Lúc đó khoảng đầu giờ chiều. Một giàn
cần câu vài chục chiếc giăng ra tua tủa dọc bờ sông. Trên một chiếc
xuồng cao su nghi ngút khói hương và cắm đầy cờ phướn nổi lềnh phềnh
bên bờ sông, lão đồng cô mặc áo chùng, đội chiếc mũ chuồn, đang cầm
một thanh kiếm uốn éo múa may. Giữa bãi cát, ngay sát dãy xe đỗ
thành hàng ngang, bọn chúng đã kịp dựng một chiếc lều bạt to tướng
như rạp cưới, trong đó lố nhố mấy đứa con gái đang uốn éo, vọng ra
tiếng nhạc dance từ những chiếc loa bass. Một đám hiếu kỳ đứng xem
lão thày cúng múa may, thi nhau chụp ảnh. Trên mỏm đá nhô ra sông, tôi
thấy một lũ đang loay hoay cắm cần câu, cãi nhau chí chóe, hình như
có cả Hà trọc và Hùng hấp lẫn Dũng khùng. Toàn gạch đang ngồi
uống bia cùng bộ sậu em út trong lều chính. Một nhóm khác đang dựng
thêm những cái lều nhỏ phía thượng nguồn.
-
Đúng là vãi lều! – Tú khỉ nhận xét.
-
Như thế này quá là bằng đuổi cá đi à?
-
Thật, để tao xử lý vụ này.
Tú khỉ tiến lại phía cái lều chính,
nói gì đó với Toàn gạch. Tiếng nhạc im bặt. Tú khỉ bước ra giữa
bãi cát, trên tay là một cái loa pin.
-
A lô a lô anh chị em chú ý, chú ý, tập trung về đây ngay. Riêng thày
Nghi cứ tiếp tục công việc.
-
Có gì nói luôn đi anh ơi.
-
Việc này chỉ mất 5 phút, đề nghị anh chị em tập trung ngay, việc quan
trọng.
Đám đông lục tục kéo về bãi cát. Tú
khỉ ra vẻ nghiêm trọng:
-
Do vực sâu, nước xiết, nhiều đá ngầm, anh em nên lưu ý một số điều sau đây để
đảm bảo an toàn tuyệt đối. Anh sẽ không nhắc lại lần nữa đâu, cố mà ghi
nhớ. Thứ nhất, bắt buộc phải mặc áo phao, luôn luôn mặc sẵn trên mình.
Thứ hai, khi ngồi câu trên các tảng đá ven sông phải có dây thừng hoặc chão
bảo hiểm một đầu buộc vào thắt lưng, đầu kia buộc sẵn vào các gốc cây hoặc có
chốt neo chắc chắn, đề phòng cá to lôi xuống sông. Thứ ba, trong đêm tối khi
câu trên bãi đá luôn phải đi ít nhất 2 người và mang theo đèn pin, giữ liên
lạc với nhau liên tục, tán phét, sờ đùi, chém gió lung tung chẳng hạn,
miễn là lúc nào cũng phải nghe thấy nhau, sờ được nhau thì càng
tốt. Thứ tư, tuyệt đối không tắm hoặc bơi gần vực xoáy, chỉ được xuống mép
nước ở khu vực bãi cát trong trường hợp cần thiết, nhưng hết sức hạn chế, đề
phòng cát lún. Thứ năm, đề nghị sử dụng dép quai hậu chống trơn trượt, hoặc
giày, vì bãi đá rất trơn, một số chỗ đá sắc cạnh, nguy hiểm. Thứ
sáu là các nhóm phải luôn mang theo bộ đàm, đề phòng sự cố lạc nhau,
nước cuốn... chống thấm nước bằng cách cho bộ đàm vào bao cao su rồi buộc
thắt nút lại, các thiết bị điện tử khác như điện thoại, máy ảnh cũng
vậy. Thiếu bao cao su đề nghị gặp anh Toàn đóng gạch tổng đại lý. Ở
đây sóng điện thoại rất yếu, chỉ có chỗ bãi đá có 1 vạch, muốn
gọi điện tốt nhất leo lên đỉnh đồi. Thứ bảy là khi ra bãi đá câu,
chỉ mang theo những món đồ câu thật cần thiết, không mang theo quá khả năng
mang vác của mình. Thứ tám là mặc dù đã làm việc quà cáp với đồn
biên phòng, khai báo xin phép về các vấn đề thủ tục an ninh biên giới,
xin được sử dụng tần số bộ đàm, nhưng khu vực này cực kỳ nhạy cảm,
cần hạn chế gây ồn ào mất trật tự, nhạc đủ nghe, vo ve đủ dùng,
chớ làm ảnh hưởng đến các cán bộ. Thứ chín, vì sự an toàn của bản
thân và của cả nhóm, để chuyến đi săn thành công tốt đẹp, đề nghị anh em ghi
nhớ chỉ dẫn và tuân thủ theo. Mình vì mọi người và mọi người vì mình. Cuối
cùng, thứ mấy rồi nhỉ, thứ mười à đúng không? Ờ, 10 điều răn của
anh Tú béo, nhớ lấy, điều thứ mười này rất quan trọng, là con cá
này rất hung dữ, nguy hiểm, tuyệt đối không được chủ quan bơi lội hay
thò chân xuống nước. Khi dính cá to cần hô hoán mọi người trợ giúp,
cấm báo động giả đùa bỡn trong chuyện này, kẻo đến lúc xảy ra
chuyện thật lại đéo ai tin…
-
Anh Tú béo cứ dọa rồ bọn em – Một thằng lên tiếng – Thôi anh cứ nói
tiếp đi, xem làm thế nào để dính cá ấy thì hơn, em chỉ sợ móm thôi…
-
Được rồi, chú mày cứ bình tĩnh! – Tú béo nói tiếp - Tại mặt trận
này, có hai loại địa hình đáy sông, là ghềnh đá và bờ cát. Chì râu phù hợp cho
khu vực bãi cát, anh em có thể ném chì ra 45 độ xuôi dòng, chì râu sẽ neo vào
cát giúp thẻo câu không bị nước tạt vào bờ. Nhưng mà đm đéo cần nói thì
anh em cũng biết rồi đấy, kiểu ăn mồi của lăng với chiên là ở đáy sông
chỗ có nhiều hốc đá lớn, đá cuội nhỏ thì đã bị cuốn trôi sau lũ, thế nên chì
râu không nên dùng ở khu vực có đá ngầm, dùng chì râu ở bãi cát khả năng bắt
được lăng với chiên to là hơi bị thấp, nói thế cho nhanh. Nhưng mà có
điều này, là cái con cá thần ấy mà, nó lại có khả năng sẽ xuất
hiện ở đấy, anh nói điêu các chú làm con anh, có anh bạn Đăng cuội
của anh đây làm chứng, nó hay xuất hiện chỗ ấy. Khi cá cắn, anh nói
loại thường thường thôi nhá, anh em nhớ lôi cật lực không cho cá quay về
hang đá, vì một khi đã chui vào hang, chúng bèn giương ngay 2 cái vây cứng như
thép ra, chả khác đéo gì mỏ neo, lúc ấy thì có giời mới lôi chúng nó ra được,
khóc tiếng mán luôn, cứ mà đợi bụt hiện lên cứu. Câu chì râu bãi cát
khả năng bắt chép và các loại cá vảy cao hơn. Mùa lũ rác rất nhiều, chì
râu sẽ nhanh chóng biến thành búi rác khổng lồ do rác vướng râu. Tuy nhiên mùa
này hết lũ, nước trong, không đáng ngại lắm. Thậm chí nước trong như này có
thể dùng mồi giả để câu cá lăng và chiên. Mồi giả nên dùng mồi thìa kim loại,
câu sát đáy. Nếu không muốn mất cá, anh em nên dùng thẻo cáp, bự vào, xác
định 5 ăn 5 thua với cá. Chì neo nên dùng cước nhỏ buộc vào dây trục, để nếu
kẹt khe đá chỉ mất chì chứ không mất chài, nhất là không bị mất cá. Hiểu
chửa? Đêm đến thì bẻ lightstick, đéo phải quickstick của chị em đâu nha,
rồi gắn vào đầu cần, gắn kèm chuông nhỏ cũng được, để khi cá cắn còn biết
đường mà kéo cá. Tạm thời như vậy đã, sẽ tư vấn thêm cho anh em về con cá
khủng long kia sau, giờ có anh Toàn gạch ở đây làm đại tướng quân,
còn anh phải đi giải cứu con xe của anh cái đã, đéo biết có cứu được
không nữa…
-
Thôi được rồi anh đi đi, cứ dọa rồ mãi thôi! – Vẫn thằng nào đấy chế
giễu Tú khỉ.
-
Rồi chúng mày coi, đừng trách anh không nói trước, cái con quái vật
này không đùa được đâu, anh thật, nó mà xuất hiện…
Tú khỉ mới vừa nói đến đấy, bỗng từ
phía bờ sông nghe đánh rầm một tiếng. Tất cả cùng ngoái ra bờ sông.
Lão thày cúng biến mất, chỉ còn mỗi cái xuồng cao su tơi tả chòng
chành, giữa đám sóng nước tung tóe đang lan rộng.
Trong chốc lát, một sự im lặng chết chóc
bao phủ, tôi cảm thấy tóc gáy lại dựng lên, y như cái lần đầu đụng
độ con cá ở khúc sông này. Cũng cái chỗ bờ cát đó, nhưng hôm nay
giữa thanh thiên bạch nhật, hình như nó vừa đớp mất gã thày cúng.
-
Nó, chính nó đấy! Cá thần! – Tú khỉ cuối cùng cũng choàng tỉnh,
nó rít lên trong loa – Anh em đâu lấy móc câu, cứu thày Nghi, mau lên!
Mau lên!!!!!
Như một bầy ong vỡ tổ, đám đông túa ra
bờ sông, những đứa con gái la hét thất thanh. Tiếng Toàn gạch ông ổng
chửi rủa gì đó. Tú khỉ cầm cái loa pin la hét. Chúng nó quăng bừa
những cái móc câu 3 chạc ra giữa dòng sông, với hy vọng mong manh sẽ
móc trúng con cá. Tôi quá bất ngờ, hầu như chẳng có bất cứ phản
ứng gì, chỉ vô thức mò ra phía bờ sông đứng hóng, bị nỗi sợ hãi
xâm chiếm, tê liệt.
Cái kiếm gỗ dán giấy bạc nổi lên trước,
gãy đôi. Nó theo dòng nước quẩn tạt vào bờ. Tiếp theo lờ đờ nổi lên
trên mặt nước là cái mũ cánh chuồn. Thôi xong! – Tôi nghĩ thầm – Thế
là thày đi rồi, tội nghiệp! Thằng bé tiểu đồng sợ chết khiếp nãy
giờ, thấy người ta vớt mấy mẩu kiếm gỗ và mũ của thày, bấy giờ
mới khóc thét lên, rất chi là thê thảm.
-
Bình tĩnh! Tất cả bình tĩnh! – Tú khỉ gào vào cái loa – Tập trung
cứu người, tất cả lập tức tìm kiếm xuôi theo bờ sông mau!
-
Kiếm của thày đây rồi còn tìm gì nữa? – Vẫn cái thằng hay giễu Tú
khỉ lên tiếng.
-
Đcm cái thằng ngu này! – Tú khỉ cáu um – Tao bảo là kiếm tìm cái
xác thày Nghi ấy hiểu chưa?
-
À à là tìm kiếm là kiếm tìm ấy hả…
-
À à cái tiên sư nhà mày thằng ngu, giờ đã trắng mắt ra chưa? Tìm
ngay! Tìm ngay, may ra còn cứu được…
Cả bọn răp rắp làm theo như cái máy, một
đàn khỉ luôn cần con chúa, và Tú khỉ có vẻ phù hợp với vai trò
này, nó xông xáo khắp nơi miệng hò hét chửi rủa, tay chân vung loạn
lên. Tôi nhìn thấy Toàn gạch lắc đầu cười khẩy rồi quay sang nói nhỏ
gì đó với mấy thằng đàn em, bọn chúng quay vào lều tiếp tục uống
bia như không có chuyện gì xảy ra.
Ngay lúc đó bỗng dưng đám đông ở bờ sông
lại rú lên, có đứa con gái ôm mặt khóc rống như chết ngất. Tôi chạy
vội lại xem, thấy chúng nó cùng lúc quăng tất cả móc câu ra giữa
dòng nước gần vực xoáy. Bộ trang phục lòe loẹt của gã thày cúng
kia rồi, nhưng chả biết còn sống hay đã chết.
Rất may là đám dân câu toàn những thằng
chuyên nghiệp, ngay lần đầu quăng móc câu ra, hầu hết chúng đều khấu
trúng vào cái mớ bùng nhùng xanh đỏ đó. Chỉ chậm một chút xíu
nữa, khoảng vài tích tắc, là cái mớ xanh đỏ ấy sẽ bị hút vào vực
xoáy. Nếu bị hút vào vực xoáy, có giời cứu.
-
Tất cả cùng kéo vào, đều tay! – Tú khỉ hét lên – Bắt đầu! Một! Hai!
Ba! Đều tay! Một Hai! Ba! Đều tay!
-
Hình như thày bị nó cắn cụt đầu rồi anh ơi! – Đứa nào đó kêu lên.
-
Câm mồm, đều tay! – Tú khỉ hét – Đều tay! Một! Hai! Ba!
Tôi nhìn thấy từ đám bùng nhùng đó loang
ra mặt nước màu đỏ, mỗi lần kéo gần vào bờ nó để lại trên mặt
nước một vệt đỏ, rồi nhanh chóng bị nước sông pha loãng thành màu
hồng nhạt, rồi tan biến. Có những con cá màu trắng nhảy lên sau cái
đám bùng nhùng đó, có lẽ là một đàn cá chày nhỏ đánh hơi thấy
mùi tanh, và đang ngược dòng đuổi theo tìm cách rỉa cái xác.
Lực cản của nước rất lớn, bọn chúng
kéo mãi mới lôi được mớ bùng nhùng kia vào gần bờ. Không một thằng
nào dám nhảy xuống sông bơi ra đó, kể cả Tú khỉ, mãi đến lúc cái
xác chỉ còn cách bờ đôi ba mét, nó mới quẳng cái loa nhảy xuống bế
gã thày cúng lên.
Cả bọn đứa thì khóc thét, đứa thì chết
ngất tại trận. Máu chảy ròng ròng, tưới khắp người Tú khỉ. Cái
đầu lão thày cúng thì còn, nhưng một cánh tay bị cụt tới gần vai,
lòi cả xương, máu phun xối xả ra từ đó. Có lẽ là tay phải, cái tay
cầm kiếm bắt quyết trừ ma của lão. Đúng rồi, tay phải.
-
Lấy đồ y tế xuống đây Hà trọc! – Tú khỉ hét to – Nổ máy xe, chuẩn
bị sẵn, nhanh lên!
-
Thày chết rồi anh ơi! – Một đứa nào đó kêu lên. Cả đám đông nhao nhao
ầm ĩ.
-
Câm mồm, lùi xa ra lấy chỗ thở! Đưa tao ngay cái áo! Lấy sẵn một bộ
quần áo khô ráo ra đây mau! – Tú khỉ quát.
Một đứa cởi vội áo khoác, lột áo sơ mi
đưa cho, Tú khỉ áp tai vào ngực lão thày cúng, xé tan cái áo quấn
vội vào cánh tay cụt, buộc chặt lại, rồi túm hai chân, cho cái xác
ra sau lưng dốc ngược, giũ mạnh. Nước chảy ồng ộc từ mồm lão thày
cúng, lẫn cả máu, trông rất kinh. Nó đặt cái xác xuống lấy hai tay
ấn lên ngực, và bắt đầu thổi ngạt hô hấp nhân tạo.
Mặc dù mọi việc xảy ra rất nhanh, nhưng
cũng có cảm tưởng như thời gian trôi qua thật chậm chạp, căng thẳng.
Cái xác bất động, Tú khỉ ban đầu còn nhẹ nhàng, sau nó điên cuồng
đấm xuống bằng nắm tay to bè của nó, không ăn thua. Khuôn mặt lão
thày cúng trắng bợt, cứng đơ, mồm há hốc, răng nhe ra, còn mớ tóc
kiểu Boney M thì bê bết bùn đất.
Tú khỉ có vẻ bất lực và mất hết hy
vọng. Nó vừa đấm liên hồi vào cái xác vừa hà hơi thổi ngạt, chẳng
thấy có động tĩnh gì. Thằng Hà trọc quay trở lại với túi đồ y tế
mang theo.
-
Sao rồi anh ơi? – Hà trọc kêu lên hốt hoảng khi thấy cái xác kia vẫn
bất động – Đồ y tế đây, đủ cả đây…
-
Chết con mẹ nó rồi! – Tú khỉ điên tiết – Đcm nhà thày, thày chết
kiểu này thì giết tôi rồi, cúng với chả bái! Đừng có chết ở đây
chứ! Đcm nhà thày!
Sau khi cố gắng hà hơi thổi ngạt lần
cuối, nó bất ngờ vả bốp một phát vào mồm lão thày cúng rồi đứng
phắt dậy lau tay đít quần.
-
Thôi, mỗi đứa một tay khênh lên xe chở vào bệnh viện huyện – Nó nói –
Vào đấy cấp cứu cho gọi là có, rồi người ta còn mổ tử thi khám
nghiệm.
-
Chết thật hả anh ơi? – Hà trọc mếu máo.
-
Chết chứ còn đéo gì nữa, chết con mẹ nó đi! – Tú khỉ nói và bỗng
bất ngờ đạp thêm một phát rõ mạnh vào cái xác.
Cú đạp mạnh làm cái xác gần như bật
nẩy lên, từ mồm lão thày cúng phun ra một thứ chất lỏng nhầy nhầy
nhờ nhờ, rồi bỗng cái xác co rúm lại, giãy giãy, cái mồm há
ngoác, phát ra một thứ tiếng giống như cụ già ho khan vậy, nghe rất
kinh dị.
-
Ớ! Đm thằng già này! – Tú khỉ thốt lên – Sống lại rồi! Có thế chứ!
Ngay lập tức nó ngồi thụp xuống tiếp
tục xoa bóp và thổi ngạt, không nói năng gì. Thằng Hà trọc mở hộp y
tế ra lấy một cái xi lanh, nhặt lọ thuốc gì đấy rồi tiêm luôn vào
phần bả vai phía trên cánh tay cụt lão thày cúng, nó tiêm một lọ
thuốc khác vào cánh tay còn lại, sau đó nó lấy băng gạc băng bó chỗ
cánh tay cụt, máu phun tóe loe. Cả bọn còn lại đứng trơ mắt ếch như
bị thôi miên, không có chút phản ứng gì. Lúc bấy giờ tôi mới để ý Toàn
gạch cũng đứng ngay đó, trên tay lăm lăm khẩu súng 2 nòng, lũ đàn em
vây quanh. Trong thoáng chốc, tôi thấy hoảng sợ, không hiểu Toàn gạch
cầm súng định làm gì.
-
Có gọi xe cấp cứu không? – Cuối cùng tôi cũng nghĩ ra được cái gì
đó và mở mồm.
-
Gọi đéo gì nữa? – Tú khỉ quát, không thèm ngẩng đầu lên – Chuẩn bị
xe xong chưa để chở đi?
-
Em nổ máy, dọn ghế sau rồi – Hà trọc đáp.
-
Em cũng chuẩn bị xe em nữa rồi – Thằng nào đó nói thêm.
-
À quên, cứ gọi 115 bảo chúng nó chuẩn bị cấp cứu người, tai nạn
cụt cánh tay đến gần bả vai, mất nhiều máu, ngạt nước chết đuối,
đã sơ cứu thở lại được. Nhanh lên, một thằng ra bãi đá, một thằng
chạy lên chỗ đỉnh đồi kia mà gọi mới có sóng.
-
Gọi bộ đàm cho đồn biên phòng nhờ giúp đỡ nhá anh ơi?
-
Đm mày ngu vừa thôi em! – Tú khỉ càu nhàu – Gọi chúng nó để to
chuyện ra à? Láo ngáo nó nhốt cả đám!
-
Mình có làm gì đâu?
-
Làm làm cái lồn! – Tú khỉ ngẩng phắt lên nhìn quanh xem thằng nào
vừa phát ngôn. Nó chợt nhìn thấy khẩu 2 nòng của Toàn gạch – Ơ, ông
anh lôi súng ra làm gì đấy?
-
Để bắn.
-
Bắn cái gì?
-
Cá.
-
Thôi thôi bố ơi cất ngay súng ống cho con nhờ, biên phòng nó ra bây giờ
thì toi cả lũ. Còn con cá ấy mà, nó xơi cái tay của thày chắc ấm
cật rồi, nó đéo nổi lên cho mà bắn đâu. Đánh xe ra sát đây mau!
Hà trọc và mấy thằng khác tăm tắp nghe
lời, chúng nó lùi mấy cái xe liền ra sát bờ sông, chỗ đang sơ cứu
lão thày cúng. Cả bọn bắt đầu khiêng lão thày cúng vào xe.
-
Cho lên xe nào rộng nhất ấy, đây xe này này – Tú khỉ ra lệnh – Mỗi
đứa một tay, nhấc đều lên, đỡ cái đầu, cẩn thận cái cổ, cái cổ,
một thằng vào xe trước đỡ đi đã…
-
Gọi điện được rồi anh ơi, quay ra gần chỗ nhà nghỉ hôm qua ấy – Một
đứa nào đấy nói – Lên xe chạy ra đến khi nào có sóng người ta sẽ
hướng dẫn sơ cứu tiếp.
-
Được rồi đi thôi – Tú khỉ nói – Tao với Hà trọc vào viện cùng 2 xe
kia, tất cả ở lại thu dọn hết đồ đạc, án binh bất động, cấm lảng
vảng bờ sông.
-
Thế thì về luôn chứ hả? – Toàn gạch bỗng ồm ồm cất lời.
-
Ông anh sợ rồi à? – Tú khỉ quay lại nhìn Toàn gạch hỏi.
-
Sợ đéo gì?
-
Sợ con cá ấy chứ còn gì nữa?
-
Có thấy đéo gì đâu?
-
Mẹ kiếp, thế chưa đủ để chứng minh à?
-
Hô hô, chả thằng đéo nào nhìn thấy con cá đéo nào cả.
-
Thế con gì cắn cụt tay lão già kia hả bố? Hay là lão ấy lấy cái kiếm
gỗ tự chặt đứt tay mình?
-
Đéo biết, có khi lão trượt chân ngã xuống, kẹt tay vào đá, nước
cuốn mạnh quá gãy tay, đứt lìa ra…
-
Tóm lại là ông chưa chịu thua chứ gì?
-
Chứ còn gì nữa.
-
Ờ, được rồi, đợi lão Nghi tỉnh lại làm nhân chứng, nhá? – Tú
khỉ quay lưng bước đi.
-
Mày cứ việc chờ với đợi, tao té đây – Toàn gạch cúi xuống mân mê
khẩu súng và nói nhỏ, đủ để Tú khỉ nghe thấy.
Tú khỉ đang cắm đầu đi về phía mấy
chiếc xe, nghe thấy thế chững người lại. Nó nhếch mép cười khẩy rồi
từ từ quay lại nhìn Toàn gạch.
-
Ông định chạy làng à? – Tú khỉ nói, giọng sắc lạnh, khiến tôi sởn
cả gai ốc.
-
Tao chạy đấy, thì sao? – Toàn gạch đáp, lão vẫn mân mê và nhìn xuống
khẩu súng săn.
Một khoảnh khắc im lặng khủng khiếp. Tôi
cảm thấy máu như đông lại trong huyết quản. Trời rất lạnh, và gió
hun hút, mặc cho ánh nắng chiều xiên khoai vàng ruộm khắp bãi cát,
nhảy nhót trên mặt sông. Hai gã đàn ông đứng đối diện giữa bãi cát,
đám đông vây quanh chết sững nín thở. Nắng chiều rọi vào mặt Tú khỉ
màu vàng mật, nhễ nhại mồ hôi, mắt nó trợn tròn như 2 cái đèn pha
chiếu vào Toàn gạch. Lão này vẫn mân mê khẩu súng, có lẽ lão vừa
gạt chốt an toàn. Thời gian như ngừng trôi, kéo dài lê thê, nó giống
hệt như trước một cảnh đấu súng kinh điển trong phim cao bồi. Chỉ có
điều, Tú khỉ không có súng.
-
Thì sao? – Cuối cùng Toàn gạch cũng ngẩng đầu lên thách thức, tay
nắm chặt khẩu súng săn. Có vẻ lão đã quyết định xong, và sẽ sẵn
sàng nổ súng.
-
Thì sao à? – Tú khỉ lại cười khẩy, giọng nó toát ra vẻ chết chóc
rợn người.
Tú khỉ chậm rãi bước về phía Toàn
gạch, tôi rất muốn hét lên, hoặc làm cái gì đấy để ngăn nó lại,
nhưng nỗi sợ hãi khiến toàn thân tôi tê liệt, rồi tôi cảm thấy đầu gối
mình đang run run, như thể bị tụt huyết áp vậy. Tôi nhìn thấy lão
Toàn gạch hơi lùi lại, nòng súng nâng dần lên về phía Tú khỉ. Nó
vẫn chậm rãi tiến lại, lông mày dựng ngược, mắt trợn tròn như bi ve,
bắn ra những tia lửa.
-
Mày bước thêm một bước nữa tao bắn! - Lão Toàn gạch nâng súng lên
vai.
-
Bắn đi ông anh, ông bắn tôi đi! – Tú khỉ giơ hai tay lên trời, nhưng nó
vẫn tiếp tục bước tới.
-
Đứng lại ngay! Con chó! Con chó này! – Toàn gạch lắp bắp!
-
Ông bắn con chó này đi!
-
Đứng lại ngay! Đứng lại ngay! Đcm con chó này!
Tú khỉ đã tiến sát đến gần Toàn gạch,
mũi chạm cả vào nòng súng, cái nòng súng thì đang run lên. Tú khỉ
lại nhếch mép cười khẩy, nó từ từ đưa hai tay xuống cầm lấy cái
nòng súng.
-
Như thế này đỡ bắn trượt này ông anh! – Tú khỉ nói, rồi nó đưa nòng
súng vào mồm ngậm.
-
Đcm con chó này! Con chó này! Mày bị điên à? – Lão Toàn gạch cuối
cùng cũng vùng vằng rút khẩu súng ra khỏi mồm Tú khỉ. Lão giơ khẩu
súng lên trời và bóp cò.
Pang! Pang! Hai phát súng chát chúa nổ xé
rách buổi chiều vàng nắng, vọng đi vọng lại giữa những vách núi,
vang xa nhiều lần, nhỏ dần trước khi biến mất hẳn. Chim chóc gần đấy
bay tán loạn.
Toàn gạch vứt phịch khẩu súng xuống bãi
cát, hậm hực đi về phía lều chính, bọn đàn em lúc bấy giờ mới dám
xúm xít xông vào can ngăn 2 đại ca. Tú khỉ chẳng nói chẳng rằng bước
về phía xe Hà trọc. Đi thôi cu, nó nói ráo hoảnh. Tôi dợm bước lên xe
thì Tú khỉ ngăn lại. Mày ở lại trông chừng mọi chuyện đợi tao về,
nó không dám làm gì đâu, nó chưa đủ tuổi để nói chuyện với anh, mày
hiểu không? Dặn tất cả chúng nó bọn biên phòng mò đến thì bảo là
có 2 thằng dân tộc cầm súng kíp săn gà rừng, thế thôi, nhớ chưa?
-
Ok! – Tôi nói – Được rồi, đi nhanh nhanh rồi chóng về.
-
Đi thôi! – Tú khỉ hất hàm với Hà trọc.
3 chiếc xe vội vã phóng vào con đường
mòn.
Tú khỉ đi được một lát thì tôi thấy ông
Văn xách khẩu súng kíp chạy đến, sau lưng là cô con gái.
-
Có chuyện gì đấy? Tao nghe có tiếng súng phải không? – Ông Văn hỏi tôi
– Thằng béo đâu?
-
Không có gì – Tôi đáp – Bố về đi!
-
Thằng béo đâu?
-
Nó đưa lão thày cúng vào viện, bị cá thần đớp cụt tay.
-
Tao đã bảo mà!
-
Bố với em về đi, kẻo rắc rối!
-
Rắc rối cái gì?
-
Bọn này chúng nó không tử tế lắm đâu, nãy Tú khỉ đã nói chuyện bố
biết đấy, con sợ chúng nó thấy bố cầm súng lại kiếm chuyện, rồi
lúc khác con kể… - Tôi ghé tai ông Văn nói.
-
Kiếm chuyện gì, tao xem có cần gì thì tao giúp, tưởng bọn mày đụng
bọn đi hàng đen.
-
Hàng đen là sao?
-
Thuốc phiện ấy.
-
Có thật không?
-
Chứ sao nữa, mấy thằng dân tộc hay đi hàng đen đường này, cả bọn bên
Lào nữa.
-
Bỏ mẹ, sao giờ bố mới nói.
-
Tao nói từ đầu với thằng béo rồi cơ mà? – Ông Văn nhìn tôi nghi ngại
– Thế nó không nói với mày à?
-
Nó chỉ bảo thi thoảng bọn buôn ma túy hay đụng biên phòng, con cứ
tưởng năm thì mười họa.
-
Thường xuyên đấy, bọn biên phòng làm những chuyến to to thôi, còn lẻ
tẻ bắt không xuể.
-
Chết thật! Thôi bố về đi!
Ông Văn ngập ngừng quan sát đám đông đang
kéo lại vây quanh 3 chúng tôi.
-
Có chuyện gì nữa đấy? – Toàn gạch ồm ồm hỏi, trên tay nó lại lăm
lăm khẩu súng săn 2 nòng chĩa vào ông Văn.
-
Bình tĩnh đi ông anh! Đây là người quen – Tôi đáp – Đây là bác Văn với
con gái, nhà gần đây.
-
Sao? Thế ông già cầm súng ra đây định làm gì?
-
Nghe tiếng súng bác ấy tưởng anh em mình gặp bọn buôn thuốc phiện
trấn lột nên chạy ra ứng cứu thôi, không có gì đâu – Tôi nói.
-
Chứ không phải định bênh nhau à? – Toàn gạch xưng xỉa nhìn tôi.
-
Không, sao phải bênh? – Tôi nói – Chuyện thằng nào, thằng ấy tự giải
quyết.
-
À, mày trông thế mà cũng gớm đấy nhỉ? – Toàn gạch nhìn tôi hằm hè
đe dọa.
-
Thường thôi, đủ dùng – Tôi nói cứng, trong khi cảm thấy ớn cả xương
sống.
-
Bênh thì sao? – Ông Văn bỗng cất tiếng.
Toàn gạch quay sang ông Văn, nó chĩa nòng
súng vào ngực ông ấy.
-
Mấy thằng ôn này thì liên quan đéo gì đến ông? Hả ông già? – Toàn
gạch hất hàm hỏi.
-
Một thằng là con nuôi, một thằng là con rể.
-
Hố hố, ra thế cơ đấy! – Toàn gạch cười thô bỉ, nó quay sang nhìn cô
con gái – Ờ trông con gái bố cũng ngon đấy, thằng nào chả muốn làm
con rể. Chắc cả hai thằng chúng nó đều làm con rể ông ấy nhỉ? Có
nhận thêm tôi làm con rể nữa không ông già? Ba thằng rể cho vui. Hố hố!
-
Mày nói cái gì? Nói lại lần nữa tao nghe?
Ông Văn quắc mắt nhìn Toàn gạch, ông già
nhỏ thó ấy đứng đến vai Toàn gạch, khẩu súng kíp chĩa xuống đất,
chưa kéo cò, trong khi đó nòng súng săn Toàn gạch thì chĩa thẳng vào
ngực ông, và có lẽ đã sẵn sàng nhả đạn. Tôi hết hồn, chuyện nãy
với Tú khỉ chưa xong, giờ lại thêm chuyện này. Chỉ cần một cử động
nhỏ của ông Văn, tôi tin chắc Toàn gạch sẽ nổ súng. Một lần mất mặt
trước đám đàn em đối với gã là quá đủ để khiến máu cay cú ăn thua
và sĩ diện của gã nổi lên, lấn át hết lý trí, gã đang hành động
một cách rất ngu ngốc.
Chẳng kịp suy nghĩ gì nữa, tôi tiến đến
một cách vô thức gạt nòng súng Toàn gạch ra rồi ôm lấy ông Văn can
ngăn: “Thôi bố về đi, chuyện này không có gì đâu, bọn con giải quyết
xong rồi”. Ông ấy vẫn chòng chọc nhìn Toàn gạch chưa chịu buông tha.
Toàn gạch cười hô hố: “Tôi đùa tí thôi, làm gì mà nóng thế ông
già?”.
Mấy thằng đàn em cũng can Toàn gạch:
“Thôi anh ơi đừng đùa nữa, em thấy đùa thế hơi quá rồi đấy!”. Bọn
chúng quay sang cãi vã nhau: “Mày thì biết đéo gì, để yên anh xem bọn
này tuổi gì”. “Anh như thế là đéo được, em thật”. “Thôi anh cất súng
đi, bọn biên phòng kia kìa”.
Quả thật, một chiếc UAZ đang phóng nhanh
trên con đường mòn. Toàn gạch nhanh chóng giấu khẩu súng săn vào vạt
áo, lẩn giữa đám đông, gã lủi về phía lều giấu biến khẩu súng.
Chiếc UAZ phóng thẳng ra giữa bãi cát,
trên xe nhảy xuống mấy người lính biên phòng, trên tay họ lăm lăm những
khẩu AK báng gấp.
-
Có chuyện gì đấy? Ai vừa nổ súng? – Họ hỏi.
-
Tao đấy! – Ông Văn giơ khẩu súng kíp ra đáp luôn, trước khi tôi kịp bịa
chuyện săn gà rừng.
-
Bố đấy à? – Một tay biên phòng khịt khịt mũi ngạc nhiên nhìn ông Văn
– Bố làm gì ở đây? Có chuyện gì thế?
-
Chả có gì, tao bắn con cá thần.
-
Vô lý! Bố đừng có nói dối bọn con! – Tay
biên phòng (có vẻ như là sĩ quan chỉ huy) nói – Bố lúc nào chả ngăn
bọn con giết con cá? Bố mà không ngăn thì bọn con đã vác mìn ra tương
xuống sông cho nó ngủm rồi.
-
Tao bắn dọa nó thôi.
-
Con không tin – Tay sĩ quan nghi ngờ nhìn
xung quang một lượt – Hình như bố có va chạm với đám này phải không?
Đề nghị tất cả các anh các chị xuất trình giấy tờ chứng minh thư
cho chúng tôi kiểm tra hành chính!
-
Tôi đã làm việc, xin phép với đồn trưởng trưa nay rồi – Toàn gạch ồm
ồm lên tiếng, gã đã quay trở lại, mặt tỉnh bơ như chưa có chuyện gì
xảy ra.
-
Tôi không cần biết, chính chỉ huy trực tiếp ra lệnh cho chúng tôi ra
đây kiểm tra, đề nghị mọi người đứng thành hàng, xuất trình giấy
tờ!
-
Cứ bảo chúng nó nghe lời biên phòng đi Cuội, không sao đâu! – Ông Văn
khẽ bảo tôi.
Chả cần phải nhắc thêm nữa, tất cả răm
rắp đứng thành hàng, lục giấy tờ ra xuất trình. Tay biên phòng lôi
một tờ giấy ra đối chiếu, xem qua một lượt giấy tờ, khịt khịt mũi,
đếm đếm lẩm nhẩm, rồi đút hết vào hai túi quần, sau đó đi vòng
quanh quan sát, ánh mắt soi mói từng tí một. Mấy người lính còn lại
đứng cảnh giới, tay đặt lên báng súng. Bọn tôi cứ như một lũ tội
phạm.
-
Theo danh sách các anh khai báo ban nãy ở đồn, đoàn du lịch có tất
cả 23 người. Ở đây tôi chỉ thấy có 15 người. Vậy 8 người kia đâu? – Tay sĩ quan nói.
-
Họ đi mua thức ăn – Tôi nói dối, sau khi thấy cả bọn kia im lặng.
-
Mua ở đâu? – Tay sĩ quan tiến lại phía
tôi.
-
Tôi không biết, chắc là tìm chợ nào đấy – Tôi đáp.
-
Chợ gần nhất cũng cách đây bốn chục cây số, các anh có biết không?
-
Tôi không biết, thế thì đi hơi lâu đấy nhỉ?
-
Ừ, đi chợ thế thì mai mới về. Đừng có loanh quanh nữa! Họ đi đâu?
-
Thì họ bảo đi chợ – Tôi nói cứng – Bọn tôi đâu biết quanh đây không có
chợ?
-
Trên đường vào các anh phải biết chứ?
-
Không biết thật, bọn tôi nghĩ cứ quay ra hỏi dân là mua được, vào bản
mua tạm cái gì đấy ăn.
-
Các anh đã vào đây thì phải chuẩn bị sẵn thức ăn chứ?
-
Chỉ có đồ hộp với bánh mỳ, bọn tôi muốn kiếm cái gì đấy tươi tươi.
-
Thế không câu được cá à?
-
Không.
Tay sĩ quan đi đi lại lại nhìn bọn tôi vẻ
đầy nghi ngờ, anh ta trạc gần bốn mươi, khuôn mặt sương gió, ánh mắt
sắc lạnh, riêng cái mũi cứ đỏ ửng như cà chua và khụt khịt liên
tục. Thế rồi, anh ta phát hiện vết máu thấm trên cát.
-
Ái dà! Cái gì đây? Máu của ai đây? – Anh ta thốt lên – Ai bị bắn?
Anh ta đi theo vết máu dẫn ra bờ sông,
ngồi thụp xuống quan sát vũng máu cùng những mảnh áo quần xé toang
vương vãi chưa kịp thu dọn. Anh ta lấy một cái que khều khều mảnh vải
thấm máu, ngửi ngửi khịt khịt mũi, rồi đi về phía chúng tôi lên đạn
loạch xoạch, gạt chốt an toàn, chĩa nòng súng thẳng vào tôi. Những
người lính khác thấy thế cũng làm theo.
-
Tất cả đứng yên! – Anh ta hô to, rồi hỏi tôi - Ở đây vừa xảy ra nổ
súng, có án mạng phải không?
-
Không – Tôi vẫn kiên quyết lắc đầu, tự nhủ đã đâm lao thì đành phải
theo lao thôi.
-
Thế máu của ai kia?
-
Máu con cá.
-
Cá nào?
-
Cá thần.
-
Hừ, anh đừng có coi chúng tôi như là trẻ con nữa đi! – Tay
sĩ quan nghiến răng – máu cá không có màu như thế, mùi máu cá không
tanh theo cái kiểu như thế, còn những mảnh quần áo đẫm máu kia nữa.
Đây là máu người, rõ chưa? Định qua mặt tôi à?
-
Không.
-
Vậy thì mời tất cả các anh các chị về đồn giải quyết!
-
Thôi được rồi, để tôi trình bày! – Tôi nói, trong lúc cố nghĩ nhanh một
câu chuyện.
-
Trình bày gì cũng về đồn.
-
Khoan đã, anh cứ nghe tôi trình bày đã!
-
Nói luôn đi!
-
Đúng là chúng tôi đã nổ súng – Tôi nói, liếc về phía Toàn gạch,
thấy mặt gã vốn lúc nào cũng đỏ phừng, giờ bỗng trở nên tái dại.
-
Ai nổ súng?
-
Bác này – Tôi nói, tay chỉ vào ông Văn – Nổ súng để cứu người.
-
Có đúng không hả bố? - Tay sĩ quan quay
sang hỏi ông Văn, ông ấy gật đầu
-
Cứu như thế nào? – Tay sĩ quan hỏi tiếp.
-
Con cá cắn tay một người ở ngay bờ sông, bác ấy bắn con cá nên nó
nhả người kia ra, mất máu nhưng không nặng lắm, chúng tôi đã sơ cứu,
đang đưa vào bệnh viện huyện.
-
Thế mà nãy anh nói đi chợ?
-
Thì bọn tôi không muốn gặp rắc rối.
-
Không muốn thì cũng rắc rối rồi đấy.
-
Chả có gì nghiêm trọng, chuyện có vậy thôi.
-
Nếu xảy ra tai nạn chết người ở đây, tội vạ đổ hết lên đầu chúng
tôi, các anh hiểu chưa? Đã linh động cho các anh câu cá cắm trại ở đây
là quá lắm rồi, tôi sẽ về xin ý kiến chỉ huy để xử lý, trong lúc
đấy tất cả các anh thu xếp đồ đạc cùng tôi về đồn giải quyết.
-
Thôi có gì đâu, bọn tôi có làm gì đâu?
-
Không nói nhiều, các anh lập tức thu dọn đồ chuẩn bị đi theo tôi.
-
Đồng chí cho tôi nhờ chút – Toàn gạch bỗng lên tiếng, gã tiến đến
bên tay sĩ quan thì thầm gì đó, họ đi ra xa trao đổi một lúc, rồi
Toàn gạch dấm dúi gì đó cho tay sĩ quan, sau đó mới đưa bộ đàm cho
anh ta. Tay sĩ quan đút nhanh cục tiền
vào túi (chắc là tiền thôi chứ còn gì), sau đó mới mở bộ đàm gọi
về đồn.
Mặc dù cách khá xa, và tay sĩ quan cố
hạ giọng, nhưng mọi người hầu như đều nghe thấy cuộc trao đổi qua bộ
đàm: A lô, anh ạ, em đây… Sao rồi? Dạ báo cáo anh con cá thần cắn tay
một thằng trong đám du lịch, bị thương nhẹ, bố Văn chài vác súng kíp
chạy ra bắn con cá đấy ạ… Ờ thế sao nữa? Dạ chúng nó đã đưa người
đi bệnh viện, ở đây còn 15 đứa, anh định thế nào? Thế có vấn đề gì
nữa không? Dạ không ạ. Thế thì thôi kệ mẹ chúng nó, nhưng bảo là
cấm gây chuyện gì nữa nghe chưa, không mà liên lụy ảnh hưởng đến đồn
tao phạt hành chính cho vỡ mặt đấy, rõ chưa? Dạ vâng, em rõ rồi. Thế
thôi về đi, bảo chúng nó liệu hồn. Dạ vâng ạ.
Tay sĩ quan nói nhỏ gì đó với Toàn gạch
tôi không nghe rõ, chỉ thấy Toàn gạch ngần ngừ rồi rút thêm ra cái
gì trong túi đưa cho tay sĩ quan, đứng chỗ tôi thì nhìn thấy, còn đa
số những kẻ khác sẽ không nhìn thấy trò xiếc đó. Hừ, hóa ra cũng
một lũ khốn kiếp vòi vĩnh ăn bẩn như nhau cả thôi, tôi nghĩ thầm.
Cả hai bọn họ quay lại chỗ chúng tôi, tay
sĩ quan khóa chốt an toàn hạ súng xuống, hất hàm ra hiệu cho mấy
người lính còn lại, họ lập tức làm theo.
-
Được rồi - Anh ta nói - Chỉ huy linh động cho lần này nữa thôi đấy,
từ giờ anh chị còn gây ra chuyện nữa là chúng tôi sẽ xử lý nghiêm,
tạm giữ, phạt hành chính, hoặc nếu sự việc nghiêm trọng là sẽ tạm
giam. Ở đây ngoài biên phòng còn có công an, an ninh, tự vệ, tai mắt
quần chúng, nói chung là công tác an ninh biên giới rất phức tạp, các
anh các chị nên biết điều…
-
Đồng chí cứ yên tâm – Toàn gạch cười – Tôi sẽ chịu trách nhiệm việc
này.
-
Xảy ra chuyện chúng tôi mới là người phải chịu trách nhiệm, anh hiểu
chưa?
-
Vâng vâng hiểu rồi! – Toàn gạch xuề xòa nắm tay nắm chân viên sĩ quan.
Họ còn dọa dẫm một hồi trước khi chuẩn
bị lên xe quay về. Viên sĩ quan lại gần ông Văn nhăn nhó nói nhỏ gì
đó, tôi đi loanh quanh lại gần, quay lưng lại giả vờ hí húi buộc lại
dây giày, cố giỏng tai nghe chuyện:
-
Bọn con đã bảo bố bao lần rồi, bố cứ bắn lung tung thế làm khó xử
cho bọn con, cả vùng này chỉ còn mỗi bố còn được giữ súng kíp thôi
đấy…
-
Thì bất đắc dĩ tao mới lôi súng ống ra thôi chứ – Ông Văn nói.
-
Vầng, con biết thế, nhưng mà…
-
Thôi cũng chẳng ai lộ ra đâu, tao về cất súng đây, bố con tao đi nhờ xe
nhá?
-
Vầng bố lên xe đi! Đưa súng đây con cầm, coi như giả vờ tịch thu.
-
Thôi không cần phải làm thế.
-
Thì bố cứ đưa đây!
Tôi chột dạ, có lẽ súng ông Văn đã nạp
đạn ghém. Bắn hay chưa tay sĩ quan sẽ biết ngay. Vả lại súng này chỉ
bắn phát một, mỗi lần bắn phải nhồi thuốc khá lâu. Hai phát súng
liên tiếp đã nổ, có lẽ tay sĩ quan đã đoán ra được là phải còn ít
nhất một khẩu súng nữa. Quả nhiên, tôi thấy một lúc im lặng, rồi tay
sĩ quan nói tiếp:
-
Bố nói thật đi, nãy ai bắn?
-
Tao chứ ai.
-
Súng của bố chẳng có tí mùi thuốc súng nào, gỉ nhoèn, chắc lâu
lắm không nhồi thuốc, nói gì chuyện bắn. Nãy bọn con nghe 2 phát
liền, tiếng súng cũng khác.
-
Thì lúc nào tao chẳng nhồi sẵn chì to đề phòng gặp bọn đi hàng đen,
nên nổ nghe cũng khác hồi xưa bắn gà bắn thú, chúng mày nghe nhầm
rồi, tao bắn mỗi phát, nó vọng vách núi nghe thành 2 phát đấy.
-
Sao chẳng ngửi thấy mùi khét đầu nòng?
-
Mũi mày điếc rồi.
Tôi nghe thấy viên sĩ quan khịt khịt mũi,
húng hắng.
-
Cũng có khi mũi con điếc thật, đang cảm cúm, trời lạnh quá.
-
Đấy, tao bảo mà.
-
Nhưng con vẫn thấy mùi máu tanh.
-
Tanh thế bố ai chả ngửi thấy.
-
Thôi được rồi, cứ cho là thế đi, nhưng hình như vẫn có chuyện gì ở
đây.
-
Thôi chả có chuyện gì đâu, về đi.
Họ leo lên chiếc xe UAZ. Tôi ngoái lại
nhìn theo, ông Văn nháy mắt ra hiệu. Còn cô con gái ông Văn, cô ấy cũng
đang nhìn tôi, vẻ đầy âu lo, và dường như cả những trìu mến. Chiếc xe
rời bãi cát, rồi biến mất ở cuối con đường nhỏ. Bấy giờ tôi mới
thở phào nhẹ nhõm. Bống dưng, tôi cảm thấy vững tin lạ thường, dẫu
chẳng biết là về điều gì nữa.
Sau đấy bọn chúng lại cãi nhau ỏm tỏi, một số đứa
đòi về, những đứa khác muốn ở lại. Buổi chiều tắt nắng sớm, bóng
tối nhanh chóng bao trùm núi rừng biên khu, nỗi sợ hãi lây lan như
bệnh dịch, dù có muốn quay về cũng phải đợi sáng hôm sau. Chẳng ai
bảo ai, tất cả bọn kia chui hết vào lều chính nằm im thít, xì xào
bàn tán, sau khi ăn uống qua loa bánh mỳ với đồ hộp. Hùng hấp và
Dũng khùng chọn một góc khuất gió trong cái nhà bạt rộng mênh mông
đó rồi dựng hai cái lều nhỏ, trong để sẵn cả túi ngủ lẫn chăn đệm,
đèn pin. Chúng nằm chung 1 cái lều, rồi bảo tôi vào nằm nghỉ cái
lều còn lại. Hai thằng này tuy hơi nhố nhăng, nhưng cũng có vẻ tử
tế, chúng đang nằm ngay cái lều bên cạnh, thì thào bàn tán về
chuyện xảy ra ban chiều. Câu chuyện của chúng khiến tôi nhiều lúc cứ
phải bấm bụng cười.
- Nó là con
mà kinh thế nhỉ?
- Cá thần
chứ còn đéo gì, hỏi ngu.
- Tao bảo
là giống cá gì, lăng chiên nheo bò hay giống gì ấy, mày mới ngu.
- Biết thế
đéo nào được nó là cá gì, đã nhìn thấy đéo đâu.
- Ông Nghi
chắc khó qua, nhỉ?
- Sống cũng
thành tật, chết mẹ đi còn hơn.
- Đm phỉ
phui cái mồm mày, ông ấy chết thật thì về vật chết mày luôn.
- Thế mày
có thích suốt đời phải chạy xe ba bánh bằng một tay không?
- Cụt tay
vẫn còn hơn là chết, chết là hết.
- Hết cái
đít, mày hình dung mà xem, nếu cụt tay, lúc ấy mày vẫn chạy được xe
ba bánh, nhưng mà xe có mui giống cái bọn 27/7 bến xe Giáp Bát ấy
hiểu không? Đã thế lại phải chế tay ga sang bên trái, chế thêm chân côn
nữa. Mẹ, cứ như xế hộp nhập, tay lái nghịch, oai như cóc! Mày có
thích thế không?
- Tao ghét
xế hộp.
- Tao cũng
thế, kể cả có tiền tao cũng đéo bao giờ mua.
- Tao thà
chạy xít đờ ca còn hơn ngồi mẹc.
- Tao cũng
thế, kể cả trời này ngồi xít đờ ca có hơi lạnh một tí.
- Lạnh đéo
gì! Mẹ, đã đi phượt lại còn sợ lạnh, đi xế hộp, sợ thì ở mẹ nhà
quắp vợ cho xong, mẹ mấy lão già mất nết!
- Lão Tú
béo á? Thấy bảo lão bỏ vợ lâu rồi cơ mà?
- Đéo đâu,
tao thấy bảo cặp con bồ đẹp lắm, chân dài đến nách.
- Lông nách
dài đến chân hả? Lão lúc đéo nào chả có hàng ngon.
- Ngon đéo
gì, chắc toàn rau trông thì ngon chứ có khi bị chúng nó phun thuốc
sâu chán rồi. Tao thì tao cứ chén rau sạch cho lành, nhìn sâu sia tí
nhưng lành, công nhận không?
- Mày nói
rau sạch là cái con công nhân bên Nam Thăng Long hồi xưa á? Cái con hay
cười phe phé mà bị hôi nách ấy á?
- Đm thằng
này nhớ dai thế, tao đã bảo là đừng có nhắc lại chuyện đấy cơ mà,
thi thoảng thì cũng phải gặp tai nạn chứ? Nói chung là thế. Tao chưa
thèm nói đến chuyện mày suýt phải cưới cái con bán dạo năm ngoái
đâu đấy nhá.
- Nó là
nhân viên tiếp thị, không phải là bán dạo.
- Tiếp thị
cái gì, rõ là bán dạo, mẹ, bán dâm thì có.
- Oánh bỏ
mẹ giờ, nó tiếp thị thuốc lá, nói bao lần rồi.
- Bọn tiếp
thị rượu bia thuốc lá toàn phò phạch, tao lạ đéo gì, suốt ngày lê
la quán bia cho chúng nó sờ đùi.
- Nhưng con
này nó khác…
- Khác đéo
gì, hôm ấy tao mày mà không gặp nó đi với cái con lợn già ấy ở Tam
Đảo chắc về mày cưới mẹ nó rồi, giờ này có mà ở đây cái đít.
- Thôi đéo
nói chuyện đấy nữa.
- Ừ thôi
ngủ đi.
- Đừng có
nói chuyện đấy với ai đấy, không tao thiến dái.
- Ừ được
rồi ngủ đi, ai bảo mày moi chuyện con hôi nách ra.
- Thì ai
bảo mày nói chuyện rau dưa trước.
- Ờ, mà
đang nói chuyện ông Nghi, tự dưng lại gái mú. Phải gọi là cô Nghi mới
phải.
- Nghĩ lại
vẫn kinh.
- Mày có
để ý lúc chúng nó thay quần áo cho ông ấy trên ô tô không?
- Sao?
- Lão ấy
đéo có chim.
- Hả, thật
hả? Lúc ấy tao đứng ngoài, mải xem lão Tú béo với Toàn gạch cãi
nhau. Thế không có chim thì có cái gì?
- Bướm.
- Hả? Cái
gì?
- Mày điếc
à? Có cái lồn ấy, hiểu chưa?
- Đéo tin.
- Tận mắt
tao nhìn thấy.
- Lão sang
Thái chuyển giới à?
- Đéo biết,
bẩm sinh thì sao? Nhưng rõ ràng đấy là một cái lồn bự chưa từng
thấy, lại còn vô mao.
- Hả? Vô
mao?
- Ờ, đéo
có tí lông lá nào cả.
- Thôi đừng
kể, đéo ngủ được đâu!
- Thèm quá
à, hí hí!
- Tởm! Có
mà mày thèm í, thằng bệnh hoạn!
- Công nhận
tởm! Hồi tao đi Thái có xem show của bọn gay trên xôi dưới súng, nhưng
quả như lão Nghi này thì chưa thấy bao giờ.
- Mày đi xem
thật à? Bệnh thật!
- Ôi giời,
ai sang Thái chả mua vé vào xem, chuyện thường.
- Thế thì
cạch, tao sẽ không bao giờ sang Thái.
- Mày nhát
còn hơn cả gái, cần đéo sang Thái chuyển giới. Hí hí!
- Này thì
gái!
- Ái! Ái!
Đùa tí thôi đấm đau thế?
Hai gã trai trẻ còn rúc rích tán láo một hồi. Tôi
suýt phì cười thành tiếng, thu mình lại trong túi ngủ. Trời mỗi lúc
một lạnh, hơi lạnh truyền từ dưới đất lên, từ không khí vào, xuyên
qua lều bạt chăn đệm, thấm vào da thịt.
Cái cái nhà bạt khung thép được thuê ở khu thị trấn
chúng tôi nghỉ lại đêm trước, nó vốn dĩ hay được dùng để cho thuê
làm đám cưới, rất rộng, nó che chắn bớt sương gió cho những cái lều
nhỏ bên trong, rất hữu ích. Nếu không có nó, chắc chúng tôi không thể
chống chọi được với giá lạnh vùng này khi đêm xuống.
Tôi nằm trong cái lều tối om, cố ngủ mà không thể
được, cứ tưởng tượng nửa đêm bỗng dưng bị Toàn gạch dí khẩu 2 nòng
vào đầu, hoặc biết đâu gã kêu bọn đàn em trùm bao tải ném tôi xuống
sông. Có thể lắm chứ, nguy cơ Toàn gạch thua độ là rất cao, gã sẽ
tìm mọi cách đánh tháo. Mặc dù chẳng ai nhìn thấy con cá, nhưng tất
cả đều biết rằng chỉ có thể là nó, chính nó đã đớp cụt tay lão
thày cúng. Hình ảnh ghê rợn ban chiều cứ mãi ám ảnh tôi. Bên ngoài
kia, tiếng gió lùa hun hút, thổi qua khe vải bạt phần phật, có lúc
như thể ai đó đang rung lều vậy. Tiếng nước sông réo không ngừng, đôi
lúc một vài con cá chày lại quẫy trên mặt sông, gây ra những tiếng
động lớn.
Những tiếng xì xào từ các lều thưa dần, rồi dường
như tất cả đều ngủ say. Hai gã lều bên cạnh cũng đã ngủ, tôi nghe
thấy tiếng thở đều đều của chúng. Bắt đầu có những tiếng ngáy đều
đều đâu đó vọng lại. Tôi trằn trọc chẳng thể ngủ được. Tôi cứ nghĩ
mãi đến lời ông Văn nói ban chiều: “Một thằng là con nuôi, một thằng
là con rể”. Ông ấy nói ai là con rể chứ? Chả nhẽ lại là Tú khỉ?
Chả nhẽ ông ấy không nhận ra rằng tôi và cô con gái ông vẫn đầu mày
cuối mắt với nhau đó sao? Vô lý!
Nhưng dù gì,
bề ngoài tôi cũng đã nhận là con nuôi ông ấy, coi con gái ông là em
gái, kể từ hôm họ cứu tôi thoát chết khỏi cái vực xoáy kia. Điều
này thực ra cũng chẳng mấy ý nghĩa, khối trường hợp từ con nuôi
biến thành con rể đó thôi, tôi tự nhủ. Những câu chuyện kể tôi được
nghe, hoặc đọc đâu đó, thường vẫn hay kết thúc như vậy. Có lẽ Tú
khỉ nói đúng, tôi là thằng mọt sách, trong đầu hay tưởng tượng đủ
thứ chuyện linh tinh. Không biết tôi đã nghĩ đến những thứ khỉ gió
gì nữa. Nào, tôi tự nhủ, mày đang nghĩ đến cái quỷ quái gì vậy hả
thằng hâm? Mày nghĩ rằng có thể có được cô con gái ông già chài
lưới kia ư? Chưa gì đã mơ tưởng đến cảnh cô ta tụt quần cởi áo nhảy
tót vào lòng. Hừ, chuyện đời đâu có đơn giản vậy? Mà ừ thì cứ cho
là như thế nữa đi, sau những cảnh như trong phim ấy thì chuyện gì sẽ
đến? Rồi sao nào? Rồi cứ thế mà bỏ đi sao? Ồ không, hãy tỉnh lại
đi, thằng ngu! Hãy nhìn cái cách mà ông ấy đối diện với Toàn gạch
chiều nay, có thể lúc đó ông ấy chưa kịp nhồi thuốc súng, chứ ai mà
biết được, nếu nó đã được nhồi một nắm đạn chì, ai dám chắc ông
ấy lại không cho Toàn gạch biến thành một viên than tổ ong đen sì, lỗ
chỗ đạn? Thử động vào con gái ông ấy rồi chạy làng mà xem! À, có
lẽ tôi đã hiểu tại sao cô con gái ông ấy đến giờ vẫn chưa có thằng
nào đến rước đi. Cứ nghe cái kiểu mà tay sĩ quan bố bố con con với
ông ấy chiều nay cũng đủ hiểu cánh biên phòng rất nể sợ ông già
này, thậm chí có lẽ rất nhiều gã trong cái đồn biên phòng ấy hẳn
là cũng phải mê mệt cô con gái ông. Vậy lý do gì mà đến giờ cô ấy
vẫn chưa có nơi có chốn?
Xem nào, sinh năm 85, tuổi Sửu, vậy là đã 25-26 tuổi đầu, sắp thành gái già đến nơi rồi, đàn bà ở những nơi hẻo lánh vùng sâu vùng xa tuổi này thường đã làm mẹ của một đàn con đông đúc, đã bắt đầu tàn tạ mệt mỏi… Vậy mà hãy xem, cô ta dường như vẫn còn là một cô gái đồng trinh. Tôi không rành phân loại phụ nữ, nhưng tôi đã nhìn thấy cô ta khỏa thân. Tôi cũng đã thấy nỗi xấu hổ, vẻ e lệ của cô ấy. Tôi không tin là cô ta đã biết đến hơi đàn ông. Dù nhắm mắt, tôi vẫn hình dung rõ mồn một cơ thể cô ta cái hôm đó, đẫm nước, tuyệt đẹp, một cơ thể săn chắc đầy sức sống, hoang dại, với bộ ngực nhô cao tròn trĩnh cùng núm đôi núm vú hồng nhỏ xinh, vòng eo thon thả, cái bụng dưới gợi gảm với đám lông chỗ kín mượt mà như cái đuôi dế. Ôi lạy Chúa nhân từ, tôi tự nhủ, ông rất nhân từ nhưng cũng đã rất ác khi cho tôi được ngắm cô ta, để mỗi khi nhớ đến tim tôi lại thổn thức như thế này…
Xem nào, sinh năm 85, tuổi Sửu, vậy là đã 25-26 tuổi đầu, sắp thành gái già đến nơi rồi, đàn bà ở những nơi hẻo lánh vùng sâu vùng xa tuổi này thường đã làm mẹ của một đàn con đông đúc, đã bắt đầu tàn tạ mệt mỏi… Vậy mà hãy xem, cô ta dường như vẫn còn là một cô gái đồng trinh. Tôi không rành phân loại phụ nữ, nhưng tôi đã nhìn thấy cô ta khỏa thân. Tôi cũng đã thấy nỗi xấu hổ, vẻ e lệ của cô ấy. Tôi không tin là cô ta đã biết đến hơi đàn ông. Dù nhắm mắt, tôi vẫn hình dung rõ mồn một cơ thể cô ta cái hôm đó, đẫm nước, tuyệt đẹp, một cơ thể săn chắc đầy sức sống, hoang dại, với bộ ngực nhô cao tròn trĩnh cùng núm đôi núm vú hồng nhỏ xinh, vòng eo thon thả, cái bụng dưới gợi gảm với đám lông chỗ kín mượt mà như cái đuôi dế. Ôi lạy Chúa nhân từ, tôi tự nhủ, ông rất nhân từ nhưng cũng đã rất ác khi cho tôi được ngắm cô ta, để mỗi khi nhớ đến tim tôi lại thổn thức như thế này…
Hãy tỉnh lại đi thằng ngu, tôi tự nhủ, chuyện này
hết sức vô lý, và không bình thường chút nào. Từ chuyện về con cá,
cho đến hai cha con nhà chài lưới, rồi đến cái đám điên rồ đang ngủ
say như chết la liệt quanh tôi nữa. Đây là một cơn hoang tưởng. Tôi sẽ
chẳng bao giờ có nổi một xu, đừng nói đến tiền tỉ. Chỗ của tôi là
một cuộc sống bế tắc và nghèo túng, đang chờ tôi quay về, không phải
ở đây. Hãy tỉnh lại và trở về đúng chỗ của mày đi thằng ngu, tôi
tự nhủ, trước khi cơn hoang tưởng này biến thành một cơn ác mộng, khi
đó thì ngay cả cái mạng sống còn chẳng giữ nổi, đừng có nói đến
chuyện quay về…
Tôi thở dài, buồn bã nghĩ đến tình thế của mình.
Khó có thể tìm được lý do gì để lạc quan. Nhưng dường như tôi vẫn
đang cố tìm kiếm, một cái phao cho kẻ sắp chết đuối ư? Tôi không biết
nữa, nhưng ánh mắt cô ta dành cho tôi trước khi leo lên chiếc UAZ đó,
tôi mơ màng nhớ lại, chao ôi là yêu mến xiết bao. Tôi mỉm cười tự
cười giễu những suy nghĩ viển vông của mình, và lơ mơ chìm dần vào
giấc ngủ êm dịu đang đến gần, rất gần… Trước mắt tôi hiện lên những
hình thù mơ hồ chuyển động, đu đưa, bồng bềnh. Tôi nhắm mắt lại và
chuẩn bị thiếp đi, chìm hẳn vào giấc ngủ.
Ngay lúc đó tôi bỗng thấy màu đỏ tràn ngập võng
mạc, loang loáng sánh sáng. Linh cảm về sự nguy hiểm khiến tôi choàng
tỉnh ngay tức thì, có tiếng sột soạt rất gần, nỗi sợ hãi dâng lên
khiến toàn thân tê liệt. Ánh đèn pin quét trên cái lều của tôi. Một
bóng người in trên đó, đúng hơn là đang in bóng một cánh tay cầm súng
trên vải lều, nòng súng đang từ từ thò vào cửa lều, cái nòng súng
hướng về phía ngực tôi, rồi sau đó bỗng dưng ánh đèn rọi thẳng vào
mặt khiến tôi lóa mắt. Thôi thế là xong, tôi thầm nghĩ, mình đã quá
chủ quan, đã nghĩ đến khả năng bị chúng nó thịt, mà không bỏ trốn
khỏi nơi này, giờ thì chỉ còn biết chịu chết. Tôi đang nằm trong cái
túi ngủ, như con sâu trong cái kén, như bị trói chặt, chỉ hở mỗi cái
mặt ra. Mà ngay cả khi chân tay có được tự do đi nữa, làm sao có thể
kịp thoát thân cho đặng?
Tôi nhắm mắt lại, chờ một tiếng súng nổ, và tôi sẽ
từ giã cuộc đời này.
Còn nhắm mắt giả vờ ngủ à? Dậy mau!
- Tắt đèn
pin đi đã! – Tôi nói.
Tôi chớp chớp mắt, vẫn chưa hết bị lóa, chả nhìn
thấy cái gì cả. Nhưng tôi đã kịp nhận ra giọng Tú khỉ. Sao nó lại có
thể ở đây nhỉ, vào cái lúc nửa đêm như thế này? Đúng là Tú khỉ
thật, ánh đèn pin chiếu xuống mờ mờ hắt ngược lên, mắt tôi đã nhìn
trở lại được, tôi nhận ra khuôn mặt Tú khỉ ở cửa lều, một tay nó
cầm khẩu súng săn, tay kia đưa lên môi suỵt ra dấu im lặng.
- Mày quay
lại lúc nào? – Tôi thì thào – Mày làm tao sợ vãi cả đái rồi đấy.
- Tao vừa
về, tao không yên tâm nên quay lại luôn.
- Lão thày
cúng sao rồi?
- Sống rồi,
đưa lên tuyến trên, nói chuyện sau, giờ thì chuồn đã.
- Sao phải
chuồn?
- Đề phòng
thằng Toàn gạch không thừa đâu, chuồn đã, nói chuyện sau.
- Đi đâu giờ
này?
- Cứ đi theo
tao! Suỵt! Nhẹ nhàng thôi, không chúng nó tỉnh dậy bây giờ.
Tôi chui ra khỏi cái kén ấm áp, mặc lại quần áo
khoác, cố gắng không gây ra tiếng động. Tôi chui ra khỏi lều, xỏ giày,
lò dò theo sau lưng Tú khỉ, nó vạch vải bạt lên, cả hai thằng nằm
xuống chui qua đó, nền cát ẩm lạnh buốt, nhưng còn hơn là phải trèo
qua đám lều bạt ngổn ngang kia. Tú khỉ vẫn lăm lăm khẩu súng, tay kia
cầm cái đèn pin nó vừa chụp một cái khăn vào, hai thằng dò dẫm rời
bãi cát, tiến vào con đường nhỏ.
- Mày kiếm
đâu ra khẩu súng thế?
- Của Hà
trọc.
- Á! Thằng
ấy lắm trò nhỉ?
- Ừ, nó
chỉ thiếu nhõn tên lửa vác vai là chưa có thôi.
- Nó đâu?
- Đợi trong
xe.
- Xe đâu?
- Ở chỗ
gần nhà ông Văn.
- Sao bọn
mày lên tận đấy mà tao không nghe thấy tiếng xe?
- Mày nghĩ
tao ngu đến độ để chúng nó nghe thấy xe chạy qua à?
- Mày làm
thế nào vậy? Buộc giẻ ống xả như cái đèn pin này á?
- Thế còn
tiếng động cơ thì sao? Tiếng ống xả kêu 1 thì tiếng động cơ kêu 10,
mày chả biết đéo gì về xe cộ cả.
- Thế thì
tao chịu rồi đấy.
- Rất đơn
giản, bọn tao để số không cho xe trôi theo dốc từ từ qua chỗ này, hết
đoạn dốc này thì xuống xe tháo dây cáp ở cái tời mũi xe buộc vào
gốc cây phía trước, dùng tời điện kéo chậm từng đoạn, cứ thế, đến
lúc đủ xa thì mới nổ máy lại bò lên gần nhà ông Văn. Đây này, nhìn
cái gốc cây này, thấy vết xước không? Chỗ tao buộc cáp ban nãy đấy.
- Đúng là
lũ quái đản! – Tôi thốt lên.
- Còn mày
là thằng ngu, tao tưởng mày phải tự biết mò lên nhà ông Văn xin ngủ
nhờ rồi chứ, ai lại ở cùng hang cọp thế?
- Có mày
ngu ấy, chiều nay mày chả tí ăn đạn thằng Toàn gạch còn gì.
- Còn mày
thì sao? Thế không phải chiều nay mày cũng chìa lưng ra che nòng súng
cho ông Văn à?
- Sao mày
biết?
- Cái đéo
gì tao chả biết.
- Mày gọi
ông Văn rồi à?
- Chưa.
- Thế sao
biết?
- Bí mật.
- Bí cái
con khỉ.
- Mày ngu
lắm em ạ, lên ngủ nhờ nhà ông Văn khéo giờ đã chén mẹ em Vân rồi
ấy.
- Mẹ em ấy
chết lâu rồi, đừng có lôi mẹ em ấy ra đây.
- Mày, đúng
là đồ… cứ vặn vẹo chữ nghĩa, đéo khá lên được.
- Đúng là
đồ làm sao? Đừng có giỡn chuyện đấy, tao đéo thích đùa kiểu đấy
đâu.
- Mày chả
thích em ấy ra mặt, thèm rỏ dãi ra lại còn sĩ, hay là lại e thẹn?
- Thẹn cái
con khỉ.
Tú khỉ cười khùng khục sau lưng tôi. Tôi đi trước, cố
gắng căng mắt và đặt chân lên cái quầng sáng yếu ớt từ ánh đèn pin
mà Tú khỉ rọi từ phía sau. Xung quanh là đêm tối mịt mùng. Tiếng
nước réo phía dòng sông, tiếng gió lùa qua vách núi âm u, thi thoảng
xen lẫn tiếng chim ăn đêm xa gần. Trời rất lạnh, lại sương giá, buốt
hết cả óc, ngón tay tôi như có hàng ngàn mũi kim đâm vào đau nhức.
Đến gần nhà ông Văn, Tú khỉ bỏ cái vải che đèn pin
ra. Nó đi chậm lại quan sát, khi đến chỗ con suối nhỏ chảy ngang qua
đường, tự dưng nó dừng lại lia đèn pin vào hẻm núi. Có ánh đèn pin
trong đó nháy nháy đáp trả, rồi lát sau thấy Hà trọc lội ra.
- Xe đâu?
- Giấu trong
đấy chứ đâu, nước không quá đầu gối, lần trước đến đây tao đã lội
vào xem rồi. Nhớ lần tao sửa hộ ông Văn cái máy phát điện không?
- À, ra
thế, con ma xó!
- Nước lạnh
thấy mồ! – Hà trọc xuýt xoa, nó đã ra đến nơi.
- Sao phải
giấu xe trong đấy làm gì? – Tôi vẫn thắc mắc.
- Sân nhà
ông Văn có lùi xe vào được đâu – Tú khỉ nói – Mà để ngoài đường
chẳng may bọn biên phòng đi tuần nó lại hạch sách cho à?
-
Bọn này công nhận quái đản, chúng cho xe lùi theo con
suối vào trong khe núi đó thì chẳng một ai có thể phát hiện ra.
- Ừ thôi
được rồi, thế bây giờ tính sao? – Tôi hỏi.
- Còn sao
nữa? Vào xin ngủ nhờ nhà ông Văn chứ sao.
- Giờ này
á?
- Thế mày
muốn chết cóng ngoài này à?
- Phiền
người ta quá!
- Sau này
làm con rể ông ấy còn phiền nữa.
- Thôi không
nói nhiều, vào thì vào luôn đi.
- Ưu tiên cho
mày ngủ với em Vân đấy, có nhận không, hay để tao?
- Câm mồm!
- Ừ thì
câm, mày cứ như bà cô già khó tính ấy nhở!
Cả ba thằng lục tục kéo vào trước sân nhà ông Văn,
trong nhà tối om, kín bưng.
- Bố Văn ơi,
mở cửa cho bọn con với!
- Ai đấy?
- Con Tú
béo với Đăng cuội đây.
- Đợi tí.
Một lát sau ông Văn bật đèn, mở cửa, chả hỏi han
chúng tôi hay tỏ ra ngạc nhiên gì, mặc dù lúc đó đã rất muộn.
- Bọn con
ngủ nhờ bố đêm nay nhá? – Tú khỉ nói.
- Ờ, được
rồi, ngồi uống tí nước đã.
- Lạnh quá,
con xin chén rượu đi – Tú khỉ tự nhiên như không.
ÔngVăn lôi cái can rượu hôm trước ra, mỗi người tợp
một chén. Có tí rượu vào ấm ruột gan hẳn, hơi ấm lan tỏa từ trong
ra rất dễ chịu. Chúng tôi ngồi kể lại chuyện xảy ra ban chiều xảy ra
với lão thày cúng. Ông Văn lắng nghe, gật gù, chẳng bình luận gì.
Tôi kể lại cả những chuyện xảy ra sau khi Tú khỉ và Hà trọc đưa lão
thày cúng vào viện.
- Thằng
Toàn gạch nó không dám bắn đâu, nhưng cẩn thận vẫn hơn! – Tú khỉ nói
– Cái loại mới giàu lên như nó còn tham sống sợ chết lắm, sĩ diện,
máu gái, ăn tục nói phét thành thần, chỉ giỏi chém gió dọa ma, gặp
anh thì cho tắt điện ngay.
- Mua súng
thì dễ, nhưng bắn người thì khó lắm anh ơi – Hà trọc đế thêm – Em mua
khẩu này mấy năm rồi mà chỉ dám vác đi bắn cò bắn cuốc thôi, chưa
bao giờ dám vác ra dọa ai cả.
- Dọa mà
không dám bắn thì chết nhục – Tú khỉ nói.
- Thế mới
lo! – Tôi nói.
- Lo mà mày
còn thản nhiên ngủ ở đấy hả? – Tú khỉ vặc.
- Thì còn
ngủ đâu nữa?
- Mày lên
đây nói với bố Văn một câu thì đã sao?
- Nó nói
phải đấy – Ông Văn tiếp, cứ lên đây mà ngủ.
- Con ngại
phiền bố với em.
- Mày cứ
vẽ chuyện! – Ông Văn nói – Tao có tiếc hai thằng mày cái gì bao giờ.
Thôi đi ngủ đi!
ÔngVăn gọi cô con gái bê thêm chăn gối ra. Tôi nghe tiếng
cô ấy dạ nhỏ từ buồng trong, tự dưng trống ngực đập rộn. Hẳn là cô
ấy đã tỉnh giấc và lắng nghe mọi chuyện từ nãy giờ. Tôi hình dung
đến hơi ấm và mùi hương thơm cơ thể cô ấy ngay gần đó, cảm thấy một
cơn choáng váng lướt qua.
Có tiến động trong buồng, rồi lát sau cô ấy ôm cái
chăn bước ra, trong bộ đồ ngủ giản dị, mái tóc xõa vai. Em chào các
anh, cô ấy nói khẽ. Bỗng dưng cả bọn ba thằng tôi sượng sùng im thin
thít, tự cảm thấy mình xấu xí thô kệch và vô duyên lạ thường, thậm
chí chẳng mở mồm ra nói được câu gì nữa.
Cô ấy lúi húi dọn dẹp lại cái phản gỗ rộng mà ông
Văn vẫn nằm ngủ, trải thêm lớp đệm bông, kê thêm mấy cái gối, dáng
vẻ đầy nữ tính. Tôi thoáng thấy Tú khỉ nháy mắt với tôi. Thằng
đểu, nó cũng đang nghĩ đến cái điều mà tôi đang nghĩ. Tôi chỉ muốn
giết chết nó ngay lập tức. Cả thằng Hà trọc cũng đang há hốc mồm
ra nhìn cô gái như bị thôi miên, nó hoàn toàn bất ngờ khi bỗng đâu
xuất hiện một cô gái xinh đẹp nhường ấy.
- Thôi ba
thằng mày ngủ đi! – Ông Văn nói.
- Vâng, thế
bố ngủ đâu? – Tú khỉ hỏi, rõ vô duyên.
- Thì ngủ
với nó chứ sao, lấy chồng đến nơi rồi nhưng cứ hôm nào mưa gió sấm
chớp là nó vẫn đòi rúc vào ngủ với tao suốt đấy.
- Bố này! –
Cô ấy nũng nịu – Ai lại nói ra thế? Người ta nghe thấy cười chết. Bố
muốn con ế à?
- Lại chả
ế nhăn ra rồi còn gì! – Ông Văn cười khà khà.
- Ế thì cứ
bảo anh một câu nhá – Tú khỉ được thể – Mà ở quê anh mưa gió sấm
chớp quanh năm luôn ấy.
- Thế thì
em sợ lắm! – Cô ấy nói, rồi bỗng quay sang nhìn tôi cười.
ÔngVăn chốt cửa. Cô ấy cũng quay vào buồng, ba thằng
tôi leo lên giường, khoan khoái chui vào trong cái chăn bông dày ấm áp.
Ông Văn tắt đèn.
- Ngủ luôn,
cấm thằng nào nói thêm một câu nào đấy! – Tôi thì thào.
- Hí hí
hí! – Tú khỉ cười rinh rích.
- Im ngay! –
Tôi lại thì thào.
Tú khỉ im bặt, nhưng rồi sau đấy người nó cứ rung lên
từng cơn vì nhịn cười. Tôi phải thúc cho nó một cùi chỏ vào mạng
sườn, mãi rồi nó cũng chịu nằm yên. Tôi bắt đầu để cho đầu óc mình
lang thang vô định. Trong bóng tối, trí tưởng tượng tha hồ mò mẫm, nó
đi loanh quanh một hồi, rồi cuối cùng lẻn vào căn buồng kia, nơi có
một cơ thể ấm rực và thơm tho đang vùi sau trong chăn, rất gần, có
thể cô ấy cũng đang nghĩ đến tôi, biết đâu đấy.
Tôi đoán là cả hai thằng ôn vật nằm bên cạnh cũng
đang sung sướng nghĩ đến những điều tương tự, thậm chí có khi chúng
còn để trí tưởng tượng đi xa hơn nữa ấy. Chẳng điều gì có thể ngăn
chúng tưởng tượng ra những màn nóng bỏng với cô gái hấp dẫn như
thế, lòng vả cũng như lòng sung mà thôi. Tôi phát ốm lên bởi ý nghĩ
ấy.
Thế nhưng chỉ một lát sau, Tú khỉ đã bắt đầu kéo
bễ, dường như nó đã ngủ. Cả Hà trọc cũng vậy, chúng nó đã trải
qua một ngày dài quá mệt nhọc và vất vả.
Tôi còn thao thức thêm một lúc nữa, rồi cuối cùng
giấc ngủ cũng đến. Khi tôi tỉnh dậy, trời đã tờ mờ sáng, ánh sáng lờ
nhờ hắt vào từ khe cửa. Tôi nằm im nghe ngóng, tiếng nước sông chảy,
tiếng lịch kịch xong nồi dưới bếp. Tú khỉ và Hà trọc có vẻ vẫn
ngủ say như chết. Tôi chui ra khỏi chăn mặc quần áo ấm, cửa khép hờ,
tôi mở cửa bước ra sân,. Trời rất lạnh, sương mù buốt giá. Từ mái
bếp tỏa ra làn khói xanh thơm mùi củi gỗ cháy quen thuộc. Chắc hẳn
cô ấy đang nấu cơm. Tôi hắng giọng bước vào bếp.
- Anh dậy
sớm thế?
- Anh ngủ
đủ rồi.
- Anh ngủ
tiếp đi, lát dậy ăn cơm.
- Anh thích
ngồi đây cho ấm. Sao em dậy sớm thế?
- Em dậy
sớm quen rồi. Nếu anh không ngủ được thì ngồi đây cho vui. Nước nóng
đây, anh dùng tạm khăn mặt với bàn chải của bố em, tất cả để ở
chậu kia kìa.
- Ừ anh cảm
ơn, em cẩn thận quá!
Tôi xách cái ấm nước nóng cô ấy đưa cho, ra sân pha
nước đánh răng rửa mặt, nước ấm thật dễ chịu, tỉnh hẳn ngủ.
Tôi kéo chiếc ghế nhỏ ngồi cạnh cô ấy. Hơi ấm từ
bếp lửa lan tỏa thật dễ chịu, mùi hương thơm từ cô ấy thoang thoảng,
xao xuyến. Tôi hơ tay về phía bếp lửa, chẳng biết nói gì. Nồi cơm sôi
lục bục, tiếng củi cháy tí tách. Tôi liếc sang, thấy đôi mắt cô ấy
long lanh, vờ như đang nhìn nồi cơm chăm chú. Lát sau cô ấy bỗng cất
lời:
- Anh Tú
béo hồi xưa thấy bảo cũng có vợ phải không anh?
- Ừ, bỏ
nhau lâu rồi.
- Vợ anh ấy
xinh không?
- Cũng
được, không xinh bằng em.
- Em thì
liên quan gì?
- Muốn liên
quan thì dễ không ấy mà, nó đang tìm vợ đấy.
- Em chả
dám mơ.
- Có bọn
anh chả dám mơ thì có.
- Đấy, anh
nghe bố em nói tối qua rồi đấy.
- Nói gì?
- Chả ế
chồng nhăn ra rồi.
- Chắc tại
kén quá đấy mà, chứ anh thấy khối người xin chết đấy.
- Ai thèm
chết?
- Anh chẳng
hạn.
- Thôi đi ạ!
- Thật đấy.
- Chả tin.
Cô ấy cười khúc khích, cái lúm đồng tiền trên má
trông xinh tệ! Câu chuyện không đầu không cuối cứ tiếp tục như thế
tưởng chừng chẳng bao giờ kết thúc. Cô ấy đi lại, nấu nướng, còn tôi
cứ ngắm cô ấy và tán tỉnh theo cái kiểu ngớ ngẩn rẻ tiền như vậy,
vì cũng chẳng nghĩ ra cái gì khác. Thực tình, tôi cứ mải ngắm mãi
cái miệng xinh xắn của cô ấy mấp máy, và chỉ muốn hôn ngay một cái.
Trời đã sáng hẳn. Ông Văn lục đục dậy, đánh thức
luôn cả Tú khỉ và Hà trọc. Hai thằng này có vẻ vẫn thèm ngủ, lè
nhè nói cái gì đó. Tôi giúp cô ấy dọn cơm ra mâm sẵn, bữa sáng có
món pa lam khá đặc biệt, cô ấy ướp cá cùng các gia vị rừng rồi cho
vào ống nứa vùi tro bên bếp lửa, vừa chẻ ống nứa ra mùi thơm đã
ngào ngạt.
Sau bữa sáng, ông Văn ngược lên thác đánh cá, không
quên gàn bọn tôi chớ đụng vào con cá thần, kẻo tai bay vạ gió, đen
đủi. Tôi luôn có cảm giác ông ấy giấu chúng tôi chuyện gì đó.
Tạm biệt em Vân, chúng tôi họp bàn thống nhất kế
hoạch rồi quay lại chỗ con suối lấy chiếc xe ra, nổ máy tiến thẳng
về phía bãi cát. Tú khỉ cho khẩu súng vào một cái túi vải mềm
vốn dùng để đựng cần câu, thứ mà dân câu thằng nào cũng có vài
cái. Chính Hà trọc cầm khẩu súng cảnh giới, nó đã được nạp đạn
và mở chốt an toàn, sẵn sàng nhả đạn.
- Chỉ khi
nào nó nổ súng trước mày hẵng cảnh cáo, nhớ chưa? – Tú khỉ dặn Hà
trọc – Chỉ khi nào thấy thực sự nguy hiểm đến tính mạng hẵng dùng
đến nó. Nhưng anh sẽ có cách để không để không phải dùng đến súng
đạn.
- Được rồi
ông anh – Hà trọc nói nhỏ, nhưng vẻ đầy chắc chắn, bình tĩnh.
- Còn tao?
- Mày không
phải nói gì hay làm gì hết, cứ im lặng khoanh tay quan sát, thế thôi.
- Nó mà
bắn thật thì sao? Chờ chết à?
- Ha ha! Tối
qua mày chả chờ chết đấy thôi? – Tú khỉ cười – Cứ thế đi, nhưng mà
sợ quá thì cứ bỏ chạy thật nhanh, chả ai cười thằng sợ chết đâu,
thằng đéo nào chả sợ chết?
- Thế hôm
qua mày có sợ không?
- Lại chả
sợ suýt vãi đái ra ấy chứ, tao sợ nhất những thằng vừa ngu vừa sĩ
diện như Toàn gạch.
Bọn tôi đã tiến vào sát lều chính. Bãi cát đọng
đầy sương, mặt sông cũng như đang bốc hơi lơ lửng. Mới có vài thằng
dậy sớm đang loăng quăng rửa mặt, súc miệng. Bọn tôi tản ra, thằng Hà
trọc đứng sát vách lều, tôi lảng về phía bờ sông, Tú khỉ bước
thẳng đến giữa cửa lều đánh thức tất cả dậy bằng cái giọng oang
oang mọi khi. Nó chơi nước cờ khá cao tay, bọn kia còn đang ngái ngủ
và đầy thụ động, chúng răm rắp nghe theo lời Tú khỉ, mặc quần áo
và tập trung hết ngoài bãi cát. Tú khỉ vào trong lùa tất cả
ra, không quên cầm theo cái loa pin.
- Anh em nghe
đây! – Tú khỉ bắt đầu – Chuyện hôm qua là một tai nạn ngoài ý muốn,
lỗi do tôi chủ quan nên tôi chịu trách nhiệm, tôi đã đưa ông Nghi về
bệnh viện huyện, bọn bệnh viện huyện cho chuyển lên bệnh viện tỉnh,
tôi đã cử mấy anh em hôm qua đi theo lo thủ tục, có chúng nó sẽ thông
tin hàng ngày, khi nào có thể đưa ông Nghi về nhà là thu xếp đưa về
ngay, mọi chi phí tôi chịu. Chuyện nào ra chuyện nấy, chuyện tôi với
anh Toàn gạch, hai thằng tự giải quyết, đề nghị anh em nào không liên
quan đứng sang một bên, dính vào liên lụy đừng trách tôi ác tôi không
báo trước. Tuy nhiên, hầu hết anh em ở đây đều đã chứng kiến tôi với
anh Toàn gạch đã cá vụ con cá thần, đặt cọc chỗ lão Thanh gà tiền
mặt với sổ đỏ, muốn đánh tháo cũng không được, bên nào đánh tháo
coi như thua độ, chuyện xã hội nó thế. Đã giao hẹn trong vòng 1 tuần
nếu không bắt được cá thần hoặc không có ảnh chụp chứng minh có con
cá thần, tôi sẽ mất 1 tỉ cho anh Toàn gạch. Hôm qua tôi nhỡ lời nói
anh Toàn gạch định đánh tháo, việc đấy tôi sai, hôm nay trước tất cả
anh em tôi chính thức xin lỗi anh Toàn gạch, tôi suy nghĩ lại thì thấy
rõ ràng anh ấy không có ý đánh tháo, chẳng qua anh ấy lo sợ cho sự
an toàn của mọi người, vì ở đây anh ấy là người tổ chức chuyến đi
săn này, bỏ tiền ra chi phí cho anh em vui chơi, nếu có vấn đề gì xảy
ra thì tội vạ đổ hết lên đầu anh ấy. Chơi hay nghỉ là tùy anh ấy,
cũng như tùy mọi người, ai máu ở lại săn con cá thần thì đứng sang
một bên, ai về thì đứng sang một bên, hoàn toàn tự nguyện, chơi bời
thì phải thoải mái, không thoải mái giải tán, đéo ai nợ nần gì ai,
cũng đéo phải ngại, thống nhất là như thế. Đã là anh em thì trước
sau như một vẫn cứ là anh em. Nghề ăn chơi là sự nghiệp lâu dài cả
đời, chuyện ngày một ngày hai đéo đâu. Nói thật chứ tôi cũng sợ con
cá này vãi mẹ cả đái, nhưng một thằng đi câu cả đời, mẹ, cơ hội
gặp hàng khủng như con này chỉ có một lần, ai tôi đéo biết, chứ tôi
là nhất định phải chơi tới bến. Mẹ, câu được nó thì lên bảng phong
thần luôn, ghi tên sử sách muôn đời. Anh em biết đấy, tôi đã mất con xe
vài tỉ vì con cá này rồi, tiền bạc to thật đấy, quý thật đấy,
nhưng mà đèo mẹ, tiền là để tiêu, để chơi, phỏng ạ? Tôi đã chơi bời
thì đéo bao giờ phải xoắn. Thế thôi. Giờ anh em thoải mái đê, ai chơi
cùng tôi thì ở lại. Ai nghỉ chơi thì cứ việc té tự nhiên, tôi đéo
giữ, đéo trách móc gì hết.
Cả bọn im phăng phắc. Thằng này nhìn thằng kia. Chẳng
thằng nào dám lên tiếng, chỉ xì xào nói thầm với nhau. Tú khỉ quả
là một thằng ranh ma lắm trò.
- Tao ở lại
– Toàn gạch bỗng ồm ồm nói, tiến lại gần Tú khỉ – Đã chơi thì chơi
tẹt ga, sao phải xoắn? Đúng không hả ông em?
- Đại ca
nói chuẩn khỏi chỉnh! – Tú khỉ cười.
Hai thằng bắt tay nhau hỉ hả làm lành như đúng rồi,
khiến tôi tí phì cười. Tiên sư nhà mày, tôi nghĩ bụng, mày lừa được
chúng nó chứ sao lừa được tao hả Tú khỉ. Uốn ba tấc lưỡi như Khổng
Minh thuyết khách, thằng này được!
Chỉ có mấy đứa con gái và hai thằng con giai bỏ cuộc
vì lý do công việc, bọn còn lại chẳng thằng nào muốn bị mang tiếng
là dân chơi nửa mùa, nên chúng lại ra vẻ hồ hởi tiếp tục cuộc chơi.
Mấy đứa bỏ về lên xe phóng lên đồn biên phòng xin lại
giấy tờ để về luôn, đám còn lại bắt đầu ăn uống cười đùa và sửa
soạn đồ nghề tiếp tục giăng câu. Tú khỉ dặn dò bàn bạc với bọn
chúng về cách săn con quái vật này, rồi nó nhanh chóng cùng mấy
thằng cứu hộ đi tìm lại chiếc xe bị lũ cuốn. Nó nháy mắt với tôi
và chỉ về phía Hà trọc, ra dấu hiệu thực hiện theo kế hoạch.
Tôi thở phào, vậy là mọi thứ đúng như dự kiến, không
có va chạm gì, thậm chí có vẻ bọn chúng không hề biết đêm qua tôi
rời đi, chẳng để ý gì đến tôi, một kẻ vô tích sự, vô hại. Nói cho
chính xác thì hiện tôi đang là một thằng ăn hại. Tốt thôi!
Một rừng cần câu lại được giăng ra. Lần này chúng nó
đã được một phen hãi hùng, nên thằng nào thằng nấy rất thận trọng,
áo phao giày dép dây bảo hiểm nai nịt đầy đủ, mặt mũi căng thẳng
ném câu ra gần vực xoáy, chỗ hôm trước con cá thần tí nuốt lão thày
cúng. Có bao nhiêu móc câu liêm chúng huy động bằng hết, để sẵn sàng
trước mặt. Nhưng tôi nghĩ bụng một khi đã mắc câu, cả đám hơn chục
thằng kia cũng không đủ sức để lôi được con cá vào bờ, con cá ấy nó
thực sự là một cái đầu máy xe lửa, không những thế nó lại còn tàn
độc và cực kỳ nham hiểm. Điều hy vọng duy nhất của tôi, là chờ đợi
nó lộ diện, tôi và Hà trọc sẽ chụp ảnh nó, hoặc bọn kia cũng sẽ
chụp ảnh nó, câu chuyện được giải quyết không tốn một giọt mồ hôi
công sức nào, không phải đổ thêm một giọt máu nào nữa. Một kết thúc
có hậu cho tất cả bọn tôi, trừ lão Toàn gạch.
Bị Tú khỉ bơm vá, đại gia súc Toàn gạch trong chốc
lát quên béng nguy cơ nhãn tiền sẽ bị mất 2 tỉ bạc, gã lại đang hăm
hở lao vào cuộc săn cá thần. Hoặc cũng có thể cái bản năng săn bắt
hái lượm khát máu trong gã được Tú khỉ kích thích, nó trỗi dậy,
lấn át hết mọi thứ khác. Hoặc cũng có thể với gã, cái thể diện
được mua bằng 2 tỉ vẫn là một cái giá bèo bọt, gã thừa tiền, trên
tiền, và thích tiêu tiền theo lối đó. Tú khỉ đã đánh đúng yếu
huyệt gã trọc phú mới nổi này. Thậm chí, gã háo sắc này cũng
buông tha luôn mấy đứa con gái đi theo, hoặc chính gã đã đuổi bọn
chúng về. Chỗ này không dành cho đàn bà con nít. Tôi thoáng lo sợ
khả năng gã dâm đãng này sẽ chuyển sự chú ý sang con gái ông Văn.
Nhưng tôi biết chắc rằng tiền bạc ở chỗ này hoàn toàn vô nghĩa,
nhất là với cha con ông Văn.
Khi trời tan sương, lác đác bắt đầu có đứa lên cá.
Mỗi khi những con cá lên bờ chúng hò hét hưng phấn váng cả óc. Đầu
tiên là một con cá chày bằng bắp chân, như thường vẫn thế, đàn cá
chày tham ăn bị tóm đầu tiên, chúng nhanh chóng bị xả thịt làm mồi,
phần phi lê được giữ lại làm thức ăn, phần đầu được móc vào những
chiếc lưỡi câu to tổ bố. Nhưng bọn chúng đã nhầm, đối với con quái
vật kia thì ngay cả nguyên con cá chày bắp chân vẫn cứ quá nhỏ. Vừa
miếng cho nó nhất, có lẽ là một con bê, một con dê, hoặc một con lợn
vác vai.
Lần trước đến đây, tôi đã học được vài mẹo câu cá,
biết thêm một số thứ sơ đẳng về cái trò này. Tú khỉ là một thằng
sát cá, khá am hiểu về các loài cá sông, nó cũng là một ông thày
không đến nỗi tồi.
Sở dĩ khúc sông này nhiều cá ăn thịt, và toàn cá
lớn, là bởi vì nó có vực xoáy, nước sâu, có một địa hình phức
tạp. Tất cả các loại động vật chết trôi ở thượng nguồn khi về đến
đây lập tức bị quẩn lại, trở thành nguồn thức ăn béo bở cho những
loài cá ăn thịt khổng lồ. Tú khỉ khẳng định ở khúc sông này có
thể tồn tại những con cá lăng và cá chiên trên dưới một tạ, những
con cá da trơn họ nheo lai tạp giống cá săn mồi sông Mê Kông ngược dòng
lên đây có khả năng xấp xỉ 2 tạ, còn một loài nữa sắp tuyệt chủng
có hình dáng tương tự con cá lóc bông gấm khổng lồ lai tạp với một
loài bò sát da trơn, chiều dài có thể đạt tới 7m hoặc 10m. Về cơ
bản, con quái vật này có hình dáng như một con trăn khổng lồ, hoặc
như một con cá quả khổng lồ, mặt khác nó cũng hơi giống như một con
cá rồng khổng lồ đột biến gien.
Tôi nghĩ đến lời phán con mẹ Ngọc Hoa Công Chúa, rằng
con cá thần là kết tinh của những vong linh mà thành. Kể cũng có
lý, nơi này nổi tiếng linh thiêng và người dân đã đặt tên là sông
Thiêng. Có thể con cá này đã tồn tại hàng trăm năm, đã ăn hàng trăm
hàng ngàn xác người chết trôi, hàng trăm hàng ngàn xác động vật, nó
cũng đã ăn tươi nuốt sống rất nhiều muông thú, ăn tất cả các loài
cá nhỏ hơn nó. Vậy rất có thể nó đã thành tinh, nó hội tụ đầy đủ
cái khát máu của thú dữ, cái máu lạnh của loài bò sát, cái nham
hiểm ranh ma xảo quyệt của loài người, cái uất ức tức tưởi của những
vong hồn người chết trôi hàng trăm năm nay chưa được siêu thoát, đang
còn lởn vởn nơi đây, và trút mọi cơn điên giận lên những kẻ dại dột
mò tới…
Tôi châm thuốc ngồi sau lưng Hà trọc quan sát nó thao
tác. Thằng này có vẻ còn chuyên nghiệp hơn cả Tú khỉ. Nó rất có
gu, và đồ chơi của nó cực kỳ đẳng cấp, nhìn nó mở túi đồ câu ra
mà tôi hoa cả mắt, toàn hàng hiệu, từ cái găng tay trở đi, cho đến
các loại máy câu và cần câu. Một số món đồ săn hàng của nó được
thửa riêng, theo thiết kế của nó, độc nhất vô nhị. Phao thửa, chì
thửa, lưỡi câu thửa, gác cần inox thửa riêng. Ngoài ra còn một loạt
phụ kiện như máy báo cá, máy tầm ngư dò cá, đo độ sâu và quét địa
hình đáy sông, đáy hồ…
Hà trọc chiếm lĩnh mỏm đá nhô ra sông, đây là vị trí
chiến lược quan trọng nhất, chỉ đủ chỗ cho chừng dăm bảy cái cần câu
cho chừng chục người câu. Chỗ đẹp nhất thì Hà trọc chiếm được, số
thiết bị mà nó bày ra choán hết diện tích, thành ra bọn đến sau
rất hậm hực, nhất là hai thằng Hùng hấp Dũng khùng chạy ba bánh,
chúng nó cáu um càu nhàu mãi không thôi. Tôi chỉ cần ngồi cạnh phụ
giúp Hà trọc cũng ngon lành, nó giăng ra 2 cái cần câu loại khỏe
nhất, giao cho tôi một chiếc.
- Nếu dính
con cá ấy anh sẽ cố giữ, nhưng anh không dám hứa đâu đấy – Tôi nói
với Hà trọc – Căng quá là anh buông cần câu đấy.
- Anh yên tâm
đi! – Hà trọc tỉnh bơ – Dây dù với cần câu này lý thuyết thì chịu
được gần tạ, nhưng có khi tầm trên 50 cân là đứt rồi, anh cứ kéo
thoải mái, không đứt cước thì cũng gãy cần, anh em mình buộc đai bảo
hiểm thì chả sợ cái gì hết.
- Có đấy.
- Sợ gì?
- Anh sợ nó
phi lên mỏm đá này đớp mình luôn ấy.
- Đừng dọa
em thế, sợ vãi đái!
- Thật đấy,
từ mặt nước lên chỗ mình ngồi chưa đến 2m, nó phi một phát lên thì có
mà đỡ vào mắt.
- Anh ơi
đừng dọa em thế chứ?
- Thì hôm
qua nó chẳng phi lên đớp cụt tay lão thày cúng còn gì.
Hà trọc nhìn tôi chằm chặp, mặt hơi tái đi, có vẻ
nó đang lưỡng lự ghê gớm. Một mặt nó ham cái vị trí độc đắc này,
nhưng mặt khác những điều tôi cảnh báo là hoàn toàn chính xác. Nếu
cột đai an toàn vào những cái móc inox dưới tảng đá, chẳng khác nào
bọn tôi tự trói mình ở đây cho con cá nhảy lên đớp. Chúng tôi sẽ trở
thành vật tế thần. Nhưng nếu không làm thế, chẳng may dính cá và bị
nó lôi đột ngột, chắc chắn sẽ bị lôi xuống sông, lôi vào cái vực
xoáy gớm ghiếc kia, rồi cũng sẽ làm mồi cho cá.
- Nới đai an
toàn ra khoảng 2m anh ạ, đủ để anh em mình nhảy lùi lại phía sau –
Hà trọc nghiến răng nói, có vẻ như nó đã quyết định sẽ liều chết
với con cá này.
- Được thôi!
– Tôi nói – Đề phòng vẫn hơn.
- Anh đeo
máy ảnh với bộ đàm vào, cho vào bao cao su luôn đi, rơi xuống nước là
xong phim luôn đấy.
Hà trọc lôi một đống bao cao su đã rửa sạch để khô
trong túi đồ nghề tự bao giờ. Còn nó thì có đồ chơi riêng cho cái
máy ảnh, đó là một bộ kit chuyên dụng trong suốt chống nước cho
chiếc máy.
- He he, có
cái này đi biển với bể bơi tha hồ nhúng xuống nước chụp mông gái anh
ạ – Nó khoái chí khoe.
- Anh em nhà
mày đúng là lắm trò! Anh nghe nói chú đang định mua nốt cả tên lửa
vác vai cho nó đủ bộ phải không?
- Lão Tú
khỉ cứ nói quá, em định tuần tới thầu con vệ tinh riêng để xài cho
rẻ, tốc độ kết nối lại nhanh, 3G chậm lắm…
- Ha ha,
trình chém gió mày chả thua thằng Tú khỉ là mấy, được đấy!
- Thường
thôi, đủ dùng.
- À, lại
còn nhại anh hả?
- Vầng, em
được cái học nhanh.
- He he, thôi
câu đi, thử liều phát xem sao.
- Yes sir!
Hà trọc mau chóng ném mồi ra lòng sông, tuy chúng tôi
xuất phát muộn hơn, nhưng bọn tôi câu đúng dòng chảy, và khả năng là
sẽ dính cá to luôn. Tôi cảm thấy tim mình bắt đầu đập nhanh hơn, háo
hức, trong chốc lát hình như tôi đã biến thành một kẻ khác. Và mọi
chuyện trên đời trở nên vô nghĩa, mọi ý nghĩ chỉ còn là về những
con cá đang đâu đó dưới dòng nước kia, một trong số chúng thực sự là
một con quái vật, có thể chính nó đang rình mò lại chúng tôi, và bất
cứ khi nào nó cũng có thể xuất hiện trở lại…
Hà trọc lấy thêm một chiếc cần câu nhỏ ra, nó nối
vào đầu dây cước một thiết bị trông lạ mắt, nổi lập lờ trên mặt
nước. Nó thả xuống sông và xả cước cho cái vật đó trôi xuôi ra giữa
dòng về phía hạ lưu.
- Cái gì
đấy? – Tôi hỏi.
- Đầu dò
của máy tầm ngư đấy anh.
- Làm sao
dò được?
- Đây anh ơi
– Nói nói và lôi ra cái màn hình nhỏ trông như chiếc Ipad, trên đó có
hiển thị những đường đồ thị trông gần giống như máy đo nhịp tim vậy.
- Hay nhỉ,
làm sao để biết có cá?
- Đây anh,
anh nhìn thấy những cái chấm nhỏ mờ mờ này không? Cá đấy.
- Cá nhiều
thế á?
- Vâng, nhưng
toàn cá nhỏ thôi – Hà trọc khoái chí giảng giải – Cá to nó sẽ hiển
thị rất rõ nét, kêu tít tít và báo độ sâu, hướng di chuyển…
- Hiện đại
kinh! – Tôi thốt lên.
- Còn đây
là địa hình đáy sông – Hà trọc chuyển chế độ hiển thị, chỉ cho tôi
thấy mặt cắt đáy sông được thiết bị quét sóng siêu âm đo theo ba
chiều và hiện lên rõ ràng trên màn hình.
Nhìn đáy sông và đọc những con số đó, tôi choáng
váng, chưa đến gần vực xoáy nhưng độ sâu đã là 35m. Chỗ vực xoáy
khéo phải sáu bảy chục mét. Nơi đây vốn dĩ là một khe núi dựng
đứng, nước lấp đầy rồi tạo thành một vực xoáy khổng lồ. Theo chỉ
số ra cước trên máy câu, theo tính toán của Hà trọc, hiện tại có lẽ
mồi câu của chúng tôi đang nằm ở độ sâu khoảng 35m. Hà trọc thả cho
máy dò trôi thêm một đoạn nữa, độ sâu bỗng dưng lại giảm dần, thế
rồi đến gần vực xoáy, nó đột ngột sâu hoắm xuống như một cái giếng.
- Chỗ đấy
là đường xuống âm ti đấy anh ạ! – Hà trọc thốt lên khiếp đảm, nó thu
cước để đo đi đo lại độ sâu đáy sông chỗ điểm chúng tôi ném mồi.
- Liệu mình
ném mồi chỗ đó chuẩn chưa? – Tôi hỏi.
- Gần
chuẩn, thả cước thêm chừng chục mét nữa là đẹp anh ạ, chỗ trũng
đáy sông ấy, em nghĩ con cá nó sẽ hay đón mồi ở đó.
Hai thằng tôi cùng nhả cước thêm chục mét nữa, sau đó
mở nhẹ phanh hãm mobile máy câu, đề phòng bị lôi đi đột ngột. Hà
trọc chăm chú theo dõi máy tầm ngư, nó thử thả đầu dò xuống tất cả
các dòng chảy có thể thăm dò được, cú ném cuối cùng nó quăng cái
đầu dò sang tận gần bờ bên kia của dòng sông, để mặc cái đầu dò
dạt dần sang bờ bên này, đi vòng qua cả cái vực xoáy.
Bỗng dưng cái máy tầm ngư kêu tít tít. Hai thằng tôi
lập tức dán mắt vào màn hình. Một đốm sáng, đúng hơn là cả một
quầng sáng xuất hiện trong tầm phủ sóng của đầu dò. Xung quanh quầng
sáng ấy lác đác những chấm sáng nhỏ vây quanh, hẳn là những con cá
nhỏ, nhưng những đốm sáng nhỏ ấy nhanh chóng di chuyển xa dần, và
biến mất, chỉ còn lại duy nhất một quầng sáng ở lại.
- Cái gì
đấy? – Tôi hỏi.
- Em không
biết! – Hà trọc kinh hãi run run kêu lên – Cá thì không thể to đến như
thế được!
- Chỉ số
là bao nhiêu?
- Đây đây anh
ơi, ôi mẹ ơi! Trên 1 tấn, kinh quá! Nó phải to bằng con trâu mộng! – Hà
trọc chỉ cho tôi thấy những con số đang nhảy nhót loạn xạ trên màn
hình, ngón tay nó run rẩy.
- Mày đùa
đấy à?
- Không em
không đùa đâu anh ơi, trừ khi cái máy này bị hỏng hoặc báo sai.
- Nó ở độ
sâu bao nhiêu?
- 30 mét,
đang loanh quanh gần vực xoáy chếch về phía bờ bên kia, nó đang di
chuyển ra giữa dòng, sắp mất dấu nó rồi! Để em ném lại đầu dò sang
bên ấy.
Hà trọc nói rồi thu nhanh cước vào. Bọn câu cá gần
đấy lập tức bu lại chen lấn nhau ngó vào cái màn hình vừa kêu tít
tít. Hà trọc lấy hết sức vụt cần câu, ném cái đầu dò sang quá vị
trí vừa phát hiện, rồi từ từ rê đầu dò về phía thẳng trên đầu cái
con quái vật ấy. Máy tầm ngư kêu inh ỏi, trên màn hình hiển thị lên
rõ ràng một quầng sáng sắc nét di chuyển chậm rãi, nó chỉ cách
mồi câu của chúng tôi chừng vào mét.
- Nó đang
nằm bẹp dưới đáy sông! Để em dùng sóng siêu âm chọc tức nó – Hà
trọc bấm liên tục vào mấy cái nút cạnh màn hình máy tầm ngư, đổi
sang chế độ hiển thị khác.
- Chọc tức
nghĩa là sao?
- Người ta
hay dùng một tần số sóng siêu âm đặc biệt gây khó chịu lên một số
loài cá để xua đàn cá di chuyển về hướng họ giăng lưới hoặc giăng
câu, để em thử xem sao… Đấy, đấy, nó bắt đầu nhúc nhích rồi đấy! Ha
ha, có tác dụng ngay, nó bắt đầu di chuyển về phía mồi câu của mình
rồi đấy anh thấy không, nó đang tránh xa cái đầu dò… Ha ha, có thế
chứ!
Quả nhiên cái quầng sáng kia dịch chuyển dần xuôi ra
giữa dòng, rời xa dần cái đầu dò. Tôi và Hà trọc chẳng thằng nào
bảo thằng nào tự động cầm lấy cần câu sẵn sàng chờ đợi. Mồi câu
của chúng tôi là một thứ đặc biệt, một mớ bùi nhùi giẻ nhồi sợi
bông tổng hợp tẩm mỡ pha mồi dẻo, giấu bên trong là lưỡi câu và
những túi nilon chứa hỗn hợp tiết canh lợn, cùng chất tạo mùi tanh
dẫn dụ cá, nó sẽ thấm dần ra dòng nước thu hút những con cá. Những
gói mồi câu này được Tú khỉ và Hà trọc nghiên cứu kết hợp, làm
sẵn từ lúc còn ở nhà, chúng giấu kín cho đến tận hôm nay mới lôi ra
dùng lần đầu. Lúc Hà trọc bóc nilon lấy mồi câu ra, tôi đã suýt nôn
ọe vì cái thứ mùi kinh khủng của nó. May mà chúng gói ghém kỹ,
nếu không toàn bộ chỗ này sẽ trở nên giống như một bãi rác thải
thành phố.
Taynắm chặt đốc cần câu, mắt dán vào màn hình,
chúng tôi nín thở theo dõi con quái vật đang lừ lừ tiến về phía mà
chúng tôi đã ném ra những bọc mồi câu. Tôi không biết sẽ làm cách
nào để tóm được nó, điều đó quá sức tưởng tượng của tôi. Thực
lòng, tôi không dám hy vọng nó đến gần mồi, thậm chí không muốn nó
cắn mồi. Tôi chỉ muốn nó giống như một nàng tiên cá, hoặc như những
cô người mẫu bikini, nhảy lên bờ tạo dáng cho tôi chụp ảnh, rồi lại
nhảy xuống sông, thế thôi. Nghĩ đến cảnh một lần nữa phải giằng co
với nó, tôi thấy phát ốm cả người. Tôi đã nói rồi, nó giống hệt
một cái đầu máy xe lửa vậy!
Bỗng dưng thêm một đốm sáng nữa xuất hiện trên màn
hình, con quái vật dừng lại, đốm sáng nhỏ này đến gần quầng sáng
lớn kia thì chập làm một, rồi biến mất.
- Có phải
nó vừa rình đớp một con cá nhỏ phải không? – Tôi hỏi.
- Em cũng
nghĩ thế, có điều con cá nhỏ ấy cũng đã chừng 15-20 cân đấy anh ơi.
- Phí quá!
– Tôi tiếc rẻ – Giá mình câu được con nhỏ nhỏ ấy trước thì tốt quá!
- Nó đang
quay lại anh ơi, kìa, nó đang quay lại chỗ cái đầu dò! – Hà trọc kêu
lên – Nó bơi rất nhanh! Á! Nó đang nổi lên, nó làm trò gì thế này?
Để em xua nó đi!
Hà trọc bấm liên hồi vào những cái nút. Tôi nhìn
vào màn hình, thấy quầng sáng đó quả nhiên đang di chuyển rất nhanh
về phía cái đầu dò. Thế rồi, trước khi chúng tôi kịp hiểu ra vấn
đề, phía giữa dòng sông lại dậy sóng. Một cột nước bắn lên tung
tóe, tôi ngẩng đầu lên chỉ thoáng thấy cái mõm lởm chởm răng của con
quái vật vừa khép lại sau cú táp kinh hồn ấy, nó chìm xuống rất
nhanh, tạo nên những vòng tròn sóng nước lan tỏa khắp mặt sông. Tất
cả đám câu cá bên bờ sông đồng loạt rú lên khiếp đảm.
Hà trọc đang thẫn thờ cầm cái cần câu bỗng dưng bị
lôi tuột ngã dúi dụi, cắm đầu xuống sông, nửa chừng thì được cái
đai an toàn giằng lại. Phúc bảy đời nhà nó là tôi chưa kịp nới đai
an toàn cho nó, nếu không nó đã đập mặt vào cái mỏm đá lập lờ
phía trước mặt. Tôi túm đai thắt lưng kéo nó lên, người nó run rẩy,
mặt tái mét. Chiếc cần câu nó dùng để điều khiển cái đầu dò đã
phi xuống sông mất hút.
- Thôi rồi
anh ơi! – Hà trọc kêu lên lạc giọng – Nó đớp cái đầu dò của em rồi!
Nó kéo mất cả cái cần câu rồi!
- Không đứt
cước à?
- Không, bất
ngờ quá, em tuột tay.
- Không tuột
tay khéo xuống sông rồi.
- Nó vẫn
đấy anh ơi! – Hà trọc lại kêu lên.
Máy tầm ngư quả nhiên vẫn kêu tít tít liên hồi gấp
gáp. Chúng tôi nhìn vào màn hình. Bây giờ con quái vật có lẽ đã
nuốt cái đầu dò vào bụng, nó đi đâu cái đầu dò theo đó, và tất cả
vẫn hiển thị trên màn hình!
- Ha ha ha! –
Hà trọc bỗng phá lên cười – Thế này càng hay, em sẽ chọc tức cho nó
khùng lên. Anh em chuẩn bị máy ảnh sẵn sàng để chụp nhé!
- Cẩn thận!
– Tôi quát – Lùi sâu vào trong, đề phòng nó phi lên đớp đấy!
Cả bọn đồng loạt lùi lại. Chúng tôi nới bớt đai để
có thể di chuyển xa khỏi mỏm đá. Hà trọc tăng cường độ sóng siêu âm
lên hết cỡ, rồi bấm lia lịa vào một cái nút điều khiển. Ngay lập
tức con quái vật di chuyển trên màn hình, nó tiến về phía vực xoáy,
đến gần đó lại dừng lại, quay ngoắt về phía chúng tôi. Tôi hoảng
hồn, lùi lại mấy bước liền. Hà trọc tiếp tục kích sóng siêu âm.
Quầng sáng di chuyển về phía chúng tôi rất nhanh. Tôi gần như ngã
ngửa ra phía sau, nâng máy ảnh chờ đợi nó sẽ phi thân lên khỏi mặt
nước. Nhưng không, chẳng có gì xảy ra cả.
- Không thể
tin nổi! – Hà trọc lắp bắp chỉ xuống chân – Không thể, không thể nào!
– Nó ngay dưới chân anh em mình, chỉ cách chỗ này khoảng 5 mét.
- Thế là
sao?
- Em không
biết – Hà trọc hoang mang – Chắc là có một cái hang ngầm dưới sông ăn
sâu vào dưới tảng đá này, em đoán thế.
Tôi rùng mình, hình dung cái con quái vật ấy đang
lồng lộn đâu đó ngay bên dưới chân mình. Tôi nhìn vào màn hình, quầng
sáng đó dừng lại ngay sát dưới vị trí chúng tôi đứng, nó loanh quanh
lòng vòng bên dưới một hồi. Dưới lòng sông tối sẫm sủi đầy bong
bóng, ục lên từng quầng nước. Thế rồi bỗng dưng cả bọn đứng bên bờ
sông ồ lên chỉ chỏ. Theo hướng đó tôi nhìn thấy một thứ giống như
cái vây lưng con quái vật lần trước tôi đã thấy, nó từ từ nổi lên,
đang di chuyển ra xa. Tôi nâng máy ảnh lên bấm liên hồi. Hà trọc
thì không kịp chụp ảnh, nó vẫn cố chọc tức con quái vật kia bằng
cái máy siêu âm. Con quái vật có vẻ như cũng phát khùng, nó đột
ngột tăng tốc như một cái tàu ngầm xé nước, mất hút vào giữa vực
xoáy. Trên màn hình quầng sáng nhạt dần, nó xuôi dòng và càng lúc
càng lặn sâu dưới đáy vực xoáy, ra khỏi tầm phủ sóng máy tầm ngư,
và cuối cùng biến mất hẳn.
Hà trọc thẫn thờ nhìn mãi màn hình tối om máy tầm
ngư, nó đổi tần số và đủ kiểu hiển thị nhưng chẳng ăn thua, hoàn
toàn mất dấu con cá thần. Đến giờ này thì chúng tôi đã chắc chắn
nó là một con cá khổng lồ, nó có cái vây lưng và mõm gần giống
với cá mập. Tất cả chỉ có thế, nhưng đủ để chúng tôi tin rằng nó
chính là một con cá khổng lồ, hung dữ, tinh quái, nhạy cảm với sóng
siêu âm, nó có khả năng xác định được chính xác nguồn phát sóng,
thậm chí nó đã còn lao đến định tấn công chúng tôi. Rõ ràng là
bằng cách nào đấy, nó biết chính xác vị trí chúng tôi, và có lẽ
nó cũng đoán biết được ý đồ của chúng tôi nữa kia.
Tôi rùng mình hình dung nếu lúc đó tôi đứng gần mặt
sông, có lẽ giờ này đã nằm trong bụng nó, tít dưới cái lỗ xoáy
kia, đường xuống đáy âm ti…
Tôi xem lại ảnh, những bức ảnh tôi chụp được chỉ là
một cái vây lưng, chẳng nói lên điều gì, hoàn toàn vô ích cho vụ cá
độ. Mọi việc xảy ra quá nhanh, lại vội vàng và run tay vì sợ, nên
tôi chỉ chụp được 5 kiểu ảnh giống nhau nhòe nhoẹt lờ mờ cái vây
lưng ở xa, bé tí. Chắc những đứa đứng trên bờ cát cũng chụp được
vài kiểu ảnh, nhưng có lẽ cũng chẳng khá hơn là bao.
Cuộc săn này còn chưa thể kết thúc được. Hà trọc an
ủi tôi rằng bất cứ khi nào con cá trở lại vùng phủ sóng máy tầm
ngư, ít nhất chúng tôi sẽ biết trước nhờ cái máy nó sẽ kêu tít tít
báo động. Nhưng nó cũng nói thêm rằng, lượng pin ở đầu dò chỉ còn
hoạt động được trong vòng 72 tiếng đồng hồ nữa mà thôi, tương đương
thời gian 3 ngày nữa.
Tôi sực nhớ ra Tú khỉ, liền mở máy bộ đàm thông báo
tình hình cho nó.
- A lô Tú
khỉ đâu, tao Đăng đây, cá thần xuất hiện nhá, nghe rõ không trả lời?
- Tao đây!
Sao rồi?
- Nó đớp
mất đầu dò máy tầm ngư rồi.
- Có chụp
được ảnh không?
- Chụp được
tí vây lưng, xa quá, không ăn thua.
- Thằng Hà
trọc chụp được không?
- Không, nó
tí bị lôi xuống sông.
- Dính câu
à?
- Không, nó
đớp đầu dò máy tầm ngư, Hà trọc nối cước vào cần nhỏ vào đầu dò.
- À, ra
thế, đm thằng ăn hại.
- Ôi anh béo
ơi về ngay đây! – Hà trọc giằng lấy máy bộ đàm hét toáng – Con cá
vĩ đại hơn 1 tấn anh ơi, nó mà quay trở lại máy tầm ngư của em nó
báo ngay.
- Nó còn
nuốt cả cái…cái đấy… mày quên à?
- Nhưng máy
tầm ngư… - Hà trọc kìm lại được, suýt nữa chúng nó lộ ra hết
chuyện cái mề gà.
- Thôi được
rồi, tao về ngay đây.
- Cái xe
của anh sao rồi?
- Về nói
chuyện sau. Đm, chúng mày toàn lũ ăn hại, cứ phải để anh!
Hà trọc lắc đầu cười nhăn nhở tắt bộ đàm trả lại
cho tôi. Nó vẫn chưa hết cơn xúc động, cứ lóng ngóng mân mê cái màn
điều khiển máy tầm ngư, chán lại quay sang tóm lấy cần câu.
- Trên đời
em chưa từng thấy con gì kinh như thế! – Nó lẩm bẩm.
- Anh cũng
vậy.
- Lão béo
nói chuẩn, săn được con này vào bảng phong thần luôn.
- Lập kỷ
lục Guinness luôn ấy chứ! – Tôi nói.
- Kỷ lục
cá nước ngọt nặng bao nhiêu hả anh?
- 3 tạ, cá
hô kỷ lục sông Mê Kông đấy. Cá sấu thì kỷ lục là hơn 4 tạ nhưng không
tính, vì nó là loài bò sát.
- Thế thôi
á?
- Chứ còn
sao, như thế đã kinh lắm rồi. Con cá sấu 4 tạ dài hơn 4m, nó đã ăn
thịt gần trăm mạng người rồi đấy, anh vừa đọc hôm nọ nên vẫn còn
nhớ. Thế ban nãy máy tầm ngư báo chính xác là bao nhiêu.
- Nó nhảy
số liên tục từ khoảng tấn tư đến hơn tấn rưỡi.
- Tóm lại
là bao nhiêu?
- Tấn rưỡi.
Tôi có cảm giác như chính Hà trọc cũng không dám tin
vào những con số đó.
Một lát sau thì Tú khỉ quay về cùng mấy
gã cứu hộ. Nó lắc đầu ngao ngán: “Xác định được chính xác vị trí
chiếc xe, nhưng chắc là đành bó tay thôi, nó chui tít vào một cái hang
ngầm trong vách núi”. Mối quan tâm của nó bây giờ là con cá, chiếc xe
coi như mất. Tuy nhiên, nó vẫn rủ rê mấy gã cứu hộ ở lại chơi, câu
cá.
Trong khi cả đám kia nướng mấy con cá ranh
vừa câu được để ăn với bánh trái mang theo, thì tôi và Tú khỉ cùng
Hà trọc lại quay về nhà ông Văn ăn uống. Tôi thấy lòng chộn rộn khi
nghĩ đến việc gặp lại em Vân.
Nhưng trước đó, Tú khỉ kéo tôi và Hà trọc
lên đỉnh đồi, nơi có sóng điện thoại để kết nối 3G. Nó lôi laptop ra
và chỉ cho chúng tôi thấy vị trí tìm thấy chiếc xe đang bị chìm (có
lẽ là sẽ yên nghỉ thiên thu ở đó).
-
Lúc còn ở Hà Nội, nhìn thấy tọa độ báo chiếc xe nằm dưới quả núi
này, tao cứ nghĩ là do sai số máy móc chứ làm gì có chuyện chiếc xe
bị lũ cuốn lại nằm giữa đỉnh núi như thế – Tú khỉ nói – Nhưng đến
tận nơi thì hóa ra là hoàn toàn chính xác, rất có lý. Dòng sông
này đến đó bị một dãy núi to tướng chặn lại, nó chảy vòng vèo sang
một bên tránh rồi chảy xuôi tiếp, mãi rồi mới quành lại phía bên kia dãy
núi. Chắc là hàng triệu năm nước chảy xói mòn nên nó cũng khoét được
rỗng cái chân núi, thành một cái hang ngầm. Cái xe của tao chìm dưới
đáy sông, có lẽ bị cuốn mẹ vào trong hang ấy rồi.
-
Có vào hang được không anh? – Hà trọc hỏi.
-
Chắc là có, nhưng đéo ra được.
-
Sao lại thế?
-
Cửa hang ngầm nằm dưới dòng nước chảy, đã bị cuốn vào thì quên mẹ
chuyện ngược dòng mà ra nổi. Mày hình dung xem, mày có đủ hơi lặn
vào rồi quay ra không?
-
Kinh quá! Thế thì chịu.
-
Rồi, tao cũng nghĩ vậy, chết mất xác, đéo đùa được.
-
Đành chịu mất à?
-
Đành vậy! Thôi, quên nó đi, giờ sang chuyện con cá, chúng mày nhìn
đây!
Tú khỉ click chuột vào một số thanh công
cụ, màn hình chuyển sang chế độ khác. Chúng tôi nhận ra bản đồ địa
hình và con sông, rồi cái dấu thập hiển thị ở giữa lòng sông.
-
Nó đấy! Khà khà! Các chú biết nó đang ở đâu không? – Tú khỉ khoái
trá hỏi.
-
Ở! Hình như là ngay gần chỗ cái xe à?
-
Mày giỏi lắm! Ha ha ha! – Tú khỉ cười lớn, nó đớp cái đầu dò rồi
xuôi dòng về núp ở đấy ngay sau khi chúng mày gọi bộ đàm thông báo,
anh đã theo dõi nó suốt những hôm ở Hà Nội đến giờ. Chúng mày có
biết cái gì làm cho anh tìm cái xe đầu tiên không?
-
Không! – Cả tôi và Hà trọc cùng nói.
-
Nó có vẻ thích cái xe của anh.
-
Con cá ấy à?
-
Chứ còn gì nữa.
-
Sao nó lại thích cái xe làm gì? – Hà trọc thắc mắc.
-
Đéo biết, nhưng phần lớn thời gian nó quanh quẩn cạnh cái xe ấy,
nghĩa là nó rất hay chui vào cái hang ngầm dưới quả núi đá ấy,
hiểu không? Rất nhiều lần anh thấy hiển thị trên bản đồ tín hiệu
định vị cái chìa khóa và cái xe ở cùng một chỗ, rất kỳ quặc, khó
hiểu, ban đầu anh nghĩ là tình cờ, nhưng mãi thấy nó cứ lặp đi lặp lại nên
sinh nghi. Cái xe thì chắc là mắc kẹt ở đó rồi, còn con cá thì cứ
quanh quẩn xuôi ngược sông, nhưng sớm muộn thì nó sẽ lại quay về đó,
kiểu như đấy là hang ổ của nó ấy, thế mới quái. Chính thế nên anh đi
tìm cái xe trước, để xác định hang ổ của nó. Anh đã theo dõi lịch
trình con cá này, nó chỉ thích chỗ vực xoáy và cái hang, chắc một
chỗ nó hóng mồi kiếm ăn, một chỗ để nghỉ ngơi.
-
Sao giờ mày mới nói? – Tôi hỏi.
-
Tao phải chắc chắn mọi thứ đã – Tú khỉ nói – Với cả, phải để mày
cùng Hà trọc giám sát bọn kia, đánh lạc hướng chúng nó đã.
-
Vậy giờ tính sao?
-
Còn sao nữa? Có cái này với cái máy tầm ngư của Hà trọc, giờ nó
chạy đâu cho thoát chứ? Vấn đề là làm sao lừa bắt được nó nữa thôi.
-
Khó lắm! – Tôi lắc đầu – May ra cần cẩu mới kéo nó lên bờ được thôi.
-
Không có việc gì khó, chỉ sợ mình không liều – Tú khỉ vênh váo.
-
Thôi đi ạ! Con xin bố! – Tôi cười khẩy – Liều chết ngu ngốc kiểu này
con chịu.
-
Mày thì sao? – Tú khỉ hỏi Hà trọc.
-
Tùy anh thôi – Hà trọc đáp – Miễn là có kế hoạch khả thi.
-
Tất nhiên là có chứ.
-
Như thế nào?
-
Theo dõi nó, đến tận hang nó tóm sống.
-
Kế hoạch đấy à?
-
Ừ, thế thôi.
-
Nghĩa là mình đến đấy, ném mồi ngay cửa hang, tóm nó? – Hà trọc ngờ vực.
-
Ừ, đại khái thế. Anh chưa nghĩ ra cái gì hay hơn.
-
Ha ha ha! – Tôi cười phá lên – Kế hoạch là chúng mình chạy theo con cá thần như
trò cút bắt và tóm lấy cái đuôi nó lôi lên, đơn giản như đan rổ thế thôi, nhỉ?
Mày làm tao buồn cười quá đấy đồ con khỉ ạ. Mày đã nghe Hà trọc nói chưa? Con
cá này ước chừng tấn rưỡi đấy, cứ làm như nó là con cá cân rưỡi không bằng! Kế
hoạch khả thi cái đít, có mà khỉ tha thì có.
-
Thế mày có ý gì hay không hả Cuội? Hả? Hay mày chỉ biết suốt ngày đọc báo lá
cải trên mạng rồi bô lô ba loa chê bai ỏng eo, õng à õng ẹo. Mẹ, nếu mà sự đời
cứ lúc đéo nào cũng dễ dàng nhẹ nhàng như đẩy xe hàng thì đã đéo đến lượt anh
mày, chúng nó chả thịt con cá này lâu rồi. Anh thích làm việc khó. Hiểu chưa
cu?
-
Thôi thôi các anh đừng cãi nhau! – Hà trọc ngắt lời – Vấn đề là làm thế nào để
bắt được nó. Chiều nay anh em mình đi xem cái hang đấy như thế nào cái đã. Thực
ra máy tầm ngư rất hay báo sai trọng lượng cá, nó chỉ dự báo chính xác nhất
những con cá từ 10 cân đến 40 cân thôi. Em nghĩ con cá này tầm trên dưới 1 tấn
là cùng.
-
Ừ cứ cho là thế - Tôi nói – Nhưng cá 1 tấn thì cũng đã chả khác đéo gì cá voi
rồi, có 20 thằng đười ươi như mày cũng chả giữ ống được đâu.
-
Mày còn ăn nói kiểu ấy thì ở mẹ nhà bám váy em Vân đi cho lành, nhá! – Tú khỉ
cáu.
-
Ờ, đừng có móc máy chuyện em Vân vào đây, thằng khỉ! – Tôi nói.
Tú khỉ cáu lắm rồi, nó đứng phắt dậy gập laptop
cất vào túi, hằm hằm quay xuống chân đồi. Hà trọc nháy tôi, nói nhỏ: “Lão ấy
đang say máu săn con quái này, kệ lão đi anh!”.
Bọn tôi quay về nhà ông Văn ăn cơm, không khí ban
đầu có phần gượng gạo, nhưng chỉ một lát sau Tú khỉ lại say sưa nói chuyện về
con cá thần. Tôi đã nói rồi, thằng này chả bao giờ giận tôi được quá nửa tiếng
đồng hồ.
-
Đừng có dại chui vào cái hang ấy! – Ông Văn nói luôn, ngay sau khi nghe Tú khỉ
kể chuyện.
-
Bố biết cái hang ấy à? – Tú khỉ hỏi.
-
Vùng này ai chả biết, độc kinh người!
-
Độc như nào?
-
10 thằng chui vào, 10 thằng ở lại trong đấy, chết cả 10.
-
Chui vào làm gì?
-
Thì có thằng thử sức, có thằng chẳng may bị nước cuốn vào, chết mất xác luôn,
chết tất.
-
Con cũng nghĩ thế, nếu không biết cách thì chẳng thể nào chống lại dòng nước
xiết ấy.
-
Có mà cách giời!
-
Bố đã từng thử chưa? – Tôi hỏi.
-
Chưa, tao mới thử mon men cửa hang đã chết khiếp rồi, nước chảy mạnh lắm! Mùa
này nước cạn mà vẫn chảy mạnh lắm.
-
Sao lại thế nhỉ? – Tôi thắc mắc - Nước chảy vào đầy hang rồi thì phải có chỗ
chảy ra nhanh nó mới tạo thành dòng nước xiết như thế được chứ nhỉ?
-
Thì nó chảy ra phía bên kia núi mà – Ông Văn nói.
-
Vậy sao không ai vào hang từ bên này rồi chui ra từ bên kia?
-
Ha ha, ra bên kia thì lúc đấy mục xương rồi – Ông Văn giễu.
-
Con không hiểu.
-
Chúng mày chưa đi vòng qua quả núi thì không hình dung được là phải, bên ấy lại
là đất Lào rồi. Nhưng mà phía bên kia núi thì chỗ nước chảy ra là một cái thác
lưng chừng núi, hiểu chưa? Chẳng ai biết nước sông chảy vào rồi chảy theo hang
hốc thế nào bên trong núi, chưa có ai vào được, nhưng thi thoảng người ta lại
nhặt được mảnh xương xẩu người chết trôi ở bên kia thác, bên Lào ấy. Thường bị
cuốn vào hang đấy thì nhanh cũng phải một hai tuần sau mới thấy xương trôi
xuống thác bên kia.
-
Kinh quá! – Tôi lắc đầu lè lưỡi – Thế cái thác ấy cao không bố?
-
Cao lắm, vách núi dựng đứng, chỉ có chim chóc may ra đậu ở đấy được.
Tú khỉ đang ăn dở, nó buông bát lôi máy tính ra
xem bản đồ địa hình. Chúng tôi cũng ăn quáng quàng cho em Vân dọn dẹp mâm, rồi
chúi đầu vào nghiên cứu ảnh vệ tinh. Quả thật đúng như ông Văn nói, có một cái
thác nước phía bên kia vách núi tạo thành một con suối nhỏ chảy ngoằn ngoèo,
sau đó nhập trở lại dòng sông Thiêng bên đất bạn Lào, sống lưng trâu của dãy
núi tự nhiên chắn ngang tạo thành đường biên giới. Sông Thiêng đến đây bị chắn,
nên nó phải chảy vòng vèo một quãng rất dài.
-
Chỉ có con cá thần mới đủ sức chui ra chui vào cái hang này – Tú khỉ kết luận.
-
Sao mày biết? – Ông Văn kinh ngạc.
-
Đây, bố nhìn đi! – Nó cho ông Văn xem lại nhật trình con cá mà máy tính lưu lại
– Con còn biết chính xác giờ ăn uống ngủ nghỉ của nó nữa cơ.
-
Biết cũng chả làm gì được nó đâu – Ông Văn nói.
-
Phải thử mới biết được – Tú khỉ nói vẻ đầy tin tưởng.
-
Tao nói lần cuối đấy – Ông Văn dọa – Chúng mày còn cố tình động vào con cá thần
là sẽ cực kỳ đen đủi, giờ này còn chưa chết mất xác là may lắm rồi. Tao chỉ nói
thế thôi, làm cái gì thì cứ nghĩ cho chín rồi hẵng làm.
-
Con nghĩ kỹ rồi, phải thử thôi bố ạ - Tú khỉ vẫn ngoan cố.
ÔngVăn lắc đầu cười nhạt nhấp trà súc miệng, xỉa
răng quèn quẹt, có vẻ như chẳng buồn nói chuyện này nữa. Tú khỉ thu dọn đồ đạc
đứng dậy.
-
Ý mày thế nào? – Tú khỉ hất hàm hỏi Hà trọc.
-
Em theo anh tất tay.
-
Còn thằng kia? – Nó quay sang tôi.
-
Ừ thì cứ đến đấy xem thế nào cái đã, tao thích xem đánh bạc.
-
Xong, đi thôi!
Ba thằng tôi lại ra xe, mang theo lỉnh kỉnh đồ
nghề. Tú khỉ lấy bộ đàm gọi về cho đám câu ở bãi cát dặn dò úy lạo động viên
chúng tiếp tục cuộc săn. Nó gọi hai thằng cứu hộ lên đi cùng, chả biết để làm
cái gì nữa. Lúc đó mới đầu giờ chiều, nắng vàng ươm, trời lạnh và hanh hao, gió
thổi hun hút qua những sườn núi. Một ngày mùa đông đẹp trời, tôi nghĩ bụng,
thật thích hợp để người ta làm những chuyện điên rồ, và để chết.
Ngoái lại, tôi bắt gặp ánh mắt em Vân lo lắng
nhìn chúng tôi. Tôi mỉm cười với em như lời hứa rằng tôi sẽ không sao, sẽ sớm
quay về với em. Nhưng dường như điều đó vẫn không giúp em yên lòng, ánh mắt vẫn
trĩu nặng âu lo.
Hai gã cứu hộ đã đến nơi, bấm còi inh ỏi. Chúng
tôi cho xe chạy tiếp con đường vành đai biên giới hoang vắng, chạy qua cả đồn
biên phòng gần đó, cho đến khi hiện ra trước mặt một dãy núi đá sừng sững chắn
ngang.
Cảnh vật khá hùng vĩ, gây ấn tượng mạnh, nó khiến
tôi cảm thấy mình thật là nhỏ bé, và cũng khiến tôi bỗng thấy cuộc sống này
thật ngắn ngủi chừng nào, trước sự bất tử của những đỉnh núi răng cưa ấy. Mày
đang làm cái quái gì ở nơi đây vậy hả Đăng cuội? Tôi tự hỏi lòng mình như thế,
và rồi bất giác cứ nâng máy ảnh lên chụp phong cảnh liên tục.
Giá như đây là một cuộc dạo chơi thư thả, tôi sẽ
để mặc hồn mình vơ vẩn theo những cơn gió, những đám mây lơ thơ trên trời cao
xanh kia, mơ mộng đắm chìm trong những suy ngẫm buồn bã và ủy mị như thế. Và
tôi bỗng ước ao được ở đây cùng em Vân, ngắm mặt trời lặn sau đỉnh núi, ngắm
hoàng hôn buông xuống mỗi buổi chiều, ngắm mặt trời mọc mỗi sáng. Tôi bỗng ước
gì có thể chia sẻ với em ấy những ý nghĩ buồn vu vơ trước những cảnh hoang vắng
kỳ vĩ như thế này, nỗi cô đơn này, nó vừa khiến tôi cảm thấy thật tuyệt vọng,
nhưng cũng yêu cuộc sống ngắn ngủi này biết chừng nào. Tôi thấy những gã đi
cùng trở nên xa lạ, chúng hoàn toàn chẳng để ý gì đến phong cảnh, chỉ chăm chú
bàn tính cách nào để săn bằng được con cá kia. Tú khỉ kêu dừng xe ở một đoạn
đường trống men sườn núi, nơi có sóng điện thoại, nó kiểm tra vị trí con cá.
-
Ha ha, đúng như mọi khi! – Tú khỉ khoái trá kêu lên – Nó lại đang nấp trong
hang rồi, ngay gần sát chỗ cái xe.
-
Chắc gì đấy là cái xe? – Hà trọc trêu – Có khi chỉ mỗi cái hộp đen thôi, còn
lại thành sắt vụn tòi ra chỗ cái thác bên Lào từ đời nào rồi ấy.
-
À đấy! – Tú khỉ kêu lên – Tao đoán là cái hang trong núi này nó như cái rọ chắn
rác ấy, nhỉ? Nó như cái bộ lọc nước ấy, bao nhiêu cặn bã nó giữ lại hết.
-
Thì rõ thế - Hà trọc nói, cái xe của anh thành rác rồi còn gì.
-
Ờ, con cá đã chui vào đấy, kiểu gì cũng phải quay ra, đúng không nào?
-
À à em gần đoán ra được ý đồ ông anh rồi đấy! – Hà trọc huýt sáo phấn chấn.
-
Cười lên xem nào! – Tú khỉ ngoái lại nhìn tôi khích bác – Làm gì mà mặt mũi như
đưa đám thế hả? Được rồi tao sẽ không bắt mày đến gần nước đâu mà lo, đồ nhát
chết!
Quả thật cứ nghĩ đến việc đến gần nước, tôi lại
thấy như bị tụt huyết áp, chóng mày chóng mặt. Thôi thì đành nhắm mắt đưa chân
đi theo bọn này, nhưng tôi tự hứa mình sẽ chỉ đứng từ xa quan sát, và cố gắng
chụp ảnh ghi lại mọi thứ.
Chúng tôi tiến đến chân núi, cái hang núi đây
rồi. Chỉ nhìn thoáng qua thôi tôi đã rùng mình ớn lạnh, đây mới thực sự là con
đường dẫn xuống âm ti địa ngục. Cửa hang tối om, nhưng đến gần có thể thấy rõ
cửa hang thấp dần xuống, chỉ hở một cái lỗ nhỏ thấp và tối thui, bên dưới là
dòng nước xiết chảy vào. Đến đây dòng sông như bị chặn đứng lại, nó rẽ sang bên
phải và chảy xuôi men theo chân núi, sau khi đã tạo thành một cái vực nước cuồn
cuộn, chỗ thì ục lên từng quầng nước, chỗ thì thành xoáy tròn. Chúng tôi dừng
xe bên bờ trái, tiến đến sát vực nước quan sát. Tôi cảnh giác lùi xa mép nước,
chụp ảnh lia lịa.
Hà trọc lôi máy tầm ngư ra khởi động, ngay lập
tức nó kêu tít tít liên hồi.
-
Aaaaaaaa! - Tú khỉ kêu váng lên – Nó đấy phải không? Chính nó đấy phải không?
-
Nó chứ còn gì nữa anh ơi, nó… nó đấy! – Hà trọc run run đáp.
Hai gã cứu hộ ngay lập tức chạy lại xem. Mặc dù
rất sợ hãi, tôi cũng không nén được tò mò, mon men tiến lại gần ngó vào màn
hình. Vẫn cái quầng sáng đó trên màn hình.
-
Khoảng cách bao xa? – Tú khỉ hỏi.
-
Chừng 40m hoặc 45m tính từ đây, góc 2 giờ – Hà trọc đáp.
-
Vậy từ cửa hang là khoảng 25m. Thế còn độ sâu? – Tú khỉ hỏi.
-
Độ sâu à? Để em xem, độ sâu khoảng… Ơ! Sao lại thế nhỉ?
-
Sâu bao nhiêu? – Tú khỉ nôn nóng.
-
Nó đang nổi trên mặt nước, anh ạ! – Hà trọc ngẩng lên đáp.
-
Vô lý! – Tú khỉ kêu lên.
-
Em cũng thấy vô lý, nhưng rõ ràng máy nó báo thế.
-
Cái gì nổi trên mặt nước? – Một trong hai gã cứu hộ tò mò.
-
Cá thần! – Cả tôi và Tú khỉ lẫn Hà trọc cùng đồng thanh.
còn tiếp............................
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét