KỶ
NIỆM KHÓ QUÊN
Tôi
sinh ra và lớn lên trong thời bao
cấp, tuổi thơ tôi in đậm hình ảnh thời kỳ này. Tôi không có ý định lên án, chỉ trích hay than thở về những khó khăn của thời bao cấp. Mỗi thời kỳ lịch sử có sứ mạng của nó và có những lý dođể nó tồn tại.
Tôi
nhớ lại thời kỳ này với nỗi
thương yêu và sự khâm phục cha mẹ tôi và những người lớn cùng thời của họ. Khó khăn là thế, thiếu từ những cái nhỏ nhất, vậy mà họ vẫn vượt qua, vẫn sống trong sạch và điều vĩ đại nhất là họ vẫn nuôi dạy chúng tôi nên người. Sống trong thời đại ngày nay, với điều kiện kinh tế tương đối tốt, và nhất là khi đã có gia đình và làm cha làm mẹ, tôi mới cảm nhận hết những gì cha mẹtôi đã vượt qua
trong thời bao cấp xa xôi ấy.
Hẳn
các bạn còn nhớ câu: Buồn như mất
sổgạo. Tôi thì còn cảm nhận được
nó một cáchtrung thực nhất, sống động nhất.
Hôm ấy, mẹ tôi dậy sớm để đi xếp hàng mua thực phẩm. Trời mùa hè, nắng và oi bức, mãi gần 12 giờtrưa bố con tôi vẫn chưa thấy mẹ về. Cả nhà sốt ruột vì đã đến giờ cơn trưa. Rồi tôi nhìn thấy mẹ, thẫn thờ, mặt trắng bệch, dắt xe đạp đi vào nhà. Tôi không bao giờ quên khuôn mặt mẹ tôi lúc ấy: Nước mắt còn đọng trên mi, khuôn mặt ngơ ngác và thất thần. Mẹ chỉ nói được câu: Mất hết rồi... rồi oà lên khóc. Khi mẹ đã bình tâm lại, cả nhà mới biết, khi mẹ xếp hàng mua thịt thì bị rạch túi và kẻ gian đã lấy sạch tem phiếu và tiền. Ngày ấy, mất hết tem phiếu là cả nhà nhịn ăn nhịn mặc cả tháng. Mẹ tiếc của quá không đi nổi xe đạp về nhà, cứ vừa dắt xe về vừa khóc.
Thế
đấy, cho dù giờ đây, hai chữ bao
cấp như một ký ức xa xôi của mỗi người đã sống qua thời kỳ đó, tôi vẫn nhớ đến nó. Và tôi khâm phục tất cả những ai đã sống vượt qua thời kỳ đó trong đó có cha mẹ tôi.
Nguyễn
Hồng Vân
NHỮNG NGÀY KHỐN KHỔ
Bước
vào khu vực trưng bày "Cuộc
sống ở HàNội thời bao cấp 1975- 1986",
cái đập vào mắtchúng tôi trước hết là một
cửa hàng lương thực được tái tạo.
Như gặp lại một nơi rất thânquen,
chúng tôi ồ lên: Đúng là cửa hàng
lươngthực phía sau Bệnh viện quân
đội 354 đây! Rồi chúng tôi nhớ về
những lần đi mua gạo, mua thịt, mua chất đốt... theo chế độ tem phiếu. Vì việc xếp hàng mất rất nhiều thời gian nên nhiều người đã "xí chỗ" bằng gạch đá, bằng mũ, bằng nón. Có lần tôi xếp hàng suốt ba tiếng đồng hồ nhưng khi đến lượt mình thì chị bán gạo tuyên bố ráo hoảnh: Hết gạo rồi, mời các ông, các bà về! Lại có lần mua được gạo hí hửng đem về khoe vợ nhưng khi mở ra xem thì lại là gạo mốc.
Trong
khu trưng bày có tái hiện một căn
hộ mà cán bộ công chức chúng ta sống thời bao cấp. Trong căn hộ này tôi bắt gặp lại cái chạn bát rất giống cái chạn bát nhà tôi. Và một cái giống nữa là khu vực phụ được dành một diện tích đáng kể để nuôi lợn, nuôi gà. Còn nhiều đồ vật trong căn hộ này hơn hẳn các đồ vật trong các"căn hộ"
9 m2 của chúng tôi khi ấy. Vào những năm đó, chúng tôi đâu đã có tivi, tủ lạnh, màn tuyn. Chỉ có những người đượcđi học hay cử đi công tác dài hạn ở Liên Xô, CHDC Đức... mới có những đồ cao cấp này. Mấy anh em chúng tôi nói với nhau: Gia đình này, nói theo cách nói của tiến sĩ Bùi Xuân Đính - nhà dân tộc học, là thuộc tầng lớp "da trắng" rồi. Còn chúng ta thuộc dân "da đen" cơ mà!
Tại
gian trưng bày, chúng tôi thấy
lại cuộc sống đầy bươn chải của
con người thời bao cấp. Một bà là bác sỹ làm nghề chữa bệnh cho mọi người mà phải cặm cụi ngồi quấn thuốc lá thuê, phải làm bánh để đi bỏ mối kiếm tiền nuôichồng, nuôi con.
Chúng tôi thời đó trong khu tập thể cũng phải làm như vậy thôi. Ai nấy đềuphải xoay xở để cuộc sống đỡ chật vật hơnmột tí. Người thì
ra ga Hàng Cỏ lấy trứng vịt rồi đem ra chợ Cống Vị bán lại. Người nuôi lợn, nuôi gà. Người làm bánh quế, quấn thuốclá để đem
"bỏ mối".
Và có
một nghề rất thông dụng đối với
anh chị em khu tập thể khoa học xã hội chúng tôi ngày ấy là nghề "mò cua, bắt ốc". Số là chung quanh khu tập thể có một cái hồ khá lớn (nối liền với Hồ Thủ Lệ bây giờ). Trong hồ có nhiều cua ốc, tôm cá. Thế là gần như ngày nào chúng tôi cũng lao xuống hồ bắt cá, bắt cua. Tôi nhớ có lần mẹ tôi ở quê ra. Không cógì để đãi mẹ, tôi nói với mẹ: Có cái xoong bị thủng con đem ra chợ để hàn, mẹ chờ con một tí! Rồi tôi nháy mắt với đứa con trai sáu tuổi cùng nhau ra hồ. Khoảng hơn một tiếng sau hai cha con tôi trở về với khá nhiều tôm cua trong cái xoong bị coi là "thủng". Thấy hai cha con tôi về, mẹ tôi trìu mến nói: Lúc nãy mẹ đã ra ven hồ xem hai cha con "hàn" xoong rồi! Mẹ tưởng con tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm rồi thì không phải mò cua, bắt ốc như khi ở quê với mẹ. Nghe mẹ nói, tôi cay cay nơi sống mũi và nước mắt cứ thế trào ra.
Chúng
tôi gặp lại trong gian trưng bày
tác phẩm "Đứng trước
biển" của Nguyễn Mạnh Tuấn,
phim "Hà Nội trong mắt
ai" của đạo diễn Trần Văn
Thủy, bài thơ "Tản mạn thời
tôisống" của nhà thơ Nguyễn Trọng
Tạo và bài thơ "Mùa Xuân nhớ
Bác" của Phạm Thị Xuân
Khải... Thời đó, chúng tôi say mê xem các tác phẩm dám nói nên sự thật này và cùng hy vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Và
ngày mai ấy cũng đã đến. Nhưng
vẫn không quên... Ôi cái thời bao cấp! Cái thời mà nhiều người chỉ mong sao ăn được một bát cơm không bị mốc, có một cái xe đạp tốt để đi,một cái quạt con cóc để xua bớt đi cái nóng nực mùa hè, có một cái áo may ô lành lặn để mặc, có một đôi dép "Tiền phong" để đi, được mua một miếng thịt lợn có nhiều mỡ để khi xào rau, nấu canh còn thấy hơi hướng của chất "thịt", chất "mỡ"...
Nhìn
nhận từ góc độ khác, tôi thấy
thời kỳ bao cấp dù sống trong gian khó nhưng tình ngườivới nhau vẫn
rất sâu đậm. Trong khu tập
thể,chúng tôi chia nhau từng con
cua, con cá, cọng rau kiếm được,
trồng được; cùng nhau tụ tập tại một gia đình để xem phim, xem đá bóng. Ai về quê ra có ít quà đều đem chia cho các nhà xung quanh. Ai có việc vui, việc buồn đều được hàng xóm láng giềng đến chia sẻ, độngviên, giúp đỡ.
Trong khu tập thể của chúng
tôithời đó không có những tệ nạn
xã hội.
Cho
đến bây giờ, mấy gia đình chúng
tôi gắnbó với nhau từ thời bao
cấp vẫn đi lại thăm hỏi, động
viên và giúp đỡ nhau như anh em ruột thịt, cho dù không còn sống chung trongmột khu tập
thể nữa.
Phạm
HữuNghị
KHÔNG GÌ LO BẰNG MẤT SỔ GẠO
Thời
bao cấp, người dân tìm mọi cách
chạy bằng được vào cơ quan Nhà nước để được cấp sổ gạo. Làm việc ở phòng nọ, phòng kia cũng xin bằng được xuống sản xuất để được hưởng tiêu chuẩn lao động nặng từ 17 đến 21kg. Nhiều gia đình làm tư thương bên ngoài,bán quán nước
cũng sợ cơ quan phát hiện cắtmất
khẩu phần lương thực. Mỗi lần đến
kỳ đong gạo mới vui làm sao: Nhà nhà xếp hàng, người người chen chúc.
Có
gia đình dậy từ 3, 4 giờ sáng cử người ra xếp "nốt" , thậm chí xếp bằng cả những cục gạch. Thế là mới có cảnh người ra sau vứt bỏ phần "nốt" của người trước mong chóng đến lượt mình. Thậm chí xếp được sổ rồi, nhìnthấy một chồng
cao ngất ngưởng, cứ thấp thỏm lo mất sổ. Có người bị mất sổ trông mới thảm hại làm sao: Mặt nghệt ra, tái xám, toát hết mồ hôi. Thế là cả tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi làm được sổ mới. Bây giờ nghĩ lại cười ra nước mắt...
BÙI
SĨ CĂN
Cán
bộ trừ giáo viên
Ngày
ấy, thực phẩm bán theo tiêu chuẩn
tem phiếu. Có tem phiếu cho cán bộ, có tem phiếu cho nhân dân. Tem phiếu cán bộ còn phân chia theo mức lương, theo cấp bậc. Nhân dân thành thị mới có tem phiếu, trong đó, trẻ em được ưu tiên hơn, với ký hiệu trên ô tem phiếu có chữ TR. Nhân dân nông thôn mua hàng theo sổ hợp tác xã mua bán.
Tiêu
chuẩn tem phiếu định mức, nhưng
cũng có khi cửa hàng thực phẩm
được nhận về một số hàng ngoài quy định. Hàng ít, chỉ đủ phân cho mỗi bìa phiếu cán bộ được mua một số lượng nào đó, hàng dư mới bán đến bìa nhân dân. Hôm ấy, tại bảng thông báo của cửa hàng có ghi: "Mỗi cán bộ được mua 5 quả trứng vịt, cắt ô X".
Cán
bộ lục tục đến mua. Các thầy cô
giáo phải dạy học hết buổi mới chạy vội ra cửa hàng, thì được nhân viên cửa hàng đáp tỉnh khô: - Tiêu chuẩn bán cho cán bộ, chứ có bán cho giáo viên đâu! - Giáo viên cũng là cán bộ như các ngành chứ, sao lại không? - Cán bộ là cán bộ, giáo viên là giáo viên, như là như sao được! Các thầy cô ấm ức ra về. Ít lâu sau, cửa hàng nhận về một số tải cá khô. Rút kinh nghiệm lần trước, bảng thông báo ghi chẻ hoe: "Cửa hàng có cá khô cho cán bộ (trừ giáo viên). Mỗi người 3 lạng, cắt ô T". Các thầy cô càng ấm ức nhưng cãi thế nào được với cửa hàng thực phẩm!
VĂN
TIẾU (Lào Cai)
TƯ CÁCH HÒN ĐÁ
Có
bao nhiêu người xem triển lãm là
có bấynhiêu cuốn phim quay chậm về
hình ảnh và kýức về thời bao cấp tưởng
như đã bịbỏ quêntrong kho chứa." (Nguyễn Quang Sơn, 34 tuổi, một trong những người đến xem trưng bày).
Chỉ
cần một hiện vật nhỏ, độc đáo như
lọpênixilin đựng mì chính, dân dã
như vỏ bao thuốc lá Điện Biên,
Tam Đảo thôi cũng có thể nhắc nhớ lại không khí một thời. Từ thanh niên tới người đứng tuổi chăm chú xem kỹ từng hiện vật, chỉ trỏ với vẻ thích thú, so sánh những hiện vật trưng bày với những thứ đồ dùng mình còn lưu trữ ở nhà và hào hứng kể lại câu chuyện của riêng mình.
Nhiều
người trẻ chú ý đến "hòn đá
xếp hàng"nhỏ xíu trong tủ kính. Hòn
đá ấy từng "đạidiện" cho cán bộ nghiên cứu Mai Xuân Hải, công tác tại Viện Hán Nôm. Ông Xuân Hải ghi tên mình và số 127 - số của sổ mua hàng lên hòn đá để giữ một chỗ trong hàng người rồng rắn chực chờ trước cửa hàng thực phẩm thờibao cấp.
Có
khán giả trẻ ước: "Giá như
bảo tàng chophục dựng một gian hàng rồi
bán vé cho khángiả vào xếp hàng cầm tem
phiếu mua đồ nhưthật. Cảm giác sẽ rất hay".
Xúc
cảm thế hệ
Đứng
trước câu chuyện này, mỗi người
thuộc những thế hệ khác nhau có
tâm trạng khác nhau: "Xem
triển lãm xong, em mới hiểu được bố mẹ, ông bà em đã phải sống chật vật như thế nào. Em nhớ ông nội em có cái ca tráng men, hồi còn nhỏ em được uống nước bằng cái ca ấy. Em ấn tượng nhất là khu xếp hàng mua gạo và gian bán hàng tết" - Vũ Thị Nhung, sinh năm 1987, sinh viên năm 1 khoa tiếng Anh Viện đại học Mở chia sẻ.
Đây
là lần thứ hai từ khi triển lãm
mở cửa, Nhung tới Bảo tàng Dân tộc học. Nhung biếtđến cuộc trưng
bày trong một chuyến đi thực tế của môn học cơ sở văn hóa Việt Nam vàngay lập tức bị thu hút.
Còn
bác Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi,
nguyên kỹ sư quân đội về hưu,
trầm ngâm: "Tôi nhớ lại thời gian khổ và bình đẳng của xã hội, thời vậtchất túng thiếu
nhưng phẩm chất tốt đẹp hơn bây giờ. Số cán bộ và đảng viên giữ được phẩm chất nhiều hơn bây giờ".
Những
cơn gió dũng cảm
Trước
và sau "trái bom thơ"
của Phạm Thị Xuân Khải, còn có
nhiều văn nghệ sĩ như nhà thơ Thanh Thảo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn Thái Bá Lợi, đạo diễn Trần Văn Thủy, nhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng...Giờ thì bài
thơ và tác giả Xuân Khải cùng hiện diện tại khu trưng bày, sẵn sàng cởi bỏ nỗi lòng về thời đã qua.
Những
ví dụ về sự ấu trĩ trong quản lý văn hóa thời bao cấp cũng được chính những nhânchứng cùng
thời với Phạm Thị Xuân Khải kể
lại trước ống kính máy quay của những người làm bảo tàng và được đem phát tại chỗ dưới chủ đề "Quản lý xã hội và văn hóa". Chủ đề này được đặt ở vị trí trung tâm trong không gian trưng bày.
Có
thể coi đây là lần đầu tiên,
những câuchuyện về khó khăn của văn
nghệ sĩ được công khai một cách
có hệ thống. Người lo việc
"bếp núc", tiến sĩ Mai
Thanh Sơn, thư ký dự án "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp", nói: "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi là những người làm lịch sử, làm khoa học, cần phải trung thực. Đây là thời điểm thích hợp nhất để nói. Chúng ta đang tổng kết 20 năm đổi mới. Cần phải biết rằng có những người đã phải trả giá cả một phần đời. Đó là những trái tim trong sáng, dũng cảm, đại diện cho tâm trạng một thời. Thế hệ trẻ hôm nay cần phải biết được điều đó".
Uyên
Ly
THỜI BAO CẤP VỚI THẾ HỆ 8X
Cảm
thông, xúc động khi được biết về
một thờikhó khăn, khổ cực của ông
bà, cha mẹ - đó là nhận xét chung của đa số bạn trẻ thế hệ 8X sau khi tham quan Triển lãm "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp" được tổ chức tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Chút
ký ức đọng lại
"Một
yêu anh có may ô
Hai
yêu anh có cá khô ăn dần
Ba
yêu rửa mặt bằng khăn
Bốn
yêu anh có chiếc quần đùi
hoa..."
Đang
theo dõi đoạn video về cuộc sống
ở HàNội thời bao cấp, tôi phải
ngoảnh ra bởi tiếngcười phá lên của một cô
gái còn khá trẻ. Sau khi giới
thiệu mình là phóng viên, tôi
được biết lý do của tràng cười là do cô đọc được khổ thơ trên. Phùng Chung Thủy (20 tuổi) - sinh viên Trường đại học Dân lập Thăng Long -nhà trên phố Phan
Chu Trinh vẫn tủm tỉm: "Bây giờ, dù anh nào có đủ cả bốn thứ trên,chưa chắc em đã
yêu!".
Thủy
bảo: "Ký ức sâu đậm nhất của
em vềthời ấy là chiếc xe đạp có
biển số của bố em. Bố mẹ em giữ gìn nó cẩn thận lắm. Cứ mỗi lần đi về đến nhà lại kỳ cọ, lau rửa cho đến bóng loáng thì mới thôi". "Vậy so với chiếc xe được trưng bày ở kia thì thế nào?" - Tôi hỏi vui. "Có lẽ còn mới hơn anh ạ".
Còn
Phan Anh Vũ - bạn của Thủy - sinh viên Trường đại học Bách Khoa Hà Nội thì reo lên: "A! Chiếc quạt Tai voi này nhà tớ vẫn còn dùng đây mà". Vũ tâm sự, chiếc quạt này là của một người chú đi Liên Xô gửi về. Có thể nói nó là thứ tài sản... vô giá của cả gia đình cậu thời đó.
Quả
thật đối với một bộ phận giới trẻ
sinh sau thời bao cấp thì chuyện yêu một người con trai chỉ vì anh ta có "áo may ô, cá khô, khăn mặt hay... quần đùi hoa" quả là buồn cười. Tất nhiên, đây chỉ là thơ tiếu lâm, nhưng nó cũng nói lên phần nào cuộc sống khó khăn ngày ấy. Nhắc đến thời bao cấp cũng có nghĩa là nhắc đến một thời kỳ mà đôi khi có những ký ức rất chung của nhiều người trong xã hội.
Thực
ra, với nửa đầu của thế hệ 8X (SN 1980 - 1985), đa số các bạn vẫn còn những ký ức khá sâu đậm đối với thời bao cấp.
Tôi
gặp Nguyễn Thu Thúy, 22 tuổi -
sinh viênTrường đại học Ngoại thương tại
khu trưng bày. Thúy dừng rất lâu
trước căn hộ tập thể khu Trung Tự (dựng lại ngôi nhà của hai bác sĩ Phạm Trạng và Đặng Thị Kim Sơn). Căn hộ có diện tích 28m2 với 7 nhân khẩu nhưng vẫn phải dành chỗ để... nuôi lợn, gà, chim cút.
Thúy
tâm sự, ngày còn nhỏ cô cũng sống
ởtầng 5 của một khu tập thể. Gia
đình 6 người chen chúc trong một căn hộ 24m2. Nhưng thếcòn là tốt chán.
Vì nhiều gia đình hàng xómcủa
Thúy có tới 3 thế hệ vẫn phải
chung sống trong một căn hộ tập thể như thế. Khôngnhững vậy, nhiều
gia đình còn phải "tăng gia,
sản xuất" để cải thiện cuộc sống.
Thúy
vẫn ấn tượng mãi về những ngày
người hàng xóm kêu lái buôn đến bắt lợn. Con lợn khi bắt ra được trói bốn chân vào một đòn khiêng bằng tre. Hai người đàn ông lực lưỡng mắm môi mắm lợi khênh lên, xuyên qua cái móc của chiếc cân tạ. Mặc cho hai người đàn ông thở phì phò, người chủ nhà và ông lái cứ đẩy tới đẩy lui quả cân. Cuối cùng thì con lợn cũng được ngã giá và khênh xuống tầng một. Trên quãng đường ngoắt ngoéo của cầuthang, nó đã
kịp "ghi lại dấu ấn"
bằng hàngchục bãi phân. Người chủ nhà
lẽo đẽo chạy theo, lấy chổi và
hót rác kiên nhẫn hót từng bãimột
để bón cho đám sắn dây ở lan can nhà.
Còn
Phương, 26 tuổi, hiện là giáo
viên một trường THPT thì nhớ lại,
ngày ấy Phương còn là một cậu bé đang đi mẫu giáo. Bình thường, nồi cơm của gia đình thường được chia làm hai góc. Một góc là cơm (nấu bằng gạo tấm) dành cho Phương và em gái. Bố, mẹ cậu chỉ ăn toàn hạt bo bo. Lâu lâu, mẹ Phương nghiền hạt bo bo ra thành bột rồi hấp lên. Nhưng rốt cuộc cũng chỉ có hai bố mẹ là "nhá" được.
Lan -
em gái Phương thì tủm tỉm:
"Ngày ấy,chẳng mấy khi chúng em được
mặc quần áo lành lặn cả. Những
mụn vá được các mẹ, các chị vá rất khéo, cứ vuông chằn chặn như cái "tivi" ấy. Gặp nhau, bọn em hay so xem đứa nào có nhiều "tivi" hơn và lấy làm hãnh diện nếu mình có nhiều nhất".
Nguyễn
Tấn Đạt, 32 tuổi đang làm nhân
viên của Tổng công ty Xây dựng và Xuất nhập khẩu Vinaconex dẫn em gái đi thăm lại "một thời để nhớ". Cô em cứ cười như nắc nẻ khi xem những gian trưng bày: quầy bơm mực bút bi, lọ pênixilin đựng mì chính, con búp bê làm từ vải vụn... Đạt bảo, không thể so sánh cái thời ấu thơ của anh với thời hiện tại này, bởi nó quá "khập khiễng"?!
Đạt
vẫn chưa thể quên những hôm trời
nắng chang chang, đi xếp hàng
thay mẹ để mua mớ rau, con cá. Vì chỗ xếp hàng nắng quá, lại rấtmỏi chân, Đạt
liền lấy hòn đá thay vào. Chạyra
xem lũ trẻ bắn bi một lúc, quay
vào Đạt chẳng thấy hòn đá của mình đâu. Cậu lại phải xếp hàng từ đầu. Khi đến lượt cậu thì chị mậu dịch viên đánh một câu xanh rờn: "Hết hàng". Đạt cứ vừa đi vừa khóc trên quãng đườngmấy cây số về
nhà.
Tôi
còn gặp không ít những bạn trẻ
khác cùngcó chung những hoài niệm về
thời bao cấp. Nhiều bạn tâm sự,
ký ức về những năm tháng thiếu thốn trong họ chợt ùa về khi gặp lại conbúp bê Liên Xô hay bánh xà phòng 72%. Mộtthời kỳ chỉ biết
dùng đồ second hand (đã quasử
dụng) như quần áo, giày dép, sách
giáo khoa... và mỗi lần mất một món đồ thì tiếc ngẩn ngơ. Những nhu yếu phẩm cũng phải dùng một cách dè sẻn, tằn tiện.
Phương
cho tôi biết ngày còn nhỏ, mỗi
lần đánh răng cậu chỉ dám bóp một tí ti kem chocó. Rồi nhà có một bi đông mỡ mẹ cậu đã cất đi hàng vài tháng, chỉ để dành đãi khách. Đến khi có khách thì bi đông mỡ ấy đã bốc mùi khét lẹt, đành phải đổ đi.
Lan
thì nhớ nhất là ký ức về những
lần được ăn phở. Thường một quý, thậm chí một nămem mới được ăn
một lần. Và phải lúc ốm mới được bố mẹ chiếu cố. Vậy nên nhiều khi phải giả vờ người khó ở để được ăn... phở.
Giúp
thế hệ trẻ hiểu rõ thời gian khổ
Ông
Nguyễn Văn Huy, GS. TS. - Giám
đốc Bảo tàng Dân tộc học cho biết: "Triển lãm 'Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp' giúp người xem không chỉ hiểu được cuộc sống trong thời bao cấp như thế nào, hoàn cảnh lịch sử cũng như cách vận hành của nó ra sao mà còn thấy rõ tính năng động sáng tạo của những con người bình thường trong việc khắc phục khókhăn, tổ chức
cuộc sống. Chính sự năng động
sáng tạo đó là một trong những tiền đề đưa tớisự thành công của
công cuộc đổi mới ngày nay. Bên cạnh đó, cuộc triển lãm cũng muốn hướng tới thế hệ trẻ - thế hệ 8X (những người sinh sau những năm 80) có thể hình dung được để chia sẻ với những gì mà cha anh đã từng trải, vượt qua".
Quả
thật, không ít bạn trẻ mà chúng
tôi gặp đã tỏ ra cực kỳ ngạc nhiên, thậm chí sửng sốt, kinh ngạc khi biết được một phần trong cuộcsống ông cha
họ cách đây chỉ vài thập
niên.Tuấn Anh - sinh viên năm thứ
hai Trường đạihọc GTVT nói với chúng tôi
rằng nhiều khi ôngbà, bố mẹ thỉnh thoảng lại
mang thời bao cấpra so sánh thì cậu cho
rằng họ cứ nói quá, chứ làm gì có những chuyện xếp hàng cả ngày mà không mua được vài con tép?
Qua
các bạn trẻ, qua những lời kể của
thế hệ cha anh, chúng tôi cũng cảm nhận được phầnnào cuộc sống
của người dân Hà Nội thời baocấp.
Anh
Vũ Toàn nhà ở phố Hàng Bông còn
kể tôi nghe chuyện chiếc xe đạp của bố anh mua từ năm 1978 mà bây giờ vẫn còn mới cứng, chỉ bị xước tí tẹo. Nguyên do là sau khi mua được con xe đạp Pơ-giô, ông cụ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Tất cả mọi ngườitrong nhà, trừ
ông ra, không ai được chạm
vàochiếc xe này. Có lần bác hàng
xóm hỏi mượnđể chở vợ bác đang đau
đẻ đi bệnh viện song cũng không được.
Trong một lần đi ra đường,chẳng
may bị ngã - xe bị xước một ít sơn, ông cụ tiếc lắm, cả ngày hôm đó không ăn được cơm. Và đến tối thì ông bọc tất cả lại, treo lên nóc nhà.
Tuy
vậy, cũng trong thời bao cấp,
chúng tôi được nghe không ít
những câu chuyện đầy tình người.
Sự giúp đỡ, tinh thần tương thân tương ái đã khiến cho không ít người vượtqua được những
khó khăn thử thách. Đó là chuyện chị Mai từng sống ở khu tập thể Trung Tự bị ốm. Cả nhà bói không ra nổi hạt gạo để nấu cháo cho chị. Nhưng rất may là nhiềungười hàng xóm
biết chuyện, kẻ nhường tem phiếu
mua rau, gạo, người mang cho quả trứng gà (là một trong những ước mơ thời bấy giờ).
Mai
Lan - sinh viên Trường cao đẳng
Mẫu giáo Trung Ương I tâm sự. Cô nhớ nhất là những đêm trung thu. Mấy nhà ở cùng một dãy khu tập thể thường chung nhau cỗ để phá. Phương châm là có gì góp nấy. Mâm cỗ chỉ có nải chuối, dăm cái oản và đĩa cốm. Vậy mà lũ trẻ vẫn cảm thấy vô cùng sung sướng.
Sự
yêu thương, đùm bọc chia ngọt sẻ
bùi đãgiúp cho con người thời ấy
vượt qua được những khó khăn để
tiếp tục sống, tiếp tục cống
hiến.
...Hiểu
về một thời quá khứ gian khó của
chaanh cũng là để giới trẻ thêm
trân trọng nhữnggì thế hệ mình đang có.
Đất nước bây giờ tuy vẫn còn
không ít những khó khăn, song
cơbản là đã tiến bộ hơn thời bao
cấp rất nhiều. Và theo Đạt, giới trẻ ngày nay, nhất là thế hệ 8X - 9X rất cần đến xem triển lãm này. Nó không chỉ là giáo cụ trực quan về một thời đáng nhớ của lịch sử dân tộc mà còn là bài học về quy luật phát triển của xã hội. Đạt cũngbày tỏ nên có một cuốn sách viết thật chânthực về cuộc
sống ở Việt Nam thời bao
cấp."Chắc chắn nó sẽ là cuốn
sách rất hay và hấp dẫn"
Theo
CAND