cho anh ...
Rời quân ngũ đã lâu , bộ quân phục thời trai trẻ tôi vẫn giữ gìn như báu vật . Còn bức thư của mẹ tôi đốt đi rồi . Vì mỗi lần đọc tôi sợ mình bật khóc .
" Thư ơi , cháu hãy yên lòng lo cho hạnh phúc của mình . Người ra trận xưa nay không về cũng là chuyện thường tình . Bác đã từng một đời dang dở . Chắc cháu hiểu lòng bác ... "
Mẹ ơi , Thư đã có cuộc sống như ý nguyện của mẹ . Con trân trọng tình thương bao la của mẹ . Mẹ đã đau đớn biết nhường nào khi viết những dòng chữ ấy . Chiến tranh mà ...
Thư ơi ... Mong em hiểu cho lòng mẹ . Mẹ không muốn số phận dành cho em giống mẹ . Chiến tranh mà ...
1995

Người Ở Miệt Vườn
Ở miệt vườn Phước Hội có một cặp bạn rượu,nổi tiếng về khoản nhậu tới mức khủng khiếp là Huỳnh Văn Tín và Phan Văn Nghĩa. Thường ngày họ lo kiếm sống, lặn lội xuôi ngược giữa dòng đời, ai phận nấy nhưng khigầy độ nhậu là có đôi, không thể rời nhau. Hai Tín và Ba Nghĩa cùng tuổi Nhâm thìn, hai con rồng mắc cạn, điều này chỉ có bà Hai Phấn mụ vườn nhớ. Vì bà cắt rún cho Hai Tín vừa xong thì có người mang đuốc lá dừa sang đón bà cắt rún cho Ba Nghĩa. Hai cái tên Tín và Nghĩa của hai gã sồn sồn bợm nhậu bây giờ là do bà Hai đặt. Bữa ấy, bà trở về nhà lúc gà gáy sáng, trong lòng le lói một niềm vui mơ hồ : " Hai thằng này lớn lên chắc là khá, thằng nào cũng to khỏe, khóc oang oang, bú lạu như chó táp. Cầu xin Trời Phật độ trì cho tụi nó được hưởng một cuộc sống thanh bình... "
Đó là chuyện ngày xưa, đã lâu lắm rồi... HaiTín và Ba Nghĩa vẫn thân nhau như thủơ lọtlòng, qua thời chiến tranh tao loạn đến tận bâygiờ. Niềm mong mỏi của bà Hai không thành, chẳng thấy ông nào khá, cả hai đều nghèo rớt mồng tơi,lại thêm tội nhậu mút mùa. Họ có thể ngồi với nhau nhậu lai rai, nhậu nhâm nhi, từ sáng sớm sang chiều tối qua đêm. Ngày hôm sau, Hai Tín khật khừ như người ốm dậy, Ba Nghĩa uể oải như kẻ sắp chết. Hai ông giống nhau từ vóc dáng tới bịnh hoạn. Đầu ấp, Hai Tín nằm trên bộ ván mọt hai ống quyển thò lẳng ngẳng ra khỏi chăn kêu nhức đầu. Cuối ấp, Ba Nghĩa ngồi gối đầu quá tai đang nhờ vợ cạo gió, lưng tím bầm từng vệt, từng sọc như bị ai đánh, từ ót xuống tận mông, xương sống nổi u nổi cục. Hai bầy con lít nhít của hai nhà đều sợ hãi khi thấy ba chúng hí húi nướngcá sặc, băm xoài xanh trộn làm mồi đưa cay rồi xách can rượu chui vô chòi canh vườn. Haiông đã vào đó là khó ra sớm. Con gái lớn nhà Hai Tín thắp nhang lên bàn Thiên ngoài sân khấn : " Lạy ông Trời phù hộ đừng cho ba con nhậu xỉn, ổng bịnh là má con khổ ". Con trai lớn nhà Ba Nghĩa cũng thắp nhang bàn thờ ông Địa khấn : " Xin ông Địa canh chừng, ba con nhậu vô là quậy tưng bừng, má con khóc hoài ". Tuy thế ông Thiên ông Địa vẫn không cản nổi hai ông thần nhậu say quắc cần câu. Lối xóm chẳng chê trách vì hai ông không hề động chạm ai. Chính quyền không can thiệp vì hai ông không có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc thuần phong mỹ tục. Dân nhậu thường mắc tật nói to. Hai ông lại mắc tật hát to, hát đủ thứ bài cũ và mới. Hai Tín hát những bài cagiải phóng hừng hực khí thế ra trận. Ba Nghĩahát những ca khúc buồn của người lính chiến nơi tiền đồn xa nhà. Có lúc hai ông song ca rất mùi mẫn : " Nếu con không về chắc mẹ buồn lắm. Mái tranh nghèo không người sửa sang"...
Phải nhờ bà Hai Phấn mới chấm dứt được những bữa nhậu vô tiền khoáng hậu. Có hôm cả hai chị vợ cùng đến nhà rước bà, mặt chị nào cũng méo xẹo đua nhau tố khổ hai đức ông chồng. Có hôm bầy trẻ kéo đến kín ngõ, larối rít : " Bà Hai ơi, tía tụi con nhậu vô rồi đang quậy, nhờ bà Hai đến dẹp dùm ". Bà mụ vườnluôn đáp ứng yêu cầu của thân nhân hai bợmrượu, bà hỏi :
- Tía tụi bay nhậu từ lúc nào ?
- Dạ thưa, từ non trưa bữa qua lận. Sáng nay lại kêu tụi con mua thêm lít nữa. Thằng nhỏ chìa cái chai không ra.
- Rồi, để tao đi dẹp.
Bà già lọm khọm bước đi trước như một vịtướng, theo sau rồng rắn một bầy con nít gồmsáu đứa con nhà Hai Tín và bảy đứa con nhà Ba Nghĩa. Đoàn quân tảo thanh đi đến đầu mé vườn, tiếng lũ trẻ chọc ghẹo nhau léo nhéo,tiếng bà già gắt gỏng tụi nó làm hai bợm đang thù tạc trong chòi dỏng tai lên lắng nghe.
- Thấy bà rồi mày ơi. Ba Nghĩa thì thào. Tụi nó chiêu hồi má Hai, dắt bả đến đây bố anh em mình.
- Chết cha. Hai Tín nhỏm dậy. Tao nghi convợ mày là điệp báo của bà già. Thôi, đồng chí Ba, tháo đạn đứng dậy. Chỉnh đốn trang phục.Nghiêm... chào má Hai, má đến úy lạo anh emđơn vị đang chiến đấu. Báo cáo tới giờ nàychưa có ai hy sinh, thưa má.
Nhìn hai cái xác cao lêu đêu mặc quần xà lỏn từ trong lều bước ra xiêu vẹo, bà Hai nghe xót xa trong bụng lắm. Bà la lớn :
- Tụi bay nhậu để chết hả ? Ăn nhậu cũng phải nhớ đến vợ con chớ.
- Dạ ù hai đứa tụi con lâu ngày chưa đụng trận nào.
- Thưa má tụi con nhậu đàng hoàng, nhậu đểnhớ các chiến hữu đã hy sinh. Má nghe conhát bài mới học lóm : " Cùng ta cạn với non cao, cùng ta cạn với sông sâu, cùng ta cạn với rừng gìa, nơi bao đồng đội ta yên nghỉ sao không về uống cùng ta "
Hai Tín hát nước mắt trào ra đầy gò má. Bất ngờ cả hai người cùng khuợu xuống ôm haibên chân bà Hai Phấn khóc rống lên :
- Má ơi, con tưởng hòa bình rồi, con nuôi má để trả ơn mà không nuôi được má.
- Con là thằng Nghĩa đây, không có má conchết mất xác lâu rồi, giờ con nghèo quá khôngbáo hiếu được má.
Lũ trẻ thấy tía chúng nó khóc lóc, sợ xanh mặt lui ra nấp vào sau các gốc cây. Nước mắt đàn ông phải nhờ rượu mới chảy nhiều như thế. Tiếng khóc đàn ông cũng phải nhờ rượu mớito, mới rùng rợn như thế. Bà Hai lặng thinhxoa hai bàn tay gầy lên hai mái đầu lốm đốm bạc của hai ông say
- Thôi tụi bây nín đi. Lo làm ăn nuôi con. Má không trách thằng nào hết, cũng chưa đếnmức phải nhờ bay nuôi. Nhậu quên hết trời đấtcòn bày đặt nói thương má. Ê tụi bay... dẫn tía bay về.
Bữa nhậu chấm dứt trong tiếng khóc ân hận của hai gã say. Bà Hai đã hoàn thành nhiệm vụ dẹp nhậu, bà bước theo lối tắt đi trước, tấmlưng như còng thêm vì thời gian và lo toanchuyện đời.
*
* *
Phước Hội là vùng tranh chấp suốt hai mươi mốt năm chiến tranh nên thanh niên lớn lên là bị dạt theo hai ngã. Hai Tín vô rừng làm giaoliên từ căn cứ lòng chảo Nhơn Trạch về miệtvườn. Ba Nghĩa vì vướng mẹ già mù lòa đànhphải cầm súng đi lính địa phương quân, mấy lần đi ruồng đi phục kích sém bị du kích bắnchết. Hai người cũng có lúc nhìn thấy nhau giữa chốn súng đạn đì đoàng...
Hai Tín nói với bà Hai Phấn :
- Má nhắn thằng Nghĩa khôn hồn thì né tôi đi. Tôi từ nó, không bạn bè gì nữa.
Bà Hai chậm rãi nhai trầu, phân giải nhẹ nhàng :
- Hoàn cảnh bắt nó đi khác đường mày. Bụngnó không bỏ mày đâu, mày đừng bỏ nó. Nóthừa biết mày hay luồn về đây, sao nó khôngđón bắt. Hai anh em bay chém nhau đằng sống thôi.
Đến vụ lính về khui hầm bí mật bắt gọn mười một người của huyện ủy đang náu tại PhướcHội, Ba Nghĩa lén vô nhà bà Hai báo tin :
- Má ơi, hên quá trời. Trong đám mấy ổngkhông có thằng Tín.
Mặt bà Hai vẫn điềm nhiên không tỏ vẻ lo hay buồn, bà lôi trái sầu riêng ở góc nhà lấy mũi dao tách vỏ, mùi thơm bay ngào ngạt :
- Mày ngồi xuống ăn đi. Có thằng chỉ điểm tụi bay mới khui đúng hầm. Mày biết trước saokhông cho má hay ?
- Con là lính trơn. Con làm sao biết trước. Con thấy thằng Tín không bị hốt là con mừng. Nó về má biểu nó liệu né đi cho sớm.
Một họng súng lạnh ngắt ghé sát mang tai BaNghĩa :
- Tao đây. Tao ở đây suốt đêm qua. Việc gì tao phải né mày.
- Trời đất. Hai Tín mày làm cái gì kỳ vậy.
- Im. Cụ cựa tao bắn nát đầu.
Bà Hai dang hai người ra :
- Tụi bay không được cự lộn ở đây. Má muốn anh em bay gặp nhau cùng ăn vài miếng trái đầu mùa rồi đường ai nấy đi.
Hình như Ba Nghĩa không sợ, đưa mắt lườm Hai Tín :
- Mày tưởng vô rừng là ngon hả? Tao ở ngoài bót cũng chó lắm chớ bộ. Mai mốt bà già tao chết, tao vô rừng, chừng đó mới biết ai ngon à nghen.
- Tao sợ mày tiêu trước bà gìa mày, Nghĩa ơi.
Tức thì Ba Nghĩa cỡi phăng cúc áo dí ngực vô họng súng Hai Tín :
- Nè, giỏi mày bắn tao đi mà trả thù cho mấy chả.
Bà Hai chống nạnh, trợn mắt quát hai người đang hằm hè nhau : " Bay muốn giết nhau thìgiết tao trước đã ". Họ im lặng nghe lời rồi thi nhau bốc sầu riêng ăn, người nào cũng gật gù : "Trái này dày cơm quá má ơi ". Trước khi chia tay, Hai Tín còn dứ vô mặt Ba Nghĩa : "Tụi nó mà đụng tới má Hai là tao chẻ xác mày ". Ba Nghĩa cũng chỉ mặt Hai Tín : " Ráng làm ráng chịu, cực không xiết ra chiêu hồi đừng nhìn mặt tao ".
Suốt mấy năm liền, trái cây thất mùa. Sầu riêng vừa đơm bông đã rụng vì thiếu phân, lớp kết trái thì rụng lộp độp theo tiếng súng đạn bắn vu vơ. Bà Hai vẫn bám riết căn nhà để làm chốn đi về cho Hai Tín. Có dạo lính địch vây chặt lòng chảo hòng để cho Việt cộng chết đói. Bà Hai nhắn Ba Nghĩa :
- Khéo thằng Tín với anh em lả mất. Mày đi bố, lén bỏ cho má mỗi bữa ít gạo, vài con khô chỗ rìa trảng, mày nhớ đừng đội nón sắt cho thằng Tín thấy mặt là nó hiểu đồ má gửi.
- Nó dám bắn con không ? Nghĩa phân vân
- Ngu gì nó bắn. Nó mong mày lắm đó.
Ba Nghĩa đưa lén được vài lần, hai người mớixáp mặt nhau. Hai Tín khen bạn :
- Bồ giỏi lắm, lần sau mang cho ít thuốc rê, đá lửa, pin đèn nghe. Trong này thứ gì cũng quý hiếm cả.
- Tao không bắt mày lãnh thưởng thì thôi, màyđịnh biến tao thành tiếp tế viên Việt cộng. Bộmày tưởng dễ à ? Tụi nó dòm ngó dữ lắm. Ba Nghĩa nhăn nhó với ông bạn nằm vùng.
- Khó mới nhờ mày. Bao lâu má Hai nuôi tụi tao có thấy má kêu ca gì đâu. Không lẽ mày thua bà già trầu. Tao báo với mấy ảnh ghi công cho mày.
- Khỏi, khỏi ghi cha nội. Cha đừng xớ rớ tụi nó tóm được là con mừng.
- Tao nhờ mày không chịu tao chiêu hồi, taokhai mày là Việt cộng cài vô, mày ra tòa án binh đi Côn đảo chơi cho biết.
- Mẹ cái thằng. Ba Nghĩa chửi yêu bạn. Nóđiều tao đi nơi khác chắc mày chết đói nhănrăng.
Bà Hai Phấn là sợi dây buộc chặt tình bạn của hai người lính hai bên chiến tuyến. Họ cứ như hai kẻ vờn nhau nhưng không hề đọ súng. Ba Nghĩa phục đầu ấp Hai Tín mò về cuối ấp. Hai Tín gài trái chờ Ba Nghĩa gỉa bộ vấp té xuống ruộng rồi mới châm nổ. Thỉnh thoảng đụng trận làn đạn của hai nguười cứ lướt trên đầu nhau một cách cố tình. Đến ngày giải phóng,Hai Tín gọi loa yêu cầu những người đi línhchế độ cũ ra trình diện chánh quyền cách mạng. Nằm ở nhà má Hai, Ba Nghĩa không hiểu mình vui hay buồn, cứ thấy rạo rực trong người. Chu cha, giọng thằng Tín nghe oách gớm, đúng là giọng của người thắng trận trởvề. Bà Hai Phấn đi dự mít tinh về nhắn lời Tín với Nghĩa :
- Thằng Hai nó hỏi sao mày không đi trình diện ? Mày trốn là không xong với nó đâu.
Coi bộ không lành rồi. Thằng này dám cho người bắt mình lắm. Thời thế thay đổi lòng người cũng thay đổi biết đâu mà lường. Trước khi trốn mình phải nhìn kỹ mặt thằng phản bạn đã. Nghĩa nói cứng với má Hai :
- Con không trình diện. Con chờ nó ở đây.
Hai Tín đến xách theo một xâu lòng bò và chai rượu đế sủi tăm. Đôi bạn ngồi nhậu, Ba Nghĩa nhìn chằng chằng vào mặt Hai Tín. Tín làm bộ ngó lơ hỏi :
- Ê mày, ngày trước bắt được tù binh thườngđem nhốt ở đâu mày ?
- Ngoài đảo Phú Quốc. Mày hỏi hay mày dọatao đó Tín ?
- Hỏi để biết chỗ lâu lâu thăm nuôi mày. Bạn bè dọa nhau làm gì cho mệt.
Bà Hai không bỏ sót câu chuyện từ đầu, lolắng hỏi xen vào :
- Mày không đỡ được cho thằng Nghĩa hả Tín?
- Không má ơi. Nó ngoan cố không ra trìnhdiện, để nó đi tù vài năm rồi nó về, đâu có sao, phải không má ?
Ba Nghĩa nổi quạu :
- Con không thèm nhờ thằng nào đỡ cả. Má ở nhà ráng chịu cực, con ra tù về làm mướn nuôi má. Đừng chơi với quân bất nghĩa.
Hai Tín cười tỉnh khô :
- Mày yên tâm học tập cải tạo. Má Hai tao nuôi được mà.
Bà Hai Phấn đấm ngực rên rỉ :
- Tao không mượn mặt thằng nào nuôi !
Lúc đó Hai Tín bỗng đè lên người Ba Nghĩalòn tay xuống sờ háng bạn, vừa la vừa cườiphá lên :
- Nó sợ són đái ra quần rồi má ơi. Thưa đồng chí Ba, tao đã báo công và bảo lãnh cho mày. Khổ thân, cái thứ lính quèn như mày ai thèm bắt. Tao hù chơi đó. Ha.. ha...
Bữa rượu đầu tiên của ngày hòa bình, tiếng cười của hai người bạn thân vang động một góc vườn. Bà Hai thở phào : " Lạy Trời, hai thằng thương nhau thực tình. Tụi bay, tao mà có con heo, tao mổ để ăn mừng ".
*
* *
Ba Nghĩa yên phận với lý lịch từng đi lính chế độ cũ, sắm cái xe đạp tàng đi bán kem dạo, bán bong bóng bay, khi rỗi việc ruộng vườn. Hai Tín được điều lên huyện. Là kiểu ngườichỉ hợp với thời chiến, không phải kiểu người của thời bình, anh bị đùn đẩy hết phòng này ban nọ. Đã vậy, tính tình ngang ngạnh, đụng tý là chửi ráo, bất kể ai từ trên xuống dưới. "Hồi trong rừng mấy cha hòa đồng lắm, tui đikiếm đồ cho mấy cha ăn, giờ mấy cha đè đầu cưỡi cổ thằng này. Hồi đó mấy cha khen tui cho đã, giờ chê tui ít học. Tui về, bao giờ có giặc nhớ đến kêu tui nghe ". Tín về hẳn Phước Hội làm dân. Ba Nghĩa mò đến an ủi bạn bằng một can rượu đế loại 45 độ. Hai người vừa uống vừa chửi đời chó má. Bà Hai nghe rác tai, chỉ mặt la :
- Tao cấm tụi bay chửi bậy nghe. Ngày trướchai ông gìa bay đánh Tây xong về vui vẻ mần ruộng có thấy ai nói xằng câu nào. Giờ bay nên lo lắng ruộng vườn, lấy vợ sinh con. Ai cũng đòi làm quan hết lấy ai làm dân cuốc ruộng. Tao thấy thương mấy thằng chết. Bay dám suy bì với mấy thằng đã chết không ?
Cây trái miệt vườn năm được năm mất. Ruộng nước ít, cấy một vụ còn một vụ nước mặn theotriều cường dâng làm cháy sạch từ khi xuống mạ. Hai Tín sang thành phố làm thợ hồ ăn lương công nhật. Ba Nghĩa gò lưng đạp xe bán dạo bong bóng bay. Thỉnh thoảng hai người gặp nhau sau một ngày bươn chải lạihú nhau vô chòi canh vườn nhậu. Gia cảnh hai người đều nghèo túng quanh năm nhưng hai bà vợ cứ thi nhau đẻ sòn sòn. Không đứa nào phải ra trạm xá, một tay bà Hai Phấn đỡ hết thảy hai bầy trẻ. Nhiều lúc bà ái ngại nhắcchuyện đẻ nhiều, hai tay bợm rượu nhe răng cười :
- Cũng tính biểu má nó đặt vòng nhưng nó sợ mỡ quấn rồi tắc đái. Hai Tín gãi đầu sồn sột kể.
- Con bàn thằng Hai đi thắt ống dẫn con, nghe người ta đồn liệt dương giống con gà trốngthiến. Ba Nghĩa phân trần.
Bà Hai chịu thua, hàng xóm cũng chịu thua, không ai góp ý được. Họ đẻ họ phải nuôi. Cónuôi dùm đứa nào đâu mà dám bảo nên thếnày thế nọ. Lâu lâu tụi nhỏ thiếu bữa, bà Hai lén cho vài lít gạo. Mấy chị vợ cũng nhận lén vì sợ chồng. Bởi hai bợm rượu biết lại chửi : " Đồ đàn bà ngu đần. Tía nó ăn của má Haichưa trả, giờ con nó lại ăn quợt của má ".
Đầu năm nay người ta mở con lộ vào khu lòng chảo để xây dựng khu lọc hóa dầu. Miệt vườn xáo động cơn sốt đất. Ruộng nhà Hai Tín và nhà Ba Nghĩa từ ấp ra đi xa tút mút, bổng nằm ngay mặt tiền. Hai bạn rượu tưởng ngồi trên đống than hồng. Đi đâu cũng chỉ nghe đồn gía đất lên cao chóng mặt. Có mấy người lạ mò vô ấp dọ hỏi mua ruộng. Bà Hai Phấn kêu hai người đến hỏi :
- Tụi bay định bán ruộng hả ?
- Dạ. Thời cơ đổi đời má ơi. Làm nông dân hết đời chưa hết nghèo. Bán đi kiếm vài chục cây xài chơi.
- Bay đã nhận tiền đặt cọc chưa ?
- Chưa. Hai ông nhìn nhau lắc đầu.
- Đã thấy ai bán được chưa ?
- Cũng chưa thấy ai bán cả.
Bà Hai mừng ra mặt. Bà hỏi Hai Tín :
- Nếu bán được mày tính sắm cái gì ?
- Con mua cái xe DD màu đỏ điều chở thằng Nghĩa đi nhà hàng uống bia ôm cho biết.
Bà hỏi Ba Nghĩa :
- Còn mày ? Định sắm cái gì ?
- Con mua cái xe Đờ-Rim, con đi bán bongbóng cho thiên hạ lác mắt.
Bà lại hỏi :
- Bộ không tính làm ăn sao ? Xài hết đi ăn mày à ?
- Có chớ má, tụi con cho hai con vợ đi buôn bán.
Bà Hai lắc đầu:"Vợ tụi bay,đưa vốn cho chẳng khác thả cá xuống sông rồi mò. Tụi bay nghĩ cho kỹ nghen. Nông dân không có ruộng thì chỉ có làm mướn thôi. Đời tụi bay làm mướn thì được đừng để con cái đi làm mướn, cực lắm ".
Hai người ngồi nghe bà gìa nói như thoát khỏicơn mê. Suốt ngày họ lo chạy ra lộ ngồi chờ khách mua đất quên cả xuống giống, quên cảniềm vui nhậu nhẹt. Vụ này không cấy lại thiếuđói, lại chạy đôn đáo kiếm tiền mua gạo từngbữa. Tương lai chưa gõ cửa mái nhà hai người. Bầy con trẻ rách rưới đang cần cơm, cần áo, cần sách vở đến trường.
Hai người bỗng nhìn lại bà Hai. Người đàn bàcô độc ấy một đời gắn bó với họ nhưng chưa được họ báo đền. Họ trào nước mắt, lần đầu tiên hai người bạn nhìn bà khóc mà khôngphải nhờ rượu.
- Má ơi con chỉ ước ao được nuôi má lấy một ngày !
- Tụi con nghèo chỉ biết thương suông má thôi!
Họ ngồi trước mặt bà Hai mà khóc. Tiếng khóccủa đàn ông mới đáng sợ làm sao.
Cầu xin Trời đất mưa gió thuận hòa để miệtvườn bình yên như muôn thuở...
1994

Bóng Dáng Người Yêu Nhau
Thằng Thải nhìn tôi , đôi mắt lồi thường vẫnlấc láo , có vẻ hơi lễ độ . Tôi linh cảm hắn sắp nhờ vả mình chuyện hệ trọng :
- Cha em đang nằm viện , chứng đau gan cũ tái phát khá nặng . Cha nhắn anh về để lo chuyện hỏi vợ cho em .
Tôi hơi ngỡ ngàng : " Cậu đau lâu chưa ? Sao lại cưới xin vào lúc này ? " Bộ dạng Thải không có gì lo lắng , đôi bàn tay cứ mân mêmấy chiếc nhẫn vàng chóe lồng kín kẽ tay .Tôi đoán dễ có đến bốn năm chỉ chứ khôngthể ít hơn .
- Em định tết làm luôn cho tiện nhưng cha bảo sợ chuyến này không qua khỏi , tính sớm kẻo lỡ việc . Khổ lắm . Ông già chết vì rượu thôi anh ạ . Uống như uống nước lạnh !
Tuy là anh em con cô cậu , tôi không ưa thằng Thải cái tính hợm của . Từ ngày được phụ trách đội đãi vàng của đoàn địa chất N 63 ,hắn thay đổi cách xử sự ,đôi lúc coi thường tôi ra mặt . Thâm tâm tôi không muốn về quê ngoại mỗi dịp hắn ở nhà . Lần này cậu Miền đau yếu , có việc đại sự , tôi đành phải thu xếp xin nghỉ dạy để về .
Cậu tôi là trung tá nghỉ hưu được vài năm nay , sức khỏe tàn tạ trông thấy . Mới lâm bệnh nửa tháng mà da vàng bủng , đôi mắt lờ đờ như mắt cá đồng ướp nghệ sắp đem kho , chứng cổ trướng khó ai thoát chết lắm !
- Trăm sự nhờ cháu - Cậu thều thào khó nhọc . Mợ mày quê mùa ăn nói chưa quakhỏi lũy tre . Thằng Thải con Xuân hai đứa yêu nhau đã lâu . Quả thật hồi đầu cậu chưa bằng lòng . Nhà người ta cô quả ,mỗi hai bà cháu . Xuân là con hoang , mẹ nó bỏ đi lấy chồng , lớn lên nhờ bà ngoại .Nó không dám ở với bố dượng , ông ấy bảo : trăm quan tiền nợ không bằng vợ có con riêng . Tình cảnh ấy , xem ra khôngmôn đăng hộ đối với nhà mình .Nay cậu nghĩlại , thôi để chúng nó lấy nhau cho xong cháu ạ . Chuyện trăm năm của hai em , cháu đứng ra tổ chức, tất nhiên là mặt tinh thần , mặt vật chất kệ thằng Thải tính toán trù liệu , nó bảocó đủ tiền chi phí hết mọi khoản . Từ đôi mắt mất hết sinh khí của cậu ứa ra hai giọt lệ đục mờ ...
Cổ tôi nghẹn đắng . Làm sao dám từ chối yêu cầu của cậu . Bà ngoại sinh được tám người , nạn đói bốn lăm đã cướp ông đi cùng sáu người khoảng giữa chỉ còn lại mẹ tôi chị cả và cậu là con út. Mẹ tôi thương cậu hết mực, thương đến mức đẻ tôi ra người làng phải thốt lên : " Hai cậu cháu nhà nó đi với nhau cứtưởng là hai anh em ruột ". Càng lớn tôi càng giống cậu từ khuôn mặt đến dáng đi đứng . Có lẽ vì thế , thầy tôi tuy là anh rể vẫn thương cậubằng tình thương gần với tình phụ tử . Hòabình lập lại , ông đưa cậu theo về thành phố nuôi ăn học .Xong chương trình cấp một Bổtúc văn hóa công nông , định cho cậu học tiếp cấp hai rồi đưa đi làm công nhân cơ khí . Cậu không chịu , kêu nhức đầu học không vào . Hễ ngồi vào bàn là ngủ gà ngủ gật , có bữa chúi cả đầu vào ngọn đèn Hoa kỳ , tóc cháy sém một vạt trước trán ,lấy lược chải mãi vẫn quăn tít râu ngô.
Cậu trở lại làng Kẻ Lấu , tham gia tích cực Ban vận động Hợp tác hóa , được kết nạp Đảng , làm bí thư xã Đoàn .Bác Hồ về thăm xã , cậuvinh dự được Bác gắn huy hiệu và được phong là kiện tướng thủy lợi . Thầy tôi thở phào nhẹ nhõm: " Cứ tưởng hắn không làm nên trò trống gì . Ai ngờ cũng trưởng thành ". Cậu lấy vợ , mợ cũng là kiện tướng thủy lợi . Thời đó ở quê ngoại ,yêu nhau , lấy nhau thật hay . Bọn thanh niên lừa nhốt cả cậu lẫn mợ vào kho Hợp tác xã suốt đêm . Lúc đầu thấy họ còn la lối , đòi phá cửa nhưng không ai chịu mở , từ nửa đêm về sáng thấy im ắng như tờ ... Sau đợt nạo vét nông giang , làm đám cưới theo kiểu đời sống mới : ăn kẹo , uống nướcchè xanh , hút thuốc lá Trường Sơn . Vuiduyên mới không quên nhiệm vụ mới ,cô dâu chú rể hưởng tuần trăng mật trên công trường đắp đập Ba tháng Hai . Đội thủy lợi quây lá cótlàm cho hai người cái phòng hạnh phúc . Sángsớm cậu chui trong đó ra vác mai đi hơi lử đử . Đám trẻ cười tủm tỉm hỏi : " Đêm hôm qua đàođược mấy khối , anh Miền ơi ? " . Cậu che miệng ngáp : " Mẹ chúng mày ! Còn mệt hơn cả nghề thổ mộc , các em ạ ! " Mợ gánh đất dưới trời mưa lạnh , hai má đỏ nhừ như trái bồ quân .
Mợ có mang thằng Thải vừa lúc cậu đi nghĩavụ quân sự . Đi biệt lên Tây Bắc , mở đường trở lại chiến trường xưa Điện Biên Phủ , không có thư từ gửi về . Đã có tin đồn cậu bị thổ phỉ bắn chết . Làng Kẻ Lấu vốn thế , ai đi lâu không có tin về là có tin đồn chết ngay sau đó. Ba năm sau cậu phục viên về làng mới biết mình có thằng cu con . Thằng Thải giống mẹ như lột , đứng lùi xa , lom lom nhìn ông bố bộ đội , dứt khoát không chịu cho bế .Cậu vô tìnhnói một câu làm mợ bỏ cơm cả tuần :
- Thằng này như là con ai , đếch phải con tôi !
Tình cảm cậu mợ bắt đầu giống mặt trăng mặttrời từ dạo ấy . Cậu lao vào côõng việc Đảng ủy xã không kể ngày đêm , hăng say bao nhiêu máu ghen của mợ cũng lớn dần bấynhiêu. Họp hành liên miên trên xã trên huyện ,lâu lâu lại chỉnh huấn nghị quyết trên trường Đảng tỉnh , nhiều cô cán bộ cơ sở tươi trẻtưởng cậu chưa vợ con sán đến. Dĩ nhiên cánbộ thời đó luôn biết cách tránh né mọi cám dỗ để giữ gìn uy tín . Dù nghĩ tới bà vợ chân lấm tay bùn ở nhà mà phát chán , ngày xưa saoduyên thế , nay càng nhìn càng giống con cúvọ , mắt xoi mói chịu không nổi . Mợ Miền ngày một héo hon đến mức thê thảm , người làng bắt đầu dị nghị :
-Lạ cho anh cu Miền , trốn vợ như thằn lằn mồng năm .Có bữa mợ tôi chửi mắng Thảingay trước mặt cậu :
- Mày là con tao chửa hoang , nghe chưa ?
Tôi biết mợ không chỉ muốn chửi riêng một mình thằng Thải.
*
* *
Dạo này tôi đâm ra hoài cổ , hay buồn vơ vẩn . Dạy học là nghề truyền thống của gia đình từ thời ông cố để lại , có lẽ đến đời tôi là mạt nhất .Suốt mấy tháng liền trường tôi trả lương cho thầy cô giáo bằng phân đạm u -rê .Thấy thằng Thải sắp cưới vợ, vàng đeo rủng rỉnh ... Thấy sức khỏe cậu Miền ngày càng suy sụp ... Nghĩ thêm buồn . Nhanh quá, thời gian trôi ... Quê ngoại chẳng thay đổi được bao nhiêu , vẫnnghèo như thưở tôi về sơ tán. Điều kỳ lạ, cố cụ Tiệu vẫn còn sống , gần trăm tuổi còn gì .Cố là ông ngoại của mợ . Tôi cất lời chào, cố đáp lại giọng vẫn giòn giã ấm áp :
- ối trời ơi ! Không dám chào anh giáo . Anh cũng về lo việc cho em nó đấy. Gớm thật , nhìn anh giáo lão nhớ ngày xưa anh chơi trận giả hay nhất đám con nít làng này . Sao không theo nghề binh lại theo nghề giáo ? Này lão nóikhí không phải, anh theo nghề binh dễ bây giờ cấp phải Cô-lô-nen chớ không thể Li-ơ-tơ-ăng-Cô-lô-nen như ông cu Miền ! Cái hồi tôi ởbên An-giê-ri, sĩ quan người ta oách lắm nhé.
- Chán thật ! Cố lẩn thẩn vừa thôi . - Thằng Thải la lớn . Ăn dê ăn bò ... Ăn cám thì có . Sao cố không ở hẳn bên Pháp làm Việt kiều yêu nước cho chúng con đỡ khổ ?
- Chú cứ để cố học chuyện thoải mái. Anh lâu ngày mới gặp cố . - Tôi can
Cố cụ Tiệu vẫn còn minh mẫn :
- Mẹ mày , chắt ! Tao không về lấy đ... đâu ra bà mày , mẹ mày , lẫn mày. Anh giáo ơi thanhniên bây giờ mất dạy lắm ! Này chắt , ngày xưa láo toét như mày chó nó lấy con ạ !
Một thời cậu Miền tôi khổ sở áy náy không yên vì có ông ngoại vợ đi lính cho Pháp . Cố Tiệu nhận chăn bò cho Hợp tác xã trên núi Cấm , mùa hè ở trần trùng trục , mùa đông khoác chiếc áo ba-đờ-xuy thủng lỗ chỗ dấu chuột khoét . Cố trồng sắn, trồng khoai ven chân núi ăn dặm thêm vào tiêu chuẩn lúa Hợp tác xã cân đối, không thèm nhờ vả ai. Con nít rất mê chuyện cố kể . Chúng tôi bày trận giả đánh nhau : bên ta bao giờ cũng thắng , bên địch bao giờ cũng thua. Chán trò ấy, tôi bày thêm trò lễ tang . Chiến trận phải có hy sinh , mỗi thằng thay nhau làm tướng chết một bữa .Cũng có điếu văn của Ban lễ tang , có truyđiệu , có vòng hoa, có hăm mốt phát đại bác bằng súng diêm tiễn biệt .Mặc kệ đứa cònsống lo chạy lăng xăng, đứa nằm chết có quyền nhắm mắt ăn thoải mái những đồ phúng viếng.Thằng Thải tuy nhỏ nhưng chúa đểu , hắn chọn toàn hoa cây mò làm vòng hoa cho lễ tang tôi đem đặt ngay trên bụng, con mò chui vào cắn, ngứa tới mức tôi gãi rách cả dái. Nhằm bữa lễ tang hắn , tôi ngầmxúi bọn bạn ăn hết phần đồ cúng viếng chỉ để lại hai củ khoai sùng . Hắn nhắm mắt nhai, mặt nhăn nhúm nhổ phù phù. Chúng tôi cười đau cả ruột , Thải nhỏm dậy , chửi tôi rồi xông vào cào cấu .Tôi đá hắn lăn quay xuống ruộng . Cố Tiệu can ra :
- Ơ này các thanh niên choai ơi . Làm tướng chết rồi còn tranh ăn thế quái nào được . Chơi thế là phạm luật ...
Cậu Miền đi họp về , vất xe đạp, bẻ roi xông tới quất túi bụi cho hai anh em tôi một trận. Cậu hằm hằm quay sang cố Tiệu .
- Cố bày chúng nó chơi trò quái gở ! Xuí cháu chắt bậy bạ , phi chính trị .
Cố Tiệu không thèm thanh minh , nói lẩm bẩm:
- Anh cu nói càn. Con nít biết đếch gì chính trị .
Mùa đông năm ấy rét khác thường , cánh đồng trắng xóa chân rạ, cây trên núi Cấm úa vàng đổ lá . Các mỏm đá dường cũng cảm thấy lạnh ngả sang màu tím ngắt . Cố Tiệu lạiđem chiếc áo ba-đờ-xuy ra khoác . Bọn trẻ chân trần tê cóng , khoác ngoài thêm mỗi đứa một cái bao tải chỉ xanh cho ấm . Lùa đàn bò gầy rộc đi xiêu vẹo lên núi xong. Cố nhóm một đống lửa to ngồi sưởi , kể chuyện đời xưa cho chúng tôi nghe . Có một chiếc xe com-măng-ca đít tròn chạy băng băng qua làng dừng sát bên cạnh . Tất cả vội nhổm dậy . Người nhảy xuống xe đầu tiên là cậu Miền , tiếp theo là một bà cao lớn , tóc vàng hoe khoác áo lông bù xù . Còn có thêm vài người khác , tôi đoán là công an mật đi bảo vệ .
- A , bà chuyên gia Liên Xô , chúng mày ơi ! - Bọn trẻ reo lên . Cậu tôi đưa mắt đe chúng , gọi lớn giọng :
- Cố ơi , có khách nước ngoài thăm cố đấy. Con nít tránh ra. Bu lại làm gì . Cút ngay ! Cút ...
Một người dáng chừng là phiên dịch nói với cố:
- Đây là nữ đồng chí nhà báo Pháp . Bác có nhận ra ai không nào ?
- Cố Tiệu bước tới , run lập cập vì lạnh , vì bất ngờ :
- Phơ-răng-xoa đơ Li-da ! Trời ơi ! Em ... bà còn nhớ tới tôi ?
Bà người Pháp ôm chầm lấy cố khóc òa . Bà nói tiếng Pháp mặt đầy nước mắt .Cố Tiệucũng lắp bắp tiếng Pháp . Lần đầu tiên tôi thấy người già hôn nhau y như trong phim . Người phiên dịch lịch sự lùi lại, câu Miền bảo :
- Đồng chí theo dõi xem , cố nói với bà Tây cái gì thế ? Coi chừng phát ngôn bừa bãi vi phạm đường lối đối ngoại là nguy đấy .
- Cứ yên chí . - Ông này mỉm cười . - Nữ đồng chí này là phóng viên báo Luy-ma-ni-tê của Đảng Cộng sản Pháp . Này , họ là người yêu cũ của nhau đấy anh hiểu không , một mối tình inh-tec-na-xi-ô-nan.
- Chết mẹ ! Cậu tôi lẩm bẩm . Ông này ghê thật !
Sau phút choáng váng do lâu ngày gặp lại, đôibạn già rời nhau ra. Cố Tiệu nhìn mọi người,nhìn chúng tôi hơi ngượng nghịu. Bà người Pháp cởi chiếc áo lông khoác luôn vào người cố. Cố giãy nẩy lên nhưng bà ta cứ ghì chặt lấy cài hết mấy cái khuy . Trông cố lạ hẳn ,đúng là ở đời hơn nhau tấm áo manh quần . Họ chia tay nhau lưu luyến ngay bên đống lửa có lũ mục đồng đang tròn xoe mắt nhìn . Người đàn bà xứ lạ gắng mỉm cười với cố .
- Ô-rơ-voa , mông-se-a-mua-rơ .
Trong cái cổ áo lông bờm xờm , đầu cố ngọ nguậy lia lịa :
- Ađi-ơ ! Li-da ! - Tôi không hiểu nhưng thấy giọng cố ngậm ngùi lắm .
Xe chạy rồi bà người Pháp còn thò tay ra vẫy trong đám bụi. Cố Tiệu đứng như trời trồngngỡ mình chiêm bao. Chúng tôi ùa đến vây quanh cố . Chiếc áo lông bốc lên mùi nước hoa thơm lựng thoang thoảng lẫn mùi lông bò khen khét từ chiếc áo ba-đờ-xuy bên trong ...
- Ha ha ... cố giống con chồn rèn quá .
- Người cố xù lên như quả gạo ...
- Cho con mặc thử một tí nào.
Cố hỏi thành thật :
- Này, anh cu Miền , tôi có được quyền mặc cái áo bà Li-da tặng không nhỉ ?
Cậu tôi nhìn cố suy nghĩ , trán nhíu lại :
- Để tôi về hội ý với Đảng ủy xã , chiều mời cố lên ta giải quyết, nhớ gói lại cẩn thận . Ê , lũ nhóc ! Chớ dây bẩn lên cái áo , tao cho chết bây giờ . - Bỗng cậu chợt hỏi cố bất ngờ - Cố và bà Tây có người con nào không ?
- ồ, không ! Không có con đâu . - Cố cười hà hà. - Bà ấy lấy chồng , có cháu nội học đại học rồi .
-Thôi được , thế là may mắn . - Lúc đó tôi chưa hiểu tại sao cậu lại nói may mắn . - Nghe con dặn đây . Cố nhớ đề nghị các anh trên xã bổ sung thêm lý lịch là Đảng viên Đảng Cộng sản Pháp nghe chưa , con sẽ làm chứng cho .
- ấy chết , anh cu Miền ơi . Tao có vào cái đảng nào đâu . Khai láo công an tìm ra , mangvạ . Với lại bổ sung lý lịch làm gì nữa , sắp xuống lỗ rồi .
- Khổ quá , cố cứ khai thế để đức lại cho cháu chắt nhờ !
Chập tối chúng tôi lùa đàn bò về chuồng, nónglòng chờ tin tức số phận chiếc áo lông . Cố Tiệu trở về mặt buồn thiu , trên người vẫn chiếc áo ba-đờ-xuy tơi tả
- Xã bảo đưa cái áo bà Li-da vào phòng truyền thống các cháu ạ . Cố nghĩ thế mà hay . Cu Miền nó bảo coi như đó là quà của một nhà báo cộng sản Pháp tặng nhân dân xã ta .
Lũ trẻ ngồi lặng đi. Chiếc áo lông thoáng quatrước mắt như có phép lạ tàng hình : Cố Tiệu mặc vào thành con người khác, cởi ra lại vẫn là ông già thương mến của chúng tôi .
Sau đó cậu Miền có vẻ thương cố hơn. Thanhniên trong xã tòng quân , cố thay mặt Hội phụ lão tiễn lên tận huyện đội . Nhìn đám tân binh mặc quân phục rộng thùng thình, mặt còn đầy lông tơ , cố cứ lắc đầu ái ngại : " Bé quá ! Bé quá ! Có thằng ngửi hai bên mép chưa hết mùi sữa . Cứ đà này đàn ông đi hết lấy ai cày vỡ ".
Cậu Miền gắt : " Con nhờ cố đi động viên tinh thần anh em hăng hái lên đường . Cố ăn nói lẩm cẩm bỏ mẹ .Hết gạo đã có Liên Xô, Trung Quốc và phe xã hội chủ nghĩa viện trợ. Tất cảcho chiến trường. Đồng bào miền Nam đang kêu gọi từng ngày từng giờ , cố không biết sao ? "
Không có công việc thời chiến nào cố Tiệu không tham gia tích cực : trực kẻng báo động máy bay , úy lạo các trận địa cao xạ pháo , vá đường thông xe . Cuộc chiến tranh bằng bom đạn của không lực Hoa Kỳ đã biến vùng quê hẻo lánh thành chiến trường thực sự ... Bâygiờ , đã hơn hai mươi năm có lẻ , ngồi ngắm gương mặt cố tôi vẫn hình dung thấy cái đêm xưa , pháo sáng đầy trời ,sáng đến mức thấy cả sâu bò trong kẽ lá , đạn nổ ran mặt đất .Toàn bộ phía nam huyện tung hết lực lượng bộ đội địa phương , dân quân tự vệ truy lùngtên giặc lái Mỹ . Máy bay địch đánh lạc hướng ta sang phía cánh đồng lầy lội . Trực thăng rà sát chân núi Cấm kéo thang dây lê thê , treo lủng lẳng phía dưới một cục đen xì . Tên phi công thoát ngay trước mặt mọi người , nằm ngoài tầm súng bộ binh ... Tỉnh gọi huyện lên kiểm điểm . Huyện gọi xã lên ... Đầu tóc bơ phờ vì thức đêm nhiều , cậu tôi gọi xã độitrưởng cùng các trung đội dân quân lên ... "Dùi đánh đục , đục đánh săng , cấp dưới bao giờ cũng có khuyết điểm nhiều hơn các đồngchí ạ . - Cậu chua chát kết luận . - Nào chúng ta hèn nhát cho cam ? "
Trớ trêu thay , mười ngày sau đó , vào tầm bò về chuồng , trên nền hoàng hôn vàng vọt bỗng vang lên một tiếng nổ kinh người . Làng Kẻ Lấu chạy ùa lên núi Cấm tóm ngay tại trận một tên phi công khi hắn vừa rơi chạm đất , người còn lùng nhùng trong mớ dây dù . Nỗi căm hờn bùng lên , tất cả xông vào đánh hắn nhừtử . Tên giặc lái vùng ra , ôm đầu chạy vòng quanh gọi thất thanh :
- Tôi là phi công ta ! Phi công không quân nhân dân Việt Nam ...
- Không được bắn chết ! Đánh bỏ mẹ nó cho tao ! Miễn sao giao huyện đội còn sống . Này, bộp ! Vì mày, bộp ! Chúng ông chịu nhục , bộp ! Mấy bố huyện ủy kiểm điểm , bộp !
- Không nhìn ra người mình à ? Thưa đồngbào , đồng chí ... tôi là phi công ta . Máy bay tôi bị trúng tên lửa địch .
Cố Tiệu gạt đám đông dang tay cản :
- Anh cu Miền ! Người mình ! Người Việt mình thật mà ...
- Thôi đi , đừng tuyên truyền không công chođịch ! Tàu bay ta làm răng mà cháy được ! Bộp ! Bộp !
Đám đông ùa lên đấm loạn xạ . Cố Tiệu ôm chặt tên phi công, cả hai lăn lộn tránh đòn . Có người đập trúng vào lưng cố :
- Đ. mẹ chúng mày ! Một lũ ngu ! Phi công địch thì tha , phi công ta thì bắt !
*
* *
... Lễ ăn hỏi của thằng Thải sơ sài đến mức tôi phát ngượng về vai trò của mình . Đoàn nhà trai vẻn vẹn hai người , nghĩa là có tôi thay mặt cậu mợ và thằng Thải . Tất nhiên cậu Miền không thể đi cùng ... Tôi linh cảm đến một đám cưới chạy tang mình có đọc đâu đó trong sách .
Trời nắng gắt , gió Lào thổi cuồn cuộn , lũy tre làng xóm hai bên đường khô xác . Hai anh em đạp xe rạc cẳng chân bốn chục cây số ngược lên thị trấn Rài. Bà ngoại của Xuân già cả và điếc đặc . Tôi thưa một đằng bà trả lời một nẻo . Gương mặt bà hớn hở đến tội nghiệp :
- Cha chết không lo bằng có gái to trong nhà , ông giáo ạ . Cho không nó luôn , ông giáo rước đi giờ nào cũng được ...
Lễ ăn hỏi thế là coi như xong việc .
Tôi lang thang vòng quanh thị trấn Rài . Khôngngờ trở lại đây lần này cũng là vì cậu Miền ... Một kỷ niệm buồn thức dậy . Hồi ấy , xem bộ phim thời sự ,Những côgái núi Rài làng Kẻ Lấu mới tin cậu tôi còn sống . Tật của cậu rấtlạ, kể từ khi tái ngũ , không thèm gửi một dòng thư về , có tin đồn hy sinh rộn lên . Bà ngoạiốm lăn lóc . Mợ rầu rĩ, người rộc còn bộ xương biết cử động . Thằng Thải ngơ ngẩnnhư bị ma hớp hồn ... Không ngờ trong bộphim kia lại có hình ảnh cậu đội mũ sắt cùng các cô thanh niên xung phong san lấp hố bom .Máy bay gầm rú . Lửa cháy . Khói bụi mịt mù ... Bà năn nỉ tôi gắng lên Rài tìm cậu về cho bà gặp , nhìn mặt một tý , kẻo bà nhớ chết mất. Tôi đi bộ hai đêm trắng . Đến nơi hỏi thăm người thị trấn, họ bảo đại đội công binh của anh chính trị viên Miền vào sâu trong Bê rồi .Tôi đánh bạo tới lán đơn vị thanh niên xungphong mong tìm người quen của cậu . Vừa thấy tôi vào , các cô gái reo lên :
- Em trai ông Miền đen đến thăm , chúng mày ơi !
Họ xúm lại , hỏi thăm y như điều tra lý lịch :
- Chú em phải trả lời thành thật , nếu không các chị nhốt lại ở đây luôn. Không cho về đâu nhé .
Chẳng phải sợ hãi gì lời đe dọa đùa cợt đó, tôi vui vẻ khoe hoàn cảnh gia đình và ... chợt thấy các cô gái bàng hoàng khi biết cậu tôi đã có vợ con . Có lẽ họ hy vọng nhiều nên thất vọng cũng rất ghê gớm .
- Khổ thân chị Hương ... Lại gặp phải mộtthằng sở khanh . Cô chỉ huy đơn vị nghiêmsắc mặt nói với tôi :
- Thôi chú em cút khỏi đây được rồi ! Nhìn thấy cái mặt chú các chị cứ muốn xé nát ra từng mảnh !
Tôi có lỗi gì ? Họ đẩy tôi ra cửa như đuổi một thằng bệnh hủi ...
Đêm thị trấn yên tĩnh lạ lùng .
Thằng Thải nằm bên , dường như không ngủ được , tôi cũng thao thức vì lạ nhà , vì chuyện đời . Thải thì thầm tâm sự :
- Nhiều khi em thương ông già đứt ruột màkhông thể làm sao cho ông hiểu mình anh ạ . Hồi có quyết định hưu , quân khu cấp cho một căn hộ ở thành phố , ông trả lại. Em bảo : "Cha không ở, giữ lấy để dành cho con ở ". Ông mắng : " Mày khôn lỏi vừa thôi, thiên hạ họ ỉa vào mặt ! " Ông nằng nặc đòi về làng : " Còn sức lực tao về góp phần xây dựng quê hương . ở phố chán bỏ mẹ . Cái khu tập thể ấy, nhiều đại tá còn dài cổ chờ lương hưu .Bụng đói đầu gối phải bò, đâm hèn người ra .Ông mở quán bán chè chén , ông chữa xe đạp , lôi thôi chả còn ra thể thống gì nữa . Thứ tao trung tá nhằm đếch gì . Về với đồng ruộng đỡ nhức mắt , làm sao quên được gốc gác mình vốn là nông dân ". Ông già lầm to , phải không anh ? Làng Kẻ Lấu bây giờ khác thời xưa . Khối kẻ có sừng có mỏ , về hưu chưa dọi xong mái nhà giột đã chết ...
Tôi hiểu tâm tư thằng Thải , hắn rất có ý thức xây dựng cuộc sống êm ấm cho gia đình cậu mợ. Quả là sau khi gặp Xuân người vợ chưa cưới của Thải tôi bớt mặc cảm . Xuân là cô giáo cấp I . Hiền lành mộc mạc như củ khoai củ sắn . Hai đứa định cưới nhau xong , ở trên này nuôi dưỡng bà ngoại để báo hiếu. Bà mất , xin chuyển về xuôi lập nghiệp hy vọng gần gũi cậu mợ lúc chiều tà xế bóng .
- Em chọn Xuân làm vợ chẳng qua vì cái nghề của mình quanh năm chui lủi rừng này núi nọ . Xuân đi dạy có thì giờ trì thủ gia đình thay em .Đãi vàng thu nhập khá nhưng em thừa biết cáihậu rất bạc bẽo . Thôi gắng kiếm thêm lưng vốn phòng khi gặp vận hạn trở nghề khác .
- Chú nghĩ được thế chí phải . - Tôi đồng tình. - Anh coi cậu như cha đẻ , chỉ khuyên chú đối xử với cậu phải biết nhường nhịn . Năm nay cậu năm mươi ba , ngũ thập tri thiên mệnh ,mỗi cuộc đời là một tấn bi kịch, người già ai cũng tự nhận ra nhưng khó ai thoát khỏi cái vòng định mệnh lắm ,
Nói với thằng Thải những lời này, tự dưng nước mắt tôi trào ra . Cậu tôi về hưu đượcgiáp năm thì xin ra Đảng vì không tài nào chịu đựng nổi lối sống cường hào của đám cán bộ địa phương bây giờ . Trong những phiên họpchi bộ cậu đã không ngần ngại văng hết bộphận giới tính đàn ông vào mặt bọn quen thóiăn trên ngồi trốc . Tay bí thư Đảng ủy xã , vốn cũng là bộ đội phục viên , trong bữa rượu, chỉ đạo đám đàn em :
- Loại hưu trí như lão trung tá Miền chỉ tổ làm chúng ta rách việc. Lão xin ra Đảng hả ? Ô kê , càng đỡ vướng . Mấy anh em tước luôn thẻĐảng lẫn huy hiệu Bác Hồ cho lão nhục nhãmột phen , chừa lên mặt .
Cậu bỏ sinh hoạt Đảng , làm bạn với chairượu ... chờ đợi ... Vẫn không thấy ai dám đến đòi thu thẻ Đảng và huy hiệu Bác Hồ .
Mãi gần đây , trước khi lâm bệnh , cậu đến Ban tổ chức huyện ủy , chìa tấm thẻ Đảng ra, giọng nói không có một biểu hiện nào gay gắt , chứng tỏ trong lòng rất thanh thản :
- Tôi xin trả lại tấm bằng danh dự chính trị của tôi . Các đồng chí yên tâm . Đừng động viên an ủi tôi , đừng hỏi tôi kiện cáo ai . Tôi chỉ trách mình không làm tròn trách nhiệm người cộng sản . Đảng mình đông người quá ... Tôi không muốn mình ở trong số những đảng viên bất lực vì tôi thực chẳng còn tích sự gì cho Đảng .
Cậu giơ chiếc huy hiệu Bác Hồ ra trong lòngbàn tay xanh rớt , nói như khóc :
- Còn kỷ vật này. Bác tự tay gắn lên ngực tôi. Chỉ cóBác mới có quyền lấy lại . Trên đời này , không có ai đủỷ tư cách tước của tôi cả.
*
* *
Đã gần sáng ...
Tiếng gà rừng gáy eo óc khi xa khi gần trên núi Rài vọng tới ...
Thằng Thải thở dài chán nản , hỏi tôi thật khẽ :
- Hồi anh lấy chị, sau ngày cưới có khi nào cảm thấy hối hận không?
- Hối hận là sao ? - Tôi ngạc nhiên quay sang . Trong bóng đêm gương mặt nó trở thành khối đen thẫm , chỉ nhận ra đôi mắt mở thao láo .
- ồ, ông anh đúng là con người mô phạm . - Hình như hắn đang mỉm cười.
- Quả thật anh không hối hận mà rất tự hào về vợ mình chú ạ . Anh chị hạnh phúc trong cảnh nghèo của nghề giáo . - Tôi ngập ngừng .- Chả lẽ chú chưa thật bằng lòng về cô Xuân ?
- Anh kém hiểu biết thanh niên thời đại này.Thời anh , trước đêm tân hôn cô dâu là một cung điện chưa ai được mở cửa . Nên chú rể khao khát lần mò lắm . Bây giờ bọn em yêu nhau đã như vợ chồng rồi , mọi chuyện cưới xin chỉ là thủ tục pháp lý và tập quán tình cảmthôi . Cho nên mất hết hào hứng, cứ thấy mệt lẫn chán chường thế nào ấy .
Chẳng trách hắn đạo diễn đám hỏi bôi bác thếnày . Thì ra mình cũng bị hắn mời đóng một vai cho hợp lệ với màn kịch . Tôi cảm thấy tự ái vô cùng ... Chúng tôi xin phép về xuôi sớm cho mát . Thằng Thải hẹn ngày rước dâu vào chủ nhật tuần tới. Phương tiện chủ yếu là xe đạp . Họ nhà trai sẽ lên trước chiều thứ bảy,sáng hôm sau phải về kịp giờ tợ nổ pháo cưới mừng trăm năm hạnh phúc .
Bà ngoại lập cập chống gậy cùng Xuân tiễn hai anh em tôi ra ngõ thì có một người đàn bà lễ mễ xách hai chiếc làn cói nặng đi vào . Xuân reo lên :
- Mẹ ! Con cứ tưởng mẹ không thể nào về được .- Cô nói , nước mắt lưng tròng.
- Sao mẹ về muộn thế ?
- Đừng trách mẹ , con . Các em còn nhỏ dại, mẹ lo chạy ăn từng bữa . Thu xếp về cho con đỡ tủi ... Rõ khổ , hết ô-tô chết máy đến phà tắc .
- Bà ngoại Xuân giới thiệu thằng Thải là cháurể tương lai, giới thiệu tôi là ông giáo đàng trai lên xin dâu , kể lể rất hồ hởi và lẫn lộn lung tung . Vì giữừ phép tắc hai anh em cố nhịncười ...
Người mẹ nhìn tôi chằm chằm . Cái nhìn thânthiện nhưng hình như có dòng điện chạy rần rật suốt dọc sống lưng tôi. Gương mặt bà in dấu một thời xuân sắc vời vợi , vẻ cam chịu , mỏi mòn . Đôi mắt thấp thoáng một thứ ánh sáng đầy hoảng loạn ...
-Có phải anh giáo tên Khánh không ?
- Dạ đúng ! - Tôi giật nảy người ngạc nhiên . - Làm sao... bác biết cháu ?
Người đàn bà không trả lời tôi , hỏi Thải giọng ríu lại :
- Ông nhà đau nặng lắm hả con ?
- Vâng ... Mặt Thải tái nhợt , hắn quay sang Xuân , cô cũng ngớ người ra nhìn mẹ .
- Chuyện gì thế , em ?
Xuân lắc đầu , im lặng . Người mẹ cố trấn tĩnh , nói rành rọt với tôi :
- Chuyện hai em đâu còn có đấy , anh Khánh ạ . Bây giờ tôi nhờ hai anh em chở mẹ con tôi đến thẳng bệnh viện thăm ông nhà . Nào , ta đi ngay thôi . Đừng ngại ... Chúng ta sắp thành thông gia rồi ! Trời ơi ! Sao lòng dạ tôi tan nát đến thế này ... Người mẹ rên rỉ thành lời .
... Có lẽ câu chuyện kết thúc ở đây được rồi . Đám cưới không thành . Có một đám tang ... Vì nỗi đau này lớn quá , hãy cho tôi thêm vài dòng về phút lâm chung của cậu Miền tôi ... Người đàn bà đến bên giường bệnh gào lên điên dại :
- ối trời cao đất dày ơi ! Anh Miền ! Lẽ nào anh không nhận ra giọt máu rơi của anh ?
Cậu tôi rùng mình , toàn bộ cơ thể sưng vù ủng nước lay động . Tôi vội nâng người cậu lên và chợt hiểu đây là lúc cậu từ giã cõi đời này . Cậu nhìn người đàn bà , nhìn Xuân. Đôi mắt dồn hết tinh lực để nhìn gương mặt Xuân.
- Hương ... Bao năm rồi tôi vẫn chưa hề quên ... Em tha thứ cho tôi ! Xuân ... Xuân ... con đấy ư ? Suốt một đời ... tôi không nhận ra tôilàm sao nhận ra ai được nữa .
Cậu tắt thở trên tay tôi , đôi mắt mở trừng nhìn thẳng hư vô ...
Bà Hương và Xuân rã rời gục xuống rú nhữngtiếng thảm thiết ...
Thằng Thải cúi đầu quay gót lững thững đi racửa ...
Tôi vuốt mắt cho cậu . Vuốt đến ba lần , đôi bờ mi tím bầm mới chịu nhắm lại vĩnh viễn .
1989

Nỗi Buồn Giao Chỉ
Nhà có ba người , ông Bảy Công về hưu đã mười năm nay , ông Hai Phương con trai cả ông Bảy chuyên viên cao cấp Bộ kinh tế đối ngoại làm việc ở thành phố , thỉnh thoảng mới về , thằng Vũ , giáo viên trường Mỹ thuật con trai duy nhất của ông Hai , cháu nội ông Bảy . Ba người đàn ông , ba thế hệ trong căn hộvắng bóng đàn bà nhiều khi thật cô quạnh .Mỗingười một tâm sự riêng nên họ rất ít ngồi trò chuyện với nhau . Thường chỉ có hai ông cháu ở nhà , thằng Vũ bảo ông Hai :
- Nội ơi , giá như cháu vào Đảng được nhà mình đủ một chi bộ theo điều lệ . Hàng tháng ta cùng họp , cùng ra nghị quyết , nhà sẽ đỡ buồn hơn . Phải vậy không nội ?
Ông Bảy phì cười rồi chửi :
-Mồ tổ bay , cái thứ mày sinh hoạt bừa bãi làm sao đủ tư cách đảng viên .
Thằng Vũ làm bộ thở dài :
- ấy là nói để động viên nội thôi .
Ông Bảy nghiêm mặt :
- Ông không mượn con động viên kiểu đó !
Bà Bảy mất khi ông vừa nghỉ hưu . Tưởng là đi làm cách mạng suốt đời về già được ở bên nhau . Nào ngờ ! ... Ông Hai Phương từ chức Thứ trưởng chuyển vào phía Nam làm chuyên viên văn phòng B . Nào ngờ! ... Mẹ thằng Vũ lại mất đột ngột . Thế là thằng Vũ lại từ giã Thủ đô xin chuyển về phân hiệu 3 trường Mỹ thuật cho gần ông và ba .
Ông Bảy cưng thằng Vũ lắm . ở hắn có bóng dáng thời trai trẻ của ông . Dịp này Vũ đem về nhà rất nhiều thứ lỉnh kỉnh và dơ dáy làm căn phòng giống như một cái nhà kho chứa đồ cũ .Suốt ngày người hắn lắm bê bết đất sét ,thạch cao , xi măng ...

Nỗi Buồn Giao Chỉ
Nhà có ba người , ông Bảy Công về hưu đã mười năm nay , ông Hai Phương con trai cả ông Bảy chuyên viên cao cấp Bộ kinh tế đối ngoại làm việc ở thành phố , thỉnh thoảng mới về , thằng Vũ , giáo viên trường Mỹ thuật con trai duy nhất của ông Hai , cháu nội ông Bảy . Ba người đàn ông , ba thế hệ trong căn hộvắng bóng đàn bà nhiều khi thật cô quạnh .Mỗingười một tâm sự riêng nên họ rất ít ngồi trò chuyện với nhau . Thường chỉ có hai ông cháu ở nhà , thằng Vũ bảo ông Hai :
- Nội ơi , giá như cháu vào Đảng được nhà mình đủ một chi bộ theo điều lệ . Hàng tháng ta cùng họp , cùng ra nghị quyết , nhà sẽ đỡ buồn hơn . Phải vậy không nội ?
Ông Bảy phì cười rồi chửi :
-Mồ tổ bay , cái thứ mày sinh hoạt bừa bãi làm sao đủ tư cách đảng viên .
Thằng Vũ làm bộ thở dài :
- ấy là nói để động viên nội thôi .
Ông Bảy nghiêm mặt :
- Ông không mượn con động viên kiểu đó !
Bà Bảy mất khi ông vừa nghỉ hưu . Tưởng là đi làm cách mạng suốt đời về già được ở bên nhau . Nào ngờ ! ... Ông Hai Phương từ chức Thứ trưởng chuyển vào phía Nam làm chuyên viên văn phòng B . Nào ngờ! ... Mẹ thằng Vũ lại mất đột ngột . Thế là thằng Vũ lại từ giã Thủ đô xin chuyển về phân hiệu 3 trường Mỹ thuật cho gần ông và ba .
Ông Bảy cưng thằng Vũ lắm . ở hắn có bóng dáng thời trai trẻ của ông . Dịp này Vũ đem về nhà rất nhiều thứ lỉnh kỉnh và dơ dáy làm căn phòng giống như một cái nhà kho chứa đồ cũ .Suốt ngày người hắn lắm bê bết đất sét ,thạch cao , xi măng ...
- Chuẩn bị triển lãm toàn thành nội ạ . Con phải cật lực để có tác phẩm tham dự .
Sau nửa tháng hì hục gọt đẽo, Vũ cho ra đời một pho tượng bán thân bằng thạch cao giảđồng . Hắn lật tấm vải che :
- Đố nội đây là cái đầu của ai ?
Ông Bảy đeo kính khoanh tay đi vòng quanh nhìn lom lom vào tác phẩm của thằng cháu mất một lúc :
- Hao hao giống cụ Nguyễn , nhà văn . Ông gật gù .
- Đúng rồi ! Con tạc chân dung cụ đấy . Vũ reo lên rồi bỗng ngoẹo đầu hỏi . Sao nội bảo là hao hao ? Không giống người thật hả ?
- Hơi "Tây Tây " thế nào ấy Vũ à ... Con khoác cho gương mặt một tính cách của dân Kô-dắc sông Đông . Mặt cụ Nguyễn không có nét ấy , gương mặt ông ta phảng phất một nỗi buồn cơ ... à. à. à ... phải gọi đó là nỗi buồn Giao Chỉ . Cứ tạm cho là thế , ông không rành mỹ thuật lắm nhà điêu khắc ạ .
Thằng Vũ buồn xìu :
- Người ta ca ngợi cụ là con người cươngtrực, dũng cảm nhất Hội nhà văn . Con muốnđưa cái nét ấy vào tác phẩm . Không ngờ bị nội chê là hơi " Tây "
Ông Bảy cười xòa , chòm râu bạc rung rung :
- Đồng ý với con nhưng trên gương mặt kẻ sĩ thường thoáng một nỗi buồn . Ông từng gặpnhà văn lúc sinh thời khỏe mạnh , ông ta bảo : " Tôi tồn tại được là nhờ biết sợ ! ".
- Cảm ơn nội đã góp ý rấy hay .
Thằng Vũ xếp pho tượng vào góc nhà lấy tấmvải đậy kỹ càng , hì hục đắp phác thảo khác . Dù đã cố gắng, thằng Vũ không thể làm nổi pho tượng chân dung cụ Nguyễn thật vừa ý , bởi hắn chưa hề được gặp nhà văn lần nào . Hắn bỏ công sưu tập tất cả các tấm ảnh , kýhọa cụ Nguyễn trên báo , đọc kỹ những hồi ức về ông . Nhiều lời ca ngợi ông , ai cũng nói được gặp Nguyễn lúc sinh thời trong những hoàn cảnh điển hình .Có kẻ từng bị Nguyễnghét cay ghét đắng vẫn cố tình quên , kể lại tình cảm của ông dành cho mình đầy ưu ái mà không hề biết ngượng .Vũ rất thú vị khi đọc bài của một nhà văn Liên Xô nhận xét Nguyễn là : " Ông già tiêu biểu của phương Đông huyền bí , tính nghệ sĩ ở ông chỉ là bản sao nhân cách còn bản chính là tư chất một nhà nho uyên bác " .
Ông Hai Phương trở về sau chuyến đi Tây Âu, không quên mang cho con trai mấy tập catalôđiêu khắc in opset . Vũ cho đó là món quà quý nhất .
- Lóng rày con có sáng tác không ?
Vũ thở dài :
- Tạc được cái chân dung nhưng bị ông nộichê .
- Nào cho ba xem với .
Ông Hai tự lật mấy tấm vải ra : ồ , chân dung ai đây ?
- Một nhà văn nổi tiếng vừa mất . Vũ trả lời .
- Nhà văn ư ? Sao giống mặt quan võ thế ? Đây không phải là gương mặt văn nhân !
Vũ lẩm bẩm : " Lại thêm một lời chê bai sáng suốt " . Ông Hai dường như không để ý đến nỗi buồn trong mắt con trai :
- Ba đã có dịp tham quan nhiều công viênngoại quốc , tượng các nhà thơ , nhà văn , tượng các hoàng đế , các chính khách nổitiếng được đặt rất nhiều . Người ta tạc theomột nguyên tắc cơ bản : chân dung các hoàngđế , các chính khách luôn ngẩng cao đôi mắtnhìn ra xa như để phác thảo những chân trời , còn chân dung các nhà thơ , nhà văn thường đang nhìn xuống mặt đất để tìm kiếm thânphận con người. ái chà , ba tưởng điều nàycon phải hiểu chứ ?
- Cảm ơn ba . Con không ngờ ba quan tâm và am hiểu điêu khắc đến thế .
- ồ ... Ông Hai cười . Đúng hơn ba quan tâm đến con Vũ ạ .
Buổi chiều ông Hai đi , vội trở lại thành phố để báo cáo kết quả chuyến công cán. Đất nước đang mở cửa làm ăn với mọi phương thế giới , việc của ông ngập đầu lút cổ .
- Mấy hộp phim màu Kodak nếu không dùng con bán đi mua ít dây thép gai tranh thủ rào lại vườn . Để gà bươi chó ỉa lung tung vậy mà chịu được hả ?
Vũ " vâng " nho nhỏ rồi chui tọt vào phòng của hắn, không tiễn ba ra xe . Hắn đang buồn, nỗi buồn thường thấy ở những kẻ lực bất tòng tâm .
*
* *
Khách hay đến thăm hai ông cháu là Mạnh ,thư ký công đoàn Công ty kinh doanh tổng hợp , cháu gọi ông Bảy bằng ông chú . Mạnhsắp bước vào tuổi trung niên , tính tình điềmđạm, nhã nhặn . Khi Vũ đi vắng , Mạnh có thể ngồi hầu chuyện ông Bảy rất tâm đắc đến khuya . Khi ông Bảy đi vắng , Mạnh ngồi xem Vũ làm phác thảo rất chăm chú rồi rủ nhau cùng đi uống bia hơi .
- Anh đúng là đại diện của giai cấp công nhân . Vũ chọc . Mạnh cười buồn buồn . Cái nét mặt buồn của dòng họ Huỳnh có lẽ đã hình thành từ thời xa xưa ,thời ông tổ đóng khố ở trần váccon dao phảng đặt chân lên mảnh đất xa xứnày khai khẩn đất hoang .
- Chú nói vậy nghĩa là ... Mạnh phân vân .
- Em phục anh hòa hợp được với mọi hạngngười trong thân tộc lẫn ngoài xã hội .
- Chú ngộ nhận. Anh không thể hòa hợp vớiba chú đâu . Anh tin ông Bảy là người cộng sản chân chính , tin chú sẽ trở thành nhà điêu khắc có tài nhưng không tin ba chú là một chuyên viên kinh tế thực thụ . Mạnh thở dài . Ba chú cũng chẳng tin anh : " Thằng Mạnh quê mùa , cù lần làm sao lãnh đạo kinh doanh được . " Không có lòng tin , không có sự hòa hợp đó chỉ là sự giàn hòa thôi .
Bây giờ thì Vũ hiểu vì sao Mạnh không đếnchơi những lúc có ông Hai Phương ở nhà .Trái lại ông Bảy quý mến Mạnh như người bạntâm giao đồng trang lứa . " Người nhân hậunhư anh Maẽnh bây giờ hiếm lắm !" . Vũ lờ mờ so sánh , ông nội quý Mạnh hơn cả ba ruột mình . Ông đem cả tấm huy hiệu Năm mươi năm tuổi Đảng ra khoe với Mạnh : " Ông tự thấy bằng lòng không làm hổ danh dòng họ Huỳnh ta ! "
Trái với bản tính hóm hỉnh thường ngày , từbữa ấy mỗi khi nhìn tấm bằng chứng nhận được đeo huy hiệu treo trên tường , không hiểu sao ông có vẻ hơi buồn . Hàng tháng Câu lạc bộ hưu trí thường tụ họp khá đông .Có lầnông Bảy được mời lên kể những kỷ niệm củathời hoạt động . Không giống với những vị hưutrí bầu máu nóng chưa nguội hẳn , ông Bảy kể : " Đời tôi đi theo Đảng buồn vui nhiều không nhớ hết . Có hào hùng , có đau thương , nhưng gần đây tôi bỗng nhớ đời có ba lần giật mình . Xin kể hầu chư vị :
Lần thứ nhất , lúc tôi mới vào Đảng , được thượng cấp phân công vượt biên sang Thái Lan bắt liên lạc .Cứ nghĩ mình chưa để lộ hành tung lại khéo trà trộn vào đám dân buôn lậu nên không sợ mật thám Pháp phát hiện . Bất ngờ cửa khẩu biên giới đóng lại , cả đámbị bắt đưa về bót Catina - Sài Gòn .Chúng bắt từng người vào phòng kín làm tờ khai , tôi đang cặm cụi hư cấu một sơ yếu lý lịch theo căn cước giả , cánh cửa sau lưng bật mở kèm theo tiếng gọi lớn :
- Bảy Công ! Đồng chí Huỳnh Thành Công !Lại gặp mày ở đây .
Tôi giật mình đánh rơi cây viết Paker . Quaylại nhìn , thôi chết mẹ , thằng chánh mật thám Sô-nhi . Hắn cười, nói tiếng Việt rất sõi . Dẹp mấy tờ khai của mày đi . Mày vừa bước xuống xe tao đã nhận ra còn giả bộ làm gì cho mệt . Ha ha ... Thượng cấp của mày đang ngồi bên kia . Hắn khai ra hết rồi con ạ ! Ngu như mày cũng đòi làm cách mạng !
Đó là lần giật mình đầu tiên trong đời . Tôi bị đày ra Côn đảo cho đến ngày Độc lập trở về , ra Trung ương công tác .
Lần thứ hai , đang ngồi làm việc ở văn phòng, thấy chú em công vụ lừ đừ đi vào mắt nhìn gườm gườm . Mình chưa kịp lên tiếng hỏi có chuyện gì, hắn đứng nghiêm chỉ tay vào mặt quát :
- Huỳnh Thành Công . Mày đi theo tao ngaylập tức . Lên Đội gặp !
Tôi giật mình . Mồ hôi đổ hột . Không lẽ bỏ nhà đi theo Đảng bấy nhiêu năm , bản thân vẫn nguyên xi thành phần địa chủ . Ruộng đất ông bà già ở tít trong Nam , ngoài này mình vẫn không thoát khỏi đấu tố cải cách ruộng đất . Nhìn chú em công vụ tố khổ vừa tức vừa thương . Hắn theo mình từ Việt Bắc về , quêThái Bình , không cha không mẹ lang thang ,mình nhận làm em nuôi lo cho từ bộ quần áo mặc đến đôi dép xỏ chân . Ai ngờ hắn đứng ra tố mình là quân bóc lột bẩn thỉu làm như hắn từng là tá điền của ông bà già .Thưa các vị , đó là lần giật mình thứ hai đáng nhớ .
Lần thứ ba , lúc mới về hưu , nghĩ mình còn khỏe mạnh , khỏi phiền con cháu ,đạp xe cầm sổ đến Cửa hàng lương thực mua gạo . Cũng chồng sổ ngồi đợi đến lượt như mọi người , chẳng biết góp chuyện gì nhưng thích nghengười ta nói vui. Đến trưa , bụng đói tay run , bỗng nghe cô bán hàng gọi giọng chua lè như dấm :
- Công đâu ? Công ? Ai là Công ? Điếc hả ? Vào lấy sổ về , hết gạo !
Con nhỏ bán hàng chưa đến hai mươi tuổi ,nghĩa là nó còn nhỏ hơn cháu nội , thế mà nghe giọng tôi giật mình rụng rời chân tay , mắt nẩy đom đóm . Các ông già hưu trí cười rộ :
- Hay giật mình như ông Bảy , sống lâu được, kể cũng lạ !
- Giật mình kiểu đó dễ bị lên tăng-xông lắm!
Ông Bảy nhếch mép cười , nụ cười rúm ró già nua :
- Tôi năm nay Thất thập cổ lai hy , đó là nhờ không giữ chức vụ nào quan trọng .
...Thằng Vũ nhận xét : " Nội làm chính trị mà tâm sự lại giống người nghệ sĩ . Sai lầm của nội cũng là sự may mắn ! "
Ông Bảy nghe , nói lãng sang chuyện khác :
- Ba con ít về thăm nội quá...
- Ba vừa được đề bạt giám đốc Hãng tư vấn đầu tư , được cấp nhà riêng , nghe nói được cấp thêm một cô thư ký riêng trẻ đẹp nữa nội à ?
Ông Bảy trừng mắt :
- Ăn nói bậy bạ .
Thằng Vũ cười tủm tỉm :
- Họ bảo tuổi hồi xuân là ghê lắm , phải không nội .
Ông Bảy la lên :
- Ơ , cái thằng ... không có chuyện gì để nói hả ?
*
* *
Tai họa đổ xuống nhà người cháu giống như trời giáng . Chiều ba mươi tết , Mạnh đem quàđến chúc Tết ông chú , quay ra cửa bị hai thanh niên say rượu đi hon-đa tông phải .Mạnh chết giữa tuổi ba chín, để lại vợ và ba đứa con nhỏ chưa biết khóc cha .
Như có linh tính báo , trước đó mấy phút trong khi trò chuyện ông Bảy có chúc anh :
- Sang năm mới , tiến bộ hơn năm cũ nghe !
Mạnh thở dài :
- Dạ , cảm ơn ông . Công ty con đang lục đục. ...
- Nghe nói anh được phiếu tín nhiệm cao nhấtcông ty .
Ông Bảy hồ hởi . Có năng lực , có phẩm chất, không khí đổi mới này tất nhiên sẽ gặp nhiều thuận lợi chớ .
- Xin lỗi ông . Mạnh buồn rầu . Khi Đảng cần người già mình còn quá trẻ , khi Đảng cần người trẻ mình lại bắt đầu già , khi Đảng cần đàn bà mình là đàn ông ! Cực lòng lắm ! Cháucảm thấy chẳng còn ham muốn gì nữa .
Ông Bảy sụm xuống bên quan tài Mạnh . CảCông ty không nhà nào ăn tết vì thương anh . Thằng Hùng em trai Mạnh từ Campuchia về phép , kịp đứng ra chịu tang . Hùng trực bangày ba đêm liền , thỉnh thoảng Vũ đứng vàothay thế nhưng hắn khóc to quá làm nhiều người nát ruột . Giờ động quan , sư thầy Thiền Lâm đọc một bài kinh cầu siêu , nỗi đauvợi đi đôi chút . Thằng Vũ thắc mắc :
- Anh Hùng có hiểu lời kinh của sư thầy không ?
- Chịu , bên Campuchia anh nghe sư thầy tụngkinh cũng giống như bên ta . Bọn lính trongđơn vị nhại theo giống như tên vũ khí : " A-ka, E-rờ-PĐ , xê-ca-xê , bê-bốn-mươi , cờ-lây-mo ,tê-en-nờ-tê ... "
Ông Bảy gắt Hùng :
- Mày còn đùa được hả !
Ông giám đốc Công ty năm nay đã ngoài lụctuần kính cẩn đọc một bài điếu văn : Vô cùng thương tiếc đồng chí Huỳnh Mạnh . Rõ ràng , không hiểu sư thầy đọc kinh , nhưng ai cũng thấy xúc động hơn , được an ủi nhiều hơn là nghe bài điếu văn của lãnh đạo Công ty , của Ban lễ tang .
Ông Bảy dường như cũng nguôi ngoai phần nào . Thằng Vũ ngắm khuôn mặt ông nội đang trầm ngâm đau đớn , chưa bao giờ trong đôi mắt ấy có những nét buồn thân thương đến thế . Cả chòm râu hay kể chuyện hóm hỉnh thường ngày cũng ướt đẫm nỗi buồn .
Đầu năm mới , nhưng ông Bảy vẫn linh cảmtới điều rất gần gũi sẽ đến với mình . Đó là cái chết .
- Bao giờ ông mất , con nhớ mời sư thầy đến tụng kinh nghe Vũ .
- Trời ơi ! Ông nói chuyện xui xẻo !
- Không , đó là lẽ thường tình ở đời thôi con ạ .
Đúng vào lúc hạ huyệt , đám ma vừa lấp đất vừa gào khóc , thằng Vũ đỡ ông Bảy ra khỏi vòng người , trong đầu hắn bật lên dự định chưa từng có :
" Mình sẽ tạc chân dung ông nội . Tiếc cái nỗi buồn vô biên trên gương mặt ông, nỗi buồn muôn thuở của dòng họ Huỳnh . Ngay đêmnay mình phải bắt đầu làm phác thảo . Tácphẩm sẽ mang tên :" Nỗi buồn Giao Chỉ . "
1992

Thung Lũng Xưa
Tên của thung lũng là Trận Đồ , bởi có bốn hòn núi đá lớn ( tiếng địa phương gọi là lèn ) với bốn hình thù riêng biệt vây quanh . Vì thế phong cảnh đẹp một cách kỳ ảo , ai từng đếnmột lần sẽ rất khó quên . Làng Vịnh nằm lọt thỏm ở giữa thung lũng nên làng rất giống cái tổ chim khổng lồ . Đúng là nhiều chim thật , đây là vương quốc riêng của loài sáo đá , đầu hôm sớm mai tiếng hót của chúng tấu lên râm ran vách đá hòa với tiếng chân trâu bò rậm rịch chuyển rung mặt đất . Làng Vịnh trù phú người đông nhưng tiếng người bị tiếng chim che khuất . Nói vậy , người làng Vịnh ít khi to tiếng với nhau lắm . Lèn Trống tròn trĩnh , lưng chừng có một miệng hang xuyên qua lòng núi thấy rõ khoảng trời như nhìn vào miệng giếng thơi. Luồng hang thông theo hướng Đông-Tây , buổi sáng phía sau lèn có thể nhìn được mặttrời nhô lên rực rỡ, buổi chiều mặt trời khuấtlèn , nửa giờ sau làng Vịnh còn hân hạnh thấy mặt trời lặn đỏ ối qua miệng hang thêm một lần , lúc trâu về chuồng , lúc bầy sáo bay về tổ trên các vách đá âm u . Người già bảo ai nhìn được mặt trời mọc rồi lặn qua miệng hangđúng một trăm lần sẽ có cuộc đời phú quý vinh hoa và thông thái hơn người . Tất nhiên chẳng ai dở hơi thử tìm số phận bằng cách chạy vòng quanh lèn Trống để ngắm mặt trời quamiệng hang . Bỏ một ngày đồng áng là nguycơ rồi bỏ cả trăm ngày có mà đói nhăn răng ! Nghe đồn lão Câm từng nhìn thấy mặt trời một trăm lần nhưng lão lại nghèo xác . Bị câm lão làm sao cãi lại mồm miệng thế gian về câu chuyện đặt điều vừa dài dòng vừa huyền hoặc giống truyện cổ tích . Từ lâu rồi lão không được cái quyền thanh minh cho mình vì... ( khổ quá ! ) lão bị câm !
Lèn Cờ hình tam giác , trên đỉnh lua tua đuôi nheo . Giống kiểu cờ đám ma bây giờ vẫn dùng mỗi khi đưa các cụ về nơi chín suối .
Lèn Hai Vai giống hình người vạm vỡ bị cụtđầu , đoạn cổ trồi lên giữa đôi vai lực lưỡng . Ông hoạ sy ừchuyên vẽ tranh cổ động ở Hội văn nghệ tiỷnh về cứ khen nức nở : " Xét về mặt nghệ thuật tạo hình Lèn Hai Vai thuộc trường phái tả chân hiện thực xã hội chủ nghĩa " . Cả làng nghe may ra chỉ mình dượng tôi hiểu lời họa sỹ , nên ông gật gù bình thêm : " Vâng , đấy là hình thù của một tên tướng giặc ! " . Tôi ngắm Lèn Hai Vai bằng đôi mắt trẻ thơ , thấy giống một người đàn ông bị lúnxuống đồng lúa , bùn đất ngập ngang rốn vàthiếu hẳn cái đầu , lưỡi gươm vĩ đại của ông Trời phạt ngang từ ngày xửa ngày xưa , vết chém phẳng lỳ hằn lên trời xanh ...
Lèn Voi to nhất , giống con voi trận chết gục xuống , ở xa hàng chục cây số vẫn thấy rõ mình voi , đầu voi cùng vô số đoạn ngà gãy vụn vãi xung quanh .
Tôi lớn lên ở cái làng Vịnh nằm giữa thunglũng Trận Đồ hùng vĩ và bi tráng . Có thể thuở hồng hoang là chiến trường của các vị thần linh còn thời nay chưa hề nghe tiếng nổ của bom đạn . Bốn hòn lèn đã họp thành một quần thể mỹ thuật khá hoàn chỉnh , một tác phẩm hiếm có của Tạo hóa . Tôi cứ băn khoăn dấu tích này là của phe thắng trận hay phe thua trận ? Dân làng ai cũng thuộc lòng hai câu thơ :
" Tướng cụt đầu , cờ rách
Trống thủng , voi gãy ngà "
Người lạ đến làng ngắm nghía phong cảnh họ cũng thốt lên bâng quơ như thế. Tôi cố tình mầy mò chắp nối nhiều mẩu huyền thoại gán ghép không lấy gì làm hấp dẫn lắm về sự tích bốn hòn lèn để có được một câu chuyện trọn vẹn giống trong sách giáo khoa nhưng không thành công . Chán nhất là câu chuyện dượng tôi kể cho lũ em nghe mỗi đêm trăng sáng , ông phịa ra đấy là dấu vết quân xâm lược đế quốc Tàu . Có khi ông lại kể là đế quốc ChiêmThành , đế quốc Ai Lao ... Tôi không đượcnằm cùng chiếu với lũ em nên thường hay thắc mắc với bà ngoại . Bà lắc đầu bảo khôngbiết . Gặng hỏi riết , bà chửi : " Nghe mày hỏi tao thấy ngứa lỗ đít lắm. Giặc nào đến đây ? Trời sinh ra thế ! " Dượng biết chuyện , nóitrống không : " Cái đồ tâm thần bất định ! " .
Tôi buồn bỏ đi về hướng lò vôi của lão Câm . Lão thông thạo hang cùng ngõ ngách , từng mỏm đá của thung lũng này , lão có thể giải đáp hết mọi câu hỏi của tôi , tiếc thay , lão lạikhông biết nói . Mỗi lần thấy tôi lủi thủi đến chơi , đôi mắt u sầu của lão thường tỏa ra một luồng hơi ấm vô hình âu yếm vuốt ve toàn thân thể . Ước gì ông nói được , ông sẽ kể cho cháu nghe bao chuyện cổ , chuyện đời đầy lý thú . Tôi bắt đầu có một nỗi bứt rứt mơ hồ , hình như thung lũng này đang chật hẹp dần lại ... Lão Câm cô độc mà không cô đơn , tôi nghĩ thế , lão có niềm vui sống nhờ núi đá phò trợ . Mùa nào thức ấy , lão lấy phân dơi trong hang, bắt dơi quạ lột da thui lửa rơm , bẫy chim sáo nhốt đầy lồng , đập đá nung vôi ... Thứ nào đem ra chợ Phủ bán cũng có tiền mua gạo , cá trích , mắm ruốc , thuốc lào ...
Tôi không cô độc , sống trong một gia đìnhđầy ắp con nít , nhưng là một thằng bé cô đơn . Cha tôi hy sinh ở chiến trường Điện Biên Phủ , tại quyết chiến điểm Him Lam . Tấm bằng Tổ quốc ghi công trên bàn thờ ghi rất rõ . Ngàycha chết trùng ngày mẹ sinh ra tôi .
Mẹ đi bước nữa , theo lời trăng trối của bà nội , lấy dượng để trả cái ân nghĩa giúp bà . Dượng tôi cũng góa một đời vợ , đi dân công xe thồ . Không hiểu bằng cách nào thật thần tình , dượng đã đem về làng Vịnh , trao tận tay bà nội mảnh hình hài còn lại của cha tôi . Đó là cái chân phải xỏ chặt trong chiếc dép lốp , trước giờ ôm bộc phá xung trận cha đã cẩn thận gài hai quai hậu . Bà nội nhận ra nhờmóng chân cái của cha có một cái móng đèo . Mẹ cầm chiếc dép đếm đủ tám cái đinh mén cha đóng thêm vào lỗ xâu quai cho khỏi tuột , hét một tiếng rồi ngất đi . Dượng đã bọc cái chân ba lần ni lông đi mưa , đạp xe vượt gầnmột ngàn cây số đường rừng ...
Mẹ đẻ cho dượng sáu đứa em . Tôi góp phần tích cực bồng bế lần lượt từng đứa đến chai cả hông. Dượng không đánh tôi bao giờ nhưng thà đánh còn hơn chửi . Nghe dượng chửi tôi chỉ muốn leo lên đỉnh lèn Voi đâm bổ xuống cho đầu vỡ tan ra . Mẹ biết được ý nghĩ nên ngăn tôi bằng cách lấy roi quất túi bụi và gào khóc như mưa gió :
- Sót ơi ! Khổ thân mẹ lắm , Sót ơi ! Ngu vừa thôi con ơi !
Cả làng biết dượng rất ham vào Đảng nhưng không được xét cho vào vì thưở bé có theo học trường đạo xứ Kim Nham . Sau này thỉnh thoảng vẫn len lén trốn đi xin lễ cha ban phước lành . Làng Vịnh không theo đạo , dượng tự nhận mình là con chiên ghẻ của chúa Giê-su , đạo tại tâm , nhận trong lòng không dám nhận ngoài miệng .
Ngoài năng lực cầm cày , nhờ có học võ vẽ trường dòng , dượng còn có năng khiếu cắtchữ , kẻ khẩu hiệu nên xã rút lên làm ở Ban Văn hóa thông tin, ăn công gián tiếp của Hợp tác xã . Coi như thoát ly làm ruộng , sau xe đạp thường đèo một bọc to tướng phông màn , giấy màu , dao kéo .. chằng dây cao su kỹcàng . Nếp sống tinh thần gia đình dần đổikhác , các em ăn mặc sạch hơn ra dáng con cán bộ văn hóa . Riêng mẹ gầy rạc vì công việc đồng áng . Lâu lâu dượng có chú ý đến tôi với tư cách người cha kế :
- Sót ! Dạo này mày hay ra lèn Trống lê la chỗ lão Câm phải không ?
- Dạ . Con nhờ ông Câm bắt tổ sáo về cho em nuôi .
- Không được chơi với lão già " Quốc dânđảng " ấy ! Tao cấm !
*
* *
Tên lão đã bị làng Vịnh quên lãng từ lâu , bây giờ người ta gọi lão theo khuyết tật - Lão Câm . Dượng tôi không gọi thế , ông gọi lão bằng tên bản chất của sự vật đang tồn tại . Lãogià"Quốc dân đảng." Khi bực tức dượng còn cộng thêm bổ ngữ phản động cho mọi người chứng giám lập trường giai cấp rành mạch của dượng . Ngôn ngữ người câm là ánh mắt , nét mặt , nhất là động tác đôi bàn tay . Lão Câm trò chuyện với người làng người chợ rất dễ hiểu thuận lợi . Chỉ dượng tôi không tài nào hiểu nổi vì lão thường làm những động tác rất tục tĩu . Dượng tức lắm . Hễ tiếp xúc là sinhsự.
- Này lão , để cho Ban văn hóa dăm yến vôi quét lại Hội trường nhé . Nhớ chọn vôi thật chín đấy .
Lão câm dừng tay đẩy củi ngẩng lên , dùngngón trỏ tay phải thọc thọc vào kẽ ngón bàntay trái , trả lời . Có nghĩa lão bằng lòng mà cũng có nghĩa là sự giao hợp của đàn ông đàn bà .
- Đồng ý bán thì gật đầu - Dượng gắt - Tại sao ông dám ...
Lão Câm cố tình không gật đầu , cứ đưa tay "thọc thọc "...
- Mẹ , cái lão già thiếu văn hóa !
Lão Câm liền chỉa ngón trỏ vào mặt dượng .
- A , mày lại trổ c . cho tao hả ? Tao cho côngan gô cổ bây giờ .
Khuôn mặt lão Câm trở nên dữ tợn .Lão kẹpđầu ngón cái vào hai ngón trỏ và ngón giữa dí luôn vào mồm dượng , ý bảo cho ăn cái chỗ kín đàn bà .
- Trời ơi ! Thằng " Quốc dân đảng phản động" nó đấm tôi ... Dượng la oai oái như bị đấm thật rồi bỏ chạy .
Có lần bà ngoại tôi thở dài :
- Ngoài cha thằng Sót và bốn hòn lèn , chẳng ai giải được nỗi oan của đời ông lão Câm .
Cha tôi đã thành liệt sỹ , còn lèn đá thì chỉ biết nhại lại tiếng người hỏi chứ không biết trả lời . Theo bà , thời trai trẻ lão là người giỏi danglắm , có tham gia Tân Việt cách mạng đảng . Thung lũng Trận Đồ là mảnh đất tốt gieo trồng những hạt giống đỏ , chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Đông Yên ra đời trong cái nôi làng Vịnh ...
Khởi nghĩa Yên Bái thất bại , ông Nguyễn TháiHọc cùng đồng chí của mình bị Hội đồng đềhình Bắc Kỳ kết án tử hình , đưa lên máy chém ! Không thành công thì cũng thành nhân. Số thoát nạn phải mai danh ẩn tích trốn chui trốn lủi , vài người chạy dạt về tận làng Vịnh tạm ẩn náu . Anh Bá vốn là bạn học cũ của họ, nhà nghèo , mẹ già đơn chiếc đành dang dở học hành . Chi bộ phân công anh giúp đỡ những người bạn đang gặp hoạn nạn , độngviên họ chớ nôn nóng ra đi vội ...
Đâu ngờ sau khi cướp chính quyền năm ất Dậu , anh Bá bị bắt vì tội tham gia Quốc dân đảng . Cha tôi rất ngạc nhiên khi được phân công hỏi cung người giác ngộ mình hoạt độngcách mạng . Tất nhiên là có sự lầm lẫn , cha dẫn anh Bá tiếp kiến ông Chủ tịch huyện . Mọi chuyện rõ ràng , ba người ôm nhau cười ha hả . Năm ấy đang đói to , anh Bá bàn với cha tôi muốn đi tìm mấy người bạn từng nương náu ở làng. ý cha tôi muốn giữ anh lại công tác ở huyện :
- Thôi anh đi tìm họ làm gì nữa .
- Tôi muốn nắm xem hành vi mấy anh Quốcdân đảng hư thực thế nào, không ngờ chúng nó hỏng quá !
- Theo em , anh nên về làng thăm bác gái còn sống không đã!
- Việc cách mạng là đại sự quốc gia . Mẹ tôi đói , tôi cũng đói biết lấy gì cho mẹ đây .
Mấy tháng sau , anh Bá về nhà thì mẹ mất . Còn người làng lặng lẽ xa lánh anh , tên phản động mới được ra tù ...
Cha tôi đi bộ đội Vệ quốc quân , huyện không nhớ gọi anh ra làm việc . Anh buồn rầu chẳng biết tỏ cùng ai . Không lấy nổi vợ người làng , ai dám gả con cho một ông lý lịch có tỳ vết đi tù . Tưởng ế , may có một chị dân Hà Nam tảncư vào phải lòng , thế là anh có vợ khỏi tốn tiền cưới cheo . Họ hiếm hoi , không có nổi mụn con thơ bồng bế . Chồng quanh năm lầm lũi đập đá ven chân lèn , người đen sạm vì nắng gió , vì hơi nóng hầm hập của lò vôi . Vợ không biết làm nông , sợ đỉa hơn cọp nên mở ngôi hàng bán nước chè xanh , trên chõng tre bày dăm lọ kẹo vừng , kẹo lạc , trên vách treotoòng teng dăm nải chuối lùn chín ép , vỏ thâm sì . Đó là hồi cuộc đời anh Bá cay đắng nhất !
Thiên hạ kháo ầm ĩ anh bị mọc sừng . Nếu có sừng thật , đầu anh phải mọc một bộ gạc nai mới tương xứng với lời lẽ mấy bà ngồi lê đôi mách . Anh nhịn , bẻ hết bộ sừng này bỏ vào lò nung vôi , trên đầu lại mọc lên bộ sừng khác . Quả đúng chị vợ đẹp người mà có tính lăng nhăng . Ăn trắng mặc trơn đâm ra chán thằng cu-li đập đá . Bực một điều , anh chồng cứcâm như hến . Không thấy vợ chồng lục đục , không thấy bể bát bể nồi , không thấy nát nhà tan cửa , người làng từ ghét chị vợ xoay sang ghét anh chồng . Thế mà chịu được ư ? Đồ đàn ông râu quặp đớn hèn ! Tội ấy ngày xưa,cạo trọc bôi vôi lột truồng giải quanh hàng tổng, rồi tống xuống sông chứ chơi à !
Đúng vào năm bắt đầu vận động giảm tô , làng Vịnh chứng kiến một vụ án mạng khủng khiếpvô tiền khoáng hậu . Anh Bá lò vôi dùng thanh mã tấu rèn hồi Tổng khởi nghĩa , mài sắc như dao cạo , nước thép xanh rờn , chém đứt đôi anh cán bộ Nông hội tỉnh và vợ mình thành bốn khúc . Hiện trường để lại giữa ban ngày, trong buồng , trên giường , hai nạn nhân mặc y phục thủy tổ loài người . Anh Bá chỉ chém một nhát , đúng lúc đôi nhân tình đang ở trạngthái cực điểm sung sướng đê mê . Thanh mãtấu cộng hưởng sức mạnh của hai cánh tay chuyên đập đá , của bầu máu ghen sôi sùng sục , trở thành tang vật ghê gớm . Công an về dựng lại hiện trường bắt anh Bá cầm thanh mã tấu chém vào hai khúc thân cây chuối thì anh lại chém mãi không đứt .
Lần này anh đi tù , tội hình sự rõ ràng không hề có sự lầm lẫn như lần cuối năm ất Dậu . Trước khi bị dẫn giải , anh quay ra nói to muốn cả làng Vịnh nghe rõ :
- Thế nào ? Các người đã bằng lòng chưa ?
Dân làng thương anh hơn là ghê tởm tên sátnhân . Thời đó tội hủ hóa xếp ngang với tội phản quốc!
Anh Bá đau khổ ngày xưa chính là lão Câm cô độc bây giờ . Tiếng nói của lão vĩnh viễn ở lại trên mạn ngược cùng những trận sốt rét kinh niên của đoạn đời tù đày .
*
* *
Từ trẻ chăn trâu tôi trở thành anh bộ đội . Tuổi thơ là chuỗi ngày gắn bó với lão Câm và bốn hòn lèn đá vôi hùng vĩ . Tôi lầm lì như núi đá , ương bướng như lão Câm . Dượng càng ghét tôi ,tôi càng ghét dượng . Đám thanh niên ở làng cũng ghét dượng , ghét cái mặt ngạo mạn ta đây luôn làm ra vẻ quan trọng . Nhà nào không được cấp giấy chứng nhận Gia đìnhvăn hóa mới là bị trừ công điểm cuối vụ thẳng tay . Cấp giấy lẫn trừ công điểm đều do dượng quyết định .
Lâu lâu làng Vịnh mới có một tối chiếu phim.Đó là dịp dượng chứng tỏ năng lực cán bộ văn hóa . Đội phim về đến xã dượng triệu tập chiếu kín ở hội trường để Đảng ủy và ủy ban duyệt rồi mới trình chiếu ngoài bãi . Đã duyệt là phải cắt . Đoạn nào có cảnh hôn nhau dượng đòi cắt bỏ. Tay đội trưởng đội chiếu phim nhăn nhó :
- Phim Liên Xô nhập về đến Hà Nội , Bộ duyệt ! Về đến tỉnh , Ty duyệt ! Về đến huyện , Phòng duyệt ! Về đến xã , ông duyệt! Cắt vụnnhư thế chỉ còn nước chiếu cho dân cái tênphim với chữ hết phim . Phim có phải bánh tét đâu , cắt ra rồi muốn ăn khúc nào thì ăn .
- Phim Liên Xô thường hay có cảnh bậy bạ lắm . Buộc chúng tôi phải sử dụng chức năngquyền hạn văn hóa . Dượng kiên quyết .
- Chỉ có xã này đòi duyệt phim ! Tay đội trưởng nhún vai bất lực .
- Các xã khác văn hóa thấp . Xã tôi là xã điển hình , là bộ mặt văn hóa của tỉnh . Nếu muốnchiếu các anh phải chấp hành quyết nghị của Ban văn hóa .
Thương lượng mãi , dượng đồng ý cho chiếu bộ phim Sư trưởng Sapaep khi có cảnh hôn nhau trên màn ảnh , dượng đứng trong buồng máy cầm quyển sổ công tác bịt kính ống máy chiếu lại . Tối chiếu phim giống như vỡ chợ . Thanh niên huýt sáo la ó :
- Bỏ tay ra ông Cương ơi !
- Đang hay , làm phúc cho chúng con hưởngxái với !
Mặc , dượng vẫn chấp hành nguyên tắc kiểm duyệt nghiêm túc :
- Không được , đoạn này bẩn thỉu lắm . Thả ra cho chúng mày học đòi có mà loạn nước !
Đến đoạn chiến đấu khói lửa mù mịt dượng bỗng chìa quyển sổ ra che .
- Ơ , cái lão Cương này ! Bỏ ra , bỏ tay ra !
- Đang đánh nhau đâu phải đ... nhau mà ôngche lại hử ?
Rất nhiều tiếng kêu phản đối bực bội . Dượnggiật cái mi-crô của anh thuyết minh , hét to :
-Mẹ chúng mày , đừng láo ! Chỗ này đánhnhau nhưng ta đang thua tao phải che lại .Thôi , tất cả trật tự để xem phim !...
Chính tôi cũng ùa theo mọi người chửi văng mạng , chửi dượng đến sướng miệng . Tiếp đó là một trận mưa dép , gạch , đá ... tuôn vào buồng máy .
... Thực lòng tôi muốn đi bộ đội , đi để thoát khỏi cảnh con riêng bố dượng . Nhất cử lưỡng tiện , dượng cũng muốn tôi đi cho khuất mắt và để thằng Tuấn em kế tôi khỏi phải đi .Dượng rất muốn nó là người làng Vịnh đầu tiên được vào học cấp Ba .Tôi biết mẹ đau buồn lắm , mẹ lén lên chân lèn Cờ thắp hương trên mộ cha tôi ( là nơi chôn cái chân phải của cha , phần còn thiếu bà nội tôi thay bằng thâncây dâu và một cái gáo dừa ) . Mẹ khóc xin cha tha tội không ở vậy nuôi con thờ chồng , xin cha phù hộ cho tôi đi vạn sự bằng an .
Tại điểm tập trung giao quân , tay bí thư Đoàn xã chìa cho tôi tờ quyết định kết nạp :
- Chúc mừng đồng chí Sót. Từ giờ phút nàyđồng chí chính thức đứng dưới cờ Đoàn .
Nhìn mặt hắn , tôi nổi cáu :
- Tôi có xin đâu mà các anh kết nạp .
- Ai xung phong đi bộ đội cũng được vào Đoàn . Chúng tôi đã nghiên cứu đơn của đồng chí . Tinh thần của đồng chí cao lắm !
- Đơn nào ? Tôi ngạc nhiên. Đi thì đi , tôi có xung phong xung phiếc lúc nào ?
- Anh là con liệt sỹ xã chưa điều , nhưng ông Cương có chuyển đơn xung phong của anh , xã mới điều và chúng tôi quyết định kết nạp Đoàn cho anh .
Tôi định nói : " Tại sao các anh không kết nạp cho ông ấy ? ".
Dượng chạy tới bên đỡ lấy tờ quyết định trongtay Bí thư gấp tư lại nhét vào túi áo quân phục của tôi .
- Sót , cầm đi con - Lần đầu tiên trong đời tôi được dượng gọi bằng "con". Nhờ ưu tiên truyền thống gia đình ta, con mới được vinhdự này . Có đứa vác đất làm thủy lợi bạc mặt còn chưa được vào Đoàn đấy .
Nếu không vì đôi mắt đầm đìa nước mắt củamẹ đang nhìn , tôi đã hét vào mặt dượng : " Tôi thích đi vì không muốn nhìn thấy mặt ông .Tôi thề còn sống sẽ mang súng về hỏi chuyện ông !" Lão Câm huơ đôi bàn tay như cụm nhủ đá tai mèo ra hiệu rồi giúi vào người tôi một bọc lá chuối khô đựng những miếng thịt dơi quạ rán vàng thơm ngậy , vài chục trứng chim sáo luộc vỏ màu xanh da trời rắc lấm tấm hạt vừng đen .
- Ông Câm ở nhà mạnh khỏe nhé ! Tôi ôm lấy lão rồi bật khóc nức nở . Thôi con đi , vĩnh biệtmẹ thương yêu . Vĩnh biệt ông Câm và thunglũng Trận Đồ hùng vĩ ... Tôi cứ nghĩ mình sẽ không trở về ... Người ta bảo con trai một là hay chết lắm ...
*
* *
Hết chiến tranh , giữa Sài Gòn rợp cờ hoa , có lẽ tôi là người lính duy nhất không muốn đi phép thăm nhà . Mẹ đã mất , người yêu quý tôi nhất đời không còn ,về làm gì thêm tủi . Nhiềuđêm tôi nằm mơ thấy mình cưỡi trâu rong giữathung lũng Trận Đồ . Bốn lèn đá mang hìnhTrống thủng , Cờ rách , Tướng cụt đầu , Voi gãy ngà xanh biêng biếc . Mặt đất rải đầy trứng chim , mỗi hòn cuội là một quả trứng chim lung linh như những hòn ngọc bích . Đàn sáo xanh như núi , con trâu mờm nhà tôi cũng xanh nốt , riêng thằng bé cưỡi trâu là tôi xanh và trong suốt như giọt nước từ nhủ đá vừa rơi xuống ...
Năm sau, thằng Tuấn em kế tôi lần mò vào tận lâm trường nơi tôi vừa chuyển ngành . Hắnlùng mua máy bắn mìn điện , loại của Mỹ chế tạo .
- Quê mình thay đổi khác xưa nhiều . Tất cả đi lên sản xuất lớn . Thung lũng trở thành khu mỏ đá khổng lồ . Lèn Hai Vai , lèn Voi trung ươngkhai thác, lèn Cờ tỉnh khai thác , lèn Trốnghuyện khai thác , hiện cha làm giám đốc côngtrường cho huyện. Em đi vào cha dặn anh nhớtìm mối thuốc nổ , thứ này ngoài ta đang ăn hàng, bao nhiêu cũng hết . Các bố trung ương và tỉnh đầu tư mạnh lắm. ấn nút một phát , mìn nổ ầm ầm, đá chạy hàng tiếng đồng hồ không dứt . Anh về chắc sẽ thấy lạ hẳn . Lèn Hai Vai chỉ còn một vai , lèn Voi toang hết mẹ một mảng đít , lèn Cờ bị phạt ngang mặt đất .
Tôi sực nhớ đến lão Câm người bạn già côđộc giữa thung lũng :
- Ông Câm còn sống không ?
- Chết rồi ! Thằng Tuấn lắc đầu . Kỳ lắm anh ạ . Lão ta biết nói trở lại . Mỗi khi nghe tiếng mìn phá đá nổ , lão nhảy dựng lên như động kinh rồi chửi : " Tổ cha bay !Nổ để lấy đá xây mảcha bay hả ? " Khổ thế , nói được lại hóa điên , cứ như ma xó, ngồi trong hang lèn Trống nhìn ra trừng trừng suốt ngày . Lão chết thảm lắm . Hôm ấy công trường khai trương , bắn mìn ở bên kia lèn cách khá xa thế mà toàn bộtrần hang sụp xuống vùi luôn lão Câm .
- Xong một kiếp người . Tôi buồn rầu lẩm bẩm .
Thằng Tuấn tròn xoe mắt , giọng nói chứa đầybí hiểm :
- Lão Câm thiêng lắm . Bữa nào bắn mìnkhông thắp hương khấn vái xin phép là mìn thối hoặc có thằng bị đá văng sứt đầu mẻ trán. Hàng năm thợ đá chúng em dọn mâm cúnggiỗ lão Câm rất chu đáo để nhờ lão phù hộ độ trì .
Than ôi , nếu ông Câm sống lại người ta có dám mời ông ngồi ăn cỗ không ?
Thung lũng xưa cùng tuổi thơ của tôi đã trởthành dĩ vãng ...
1990

Mùa Trái Cây
" Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi"
Chiếc xe đò dừng lại ở lề đường , bên cánh rừng cao su xanh thẫm , vòm lá sà xuống trĩu nước cơn mưa vừa tạnh . Chất bước xuống đất , mấy ngón chân chị vướng phải bụi cỏ ướt lành lạnh . Không khí sau mưa trong lành , thoang thoảng làn hương của hoa dại . Chất hít một hơi thật sâu , thật căng lồng ngực rồi buồn bã thở dài , cố xua đuổi cảm giác bức bối chật chội có từ lúc lên xe . Thật may mắn , chị ngồi bên một bà đi buôn thông thạo đường sá , nên bà chỉ cách cho xuống ngay đường tắt vào xã Phước Thanh luôn , khỏi phải xuôi thị trấn rồi đi ngược trở lên . Chừng giữa trưa , khu rừng đang yên tĩnh bỗng đâu đó cuối đường lô vang lên đĩnh đạc tiếng một con tắc kè điểm từng nhịp rồi đuối dần , những nhịp cuối cùng phát ra chùm âm thanh rời rạc như người ngái ngủ , buộc phải trả lời ai đó đang gặng hỏi ... Lối mòn vươn qua những gốc cao su già đen sẫm , miệng cạo bên dưới có những bát hứng mủ đọng đầy nước mưa trong vắt , nhìn rõ dưới đáy còn sót một ít mủ màu trắng đục . Thấp thoáng trên cao , dây leo chùm gửi và phong lan rủ xuống . Có mấy chùm lan Chất mới thấy lần đầu , thật lạ mắt , lá xòe to giống hình lá cọ . " Trời ,ước gì mình được thấy nó ra hoa , xem thử có đẹp không?". Chị thầm ước , đưa cặp mắt lướt qua làn hơi nước ẩm ướt quan sát kỹ lưỡng nhữngvòm lá , những chùm quả cao-su ba khía màuxanh với một vẻ háo hức ." Rồi mình cũng đến được nơi anh Hùng đã từng sống . Đây có phải là rừng cao su anh viết trong thư ? " Lòng bâng khuâng , Chất cố lần mò trong ký ức , dòng chữ xa xăm năm nào bỗng dưng hiện ra ,đột ngột như chị vừa mới đọc lại . Đó là bức thư duy nhất chị nhận được của người chồng , thư viết thành từng đoạn ngắn trong nhữngkhoảng thời gian khác nhau ...
" Anh gửi cho em thư này là cái thứ mười kể từ ngày đi vào . Bốn năm rồi , phải không em yêuquí ? Em chờ đợi anh trở về giữa lứa tuổi đẹp nhất đời con gái .Giá như sau ngày cưới chúng mình được sống với nhau lâu hơn chútnữa . Anh đi , hình ảnh em , anh phải cố giữ thật chặt trong trí nhớ hàng ngày , anh sợ nó trôi tuột mất từng cử chỉ , từng tiếng nói củaem . Anh nhớ nhiều nhất mái tóc dài và dày mượt , mỗi lần em gỡ cặp ra , tóc đổ xuống vai , xuống lưng , óng ả như mặt nước suối loángánh trăng soi .Có lần anh mơ thấy chúng ta đã có con , thằng bé đẹp như hình in trên lon sữa bò , nếu giấc mơ là sự thật thì chắc nó phảibiết chạy đi chơi rồi em nhỉ ... "
" ... Đêm hôm qua bọn anh vừa vượt mộtchặng đường nguy hiểm để chuyển vùng công tác . Qua cánh rừng cao-su ven lộ lớn , anh sững sờ cả người. Lần đầu tiên anh thấy một khu rừng đẹp như thế . Em đừng cười , trongbóng tối mà anh vẫn nhận ra vẻ đẹp của rừng ư ? Anh tưởng tượng ra chứ . Những thân cây cao vút , tán lá che kín bầu trời , đây sẽ là một cánh rừng xanh mát và tuyệt đẹp dưới ánhnắng ban mai ... "
" ... Hàng ngày anh nằm trong một cái chòi coi vườn của bà má nuôi . Má cũng già như mẹ , nhưng má ít nói lắm . Mỗi lần đem cơm cho anh , má lại dặn : " Sáu nè , con chớ đi lung tung nghen. Hễ có chim bìm bịp kêu ba tiếng một chặp , nhớ xuống hầm kéo nắp thiệt kỹ ."
" Toàn đội anh chờ phối hợp với du kích trinh sát tình hình và chuẩn bị trận địa ngoài mé sông . Má nuôi anh chỉ còn hai người con , anh Năm và cô út cũng là du kích , ba người anh trước đã lần lượt hy sinh ... "
"... Bao giờ để em thấy miệt vườn phương Nam . Nhìn cây nào anh cũng có ý nghĩ câyhiểu được tiếng người , mỗi thứ trái là tiếngnói riêng của mỗi loài cây , trái nào ăn xong cũng làm ta nhớ cả . Hồi đầu , út Mai con má nuôi gặp anh , cô ấy cứ hỏi chuyện miền Bắcmãi , làm như anh vừa ngoài đó vào hôm qua .Con gái Nam bộ không dữ như người ta đồn đại đâu em , út Mai hiền lành và còn hay làm nũng nữa . Nói thật với em , bọn anh rất quýmến cô du kích nhỏ xinh đẹp này . Thấy anh không biết ăn sầu riêng , út Mai giục luôn miệng : " Anh Hùng phải tập ăn đi chớ ! Con trai miền Bắc vô đây anh nào ăn được sầu riêng là thôi , khỏi muốn về luôn ! " Anh bảo : -" Trái ngon , sao tên lại đặt là sầu riêng , nghe buồn quá ?" - " Thì ăn vô nhớ hoài nhớ hủy , không kêu bằng sầu riêng thì kêu bằng gì ! " - " Khó ăn thế ai mà nhớ! " - " Chê nhiều rồi đến lúc thích nhiều đó nghen ! " út dứ tay về phíaanh rồi bỏ chạy ... Nằm một mình giữa mênhmang hương trái chín của miệt vườn , anh cứnghĩ về em như một người mơ mộng . Trongnày đang mùa mưa , mưa đổ ào ào sốt cả ruột , ngoài ấy chắc em đang lo chống hạn . Mưa nắng xa cách ở hai đầu đất nước , sao mà giống vợ chồng mình thế , Chất ơi ... "
Hồi nhận được lá thư của chồng, cũng là thờiđiểm tiếng tăm của Chất đang nổi như sóng cồn khắp tỉnh. Cô gái " Kiện tướng nuôi bèo hoa dâu " được bầu vào Ban chấp hành huyện ủy và trở thành chủ tịch xã trọng điểm lúa caosản . Mới hai mươi mốt tuổi đời, xuân xanh hơ hớ , cô là điểm chú ý của mấy anh nhà báo phỏng vấn , viết bài ca ngợi .Chất đi tối ngày ,hết họp huyện , họp xã , lại ra các cánh đồng nắm tình hình thực tế sản xuất . Trong hội trường , người ta nhận ra cô bởi hai bím tóc dài vắt qua vai trước bầu ngực tròn căng , ở đuôi mỗi bím tóc lóe lên một sợi vải đỏ thắtngang . ở ngoài đồng , dù đông người đi cày cấy đại trà cũng có thể tìm Chất dễ dàng vì hai bím tóc cô được quấn lên đỉnh đầu , nhưng hai sợi vải đỏ cứ sáng lên như hai giọt nắng .
Dân cả xã rất mến cô chủ tịch đẹp người , đẹp nết , có chồng đi "Bê dài". Các bà mẹ ngoài ruộng về , gặp ngang đường , hay thò tay vuốt tấm lưng ong của Chất mà tấm tắc :
- Khổ , cái thằng Hùng nó đi không gửi lại cho mày đứa con, cho đỡ lạnh lưng . Rõ tội nghiệp !
Cô nghe thấy tủi , muốn khóc , hai má hồng lên, mắt ngấn nước , nhưng vẫn cố cười trừ , đầu giúi vào lưng người bên cạnh .
- Cái nhà bà ăn với nói ! - Một bà khác lên tiếng bênh cô chủ tịch . - Anh ấy ở nhà chưađầy tháng, vợ chồng vừa quen hơi bén tiếng đã biền biệt trong Nam , thử hỏi làm sao màcon với cái . " Nhạy" được thế có là gà vịt chứ đâu là người ...
- Chẳng bù cho anh cu Mão bên xóm Giếngchúng tôi ! - Một bà khác góp chuyện . - Gớm , cứ "sòn sòn " thằng em đạp đầu thằng anh . Anh Cu về phép năm lần , chị Cu đẻ nămthằng . Đàn ông như anh Cu thật sướng !
- Người ta đi " B ngắn ", mí lại anh Mão là bộ đội đường dây giao liên vào ra như đi chợ ...lần nào về cũng đem , ôi chao, là lương khôphát cho trẻ con cả xóm .
Mỗi đêm khuya trở về nhà , đặt mình nằmxuống bên cạnh mẹ trên chiếc giường tre , Chất lại nhớ đến những lời góp chuyện của các bà , các chị. Chen lẫn trong nỗi lo âu côngviệc , còn có những nỗi lo âu thật mơ hồ mà cô cắt nghĩa không bao giờ cụ thể trước cơn buồn ngủ đang đến vội vàng sau một ngày mệt mỏi vì bao thứ công việc đã làm , sẽ phải làm ... Chất vẫn ở nhà mình với mẹ đẻ . Hùng vốn chịu tiếng ở rể , anh mồ côi cha mẹ từ lúc còn bé . Lớn lên anh đi bộ đội rồi yêu Chất , cưới Chất , nhẹ nhàng đến nỗi có đứa độc miệng cứ phát ghen lên : Ông trời mù mắt hay sao cho thằng Hùng được con vợ đẹp nhất xã ". Cũng có người tốt thì chép miệng đơn giản : " Hai đứa chúng nó sinh ra để lấy nhau , hồi còn để chỏm đi trâu, đã quấn quít như đôi chim cu ngói ngoài đồng ."
Tính từ lúc Hùng đi B cho đến lúc chính thức có giấy báo tử gửi về , là mười một năn trời Chất chờ đợi khắc khoải . Năm nào cũng có tin đồn anh hy sinh, tin lần này lắng xuống một dạo , lại có tin lần khác ồn lên . Đành là tin đồn đại , nhưng xua đuổi nó ra khỏi tâm tưởng đâu phải dễ dàng ...
Sau hai nhiệm kỳ chủ tịch xã , Chất trúng cử Thường vụ huyện ủy và cô được rút lên huyện giữ chức vụ phó Bí thư thường trực . Dạo ấy người ta rất chú trọng tăng cường đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống cấp ủy . Thế là ngoài cái thử thách đời tư phải chịu đựng thường xuyên , cô còn phải đương đầu với những thử thách trong công tác của một huyện làm nông nghiệp .
Sau đợt đi xuống các xã chỉ đạo học nghịquyết Chất ghé qua nhà , vẫn như thuở bé, cô rất thích nhờ mẹ gội đầu cho mình. Do thức trắng nhiều đêm , tóc Chất rụng thưa hẳn , nhìn lớp da đầu lộ ra trắng xanh , mẹ cứ vừa rên rẩm vừa dội nước bồ kết vò tóc cho con gái.
- Chất này , - mẹ thở dài khó nhọc - Hay là ... lấy chồng đi con , chờ thằng Hùng biết bao giờnó trở về .Đàn bà sinh nở có thì . Lỡ rồi hết thì , không con cái được nữa ...
- Mẹ nói dại ! - Chất cười to át lời của mẹ , nhưng không dám ngẩng đầu lên , nước mắt trào ra nóng hổi ...
*
* *
Qua hết rừng cao-su , con đường mòn đâm ngang một cái sân cỏ mọc um tùm , hoa mắccỡ điểm những nốt tròn nho nhỏ màu tím nhạt. Mùa mưa không ai chơi bóng đá , nếu không thấy hai trụ cầu môn xiêu vẹo mốc đen thì chắc người lạ sẽ nghĩ đây là bãi đất hoang .Chất nhìn thấy con đường đất về xã Phước Thanh ở ngay trước mặt . Dưới tán mấy cây tràm bông vàng, một cái chợ nhỏ bán trái cây , xe lam nổ máy phành phạch nhả khói trắng mù mịt . Chị thầm thán phục những người bánhàng, họ chào khách mua thật ngọt ngào và bày trái cây đến là khéo : chôm chôm , bưởi , sầu riêng ... được xếp thành từng đống nhưtrái núi con . Hương sầu riêng sực nức lên , làm mọi người cảm thấy ngợp từng hơi thở.Cái mùi hương này có thể thấm hết vào áoquần trên thân thể , vào mọi thứ đồ vật trong chợ .
- Cô Hai vô trỏng chớ ? - Tiếng ông lái xe lam ngay bên tai làm Chất hơi rụt người lại , gần như cảm giác sợ sệt vô cớ .
-Tôi muốn về Phước Thanh bác ạ .
- Thì xe này chạy vô miệt vườn Phước Thanhđây . Cô Hai ở ngoài Hà Nội vô hả ? Thôi , xin mời ngồi đằng trước ! - Ông lái xe niềm nở : - Cô Hai tới nhà ai , hay về xã công tác ?
Nhìn gương mặt có hai hàm râu lốm đốm bạcvới một vệt dầu lem trên má , Chất tự nhiên thấy cảm tình với ông ta .
- Tôi thăm nhà bà Ba Cỏn và cô út Mai .
- A , nhà đó thì ở đây ai cũng biết . Bà già cónăm con liệt sĩ , anh con nuôi mới được truy tặng Anh hùng . Xã làm cho bà già ngôi nhà tình nghĩa đẹp lắm. Từ ngày bả mất , cô út Mai vẫn ở nhà đó . Ông lái xe nói hồ hởi , như là muốn khoe với Chất sự hiểu biết của ông về một gia đình nổi tiếng có công lao đóng góp cho cách mạng .
Ngực Chất nặng dần, muốn tức thở , vậy là chị không kịp gặp mặt người mẹ nuôi của chồng . Chị quay ra cửa xe vờ ho để giấu sự xúc động . Chiếc xe lao chồm chồm dưới vòm cây rậm rạp như rừng , hình như chủ nó vẫn còn cảm thấy chậm , liên tục nhoài người về phía trước xoắn tay ga hết cỡ .
- Năm nay trúng mùa trái cây , tui chở cho chủ mối hàng từ trỏng ra một ngày tới chín mười chuyến vẫn không kịp . Ông lái thấy chuyện làm ăn không làm người khác chú ý , liền hỏi sang chuyện của Chất trong tiếng máy rồ như súng bắn .
- Hồi bà Ba còn sống , cán bộ trên tỉnh , huyện thường về luôn , có cả một ông nhà văn cũng về nữa. Xe ngoặt vào cua đường quá gấp , khói từ ống xả hất ngược về buồng lái làm mắtChất cay sè , chị ho sặc sụa và rút khăn lau mặt mũi .
Ông lái xe nói như thanh minh :
- Bây giờ thiếu nhiên liệu , dầu ga-don nó trộn thêm đồ quỷ quái vô , máy lại củ tàng nên chạy khói dữ, có điều tui chạy hoài rồi cũng quen . Bộ cô Hai vô trong này lần đầu phải hôn ?
- Dạ ! - Chất gật đầu lễ phép .
- Bà Ba Cỏn trời thần lắm nghen , cô Hai. Anh con nuôi ở đặc công hy sinh khi đánh chìm một chiếc tàu Mỹ ngoài sông , bả dám nhận làm đám ma, khóc toàn kêu tên thằng Năm Rớt , con ruột . Ai dè về sau thằng Năm Rớt chết thật . Con cái nhà bả đánh giặc giỏi lắm .Thằng Năm trúng ổ phục kích , mìn Mo tiệnquè hai chân , nó rút súng nằm tại chỗ " lẩy " tới mười một thằng lính phải chết theo .
Chất cố trấn tĩnh gợi chuyện :
- Bây giờ cô Mai sống một mình sao bác ?
- Không , cổ sống với đứa con trai . Thằng nhỏ cũng biết coi vườn rồi . Tội nghiệp ! Ông chép miệng . Nó khoái tui lắm , hễ thấy xe tui vô là la: " Cậu Tư cho con lái thử coi . " Tui giỡn : " Kêu tao bằng ba Tư tao cho liền hà ." Nó lắc đầu : " Vậy thì con hổng thèm." Mới chút xíu mà khôn quá trời .
- Thế bố nó đâu ?
Chất hỏi nhưng đã lờ mờ đoán tới điều khôngmay mắn có thể xảy ra . Chị không lầm, ông lái xe lắc đầu quầy quậy :
-Thằng nhỏ không có cha. Cô út đi du kíchtrong rừng bị lỡ làng ...Lúc bà già cổ còn sống tui cười giả lả rồi hỏi:"Cha thằng nhỏ là ai vậy má Ba? " Bả rầy tui : " Mày điều tra làm gì hả ? Nó con Việt Cộng, không phải con mấy thằng Bình định nông thôn đâu mà lo . " Tui lại hỏi : "Mấy thằng bạn của tui nhậu say , biểu bathằng nhỏ là anh Sáu Hùng đặc công , connuôi má , sao má không kê khai cho thằng nhỏ nó hưởng chế độ ? Giấu hoài làm chi ! "
Chất nghe con tim mình nhói đau, chị đưa vộibàn tay nắm chặt ngực áo như muốn nén nhịpđập đang lồng lên từ trong đó . Ông lái xe vẫn kể như người vô tâm :
- Bà già chửi tui một mạch , vuốt mặt không kịp : " Mày lớn đầu , cái miệng mày ngu vậy Tư ?Mấy thằng say với mấy thằng khùng ăn nói cógì khác nhau , sao mày nghe tụi nó ? " Nửa năm sau bả không thèm nhìn mặt , tui phải năn nỉ xin lỗi quá xá . Ông ta cười khà khà rất sảng khoái và cho xe chạy từ từ , Thôi , đến nơi này cô Hai chịu khó đi bộ , qua chiếc cầu cây , thấy nhà ngói là vô trúng nhà bà Ba Cỏn ...
Chất cảm ơn , đếm tiền trả , vẫn chưa hết bàng hoàng về câu chuyện của út Mai . Trời ngả sang chiều ,trên mấy tán cây , nắng xiên xiên soi rõ từng chùm chôm chôm phủ bênngoài vỏ trái một lớp gai óng ánh như sợinhung . Chị cảm thấy thương Mai , giận Mailẫn lộn .Trong bức thư gửi ra miền Bắc , Mai không hề viết một dòng nào tới đời riêng . Phải chăng Mai không muốn nói hay là không dám nói với mình ... Bằng ý thức thường trực về thân phận , Chất bỗng liên hệ tới cái thời thanh xuân vất vả cực khổ đã trôi qua . Có lần... chị rùng mình , chút nữa thôi là Chất sẩy chân như út Mai ...
*
* *
Một buổi tối mùa đông , heo may hun hút , lạnh thấu da thấu thịt . Chất xuống đội giống của xã điểm mình phụ trách kiểm tra rồi ở lại ăn cơm với họ luôn . Ngồi nói chuyện gẫu bên bếp lòthúc mầm ấm áp nên ai cũng ngại đứng dậy ra ngoài . Người nổi bật nhất ở đó là Hoán , kỹ sư nông nghiệp trên tỉnh chi viện xuống cho cơ sở . Anh nói về nguyên lý xây lò thúc mầm vàliên hệ khá hấp dẫn tới cái nhà tắm hơi bên Nga , bên Tiệp . Hạt lúa giống xử lý ba sôi hai lạnh xong cho vào lò thúc ,ủ đến một thời gianđã định sẽ nảy mầm tỷ lệ rất cao .Hoán quen chị phó Bí thư huyện ủy ngay từ hôm về tới Ban nông nghiệp huyện chờ phân công .Chính Chất chọn cử Hoán xuống xã mình phụ trách . Không hiểu sao trong các cuộc họp ở huyện ,hai người cứ thỉnh thoảng gặp ánh mắt của nhau . Hoán đẹp trai , một vẻ đẹp rất đànông . Trai ba mươi tuổi đang xoan , trước khi vào đại học anh là thương binh loại một. Vết thương không làm ảnh hưởng một chút nào tớihình thể , nếu xắn tay áo lên , cái sẹo dài ở khuỷu tay có khi lại làm anh thêm duyên hơn . Một chàng trai thật lý tưởng , có đủ các tấmbằng tiêu chuẩn mà những cô gái kén chọn người yêu thường nêu ra .
Chuyện trò mãi rồi cũng phải ra về . Hoán đề nghị để tiễn chị và trao đổi thêm vài vấn đề kỹ thuật đang nổi lên ở xã . Chất bằng lòng với vẻrất hãnh diện và hơi kẻ cả trước mấy cô gái đội kỹ thuật giống . Muốn tới nhà ông chủ tịch xã , nơi Chất nghỉ đêm , phải băng qua một đoạn đê trống trải . Trời rét nhiều , họ vô tìnhđi sát bên nhau cho đỡ gió . Hơi ấm cùng mùi mồ hôi đàn ông len dần dần qua làn áo ấm , chị định bước né ra thì hai cánh tay rắn chắccủa Hoán đã ôm chặt lấy tấm thân nóng rừngrực của Chất . Anh hôn tới tấp lên mặt , lên cổ và luồn cả hai bàn tay vào trong ngực áo ...
- Chẳng lẽ em cứ chờ đợi một cách vô vọng thế mãi hay sao ? - Anh nói , hơi thở gấp gáp phả ra mùi thuốc lá .
Chất vùng vằng không trả lời , cổ cứ nghẹn lại . Chợt mở mắt nhìn lên thấy bầu trời đầy sao lạnh lẽo , chợt thấy tay mình chạm vào những lá cỏ cong queo ở vệ đê . Hai mắt Hoán còn lạitoàn lòng trắng , anh ta nở nụ cười chiếnthắng , hàm răng cũng lóe trắng một cách lạlùng .
- Đừng ! Anh Hoán ơi ! Chất bủn rủn khắp người , cố chống đỡ , giọng van vỉ . Tôi là đảng viên ! Là gái có chồng ! Đừng ! Đừng ! ...
Chị xô Hoán ra bằng một sức mạnh không ngờ, rồi vùng chạy . Suốt đêm ấy , Chất nằm khóc lặng lẽ , ướt luôn tóc một bên đầu . Mấy ngón tay thon gầy cứ lần trên mặt vải áo khoác , cố nhặt cho bằng hết những bông cỏ may gămvào khi vật lộn trên đê . Sau đó Hoán có tìm gặp Chất xin lỗi . Chị lặng thinh quay mặt , nhưng anh ta cứ nói đi nói lại mãi một câu :
-Lúc ấy tôi quên nghĩ Chất là phó Bí thư huyện ủy ...
-Thôi đủ rồi ! Anh đi đi ! - Chị gắt lên thành tiếng .
Anh chàng kỹ sư lủi thủi ra khỏi phòng .
Hết kỳ gieo mạ xuân , dư luận dưới xã đưa lên : Hoán tằng tịu với mấy cô đội kỹ thuật giống sinh ra ghen tuông , cãi vã nhau . Chất căm giận Hoán thực sự . Có người gọi anh ta là " Kỹ sư gieo giống mới ". Huyện ủy đành phải ra quyết định trả Hoán về Ty Nông nghiệp . Chất ký vào công văn trao cho anh , kèm theo một lời cảnh cáo miệng :
- Phải để anh về trên đó thôi . Người như anh xuống đây chẳng có anh bộ đội nào trong Nam yên tâm chiến đấu !
*
* *
út Mai ở nhà một mình . Thằng con trai đi coi vườn trong chỗ nền nhà cũ . Chất không ngờ Mai trẻ đẹp đến thế . Gương mặt bầu bầu , làn da trắng mịn hơi xanh . Cái làm cho người talầm Mai còn con gái là khổ người thon thả và đôi mắt đen dài với hàng mi ươn ướt . Tại sao cô ấy không gặp may mắn đường chồng con nhỉ ? Chất tự hỏi . Trong lòng bỗng thấy dâng lên một chút mặc cảm gần như bực dọc và chị cố kìm chế lại . Hai người sau mấy phút ngỡngàng , sau những câu nói thông thường xã giao , đang ngồi bên nhau trên bộ ván gỗ .Chất bưng ly nước nguội uống từng ngụm nhỏ. Mai cầm quạt đan bằng lá dừa quạt hối hả cho khách :
- Em viết đại cái thư nhắn chịù Sáu "dô" , ai dè chị Sáu " dô " thiệt .
Chất đã thấy thư thái dần dần sau chặng đường xa hàng ngàn cây số . Chị nhìn cái miệng út Mai đang nói , ngạc nhiên với sự cởimở trong giọng nói và cử chỉ của cô . Không ! Không thể ... Có lẽ người ta đồn bậy bạ chọc phá thôi ... Nhưng vì sao út Mai duyên dáng thế , phúc hậu thế , mà người ta vẫn phụ bạc , lãng quên ? Chao ôi , lòng dạ đàn ông thời buổi này đáng sợ quá ! Chị nhớ tới vài người bạn gái cùng trang lứa với mình , chờ đợi đến lúc hết duyên , lúc chớm già , chồng mới trởvề . Những ngày âu yếm mặn mà trôi qua mau mắn . Họ bị bỏ lơ lửng như quả bóng bay bơm thiếu khinh khí , vút lên trời xanh không được , rơi xuống đất không rơi .Nếu anh Hùng còn trở về , anh có bỏ mình không nhỉ ? Chất tự cười mình cứ hay nghĩ hồ đồ làm anh ấy thêm tủi vong linh. Chị hỏi út Mai thân mật , nhưng vẫn còn ý thăm dò :
- Nhận được thư cô , tôi bất ngờ là đúng thôi , nhưng chả lẽ tôi vào đây cô út cũng bị bất ngờư ?
- Em tưởng chị đã đi bước nữa . út Mai đỏ mặt . Có chồng có con rồi , lo cho người sống đủmệt , làm sao nghĩ tới người đã khuất được hả chị Sáu ? út ngập ngừng rồi nói tiếp : ừ , mà sao ảnh mất đã mười mấy năm , chị không kiếm lấy một ông cho có bạn ? Cô không dámnhìn thẳng đôi mắt của Chất , nên quay sanghướng khác .
Chất bối rối nhìn ra sân , vô tình họ xoay lưng vào nhau .
- Tôi già rồi ... Chất thì thầm vừa đủ nghe . Ai người ta nhìn ngó nữa mà lấy . Nghĩ cũng nản lắm , người thương không gặp , người gặp không thương . Chị đứng lên ôm choàng hai vai út Mai từ phía sau lưng , mắt đỏ hoe , ngấnlệ . Sao cô út cũng chịu ở vậy ?
Mai rùng mình , từ từ gỡ tay Chất , nói đứt quãng hụt cả hơi thở :
- Em ... Em cũng giống chị Sáu thôi !
Bức thư út Mai gửi ra miền Bắc như một tín hiệu cho Chất biết nhiều về chồng mình , về tình cảm của anh với gia đình má nuôi .
Bà Ba Cỏn coi Hùng như con . Đội anh ra đi đánh tàu ngoài sông , bà tưởng mình ngồi trên lửa, cứ thấp tha thấp thỏm không yên . " Lần này nhìn mặt thằng Hùng thấy thương nó quá.. Đi đánh trận mà giống như đi đánh tôm đánh tép , ăn nói cà giỡn hoài"! Trưa hôm đó , một tiếng nổ kinh thiên động địa từ ngoài sông dội vào , làm sầu riêng trong vườn rụng ào ào . Bà Ba đang nằm võng cũng bị hất té xuống nền nhà . " Thôi rồi , tụi thằng Hùng chuyến này trúng lớn! Bà thầm reo trong bụng, tất tả lo chuẩn bị ăn mừng . Buổi chợ chiều nhốn nháo tin đặc công thủy Việt cộng đánh chìm một tàu chở mấy vạn tấn hàng , xác lính trôi lều bều , váng dầu nổi đầy mặt sông . Bà Ba nghe hởilòng hởi dạ . ủa , mà sao không thấy tụi nó về kìa ? Hay là ...
Chập tối , lính bắt bà Ba lên quận . Bà hỏi : " Làm sao bắt tui ?" Chúng nó đáp : " Đi rồi biết ! "
Thằng Quận trưởng mặt hầm hầm nhìn săm soi vào mắt bà già :
-Tui nom bà có phước , có đức lắm, vậy mà cây lành sanh trái đắng . Ba thằng trước " Tử vì đạo Việt cộng " chưa đủ sao bà để thằng Năm Rớt chết nữa ?
- Nó chết hồi nào ? Đi đâu mà chết ? Bà vặn lại .
- Hồi sáng thằng con bà ôm trái đánh tàu đồng minh Hoa Kỳ , sóng hất xác giạt vô cù lao đèn đỏ , lính tui lượm được . Giờ bà tính sao ?
Bà ba Cỏn vẫn thản nhiên nhai trầu , nói thủng thẳng :
- Sanh con ra , tui cũng muốn nó quây quần bù bập , chớ đâu muốn trơ trọi để ai muốn ăn hiếp cũng được . Thằng Năm Rớt nó đi đâu làm gì , tui không có hay. Tụi nó làm , tui khiến sao được ?
- Hiếp đáp ! Xui khiến cái con khỉ ! Thằng Quận trưởng đập bàn . Chánh quyền không bắt bà là hên cho bà lắm . Bà đẻ ra một bầy kẻ cướp ! Thôi , mời bà nội sang lãnh xác về lấpđi cho rảnh . Từ nay nhà bà hết nòi làm giặc . Bà liệu nhắn con út về lấy chồng làm ăn chớ có ngu như mấy thằng anh nó .
Chúng nó dẫn bà sang một căn phòng vắng trống trải .
Bà Ba lập cập bước lại bên tử thi , lật tấm đắp lên , người chết bị giập nát hết mặt mũi , không còn nhìn được nữa . Linh cảm người mẹ cho bà hay không phải Năm Rớt ... Trời ơi ! Thằng Hùng ! Thằng Hùng , đứa con nuôi bàyêu quý như con đẻ . Địch đã lầm Hùng với Năm Rớt vì vóc dáng hai anh em rất giống nhau . Đám ma được sự giúp đỡ chu đáo của bà con xóm vườn , bà Ba lập mộ cho Hùng ở ngay dưới gốc sầu riêng già . Hàng năm bà vẫn làm giỗ như những đứa con ruột thịt . NămRớt hy sinh sau Hùng hai tháng . Lần này bà đành nuốt nước mắt trở vô bụng , tránh không cho địch biết . Chẳng lẽ một đứa con chết những hai lần ...
Căn nhà bà Ba đã vắng thêm vắng hẳn , chỉ út Mai thỉnh thoảng về thăm má . Bao nhiêu sức lực và tình cảm còn lại bà dồn hết cho út Mai .Nhưng út Mai đã làm bà buồn ... Nỗi buồn chỉ người mẹ mới ngấm hết , thấu tỏ hết hậu quả . Xã Phước Thanh được giải phóng , út Mai trở về , nước da xanh bủng , trên tay bế một thằngcu đỏ hon hỏn như tôm luộc.Bước vô nhà , út quỳ xuống trước mặt má .
- Mô phật ! Kiếp trước tui ăn trộm ăn cắp của chùa để kiếp này hưởng quả ra vầy hả trời đất ! Bà la lên tuyệt vọng .
út vẫn ôm con trước ngực , nói với má trong làn nước mắt :
- Má ơi , con chỉ xin má hai điều : má hãy thương lấy cháu và má đừng hỏi con : Ba thằng nhỏ là ai ...
- Mày nói cái gì nghe kỳ cục ! Bà đỡ con gái đứng lên, hai cánh tay lẩy bẩy bồng đứa trẻ . Cá người nhảy vô đìa ta là cá ta , con à ! Bà nựng thằng nhỏ .
Phía ngoài ấp , tiếng người rộn rịch ới nhau đi dự mít-tinh mừng chính quyền cách mạng . Một tốp du kích , quần áo đen mới láng , khăn rằn quấn cổ , súng ống nai nịt gọn gàng dừng lại ở mé vườn :
- Má Ba ơi ! Có nhà không má ?
- Tao đây ! Tụi bay vô chơi . - Bà ôm cháu bước vội ra sân nhìn hớt hải . Thằng nhỏ giật thột khóc váng lên .
Sau bao nhiêu năm chiến tranh ác liệt , tiếngreo vui đầu tiên chào mừng hòa bình trong cănnhà lá cũ nát là tiếng khóc của một đứa trẻ chưa đầy tháng . Dường như từng chiếc látrên cây cũng đang lắng nghe cái âm thanh bébỏng ấy .
*
* *
Trong vườn chỉ có tiếng gió lùa xào xạc lướtqua mặt đất trải đầy lá khô , thỉnh thoảng một con sóc nhỏ từ bộng cây lại thò đầu ra ngó , cặp mắt nhỏ nhìn láo liên bên nọ bên kia . Haingười đàn bà cúi xuống thắp nhang , cắm vàochiếc lư gốm đặt trên mộ Hùng. Chất khóc lặng lẽ , hai vai gầy rung nhẹ dưới làn áomỏng , dù cố nén , tiếng nấc vẫn cứ trào lên. Chị gục đầu ôm lấy tấm bia bằng đá mát lạnh . Mai đứng phía sau , dựa hẳn vào thân cây sầuriêng già vỏ sần sùi từng mảng lớn , mặc cho nước mắt chảy dài xuống mặt, xuống cằm .
- Trước hôm hy sinh, anh Sáu có nói . Mai nghẹn ngào : " Bao giờ thống nhất nước nhà , anh sẽ đưa má và út ra miền Bắc chơi . Chừng đó lăng Bác Hồ xây xong , ta đi viếng Ngườiluôn thể. " Mai chùi mắt quỳ xuống , tay vịn vai, tay vuốt mái tóc Chất ,nói tiếp , giọng đã bớt nức nở : Em hỏi : " Anh Sáu thương chị Sáuhôn ? " Anh ngồi im lặng , mặt buồn thiu mất một lúc và nói : " Giá Chất lấy người khác chắc bây giờ phải có vài đứa con lớn tướng rồi , út nhỉ ! " Má thấy hai anh em nói chuyện không vui , rầy luôn : " Con nhỏ út bộ không còn cáigì để hỏi hả ? Chồng không thương vợ , vợ không thương chồng lấy nhau để làm gì ? Mai kia tao gả cho nhà người ta mày có dám chờ chồng đi vắng như con Sáu ở ngoải không ? "
Chất rút khăn lau nước mắt , cố thoát khỏi cảm giác mà chị không tài nào phân định rànhmạch là mơ hay thực khi ngồi bên mộ chồnggiữa khu vườn lạ này . Chị nhìn gương mặttrắng bệch vì xúc động của Mai , nói hơi lạc giọng :
- Cám ơn má , cám ơn Mai và cô bác đã lo cho anh Hùng chu đáo .
Mai xua tay :
- Chị Sáu đừng nói vậy , ảnh là người của miệt vườn này từ lâu rồi .
-Tôi chỉ tiếc không gặp được má thôi , út ạ .
- Suốt đời người cực khổ , ráng sống đượcnhư má là thọ rồi đó chị . Hồi xã cho ngôi nhà tình nghĩa , má chối hoài không nhận : " ở vườn thế này cũng được , nhà to đẹp tui ởkhông quen . " Mấy chú , mấy anh năn nỉ , làm mặt giận má mới chịu . Riêng phần mộ anh Hùng , má không cho chuyển lên nghĩa trang tỉnh . " Nó đánh giặc hy sinh ở đây thì nằm đâycũng đủ yên ấm. Hay mấy người sợ tui khôngnhang khói được cho nó ? " Má già nên trở tính trở nết , nói khó chuyển lắm . Má chỉ đồng ý đưa mộ anh Hai , anh Ba , anh Tư , anh Năm đi . Trước khi nhắm mắt , má còn trối trăng: " Nếu có đưa được thằng Sáu về ngoài Bắc thì ráng đưa , nếu chuyển lên nghĩa trang phải có ý kiến vợ nó , nghe con !" Chị thấy máem kỳ chưa ? Nhưng em cũng ráng hứa theolời má dặn để bả yên tâm .
Chất thở dài :
- Người trẻ phải lo cho người đang sống ,nhưng người già họ thích lo cho người đã chếtlà sự thường thôi , cô út ạ .
Từ phía chòi canh vườn có tiếng trẻ gọi:
- Má ơi , má à !...
Hai người dứt ra khỏi sự hồi tưởng về quákhứ , quay lại nhìn . Một thằng bé ốm nhom ,mặc quần đùi áo cộc , khoảng hơn mười tuổi , cầm chùm trái dâu đất chạy ào qua những gốc cây . Nó nhìn Chất ngỡ ngàng , nhìn sang má có ý dò hỏi . Chất cũng ngắm nó trân trân . Chị chú ý từng đường nét một cách kỹ lưỡng.Chao ôi ! Thằng bé thừa hưởng được ở ngườimẹ nước da trắng hơi xanh và đôi mắt đenthăm thẳm , còn tất cả khuôn mặt nó là của người cha , mà sao ... Cái miệng , cái mũi , cặp chân mày của nó dễ thương lạ lùng . Càng nhìn nó,Chất cứ cảm thấy mình đã gặp nó một lần rồi ... Thằng bé có một khuôn mặt quen thuộc , từng đeo đuổi trong những giấc mơ suốt đời chị ... Phải chăng nó là ... Chị thở dài .
Tiếng Mai nhắc khẽ , nhưng Chất lại mơ hồnhận thấy giọng cô hơi lạc đi so với lúc nãy :
- Mợ Sáu, vợ cậu Sáu ngoài Bắc mới vô đó , con chào mợ đi !
Thằng bé chợt hiểu ra , khoanh tay trước ngực , đầu hơi cúi xuống :
- Con chào mợ Sáu .
Nó nép vào người mẹ tiếp tục bóc dâu đưa lên miệng ăn . " Má nè. Thằng bé nói thì thào . Vợ cậu Sáu sao già quá hà ? ... "
Mai hốt hoảng quay nhìn sang Chất . Từ lâu,qua câu chuyện của bà ngoại , của má , nó vẫn nghĩ rằng các cậu nó là những người rất trẻ , trẻ như mấy chú bộ đội trong phim và trong cuộc đời thực . Chất hơi mỉm cười không được tự nhiên lắm . Họ nói với nhau bằng mắt chứ không bằng lời về nỗi buồn của những người phụ nữ có cái thời thanh xuân đi qua chiến tranh . Trong bóng chiều chạng vạng ở cuối vườn bỗng vang lên mấy tiếng "xoạc "..."bịch"!"xoạc" ... "bịch "! Chất và Mai bàng hoàng. Thằng bé reo lên hớn hở : " Sầu riêng rớt ! Đó , đó má thấy hôn ? " Nó lao đi như một tia sáng về phía trước .
Mai vụt chạy đuổi theo con , la hốt hoảng :
- Coi chừng té ! Coi chừng té ! ...
Chất đứng nhìn theo hai mẹ con , rồi cũngbước vội về phía họ . Đôi chân chị đặt lên lớp lá khô nhẹ xốp vụng về như người ốm mới dậy , cứ hụt hẫng hoài ... " Trời ơi ! Phải chi thằng bé là con của anh ấy!" ý nghĩ đó bỗng dưng bùng lên trong lòng Chất làm chị thấy nôn nao ...
Mùa trái cây năm nay đang chín rộ .
1985

Hồi Ưc Làng Che
Hồi ấy tôi đoạt giải cuộc thi thơ của huyện , bài " Đồng hợp tác quê em bội thu " , đoạt giải A 1 trong bốn giải A . Người làng Che vui vẻ trầm trồ :" Con nhà Linh sớm khiếu văn chương , đúng nhà nòi , ông nội nó ngày xưa hay chữ nổi tiếng khắp vùng , lều chõng vô Huế thi mãi không đỗ , đành về làng gõ đầu trẻ ".
Lão Trạch cười khẩy : " Con hơn cha nhà có phúc ! Thằng cu Nhọi hơn cả ông nội , phát mả chắc!"
Mẹ tôi từ huyện ủy về đến nhà , nghe câu ấy, bực lắm. Mẹ làm dâu họ Chu nhà tôi nhưng là người họ Đậu nhà lão Trạch , thuộc chi trên ngang vai với lão : " Cậu bảo mả nhà ai phát ? Mả họ Chu hay mả họ Đậu ? Cậu khen , cậu chửi nói thẳng thớm ra coi .Nói thế không sợ làng xóm người ta vả vào mồm à ? " Lão Trạchlại cười , kiểu cười rất khó chịu . Nghe nói từ thời cải cách ruộng đất đến giờ lão thường cười theo kiểu ấy .
Buổi tối , tôi đến chỗ hẹn dưới gốc cây thị bên bờ ao cá sau nhà lão Trạch, đã thấy Nhàn đứng đợi . Mừng quá , tôi ôm choàng lấy em hôn tới tấp lên mái tóc dài thoảng thơm mùi hương nhu . Nhàn cứ gục đầu vào ngực tôi sung sướng , run rẩy . Em khóc , nấc nghèn nghẹn trong vòng tay tôi. Làn môi em nóng rực và mặn chát,gương mặt nhòa trong nước mắt : " Em thấy tủi thân quá anh ơi ". " Tủi cái gì ? Anh chỉ thấy mừng . Bài thơ ấy anh viết tặng em đấy , em bé của anh ạ ".
- Anh thì lúc nào cũng thơ với ... Nhàn ẩy nhẹ tôi ra . Báo anh hay, bên xóm Trại đánh tiếng đưa trầu sang rấp ngõ nhà em .
- Kệ người ta .
- Anh không sợ mất em ư ?
- Mất sao được . Anh với em yêu nhau, chúng nó biết cả rồi. Thách bố con nhà thằng cu Chiến cối dám sang .
- Nhỡ họ sang thật thì sao ?
- Thì em vứt mẹ đĩa trầu ra vườn .
- Nói như anh . Rõ khổ . Anh ương gàn thế , sao em lại yêu anh hở trời ? Anh phải bảo mẹanh sang nói chuyện với bố em ngay . Nhànnói như ra lệnh, đôi môi mím chặt ra vẻ giận dỗi nhưng hai má phụng phịu rất dễ thương.Tôi phân trần một cách khổ sở chuyện buổi chiều mẹ tôi và bố Nhàn cãi nhau vì phát mảphát mồ . Nhàn nghe mặt buồn rượi : " Mặc kệ anh đấy . Em chẳng biết !" . Tôi không thể nói với Nhàn từ lâu mẹ tôi vẫn có răn đe việc tôi tình ý với em . Tuy thế tôi vẫn nói cốt để Nhàn yên lòng : " Yêu em ! Lấy em! Anh đã quyết , không ai cản được anh đâu!".
Có tiếng lão Trạch gọi , Nhàn vội hôn tôi, cắn một cái đau điếng , rồi chạy vụt vào nhà. Tôi đứng trơ bên gốc thị, tâm tư ngổn ngang . Tiếng cá đớp mồi dưới ao bèo vọng lên nghe lỏng bỏng, rời rạc ... Trong sân nhà Nhàn chủ khách chào nhau sang sảng . Thế là rõ , bố thằng Chiến cối vác mặt sang đặt trầu đây .
- Nhàn! Bố đã dặn ở nhà , mày đi đâu về ? Lão Trạch quát .
- Con sang gặp anh Đức nhà bác Linh .
- Hử, nhà thằng Nhọi ? Khớ khớ ... Lão cười khẩy .Nó vừa đậu trạng nguyên thơ phú đấyông phó a.
- Vâng.Thằng Nhọi thơ thẩn hay đáo để. Lão phó xen vào. Văn hay chữ tốt không bằng thằng dốt lắm tiền. Anh Chiến nhà tôi mỗi tháng đóng bốn cái cối xay ...
- Biết thế - Lão Trạch đỡ lời - ấy là nói chuyện cái thằng Nhọi nó cũng đi lại với cháu Nhàn nhà tôi.
- Thứ ấy dài lưng tốn áo chỉ giỏi lẻo mép thôi, ông Trạch ạ. Lạ cho cái nước Nam ta , xã thi thơ , huyện thi thơ, hàng tỉnh thi thơ , cả nước thi thơ ... Hóa ra Thịnh Đường tái lai hở ông .
Tôi tức không chịu nổi, họ đang nói xấu tôi . Tôi cúi xuống lựa một cục đá to bằng trái ổi nhằm lưng lão phó cối vung thẳng cánh .
- ối ! Lão ôm đầu nằm chỏng quèo ra sân. Lão Trạch chồm tới .
- Kìa ông Phó. Ông làm sao thế ? A, quân khốn nạn . Đứa nào ném đá vào nhà tao ? Có giỏi vào đây bớ quân ném đá giấu tay ! Mẹ bốchúng mày !
Cả xóm huyên náo, dân quân mang súng chạy rầm rập. Tôi luồn một hơi về nhà rúc vội vàogiường ngủ kỹ . Nào có ngủ được . Gươngmặt Nhàn vời vợi, nụ cười khẩy đểu giả củalão Trạch , bố thằng Chiến cối ôm đầu quằnquại , tất cả cứ lởn vởn trước mắt . Dù sao hôm nay vẫn là ngày vui của đời tôi . Từ giường trong, mẹ trở mình , thở dài ngao ngán :
- Nhọi Đức à , con ngủ chưa ?
- Dạ chưa , mẹ .
- Con định lông bông đến bao giờ . Mẹ muốn con gác chuyện yêu đương lại, ôn bài vở sang năm thi đại học một kỳ nữa .
- Thôi mẹ ạ . Con đi bộ đội cho xong chuyện. Con đã gởi đơn lên xã rồi . Đợt này con đi ...
Tôi thấy mẹ lặng đi một lúc lâu,từ trong cáikhông gian đang chùng xuống bỗng bật lên hai tiếng nấc :
- Tuỳ con ! Mẹ chỉ mong con khôn lớn nên người .
Khổ thế ! Trước mắt mẹ, tôi bao giờ cũng là đứa trẻ, thằng Nhọi ngỗ ngược chưa thể làngười lớn!
*
* *
Thời cải cách ruộng đất nhà lão Trạch bị quithành phần địa chủ . Bọn hậu sinh chúng tôilớn lên nghe người làng kể lại lắm chuyện vừasợ hãi vừa thấy buồn cười. Thuở ấy mẹ tôicũng là cốt cán ở xã . Nhất đội nhì trời . Làng Che khá đông nóc nhà, tuy thế quy đủ năm phần trăm địa chủ theo mức khoán , tất có người bị oan. Lão Trạch lực điền nổi tiếng , cầm cày vung roi đánh trâu dữ đi như xé đất, biết làm ăn căn cơ mà nên nhà cửa ruộng vườn. Lão cũng bị lôi cổ ra đình để bần cốnông đấu tố . Người đấu hăng nhất là anh cu Diến , hiện bây giờ làm Bí thư đảng ủy xã , con bác ruột tôi . Anh mới mười lăm tuổi đầu ,được Đội bồi dưỡng kỹ lưỡng , cho làm chánhán phiên tòa xử tội lão Trạch , nói năng giỏi ra phết .
- Địa chủ Đậu Trạch nghe đây . Vì sao bố mẹ tao chết . Mày biết không ?
- Dạ biết , thưa ông : Hai ông bà chết đói năm Dậu , hồi đó Nhật đóng đồn Vằng bỏ chạy , ông cũng sắp chết đói bị vứt ở đống rơm nhàcon.
- Tao ở cho nhà mày , mày bóc lột tao , mày biết không ?
-Dạ biết - Lão hơi nhếch mép , mấy con ruồi đang bâu quanh , hai tay bị trói thúc ké vào gốc gạo nên không tài nào đuổi được .
-Mày bắt tao đi chăn trâu cho nhà mày từ lúc lọt lòng mẹ có đúng không ?
- Dạ ... chưa đúng lắm , thưa ông .
- A, ngoan cố ! Anh Diến bỗng nhớ ra , hỏi xong thỉnh thoảng phải hô khẩu hiệu để lấy khí thế , liền hô to : Đả đảo địa chủ! Mọi người đáp lời anh muốn vỡ sân đình . Đả đảo địachủ !
- Vậy chiếu theo điều sáu khoản ba của "ét en lờ"( SL) địa chủ Đậu Trạch mày đáng tội xử bắn - Anh hô to - Xử ...bă..ắn !
Nhưng lạ thay , đáp lời anh sân đình im phăng phắc . Lão Trạch nhắm tịt hai mắt lại , sợ vãi đái ra quần , hồi lâu mới hé nhìn xung quanh .Những khuôn mặt người làng Che thân quen đang nhìn lão, ánh mắt họ thương hại nhiều hơn là căm thù .
Lão Trạch đi tù , ruộng bị tịch thu , năm gian nhà ngói bị tịch thu , chia đều cho cố nông . Hai năm sau ,sửa sai , lão trở về làng , được hạ thành phần xuống trung nông , trả lại ba sào ở đồng Hên , trả lại ba gian nhà bếp lợp ngói . Dằm vườn cũ cây cối bị chặt hết còn lạimỗi cây thị sau bờ ao cá đặc bèo Nhật Bản .
Năm làng Che hợp tác hóa, mỗi mình nhà lãoTrạch khăng khăng từ chối không chịu vào tập thể, vì lão ghét mẹ tôi là Chủ tịch xã , ghét anh Diến là chủ nhiệm Ban quản trị . Lão tuyên bố công khai :
- Tôi không làm ăn chung với quân phản phúc! Lão cười khơ khớ . Mả họ Đậu động , có mấy mống con gái lấy phải chồng họ Chu .
Câu này đích thị chửi cạnh khóe mẹ tôi nhưngmẹ tôi không hề nói lại vẫn kiên trì sang tận nhà vận động hai vợ chồng lão điều hơn lẽ thiệt !
- Cậu mợ không vào hợp tác, tương lai cáccháu ra sao ? Bà Trạch len lén nhìn chồng : " Ông ơi, có nghe cô Linh hỏi không ông ?"
- Bà hay nhỉ ! Tôi đã điếc đâu - Lão Trạch gắt vợ - Đàn bà thì biết cái chó gì mà xen vào . Tôi là công dân , tương lai con tôi cũng là công dân . Làm vương làm tướng đã có con cháu họ Chu làm hết rồi .
Mẹ tôi vẫn ôn tồn : " Cậu mợ đã cày ruộng một đời, chẳng lẽ lại để các cháu suốt đời theo trâu " .
- Thôi , tôi xin các người , tôi đã đứng trên ba sào ruộng ngấu ở đồng Hên mà suy nghĩ kỹ lắm rồi . Chỉ sợ không có ruộng cày , không cótrâu theo , mấy đứa con tôi được làm nôngdân tức là phúc đức họ Đậu còn bền .
Hoạt động duy nhất lão được tham gia cùng mọi người làng là ra đình bầu cử Hội đồng nhân dân . Cầm tờ phiếu lên lão lẩm bẩm : " A , con mẹ Linh . A, thằng cu Diến . Ông gạch tên chúng mày để hai đứa về đi cày xem nôngdân chúng ông khổ đến mức nào!"
Bác trưởng ban bầu cử đến rỉ tai :
- Ông gạch hai trường hợp này là sai tinh thần chỉ đạo của trên rồi . Phải gạch hai trường hợp dưới cùng cơ .
- Tự do bầu cử sao còn chỉ đạo với chỉ dụ .
- Này , nói nhỏ thôi đồng chí cử tri ơi , chỗ này không được to tiếng bậy bạ . Chỉ đạo để tậptrung phiếu , tập trung dân chủ .
- Ra thế : Tôi lạc hậu , sống ngoài đoàn thể nên mất nết đi rồi . Thích ai tôi bầu , ghét ai là tôi cứ gạch béng ! Anh Diến có mặt từ đầu để ý thái độ của lão , không kìm được cơn giận ,bước tới nghiến răng quai hàm bạnh ra :
- Thời kỳ quá độ bị kéo dài thêm là do loạùi người như ông. Coi chừng bánh xe lịch sử sẽ nghiến nát ông như cám . Chủ nghĩa xã hội thành công, giải phóng miền Nam, thống nhấttổ quốc , thay mặt nhân dân chúng tôi sẽ tính sổ với ông .
Mặt lão Trạch hơi tái đi nhưng miệng vẫn cườicười:
- ấy chết , đồng chí ứng cử viên , sao nỡ nặng lời . Hôm nay là ngày hội của quần chúng . Êhê...
Mình lão làm sao cản được lòng dân . Khóanào mẹ tôi và anh Diến cũng trúng cử . Lão tức quá:
- Lần sau , ông đéo đi bầu nữa . Bầu bán cái cóc khô . Cứ như sắp khoai lang vào ấm đem luộc , củ to xuống dưới , củ nhỏ lên trên . Kỳ nào cũng rặt mấy cái mặt ấy .
Trước con mắt người làng Che , ông Trạch làcái lô-cốt bảo thủ chậm tiến , không ai dámdây vào vì sợ liên lụy. Đã có lần lão bị công an huyện mời lên vì tội phát ngôn vô tổ chức có tính chất mấp mé phản động .Trên ba sào ruộng ở đồng Hên lão cấy toàn giống Ba tháng , Dự hương , Chiêm trăng , nếp Rồng . Nồi cơm nhà lão mở vung ra mùi thơm như canh mướp hương bốc lên làm cả xóm điếc mũi . Trong khi đó đồng Hợp tác xã Thành Công , tên mới của làng Che , đã thay đổi giống mớicao sản liên tục từ Trân châu lùn , 813 sang NN8 , NN22 ,IR8 ... Giống mới cây lúa ngắn tày gang , không có rạ lợp nhà ,có người lén trốn việc hợp tác đổi công cấy cho lão để lấy rạ đánh tranh. ác thế , có tiền mua lão không bán :" Đổi công tương thân thương ái . Tôi cóphải con buôn đâu .Buôn bán để mang tội chống chủ nghĩa xã hội . Tôi không có dại !" Ai muốn cấy nếp Rồng trên đất năm phần trăm , dặn trước lão nhượng mạ , không chịu nhượng lúa giống: " Đong lúa giống cũ cho mấy bà , thằng Diến hắn quy cho tội cản trở khoa học kỹ thuật ... phá hoại cách mạng xanh . Tôi đã thử vào tù một lần rồi, chả thích vào đó nữa . Ha ha , trong ấy đúng là nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại . Các bà thông cảm .Thương nhau củ ấu cũng tròn , ghét nhau thìtrái bồ hòn ... "
Anh Diến lên công an huyện phản ảnh : " Lão Trạch này thâm lắm . Đề nghị các đồng chí chú ý hắn. Tôi ngờ hắn có liên hệ với gián điệp CIA . Hợp tác xã Thành Công là trọng điểm nông nghiệp của huyện ta. Hắn pháphong trào bằng cách đánh vào tâm tư tình cảm của bà con xã viên. Tôi đã bắt mấy ngườicấy đổi công cho nhà hắn phải làm bản kiểmđiểm . Đời nhà ai , xã viên hợp tác xã bậc cao lại đi làm thuê cho một thằng nông dân cá thể bao giờ . Vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ tập thể ! "
Mặc kệ ai muốn theo dõi , cô lập , nói xấu ... Dường như lão Trạch không hề sợ hãi, không hề để tâm , chỉ lo làm ăn .
Gia đình lão Trạch đã sống ngoài lề thói làmăn tập thể của làng Che từ khi có Hợp tác xã Thành Công . Chỉ một mình lão nghênh ngang được với đời , con cái lão người nào tâm tư cũng nặng nề mặc cảm . Hai người con trai đầu : anh Chân, anh Thành đi bộ đội vào tít trong Nam , nghe nói đi Bê dài không có tin tức gửi về . Mỗi khi làng xã có báo tử , đêm đêm bà Trạch gạt nước mắt khóc thầm , lo phận con mình . Hai anh em sinh đôi Đơn và Giản học hết lớp bốn , buồn nản vì chúng bạn xa lánh đành rủ nhau bỏ học , vác cưa xẻ lên mạn ngược kiếm sống . Dăờm ba tháng lãonhắn về làng , gách vác công điểm nghĩa vụthủy lợi 202 . Xong việc hai anh em lại tay nải quả mướp lên đường . Riêng em Nhàn ra đời xinh đẹp như một bông hoa muộn màng của gia đình ấy .Em thừa hưởng của mẹsắc đẹpthời con gái, cô hàng xén nổi danh chợ Phủkhi xưa . Lão Trạch cưng cô gái rượu lắm, cho học hành tử tế : " Về già tôi nhờ con này , đếch mong được nhờ mấy anh nhọ dái kia . Cùng lắm chúng nó chỉ làm được đến chú giải phóng quân miền Nam anh hùng " .
Tôi yêu Nhàn , một tình yêu học trò thơ mộng nhưng không ít vị đắng cuộc đời. Nhàn khôngđược vào Đoàn dù em rất tha thiết viết đơn xin , không được thi học sinh giỏi, không đượclàm hồ sơ thi đại học , trăm sự thiệt thòi chỉ vì ông bố gàn dở không chịu xin vào Hợp tác xã ...
Thầy Đương hiệu trưởng kiêm bí thư chi bộ nhà trường đi họp huyện ủy than phiền với mẹ tôi :
- Em Đức học khá nhưng quan điểm giai cấpchưa rành mạch . Em hay bảo vệ cho một em gái gia đình cá thể chị ạ . Gần đây tập thể thầy giáo và học sinh còn phát hiện hai em viết thưtình cho nhau . Không khéo rồi sai phạm đạođức luyến ái quan cách mạng. Lo cho em, bọntôi còn lo uy tín của chị nữa .
- Có phải con bé Nhàn nhà ông Trạch làngChe không -? Mẹ tôi cau mày hỏi :
- Dạ , phải . Thế ra chị cũng biết .
- Tôi cũng người làng Che , thằng Đức về nhà có kể cho tôi nghe chuyện con Nhàn khôngđược vào Đoàn , nó hậm hực ghê lắm . Thôi , cháu còn nhỏ dại , bố đi xa , mẹ bận công tác , trăm sự nhờ các thầy .
- Thưa chị ... Thầy Đương gãi sồn sột lên cái đầu húi đờ-mi-cua , bộ tóc rễ tre dựng lởm chởm - Đáng lẽ ra đợt này chúng tôi đưa em Đức vào diện đối tượng Đảng ... Chị thông cảm .
Mẹ tôi cười rơi cả nước mắt :
- Vâng , cảm ơn các đồng chí quan tâm đến sinh mệnh chính trị của cháu. Nó còn con nít lắm , chính tôi chưa bao giờ nghĩ nó là đồng chí của tôi cả . Còn tranh ăn làm sao cho vào Đảng được hở thầy .
Tôi dẫn Nhàn lên tận cơ quan Huyện ủy đểthanh minh với mẹ nhờ mẹ bằng uy tín củamình , thuyết phục nhà trường cho Nhàn vào Đoàn và được thi đại học . Mẹ chẳng trả lời , nheo đôi mắt bắt đầu già nua nhìn Nhàn :
- Cô thật không ngờ cháu lớn mau thế , lại giống mẹ như đúc . Cũng lạ , ngày xưa bà ấy đẹp lắm , bao nhiêu là đàn ông xâu vào , kể cả bố thằng Nhọi Đức nữa nhưng mẹ cháu chỉưng mỗi ông Trạch bố cháu thôi đấy - Mẹ nói bằng một giọng xót xa . Tôi không thể hiểu mẹ thương thân phận bà Trạch hay thương phậnmình. Bố tôi là đại tá , ông đi biệt từ thuở thanh xuân nay còn ở bên Lào . Tôi biết hình như ... bố cũng không yêu mẹ , ông ít về nênmẹ chỉ đẻ được một mình tôi . Tình vợ chồng của hai người cứ như cơn gió thoảng qua .
Lúc ấy lão Trạch bất ngờ xuất hiện trước cửaphòng bác Đình bí thư huyện ủy , gây nên một trận huyên náo . Ông ta ở trần bộ ngực nổi vồng nổi múi như đô vật sắp bước vào sới : " Thưa ông Bí thư , tôi lên đây xin ông chomượn con trâu về cày ". Bác Đình đứng trênthềm , thân hình hom hem vì chứng đau dạdày kinh niên , hai tay bác cứ thọc vào dưới tà áo xoa bụng, mặt nhăn nhó :
- Cái gì ? Trâu hử ? Trâu đâu nơi tôi mà ông hỏi mượn ? Ông là ai ?
- Dạ tôi là Đậu Trạch , nông dân cá thể làng Che , Tổng Tiên Long .
- Làng? Tổng ? Trâu ? Bác Đình trố mắt nhìn con người trước mặt mình tưởng như ông tamới từ thời phong kiến trở về. Giọng bác đầybực dọc - Đây là huyện ủy . Là cơ quan Đảng . Chỉ giải quyết việc Đảng. Ông hiểu không ? Trâu bò nào ở đây .
Lão Trạch hầu như không chú ý lắm lời lẽ của Bí thư huyện ủy , cứ gào lên :
- Tôi có bốn thằng con đi Bê . Hai thằng Bê dài , hai thằng Bê ngắn . Thuế nông nghiệp đóng đủ , một năm sáu chục công nghĩa vụ thủy lợi làm đủ. Nó giết trâu tôi , rồi không cho tôimượn trâu cày , tôi phải lên tận đây mượn ông .
-A , ông này định lên đây biểu tình phảikhông? Bác Đình quát to: Các anh các chị vănphòng đâu ? Đây có phải là cái chợ không ? Để ai muốn vào thì vào hả ? Bác Đình tức tối bốc máy điện thoại gọi công an huyện . Mẹ tôi chạy sang nói nhỏ :
- Báo cáo anh , đây là ông cậu họ nhà tôi có máu dở hơi . Có lẽ dưới xã thằng Diến làm ănthế nào đó , ông ấy kiện tận đây. Trường hợp này xin anh để tôi giải quyết . Mẹ quay sang lão Trạch : Mời cậu sang bên phòng tôi nói chuyện cho tỏ ngọn ngành .Nếu cậu muốn vào Đảng thì mới lên chỗ này . Tại sao cậu dám lên đây mượn trâu ?
Lão Trạch ngồi bệt ngay trước cửa phòng , thở hổn hển , hai tay bó gối vẻ bất lực .Mẹ tôi mời cách gì cũng không chịu ngồi lại bên bàn , tôi bưng bát nước chè xanh mời . Lão đưa mắt nhìn tôi , uống cạn một hơi, cơn nóng giận dường như dịu xuống . Lão kể lể với mẹ , lời nói chứa đầy sự đau đớn :
- Thưa ... trình với cô . Hồi sửa sai tôi được trả một góc tư trâu chung với bà chắt Hợi . Thằng Chân , thằng Thành đi Bê dài xã cho thêm haigóc chính sách là ba góc tư . Đến khi thằng Đơn thằng Giản đi Bê ngắn người ta hứa cho thêm một góc nữa là trọn con trâu .Tôi xin về nuôi mấy lần, nhà Diến nó cứ nói úp mở : " Ông có bốn góc chân trâu nhưng còn thiếu cái đầu trâu ". Mãi vừa rồi , Ban quản trị nhất trí giao cho tôi con trâu sứt ú , khó bảo nhưng kéo khỏe . Nhà Diến lại bảo xong vụ mía đã . Tôi đóng chuồng để bỏ ngỏ cả mấy tháng chờ trâu . Nhà Diến bắt con trâu sang xóm Trại kéoche, thằng cu nhà nó ngồi đun bã sơ ý để cho che kẹp nát hai bàn tay . Thế là họ đổ tội contrâu sát nhân , sai dân quân đem ra đình bắn , ngả thịt . Coi như tôi mất đứt con trâu. Từ bữa ấy chẳng thấy ai bảo giao cho tôi con khác .Hỏi thì họ trả lời xã đang thiếu sức kéo lên huyện mà hỏi trâu chính sách . Tôi già rồi ... Tôi thiếu sức cuốc cô ạ ... Thật muối mặt mà lên chỗ này - Lão òa lên khóc . Lần đầu tiên tôi thấy ông già khóc , lão Trạch khóc không làm người ta thương mà làm người ta thấy rờn rợn da gà .
Không bao giờ tôi quên cái tiếng khóc kinh khủng ấy .Từ nãy , Nhàn sợ bố nhìn thấy ,trốn sau nhà vội chạy tới ôm lấy lão :
- Bố ơi , con thương bố quá ! Nhàn khóc tấm tức Bố về đi ! Con xin bố , con lạy bố ! Ai lại đến đây kêu khóc thế này .
Sự xuất hiện của Nhàn làm lão Trạch ngừng khóc , đứng bật dậy nhìn con gái trừng trừng :
- Mày ...thế mày đến chỗ này làm gì ? Thôi rồi . Khổ thân con gái tôi , lời đồn quả không sai .Không được con ơi . Đũa mốc chòi mâm son... Đi về đi! Đồ ngu ! Lão sấn sổ nắm tay Nhàn lôi xềnh xệch ra khỏi cổng cơ quan Huyện ủy. Mọi người xúm lại nhìn theo như nhìn đám xiếc bán thuốc rong ngoài chợ .
Mẹ tôi chết lặng người , gục xuống bàn :" Nhọi , con làm nhục mẹ . Danh giá nhà ta còn gì nữa ".
Tôi cãi :" Không , con chả có lỗi với bố mẹ. Chúng con bị lăng nhục thì có . Nhất là Nhàn . Chỉ vì bố không vào Hợp tác xã mà Nhàn phảichịu nhục như thế chăng? Mẹ , Nhàn có lỗi gì ? Mẹ vẫn dạy con không được khinh người,không được quên ông ngoại vốn xuất thân là một người ăn mày.Có phải vì bố mẹ làm cán bộ nên con không được chơi thân với những người có thân phận như Nhàn ?"
Mẹ nhìn tôi sững sờ , bởi đây là lần đầu tiên tôi ăn nói hỗn hào đến thế . Gần như cả cơ quan ùn ùn kéo đến phòng mẹ tôi , người tađang khoái chí kể lại sự điên khùng của lãoTrach . Tôi vội lẻn ra giếng , vục gàu múc nước dội lên cái đầu đang nóng hơn đống lửa
- Thằng cu Đức đâu ? Tiếng bác Đình bí thư . Ông ấy là bố vợ mày phải không ?
Một chuỗi cười vang lên .
- Hết chỗ nói - Tiếng mẹ tôi - Thằng Nhọi định bắt tôi làm thông gia với nhà ông Trạch khùng đấy các bác các cô ạ.
Tôi biết mẹ đang cố nói nửa đùa nửa thật để khỏi bật khóc trước mặt mọi người . Mẹ ơi , mẹ có hiểu được nỗi đau trong lòng con không ?
*
* *
Nhập ngũ , sau ba tháng huấn luyện tân binh,nhờ chính sách ưu tiên tôi được chọn đi Hung-ga-ri học đại học quân sự ngành điều khiển học . Xong bảy năm đại học , tôi lại được ở lại nghiên cứu sinh tiếp ba năm. Mười năm ởnước ngoài , tôi trở về nước với tấm bằng học vị phó tiến sĩ .Gia đình tôi có bao thay đổi, bố chuyển về Hà Nội , đưa mẹ đã nghỉ hưu ra định cư luôn ở Thủ đô . ở làng tiếng tăm bố tôi oai lắm nhưng ở Hà Nôi bố tôi chả khác mọi người là mấy . Hai ông bà sống trong căn phòng mười sáu thước vuông khu tập thể năm tầng . Suốt đời xa nhau , về già tính tình bố mẹcàng có vẻ không hợp nhau , cơm thường chẳng lành canh thường chẳng ngọt . Không ai nói ra nhưng tôi biết cả , nỗi buồn chẳng biết tỏ cùng ai .
Hà Nội đâu phải là quê hương tôi nên chỉ sau vài ngày lang thang là cảm thấy chán . Mẹ giục tôi lấy vợ : " Để mẹ hỏi cho anh một cô dâuquê ta . Gớm , người quê ta bây giờ ra đây còn đông hơn cả người Hà Nội gốc ."
-Từ từ đã mẹ ạ . Tôi nói bâng quơ . Con đi mười năm không hề biết tin tức của Nhàn ...
- Trời ơi ! Khổ thân con tôi - Mẹ kêu lên - Nó đibiệt tích từ bảy đời .
- Sao ? Nhàn đi đâu ?
- Nghe nói nó làm công nhân lâm trường trênmạn ngược .Chắc nó đã lấy chồng thổ mừ rồi . Quả là mẹ cũng không quan tâm lắm về nó .
- Sao mẹ nỡ ...
- Thôi , nghĩ đến con bé nhà quê ấy làm gì . Mẹ thật không hiểu nổi , ngày trước anh mê nó như ăn phải bùa mê thuốc lú .Ai chẳng có thờinông nổi bồng bột . Hết đời bố anh mê bà Trạch đến đời anh mê con gái ông Trạch . Rõ vô phúc cho cái nhà ...
Tôi lặng lẽ chịu đựng cơn bực dọc của mẹ . Nào ai hiểu được lòng tôi . Nhàn ơi , anh vẫn yêu em , chỉ mình em thôi . Chẳng lẽ em khôngcòn nhớ .
... Đêm ấy , anh trốn đơn vị về làng tìm gặp em . Bầu trời muốn nát vụn vì tiếng máy bay quần đảo . Người làng đã xuống hầm trú ẩn . Emvẫn linh cảm được anh về , đứng chờ sẵn bên gốc thị ... Trời , em của anh hiện ra như cô Tấm trong chuyện cổ tích . Anh lay vai em đang lả đi vì sung sướng : " Em chờ anh chứ ? Hết chiến tranh anh sẽ trở về ". " Em sợ lắm , sợ xa anh . Em chỉ muốn được ở mãi bên anh như thế này " . Em tiễn anh ra giữa đồng Hên , cây đa trơ trụi hết cành vì bom phạt . " Ruộng nhà em đây. Bố em khổ một đời chỉ vì yêu quý từng này đất. Anh đừng giận bố . Em cũng không dám giận mẹ anh đâu. Chỉ cần anh yêu em là đủ , phải không anh ?" " Đừng nhắc thêm tủi em ạ . Nhất định hai ta sẽ thành vợ chồng". " Anh ơi rồi chúng mình chẳng lấyđược nhau đâu ...Nhưng em sẽ chờ anh mãi .Chờ đến khi nào anh khinh , anh bỏ , em vẫn cứ chờ " ... Anh lau nước mắt cho em . Cả haikhông thể rời nhau được nữa , cùng mê cuồngtrong khát vọng yêu đương , cùng lặng lẽ hóathân vào nhau . Em trao hết hương nhụy thanhtân đời con gái cho anh , cố nén tiếng rên rỉ vì nỗi đau đớn trinh bạch , chấp nhận niềm sung sướng ngây ngất vì được dâng hiến . Hai ta quên hết cả đất trời , quên tiếng máy bay gào rú cùng tiếng bom tử thần vọng tới, quên nỗi đắng cay trong khi hai gia đình ngoảnh mặt chẳng nhìn nhau ... Rồi em khóc nức nở : " Anh đừng coi thường em . Em chỉ muốn làm vợ anh. Nếu ...Trời ơi ... anh không về em sẽđể tang anh ... " Lúc ấy anh vừa thấy thương em , vừa thấy buồn cười : " Anh không chết được đâu .Báo cho em mừng anh được đi học nước ngoài ". Em bỗng bừng tỉnh khỏi cơn mơ , kêu lên thảng thốt : " Ôi , em tưởng ... anh ra chỗ hòn tên mũi đạn ! Sao hồi nãy anh không nói cho em biết trước ? " Anh không ngờ mặt em lại buồn, một nỗi buồn vời vợi đến khó tả .Đôi mắt đen nhìn anh lạ hẳn. Hình như emđịnh nói với anh điều gì nhưng cứ nghẹn ngàomãi .Anh quỳ xuống chân em , chưa bao giờanh thấy em đẹp như thế , nỗi buồn làm cho em đẹp thêm . " Nhàn ơi , anh ước hai đứa mình cùng hóa thành tượng đá để khỏi phải xa nhau" . " Em sợ đến một ngày em phải quỳ dưới chân anh và chỉ một mình em hóa đá ..."
Nhàn ơi , mười năm xa anh còn nhớ, lẽ nào em đã quên ...
Suốt nửa tháng nằm chờ ngày lên đường ở trạm khách đêm nào tôi cũng nằm mơ thấy mình cãi nhau với lão Trạch . Những hình ảnh quái đản cứ diễn ra liên tục làm tôi phát ốm người . Có lúc tôi thấy lão đuổi tôi và Nhànchạy vòng quanh cây thị , vung rìu bổ vào đầu tôi , Nhàn ôm mặt rú lên. Lão khoái chí cười ha hả đưa điếu cày hút sòng sọc phả khói cuồn cuộn. Tôi thét : " Ba sào ruộng ở đồng Hên làsở hữu của riêng ông ! Em Nhàn là sở hữu của riêng tôi . Nhàn đã là vợ tôi !" Lão chĩa thẳng tay vào mặt tôi: " Quân bố láo phản phúc ! Chúng mày tưởng muốn ăn cướp của ai thì cướp hả ? " Lúc tôi lại mơ thấy Nhàn đẻ ra một đứa con trai . Hai mẹ con bước giật lùi, tôi chạy tới nhưng không thể nào với tới được . Một vầng sao chổi đột ngột quét ngang trời , chói lòa , tôi đứng trơ trước một khoảng trống vô tận tịnh không thấy một bóng người nào cả . Người ta bảo sinh dữ tử lành. Tôi không tin những giấc mơ có thật trên đời , tỉnh dậy nỗibuồn vẫn đeo đẳng làm héo mòn hết lòng dạ .
Trước hôm lên đường , tôi quyết định xin tạtqua nhà , để nói hết với mẹ. Thấy tôi về mẹ mừng quýnh quáng : " Con đừng hở ra với ai biết nhé . Người ta ghen tợ mình đủ chết . Vớilại xã vừa nhận được năm giấy báo tử, mẹđang thay mặt huyện ủy trực tiếp lo truy điệu.Thôi về thăm mẹ từng ấy đủ rồi. con đi ngay đi . Thế là mẹ thỏa lòng mong mỏi ." Tôi hiểu lúc này không thể nói chuyện yêu đương với mẹ đành liều đi thẳng sang ngõ nhà Nhàn . Lão Trạch đang ngồi hút thuốc lào vặt , gật đầu nhìn tôi : " Mời ngồi , được nghỉ phép hả Nhọi? " Tôi lấy hết can đảm: " Dạ . Cháu sắp đi xa .Muốn sang thưa chuyện với cậu ... "
- Ê hê ... Lão cười nụ . Đó là việc của bố mẹ mày . Mày không phải bộ!
- Nhưng con và em Nhàn đã ...
- Tao biết - Lão cầm điếu cày nhồi thuốc vào nõ , dứ cây đóm thắp lửa - Con gái tao không phải đồ thiu thối . Thôi mày đã sang , tức là có biết điều . Tao coi như con cháu , tao nói thẳng . Mày cứ lo phận mày, trai nam nhi hồ thỉ tang bồng . Chuyện ở nhà có người lớn .Mày còn khờ dại lắm, học được dăm ba chữ ở trường chưa thành người đâu ... Mày có tật cần phải sửa , tự kiêu chuyện văn chương là điều tối kợ . Ngày xưa làng Che chỉ có ông nộimày biết làm thơ, thơ hay hẳn hoi. thấu hết cái tình sâu nghĩa cả . Đừng tưởng tao già ngu si đần độn, thơ mày đọc ông ổng như hô khẩu hiệu vận động vào Hợp tác xã làm sao thấu được lẽ đời ... Hử , lạ cho thời nay, người ham làm thơ nhiều hơn người làm ruộng . Đến thằng Diến làm bí thư đảng ủy xã còn ngu , được ba chữ ranh bình dân học vụ , tết nămnào cũng động cỡn lên đọc thơ chúc tết trênđài truyền thanh của xã không biết dơ .Chúng mày ăn gạo sổ Nhà nước , biết hạt lúa củkhoai ngọt bùi từ đâu ra chưa ?
Tôi ngồi chết lặng không dám ngước nhìn mặt lão . Muốn bỏ chạy mà không tài nào đứng lên, hai chân bủn rủn tưởng không có xương .Lão Trạch vẫn ngồi điềm nhiên phả khói thuốc lào , tiếng điếu cày rít lên nghe rợn tóc gáy . Trước mắt tôi là một lão Trạch hoàn toàn khác hẳn không phải là kẻ thô lỗ tục tằn , vai u thịt bắp suốt ngày quần quật ngoài đồng. Người tôi nóng ran , thôi chịu khó ngồi nghe lão chửi , miễn sao nhận được một lời hứa gả con gái cho là được .
- Mày còn phải bỏ cái tính du côn đi Nhọi ạ . Không ai mách , tao vẫn biết mày ném đá trúng đầu ông phó cối xóm Trại . Mày làm nhục tao , làm nhục người ta .
- Cháu xin lỗi , xin cậu tha thứ - Tôi bật khóc chắp tay khuợu xuống nhưng lão Trạch vội đỡ lấy , bàn tay lão cứng như cái kìm sắt .
- Miễn làm thế , miễn ... tao đã bảo coi mày như con cháu, nên tao nói vậy. Sống ở đời , con người biết nói thẳng với nhau và biết nghe nhau thì lời nói đúng là gói bạc .
Lúc này tôi mới để ý , nhà vắng hoe , chỉ có tôi và lão Trạch ngồi đối mặt nhau . Bà Trạch cùng Nhàn đi làm cỏ vẫn chưa về ... Thế là hết , tôi chỉ còn một cách xử thế duy nhất , đó là ravề . Tiễn tôi ra đến ngõ , lão còn níu lại dặn nhỏ :
- Bố mẹ mày làm quan nhà nước , tao làm dân đen , không môn đăng hộ đối âu cũng dễ hiểu. Chờ bên ấy hết quan hoàn dân thì con Nhàn nhà tao đã lên mốc lên meo rồi . Tao biết cáibụng mày thương con Nhàn . Tao thương mày ! Thôi mày đi , con ạ, chân cứng đá mềm , vạn sự bình an . Nhà người ta có vài ba thằng , nhà mày có một , đi nhớ giữ gìn , thủ thân vi đại . Tội nghiệp , mày đi ...
Mắt tôi mờ hẳn , nhìn đâu cũng thấy một màn sương màu đục phủ lên bờ tre , đống rạ , con đường làng ... Một tốp đàn bà đi vào ngõ khóc inh ỏi, tôi nhận ra họ dìu bà Trạch và Nhàn rũ rượi như hai cái xác , chân lết lê thê trên mặt đất .
- Ông Trạch ơi ! Thằng Chân , thằng Thànhhy sinh rồi .
- Khốn nạn . Báo tử về cùng một lúc !
- Trời ơi ! Làng nước ơi ...
*
* *
Tôi trở về làng Che một chiều đông heo mayhun hút. Lòng tê tái nỗi nhớ người yêu . " Biết đến bao giờ gặp lại em yêu thời thơ ấu . Nói hết một lời cùng em bao ngày tháng xa..." Quê hương thay đổi nhiều . Đường quốc lộ nắn lại chia đôi làng ra hai nửa . Cái ao cá đầy bèo Nhật Bản năm xưa giờ nằm đúng tim đường,tôi nhận ra nhờ cây thị già vẫn còn đứng đó. Gốc cây sần sùi , trên chạc ba , bị chặt hết cành ngọn để khỏi đụng vào dây điện cao thế . Dằm đất nhà lão Trạch mọc lên tòa nhà bốn mái lợp ngói âm dương , bốn góc uốn lượn cong vút , tạo bốn đầu rồng. Trời chưa tối hẳnvẫn còn đọc được bốn chữ đắp nổi trên bìnhphong : Từ Đường Đậu Tộc . Thêm một dãynhà ngang đổ mái bằng bề thế , sáng ánh đèn nê-ông xanh dịu , phía trong thấp thoáng bộ xa lông gỗ lát hoa màu cánh gián , tủ chè , sập gụ , bức hoành phi đề chữ nho sơn son thếp vàng .Văng vẳng tiếng nhạc phát ra xập xình vui nhộn .Không dám dừng lại lâu , tôi lần mò tìm ngõ vào nhà anh Diến . Nhà anh chẳng khác bao nhiêu so với ngày tôi đi . Mái rạ thay bằng ngói mới, bước lên thềm phải cúi khomngười mới lọt qua cửa chính . Một đời phục vụ xã hội lúc về hưu cuộc sống anh tôi vẫn tạm bợ như lúc đương chức quyền . Bữa cơm có chai rượu đón người xa về. Dồn hết phần khoai độn cho các cháu , anh chị mời rối rít , tôi nuốt không trôi . Người anh Diến gầy quắt da bọc xương , bộ răng vẩu ra ám khói thuốc lào, lưng gù xuống , cổ rụt làm đôi vai so lại . Tôi lựa lời hỏi tin tức Nhàn . Anh đưa đôi mắt còn tỏ nhìn tôi xét nét cất giọng đều đều , vừa nói vừa thở khó nhọc :
- Nhà ấy vẫn thế chú ạ . Máu địa chủ còn nguyên xi . Lão Trạch một đời giả nghèo giả khổ , cu góp nhặt nhạnh chờ thời. Đùng một cái làm nhà thờ họ to hơn cả nhà thờ họ Chu ta .Lão xây thêm nhà mái bằng , tiếng là tiềncủa con cái đưa về làm nhưng đếch phải đâu . Của lão hết .Thằng Đơn thằng Giản chuyển ngành lấy vợ trong Nam giàu có lắm nhưng chỉ về xây lăng cho ông bà nội ngoại rồi biến luôn. Mỗi con Nhàn đi thanh niên xung phong ,chửa hoang bị kỷ luật không dám về làng xinchuyển làm công nhân trồng bương lâm trường Vực Lồ ... Mấy hôm nay vợ chồng con cái đưa nhau về thăm ông bà ngoại , đi xe Cúp đỏ chói , liên tục bày vẽ cỗ bàn mời họ hàng ăn uống lu bù . Khiếp , chúng nó tiêu tiền như nước .
- Chồng cô Nhàn người dân tộc phải không ?Tôi hỏi giọng tắc nghẹn lại . Trời ơi , giờ anh mới về đây thì em đã có chồng .
- Ai bảo với chú ? Người xóm Trại đấy thôi. Thằng Chiến cối , chú nhớ không? Anh Diếnbĩu môi - Thằng ghê thật ! Theo con Nhàn riết róng . Lấy bằng được chú ạ . Chửa hoang nó cũng lấy .
Tôi bàng hoàng . Thì ra con người có số mệnh . Chẳng ai chống lại được số mệnh . Cuối cùng chồng em vẫn là ông thợ đóng cối xay mà em từng sợ hãi tránh né ... Anh đi xa biền biệt âu cũng là số mệnh, anh không có quyền trách em ... Chao ôi , em đã thuộc về quá khứvà anh đã vĩnh viễn mất em . Làng Che thân thương , đêm nay cả hai ta cùng có mặt thế nhưng khoảng cách sao xa xôi quá , xa xôi hơn cả những năm tháng bặt tin em ở bên Hung . Làng Che không có băng tuyết mà lạnh lùng thế hở em ?
Anh Diến nhắc khẽ :
- Chú về đúng dịp rất hay. Chuyến này ta phải cho thiên hạ trắng mắt ra . Cái quân ngậm máu phun người quen thói . Có vài đứa độc mồm xì xào bậy bạ , bảo cái thằng đầu con hoang của con Nhàn giống chú như lột. Mẹ kiếp , tôi truyra thằng nào , tôi vặn răng .
Dù đang ngồi sưởi bên bếp lửa , tôi bỗng rùng mình , hai tai ù đặc . Trời , đứa con trai ! Đứacon trai của anh và em có thật ư , Nhàn ? Bỗng giấc mơ kinh hoàng ngày xưa trở lại . Bỗng câu nói đau đớn ngày xưa trở lại . Em ạ, anh xin quỳ hóa đá dưới chân em , nếu đứacon là điều có thật . Không ! Không có gì để nói với nhau nữa Nhàn ơi . Anh chỉ muốn nhìn thấy gương mặt em , nhất là gương mặt con trai của hai ta .
Xin em .... Ngàn vạn lần xin em...
1989

Dấu Chân Tiên
Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu
Trước mặt làng Đồng là đường quốc lộ, sau làng là núi Động Thờ cao ngất nghểu, mái dốc phơi những lối mòn trườn ngoằn ngoèo tựa chỉ rối . Trên đỉnh núi có ngôi miếu cổ thờ thần Nông ,vị thủy tổ hết thảy nông dân dưới mặt đất ,hằng đêm vẫn ngự trên cánh đồng tinh tú bên dòng Ngân Hà vĩ đại .Ngôi miếu rất linh thiêng , người hàng huyện kéo nhau lên núi dịp lễ hội sau mỗi vụ gặt đông như bầy kiến đủmàu sắc . Người ta tin ông thần Nông có tấm lòng nhân hậu cao cả khiến mưa thuận gióhòa , phù hộ nông dân được mùa .Ngôi miếuxây từ thời xưa, mái ngói rêu phủ dày , những gốc duối già nua còi cọc bao quanh khuônviên mùa hè trái chín vàng ươm , mùa đôngtrụi lá trơ cành trông chẳng khác rặng san hôxám xịt. Mỗi khi bò lạc , lợn sổng chuồng thân chủ thường lên cầu khẩn Ngài chỉ lối đi tìm , mất bò phải lạy thêm ông Bò - khối đá giống chú bò nằm nhơi cỏ sau buổi cày mệt nhọc , mất lợn phải lạy thêm ông Lợn - hòn đá lưngoằn bụng võng hệt chú ỉn đang dụi mõm xuốngđất .Ông Bò ông Lợn ngự hai bên tả hữu lối vào cửa miếu . Phía sau khuôn viên vách đá dựng xiên xiên chờm ra miệng vực sâu thămthẳm , lăn cục đá xuống tiếng động dội lên âm vang đổ hồi . Gọi là vực Tiên vì trên vách đá láng mượt lưu lại một dấu chân phải thanh mảnh của Tiên nữ .Dấu chân con gái Ngọc Hoàng nên gót son mềm mại , năm ngón vừa chụm vừa thon thả .Cỡ dấu chân đàn bà làng Đồng không có ai ướm vừa . Bàn chân các bà to bè bàn vét , ngón tòe ra tứ tung do phải gánh nặng từ bé . Những người hiếm muộn hay lên đây cầu tự . Xin con trai ướm bảy lần , xin con gái ướm chín lần chân mình vào dấu chân Tiên ...
Đàn bà duyên phận lỡ làng vô tình hay hữu ý tò mò đạp lên dấu chân Tiên về nhà dễ bị có mang . Thời nào cũng có những đứa trẻ con Tiên , mẹ chúng thanh minh thế ,hư thực ra sao thì chỉ Tiên mới biết . Có điều chẳng thấy đứa nào giống Tiên, toàn giống người trần .Ngày xưa giống ông lý trưởng , giống anh trương tuần , giống thằng mõ ... Ngày naygiống ông chủ nhiệm Hợp tác , giống anh cánbộ huyện về chỉ đạo cấy giống lúa cao sản , giống anh chỉ huy đoàn xe quá cảnh sang Lào ... Những đứa trẻ không bố bị người làngĐồng gọi là " con Tiên ". Tiếng " con Tiên" trở thành khẩu ngữ độc địa .
- Ơ ...cái thằng "con Tiên". Con mẹ chết nửađời nhà mày không dạy , đến đây tao dạy cho . Lão học Trị hay chửi những đứa trẻ dám trêu lão như thế . Nghe đồn , lão cũng là "con Tiên", mẹ lão là người bên kia núi , lỡ làng , đẻ trong khe , xấu hổ không dám bế về nhà , gặp người làng Đồng đi củi cho luôn khi còn đỏ hỏn .
Một năm hai lễ tế thần Nông , rằm tháng Năm sau vụ chiêm gọi là cúng cơm mới , cỗ đơm cơm tẻ với đĩa cá thèn , rằm tháng Mười sau vụ mùa gọi là cúng xôi mới , cỗ đơm xôi vớiđĩa thịt gà mái dầu .Nhà tộc trưởng họ Trầnđời đời thay nhau làm chủ tế . Điều đó hiển nhiên tồn tại không hề sợ ai ghen tợ vì họ Trần là tộc lớn danh giá nhất vùng , chi phái khắp huyện . Rằm tháng giêng giỗ họ , cờ biển chưng ra đến mười tám vị quận công hiển đạt ,đủ loại vinh quy ông nghè , thám hoa, bảngnhãn ... từ xưa để lại , biến gian chánh điện giống kho hiện vật bảo tàng hay kho đạo cụ của một xưởng phim chuyên quay đề tài cungđình .
Thời vị Túự tài Trần Viên kế vị tộc trưởngkiêm vai chủ tế miếu thần Nông , học Trị là anh cùng đinh họ Trần làm thằng mõ ngoàiđình , sai vặt trên miếu rất đắc lực . Học Trị có mỗi tật tham uống , sơ hở nậm rượu củ hành ,chỉ tu một hơi trong nháy mắt. Dọn mâm lên , các cụ bực ghê lắm nhưng đành chịu thuathằng liều .Học Trị biết thế , nói xơn xớt : " Thành Hoàng làng ta bợm nhỉ . Ngài thưởng một phát be rượu thành be nước lã " .
Tú Viên , học Trị , hai con người , một ông một thằng ở hai cực khinh trọng của làng Đồng cùng bên nhau phục vụ thần thánh. Cúngđình, tế miếu, giỗ họ , không thể thiếu haingười ấy.Năm làng Đồng hợp tác hóa , Tú Viên đã có cháu nội. Thời buổi dân chủ kiểu aicũng bằng ai, người ta vẫn nể vì cụ như bậc tiên chỉ . Phong thái cụ nho nhã đĩnh đạc , khăn đóng áo dài , quần chúc bâu trắng , tóc búi củ hành , giọng nói sang sảng tiếng khánh đồng . Còn học Trị vẫn tứ cố vô thân , sayrượu tối ngày ngất ngưởng .ở làng Đồng con trai ế vợ gọi là anh học ,sang đến ngũ tuầnTrần Trị bị gọi là ông học, lão học là lẽ tất nhiên hàm ý coi thường thân phận hèn kém . Thời thế có làm cho học Trị thay đổi đôi chút hình thức .Gọt trọc đầu , búi tóc dài bốn gang tay đem bện thành dây thừng buộc gọng vó kéo cá trời lụt .Chiếc quần gụ muôn thuở lưng lửng , giải rút lòng thòng hai đầu đính hai đồng tiền chinh thay bằng hai đồng năm xu nhôm . Bọn trẻ trâu phát hiện ra hỏi tại sao . Lão trả lời : " Đổi đời rồi . Thời phong kiến thân tao đáng hai chinh , trăm chinh mới đủ một quan tiền. Thời nay dân chủ cộng hòa , thân tao đáng một hào , mười hào là một đồng đấy. Có lên giá , phải không mấy nhóc tì " con Tiên " ?.
Làng Đồng vào hợp tác trăm phần trăm , nôngdân làm ăn tập thể , việc thờ cúng bị coi là trò mê tín dị đoan của kẻ lạc hậu . Miếu thần Nông trên đỉnh Động Thờ hoang phế dần , cụ Tú già rồi không thể leo lên núi săn sóc . Đình làng cải tạo thành kho lúa hợp tác , cây đa bị chặt để nới rộng sân phơi , cụ Tú mất chức trưởng tế và tiên chỉ còn mỗi chức tộc trưởng họ Trần , vài tháng mở cửa nách vào nhà thờdùng phất trần quét bụi bặm trên các bài vị . Hàng ngày cụ vẫn không quên lật đít bát mài mực dạy thằng Trì , cháu đích tôn , dăm ba chữ nằm lòng .
- Không có cái chữ nho là không thành ngườicháu ạ . Nào cu Trì , thảo đi .Nan-đắc-hồ-đồ ! Thế thế ... đúng rồi , ngang trước sổ sau ,nét này nhớ móc lên cho dứt khoát . ý nói cái gì nào ? Nghĩa là làm điều hồ đồ khó lắm , làm kẻ hồ đồ khó lắm , khó lắm !
Thằng bé được khen khoái chí ngẩng cái đầu có ba chỏm trái đào lên hỏi ông nội :
- Ông ơi bố cháu có học chữ nho không ?
- Trai họ Trần ai cũng học chữ nho cả .
- Ông học Trị đọc được chữ nho ông nhỉ !
- Chà , cái thằng đến là hay hỏi . Hoẽc Trị thì kể làm gì . ờ ... nhưng mà học Trị còn nhớ mặt chữ nhiều hơn bố mày đấy , cu ạ .
Học Trị cũng không lên núi nữa . " Chẳng ai lễ bái lấy đâu ra lộc thánh .Lên đó ăn cứt bò khô à ? ." Lão khoác bị lác đựng hũ sành nút lá chuối khô , cất rượu lậu dưới thuyền kẻ vạn đem bán lê la ở chợ huyện cho mấy tay bợm hay ăn hàng . Gặp ai dáng lực điền vai u thịt bắp , lão níu lấy , đầu trọc gục gặc , mắt nheo nheo ra hiệu :
- Cay không ông bạn ? Cay ấy mà, hử ? Cái khoản ta ấy mà , khổ quá, "quốc lủi " thứ ngon đấy , không hiểu à ?
- Rượu lậu chứ gì ? Tốt thôi , mời ông đi theo tôi !
Đi đêm lắm có ngày gặp ma . Rủi cho lão lần đó nhè trúng anh cả Điền con trai cụ Tú , bố thằng Trì, làm trưởng công an huyện để thủ thỉ mời mua rượu . Làng Đồng được phen đàm tiếu , người bảo lúc ấy lão say , kẻ cãi chẳnglẽ lão không nhận ra cả Điền , chắc muốn trêu ngươi ông Chánh cẩm cho vui . Hồi đó trưởng công an huyện là một nghề buồn tẻ và nhàm chán . Huyện Đông Yên là địa bàn bình an , dư dã thóc gạo do liên tiếp được mùa , lâu lâu mới có một đám thịt lợn trộm , chồng đánh vợbị công an xã giải lên , thỉnh thoảng vài anh cán bộ bên ủy ban được mua xe đạp Thống Nhất giá cung cấp sang xin đăng ký biển số . Từ lâu anh Điền được nghe báo cáo nhiều về học Trị nhưng ỡm ờ cho qua . Dù sao cái lão dở người trong thân tộc này cũng không cản trở gì mấy những bước đi căn bản của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội nên nhà chứctrách chưa cần sử dụng biện pháp chuyên chính vô sản . Lần này học Trị bị tóm quả tangngay giữa chợ , đích thân trưởng công an huyện tay dắt xe đạp tay túm cổ áo lôi đươngsự về trụ sở . Đúng là sự kiện xáo động :
- Ơ này anh cả Điền bắt tôi thật sao ? Buông ra ... buông ra nào , tôi có trốn đâu . Anh nắmthế này ... xấu hổ chết đi được . Lão năn nỉ .
- Biết xấu hổ sao còn làm bậy ?
Điền vừa buông tay , lão vội nâng cái bị lác lên ghé miệng vào hũ tu ừng ực . Thế là hết mẹ cảvốn lẫn lãi . Rượu chảy trào ra cằm xuốngbụng ướt đầm vạt quần lửng phía trước . Nhàchức trách lập xong biên bản phạm pháp , tang vật chỉ còn là cái hũ sành rỗng không lănlông lốc . Đương sự bắt đầu say , không chịu ký biên bản đi xiêu vẹo vòng quanh bàn , nhìn thấy lá cờ treo trên tường liền đứng nghiêm lè nhè hát : " Đoàn quân Việt Nam đi , chung lòng cứu quốc , bước chân rộn vang ... " rồi nằmlăn ra ghế băng ngáy ò ò như trâu thở .
- Các đồng chí , chấp gì cái lão say . Điền bảo mấy đồng sự . Khiêng lão ra ngoài thềm để còn đi ăn trưa , kẻng nhà bếp báo lâu rồi.
Buổi chiều học Trị trở về , đứng trên cầu máng đái chỉa xuống sông , nhìn đám bọt bong bóng sùi lên mặt nước lão khóc toáng , tiếng khóc tô hô giống khóc giả hơn là khóc thật :
- ới mẹ ơi , con đái ra cả xà phòng , chết con rồi mẹ ơi ...
Lũ trẻ reo cười nhảy vòng quanh hát đồng dao:
Nghe vẻ nghe ve
Cái vè học Trị
Suốt ngày mang bị
Đựng một hũ hèm
Nốc cho say mèm
Vạch quần ra ngắm ... "
- Mẹ tổ sư , lũ mất dạy ! Học Trị chửi , tay vung vẫy như đang bơi trongkhông khí . Vừa lúc thằng Trì dắt ông nội đi qua , cụ Tú Viênlên giọng :
- Chú học ơi , già rồi đấy ... thiên hạ chê cười.
- Dạ, lạy cụ mớ lạy . Cả Điền định cho tôi vào tù đấy cụ ạ .
- Nó tha cho chú là may rồi. Thôi , về đi . Kìa ... lòi cả ra kìa !
Học Trị nhìn xuống . Hóa ra " thằng em" lão nãy giờ vẫn thò lò ngoài quần . Lão đưa tay tát yêu vào đầu nó :
- Bố cái của khỉ .Con gái mười tám nó dám làm cho chửa như thường .
Cụ Tú chỉ còn biết lắc đầu giục thằng Trì đi mau : Hồ đồ ! Hồ đồ !
- Ông ơi , làm người hồ đồ khó lắm , phải không ông ?
- Thời này làm người hồ đồ không khó lắmđâu cháu ạ . Cụ Tú thở dài .
*
* *
Sau khi tập thể hóa đình làng, xã quyết địnhdẹp nốt dinh lũy cuối cùng của tàn dư phongkiến , ngôi miếu cổ trên đỉnh núi Động Thờ .
Đoàn người kéo cờ đỏ sao vàng tiến theo lốimòn giống như một trận công đồn. Thanh niên mang súng , thỉnh thoảng hứng lên nổ vài phát chỉ thiên để lấy khí thế . Trần Thành liên độitrưởng thiếu niên vừa được chuyển thẳng vào Đoàn , hăng hái hô to : " Quân địch đang cốthủ , xung phong ... ! " Đứng dưới làng nhìn lên núi , cụ Tú Viên nghiến răng : " Hừm , chúng nó coi thần thánh là kẻ thù ! "
Trong chốc lát ngôi miếu bị phá tan hoang , họ hắt tất cả gạch đá xuống vực, cột kèo gỗ lim chụm đống châm lửa đốt. Học Trị lật đật chạy theo với ý nghĩ : đông vui thế chắc có đánh chén . ở làng Đồng bao nhiêu năm nay có đám đông là có chén . Khi thấy người ta kéo máingói đổ ầm , con người thấp cổ bé họng nhất làng há mồm nhìn . Lưỡi của lão bị rụt lại , hai đầu gối khuợu xuống . Lão ngã quỳ trên nền gạch sân miếu . Cha mẹ ơi , họ dùng xà beng búa tạ phá miếu thờ của thần Nông .
- Kìa ông học , luyến tiếc cái lô cốt lạc hậu này lắm hả ?
Người hỏi là Trần Khởi , Bí thư đảng ủy xã , một tay xuất thân cố nông có tài câu ếch bằng đọt hoa bầu rợ . Khởi còn nổi tiếng ăn nói ứngđối nhanh nhẩu. Đi dân công , anh cất lời lên hò câu nào phe bạn chịu thua câu ấy . Ông bố Khởi mở miệng thành thơ lục bát , câu trên sáu câu dưới tám . Năm cải cách đấu tố địa chủ Hồ Châu , ông lên tố khổ , nước mắt trào ra đầy mặt , giọng nói như lẩy Kiều :
- Nghe đây , địa chủ Hồ Châu . Mày coi bần cố như trâu như bò . Tội mày to lắm là to . Đề nghị ông Đội xử cho : Tử hình !
Dù căm thù Hồ Châu, những người nghe ông lão tố vẫn phải nhịn cười đến tức cả bụng .Khởi được di truyền năng khiếu nói lối của bốkết hợp với kiến thức mấy đợt học tập ởtrường Đảng về công tác tuyên truyền , tiếng nói của anh rất hiệu quả , có thể biến cả xã thành trung đoàn , tiểu đoàn bằng thứ diễnvăn không cần thảo ra giấy trắng mực đen .
Giờ đây trên đỉnh Động Thờ lộng gió , câu hỏi của Khởi như gáo nước lạnh , học Trị tỉnh người đứng lên . Đám thanh niên cười cợtnhìn lão .
- Thương tâm lắm , anh chắt Khởi ơi . Không cho cúng thì để cho đẹp cũng được cần gì phải phá thế này . Giọng nói của lão ngập ngừng ảm đạm .
- Không được ông học ạ . Mê tín dị đoan cũng là một thứ giặc , thâm độc hơn cả bọn đế quốc phong kiến . Nó là thuốc phiện , làm cho nhândân không tin vào sức mạnh dời non lấp bểcủa chính mình . Nhân dân là người làm nênlịch sử , không nên để nhân dân lầm lẫn vì mấy vị thần siêu hình phi lịch sử như thằng cha thần Nông này .Khởi nói ồn ào nhã nhặn , học Trị nghe không hiểu anh đang nói gì . Trời ạ , cái thằng con nhà chắt Khởi mới mặc quần lủng đít đi câu ếch , nơm trộm cá đìa bây giờ ăn nói lạ tai làm sao . Ngày trước chỉ cần cái hoa bầu rợ hắn có thể lừa cả lũ ếch vào oi .Hễ vác cần xách vợt ra đi , sáng hôm sau mẹ hắn đội một rổ nặng vẹo cổ ra chợ bán . ếch xâuthành chùm chục con , hai xâu đổi một bơ gạo . Từ khi lên làm cán bộ xã , lão cảm thấy lời nói của hắn có đôi chỗ , không , rất nhiều chỗ lòe loẹt màu sắc như đọt hoa bầu rợ . Hắn coi người nghe là con ếch ngồi đáy giếng , tung mồi ra nhử ...Lịch sử , siêu hình ... là cái quáigì nhỉ ? Thà hắn bảo mình là đồ ếch nhái, hắn dạy người ta bằng miệng còn tay làm việc thất đức !
Thằng Thành kéo tay Khởi , vẻ mặt nhâng nháo :
- Hơi đâu giải thích giải rút cho ông học Trị anh chắt ơi . Này, ông học từ nay hết xôi bao đày cửa thánh , mời ông tham gia với chi đoàn đào mả thằng thần Nông trưa về có tiết canh lòng lợn đấy .
Thằng trẻ ranh còn dám gọi thần thánh bằng thằng , lão khinh bỉ nhìn bộ mặt non choẹt củaThành , toàn thân rúm lại vì tức giận mà không dám nói lại . Lão hiểu dân làng Đồng nể trọng Trần Khởi , riêng lão hình như thấy hơi sờ sợ . Hắn có quyền chỉ huy , quyền ăn nói , khônghề kiêng cữ , dám làm tất cả . Từ bé đến giờ lão chưa thấy ai không sợ điều gì , không kiêng cữ bất cứ điều gì ! ...
Học Trị quày quả xuống núi , bước hụt hẫngliên hồi , có lúc lăn lông lốc tựa khúc cây . Đám thanh niên vẫn hăng say công việc , vừa làm vừa hò râm ran: :
- Nào dô ta , hầy ! Xin mời ông thần xuống vực , hầy !
- Hò lơ ... ớ lơ . A li hò lờ ...
Sân nhà thờ họ Trần xuất hiện một hình ngườitơi tả , lấm lem bụi đất da thịt trầy trụa rớm máu.
- Cụ Tú ơi , chúng nó phá ... Kìa, chúng nó đốt ... Học Trị thở hồng hộc. Cụ Tú Viên đưa đôi mắt sầu bi nhìn lão :
- Tôi biết rồi . Ruột gan tôi cũng đang cháy đây .
- Cụ lên mà xem, một lũ con cháu họ Trần do thằng chắt Khởi cầm đầu . Rồi đến lúc chúng nó kéo đến đây phá nhà thờ họ , cụ cũng ngồi nhìn ư ?
- Kìa chú học ... Cụ Tú đỡ học Trị ngồi xuống bậc thềm đầy rêu gian hạ điện . Hai con người , một sang một hèn có tâm trạng đồng cảm cùng nhìn đám khói bốc lên cuồn cuộn trên đỉnh núi . Họ ngồi lặng đi khá lâu , Học Trị bỗng chép miệng :
- Chết toi con lợn , cụ ạ . Chúng nó bày trò phá để liên hoan, chỗ công việc ấy chỉ đáng ba người làm.
Dòng suy nghĩ miên man lẫn xót xa về hìnhảnh quá khứ của vị chủ tế bị lời nói của ông phụ tế bợm rượu cắt ngang . Cụ Tú liền đổ bao nhiêu bực bội trong người lên đầu học Trị :
- Chú im đi . Giết mấy con lợn mặc họ . Chú thắc mắc vì sao họ thích đông người hử ? Đông người ít sợ hãi hơn ! Hiểu chưa ?
- Ơ ...ơ . Học Trị ngạc nhiên. Sao cụ lại mắng tôi ?
Lão đứng lên bỏ đi giật lùi: Có giỏi cụ ra sân đình mắng thằng chắt Khởi thử kìa . Chỉ quen thói bắt nạt đứa trọc đầu . Cụ hèn !
San phẳng ngôi miếu cổ, đám thanh niên còn nán lại đùa vui trên núi . Nhiều ánh mắt thánphục tin tưởng dồn vào Khởi, nếu anh không phát động và trực tiếp chỉ huy chắc không ai dám đụng đến ngôi miếu. Biết bao lời đe dọa của các người già thủ cựu , của mấy mụ đànbà mê muội lẩn thẩn làm cho không ít kẻ chùn tay. Xem thử thần thánh dám làm gì ngườicộng sản . Anh mỉm cười , nụ cười tự tin mãn nguyện lẫn thách thức thế lực vô hình vẫn làm dân chúng sợ hãi tôn thờ . Trần Thành cầm cán cờ múa cho gió đánh phần phật rồi cắm sát bên vách đá , tiện bước đặt bàn chân đen cháy lên dấu chân Tiên , hai tay chắp kiểu tâu bẩm phường tuồng :
- Thưa Tiên cô , nếu linh thiêng xin cho tôi sau này giàu có nhất làng .
Mọi người phì cười :
- Làm gì có kẻ giàu người nghèo trong xã hội ta . Mất quan điểm lắm đồng chí Thành ơi .
- Nó muốn giàu như lão Hồ Châu đấy .
- Đã đùa cho đùa thoải mái . Khởi cười cười. Trông chú mày có tướng phú quý lắm, tuổi trẻ có quyền cống hiến và ước mơ . Anh gạt Thành ra đặt chân mình lên dấu chân Tiên nói dõng dạc . Thưa đồng chí Tiên, đề nghị phù hộ cho tôi làm đến Bí thư huyện ủy, tôi sẽ đưa huyện này lên chủ nghĩa xã hội sớm nhất cả nước .
- Ha ha . Nhất định rồi , anh chắt xứng đáng làm Bí thư huyện ta lắm .
Một người đàn bà béo tốt trắng trẻo , đầu chít khăn nhung , răng đen nhức , mặc váy sồi hiện ra đầu dốc :
- Mẹ tổ quân rửng mỡ . Bà Duân cán bộ Hội phụ nữ xã lên tiếng . Hình như chặng leo núi không làm bà mệt nhọc , giọng nói oang oang . Có về ăn cơm không chắt Khởi ?
- A, Tiên cô nhà bếp dưới đình bay lên anh em ơi .
Bà Duân đưa mắt nhìn nền miếu trống trơn mặt hơi tái đi .
- Chịu các chú , thanh niên có khác , phá nhanh hơn phá kho thóc Nhật hồi năm Dậu .
Đó là người đàn bà vui vẻ xởi lởi nhất làng Đồng , không hề để bụng giận ai bao giờ . Có lần học Trị say nhìn thấy bà đi ngang qua cầu máng , liền níu lấy :
- Bà Duân xinh đẹp quá đấy . Ông đại tá đến chết mệt .
- Phải nói. Khối thằng cha muốn chết.Còn ông học có muốn chết không ?
- Muốn chết lắm . Hoẽc Trị cười nịnh nhănnhở .
- Nhưng phải mất cái gì chứ ?
- Tôi có gì đâu mà mất. Hay là để tôi bầu bà làm chủ tịch đàn bà nước Nam ta . Vừa nói lãovừa quơ tay định thờn bơn . Bà Duân nhảytránh tiện đà xô lão đánh ùm xuống nước .Hoẽc Trị lổm ngổm bò lên bờ . Mụ làm đến chủ tịch để mụ lừa cho đàn ông trôi sông hết cả lũ .
Tưởng sẽ không thèm nhìn mặt học Trị nữa ,ai ngờ sáng hôm sau đi chợ gặp lão , bà đon đả chào trước :
- Hôm qua tắm mát chứ ông học ?
- Vâng , cảm ơn bà đại tá .
Chồng bà , ông đại tá Duân công tác ngoài Hà Nội , là niềm tự hào của họ Trần . Mỗi khi chiếc Com-măng-ca lầm bụi chở ông ghé về , trẻ con bu đen bu đỏ quên cả ăn cơm. Hai ông bà lấy nhau hồi còn bé tý , ông mười tuổi , bà tám tuổi . Tục lệ làng Đồng có thể hỏi gả cho con cái từ khi còn nằm trong nôi . Đám cướidọn lên nhà trên , hai họ mãi đánh chén lu bù , cô dâu chú rể ôm nhau vật ngoài đống rơm , bịvảy thóc lép văng vào mắt cô dâu tru tréo ôm mặt chửi chú rể :
- Tổ cha mày , mày làm đui mắt tao rồi , tao về mách mẹ cho coi .
Đôi vợ chồng sống với nhau lớn qua tuổi thiếuniên giống hai anh em ruột cùng sinh ra mộtnhà. Mãi đến lúc ông thoát ly gia đình họ mới thực sự biết thế nào là chuyện kín buồng the . Gần sáng nghe con dâu rên hừ hừ , cụ bà tính trở dậy kiếm chai dầu gió , lại gần giường bỗng nghe tiếng rên nho nhỏ : " ối trời ơi , có ai sướng như tôi không trời! ". Thế là rõ , cái thằng ngố may nhờ đi ra anh em bày vẽ cholần này về phép mới dám trèo lên bụng vợ .
Bà đẻ rặt con trai , đúng con nhà binh : chiến thắng Biên giới một thằng , chiến thắng Thà Khẹc thêm thằng nữa , chiến thắng Điện Biênsinh đôi hai thằng . Hành trình sinh nở của bà trùng với hành trình kế hoạch các chiến dịchông tham gia . Hòa bình lập lại bốn thằng con theo bố ra Hà Nội ăn học . Đáng lẽ bà cũng đi , vướng bà mẹ chồng gần đất xa trời nên nánlại chờ cụ qui tiên đã ...
Bọn thanh niên túm lấy bà Duân dắt đến trướcvách đá :
- Chúng cháu đã cầu tài cầu lộc rồi , bác nên cầu tự kiếm thêm cô gái rượu hú hí tuổi già .
- Cầu cái phải gió . Bà giãy đãy . Đẻ bốn thằng là tứ quý , đẻ nữa không ra con gái , tòi thêm thằng nữa để thành ngũ quỷ à . Được rồi chúng mày thích để tao cầu sướng . Bà đột ngột chấp thuận trò vui rất hồn nhiên , đặt bàn chân to bè trùm lên dấu chân Tiên. Cầu Tiên cô linh thiêng cho con về già được sung sướng như Tiên .
- Sao bác không cầu đẹp như Tiên . Bác khổ bao giờ mà cầu sướng ?
- Ôi , bác đẹp ra thì bác trai cháu nguy mất .
- Cứ lo hão , đại tá thiếu gì sâm nhung bổ thận hoàn .
- Lũ phải gió ! Người đàn bà che miệng cười tít mắt .
- Thôi rút lui , anh em . Khởi vung tay chỉ xuống làng . Tất cả ào xuống núi , hân hoan chiến thắng trở về . Đó là ngày đáng nhớ của làng Đồng .
*
* *
Năm Trì được chọn vào đội tuyển thi học sinhgiỏi văn cấp III toàn quốc , vừa dịp thượng thọ bảy mươi cụ Tú Viên . Người làng đến mừng cụ vui lắm , vui vì thằng Trì nhiều hơn là vì sự bày vẽ báo đáp của con cháu : " Thất thập bất du cũ , sở dục nhi tòng tâm . Tôi già rồi , giàlắm rồi. " Nói vậy , có vẻ tự tại vậy , lòng dạ thật náo nức .Họ Trần bao đời thiên phát về văn hơn võ . Bố thằng Trì làm trưởng công anhuyện chuyển lên ty phụ trách hồ sơ , ôi dào , là nghề thư lại , sĩ quan nhưng đích thị là quan văn . Ông đại tá Duân chuyển qua dân sự làmBộ trưởng , tức là ông thượng thư , ông quan văn . Ngắm bức hình trong gian thượng điện , cụ Tú càng thấy chí lý khi tiền nhân cho họa chân dung cụ Tổ đội mũ cánh chuồn, mặc áo thụng xanh tay cầm quạt lông hạc , gương mặt nhân hậu có bộ râu bạc phơ dài quá ngực . Cụ Tú thắp ba nén hương thành tâm cầu khấn Tổ tiên phù hộ cho thằng cháu ứng thí vạn sự như ý .
Trì ra đi lúc mờ đất để tránh máy bay oanh tạc ,đầu đội mũ rơm, tay ôm cặp sách vở ,vai mang tay nải gạo , tắt ngang cánh đồng lúa bắt đầu cúi bông, lên huyện tập trung . Cụ Tú tiễn chân ra tận cầu máng rồi đứng ngóng theo , nước mắt trào nóng hổi . Mới đây thôi anh khóa Viên cũng lội bộ vác lều chõng tắt ngang cánh đồng này đi thi ,sau lưng một quãng ngắn cô vợ chít khăn mỏ quạ váy lận bên hông quảy đôi bồ đựng đủ thứ gạo mắm dầu đèn lỉnh kỉnh chạy theo bước thấp bước cao. Đó là khoa thi cuối cùng của nước Nam ta giữa cái thời chữ nho bắt đầu mạt . Khóa Viên chỉ đậuTú tài , hai vợ chồng thành ông bà Tú lúc tuổi bằng tuổi thằng cháu bây giờ .
Kỳ thi học sinh giỏi Văn ra hai đề chọn một . Đề nghị luận chính trị bình luận câu nói kinh điển của một vị lãnh đạo Đảng về vai trò thanh niên trước tình hình nhiệm vụ cách mạng . Đề nghị luận văn học bình chú một bài thơ, nhà thơ cũng là một vị lãnh đạo Đảng. Thằng Trì chọn đề nghị luận chính trị . Nó đỗ đầu . Nhậntin vui , nhìn gương mặt cháu , cụ Tú reo lên trong bụng : " Kia , vầng trán nó, đôi mắt đen trong veo của nó ... Đúng là ta đã gặp lại thời trai trẻ của mình . Ông tự hào về cháu cu Trì yêu quý ạ ."
Nghe nó kể tình huống chọn đề làm bài , bỗng dưng cụ cảm thấy bớt vui , cách nó lập luận sao giống cách nói của chắt Khởi , hiện lên làm Bí thư huyện ủy , mỗi khi về làng nói chuyện thời sự cho xã viên nghe .
- Đáng lẽ cháu nên chọn đề bình thơ . Cụ Tú góp ý với cháu .
- Một đề là văn lãnh tụ , một đề là thơ lãnh tụ ,cháu chọn thể loại nghị luận chính trị dễ tánhơn nhiều ông ạ .
- Ông nghĩ thi giỏi Văn nên chọn bình thơ , chính danh hơn .
- Văn thơ bây giờ đều phải gắn với nhiệm vụ chính trị . Thằng cháu cười , nụ cười chứng tỏ nó không còn là trẻ con nữa . Cháu chọn đề bình thơ cũng được thôi . Thơ ngày xưa , thi trung hữu nhạc , thi trung hữu họa , chỉ hợpvới người nhàn tản ngâm vịnh . Thơ ngày naylà thơ của người cách mạng , có cả công việc cách mạng trong ấy , thi trung hữu sự . Nó nói với vẻ tự tin hồ hởi . Cụ Tú nhìn mồm thằngcháu có cảm giác thằng này là con vẹt đangphun ra những điều không phải tự nó nghĩ ra.
- Thôi ! Cụ gắt ,thấy ruột gan mình sôi sùng sục .Mày có biết đó là tội múa rìu qua mắt thợ hay không? Con nhà...
Trì hốt hoảng len lét nhìn xuống nói lý nhítrong cổ:
-Xin lỗi ông, cháu đâu dám vô lễ...
Suốt đêm nằm trên bộ phản gụ ở nhà ngoài,cụTú trằn trọc không an giấc.Bây giờ người ta dạy trẻ con hô khẩu hiệu nhiều hơn là dạy cáihay cái đẹp của chữ nghĩa.Thi trung hữu sự .Phải chăng thằng cháu nói đúng ,người lớn lao trong thơ có cái đại sự quốc gia , kẻ bé mọn như chắt Khởi,thỉnh thoảng hứng đọc dăm câu lục bát thì trong thơ có cái tiểu sự .Chả trách học Trị ra đình nghe thời sự về cười khà khà :
- Bỏ mẹ bọn thanh niên rồi cụ Tú ơi . Nghe ông Bí thư đọc thơ tôi nhắm tình ý chắc chắn năm nay huyện ta mở thêm công trường thủy lợi .Lại vắt đất ra nước, thay trời làm mưa . Nói cụ bỏ quá cho ,thơ của anh câu ếch nghe muốn nhảy dựng cả người lên .
Tiếp theo là tin khác có phần trọng đại hơn . Ông Duân được nhà nước cử đi làm Đại sứ ở vương quốc láng giềng . Bà Duân gạt nước mắt tạm biệt làng Đồng bên chân núi ĐộngThờ ra Hà Nội theo chồng xuất dương.Học Trị chạy theo níu cửa xe :
- Nín đi bà,ai lại khóc như cô dâu mới về nhà chồng thế kia.Tôi cũng mừng cho bà thượnglộ bình an.Sang đến nơi nhớ đánh giấy về chobà con biết tin.
Như mọi khi,bà sẽ nói toáng lên:"Cái ông phải gió".Lần này bà khóc to hơn:"ở nhà ông nhìn ngó phần mộ các cụ dùm tôi với .Tôi đi thế nàythấy tủi lắm.Hu hu..."
Xe chạy xa rồi, người làng còn đứng bàn tánvề cái nơi bà Duân sẽ đến.Họ ngạc nhiên vềphong trào cách mạng nước ấy hơi yếu . Đếnbây giờ vẫn còn để cho Vua và Hoàng hậu trị vì đám dân chúng ...
Đời bà Duân bước sang trang mới không mấy dễ dàng . Suốt ba tháng liền học tiếng trước khi lên đường, vị tân Đại sứ đặc mệnh toàn quyền vất vả khổ sở cải hóa cho bà vợ nhàquê . Việc đầu tiên là tẩy bộ răng đen , chẳng lẽ phu nhân lại nở nụ cười ngoại giao bằng hai hàng hạt na lóng lánh . Bỏ cái khăn vấn trên đầu , mặc cái áo dài , tập đi đôi guốc kiểu , học cách đứng bên cạnh ông chồng trong các buổi tiếp tân bắt buộc đúng nghi thức long trọng . Đi xa gần hềt đời , giờ mới có dịp đền bù nênông Duân ân cần chỉ dẫn cho bà rất chu đáo tỷ mỷ . Bà vốn sáng dạ tiến bộ nhanh khiến ông yên tâm cùng sánh bước bên bà suốt nhiệm kỳ công cán . Nước sở tại , nông nghiệp lạc hậu nghèo đói dưới thời thực dân thống trị , sau khi giành độc lập đã tự vươn mình bằng cuộc cách mạng xanh huyền thoại . Vương quốc bình dị đưa bà lạc vào xứ sở cổ tích . Quả thậtlúc đầu bà hơi hoảng, từ nhà vua đến dân đen thảy đều sùng đạo , mê tín đến kỳ quặc , mà sao có lắm thứ đạo thế . Ông dặn bà, nếu bịhỏi theo tôn giáo nào nhớ trả lời theo đạo ông bà .Một thứ đạo riêng của Việt Nam , thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ , ai chết cũng được con cháu giỗ chạp tưởng nhớ . Nhất thiết không được trả lời không có tôn giáo dễ bị mất thiện cảm .
Thỉnh thoảng đi dạo mát trong khuôn viên biệt thự , ngắm bà vợ phúc hậu , ông đại sứ đùa :
- Từ mặc váy sồi nhuộm củ nâu , bà nó tiến thẳng lên mặc quần sa tanh bỏ qua giai đoạn mặc quần lĩnh .
Bà nhìn ông đôi mắt đằm thắm :
- Nhưng tôi cứ nhớ nhà lắm ông ạ . Qua tiết Lập xuân rồi , chắc làng Đồng bắt đầu xuống mạ cánh đồng Liềm hoa .
- Nếu bà thích , hôm nào ghé thăm trang trại ông Quốc vụ khanh râu quai nón , tôi đi bừa bà đi cấy cho đỡ nhớ .
- Ông là hay đùa dai lắm . Bà thở dài . May xứ người ta cũng ăn trầu nếu không tôi đến chết thèm, thiếu nhúm thuốc lào dắt kẻ răng nên cứ nhàn nhạt trong miệng .
Ông Đại sứ cười vang cảm thông với bà vợchân chất :
- ồ , tôi sơ ý quá , tháng sau có chuyến bay nhất định tôi nhắn anh em gửi thuốc lào Vĩnh Bảo sang cho bà tha hồ dắt răng ăn trầu .
- Thôi , để tôi viết thư bảo con nó gửi kẻo phiền hà , lỡ người ngoài biết khéo thành trò cười . Tôi xin ông .
Ông Duân lại cười . Bây giờ bà mới hiểu mình được nhờ chồng là ở tiếng cười vừa sang vừa thoải mái, tiếng cười xua tan mọi lo lắng trong lòng bà.
- Mình sống chân thành việc gì phải sợ ai cười . Bà sang đây cũng vì nhiệm vụ đất nước giao giống tôi . Nếu mặc cảm bà quê mùa , chẳng lẽ tôi phải nhờ Hội liên hiệp phụ nữ cử một cô Hà Nội đóng vai Đại sứ phu nhân hay sao ?
- Thì ai cấm ông nhờ đâu nào . Được thế tôi càng khỏe xác . Bà lườm chồng sau khi cẩn thận ngó xung quanh .
Người đàn bà vốn xuất thân nông thôn, quen chịu thương chịu khó, không thể than phiền với ông Đại sứ rằng ở cái vương quốc xa lạ, với công việc lẽo đẽo bên chồng dự chiêu đãi , thăm viếng xã giao, thực chất là sự chấp nhận cuộc sống gò bó đầy mặc cảm . Đêm đêm nằmchiêm bao thấy mình trở về làng Đồng, làm ruộng , đi củi , gánh mạ ... Giật mình thức giấc chỉ muốn khóc . Bà thầm mong mau hết nhiệm kỳ , càng mong càng thấy tháng ngày trôi ì ạch đến nóng ruột .
Quãng thời gian đó rất đáng được ghi vào lịchsử quan hệ ngoại giao của hai nước . Vợchồng ông Đại sứ hoàn thành trọng trách nhờ bầu không khí trong lành ấm áp của tình hữu nghị thắm thiết với nhân dân Việt Nam anh hùng . Có khi thời tiết chính trị ở Thủ đô vuơng quốc không ổn định , mỗi lần xảy ra đảochính hụt , nhân viên tòa sứ quán bận tíu tít . Dù đầu óc căng thẳng , ông Đại sứ không quên tranh thủ động viên vợ , lời lẽ đơn giản luôn kèm với nụ cười hồn hậu : " Mình ở đâylà vì lợi ích đất nước mình. Chuyện nội bộ đất nước người ta thế nào mặc kệ họ , bà nó ạ ".
Trì nhận được giấy báo đi học nước ngoài trong hoàn cảnh đầy nghịch lý . Cả nước có chiến tranh . Con trai họ Trần tiếp bước nhau tòng quân . Cụ Tú lật gia phả khuyên dấu sonvào tên các quân nhân không hề sót ai ,thương binh khuyên thêm một dấu, liệt sỹ đóng khung đỏ .
Cụ nói với các tân binh : " Từ thời chống Pháp đến nay , tính sơ sơ họ ta góp cho chiến trường khoảng một tiểu đoàn , chưa hề có người nào đào bỏ ngũ các cháu ạ ." Học Trị vui miệng chêm vào : " Giả thử Trung ương cho chúng nó ở chung , tiểu đoàn họ Trần nhà mình dám đánh thẳng tới Sài Gòn cụ Tú nhỉ?" Cụ lặng thinh , lão liền quay sang đám trẻ :
- Đánh thẳng tới Sài Gòn chứ , anh em ?
- Đánh thẳng sang tận Mỹ ! Trần Thành nóilàm mọi người bật cười .
- Giải phóng luôn cả nước Mỷ hử ? Học Trị hỏi lại rồi ôm bụng cười theo . Trần Thành vênh mặt nhìn Trì , cái nhìn ngạo mạn lẫn ghen tợ :
- Công tử ở nhà học giỏi , chờ chúng tao giải phóng miền Nam vào nhặt đồ hộp .
Lần đầu tiên Trì nếm mùi vị sự nhục nhã trước đám đông , tức muốn khóc . Thành vừa được kết nạp Đảng trước khi nhập ngũ , hắn học dốt hơn Trì hàng trăm lần chăng nữa , vẫn có quyền tự hào và coi thường Trì hợp pháp . Xã không gọi Trì nhập ngũ bởi nể cụ Tú tộc trưởng , nể ông trung tá công an Trần Điền và bởi có sự chỉ đạo của Bí thư huyện ủy TrầnKhởi :" Trường hợp Trần Thanh Trì , các đồngchí nhớ cho quan điểm của Đảng ta tiến hànhchiến tranh nhân dân vẫn chú ý đào tạo nhântài cho mai sau . Trì được đi học Liên Xô , tôi đã đề nghị Ban tuyển sinh sắp xếp cho học ngành thủy lợi , huyện ta đang cần kỹ sư ngành này ."
Trì phân vân lựa chọn , cụ Tú là người đồng cảm với cháu nên cũng lấy làm băn khoăn .
- Trì à , tại sao người ta không cho cháu đi Trung Quốc hay ấn Độ ?
- Cháu không biết nữa . Anh lo ngại nhìn ông nội . Cháu thấy không thể yên lòng đi học nước ngoài ông ạ .
Cụ Tú biết cháu mình đã lớn . Thôi tùy cháu, gác bút nghiên lo việc binh đao , hãy xứng trai họ Trần .
*
* *
Đường đời củaTrì đã đi đúng theo hướng anh lựa chọn . Thế hệ anh chỉ có một lối đi thẳng vào chiến tranh , bất cứ lối rẽ hợp pháp hay lén lút nào khác cũng đều mang nặng mặc cảm day dứt . Rời bộ đội anh về học đại học Ngữ văn khoa Hán Nôm , khoa có ít sinh viên thích học , anh theo vì chí hướng và vì ý muốn của ông nội . Vị tộc trưởng tương lai của một dòng họ danh giá không thể là người không biết chữ nho . Ra trường , anh được nhận công tác ở Viện khoa học xã hội nhờ tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi nhưng chủ yếu là nhờ sự gửi gắm của ông cựu Đại sứ Trần Duân với bạn bè quen biết .Trì chọn đề tài nghiên cứu sinh trong nước " Về cơ cấu tín ngưỡng của xã hội nông thôn", với linh cảm hình như mọi rường mối tinh thần của đời sống nông thôn đang tan rã dần dần . Anh có tham vọng kiểm chứng và thẩm định linh cảm ấy trong luận văn của mình .
Dường như số phận con người luôn quay những vòng tròn giống nhau, giống nhữngvòng sóng trên mặt nước phẳng lặng bị ném xuống một chuỗi sự kiện cuộc sống . Trì cảm thấy trong họ Trần luôn xuất hiện những cặp đối ngã về cuộc đời . Ông nội anh và học Trị là hai cực khác nhau chỉ chụm lại khi có việc họ hàng .Đến lượt bố anh , trung tá công an Trần Điền và Bí thư huyện ủy Trần Khởi . Con đường hoạn lộ của hai anh em họ này không hề có sự gắn bó nào mang tính cách mạng lẫn huyết thống. Bố anh đi theo lối của mình, lối của người trung thực . Trần Khởi đi theo cửa sau , cửa của những kẻ cơ hội chủ nghĩa .Ông trung tá công an góp phần phá nhiều vụán kinh tế lẫn chính trị , phá đi cái ung cái nhọt để bảo toàn một cơ thể xã hội lành lặn . TrầnKhởi với cương vị đứng đầu một huyện là người quyết định hết thảy mọi vấn đề . Ông luôn hô hào sắp đặt lại giang sơn nhằm thay đổi bộ mặt quê hương bằng những bài nói ứng khẩu hùng biện tràng giang đại hải .Đêm đêm ông thức đọc chép các bài xã luận trên báo như một cách tự học trau dồi kiến thức lãnh đạo . Vị Bí thư không chấp nhận quá khứ , đem hiện tại làm đối tượng cải tạo triệt để .Trần Khởi chỉ nghiện hai thứ, thuốc lào và sabàn. Có nhà báo trung ương thường trú luôn theo bén gót ông để phát hiện cái mới , đã viết bài ca ngợi: " Trần Khởi - vị tướng trên mặt trận nông nghiệp". Lúc ở trụ sở , lúc xuống trận địa , ông luôn cầm theo cây gậy chỉ huy là chiếc điếu cày do một học viên trại cải tạo củaBộ nội vụ đóng cuối huyện kính tặng . Khi nào chiếc điếu reo lên ro ro giống súng liên thanh bắn là lúc vị tướng hài lòng . Khi nào nó sôi lọc sọc ngắt quãng là lúc vị tướng đang ưu tư ,bực dọc . Các huyện ủy viên bám lỳ cơ sở đến mức có hợp tác xã đề nghị lên phương án ăn chia nên quy thóc cho họ như là các lao động chính . Tất nhiên cũng có kẻ dám châm biếm Bí thư là : " Điếu sao người vậy " hoặc " Bí thư nói láo nhà báo cũng mê , Bí thư mà chê nhàbáo lên án ". Trong gian phòng riêng bên cạnhhội trường Huyện ủy đặt một sa bàn mô phỏngtỷ mỉ thực địa , Trần Khởi đi vòng quanh đến mức nền gạch mòn lõm xuống , ông mặc sức xoay vần cái sa bàn huyện điểm bằng những ý tưởng tương lai với mô hình độc nhất vô nhị : đưa hết dân lên ở đồi trọc giành toàn bộ đất đai cho canh tác và quy hoạch thủy lợi . Các làng mới mọc chơ vơ ngay hàng thẳng lối như ô bàn cờ , từ cây lúa đến lũy tre đều phải mọc thẳng hàng . Cấp trên khoái Trần Khởi là con người táo bạo giàu sáng tạo có uy tín với quần chúng . Dóng trống , dong cờ , trương khẩu hiệu , hàng ngàn người sẵn sàng lên công trường đại thủy nông với một mo cơm cà và tấm lòng cộng sản.
Học Trị cũng không thoát khỏi đợt dân công huy động tổng lực . Người lão gầy còm cháy nắng vẫn luôn miệng đùa cợt xỏ xiên xỏ lá :
- Cố lên anh em thanh niên , gắng lên chị em phụ nữ , hết thời kỳ " cố đọa " chủ nghĩa xã hội sẽ thành công .
Có bữa gặp Bí thư lên công trường , lão vẫy tay :
- Anh chắt ơi ! Kiên quyết " ba vô " nhá .
- "Ba vô" là gì hở , ông học ?
- Là mạ vô sân , dân vô rú , đ..vô vòng , đồng chí thấy có đúng không ? Trần Khởi cười nhưng cặp chân mày rậm hơi cau lại .
Người kịch liệt phản đối Bí thư huyện ủy ở mọi nơi mọi lúc là ông anh họ trung tá công an Trần Điền .Tại một cuộc họp của Tỉnh ủy , ông nói : " Đồng chí Trần Khởi đang phá hoại . Chưa bao giờ huyện Đông Yên đói , thiếu bó chè xanh , thiếu trái mít chín, bây giờ từ cơmăn nước chè uống đều trở thành đặc sản .Người nông dân phải xa làng cũ xa đồng ruộng ở trong những làng mới kiểu ấp chiến lược và đi làm công việc của con dã tràng . Máy nông nghiệp do trung ương đầu tư chưa đến đâu ,đàn trâu bò sức kéo đã bị giết . Sắptới sẽ có cảnh đem cơ giới hóa hóa ngườithay trâu ." ở buổi giỗ họ , sau vài chén rượu Trần Điền trở lại vai vế người anh chỉ tay vào người em : " Chưa phá tan nát cái huyện này chắc chú chưa chịu yên ?" Mặt ông Bí thư từđỏ hồng hào chuyển sang tái nhợt nhạt . Cảhọ Trần chống đũa im lặng nhìn nhau lo ngại . Không ngờ ông Khởi trả lời rất nhỏ nhẹ : " Thưa bác Cả , hôm nay là ngày vui bàn chuyện gia tộc , bác lại nặng lời với em rồi. Không nên đưa việc của Đảng ra tranh luận ở đây ". Ông Điền nói giọng có dịu đi , vẫn chưabuông tha : " Theo chú việc của Đảng khôngphải là miếng cơm manh áo của dân sao ? " Người em bỗng rơm rớm nước mắt : " Bác Cả ơi, em là người cộng sản , có niềm vui nào hơn được làm việc cho Đảng . Cả họ làm chứng cho, nhà em , vợ con em sướng hơn ai ở làng Đồng này ? Cùng khổ cực như nhau cảthôi !"
- Làm cách mạng cho mọi người sướng như nhau , còn làm cho mọi người khổ như nhau đó là nghề của thằng phản động , chú Khởi ạ . Ông trung tá công an nói nghiêm trang khiếncho Bí thư huyện ủy thấy có ngọn lửa đangbùng cháy trong ngực . Ông chỉ thốt được mấytiếng rền rỉ :
- Vâng , chưa biết ai là thằng phản động ...là thằng địch !
Sau đó ông bố Trì đột ngột nghỉ hưu ở tuổi năm mươi lăm , không ai trong làng dám hỏi lý do vì sao còn phương phi khỏe mạnh lại về vườn sớm thế . Nghề công an là vậy , thứ nghề đầy rẫy những nguyên tắc quy chế sắt thép , người yếu bóng vía không nên tìm hiểu . Chỉ có lão học Trị đến chơi dám tâm sự quanh ấm nước chè xanh :
- Tại sao anh Cả lại chọn nghề công an nhỉ ?
- Cách mạng phân công. Ông Điền điềm đạm trả lời.
- Sai lầm ! Sai lầm ! Lão lắc đầu .
- Tôi chưa hiểu ý chú , nói thẳng nghe xem nào .
- Người có nhân như anh làm nghề ấy khônghợp .
- Thì tôi cũng lên trung tá đấy thôi .
- Thấm mẹ gì ! Học Trị nheo mắt cười . Chưa phỉ chí nên anh Cả mới hay buồn . Tôi biết lắm . Nói thế thôi ,thưa với anh Cả tộc , từ đời cụ Tổ đến giờ có ông quan họ Trần nào về hưu mặt không buồn rười rượi như dây khoai lang mới cắt .
Trần Khởi vẫn làm Bí thư hết khóa này sangkhóa khác . Đưa lên , ông không chịu : " Tôi đang dang dở ý đồ xây dựng huyện thành pháo đài kinh tế , sau bao năm đầu tư suy nghĩ và hành động , giao người khác không yên tâm" . Đưa xuống không có lý do . Không lên không xuống,dĩ nhiên trụ tại chỗ . Cũng có những cán bộ trẻ mới nổi ngấp nghé chờ cơ cấu trước mỗi kỳ đại hội . Hy vọng phấp phỏng để rồi thất vọng mà thốt lên : " Ông Khởi địnhkiên nhẫn làm Bí thư đến hết thời kỳ quá độ ! "
Các kỳ giỗ họ không thấy Trần Khởi về dự vì ngại chạm mặt Trần Điền , cũng có thể vì đồng chí Bí thư bận trăm công ngàn việc xin gia tộc hai chữ đại xá .Không sao cả , đã có vợ chồngông Đại sứ hưu trí Trần Duân có mặt đều đặn . Ông thường đem về làng Đồng bé nhỏ thông tin mới tình hình thời sự thế giới bao la . So với hồi ở làng bà Duân bây giờ trẻ ra hàng chục tuổi . Bà đem quà phố về cùng với nỗithèm khát quà quê .
- Ngoài Thủ đô nhiều khi muốn ăn củ khoailang với trái cà muối mà không tìm ra đấy các bà ạ .
Học Trị ngồi bên mâm cánh đàn ông ghé sangnói chọc :
- Vâng thưa bà , ở làng bây giờ thiếu hai thứ ấy là chết ngay . Từ ngày ông chắt Khởi làm Bí thư, nhờ trời, khoai lang cà pháo tương đối sẵn !
*
* *
Công trình nghiên cứu hút hết sinh lực và tâmhuyết của Trì . Anh thấy mình giống như mộtkẻ mộng du trong cõi quá khứ , lạc bước vào thời hiện tại rối rắm . Lang thang khắp đất nước đọc văn bia thư tịch thần phả , chụp ảnh các ngôi đình ngôi miếu , anh buồn nản thực sự khi ở quê anh chẳng còn ngôi đình nào nguyên vẹn ,đa số đã mất hết dấu tích từ thời bắt đầu tập thể hóa . Những ngôi đình Nam bộ tuy thiếu những đường nét kiến trúc cổ xưa nhưng tư liệu khá đầy đủ . Có ngôi đình thờ Thành hoàng là Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay trong tầm súng giặc ...
Vào Nam anh thường ghé nhà Trần Thành , hiện là giám đốc Công ty Thương nghiệp . Lần nào anh cũng ngạc nhiên về tốc độ nhanh chóng giàu có, được thế là nhờ Thành đã kiếm cho mình đầy đủ nhãn hiệu để dán lên chức giám đốc . Lúc ở làng gánh phân làm ruộng , hắn chỉ lẽo đẽo đến lớp sáu bổ túc văn hóa , thằng Thanh em hắn sáng dạ hơn tốt nghiệp cấp III nhưng không vào được đại học . Hồi chuyển sang công ty hắn lấy bằng thằng Thanh thêm một dấu huyền rồi ung dung đăng ký học đại học kinh tế tại chức . Chưa có nơi nào học đại học dễ như Việt Nam ta . Chỉ cần có thích học hay không, còn trình độ văn hóa cấp I cấp II đều có thể học tại chức hết thảy . Các vị sinh viên giám đốc lo tiền phong bì ,tiền bia và xe đưa đón . Các giáo sư lo chấm bài theo tinh thần đào tạo chuẩn hóa cán bộ đương chức của cấp ủy địa phương . Thành trót lọt kỳ thi quốc gia một lúc hai trường với hai bằng trong tay: Kỹ sư kinh tế và cao cấp lý luận Mác Lê , thứ bằng đỏ có giá nhất trên đời .
Trò chuyện với Trì , Thành xưng tôi xưng bácđúng vai vế họ hàng song vẫn hàm ý kẻ cả :
- Bác không thức thời , nghe tôi ở lại trong này chuyển sang ngoại thương du lịch có hơn là học chữ nho không nào . Mấy ông trí thức xuất thân chân đất nhà quê kiểu bác đã đói lại gàn dở . Khư khư ôm lấy cái truyền thống cách mạng được cái gì nhỉ . Thời nay bộ môn khoa học hàng đầu là khoa kinh doanh : tiền -hàng- tiền .
- Có lẽ tại cái số . Trì cố mỉm cười xuê xoa , trong bụng tự ái đầy ứ lên . Tôi vốn không có khiếu làm kinh tế . Mừng cho chú gặp thời vận làm ăn phát tài .
- Tôi có khiếu quái gì đâu . Ông giám đốc hãnh tiến cười lớn. Chủ yếu là phải sống hợp với môi trường , được lòng lãnh đạo địa phương .Tôi rất chán mấy bố người Bắc chi viện hay cãi cọ gây rắc rối .Nói thật nhé , tôi người Bắc nhưng mấy anh Bắc kỳ là tôi không chơi !
Ngồi trong phòng khách sang trọng thoảng mùi thơm nước hoa của nhà Trần Thành , không hiểu sao Trì bỗng nhớ đến thuở hàn vi chưa xa lắm . Bí thư chi đoàn năng nổ nhất huyện lại có cái đầu lắm chấy nhất huyện , nhiều đến nỗi ngồi họp chấy rơi cả xuống trang sổ tay ghichép làm cho mấy cô cán bộ Đoàn lắc đầu thè lưỡi vì kinh hãi . Thành uất lắm , nhân bữa đi phun thuốc trừ sâu ngoài đồng về , bốc luôn một nhúm bột DDT bỏ lên tóc vò lia lịa rồi nhảyùm xuống sông máng gội đầu . Lũ chấy saythuốc độc nổi lên theo váng nước , bầy cámương vội vàng lặn mất tăm chẳng con nào dám bén mảng . Thành kêu đau đầu suốt mấy tháng liền , không phải nằm viện điều trị nhưng được hoãn một đợt tuyển quân .
Nhìn tấm ảnh Thành đội mũ tai bèo mặc quânphục đóng khung treo trang trọng trên tường , Trì cảm thấy con người béo tốt bệ vệ hôm nayvà chú lính giải phóng măng tơ hôm qua là hai kẻ khác nhau hoàn toàn . Đêm Sư đoàn anh tăng thêm quân chi viện cho trận cửa ngõXuân Lộc , giữa cánh rừng cao su già cỗi ồn ào tiếng người , tiếng xe tăng rồ thử máy , Trì nhận ra người em họ trong đám thương binh chuyển lui phía sau . Thành chống gậy đi cà nhắc , giọng nói oang oang hơi khác thường :
- Ôi , anh Trì .Thế ra anh cũng phải đi lính hả? Cái gì ? Tôi bị điếc mẹ nó cả hai tai rồi .
Hai anh em ôm chầm lấy nhau . Chiến tranhđang bước sang màn chót . Lính trẻ gặp nhau, kể chuyện tiếu lâm cười râm ran . Nhữngmẩu chuyện tục tĩu nhất trên đời kể ra để giết thì giờ cũng góp phần làm cho niềm tin chiến thắng tăng lên bội phần . Trần Thành quát vào tai Trì :
- Chúng nó cười cái gì thế ? Khi nào chúng nó cười anh nhớ véo vào đùi tôi một cái để tôi cùng cười với cho vui .
Trì muốn rơi nước mắt , không nói nên lời nào . Khổ quá , có nói thì Thành cũng chẳng nghe nổi nữa . Hai người chia tay , Thành còn dặn :
- Trận cuối cùng , anh phải cẩn thận ! Đừng hy sinh lúc này nhé .
Lạ lùng thay , sau giải phóng đơn vị làm quân quản , Trì gặp lại , người em đã kịp chuyển ngành sang dân sự đợt đầu tiên . Hắn khỏe mạnh hăng hái tham gia công tác cải tạo tư sản . Đặc biệt đôi tai không hề điếc , thính nhạy như tai con mèo rừng . Trong cơn lũ đổ về Sài Gòn , Thành đã biết nép mình vào mộtvách đá an toàn để chờ ngày tạnh ráo làmngười chiến thắng kiêu hãnh .
Với vẻ cảm thông thực sự cho thân phận Trì , ông giám đốc nhìn thẳng vào gương mặt nhonhã của anh họ , nói bằng giọng sành sỏichuyện đời : " Thôi, bác bỏ mẹ cái Viện khoa học đi , hư danh lắm. Vào đây học thêm tiếng Tàu tiếng Nhật , tôi nhận về công ty làm phiên dịch . Bọn tôi đang làm xuất nhập khẩu rất cần người có ngoại ngữ . Nếu ông thích làm tộc trưởng ,tôi xin phép xây ngôi từ đường luôn tại nhà này , tha hồ mà cúng bái, lập luôn một chi tộc phía Nam gọi là Văn phòng Bê của họ Trần cho vui ."
Trì mỉm cười lắc đầu từ chối , lòng đượm một nỗi buồn man mác . Tại sao nhỉ ? Tại sao thời nào thằng Thành nó cũng có thể coi thường mình . Thôi tốt nhất đừng bao giờ đến ngôi nhà này nữa.
Sau đó Trần Thành có ra Bắc thăm quê đúngdịp đang đói to, hắn mang quà cứu trợ quyêngóp của công ty chở thẳng về làng Đồng , phát chẩn đồng đều mỗi nhà hai chục lon sữa bò gạo . Bà vợ Trần Khởi bưng thúng gạo bố thí, cảm động quá khóc rống lên :
- Còn nhớ tôi không chị chắt ? Tôi là thằng Thành đây .
- Dạ nhớ , nhớ chú lắm . ở trong Nam chú có gặp bố cháu không ?
- Anh chắt vào Nam ? Làm gì ?
- Ông nhà tôi bị cách chức Bí thư , tỉnh đày đi phụ trách kinh tế mới ở Đắc Lắc chú à .
- Thế , thì không ở chỗ tôi . Tôi ở tít gần Sài Gòn cơ .
Học Trị cũng được phát hai chục lon gạo .Đang lúc đói kém ,người lão vẫn tỏa ra mùirượu .
- Ông học còn nhớ tôi không ? Tôi là thằng Thành đây .
- Nhớ chứ , cảm ơn anh Thành . Làng ta có ba người ướm chân lên dấu chân Tiên , nhờ Tiên phù hộ mà đời lên hương ,tôi nhớ tất , không dám quên ai. Bà Duân từ mặc váy lên bà phunhân Đại sứ . Chắt Khởi từ anh câu ếch lên ông Bí thư . Còn anh từ ...từ ...lên địa chủ , à quên lên giám đốc .
- Tôi từ cái gì nào ? Trần Thành cười hềnh hệch hỏi gặng .
- Từ cái bình dân học vụ .Học Trị cười trơ hai hàm lợi đỏ hỏn không còn một chiếc răng .
- Từ hai bàn tay trắng vươn lên ông ạ . Từ chiếc mũ cối , cái ba lô cóc xẹp lép , bộ quânphục rộng thùng thình, tự tôi làm nên cuộc đời, chẳng có Tiên Phật nào phù hộ cái thằngThành này đâu . Thành nói và nhìn khắp lượtđám đông , chẳng thấy ai nói thêm lời nào , họ lặng lẽ lủi thủi bưng gạo về . Chỉ thiếu nhà cụ Tú Viên và ông Điền hưu trí chưa có ai ranhận gạo . Thành bảo cậu lái xe : " Chú đong cho anh năm chục lon ".
Ông Điền lên huyện nhận lương hưu , chỉ mộtmình cụ Tú ở nhà . Cụ đã già và mốc meo như ngôi nhà thờ họ Trần. Thành " e hèm" mấy cái liền rồi mới lên tiếng :
- Cụ Tú ơi , biếu cụ ít gạo chống đói . Cụ còn nhớ không , tôi là thằng Thành đây .
Vị tộc trưởng giương đôi mắt kéo màng cố nhìn vào người khách ăn mặc sang trọng một lúc rồi khẽ lắc đầu :
- Quả tôi không nhớ ông .
Trần Thành buông rơi bao gạo xuống sân , nóiluống cuống :
- Tôi là thằng Thành , con cháu họ Trần ta đấy cụ ạ .
- Khổ quá , ông là con cháu họ Trần làm sao tôi quên. Vì vài lon gạo phát chẩn mà bắt tôi phải nhớ người này người nọ thì khó nhớ lắm , ông giám đốc đừng sợ , dân làng không ai dám quên ông đâu . Tôi sắp ra nghĩa địa rồinhớ ơn ông , nhờ quỷ sứ trả dùm hay sao ?
Thành cho xe rời quê ngay lập tức. Suốt chặng đường đi vào hắn cứ lẩm bẩm một mình : " Mẹ kiếp , ở đời không có dại nào bằng bốc xôi làng cho ăn mày . Một lũ gàn dở , họ vớihàng cái con củ c... !"
Bây giờ người ta đã dựng lại miếu Thần Nôngtrên đỉnh Động Thờ , khôi phục lễ hội hàngnăm vào rằm tháng Năm và rằm tháng Mười âm lịch như ngày xưa . Ông cựu trung tá TrầnĐiền vai chủ tế , có sự giúp lễ của vài ông cán bộ về hưu . Số tiền bán vé và tiền trong hòmsắt công quả do khách thập phương thăm viếng sẽ chia ba phần bằng nhau : một phần nộp ngân sách xã , một phần tu bổ di tích vănhóa mới được xếp hạng , một phần bồi dưỡngngười phục vụ .
Chỉ có điều khác xưa , người lên núi hànhhương không chỉ có nông dân , phần nhiều làdân buôn bán , có cả mấy cô cậu sắp đi lao động xuất khẩu , sắp vượt biên . Lại nghe đồn có mấy cô sắp đăng ký dự thi hoa hậu cũng lên thắp hương nhờ Ngài chỉ dẫn cách ứng xử thông minh ...
Trần Thanh Trì đã bảo vệ xuất sắc luận ánphó tiến sỹ trong nước . Gần bốn chục tuổiđầu vẫn chưa vợ con gì cả . Hàng năm anh thường từ Hà Nội về quê ăn tết, giúp bố ngày giỗ họ Trần , qua rằm tháng giêng mới ra đi . Trong gia phả họ Trần ghi rõ : Cụ Tổ vốn là vị túc nho xin từ quan về chân núi Động Thờ ở ẩn , làm ruộng trốn tránh mọi sự đời và lập nênlàng Đồng ngày nay . Thấy trên đỉnh núi có hai hòn đá giống hình con bò con lợn , những người bạn của nghề nông cụ cho xây miếu thờ Thần Nông . Những trang đầu cuốn gia phảcòn lưu bút tích của cụ dặn dò hậu duệ : " Nông suy bách nghệ bại , nông vượng bách gia an ". Riêng dấu chân Tiên trên vách đá chờm ra miệng vực là tác phẩm của cụ, chính cụ đã cầm chàng cầm búa tạc nên dấu chân huyền thoại ấy .
Trì biết đều này rất rõ , vì hiện nay anh là người duy nhất họ Trần đọc hết cuốn gia phả bằng chữ nho . Có lẽ cũng chính vì thế cho nên anh luôn tự nhận mình là một kẻ sỹ sinh bất phùng thời không tìm được người tri âm từ trong họ mạc lẫn ngoài xã hội .
1990

Ốc Mượn Hồn
Tôi kém anh Đạt mười tám tuổi đời, mười támnăm tuổi lính , tức là kém anh một cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng giữa chúng tôi đã cómột tình thâm giao hơn hai mươi năm trời. Tôilà lính của anh , là em kết nghĩa và lâu nay anh vẫn nói với vài người bằng giọng tự hào : " Thằng Thụ là bạn vong niên của tôi "
Khi tôi là thằng lính mới tò te , anh Đạt là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Hai trung đoàn pháo binh Bến Hải . Sau chiến dịch Khe Sanh , trung đoàn chỉ còn vỏn vẹn hai mươi bốnngười rút ra bờ Bắc giới tuyến lập một bộkhung mới để nhận vũ khí , nhận thêm tânbinh. Anh Đạt phát hiện ra tôi ở nhà bếp tiểu đoàn :
- Này , thằng vo gạo dưới suối ơi , mày tên là Thụ phải không ?
- Dạ đúng .
- Mày là học sinh chuyên toán ?
- Vâng .
Mặt anh Đạt hớn hở hẳn lên , chìa tay ra bắt tay tôi :
- Mày lên đây . Mẹ cái thằng quân lực gà mờ. Thằng giỏi toán phân đi làm bếp , thằng thủ kho phân đạm Hợp tác xã đưa lên làm kế toán . Mai mốt đánh nhau tính không ra phần tử có mà bắn cái cục cứt. Chiều nay mày lên trung đội chỉ huy nhận nhiệm vụ mới nghe chửa ?
Thủ trưởng Đạt là thần tượng của tôi , ở gần một con người tuyệt vời là may mắn nhưng đôi khi cũng phát mệt . Đơn vị nhận pháo mới ở tận Phú Thọ , hành quân bằng tàu hỏa xuôi về phương Nam . Đến ga Khoa Trường tàu dừng lại chờ thông đường . Đã hơn mười giờ khuya sương xuống lạnh đầm đìa vai áo , hình như mấy khẩu pháo va ứmấy chiếc xe cũng cảm thấy lạnh nên co lại sau làn vải bạt phủ kín nặng nề . Nhà ga cho biết khoảng năm giờ sáng tàu mới có thể chuyển bánh . Anh Đạt lay vai tôi :
- Từ đây về làng tao còn mười cây số . Đánh nhau bao năm trong Nam không thấy nhớmấy, lúc này về đến đây bỗng nhớ mẹ đĩ và lũ chúng nó ghê quá mày ạ .
- Hay là ... Tôi bàn nho nhỏ . Thủ trưởng bàn giao cho anh Sơn rồi tạt về thăm chị và các cháu một lát .
Anh Đạt thoáng lặng yên rồi đi hội ý với tiểu đoàn phó . Tôi vào phòng trưởng ga ngỏ ý mượn chiếc xe đạp Phượng Hoàng . Tay trưởng ga lắc đầu nguây nguẩy . Tôi gay gắt :
- Người ta đi chiến đấu không tiếc xương máu, mượn cái xe đạp mấy tiếng đồng hồ ông lại tiếc. Thật không biết xấu hổ .
- Mày lên lớp tao đấy hử , thằng lính nhóc bọ. Tay trưởng ga vặc lại tôi . Mày tưởng làm ở cái ga xép này không tốn xương máu sao ?
Anh Đạt phải can ra , nếu không tôi đã gây sự với thằng keo kiệt một trận . Tiểu đoàn phó bảo tôi đi cùng anh Đạt , đề phòng bất trắc : "Nếu ông ấy trúng phòng cũng mặc , bằng mọigiá mày phải cõng lên đây trước giờ tàu chạy , rõ chưa ? " Anh Đạt vẫn hồn nhiên nói : " Rất hay, mày về nhà tao coi thử cái gái lớn có vừa mắt không , mai mốt tao gả cho " . Gà gáy nửa đêm chúng tôi về tới nhà . Anh Đạt bồi hồi bấm đèn pin soi mặt , ngắm từng đứa con đang ngủ quay lơ trong ổ rơm . Chị Đạt bối rối nhìn chồng , chân tay cứ như thừa ra lóng ngóng chẳng biết làm gì . Tôi ý tứ mắc võng ngoài hiên , vừa đặt mình là ngủ thiếp. Gần sáng tôinghe tiếng người rì rầm :
- Bố nó ạ , con Hoe cứ đòi bỏ học . Thằng Tý anh ở lại lớp Bốn thêm năm nữa . Thằng Týem học lớp Hai nhưng chỉ viết được mỗi cáitên nó .
Anh Đạt ho khan , mỗi khi nén cười anhthường hay ho khan :
- Mẹ nó lo cho chúng nó ăn no là tốt rồi . Đứa nào học dốt sau tôi cho vào bộ binh . Chiếntranh còn dài lắm .
- Nói như bố nó , thà đừng cho con đi học .
- Quân đội là trường đại học chính quy nhất , mẹ nó yên tâm , vào đó dốt cũng thành giỏi .
Cuộc hội ngộ của vợ chồng anh Đạt diễn rakhi mình ngủ nên lúc chia tay tôi vẫn chưanhìn rõ mặt chị . Chúng tôi lại lên đường chỉ nghe tiếng chị chào .
- Hai anh em đi chân cứng đá mềm .
Ra ngõ anh Đạt bảo :
- Mày đi trước cho tao bám càng . Cha mẹ ơi, buồn ngủ ríu cả mắt .
Tôi đi như chạy về phía ga Khoa Trường ,băng đồng mà đi . Anh Đạt theo sau thở hồng hộc coi bộ mệt tợn .Phải đi nhanh vì còn rất ít thời gian . Thế nhưng anh Đạt vẫn cố nói đùa :
- Mất sức chiến đấu quá mày ạ . Leo lên bụng bà ấy còn mệt hơn đánh căn cứ Mỹ .
-Về gấp gáp thế thủ trưởng có làm ăn đượcchút nào không ?
- Phải có chứ . Hai phát rưỡi !
- Sao lại hai phát rưỡi mà không tính ba ?
- Mày chưa vợ nên không biết . Dân pháo binh tầm hướng để đâu .Phát đầu vội quá đạn vãi ra ngoài mục tiêu . Hai phát sau trúng đích hoàn toàn !
Tay trưởng ga keo kiệt đứng chờ ngay cửa vào . Tôi lạnh mặt đi qua, hắn níu vai anh Đạt nói nhỏ:
- Xin lỗi đồng chí , tôi rất ân hận . Tôi đã sửa chữa khuyết điểm bằng cách chờ đồng chí có mặt mới báo tín hiệu thông đường và cho tàu chuyển bánh .
Anh Đạt bắt tay hắn :
- Xin cảm ơn , cảm ơn nhiều . Tôi không giận đồng hương đâu . Dân Thanh Hóa quê ta có mượn vợ thì mượn chứ không thể cho mượn xe đạp . Hầy ...
Tàu kéo còi rời ga , mặt trưởng ga méo xẹo như đang ăn phải ớt . Anh Đạt ngồi dựa lưng vào bánh pháo nhìn xa xă0m về phía biển , hừứng đông đang rạng dần những tia rẻ quạt . Ngôi sao Mai vẫn sáng lấp lánh đợi chờ .
- Làng tao ở phía ấy ...
- Ơ hay , thủ trưởng quên là em cũng mới vừa ở phía ấy lên à ?
***
Cuộc sống người lính đã đưa chúng tôi đi nhiều chiến trường khác nhau. Quảng Trị , Nam Lào vào Tây Nguyên xuống miền ĐôngNam Bộ rồi vào tận Sài Gòn mùa xuân năm1975 . Thủ trưởng Đạt coi tôi như một đứa em thân tình . Khi tôi sốt anh chăm sóc , tự tay nấu cháo . Tôi nghịch ngợm có tiếng , đến đâu thấy gái là tán như chảo chớp . Anh hăm he :
- Mày đừng cậy đẹp mã . Tán cho vui đời , tán để thò đuôi chuột vào con người ta là không xong với tao đâu .
Thứ tài sản quý giá nhất của anh là chiếc kèn Acmonica luôn mang theo bên bao khẩu súng ngắn . Không ai có thể mó tay vào chiếc kèn . Còn mọi thứ quần áo , lương khô , bột trứng , đường sữa tiêu chuẩn anh cho lính dùng ít khi giữ lại để dành riêng cho mình . Mỗi tối liên hoan văn nghệ , tiết mục thổi kèn của thủ trưởng Đạt có hai bài kèn " Vì nhân dân quênmình " và " Tiểu đoàn 307 ". Hình như anh chỉ biết thổi hai bài ấy . Tiếng kèn của anh theo chúng tôi từ những đồi cọ miền trung du vào tận thành phố Sài Gòn hoa lệ . Hễ anh em kêumệt anh lại lôi kèn thổi say sưa . Ngày đại thắng ngồi trên xe diễu binh anh ngẩn ngườingắm đội quân nhạc mặc quân phục trắng chỉnh tề cử những bản hành khúc hùng tráng .
- Mẹ kiếp ! Đời chúng nó thích thật. Nếu cho tao trẻ lại tao xin làm lính thổi kèn . Nhạc như thế mới gọi là nhạc , hay đến mức tóc muốn dựng ngược . Anh hỏi tôi . Mày biết hết têncác loại kèn không ?
- Em chịu .
- Tao chỉ biết hai loại . Cái to kềnh xoắn ruột ốc là Ô-boa cái kia là Trom-pet . Ngày xưa xứ đạo quê tao có hai cái kèn ấy . Hai thằng hòavới nhau nghe sướng tai lắm .
Hôm tôi đi phép ra Bắc , anh lội chợ cả ngày lùng mua mấy bộ đồ thun gửi ra làm quà cho con .Tôi đưa tận nhà , con anh chẳng đứa nào mặc vừa . Anh không thể ngờ các cháu đã lớnđến mức nào . Chị đành đem ra chợ Còng bán , mua gà đãi tôi , mua nếp , thịt nạc làm ruốc bông gửi vào cho anh . Anh không hiểu hoàn cảnh quê nhà nghèo luôn thiếu ăn . Chị cũng không hiểu anh ở trong Nam cuộc sống vật chất đâu đến nỗi không được miếng ngon . Nhận quà gửi vào anh cứ lẩm bẩm .
- Thương mẹ đĩ chu đáo . Nhớ tao lắm rồi đây . Biết ngay thế nào cũng gửi quà quê vào . Cảm ơn mày Thụ ạ . Nếu mày chê không cầm cho tao là tình cảm vợ chồng tao sứt mẻ . Mẹ nó hay ghen lắm .
Tôi chỉ cười thầm trong bụng : Bố này lẩn thẩn bỏ mẹ .
Mỗi đợt đơn vị chọn người đi học đào tạo sĩ quan tên tôi luôn đứng đầu danh sách nhưnganh Đạt gạt ra.
- Mày tướng mạo thư sinh , khỏi chết chỗ bom đạn là may rồi . Đừng theo đường binh nghiệp như anh. Cố gắng ôn thi đại học chuyển ra ngoài làm quan văn hay hơn . Tôi chỉ biết cảm ơn anh . Vâng , tôi không thể làm chỉ huy như anh . Khi cần anh có thể hét ra lửa . Khi vui anh vẫn biết giáo dục lính theo cách nửa đùa nửa thật :
- Mẹ chúng mày . Bộ đội đếch gì ăn nói tục như đom !
Tất cả cười . Cười để biết bỏ tật xấu . Nếu lần sau lỡ mồm coi chừng ăn bạt tai . Tôi là thằnglính láu lỉnh hay cãi lý nhưng chưa bao giờdám cãi anh . Không phải tôi sợ tính nóngTrương Phi , tôi nể bụng dạ thẳng thắn nhânhậu trong cách sống của anh .
Lúc tôi chuyển ngành đi học đại học báo chí . Anh buồn vì phải chia tay nhưng làm bộ giấu rất khéo: Mày nhớ về đơn vị chơi với anh em nhé . Trong học tập phải khiêm tốn mới mau tiến bộ . Đừng hứng lên là nói linh tinh . ở vớianh chín bỏ làm mười , ở trường phải dè mồm kẻo vạ miệng . Làm báo vui nhưng khó đấy . Viết dối thì dễ viết cho hay cho đúng không phải dễ đâu .
Trong thâm tâm chưa baogiờ tôi muốn rời xa anh Đạt . Đã quen có người bảo bọc , thờigian đầu mặc áo sinh viên tôi không khỏi cảmthấy bơ vơ ...
Mùa khô năm 1986 , anh Đạt được phong Đạitá , tôi mừng hơn khi anh nhắn sang KôngPông Thom theo sư đoàn để viết bài phản ánhcuộc sống chiến đấu của người lính tình nguyện . Anh cưng tôi hơn con cái , đi đâu cũng cho xe chở và lính bảo vệ cẩn thận. Làmnhư tôi là lãnh tụ không bằng . Hôm ngày lễ thành lập Quân đội , thấy tôi mặc đồ dân sự mang máy ảnh đi dạo phố , anh tức tối , mặt sasầm :
- Này Thụ , mày có còn là thằng lính không ?
- Thủ trưởng hỏi em chả hiểu . Thì em vẫn là thằng lính em mới mò theo anh sang tận đây viết về lính .
- Thế hôm nay là ngày gì ? Tại sao mày không mặc quân phục ?
Tôi ngớ ra . Anh đưa cho tôi chiếc áo sĩ quan còn thơm mùi vải .Mày phải mặc vào không tao tống cổ đi bây giờ .
Chiến trường Kampuchia lúc đó căng thẳng và rất phức tạp . Anh nghiêm khắc khét tiếng , hơi tý là ký quyết định kỷ luật những người vi phạm quy chế quân tình nguyện . Tôi quen trung úy Lân người thành phố Hồ Chí Minh , chuyên gia dân vận ở huyện xa mới bị gọi về nhà khách sư đoàn làm kiểm điểm . Lân đẹp trai , giỏi tiếng Khơmer nên dân địa phương rất quý gọi là Lục thum ( * ) .Điều đáng lưu ý là Lân yêu một Mêmai (**) .Chị ta tên là Sao phia, chồng bị Pôn pốt giết , hiện là Hội trưởng Hội phụ nữ huyện. Lân bị quy tội quan hệ nam nữbất chính với bà góa , mặt mũi bơ phờ vì thiếu ngủ, vì lo lắng . Đã vậy tuần nào Sao Phia cũng lên tận nhà khách thăm . Họ gặp nhau , ôm nhau khóc rồi bịn rịn chia tay . Sợi dây tình đã trói chặt hai người rồi có trời mới bắt họ xa nhau được . Tôi nghĩ thế . Có lần Sao Phia rủthêm cả Bí thư huyện ủy , Chủ tịch huyện và Huyện đội trưởng lên thăm Lân , đòi vào sở chỉ huy yêu cầu Đại tá Đạt trả Lân về lại địa bàn . Gương mặt Sao Phia có vẻ đẹp mặn mòi , dáng đi duyên dáng hơi khép nép. Anh chàng Lân đã chết mê chết mệt đôi mắt to đen thẳm,có cái nhìn hiền dịu, thấp thoáng một nỗi buồnxa vắng, của chị . Sao Phia bàn với Lân, rủ anh bỏ trốn về quê chị , hai đứa sống với nhau làm dân cũng được. Lân thở dài lắc đầu nhưng vẫn khẳng định sẽ lấy chị làm vợ dù bị kỷ luật nặng đến mức nào .Hình như Sao Phia đã có thai được vài tháng , thỉnh thoảng lại thì thầm vào tai Lân rồi kéo tay anh đặt vào bụngmình . Mặt Lân bỗng ngời lên rạng rỡ ...
Tôi rất thông cảm hoàn cảnh nên âm thầm nghĩ cách cứu Lân . Nói thế nào để anh Đạtchịu nghe là điều cực khó khăn . Hồi đơn vị ở bên Lào ,các cô gái hiền lành xinh tươi như trong mộng rất thích múa Lăm vông với bộ đội Việt Nam quanh đống lửa đêm trăng . Tất nhiên lính tráng chúng tôi khoái hơn mèo thấymỡ , nhưng thằng nào cũng sợ anh Đạt .
- Các đồng chí cứ vui thật thoải mái , múa thật đẹp vào . Cấm chỉ không được sờ vú đấy ! Sờ vào là tao chặt tay ! Còn táy máy cái kia mời ra Toà án binh nhận án tử hình ! Điều đó không cần bàn cãi .
Tôi nghe mấy sĩ quan kháo nhau có thể Lânsẽ bị tước quân tịch áp giải về nước . Đến mức này mình can thiệp làm sao xoay chuyểnnổi cơ sự . Chần chừ mãi , nhân hôm liên hoan chia tay , chỉ còn hai anh em ngồi ôn lại chuyện đời bên chai rượu Bayon , tôi nhắc anh Đạt , xin xóa án kỷ luật cho trung úy Lân. Anh trợn mắt lên :
- Không được . Mày tưởng tao không thương nó ư ? Nó là một thằng tao còn mê huống chi mấy bà Mê-mai Kampuchia .Tao cần có nhiều sĩ quan giỏi như nó nhưng tha cho nó , tức là tạo cơ hội cho bọn phản động Pôn-Pốt nói xấu quân tình nguyện , nói xấu chính quyền bạn .
- Chấp gì luận điệu của địch , thủ trưởng ơi . Mình sẽ có cách giải thích thấu tình đạt lý .
- Tao hiểu cái tình của thằng Lân là tình yêu đích thực . Cái lý trong bản kiểm điểm cũng là tình yêu đích thực .Nhưng không thể đem tình yêu nam nữ thường tình ra để thanh minh cho sự nghiệp của quân tình nguyện . Không thểđem một mối tình không biên giới để giải thíchvới Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc. Xương máu bao đồng đội đổ xuống để cứu dân tộc này ... Trời ơi , mày đừng bảo tao là thằngquân phiệt .
Có lẽ do hơi rượu hay một sức mạnh tinh thần nào giúp sức tôi đứng dậy vung tay nói oang oang như đang đứng trên một diễn đàn quantrọng :
- Em chưa bao giờ cãi lại anh . Em xin lỗi . Anh vừa nói quân đội ta đã cứu dân tộc này thoátkhỏi họa diệt chủng , đem lại hạnh phúc chohọ . Em đồng ý . Một dân tộc bắt đầu từ những con người cụ thể , những Mê-mai cụ thể như chị Sao Phia . Quân tình nguyện giúp nhiều người, trung úy Lân góp phần đem lại hạnh phúc cho một người bằng tình yêu của mình.Làm cho một người đàn bà góa có chồng , cho chị ta những đứa con , tại sao lại gọi là có tội .Nếu cần anh lập Tòa án binh để xử thằng Lân, em xin nán lại , đứng ra bào chữa cho nó .
Đại tá Đạt ngồi yên lặng. Lát sau anh ôm vai tôi , mỉm cười thân thiết :
- Gớm thật . Cái lý của mày hay đấy .Thôi ngày mai em cứ về nước . Anh sẽ gác chuyện thằng Lân lại . Cho nó quá giang xe chở em về lại địa bàn . Hừ hừ ... mày đã cản trở được tao , cái thằng lỏi đáng yêu của anh ạ .
- Anh phải hứa tha cho trung úy Lân đấy .
- Thì hứa . Tiên sư mày . Đi ngủ đi, lấy sức mai còn lên đường .
***
Khá lâu sau, nhận được thư tôi mới biết cuộcsống của anh Đạt đã thay đổi .
....." Rút quân ở Kampuchia về , anh chuyển ngành ra dân sự .Anh đã được cấp nhà , cũngcoi được , có trệt , có lầu , có khoảng sân nhỏ treo phong lan đặt bể cá kiểng . Anh thấy mình già thật rồi Thụ ơi . Anh đã đón chị vào. Đứa gái lớn lấy chồng , ba thằng sau không đứa nào ra hồn , vào đây đi làm thuê làm mướn lung tung . May là ngoan , chẳng đứa nào hư . Địa phương quý anh lắm , họ phân vào Ban viết sử chiến tranh .Chắc chú ngạc nhiên phải không ? Một đời thấm đẫm chất Militaire (* ) giờ ngồi làm quan thái sử tỉnh lẻ . Thu xếp lênanh chơi nhé . Lúc rỗi rãi đem cái kènAcmonica ra thổi dỗ thằng cháu ngoại , bỗng nhớ đơn vị ghê gớm "!...
Tôi cứ nghĩ anh đã yên thân lúc cuối đời . Cũng tình cờ , tôi gặp lại anh chàng Lân đa tình ngày trước . Lân to béo đến phát sợ, chở vợ con bằng xe hơi đời mới đến chào tôi . ChịSao Phia nói tiếng Việt khá sõi nhưng vẫn ănmặc theo lối Khơmer . Trông hai người thật hạnh phúc và khá giả .
- Anh là ân nhân của vợ chồng tôi . Khi ta rút quân ,tôi giải ngũ , hai đứa đưa nhau về Phnôm Pênh mở một tiệm vàng. Đang buôn bán làm ăn phát đạt thì bị cái họa kỳ thị . Tôi đã nhập quốc tịch , có thẻ căn cước hẳn hoi , đóng thuế đầy đủ nhưng mấy ông UNTAC đếnlàm phiền hoài . Họ cho là tôi được cài lại . Sau mấy vụ thảm sát Việt kiều,chúng tôi hoảng quá thu vén trở về thành phố Hồ Chí Minh . Hiện đang ở nhờ nhà má ruột .
Tôi chúc mừng vợ chồng Lân rồi nhắc khéo :
- Anh chị nên đến thăm Đại tá Đạt , ông mới đúng là ân nhân . Tôi chỉ là người chứng kiến thôi .
Lân không nói gì . Xin tôi địa chỉ anh Đạt rồi ra về . Vợ chồng con cái thò tay ra ngoài cửa xevẫy mãi .
Đi quần đảo Trường Sa về , tôi mang theo một món quà của lính đảo tặng đến thăm anh Đạt . Đó là một chiếc vỏ ốc xà cừ lấp lánh khá to .Theo tài liệu nghiên cứu đây là loài ốc hiếmthời xa xưa . Nó đã chết nhưng bên trong có một loài còng gió tá túc . Con còng lớn lên rồi mắc kẹt luôn không ra được phải mang trên mình chiếc vỏ ốc quá tải , thỉnh thoảng nó lại thò mấy chiếc chân như những que tăm ra cố xoay xở . Chiếc vỏ ốc rung rinh , ánh xà cừphản quang lấp lánh .
Anh Đạt lấy làm thú vị , ngồi ngắm rồi bật cười ha hả :
- Chí lý ! Thật chí lý ! Tao bây giờ cũng giống con còng trong vỏ ốc . Cả đời tung hoành ngang dọc . Về đây có cái nhà thành con ốc mượn hồn . Muốn đi đâu cũng đành chịu .
Chị Đạt , mái tóc đã bạc trắng có vẻ không vui khi nghe anh nói . Tôi vội gạt đi :
- Tặng anh thả trên hòn non bộ làm cảnh cho vui mắt . Anh còn thèm chiến trận thì xin mời sang Nam Tư đánh thuê . Đúng là người hiếu chiến . Hòa bình , sum họp vợ con dưới một mái nhà ấm cúng thế này anh còn chưa ưng sao ?
Thằng út , đứa con của đêm gặp nhau vộivàng khi tàu dừng ở ga Khoa Trường , giốnganh như lột xác , lên tiếng góp vào lời tôi :
- Bố cháu lo những vấn đề mang tính toàn cầu , chú ạ . Hiện nay thế giới có bao nhiêu điểm nóng bố đều theo dõi rất sát .
Anh Đạt lườm yêu nó :
- Mẹ mày , chú mày với cả mày nữa chẳng thông cảm cho tao . Có thể đó là bệnh nghề nghiệp của người viết sử chiến tranh . Ai mà thích đổ máu vì súng đạn , có họa thằng điên .
Tôi biết anh Đạt khó thích ứng với hoàn cảnhcuộc sống dân sự. ở quân đoàn ai cũng nóianh dại . Thà về hưu , đơn vị cấp đất, nhờ anh em người một tay làm nhà rồi nghỉ ngơi có hơn không . Chui đầu về tỉnh lẻ , một vị đại tá chiến công lẫy lừng nhưng ra đường vào công sở có ai biết là ai . Nếu không nhờ mấy anh em lính cũ sư đoàn chạy chọt các cửa dùm chưa chắc anh đã có căn nhà này mà ở . Máu cục bộ địa phương thì nơi nào chẳng có , nên rất khó hòa nhập thoải mái . Suốt bữa rượu , anh Đạt trầm ngâm nhìn tôi ăn uống rồi cuối cùng thốt ra một câu đầy dư vị cay đắng :
- Mình đi khắp xứ Đông Dương , khắp nướcViệt Nam, bây giờ mới thấm thía thế nào làdân ngụ cư . Tự nhiên nhớ làng quê , nhớ phiên chợ Còng loe ngoe hàng quán , nhớ bến cá gió lùa lẫn khuất mùi nước mắm ...
***
Thằng út đến nhà tôi lúc mờ sáng , nó òa khóc như mưa gió :
- Chú ơi bố cháu chết rồi !
Tôi bàng hoàng tưởng muốn ngã sụm xuống . Anh khỏe mạnh hăm hở với đời thế sao vội đihở anh ? Anh hẹn hôm nào ra Bắc chơi một chuyến cho ra chơi . Xuống chợ Còng uốngrượu ăn cua nướng , theo thuyền đánh cá rađảo Hòn Mê bắt hải sâm nhúng tái làm gỏi , đi vào xuống xe Đông Hà lang thang dọc đường số 9 vào nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn mắc võng nghỉ lại thăm mộ cho bằng hết nhữngngười trung đoàn cũ nằm lại đó . Hết tiền à , không lo , tao thổi kèn , tao đeo kính đen giả làm xẩm, ngả mũ cối xin , mày làm cò mồi chìa tiền ra cho, thế nào chẳng có người cho theo ...ha ...ha . Anh hẹn sao anh không chờ . Sao anh lỡ hẹn ? Có bao giờ anh lỡ hẹn với ai đâu...
Nghe kể lại mới biết anh chết vì chuyện hóagiá căn nhà đang ở . Giá sáu mươi triệu , từng ấy năm công tác anh được giảm mười một triệu , còn lại bốn mươi chín triệu. Khổ thế , cứ nghe triệu triệu mà kinh cả người . Anh hoảng , tìm đâu ra từng ấy tiền . Có người nói nếu có bằng liệt sĩ có thẻ thương binh thì được tiêu chuẩn nhà tình nghĩa . Anh đi các nơi xin xác nhận .Bây giờ mới biết vì sao anh xin về đây , ông cụ thân sinh là liệt sĩ thời Nam tiến hiệncòn mộ nằm ở Nghĩa trang tỉnh . Hội đồng hóa giá cho anh giảm mười hai triệu. Chạy mờ mắt , bở hơi tai lôi cả ông bố thời Nam tiến dậy , kết quả chỉ được thêm một triệu đồng xấp xỉ giá tiền chai rượu ngoại chưa đủ một bữa đi bia ôm nhà hàng .
Tay cán bộ tiếp nhận hồ sơ giải thích rất nhã nhặn :
- Quy định chung không được giảm quá mười hai triệu , bác ạ .
Anh Đạt nổi khùng :
- Người ta liệt sĩ mười hai triệu . Bố tao cũng liệt sĩ có một triệu thôi à ?
- Bác đừng nóng , nếu tính tiêu chuẩn con liệt sĩ thì bác phải thôi tiêu chuẩn Đại tá . Cơ chế thị trường mà . Bác phải thương Nhà nước với chứ . Cộng thành tích cống hiến của cả nước lại thì lấy đâu ra nhà mà cấp hở bác .
- Cơ chế cái con c ...! Anh Đạt văng tục rồi bỏ về nằm ốm liệt giường .
Lúc ấy Lân đến thăm . Lân lo lắng đưa anh đi viện , phụ thêm tiền thuốc men chu đáo . Cả nhà rất cảm động trước tình nghĩa người thuộc cấp cũ . Thằng út chủ động đề nghị Lân mua căn nhà làm chỗ ở và buôn bán . Như thế anh Đạt sẽ có tiền nộp Hội đồng hóa giá , số dôi ra mua một mảnh vườn có ngôi nhà nhỏ ngoại ô để anh chị dưỡng già . Không ngờ anh Đạt đồng ý :
- Anh biết chú tốt . Chú mua tức là chú giúp anh . Anh không muốn để nợ nần lại cho con cháu trả . Anh cũng chẳng ham hố cái nhà to ...
Lân trả tiền sòng phẳng theo giá thị trường, đưa vợ con về ở làm ăn . Bất ngờ thuế nhà đất tăng vọt. Bên mua chịu thuế thì Lân hết vốn. Bên bán chịu thuế thì coi như anh Đạt chẳng còn gì . Cái bí nảy ra cách gỡ bí . Chính chỗ này làm anh Đạt phát bệnh trọng . Luật quy định người thừa kế được miễn giảm thuế . Anh Đạt phải viết giấy làm sao để Lân được sở hữu căn nhà một cách hợp pháp .
Anh buồn suốt một tuần , cả ngày không nóicâu nào , bữa ăn chỉ húp lưng chén cháo trắng . Ăn miếng ngon vào là nôn ra thông thốc . Anh không chịu đi nằm viện . Nửa đêm anh lồm cồm bò dậy tìm giấy bút ngồi vào bàn viết ... Tôi đã đọc nhiều bản di chúc . Nói chung người sắp chết thường sáng suốt . Chữ anh viết chân phương rõ ràng trên giấy trắng có kẻ hàng ... Nhưng anh Đạt ơi , có lẽ đây là bản di chúc lạ lùng nhất trên cõi đời .
" Tôi có bốn con đẻ và một con nuôi . Các con đẻ đã được ăn học có nghề nghiệp ,tôi tin các con sẽ vươn tới tương lai bằng nghị lực và haibàn tay của chính mình . Riêng con nuôi làNguyễn Lân chưa có nhà . Tôi quyết định chocháu thừa kế căn nhà được hóa giá , kínhmong cơ quan hữu trách xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của cháu .
Hơn bốn mươi năm theo Đảng phục vụ quân đội tôi luôn coi mình là người cộng sản . Tôiyên tâm và tự tin với suy nghĩ ấy . Giờ chết đi tôi hoàn toàn thanh thản . Không băn khoăn oán trách một điều gì và với bất cứ ai .
Phần tang lễ nhờ đơn vị cũ cho tôi đượchưởng theo quy cách người lính . Phiền đội quân nhạc cử hai người , một đồng chí Ô-boa , một đồng chí Trom-pet đến thổi hai bài . Bài"Tiểu đoàn 307 " thổi lúc truy điệu , bài " Vì nhân dân quên mình " thổi lúc hạ huyệt . Thế là tôi mãn nguyện .
Các con. Bố là lính, coi như bố hy sinh ở chiến trường . Đừng nhận tiền phúng điếu . Lẽ đời có lúc phải biết từ chối . Mong các con hiểu lòng bố . Chiếc kèn Acmonica bố gửi tặng phòng truyền thống Sư đoàn .Chú Thụ sẽ thay mặt mẹ và các con làm chủ tang.. Bố tin chú hoàn thành nhiệm vụ ".
Tôi đã tiễn đưa nhiều đồng đội hy sinh nhưngtôi gan lì ít khóc . Đọc xong những dòng di chúc của anh Đạt , tôi khóc lã người , khóc hết nước mắt một đời lính gom góp lại . Ôi anh Đạtơi , anh sẽ được thỏa lòng . Cầu chúc anh yên giấc ngàn thu ...
1993

Cây Sầu Riêng Tứ Thời
" Em Tân ,
Chị lên thành phố họp hôi nghị những người làm ăn giỏi , nhân thể ghé vô thăm vợ chồngbay . Chèng ơi , bay cực , bay khổ sao không nói cho chị hay. Trước chị nghèo còn nuôi anh em được , giờ có ăn có để không lẽ để mặc tụibay sao . Chị biết mà ... bay thương chị bay để trong bụng , gặp chị bay mắc cỡ với người đời . Bay học cao , sợ xin chị rồi mang tiếng chớ gì ? Đời chị khổ cực đã nhiều , bay bỏ chị , chị còn khổ hơn . Bay còn thương chị Tư thì nhớvề để chị đỡ tủi , Tân à ... "
Trang giấy đẫm nước mắt làm nhòe thêm mấy dòng chữ xiêu vẹo . Tân cầm lá thư trên tayngồi lặng người nhìn giỏ bàng đựng trái cây để trên bàn . Mùi sầu riêng thơm lựng . Lạithêm một mùa trái cây mà anh vẫn chưa vềthăm miệt vườn Tam Phước An . Tân hỏi vợgiọng đượm buồn :
- Sao em không giữ chị Tư ở lại chơi ?
- Em có giữ nhưng chỉ không chịu . Còn biểu: Chị giận thằng Tân , chị muốn nó về dưới coi thử cái mặt khác ngày trước bi nhiêu . Anh có bà chị kết nghĩa thiệt dễ thương , vừa viết thư vừa khóc nhưng ăn nói rất dữ dằn . Sao lâunay không thấy anh nhắc đến chỉ ?
Tân lúng túng , không thể nói hết một lúc mọi chuyện cho vợ hiểu về chị Tư Trang , anh trả lời qua loa :
- Chị là cơ sở của anh hồi ở rừng em à ?
*
* *
Vào thời kỳ bọn Phượng Hoàng hoành hành nhất , anh Tư - người giao liên của huyện ủy -hy sinh. Anh về Tam Phước An nắm tình hình , ghé nhà thăm vợ chưa cưới, đến gần sángvượt qua lộ đụng phải ổ phục kích của lính sư đoàn 18 . Anh bị mìn " cơlâymo" quét dập hai chân , vẫn nằm tại chỗ bắn đến viên đạn cuối cùng . Tám giờ địch cho nhà báo chụp ảnh , tổchức họp báo ngay tại hiện trường để tuyên truyền . Ba tên lính vừa lật xác anh lên , một tiếng nổ kinh người . Anh chết còn kéo được cả thảy năm thằng đi theo ...
Buổi chiều , tổ trinh sát của Tân gác ở gần bìa rừng căn cứ bắt được một phụ nữ còn trẻ , môi son má phấn , quần áo là lượt như đi hội , mùi nước hoa bay thoang thoảng . Trên gương mặt đẹp , đôi mắt ẩn giấu một nỗi đaubuồn thăm thẳm . Chị nói muốn tìm anh Bảy Bí thư huyện ủy . Tân cho hai chiến sĩ ở lại canh chừng động tĩnh rồi dẫn chị đi vào rừng . Dọc đường, chị bắt chuyện khá tự nhiên :
- Bộ chú em mới ngoải vô hả ?
- Biết tôi bao nhiêu tuổi mà dám gọi bằng chú em ?
- Biết chớ ! Chú em tên Tân , mười chín tuổi, sinh viên sư phạm Hà Nội.
- Ơ, chị biết tên tôi thật sao ?
- Trong cứ có ai tôi biết hết trơn ...Anh Tư ảnh kể cho tui nghe nhiều chuyện lắm ...
Chị bỗng nấc lên . Tiếng khóc của người đãừcố nén nhịn giờ mới có dịp bật ra . Tân phải khoác súng dìu chị đi nốt chặng đường còn lại . Vừa trông thấy chị , anh Bảy Bí thư đã vội bước ra khỏi lán :
- Trời đất ! Tư Trang hả ? Vô đây mần chi , em ?
- Anh Tư chết rồi ... Em muốn vô đây thay ảnh ...
*
* *
Tối hôm sau nhờ sự dẫn đường của Tư rang , anh Bảy và Tân trở lại Tam Phước An . Địch vẫn chưa biết gốc tích người hy sinh ngoài lộ . Tư Trang cắn răng nhìn bọn chúng đem xác anh đi chôn cất . Cái hầm bí mật đào hồi chín năm vẫn còn chắc . Anh Bảy quyết định trụ lạiđịa bàn , giao cho Tư Trang giữ thế hoạt động hợp pháp, còn Tân thay anh Tư làm giao liên, đi đi về về theo lối chỉ dẫn của người chị kết nghĩa ở miệt vườn .
Phong trào cách mạng khởi sắc nhờ anh Bảy chỉ đạo sâu sát, anh Bảy tồn tại nhờ Tư Trangche chở ngay dưới nền nhà . Khi biết mình có bầu , kết quả lần gặp nhau cuối cùng với anh Tư , chị quyết định tạo dư luận bằng cách lân la trò chuyện với đám lính và những tên cán bộ bình định nông thôn . Nhà chị lúc nào cũng nườm nượp, khách đủ các sắc lính . Chúng tán tỉnh ve vãn Tư Trang , thậm chí còn sàm sỡ nữa . ở dưới hầm anh Bảy nghe thấy hếtvà hiểu hết mọi cay đắng mà chị phải chịuđựng . Bà con trong ấp bắt đầu tránh xa chị , lúc chị sinh nở không ai đến thăm ... Dịp ấy bọn địch bắt đầu đánh hơi được sự có mặt của " Tên Bảy Bí thư , đầu sỏ Việt Cộng nằmvùng " . Chúng xăm khắp vườn , khắp nhà , chỉ trừ mỗi ô đất dưới giường bà đẻ nằm là bị bỏ qua . Căn hầm anh Bảy đang trú ẩn ở ngaydưới nồi than .
*
* *
Ngày giải phóng , trước cuộc mít tinh mừng chiến thắng , anh Bảy phát biểu thanh minh cho Tư Trang :
- Thưa bà con , thằng bé Tuấn con cô Tư Trang là con của một đồng chí liệt sĩ . Cô Tư đã sinh ra đứa con của cách mạng và cũng sinh ra Bí thư huyện ủy lần thứ hai .
Huyện điều chị Tư lên làm cán bộ Hội phụ nữ , Tân chuyển ngành đi học tiếp Đại học sư phạm ở thành phố .Về thăm , thấy chị xuân sắc còn mặn mà, tình cảnh hai mẹ con đơn chiếc , anh lựa lời động viên:
- Coi ai có thương thì tính bước nữa để thằng cháu có cha , chị Tư à .
Tư Trang thở dài, không nhìn Tân cười ngượng nghịu :
- Mình thương người ta không muốn lấy . Người ta muốn lấy mình không thương !
- Ai chịu cứ lấy , rồi thương sau cũng được chị ạ .
- Trời đất ơi, thương mới khó lấy khó gì - Chị cười pha trò - Chị Tư thương bay , bay có dám lấy không ?
- Chị nói chuyện kỳ cục quá - Tân bất lực giơ tay lên như người đầu hàng rồi làm bộ bí mật - Nè,em biết có người thương chị đứt ruột mà không dám nói ra. Gương mặt chị Tư Trang thoáng ửng hồng bối rối , vẫn cố khỏa lấp bằng giọng cà rỡn vốn có :
- Chị biết rồi, bay định nói anh Bảy chớ gì . ảnh làm sao lấy được chị . Vợ con ảnh chình ình ra đó để cho ai, làm Bí thư huyện ủy sứcmấy dám có vợ bé !
Tân vẫn đùa :
- Thế chị làm Hội trưởng phụ nữ thì dám làm vợ bé người ta ?
- Tao sợ gì , tao bỏ tuốt luốt tao đi làm bé - Hình như câu này chị nói có vẻ như nửa đùanửa thật .
*
* *
Tân ra trường hơn mười năm, hai vợ chồng dạy học ở thành phố nhưng cuộc sống riêng vẫn chật vật trong căn hộ đơn sơ ở khu chung cư . Nuôi hai đứa con nhỏ ăn học , đồnglương eo hẹp đến mức họ không dám đi đâuchơi một chuyến . Hằng năm , mùa trái câychín , chị Tư vẫn gửi đến trường cho Tân một giỏ xách làm quà . Anh lặng lẽ đem về , vợ con hỏi , anh trả lời qua loa không muốn kể vềngười chị miệt vườn Tam Phước An xa xôi.
Chị Tư Trang đã bỏ cơ quan huyện về nhàchăm vườn , làm ruộng . Ai hỏi lý do , chị nói :
- Lương không đủ ăn, về miệt vườn sống đỡqua ngày .
Chị em thân tình ghé thăm , chị xuê xoa :
- Tui không làm cán bộ được , làm dân quen rồi !
Sau đó , khắp cơ quan huyện xôn xao tin Tư Trang sinh đôi hai đứa con gái không có cha . Chẳng ai ghét chị như ngày xưa chiến tranh , hiểu lầm lẫn lộn nhưng không ai muốn gần gũi . Lớp anh chị em cùng hoạt động coi chị như đồ bỏ ...
Tư Trang lặng câm làm ruộng , buôn bán nuôicon , cả ba đứa đều khôn lớn được ăn học tử tế . Riêng Tân , mỗi lần nhận giỏ trái cây của chị anh cứ băn khoăn , biết chị không dám gặpmặt nhưng tấm lòng đối với anh vẫn nguyên vẹn là người chị ân cần . Anh buồn , thươngchị nhiều hơn là giận chị . Chẳng thà chị lấy phải người chồng không ra gì ... Đời ngườicòn chút danh thơm vợ liệt sĩ , sao nỡ xúc phạm vong linh anh Tư đến mức ấy ...
Đó là lý do anh ngại kể chuyện cho vợ con biết và cũng ngại về thăm miệt vườn .
Vợ Tân dịu dàng nhắc anh :
- Chị Tư không bỏ mình , mình đừng bỏ chỉ , anh à . ý chỉ muốn anh về dưới cho tiền để thêm chút vốn liếng làm ăn . Anh tính sao ?
- Anh có giúp được chị bao giờ . Ngày xưa nhờ vả , nay lại nhờ vả , kỳ lắm . Nhưng nhất định anh sẽ về thăm . Đọc thư chị Tư, anhthấy ân hận quá .
*
* *
Vợ chồng Tân về Tam Phước An bằng xe đòliên tỉnh . Mùa trái cây đang chín rộ , miệt vườn đông vui hẳn lên nhờ khách tham quanVũng Tàu tấp vào . Cây sầu riêng chị Tư , anh Bảy và Tân trồng đúng ngày ba mươi tháng tư năm bảy lăm ở trước sân đã vươn cao , cành lá sum suê , trái đeo lủng lẳng tận ngọn . Đâylà cây hiếm độc nhất , ra hoa cho trái quanh năm . Chị Tư bảo nó là giống sầu riêng tứ thời . Nhà nào đàn bà cô quả mới có ...
Nhìn gương mặt hai đứa cháu gái sinh đôi ,Tân bổng nhận ra đường nét quen thuộc của mẹ chúng và của người cha xa vắng . Anh hiểu chị Tư đã chịu đắng cay để nuôi con mộtmình nhưng chị cũng không muốn giấu diếm niềm hạnh phúc với người đó ... Đêm khuya , hai chị em còn thức trò chuyện , Tân hỏi thẳng người chị kết nghĩa không quanh co :
- Chị Tư à , cháu Yến ,cháu Thanh là con của anh Bảy phải không ?
- Bay biết rồi còn hỏi mần chi ? Giọng chị thản nhiên rành rọt như kể chuyện người khác - Hồi làm việc trên huyện thấy anh Bảy săn sóc quá chị lo đổ bể ra thì mất cả hai người . Đảng cầnảnh , chị cũng biết ảnh cần chị . Nghĩ mãi , chị quyết định bỏ hết , về nhà để cho ảnh được vẹn toàn . Chị dám chịu hết một mình , Tân à . Ngày trước chị đã chịu một lần rồi , giờ thêm một lần nữa cũng ráng thôi .
- Ông Bảy là đồ hèn - Tân bực bội thốt lên - Thế rồi ổng bỏmặc chị phải không ?
- Tội nghiệp , lâu lâu ảnh cũng có lên thăm sắp nhỏ !Anh chị vẫn hẹn gặp nhau hoài - Chị Tư cười buồn buồn - Cứ như hồi hoạt động bí mật ... Tính nết chị kỳ lắm . Thương ảnh mà bỏkhông dứt . Đâu phải tại anh Bảy em , tại chị chớ .
Tân vẫn còn ấm ức :
- Sao hôm nay có vợ chồng em về đây , chị không kiếm cớ nhắn anh Bảy về cùng cho vui ?
- Đừng trách ảnh làm chi . Sắp đại hộõi Đảng bộ ,anh Bảy phải giữ gìn . Năm ngoái , bà vợ vay ngân hàng chơi hụi , bể chuyện nợ gần hai chục triệu , tưởng chuyện này làm cho ảnh mất hết trọi trơn . Chạy khắp nơi mới trả đủ đểgiữ uy tín . Chị cũng thấy tội quá lén đưa cho hai cây vàng ...
Tân nhỏm người la lên :
- Vợ chồng họ làm họ chịu , can chi chị ghé vai vô ? Trời ơi ! Chị thừa tiền cho mấy người tham lam ...
Chị Tư xua tay ra hiệu để Tân bớt lớn giọng :
- Chồng người ta nhưng là cha của con mình.Đời chị thấy người mình thương cực , mình không đành, em ạ .
Ngoài vườn lại có tiếng sầu riêng chín rụng .Chị Tư soi đèn đi lượm . Tân nhìn theo bóng người chị thấp thoáng giữa những thân cây ,đôi vai gầy tần tảo so lại vì cơn gió đang làm muôn cành lá xào xạc . Chị như cây sầu riêng tứ thời trước sân nhà , ra hoa quanh năm , cho trái quanh năm , lặng lẽ đơn côi giữa cuộcđời ...
1992

Nhị Độ Mai
"Nhất sinh đê thủ bái mai hoa"
Tết năm nay , nhà hắn chưng một cành maikhá đẹp . Cành cây khẳng khiu già cỗi nẩy ra những bông hoa vàng tươi rực rỡ hết sức tự nhiên chứự không có vẻ uốn nắn chăm chútnhư cành mai của người chuyên làm hàng kiểng . Điều thú vị là ra Giêng , khoảng mười rằm , cành mai lại nở thêm một đợt hoa mới . Hắn phát hiện ra điều kỳ diệu ấy , thấy vui vui , đang đêm không ngủ được bật dậy , tự rót chomình một ly rượu ngâm tắc kè , ngồi uốngnhâm nhi và ngắm hoa một mình . A ha , nhị độ mai ! Đúng là mai nở hai lần , dường như lầnsau đẹp hơn lần trước . Tháng Giêng kéo dàihơn mọi tháng trong năm , bởi đến công sởnào cũng thấy người ta ngồi tán láo dăm bacâu chuyện phiếm về thời cuộc rồi rủ nhau uống rượu thưởng xuân . Hắn khoe năm nay nhà có cành mai nở hai lần . Hắn có niềm vuinào để khoe đâu . Có người cười bảo : " Coi chừng năm nay ông có thêm bà nhỏ " . Hắn bảo : " Không dám đâu " . Có người nghiêm túc nói : " Chắc là trúng số độc đắc " . Hắn cười hồn nhiên : " Tôi mua hoài à , có trúng đâu , chỉ một lần trúng an ủi được hai mươilăm ngàn đãi bạn nhậu hết năm chục ngàn , đã lỗ càng thêm lỗ ". Duy chỉ có một bà hàng xóm chuyên bói bài Tây mà vợ hắn rất mê thì nói : " Năm nay chú gặp lại bạn cũ , gặp hai người cùng lúc "!
Bà thầy bói nói đúng . Người đầu tiên đến nhà hắn là Phước cựu giáo viên Hóa , hiện là đại diện thương mại cho hãng Dược phẩm Phác-ma-sa của nước ngoài đóng tại thành phố . Phước đi xe hơi đời mới gắn máy lạnh . Chiếc xe chật vật lắm mới vào nổi con hẻm , chủ nó cũng chật vật bưng thùng bia lon bước vàonhà hắn .
- Trời đất , rồng đến nhà tôm còn mang theo nước mưa . Hắn cười đỡ tay bạn
Phước vẫn tỉnh queo dù mười năm qua chưa hề gặp nhau , anh ta hỏi , giọng hơi nghẹt nơi cuống họng vì quá mập :
- Thằng Đức chưa đến à ?
- ủa , nó về nước hồi nào ?
- Mày quên lời hẹn rồi . Phước nói mà không trả lời , tao vẫn nhớ , lúc chia tay hẹn " Mười năm sau đúng ngày rằm tháng Giêng , thằng nào còn sống nhớ tìm nhau ".
- Ai mà quên ! Hắn chống chế và bỗng thấy buồn cười. Thằng Đức ở tít bên Mỹ, cón mày đổi nhà một năm vài bận . Nhớ cũng biết đâu mà tìm .
Vừa lúc ấy thì Đức đến , hắn ngớ ra nhìn bạn. Anh ta đi chiếc xe máy cọc cạch chỉ còn hai bánh, sườn tróc sơn loang lổ và ăn mặc trông chẳng khác mấy anh xe thồ chở lu sành miệt Lái Thiêu đi bán dạo. Không thể tin đây là một Việt Kiều giàu có và thành đạt trở về thăm quêhương . Phước sang trọng bao nhiêu thì Đức nhếch nhác bấy nhiêu . Điều lạ lùng hơn, Phước nói huyên thuyên như cái máy đủ thứ chuyện trên trời dưới bể còn Đức chỉ ngồi cười hưởng ứng tuyệt nhiên không nói câu nào ...
*
* *
Họ vốn là ba anh thầy giáo . Phước gốc người miền Trung, dòng tôn thất , thỉnh thoảng lạihứng lên khoe : " Tao ngang vai với anh Bảo Đại ", dạy môn Hoá . Đức là người Nam bộ, có một nửa gia đình ở bên Mỹ ,ông anh cả là chuyên viên hãng IBM , dạy môn toán . Hắn làbộ đội chuyển ngành , thi vào đại học Văn vì sau bao năm quân ngũ không còn nhớ nổi một hàm số lượng giác , dạy văn kiêm dạy môn Chính trị , gốc người Bắc . Bộ ba này dạy học ở một vùng kinh tế mới nghèo nàn , khi buồn thường rủ nhau uống rượu giải khuây . Ông Hiệu trưởng có lần khen : " Ba thầy chơi với nhau là tượng trưng cho khối thống nhất dân tộc ". Nói thế nhưng ông rất sợ Phước và Đức bỏ dạy còn hắn ông thường gặp riêng đe : "Coi chừng thoái hóa biến chất vì những viên đạn bọc đường ". Hắn bực lắm nổi máu lính lên: " Tôi sợ chúng nó không dám bắn bằng đạn ấy . Nó bắn, tôi sẽ mút hết đường rồi nhổ đạn ra ". Thực lòng nhiều khi cả ba đều có cảm giác mình là những kẻ bị lưu đày chỉ mong hết hạn để xin chuyển vùng về thành phố . Cứ mỗi khi say , hắn lại tạc một bài hát dựa theo nhịp hành khúc :
" Chúng ta là trí thức
Chúng ta là thầy giáo
Chứ không phải nhà nông
Chúng ta nghèo tiền nong
Nhưng lại giàu đạo đức
Tuy đời nhiều khổ cực
Nhưng nghề này vinh quang "
Ông Hiệu trưởng muốn trả bộ ba bất trị về Ty giáo dục nhưng ở Ty không chịu , trả họ thì biết lấy ai điều đến nơi khỉ ho cò gáy này .
Hắn là người đầu tiên chấm dứt quãng đời độcthân , lấy một cô vợ dạy nhạc trên tỉnh . Hắn chẳng ao ước gì hơn được chuyển theo lên trên ấy để hợp lý hóa gia đình . Phước rất tán thành : " Vợ ở mô , Thủ đô ở đó, mi ạ ". Còn Đức chỉ băn khoăn :" Mày lấy vợ rồi làm sao để sống ?" Phước gắt : " Ra chợ trời! ". Hắn lúi húi tập viết văn gửi đăng các báo . Phước về Sài Gòn mang thuốc tây lên bỏ mối . Đức suốt ngày ôm các tậùp tài liệu Tin học ra nghiền ngẫm .
Khi hắn có quyết định thuyên chuyển về một tờ báo địa phương thì hai người bạn bắt đầu chao đảo như ngồi trên con đò không có bơi chèo . Bữa nhậu chia tay chỉ có chai rượu đếvà mấy trái ổi chua . Phước tuyên bố sẽ bỏ nghề dạy học , về Sài Gòn , phụ mạ buôn bán . Đức vốn ít nói nhất , bỗng tiết lộ , vẫn ở lại dạy trường này cho đến khi móc nối xong chuyện bến bãi để ... vượt biên !
Thế là họ chia tay nhau , chia tay trong cơn say kẻ sỹ không gặp thời . Họ hẹn nhau , hẹn trong cơn say ngất ngư vì đói và vì buồn . "Mười năm nữa gặp lại"!
Phước ngụp lặn mười năm chốn thương trường , nhờ thời mở cửa , nhờ có kinh nghiệm , trở thành đại diện cho một công ty dược phẩm nước ngoài. Đức ra đi vượt biên , nhờ ơn bề trên ban , nên trời yên bể lặng , nằm trại tị nạn vài năm sau đó sang Mỹ trót lọt , học thành tài làm Giám đốc một hãng điện tử chuyên chế tạo phần mềm vi tính ở Cali . Hắn sau mười năm ôm mộng văn chương tải đạo , in được vài cuốn sách . Bây giờ, cả người yêu lẫn người ghét đều gọi hắn là nhà văn . Hắnđang làm ông chủ một gia đình có hai đứa con , một gái một trai . Đứa gái theo học trường nhạc để nối nghề mẹ . Đứa trai học võ lớp ban đêm ở Câu lạc bộ giỏi hơn học ban ngày ởtrường phổ thông .Có lúc hắn buồn vì thằng cuhọc dốt nhưng rồi tặc lưỡi , con trai chỉ cần lớn lên khỏe mạnh là đủ , ra đời đứa giỏi võ thường sống tử tế hơn đứa giỏi văn .Có lúc hắn lại buồn vì mình quá nghèo,thời này người ta đang ca ngợi những người giàu, đồngnghiệp hắn hôm qua còn vác bút đánh hôi người giàu,hôm nay đã trở bút khen và coi thời này nghèo là một cái tội, là do ngu.Nhưng hắn lại tự an ủi mình, nhà văn có mấy ai giàuđâu.
*
* *
Cuộc hội ngộ của ba người bạn sau mười nămtrời từ ba ngã đường đời tại nhà hắn thật đặc biệt.Đức kè tấm bảng màu trắng và cây chìdầu,viết những điều cần đối thoại.Hình như, Đức cảm thấy con người không cần đến tiếng nói trong khi giao tiếp nữa.Phước tỏ vẻ thôngcảm bỏ qua, còn hắn thấy gợn lên cái gì đó rất khó chịu . Đức nhìn thái độ chủ nhà và hiểu ra rồi chìa tấm bảng viết :"Xin lỗi,tao đang tập đời sống giản đơn, nhịn nói được vài năm nay.Càng nhịn càng thấy khỏe người ra!" Đứccười,nụ cười hiền dịu như các bậc thánh nhân,mặc dù nghe Phước bô bô kể chuyện đủ thứ bậy bạ. Phước đã có người vợ kèm đứa con riêng xinh hơn mẹ và cứ làm lấy lạ cho mình:
- Nguy lắm tụi bây ạ,tao sinh bệnh thèm gáitơ.Hễ vào nhà hàng uống vài lon bia là taychân ngứa ngáy , bắt đầu quờ quạng tùm lumvì chịu hết nổi . Không có món đó là đầu óc bí rị . Phước nói nhiều đến nỗi sau khi dùng cạn nửa thùng bia thì xin phép về khách sạn vì cóbà xã đang chờ .
- Sao mày không đưa chị ấy vào chơi cho biết nhà ?Hắn trách Phước .
- Mày chỉ là thằng khờ . Khách sạn nào thời này tao cũng có bà xã đang chờ .
- Coi chừng Si da nghe bồ .
- Hừ , Việt Nam làm gì có Si đa , mày yên chí tao làm nghề thuốc mà . Ê , hai cháu ra đây bác Phước lì xì .
Hình như hai đứa con hắn lấp ló suốt buổi chỉ để chờ có thế , chúng khoanh tay ngoanngoãn bước ra. Đức cũng chỉ chờ có vậy ,suốt buổi anh uống chưa hết một lon bia , liền rút hai tờ đô la màu xanh cho hai đứa , ghé tấm bảng ghi vội mấy chữ : " Chúc các cháu học giỏi " . Phước lè nhè giọng say :
-Bác Đức người Mỹ cho tụi bây hai trăm tiềnMỹ , bác người Việt lì xì hai trăm tiền Việt nghe .
Thằng cu con cười : " Hai trăm mua được cái pháo chuột "!
- Thằng này giỏi , nói tiền là nghĩ đến hàng . Hai trăm đồng là hai trăm ngàn . Bác gọi ngàn là đồng. Chỉ có ba mày mới gọi đồng là đồng thôi con ơi!
Hắn ngồi lặng người trước hai bạn . Chưa baogiờ hắn thấy người ta cho trẻ con món tiền lớn như vậy. Ngày Tết ai đến chúc xuân lì xì cho con , hắn đều có cảm giác áy náy như kiến cắn trong người , thường nói mấy câu chiếu lệ : " Thôi bác ơi, cháu lớn rồi " hoặc là " Hết Tết rồi bác đừng cho cháu nữa ". Nói thế nhưng khách vừa đi khỏi là hắn chìa tay xin con những đồng tiền mới để cầm đi chúc Tết và lì xì cho con nhà người ta . Có những nhà khấm khá hắn không dám đến chơi vì sợ không đủ tiền lì xì . Cái nghèo đã làm hắn thành ngườikhông biết điều . Giờ đây trước hai người bạncũ hắn bỗng thấy mặc cảm kinh khủng cho cảnh nhà mình nhưng vẫn gắng thản nhiên cười nửa miệng , nụ cười như mếu . Thằng cu không ý tứ bằng con chị , chìa xấp tiền ta lẫntiền Mỹ cho ba theo thói quen :
- Ba cất đi nè . Ba ơi tại sao không gọi là tiền Mỹ lại gọi là đô-la ?
Hắn gắt con vì ngượng ngùng dâng lên đầy ngực :
- Ba không biết ! Cầm đưa vào nhà trong cho mẹ .
Phước đã đứng lên liền kéo thằng nhỏ lại gần:
- Gọi là đô-la vì khi cầm nó người ta nghe có tiếng nhạc phát ra từ trong lòng con ạ . Đấy con nhìn bác Đức coi , bác có mang trong bóp một bản giao hưởng Mùa xuân đấy .Gái lớn , cháu học nhạc có biết bản giao hưởng Mùa xuân của Bết-thô-ven không ? Đức xua tay , chìa tấm bảng trắng ra :" Đừng đùa cợt chuyện tiền bạc làm trẻ con chóng già ".
Phước đi rồi , bữa nhậu đã tàn . Chỉ còn lại hai người . Hắn hỏi Đức :
- Có phải mầy theo giáo phái " tịnh khẩu " không ?
Đức viết vào tấm bảng : " Tao không tin vào tôn giáo nào cả , tao chỉ tin vào con người "!
- Thế hàng ngày khi cần cãi nhau , mày nhờ máy vi tính chửi hộ à ? Tấm bảng lại hiện ra dòng chữ viết tay rất chân phương : " Bên Mỹ người ta chỉ cãi nhau ở Quốc hội , còn ngoàiđời có chuyện gì để cãi nhau. "
- Mày xạo ! Làm giám đốc hãng không nói làm sao điều khiển nhân viên ?
" Nhân viên chỉ nhìn vào mắt tao là họ hiểu! "
- Thếvợ mày nó không buồn khi phải sống vớianh câm ư ?
" Vợ tao bỏ tao lấy một thằng Mỹ rồi "!
Hắn sững sờ , tỉnh hẳn cơn say . Hắn thấy mình chẳng còn gì để trò chuyện với bạn nữa . Thật buồn khi ngồi với nhau mà không còn biết phải nói với nhau điều gì .
Đức vẫn cúi xuống tấm bảng màu trắng viết tiếp vào đấy : " Mày là người hạnh phúc vìmày có hai đứa con . Phải lo cho chúng . Chúng là tương lai còn thế hệ ta coi như đồ bỏ "! Hắn thở dài ngước nhìn cành mai nở muộn . Cơn gió tháng Giêng mang đầy hơi xuân làm những cánh hoa vàng rung rinh nhè nhẹ .
1994

Người Cùng Làng
Tôi nhìn thấy ông ta vài lần mà vẫn còn ngờ vực , không lẽ cuộc đời ngày hôm nay cũng có chuyện cổ tích ...?
Lần thứ nhất , tôi thấy ông đi trong đoàn khách khá đông các nhà đầu tư ngoại quốc . Ông nào cũng to béo mặt mũi hồng hào , áo quần chỉnh tề sang trọng . Gương mặt ấy lẫn vào đám đông náo nhiệt nhưng những đường néthao hao nào đó từ trong ký ức xa xôi hiện về khiến tôi băn khoăn . Trông quen quá , giống một người tôi từng gặp . Đây là một hội nghị quan trọng , tôi không thể bỏ nhiệm vụ cầm cái đèn lằng nhằng dây nhợ chiếu sáng cho anh bạn cùng đài đang quay phim . Trừ mấy nhà báo nước ngoài , nhà báo trung ương ra dáng , cánh nhà báo tỉnh lẻ chúng tôi nom thật nhếch nhác . Có vẻ giống mấy anh dân quân du kích đang chen vào đứng chung với bộ đội chủ lực chính quy . Tôi biết thân phận mình , cái thằng vác chân máy và cầm đèn chiếu sáng chẳng khác nào mấy anh thợ phụ việc trên đời .Vì thế làm sao tôi dám lại gần hỏi thăm quý ông sang trọng quen mặt kia xem đã gặp nhau ở đâu . Thời bây giờ người nước mình khối kẻ giống người nước ngoài khu vực Đông Nam á cũng là chuyện bình thường . Chính tôi đây người Việt gốc Nghệ Tĩnh mộttrăm phần trăm , có lần lớ ngớ đi qua nơi dành cho mấy người làm hồ sơ xuất cảnh , gặp một cô , còn xinh hơn cả hoa hậu trên tờ lịch treotường , níu lại làm quen . Tôi bàng hoàngsung sướng đến mờ mắt . Cô ta hỏi địa chỉ rồi tìm đến thăm làm mấy cậu trai tơ ở đài phát ghen , vợ tôi tái mặt muốn ngất xỉu , suýt nữaphải đem đi cấp cứu . Người đẹp thất vọng ra về , tôi bần thần ... Ôi chao , sự đời trớ trêu ,cô gái tưởng tôi là con lai Mỹ đen ... Thì ra muốn giống người nước ngoài chẳng khó khăn gì. Chỉ cần thuở bé ra đồng chăn trâu ,cắt cỏ , mò ốc ... mình trần phơi nắng . Làng tôi hiện giờ vẫn có rất nhiều thằng nhóc giống hệt trẻ con lai Mỹ đen . Về thăm , tôi nghe chúng nó dắt trâu đi mồm ngâm nga :
" Thuở còn thơ ngày hai buổi ra đồng
Yêu quê hương qua từng con ốc nhỏ
Ai bảo châu Phi là khổ ?
Tôi mơ màng đi xuất khẩu Li-bi ..."
Lần thứ hai tôi vô tình nhìn thấy ông ta trên tivi , chương trình giới thiệu khu du lịch tương lai do nước ngoài đầu tư ở một thành phố biển nổi tiếng thơ mộng . Tôi chưa dám tin là người quen nhưng bỗng buột miệng :" Ơ... cái ông này hình như ... " Vợ tôi đưa mắt lườm : " Ôngnày làm sao ?" . Khổ một nỗi , không biết từ bao giờ tôi đã có sẵn tật nhìn người này thấy giống người kia . Vợ tôi dạy Bổ túc văn hóa cán bộ , thường ở trường không dám trách học trò, bực dọc đem về nhà dồn hết vào đầu anh chồng ngố :
- Chán anh ghê . Thấy người sang bắt quànglàm họ . Em dạy học cho bao nhiêu khóa cán bộ chủ chốt , cán bộ nguồn kế cận. Có khi nào em nhận là người quen đâu . Cái nghề bạc bẽo bấu vào người sang chỉ thêm hèn ...
Vợ tôi quá lời . Tôi nào nhờ vả cầu cạnh ai bao giờ . Mà ai cần gì cái thằng cầm đèn chiếu sáng cho người khác ghi hình . Có lẽ cái tậtcủa tôi là do nghề nghiệp tạo ra như một thứ bệnh . Khi đèn chiếu thẳng vào mặt ai phải nhìn kỹ , lơ đễnh một tý cậu quay phim đáng tuổi em nó chửi liền . Càng nhìn càng hay suy nghĩ .Nói lỗi phép , có lần tôi bỗng thấy lòng dạ nôn nao nhớ , khi nhìn mặt một ông nguyênthủ quốc gia . Sao mà giống ông nội tôi thế , từ gương mặt đến dáng đi đứng . Chỉ khác có một điều, ông tôi đã lú lẫn nhiều . Ăn cơm vừakhỏi miệng bảo chưa ăn . áo mặc cả tuầnkhông chịu thay bảo mới mặc . Gọi bố tôi bằng "thằng ", còn cháu chắt cụ lại khiêm nhườngchào bằng "ông ". Đôi khi tôi nghĩ quẩn :" Sao mà cụ sống dai thế "! Cả nhà đến khổ sở vì cái tính vừa lẩm cẩm vừa ương gàn của cụ . ấythế , người ngoài nhìn vào cứ khen nức nở : " Nhà ấy tốt phúc , tứ đại đồng đường ! "
Lần thứ ba ,tôi đi theo một thằng bạn láu cá chuyên chơi quần vợt đến câu lạc bộ để xem cho biết. Bạn tôi nghèo rớt mồng tơi nhưng là một người có năng khiếu thể thao . Tôi băn khoăn không biết hắn lấy đâu ra tiền để chơi môn bóng nỉ quý tộc . Hắn mỉm cười :" Mày cứ yên chí . Chiều nay tao sẽ bao mày uống bia lon ."
Đến cái sân xi măng bóng láng dưới ánh nắngchói chang , tôi chợt hiểu . Hắn sống được là nhờ cá độ. Khối anh trưởng giả học làm sang vốn xuất thân Việt cộng như tôi , bây giờ giàu có thích chơi quần vợt để cho bụng bớt mỡ , cũng là cách giải trí sang trọng sau môùt ngày làm việc vất vả . Đối với các vị này huyết áp ổn định là điều đáng quý nhất .
Thằng bạn tôi đánh với một ông Việt kiều tongang cái tủ đứng . Hắn vờn đối thủ như mèo vờn chuột. Ông kia thua đậm , rút ví móc tiền trả một nùi . Tôi lại gần nhìn kỹ kẻ thua trận :Hàm râu quai nón , sống mũi sư tử ,đôi mắt hơi đỏ vằn tia máu dưới hàng lông mày đen xoắn . Không , lần này thì tôi không thể nhầm lẫn . Hình như ông ta cũng đang nhìn tôi rồi mỉm cười hỏi thân mật :
- Này bạn , có phải hồi nhỏ bạn tên là cu Đen ?
Tôi reo lên sung sướng :
- Trời ơi ... Đúng rồi . Anh cu Chày con bác chắt Hoe phải không ?
Chúng tôi ôm lấy nhau . Người làng sau haimươi năm gặp lại , niềm vui có thể sánh với niềm vui của những dân tộc bị chia cắt vừa mới được thống nhất.
- Thế mà mấy lần nhìn thấy anh , tôi cứ tưởng là một ông tư bản nước ngoài . Anh phát tướng đến dễ sợ .
- Ô-kê .Nước mình bây giờ cũng có khác chinước ngoài.Cuộc sống thế nào ?
Tôi chỉ cười trừ không trả lời , thằng bạnchuyên cá độ quần vợt nói xen vào :
- Đang sống dưới mức nghèo khổ , ông Li ạ . A ...ha , hai người cùng làng hai ngã đường đời hai số phận ...
- Vâng chúng tôi là bạn cố tri . Li nói giọng bùi ngùi . Cùng có chung một thời thơ ấu cơ cực và đáng yêu . Thôi , hôm nay mời hai bạn quá bộ về Hotel mừng tái ngộ .
Tôi không tin có Tiên Phật trên đời nhưng nếucó thì có lẽ Tiên Phật chỉ phù hộ độ trì cho mỗi anh cu Chày con bác chắt Hoe , tức là cái ôngLi chuyên gia về các nước chậm phát triển ,hiện đang đứng trước mặt tôi đây, với tư cáchmột Việt kiều yêu nước chân chính ...
*
* *
Làng tôi tuy nghèo , từ xưa vốn là một làng văn hiến , có nhiều nhân vật nổi tiếng . Họ Trần có ông Nghè làm đại thần , chết trong Kinh , nhà vua thương xót đến mức khóc ra máu , sai quan quân đưa linh cữu về quê an táng . Đám tang đi chậm như rùa , bát nước đầy để trên cỗ thọ không hề sánh ra ngoài mộtgiọt , từ Huế ra đến nơi mất sáu tháng trời . Họ Nguyễn có ông Thám hoa , nghe theo chiếu Cần Vương , bỏ việc quan về làng dấy binh chống Pháp . Quan Thám chết trong khi lâm trận trên đỉnh lèn đá Vũ Kỳ , ngài chết đứng như Từ Hải . Chỗ ngài thăng , hiện còn một gộp đá ,đêm trăng sáng dưới làng nhìn lên thấy giống hệt pho tượng vị võ tướng đứng oai phong lẫm liệt . Họ Dương nhà anh Chày nổi tiếng có nhiều đô vật vô địch thay nhau làm chủ sới , đời nào cũng có người tiến thân bằng đường binh nghiệp .
Sau khi quan Thám họ Nguyễn tử trận , nghĩaquân tan rã , ông nội anh Chày trốn biệt tăm lên miền Thượng . Hơn mười năm sau , binh tình yên ắng ông trở về , lục tục dắt theo ba bà vợ cùng đàn con mười hai đứa . Lỡ đường công danh , chuyển họa thành phúc, phát đường thê tử .Theo người làng kể lại , ông cụ là người cũng nổi tiếng bởi có bộ phận truyền giống vừa to vừa dài . Từ xưa người họ Dương vốn vui tính , giàu tự trọng , ít tự ái vặt vãnh và rất thích hài hước . Con cháu tự hào về tổ tiên bằng cách đem của qúy ra khoe theo kiểu tự trào . Chuyện tiếu lâm họ kể đa phần nhắm vào đặc điểm nổi bật của hạ bộ các cụ.Làng tôi có một câu làm người họ Dương cảcười nhưng lại làm cho người họ Trần nổi quạu :" C....họ Dương văn chương họ Trần "!
Khi tôi biết xấu hổ , tức là bắt đầu tuổi dậy thì , anh cu Chày đã là một thanh niên vạm vỡ .Anh không được vào Đoàn chỉ vì tội hay rasông tắm truồng làm chị em đang giặt ở bếnbỏ chạy như vịt . Họp thanh niên người ta phê bình trắng đêm , anh ngồi nghe cười hề hề hoặc ngủ gà ngủ gật , mặc ai muốn nói sao cũng được . Tất nhiên cuối buổi họp anh nhận khuyết điểm rất thành khẩn nhưng sau đó lại quên ngay tiếp tục ra sông tắm truồng . Làm đồng về , mình mẩy mồ hôi nhễ nhại , anh cu Chày chạy xồng xộc xuống bến , hai tay bắc lên làm loa :
- A lô , đồng bào chú ý ! Tớ đi tắm đây ... Đềnghị các đồng chí Hội phụ nữ tránh xa kẻo mất quan điểm , yếu lập trường ... A lô ... ùm !
Các cô gái đỏ mặt lấy nón che nghiêng , các bà chị vừa bật cười vừa chửi làu bàu , nghe không ra thích cũng chẳng ra ghét :
- ới cái thằng phải gió . Cái thằng chết nửa đời người kia ...
Người ta rủa thế thôi , ai nỡ giận một chàng trai tơ hồn nhiên mộc mạc . Thời buổi đất nước có chiến tranh , đàn ông hiếm hoi vì phải ra trận những gã mới lớn là nguồn vui của hết thảy dân làng . Tuổi thơ của tôi chắc sẽ buồn tẻ lắờm nếu làng tôi không có một tên chuyên bày trò tếu táo tuy đôi khi hơi tục tĩu như anh Chày .Anh cu Chày đã kể cho bọn trẻ nghe rằng: ông nội anh có " cái ấy" dài đến nỗi ... Cụ đi kéo vó trời lụt , mót đại tiện quá lại tiếc của không dám bỏ cần vó tìm chỗ kín đáo , đành ngồi ngay giữa đồng ngập nước ... Mấy lần vừa thụp xuống đều nghe đánh "tỏm" trướcmặt, nước văng tung tóe ướt tận râu . Cụtưởng có đứa xấu chơi liền chửi toáng : " Tiên sư cha thằng nào ném ông !" Nhỏm người lên nhìn vội xung quanh , nước lụt trắng đồng , không thấy ai , bí quá hóa liều , cụ lại ngồi đại xuống , lại nghe "tỏm" một phát . Mẹ chúng nóchứ , thế này thì tức lắm nhưng mặc kệ . Cụ cúi xuống bỗng nhìn thấy " của quý " ngập nước hơn một nửa liền phì cười : " Té ra là mày! Thế mà tao ngỡ có thằng ném đá !"
Còn người bố anh Chày cũng đi vào văn họctiếu lâm của họ Dương làng tôi . Ông tham gia Việt minh khá sớm , giỏi võ nên được làm vệ sỹ cho một ông thượng cấp lên diễn thuyết hôm ta cướp chính quyền ở Phủ Diễn .Ông vệ sỹ bận quần xoóc Tây ống rộng thùng thìnhđứng trên sân khấu nên ở dưới bãi nhìn lênthấy bên trong rõ một đùm to tướng . Tiếngcười ồn lên tưởng vỡ đám hội . Thượng cấpngạc nhiên, ông vệ sỹ vội lên tiếng trấn an , giọng sang sảng :
- Đề nghị đồng bào im lặng giữ trật tự . Chưa hết đâu đang còn một đoạn quan trọng rất dài !
Không may ông mất sớm , lúc cải táng , mở nắp ván thiên ra nhìn thấy bộ xương vàngươm như tơ tằm , mẹ anh khóc nấc lên vì thương xót . Các cụ già bảo : " Cốt đẹp lắm ! Con cháu nhà nó sau này sẽ phổng phát ." Khibắt đầu đậy nắp tiểu sành lại , mẹ anh dứt khoác không cho , bảo còn thiếu xương! Người trong họ ngạc nhiên đếm đi đếm lại từng đoạn từng mẩu thấy đủ hết . Họ trách bà nhiễu sự . Bà cứ khăng khăng còn thiếu. Cả đám việc ngơ ngác nhìn nhau rồi gắt :
- Còn thiếu xương gì ? Nói thẳng mẹ ra để chúng tôi còn tìm . Bà gạt nước mắt : " Xương ấy ... cái xương .......ông ấy đâu rồi ? " Bọn đàn ông trố mắt hết lượt rồi cười bò lăn , có anh ngã lộn cổ xuống lỗ huyệt : - Nó là cục gân nó tan thành đất rồi thím ơi ! .
Mẹ anh Chày nín khóc chợt hiểu ra . Bà cười ngượng ngập rồi bỗng ơ hờ gọi chồng mộtcách thật thà nhưng giọng nghe như hát tuồng :" ới ông ơi ! Sao có lúc tôi thấy nó cứng như cái dùi bằng gỗ lim !"
Anh cu Chày được di truyền từ ông cha cáikhoản ấy . Tôi học hết cấp hai rồi vẫn mù tịt về chuyện đàn ông đàn bà , tôi tưởng trẻ con đẻ ra từ lỗ rốn người mẹ . Những đêm trăng, nằmcanh đồng đuổi bầy vịt trời xuống phá ruộng mạ ,anh Chày thường kể cho chúng tôi nghe về đủ thứ chuyện bậy bạ , rồi anh giảng giải tường tận nguồn gốc vì sao tăng dân số. Thì ra ở trường không hề dạy cho nên chẳng đứa nào biết . Chúng tôi tha hồ tưởng tượng về phái nữ còn phái nam đã có giáo cụ trực quancủa anh Chày , anh cho bọn trẻ xem và sờ thoải mái . Có một lần anh trổ tài làm tôi nhớ mãi ...
Đi bắt cua về đến bến sông , lũ trẻ ùa xuống tắm cùng anh . Tất nhiên là tắm truồng cả đám . Tôi lặn lại gần thò tay vặt vào chổ kín làmanh đau điếng, kêu oái oái . Anh phải nhảy lên bờ bày trò chơi lại :
- Chúng mày đố tao treo các giỏ cua nàykhông nào ?
Thấy hay hay , tôi lên tiếng :
- Đố đấy . Treo không được anh mất cái gì ?
- Nếu giỏ cua rơi , cho chúng mày cắt béng! Anh rút xoẹt cái liềm chìa ra . Còn treo được chúng mày mất cua .
Bọn trẻ đồng ý đem giỏ cua lại xếp thành một hàng ,cái nhỏ trước , cái lớn sau . Tôi khoái trá nghĩ đến cảnh cầm liềm cứa . Chuyến này anh ta sẽ biết tay .
- Nhưng anh không được bỏ chạy đấy .
- Tao mà chạy cho bay đốt nhà !
- Cũng không được xin tha nhé .
- Tao thèm chịu hèn thế !
Cuộc đấu đã thỏa thuận xong . Anh Chày bắtđầu lần lượt treo các giỏ cua vào ...... và kỳ lạ thay, chẳng có cái giỏ nào bị rơi xuống đất .
Mặt chúng tôi méo xẹo vì ngạc nhiên và vì tiếc của . Anh Chày hớn hở đổ cua vào cái bì tải đựng phân đạm rồi quăng những chiếc giỏ không lăn lông lốc .
- Nào , ra đồng bắt cua nữa đi các em , kẻo tối về nhà lại bị ăn đòn .
Trưa hôm sau chúng tôi hè nhau bắt cua bỏvào giỏ vịt to , nặng cả yến đem về bến chờ . Bọn tôi định trị cho anh một trận . Anh đến thản nhiên nhìn cái gỉo vịt nặng trình trịch rồi tụt quần áo xuống tắm .
- Chúng mày đố tao treo cái vịt này hả ? Chơi thế là chơi ác ! Được thôi. Nếu tao treo được tao sẽ cắt trụi chim cả mấy đứa . Nào ... Cảbọn đành thối lui , bởi thua cuộc lần nữa thì mất chim cả xóm . Thực ra chúng tôi sợ cách nói giận dữ của anh . Trò đùa đã đi quá giới hạn vui vẻ . Người hiền lành thường cục tính .Khi nóng lên có thể bất chấp ...
ở làng hết lớp này đến lớp khác thanh niêntòng quân lên đường đánh Mỹ . Có đứa khaigian tuổi xung phong đi bằng được . Có đứasớm mai tập trung quân ngũ ,tối còn xin ngủchung với bà một đêm cho đỡ nhớ . Anh cu Chày xin đi mấy lần nhưng xã không cho . Ông chủ tịch bảo :
- Cái thằng hấp ấy cho mặc quân phục , đội mũ đeo sao sẽ làm ô danh quân đội nhân dân .
Anh xã đội trưởng lắc đầu dứt khoát :
- Thứ đó cho đi mò gái chứ đánh nhau không đáng mặt mang chiến thắng trở về .
Bà Hội trưởng phụ nữ băn khoăn :
- Nó như con trâu đực đến kỳ xỏ ú rồi . Để ở nhà không yên tâm các đồng chí ạ . Không khéo nó làm chị em vợ bộ đội chửa hoang thìnguy . Tôi đề nghị cho đi. Nó ngu nhưng được cái khỏe mạnh . Quân đội là môi trường tốt nhất để cải tạo mọi đối tượng .
Thế là anh được trở thành chiến sỹ bộ binh . Lâu lâu ủy ban xã lại nhận được tin vui : Giấy khen thành tích bắn đạn thật , giấy chứng nhận vô địch cử tạ toàn trung đoàn , bằng dũng sỹ ... của anh gửi về . Anh không gửi thư về cho mẹ, chỉ gửi thành tích về cho địa phương .Đó cũng là cách ứng xử cao thượng và đáo để . Các ông coi thường tôi , tôi gửicho ít giấy khen làm kỷ niệm !
Sau ngày miền Nam giải phóng , trừ những người là liệt sỹ đành chịu nằm tại chỗ , nhữngngười còn sống lần lượt về làng . Họẽ nàocũng có người làm nên chuyện vẻ vang . HọTrần xưa chỉ có quan văn nay có ông Thiếutướng chính ủy sư đoàn . Họ Nguyễn có mộtông đi B từ bao giờ không ai nhớ nữa nay đã lên tới cấp tá bốn sao. Họ Dương tự hào vì có ít liệt sỹ , con cháu trở về khá đông . Nhưng cũng đáng buồn , hoà bình rồi vẫn có giấy báo tử , đồng chí Dương văn Lí tức Chày đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ . Đơn vị không gửi bản sơ đồ nơi chôn cất , nghe đồn anh bị địch thủ tiêu . Di vật chỉ có trong ba lô cóc hai bộ quân phục cũ sờn , một cuốn an-bum ảnh, ngoài bìa hình cô gái nhìn thẳng thì mặc quần áo nghiêm chỉnh , nhìn nghiêng thì nheo mắt cười , trên người rơi hết quần áo . Có người tò mò xem xong thở dài lẩm bẩm : " Thằng nàychết vì gái ! "
Lễ truy điệu bị chìm lấp trong niềm vui đạithắng. Mãi lúc ấy nhiều người mới biết tên thậtcủa anh cu Chày là liệt sỹ Dương Văn Lí . Cuộc sống ở làng quê sau chiến tranh vẫn tất bật và hình như còn nhiều vất vả nhọc nhằn hơn trước .
*
* *
Trong men bia nồng nàn của bàn tiệc nhỏ ởnhà hàng Thái Bình Dương, tôi cứ ngẩn người ra như lạc vào một thế giới khác thường ngày . Vợ chồng ông Li săn sóc chúng tôi từng tý . Thật xúc động khi người đàn bà kiều diễm còn khá trẻ luôn nhắc chồng :
- Kìa Li , anh nói nhiều quá . Để anh bạn cố hương nói với chứ . Người chồng cười hồn hậu . Vợ ông ta nhìn tôi bằng đôi mắt của nhà hảo tâm nhân từ đang nhìn một em bé mồ côitrong trại tế bần . Tôi cố tránh nhìn vào gương mặt ấy , một nỗi buồn vô cớ dâng lên . Thằng bạn chuyên cá độ quần vợt ăn uống rất tự nhiên có phần hơi quá thoải mái khi nhai các loại thức ăn . Hắn thúc cùi tay sang cạnh sườn tôi :
- Hôm nay coi như mày bao tao . Mai tao bao mày nhé . Hắn nói với tôi mà mắt thì đá lông nheo với người đàn bà rất sành điệu . Tao phải mời nàng nhảy một vài bản cho nhẹ bụng rồi nhậu tiếp . Tôi bấm nhẹ tay hắn có ý cản . Thôi đừng bày vẽ . Nhưng hắn đã đứng lên đặt một tay lên ngang ngực hướng về đôi vợ chồng Việt kiều :
- Xin phép ông Li , tôi rất hân hạnh nếu được mời bà vợ xinh đẹp của ông cùng hòa vào khung cảnh vui tươi của sàn nhảy .
- Ô kê . Rất tuyệt , phải không em ? Li hôn vào má vợ , vui vẻ nâng người đàn bà đứng lên . Này em , chiều nay anh ta bắt anh gác vợt đầu hàng đấy .
Mặt người đàn bà vẫn điềm nhiên điểm một nụcười mơ hồ rất khó đoán là có bằng lòng hay không. Thằng bạn tôi đón lấy bàn tay ngọcngà,dìu nàng đi về phía tiếng nhạc đang mời gọi .
Chỉ còn hai người , tôi dè dặt hỏi :
- Anh Chày này ... à anh Li này , vợ trẻ đẹp thế có sợ mất không ?
- Ô hô ... từ xưa đàn ông họ Dương chưa ai mất vợ , thường phải lấy thêm . Đây là cô thư ký riêng tôi mới tìm được ở Sài Gòn .
- Vợ anh đâu ? Tôi ngạc nhiên
- Đang qua bên Mỹ có công chuyện làm ăn . Li nói thêm . Bà ta lớn tuổi hơn tôi . Đó là ngườitôi phải chịu mang ơn suốt đời . Không có bà ấy chắc tôi còn sống thì cũng chỉ về làng bám đít con trâu .
Tiếng nhạc dìu dặt , ánh đèn lung linh , những tháng ngày trôi qua ,những hồi ức về làng quê nghèo đói của mình , ông Li có trí nhớ cực tốt , không hề quên một kỷ niệm nhỏ.Chứng tỏ lưu lạc phương xa trong hồn người vẫn ẩn chứa thời quá vãng hồn nhiên và cơ cực .Quả đúng anh cu Chày đã mất tích trên một chuyến tàu thuỷ pha sông biển . Nhóm người cướp tàu vượt biên trói gô anh lại chờ ra hải phận quốc tế sẽ ném cho cá ăn . Một người đàn bà cô đơn đã cứu anh . Tên Việt cộng hiền lành đẹptrai có vóc dáng thật lý tưởng , đem giết đi kể cũng đáng tiếc . Chị ta trút hết tư trang vàng bạc xin cho anh được sống . Đến trại tị nạn ,họ thành vợ chồng , được định cư ở nước thứ ba.
Tôi tò mò hơn là quan tâm :
- Anh chị sống hạnh phúc chứ ?
- Hạnh phúc ! Ông Li nhún vai cười mỉm . Hạnh phúc là một khái niệm thật trừu tượng . Có nó hay không là do mình thôi . Vợ tôi được thừa kế một gia sản lớn bên Mỹ, mười mấy năm qua nuôi tôi ăn học nên người. Đối với tôi đó có thể là hạnh phúc . Còn bà ấy , có một anh chồng người Việt trẻ khỏe , mạnh mẽ và dai sức , đó cũng có thể là hạnh phúc.
- Anh đúng là giàu vì bạn sang vì vợ . Tôi bình luận hơi vô duyên về chuyện tình của người cùng làng . Ông Li ngồi thừ ra thở dài nói bằng giọng buồn rầu :
- Cuộc sống xoay vần con người theo ý muốncủa số phận . Đừng mặc cảm và cũng đừngngưỡng mộ thái quá Đen ạ . Đôi khi tôi bỗng thèm cởi truồng đi tắm sông như lũ trẻ ở làng quê . Gut-bai tuổi thơ...!
- Anh đã về thăm quê chưa ?
- Về ngay khi máy bay vừa chạm đất . Làng mình vẫn như ngày xưa , nghèo và ngày càng có lắm chuyện đáng buồn . Phải chăng đó là một định mệnh bất biến của bao đời . Tôi xin bà mẹ tấm bằng liệt sỹ đem đi làm kỷ niệm , bàkhông cho ." Bao nhiêu năm qua mày đi theoquân đế quốc , tao sống được là nhờ cái này ". Lên xã tôi gặp tay chủ tịch , không ngờ là người cùng đơn vị , cảm ơn chính quyền và xin trả lại tiền chế độ liệt sỹ bấy lâu nay . Hắn cười :" Coi như việc đã rồi , cho qua . Giờ muốn trả lại làm thủ tục phức tạp lằng nhằng lắm . Vả lại chẳng đáng bao nhiêu , ông chi cho xã một bữa chén coi như liên hoan đón tiếp Việt kiều trở về . Liệt sỹ là liệt sỹ . Việt kiều là Việt kiều , nghe chưa ?" Hắn đưa ra một loạtyêu cầu đóng góp xây dựng quê hương làm tôiphát hoảng. Tôi xin được xây dựng lại trạm xá, trang bị đầy đủ phương tiện nhằm kế hoạchhóa sinh đẻ . Cũng là ích nước lợi nhà . Con cháu họ Dương nhà tôi đẻ khiếp lắm . Đông người thế lấy đâu ra ruộng mà cày cấy ...
Đôi bạn nhảy đã quay trở lại bàn ăn. Mặtthằng bạn tôi còn hưng phấn tột độ . Ngườiđàn bà vẫn bình thường như làm xong phận sự của ông chủ giao phó . Tôi bỗng thấy buồncười không tài nào nhịn được, có lẽ do tôi bắt đầu say . Tôi cười nước mắt nước mũi trào ra đầy mặt . Ông Li nói nhỏ với bạn tôi : "Nó đangbuồn đấy "! Người đàn bà chợt lay vai tôi với vẻ mặt hơi khó chịu :
- Anh vui tính quá . Sao không chia vui với mọi người ?
Trời ơi , khổ cho cái trí nhớ vớ vẩn của tôi . Đây chính là người đẹp cách đây mấy năm đã nhầm tôi là con lai Mỹ đen . Người đã làm tôingây ngất , làm vợ tôi suýt nữa phải đem đi cấp cứu ..
- Anh cu Chày ơi . Tôi la to khiến nhiều thực khách ngơ ngác . Anh đừng hy vọng kế hoạch hóa sinh đẻ cho dòng họ Dương nhà anh .
Đất nước thời mở cửa để đổi mới có baonhiêu chuyện lạ giống chuyện cổ tích cá chép rùng mình vượt Vũ môn để hóa rồng . Làng tôituy nghèo cũng góp vào câu chuyện : anh cuChày vốn là liệt sỹ bỗng trở thành ông Li Việt kiều yêu nước từ xa xứ mới trở về.
1994

Đền Thờ Nước Mắt
Ngày Hội Đền An Dương Vương đã qua rồi ,lối mòn lên núi cỏ bắt đầu lan kín . Tuy thế vẫn có một đôi tình nhân ở xa về , đặt những bướcchân muộn màng đi vãn cảnh . Anh nói vớinàng khi hai người ngồi trên một tảng đá phẳng lì tựa tấm phản màu nâu thẫm :
- Đoạn kết câu chuyện cổ tích ở làng anhngười ta kể hay hơn trong sách , em thân yêu ạ . Gió biển thổi lồng lộng , nàng nghe tiếng anh loáng thoáng mơ hồ. Đây là nơi cao nhất đỉnh núi , nàng ngả người nằm dài trên đá mặc cho gió lùa man dại dưới lớp vải mỏng bộ đồ xoa màu hoa cà . Hình như nàng không để ýnghe , anh là kẻ vô tình hơn cả cơn gió . Khép hờ đôi mắt chờ đợi , nàng hỏi pha chút hờn mát :
- Người ta kể ư ? Anh của em còn nhớ không? Kể đi nào . Nàng níu anh nằm xuống bên cạnh mình . Mọi khi hai đứa nằm ở tư thế này , bao giờ anh cũng là kẻ chủ động ôm choàng lấy nàng mà siết chặt, tìm cách " xâm lược " nàng , hung hăng như một đứa trẻ háu đói. Hôm nay anh nằm ngay đơ , nét mặt trầm ngâm hơi buồn buồn...
..." Hai cha con An Dương Vương chạy đến chân núi Mộ Dạ thì hết đường . Trời vừa sụptối , một bên là núi dựng như bức thành màu đen nhức nhối , một bên là biển nổi sóng cồn cào vô tận .Chiếc áo lông thiên nga của Mợ Châu đã bị nàng vặt trụi rắc dọc đường . Con ngựa hồng thân ướt đẫm mồ hôi , trong bóng tối chạng vạng đỏ thẫm màu máu . Một dây tia chớp trên trời cao bỗng sáng bừng lên , xen giữa tiếng sấm nổ liên hồi là lời thần Kim Quyphán sang sảng : " Giặc đang ngồi sau lưngmà nhà ngươi không biết!" Một trận cuồng phong nổi lên.Nhà vua quay đầu lại , dọc lối mòn vô vàn chiếc lông thiên nga bay chấp chới. Trên mình công chúa chỉ còn mảnh yếm che bầu ngực tròn căng , nàng gần như khỏa thân nửa người . An Dương Vương gầm mộttiếng chuyển rung trời đất , làm con ngựa kiệtsức đổ sụm xuống : " Mày ! Ta không ngờ chính mày là giặc ! " Hai cha con đứng bên xác con ngựa nhìn nhau trân trối . Nhà vua rút thanh bảo kiếm giơ lên . Mợ Châu quỳ xuống : " Đến lúc này con mới biết mình có tội vớinước với cha . Con đáng chết nhưng xin chahãy thương lấy đứa cháu trong bụng con đây ,nó là giọt máu tình yêu của con với chàngTrọng Thủy ." Nhà vua thét lên : " Không!Quân phản trắc ! Ta không muốn bị đời saukhinh bỉ như một kẻ đê tiện ." Thanh bảo kiếm lướt nhanh hơn chớp mắt . Trời đất tối sầm, mặt biển bỗng yên tĩnh lạ lùng ...
Máu nàng Mợ Châu chảy theo dấu chân vua cha hòa vào nước biển . Trên thi thể nàng đứacon trong bụng vẫn ngọ nguậy mãi không nguôi ...
Sáng hôm sau , một người tiều phu nhìn thấyxác công chúa , động lòng trắc ẩn đem chôncất . Ông ta trồng trên mộ một cây chuối để linh hồn hai mẹ con nàng được siêu thoát .Bao giờ cây chuối nở hoa kết trái, ở cõi âm nàng sẽừ sinh con . Ông già tiều phu không biết nàng là ai , tất nhiên ông cũng không biết đêm qua nhà vua đã nhảy xuống biển tự sát và quốc gia đã mất vào tay người phương Bắc . "
Anh ngừng lời kể , nàng nằm im suy ngẫm , chỉ còn tiếng gió biển vẫn thao thiết giữa trời đất . Anh quay sang lay vai người yêu :
- Em ngủ đấy à ?
- Không , đoạn kết câu chuyện cổ của lànganh nghe buồn hơn chứ không hay hơn trong sách . Em đã nghe đâu đó về tục lệ trồng cây chuối lên mộ những người đàn bà chửa hoang.
Họ trở về theo lối mòn ngang qua cổng ĐềnAn Dương Vương , trên cành cây gạo già cỗile lói đỏ những bông hoa đầu tiên báo hiệucuối mùa xuân. Nàng không dám ngoái lại nhìn ngôi đền cổ kính vì một nổi sợ hãi vô hình cứ bám lấy mình .
-Hồi mới nhận lời yêu anh , ba em giận lắm . Đôi khi em cứ linh cảm mình bất hạnh y như nàng Mợ Châu . Thật là may , ba em không phải là An Dương Vương, ông chỉ là nhà khoa học yêu thương con gái đến mức không muốn cho nó lấy chồng.
- Cũng may , anh không phải là chàng TrọngThủy , anh chỉ là một gã sinh viên nghèo si tình . Anh cười nhìn nàng bằng đôi mắt trong veo . Có lẽ nàng yêu anh chỉ vì ánh mắt ấy.
Bà ngoại đang đợi đôi tình nhân bên mâm cơmchiều , bà hỏi có vẻ lo ngại :
- Hai đứa bay lên Đền chơi về hử ?
- Không phải đi chơi đâu bà ơi , nghề của chúng con là phải tìm hiểu những ngôi Đền bà ạ .Anh trả lời , nàng ngạc nhiên nhìn bà :
- Có phải những người yêu nhau không được lên Đền chơi hở bà ?
- Đức Ngài thiêng lắm , thường hay quở những đứa nào dám phạm thượng . Cách đây mấy năm có hai anh chị rủ nhau chui vào trong Đền hú hí, bộ đội tập bắn tận bên kia núi đạn lạc sang tận bên này trúng ngay đầu đứa con gái ...
*
* *
Anh sống với bà ngoại từ nhỏ . Bà là người duy nhất còn tin ở Đức Ngài An Dương Vương ở cái thời người ta triệt để bài trừ mê tín dị đoan . Không tin sao được , bao nhiêu bom đạn máy bay Mỹ trút xuống vùng này nhưng nóc Đền không rụng một viên ngói . Bà nghèo nên xin bán anh cho cửa Đền , hơi sổ mũi nóng mình là bà chạy lên van xin Đức Ngài hãy thương lấy cháu . Bà đang có ý định trước khi anh cưới vợ sẽ lên xin chuộc lại đứa cháumình . Cha mẹ anh đã theo nhau đi biệt tích .Khi biết cầm thuổng gạt lớp đất đào nhữngviên gạch sò , anh mới hiểu vì sao người làng gọi tên mình là thằng Côi . Thằng Côi có mẹ theo trai, cha nó là tên đào ngũ vượt tuyến vào Nam .Ngày xưa bà ngoại nó cũng theo trai mà đẻ ra mẹ nó . Nòi nhà nó không đàng hoàng ...Côi đào gạch sò giỏi có tiếng . Bên dưới lớp đất bạc màu ngày xưa là biển , vỏ sò hàng triệu năm kết thành vỉa . Người ta xắn lên làm gạch xây nhà , xây trường học , xây trụ sở, xâynhà hát bằng thứ gạch sò nổi tiếng . Mỗi con sò khi sống hai mảnh vỏ chỉ đủ che thân mình nhưng khi nó chết đi rồi vẫn còn có thể che tổ ấm cho con người . Người làng thích mua gạch sò của thằng Côi , nó khéo tay thuổng , xắn hòn nào cũng vuông thành sắc cạnh, xây tường đều tăm tắp như gạch đúc . Họ gọi nó làthằng Côi Sò , nó sống nhờ sò , lớn lên nhờ sò , đi học nhờ sò . Tiền bán gạch sò nó giaohết cho bà lận vào cạp váy , khi cần ngửa tay xin , bà cho thì lấy , bà không cho thì thôi ,không bao giờ dám trái lời. Ai khinh mặc ngườinó là đứa cháu ngoan của bà , nó là thằng học trò giỏi nhất trường huyện .Cho đến bây giờ sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp Sử , có thể hiểu biết lịch sử nhiều quốc gia , tiểu sử nhiều vị anh hùng nổi tiếng nhưng nguồn gốc gia đình mình thì Côi chỉ biết mù mờ như làn sương dăng trên đỉnh núi...
Ngày xưa bà ngoại đẹp lắm , bà là cô Nhạn tươi trẻ , ngày Hội Đền làm bao chàng trai ngẩn ngơ . Hoẽ ném bã trầu , họ tán tỉnh bằng những câu hát ví hát phường nghe muốn rứt ra từng khúc ruột . Người hy vọng lọt mắt xanh hát lời thanh , người thất vọng hát lời bỡn cợt, thậm chí tục tằn . Làm người con gái đẹp thíchthật, lũ con trai tan tác từng đám hội , từng phiên chợ , từng buổi ra đồng. Thế rồi cũng đến lúc Nhạn phải lòng một người , anh Võ Dậu làm phu trại than trên đỉnh núi Thần Vũ. Ban đêm nhớ người yêu , Nhạn nhìn lên đỉnh núi chờ đốm lửa trại lập lòe như một ngôi sao .Anh Dậu nhớ người yêu nhìn về phía trăng mọc , nơi ấy rầm rì tiếng sóng biển. Đôi trai gái chỉ gặp nhau vào phiên chợ Phủ . Nhạn thức thâu đêm dệt vải vì lo không đủ hàng để có cớđi chợ. Còn anh Dậu lo tắm rửa thật sạch để xuống núi, thứ đồ vật anh yêu nhất có lẽ là chiếc gương soi. Họ gặp nhau chỉ nhìn nhau là đủ,hai người vốn ít lời , yêu nhau rồi thì còn biết nói gì với nhau nữa , lòng dạ mong ngày thành vợ thành chồng. Thế nhưng chỉ một lần bắt gặp ngoài chợ Phủ , ông Tây mắt mèo kiểm lâm liền mê mệt cô Nhạn hàng vải . Ông Tây dâm đãng có tiếng, ông thích đàn bà An Nam chứ không ham đàn bà Mẫu quốc nên ông thuê phu đàn bà trồng thông . Đàn bà yếu hơn đàn ông nhưng đàn bà giúp ông giã cơn nghiện giống cái. Biết bao gia đình khốn khổ vì ông Tây mắt mèo . Người ta đã đặt vè răn đe :
" Đàn bà mà đi trồng thông .
Đố ai không chửa vì ông mắt mèo "
Nhưng với cô Nhạn , ông muốn cưới làm vợhẳn hoi, theo phong tục An Nam . Ông nhờquan Phủ dẫn đội lính khố xanh đến nhà ănhỏi . Cha mẹ cô Nhạn sợ xanh mặt không dám từ chối , cũng không dám thách cưới. Thôi , coi như mất con ... Nhạn giãy đảy như đỉa phải vôi , sau một đêm khóc lóc vật vã , bỏ làng trốnlên núi báo tin cho người yêu. Cặp tình nhânthành vợ chồng trên đỉnh núi Thần Vũ cao chót vót lưng trời . Quan Tây mắt mèo tức óimáu mượn luôn quan Phủ đội lính khố xanh leo lên núi bao vây trại than . Những phu thanngơ ngác vì sự lạ , họ nói đôi trai gái có ở đây mấy ngày nhưng hiện giờ trốn đi đâu thì chịu không biết đằng nào để chỉ cho quan lớn bắt. Lệnh truy nã tên Võ Dậu vì tội tham gia hội kín liền được dán khắp chợ quê .
Thực ra sau khi rủ Nhạn trốn lên mạn ngược , anh Dậu không hề tham gia hội kín hội hở . Anh trở thành trùm băng thổ phỉ mãi giáp biên giới nước Lào , chuyên chặn đường đánhcướp những chuyến hàng mậu dịch của các công ty do người Tây làm chủ . Thỉnh thoảng anh lại cải trang thay hình đổi dạng mang thuốc phiện về xuôi đổi lấy muối đem lên . Nghe nói anh được Thần Kim Quy phù hộ độ trì , trong người luôn dắt một cái móng rùa bằng bắp tay , khi gặp nguy biến chỉ cần chìa ra là thoát thân . Hội Đền năm sau đó , ôngTây mắt mèo bị anh đón đường khi vừa phingựa ra khỏi trại thông rừng Cấm . Cái móngrùa thật ra là khẩu súng Pặc-hoọc do Tàu chếtạo, bắn một phát tiếng nổ rầm trời . Bộ ngực lông lá của quan Tây vỡ toác bằng cái đấu đong thóc .
Nước nhà độc lập , bà Nhạn dắt con gái trở về quê . Gia đình tan tác vì tù đày , vì đói kém , hai mẹ con dựng lều sinh sống trên nền đất cũ . Người làng chuyền tai nhau , cha con bé Thoa là phường lục lâm thảo khấu bất trị. Bà Nhạn cắn răng chịu đựng . Ai biết cho bà , ông Dậu được giác ngộ cách mạng đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ thượng cấp đi công cán từ Thái Lan sang Vân Nam . Thời ấy , nếu không có người quen đem uy tín bảo lãnh hoặc làm chứng thì không ai tin một tên trùm thổ phỉ lại hy sinh thân mình vì đại nghĩa , vì đất nước .
Cô Thoa lớn lên thừa hưởng ở mẹ cái duyêncon gái mặn mà nhưng chẳng ai dám ngắm nghía cho con mình. Mười tám tuổi Thoa đẹp như tiên sa, vẻ đẹp chết người chứa đựng nhiều oan trái . Cũng đi cấy dưới bùn sao chân cô trắng nõn tựa ngó sen , cũng lên núi lấy củi nhưng bàn tay thon thả như quanh năm ở nhà dệt vải. Mùa hạ gió Lào khô khốc , mùađông heo may hun hút không hề ảnh hưởng gìđến gương mặt trắng hồng và cặp môi son cắnchỉ . Thoa đi học bình dân học vụ, rồi Thoa làm cô giáo làng dạy lại cho người khác xóa mù chữ. Mấy lần ham vui cô xin đi dân công hỏa tuyến , người ta không dám cho đi vì nguồn gốc lý lịch bất minh. Bà Nhạn lo buồn cho con gái chỉ biết lên Đền thắp hương xì xụp cầu khấn . Bà ao ước Thoa có chồng con dưới một mái nhà yên ấm .
Miền Bắc hòa bình , Thoa chạy vạy xin đi công nhân nông trường . Cứ một sư đoàn bộ đội miền Nam tập kết lại phải tuyển thêm vài trung đoàn nữ thanh niên xung phong để lập nôngtrường . Khối cô nhờ hiệp định Jơnev mà khỏiế chồng và cũng khối anh chờ hai năm nướcnhà không thống nhất đành lấy thêm một bà vợ miền Bắc . Thoa gặp được một anh bộ độitập kết trong hoàn cảnh anh đang chống đối chính sách xây dựng nông trường : " Tụi tôi rađây không phải để bị đi đày, nghen ! Ra đây dưỡng sức để về chọi nhau vơi thằng Diệm . Không cho về thì tôi vượt tuyến , sợ gì . Chết bỏ ! " Họ bị kỷ luật vì tội quan hệ nam nữ bất chính và tội nói dối tổ chức . Thoa khai có cha hình như là liệt sĩ , còn anh chàng kia đích thị đã có một đời vợ trong Nam . Côi là đứa con của một mối tình tội lỗi được đem về quê gửi cho bà Nhạn nuôi nấng . Cha anh trong cơn phẫn uất đã bảo với mẹ anh : " Anh phải về trong ấy , nếu em thương anh hãy cùng đi với anh , rồi em sẽ biết , vợ anh nó bỏ đi theo giặc như anh đã báo với tổ chức. Họ ghét anh ngang bứa họ đặt điều đấy thôi ." Hai người tìm cách vượt tuyến , lần mò giữa mênh mông đại ngàn Trường Sơn và biệt tích vì một thời chiến tranh tao loạn ...
*
* *
Nửa đêm trời trở gió . Bà ngoại thiếp đi một lúc, thức giấc nhức mình , rên nho nhỏ .Bà nằm mơ thấy ông Dậu còn sống , râu tóc bạc trắng trở về quê cùng với Thoa và anh con rể miền Nam tập kết . Ba người không biết lối về nhà rủ nhau đi lên phía Hội Đền tìm bà vàthằng Côi ... Tiếng đôi trẻ vẫn trò chuyện rìrầm trong bóng tối. Bà bỗng thương thằng cháu vô cùng , tủi thân khóc một mình . Trang lứa với nó đã có người bốn năm mặt con .Ngoài ba mươi tuổi Côi mới đưa người yêu vềtrình diện .Con bé người Hà Nội có giọng nóitrong như tiếng hát đến là hay chuyện .Nó conông to bà lớn nhưng không chê cháu bà xuấtthân nghèo khó . Chúng lấy nhau cũng là sựlạ, khiến bà vui . Sắp xuống lỗ rồi , một đời cơ cực rồi, thế là mãn nguyện ...
- Anh à , ngày mai chúng mình ghé thăm chị Nương nhé .
- Để làm gì ?
- Ơ , sao lại hỏi em ? Gặp lại ngưòi yêu cũ cũng là một mô-típ truyền thống của chuyện cổ tích đấy .
- Anh đã bảo , truyện cổ tích làng anh đoạn kết thường không mang yếu tố có hậu . Thôi ngủ đi em , gà gáy sáng lâu rồi ...
- Anh phải hứa đưa em đi thăm chị ấy . Nàng nũng nịu . Nào hứa đi !
- Thì hứa !
Nhưng Côi không thể chợp mắt được nữa ...
Hồi ấy Côi thi đậu đại học với số điểm đủ để Được ưu tiên đi học nước ngoài , anh vội báo tin cho Nương , cô bạn gái thân nhất lớp. Giữa hai đứa có một khoảng cách lung linh không thể nói thành lời . Đã nhiều lần mắt họ bất chợt gặp nhau và cả hai cùng bối rối.ánh mắt chứa đựng nhiều dự cảm khi bước vào ngưỡng cửa tình yêu ban đầu . Đó là mùa hè cuối cùng của đời học sinh .Hai đứa rủ nhau lên Đền Thờ An Dương Vương cầu duyên , thả trái bưởi xuống giếng Ngọc rồi leo qua núi ra phía cửa sông Cấm ngồi chờ ... Chờ mãi không thấy ... trời tối dần ... cái hôn đầu tiên ... lời tỏ tình đầu tiên ...rồi những lời thề thốt đầutiên có cả núi sông trời biển cùng chứng giám . Trái bưởi tình đầu đã trôi lạc đi hướng nào nên hai đứa dạt theo hai phương trời khácnhau .
Đêm ấy đưa Nương về nhà , Côi được chứngkiến người yêu bị một trận đòn của ông bố vốn là cán bộ văn hóa huyện :
- Tao đã xin cho mày đi học trung cấp Thương nghiệp . Nhờ ơn bác Chủ tịch giúp đỡ không thì chuyến này mày chỉ có đi vác đất đắp đê . Học hành không lo . Yêu đương nhăng nhít . Còn anh Côi , con Nương nhà này không đến lượt anh . Đồ con rơi con rớt ! Tôi cấm anhvác mặt đến đây !
Côi bỏ chạy ra cổng nhưng rồi anh quay trở lại lắng nghe . Chỉ có tiếng chửi bới , không hề nghe thấy tiếng Nương khóc .
Chưa bao giờ anh thấy mình bị làm nhục nhưthế . ý thức về thân phận làm cổ anh đắng ngắt như ngậm phải hoa ngải . Mười ngày sau , Côi nhận được lệnh gọi nhập nhũ . Ông xã đội trưởng giải thích anh không đủ tiêu chuẩn đi học nước ngoài nhưng đủ tiêu chuẩn lênđường đánh Mỹ .Nhiệm vụ của người thanh niên là trên trận tuyến đối diện với quân thù , nơi đó ý chí tuổi trẻ được thử thách . Thốngnhất nước nhà tha hồ trở về đi học thành tài . Côi ra đi , không hề thấy sợ chết . Chỉ thấy tiếccông bà nuôi ăn học từng ấy năm . Anh ân hận , biết thế bỏ học ở nhà nuôi bà , giờ đi có chết cũng báo đáp được đôi phần .
Hết chiến tranh , anh trở về , Nương đã thành vợ người ta , thành con dâu ông Chủ tịch huyện . Chuyện Nương lấy chồng là do ngườilớn sắp xếp . Cô định từ chối , ông bố gắt ầm nhà :
- Tao với bác Chủ tịch là bạn chí cốt từ thời Điện Biên Phủ , từ thời điếu thuốc lào vê ra chia đôi . Mày chê con người ta là mày chê cáitình đời của chúng tao, hử ?
- Bố ơi , con không thể lấy người con không yêu .
- Cái thằng Côi không cha không mẹ, đen thùilùi ấy, mày yêu nó cái gì ? Bác chủ tịch xin cho mày học nghề , xin cho mày công việc , về làmdâu nhà ấy mát mẻ tấm thân , bố mẹ còn đươcù thơm lây ... Mày không nghe ...tao từ...!
Thế là Nương đành nhắm mắt đưa chân . Chồng Nương tốt nghiệp kỹ sư ở Liên Xô hiện đang công tác ngoài Hà Nôĩ .Nương bán hàng ở Công ty Thương nghiệp huyện . Người ngoài trông vào thấy họ là cặp vợ chồng đẹp đôi nhất thời bấy giờ . Côi luôn tìm cách tránh né không dám gặp lại người ấy . Anh không hề oán trách nhưng vết đau mối tình đầu đời hằn sâu như vết dao cứa vào lòng .
Điều đáng buồn là Côi biết Nương sống không có hạnh phúc . Thời sinh viên anh vẫn thấy chồng Nương làm việc ở Viện nghiên cứu gần trường Đại học .Anh ta nổi tiếng là tay cua gái , hiện đang tìm cách đeo đuổi con ông Viện trưởng . Chuyện bỏ vợ quê tìm vợ Hà Nội cũng là mốt thời thượng của những chàng xuất thân ở tỉnh lẻ ...
Đôi trai gái bước vào cửa hàng thương nghiệp huyện , Côi bỗng muốn quay lui nhưng nàng không chịu :
- Kìa anh , đã hứa với em rồi mà .
- Anh chẳng hiểu vì sao em cứ bắt anh gặp lại cô ấy .Cứ như là em định khủng bố anh ! Côi hơi xẵng giọng .
- Mình cứ gặp chị ấy đã . Em rất muốn chứng kiến cảnh hai người gặp lại nhau . Giọng của nàng dịu dàng nhưng vẻ mặt thật cương quyết .
Nương nhìn thấy Côi , chị hơi bối rối đánh rơi chiếc kéo cắt vải , gương mặt sầu muộn hơi ửng lên :
- Trời ... Anh Côi . Anh ... mua gì ạ ?
- Chào Nương , tôi chỉ ghé qua thăm thôi . Anh nói nhanh rồi quay sang giới thiệu . Đây là phu nhân tương lai của tôi . Anh vỗ nhẹ vai nàng .Em à , chị Nương bạn cũ của anh đấy .
Nương đã lấy lại được bình tĩnh, chị nói rấtchân thành :
- Xin chúc mừng hai người . Thế bao giờ anh Côi cho em ăn trầu ?
- Sắp rồi chị ạ . Nàng lên tiếng , giọng thánh thót như tiếng chuông reo . Lần này chúng em về đón bà ra Hà Nội . Tháng sau sẽ tổ chức lễcưới ngoài ấy . Nếu chị ra thăm anh , hân hạnh mời anh chị đến chung vui với chúng em nhá .
Gương mặt Nương bỗng sa sầm , lộ vẻ hốchác mệt mỏi .Chị đang mang thai đứa con thứba , hy vọng nó sẽ là con trai vì hai đứa trước là gái .Anh chồng luôn kiếm cớ đòi ly dị . Mỗilần anh đưa đơn , Nương đều sẵn sàng kýnhưng hễ hai vợ chồng ra Tòa là hai ông bố xuất hiện để can thiệp . Hai ông rất tâm đầu ý hợp :
- Chúng tôi đều là cán bộ , các đồng chí chớ cho chúng nó cắt đứt , có hại uy tín danh dự của hai gia đình .Chúng tôi vừa là thông gia vừa là đồng chí .
Tòa không xử theo đương sự . Tòa xử theonguyện vọng của hai ông thông gia. Sau mỗi lần ra Tòa , Nương lại chửa một đứa . Anhchồng quả là người có tài làm lành với vợ...Còn Nương nhiều lúc nghĩ đến con mà đành chấp nhận sống cho qua ngày .
Gặp lại Côi, chị không khỏi bùi ngùi xót xa . Ngày xưa xa xôi ...Bây giờ anh đã thuộc về người khác giữa một thời đã khác .
- Em rất mừng cho anh , anh Côi ạ. Biết đến khi nào còn gặp ...
Anh có cảm giác hình như Nương không muốn gặp lại mình như thế này, lời nói của chị hoàntoàn có thể hiểu là một lời từ biệt .
Trên đường trở về , Côi buồn rầu nói với nàng :
- Gặp lại người yêu cũ là gặp lại người đã chết . Hình như ông Gor-ky nói thế,phải không em?
Nàng luồn tay vào mái tóc anh âu yếm :
- Em xin lỗi . Em ích kỷ lắm .Bây giờ em mới tin anh là của riêng em . Chồng chị Nương đã cóthời đeo đuổi em . Hắn là một tên vô liêm sỉ : Hắn bảo vợ không hề yêu thương hắn , chỉ thương nhớ người tình cũ , nên đẻ ra những đứa con thân xác thì của cha nhưng tâm hồn thì của người khác . Hắn coi đó là tội ngoại tình . Anh đừng giận em nhé , có lúc em cũng ghen với chị ấy . Tại anh thật thà kể cho em nghe làm gì ... Ôi, em yêu anh quá !
Đúng là một ngày tệ hại nhất cuộc đời . Buổi trưa , Nương treo biển nghỉ bán ở quày hàng về nhà pha thuốc ngủ vào nước ngọt . Có lẽ do ma quỷ xui khiến , do tiền oan nghiệp chướng đưa đẩy , người mẹ cùng hai con uống hết ,rồi đổ xăng khắp nhà . Chờ cho bọn trẻ mê mệt , chị khóa cửa và châm lửa ...
Từ xưa đến nay chưa có vụ cháy nào bi thảm hơn . Hội Đền năm sau người ta còn bàn tán chuyện anh chồng , con trai ông Chủ tịch huyện thương vợ con đến mức hóa điên . Và đang đêm có hai người lạ một nam một nữ đến trồng trên mộ người đàn bà đang mang thai một cây chuối vì hôm đưa ma nhà đám quên trồng .
Thế đó , trên mặt đất này ân oán còn nhiều tơ vương lắm .
1993


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét