Nói đến Phú Quốc - hòn đảo ngọc phía Tây Nam Tổ quốc, ngoài trời mây non nước, người ta nghĩ ngay đến giống chó săn quý hiếm đã được ghi vào từ điển La Rousse. Gặp bác Sáu Cương, người thợ săn lão luyện, nghe bác kể về mấy chục năm đi săn của mình mới thấy giống chó này lợi hại biết chừng nào.
Đi săn trên rừng nguyên sinh
Bắt đầu theo nghề đi săn từ khi 17-18 tuổi, lúc đầu đi theo mấy ông già, sau thì tự đi, mấy chục năm ròng chỉ với đàn chó tinh khôn, ông đã nuôi được vợ và hơn mười người con sống trong no đủ. Rừng nguyên sinh mấy tầng tán ở Phú Quốc khi đó heo nai nhiều đến nỗi "Ghe chà trở không hết chú ơi" - ông Sáu Cương nói giọng đầy tự hào. Có những buổi đi săn, ông mang về năm sáu con heo rừng, bắt con mẹ 50-60 ký, và mấy con chừng 20-30 ký. Heo rừng dễ đẻ, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa 4-5 con. Heo nhiều như thế nhưng thế hệ ông chỉ còn vài ba người chuyên nghề đi săn thôi.
Một buổi đi săn của ông bắt đầu từ sáng sớm, nếu đi xa thì bắt đầu từ 3 giờ sáng. Ông kể: Đi sớm sao cho đến nơi có heo nai thì cỏ còn đậm hơi sương để chó dễ phát hiện ra hơi con mồi. Heo rừng thường ẩn trong hang đá, lùm cây, nai thì ngủ trong đồng cỏ, rừng chồi ngay dưới thấp. Khi thấy chó ngửng đầu hít hít, chạy từ từ lên là biết có mồi. Nhiều trường hợp chó đuổi con mồi mải quá quên cả sủa, thì nghe tiếng khỉ kêu khèng khẹc tui biết là chó đang chạy đằng đó.
- Gặp con heo to quá thì chó có sợ không bác?
- Heo to thì dễ bắt vì khi chạy nó gây ra tiếng động lớn, chứ heo từ 40 ký trở xuống khó bắt hơn. Cũng có khi heo nái dữ tợn tấn công lại chó. Có lần con chó của tui bị con heo tát vào mặt và cắn đứt cổ, gãy xương sườn. Nhưng trường hợp đó ít thôi, đa phần là chó bắt được heo.
Nhớ nhất là lần tui gặp con trăn khổng lồ ở bãi Dài. Đàn chó chạy trước theo dấu một con heo vừa tắm ở vũng lầy, bỗng nhoằng một cái, con trăn mốc meo đã mổ ngay vào con chó, cuốn vào thân cây. Lúc đó, tôi mới định thần nhìn thấy con trăn khổng lồ, thân nó đang cuốn chồng lên nhau cao chết khiếp.
Tôi vội bảo thằng con trai hôm đó đi cùng, đưa cho ba con dao, thằng bé khiếp đảm không dám nhúc nhích, nước mắt ứa ra. Tôi vội giơ khẩu súng CKC lên bắn liền hai phát mà con trăn không mảy may nhúc nhích. Tôi phải bắn vào giữa xương sống nó rồi vớ lấy con dao chặt liên hồi cho con trăn đứt đôi nó mới chịu bung con chó ra. Nhiều thịt lắm nhưng đâu có mang về được, tui chỉ rạch bụng lấy mỗi cái mật trăn to bằng cái ly cà phê đá thôi.
Một mối nguy hiểm rình rập người đi săn và đàn chó là rắn độc. Khi thấy chó lao vào cắn rắn là phải đánh cho chó chừa. Rèn luyện như thế nhưng ngược lại không ít lần chó của ông Sáu bị rắn độc tấn công, nhiều con chó bị cắn chết. Mất một con chó săn như thế xót xa vô cùng.
Sau này khi tìm ra cây thuốc thì rắn độc với ông không còn là nỗi lo ngại nữa. Không ít lần con chó bị rắn cắn đứng không vững, miệng nhểu rãi, ông vội nhổ ngay cây thực một thường rất sẵn, lấy rễ nhá nhỏ rồi nhổ vô miệng con chó. Rễ cây này không mùi vị gì, nhưng chỉ một giờ sau con chó hồi tỉnh. Thực một là loại cây ít nhánh, không cao, thân có mắt, lá cây xanh lợt, mặt dưới của lá mốc như lá nho. Loại núi đất đỏ, nhất là khu vực núi Băng Rào - Cửa Cạn có nhiều cây này. Ông Sáu Cương cũng đã cứu sống dăm ba người bị rắn cắn.
Theo dấu nai rừng
Đi săn nai có cái thú riêng. Nai bị đuổi hay bơi ra sông, ra biển. Nếu chó chỉ biết hơi đất thì đành chịu nhưng chó của ông Sáu thì con đầu đàn thuộc hơi gió tài tình không bao giờ bỏ cuộc. Nhiều khi con nai bơi ra xa, không còn nhìn thấy đâu nữa mà đàn chó vẫn bơi theo, con đầu đàn bơi trước, chó trong đàn hàng một bơi theo. Lúc đó ông phải lấy ghe, mang dây ra, chèo theo đàn chó. Gần đến con mồi thì đàn chó tản ra vòng tròn quây con nai lại và xông vào cắn. Cắn được cổ rồi nó nhấn cho con nai ngạt nước. Lúc đó ông Sáu chỉ việc bơi ghe ra lấy nai về.
Vớ được con nai đực có nhung thì vui nhất. Chưa thợ săn nào biết nhung thay lộc khi nào, may thì vớ được thôi. Ông Sáu bảo, chỉ lấy cái gai, chọc vào lấy mấy giọt mà uống thì được, uống cả muỗng canh thì chết chắc. Ông Sáu kể, hồi xưa ông Ba Chòi bắt được con nai 90 ký không kể lòng, có cái lộc nhung to. Ông chia thịt cho bà con, còn lại đem bán. Cái lộc nhung để quên trên bàn thờ ông thiên. Sáng ra thì cái lộc nhung biến đâu mất. Ông Ba Chòi tức quá chửi đứa nào ăn cắp. Chưa hết xui xẻo, con chó loại 1, đầu đàn cũng biến mất tiêu.
Khấn khứa mãi chả ăn thua. Một tháng sau có người qua báo, họ thấy con chó của ông ở cái hồ nước trong rừng. Ông không tin nhưng cũng theo họ đến xem sao. Trời ơi, con chó của ông thật nè, nó vẫy đuôi mừng ông cuống quýt nhưng nó mập căng, da như muốn nứt, lông rụng hết. Thì ra nó đã ăn cái lộc nhung nên da thịt cồn cào, nó phải ngâm mình trong hồ nước. Ông Ba Chòi ôm nó về mà ứa nước mắt. Nó đã săn cho ông trên 100 con nai, ông đâu giận nó nữa. Vài tháng sau, con chó này mới đi săn trở lại được.
Lựa chó
Chó Phú Quốc rất hay nhưng lựa chọn được đàn chó ưng ý mình không dễ chút nào. Ngay từ khi 14 tuổi, năm 1950, Sáu Cương đã theo thầy học cách lựa chó đi săn. "Người thợ giữ nghề kỹ lắm, không nói cho người ngoài biết đâu. Khi thấy tôi là thằng nhỏ trong xóm đàng hoàng, thầy "sắp hết xăng" mới truyền nghề cho". Sáu Cương có sáu ông thầy như thế. Mỗi thầy cho một chút kinh nghiệm để rồi ông cũng trở thành một người lão luyện trong nghề.
- Chó hay phải có những tiêu chuẩn gì, có phải xoáy lông là quan trọng nhất không, thưa bác?
- Ai cũng nhầm như thế, xoáy lông chỉ đẹp thôi, không ăn nhằm gì hết. Có mấy tiêu chuẩn nhưng quan trọng bực nhất là khả năng đánh hơi. Có hai loại, hơi gió và hơi đất. Hơi đất là chó phát hiện qua dấu chân con mồi để lại trên đất; còn hơi gió thì chỉ thoáng qua không khí nó đã phát hiện ra con mồi.
Ông dừng lại một lát rồi mới thủng thẳng: Con nào mà mũi ngoài khít trong rỗng thì mới có thể đánh hơi gió. Mình vạch mũi nó ra thấy ngay một lỗ thông lên trên. Như vậy là được.
Thứ hai là chạy giỏi. Đó là chó ngực óp, hai vai hẹp, khi chạy đít cao hơn đầu gọi là đăm phách. Cẳng chân thẳng và nhỏ, bàn chân chúm. Nếu chân cong là bỏ.
Thứ ba là mỏ cắn gan, tức là chó dũng cảm. Ông Sáu không gọi là mõm mà là mỏ. Nó dám chặn đầu con heo mà cắn, không cắn đằng đuôi, cắn vào gáy, vào cổ heo và đeo luôn để các con phía sau đuổi.
Thứ tư là mắt tròn, sâu và nhỏ là gan loại 1. Con nào mà mắt lớn, lồi thì nhát, không dám cắn đầu con mồi.
Thứ năm là tiếng sủa. Con nào rượt mồi mà kêu thưa tiếng "nhẳng... nhẳng" năm mười phút một tiếng thì chạy bền, chạy lâu mà không đuối sức.
Cuối cùng là đuôi, chó cái thì đuôi phải nghiêng về bên trái, chó đực bỏ đuôi bên phải, nếu "nghịch đuôi" cũng loại. Trong các tiêu chuẩn đó thì chó bắt được hơi gió là quan trọng nhất. Ông Sáu nói một hơi như để không có cơ hội rút lại cái bí quyết mà ông tích lũy cả cuộc đời.
Ông chỉ cho tôi xem con chó đạt cả năm tiêu chuẩn và có bộ lông cực kỳ quý hiếm là lông vằn vện hệt như lông hổ. Đây là con chó hiện cháu ngoại ông là Võ Hoàng Minh đang nuôi. Ông bảo: Nếu thời còn đi săn thì nhất định đây là con đầu đàn quý của tôi. Còn bây giờ giữ được rừng, giữ được giống chó quý mới quan trọng. Mất hai cái đó thì Phú Quốc đâu còn là Phú Quốc nữa...
Ông nói rồi chợt lặng thinh, mắt ngó ra bãi biển phẳng lỳ liền bên rừng nguyên sinh xanh ngăn ngắt. Xa xa con ó đang chao lượn trên sóng biển bỗng bay mất hút vào màu xanh của đại ngàn
sưu tầm: khép tàu lá chuối.
Bắt đầu theo nghề đi săn từ khi 17-18 tuổi, lúc đầu đi theo mấy ông già, sau thì tự đi, mấy chục năm ròng chỉ với đàn chó tinh khôn, ông đã nuôi được vợ và hơn mười người con sống trong no đủ. Rừng nguyên sinh mấy tầng tán ở Phú Quốc khi đó heo nai nhiều đến nỗi "Ghe chà trở không hết chú ơi" - ông Sáu Cương nói giọng đầy tự hào. Có những buổi đi săn, ông mang về năm sáu con heo rừng, bắt con mẹ 50-60 ký, và mấy con chừng 20-30 ký. Heo rừng dễ đẻ, mỗi năm hai lứa, mỗi lứa 4-5 con. Heo nhiều như thế nhưng thế hệ ông chỉ còn vài ba người chuyên nghề đi săn thôi.
Một buổi đi săn của ông bắt đầu từ sáng sớm, nếu đi xa thì bắt đầu từ 3 giờ sáng. Ông kể: Đi sớm sao cho đến nơi có heo nai thì cỏ còn đậm hơi sương để chó dễ phát hiện ra hơi con mồi. Heo rừng thường ẩn trong hang đá, lùm cây, nai thì ngủ trong đồng cỏ, rừng chồi ngay dưới thấp. Khi thấy chó ngửng đầu hít hít, chạy từ từ lên là biết có mồi. Nhiều trường hợp chó đuổi con mồi mải quá quên cả sủa, thì nghe tiếng khỉ kêu khèng khẹc tui biết là chó đang chạy đằng đó.
- Gặp con heo to quá thì chó có sợ không bác?
- Heo to thì dễ bắt vì khi chạy nó gây ra tiếng động lớn, chứ heo từ 40 ký trở xuống khó bắt hơn. Cũng có khi heo nái dữ tợn tấn công lại chó. Có lần con chó của tui bị con heo tát vào mặt và cắn đứt cổ, gãy xương sườn. Nhưng trường hợp đó ít thôi, đa phần là chó bắt được heo.
Nhớ nhất là lần tui gặp con trăn khổng lồ ở bãi Dài. Đàn chó chạy trước theo dấu một con heo vừa tắm ở vũng lầy, bỗng nhoằng một cái, con trăn mốc meo đã mổ ngay vào con chó, cuốn vào thân cây. Lúc đó, tôi mới định thần nhìn thấy con trăn khổng lồ, thân nó đang cuốn chồng lên nhau cao chết khiếp.
Tôi vội bảo thằng con trai hôm đó đi cùng, đưa cho ba con dao, thằng bé khiếp đảm không dám nhúc nhích, nước mắt ứa ra. Tôi vội giơ khẩu súng CKC lên bắn liền hai phát mà con trăn không mảy may nhúc nhích. Tôi phải bắn vào giữa xương sống nó rồi vớ lấy con dao chặt liên hồi cho con trăn đứt đôi nó mới chịu bung con chó ra. Nhiều thịt lắm nhưng đâu có mang về được, tui chỉ rạch bụng lấy mỗi cái mật trăn to bằng cái ly cà phê đá thôi.
Sau này khi tìm ra cây thuốc thì rắn độc với ông không còn là nỗi lo ngại nữa. Không ít lần con chó bị rắn cắn đứng không vững, miệng nhểu rãi, ông vội nhổ ngay cây thực một thường rất sẵn, lấy rễ nhá nhỏ rồi nhổ vô miệng con chó. Rễ cây này không mùi vị gì, nhưng chỉ một giờ sau con chó hồi tỉnh. Thực một là loại cây ít nhánh, không cao, thân có mắt, lá cây xanh lợt, mặt dưới của lá mốc như lá nho. Loại núi đất đỏ, nhất là khu vực núi Băng Rào - Cửa Cạn có nhiều cây này. Ông Sáu Cương cũng đã cứu sống dăm ba người bị rắn cắn.
Theo dấu nai rừng
Đi săn nai có cái thú riêng. Nai bị đuổi hay bơi ra sông, ra biển. Nếu chó chỉ biết hơi đất thì đành chịu nhưng chó của ông Sáu thì con đầu đàn thuộc hơi gió tài tình không bao giờ bỏ cuộc. Nhiều khi con nai bơi ra xa, không còn nhìn thấy đâu nữa mà đàn chó vẫn bơi theo, con đầu đàn bơi trước, chó trong đàn hàng một bơi theo. Lúc đó ông phải lấy ghe, mang dây ra, chèo theo đàn chó. Gần đến con mồi thì đàn chó tản ra vòng tròn quây con nai lại và xông vào cắn. Cắn được cổ rồi nó nhấn cho con nai ngạt nước. Lúc đó ông Sáu chỉ việc bơi ghe ra lấy nai về.
Vớ được con nai đực có nhung thì vui nhất. Chưa thợ săn nào biết nhung thay lộc khi nào, may thì vớ được thôi. Ông Sáu bảo, chỉ lấy cái gai, chọc vào lấy mấy giọt mà uống thì được, uống cả muỗng canh thì chết chắc. Ông Sáu kể, hồi xưa ông Ba Chòi bắt được con nai 90 ký không kể lòng, có cái lộc nhung to. Ông chia thịt cho bà con, còn lại đem bán. Cái lộc nhung để quên trên bàn thờ ông thiên. Sáng ra thì cái lộc nhung biến đâu mất. Ông Ba Chòi tức quá chửi đứa nào ăn cắp. Chưa hết xui xẻo, con chó loại 1, đầu đàn cũng biến mất tiêu.
Khấn khứa mãi chả ăn thua. Một tháng sau có người qua báo, họ thấy con chó của ông ở cái hồ nước trong rừng. Ông không tin nhưng cũng theo họ đến xem sao. Trời ơi, con chó của ông thật nè, nó vẫy đuôi mừng ông cuống quýt nhưng nó mập căng, da như muốn nứt, lông rụng hết. Thì ra nó đã ăn cái lộc nhung nên da thịt cồn cào, nó phải ngâm mình trong hồ nước. Ông Ba Chòi ôm nó về mà ứa nước mắt. Nó đã săn cho ông trên 100 con nai, ông đâu giận nó nữa. Vài tháng sau, con chó này mới đi săn trở lại được.
Lựa chó
Chó Phú Quốc rất hay nhưng lựa chọn được đàn chó ưng ý mình không dễ chút nào. Ngay từ khi 14 tuổi, năm 1950, Sáu Cương đã theo thầy học cách lựa chó đi săn. "Người thợ giữ nghề kỹ lắm, không nói cho người ngoài biết đâu. Khi thấy tôi là thằng nhỏ trong xóm đàng hoàng, thầy "sắp hết xăng" mới truyền nghề cho". Sáu Cương có sáu ông thầy như thế. Mỗi thầy cho một chút kinh nghiệm để rồi ông cũng trở thành một người lão luyện trong nghề.
- Chó hay phải có những tiêu chuẩn gì, có phải xoáy lông là quan trọng nhất không, thưa bác?
- Ai cũng nhầm như thế, xoáy lông chỉ đẹp thôi, không ăn nhằm gì hết. Có mấy tiêu chuẩn nhưng quan trọng bực nhất là khả năng đánh hơi. Có hai loại, hơi gió và hơi đất. Hơi đất là chó phát hiện qua dấu chân con mồi để lại trên đất; còn hơi gió thì chỉ thoáng qua không khí nó đã phát hiện ra con mồi.
Ông dừng lại một lát rồi mới thủng thẳng: Con nào mà mũi ngoài khít trong rỗng thì mới có thể đánh hơi gió. Mình vạch mũi nó ra thấy ngay một lỗ thông lên trên. Như vậy là được.
Thứ hai là chạy giỏi. Đó là chó ngực óp, hai vai hẹp, khi chạy đít cao hơn đầu gọi là đăm phách. Cẳng chân thẳng và nhỏ, bàn chân chúm. Nếu chân cong là bỏ.
Thứ ba là mỏ cắn gan, tức là chó dũng cảm. Ông Sáu không gọi là mõm mà là mỏ. Nó dám chặn đầu con heo mà cắn, không cắn đằng đuôi, cắn vào gáy, vào cổ heo và đeo luôn để các con phía sau đuổi.
Thứ tư là mắt tròn, sâu và nhỏ là gan loại 1. Con nào mà mắt lớn, lồi thì nhát, không dám cắn đầu con mồi.
Thứ năm là tiếng sủa. Con nào rượt mồi mà kêu thưa tiếng "nhẳng... nhẳng" năm mười phút một tiếng thì chạy bền, chạy lâu mà không đuối sức.
Cuối cùng là đuôi, chó cái thì đuôi phải nghiêng về bên trái, chó đực bỏ đuôi bên phải, nếu "nghịch đuôi" cũng loại. Trong các tiêu chuẩn đó thì chó bắt được hơi gió là quan trọng nhất. Ông Sáu nói một hơi như để không có cơ hội rút lại cái bí quyết mà ông tích lũy cả cuộc đời.
Ông chỉ cho tôi xem con chó đạt cả năm tiêu chuẩn và có bộ lông cực kỳ quý hiếm là lông vằn vện hệt như lông hổ. Đây là con chó hiện cháu ngoại ông là Võ Hoàng Minh đang nuôi. Ông bảo: Nếu thời còn đi săn thì nhất định đây là con đầu đàn quý của tôi. Còn bây giờ giữ được rừng, giữ được giống chó quý mới quan trọng. Mất hai cái đó thì Phú Quốc đâu còn là Phú Quốc nữa...
Ông nói rồi chợt lặng thinh, mắt ngó ra bãi biển phẳng lỳ liền bên rừng nguyên sinh xanh ngăn ngắt. Xa xa con ó đang chao lượn trên sóng biển bỗng bay mất hút vào màu xanh của đại ngàn
sưu tầm: khép tàu lá chuối.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóathông tin của bạn thật hữu dụng. khi nào có nhu cầu đặt vé máy bay, hãy vào gia ve may bay khu hoi can tho phu quoc
Trả lờiXóa