Thứ Ba, tháng 5 20

những câu chuyện thời bao cấp (21)

TƯỞNG NHƯ XA XÔI LẮM
Mười năm miền Nam trong cơ chế tập trung bao cấp sao mà dài quá và chuyện từ giã cơchế ấy cũng chỉ mới đây thôi mà tưởng như xa xôi lắm. Tôi gần như quên rồi. Đó là thời kỳ mà thành quả kinh tế tưởng tượng rất lớn, nhưng thành tích cụ thể rất nghèo nàn.
Bệnh nói dối bắt đầu
Sau giải phóng, có những thời điểm quan trọng của đất nước tôi không có mặt tại vị trí công tác. Năm 1975 tôi đang dự lớp học ngắn ngày ở Hà Nội sau khi dự lễ Quốc khánh lầnthứ 30 tại Ba Đình lịch sử. Cải tạo côngthương nghiệp với các chiến dịch kê biên, quản lý rầm rộ thì tôi đang học hai năm cũng ởHà Nội.
Tôi hơi buồn vì không có dịp lập công, nhưngsau đổi mới tôi mừng hú vía. Chỉ có cái chuyện cải tạo nông nghiệp mà tôi rất hăng hái - sau khi học xong chương trình lý luận cao cấp T.Ư, làm phó bí thư huyện ủy, trưởng ban cải tạo huyện Phú Tân - dù hăng hái nhưng vẫn không được mảnh giấy khen nào, kể cả suốtquá trình hơn 10 năm sau giải phóng. Trong thâm tâm tôi, cho đến tận bây giờ, đôi khi cảmthấy điều đó là hạnh phúc!
Ở huyện năm năm, kể cả hai năm đi học, tôi làm việc quên mình - trẻ tuổi mà. Nhữngchuyện cười ra nước mắt như mọi người nhắc lại, tôi đều có biết hoặc có làm, kể hoài saohết, nghe và đọc nhiều cũng nhàm, vì nó lặp đi lặp lại một cách đơn điệu và máy móc như được lập trình.
Nhưng có những cái thì không thể nào quên. Đó là điều tôi nhận thức và giác ngộ rằng làmnhững chuyện như vậy là lo cho dân, lo choTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hùng mạnh, cho không còn người bóc lột người.
Nhưng khi hướng dẫn đoàn thể và dân nghèo không đất (kể cả dân chạy xe lôi) để cấp đấtthì người chủ đất (trung nông) mặt ủ mày chauchứ không phải hung hăng "chống người thi hành công vụ" như một số trường hợp bây giờ, còn người được nhận đất, có số lắc đầu bỏ về.
Chiều, tôi đến hỏi tại sao, được trả lời: "Đấtcủa người ta mà lấy gì kỳ vậy". Tôi báo cáo việc này tại cuộc họp ở tỉnh, một đồng chí lãnh đạo tỉnh phán một câu "không ham đất, không nhận đất là không phải nông dân"(!)
Một buổi sáng năm 1979 tôi đến dự đại hộithành lập tập đoàn sản xuất số 1 ấp Thượng1, xã Phú Mỹ. Khi đi ngang qua nhà các tập đoàn viên, tôi nghe một phụ nữ khoảng trên 40 tuổi nói to với con: "Ăn cơm lẹ đi để mà dự đại hội".
Lời thì thật mà giọng thì mỉa mai. Đến 9 giờ mà chỉ có toàn con nít và đại diện các đoàn thể xã, ấp và mươi người dân không đất. Rồi đại hội cũng thành công. Đêm tôi không ngủ được với những câu hỏi cứ cật vấn: "Chủ nghĩa xã hội là ưu việt, Đảng ta không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của dân, việc đưa nông dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất là vì họ chứ đâu phải vì ta. Vậy tại sao dân chống? Cho đất để có ruộng cày mà sao có người lạikhông chịu...?" Trong bài thơ tặng Đại hội VI của Đảng, tôi tâm sự:
Nhưng đã mười một năm ai cũng nhận ra rằng
Đường hạnh phúc không phải trong gang tấc
Đã làm bạc những mái đầu ái quốc
Những suy tư khi nhắm mắt vẫn chưa rồ
Cảnh đói nghèo chạy gạo ngược xuôi.
Bởi vì: Đơn độc, xa dân dù ta có triệu con người
Cũng là chỉ bóng mờ trên đường thẳm.
Và: Đừng ban lệnh từ trên và cũng không dọadẫm
Lệnh từ cõi chín tầng dĩ vãng đã lùi xa
Lòng từ bi từ cửa Phật ban ra
Đó cũng chỉ mới là lời cầu nguyện
Mọi ý cao siêu mọi điều phúc hạnh
Không phải từ tấm lòng mà phải từ cuộc sốngđặt ra.
(Thơ Mở Đường - 1986)
Đầu tháng 9/1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói trước đoàn đại biểu miền Nam ra Hà Nội, đại ý: "Các đồng chí ra đây là đi thăm chơi, nghe và thấy về làm có chọn lọc, đừng bắt chước miền Bắc, làm rập khuôn hợp tác xã dân kêu lắm".
Hôm sau lên Tam Đảo, đến trước nhà nghỉ của cụ, cụ ra tiếp nói chuyện vui vẻ và nhắc lại lời nói trên một lần nữa. Nghị quyết của Ban Bí thư về tình hình miền Nam sau giải phóng tôi mới học cũng còn nói duy trì các thành phần kinh tế...
Vậy mà khi về, dự các hội nghị thì nghe "quyết liệt" quá, như chủ nghĩa tư bản chực nuốt ta và nếu cải tạo nền kinh tế tư bản ít năm sau là sẽ có chủ nghĩa xã hội ngay. Một không khí hừng hực cách mạng, căng thẳng không kém chuẩn bị đồng khởi.
Trong nội bộ bắt đầu có chuyện nhận xét vềnhau và bệnh nói dối bắt đầu. Hôm du kích,công an xã Phú An rượt tịch thu bắt đàn vịt mấy trăm con của vợ đồng chí Bảy Hồ, phó bí thư huyện ủy. Vợ đồng chí ngăn cản, tẩu tán... Báo cáo được gửi về huyện.
Có người nói ở thời đó không có tham nhũng(trừ đặc quyền đặc lợi). Đúng là nghèo quá đến mức không có gì để tham nhũng. Hay nói đúng hơn là cái nghèo được đem chia đều cho mỗi người, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao. Năm sau nghèo nhiều hơn năm trước.
Đến không còn gì để mà chia nữa. Ở Bảy Núi quê tôi thời đó có câu chuyện thật mà như tiếu lâm: tên trộm khoai mì để lại hiện trường hai câu thơ: Bần cùng sanh đạo tặc. Không ăn cắp khoai mì lấy... gì ăn! Cuộc sống dồnchúng ta đến chân tường của cơ chế lỗi thờimà nếu không phá nó đi thì không còn đườngsống.
Toàn Đảng đồng lòng phá nó, Đảng bộ An Giang đi đầu trong cuộc đột phá đó, cho dù không ít người "ba phải" chờ thời hoặc tỏ ra "kiên định cách mạng" nhưng không thể ngăn được dông bão cách mạng.
Và năm 1986, cái gì đến phải đến. Đại hội VI của Đảng là mốc son và những người gópcông đóng cái mốc son ấy trong lịch sử đấtnước được người đời nhắc nhở như các cụ Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt... là những "đại công thần" đổi mới!
Lý lẽ vịt ăn lúa còn ghê gớm hơn chim sẻ ăn lương thực ở Trung Quốc nên ai mà không sợ. Đồng chí Bảy Hồ rất trầm tĩnh, lắng nghe, còn bên ngoài thì cán bộ xầm xì về việc lãnh đạo không gương mẫu.
Tôi nghe sao ray rứt, bần thần cho chủ trươngvà thương cho đồng chí mình quá! Phía sau văn phòng huyện ủy có mảnh đất sản xuất lúa hai vụ rất tốt, đang sản xuất 6 tấn/ha, vậy màkhi thành lập hợp tác xã Phú Mỹ 1 năng suất chỉ còn trên dưới 3 tấn/ha.
Đây là hợp tác xã điểm, đích thân một đồngchí ủy viên thường vụ tỉnh ủy phụ trách chỉđạo. Vậy mà chỉ từ hội trường huyện ủy đếnngoài ruộng đã nghe nói khác nhau: ngoài ruộng thì nói vào hợp tác xã lúa tiêu điều, lên bục phát biểu thì hợp tác xã hơn cá thể, "làtrục quay" của cách mạng lúc này, hợp tác xãPhú Mỹ 1 là thí dụ...
Có người nói móc "cái bục này là chỗ để nói dối"! Được cái là tỉnh ủy và các ban đảng cũng biết nhiều huyện, xã báo cáo "cơ bản hoàn thành" cải tạo nông nghiệp là hình thức, nhưng không bắt tội ai mà còn tặng bằng khen là khác.
Nhờ đó mà An Giang mới ít khổ một chút. Lúc ông Sáu Hơn (Nguyễn Văn Hơn) là thứ trưởngBộ Nông nghiệp, mỗi lần về tỉnh gặp anh em,ông hay nói: "Ở bộ tôi chỉ làm cái việc nghe nơi nào cơ bản hoàn thành cải tạo nôngnghiệp là tôi đến cấp bằng công nhận. Vậy thôi!"
Không tiền mua được lúa mới hay
Còn chuyện "thu mua" lương thực, mỗi lần vào vụ là "mở chiến dịch giao lương" liên tục ở bacấp địa phương. Dù thu mua không đạt chỉ tiêu, nhưng với số lúa gom góp được thì không nơi chứa. Có lần tôi tình cờ đem một nắm lúa đã nảy mầm thành mạ từ trạm thu mua xã Tân Hòa về để báo cáo với huyện ủy.
Lúc này đồng chí Nguyễn Văn Linh, trưởng Ban Dân vận Trung Ương, đang có mặt tại văn phòng huyện ủy, ông nhận "nắm mạ" từ tay tôi, chau mày và quay sang nói với đồng chí Tư Việt Thắng, bí thư tỉnh ủy: "Anh gói lại gửi cho Ban Bí thư". Tại các điểm thu mua lúa để tràn ra lộ, vậy mà cấp trên cứ "đốc chiến".
Có lần đồng chí bí thư huyện ủy triển khai:"Không có tiền mà mua được lúa mới hay". Trời ơi, mua rẻ mà còn không có tiền, mua không kho chứa phải để lên mộng mà còn đốc chiến liên tục thì thật không giải thích nổi.
Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần IV, ông Sáu Hơn về làm bí thư tỉnh ủy, tôi còn tiếp tục làm công tác tổ chức, đề xuất và giúp tỉnh ủy giải quyết chính sách cho hàng trăm cán bộ sơ, trung, cao cấp tỉnh đã đến hoặc quá tuổi để về hưu.
Một đội ngũ cán bộ tương ứng với nhiệm vụmới được bổ sung, cùng tỉnh ủy tăng tốc. Đócũng là nhân tố quyết định đổi mới thành côngở An Giang. Và tôi có dịp khắc phục khuyếtđiểm năm xưa khi ở huyện vì đã "góp phầntích cực" làm cho sản xuất nông nghiệp trì trệmột thời gian dài; đó là đến năm 1988 đượctỉnh ủy phân công làm giám đốc Sở Nông nghiệp.
Tỉnh ủy An Giang từ khóa IV đến nay sắpbước vào Đại hội VIII, trải qua 20 năm, cùngvới một đội ngũ cán bộ được đào tạo, rènluyện trong đổi mới đã trưởng thành thật sự. Một đội ngũ có tâm vì dân là trên hết rồi sau đó mới vì cấp trên. Chấp nhận trả giá.
Tôi nay đã 60 tuổi, sẽ từ diễn đàn đại hội tỉnh lần này về thẳng đời sống thường dân, nhưng nhìn đội ngũ anh em đang tiếp tục, tôi thấy vui vui vì sự hùng hậu, trí tuệ và từng trải trong sự nghiệp đổi mới của họ. Và tin họ cũng sẽ vượtqua những cạm bẫy, rào cản trên đường, trong ánh bình minh đổi mới!
Long Xuyên, 4/12/2005
NGUYỄN MINH NHỊ
(phó bí thư tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnhAn Giang)

TỪ CHẠY GẠO ĐẾN PHÁ CƠ CHẾ GIÁ
Từ năm 1978, sau chiến dịch cải tạo, lập tứcTP.HCM thiếu gạo - điều chưa từng có trong lịch sử miền Nam. "Hòn ngọc Viễn Đông" phải ăn độn bo bo là điều không thể tưởng tượng nổi.
Ý tưởng "xé rào"
Những người chịu trách nhiệm ở TP.HCM lúc đó đứng trước một bài toán nan giải: phải chấp hành chủ trương của Trung ương là tiến hành cải tạo, xóa bỏ thị trường tự do, nắm trọn khâu bán buôn. Nhưng lương thực không cóvì không huy động được.
Chuyện thu mua lương thực của các tỉnh đồng bằng là chuyện của trung ương, không phải việc của thành phố. Thành phố không đượcphép trực tiếp mua gạo ở các tỉnh. Mà nếu có được mua thì với giá "mua như giựt" cũngkhông thể nào mua được.
Chưa bao giờ người dân thành phố không có gạo để ăn. Bây giờ sau giải phóng lại không đủ gạo ăn, thay vào đó là khoai mì, khoai langthậm chí hạt bo bo.
Từng đổ xương máu cho cuộc kháng chiến và sau đó lãnh đạo thành phố, Bí thư Thành ủy TP.HCM Võ Văn Kiệt có lẽ là người nhức nhối nhất, vì cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Đảng, trước dân thành phố.
Ông đã tuyên bố trước lãnh đạo các ban ngành thành phố: "Không thể để một người dân nào của thành phố chết đói". Nhưng làm thế nào để dân không đói? Gạo không đượccung cấp. Tiền thì không có. Nếu có cũng không được phép đi mua. Mua được thì phải bán theo giá cung cấp do Nhà nước quy định. Thế thì càng chết. Nếu dân không chết thì ngân sách chết vì thiếu hụt. Người đi thu mua cũng chết vì vi phạm quy chế. Biết làm sao đây?
Cả tập thể thành ủy và những bộ phận có liên quan, trước hết là cơ quan lương thực, cùngtrăn trở. Bà Ba Thi, giám đốc Công ty Lươngthực thành phố, vốn là người năng nổ, xông xáo và có gan tìm ra những giải pháp đột phá,như một bản năng của bà từ thời hoạt độngchống Mỹ. Từng lăn lộn khắp đồng bằng sông Cửu Long, bà biết rất rõ thị trường gạo ở đây.
Vấn đề không phải là thiếu, mà là không muađược. Vậy phải tìm cách nào để mua? Bà đềxuất với Bí thư Thành ủy: "Đi về đồng bằngsông Cửu Long tổ chức thu mua gạo trên thịtrường, đem về phục vụ đồng bào thành phố". Ý kiến này cũng đã xuất hiện trong đầu của nhiều cán bộ có trách nhiệm lúc đó. Ý hợp tâmđầu, từ những ý tưởng đột phá cá nhân đãhình thành ý kiến của tập thể.
Vào những năm cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980, khi "thị trường" còn là điều cấm kỵ, nền kinh tế bị trói chết trong cơ chế "tập trung"và chế độ bao cấp hoang phí, là Ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị, đứng đầu cơ quanlãnh đạo của Đảng ở TP. HCM, ông Võ VănKiệt đã đến từng nhà máy loay hoay tiến hànhnhững cuộc thể nghiệm cục bộ không có tiền lệ và ngoài vòng pháp luật hiện hành.
Ông trò chuyện với công nhân và đứng sau lưng các giám đốc dám đánh đổi tất cả để sảnxuất bung ra. Lúc đó, người ta nói rằng: nhândân Sài Gòn vốn có nhiều kinh nghiệm trong kinh tế thị trường đã cứu lấy đảng bộ của mình. Nhưng không thể không thừa nhận sự bứt phá của cá nhân ông Kiệt trong suy nghĩ và hành động nhằm vượt qua thực trạng kinh tế tiêu điều lúc ấy.
Huỳnh Sơn Phước
Trích từ sách "Ấn tượng Võ Văn Kiệt"
Do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long và NXBTrẻ xuất bản năm 2002
Anh chị đi tù, tôi sẽ mang cơm nuôi
Ông Lữ Minh Châu, lúc đó là giám đốc Ngânhàng Nhà nước ở TP.HCM, còn nhớ một bữa ăn sáng được mời rất bất ngờ. Ông Châu kể: anh Sáu Dân (tức Võ Văn Kiệt, bí thư thành ủy) gọi điện rủ tới nhà ăn sáng.
Tôi hỏi có chuyện chi để tôi chuẩn bị. Anh nói "lên đây sẽ biết". Tới nơi tôi mới biết anh cũng đã gọi một số người khác. Trong đó có anh Năm Ẩn - giám đốc Sở Tài chính, anh Năm Nam - chánh văn phòng Thành ủy và chị Ba Thi.
Ăn sáng xong, anh Sáu Dân nói: "Hiện nay, dựtrữ gạo của thành phố chỉ còn có vài ngày.Mình không thể để cho dân thiếu gạo được. Nhưng việc này với cơ chế hiện nay, không phải dễ giải quyết. Bộ Lương thực có trách nhiệm cung cấp gạo cho thành phố nhưngchưa bao giờ cung cấp đủ và kịp thời. SởLương thực thì không được phép mua với giá thỏa thuận. Dân đồng bằng sông Cửu Long có gạo nhưng không chịu bán nghĩa vụ cho Nhà nước vì họ bị thiệt. Trong khi đó dân thành phố có tiền và sẵn sàng mua với giá thỏa thuận thì lại không được xuống mua và đưa ra khỏi tỉnh. Tại sao chúng ta không ráp hai mối này lại? Đó là vấn đề mà tôi mời các anh chị đến để hiến kế giải quyết".
Ông Châu trầm ngâm nhớ lại: "Đúng là rất khókhăn. Ngoài các vướng mắc mà anh Sáu Dân nêu ra, cơ chế của từng ngành cũng có đủ thứbó buộc. Chị Ba Thi phải lấy danh nghĩa "cánhân" chứ không thể lấy danh nghĩa Sở Lương thực để mua gạo theo giá thỏa thuận. Nhưng cá nhân thì tài chính không thể ứng vốn, ngân hàng cũng không thể cho vay hoặcchi tiền mặt. Việc xin mua ở tỉnh và việc vận chuyển về thành phố cũng không phải dễ dàng.
Bàn tới bàn lui rồi cũng có lối ra, chúng tôi nghĩ: vướng do cơ chế thì chỉ còn cách "xé rào". "Xé rào" không phải khó. Nếu anh Sáuđồng tình với việc làm tuy gọi là "xé rào"nhưng có lợi và hợp tình, hợp lý thì chúng tôi làm được ngay: tài chính xuất tiền vốn chi cho chị Ba Thi mua gạo, ngân hàng xuất tiền mặt theo lệnh chi của tài chính và cho giấy đi tỉnh.
Chị Ba Thi liên hệ với địa phương để mua gạo và xin phép chở về thành phố tổ chức bán thu tiền về và quay vòng tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho việc "xé rào" thì tài chính phải cử cán bộ đi cùng làm kế toán, ngân hàng cử cán bộgiữ và chi tiền mặt, còn chị Ba Thi phụ trách chung, gọi là tổ trưởng "Tổ thu mua lúa gạo" (có người gọi đùa là tổ buôn lậu gạo).
Ông Sáu Dân đồng tình với phương án này vàchịu trách nhiệm về chủ trương để các ngành làm. Bà Ba Thi nói: "Làm cách này thì chúng tôi làm được, nhưng nếu Trung ương biết là đi tù đó". Ông Sáu Dân vừa nói vừa cười: "Nếu do việc này mà anh chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi". Một câu tuyên bố như một lời thề mà nhiều người đến nay vẫn thường hay nhắclại.
Phá cơ chế giá lỗi thời
Chuyện mua lúa giá thị trường tưởng đơn giản nhưng là việc tày đình. Giám đốc Công ty Lương thực thành phố dám đánh cả đoàn xe xuống đồng bằng sông Cửu Long mua lúa giá 2,5 đồng/kg (tương đương 5 đồng/kg gạo). Gạo chở về Sài Gòn bán theo giá kinh doanh (giá mua thực tế + chi phí xay xát + chi phí vận tải + thặng số thương nghiệp).
Trong khi giá lúa do Ủy ban Vật giá quy định, Bộ Chính trị duyệt và Thủ tướng ký là 0,52 đồng/kg. Bà Ba Thi mua cao hơn năm lần quả là chuyện động trời. Nhưng lý do của bà khó ai có thể kết tội: phải lo cho cái bao tử của 3 triệungười dân thành phố. Đúng là bà dám vượt đèn đỏ, nhưng là ngồi trên xe cứu thương và cứu hỏa vượt công khai, chính đáng.
Cái mốc "phá giá" này đã đẩy giá lúa khắpđồng bằng Nam bộ lên 2,5 đồng/kg. Giá chỉ đạo 0,52 đồng/kg bị vô hiệu hóa. Không bao lâu sau, mức phá giá đó lan ra cả nước. Không lùi được nữa.
Sự đột phá của Công ty Lương thực thành phố không chỉ cứu cái bao tử người dân thành phố mà còn cứu nông dân cả nước khỏi cơ chế giá nghĩa vụ quá ư lỗi thời.
ĐẶNG PHONG (chuyên gia sử kinh tế Việt Nam)

BÙ GIÁ VÀO LƯƠNG
Trong cảnh khốn khó của "đêm trước" đổi mới, có những đột phá táo bạo mà những người mở đường chấp nhận đầy rẫy rủi ro, thậm chí bằng cả sinh mệnh và sự nghiệp của họ.
Nhưng may mắn thay, thực tế đã cho câu trảlời đầy thuyết phục. Câu "bù giá vào lương" như lời thần chú của cán bộ công nhân viên thời đó.
Khắc khoải đồng lương
Mẹ con bà Đường (Hà Đông, Hà Tây) hôm ấydậy rất sớm. Người đi chợ mua thức ăn. Người đánh rửa ấm chén, quét nhà. Người thắp hương, cắm hoa lên bàn thờ... Chiều ấy, sau năm năm đi công nhân cầu đường, ôngBùi Văn Can, chồng bà, về thật.
Đặt balô xuống, ông chia kẹo cho đàn con, đưa vợ nửa cân đường, một lọ mỡ là những thứ ông nhịn ăn trước khi về quê. Cuối cùng làtem gạo (suất ăn) của ông trong mấy ngày nghỉ cùng tờ giấy chứng nhận chiến sĩ thi đua. Có ý chờ mãi nhưng không chịu được, bà Đường hỏi: "Bố mày còn gì đưa tôi cất cho?"
Ông Can nguýt bà một cái nói: "Quà của mẹnó đây!". Nói rồi ông móc ra hai cái mũ vải. Một cái nam và một cái nữ may bằng vải thô, đường chỉ công nghiệp đơn giản, trong lót vải kẻ, hai bên có khoét lỗ nhôm để xỏ dây, trị giá khoảng một tô phở/chiếc. Bà Đường thất sắc ngồi phịch xuống đất thốt lên cay đắng: "Trờiơi ông đi làm năm năm đằng đẵng mà mang về được hai cái mũ à?"...
Ông Can tâm sự: "70% thu nhập của một cánbộ hay công nhân là tem phiếu. 30% còn lại là lương. Thử hỏi, mỗi tháng tem gạo: 17 kg, thịt: 1,2 kg, đường: 0,75 kg thì tôi có thể để dành được gì? Đấy là chưa kể nó bị hao hụt, mốc, rách, thối, hỏng... khi đến tay tôi cũng như với những công nhân khác.

BÙ GIÁ VÀO LƯƠNG
Trong cảnh khốn khó của "đêm trước" đổi mới, có những đột phá táo bạo mà những người mở đường chấp nhận đầy rẫy rủi ro, thậm chí bằng cả sinh mệnh và sự nghiệp của họ.
Nhưng may mắn thay, thực tế đã cho câu trảlời đầy thuyết phục. Câu "bù giá vào lương" như lời thần chú của cán bộ công nhân viên thời đó.
Khắc khoải đồng lương
Mẹ con bà Đường (Hà Đông, Hà Tây) hôm ấydậy rất sớm. Người đi chợ mua thức ăn. Người đánh rửa ấm chén, quét nhà. Người thắp hương, cắm hoa lên bàn thờ... Chiều ấy, sau năm năm đi công nhân cầu đường, ôngBùi Văn Can, chồng bà, về thật.
Đặt balô xuống, ông chia kẹo cho đàn con, đưa vợ nửa cân đường, một lọ mỡ là những thứ ông nhịn ăn trước khi về quê. Cuối cùng làtem gạo (suất ăn) của ông trong mấy ngày nghỉ cùng tờ giấy chứng nhận chiến sĩ thi đua. Có ý chờ mãi nhưng không chịu được, bà Đường hỏi: "Bố mày còn gì đưa tôi cất cho?"
Ông Can nguýt bà một cái nói: "Quà của mẹnó đây!". Nói rồi ông móc ra hai cái mũ vải. Một cái nam và một cái nữ may bằng vải thô, đường chỉ công nghiệp đơn giản, trong lót vải kẻ, hai bên có khoét lỗ nhôm để xỏ dây, trị giá khoảng một tô phở/chiếc. Bà Đường thất sắc ngồi phịch xuống đất thốt lên cay đắng: "Trờiơi ông đi làm năm năm đằng đẵng mà mang về được hai cái mũ à?"...
Ông Can tâm sự: "70% thu nhập của một cánbộ hay công nhân là tem phiếu. 30% còn lại là lương. Thử hỏi, mỗi tháng tem gạo: 17 kg, thịt: 1,2 kg, đường: 0,75 kg thì tôi có thể để dành được gì? Đấy là chưa kể nó bị hao hụt, mốc, rách, thối, hỏng... khi đến tay tôi cũng như với những công nhân khác.
Cay đắng hơn là người ta không cần biết tháng này tôi thiếu gạo hay dầu, cần xà phòng hay kem đánh răng, áo may ô hay mũ cát két...mà họ cứ có gì thì phát nấy. Nên cái thiếu cứ thiếu, cái thừa cũng chẳng dám bán (vì sợ lúc khác lại thiếu). Còn lương, chao ôi nó ít ỏi kinh khủng! Mỗi tháng tôi được 50 đồng, nếu quá chân ra chợ với mấy ông bạn chỉ một hai bữa nhậu là hết". Ông Can còn chưa dứt cơn bùi ngùi xót xa của hơn 20 năm trước.
Thời đó những người ăn lương nhà nước đều sống trong cảnh như nhà ông Can, bà Đường dù ngoài Bắc hay trong Nam bởi mô hình miền Bắc được áp vào miền Nam sau giải phóng. Thay vì trả hoàn toàn bằng tiền thì Nhà nước trả bằng hiện vật (những thứ mà người lao động nếu có tiền cũng sẽ phải mua).
Tuy nhiên khi mậu dịch quốc doanh không đủ hàng hóa, bắt buộc phải dựa vào thị trường tự do thì toàn bộ những tính toán và hệ thống giácả của Nhà nước cũng bị chi phối của quy luật cung cầu. Lúc này những yếu tố tích cực của chính sách tiền lương đã biến dạng thành những yếu tố tiêu cực. Sự tiêu cực, méo mó ấy khiến ai cũng có lương nhưng không ai đủ sống, ai cũng không đủ sống nhưng ai cũng sống...
Khơi lại để tiếp tục chuyển mình
"Đêm trước" đổi mới lại hiện về trong mỗi chúng ta, trong đó có tôi - thế hệ "thừa hưởng"10 năm bao cấp như những cuốn phim quay chậm... với ký ức buồn vui lẫn lộn. Đó là cảmgiác của những ai đã từng vật lộn với một thời bao cấp...
Năm 1981, sau khi tốt nghiệp Trường cao đẳng Ngân hàng, chị gái tôi được Ngân hàng Hưng Nguyên (Nghệ An) nhận vào làm. Tiêuchuẩn tết của chị tôi được 1,5 kg thịt heo.
Còn nhớ ngày 27 tết năm đó, chị tôi nhắn tôi từ quê xuống thị trấn Thái Lão, huyện HưngNguyên (khoảng 30km) để lấy thịt heo về cúng ông bà. Đi xe đạp mất một buổi và chờ nguyênmột ngày tôi mới lấy được 1,5kg thịt, 0,5kg lòng heo và được thêm hai tô nước lèo từ cơquan chị về nhà.
Năm đó cả nhà tôi sum họp và ăn một bữa tất niên ngập tràn niềm vui vì có thịt heo, tiêu chuẩn tết của chị. Bố tôi nói với cả nhà: các con gắng ăn học nên người, mai này được như chị đã có Đảng và Nhà nước quan tâm.
Năm 1986-1987, ngành lương thực Hải Phòng thông báo hết gạo, hơn 1.000 sinh viên của Trường đại học Hàng hải - Hải Phòng có nguy cơ tạm ngưng một năm vì không có gạo.
Để giải quyết khó khăn, trường đã làm công văn và phát cho mỗi sinh viên một tờ để trìnhcác trạm kiểm soát khi mang gạo từ quê ratrường. Lợi dụng tình hình này, thỉnh thoảng chúng tôi cúp học và trốn về nhà buôn gạo tuyến Vinh - Hà Nội - Hải Phòng. Số lượng gạo buôn được không nhiều vì bị giới hạn 18kg/công văn, song một phần nhờ nó màchúng tôi qua được cơn bĩ cực.
Ngọc Luận (Vũng Tàu)

MỘT ĐỀ ÁN KHÔNG THỂ BỎ DỞ
Mũi đột phá chế độ tiền lương gây ấn tượngnhất bắt đầu từ Long An. Ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính), bí thư Tỉnh ủy Long An - một nhà lãnh đạo đậm đặc tính khảng khái Nam bộ, quyết định phải làm gì đó thay đổi cơ chế giá cả, tiền lương. Lựa chọn trong giới trí thức địa phương, ông gọi phó giám đốc Sở Thương nghiệp lúc bấy giờ là ông Hồ Đắc Hi lên trao đổi. Những cái đầu và con tim đang trăn trở gặp nhau.
Ông Hi dốc hết tâm trí soạn thảo đề án cải cách phân phối lưu thông ở Long An. Đề án này xác định lại giá cả, tiền lương phải dựa trên quy luật giá trị và cung cầu cũng như những nguyên tắc kinh tế hàng hóa khác chứkhông thể duy ý chí. Ông Hi lấy trường hợpthu nhập của ông Chín Cần để tính toán: tổngtiền lương và 16 mặt hàng phân phối theo địnhlượng, tất cả quy ra giá thị trường thì lương bí thư tỉnh ủy xấp xỉ 600 đồng.
Tuy nhiên vì những lý do như chất lượng hànghóa thấp, tiêu chuẩn bị cắt xén, hàng được cấp không phù hợp nhu cầu... thì hiệu quả sử dụng của mức lương này chỉ đạt 50-70%. Tốt nhất là đem hết số hàng phân phối của bí thư ra chợ bán theo giá chợ rồi về trả cho ông 600 đồng/tháng. Bí thư cần gì ra đó mà mua.
Như vậy tỉnh nắm được hàng hóa, giá cả. Vợbí thư thoải mái lựa chọn hàng mua. Nhân viênthương nghiệp, dân buôn, đầu cơ... không còn cơ hội tiêu cực mà Nhà nước chẳng mất đồng nào, lại tiết kiệm được khoản bù lỗ cho thương nghiệp, tem phiếu, thời gian... Tiếc là đề án này đang làm dở thì ông Hồ Đắc Hi được chuyển về trung ương.
Nhưng Long An quyết không dừng lại. Thử nghiệm thực tiễn lại phải đi trước một bước. Tháng 8/1979, sau khi lĩnh toàn bộ định mức hiện vật (tháng chín) của cán bộ công nhânviên trong tỉnh, thay vì phân phối hết cho cơsở, Long An quyết định chọn một mặt hàng bán ra thị trường. Những đột biến được đề phòng.
Thông thường khi Nhà nước bán hàng ra ngoài thì phần lớn lượng hàng đó bị "tay ngoài" móc ngoặc với "tay trong" để mua. Đợi Nhà nước hết hàng, họ bán ra thị trường với giá cao hơn nữa. Hoặc nếu người tiêu dùngsợ sau này không có hàng mà cố gắng muanhiều để dự trữ thì sẽ gây khan hiếm ảo. Giải pháp ở đây là chia hàng để bán làm ba lần. Làm như vậy, người mua sẽ hiểu không phải Nhà nước chỉ bán một lần duy nhất. Điều đó đồng nghĩa: đầu cơ sẽ thất bại.
Khi không còn đầu cơ thì các tệ nạn mócngoặc, tham ô sẽ triệt tiêu dần. Làm từng đợtcũng là để giữ khoảng cách xử lý các tìnhhuống xấu... Về mặt pháp lý, tỉnh ủy xác định:ghi chép thật minh bạch. Thử nghiệm xong tỉnh sẽ chủ động báo cáo toàn bộ kết quả với trungương. Không tư lợi, không mờ ám mà có íchcho dân, cho tỉnh dẫu bị kỷ luật cũng khôngsợ.
Xà bông đi trước...
Mặt hàng đầu tiên được chọn là xà bông. Đâylà thứ hàng không quá quan trọng như lương thực, thực phẩm nhưng cũng là thứ không thể thiếu đối với đa số người dân. Tháng 9/1979, 4 tấn xà bông được bày bán tại hầu hết các cửa hàng, hợp tác xã mua bán với giá cao gấp 10 lần giá phân phối (chỉ bán có hạn cho từngđối tượng) và tương đương giá chợ.
Như dự tính, trong ba ngày bán không sót mộtcân và tất nhiên, khách hàng chủ yếu là "conbuôn". Thị trường xà bông từ xôn xao, ngơ ngác chuyển sang ngập ngừng nên hàng khan hiếm và hơi nhích giá. Đúng mười ngày sau, 5 tấn xà bông tiếp theo được tung bán với giá y như lần trước (đã thấp hơn giá chợ lúc đó chút xíu).
Hàng cũng hết rất nhanh nhưng tư thương đã dè dặt. Giá xà bông giảm xuống mức ban đầu. Mười ngày sau, lượng xà bông cuối cùng được tung bán. Đồng thời, tiền lương thángchín được cấp cho tất cả cán bộ công nhânviên chức của tỉnh. Lương không được tính theo mức cũ mà được cộng thêm định mức của mặt hàng xà bông (đã bị cắt) áp theo đúng giá chợ hiện thời.
Ai muốn mua xà bông thì ra chợ. Lúc này tất cả số xà bông những người đầu cơ ở những lần mua trước được tung ra chợ. Giá giảm rất nhiều, người mua thoải mái lựa chọn và khôngcòn phải lo mua dự trữ. Thông tin loan báorộng rãi: xà bông không phân phối nữa nhưng cũng không thiếu ngoài chợ hay cửa hàng quốc doanh. Câu chuyện xà bông đi trước xem như thành công.
Ba tháng cuối năm 1979, tất cả các mặt hàngphân phối khác đều được Long An tung bán rathị trường (trừ gạo).
1kg thịt được Nhà nước quy định bán cho công nhân viên 3 đồng thì Long An bán thẳng ra chợ 30 đồng... 100% lương cán bộ công nhân viên trong tỉnh được lĩnh bằng tiền mặt. Toàn bộ số hiện vật đều được quy ra tiền theo mức giá thị trường.
Người nhà nước hết sức phấn khởi, thị trường sôi động, chỉ số giá cả hàng tiêu dùng giảm xuống rõ rệt. Nhưng có lẽ sung sướng nhất là các bà nội trợ không phải thấp thỏm muốn cái gì cũng mua dự trữ (vì sợ lúc khác không được phân phối); không phải nịnh mấy cô thương nghiệp.
Lần đầu tiên người Long An (công nhân viên chức) được ăn gạo ngon của chính quê mình làm ra (trước đây gạo phải bán cho Nhà nước, còn công nhân lại nhận gạo mậu dịch chất lượng thấp qua tem phiếu). Lần đầu tiên được ăn thịt cá tươi sống... Riêng quỹ lương củatỉnh tăng lên gấp bảy lần. Số tiền này Long An thừa sức giải quyết các nghĩa vụ với Nhànước (mua lúa, thịt và các hàng hóa khác) cũng như trả lương cho công nhân viên chức và còn đủ lập quỹ lương riêng của tỉnh.
Thực tế đã cho câu trả lời quá hùng hồn. Bí thư tỉnh ủy giao cho giám đốc Sở Thươngnghiệp Long An là ông Tư Giao tiếp tục hoànthiện đề án cải cách phân phối của ông HồĐắc Hi. Năm 1982, cơ chế bù giá vào lươngcủa Long An chính thức được áp dụng trên toàn tỉnh và sau này mở một hướng đi mới chocả nước.
XUÂN TRUNG - QUANG THIỆN

ÔN CỐ, TRI TÂN
Nhân mấy ngày nghỉ cuối tuần, tiếp đến lại làngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4, rồi Quốc tế lao động 1/5, ông Huỳnh, ở mãi tận Nhã Nam (Yên Thế, Bắc Giang) gọi điện mời bằng được mấy người bạn cũ cùng cơ quan về quê ông chơi. Từ Hà Nội lên đó hơn tám chục kilomet, với đám thanh niên chỉ sau hai giờ phóng xe máy là tới, nhưng cánh già đã nghỉ hưu dăm bảy năm rồi, vượt quãng đường xa đi chơi như vậy thật không dễ dàng. Tôi còn đang băn khoăn đi lại bằng phương tiện gì, không có con trai, chẳnglẽ lại nhờ con rể hay thằng cháu ngoại lai xe máy đưa ông đi chơi, thì ông Thành gọi điện hẹn sẽ có ô tô đón. Ông ấy còn khỏe lắm, giọng cứ sang sảng, hứa hẹn chắc nịch: "Ông cứ yên tâm ở nhà chờ, trên đường đi tôi đón cụ Chùy ở Phủ Lý, rồi đến nhà ông khoảng 8-9 giờ sáng thứ bảy. Chúng mình làm một chầu cà phê Trung Nguyên ở cái quán cạnh cơ quan, rồi qua Bắc Ninh đón ông Vân, ôngChương. Hai ông ấy chính là tác giả nêu sángkiến gặp nhau lần này đấy." Thì ra con trai ông Vân đang làm Tổng giám đốc một công tyTNHH, có chi nhánh ở Ninh Bình. Ông Vân đãgiao cho anh ấy lo toan phương tiện đưa đónmấy người bạn cũ của cha đi chơi Nhã Nam,đây là quê hương ông và cũng là nơi mà trong những năm không quân Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cơ quan ông đã sơ tán lên đó.
Gần giữa trưa thứ bảy, chiếc xe Innova đời mới bảy chỗ ngồi từ từ leo dốc, lượn vòng vèo, đưa chúng tôi lên đỉnh một khu đồi khá cao, mà những năm 60 của thế kỷ trước nơi đây rặt chỉ có bạch đàn. Bây giờ thì bạt ngànvải thiều, na, cam, quýt và nhiều thứ cây quảkhác. Ông bà Huỳnh đứng ngoài cổng ngôi biệt thự hai tầng, tươi cười đón chúng tôi. Ông không mời chúng tôi vào nhà ngay, mà đưa đi tham quan một vòng quanh khu nhà, giới thiệu đủ loài hoa, phong lan, cây cảnh. Thỉnhthoảng đâu đó lại có tiếng chim hót véo von.Phong cảnh thật điền viên, nên thơ, hạnh phúc. Sống trong cảnh này khác nào Từ Thức lạc vào động tiên! Trong sáu anh em, cụ Chùy là người cao tuổi nhất, rời cơ quan đầu tiên, bàn giao chức Chủ tịch công đoàn cơ sở cho ông Huỳnh. Sáu bảy năm sau đó đến lượt ông ấy nghỉ hưu, ông Thành và tôi nhận sổ hưu sau cùng, khi đã ngoài lục tuần đến bốn năm tuổi. Ấy là do lãnh đạo cơ quan vận dụng chính sách đối với những người có học vị phó tiến sĩ (nay đã được coi là tiến sĩ), vả lại ngày đó cơ quan đang thiếu cán bộ công đoàn, mà tôi và ông Thành lại đang là Chủ tịch và PhóChủ tịch công đoàn. Thế mà đến nay cũng đãgần chục năm rồi. Mỗi người chúng tôi có mộtnghề chuyên môn khác nhau, nhưng tất cả đều giống nhau tích cực tham gia công tác công đoàn. Tôi thường phụ trách công tác văn thể mỹ, cũng nhẹ nhàng, đơn giản. Hàng nămvào những dịp lễ hội trọng đại tổ chức ra báo tường, thi sáng tác thơ, truyện ngắn, hội diễnvăn nghệ, thi đấu các môn thể thao, thỉnh thoảng luyện tập những tiết mục tham gia hội diễn của ngành, hoặc của các cơ quan đóng trên địa bàn thủ đô. Còn hàng tháng cứ phải đôi lần mời đội chiếu bóng lưu động đưa những phim hay nhất vào chiếu ở sân cơ quan để cải thiện đời sống tinh thần cho đoàn viên và gia đình họ. Nhưng ông Thành, ông Vânthường xuyên được phân công chăm lo đời sống vật chất, nên khá bận rộn, phải giải quyết nhiều việc phức tạp, không khéo nhiều khi mất lòng người này, người nọ, chuốc vạ vào thân. Ông Chương nguyên là thủ quỹ cơ quan, được bầu vào Ban chấp hành mấy khóa liền, cũng kiêm luôn vai trò hầu bao công đoàn. Ông ấy thì chỉ luôn mồm một câu muôn thủa: "Các bố phải có kế hoạch chi tiêu, dự trù sơm sớm, lúc nào cũng đột xuất, thì nhà em xoay sao nổi!"
Ông Huỳnh sung sướng, thể hiện sự vui mừng, mãn nguyện ra mặt. Ông bảo từ ngày nghỉ hưu khỏe hẳn ra, sống trên đỉnh đồi cao, hòa nhập vào thiên nhiên không khí tronglành, lại thường xuyên luyện tập khí công dưỡng sinh, hình như mọi bệnh tật đều biến mất. Hơn mười năm ông bà Huỳnh một tay gây dựng nên cái trang trại phong phú, trù mật này. Các con ông đều đã trưởng thành, ởriêng, có biệt thự trên tỉnh lỵ, riêng anh con trai út có trang trại ngay gần bố mẹ. Ông giới thiệu các món ăn trên bàn tiệc, toàn là những thứ tự tay ông trồng, tự tay ông chăn nuôi. Gà sẵn trong chuồng, cá sẵn trong hồ, cam quýt trong vườn, rượu nếp ông tự ủ rồi chưng cất, rau dưa thì thích ăn gì có nấy, lúc nào cũng sẵn cà chua, dưa chuột, rau thơm, kể cả mùi tàu, tía tô, húng láng... Bà Huỳnh vốn là cán bộ kỹ thuật nông nghiệp bổ sung rất chính xác: Nhưng gạo để thổi cơm, nếp đồ xôi, nấu rượu, mắm muối đều phải mua ngoài chợ, vậy là mới tự túc được 50% thôi các bác ạ! Cụ Chùy đắc ý: Các ông thấy không, cánh ta vẫn cứ chung chung, đại thể. Các bà, nhất lại là cán bộ khoa học - kỹ thuật mới là người rất chi ly, cụ thể. Ông Vân gợi ý khéo: Cụ Chùy chắc vốn còn day dứt mãi về cái vụ "chi ly" không đồng ý phân chia thuốc lá, thuốc lào cho chị em phụ nữ, để đến nỗi họ làm đơn tập thể kiện công đoàn? Thì cũng tại mấy cái "ống khói" nhà các ông to mồm cơ - cụ Chùy phản bác luôn - Chắc các ông còn nhớ chứ, ngay trên diễn đàn Đại hội công đoàn, họ lên tiếng chì chiết, nào là kim chỉ dành riêng cho các bà, mấy cái bô cũng dành cho các bà, nhân dịp 8/3 công đoàn lo được thứ gì đều ưu tiên các bà, thế thì cũng phải ưu đãi chứng tôi cái gì chứ. Ông Thành cũng chen vào: Tôi khổ sở về cái vụ "chạy" được 50 chiếc áo may-ô. Cả công đoàncó tới gần 300 đoàn viên nam, như vậy phảibốc thăm, cứ 6 người mới có một người được,thế mà chị em phụ nữ cũng đòi tham gia. Họ lập luận, chị em nữ bây giờ mùa hè cũng có thể mặc may-ô, mà nếu không thì họ mang về tặng chồng con càng tốt, chứ sao. Có người còn dẫn cả lời dạy của Bác: "Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng" để bảo vệ ý kiến của mình.
Dân tộc ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiếntrường kỳ chống giặc ngoại xâm. Suốt 30 năm hầu như mọi lực lượng tinh nhuệ, mọi sức người, sức của phải tập trung cho tiền tuyến đánh giặc, thiếu hụt trầm trọng lực lượng lao động và phương tiện sản xuất. Hơn thế nữa,kẻ thù luôn tìm cách phá hoại các nhà máy,cầu cống, ruộng đồng, các công trình kinh tế...; chúng muốn kéo nước ta trở lại thời kỳ đồ đá. Bởi vậy, ngày đó chúng ta thiếu đủ thứ. Trong cái thiếu, không thể có cách nào khác, phải phân phối, chia chác. Những ai đã sinh ra trong những năm 60, 70 của thế kỷ trước hẳn còn nhớ tới Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị. Hầu như năm nào ông cũng phải dẫn đầu Đoàn đại biểu Chính phủ nước ta đi thăm các nước xã hội chủ nghĩa anh em, đề nghị họ viện trợ cho cuộc kháng chiến của ta, chonhân dân ta. Nhận được gạo, mì, ngô, bo bothì dựa vào tiêu chuẩn sổ gạo. Sữa để phânphối cho trẻ em, thương bệnh binh và những người ốm yếu. Lụa đen dành cho phụ nữ. Nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm khác như giày dép, quần áo, chăn mền, áo mưa, khăn mặt, xà phòng, thuốc đánh răng, bánh kẹo, đồ hộp... và ngay cả đến cái kim sợi chỉ, lưỡi daocạo râu, đèn pin... không có thường xuyên, số lượng nhập về lại ít, thường phải phân phối tới từng cơ quan.
Đúng như lời Bác đã dạy "... chỉ sợ khôngcông bằng". Một khi đã không xác định được tiêu chí, tiêu chuẩn không thống nhất; một khi tồn tại cơ chế xin - cho (có người đề nghị, cóngười duyệt cấp), thì khó có thể đạt được công bằng, cho dù chỉ là tương đối. Chúng tôi rất hiểu điều đó. Bởi thế, một trong những tiêu chuẩn hết sức quan trọng để bầu vào Ban chấp hành Công đoàn phải là những người có mối quan hệ rộng, có nghệ thuật thuyết phục, nói kiểu gì cũng làm người đối thoại phải bùi tai. Ông Thành, ông Vân của chúng tôi chínhlà những người có cái tài ăn nói như thế. Chả thế mà khi đã ở độ tuổi ngoại tứ tuần, nhiều cô vẫn chết mê chết mệt về nghệ thuật nói chuyện của các ông ấy. (Tuy nhiên các ông ấy lại là người rất đúng mực, đến mức "bà xã" còn dám tuyên bố "ném ông nhà tôi vào sống giữa đám phụ nữ xinh đẹp cả tháng, trở về vẫn nguyên vẹn!").
Hơn 20 năm tham gia công tác công đoàn, cácông Thành và Vân đã giữ được uy tín gần như tuyệt đối trong cơ quan. Công tác chuyên mônthì khỏi phải nói, ông Thành là Phó Giám đốc,ông Vân là Trưởng phòng Hành chính Quản trị, có rất nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, liên tục đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua của cơ quan, của ngành. Về mặt công đoàn, họ là những người rất tích cực chăm lo đời sống cho cán bộ, công nhân, viên chức. Tết Nguyên đán hàng năm, những ngày lễ lớn như Giảiphóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5, Quốc khánh 2/9... bao giờ họ cũng chạy được vài tạ thịt bò, thịt lợn, vài trăm con gà công nghiệp hay vài tạ cá trắm cỏ, rô phi để gia đình các đoàn viên có bữa ăn tươi. Rằm tháng tám thì chắc chắn trẻ em được vào cơ quan chung trăng rước cỗ, lại còn được mang về nhà phần bánh dẻo, bánh nướng và hoa quả. Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 thì dù hoàn cảnh có khókhăn đến mấy chị em cũng có quà. Ông Thànhcòn có tài liên hệ với mấy bà cửa hàng thực phẩm để chiều thứ ba, thứ năm, thứ bảy họ đưa rau vào bán trong sân cơ quan. Điều này được lòng phần lớn cán bộ, công nhân, viênchức nhưng lại bị nhiều vị lãnh đạo phê bình là làm ảnh hưởng tới công tác, vì những buổichiều đó hầu như mọi người đều "ăn bớt" mộtgiờ lao động, nhiều hôm nhân viên cửa hàng thực phẩm vào sớm, thì thời gian làm việc của cơ quan còn bị cắt xén nhiều hơn nữa. Dù sao, cánh cán bộ công đoàn chúng tôi vẫn ủng hộ ông Thành.
Suốt ba ngày ở chơi nhà ông Huỳnh, chúng tôivừa như được đi an dưỡng, vừa như dự mộttiểu hội nghị tổng kết công tác công đoàn, lạivừa được đi tham quan nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh trong tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn. Điều quý giá nhất là rất lâu rồi cánhgià chúng tôi mới lại có dịp sum họp dài dài, khề khà trò chuyện lai rai, nhiều khi cũngchẳng nên đầu nên đũa, ôn cố tri tân ấy mà! Cả bọn chúng tôi trưởng thành trong cơ chếbao cấp, nhưng không một ai kêu ca, phàn nàn, oán thán gì về cái thời vô cùng gian khổđó. Nhìn lại những chặng đường cả dân tộc tavừa trải qua, chúng tôi đều thống nhất quan điểm cho rằng trong cuộc chiến tranh khốc liệt và kéo dài như thế, nếu không có chế độ bao cấp, thì không thể nào huy động hàng triệu thanh niên, trai trẻ khỏe mạnh nhất ra trận, không thể nào thực hiện được phương châm"Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!".Nếu không có chế độ bao cấp, thì làm saongay từ những năm 50 của thế kỷ trước, ngaytừ khi chúng ta đang còn tiến hành giai đoạncầm cự chống thực dân Pháp, Bác Hồ, Đảng và Chính phủ ta đã chỉ thị cho các địa phương,các ngành lựa chọn những thanh niên ưu tú gửi đi đào tạo ở nước ngoài, để sau này vềxây dựng đất nước. Nếu không thực hiện chế độ bao cấp, thì năm 1975 sau khi giải phóng miền Nam chúng ta không thể có đội ngũ hàng chục vạn kỹ sư, bác sĩ, cán bộ khoa học kỹthuật và cán bộ quản lý để bắt ngay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quy mô cả nước và càng không thể có được nhữngthành quả phát triển vĩ đại trong 20 năm đổimới vừa qua.
Đến nay mọi người ý thức được rằng bao cấpcản trở sự phát triển của xã hội, bao cấp làm cho con người thiếu năng động, thiếu phát huysáng kiến, ỷ lại, trông chờ vào cấp trên, vàongười khác. Điều đó buộc chúng ta phải đổi mới, thoát ra khỏi cơ chế cũ. Đổi mới là mộtquá trình gian khổ, lâu dài và không thể khôngđau đớn. Tuy nhiên, trên quan điểm vĩ mô, chúng ta cũng thấy rõ rằng trong xã hội có những người khỏe mạnh, có những người bệnh tật, không có sức lao động; có ngườinhiều khả năng và thành đạt, cũng có không ítngười kém may mắn, đặc biệt là chúng ta trảiqua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hiện còn có rất nhiều gia đình chính sách, các bệnh binh, các bà mẹ anh hùng, cho nên đoạn tuyệt với chế độ bao cấp, nhưng phải có chính sách xã hội, chế độ phúc lợi bảo đảm cho mọi người điều kiện sống và cơ hội học tập, làm việc, cống hiến cho đất nước.
Ngô Sơn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét