Thứ Sáu, tháng 5 23

Người đi săn và con sói lửa


NHỮNG CHUYỆN KHÔNG NGỜ TỚI
Khu rừng vẫn chìm ngập trong không khí banmai. Lũ khỉ vượn sau cơn ngái ngủ giờ đã náonức nô đùa, chuyền từ cành nọ sang cành kia.Sóc đuôi cờ, đuôi đỏ ra khỏi tổ. Công đàn đãsà xuống các bãi cỏ. Những chàng công trốngđã cất những tiếng kêu cảnh giác: "T... ồ! T...ồ! T... ồ!". Chúng đánh hơi thấy hơi người.
Bỗng có một tiếng kêu kéo dài: "Cho... éc...!"tiếng con hoẵng. Ông Giáp reo lên:
- Con hoẵng! Chắc con Báo Vàng đã vồ đượccon hoẵng! Thả chó ra anh em ơi! Theo tôi!
Chó đàn được thả ra. Chú Bào và chú Tínxách mác chạy theo ông Giáp. Lên đến đầuđỉnh dốc họ nghe thấy tiếng người hò hét vàtiếng chó sủa từ mái rừng phía làng Mít vọngtới. Bỗng tiếng con Báo Vàng, con chó đầuđàn săn hay nổi tiếng của ông Giáp, đang sủavang lên mỗi lúc một gần về phía triền dốc.Còn tiếng chó đàn thì đang tụt lại sau xa. Cánhthợ săn vừa hò hét, vừa nổi cồng chạy tới eonúi mà họ đoán chừng con hoẵng sẽ vượt quađể sang làng Mít. Con hoẵng đụng đầu cánhthợ săn. Ông Giáp buông phóng một mác,nhưng hụt. Ngọn mác cắm vào thân cây ràngràng, cán run lên bần bật. Con hoẵng laoxuống dốc, bỏ xa đàn chó, xa cả con BáoVàng. Chốc sau đã nghe tiếng chó sủa dọctheo con suối Nâu. Tốp thợ săn vẫn chạy đichạy lại dọc triền núi. Một lúc rất lâu vẫn thấytiếng chó rà quanh vùng suối Nâu. Con BáoVàng vừa sủa vừa tru. Thế này là con BáoVàng rối hơi rồi! Có thể con hoẵng lại chơi lốichập hơi đây. Con Báo Vàng mũi rà sát đấtnhư đếm từng lốt chân con hoẵng, chạy lămxăm về phía suối. Nó chạy đi chạy lại vài lầntrên một đoạn đường dẫn xuống suối. Nódừng lại bên bờ suối, ngẩng đầu lên, mũi phậpphồng ngửi hít không khí, rồi hít hít lên các lácây xung quanh. Nó quay lại, tìm luồng hơitrên suối. Ban đầu nó ngửi hít nước suối từtrên đổ xuống. Không có mùi hoẵng. Nó lại ràmũi hít lên các mỏm đá, các cành lá vươn rasuối. Vẫn không có mùi hoẵng. Con Báo Vàngtrở lại chỗ cũ trong lúc đàn chó săn chạyquanh mái rừng sủa inh ỏi. Nó ngửi các mỏmđá và cành cây phía dưới suối. Bỗng nó cấttiếng sủa nhịp ba rất vang: "Âu! Âu! Âu!", rồinhảy phóc lên trên các mỏm đá, chạy xuôi suốimỗi lúc một nhanh. Ông Giáp reo lên:
- Giỏi quá! Con Báo Vàng giỏi quá! Nó lại tìmthấy con mồi rồi!
Lũ chó đàn nghe thấy tiếng con Báo Vàng,cũng lao theo ra suối, chạy đuổi theo sau. ConBáo Vàng vẫn chạy xuôi theo suối, sau nó làchó đàn. Nó bơi về phía bờ suối dốc đứng,chỗ dòng suối gặp gò đất phải đổi dòng, bẻngoặt sang trái khiến nước lũ đâm thẳng vàogò đất, khoét thành một cái hang rộng, để lạitrước cửa hang một bãi đất bồi, lau lách và đótmọc kín. Chốc chốc con Báo Vàng lại tápnước, cất ba tiếng sủa. Khi con Báo Vàng tìmõm vào bờ đất, chưa kịp phóng lên thì conhoẵng từ sau hốc đất lao ra khỏi hang, leongược lên núi. Con Báo Vàng nhảy vọt lênrượt theo. Khi chó đàn lên khỏi suối thì conBáo Vàng đã sủa réo rắt trên triền rừng.
Tốp thợ săn tắt đường chạy lên đỉnh dốc, cốđón không cho con hoẵng chạy vắt sang phíanúi bên kia. Nhưng không kịp nữa rồi, con BáoVàng đang sủa đều đặn ba tiếng một đổ xuốngdốc núi. Cùng lúc, ngược lại với tiếng con BáoVàng đang xa dần thì tiếng chó đàn của bạnsăn bên làng Mít mỗi lúc nghe một gần. ÔngGiáp chạy tắt tới, leo lên mô đất cao nhất trênđỉnh núi, đứng nhìn xuống các ngọn đồi mọcđầy cỏ tranh nối nhau như bát úp chạy xuốngtận chân làng Mít. Còn chú Tín và chú Bàovẫn theo bốn con chó đàn sau xa, đang leo lênphía eo núi, cùng lúc một con hoẵng khác bịđàn chó làng Mít săn, chờm chân lên lối conhoẵng tốp ông Giáp vừa săn chạy qua. Nghetiếng người, nó vội quặt lại, đổ xuống làng Mít.Đàn chó săn của ông Giáp vừa tới nơi, gầnnhư đụng đầu với con hoẵng ấy, liền bám theorất sát, còn đàn chó làng Mít vẫn bám theonhưng ở mãi phía sau. Chú Bào và chú Tín cứtheo tiếng bốn con chó đàn sủa mà chạy rượttheo về dẫy rừng đầu làng Mít. Trong lúc đócon Báo Vàng đã đuổi con hoẵng xuống cánhđồng trồng khoai cuối làng này. Từ trên caonhìn thấy dưới xa kia, giữa cánh đồng làng Mítcon hoẵng đang nhảy choi choi trên các luốngkhoai, con Báo Vàng chỉ cách nó chừng tầmđòn gánh là cùng. Các bà, các chị đang làmđồng kẻ cuốc, người cào lăm lăm, hăm hở laođến, hét hò inh ỏi. Nhưng đáng ra cần phảiđón đầu con hoẵng, buộc nó chạy ra đồng thìhọ lại đuổi nó trở lại vào rừng. Từ trên dốccao, ông Giáp gọi vọng xuống:
- Bà con ơi, cứ để cho nó ra đồng, ra sông!
Nhưng các bà, các chị làm cỏ khoai thì hiểu gìchuyện săn bắt. Bọn họ đua nhau kẻ thì hòhét, người thì la làng như cháy nhà. Khi ôngGiáp xuống đến nơi thì con hoẵng đã mất hútvào truông rậm. Còn con Báo Vàng thì bỗngnhiên không hiểu vì cớ gì, đang ngồi xổm trênhai chân sau, nhìn về xóm vừa sủa, vừa trutừng chặp dài. Chợt có người xách cán cuốcchạy tới con Báo Vàng, vừa chạy, người nàyvừa hô to:
- Bà con ơi, tránh xa ra! Chó dại! Chó dại!
Con Báo Vàng không ngồi mà sủa nữa, nóvùng dậy lao ra ruộng khoai theo lối con hoẵngchạy lúc nãy, phóng đi như một mũi tên. Chốcsau đã nghe tiếng nó sủa gióng giả ba tiếngmột trong truông rậm. Ông Giáp phân bua vớibà con làng Mít:
- Không phải chó dại đâu. Con chó nhà tôiđấy. Nó vừa săn con hoẵng xuống đây. Nó làcon vàng Bớt Đen của ông Kỳ Cẩm hồi xưa ấymà.
Người vác cuốc định đánh nó lúc nãy nhưchợt hiểu ra. Anh ta ồ lên một tiếng rồi nói:
- Con chó mà bác đổi của ông Kỳ Cẩm mộtcon bê đấy à? Sao bây giờ trông nó lạ thế hảbác? Nó khôn lắm đấy! Hay nó nhớ chủ? ÔngKỳ Cẩm đang ốm nặng mà.
Loài chó vốn nhớ đường, nhớ ngõ rất dai. ConBáo Vàng cũng thế, tuy đã xa làng Mít, xa nhàông Kỳ Cẩm ngót nghét một năm, nhưngnhững đường đi, lối lại trong làng, cả trongrừng thuộc địa phận làng Mít nó vẫn còn nhớnhư in. Hôm nay khi đuổi con hoẵng qua làngMít, bỗng một ngọn gió đông nam thổi qua đưađến mũi nó những thứ mùi quen thuộc từ ngôinhà ông chủ cũ: mùi khói bếp, mùi chuồng lợn,mùi thuốc bắc mà ông Kỳ Cẩm thường uốngmỗi lần bị ốm. Và cả mùi ông già, mùi mồ hôidầu rất nặng như lâu ngày không tắm giặt, hơiẩm ướt, có pha lẫn mùi ngải cứu, hành hoa,hương nhu... Đúng là mùi người ốm. Nó nhớrất rõ hễ bao giờ ông Kỳ Cẩm nằm đắp chăn,bất tỉnh nhân sự thì người ông toát ra mùi nàyđây. Thế là trong phút chốc nó bỗng thấy vừanhớ nhung, quyến luyến chủ cũ vừa sờ sợ. Nólại đang đuổi theo con hoẵng, thành thử nóđành ngồi xuống gửi về nhà chủ cũ, gửi về chomẹ và đàn anh em nó những tiếng tru kéo dài.
Ông Giáp chạy theo con Báo Vàng vào tậntrong truông rậm rồi cất tiếng:
- Báo Vàng! Huầy..... huầy... huầy...!
Con Báo Vàng dừng phắt trong khoảnh khắc,quay nhìn ông chủ. Rồi như vui mừng và tintưởng, nó nhảy lên, sủa réo rắt, rồi lại laonhanh về phía trước.
Ông Giáp tắt đường chạy ra lối xóm để vượtlên đầu dốc truông rậm đón đầu con hoẵng,buộc nó chạy về phía sông. Chạy được mộtđoạn thì ông gặp cô con gái của ông Kỳ Cẩm,tay xách mấy cái gói bằng lá chuối khô, đanghớt hải đi ngược trở lại phía ông. Thấy ôngGiáp, cô gái dừng lại, cô vừa khóc, vừa kể lể:
- Thầy cháu ốm nặng lắm, sợ khó qua khỏi.May mà gặp chú, chắc số thầy cháu chưa...Nhờ chú quá bộ vào xem mạch cho thầycháu...
Ông Giáp bỏ dở cuộc săn, theo cô gái về nhàông Kỳ Cẩm. Thấy ông Giáp, bà Kỳ Cẩmmừng mừng tủi tủi, nói trong nước mắt:
- Ông nhà tôi cứ nhắc bác mãi. Thế là trời xuiđất khiến may ra được gặp thầy gặp thuốc. -Bà dẫn ông Giáp đến bên giường người bệnh,cầm tay chồng đặt lên tay ông Giáp. - Ông cónhận ra ai đây không?
Ông Kỳ Cẩm vẫn còn tỉnh táo, chỉ có tiếng nóihơi đứt quãng:
- Thế là tôi... được... gặp... bác... Tôi biết thếnào... bác... cũng...
- Để tôi bắt mạch cho bác! - Ông Giáp nói - Cốmà ăn uống, thuốc men vào. "Đói rau, đauthuốc" mà, đừng lo...
Ông Kỳ Cẩm vẫn thều thào trò chuyện:
- Bác... bác... gái cháu... Dũng khỏe... không?
- Cám ơn bác lắm lắm! Mẹ con bà nhà tôikhỏe.
- Con Vàng Bớt... Đen... lúc nãy như tiếngnó... Nó sủa...
- Nó đang săn hoẵng ngoài truông.
- Tôi... tôi... chắc... không... qua... khỏi.
- Bậy nào! Cố mà thuốc men, ăn uống vào!
Ông Giáp bắt mạch cho ông Kỳ Cẩm xong, taytrái ông bóp lấy trán, còn tay phải thì nắm tayngười ốm có vẻ đắn đo cân nhắc một điều gìđó. Rồi đến bên bàn mở gói thuốc bắc góibằng lá chuối khô mà cô gái vừa mang về raxem. Ông quay sang hỏi bà Kỳ Cẩm:
- Nhà còn nhung hươu không bác gái?
- Không còn! - Bà già trả lời. - Còn một ít báncho ông đồng bồ dạo tháng năm. Tưởng mùasăn này sẽ kiếm cái mới, ai ngờ...
- Bảo cháu ra nhà tôi mà lấy một ít! - Ông Giápnhìn bà một lúc rồi nói tiếp. - Bác đừng hoảnghốt làm gì, chỗ bà con, người nhà tôi xin nóithật, bệnh tình của bác trai nguy kịch lắm.Đừng thuốc thang ở những thầy lang băm,cũng đừng cúng bái, đồng bóng mà tiền mấttật mang.
Bà già và cô con gái sụt sùi khóc.
Bịn rịn với người ốm, mãi tới lúc một thợ săncủa làng Mít đến, ông Giáp mới sực nhớ tớichuyện săn hoẵng. Người thợ săn này nói:
- Anh em chưa biết tiến thoái cách nào thì cóngười mách rằng bác ở đây. Thế này ạ. Bốncon chó bên bạn săn chúng em, với bốn conchó bên bạn săn của bác cùng săn một conhoẵng. Con hoẵng đã đổ rồi, nhưng cả hai bạnsăn còn lúng túng, chưa biết phân xử thế nào.Muốn nhờ đến bác ạ!...
- Chú chạy về trước đi, tôi ra ngay đây! - ÔngGiáp dặn dò bà Kỳ Cẩm cách sắc thuốc, rồiđến bên giường bệnh từ biệt ông Kỳ Cẩm. -Bác nằm nghỉ nhé. Tôi đi ra ngoài bờ sông vớicánh thợ săn một lát.
Ông Giáp vội vã đi về phía bến sông. Từ xathấy cánh thợ săn đang hoa tay múa chân cóvẻ tranh cãi to tiếng. Ông gọi to:
- Chú Bào, chú Tín ơi! Không phải con mồicủa ta đâu! Con mồi của ta con Báo Vàngđang theo. Con này là của anh em bên làngMít.
Chú Bào và chú Tín chưng hửng một lúc, rồixoa tay làm lành. Chú Bào nói:
- Bé cái nhầm! Anh em thể tất cho nhé!
Cánh thợ săn tất thảy đều cười khề khề. Họ lôiđãy (cái túi đựng trầu thuốc của đàn ông hồixưa) lấy trầu thuốc ra mời nhau. Bác chủ bạnsăn làng Mít nắm lấy tay ông Giáp, nói:
- Giá anh nhận lời làm chủ bạn săn của chúngtôi thì hôm nay vui biết bao nhiêu. Thế nàocũng mời anh, mời anh em về chỗ chúng tôiđã.
Ông Giáp cám ơn, cố từ chối mãi vẫn chưa rútra được. May sao lúc ấy con Báo Vàng từ đâuchạy xộc đến như một con báo. Đàn chó săncủa bạn làng Mít dựng ngược lông gáy lên,xúm vào nhau, chìa những cái mõm đầy răngnanh ra gầm gừ. Nhưng con Báo Vàng khôngđể ý, nó chạy tới ông chủ, cắn giật giật ốngquần ông, lôi về hướng nó vừa chạy tới. Nónhả ống quần ông chủ ra, chạy đi một đoạn rồiquay lại nhìn ông, hình như để xem ông chủ cóđi theo không. Cánh thợ săn ngạc nhiên nhìntheo con Báo Vàng. Ông Giáp nói với bác chủbạn săn làng Mít:
- Anh em cho hôm khác nhé! Để chúng tôi đitheo con Báo Vàng xem có chuyện gì. Có thểnó đã cắn chết con hoẵng.
Ông Giáp và hai bạn săn của ông chào cánhthợ săn làng Mít, rồi chạy theo con Báo Vàng.Con Báo Vàng chạy men theo bờ sông, xuôixuống mãi vạn Chài. Ở đấy có bốn chiếcthuyền mui đang đậu. Thấy tốp thợ săn từ xa.Bốn chủ thuyền ra khỏi mui thuyền, đon đảhỏi:
- Các bác đi săn à? Có thấy con mồi nào chạyqua đây đâu?
Con Báo Vàng chạy tới một chiếc thuyền, nóngồi trên bờ, nhìn xuống sông sủa như sủa kẻtrộm ban đêm. Ông Giáp nhìn chủ thuyền, nóinhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị:
- Các bác đã đập chết con hoẵng rồi còn gì?Nào, đưa nó ra đây rồi anh em cùng vui, điđâu mà thiệt.
Ông chủ thuyền vẫn chối, nhưng vẻ cười cợtcho dễ nói:
- Giấu các bác làm gì. Nào, xin mời các bácxuống thuyền uống nước đã. Nếu như conhoẵng đã chết thì đâu có đấy, vội gì.
Ông chủ thuyền lao đòn noi[1] vào bờ, mờikhách lên thuyền. Ông Giáp đang định xuốngthuyền thì con Báo Vàng lao ra sông. Nó bơiquanh cái sào cắm neo thuyền vừa đớp nướcvừa sủa. Bấy giờ ông chủ thuyền mới cườinhạt, đi tới bên cây sào cắm thuyền. Ông nói:
- Đâu có đấy mà. Thử con chó nhà bác mộtchút. Nó khôn thật!
Vừa nói ông vừa nhổ cái sào cắm neo thuyềnlên. Khi gốc sào lộ lên mặt nước thì con hoẵngcũng nổi lên theo. Thì ra cánh chủ thuyền đãđập chết con hoẵng, họ buộc vào gốc sào,cắm neo xuống nước. Ông Giáp trách:
- Chỗ anh em, bà con cả, sao lại nỡ làm thếnày. Khéo không các bác lại đập chết cả conchó quý của tôi chứ lại.
Ông chủ thuyền bên cạnh, nói xen vào, vẻ ănnăn:
- Chúng tôi biết nó là con chó của bác, khôngai nỡ giết nó đâu. Quả là nó khôn thật. Hễ thấyai đó cầm que hoặc cầm lấy sào thuyền là nóbỏ chạy rất xa. Nhưng hễ thấy tay không, nólại xán lại, sủa liên hồi. Thực lòng anh em tôikhông ai dám nuốt trôi con hoẵng của bác đâu.Nếu có máu tham thì chúng tôi đã chèo thuyềnđi rồi!
Ông Giáp cười:
- Vậy thì cám ơn anh em. Được thế là ta hiểunhau. Có điều nếu như các bác có chèothuyền về biển, con chó này cũng bơi theo cơđấy. Thôi thế này nhé. Chúng tôi xin conhoẵng và xin mời anh em cùng về nhà tôi tauống rượu cho vui.
Cánh chủ thuyền cám ơn nhưng lấy cớ đườngxa, lại đã gần tối nên xin cáo.
Ông Giáp chào cánh chủ thuyền, rồi gióng mộthồi ba tiếng cồng. Chú Bào và chú Tín khiêngcon hoẵng lên vai đi trước, ông Giáp theo sau,chốc chốc lại gióng ba tiếng cồng. Con BáoVàng vẫn đi dưới con mồi của nó. Đoàn đi sănvượt qua một con núi để trở về làng đúng vàolúc mặt trời gác núi. Có tiếng một con sói lửađực sủa gọi đàn trên đỉnh Hòn Sót. Lên đếnđỉnh eo núi, con Báo Vàng quay lại, nhìn vềlàng Mít, cánh mũi phập phồng. Nó ngồi xổmxuống, sủa lên mấy tiếng âm điệu kéo dài vàrất buồn.
*
* *
Lửa thui hoẵng nổi lên. Cánh thợ săn xúm vàolo làm thịt hoẵng. Đàn chó như thường lệ, connào con nấy đến bên ổ rơm, đi quanh nửavòng tròn rồi nằm vào ổ.
Con Báo Vàng cũng đến bên ổ, nó nằm gácmõm lên vành ổ, cánh mũi luôn luôn phậpphồng. Rồi nó đứng lên, ra khỏi ổ, đi quanhsân vẻ xốn xang. Nó trở lại vào ổ, nằm gácmõm lên thành ổ, mắt nhìn xa vời.
Thịt hoẵng đã làm xong. Cuộc vui của cánhthợ săn trước lúc chia tay nhau ra về bắt đầu.Vẫn như thường lệ, đàn chó săn được chủ ưuái, cho ăn uống no nê. Riêng con Báo Vànghôm nay được ông Giáp biệt đãi hơn, ngoàiphần ăn thường lệ, nó còn được nhận thêmmột đĩa thịt tái.
Cuộc vui bắt đầu được một lúc thì bác chủ bạnsăn làng Mít đến, xách đến ba phần thịt. Phầnthịt không nhiều nhưng tấm lòng nghĩa tình thìlớn. Đích thân bác chủ bạn săn đi tắt đườngrừng mà đến, không phải là chuyện lệ làngbình thường. Ông Giáp mời khách cùng dựtiệc vui. Ông kể lại những chuyện về con BáoVàng: chuyện nó ngồi xổm nhìn về nhà chủ cũmà sủa, chuyện nó giữ con hoẵng mà cánhchủ thuyền đã giết chết ở Vạn Chài, cả chuyệnnó bất chợt ngồi xổm trên đỉnh eo núi nhìn vềlàng Mít mà sủa.
Chuyện đang vui thì nghe tiếng con Báo Vàngsủa váng lên, giọng vui vẻ ngoài sân. Bà Giápvội vã ra đón khách. Cô con gái ông Kỳ Cẩmđã vào đến hiên nhà. Cô cất tiếng trước giọngnghèn nghẹn:
- Cháu chào các bác, các chú.
Ông Giáp buông đũa, bảo bè bạn:
- Các vị cứ tiếp tục cho. Tôi xin có việc một lát!- Ông đứng lên, đến bên các hộc thuốc, gọi côgái đến - Thế nào, bệnh tình thầy cháu thếnào?
- Uống thuốc thang chú cắt được một nước,thầy cháu có vẻ tỉnh táo hơn. Đòi ăn và thầycháu ăn được vài thìa cháo.
Ông cắt một vài lát nhung mỏng, gói vào giấybản đưa cho cô gái, dặn:
- Nhung không cốt để chữa bệnh mà cốt giữsức. Nếu thầy cháu ăn được cháo rồi thì tháimỏng vào cháo. - Ông đưa cho cô gái một cáigói nhỏ khác - Còn đây là một ít sâm. Nếu thầycháu quá mệt thì cắt một lát bằng nửa miếngcau, hãm độ nửa chén uống rượu nước, chothầy cháu uống. Cẩn thận, đừng cuống quýtmà đổ cả nước sôi lẫn bã sâm vào mồm ônggià đấy.
Bà Giáp nài nỉ cô gái ở lại, nhưng nom cô xốnxang như kiến bò trên chảo nóng. Cô nói rấmrứt:
- Thầy cháu mệt lắm. Cho cháu về để kịpthuốc thang cho thầy cháu.
- Này, cháu! - Bác chủ bạn săn làng Mít bỗnggọi. - Chờ bác, bác đưa về. Không được điđường rừng một mình.
Bác chủ bạn săn làng Mít đứng dậy, sửa soạnra về. Ông Giáp nhìn khắp lượt bốn bạn săncủa mình. Chú Tín như hiểu ý, nói:
- Để tôi cùng đi, nhân đưa phần cho mấy bácchủ thuyền.
Chú Tín xách lấy cái nạnh lưng con hoẵng.Còn ông Giáp thì trao cho bác chủ bạn sănmột chai rượu cao hổ cốt, bác nói:
- Anh em mình bây giờ đôi khi đã thấy đầu gốilong long. Xin biếu anh, khi nào thấy xươngcốt nhức nhức thì uống.
Vợ chồng ông Giáp tiễn ba người ra tận cổng.Con Báo Vàng chạy theo chân cô gái tới tậncuối cánh đồng mầu, ông Giáp gọi mãi nó mớichịu quay lại. Cuộc vui lại tiếp tục, nhưngkhông khí hăng say, náo nức của một ngàysăn thắng lợi buổi đầu bữa tiệc, giờ được thayvào sự đằm thắm, sâu lắng, ân tình. Nhânchuyện con Báo Vàng đã cách biệt hàng nămròng vẫn còn nhớ về chủ cũ, ông Giáp chợtnhớ đến, nghĩ đến chuyện đời, chuyện conngười mà ông từng thấy. Ông trở lại vớichuyện chém chết con hổ bạc mày cướp lạixác bạn - Ông Cầu - Và chuyện ông TrươngBáu phản bạn.
Bấy giờ ông Giáp cùng hai người bạn là ôngCầu và ông Báu chung nhau làm một cái rẫy.Rẫy lúa của họ tốt lắm. Khi lúa bắt đầu chín,họ làm ba cái chòi ở ba góc rẫy để canh lợnrừng. Chòi rất cao, hổ không thể nhảy tới, lạicó cửa đóng mở mỗi lần chui lên chui xuống.Đêm đến họ giao hẹn nhau hễ chòi này cấttiếng đuổi thú hoặc đánh một hồi mõ thì hai cáichòi kia phải lên tiếng đáp lại để báo cho nhaubiết. Nếu chòi nào im lặng có nghĩa là chủ chòiđã gặp nạn, hai chòi kia sẽ đến ứng cứu. Mộthôm ba bạn rẫy vẫn đi gác lúa như thường lệ.Đêm gần về khuya, ông Giáp đã ngủ say.Bỗng con chó cắn lấy tay áo ông giật mạnh.Ông choàng dậy nhìn xuống chòi, vì chòi đangrung lên như bị bão. Dưới chòi con hổ bạcmày đang từng nấc, từng nấc leo lên cái cộtngay chỗ cửa lên xuống. Thông thường thì hổchỉ biết trèo cây lúc còn bé. Riêng con hổ nàythì leo trèo như mèo. Một tay Ông Giáp giật lấymác, tay kia xúc một gàu lửa than trong cáibếp bên cạnh, nâng cửa chòi lên, nhằm cáimặt có hai con mắt ánh vàng như đít chai, trútxuống. Con thú kịp hất mặt, gầm lên, nhảyphịch xuống đất rồi biến mất. Ông vớ lấy dùimõ gõ một hồi. Hai bạn chòi gióng mõ đáp lại.Ông bước ra ngoài sân, nói vọng sang haichòi bạn:
- Anh em ơi! Xem chừng cửa giả cẩn thận đấy.Hổ vừa leo lên cột chòi của tôi. Đừng ai xuốngđất đấy. Tôi đã đuổi nó đi rồi.
Ba người chuyện trò với nhau một lúc nữa rồitrở vào chòi. Ông Giáp lại gieo mình xuống dátchòi, rồi ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy ông thấy conchó đang quay đầu về phía chòi ông Cầu sủaliên hồi. Ông xách mõ gióng một hồi. Có tiếngmõ ở chòi ông Báu đáp lại. Còn chòi ông Cầuthì im ắng. Ông lại gióng mõ lần nữa. Vẫn chỉcó chòi ông Báu đáp lại. Ông sinh nghi, ra khỏichòi gọi vọng sang chòi ông Cầu:
- Bớ anh Cầu! Anh Cầu có thức không đấy? -Vẫn im lặng không có tiếng đáp lại. Ông Giáplại gọi sang ông Báu. - Bớ anh Báu, đến chòianh Cầu với tôi. Tôi nghi có chuyện chẳnglành. Con chó của tôi nó nhìn sang chòi anhấy sủa gay gắt lắm.
- Vâng! - Ông Báu đáp - Tôi xuống ngay đây.
Ông Giáp giật cái mác bằng, lưỡi dài chừnghai gang tay, bằng thép mỏng, to bản, sắc nhưnước, cán dài như cán dao phát bờ; bế conchó đầu đàn xuống chòi. Ông vỗ vỗ lên đầucon chó ra hiệu bảo nó im lặng rồi đến bên gốccây, nơi đã giao hẹn gặp từ trước, đứng chờông Báu. Chờ một lúc chẳng thấy ông Báu đâucả. Bây giờ ông mới chợt hiểu "Hừ, cái thằngkhốn nạn đã bỏ bạn". Đúng là ông Báu đãxuống chòi trước ông lặng lẽ lén về làng rồi.Đứng dưới gốc cây một lúc nữa, một nỗi cămgiận kẻ phản bội trào lên trong ông. Giờ mộtmình có nên liều đến với con thú dữ đang saymồi trong đêm tối không? Ông lắc đầu, gạtphắt ý nghĩ hèn nhát ấy đi, xách mác bằng đivề phía chòi bạn. Cái chòi ông Cầu đang runglên bần bật. Đêm đầu tháng, trăng đã lặn, trờitối nhờ nhờ, ông nghe thấy tiếng nước nhỏ títách trên lá chồi, lá lúa. Ông đưa bàn tay rahứng rồi đưa lên mũi ngửi. Có mùi tanh. Máucủa bạn ông đã đổ. Vừa thương bạn, vừa giậnkẻ phản bội và căm thù con thú dữ, người ôngnóng ran lên. Ông ẩn mình vào cụm chồi câytốt bên cái cột chòi sát cửa, mác bằng giơ cao,chực sẵn. Con chó biết ý, cũng chui vào bụichồi cạnh ông. Ông chắc mẩm thế nào con hổcũng tụt xuống cột chòi này. Nhưng không. Nólách cửa chòi, ném xác ông Cầu xuống trước,rồi từ trên chòi nhảy phốc xuống. Ông đangnghĩ rất căng để tìm cách khác. Còn con hổ thìđang ham mồi, không để ý đến xung quanh.Vừa nhảy xuống đất nó đã chồm lên xác ngườichết. Rất nhanh, ông Giáp giơ mác bằng quáđầu, giáng một nhát sấm sét xuống, tiện ngangsống lưng con hổ. Con hổ nằm vật xuống đất.Bỏ con hổ đã chết ở đấy, ông lau nước mắt,vác xác bạn về làng...
Chuyện con chó mến chủ, chuyện con ngườiphản bạn lúc hoạn nạn đến với ông. Nhen lêncùng một lúc bao nhiêu tình cảm trái ngượcnhau: cảm phục, mến yêu, oán ghét, tráchmóc. Nhân có chén, ông nói với các bạn thợsăn:
- Tôi có bài thơ, đọc anh em nghe nhé! - Rồiông đọc:
"Khuyển nhi mãi khứ cánh vô thân
Do phụ y y cựu chủ nhân.
Đa thiểu đắc tân vong khứ cựu.
Nhân tình bất cập khuyển tình chân"
Ông giảng giải:
- Ý tứ bài thơ là thế này: "Chó đã bán đi rồi,chẳng còn chút ràng buộc gì, vậy mà nó vẫnđinh ninh nhớ chủ cũ. Còn con người, baonhiêu kẻ được mới nới cũ, tình con ngườikhông bằng tình con chó là chuyện có thật!".Thế đấy. Con người phải sống cho phải đạođể vượt lên trên con thú không phải dễ.
Cánh thợ săn gật gù tâm đắc. Chú Bào đặtđũa xuống, cầm lấy chén rượu, nâng lên mộtlúc, còn ngẫm nghĩ điều gì mãi mà chưa nhấp.Rồi chậm rãi, chú nói:
- Một lời chê trách, một lời khuyên răn, vừangọt ngào nồng ấm, vừa cay đắng thấm thía,hơn cả rượu nồng.
Ông Giáp cười hiền lành:
- Chú quá khen. - Rồi ông nói - Này, ta ngồiquá lâu rồi đấy. Thôi ta ngừng kẻo đàn bà, contrẻ mong.
Tối ấy Ông Giáp và cậu con trai ngủ rất say.Thằng Dũng bật dậy khi nghe một tiếng chótru dài ngoài sân. Cậu dỡ cửa bước ra ngoài.Giữa sân, con Báo Vàng đang ngồi trên haitrên chân sau, đầu cất cao, nhìn ra cổng màtru từng chập. Thằng Dũng mắng con BáoVàng:
- Báo Vàng, vào ổ!
Con Báo Vàng ngoan ngoãn vào ổ. Thế làkhông phải có thú dữ rồi. Thằng Dũng nghĩthế. Có khi động trời. Đến hoẵng, chó sói, hổ,báo... động trời cũng phải kêu cơ mà.
Dũng trở vào nhà ngủ lại. Còn Ông Giáp thìnhân có chén rượu say, ông ngủ li bì cho đếnsáng. Sáng ra, ông mở cửa ra sân sớm. Thấycái ổ con Báo Vàng trống không, ông hốthoảng gọi con trai:
- Con Báo Vàng đâu rồi hả con?
- Con không rõ. - Thằng Dũng ngồi bật dậyđáp. - Hôm qua nghe tiếng nó tru, con mở cửara thì thấy nó đứng giữa sân. Con đã bắt nótrở lại vào ổ rồi cơ mà.
Ông Giáp chạy ra vườn rồi ra cổng. Cánhcổng mở toang. Ông hú gọi mãi chẳng thấycon Báo Vàng đâu. Trở vào nhà, ông tráchcon:
- Mày vô tâm quá. Sao hôm qua không gọi bố;lại quên cả cài cổng. Không khéo hổ bắt mấtcon chó rồi.
- Không có hổ đâu bố ạ. - Thằng Dũng quảquyết - Chó đàn vẫn nằm nguyên trong ổ rơmcơ mà.
Cả hai bố con Ông Giáp cùng chạy bổ đi tìmcon Báo Vàng. Họ ra khỏi cổng, cúi gập xuốngnhìn kỹ ở các luống ngô quanh vườn xem cólốt chân hổ không, không thấy có lốt hổ. Hay lànó ngửi thấy hơi hoẵng về gần làng, đã lẻn đisăn một mình. Ông Giáp nghĩ thế, rồi bảo con:
- Thôi! Có lẽ nó đi săn rồi! Ta vào nhà.
Quả là thỉnh thoảng con Báo Vàng cũng trốnnhà đi săn một mình thật. Còn nhớ hôm đầutiên xảy ra chuyện con Báo Vàng trốn đi, ôngGiáp cũng đã hốt hoảng tìm kiếm nó suốt buổi,cứ tưởng nó trốn về nhà chủ cũ. Mãi đến trưacó mấy người đi rừng về mách với ông rằng,họ nghe thấy tiếng chó săn hoẵng ở trên dãyHòn Cấm, bấy giờ ông mới yên tâm. Và thậtkhông ngờ, tối hôm ấy lúc cả nhà ông đangmong ngóng con Báo Vàng trở về thì bỗng ôngCò và ông Đòng xóm Vạn khiêng về một conhoẵng đi vào cổng nhà ông. Sau họ là bọn trẻcon cười reo ầm ỹ. Hai người đặt con hoẵngxuống sân cùng lúc con Báo Vàng chạy xộcvào, vẫy đuôi mừng rối rít, quẩn quanh bênchân ông chủ. Ông Giáp ngạc nhiên, chạy rahỏi thay lời chào khách:
- Hoẵng đâu thế hả các bạn?
- Con chó của anh săn đấy. Chờ mãi chả thấycó người đến nhận. Con chó lại cứ bám lấy.Mãi sau bọn trẻ chăn trâu mách mới biết conchó nhà anh.
- Thế mà chẳng thịt đi. Tôi có công cán gì màkhiêng con mồi vào đây?
- Bậy nào. - Ông Cò nói - Con chó nhà anhsăn lại không phải của anh là thế nào? Chả lẽcon hoẵng điên, chạy đến cho chúng tôi đậpchết chắc?
Chủ và khách cùng cười vui vẻ. Ông Giápbảo:
- Thôi, đã thế thì thế này, nhóm lửa lên, thui đi!Hai anh một nửa, tôi một nửa. Bên Vạn, ai cóphần săn thì tùy hai anh.
Lần khác nó theo bọn trẻ chăn trâu bò biềnbiệt suốt cả ngày. Bấy giờ vào thời kỳ sói lửa,còn gọi là chó rừng, ghép đôi. Hôm ấy một cặpsói lần vào rẫy vồ và cắn chết một con bê consáu tháng tuổi. Trong khi lũ trẻ chăn trâu bòmải miết bận bịu với con bê xấu số thì con BáoVàng lao theo cặp sói lửa. Cặp sói vùng chạy.Con sói lửa đực chạy trước, con sói cái đangchạy, chốc chốc lại quay nhìn con Báo Vàng.Cả ba con vật im lặng đuổi nhau vào rừng. Mãimột lúc rất lâu bọn trẻ mới nghe một tiếng sóirú lên trên Hòn Cấm. Bọn trẻ hốt hoảng bảonhau quành trâu bò ra đồng trống. Nhưngchúng lại quên khấy chuyện con Báo Vàngđuổi theo đàn sói lửa. Chiều đến con BáoVàng về nhà, lông lá bù xù, đầu vai xây xát, nócắn lấy gấu quần ông Giáp lôi đi. Ông Giáp vàcậu con trai xách mác đi theo nó vào tận HònCấm. Đây là một khu rừng đầu nguồn nước,được khoanh vùng, cấm chặt phá nên cây cốirậm rạp, nhiều cây to. Con Báo Vàng dẫn bốcon ông Giáp đến một bãi đất cạnh cây limbộng. Họ kinh ngạc thấy một con sói lửa đựclực lưỡng đã bị nó cắn chết nằm dài trên bãicỏ...
Nhưng lần này, mãi vẫn không thấy con BáoVàng trở về.
Mất ba ngày liền tìm kiếm hết rừng ngang núidọc vẫn không thấy tăm hơi con Báo Vàng.Thế là mùa săn này lại đành treo cồng, gácmác. Cho đến bao giờ mới lại tìm được mộtcon chó đầu đàn hay? Cánh thợ săn buồn lắm.
Sáng ấy đi chợ về, bà Giáp mua một thẻhương, một chai rượu. Vừa đặt thúng xuống,bà đã trao các thứ cho chồng. Bà nói:
- Mình vô tình quá. Mải tìm chó tìm mèo màkhông biết ông Kỳ Cẩm đã qua đời.
Đang ngồi co chân lên trên chõng, ông Giápnhảy xuống đất, đỡ lấy thẻ hương, chai rượu,hốt hoảng hỏi:
- Nhà nói gì thế? Ông Kỳ Cẩm mất rồi à? Bệnhông già có nặng thật, nhưng bệnh già, khôngthể chết nhanh thế được.
- Thì người làng Mít bảo thế. Ông cụ ấy mấtđã ba hôm rồi. Hôm nay là ngày dựng nhà mồcho ông cụ.
Ông Giáp thở dài:
- Tội nghiệp chưa! Tôi cũng tâm bất tại thật.
- Thẻ hương, chai rượu đây. - Bà Giáp nói. -Đã không gặp, không đưa ông ấy ra đồngđược, thì nhà vào viếng mộ ông ấy cho trọntình, trọn nghĩa.
Cơm nước xong, ông Giáp khăn áo lênđường. Mãi chiều tối ông mới về, và mộtchuyện thật không ngờ: lúc ông về nhà thì cócả con Báo Vàng về theo. Có điều con chó gầydốc đi, như sau một cơn ốm. Bà Giáp vội đổcơm ra âu cho nó ăn. Bốn con chó đàn xúmlại, vây lấy nó, vẫy đuôi mừng rối rít. ConKhoang, con chó cái tơ có bộ lông mềm mại thìđôi mắt ánh lên long lanh một niềm vui, đưalưỡi âu yếm liếm lông cho nó.
Nghe tin ông Giáp đã tìm thấy con Báo Vàng,bốn chú thợ săn chạy đến. Con Báo Vàng bỏdở cơm, chạy ra đón mừng. Khi nó trở lại âucơm, cánh thợ săn ngồi cả xuống chõng tre,vừa uống nước vừa trò chuyện. Ông Giápgiọng xúc động kể lại câu chuyện chính ôngchứng kiến nhưng thật lạ lùng, khó mà hiểunổi. Khi ông Giáp cùng bà Kỳ Cẩm ra thăm mộông già, thì thật sửng sốt, ông thấy con BáoVàng nằm khoanh trong lòng nhà mồ, phíadưới chân người chết. Con Báo Vàng thấy ôngGiáp, nó uể oải đứng lên, bốn chân run rẩy,đuôi vẫy lờ đờ, đôi mắt buồn rầu nhìn ông nhưhối lỗi. Thắp hương viếng ông Kỳ Cẩm xong,ông Giáp ôm lấy đầu con Báo Vàng ghì vàolòng, vuốt ve nó từ đầu đến lưng. Còn bà KỳCẩm thì vừa khóc lóc vừa kể lể, Tối hôm ấy côcon gái mang sâm và nhung về nhà chưa kịpsắc thì ông Kỳ Cẩm đã qua đời. Mọi ngườitang gia bối rối, chạy ngược chạy xuôi khắplàng báo tang, lo liệu việc ma chay. Ở nhà quêbây giờ người ta rất kiêng cho chó mèo lảngvảng gần giường người chết đang nằm. Mấycon chó nhà bà Kỳ Cẩm đã cho buộc cẩn thậndưới nhà bếp. Người nhà thay nhau ngồi túctrực bên giường ông Kỳ Cẩm suốt đêm.Những người ngồi túc trực vào lúc về khuya vìmệt quá nên ngủ thiếp đi, lúc chợt tỉnh thì họthấy một con chó lạ ngồi dưới gầm giườngphía chân người chết, đang rên ư ử như bị rét,Những người túc trực hốt hoảng, hồn vía lênmây. Họ cho là điềm gở, là ma hiện hình. Họgào thét inh ỏi. Chốc lát cả nhà gậy gộc, đuốcđèn xua đuổi con chó, biến tiếng khóc thanthành tiếng la ó. Nhưng con chó không chịuchạy xa, hết vòng ra sân, xuống nhà bếp rồi nólại vòng lên. Cuối cùng nó chui hẳn xuốngdưới gầm giường ông Kỳ Cẩm. Đến bây giờcô con gái mới nhận ra nó là con Vàng BớtĐen. Cô kêu lên trong tiếng khóc:
- Mẹ ơi, các chú, các bác ơi, đừng đánh nó!Con Vàng Bớt Đen đấy. Nó về thăm chủ nóđấy. - Cô gọi con Báo Vàng tới, ôm lấy đầu nó,cô khóc: - Bố ơi, con Vàng Bớt Đen về với bốđây. - Rồi cúi xuống con chó, cô nỉ non - Vàngơi, mày về không kịp nữa rồi, thầy tao khôngcòn nữa.
Con Báo Vàng vẫn ủ rũ. Khi cô gái buông nóra, nó lại tới bên chân giường, giém chỗ nằmxuống đấy. Bây giờ thì không chỉ riêng cô congái mà ai nấy đều cảm động, không nỡ đuổi nóra khỏi nhà nữa.
Từ giờ phút ấy, con Báo Vàng nằm ở chângiường, buồn bã nhìn những người ra ra vàovào. Khi người ta đưa ông già ra đồng, nó ratheo. Rồi nó nằm bên mộ ông già. Đói quá thìnó về nhà một lúc. Cô chủ hoặc bà chủ cho nóăn. Ăn xong nó lại ra mộ ông già nằm. Ăn uốngthất thường nên nó gầy rạc đi như một conchó ốm.
Ông Giáp vuốt ve con Báo Vàng. Khi cáo biệtvong linh ông Kỳ Cẩm ra về, ông gọi con BáoVàng về theo. Bà chủ nhà và cô con gái khóclóc. Bà nói:
- Hay là bác cho mẹ con tôi hoàn lại con bê, đểcon Vàng ở lại đây. Sợ đời ông nó đã đôi lầnkhông phải với nó.
Ông Giáp vốn tính rất cả nể. Không biết từchối thế nào, đành nói:
- Chuyện đổi chác chả phải tính đến. Nếu nókhông chịu ở với nhà tôi, mà quay về nhà bácthì tôi cũng đành chịu. Thôi thế này: bây giờhãy tạm để nó ở đây với mẹ con bác đã, sauhãy tính.
Bà già ngậm ngùi nói:
- Thế thì mẹ con tôi chả đành.
Bà sai cô con gái đổ cơm và thức ăn ngon vàomột cái chậu, thết con Báo Vàng một bữa. Bàlấy cái tròng cổ ra, định tròng vào cổ nó choông Giáp dắt. Nhưng ông Giáp xua tay ngănlại:
- Chả cần bác ạ. Bác cứ để mặc nó.
Khi chào chủ nhà ra về, ông vuốt đầu con BáoVàng như tạm biệt nó. Nhưng con chó bướcđến ngửi lên quần áo bà chủ, cô chủ rồi lonton chạy ra sân. Đợi ông Giáp ra khỏi cổng, nóquay lại nhìn mẹ con bà Kỳ Cẩm lần nữa rồichạy theo ông. Mẹ con và Kỳ Cẩm nhìn theonó, khóc thút thít.
Nghe ông Giáp kể chuyện con chó, mấy chúthợ săn, cả bà vợ và cậu con trai của ông đềuim lặng, xúc động.

CON CHÓ CON XA RỪNG
Một đàn sói lửa lại "quay vòng" trở về rừngnày kiếm mồi. Đàn sói lửa đả đi đả về vùngrừng này mấy lần. Sói lửa về thì nai, hươu,hoẵng cũng lẩn đi cánh rừng khác thành thửcác bạn săn nhiều hôm phải về không. ÔngGiáp bực lắm, rủ các bạn phải tìm cách đuổiđàn sói lửa này ra khỏi vùng săn của họ.
Hôm ấy bố con ông Giáp cùng các bạn sănkhiêng lưới, dắt chó săn vào rừng. Họ đếnngay khu vực Hòn Cấm, nơi đàn sói lửa đanghoành hành. Ba vạng lưới[2], mỗi vạng dài cótới mười mét được nối lại với nhau, chắnngang eo núi, nơi núi đất và núi đá gặp nhaumà muông thú thường qua lại mỗi lần chuyểnvùng. Cái eo này như một rốn vó, bên trái thìmạch núi đá lởm chởm, bên phải thì ngọn núiđất bị sụt lở để lại một tường đất cao, thú khólòng mà vượt qua được. Căng lưới xong chúBào và chú Tín mỗi người đứng rình ở mộtđầu lưới, còn nhưng người khác thì tung chóđàn vào đàn sói. Họ vừa hò hét bám sát lũ sóivừa giục cồng inh ỏi. Lũ sói lửa lúc đầu khôngchịu chạy, chúng lao vào cắn trả chó nhà.Nhưng đàn chó săn có con đầu đàn can đảm,sức vóc dẻo dai, lại có người kèm bên nên vềsau lũ sói lửa phải rút chạy. Chúng chỉ dừnglại xông vào đàn chó khi đã cách xa người.Mỗi lần như thế, con sói đầu đàn bất thình lìnhquay ngoắt lại đâm sầm vào con Báo Vàngnhư một mũi tên. Con Báo Vàng nhảy sangbên và quay ngang rất nhanh. Nó táp mạnhvào gáy con sói đầu đàn, xách ngược lên, lắclắc mấy cái rồi ném sang một bên. Trong lúccon sói đầu đàn vừa kêu ăng ẳng vừa bỏchạy, con Báo Vàng lại lao tới tiếp sức chocon Đốm đang bị hai con sói đực vây lấy. Nódùng đầu tấn vào vai một con, làm con nàybắn ra xa và, nhanh như nhát chém, nó táp lấycổ con còn lại, vật nghiêng xuống. Chốc lát lạithấy nó xuất hiện giữa đàn sói. Tiếng người hòhét và tiếng cồng đến gần, đàn chó nhà trởnên dũng mãnh hơn, chúng liều chết lao vàođàn sói. Lũ sói kéo nhau chạy về phía eo núiđã chăng lưới chờ sẵn. Nhưng con sói lửa đầuđàn này rất khôn, nó đánh hơi thấy phía eo núicó hơi người, bèn sủa mấy tiếng báo cho đànđể ý, rồi đổi hướng chạy. Nó dẫn đàn bẻ ngoặtsang phải, tránh được một ngọn mác phóngđón của thằng Dũng, vượt dốc núi sang bênkia làng Mít. Chỉ còn hai con sói đàn chậmchân bị dồn vào lưới. Biên lưới sập xuống nhốthai con sói lửa vào trong. Hai con chó rừnghốt hoảng, lao đi lao lại như một cái ống mắtcáo. Chú Bào reo lên:
- Các anh ơi, dính rồi.
Chú Bào một đầu, còn đầu kia chú Tín lao vàohai con mồi. Hai con sói lửa đã bị nhốt, vậy màvẫn hung dữ. Chúng lồng lên, những chiếcnanh nhọn chìa ra gầm gừ. Nhưng làm gìđược, hùm thiêng sa lưới cũng phải bó tayhuống nữa là lũ sói quèn. Hai con mồi bị giếtchết. Cánh thợ săn đã có mặt. Nhưng quái lạ,chẳng thấy một con chó nào trong đàn chó sănchạy tới cả. Hay là chúng nó theo đàn sóisang bên kia làng Mít rồi? Thợ săn băn khoăn.Họ bắt đầu hú gọi chó.
Ông Giáp cùng con trai chạy lên đỉnh dốc,hướng cồng về phía vùng rừng thuộc làng Mítgiục mấy hồi gọi chó. Rồi ông lắng tai nghexem có tiếng đàn chó sủa đằng ấy không?Không có, chỉ nghe thấy chốc chốc lại có tiếngsói lửa tru lên rền rĩ, chắc là những con sói lửabị thương vì bị đàn chó cắn. Bên ấy, phía làngMít núi tiếp núi chạy dài, trùng điệp xanh ngắt.Lũ khỉ, vượn, vẹc vẫn bình chuyền nhau trêncác cành dẻ gai, trên những ngọn ràng ràngvượt hẳn lên tán rừng. Chốc chốc trên nền láxanh của cây rừng, một đàn cu xanh hay gầmghì gì đó lướt rất nhanh. Vài ba con chồn nác,chồn ghệ mình vàng, mõm đen như bôi nhọ đitừ cây này sang cây khác trên những chiếccầu tự nhiên bắc bằng những sợi dây rừngsống lưu niên. Rừng núi bên ấy vẫn yên ắng,không có đàn chó săn nào đang săn đuổi cả.Ông Giáp rủ con trai quay lại eo núi. Ở đấycánh thợ săn đang đợi họ. Đang đi bỗng thằngDũng nắm áo bố kéo lại. Cậu vừa nghe mộttiếng kêu ẳng, như tiếng chó bị cắn vào cổ.Ông Giáp dừng chân lắng nghe. Về phía giữaHòn Cấm, nơi có cây lim bộng hình như cótiếng chó cắn nhau. Lạ thật, đàn chó nhà ôngkhông bao giờ có chuyện cắn nhau trong lúcsăn mồi! Ông cùng với con trai hối hả về chỗcăng lưới. Ông nói với cánh thợ săn:
- Thu lưới lại! Hai chú gánh lưới, hai chúkhiêng hai con sói lửa này về trước. Bố con tôisẽ đi tìm đàn chó. Nghe như có tiếng chúng nócắn nhau.
Ông Giáp cùng con trai đi được mấy bước thìnghe tiếng con Báo Vàng sủa róng riết. Bố conông chạy đến nơi thì thấy con Vện, con chóđàn can đảm của họ đang nằm nghiêng, duỗithẳng chân, máu từ cuống họng trào ra. Cáchđó không xa là một con sói lửa cái cũng nằmnghiêng, đã chết, cạnh nó là con Mực và conĐốm. Con Báo Vàng đang dí mõm vào gốc câylim bộng rỗng ruột mà sủa. Ông Giáp xót xa bếcon Vện hãy còn mềm nhũn đặt nó lên mô đấtcao. Sau đó, ông kéo con Báo Vàng ra, nhìnvào hốc cây. Bên trong hai con sói lửa con đãbị chó săn cắn chết, còn con thứ ba đang corúm lại trong thành hang, rên ư ử vì sợ. Consói lửa con vừa mở mắt, rất xinh. Thì ra tronglúc săn, đàn chó của ông phát hiện ra ổ sói.Khi đàn sói bị xua sang rừng bên, hai con cònlại bị giết, đàn chó săn đã kéo đến đây. Chắcchắn con Vện sục vào hốc cây trước tiên. Vàcắn chết hai con sói lửa con này trước lúc vậtlộn với con sói lửa mẹ. Con sói lửa mẹ đi đikiếm mồi về, nó rẽ đàn chó săn đang bỡ ngỡra, lao vào gốc cây, tổ ấm của nó. Tuy mớisinh lũ con được mười lăm, hai mươi ngày,thân hình gầy guộc, nhưng hàm răng sói thìvẫn sắc nhọn. Con sói mẹ đã cắn vào cuốnghọng con Vện, giết chết kẻ đã sát hại hai connó. Còn nó thì lao ra bãi cỏ, kéo đàn chó theođể tránh nguy hiểm cho con sói lửa con cònlại, và không hiểu con Mực hay con Đốm đãcắn chết nó. Ông Giáp nâng con sói lửa conlên ngắm nghía. Trông nó chẳng khác gì mộtcon chó nhà. Chỉ có cái mõm hơi to và bốnchân cao hơn, bàn chân dài hơn chó nhà. Ôngbảo con trai:
- Đem về nuôi thử. Biết đâu sau này nó chẳngthành con chó săn cừ.
- Đúng đấy bố ạ. - Cậu con trai hăng hái ủnghộ. - Để con bế nó cho.
Ông Giáp làm cái giỏ để xách con sói lửa convề. Con Báo Vàng đến bên con sói lửa mẹ đãchết, ngửi hít trên mình con vật đã giá lạnh.Đột nhiên nó ngồi trên hai chân sau, tru lênmột hơi dài.
Ông Giáp bỡ ngỡ nhìn con Báo Vàng, ông nóicó vẻ bùi ngùi:
- Hình như chúng nó quen nhau, biết nhau từtrước? Mà xem ra con Báo Vàng không ghét lũsói lửa con. Có thể là con của nó cũng nên.
- Đấy, cái dạo nó cắn chết con sói lửa đực ấy.- Thằng Dũng nhắc lại. - Bố nhớ không? Hômấy con sói lửa cái vẫn lấp ló trong bụi. Connom thấy nó chạy theo con Báo Vàng mộtđoạn.
- Bố nhớ ra rồi. - Ông Giáp nói. - Đêm đêm cótiếng sói tru sau bờ vườn nhà ta có thể là connày đấy, con sói lửa cái ấy mà.
Con sói lửa con được mang về nhà. Ông Giápbảo con trai:
- Từ nay cứ gọi nguyên tên rừng của nó là SóiLửa!
Thằng Dũng reo lên:
- Hay đấy. Phần con nuôi nó.
Ông Giáp thử đặt cái rọ có con sói lửa bêntrong trước mõm con Báo Vàng xem sao. ConBáo Vàng không gầm gừ, mà cúi xuống ngửihít vào nan rọ, rồi đứng dậy đi vòng quanh.
Con chó Khoang trong đàn chó nhà ông Giápcũng vừa đẻ một lứa được ba con. Lũ chó concũng mới mở mắt nên hôm nay con Khoangkhông có mặt trong cuộc săn đuổi. Ông Giápđem nhốt con Sói Lửa vào trong một cái nơmnhốt gà với một con chó con cho nó tắm lànhơi chó nhà để đánh lừa chó mẹ. Con Khoangchừng như thấy mất con, nó chạy bổ đi tìm.Nghe tiếng chó con kêu trong nơm, nó chạytới, đi vòng quanh nơm. Ông Giáp nảy ra sángkiến, bắt cả hai con kia nhốt vào luôn. ConKhoang chạy vòng quanh nơm, dùng mõm hất,lấy chân cào, cố lật cái nơm lên, nhưng khônglật được. Nó đi quanh chán rồi nằm xuống bêncạnh nơm. Nằm chán lại đi vòng quanh tìmcách lật nơm giải phóng cho lũ con. Nhưngvẫn không lật được, nó lại nằm xuống. Lũ chócon đói sữa mỗi lúc một sủa da diết hơn. BàGiáp đi ngang qua, thấy ông chồng và cậu contrai đang canh chừng cái nơm, bà bảo:
- Ông con nhà này hết nghề rồi. Sao lại nhốtcon nó vào nơm?
- Để cho con sói con tắm hơi. - Ông Giáp bảo.
Bà Giáp cho con Khoang ăn. Nhưng nó khôngthiết ăn uống. Nó ăn vài miếng lại ngẩng lênnghe lũ con đang kêu gào. Nó bỏ ăn, chạy đếnbên cái nơm. Bà Giáp bảo chồng:
- Tội nghiệp chưa! Thả con nó ra đi!
Ông Giáp nói như nài nỉ:
- Một lúc nữa thôi! Rồi nhà nó xem.
Một lúc sau, ông Giáp bắt một con chó con ra,đặt vào bụng con Khoang đang nằm. Con chócon sục vào bú. Con Khoang liếm láp con mộtlúc, rồi mắt lim dim ngủ. Chắc nó đã mệt vớicái nơm giam lũ con nó. Bấy giờ ông Giáp lạibắt con chó con thứ hai ra, lần này là con SóiLửa. Hình như cậu chàng này đói quá, sụcquá mạnh nên con Khoang choàng mở mắt.Nó bàng hoàng thấy một con chó lạ. Nó đứngphắt dậy, cúi nhìn con Sói Lửa, rồi nhe răng ragừ gừ. Ông Giáp vuốt lưng nó, bảo nhẹ:
- Khoang, nằm xuống! Con mày đấy!
Con Khoang vẫn chưa chịu nằm, răng vẫn nhera, gầm gừ. Hai bố con ông Giáp rất lo. Bởi cáihàm răng ấy, bất thình lình táp cào cổ con SóiLửa con này, thì con thú yếu ớt sẽ chết khôngkịp giãy. Còn con Sói Lửa và con chó con thìcứ chạy quanh bên chân con chó mẹ, chốcchốc lại chồm lên hai chân sau, óc ách đòi bú.Con Khoang thôi không nhe răng gầm gừ nữa.Ông Giáp thả nốt hai con chó con kia trongnơm ra. Bây giờ con Khoang trở về dáng hiềnlành của con chó mẹ. Nó cúi xuống ngửi hítcon chó lạ, đi nửa vòng theo thói quen trướckhi nằm xống, duỗi bốn chân ra thoải mái chocon bú. Bà Giáp nhìn đàn chó vui vầy, rồi bảo:
- Thần tình thật!
Trong nhà ông Giáp có một con chó cái cũngkhoang giống như con chó mẹ, rất đẹp; nềnlông trắng khoang xám có có viền màu lôngvàng nhạt, giống như những mảng mây màuchì đậm trên nền trời có ráng chiều hắt lên. Đểcon chó mẹ có sức nên khi lũ chó con đầytháng tuổi, ông Giáp cho bớt đi hai con, chỉ giữlại con Khoang con và con Sói Lửa. Sữa chómẹ bây giờ chỉ dồn cho hai con chó con, thỉnhthoảng bà Giáp lại mua phổi bò, phổi lợn ởchợ về băm ra trộn cháo cho con Khoang convà con Sói Lửa ăn nên chúng lớn nhanh nhưthổi. Càng lớn hai con chó lại càng xinh, chúngvật nhau, đuổi nhau suốt ngày. Mỗi sáng hoặcban chiều, lúc đi săn về, những con chó đàncũng hay đùa nghịch với lũ chó con. Con BáoVàng hay chơi với con Sói Lửa. Khi thì nó đuổitheo con Sói Lửa, vừa chạy nó vừa sủa nhưđuổi hoẵng, làm con chó con này chạy đếncuồng cả chân, ngã sấp, ngã ngửa trên cácluống cày trong vườn. Cũng có khi con BáoVàng chạy, cho con Sói Lửa đuổi. Đang chạynó dừng phắt, quay đầu lại. Khi con Sói Lửachạy đến nơi thì nó né sang một bên, quayngang, chìa cái mõm rộng ra, ngoạm lấy cổchú chó con, nâng bổng lên. Hai con lại đuổinhau ra sân, con Báo Vàng vờ ngã xoài xuốngsân, chổng bốn vó lên. Bấy giờ con Sói Lửachồm hai chân trước lên, kẹp lấy cổ con BáoVàng, rồi cắn vào hàm dưới nó. Con Báo Vàngkêu lên ăng ẳng, con Sói Lửa mới chịu nhả, rồicắn lấy chân sau, ra sức kéo.
Một hôm con Sói Lửa biến đi đâu không rõ.Chiều đến vẫn không thấy nó đâu, mà cả conBáo Vàng cũng đi đâu mất nốt. Ông Giáp húgọi mãi mà không thấy tăm hơi hai con chó.Mãi đến bữa cơm chiều, cả nhà sửa soạn ăncơm thì thấy con Báo Vàng càm một con gì từxa chạy vào cổng. Nó càm con mồi chạy mộtlúc rồi lại đặt xuống nghỉ. Hai bố con ông Giápchạy tới, thì ra con Báo Vàng càm con Sói Lửatha về nhà. Sao lại thế này? Chả lẽ con BáoVàng lại cắn chết con Sói Lửa rồi? Thấy ngườinhà, con Báo Vàng đặt con Sói Lửa xuống,miệng rên ư ử. Ông Giáp nâng con Sói Lửalên. Mình nó mềm nhũn. Nó hãy còn sống,nhưng thở thoi thóp, yếu ớt, bọt mép sủi ra.Ông Giáp nói với con trai:
- Ăn phải chuột đánh bả rồi! Con Báo Vànggiỏi lắm.
Ông Giáp bế con Sói Lửa vào nhà. Ông hì hụclàm thuốc. Không rõ ông pha chế những gìcho nó uống. Đang nằm thườn thượt, bỗng nóco dúm người lại, rồi nôn thốc nôn tháo. Nônxong, nó lại nằm xoài. Ông Giáp cho một loạithuốc nước khác vào ống nứa, cạy mồm nó rađổ vào. Nó lắc đầu yếu ớt rồi nuốt ực. ÔngGiáp xoa tay bảo con:
- Thế là nó sống rồi.
Bây giờ ông mới để ý, cả đàn chó xúm lại xungquanh. Nhìn con Báo Vàng, ông Giáp hìnhdung lại sự việc. Thì ra hôm ấy cậu chàng SóiLửa suốt ngày sục sạo trong ruộng lúa. Nósăn đuổi lũ chuột. Những con chuột khỏemạnh nhanh chân chui tọt vào hang, còn cáccon bị đánh bả khật khừ, chậm chân bị nó tómđược. Cái tính khí chó rừng non bạ thứ mồi gìcũng ăn, trong khi thiếu kinh nghiệm của loàithú hoang nên đã làm hại nó.

CON SÓI LỬA VỚI HAI CON LỢN VÀ EMBÉ NẰM VÕNG
Một hôm con Sói Lửa bị một trận đòn đau.Nguyên là thế này. Trong chuồng lợn nhà ôngGiáp, vợ ông vừa mua hai con lợn bột rất đẹp,mỗi con khoảng mười lăm cân thả vào. Bà vợchăm bẵm đôi lợn lắm. Con Sói Lửa thườngbuộc ở cái ổ không xa chuồng lợn là mấy. Mỗilần nghe tiếng lợn kêu đòi ăn, nó cứ dướn cổlên nghe ngóng, có khi giằng căng cả dâytròng ra. Ông Giáp cứ tưởng nó tù chân, nênbảo con trai:
- Con ra đóng cổng, cởi dây cho nó.
Cậu con vâng lời, đóng cổng và cởi dây chocon Sói Lửa. Con Sói Lửa hớn hở nhảy cẫnglên, mừng rối rít. Rồi nó chạy đến bên chuồnglợn, hếch mõm lên phên chuồng, hai chântrước cào sàn sạt. Chuồng lợn vùng nàythường dùng những cây trâm sừng thẳng, cỡcây nứa nhỏ, cài thành phên, ráp lại. Ông Giápnhìn ra, lấy làm lạ, bảo con:
- Con Sói Lửa lại ngứa nghề sói lửa chắc! - Vàông Quát - Sói Lửa, chết đòn đấy!
Con Sói Lửa quay lại nhìn bố con ông Giáp,rồi thôi không hếch mõm lên phên chuồng,đưa hai chân trước cào bới nữa. Nó đi quanhnửa vòng như chó nhà rồi nằm xuống cạnhcửa chuồng lợn. Ông Giáp lại bảo:
- À, nó canh chừng chuồng lợn đấy. Thế màlại hóa hay.
Con Sói Lửa vẫn nằm đấy, mõm gác lên haichân trước, mắt lim dim ra chiều ngoan ngoãnlắm, trong khi hai con lợn trong chuồng xánvào nhau, rút vào tận góc phía trong. Bố conông Giáp yên chí, không để ý đến chuyện nàynữa. Nhưng khi ông đang ngồi chuốt cán mácdưới gốc bưởi, cậu con trai đang học bài thìnghe tiếng lợn kêu choéc lên, kéo dài như bịchọc tiết. Một con lợn phóng qua cửa chuồngchạy thục mạng ra vườn, kéo theo đàn chósăn. Bà Giáp kêu lên hốt hoảng:
- Nhà nó ơi, xem con Sói Lửa cắn chết con lợnrồi đây này! Rõ nuôi ong tay áo chưa?
Ông Giáp quát đàn chó:
- Vàng, Mực, Khoang, Đốm, vào nhà! - Vừachạy về phía chuồng lợn, ông vừa quát - SóiLửa, mày chết!
Ông Giáp cầm lấy thanh tre bằng ngón tay,nhảy vào chuồng lợn, trong khi con Sói Lửađang cưỡi lên lưng con lợn, vừa cắn vào gáy,vừa day. Ông Giáp chộp lấy gáy con chó, xáchngược lên, quật vào mấy cái chân đang quờquạng định cào cấu, vừa quất, ông vừa giảnggiải:
- Chừa này! Chừa vồ lợn nhà này! - Ông dímõm con Sói Lửa vào gần con lợn đang dúmró lại, lùi vào sát góc chuồng, quật cho nó mộttrận. - Chừa này, chừa cắn lợn nhà này!
Con Sói Lửa kêu ăng ẳng nhưng chịu phép,không chống cự lại. Nó cụp đuôi, cụp tai, cúiđầu rên rỉ. Ông Giáp giận lắm, lẳng nó ra khỏichuồng lợn. Ông buộc con lợn trong chuồnglại, mở hé nan chuồng ra để lùa con lợn sổngvào. Bây giờ đàn chó đã vào cả trong nhà,không đuổi theo con lợn nữa. Thấy ông chủ,con Sói Lửa cứ cúi đầu linh lỉnh không dámnhìn. Ông Giáp nguôi giận, nói và chỉ về phíacon lợn xổng:
- Đấy, có giỏi thì lùa con lợn kia về.
Hai bố con ông ra vườn đuổi lợn. Con Sói Lửahình như quên trận đòn quá nhanh, nó laotheo con lợn. Ông Giáp gọi mấy nó cũngkhông quay lại. Đàn chó trong nhà cứ nhấpnhổm định lao ra theo. Ông Giáp quay lại vừaquát vừa giơ roi lên dọa đàn chó:
- Nằm yên kẻo no đòn!
Chỉ riêng con Sói Lửa, nó đuổi kịp con lợn.Bỗng con lợn kêu éc lên. Bà Giáp lại hốthoảng, bảo:
- Kìa, nó lại cắn chết con này bây giờ.
Nhưng lợn và chó đi chậm lại. Con lợn khôngkêu eng éc nữa mà ủn ỉn, ngoan ngoãn đi theocon chó về phía chuồng lợn. Bố con ông Giápchạy tới. Ông Giáp nắm lấy chân sau con lợn,ủn nó vào chuồng. Thì ra, hệt như một con sóirừng, con Sói Lửa cắn lấy vành tai con lợn màdắt, bây giờ nó mới nhả ra. Ông Giáp bậtcười, khen:
- Giỏi lắm! Rõ ràng là giống sói lẫn với giốngchó săn.
Bà Giáp đã hết lo, cũng cười bảo:
- Nó là con quỷ chứ không phải là con chó.
Thả con lợn vào chuồng rồi, ông Giáp gọi conSói Lửa lại, vuốt ve nó. Ông cảm thấy thươngnó vì vừa bị trận đòn đau. Có lẽ lúc đầu nóngỡ lợn trong chuồng là lợn rừng.
*
* *
Sau cái lần con Sói Lửa nhảy vào chuồng lợn,thằng Dũng cảm thấy đấy là con chó rất khôn.Hàng ngày sau giờ học cậu dẫn con Khoangcon và con Sói Lửa ra sau vườn. Cậu lấy giẻrách cuốn thành hình con cầy, dứ dứ vào mõmhai con chó, dí lên đầu bắt chúng nằm xuống,rồi đem con cầy giẻ rách giấu kín vào bờvườn. Giấu xong cậu quay lại, hai tay nắm gáyhai con, ấn xuống, kéo cho chúng bò sát cỏđến chỗ giấu con cầy giẻ. Gần đến nơi, cáchmột tầm nhảy, cậu xách bổng cả hai con lênnhư chúng đang nhảy, cho chồm lên, vồ lấycon cầy giả. Cậu làm lại lần nữa y như thế.Lần này con Sói Lửa hiểu trò chơi của Dũng,nó cứ rón rén bò lên, không để Dũng phải kéonhư lúc nãy. Còn con Khoang con chậm hiểuhơn, Dũng còn phải cầm lấy gáy nó, kéo nó đilên. Sau một vài lần tập như thế, chỉ cần Dũngđụng vào gáy con Sói Lửa, chỉ tay vào một bụirậm nào đó có con cun cút hay con chuột đangrúc rích trong cỏ, con Sói Lửa liền nằm sátxuống, nhẹ nhàng bò lên. Rồi thu mình lao vọtlên vồ lấy con mồi. Con Sói Lửa còn tiến xahơn điều thằng Dũng muốn. Tự nó phát hiệnra con mồi, rón rén bò tới và không cần Dũngra hiệu. Đã có lần nó ra ngọn đồi phía sau xómrình vồ được cả gà gô mang về. Thằng Dũngtập cho con Sói Lửa biết bơi ra sông thanhững bắp ngô còn nguyên mang mà Dũngném ra, vào bãi. Cậu còn tập cho con chó cảcách canh cho bò ăn kẹ trên bờ ruộng hoặcgiữa các luống ngô. Con Sói Lửa đi kèm conbò, hễ thấy bò thò mõm, thè lưỡi ra định vơ lấycây ngô hoặc dây khoai là là nó nhảy xổ ra,nhe răng gầm gừ. Nó biết cả cách quành bò,dồn bò về chuồng. Nếu có người lạ đến nhà,nó không sủa ầm ỹ như chó đàn mà ra nằmngay ở cổng, canh chừng. Vườn nhà ông Giáptrồng rất nhiều cây dâu, loại lá cho tằm ăn, câycao to, đến mức muốn hái lá phải bắc thanghoặc dùng néo dài vin cành xuống mà lái. Mộtlần có hai chị đến mua dâu cho tằm. Hai chịxách sọt ra vườn, đưa néo lên vin cành háidâu. Dũng đang ngồi học bên bàn, thấy conSói Lửa cứ gườm gườm nhìn hai chị hái dâu,cậu buột miệng nói đùa:
- Sói Lửa. Người ta hái hết dâu kìa, vồ đi!
Chắc nó chẳng hiểu gì những lời cậu nói, nóchỉ nhìn theo tay chỉ. Rồi nó nằm xuống sân,bò dần lên như một con báo sắp vồ mồi, mỗilúc một nhanh. Đến nơi, bất thình lình nó chồmlên, ôm lấy chân một chị. Thằng Dũng hốt quá,hét lên:
- Sói Lửa, vào!
Con Sói Lửa buông chân chị hái dâu ra, cúiđầu chạy vào nhà. Còn hai chị hái dâu thì sợchết khiếp. Mẹ Dũng từ bếp chạy ra, bảo:
- Đừng sợ, nó không cắn đâu. - Rồi lên nhàtrên, bà đe con trai - Lại mày xui nó phảikhông? Con với cái, liệu hồn!
Bà Giáp bắt đầu tin rằng con Sói Lửa có thểrèn tập bảo ban được.
Thế nhưng lại có chuyện rắc rối khác xảy ra.Dạo ấy vào dịp thu hoạch vụ chiêm. Cô emông Giáp lấy chồng xa, đem theo cả con nhỏđến chơi nhà anh chị. Em bé đó bốn tuổi, kháulắm. Hàng ngày, cô theo thợ gặt đi gặt lúahoặc cùng người nhà đi bẻ ngô, để em bé ởnhà cho thằng Dũng trông nom. Khi thì Dũngdẫn nó, lúc thì tự nó ra sân, ra vườn hái hoa,bắt chuồn chuồn. Trưa đến cơm nước xongDũng đặt nó lên chiếc võng mắc cao giữa haicây bưởi, dùng que cài hai mép võng lại choem khỏi ngã rồi đung đưa võng cho nó. Cứ thếnó ngủ đến chiều. Mỗi lần cậu và em ra chơi ởsân, con Sói Lửa cứ xốn xang lên, muốn giằngra khỏi dây buộc. Thỉnh thoảng nó lại thè lèlưỡi ra, liếm liếm hai bên mép đầy lông đen.Dũng cởi dây tròng cổ, thả con Sói Lửa ra.Thấy thế, mẹ Dũng kêu toáng lên:
- Buộc lại! Nó mà cắn em mày thì mày chếtđòn. Nó không như chó nhà đâu.
Thằng Dũng nói để mẹ yên tâm:
- Con trông mà, mẹ. Không sao đâu mẹ ạ.
Được thả ra, con Sói Lửa chạy vùng ra sân,xộc đến với em bé. Thấy con chó chạy đến,em bé đưa tay ra định xoa đầu nó. Nhưng nódừng lại, đuôi ve vẩy khe khẽ, hơi lưỡng lự, rồiđưa mắt nhìn Dũng với ánh mắt vẻ gian gian.Dũng nhặt một chiếc que nhỏ làm roi, giơ lênđe nó:
- Cắn em tao thì tao đánh chết, nghe chưa.
Hai anh em thằng Dũng lại ra vườn, con SóiLửa kè kè chạy theo sau em bé, không thèmchơi với con Khoang con. Con Khoang con "rủrê" mãi bằng cách xán vào, cắn nhẹ vào tai nókéo đi, nhưng nó cũng không thèm. Mỗi lần embé vướng ngã, nó chạy bổ tới, cuống quýt, dímõm vào em bé, ngửi hít, đưa lưỡi ra liếm embé, làm em bé sợ hãi khóc thét lên. Mẹ Dũngtừ trong bếp quát hỏi:
- Con chó cắn em phải không, Dũng? Mẹ đãbảo mà!
- Không phải đâu. Em ngã đấy mẹ ạ.
Hai anh em lại tiếp tục chơi với nhau.
Cơm nước xong. Dũng cho em nằm lên võng.Vì chạy nhảy đã mệt, lại vừa ăn no, dưới bóngcây mát, em bé ngủ ngay. Dũng vào nhà sửasoạn đi học. Mẹ Dũng hỏi:
- Con đã buộc con Sói Lửa lại chưa?
- Con buộc ngay đây.
Một lúc sau mẹ Dũng ra cho lợn ăn. Bỗng bàkêu lên:
- Chó! - Mẹ vừa chạy đến bên cái võng vừagọi: - Dũng... Dũng ơi, mày ra mà xem conchó. Đến phải thịt đi thôi.
Dũng chạy ra:
- Gì thế hả mẹ? Con chó làm sao ạ?
Bấy giờ con Sói Lửa đã lùi ra xa, ngồi xổm trênhai chân sau, nhìn bà Giáp với vẻ vừa sợ sệt,vừa lạ lẫm. Vừa lúc ông Giáp thăm đồng về,ông vội hỏi:
- Có chuyện gì thế?
- Chuyện con chó của ông con nhà ông chứcòn chuyện gì nữa. - Bà Giáp bảo thế - Tôikhông ra kịp, không khéo nó ăn thịt mất thằngbé. Ông không tống khứ nó đi thì rước họavào thân cho mà xem.
- Nhưng mà con chó là sao cơ chứ? - ÔngGiáp hỏi.
Bà vợ thuật lại câu chuyện. Bà ra cho lợn ăn,nghe thấy tiếng con Sói Lửa rên ư ử ở gốcbưởi. Bà quay nhìn thì thấy nó đang chồm haichân lên võng. Trông mắt nó vừa gian gianvừa man rợ. Ông Giáp có vẻ nghi hoặc. Ôngnói:
- Không có lẽ. Để rồi xem. Hay là mình nhìnnhầm? Lúc nào nhà cũng sợ nó phản chủ nênnhìn ra thế.
- Lại còn thế nữa. - Bà vợ không tranh cãi, chỉnói thế.
Câu chuyện con Sói Lửa với em bé con cô emông Giáp dần dần rồi cũng thành chuyện bìnhthường. Hai anh em Dũng vẫn cùng chơi vớihai con chó. Thậm chí có khi một mình em béchập chững ra vườn chè cùng với con SóiLửa. Dũng để ý thấy con Sói Lửa có vẻ "dốclòng" vì bé lắm. Hễ bé chỉ cái gì mà làm đượclà nó làm ngay: đuổi theo con chuồn chuồn,đuổi con nhái bén, có khi bé còn đè lên lưngnó bắt nó nằm xuống. Dũng kể cho mẹ nghenhững điều nó nhìn thấy. Mẹ Dũng bảo:
- Chắc là đe nhiều nó cũng biết sợ. Nhưng coichừng, thú rừng không mấy con nuôi thuầnđâu con ạ. Khi đủ lông đủ cánh rồi nó phảnđấy. Chả thế mà người ta bảo "Nuôi cò, cò mổmắt". "Nuôi hùm để lo" à?
Nghe mẹ nói cũng có lý, Dũng lại hoang mang.

NỖI OAN CỦA CON SÓI LỬA
Một hôm xảy ra một chuyện làm cả hai bố conông Giáp rụng rời chân tay. Riêng Dũng thì lolắng và bồn chồn như ngồi trên đống lửa.Nguyên là câu chuyện con Sói Lửa, với em bécon cô Dũng bên chiếc võng không hiểu dođâu mà cả xóm, có lẽ gần như cả làng đềubiết. Người ta kể rằng con Sói Lửa đã có lầnchồm lên, kề hàm răng sói vào cổ em bé concô của Dũng, may nhờ thằng Dũng chạy tớikịp, đuổi nó ra; lần khác nó lại chồm lên em béđang ngủ nằm trên võng, may mà cái võng gaiđan dày. Dũng lại buộc chặt hai mép võng lạivới nhau, và vừa lúc mẹ Dũng trông thấy.Chuyện kể ra thì nghe không xa nhau mấy,nhưng sự thực thì một trời một vực. Người tacòn nói rằng, loài sói lửa rất thích ăn thịt trẻcon. Có người nhìn con Sói Lửa như nhìn mộtcon sói hoang dã thật sự. Họ nhắc nhau, ai cótrẻ con thì phải trông chừng cẩn thận.
Ông Giáp rất phân vân không biết nên thả nóvào rừng với sói đàn hay bán đi, thì, cho đếnmột hôm...
Hôm ấy thằng Dũng lên đồi thì gặp hai anh emthằng Long xách giỏ ra đồi sim, Dũng nói vớiLong:
- Mày cho thằng Lân đi theo làm gì? Khéo nólạc đường đấy.
Thằng Long bảo Dũng:
- Nó đòi đi theo. Lạc thế nào được, nhà kiathôi!
Bọn trẻ cùng nhau vui vẻ lên đồi sim. Hai conchó của Dũng đua nhau sục sạo săn gà gô.Còn Dũng với thằng Long vừa hái sim, vừa tròchuyện trên trời dưới biển, quên cả thằng Lânvà hai con chó. Vùng đồi này gần xóm, banngày chẳng có hổ báo, chó sói nào dám bénmảng nên chẳng có gì đáng sợ. Trên đỉnh đồisim có một đám đất bằng, cây cối rậm rạp, cónhững cây săng mả, cành đâm ngang rợp lá.Buổi trưa hè, bọn trẻ vẫn hay leo lên đấy nằmdưới bóng cây ngủ trưa. Thằng Dũng hái simgiúp thằng Long một lúc rồi ra về. Còn thằngLong vẫn tiếp tục hái. Mấy hôm nay nó vẫn háisim cho mẹ nó ra chợ bán.
Thằng Dũng về nhà được một lúc thì thằngLong hớt hải chạy đến, hỏi từ ngoài cổng:
- Dũng ơi, thằng Lân tao có theo mày vềkhông?
- Không, - Dũng hơi hốt hoảng hỏi. - Mà sao?
- Nó lạc đi đâu tao gọi tìm mãi chả thấy. -Thằng Long chạy vào sân, nói hổn hển -Taotưởng nó theo mày về. Nó nhìn quanh thấymấy cái cũi đang nhốt chó, rồi hỏi - Con SóiLửa của mày đâu? Lúc sáng mày dắt nó theovào đồi sim phải không?
- Tao không dắt. - Nghe thằng Long hỏi thế,Dũng ta đã thấy có chuyện chẳng lành, cậubảo. - Nhưng nó có theo tao vào đồi sim. Màycũng nghe nó săn gà gô đấy thôi. Mà sao cơ?
- Tao sợ con Sói Lửa nhà mày tha mất em tao- Thằng Long nói câu này nghe như khóc -Người ta bảo chó sói hay ăn thịt trẻ con lắm.
Thằng Dũng hốt hoảng thật sự. Cậu cảm thấylạnh đến tận sống lưng, nói như để trấn ancho mình:
- Bậy nào! Chắc thằng Lân mày bị lạc đâu đấythôi. Nếu bị con Sói Lửa tha đi thì nó phải kêukhóc ầm ỹ lên chứ.
- Ừ. ừ... cũng có lý. Nhưng giả dụ em tao bịlạc, đi xa, tao không thể nghe tiếng nó khóc thìsao? Mày đi tìm nó với tao đi.
Dĩ nhiên Dũng không bao giờ từ chối, nhưngthằng Long nói như thế có nghĩa là khăngkhăng buộc tội cho con Sói Lửa và cả cho cậunữa.
- Đi, tao sẽ giúp mày tìm thằng Lân.
Hai đứa đang sửa soạn đi thì ông Giáp về.Thấy vẻ mặt hốt hoảng của hai đứa, ông hỏi:
- Chúng mày có chuyện gì thế?
Thằng Long kể lại câu chuyện. Lúc đầu vẻ mặtông Giáp thoáng có chút băn khoăn. Nhưngrồi ông quả quyết:
- Không thể có chuyện con Sói Lửa tha thằngLân đi. Thằng bé mải đuổi chuồn chuồn, bắtbươm bướm đâu đấy thôi. Cũng có thể chạynhảy mệt, trên đồi lại mát mẻ, cậu chàng ngủquên dưới một gốc cây nào đấy thôi.
Bỗng mẹ thằng Long chạy đến. Bà ấy vừamếu máo, vừa nói:
- Con sói nhà bác tha mất thằng bé nhà tôi rồi.Trời ơi là trời!
Ông Giáp an ủi:
- Đừng nói chuyện gở ấy. Nhưng sao thím lạinghĩ thế?
Mẹ thằng Long vẫn mếu máo:
- Bọn trẻ nom thấy. Chúng nó bảo thấy con sóinhà bác chạy theo sau thằng Lân nhà tôi.
Ông Giáp có vẻ yên lòng, nói hài hước:
- Như vậy là thằng Lân nhà thím tha con SóiLửa đi chứ! Nó chạy theo thằng bé kia mà?Nhưng mà thôi, ta ra đồi tìm cháu về đi, trưarồi. Thím về lấy hộ tôi cái áo, cái quần gì đócủa cháu cũng được mà nó mới thay ra sángnay. Tôi sẽ đến ngay.
Ông Giáp mở cũi chó, dắt theo con Báo Vàngđến nhà bà Long. Ông Long cùng tốp ăn nâuđi rừng từ sáng sớm, nhà chỉ còn ba mẹ connên bà ấy càng hoảng hốt. Bà đưa cho ôngGiáp cái áo của thằng Lân mới thay ra chưagiặt. Ông Giáp dí mũi con Báo Vàng vào cái áothằng bé, rồi bảo:
- Tìm thằng Lân về. Hơi nó đây, nhận cho kỹ.
Con chó ngửi rất lâu cái áo thằng bé rồi ngướcnhìn chủ như dò hỏi. Ông Giáp chỉ ra đồi sim.Nó sủa mấy tiếng nho nhỏ rồi lon ton chạy đi,kéo căng sợi dây tròng cổ.
Mấy người chạy theo con Báo Vàng ra đồi. Mẹcon bà Long vừa chạy vừa khóc thút thít.Thỉnh thoảng bà ấy lại chì chiết thằng Long:
- Tao đã bảo không được cho em ra bờ bụimà. Sói nó không tha mày đi cho rảnh mà lạitha thằng Lân. Con ơi là con ơi!
Con Báo Vàng đưa mấy người lần theo cácvạt sim chín. Con chó thì rà mũi sát đất, cònmấy người thì hú gọi thằng Lân. Chẳng thấytăm hơi nó đâu cả. Con Báo Vàng lại dẫn tốpngười chui vào truông rậm, nó vừa sục sạo,vừa sủa khe khẽ. Còn bà Long thì gọi con:
- Lân ơi! Ơi Lân!
Thằng bé chui rúc đã ghê. Gọi thế mà chảthấy tiếng nó trả lời. Bà Long khóc nức nở,còn bố con ông Giáp ruột bắt đầu nóng nhưlửa đốt. Nếu tìm ở trong lùm cây nữa màkhông thấy thằng Lân thì thật lôi thôi.
Con Báo Vàng vẫn kéo căng sợi dây buộc dẫntốp người sục sạo khắp đồi sim đi dần về phíamấy cây săng mả giữa cái lùm rậm trên đỉnhđồi. Bà Long chui vào bãi cỏ rộng bằng ba bốncái sân. Bỗng bà hốt hoảng kêu lên:
- Trời đất ơi! Con tôi bị con Sói Lửa cắn chếtrồi.
Bố con ông Giáp hồn vía lên mây, đứng sữnglại, nhìn vào gốc cây săng mả. Con Báo Vàngvừa cào chân vừa sủa vui vẻ, nhìn ông chủnhư có ý hỏi "Đúng chưa, đúng chưa?". Cònkia, dưới bóng cây, thằng Lân con bà Longnằm hơi nghiêng, đầu ngoẹo vào phía gốccây, một chân co, một chân duỗi. Cạnh nó, mộtbên là con Sói Lửa nằm, lưỡi thè lè ra thở,chốc chốc lại liếm mép; còn bên kia là conKhoang con. Bà Long chạy bổ đến với con.Con Sói Lửa bật dậy, xồ ra. Nó cất tiếng sủavang làm bà mẹ phải chùn bước. Tiếng conSói Lửa sủa quá mạnh làm cho đàng kia thằngLân giật mình. Nó ngồi nhỏm dậy, đưa tay lêndụi mắt, cất tiếng gọi mếu máo:
- Anh "Nhong" ơi, anh "Nhong" ơi...!
Con Sói Lửa quay vào ve vẩy đuôi rồi ngồixuống cạnh thằng Lân, quay đầu ra, nhe rănggừ gừ bà Long đang muốn đến gần. Mấyngười hết sức ngỡ ngàng. Ông Giáp lên tiếng:
- Có oan cho nó không? Thì ra nó canh chothằng bé ngủ. Thằng anh thì vứt em mà về.Còn đổ oan cho con chó.
Bố con ông Giáp và mẹ con bà Long tới gần.Con Sói Lửa chạy đến với chủ. Nó vẫy đuôimừng rỡ. Bà Long nhào vào bế lấy bé Lân. Bànói trong nước mắt sung sướng đang tuônxuống má:
- Có thật không? Có thật con Sói Lửa canhcho con tôi ngủ không? - Rồi quay sang ôngGiáp, bà hỏi - nhưng sao nó lại chồm vào tôi?
Ông Giáp cười, giảng giải:
- Thì thím đâu phải là chủ nó. Mà làm sao nóbiết được thím là mẹ thằng Lân. Ngộ nhỡ thímlà bà ba bị đến ăn cắp thằng bé đi thì sao?
- Trời ơi! - Bà Long kêu lên - Lại thế nữa. Thậtlà chó vàng, chó ngọc. Bác bảo một tiếng, chotôi cám ơn nó một lời.
Ông Giáp bảo con Sói Lửa khi nó đang nhìnbà Long bế thằng Lân, cổ họng gừ gừ:
- Sói Lửa, ngoan nào! - Ông chỉ sang bà Long,tiếp - Mẹ thằng bé đấy, lại đây!
Thật kỳ lạ, như thể hiểu được tiếng người,những dãy lông xù trên gáy con Sói Lửa xẹpxuống. Nó không gừ gừ trong cuống họngnữa, mà vẫy vẫy đuôi, rồi chạy đến bên bàLong. Nó ngửi ngửi lên hai chân trần củathằng Lân, rồi ngửi lên người bà Long. Conchó Khoang cũng chạy tới. Bà Long quên cảsợ hãi, dang rộng hai tay ôm cả nó và conKhoang vào lòng.
Chuyện thằng Lân bị lạc, con Sói Lửa canhcho nó ngủ được bà Long kể khắp nơi. Lầnnào kể xong câu chuyện bà cũng nói:
- Nó khôn như người ấy. Nó ngỡ tôi khôngphải là mẹ thằng bé, nó còn đuổi đi cơ đấy. Cókhi nó là người hóa kiếp cũng nên.
Từ hôm ấy cả nhà bà Long rất quý con SóiLửa. Thỉnh thoảng mua được ở chợ xâu thịtrừng hoặc ít cá tươi, thế nào bà cũng saithằng Long mang cho nó hoặc gọi nó đến ăn.
*
* *
Con Báo Vàng giờ đã là con chó đầu đànchững chạc rồi, thành thử những trò săn đuổilặt vặt không còn mấy hứng thú với nó nữa.Nhưng với con Sói Lửa thì lại khác, nếu nhưkhông bị tròng cổ hoặc nhốt lại thì nó sục sạokhắp vườn. Có khi một mình nó vào đồi sim,vào truông rậm săn đuổi gà gô, gà rừng, dúi,sóc.
Một lần con Sói Lửa một mình biến đi đâu suốtngày, chiều đến chủ gọi cho nó ăn cũng chảthấy tăm hơi. Ông Giáp băn khoăn một lúc, rồinói với con:
- Hay là nó theo tốp săn nai rồi!
Chả là lúc gần trưa, tốp thợ săn làng Mít sănmột con nai ra làng này. Con nai băng quatruông, rồi ra sông kéo theo những con chóđàn trong làng. Thằng Dũng cũng cho con SóiLửa theo hơi con nai, nhưng con nai và tốpthợ săn đã qua sông, chạy đi xa rồi. ThằngDũng thả con Sói Lửa ra xem sao. Nó rà mũisát các lốt chân của con nai để lại trên đường,chạy về phía sông. Dũng đang gọi nó quay lạithì nghe tiếng mẹ gọi rất gấp. Chắc là có việcgì cần. Cậu vội chạy về, mặc cho con Sói Lửacứ bám lốt con nai mà sủa. Từ giờ phút ấyDũng quên bẵng con Sói Lửa. Đến lúc bốnhắc tới, cậu mới nhớ ra.
Mặt trời lặn thì con Sói Lửa về, và lạ thật, mõmnó lại cắn chặt một sợi dây xâu một xâu thịtnhư phần của một người nào có dự vào cuộcsăn bắn. Chẳng cần phải gọi, nó chạy thẳngđến chỗ ông chủ. Ông Giáp cầm lấy xâu thịtxem kỹ. Thì ra là thịt nai. Ông vừa ngạc nhiênvừa nghi hoặc. Chả lẽ con Sói Lửa lại ăn cắpmột xâu thịt, mang về cho chủ? Việc chó sănthường ra chợ hoặc lân la bên chỗ người tamổ lợn, mổ bò hoặc hươu, nai để rình ăn cắpthịt mang về cho chủ không phải là chuyệnhiếm. Thậm chí có con chó còn ra chợ tha cảthịt, cá về nhà nữa. Có người không lấychuyện săn bắt thú hoang dã làm vui mà lại lấytrò tập luyện chó ăn cắp vặt làm hứng thú. Đànchó của ông Giáp không thế. Ông đã luyệncho chúng không được lảng vảng quanh chỗlàm cá, làm thịt, làm cỗ làm bàn. Ngay cả đếnbữa ăn cũng không có con chó nào dám xánđến quanh mâm. Không phải chỉ với chó, ngaycả với con cái, ông Giáp cũng từng khuyênbảo:
- Con người cũng thế, phải có ăn mới sống.Nhưng cũng không hiếm kẻ vì miếng ăn màchết. Phải biết coi thường miếng ăn khi khôngphải tự mình làm ra "Miếng ăn là miếng nhục".
Cả nhà ông Giáp đều sống theo cách sống ấy.Vì thế thấy con Sói Lửa mang xâu thịt về,thằng Dũng và bà mẹ rất ngạc nhiên. Hai mẹcon nhìn ông bố, xem ông xử sự thế nào. Ôngcầm lấy xâu thịt, đắn đo một lúc. Ông rút cái roimây dắt trên ống roi, gọi con Sói Lửa lại, nắmlấy gáy nó, chỉ ngọn roi vào xâu thịt, rồi quậtba roi vào mông nó, bảo:
- Chừa này, chừa ăn cắp này!
Và ông vứt cả xâu thịt nai vào hũ nước gạo, rồitròng cổ con Sói Lửa lại. Con Sói Lửa nằm vàoổ rơm, mõm gác lên chân trước vẻ buồn bãhiện lên trên ánh mắt.
Khi nhà ông Giáp lên đèn thì nghe tiếng mấycon chó sủa râm ran. Có khách lạ. Ông Giápdỡ cửa bước ra và khẽ quát mấy con chó.Riêng con Sói Lửa không sủa mà lại vẫy đuôi.Khách nào lại quen nó?
Người khách đã vào sân. Ông ta trạc tuổi ôngGiáp, một tay cầm mác ngắn, tay kia xách mộtxâu thịt nai. Thì ra bác chủ bạn săn dạo nào.Ông Giáp đón bạn giữa sân, kêu lên:
- Ôi, lâu ngày quá. Mà gì thế này?
- Vào nhà hẵng! - Bác chủ bạn săn nọ nói -Anh thật có số làm chủ. Tiếc rằng chỗ heo hútnày nên anh không thể làm vua được mà thôi.
Ông Giáp cười hồ hởi, mời khách vào nhà.Bác chủ bạn săn nọ mới kể rõ đầu đuôi câuchuyện khi đến đây với xâu thịt nai.
Con Sói Lửa theo hơi con nai, bơi qua sông,băng qua vùng Rẫy Bạn đến chỗ đàn chó săncủa bác bị mất hơi con mồi. Đúng lúc đàn chósăn nhà bác đang ngơ ngác chạy dọc theo haibên bờ con suối rộng, sủa liên hồi kỳ trận, thìchúng bỗng nháo nhác cả lên. Một vài ngườitrong tốp thợ săn cũng ngạc nhiên thấy mộtcon sói lửa từ đâu lao đến. Có người địnhphóng mác vào nó thì bác chủ bạn săn kêulên:
- Con chó, con Sói Lửa của ông Giáp bạn tôi!
Đúng là con Sói Lửa của ông Giáp. Nó laosầm xuống suối, bơi theo dòng nước chảy. Thìra con nai đã bơi xuôi theo dòng suối, vì thếnhững con chó không thật thính hơi nướcđành chịu. Bởi vì dòng nước đã đưa mùi connai về xuôi. Riêng con Sói Lửa, vốn dòng dõichó rừng, những mánh khóe này của con mồikhông thể lọt qua cái mũi thính hơi của nóđược. Con Sói Lửa cứ mải bơi mà không sủa.Người ta nhìn theo cho đến khi bóng nó mấthút ở khúc suối ngoặt. Một lúc sau nghe nósủa lên ba tiếng cùng lúc giữa vực sâu dựnglên một bóng đen như một con trâu nước vớitiếng con nai kêu lên è è. Người ta chạy đếnthì con nai đã vùng chạy, sau đó là con SóiLửa. Thì ra con nai đã ngâm mình dưới vựckhe, chỉ chừa lỗ mũi nổi lên trên mặt nước đểthở. Con Sói Lửa bơi tới gần mà con naikhông biết. Mãi khi nó đến sát, con nai mớivùng lên và bị nó táp một miếng vào cuốnghọng. Con nai vọt lên bờ, mang con Sói Lửa đimột đoạn. Vì con nai vẫn còn cả sức, màmiếng cắn của con Sói Lửa ở dưới nướckhông đủ mạnh, nên nó bứt ra được. Nhưngtừ đó cho về chiều con nai chạy mỗi lúc mộtđuối sức và để lại những vệt máu trên đườngchạy.
Khi con nai bị hạ, con Sói Lửa chạy theo tốpthợ săn khiêng nai, về tận nhà ông chủ bạnsăn. Nó ngồi từ xa theo dõi các thợ săn làmthịt nai. Có người thử cầm que đuổi nó. Nóchạy đi một đoạn rồi quành lại chỗ cũ. Ngườita xả thịt con nai, theo công lao của từngngười mà chia phần. Theo tục lệ thì ai đâmcon nai mác đầu tiên người ấy được hưởngcái nọng, tức là một đoạn cổ nai đúng ba đốtxương sống. Người ta bàn đi cãi lại mãi xem ailà người có công đầu, cuối cùng người tathưởng cái nọng cho con Sói Lửa. Bác chủbạn săn đã có ý định sẽ đưa phần này đếncho nhà ông Giáp, nhân thăm ông một thể.Nhưng con Sói Lửa vẫn ngồi ngoài cửa, vàbây giờ nó lại sủa. Nó cứ sủa mãi, cuối cùngbác chủ bạn săn bảo:
- Nó đòi phần đấy. Thử đem cho nó một xâuthịt xem sao?
Người ta xâu một xâu thịt ném cho nó. Nó càmlấy và chạy thẳng.
Nghe rõ câu chuyện, ông Giáp mới hối. Ôngkể lại câu chuyện đã trừng phạt nó cho bạnnghe, rồi nửa đùa nửa thật, ông nói:
- Thế đấy. Khi ta trừng phạt những ai thấp cổbé họng, những ai không có cách minh oan thìphải hết sức cẩn thận. Người có quyền hànhthường cứ tưởng lẽ phải thuộc về mình mà.
Ông cởi dây cho con Sói Lửa, ôm lấy cái đầulông lá của nó, nói như hối lỗi:
- Tao đã hiểu nhầm chú mày. Thôi, chú màyđừng giận ta nhé!
Khách về rồi, ông Giáp ngồi bần thần một lúc.Rồi ông bảo bà vợ rang thính làm tái thịt nai,còn lại cho vào ninh một nồi cháo to. Mọi thứsửa soạn xong xuôi thì ông xách cái cồnggiọng kim pha đồng ra sân, gõ mấy hồi gọi cácbạn săn. Một lúc sau đã nghe có tiếng hỏi:
- Có chuyện vui gì thế anh?
Bà vợ ông chạy ra chào khách. Bà nói vui:
- Có chuyện gì đâu. Ông nhà tôi ấm đầu đấy!
Đồ ăn thức nhắm đã được dọn ra. Các thợsăn đã đến đông đủ. Ông Giáp bảo vợ:
- Múc cho con Sói Lửa một tô đầy, có cả thịtnữa. Thường thì ta cứ tưởng săn được conmồi là công lao của ta cả. Mà quên mất côngđầu chính là con chó săn.
Bà Giáp tươi cười bảo chồng:
- Cho nó ăn rồi. Các con khác đã có phần cả,ông khỏi phải lo.
Ông chủ và các bạn thợ săn ngồi quây quầnbên nhau. Ông và cánh thợ săn vừa nhắmrượu với thịt nai tái vừa kể chuyện con SóiLửa. Câu chuyện cứ thế kéo dài, rôm rả.
Cuộc vui sắp chấm dứt, thì bỗng có một tiếngtru rất lạ, kéo dài sau vườn nhà ông Giáp. Sautiếng tru dài là một chuỗi những tiếng nghenhư tiếng báo gầm trong hang:
- Ù... u... u...! Hâu... h... âu... hâu...!
Cùng lúc con Báo Vàng chạy xộc vào nhà, cắnlấy ống quần ông Giáp mà giật. Còn các conchó khác thì sủa inh ỏi, lao ra vườn. Ông Giápvà cánh thợ săn không kịp vào giá lấy mác.Sẵn đòn gánh, cán cuốc, mỗi người cầm lấymột thứ. Ông Giáp quát vợ và con:
- Nhà nó và thằng Dũng vào nhà! Cài cửa lại,mặc chúng tôi! - Quay sang cánh thợ săn, ôngbảo - Con gì lạ đấy, tôi chưa nghe tiếng rốngthế này bao giờ.
Ông Giáp chưa dứt lời thì một con vật kỳ lạvác cái đầu to tướng đã chạy quanh nhà ôngmột vòng. Chừng như nó định tìm đường vàonhà. Dưới ánh sao mờ người ta thấy một convật to hơn con chó thường một chút, nhưngcái đầu thì thật kỳ lạ, đảo một vòng nữa quanhnhà rồi chạy ra vườn. Con Báo Vàng sau khilay chân ông chủ rồi, nó lẩn đi đâu không rõ.Cả con Sói Lửa cũng không thấy. Chỉ có bacon chó đàn đuổi theo con thú dữ, nhưngkhông dám đến gần. Con thú dữ chốc chốc lạidừng lại, cất tiếng rú kinh hồn. Ông Giáp vàchú Tín chạy ra cổng. Ông dặn chú Bào vàcánh thợ săn:
- Hình như nó cắn chết con Sói Lửa rồi, nóđang càm mồi mà chạy. Mỗi chú đứng một gócnhà, khi nó chạy vòng lại thì nhắm thật trúngđầu mà đập. Nó chạy ra cổng đã có chúng tôi.
Sau câu nói của ông Giáp, con quái vật đãvòng lại, chạy quanh nhà. Từ ngoài cổng, ôngGiáp hét to:
- Cẩn thận đấy! Nó chạy quanh. Đập chotrúng.
Bỗng mọi người nghe choang một tiếng, vàgiọng chú Bào reo lên:
- Trúng rồi! Cái đầu con gì như bằng sành ấy.
Con quái vật bị đập trúng, nhưng không chết,nó bị choáng, nghiêng nghiêng cái đầu chạy ravườn một đoạn mới kêu ẳng ẳng. Ông Giáp vàcánh thợ săn chạy đến chỗ chú Bào. ÔngGiáp gọi vợ xách đèn ra. Thì ra cái đầu bằngsành của con quái vật là cái hũ nước gạo. Conquái vật là con Sói Lửa. Nó thò đầu vào hũnước gạo để lấy xâu thịt và bị mắc kẹt. Conchó vô cớ đã bị một đòn đau. Mọi người tầnngần một lúc rồi cười vang. Ông Giáp nhìn cáihũ bị vỡ và xâu thịt nai còn nguyên, ông nói:
- Tôi đã có lỗi với con Sói Lửa, tôi đã giảnghòa với nó, nhưng không chịu sửa lỗi lầm đếnnơi đến chốn, suýt nữa lại mắc lỗi lầm lớnhơn.
Ông Giáp cất tiếng gọi con Sói Lửa. Phải mộtlúc lâu nó mới chạy đến. Ông ôm lấy nó, xoađầu nó. May quá, nhờ có cái hũ bằng sành mànó tránh được cú đánh trời giáng của chú Bào.Ông Giáp bảo vợ thái xâu thịt ra, trộn thêm ítcháo cho nó ăn. Ông bảo:
- Tôi đã không hiểu ra rằng, công sức của nókhông được vứt vào hũ nước gạo. Nó tìmbằng được phần của nó là đúng.

CON SÓI LỬA LÀM KHÁCH QUAN CHÁNHSỨ
Cũng vì những lời đồn đại về con Sói Lửa màông Giáp bị lôi thôi hàng tháng trời.
Một hôm có một vị khách đến nhà ông Giápchơi, người khách đó là ông cửu Cử hay là lýCử. Tên họ của ông chính là Mai Cử. Thấyông cửu Cử từ lối xóm xăm xăm đi vào cổngnhà mình, thằng Dũng vội vàng chạy vào máchvới bố:
- Bố ơi, ông lý Cử đến nhà mình bố ạ!
Ông Giáp đang vun gốc chuối, bình thản nói:
- Thì đã sao? Ông ấy đâu rồi?
- Sắp vào cổng nhà mình đấy.
Vừa lúc đó có tiếng gọi:
- Bác Giáp có nhà không đấy?
Ông Giáp bảo con trai:
- Ra trông chó cho người ta. Bảo bố cháu mờibác vào nhà.
Thằng Dũng vui vẻ chạy ra cổng:
- Cháu chào bác cửu ạ. - Cậu nói - Bố cháuđang bận tay một chút mời bác vào nhà ạ.
Vào khỏi cổng, nhìn quanh khu vườn nhà ôngGiáp, lý Cử nói:
- Bờ vườn này với đàn chó kia thì đến kẻcướp có bè có cánh cũng chịu, chứ đừng nóikẻ trộm.
Ông Giáp dựng cuốc bên gốc chuối, xoa taychào khách:
- Chào bác cửu. - Rồi tiếp lời ông khách -Trộm cắp và cướp đêm thì không sợ đâu ạ.
Ông lý Cử cũng tinh ý, cười hề hề, đáp:
- Chỉ sợ cướp ngày chứ gì? Dân gian có nói"Con ơi, nhớ lấy câu này: cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan" mà.
Ông Giáp cười vui vẻ:
- Ông lý đã nói thì chắc là đúng. Nào, mời bácvào nhà!
Khách vào nhà. Bà Giáp niềm nở chào khách.Khách nhìn quanh nhà rồi bảo:
- Nghe nói bác vừa săn được con lợn lòi tolắm. Số bác thế mà hào hoa.
Ông Giáp giọng khiêm nhường:
- Đâu có ạ. Cũng đầu tắt mặt tối lắm. Bác cửuthì cơm vua, lộc nước mà chả sướng; còn tôithì cơm vợ lộc rừng làm sao mà hào hoađược.
Nem chua, thịt lợn rừng và rượu ngon đượcdọn ra. Chủ mời khách. Ông cửu không kháchkhí, vừa nhắm rượu, vừa tấm tắc:
- Tôi nói có sai đâu. Món này chỉ có vua chúamới có. Còn rượu nữa, rượu ngon tuyệt.
Ông cửu cố làm ra vẻ thân tình. Còn ông Giápmặc dù là vai chủ, ông cũng rất khó nhậpcuộc. Tính ông vốn thẳng, không đóng vaituồng được.
Từ nãy đến giờ ông Giáp vẫn chưa đoán ra ýđịnh của khách đến nhà ông vì việc gì, nênông vẫn cứ vừa trò chuyện vừa thăm dò ý tứ.Nhân rượu ngà ngà say, ông cửu mới ngỏ lời:
- Bác còn giữ bốn cái chân đất của con lợnkhông?
- Có, tất nhiên, thưa bác lý. Chân giò lợn lòi,nai, hoẵng... là vị thuốc bổ rất tốt đấy ạ.
- Tôi biết! - Ông cửu nói - Sành thuốc thì tôikhông bằng bác. Chẳng giấu gì bác, nhà tôivừa sinh cháu, mẹ nó mất sữa, người ta máchchân lợn lòi hầm với cháo nếp mà ăn thì sẽnhiều sữa. Chắc bác vui lòng để lại cho tôi.
Nguyên là ông Giáp có một rẫy lúa rất tốt. Lúađang vào chắc thì lợn rừng đàn về. Ông vàmấy bạn săn tìm những con đường dẫn tới rẫylúa đặt bẫy. Đàn lợn lần lượt sa bẫy, hôm thìmột con, hôm thì hai ba con. Đàn lợn vãn dần.Rẫy lúa thu hoạch xong, bẫy cũng được tháogỡ hết, vì mùa săn đã bắt đầu, sợ chó sănvướng phải bẫy. Hôm ấy vào buổi trưa, chúBào hộc tốc chạy đến. Chưa kịp ngồi xuốngchú đã hỏi:
- Cái bẫy ở cây trám già anh đã gỡ chưa?
Ông Giáp vỗ vỗ vào trán, rồi nói:
- Ừ nhỉ, quên mất. Mà sao hả chú?
- Thế là dính rồi. Lợn mắc bẫy rồi. Nhữngngười kiếm củi về bảo nghe lợn hộc ghê lắm,ngay gần gốc trám già.
- Chú bận gì không? Ta vào xem!
Ông Giáp và chú Bào dắt cả con Sói Lửa theo.Từ xa họ đã thấy chỗ đặt bẫy những cây conbị gẫy, cành lá tan nát, mặt đất bị cày xới lên.Họ chú ý nhìn mãi nhưng chẳng thấy con lợnmắc bẫy đâu cả. Chỉ thấy một đống cành lá todo nó vun lại. Cả hai người lại thận trọng tiếnlên. Con Sói Lửa chưa có lệnh chủ vẫn đi bêncạnh ông Giáp. Thường thì lợn rừng mắc bẫyrất hung dữ. Không thợ săn nào dám vàotrong cái vòng tròn mà con vật chạy quanh cầnbẫy in dấu lại trên mặt đất, trừ khi thấy nó đãquấn chặt vào một bụi cây nào đó. Lần nàyông Giáp cũng vậy. Ông chỉ cho chú Bào dấuchân con lợn chồm tới khi lao mạnh để cốgiằng ra khỏi dây bẫy. Ông nói nhỏ:
- Chú vòng sang bên kia nhìn xem. Lối này đểtôi.
Ông Giáp vừa dứt lời, thì một tiếng hộc nhưsấm khan vang lên. Từ trong đống cành lá màcon lợn vun lại để ẩn nấp, nó lao ra hết sứcbất ngờ. Ông Giáp lùi lại khỏi tầm mà con lợncó thể lao tới. Nào ngờ cùng lúc con Sói Lửalao lên đâm sầm vào khoeo chân chủ làm ôngngã bổ ngửa. Ông Giáp thét lớn:
- Chú Bào đâm!
Chú Bào chưa kịp trở tay, con lợn đã lao rấtcăng dây bẫy đứt. Con vật hung dữ lao vàoông Giáp. Một tiếng kêu tuyệt vọng vang lên:
- Trời ơi!
Cùng lúc con lợn bị bắn bật trở lại. Con SóiLửa đã chặn ngay lấy nó. Ông Giáp vùng dậyđược trong khi con lợn đổi hướng lao vào chúBào. Ông Giáp lại thét lớn:
- Lợn!
Con lợn vừa hất nghiêng mặt thì ngọn mác từtay ông Giáp đã lao vào nách nó. Ngọn máccủa chú Bào cũng lao tiếp, đè con lợn độc đồsộ xuống.
Thì ra chú Bào vừa đi được mấy bước, nghetiếng con lợn hộc và tiếng của ông Giáp quátthì quay phắt lại. Chú thấy ông Giáp ngã ngửa,còn con lợn đang lao tới mà chú thì chưa đếnkịp, chú cất tiếng kêu trời. May mà ông Giáprất bình tĩnh. Ông co hai chân lại, dùng miếngvõ gia bảo "ngọa hồi thôi sơn cước", tức lànằm xuống, chân đạp đổ núi. Ông Giáp đãbiến thế bị động thành chủ động. Con lợn bịđạp tống vào mắt bật lại. Cùng lúc con Sói Lửađã tấn ngang trước mũi nó. Chỉ cần giây lát ấyông Giáp đã bật dậy và quát áp đảo con lợn...
- Bán thì tôi không bán đâu! - Ông Giáp thànhthật. - Nhưng quả thật bác cần thì tôi xin biếu.
Bà Giáp bao giờ cũng hết sức chu đáo. Nghechồng ngỏ lời biếu ông khách bốn cái chân giòlợn lòi, bà lấy xâu chân con lợn lòi treo trêngác bếp xuống, lau sạch muội khói và bồ hóng,mang ra đưa cho chồng. Ông khách vội buôngđũa, xoa hai tay vào nhau:
- Quý hóa quá. Hai bác quý hóa quá.
Câu chuyện tưởng đã chấm dứt, nhưngkhông. Ông khách đặt xâu chân giò lợn rừngsang bên, rồi hỏi như thể vì vui chuyện:
- Nghe đồn bác có con chó rừng, đâu như tênnó là Sói Lửa khôn lắm à? Nó đâu?
Ông Giáp không hiểu được ý định của khách,vẫn vui vẻ nói:
- Người ta đồn thổi thế thôi. Nó là con sói conmẹ là sói, bố là con Báo Vàng, tôi nuôi bằngsữa con Khoang nên cũng coi như chó nhà.Của đáng tội, có lúc nó cũng còn mang tínhchó rừng.
- Nó đâu rồi, bác cho tôi xem nó một chút?
Ông Giáp muốn thỏa mãn tính tò mò củakhách, nên bảo thằng Dũng dắt con Sói Lửavào. Thấy con chó khác thường: chân cao, vainở, cầu vai cao, to hơn cả chó tây, tai dỏngngược và mõm đen, bốn chiếc răng nanh nhọnhoắt, ông cửu lùi vào, co chân lên giườngphòng ngừa. Ông Giáp cười, bảo:
- Trông thế chứ nó hiền lắm!
Thằng Dũng trao cái dây buộc chó cho ôngkhách, rồi lùi ra. Thấy người lạ cầm lấy dây,con Sói Lửa gừ gừ khe khẽ trong cổ họng.Ông khách vừa kéo khẽ sợi dây lại vừa gọi,giọng nịnh bợ:
- Nào, em, Sói Lửa, lại đây!
Ông đưa tay ra định xoa lên đầu nó. Con thúdữ bỗng nhe nanh ra, gừ lên giận dữ. Ôngkhách vội rút tay lại. Ông Giáp cười, bảo conSói Lửa.
- Sói Lửa, yên nào! Nằm xuống! Không đượccắn khách.
Con chó nhìn chủ vẫy đuôi, rồi khẽ khàng nằmbẹp xuống. Ông Giáp bảo:
- Bây giờ thì bác không sợ nó gầm gừ nữađâu.
- Ôi, con quỷ, nó làm tôi giật cả mình. Sao lạithế ạ?
- Suy cho cùng, nó cũng như người vậy thôi,làm theo ý chủ mà! Lúc nãy nó gầm gừ là vì tôichưa bảo nó dừng, lại ngỡ là bác định bắt nómà.
Câu nói vô tình của ông Giáp, không hiểu saolàm ông cửu hơi đổi sắc mặt. Hình như vẻ mặtông hơi tái đi, ánh mắt đưa nhìn ông Giáp hơicó vẻ gian trá, dò xét. May sao ông Giápkhông để ý nên vẫn giữ được hòa khí củacuộc chuyện trò. Ông cửu hiểu ra rằng ôngGiáp chẳng nghi ngờ gì, nên ông lại trở lại vuivẻ. Ông hỏi chủ nhà về tính tình con Sói Lửa,về thói quen, cách cho nó ăn uống, những cửchỉ cần thiết, và lời lẽ để sai khiến nó. ÔngGiáp thành thật kể cho khách nghe. Ông cười:
- Tôi cứ ngỡ như bác sắp treo ấn từ quan đểtheo cái nghề "lạc thảo" của chúng tôi ấy. ConSói Lửa còn là một con chó non, còn có thểrèn cặp tiếp để nó trở thành con chó săn tốtđấy. Nghĩ rằng, xin bác xá lỗi, bác cũng sứclực có thừa, đường đất thông thạo, thời trai trẻđường tên, ngọn mác cũng quen dùng, saokhông lấy núi ngàn, đồng nội làm vui với bầubạn, cứ còm cõi đi về nơi công đường.
Ông cửu Cử có vẻ suy nghĩ. Ông chỉ gật đầu,không nói năng gì. Rồi xách lấy xâu chân giòlợn rừng, chào nhà chủ, ra về. Nhưng câuchuyện không chỉ có thế.
Nguyên là quan chánh sứ người Pháp của tòasứ tỉnh có một chuồng thú nhốt các con vậthoang dã ở xứ Đông Dương. Biết ông Giáp cócon sói chính cống được thuần hóa, rất khôn,thế là ngài xuống trát, sức quan huyện và lýtrưởng bản hạt bằng bất cứ cách nào cũngphải bắt cho được con Sói Lửa ấy. Sở dĩ quanchánh sứ biết việc này cũng là do ông lý Cửthưa bẩm sau chuyến ông đến nhà ông Giápmua chân giò lợn rừng.
Một hôm ông lý Cử và hai viên lính lệ đến nhàông Giáp mang theo trát sức của quan huyện.Trong trát quan dạy rằng nếu vui lòng biếu chonhà nước bảo hộ con Sói Lửa thì ông Giáp sẽđược thưởng mề đay và cửu phẩm. Còn nếukhông bằng lòng biếu thì bán. Nhược bằngkhông bán, thì đâu đâu cũng đất nhà nướcbảo hộ, nhà nước sẽ cho bắt không con chóấy.
Xem trát và nghe ông lý Cử khuyên giải, ôngGiáp bảo:
- Mề đay thì như bác lý đã biết, tôi nhiều phenkhốn khổ vì nó, chỉ có vó rách và lá quýt hôimới trị được - vùng này bệnh dị ứng, bị mẩnngứa khắp người, người ta gọi là mề đay. Ôngnói tiếp. - Tôi không muốn nhờ con chó mà leolên cửu phẩm. Còn bán thì tôi không bán. Tôithật hối với con chó, vì trót kể chuyện nó vớibác lý dạo nào.
Lão lý đỏ mặt vì thẹn và vì bực tức. Lão nói:
- Vậy thì đành phải bắt!
Ông Giáp chợt nghĩ ra một kế. Ông bảo:
- Tôi không biếu, không bán con Sói Lửachính vì nó hay trở chứng. Thỉnh thoảng nólên cơn điên, nói cho đúng là nó trở lại tínhrừng. Tôi không muốn có những lôi thôi vềsau.
Khi ông Giáp đang chuyện với các vị tai to mặtlớn thì cậu con trai đã lén cởi dây cổ cho conSói Lửa. Lão lý vẫn ngờ vực ông Giáp, lãobảo:
- Chuyện đó thì bác không lo. - Lão quay sanghai tên lính - Hai thầy, cứ phép quan mà làm.Tôi chỉ là người thừa hành lệnh quan trên đưacác thầy đến đây thôi.
Các thầy sửa soạn dây rợ, quay lại thì con SóiLửa đã biến mất. Họ bực tức bảo ông Giáp:
- Ông hãy cho gọi nó về ngay.
Ông Giáp cũng bực, to tiếng:
- Nó là một con chó rừng, rừng là nơi ở chínhcủa nó tôi biết đâu mà gọi... Nó chỉ theo chúngtôi khi chúng tôi đi săn thôi. Các ông có giỏi thìđi mà gọi lấy. Tôi không lừa gạt, không dụ dỗ,không ăn cướp nó từ tay bất cứ người nào.Nó là con của rừng, thích ở với tôi thì nó ở,thích đi thì nó đi. Các ông lấy lý gì mà hầm hèvới tôi?
- Rồi ông sẽ có dịp gặp quan lớn mà lý sự. -Lão lý bảo.
Lão lý và hai viên lính lệ nằm khểnh trên cáiphản gụ nhà ông chờ con Sói Lửa về. Nghĩlàm găng cũng chẳng được gì, bà Giápkhuyên chồng đấu dịu với chúng nó. Bà phảimổ gà, nướng thịt rừng, mua rượu thiết đãi.Tuy nhiên, con vật hung dữ vẫn có thể lấylòng tốt mà thu phục được, còn con người xấuthì lại không thể. Lão lý vào bọn lính quen mùithịt gà, thịt thú rừng và rượu, thỉnh thoảng lạiđến nhà ông Giáp tróc nã con Sói Lửa. Nhữngngày ấy bố con ông Giáp phải đưa con SóiLửa đi giấu, hết giấu sau vườn, lại đưa ra sauđồi sim.
Một hôm chúng đến đúng lúc bà Giáp đangcho đàn chó ăn. Con Sói Lửa còn tròng trongdây tròng cổ, một tên lính lệ hùng hổ định tháomối dây buộc ở cột để dắt nó đi. Nào ngờ hắnvừa chạm tay vào dây, con Sói Lửa đã lao lênnhư một con báo. Ông Giáp quát:
- Sói Lửa!
Nhưng không kịp, cổ tay viên lính lệ vẫn bị hằnbốn vết răng. Cũng may con Sói Lửa khôngnghiến chặt và lắc như cắn mồi. Nó sợ ôngchủ nên nhả nhanh tay viên lính. Ông Giáp lolắng, vội đến bên ngăn thuốc lục tìm các vịthuốc rịt vết thương cho hắn. Ông phải bồithường miếng đòn chó cắn cho viên lính lệ mộtcặp nhung hươu. Con Sói Lửa bị đè nghiếnxuống, bị khóa mõm lại, điệu xuống thuyềnxuôi về huyện. Từ hôm ấy nhà ông Giáp mấthút con Sói Lửa. Ông vừa tiếc con chó, vừacăm bọn hào lý, quan lại. Nhưng biết làm thếnào được.
Làng này có người đi làm thuê ở tỉnh, làmnhững việc sai phái ở tòa sứ. Có hôm được vềnhà, người này kể rằng, quan chánh sứ dànhhẳn một thầy dậy thú dậy cho con Sói Lửa.Lúc đầu nó bỏ ăn uống, không chịu nghe lờichủ mới. Nhưng dần dần người dậy thú đãchinh phục được nó. Họ dạy cho nó đủ phép:nhặt con mồi về khi chủ săn; canh giữ đểkhông ai lọt vào tòa sứ; lần tìm người khi códấu tích; bắt rượu lậu; bắt cờ bạc; bắt nó làmngựa cho một con khỉ vàng cưỡi...
Nỗi căm về chuyện con Sói Lửa bị quan chánhsứ cướp không, rồi cũng nguôi dần, ông Giápkhông còn trông mong gì tìm lại nó nữa.
Bỗng một hôm con Sói Lửa lù lù về nhà, mộtchân sau đi cà nhắc, vết máu từ lỗ thủng mộtbên mông chảy xuống đã khô. Chưa rõ câuchuyện đầu đuôi ra sao, bố con ông Giáp vồvập lấy nó, xức thuốc cho nó. Xem kỹ mới biếtnó bị một vết đạn bắn đuổi theo xuyên từ bênmông ra phía trước, sát khớp đùi. Vết thươnggây đau đớn chứ không nặng. Bố con ôngGiáp buộc nó sau nhà; không nói cho ai biết.
Mãi về sau người ta mới biết được câu chuyệnvề vết đạn ở bên mông con Sói Lửa.
Bữa ấy...
Trên con đường rừng của huyện trung du nàycó một người đàn ông da trắng cao lớn, râuquai nón, ăn mặc kiểu võ quan, đầu đội mũchào mào bằng nỉ vàng, quần vấn xà cạp, lưngđeo một khẩu súng lục, cưỡi con ngựa hồngbéo mượt. Đó là quan chánh sứ của tỉnh. Saungài là con khỉ vàng đầu đội chiếc thau đồng,cưỡi con Sói Lửa. Cả hai thầy trò cho ngựaxăm xăm đều bước.
Ngài chánh sứ đưa mắt nhìn những giàn đábạc trắng. Những tổ ong khoái đen sẫm, treođung đưa trên những mô đá nhô ra khỏi giàn.Ngài hơi rùng mình khi nom thấy một thợ ongđang lấy mật. Anh ta cắm một cây tre cao cáchchân giàn đá dễ chừng đến ngọn sào. Rồikhoác gùi đựng mật trên vai, tay cầm một concúi bện bằng giẻ rách đã mồi lửa, một sợi dâythừng và một cái lẹm lấy tầng ong, thoăn thoắtleo lên cây tre. Khi anh lên đến chót vót ngọntre, cây tre đung đưa như cây nêu cắm giữagió bão. Anh thợ ong một tay nắm chặt ngọntre, nhúng mình lấy đà, đu cả người ra khoảngkhông về phía tổ ong. Cây tre bị sức nặng củaanh vít cong vào giàn đá, gần tổ ong, chỗ cómột mấu đá nhô ra mà anh đã chú ý từ trước.Anh thợ ong đưa một tay ra bắt rất nhanh lấymô đá... Ngài chánh sứ Tây rùng mình, nhắmmắt lại. Rồi ngài lại hốt hoảng. Biết đâu có aiđó từ bên những hẻm núi nhô ra, hoặc từ trêncác cành cây khổng lồ đâm ngang qua lòngđường nhảy phóc xuống lưng ngựa, một taythít lấy cổ ngài, một tay giật lấy khẩu súng.Cũng có thể từ đâu đó, một cái thòng lọngtung vào cổ, giật phắt ngài xuống ngựa nhưdân da đỏ vẫn từng bắt tù binh. Ngài trấn tĩnh,đưa tay vào bao súng. Con ngựa vẫn đi nướckiệu, đưa ngài vượt qua các ghềnh đá.
Con Sói Lửa đang háo hức không khí vùng núirừng. Những tiếng chim, tiếng khỉ, vượn vàđâu đó xa lắm có cả tiếng hoẵng giác khiến nónhớ lại những cuộc rong ruổi, săn bắt khi cùngsống trong đàn chó nhà ông Giáp. Nó nhớ conchó Khoang mẹ từng âu yếm nó; nó nhớ conBáo Vàng mà cho đến nay nó chưa quên mùi;nó nhớ con chó Khoang con, con chó cái từngđi săn chuột đồng, từng được chủ khen vàtừng chịu đòn cùng nó. Nó nhớ ông chủ, bàchủ. Nó cố hình dung lại những đồi, nhữngnúi, con đường, dốc đá, dòng sông, ngọn suốinó từng qua. Không vùng này nó chưa từngquen thuộc. Nó đã rụt rè bước chân vào bìarừng, lại lùi lại.
- A-na!
Phía trước quan chánh sứ đang vẫy tay gọicon khỉ vàng. Con khỉ vàng giật tai con SóiLửa. Con Sói Lửa phóng nhanh hơn, bám lấychân ngựa ngài chánh sứ. Ngài chánh sứ thúcngựa nhằm công đường của huyện sở tạiphóng tới...
Quan huyện sở tại nồng hậu chào đón ngàichánh sứ. Một bữa tiệc cấp tốc được tổ chức.
Buổi chiều, quan chánh sứ và quan huyện mỗingười phóc lên lưng một con ngựa. Ngàichánh sứ quay lại vẫy gọi con khỉ vàng đangăn nốt những thứ trong chậu thau:
- Ê, A-na!
Con khỉ lật úp cái chậu thau lại, phủi sạch cơmvà thức ăn, rồi đội lên đầu. Nó nhảy phắt lênlưng con Sói Lửa rồi nắm lấy hai tai con chókéo ngược lên như giật cương ngựa, lao theochủ. Thế là cả bọn lại lên đường ngược vềvùng làng Mít, vùng đất như chứa bao chuyệnmạo hiểm. Đây là vùng đồi núi mà mỗi lần sănhươu, nai, con Sói Lửa từng đi qua. Conđường nhiều chỗ gập ghềnh, lắm truông bụihơn cả đoạn đường lúc nãy, nên ngài chánhsứ lo sợ, giục quan huyện thúc ngựa đi nhanhhơn. Con khỉ vàng cũng kéo ngược tai con SóiLửa lên để con chó đuổi kịp ngựa của chủ.Nhưng khi về với núi rừng quen thuộc, máurong ruổi, săn bắn, tung hoành dấy lên trongngười, con chó không chịu được nữa, nó sủamột tiếng rồi lồng đứng lên. Con khỉ rơi xuốngkhỏi lưng nó, chưa kịp bò dậy đã bị nó tápmạnh vào cuống họng. Con khỉ chỉ kịp kêuchóe lên một tiếng rồi tắt thở. Quan chánh sứvà quan huyện nghe tiếng con chó sủa, tiếpđến là tiếng con khỉ kêu, vội quay ngựa trở lại.Lúc này con Sói Lửa mới nhả con khỉ ra, liếmmép nhảy vào bụi.
- Con chó phát điên rồi, bẩm quan lớn! - Vịquan sở tại nói với quan chánh sứ bằng tiếngTây.
Ngài chánh sứ liền rút khẩu côn, bắn theo conSói Lửa ba phát khi con chó lao vào bụi. Mộtphát đạn của quan chánh sứ đã xuyên thủngmột bên đùi nó. Con Sói Lửa chạy một đoạnvào rừng, ngửi hít mùi thuốc súng khen khétrồi rùng mình. Nó ngồi liếm vết thương một lúc,rồi theo đường săn hươu, nai, nó cứ thế tìmvề nhà chủ.

CON SÓI LỬA VỚI CON BÁO VÀNG VÀCON KHOANG MẸ
Mùa mưa. Những chân ruộng đang ngậpnước. Cá theo nước mưa lên tận các chânruộng cao. Khi nước mưa rút, những vũngnước đọng ở ruộng lúa cạn dần. Đi trên bờ cóthể nghe cá quẫy tách tách dưới ruộng. Bọntrẻ rủ nhau len lách trong ruộng lúa, be bờ tátcá. Lũ cầy móc cua, cầy giông, cầy hương,cầy vằn, cầy ngận roi, chồn đen, cầy ngậnvông,... đủ loại chui lủi trong lúc bắt cua cá.Các loài cầy sống bên chân các ngọn núi đá,trong lùm bụi ngay giữa đồng, trong các bờtre, bụi nứa, chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh.Một lứa cầy mẹ đẻ từ ba đến năm con. Bốn,năm tháng tuổi, cầy con đã xấp xỉ gần bằngcầy mẹ, vẫn cùng sống với cầy mẹ thành mộtđàn năm bảy con. Mùa này là mùa cầy rất béo.Thịt cầy làm đủ các món chẳng khác thịt chó,nhưng ít mỡ và ngọt hơn. Thịt cầy lột da đemluộc đủ chín, treo cho ráo nước, thái mỏnggiống thịt lợn ba chỉ, nhưng ăn không ngấy,thơm ngon như thịt gà. Da cầy nguyên lông,thuộc khéo, rất được giá. Người ta mua đểbán lại cho các nhà làm mũ, làm áo lông. Vàodịp này, những con chó săn cầy giỏi, đượcchăm bẵm và chiều chuộng hết mức. Con SóiLửa nhà ông Giáp giờ đã trở thành con chólớn. Hình dáng nó chưa thật cân đối lắm,nhưng trông nó có vẻ cao lớn hơn cả con BáoVàng. Đôi khi con Báo Vàng đuổi nhau trongvườn, nó thường chạy vượt con Báo Vàng kháxa. Mỗi lần như thế, ông Giáp nhìn theo, tấmtắc khen:
- Nó sẽ là con chó săn nai tuyệt vời! Rồi conBáo Vàng sẽ phải nhường ngôi đầu đàn chonó mất thôi.
Nhưng chuyện ấy chưa xảy ra. Buổi chiều ấybố con ông Giáp rủ mấy người trong bạn sănxách lưới đi săn cầy. Chú Bào và chú Tín mỗingười dắt theo hai con chó. Thằng Dũng thìdắt con Sói Lửa. Còn ông Giáp dắt con BáoVàng. Tốp thợ săn căng lưới ở eo Cây Gạo.Eo này mỗi lần săn, thế nào cầy cũng tìmđường chạy vào. Bởi vì những chân ruộng bậcthang trải dài đến cái eo này thì thu hẹp lạihình cánh sẻ do hai bờ đất cao. Lưới căngxong thì tợ săn tung đàn chó ra cánh đồng.Chó đàn sủa vang động trong ruộng lúa xanhtốt. Bỗng "hâu... hâu... hâu..." tiếng con SóiLửa cất lên, rồi đến tiếng con Báo Vàng "âu...âu... âu..." tiếp theo ba tiếng một rất gay gắt.Thằng Dũng và chú Tín chạy dọc theo chânnúi hò hét, chặn lối không cho con cầy thoátvào núi lối này. Ông Giáp và chú Bào đứngrình mỗi người một đầu vạng lưới, chờ cầyvào là tóm. Tiếng hai con chó sủa một lúc thìtiếng chó đàn họa theo râm ran. Tiếng chó sủadần về phía lèn đá. Thằng Dũng thấy con SóiLửa nhảy lên bờ đất. Có lẽ nó đã vượt lêntrước con cầy để đón đầu. Nhưng tiếng chóđàn lại xa dần. Con cầy nghe tiếng người hòhét đã quặt lại chạy ra đồng. Nó chạy vòngquanh giữa các chân ruộng, không chịu chạyvề phía lưới. Cứ thế chó và cầy quần nhau rấtnhiều vòng. Tiếng chó sủa dần về phía lèn đá.Con Sói Lửa lại xuất hiện. Nó nhảy lên bờ đấtnằm phục, im lặng. Thằng Dũng thôi không hòhét, để thử xem con Sói Lửa diễn trò gì.
Tiếng con Báo Vàng và tiếng chó đàn mỗi lúcmột tới gần. Nhưng hình như không nghetiếng người hò hét, con cầy vượt qua bờruộng, cách chỗ con Sói Lửa phục quá tầmđòn gánh. Thằng Dũng hoảng hốt, thế là hỏngrồi. Cậu định chạy đón đầu, nhưng không kịp.Bỗng con Sói Lửa bật dậy như lò xo, chỉ babước nhảy là nó đuổi kịp con cầy. Nó nhào tạtngang bên vai làm con cầy bổ nhào. Nó chồmlên con cầy cùng lúc con Báo Vàng lao tới. Haicon chó lực lưỡng, con thì cắn cuống họng,con cắn vào gáy con cầy. Con Khoang concũng lao tới. "Cô bé" hấp tấp cắn vào mõm concầy, nhưng con cầy dù sắp chết vẫn cònnhanh hơn, nó táp mạnh vào hàm dưới conKhoang con, làm "cô bé" kêu lên ăng ẳng. ConSói Lửa buông gáy con cầy, cắn một bênxương quai hàm dưới của con cầy, xiết chặt,làm xương hàm con mồi gẫy rào rạo. ConKhoang con giật được hàm dưới ra khỏi mõmcon cầy, đưa chân trước lên gãi chỗ đau, vừanhảy lò cò ba chân vừa sủa ăng ẳng.
Con cầy nhông bị hai con chó đầu đàn cắnchết. Ông Giáp và chú Bào chờ mãi chẳngthấy cầy chạy đến. Từ xa nghe tiếng chó cắnloạn xạ, lại nghe tiếng chó kêu ăng ẳng, haingười ngỡ đàn chó đang cắn nhau. Mà có thểlắm, trong cuộc săn đuổi có hai con chó ngangsức nhau đôi khi vẫn xảy ra cuộc đọ nanhquyết liệt. Những cuộc đọ nanh ấy thườngdiễn ra khi con mồi bị xổng hoặc khi con mồi bịhạ. Không hiểu bọn thú vật có thói đổ lỗi chonhau không, nhưng tranh con mồi thì chắcchắn có. Người ta cho rằng nếu xảy ra cuộcđọ nanh giữa đàn chó khi con thú bị xổng thìchỉ vì chúng đang hăng máu mà thôi. ÔngGiáp và chú Bào đã tới, cuốn cả vạng lướimang theo. Từ xa ông Giáp đã hỏi:
- Cái gì thế? Hai con chó cắn nhau à?
- Không ạ! - Cậu con đáp. - Bố xem, chúng nócắn chết con cầy to không này!
Thằng Dũng kể lại câu chuyện con Sói Lửađón đầu con mồi cho bố và chú Bào nghe.Ông bố hồ hởi bảo:
- Đúng là giống nòi chó rừng cùng giống nòicon Báo Vàng. Loài chó này đã bám hơi thì đốcó con mồi nào chạy thoát. Con đầu đànthường hay tắt đường đón đầu con mồi nhưthế đấy.
Con Sói Lửa và con Báo Vàng đứng cạnhnhau, vẫy đuôi mừng ông chủ. Cả hai conngẩng mõm lên như thể chúng cũng đanghóng chuyện. Đang đứng, bỗng con Sói Lửaquay ngang, mũi hít hít ngọn gió đồng vừa thổitới. Con Báo Vàng cũng làm như thế. Rồi cảhai con lại lao ra ruộng, kéo theo cả đàn chó.Chú Bào giục ông Giáp:
- Còn cầy giữa ruộng. Ta căng lưới đi anh!
Ông Giáp lưỡng lự.
- Không kịp, mà cũng sắp tối rồi.
Đúng là không kịp thật, tiếng chó đã sủa vềphía eo Cây Gạo. Lần này có lẽ vì khoảngcách quá xa nên hai con chó đầu đàn khôngđuổi kịp con cầy. Đàn chó đã sủa râm ran trênnúi đá. Thôi, cầy vào lèn đá thì chẳng khác gìtê tê, kỳ đà đã vào hang. Ông Giáp cất tiếnggọi đàn chó, rồi khiêng con cầy về.
Trong lúc cánh thợ săn làm thịt cầy và ngheông chủ bạn kể chuyện sói, chuyện cáo thì ởgóc sân, con chó Khoang mẹ đang âu yếmliếm lông cho đứa con nuôi mà giờ đây đã to,cao gần gấp rưỡi nó. Để đáp lại, con Sói Lửacũng liếm lông, đôi khi nó còn nhe cái hàmrăng cửa ra nhằn nhằn trên mớ lông trắngkhoang đen viền vàng duyên dáng của mẹnuôi nó. Đây là lối bắt chấy rận âu yếm nhaucủa loài chó. Thế rồi con Sói Lửa đi nửa vòngvà nằm xuống cạnh chân mẹ, mắt nhìn về phíagốc bưởi. Ở đấy con Báo Vàng đang liếm vếtthương ở hàm dưới cho con Khoang con docầy cắn lúc nãy còn rỉ máu. Con Sói Lửa cấttiếng gừ gừ khe khẽ trong cổ họng. Ông Giápchợt nhớ ra, bảo cánh thợ săn:
- Hai chú làm thịt cầy đi nhé! Tôi xức thuốccho con Khoang con một chút.
Ông Giáp lấy than củi giã thành bột mịn trộnvới dầu hỏa rồi gọi con Khoang con lại. Ôngvuốt lưng nó, nắm lấy gáy nó bảo:
- Khoang, yên nào!
Rồi ông xoa bóp vết thương cho nó.
Tối ấy có lẽ do rong ruổi suốt chiều, lại uốngchút rượu với chả cầy và nhựa mận thịt cầynên ông Giáp ngủ rất say. Cậu con cũng ngủsay như chết. Có lẽ chưa tới nửa đêm thì cậucon bật dậy, vì cái giường cậu nằm bị rungmạnh. Bốn con chó đã từ ngoài hiên chui quacái lỗ dưới xà ngạch cửa vào va phải chângiường. Chúng nằm dưới gầm giường, miệnggừ gừ. Phía giường ông Giáp có tiếng conBáo Vàng và con Sói Lửa sủa nho nhỏ. Trongánh sáng tù mù của ngọn đèn hoa kỳ vặn nhỏthường đặt trong hốc cột nhà để ông bố hútthuốc lào, cậu con thấy ông bố đã ngồi dậy.Ông Giáp hỏi nhỏ sang giường con:
- Con có chốt chặt cổng không?
Quả thực thằng Dũng quên đóng cổng. Cậuthú thật:
- Con quên đóng cổng bố ạ.
Bấy giờ vùng này có nhiều hổ nên nhà nàocũng có hàng rào bao quanh, hoặc bờ tre kenchặt, đêm phải cài cổng cẩn thận. Nhà thườnglà những hàng cột chắc, kê trên đá tảng. Dãycột sát hiên và đầu hồi nhà có xà ngạch cửagối trên đá tảng. Nhà nào khá giả thì ghép vánquanh nhà, ván được đặt trên xà ngạch cửacó rãnh. Nhà nghèo thì thưng phên nứa dàymột vài lớp. Các xà ngạch cửa đặt gần sát đất,có khoét một vài lỗ xuống nền nhà đủ cho chócó thể chui ra chui vào. Thỉnh thoảng ban đêmhổ, báo lần về xóm bắt lợn, bắt bò... Chuồnglợn và chuồng trâu bò có hàng rào ken chặt,chốt cửa cẩn thận. Bọn bổ, báo liều mạng mòvào nhà rình bắt chó. Chó vốn thính hơi, hổcòn ở xa cũng đã ngửi thấy mùi. Chúng đuanhau chui tọt vào nhà, lủi xuống gầm giườngrên ư ử. Bấy giờ hổ lần vào sát ngạch cửa đểnhử chó. Nó thò đuôi qua xà ngạch cửa, vevẩy đuôi để trêu tức chó. Lũ chó sau nhữngphút hốt hoảng, sẽ xúm vào sủa. Bấy giờ hổvờ vùng chạy. Đàn chó chui ra khỏi nhà đuổitheo. Hổ chui tọt vào bụi rậm bên đường. Lũchó ngờ nghệch cứ theo đường thẳng phóngđi. Hổ lao ra vồ, tha vào rừng.
Bấy giờ con Báo Vàng và con Sói Lửa của ôngGiáp đang nhìn ra xà ngạch cửa đối diện vớigiường ông chủ mà sủa. Cậu con nhìn về phíaấy và chợt rùng mình. Một con rắn cạp nongđang trườn vào, con rắn sẽ bò đến giường bốcậu mất. Loại rắn này đã cắn thì khó mà cứuchữa được. Nhưng Dũng chưa kịp kêu thìnhanh hơn tia chớp, bố cậu đã nhảy ra khỏigiường, nhẹ chân, lao đến phía xà ngạch cửa.Rồi nhanh đến mức Dũng chưa kịp ngạcnhiên, ông chộp lấy "con rắn" vắt ngược lên xàngạch cửa, đè nghiến lấy nó cùng lúc với tiếnghổ gầm long trời lở đất vang lên ngoài hiên.Thì ra không phải con rắn mà là đuôi con hổ.Hổ thò đuôi vào quờ chó. Con hổ ra sức gàorống, còn ông Giáp thì ra sức đè miết đuôi nóxuống cái xà ngạch cửa vuông cạnh. Con hổvừa gầm, vừa dùng hết sức cố bươn ra, làmđất ngoài hiên bắn qua xà ngạch cửa vào nhàrào rào. Thanh xà ngạch cửa kêu ken két. Bàvợ ông vùng dậy. Bà nổi hiệu la làng:
- Làng nước ơi, cứu với! Hổ vào nhà, làngnước ơi, cứu với!
Cánh đàn ông đèn đuốc đổ đến. Cũng maycổng nhà ông Giáp không đóng nên họ khôngphải mất thì giờ. Họ dàn hàng ngang tiến vàosân. Dưới ánh trăng, họ thấy một con hổ, đầuquay ra đít chổng vào cửa nhà ông chủ bạnsăn mà gầm, mà rống. Họ không hiểu rachuyện gì cả. Ông Giáp nghe tiếng người vàthấy ánh đuốc, liền nói:
- Chú Bào, chú Tín hả? Những ai nữa thế?Vào đâm chết nó cho tôi, tôi đã giữ chặt đuôinó rồi.
Như sực nhớ ra, ông bố bảo con trai lúc nàyđang giúp bố đè lấy đuôi con hổ:
- Không cần giữ đâu. Mày lấy con mác thò rakhỏi ngạch cửa mà đâm vào bụng nó cho bố.
Cánh thợ bạn săn xúm vào. Chú Tín bảo:
- Anh giữ chặt lấy đuôi nhé! Chúng tôi vàođây.
Thằng Dũng chưa kịp đi lấy mác thì nghe "rắc"một tiếng, con hổ giật quá mạnh làm các ngàmcủa thanh xà ngạch chệch ra khỏi cột nhà, vánghép và cánh cửa ầm ầm đổ xuống. Ông Giáphét to:
- Tránh xa ra! Tuột rồi! Các chú ơi! Chú ý!
Đuôi con hổ tuột khỏi tay ông Giáp. Nó để lạitrên hiên nhà ông một đống phân và nước đái,co cẳng chạy dài. Mọi người vội tránh dạt racho nó chạy, rồi huơ đuốc, hò hét duổi theo.Đàn chó nhà ông Giáp được nước sủa râmran, chui ra khỏi nhà, vượt cánh thợ săn, bámtheo con hổ. Bố con ông Giáp cũng rút mác,thắp đuốc phóng ra khỏi cổng. Ai cũng tưởngphen này con hổ thoát chết thì cũng kệch đếngià, không còn dám trêu chó nữa. Đàn chógióng giả đuổi con hổ chạy dọc theo bờ tre, lốivào truông Hốc Mang. Lũ chó đang sủa đềuđặn, bỗng nghe tiếng con Khoang mẹ kêu ăngẳng. Sau đó là tiếng chó đàn sủa gay gắt, mỗilúc một xa về phía truông. Ông Giáp bảo:
- Không khéo nó cắn chết con Khoang mẹ rồi!
Tốp người cố sức hò hét và chạy gấp theođàn chó. Chạy được một đoạn thì họ gặp conĐốm, con Mực và con Khoang con đang xúmvào nhau mà sủa. Và kia, đúng như ông Giápđoán trước, con Khoang mẹ nằm bên đường,đang vật vã. Nó bị một vết cắn sâu ở gáy. ConSói Lửa và con Báo Vàng đang đi vòng quanhnó, chốc chốc lại liếm lên vết thương và cấtlên những tiếng tru dài. Chúng nó đã cố nhưngvẫn chậm chân. Con Báo Vàng và con Sói Lửachạy sau con Khoang mẹ một đoạn. Khi nghetiếng con Khoang mẹ kêu ăng ẳng, cả hai connày đua nhau lao lên. Bấy giờ con hổ còn cắpcon Khoang mẹ, nhảy lò cò ba chân mà chạy.Nhưng khi nghe tiếng con Báo Vàng và conSói Lửa đuổi gấp phía sau, nó ném conKhoang mẹ xuống rồi táp vào gáy tha đi. ConBáo Vàng và con Sói Lửa vẫn sủa gay gắtbám theo cho đến khi con hổ buộc phải nhảcon chó mẹ ra chúng mới chịu dừng. Và bâygiờ xem chúng nó xót xa nhìn con chó mẹđang run giần giật trước khi tắt thở, ai cũng ứanước mắt. Ông Giáp nói với giọng ân hận:
- Thật chẳng có cái dại nào giống cái dại nào.Tại tôi nắm lấy đuôi con hổ.
Chú Tín định đưa con Khoang về. Nhưng ôngGiáp bảo:
- Đừng đụng tay vào. Để đấy cho con hổ nàytoi đời.
Chú Tín hiểu ra, hỏi
- Anh còn tên me không?
Tên me mà chú Tín nhắc đến là đầu sắt hìnhchóp nhọn có tẩm thuốc độc bịt đầu mũi tên,dùng để rình bắn hổ, báo, gấu, lợn lòi. ÔngGiáp trả lời chú Tín:
- Còn, nhưng không hiểu còn nhạy không. Cácchú ở đây canh lấy con Khoang, tôi về lấy nỏ.
Hai bố con ông Giáp quay về. Ông bắc thangleo lên lấy cái ống lồ ô trong đựng nước gừngngâm tên độc buộc ở cái xà thượng. Ống tênnày ông cất cao, đậy kỹ và còn căn dặn cảnhà không được đụng đến. Ông lấy ống tênxuống, ngắm nghía từng chiếc. Cậu con nói:
- Giá lúc nãy lấy một chiếc mà chọc vào môngcon hổ thì nó đã chết rồi.
Ông Giáp tặc lưỡi tiếc rẻ:
- Quên khuấy đi mất.
Ông Giáp bảo con ra lật hòn đá trước sân, bắtvào một con nhái bén. Ông chích khẽ mũi tênvào đùi con nhái rồi thả ra. Con nhái nhảyđược vài bước thì đầu chúi xuống, hai chânsau choãi ra, run bần bật rồi nằm yên. ÔngGiáp nói với con:
- Độc còn tốt lắm.
Hai bố con gọi đàn chó lại. Ông Giáp nhìn đànchó lưỡng lự một lúc rồi nói:
- Phải cho một con chó vào cũi để nhử con hổ.
Cậu con trai lo ngại, bảo:
- Sợ hổ lại vồ chết nó thì sao?
Ông Giáp nói chắc chắn:
- Vồ thế nào được. Một lô thợ săn ngồi gầnđấy mà lại để nó vồ chết chó mồi thì vứt mác đicho rồi.
Ông bố vuốt lưng con Sói Lửa, nói như nói vớingười:
- Mày bằng lòng không Sói Lửa?
- Đừng bố ạ! Bắt con Đốm ấy!
Ông bố giảng giải:
- Đây không phải là đem nó đi giết. Hãy để chonó có dịp đền ơn trả nghĩa cho mẹ nuôi nó,con ạ!
Nghe ông bố nói thế, cậu con rưng rưng vìcảm động. Nếu thế thì được cho dù có chết thìcũng chẳng nên từ chối. Ông bố xách nỏ, đeoống tên độc, gồng cũi chó; còn cậu con dắtcon Sói Lửa nhằm phía truông Hốc Mang đitới; mặc mấy tấm ván đổ và đống phân hổtrước hiên. Ra khỏi cổng, ông Giáp quay lạidặn bà vợ:
- Nhà chốt cổng lại rồi thả đàn chó ra. Khôngsợ gì đâu. Bố con tôi về ngay đây.
*
* *
Cũi nhốt con Sói Lửa đặt hơi xa con Khoangmẹ nằm một quãng. Cánh thợ săn tắt đuốc,chui vào một bụi rậm, cách chỗ con Khoangnằm chừng hơn một ngọn sào. Sáu ngọn mácsắc lẻm chĩa ra phía trước. Còn ông Giáp thìdùng nỏ, mắt dán vào con Khoang mẹ nằmphơi mình dưới trăng mờ. Con Sói Lửa khôngtỏ ra hốt hoảng, sợ sệt. Nó không phá cũi màngồi chồm hỗm nhìn xác mẹ nuôi, chốc chốclại cất lên một tiếng sủa kèm một tiếng tru dài.Ông Giáp nói khẽ:
- Thấy chưa, nó có sợ đâu. Nó đang khóc mẹnó đấy. - Ông lại bảo cánh thợ săn - Này, nênđể ba mác hờ đằng trước thôi, còn ba mácquay ra sau lưng kẻo bất thình lình nó lại bắtcõng đấy. - "Nó" mà ông nói tới tức là con hổ.
Ngồi rình được một lúc lâu thì chượt con SóiLửa cất tiếng rên ư ử. Cánh thợ săn quay nhìncái cũi chó và bỗng giật thót. Một cái bóng đenxuất hiện bên cũi con Sói Lửa. Trong trăng mờkhó mà phân biệt được màu sắc, cánh thợ sănhơi giật mình, vì bất ngờ. Họ bấm nhau: "Nóđến bên cũi con Sói Lửa rồi kìa". Nhưng saocon Sói Lửa không lồng lên? Ông Giáp nói xuatan sự hồi hộp:
- Con Báo Vàng. Làm sao nó lại vào đượcđây? Có lẽ mẹ mày - Ông nói với con trai - mẹmày thả chó trước khi chốt cổng.
Đúng ra là bà Giáp không cài cổng chứ khôngphải bà thả chó ra trước khi cài cổng. Khi ôngchồng và cậu con trai đi rồi, bà có ra cổng, bàđịnh đóng cổng lại. Nhưng rồi bà lại nghĩ,phần vì tình cảm sai khiến, phần vì mê tín, saolại có thể chồng con thì còn đi vào chỗ miệnghùm, nanh sói mà mình thì lại đóng cổng lại.Đóng cổng là cắt đường về ư? Không, bàkhông đóng cổng, muốn thế nào thì thế.
Đàn chó được thả ra. Con Mực, con Đốm vàcon Khoang con sau phút kinh hoàng và mệtmỏi, con nào con ấy đã nằm gọn trong ổ rơm.Riêng con Báo Vàng vẫn xốn xang, đi đi lại lạitrước hiên. Hôm nay cũng sau cuộc săn - conBáo Vàng coi cuộc đuổi hổ vừa rồi cũng là mộtcuộc săn - bỗng dưng im ắng chết chóc lạlùng. Mùi hổ để lại trên sân còn nồng nặc. Nóđến bên ổ con Khoang mẹ ngửi hít lên lòng ổrồi lại ngửi hít lên cái ổ của con Sói Lửa. Nó ràmũi trên những lối con Sói Lửa vừa đi qua.Vốn là con chó săn đầu đàn sành hơi, cứ thếtheo luồng hơi, nó chạy vào truông Hốc Mang,đến bên cái cũi nhốt con Sói Lửa trước sự bấtngờ của cánh thợ săn. Khi nó định nớm chânđến với xác con Khoang mẹ, ông Giáp cấttiếng gọi:
- Báo Vàng, Báo Vàng! Vào đây!
Nghe tiếng chủ, con Báo Vàng chạy tới. Ôngchủ vuốt ve nó, nói âu yếm:
- Mày có nghĩa lắm. Khối người phải học màyđấy, con ạ! Hoạn nạn có nhau, thế là phải.Nằm xuống đây, nằm yên. Không lo cho conSói Lửa đâu.
Con Báo Vàng nằm xuống cạnh cậu con traiông chủ, nhưng chốc chốc nó nhấp nhổmmuốn chạy tới với con Sói Lửa hay conKhoang mẹ. Dũng phải vỗ nhẹ lên lưng nó, nómới chịu nằm yên.
Đêm về khuya. Sương xuống từng đám. Rừngđêm yên ắng như thể các loài muông thú nínthở dõi theo con thú dữ đang quanh quẩn đâuđây. Cánh thợ săn im lặng tưởng như khôngdám thở mạnh. Một cánh chim không hiểu vìsao bay hốt hoảng trên các lùm cây, rồi nóchao một cánh sát mặt cánh thợ săn lành lạnh.Chốc sau nghe một tiếng "chít" kéo dài rồi tắtngấm. Thì ra con cú mèo đang bắt chuột rừng.Thật khó mà hiểu được vẫn có cuộc sống sôiđộng trong tĩnh mịch của đêm khuya này. ConSói Lửa chốc chốc lại khuấy động không gian.Nó vẫn đều đặn sủa một tiếng kèm theo mộttiếng tru dài. Đêm càng về khuya hình như ánhtrăng càng sáng hơn. Có tiếng xào xạc rất nhẹở lùm cây phía bên kia đường. Ông Giáp nóirất khẽ:
- Nó đến.
Cùng lúc con Sói Lửa lồng lên, sủa gay gắt.Một cặp mắt vàng lửa to như hai trôn bát ló rakhỏi bụi cây. Con hổ đảo mắt nhìn quanh, rồinhìn găm vào cái cũi chó. Nó ngồi xổm nhìncái cũi, rồi nhìn xác con chó Khoang mà nóvừa giết một lúc, rồi nhảy vật trở lại vào bụi.Chừng như nghe ngóng động tĩnh ra sao mộtlúc lâu, rồi nó bước từng bước nhẹ nhàng đếnbên xác con Khoang. Nó lại ngồi xổm, nhìn cáicũi nhốt con Sói Lửa, rồi cúi xuống nhìn conchó Khoang. Những con hổ khôn thường vẫnthế. Nó còn xem xem con mồi có bị đánh bả,cài bẫy không. Ông Giáp khẽ lên dây nỏ. Cánhnỏ bị lên căng kêu "rắc rắc" khe khẽ. Con hổngẩng phắt lên. Cùng một lúc một phát nỏ nổcăng. Con hổ nhảy đứng lên, chừng như tínhtoán trong giây lát nên lao vào cái cũi chó haylao tới chỗ phát ra tiếng nỏ. Lại một phát nỏnữa. Lần này nó lao thẳng về phía cánh thợsăn. Nhưng hai ngọn mác đâm chéo vai đãkìm nó lại. Cùng lúc con Báo Vàng lao ra. Mộtlần nữa tiếng hổ lại rống lên trong đêm khuyanhưng tiếng rống mỗi lúc một yếu dần. Dũngmở cũi thả con Sói Lửa ra. Đúng là loài chórừng đã dày dạnh với nguy nan truyền kiếp, nókhông hề biết sợ, lao vào cắn xé con hổ khicon thú này đang giãy chết.

SĂN HỔ
Bấy giờ các cụ già bảo rằng có nạn độngrừng. Không hiểu từ đâu hổ kéo về. Ngày nàotrâu bò đàn thả trong các đồi tranh cũng bị hổvồ. Đàn bà con gái không dám vào truôngkiếm củi đã đành, ngay cả đàn ông lực lưỡngmột hai người cũng không dám vào rừng.
Sáng ấy cơm nước xong, thợ săn họp mặt đầyđủ ở nhà ông Giáp. Hôm nay ông và cánh thợsăn sẽ đi săn lùng hổ, mà người ta còn gọi làsăn suông hoặc săn bộ. Nghĩa là săn khôngcần lưới. Ông Giáp xem lại dây, cánh, lẫy nỏ,xem lại ống tên độc. Cánh thợ săn mài lại mũimác. Mọi việc xong xuôi thì sáu chiếc cồngcùng một lúc giục gióng giả. Năm con chó sănlực lưỡng - bây giờ con Khoang con đã trởthành một con chó cái sung sức, có thể đi theođàn săn được - mừng rỡ nhảy dựng lên, sủarối rít. Thằng Dũng khẩn khoản xin bố chođược đi theo. Ông bố nhìn con một lúc rồi gậtđầu bảo:
- Cầm lấy con mác tay. Mày dắt con Sói Lửa.
Thằng Dũng mừng quá, vào giá mác giật lấycon mác tay. Mác tay là loại mác cắn ngắn,lưỡi to bản và mỏng gần như toàn bằng thépvừa sắc vừa nhọn, dùng vừa chặt cây mởđường vừa đâm, chém thú dữ đều được, nhấtlà ở thế đất hẹp, khó xoay xỏa thì loại mác nàydùng rất thuận tiện. Con mác ông Giáp đã màirất sắc, tưởng có thể đưa sợi tóc ngang lưỡimác sợi tóc sẽ đứt. Ông Giáp cũng cầm mộtcon mác tay sắc, xách nỏ và ống tên độc.Trong các cuộc săn bắn thú dữ, ông Giápthường giữ chân bắn nỏ. Đây không phải chỉvì ông bắn nỏ giỏi, cũng không phải vì ông biếtcây thuốc cho nhựa độc và biết cách pha chế,mà là một sự giao ước, phân công ngầm. Bởivì người giữ nỏ và tên độc nếu là người xấu,hoặc tính khí nông nổi thì có thể gây bao hậuhọa, chết người, thậm chí gây oán thù dài lâukhó gỡ.
Tốp thợ săn uống thêm một chầu nước chèxanh nữa rồi hăm hở lên đường. Ông Giáp đitrước, dắt con Báo Vàng, cậu con dắt con SóiLửa theo sát, cánh thợ săn nối theo sau. Tốpngười cứ thẳng Khe Độc đi tới. Bởi vì con hổđang lẩn quất trong vùng này. Hôm qua nóvừa vồ hụt người đi rừng. Cánh thợ săn đi dọctheo doi đất nằm sát con suối. Doi đất nàybằng phẳng, rộng chừng hai vạt cày, cứ chạydọc mãi đến tận đầu nguồn con suối. Mặt đấtở đây khô ráo, cây cối không rậm lắm, mọcthành cụm, xen những đám cỏ mật, loại cỏ màloài thú nhai lại rất thích. Thỉnh thoảng lại cómột đám tế hoặc đám cỏ đuôi phượng rậm rạp.Đấy là những chỗ ẩn nấp rình mồi của hổ,báo. Tốp thợ săn đi sâu vào doi đất được mộtquãng thì thằng Dũng cảm thấy lồng ngực bịngờm ngợp, sống lưng gai gai. Cảm giác nàythường xảy ra đột ngột với bất cứ ai mỗi lầnphảng phất có mùi hổ trong một hai tích tắc.Con Sói Lửa cụp đuôi xuống, tuy vẫn chạy lêntrước. Lũ chó đàn ào ào chạy theo nó, sủa réorắt. Chắc con hổ vùng chạy. Từ lùm cây này,lũ chim rừng chuyển sang lùm cây khác kêuinh ỏi. Và ở đấy chốc sau chó đàn lại vây lấy,sủa như điên. Con hổ chạy vào mái rừng rồichỉ chạy quanh quẩn trong vùng cây bụi rậmrạp, thợ săn không sao nhìn thấy được. Họ cứphải kèm nhau mà đi, không dám đi riêng lẻ,không xé lẻ thành nhóm, sợ bất thình lình từtrong bụi, con hổ nhào tới thì trở tay không kịp.Tốp người và chó đàn cố sức ép con hổ rachỗ đất cây bụi thưa để dễ quan sát, nhưngcon hổ khôn ngoan vẫn lẩn quẩn ở triền rừng.Cứ thế, người và chó với hổ quần nhau đếnquá trưa.
Bây giờ con hổ ngồi dựa lưng vào gốc nhònhè, đưa hai chân trước ra quờ chó. Sợ đànchó liều mạng lăn xả vào, hổ sẽ vồ chết. ÔngGiáp cất tiếng gọi:
- Báo Vàng! Sói Lửa! Êu... êu...!
Con hổ hai má trắng, ria mép đen, nhe răng,mắt nhìn đàn chó, rồi ngẩng nhìn cánh thợ sănchòng chọc. Nó ngồi cách tốp người khoảnghai ngọn sào, lại vướng lá rừng nên ông Giápchưa bắn. Cánh thợ săn đi dấn lên. Con hổvẫn nhìn găm vào tốp thợ săn, đuôi quét điquét lại trên đất. Nó sắp nhảy, chưa rõ nó địnhlao vào người hay vào chó. Ông Giáp quỳxuống, đặt chiếc mác tay bên cạnh, lên dây nỏ.Năm ngọn mác của cánh thợ săn chĩa ra phíatrước. Ông Giáp đặt tên vào rãnh nỏ, ngón taytrỏ từ từ kéo lẫy nỏ. Một tiếng tách khô gọn bậtlên cùng với tiếng con chó Khoang kêu oăngoẳng. Đàn chó sủa như ran, sủa gay gắt nhấtlà con Sói Lửa, và con Báo Vàng. Chúng bámtheo con hổ đang tha con Khoang con chạylên mái rừng. Phát tên ông Giáp bắn trượt, vìcon hổ lao vào con Khoang con trước lúc mũitên bay tới. Thật kỳ lạ, con Khoang đứng phíasau con Sói Lửa và con Báo Vàng, và xa hơntầm đòn gánh, thế mà không hiểu bằng cáchnào con hổ lại vồ nó được. Mặc mũi tên cắmvào gốc cây nhò nhè đang rung bần bật, cánhthợ săn xách mác đuổi theo con hổ. Con hổchạy được một đoạn thì buông con Khoang,và vồ hụt con Sói Lửa. Con Khoang bị bốnvuốt hổ ở đùi. Thì ra con hổ vừa chạy vừa kéogiật lùi con Khoang. Cánh thợ săn tới nơi. Conhổ chạy dần lên mái rừng và biến mất. ÔngGiáp bế con Khoang, bảo các chú thợ săn:
- Ta hoãn hôm khác. Về xức thuốc cho conKhoang đã. Cứ để nó đấy!
Hôm ấy cánh thợ săn về không. Người nàongười nấy tức anh ách, hệt như đoàn quânthất trận. Khi chia tay nhau để ai về nhà nấy,ông Giáp hẹn cánh thợ săn một hôm nào đósẽ lại vào rừng hỏi tội con hổ.
Nhưng chẳng đợi đến hôm nào, ngay sánghôm sau mặt trời vừa lên được một con sào thìđã có ba bốn người đàn ông làng Mít đến tìmông Giáp. Họ cho biết ông Cổn vừa bị hổ vồ -Ông Cổn có một cái rẫy, lúa rất tốt, đang thờikỳ bạc bụng. Mấy hôm nay lợn rừng đàn kéovề nhiều thành thử ông phải vào chòi canh lúa.Chòi canh lúa của ông cao và chắc chắn, cộtbằng cây lành ngạnh, loại gỗ chôn tươi xuốngđất sẽ đâm rễ thành cây. Chính cái chòi củaông có một cột đã đâm lên mấy cái chồi lànhngạnh non, Hôm ấy không chỉ mình ông Cổn đinằm chòi canh lúa, mà xung quanh còn nhiềubạn rẫy khác nữa. Suốt từ đầu hôm cho đếnkhuya, ông Cổn vẫn gióng mõ đều đặn khinghe mõ các bạn rẫy khác. Gần sáng thì ngoàixóm Lèn của làng Mít có tiếng bò rống, tiếpđến là tiếng cồng, mõ, trống, phách inh ỏi. ÔngCổn xách mác ra đứng ngoài sàn chòi nhìn ralàng. Chốc sau ông thấy một con hổ to cõngmột con bê băng vào rẫy ông. Ông liền cấttiếng vừa xua đuổi hổ vừa la làng. Lại sẵn cóđống đá trên chòi, ông nhặt một hòn ném đónđầu con hổ. Bỗng con hổ gầm lên một tiếng,vứt con bê xuống, lao đến chòi ông. Ông Cổnthủ chắc tay mác chực sẵn. Đến gần chòi thìcon hổ nhảy vọt lên, bám vào được một gócsàn chòi, làm cái chòi chao mạnh. Ông Cổnchới với, chưa kịp trở tay. Vừa lấy lại đượcthăng bằng: ông giương mác định đâm vào ứccon hổ, ẩy nó xuống trong lúc nó đang trằnmình để đu lên chòi. Bỗng rắc, rắc, rắc! Ba cộtchòi gẫy, chỉ còn cái cột tươi bị sức nặng cảcái chòi và con hổ vít xuống như thể tổ chèobẻo treo đầu ngọn nứa non. Ông Cổn rơi mấtmác. Hai tay ôm lấy cái cột còn lại, la làng. Bâygiờ thì cái chòi sa xuống quá thấp. Khi các bạnrẫy đến thì mọi việc đã kết thúc, chỉ còn lại cáichòi tan hoang và ba cái cột gẫy sát mặt đất.Thì ra khi làm chòi, ông Cổn đã dùng ba câylành ngạnh ải để làm ba cái cột này. Khônghiểu ông có biết thứ gỗ lành ngạnh ải chônxuống đất thì lại chóng bị mục không? Chínhba cái cột này đã giúp con hổ hại ông.
Nghe câu chuyện thương tâm, ông Giáp vàcánh thợ săn dắt chó đi ngay. Đến nơi thìngười làng Mít đã cướp được xác ông Cổnđưa về bãi đất sau làng. Họ kể rằng con hổtha ông Cổn vào bìa rẫy, vờn một lúc như thểmèo vờn chuột rồi vứt lại đấy, bỏ đi.
Ông Giáp và cánh thợ săn dẫn chó vào khurừng quanh rẫy ông Cổn tìm kiếm. Con SóiLửa và con Báo Vàng giúp cánh thợ săn lầntheo dấu vết con thú dữ. Họ lên hết đỉnh ngọnnúi đất thì thấy xác con bê đã bị con hổ ăn mấthai đùi. Đàn chó quần đảo quanh đỉnh ngọnnúi tìm không sót một bụi cây nào. Những sợidây tròng cổ chúng trên cánh tay thợ săn lúcnào cũng căng ra muốn đứt. Ông Giáp đanglưỡng lự không hiểu có nên lùng tiếp haykhông thì chợt một tiếng "ập ùm" vang lên trênđỉnh núi Cụp Vọt, cách đấy chừng bốn nămcánh rừng. Đúng là loài hổ xuất quỷ nhập thầnthật. Mặt trời đã gác núi, không thể tiếp tụccuộc săn lùng được nữa.
Lại một lần nữa tốp thợ săn về không, ôngGiáp và cánh thợ săn ghé vào thăm gia quyếnông Cổn và hứa với họ là sẽ giết bằng đượccon hổ này để trả thù cho linh hồn người xấusố.
Tối ấy về nhà, ông Giáp bị vợ rầy cho mộttrận, đến nỗi ông phải hứa giết được con hổbạc má là sẽ thôi nghề săn hổ, cái nghề "trứngđể đầu đẳng" như người ta thường nói.

CHẠM TRÁN VỚI CON HỔ BẠC MÁ
Hôm sau, một buổi sáng ảm đạm, mây xámnặng như chì kéo sát đỉnh núi từ phương bắcvề phương nam. Mưa lắc rắc trên mái nhà.Ông Giáp đứng từ hiên nhà nhìn ra sân, chìatay ra hứng giọt gianh để ước tính lượng mưa.Mấy con chó săn nằm trên ổ rơm, thấy chủbèn đứng cả dậy đua nhau chạy đến, vâyquanh chân chủ, vừa sủa khe khẽ, vừa vẫyđuôi. Chúng nó đòi đi săn. Ông Giáp cúi xuốngxoa đầu từng con, bảo:
- Yên nào, vào ổ!
Đàn chó thôi chồm lên, nhưng vẫn đi sát cạnhông, trong khi ông ra mở cửa chuồng gà,chuồng lợn và thăm chuồng bò. Bà Giáp đãdậy từ sớm, đang đun nấu dưới bếp. Nghetiếng đàn chó sủa reo vui nho nhỏ. Biết chồngđã dậy, đang âu yếm đàn chó, bà nói vọng ra:
- Nhà lại định đi săn đấy à?
Ông Giáp không có ý định đi săn, nhưng thửthăm dò ý vợ, ông nói:
- Còn xem đã.
- Còn xem gì nữa. - Bà Giáp không bằng lòng,bảo - Đừng đi, tôi van nhà ông. - Bà nói ấm ức- Ông có thương mẹ con tôi không?
Ông Giáp cười vui vẻ, nói:
- Nhà nói gì thế, nghe đến hay. Có gì màcuống lên nào. Tôi đã đi đâu. Mà cho dù có đithì có anh có em chứ lo gì.
Bà Giáp chừng như yên lòng hơn. Bà nói,không có vẻ dấm dứt nữa:
- Người ta tránh hổ không được, mình lại rủnhau đi săn hổ. Con hổ chứ có phải con cầy,con cáo gì cho cam. Mà lại là con hổ bạc má,con hổ...
Bà Giáp định nói: "Con hổ ăn người", nhưngbà lại sợ bị vạ miệng, bà kiêng cho chồng nênkhông nói tiếp.
Lại có tiếng chó đàn sủa nho nhỏ vui mừng ởcổng. Bà Giáp im lặng nghe xem khách là ai.Tiếng ông Giáp cất lên:
- Chú Bào hả? Vào đây!
Chú Bào cất tiếng:
- Anh ạ! - Rồi vừa bước vào cổng, vừa hỏi: -Hôm nay có đi không anh, ta làm một chuyếnsăn lợn lưới đi.
- Xem chừng mưa đấy! - ông Giáp nói - Với lạirừng đang có hổ.
- Trời này chó mới dai sức! - Chú Bào lại nói -Hổ thì mặc hổ chứ sợ gì. Mình săn lợn chứ cósăn hổ đâu.
- Nhưng con hổ nó có phân biệt mình săn lợnrừng hay săn nó đâu. Mới lại nhà tôi bà ấyngăn ghê quá. Mình cũng thấy chùn, ông cụmình hồi xưa dặn rằng. Hễ buổi sáng định đirừng mà đàn bà can ngăn, thì hãy coi chừng.
Bà Giáp nghe hết câu chuyện, bà thấy yênlòng. Đẩy thêm củi vào bếp để nồi cám lợn sôiđều. Bà bước ra, vui vẻ
- Chào chú Bào. Lại sang rủ anh đi săn hả?
Chú Bào cũng cười vui:
- Gì mà chị giữ anh ấy ghê thế. Với anh emchúng tôi thì hổ là gì nào?
Bà Giáp nói:
- Thôi ông ơi! Đàn ông các ông lạ lùng thật.Người ta tránh đi không được, còn mình thì...Nghỉ ngơi vài hôm cho lại gân cốt đã.
Bấy giờ ông Giáp mới dứt khoát:
- Thôi, tạm hoãn nhé! Mấy đám ruộng của tôilúa đã chín, hôm nay phải đi trơi lúa, sợ lợnrừng nó kéo về thì sáu tháng nắng giang mưadầm hóa công cốc.
*
* *
Mấy hôm nay lợn rừng đàn kéo về rất đông.Chúng cắn hạt sồi, hạt dẻ ký cách suốt ngày,rồi đuổi cắn nhau kêu eng éc vang động cảcánh rừng quanh cánh đồng Hung Chè. Mấyđám ruộng của ông Giáp ở cánh đồng nàycũng đang chín. Ban ngày chim ri phá rất dữ,còn đêm đến thì lợn rừng lại kéo đến pháphách, ông muốn ở nhà để đi "trơi" lúa là thế.Tiễn khách về, ông lấy nang chuối hột khô, xénhỏ nối lại, rồi cuốn thành từng vòng, cắt mocau chằm thành những cái gầu hình chóp, trởphía lụa mo trắng ra ngoài, bôi thêm vôi, lấythanh tre bẻ thành hình người, bên ngoài quấnrơm, cho đội nón cơi thành bù nhìn. Mọi việcsửa soạn xong thì trời đã về chiều, lại lác đácmưa lúa trổ, vừa nắng vừa mưa. Tạnh mưa,ông xâu các thứ vào đầu con mác săn rồi gồnglên vai đi vào Hung Chè. Bà vợ can:
- Gần tối rồi, mai hãy đi!
- Còn sớm chán. Sợ tối lợn rừng đàn ra.
- Hay cho thằng Dũng đi với.
- Thôi!
Thằng Dũng rất muốn đi với bố, nhưng ôngkhông cho theo. Khi ông ra gần đến cổng. ConBáo Vàng và con Sói Lửa vừa giằng dây tròngcổ vừa sủa đòi theo. Dũng nói với theo bố:
- Bố ơi. Cho con Báo Vàng và con Sói Lửa đivới, bố ạ!
Ông Giáp dừng chân, bảo:
- Ừ, con thả chúng nó ra.
Hai con chó được cởi tròng cổ, sủa lên mừngrỡ rồi lao theo ông chủ nhanh như tên bắn.Dũng chạy ra cổng nhìn theo bố, bụng xốnxang vì lo. Bởi vì mới hôm qua hổ vừa bắt ôngCổn. Làng Mít cách làng này không mấyđường rừng, mới lại chiều qua con hổ bạc máấy lại gầm ở Cụp Vọt, phía trong khe Độc,Dũng nhìn theo bố mãi cho đến khi bóng ôngkhuất vào truông Hốc Mang mới quay vào nhà.Vào nhà một lúc, ruột gan cậu nóng cồn cào.Cậu bồn chồn, lo lắng, nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con vào trơi lúa với bố đây.
- Ừ, mẹ cũng lo lắm! - Mẹ Dũng bảo - Consang hỏi chú Tín xem chú có đi cùng đượckhông?
Dũng vào giá lấy con mác cán dài lao đi. Cậukhông đến nhà chú Tín. Không được chậmchân, phải kịp đến với bố mình càng nhanhcàng tốt. Cậu cắm đầu chạy như thể mở nướcrút theo con mồi săn cuối ngày. Cậu đã vượtcánh đồng màu, đang tiến nhanh đến cái dốcxuống truông Hốc Mang. Đến đầu dốc, cậubỗng giật thót, tim như muốn bật ra ngoài: cậunghe một tiếng hổ gầm rất gần, không cònnghi ngờ gì nữa, bố đã chạm trán với con thúdữ. Cậu xốc lại mác, băng vào phía cái truôngrậm mà bình thường vào giờ này phải ai cóbản lĩnh lắm mới dám qua. Vừa đến đầu bìatruông Hốc Mang thì cậu nghe tiếng bố:
- Bớ làng! Có hổ! Bà con ơi, hổ....
Dũng vẫn cắm đầu chạy. Đến chuông Đất Đỏthì tiếng ông Giáp nghe rõ mồn một. Đúng làtiếng ông từ trên cây sung Quỳ ở Cồn Lôivọng xuống. Dũng đã nghe tiếng hai con chósủa gay gắt. Dũng cất tiếng:
- Bố đâu, hở bố? Con đây!
Ông Giáp hỏi:
- Thằng Dũng hả? Cẩn thận đấy! Nó đangngồi dưới gốc cây sung Quỳ. Kia, nó đã vươndậy. Cẩn thận kẻo nó lao ra đấy. Đứng lại chờbố! Bố xuống ngay đây! À! Không, nó chạy rồi,nó bị què chân trước rồi! - Ông Giáp bắt đầugọi chó - Sói Lửa, Báo Vàng, êu, êu, êu!
Khi Dũng vào tới nơi thì con hổ đã lê đượcvào rừng, máu rắc đều trên mặt cỏ theo từnglốt chân nó.
Từ nhà ông Giáp vào mấy thửa ruộng ở đồngHung Chè phải đi qua truông Hốc Mang vàtruông Đất Đỏ, rồi qua bãi chăn bò rộng màngười ta gọi là Cồn Lôi. Phía ngoài Cồn Lôi cómột cây sung cổ thụ gốc to như cái nong. Cólẽ thuở xưa khi cây còn bé do bão xô nên đổhơi xiêu xiêu nom thoai thoải như một chiếccầu bắc ngược lên dốc. Bọn trẻ chăn trâuthường đuổi nhau chạy lên chạy xuống trênthân cây này. Bọn chúng gọi nó là cây sungQuỳ. Thân cây sung đổ xiêu ấy cứ cao dầnlên, thẳng tắp đến khoảng ba, bốn sải tayngười lớn, mới trổ ba cành đâm ngang. Tuy làcành, nhưng mỗi cành cũng phải hai vòng tayôm, có thể đi lại trên các đoạn cành này màkhông cần vịn. Từ chạc ba của cây ra mộtđoạn non sải tay thì mỗi cành sung lại đâm lênmột cái chồi nhiều nhánh, cao vút lên.
Ông Giáp gồng các thứ trơi lúa trên vai vàođến Cồn Lôi, đi qua cây sung Quỳ. Hai conchó vẫn bám bên cạnh. Gió từ phía sau thổi lạilàm lông hai con chó xù lên như lông nhím.Chắc lại sắp có mưa, ông Giáp ngẩng nhìn trờirồi lại đi tiếp. Bỗng hai con chó cùng lúc chữnglại, thân hơi lùi ra phía sau, chân choãi về phíatrước. Chúng gừ lên dữ tợn, nhìn vào cái bờcây rậm của Cồn Lôi trước mặt, cách hơn haivạt cây. Mặt trời xuống thấp, hơi chói. Chợtông nhận ra hai vệt trắng, rồi đến cái mặt trònxoe với những sợi ria mép đen. Con hổ bạcmá! Chừng như vừa chui trong bụi ra, lông bịướt nước mưa, nó đang dừng lại liếm láp.Nghe tiếng hai con chó gừ, nó vùng mìnhngẩng lên nhìn ông Giáp, rồi vươn dài ra, laotới. Ông Giáp kịp tung các thứ dây rợ, bù nhìn,gàu trơi lúa bay vung ra, rồi cầm mác thủ thế.Con hổ từng bước một lao đến. Khi người vàhổ còn cách nhau chừng non ngọn sào, nóliền đổi thế. Nó nhón lên trên hai chân sau,một chân trước xòe móng sắc ra to như cái rế,khoeo chân co lại khoèo khoèo, bàn chân đưangang mặt, còn chân kia cũng xòe rộng, đểtrước ngực nhưng cả mu bàn chân trước luônluôn múa may như trong cái thế bắt mác: mộtchân gạt và bắt mác rồi tát ngang gậy hoặcmác, chân kia vật ngang lưng người Ông Giáptay phải nắm chặt khâu mác, tay trái cầm chuôimác, đứng thế trung bình tấn. Còn hai conchó, mỗi con một bên chủ cũng lao xả vào conmãnh thú không chút sợ hãi. Con hổ lao tới rấtsát bên ông Giáp, nhưng nó chưa dám chồmtới. Hai bên gầm nhau trong giây lát. Con SóiLửa lao tới táp vào đùi sau con hổ. Con hổbuộc phải chao chân trước, nghiêng người tátcon chó. Nhanh như tên bắn, ông Giáp laomạnh mũi mác vào cái lỗ hõm ở bả vai con hổ,sâu ngập cả lưỡi mác. Con hổ gầm lên, rùngmình một cái rất mạnh, quật mình trở lại. Trờiơi, mác gãy! ông Giáp hơi hoảng nghĩ thế, vìcán mác bằng tre bị uốn cong. Lấy lại bìnhtĩnh, ông xoay mình theo chiều con hổ xoay.Và cứ thế hai bên quần nhau. Khi con hổ chồmtới thì ông lùi khi nó lùi thì ông tiến, không đểsức nặng con con hổ đè lên làm gãy mác,cũng không để nó lồng ra. Hai con chó lúc nàythi nhau ra sức lao vào cắn xé hổ. Con hổcàng vùng vẫy thì lưỡi mác càng ngoáy mạnhtrong vết thương. Bỗng hai chân trước nó ômlấy cán mác, nghiêng mõm lại táp mạnh vàogiữa cán mác, gần chỗ tay ông Giáp nắm,nhưng ông đã né mác sang bên. Nó rống lênmột tiếng nữa rồi lấy hết sức vùng mạnh tuộtkhỏi lưỡi mác và vùng chạy vào phía rừng. Haicon chó say máu đuổi theo. Ông Giáp nhìnlưỡi mác, thì ôi thôi, lưỡi mác đã bị uốn congnhư chiếc lá lúa. Bây giờ mà nó quay lại thìnguy to. Ông đặt lưỡi mác lên một hòn đá, lấyhòn đá khác ghè cho thẳng lại, rồi vừa hò hétđuổi theo con hổ vừa gọi chó. Hai con chóđuổi theo con hổ được một đoạn thì quay lại.Thôi, đành lại quay về. Ông Giáp định bụng.Nhưng từ đây về nhà phải qua hai cái truôngrậm. Nếu nó quay lại, hai bên chạm trán nhaugiữa truông rậm thì không lợi chút nào. Ôngchợt nảy ra ý gọi người làng vào giúp sức.Ông chạy tới cây sung Quỳ, leo tít lên ngọncây, gọi với ra làng. Vừa cất tiếng gọi được bachập, ông chợt nghĩ đến hai con chó ngồidưới gốc sung. Chỗ đất bằng, có cây sung,con hổ lại đã bị thương, nếu nó có đến cũngchẳng sợ. Nhưng ông vừa xuống đến gốc chòisung trên cái cành nằm ngang thì nghe conSói Lửa và con Báo Vàng đã sủa gay gắt. Ôngnhìn xuống. Con hổ đã ngồi chồm hỗm dướigốc sung. Còn hai con chó thì lùi ra xa, vai kềvai, sủa gióng giả. Hễ thấy con hổ nớm chânlên, cả hai con lại lùi xa hơn. Nhưng khi conthú dữ ngồi xuống thì chúng lại xông vào. Thếnày thì nó chẳng làm gì được hai con chó.Ông Giáp nghĩ thế, rồi hái mấy quả sung tovừa ném vào con hổ, vừa quát:
- Muốn ăn mác nữa thì lên đây.
Con hổ ngẩng lên, đớp một quả sung ôngGiáp vừa ném xuống, nhai rau ráu, rồi như mộtcon mèo, nó đi lên thân cây sung như đi trênchiếc cầu bắc dốc. Hừ, nó làm thật! ông Giápnghĩ, ông cởi nhanh cái dây lưng vòng bằngtơ lượt ra, buộc ngang lưng vào chồi sung,dựa chắc vào chồi cây, hai tay cầm mác chựcsẵn. Con hổ tuy bị thương, nhưng khi nó đingược lên thân cây sung đó cũng nhanh nhẹn.Đến cái cành nằm ngang thì nó bò ra vẻ nặngnề và chậm. Không chờ nó ngồi nhổm lên, ôngGiáp đã dùng hết sức mạnh phóng một mácnhư trời giáng vào ức nó, xô nghiêng thậtmạnh. Nó chới với, trượt khỏi cành cây, rơi từtrên cao chừng hơn con sào xuống đất. Nónằm lịm đi một lúc mới cất đầu lên, cổ sôi cơmnhư mèo gừ chuột.
*
* *
Sáng hôm sau, nhà ông Giáp mổ một con lợnăn mừng ông tai qua nạn khỏi. Trong khi bàcon cô bác vui vẻ chuyện trò, thì có hai ngườilàng Mít đến, một chị đội trên đầu một cáithúng, còn người đàn ông trẻ cầm chai rượu.Thì ra con trai và con dâu ông Cổn. Hai ngườiđặt thúng xuống, bưng và một cái mâm trên cócỗ xôi và con gà luộc. Người con trai ông Cổnnói:
- Mẹ chúng con sai chúng con ra tạ ơn bác.Bác đã trả thù cho thầy chúng con
- Vẽ vời ra thế này? - Ông Giáp băn khoăn. -Bác có giúp được gì cho nhà cháu đâu. Mànếu có làm được chút gì thì cũng là tình làngnghĩa xóm. Ai mà chả phải làm thế.
- Mong bác nhận cho! - Anh con trai nài nỉ. -Bác không nhận thì gia đình nhà con khôngđành lòng, mà tủi cho vong linh thầy con, - Anhrơm rớm nước mắt. Rồi như chợt nhớ ra, anhnói thêm - Các cụ trong làng con bảo con thưavới bác, mời bác cho người vào khiêng con hổbạc má về. Nó nằm chết bên bìa rẫy nhà con.
Nghe anh nói mà mọi người thấy rợn tóc gáy.Con hổ thành tinh rồi chứ chẳng chơi! Bịthương như thế mà nó còn lê được vào tậnlàng Mít, đến đúng cái rẫy ông Cổn, người bịnó vồ, mới chịu nằm chết.
Con gà, mâm xôi được bày ra thêm vào cỗ liênhoan của nhà ông Giáp

CON SÓI LỬA BỎ TRỐN
Núi rừng yên ắng trở lại. Nạn hổ báo vắng hẳnđi. Có chăng thỉnh thoảng có đôi vụ báo, beolòi hoặc hổ rài (loại hổ con yếu ớt) vồ chó ghẻmà thôi.
Thời tiết đang vào xuân. Mùa này và mùa thulà mùa hươu nai thay gạc. Một hôm chú Phúđến nói với ông Giáp:
- Anh ạ, có con hươu thấy mấy hôm nay quanhquẩn bên Bẩy Bạn, con hươu đang kỳ nhungtốt. Sang săn đi, cho em đi cùng.
- Sáng mai chú đến sớm nhé! ta cùng đi.
Sáng hôm sau ông Giáp vừa cơm nước xongthì cánh thợ săn đã có mặt đầy đủ ở nhà ông.Ông cho con Sói Lửa ăn thêm mấy miếng thịtnai nữa, rồi lấy cái tròng cổ định tròng nó lại.Nhưng hễ thấy ông đưa cái tròng lên là nótránh xa ra. Ông đặt cái vòng tròng quanhmiếng thịt nai để khi nó thò mồm vào ăn thìđưa lên thắt lấy cổ, nhưng nó không ăn. Ôngliền xách cồng, cầm mác và cá cái dây tròng,rồi gọi nó. Nó nhầm tưởng được dắt theo đisăn, bấy giờ mới chịu cho tròng cổ. Ông xoaxoa đầu nó, căn dặn:
- Ở nhà em nhé! Ở nhà mà nghỉ ngơi. Mày đãchạy hai ngày liền rồi.
Thế là yên chí. Nhưng khi ông Giáp và cánhthợ săn đeo cồng, xách mác, dắt chó lênđường thì con Sói Lửa lồng lên trong dâybuộc. Nó cố sức định giằng ra khỏi dây đểchạy theo chó đàn. Đã thế con Khoang lại còntrùng trình không chịu đi, làm con Sói Lửacàng lồng lộn mạnh. Chả là mấy hôm nay conKhoang đang theo đực. Mỗi lần được mở cũi,nó vẫn khi thì với con Báo Vàng, khi thì vớicon Sói Lửa đùa nhau, đuổi nhau quanh vườn.Những lúc cả con Báo Vàng, con Sói Lửa vàcon Khoang được thả ra thì hai con chó đựcnày lại hay gầm gừ nhau. Có lẽ ông Giáp biếtý nên ít khi thả hai con này ra cùng một lúc. Vànhững lúc như thế, con bị nhốt, nằm gác mõmlên chân trước, mắt nhìn, cổ họng cứ gừ gừkhông ngơi. Có lẽ hôm nay nó cố giằng theođàn không chỉ vì máu săn bắt mà còn vì mộtcớ khác mạnh hơn.
Con Sói Lửa lồng lộn một lúc rồi nằm vào ổrơm. Thằng Dũng xách cặp đi học. Suốt cảbuổi học cậu không để ý đến chuyện con SóiLửa nữa. Nhưng khi đi học về thì cậu thấy cáidây buộc con Sói Lửa nằm bên ổ rơm, đoạntre luồn sợi dây để chó khỏi cắn đứt dây tròngcổ đã bị vỡ tan. Con Sói Lửa biến đi đâukhông rõ. Dũng hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, con Sói Lửa đâu? Mẹ thả nó ra đấy à?
Bà mẹ bảo:
- Nó cắn vỡ cái ống, mẹ sợ nó cắn đứt cả sợidây nên thả nó ra rồi. Chắc nó quanh quẩnngoài vườn thôi
Dũng lại hỏi:
- Thế mẹ thả nó ra đã lâu chưa?
- Lâu rồi. Có khi mày ra chơi được hai lần thìmẹ thả nó.
Dũng chạy ra vườn tìm con Sói Lửa, nhưngkhông thấy. Dũng lại chạy ra cổng, hú gọi nócũng chả thấy. Hay nó vào Hốc Mang săn mộtmình. Dũng lại ra sau cái dốc con đường vàoHốc Mang hú gọi, cũng chả thấy nó. Dũngquay về nhà thì gặp thằng Long, nó bảo lúcnãy nó đi gánh nước và bắt gặp con Sói Lửabơi qua sông. Nó lấy làm lạ nhìn xem con chónày bơi đi đâu thì thấy lên khỏi bờ. Con chónhằm hướng Bẩy Bạn lao đi. Ra thế! Con SóiLửa lại theo đàn chó đi săn hươu rồi. Dũngyên chí quay về.
Đến buổi cày chiều thì cả xóm xốn xang lên.Mấy đứa con chú Tín và chú Bào chạy tới, rốirít mách với bà Giáp:
- Săn được hươu rồi bác ạ! Bác có nghe cồngkhông?
Bà Giáp bảo:
- Bác biết rồi!
Tiếng cồng đổ một hồi ba tiếng trên Cụp Tranhnghe rõ mồn một. Nhưng sau một hồi ba tiếngrồi im ắng. Không nghe tiếng cồng gióng nhịpba. Sao người ta chưa khiêng con hươu về?Ngồi làm gì mà lâu thế? Chắc đang cắt nhung?Mẹ con bà Giáp hồi hộp, chạy ra chạy vàotrông ngóng. Phải mất gần hai tiếng đồng hồmới nghe sáu chiếc cồng gióng nhịp ba.Không gì sốt ruột bằng thời gian chờ đợi niềmvui đã được báo trước đến. Rút cục đoàn thợsăn đã khiêng con hươu xuống đò qua sông.Đò cập bến. Đàn chó tranh nhau nhảy lêntrước. Tất cả chỉ có bốn con. Dũng nhìnquanh, rồi nhìn bố. Thấy mặt bố rất buồn, cậuhỏi:
- Thế con Sói Lửa đâu hả bố?
- Nó chưa về nhà à? - Rồi ông buồn rầu nói -Thế là nó đã bỏ chúng ta. Âu cũng chỉ tại bố.Tại bố không lường trước, đã xử sự với nónhư với một con chó nhà bình thường.
Săn được con hươu thay với cặp nhung tốtnhưng cả nhà ông Giáp chẳng vui chút nào vìmất một con chó săn.
- Đấy, nó đã phản chủ rồi đấy! - Bà vợ nói câuấy không phải giọng oán trách mà luyến tiếctrong khi cả nhà ngồi mong nó với hy vọngmỏng manh. - Cáo chết còn quay đầu về rừngmà.
- Không phải nó phản chủ; - ông Giáp thanhminh cho con Sói Lửa. - Mọi việc là tại tôi. Tôiđã biết trước, nhưng có lẽ đã xử sự khôngcông bằng với nó.
Ông Giáp kể lại câu chuyện lúc săn hươu. Tốpthợ săn vào đến Rẫy Bạn. Mỗi người dắt theomột con chó, ông Giáp dắt con Báo Vàng lầntheo lốt chân con hươu. Đúng là con hươuthay, gạc còn non. Những chồi non và ngọn cỏbị nó ngắt không đứt ngọn. Như thế là nókhông dám hất mạnh đầu, vì sợ rung đôi gạcnon và sẽ bị đau. Đây rồi, dấu vết này là nómới ngắt lá lúc mờ sáng đây, vì chồi cây cònchảy nhựa. Con Báo Vàng đã bắt được hơinóng, lồng lên trong dây buộc, ông Giáp thảnó ra. Chó đàn cũng được tung ra theo.
Con Báo Vàng chạy thẳng vào đám tế rậm, rồisủa lên gay gắt. Con hươu thay kia rồi. Có mộttiếng vùng mạnh như lợn rừng mắc bẫy, rồicon hươu lao lên đồi tranh. Nó nghênh nghênhcặp gạc non nhìn mông mênh một lúc, nhìnquay về phía đàn chó, rồi nó bật mạnh hai vósau, lao đi. Đàn chó, dẫn đầu là con Báo Vànglao theo. Buổi sáng lũ chó còn sung sức,chúng lao như bay trên các ngọn cỏ tranh.Tốp thợ săn chạy dọc theo triền đồi, cố áp nóra sông. Nhưng con vật hết chạy xuôi rồi lạichạy ngược quanh vùng đồi. Nó cứ quần đảokhoảng năm sáu vòng như thế. Cuối cùng nókhông chạy vòng lại như lần trước, mà cướpđường lao ngược lên mạn Đông Lào. Như vậylà thợ săn sẽ phải bở hơi tai đuổi theo nó sangvùng rừng làng khác. Bỗng con chó nào thếkia? Đúng là con Sói Lửa! Con chó không rõtừ đâu phóng tạt ngang đường con hươu đangchạy. Bây giờ hươu và chó như hai mũi tênbắn chéo nhau. Con Sói Lửa sủa lên một tiếngchói tai, rồi nhảy đứng lên, táp mạnh vào cổcon hươu. Con hươu mất đà, lộn một vòng,làm con Sói Lửa văng ra một đoạn. Cánh thợsăn nhìn rõ cảnh này, hết lời khen ngợi conchó. Con hươu vẫn còn cả sức, nó vùng dậy,chạy quặt trở lại phía Rẫy Bạn. Cuộc săn đuổilại tiếp tục diễn ra trong vùng đồi bát úp nhưlúc sáng. Chưa bao giờ có một cuộc săn thú vịđến thế. Ai cũng tin chắc con hươu sẽ bị hạtrong ngày hôm nay. Người ta thấy thỉnhthoảng con Sói Lửa lại chạy tắt đường đónđầu con hươu, làm con vật càng hốt hoảng. Vềchiều thì con chó kèm sát con hươu. Sau đó làcon Báo Vàng, đến mức một vài lần con hươuđã nằm trong tầm mác mà cánh thợ săn khôngai dám phóng, sợ trúng phải một trong hai conchó. Cuối chiều, khi con hươu chạy cắt ngangCụp Tranh, con Sói Lửa lại diễn lại cú đánhlúc sáng. Nó cắt một đường chéo, dùng cảsức nặng tấn mạnh vào cổ con hươu. Một lầnnữa con vật lại mất đà, nhưng lần này con thúkhông lộn vòng như lần trước mà đổ nhào lậtnghiêng. Nhanh như chớp, con Sói Lửa lấpvào cuống họng con hươu, đè nghiến, con vậtkhông sao cưỡng dậy được nữa.
Khi con hươu bị giết chết, ông Giáp giục cồngbáo tin về cho bà con và người nhà biết thìđàn chó xúm xít quanh con mồi. Tốp thợ sănngồi xả hơi dưới bóng cây dẻ. Con Báo Vàngvà con Sói Lửa quấn quýt bên con Khoang.Con Sói Lửa đặt mõm vào vai con Khoangđịnh liếm mớ lông bết mồ hôi cho bạn, liền bịcon Báo Vàng táp một miếng vào mõm, chắc làđau. Con Sói Lửa gừ lên một tiếng, quay phắt,đớp vào cầu vai con Báo Vàng, rồi xáchngược lên, làm con Báo Vàng chới với haichân trước.
Thuận tay, ông Giáp giơ cán mác quật một roivào đùi con Sói Lửa và quát:
- Sói Lửa! Cắn nhau này!
Con Sói Lửa nhả con Báo Vàng ra. Nó kêuăng ẳng mấy tiếng, chạy cà nhắc một đoạn, vìchân bị đòn đau, rồi ngồi nhìn ông Giáp. Hếtnhìn ông chủ, nó lại nhìn con Báo Vàng, gừ gừtrong cuống họng. Rồi nó quay sang nhìn conKhoang. Khi con Khoang vẫy đuôi chạy lại vớinó, nó lại cất bước chạy tiếp. Ông Giáp hốihận, dịu giọng gọi hai con chó:
- Sói Lửa! Khoang! Lại đây!
Con Khoang ngoan ngoãn quay lại. Còn conSói Lửa thì dừng chân, quay mặt nhìn. ÔngGiáp đứng lên, vừa chạy tới với nó, vừa gọinhư mọi lần vẫn gọi cho nó ăn. Nhưng nó đãcất cẳng chạy dài, càng hú gọi thì nó càngchạy nhanh hơn. Cả tốp thợ săn bần thần ngồiđợi ông Giáp gọi con Sói Lửa. Mãi khi biết nókhông quay trở lại nữa, họ mới trói con mồikhiêng về.
Nghe hết câu chuyện, bà Giáp bảo:
- Thế là tại con chó Khoang.
Ông Giáp gạt đi:
- Sao lại buộc tội cho nó. Mà nó đâu có phải làngười. Huống chi...
Nói đến đây ông Giáp im lặng, vẻ mặt rấtbuồn.
Mất con Sói Lửa, con chó săn có nhiều hứahẹn. Ông Giáp buồn lắm. Mấy hôm liền ôngdắt theo con Khoang sang vùng Rẫy Bạn lầnhồi tìm kiếm con Sói Lửa, chú ý nghe ngóngxem có tiếng nó săn mồi đâu đây không.Nhưng hết ngày này sang ngày khác chẳngthấy tăm hơi nó đâu cả. Cũng vì tiếc con SóiLửa, lại hối hận vì đã đánh nó, ông liều lĩnh đisâu hơn vào phía trong vùng Rẫy Bạn và thảcon Khoang ra cho nó săn lùng, với hy vọnghoặc là nghe tiếng con Khoang, con Sói Lửasẽ tìm đến hoặc ngửi thấy hơi, hai con sẽ tìmgặp nhau. Nhưng lại cũng chẳng thấy tăm hơicon Sói Lửa. Một hôm ông Giáp dắt conKhoang vào Hòn Tròn. Con chó sục sạoquanh vùng, sủa rời rạc. Đó là dấu hiệu nóđang sục tìm con mồi. Bỗng nó chuyển sangsủa gióng giả, réo rắt ba tiếng một. Như vậy làcon Khoang đã bắt gặp con mồi. Có thể nóđang săn con hoẵng. Hoẵng và chó hết chạydọc theo Hòn Tròn, lại chuyển sang Hòn Né.Rồi từ Hòn Né, tiếng con Khoang chuyển dầnsang Cụp Dẻ. Từ Cụp Dẻ, tiếng nó lại sủavòng trở vào Hòn Tròn... ông Giáp xách mácchạy dọc theo các triền núi, thỉnh thoảng lạicất tiếng cổ vũ con chó. Khi con Khoang chạyđổ xuôi Cụp Dẻ thì cùng với tiếng con Khoangsủa quen thuộc, có một thứ tiếng sủa khácnghe óc ách như tiếng chó con mới lớn. Tiếnghai con chó sủa dần về phía ông Giáp đangchạy, ông dừng lại, im lặng đợi xem con chóKhoang đang bám theo con mồi gì, và con chólạ nào cùng săn với nó. Có thể người nào đichặt gỗ mang theo cả chó vào đây. Khi đirừng, người ta hay mang theo chó, để nếu cóhổ, báo chó sẽ báo cho chủ biết. Cùng với mùikhét mỗi lúc một nồng nặc, một con nhím laoqua trước mặt ông Giáp rồi chạy quặt sangHòn Né. Sau con nhím, là con Khoang. Bâygiờ ông Giáp mới biết con Khoang đang sănnhím, ông cứ ngỡ sau con Khoang là con chómới lớn nào đó, nhưng đợi mãi chẳng thấy.Vậy thì con chó lạ vẫn sủa óc ách kia đâu?ông Giáp đang băn khoăn thì từ mạn Hòn Né,con nhím lại đổi hướng, chạy quặt về phía HònTròn cùng với tiếng sủa của con Khoang, vàcon chó lạ. Ông Giáp chạy tới chân Hòn Trònthì nghe có tiếng ai chặt cây. Đến gần, ông cấttiếng hỏi:
- Ai đấy?
- Em đây mà. - Tiếng chú Phú - Anh lại đi sănà? Chó đang săn con gì thế hả anh?
- Con nhím, - Ông Giáp bảo chú - Để đâyhẵng, đi săn nhím với tôi.
Chú Phú xách rựa chạy theo ông Giáp. Vừachạy ông Giáp vừa nghĩ thầm "Chú này có conchó con khá thật!". Hai người đến chỗ conKhoang đang đứng sủa bên một gò đất. Nóđứng trước một cái hang nhím. Trong hangtiếng con chó con vẫn sủa óc ách vọng ra.Ông Giáp vội giữ con Khoang lại, bảo chúPhú:
- Chú đi quanh gò đất xem còn cửa hang nàonữa không. Nếu có thì bịt lại tất. Tôi đi làm rọbẫy. Con chó con gan góc đấy!
Ông Giáp vội vàng chặt những cây xiêm đancỡ cán dao, rút dây rừng tết lại thành cái rọhình nơm. Công việc làm rất nhanh, vì rọ bẫynhím chẳng cần tết dây. Xong rọ, ông lại chặtmột cây xương cá làm cần, buộc vào đầu cầnmột sợi dây rừng, đầu dây còn lại buộc vàomiệng rọ. Cắm chắc cái cần bẫy xuống đất,ông thả con Khoang vào hang nhím rồi vítcong cần bẫy xuống, cài miệng rọ khít vào cửahang. Con Khoang sủa gay gắt trong hangcùng với tiếng con chó lạ sủa óc ách lúc gầncửa hang, lúc rất xa. Có khi tiếng cả hai conchó mất hút, tưởng như chúng đang chạy vềâm phủ. Lúc sau lại nghe tiếng chúng nó. Rồitiếng chúng lại rộ lên. Bỗng từ trong hang, connhím lao vụt ra, đâm sầm đầu vào đáy rọ,chiếc cần bật. Xách cái rọ có con nhím đầu lộnngược lên. Ông Giáp và chú Phú vừa đập chếtcon nhím thì hai con chó trong hang lao ra.Con ra trước, cố lết đi một đoạn rồi quằn quại,mình đầy lông nhím, ông Giáp kêu lên:
- Ôi, con Sói Lửa! Thì ra không phải con chócon nhà chú à?
- Không! Em lại tưởng con Sói Lửa đã trở về.Em thấy nó và con Khoang cùng săn mồi từsáng.
Ông Giáp chạy đến vực con Sói Lửa lên, lầnnhổ hết lông nhím trên mình nó. Nó vừa vẫyđuôi, vừa rên ư ử. Nhổ hết lông nhím rồi, conSói Lửa đứng dậy, hết hít ngửi trên tay ôngGiáp lại ngửi quần áo ông. Ông buông nó ra,định tìm dây tròng cổ nó dắt về. Con Khoangđến bên nó, vẫy đuôi mừng rỡ định liếm vếtthương cho nó. Nhưng không hiểu sao, nónhe nanh ra, gừ gừ mấy tiếng rồi, bất thìnhlình, nó phóng đi. Ông Giáp buông sợi dây rơixuống đất, nhìn theo con Sói Lửa. Ông nói lầmbầm:
- Mới có mấy hôm mà nó đã khác hẳn đi, sănmồi không sủa to như trước mà sủa óc áchnhư chó sói! Nó đã nhận về nó bao nhiêuchiếc lông nhím để che chở cho con Khoang.Nó vẫn quyến luyến chủ.
- Nhưng sao nó lại gừ gừ với con Khoang khicon này đến gần nó? - Chú Phú hỏi.
Ông Giáp ngẫm nghĩ một lúc rồi bảo:
- Chắc là nó ngửi thấy mùi con Báo Vàng trênmình con Khoang. - ông mỉm cười, nụ cười cóchút cay đắng - Một con chó cái thân thiết lạimang theo hơi một con chó đực từng gây rabất hạnh cho nó, nó gừ và bỏ đi là phải.
- Có thật thế không anh? - Chú Phú tròn xoemắt hỏi.
Bây giờ ông Giáp cười đã thoải mái hơn, bảo:
- Chẳng biết nữa. Đấy chỉ là phỏng đoán theolòng dạ con người - Lòng dạ đàn ông. Cóđúng không nào? - Ông Giáp vuốt lưng conKhoang vẫn đang tần ngần nhìn theo hướngcon Sói Lửa vừa phóng chạy, hỏi - Bị trừngphạt hả? Thôi, đừng buồn.
Hai anh em trói con nhím khiêng về.
Vườn nhà ông Giáp lại um lên vì khói thuinhím. Sau đó thịt nhím ướp riềng mẻ nướngtrên lửa than thơm lừng cả xóm. Ông Giáp chomời cả bạn săn đến vừa nhắm rượu, vừa kểchuyện đàn chó:
- Suy cho kỹ thì không trách được con nào cả:con Sói Lửa bỏ đi không phải chỉ do chuyệngiữa nó với con Báo Vàng, vì con Khoang màlà vì cả đàn. Nếu nó còn thì giữa nó với conBáo Vàng, con nào là đầu đàn? Trong khi nóthừa sức làm đầu đàn một đàn sói hàng trămcon. Còn con Khoang? Nó chỉ là một con chócái.
Một chú nào bỗng cất tiếng:
- Mới ngửi thấy mùi con Báo Vàng trên mìnhcon Khoang mà nó đã gầm gừ như thế. Nếuchạm trán với con Báo Vàng, chắc nó sẽ xéxác ra chứ chả chơi.
Từ hôm con Sói Lửa nhận những chiếc lôngnhím thay cho con Khoang, rồi gầm gừ với conKhoang và bỏ đi, tốp thợ săn và ông Giáp cònvào mạn Rẫy Bạn săn vài lần nữa. Ông Giápđã chuẩn bị sẵn dây tròng cổ, nếu may mắngặp con Sói Lửa lần nữa thì sẽ tròng nó dắtvề. Ông đã có ý định sẵn là dùng nó và conBáo Vàng vào những công việc thích hợp: nósẽ chuyên săn hươu, nai, lợn lòi. Còn con BáoVàng sẽ chuyên săn hoẵng, săn nhím, lửnglợn, lửng chó; còn như nếu săn hổ, báo thì cảhai con cùng hiệp lực. Con Khoang bây giờ đãhết thời kỳ chịu đực, nó đang có chửa nênkhông sợ giữa con Sói Lửa và con Báo Vàngsẽ xảy ra chuyện gằm ghè nhau vì con chó cáinữa.
Ngày nào đàn chó săn do con Báo Vàng dẫnđầu cũng sục sạo khắp hang cùng ngõ hẻmquanh vùng Rẫy Bạn nhưng vừa không gặpcon Sói Lửa, thế là nó rút vào rừng sâu với sóiđàn rồi. Cũng có thể nó chuyển sang vùngrừng khác.
Mùa săn năm ấy kết thúc, mặc dù trên các cộtnhà trên vách nhà ông Giáp thêm nhiều gạcnai, hoẵng, tấm da cây, vuốt hổ,... ông Giápvẫn không vui. Bởi vì theo ông, các thứ trênvách tuy là của hiếm, nhưng kiếm không khó;còn kiếm cho được một con chó như con SóiLửa thì lại là chuyện khó khăn. Bà vợ ôngkhuyên giải mãi mà ông cũng không khuây.
Con chó Khoang đã cho ra đời hai con chócon, một con giống con Sói Lửa, con thứ haigiống con Báo Vàng. Có lẽ hai con chó connày đã làm ông Giáp vơi đi phần nào nỗi tiếcthương con Sói Lửa. Hai con chó được chămbẵm, càng lớn càng xinh. Con Báo Vàng rachiều âu yếm cả hai con chó nhỏ. Phần thì đãhết mùa săn, phần vì con chó Khoang đangnuôi con. Ông Giáp thôi không đi săn nữa.Nhưng việc tìm kiếm con Sói Lửa ông vẫnkhông quên, ông gặp gỡ gần như khắp lượtcác bạn săn, bạn vòng bẫy quanh vùng, nóivới họ rằng nếu con Sói Lửa tình cờ lạc vàođàn họ hoặc sa vào vòng vào bẫy họ, thì xinđừng giết nó, cố tìm hết mọi cách bắt sống,nếu họ cần đổi gì hoặc đòi chuộc bao nhiêuông cũng sẵn sàng.
Mỗi lần có ai đi rừng hoặc đi săn, đi bẫy vềghé vào nhà ông Giáp, ông hồi hộp lắm, ngỡlà người ta đem đến tin tức con Sói Lửa.Nhưng chẳng có tin tức gì tốt lành về nó cả.Không một ai gặp, không một ai nghe tiếng nósủa hoặc lốt chân nó trong vùng rừng làng nàyvà các làng lân cận, nhưng có một lần...
Vùng này vào dịp hè, người ta thường vàorừng gần làng chặt củi tươi vác và nhà dựngquanh những cây mít, cây bưởi cho khô đểđến mùa thu và mùa rét sẽ đun. Mỗi vụ thu,đông thường đun hết từng đống củi to như cáichuồng lợn, phải một hai người chặt và vácsuốt mùa hè mới đủ. Hôm ấy ông Giáp mượnđược một chiếc thuyền. Hai bố con ông ăncơm từ sớm, xách mác tay và gọi theo ba conchó: con Báo Vàng, con Mực và con Đốmxuống thuyền, chèo chếch sang phía Rẫy Bạnchặt củi. Cặp thuyền vào bờ hai bố con leo lênvùng đất có rất nhiều cây xiêm dâu và cây dền.Hai loại gỗ này chặt làm củi thì tuyệt. Cây nàocây nấy thẳng tắp, vừa đủ một nhát rựa, chặtrất mát tay. Họ đang chặt củi thì nghe tiếngchạy sàn sạt, lúc sau ba con chó dạt về,nhưng chúng không cụp đuôi, cụp tai như gặphổ. Mà thực ra họ cũng không ngửi thấy mùihổ. Chỉ có tiếng chim sâu. Tiếng sẻ núi vàchim ri kêu rích rích râm ran ở một lùm cây gầnđấy. Tiếng lũ chim kêu cứ nghe như ai bỏ thócvào trong ống sắt mà lắc.
- Hay là hổ hả bố? - Dũng dừng rựa, hỏi bố.
- Không phải. - ông bố đáp - có lẽ con cầy, conchồn gì thôi.
Dũng nhặt một hòn đá ném vào lùm cây. Bacon chó lao đi, chốc sau đã nghe chúng nósủa gióng giả.
- Chúng nó đang săn con cầy bố ạ! - Dũng gạbố - Đi săn đã bố ạ!
Ông Giáp không đồng ý, bảo:
- Chặt đi! Mấy khi mượn được thuyền. Hômkhác hẵng săn con ạ!
Tiếng ba con chó mỗi lúc một xa, rồi im bặt.Chốc sau lại đã thấy chúng quay về. Cái cảnhlúc nãy lại tái diễn: Ở một lùm cây rậm, lũ chimri, sẻ núi, chim sâu lại kêu lách tách như thóclắc trong ống bơ. Ông Giáp dừng chặt cây, nóivới con:
- Quái! Hay là con beo?
Beo thì Dũng cũng đã từng gặp. Chúng to gấprưỡi con chó lớn nhưng mình dài, chân thấphơn. Beo thường hay rình bắt chó chứ khôngdám tấn công người. Nếu đàn chó khỏe thìbeo cũng sợ. Người ta cũng thường săn beo.Mùi beo không nặng như mùi hổ, người khóphát hiện.
- Có khi con beo đấy bố ạ, - Dũng lại gạ bố -Ta săn đi, bố!
Ông Giáp không đáp. Ông nhặt đá ném vàobụi cây giục chó. Ba con chó lao lên. Từ lùmcây nghe "sạt" một tiếng. Ông bỗng reo lên:
- Con báo hoa con ạ! - Ông dọa con thú: - Taosẽ lột da mày nhồi trấu. Dũng ơi, theo bố!
Hai bố con xách mác tay cùng rượt theo conbáo hoa. Có chủ hỗ trợ, ba con cho cùng lúcsấn lên, áp sát con báo hoa. Con thú dữ lúcđầu còn làm bộ nhử chó: chạy một đoạn nó lạidừng lại. Nhưng sau thấy ba con chó liềumạng xông vào nên nó vùng chạy dài, mỗi lúcbáo và chó mỗi xa người, ông Giáp giục con:
- Nhanh lên, kẻo nó vồ mất chó!
Chạy trong rừng rậm thật là vất vả. Hai bố conông Giáp phải dùng mác tay vừa phát cànhcây lấy lối vừa chạy.
Bỗng nghe một tiếng báo gầm, tiếp theo làtiếng con chó, không rõ là con nào kêu ăngẳng. Ông Giáp vừa chạy, vừa tặc lưỡi:
- Hỏng rồi, nó cắn chết con chó rồi!
Hai bố con vạch rừng chạy gấp. Đến nơi họthấy một cảnh tượng lạ lùng không làm sao cóthể ngờ được: con Đốm và con Mực đang đèlên con báo hoa, vừa cắn vừa day. Còn conBáo Vàng nghênh nghênh một bên mặt để chomột con chó khác liếm. Đúng là con Sói Lửa.Nó vẫn còn quẩn quanh ở vùng này. Ai cũngđoán già đoán non rằng hễ gặp con Báo Vàngthì chắc là nó sẽ xé xác. Nhưng trái lại, chẳngnhững nó không xé xác con Báo Vàng, còncứu con chó này ra khỏi vuốt con báo hoa.
Thấy bố con ông Giáp đến, con Sói Lửa thôikhông liếm máu cho con Báo Vàng nữa, nó lủivào bụi, xa chỗ họ đang đứng hai bước chân,nó đứng nhìn tần ngần. Chắc chắn là con BáoVàng bị mù mắt, vì báo, nhất là báo hoa haymóc mắt con mồi trước khi cắn chết. Con BáoVàng bị một vuốt cào cạnh khóe mắt xuốngđến mép, sâu tận xương và bốn vết khác ở bảvai. Còn con báo hoa thì bị nhiều vết cắn. Mộtvết cắn với bốn dấu răng ở gáy, chắc đây làvết con Báo Vàng cắn: và vết khác ở cổ họng,chính vết này kết thúc cuộc sống của con thúrừng. Đây hẳn là con Sói Lửa, chỉ có hàm sóimới có thể cắm dứt cuống họng và mạch máucổ của con báo hoa. Hẳn con Sói Lửa vẫnbám sát cuộc săn từ đầu, nhưng không dámtới gần đàn chó nhà. Bấy giờ nghe tiếng conBáo Vàng kêu ăng ẳng, biết con chó đầu đànđang lâm nạn, thế là như một con mãnh hổ, nólao tới táp mạnh vào cuống họng con báo hoa,làm hai chân trước con thú dữ run lên, cácngón chân duỗi thẳng ra. Nó cứ xiết chặt họngcon báo cho đến khi không còn thấy gân cốtcon thú giần giật nữa mới chịu nhả.
Ông Giáp nhìn con Sói Lửa âu yếm, cất tiếnggọi nó. Nó vẫy đuôi, ngúc ngắc đầu mừng rỡ.Ông Giáp tiến lại gần, nó vẫn vẫy đuôi, nhưngđi giật lùi mấy bước rồi bất thình lình quayngoắt, chạy biến vào rừng.
Thế là một lần nữa con Sói Lửa lại từ giã bốcon ông Giáp, từ giã đàn chó sau khi đã nêumột cử chỉ cao cả. Lần này nó có vẻ xa cáchhơn, không đến quấn quít bên chân ông nhưnhững lần trước, cả hai bố con bùi ngùi nhìntheo nó. Còn ba con chó, đặc biệt là con BáoVàng đứng tần ngần nhìn theo hướng con SóiLửa bỏ chạy, nhưng nào có thấy bóng dángnó: đứa con côi cút của rừng xanh đã đượccây rừng che kín. Bây giờ ông Giáp mới chợtnhớ ra, ông cất tiếng gọi nó. Nhưng chỉ cótiếng vọng của ngàn cây đáp lại. Ông rầu rĩnói:
- Thôi, bây giờ đừng hòng mong nó quay lại.
Hai bố con ông khiêng con báo hoa xuốngthuyền. Con Báo Vàng ngồi phía mũi thuyền,nghênh nghênh một bên mắt nhìn vào miệtrừng, dáng vẻ đăm chiêu không biết vì nhữngvết thương đang nhức nhối, hay nó muốn xuađi nỗi buồn mà chốc chốc nó lại lắc lắc mặt.
Về nhà ông Giáp vứt con báo hoa cho cánhthợ săn lột da, còn ông thì lao ngay vào chữavết thương cho con Báo Vàng, ông dùng rượunước cốt rửa vết thương cho nó, đắp thuốcdấu ra bên ngoài rồi băng bó lại. Bữa chiềuhôm ấy con Báo Vàng ăn rất khỏe, ăn gần hếtnửa buồng gan con báo hoa trộn trong cháo,không biết vì nó đói, nó ăn báo thù hay vì nónóng ruột. Người ta bảo nọc độc ở vuốt nanhhổ, báo nhập cốt thì nóng ruột phát điên lên.Dũng đã thấy ông Nguyên hổ vồ bị thương,bốc từng vốc tằm mà nhai sống, ăn cả giun đấtnhư ngan, ngỗng, ông phải thuốc thang mất batháng mới khỏi.
Tối ấy thỉnh thoảng Dũng bị giật thót và tỉnhgiấc vì tiếng con Báo Vàng. Khi thì nghe tiếngnó sủa như đang săn hoẵng, lúc thì nghe nótru kéo dài, có khi nó lại kêu ăng ẳng. Chắc lànó nằm mơ, thấy lại những pha săn đuổi nó đãtừng tham dự. Ông Giáp cũng ít ngủ, vẻ bồnchồn. Thấy con trai thức giấc, ông bảo:
- Con Báo Vàng nhiễm độc. Độc chạy hậu rồi,con ạ.
Ông đứng lên vặn to đèn, lục ô thuốc, tìmthuốc giải độc, giải nhiệt cho con chó. Chừngnhư đỡ nhức nhối, nó nằm yên cho đến sáng.Sáng hôm sau không thấy nó rên rỉ, vếtthương ở khóe mắt sưng lên, làm một bên mặtnó xệ ra như bị ong giần đốt. Bố con ông đếnbên nó. Nó nhìn họ đăm đăm, đôi mắt nhưmọng nước.
- Đau lắm hả Báo Vàng? - ông Giáp hỏi và xoalên đầu nó.
Dũng cũng đặt tay lên đầu nó. Đầu nó nóngnhư cục than hồng, ông Giáp vừa cởi dâytròng cổ cho nó, vừa thở than:
- Không khéo con chó nguy mất. Lần này nữacũng chỉ tại bố.
Sáng hôm ấy con Báo Vàng bỏ ăn. ConKhoang dẫn cả hai con chó con tới nằm cạnhnó. Hai con chó con xắn vào con Báo Vàng.Chúng không biết nó đang ốm nặng. Chúng thinhau con thì cắn tai, con thì cắn đuôi nó màkéo. Còn con Khoang thì biết. Hình như nócòn biết cả số phận sắp tới của con Báo Vàngnữa. Đang nằm cạnh con Báo Vàng, chốc nólại đứng dậy, đi vòng quanh con Báo Vàng mộtlượt, vừa đi vừa ngửi trên mình con vật ốm rồirên rỉ. Bà Giáp nấu cháo cho con Báo Vàng,nó vẫn không ăn. Ông Giáp cắt một lát nhunghươu, cặp nhung con hươu thay mà chính nóvà con Sói Lửa hạ được dạo nào, đưa cho nó,nó cũng không ăn. Nó nằm trên cái ổ suốt cảngày, không một tiếng rên rỉ. Buổi chiều nócũng bỏ cơm. Ông Giáp phải cạy mồm nó, đỗcho nó một ít nước thuốc. Nó ngước nhìn ông,nước mắt lưng tròng như thể muốn bảo:"Đừng cho tôi uống thuốc nữa". Tối hôm ấy nónằm yên ắng, không nghe một tiếng sủa, mộttiếng rên, có lẽ nó chịu thuốc chăng? Khi gầnsáng, nghe một tiếng tru dài. Đúng là tiếng củachó sói. Thỉnh thoảng đêm đến lũ chó rừngvẫn kéo đàn về làng. Chúng rất thích hơinhững con vật sắp chết. Nhưng đàn chó nhàông Giáp không sủa như những lần chó sóirừng tru sau bờ tre. Ông Giáp ngồi dậy nghengóng, ông nhìn sang giường bên. Dũng cũngthức giấc. Ông nói với con trai:
- Nghe như tiếng con Sói Lửa ấy.
Dũng nói:
- Chắc chả phải bố ạ. Chả lẽ nó dám bơi quasông cả đêm.
- Sói rừng thì nó chấp gì. Ông bố nói, - Mà cóthể nó bơi về hồi chiều, ẩn nấp trong lùm lòi,bây giờ nó mới về.
Dũng thắc mắc hỏi:
- Nhưng nó về làm gì ạ? Nó không dám đếngần chúng ta cơ mà?
Ông bố đoán:
- Có thể nó theo về từ hôm ta săn được conbáo hoa nhưng không dám vào nhà. Chắc lànó theo về vì con Khoang.
Lại một tiếng tru nữa, nhưng lần này thì ngherõ hơn. Đúng là tiếng con Sói Lửa. Sau đó tấtcả trở lại yên ắng. Bố con ông Giáp còn lắngnghe một lúc nữa nhưng chẳng thấy gì. Hai bốcon ông tiếp tục ngủ lại cho đến sáng.
Sáng hôm sau Dũng dậy sớm và ra sân. Cậunhìn cái ổ con Báo Vàng trống không rồi nhìnquanh sân, vẫn không thấy con chó. Cậu nóivọng vào nhà.
- Bố ơi! Con Báo Vàng đi đâu rồi ấy.
Ông bà Giáp cùng dỡ cửa bước ra. Dũng racổng, nơi hôm qua cậu đã đoán rằng tiếng trucủa con Báo Vàng từ đấy phát ra. Cậu tới gốccam, nơi cánh thợ săn đã chôn con Khoangmẹ, hôm nó bị hổ vồ. Đến nơi cậu sững người,xúc động không nén được. Cậu trào nướcmắt, gọi bố:
- Bố ơi! Con Báo Vàng chết rồi.
Cả bố lẫn mẹ Dũng chạy đến bên gốc cam.Con Báo Vàng nằm duỗi bốn chân dưới gốccây, đúng chỗ mộ con Khoang mẹ. Con BáoVàng như thể bảo, nó đã tìm đúng chỗ bạn nóđã yên giấc để gieo mình xuống đây từ giãcuộc sống tung hoành nơi núi rừng.
Ông Giáp cũng xúc động, đứng lặng đi mộtlúc, rồi bảo con trai:
- Con thả đàn chó ra!
Dũng vào thả lũ chó đàn. Còn bà Giáp thì racổng tháo chốt mở cổng. Bỗng bà giật thót,sau đó giọng đầy thương cảm bà kêu lên:
- Nhà nó ơi! Con Sói Lửa về đây rồi.
Con chó phóng đến chỗ con Báo Vàng trướckhi bà Giáp nói hết câu. Thì ra cả đêm nóquanh quẩn phía bên ngoài vườn. Có thể nóđoán biết được con Báo Vàng sắp chết nhưngbờ vườn quá dày nó không sao vào được đểtừ biệt con chó đầu đàn, ân nhân của nó. Mấycon chó đàn chạy đến vây quanh gốc cam.Con chó Khoang dẫn hai con chó con đến vớicon Báo Vàng. Hai con chó con bỡ ngỡ nhìncon chó lạ mà từ lọt lòng đến giờ chúng mớigặp. Còn con Sói Lửa thì đến cúi xuống ngửixác con Báo Vàng. Nó ngồi xuống trên haichân sau, cất cao đầu tru lên từng chập.
Ông Giáp cúi xuống xoa lưng con Sói Lửatrong lúc nó vẫn ngửi hít trên mình con BáoVàng, con chó đầy ân tình với nó giờ đã nằmbất động. Nó rên rỉ chừng như hối hận chỉ vìcon chó cái mà đã cắn vào cầu vai của conBáo Vàng dạo nào. Nó mặc cho ông Giáp vuốtve trên lưng.
Ông Giáp buồn rầu nói với nó:
- Mày là con vật có nghĩa có tình đấy. Chắc làmày ân hận. Giờ thì chẳng còn nó để mày gầmghè nữa.
Hai con chó con vẫn chạy xung quanh chânsau con chó lạ, sủa óc ách. Ông Giáp chỉ consói lại bảo:
- Đây, con mày đây! Còn con Khoang của màykia!
Ông Giáp ngờ rằng bây giờ thì con Sói Lửa sẽở lại, không bỏ đi nữa. Chôn cất con Báo Vàngxong, Dũng hỏi bố:
- Bố ơi, tròng con Sói Lửa lại nhé?
Ông Giáp bảo:
- Không cần vội! Để xem nó có chịu ở khôngđã. Nó đã cố không ở thì tròng cũng chẳnglàm gì.
Còn bà vợ ông đã vào nhà từ bao giờ. Bà lụcthức ăn và cơm nguội để ra âu gọi con SóiLửa, nhưng chẳng thấy nó đâu nữa. Dũngchạy khắp vườn tìm cũng chẳng thấy nó. Dũngra cổng thì thấy lốt chân nó chạy để lại trên lốiđi. Theo lốt chân, Dũng ra tận đường xuốngbến sông gánh nước. Người ta mách rằngthấy con Sói Lửa chạy như đuổi hoẵng, laosầm xuống sông, bơi sang Cồn Soi rồi. Dũnglắc đầu buồn bã. Thế đấy. Một con chó sốngnghĩa tình, dứt khoát, rõ ràng mà lại rất khóhiểu. Nó trở về chốc lát đâu phải vì con chóKhoang mà vì một cái gì đó lớn lao hơn. Hiểutính nết chó săn như ông Giáp mà vẫn đoánnhầm không phải một lần.
Mất hai con chó săn đầu đàn trong vòng mộtnăm không chỉ làm bố con ông Giáp mà cảcánh thợ săn trong bạn săn đều tiếc.
Những tháng hè năm nay ông Giáp rất buồn.Dũng cũng không vui mấy. Cậu tưởng với đànchó săn có con đầu đàn khôn như con BáoVàng thì cậu có thể mặc sức rong ruổi trongrừng, có khi chẳng cần bạn săn. Mùa nàyngười ta ít khi săn hoẵng, bởi vì chạy đườngtrường suốt ngày dưới nắng gắt, gió rang chósăn không chịu được, có con đã chết đứng khicon mồi vừa bị hạ. Nhưng mùa hè săn nhím,lửng lợn, lửng chó và cầy thì thú vị, một mìnhmột vạng lưới, một đàn chó với con đầu đànkhôn ngoan là được. Hè năm nay Dũng đã cóý định vừa đi săn, vừa tìm kiếm con Sói Lửa.Nhưng mọi dự tính như thế là hỏng hết rồi,con chó đầu đàn đã chết, nhưng Dũng khôngchịu bó tay. Cậu nghĩ ra nhiều trò để cho vụhè này khỏi tẻ. Lúc đầu cậu đi bẫy chim bằngnhựa có con mồi là cú mèo hoặc cắm nhựa ởbờ suối bẫy chim uống nước. Rồi cậu lại xoayra đi mồi gà gô. Chẳng là cậu có một con gàgô mồi khôn lắm. Cậu đã dày công tập cho congà gô mồi, hễ chủ đưa ngón tay trỏ ra huơ huơtrước mặt là con gà gô mồi cất tiếng gáy. Khicó tiếng gà gô núi đáp lại hoặc tiếng xào xạctrong cỏ tranh, con gà gô mồi càng gáy gaygắt hơn. Cậu lại đã làm sẵn một tay lưới sậprộng bằng cái lồng bàn đậy cơm, hình cánhcung. Mùa này đang mùa gà gô chọi nhau.Cậu xách con gà gô mồi, lưới và cái giỏ đựngcon mồi ra đồi sim dạo nào thằng Lân bị conSói Lửa "tha mất" để sập gà gô núi. Ở ngọnđồi này rất nhiều gà gô, có điều ít có cỏ tranhrậm để có thể nấp kín người và giấu lưới. Vậymà ngày nào cậu cũng bẫy được gà gô. Cậuchợt nhớ đến các ngọn đồi bên kia sông, gầnvùng Rẫy Bạn. Ở đấy cỏ tranh rất tốt lại rấtnhiều gà gô. Thế là cậu dắt theo con Khoangrồi xách lưới, gà gô mồi và giỏ sang sông. ConKhoang sẽ ngồi bên cạnh canh chừng, nếu cóhổ, beo, báo... thì con chó sẽ nhận ra từ xa.Bấy giờ cậu sẽ biết mà "cao chạy xa bay".
Ngọn đồi này quả lắm gà gô thật, Dũng tìmmột bụi cỏ thật rậm gần chỗ nấp, buộc conKhoang vào đấy, đè đầu con chó xuống bảonằm yên, rồi bắt đầu giém chỗ cho mình. Cậungồi trong bụi cỏ tranh rậm. Dây buộc con gàgô mồi và một bên mép lưới cậu dùng hai bànchân giẫm lên đè chặt lấy. Còn hai tay cậucầm hai đầu cánh cung lưới. Tất cả người,tay, chân và lưới đều được cỏ tranh che kín,chỉ có con gà gô mồi là cố lộ ra để gà gô núitới gần nom thấy. Mọi việc xong xuôi, cậu đưatay ra hiệu cho con gà gô mồi. Con gà gô mồiliền đập cánh mấy cái rồi gáy "kéc kè kè kè..."- Tiếng con gà gô mồi vừa dứt đã nghe con gàgô núi đáp lại. Con gà gô mồi lại đập cánh, gáygay gắt hơn. Bỗng "sạt sạt" con gà gô núi vừabay lướt trên cỏ tranh vừa lủi nhanh, lao đếnchỗ con gà gô mồi. Nó đã nom thấy con gà gômồi. Và cứ thế nó lao bừa vào đá. Dũng úpmạnh cánh rung lưới xuống chụp trùm kín lấycon mồi. Bấy giờ con gà gô núi chừng nhưmới hiểu ra phía sau bụi cỏ tranh rậm cóngười ngồi. Nhưng đã muộn rồi. Cái trò hùnghổ, thích gây gổ không đắn đo, suy tínhthường dễ sa lưới là thế.
Thằng Dũng bắt con gà gô này cho vào giỏ rồilại tìm đến chỗ khác, nơi ấy có con gà gô núiđang gáy. Cứ thế, cậu đã bẫy được ba con gàgô trống béo. Cậu lần lên đỉnh ngọn đồi. Ở đấycó gió mát hơn. Cậu lại đã tìm được chỗ thuậnlợi: đám cỏ tranh rất rậm, gió lại thổi ngượcchiều nên đến gần mà con gà gô núi vẫn chưabiết, Dũng đặt lưới, con gà gô mồi, và ngụytrang xong, cậu lại ra hiệu cho gà gô nhà gáy,Dũng diễn lại cái trò như mọi lần: có tiếng sànsạt. Nhưng con gà gô núi không đáp xuốngchỗ con gà gô mồi mà bay thẳng xuống phíachân đồi. Con gà gô mồi lại gáy tiếp. Chợt cótiếng lao xao trong cỏ tranh đâu như đến ba,bốn chỗ. Quái, chẳng lẽ có ba, bốn con gà gôtrống cùng ở chung một khoảng đất? Khôngbao giờ có chuyện này. Nếu vùng đồi nhiều gàgô trống thì vùng chiếm cứ của mỗi con gà gôtrống thu hẹp lại, chứ không bao giờ chúngchịu sống thành đàn cả. Dũng đang băn khoănthì bỗng con Khoang chồm lên, nhe nanh ragừ gừ. Bất giác Dũng giật lấy cái mác tay đểbên cạnh, nhìn quanh. Cậu bàng hoàng, sợhãi trong giây lát. Quanh cậu đến bốn năm consói lửa đang xông tới. Một con lao thẳng vàocon gà gô mồi, nhưng chừng như thấy lưới nódừng lại, ngẩng nhìn Dũng qua lớp tranh kín.Dũng toan giáng một mác nhưng còn hơi xa.Chợt thấy con sói vẫy đuôi. Trời ơi, con SóiLửa! Con Sói Lửa đảo một vòng quanh Dũng,xua lũ chó đàn ra xa rồi đến bên cậu. Còn cậuthì nhào ra ôm lấy con Sói Lửa; nước mắt giàngiụa. Từ giờ phút đó, con Sói Lửa theo Dũngđi săn gà gô. Mỗi lần đến một bụi tranh, chỗDũng nấp để sập gà gô, con Sói Lửa và conKhoang chui vào một bụi cỏ tranh, nằm im thinthít nhìn Dũng. Nhưng một phần vì có sói lửađàn, gà gô núi lẩn mất, phần vì nỗi hồi hộpkhông kìm được, chả còn lòng dạ nào mà bẫygà gô nữa, cậu xách lưới, ôm con gà gô mồi,đeo giỏ, gọi hai con chó ra về. Lần này thìchắc chắn Dũng gọi được con Sói Lửa về.Con Sói Lửa và con Khoang xăm xăm chạytrước xuống bến. Dũng xuống đò, con Khoangnhảy lên theo. Nhưng con Sói Lửa chỉ ngồitrên bờ sủa. Dũng nhảy xuống, định bế nó lênthuyền, nhưng nó đã sủa lên một tiếng rồi cochân, phóng thẳng vào Rẫy Bạn. Trong lúc đócon Khoang ngồi trên thuyền, xốn xang lên,hết nhổm dậy chạy từ đầu mũi tới đầu lái, rồilại chạy từ đầu lái đến đầu mũi thuyền. Thuyềnchòng chành làm con chó hốt hoảng. Nó ngồixuống nhìn về phía rừng âm u mà tru từngchập dài. Một lần nữa Dũng lại không hiểu nổicon chó rừng này. Dù sao Dũng rất cám ơnnó. Nếu không có con Sói Lửa thì thế nào cậucũng đã bị lôi thôi với lũ chó sói.

MỘT LẦN ĐI SĂN  RỪNG
Những ngày  của Dũng qua đi trong mongđợi con Sói Lửa đột ngột quay về. Nhưngcàng trông càng vắng. Vào những ngày chớmthu,  một người trong tốp thợ gỗ báo choông Giáp biết chú  gặp một đàn sói, trongđàn hình như  con Sói Lửa của ông  thunglũng Vũng Trổ. Ban đầu thì ông hơi ngạc nhiênnhưng sau đó ông nói với chú thợ rừng:
- Cũng  thể lắm. Đối với thú rừng, nhất làvới chó sói thì quãng đường ấy thấm gì. Thếlà không còn mong   quay về nữa.
Vũng Trổ  phía trong vùng Rẫy Bạn. Từ làngvào đấy phải mất hai ngày đường. Đấy  mộtthung lũng rất rộng, thấp hẳn xuống, xungquanh bao bọc bởi những dãy rừng già. Xưakia, những người theo Nguyễn Huệ bị GiaLong truy lùng đã vào đây khai khẩn, sinh cơlập nghiệp. Được ít lâu, phần  lam sơnchướng khí, phần  hổ báo  thú dữ đe dọanên họ phải bỏ  ngơi lại, rút ra làng, tản mátmỗi người một phương. Về sau ruộng nươngcủa họ trở lại thành rừng. Bây giờ người ta chỉcòn nhận ra dấu tích của họ để lại do nhữngcây mít, cây bưởi, cây chè cổ thụ hoặc nhữngluống đất kiểu vồng khoai. "Cánh đồng rừng"này cây cối vươn cao, thẳng tắp nhưng thưa,xen giữa những rừng cây  các bãi cỏ, cồn cỏvà bãi thụt ngút ngàn cỏ nước. Quanh thunglũng  những mái rừng bạt ngàn nhữngchuối, lồ ô, mai, nứa - những thứ  loài thúmóng guốc lớn lớn thích ăn. Thợ săn thỉnhthoảng cũng  rủ nhau vào đây săn voi, bòrừng   tót.
Một hôm cánh thợ săn trong bạn săn của ôngGiáp đến nhà ông chơi, họ rủ ông đi săn bòrừng. Ông suy tính một lúc rồi gật đầu:
-  năm nay ta nên trở lại săn  rừng vậy.

MỘT LẦN ĐI SĂN BÒ RỪNG
Những ngày hè của Dũng qua đi trong mongđợi con Sói Lửa đột ngột quay về. Nhưngcàng trông càng vắng. Vào những ngày chớmthu, có một người trong tốp thợ gỗ báo choông Giáp biết chú có gặp một đàn sói, trongđàn hình như có con Sói Lửa của ông ở thunglũng Vũng Trổ. Ban đầu thì ông hơi ngạc nhiênnhưng sau đó ông nói với chú thợ rừng:
- Cũng có thể lắm. Đối với thú rừng, nhất làvới chó sói thì quãng đường ấy thấm gì. Thếlà không còn mong gì nó quay về nữa.
Vũng Trổ là phía trong vùng Rẫy Bạn. Từ làngvào đấy phải mất hai ngày đường. Đấy là mộtthung lũng rất rộng, thấp hẳn xuống, xungquanh bao bọc bởi những dãy rừng già. Xưakia, những người theo Nguyễn Huệ bị GiaLong truy lùng đã vào đây khai khẩn, sinh cơlập nghiệp. Được ít lâu, phần vì lam sơnchướng khí, phần vì hổ báo và thú dữ đe dọanên họ phải bỏ cơ ngơi lại, rút ra làng, tản mátmỗi người một phương. Về sau ruộng nươngcủa họ trở lại thành rừng. Bây giờ người ta chỉcòn nhận ra dấu tích của họ để lại do nhữngcây mít, cây bưởi, cây chè cổ thụ hoặc nhữngluống đất kiểu vồng khoai. "Cánh đồng rừng"này cây cối vươn cao, thẳng tắp nhưng thưa,xen giữa những rừng cây là các bãi cỏ, cồn cỏvà bãi thụt ngút ngàn cỏ nước. Quanh thunglũng có những mái rừng bạt ngàn nhữngchuối, lồ ô, mai, nứa - những thứ mà loài thúmóng guốc lớn lớn thích ăn. Thợ săn thỉnhthoảng cũng có rủ nhau vào đây săn voi, bòrừng và bò tót.
Một hôm cánh thợ săn trong bạn săn của ôngGiáp đến nhà ông chơi, họ rủ ông đi săn bòrừng. Ông suy tính một lúc rồi gật đầu:
- Ừ năm nay ta nên trở lại săn bò rừng vậy.
Ông Giáp nói vậy là vì năm vừa qua bạn sănnày không đi săn bò rừng, và vì năm naykhông có con chó săn đầu đàn nào nữa nênkhó săn hươu, nai và hoẵng. Còn săn bò thìkhông cần đến những con chó thính hơi.
Tốp thợ săn vào rừng tìm đường đàn bò hayđi lại, làm những cái thòng lọng có khúc gỗ đặtsẵn bên đường. Mất năm ngày liền họ đãchuẩn bị được một bãi săn, chỉ cần chờ mộttrận mưa nữa là đẹp, mưa để xóa hết dấu vếtcon người. May quá, khi tốp thợ săn về nhà thìtrời đổ một cơn mưa giông. Ai cũng bảo nhưthế là vận may đã đến.
Nhưng thật không ngờ, trước hôm thợ sănsửa soạn lên đường vào bãi săn thì ông Giápcó trát quan đòi lên huyện vì chuyện viên línhlệ dạo nào bị con Sói Lửa cắn vào cánh tay.Nguyên do là viên lính lệ bị bệnh thương hànrồi chết. Người nhà lão phát đơn kiện ôngGiáp. Họ đổ cho ông đã để chó dại cắn chếtngười của họ và đòi bồi thường nhân mạng.Chuyện tưởng không đâu vậy mà cứ nhìnhằng mãi, cuối cùng mọi chuyện trái phải đãrạch ròi. Quan trên thấy không có cớ để bắtông Giáp bồi thường, đành phải xử trắng án.Cũng do vụ rắc rối này nên khi cánh thợ sănđến rủ ông đi săn bò rừng, ông bảo:
- Hoãn lại ít hôm nữa! - Nhưng chừng nhưthấy cánh thợ săn chưng hửng vì buồn, ông lạibảo - Hay là các chú cứ đi, dắt theo cả ba conchó lớn! - Ông nhìn con trai, hỏi: - Bao giờtrường khai giảng?
Dũng thưa:
- Còn gần hai tháng nữa bố ạ.
Ông lại hỏi:
- Mày có muốn đi săn bò rừng với các chúkhông? Cứ đi cho quen.
Bà vợ ông hốt hoảng, từ nhà trong chạy rabảo:
- Không được đâu! Rồi lại lạc rừng đấy.
Ông Giáp tính toán một lúc rồi nói:
- Không sợ đâu! Nếu có bị lạc thì gọi chó: "Lạcđường nắm đuôi chó" con ạ! Nhưng phải cẩnthận, phải nghe lời các chú thợ săn.
Ông Giáp đã quyết thì bà vợ cũng không canngăn. Sáng hôm sau, bà chuẩn bị cho con traimọi thứ như những lần chuẩn bị cho chồng đisăn bò rừng: mo cơm ăn trưa cho người vàchó, gạo, mắm muối đủ ăn ba bốn ngày. Bàcòn cẩn thận nhét vào túi áo con bao diêm, góimuối ràng bọc kín bên ngoài bằng lá chuốikhô, bỏ túi cài kim băng lại cẩn thận. Dũng dắtcon chó Khoang còn con Đốm và con Mực thìcác chú dắt. Tốp săn bò rừng gồm có nămngười. Đi mất gần hai ngày đường rừng thì họđến thung lũng Vũng Trổ. Đúng là lời người tađồn đại quả không ngoa: vùng rừng thật làtuyệt, rừng cây xen lẫn đồng cỏ, bãi lầy, hệtnhư một vùng chăn nuôi mà thiên nhiên đã tạora cho thợ săn nuôi muông thú. Leo lên câycao nhìn bất cứ một bãi cỏ nào cũng có thểthấy từng đàn bò rừng, trâu rừng nhởn nhơgặm cỏ như những đàn trâu bò nhà. Cũng trêncác trảng cỏ có những gia đình nai hoặc hươunăm bảy con, chốc chốc lại tung vó chạy vòngquanh bãi hoặc nghểnh cổ ngơ ngác vào rừngcây.
Cánh thợ săn hạ trại bên một cái hang đặtcạnh dòng sông. Dũng ở lại trại nấu cơm, còncánh thợ săn thì đi xem lại các bẫy thòng lọng.Họ xem xét những con đường mà đàn thú cóthể tháo chạy, rồi chặt cây rào chắn lại. Mọiviệc xong xuôi cánh thợ săn trở về thì cơm đãchín. Cơm nước xong xuôi thì mặt trời lặn,bóng núi ập xuống trùm kín cả bãi cỏ, rừngcây.
*
* *
Hôm sau khi gà rừng cất tiếng gáy thì cánhthợ săn đã đánh thức nhau dậy, sửa soạncơm nước để kịp ra bãi săn.
Biết tính nết bò rừng nhút nhát, cánh thợ sănphải tranh thủ đi thật sớm khi trời còn đẫmsương, chưa có gió để chúng khó phát hiện.
Đến bãi săn, chú Bào chỉ một cây dẻ gai to vàthẳng, trên ngọn có ba cành đâm chếch thànhchạc ba, ngay cạnh con đường mòn do trâu bòrừng đi, bảo Dũng leo lên ngồi, hễ thấy đàn bòrút về hướng này thì hò hét xua đuổi. Chú còndặn Dũng không được xuống đất, lỡ đàn bò bịdồn đuổi kéo đến sẽ trở tay không kịp, nhất làkhông được tự động xuống đất đi lung tung;cứ ngồi đấy chờ, các chú sẽ quay lại đón.
Dũng vâng lời, leo lên cây dẻ. Cậu chặt cànhcây, cắt dây rừng buộc cành cây lên cái chạcba của cây dẻ làm thành một cái giàn che chắnđể ngồi cho thoải mái. Ngồi trên cao này thìchả có bất cứ một con thú dữ nào. Cậu khoáichí leo lên tận ngọn cây, ngóng nhìn bốn bềnúi rừng trùng điệp, cố đoán xem làng xã mìnhnằm về hướng nào, nhưng thật khó mà hìnhdung được. Cậu có cảm giác như đang ngồitrên cột buồm của chiếc mành đánh cá ra khơi,bốn bề mênh mông trời nước.
Có tiếng hò hét của cánh thợ săn và tiếng chósủa. Cuộc săn đuổi sôi động đã bắt đầu. Dũngđứng hiên ngang trên chòi cao, tay cầm chắccon mác vót sắc thả sức hò hét. Tiếng chósủa, tiếng cành cây gãy ào ào chuyển dần vềphía con đường cậu đang trấn ngự. Cậu lạinghe tiếng chân bò rừng cuốc trên đườngrừng mỗi lúc một rõ dần. Cậu vừa rung cànhcây vừa gào thét. Đàn bò chừng sáu bảy con,dẫn đầu là con bò đực có cái u nhô trên cầuvai nom chư một con bò nhà, đang vừa lắc lắccặp sừng vừa chạy. Nghe tiếng cậu gào thét,con bò đổi hướng, chạy vòng trở lại. Cánh thợsăn chạy vòng lại phía Dũng. Chú Bào nói:
- Khá lắm! Cứ thế là được!
Tiếng chó sủa xa dần. Rồi tiếng cánh thợ săncũng xa nốt. Không gian yên ắng trở lại. Dũngchờ đợi tiếng chó sủa. Tiếng chân bò cuốctrên đường rừng rậm rạp vọng tới. Nhưng vẫnyên ắng. Cậu đợi một lúc rất lâu và bắt đầu sốtruột. Bỗng tiếng chó lại vòng trở lại, mỗi lúcnghe một rõ. Đàn bò, vẫn con bò đực u dẫnđầu vòng lại con đường Dũng đang canh giữ.Cậu lại hò hét, xua đuổi. Con bò đực lại lượnmột vòng rồi dẫn cả đàn quành lại. Cứ thế,đàn bò quanh đi, quanh lại trên vùng rừng dễchừng bằng cả vùng đất làng cậu. Cánh thợsăn cố ép chúng vào các nẻo đường đã đặtsẵn những dây thòng lọng. Nhưng con bò đựcđầu đàn hình như đã bị săn xổng vài lần nênrất khôn. Cuộc săn đuổi vây ráp kéo dài chođến xế bóng vẫn chẳng ăn thua gì. Lại một lầnnữa đàn bò vòng lại, và lần này mặc cho Dũnghò hét, con đầu đàn húc tung cái hàng ràobằng những cành cây ken lại, cứ thế dẫn cảđàn, nhắm con đường mòn phóng nước kiệu.Dũng nghe tiếng chú Bào từ triền rừng bên kiahỏi vọng sang:
- Chúng xé rào rồi à?
- Vâng, chúng xé rào chạy rồi. - Dũng hét to. -Cháu xuống chú nhé!
- Không. Cứ ở trên đấy! - Chú Bào hò bét bạnsăn - Nhanh chân lên các bạn. Đừng hò hétnữa, chạy vòng lên đón đầu!
Thợ săn im lặng. Chốc sau tiếng chó cũng imnốt, tất cả như chìm vào rừng sâu. Dũng vẫnngồi trên cây dẻ chờ tiếng chó sủa vọng lại.Nhưng càng chờ càng mất hút. Trời đã cuốichiều mà vẫn không thấy tăm hơi cánh thợ sănđâu cả. Dũng bắt đầu lo, không khéo các chúcứ mải đuổi theo đàn bò lạc lối rồi cũng nên.Cậu cất tiếng gọi:
- Chú Bào ơi! Chú Tín ơi!
Chẳng có tiếng trả lời. Dũng lại cất tiếng gọichó:
- Khoang... Khoang... Khoang...!
Cũng chẳng có tiếng đàn chó. Bỗng bầu trờiđen kịt lại, cơn giông đột ngột ập đến. Gió thổirất mạnh, thỉnh thoảng lại có những cơn giógiật vặn lấy ngọn cây như muốn nhổ bật gốclên. Cây dẻ Dũng ngồi chao đảo như đưavõng. Cậu cảm thấy giờ phút này mình giốngnhư một con kiến leo lên trên ngọn rau dềngiữa cơn cuồng phong, có thể bị gió cuốn đibất cứ lúc nào và ném bất cứ chỗ nào. Tìnhhuống này cánh thợ săn không hề nghĩ tới.Dũng tụt xuống khỏi ngọn cây dẻ. Nhưng điđâu một mình giữa rừng sâu này? Dũng tínhtoán một lúc. Đành tìm về trại bên bờ suối vậy.Dù sao trại cũng được rào chắn cẩn thận. Cácchú có quay lại đây hẳn cũng đoán ra cậu đãvề trại. Để cho chắc chắn, cậu dùng mũi máckhắc vào vỏ một cành xương cá, loại cây vỏmịn và xanh hai chữ "về trại", rồi dùng mác vạcvỏ cây dẻ ra, tra cành xương cá vào đấy.Trong tốp thợ săn có chú Tín và chú Bào biếtchữ. Hai chú đọc được bức thư này sẽ hiểu.Dũng hình dung lại con đường từ trại đến bãisăn. Phải rồi, lên khỏi dốc, đi qua một quãngrừng nhiều giang; qua một bãi cỏ rộng giữa cónhững cây trâm to, đi xiên qua bãi cỏ lại đếnmột khoảng rừng ẩm ướt thì đến một bãi cỏnước có nhiều cây bằng lăng cành đâm ngangvẫn đang có những cánh hoa tím cuối mùa.Qua bãi cỏ nước này thì đi ngược lên, ngượcmãi lên cánh rừng có nhiều cây to này đây.Trời bắt đầu rắc những hạt mưa lên lá cây.Dũng cúi xuống, một tay cầm mác, tay kia xòera che lấy đầu để đỡ bớt những hạt nước mưarất lạnh khỏi rơi xuống đầu. Phải kiếm mộtngọn lá cọ mà che nếu không thì ướt hết. Cậurẽ lên mái vùng, chỗ có những bụi cọ, chặt mộttàu cọ, khoác lên lưng, rồi buộc túm hai góc lálại làm cái áo tơi. Cậu lại chặt tấm thứ hai, cắtcác rìa lá đi, rồi che lên đầu. Cậu đi xuống dốcrừng theo trí nhớ để tìm đến bãi cỏ nước. Trờimưa mỗi lúc một nặng hạt, gió vấn vít, sấmchớp vẫn nổ ầm ầm. Khu rừng tối sầm lại. Cậuvẫn tiếp tục dấn bước, trong bụng vô cùnghoang mang, lo sợ. Vừa đi vừa tưởng tượngra bao cảnh ngộ hãi hùng: cứ đi như mò mẫmtrong đêm, ngộ nhỡ có con hổ, con báo nàotránh mưa bên một gốc cây lao ra thì nguy;cũng có thể giẫm phải rắn, rết trên đường đi,và trăn nữa, con trăn nằm bên đường, vô phúcgiẫm phải, nó quấn chặt, nâng lên đập xuốngcho mềm rồi mới nuốt. Bất giác cậu cất tiếnggọi lẫn trong nước mắt và nước mưa.
- Chú Bào ơi! Chú Tín ơi!
Nhưng mưa gió, sấm sét gầm rú thế này cácchú làm sao mà nghe thấy cậu gọi. Biết vậynhưng Dũng vẫn cứ gọi. Vừa gọi, cậu vừabước gấp, mong sao tìm thấy bãi cỏ nước.Nhưng cậu đi đã lâu, có lúc vừa đi vừa chạyvẫn không thấy tăm hơi bãi nước đâu cả, màphía trước cũng không thấy có một màn sángnào dù là nhỏ chứng tỏ rằng ở đấy có một bãiquang. Dũng vẫn cứ cắm cúi đi, vừa đi vừa hếtgọi các chú thợ săn, lại gọi chó. Mưa lạnh.Bầu trời trở lại quang đãng, nhưng rừng câyvẫn tối mịt. Một cảm giác kinh hoàng cực độập đến với cậu: trời tối rồi! Cậu đã lạc đường."Lạc đường nắm đuôi chó", người ta bảo thế.Nhưng có con chó nào ở đây đâu? Dũng nghĩđến những con chó. Giá có con Khoang ở đây,dù nó không dắt được Dũng về trại thì cũngbớt cô quạnh, ôi, cậu hơi có chút hy vọngmỏng manh, giá bỗng dưng gặp lại con SóiLửa thì cho dù có lạc đường cậu cũng khôngsợ. Nhưng hy vọng mỏng manh này tan nhanhcàng làm cho nỗi thất vọng, nỗi cô đơn trongcậu tăng lên. Bởi nếu có con Sói Lửa và conchó còn nhớ tới cậu thì cả ngày hôm nay nóđã tìm đến với cậu rồi. Cậu mỏi mệt rã rời,khóc với ai ở đây? Cậu nghĩ thế và vụt đứngdậy mà vẫn không kìm được tủi thân. Cậu cấttiếng gào thảm thiết:
- Bố ơi! Mẹ ơi!
Người ta nói rằng khi con người sắp chết thìthường cất tiếng gọi người thân. Vì thế sautiếng khóc gọi bố, mẹ, Dũng lại càng hoảng.Hết lo sợ cho mình, lại nghĩ đến bố mẹ. Cácchú thợ săn về mà không thấy cậu thì mẹ cậuchết mất. Ôi cậu đã làm được gì đỡ đần chomẹ đâu, mà bao lần đã làm cho mẹ đau đớn.Rồi Dũng lại nghĩ đến bố. Ông là một ngườigan dạ và đôi khi liều lĩnh. Chưa chừng biếtcậu bị lạc, một mình một ngọn mác, ông xẻrừng mà đi trong đêm để tìm bất chấp hổ báo,rắn rít cũng nên. Có thể không giống như mẹ,bố cậu không sụt sùi, không hốt hoảng, ông sẽcắn môi đến bật máu để nén nỗi đau buồn, sẽbóp tưởng đến nát cả vầng trán rộng để tínhtoán xem nên đi tìm con ở đâu, và phán đoánxem liệu có gì không may xảy ra với cậukhông? Bố ơi trong cảnh ngộ này bố làm thếnào hả bố? Phải tĩnh tâm và can đảm! Dũngtưởng như nghe rõ lời bố bên tai. Cậu thôikhóc. Dù sao thì bên mình cậu vẫn còn cónhững thứ cần thiết cho đêm nay mà mẹ đã losẵn: mo cơm đeo bên hông và bao diêm trongtúi vẫn chưa ướt. Phải tìm chỗ nào đó để nghỉtối nay. Không thể cắm lều, nằm dưới đất quađêm giữa rừng sâu nhiều thú dữ này.
Cậu tìm được mấy cây dẻ đỏ mọc gần sátnhau, trên ngọn lại có chạc. Cậu chặt cây convà cắt dây rừng, leo lên ngọn làm chòi. Côngviệc này cũng nhờ bố từng chỉ vẽ nên cậu làmrất thành thạo. Cậu kiếm lá cọ rừng lợp mái,chặt lồ ô chẻ ra làm dát. Cậu còn ken cácđoạn gỗ tươi lại, đắp đất lên làm một cái bếp.Củi trong rừng không hiếm. Mặc dù trời vừamưa, nhưng những cây nứa tép vẫn khô, cậukiếm củi và chặt nứa làm đuốc, chuyển cả lênchòi. Cậu làm những việc này bình tâm nhưlàm việc trên rẫy hay trong vườn nhà, chẳngnghĩ đến chuyện sợ hãi. Cậu lại chặt một câylồ ô non chứa đầy nước. Chỉ cần dồn nướcvào đầy hai ống là cậu có nước đủ dùng chosuốt ngày mai. Vác những cây gỗ mục, gỗ khôchất thành một đống to chỗ bãi đất trống trướccái chòi một đoạn rồi cậu nổi lửa. Đống củi bắtlửa soi sáng cả khoảng rừng. Cậu hy vọngđống lửa nay sẽ giúp các chú thợ săn đi tìmcậu nhìn thấy mà đến. Cậu leo lên chòi, mởcơm nắm ra ăn. Ăn xong, cậu ra khỏi chòi, leolên tít ngọn cây hú vọng bốn xung quanh mộtlúc, rồi tụt xuống, chui vào chòi. Chòi cao vàchắc chắn thế này, có mác sắc trong tay lại cólửa, cậu cảm thấy vững dạ. Bếp lửa trên chòicháy rừng rực, cậu châm ngọn đuốc nứa tépvào lửa. Nứa khô, trên cao được gió, lửa càngbốc mạnh. Cậu nảy ra một ý: buộc đuốc lênngọn cây chắc chắn ánh lửa sẽ chiếu đi xahơn. Giờ này hẳn các chú thợ săn vẫn lặn lộitrong rừng tìm cậu, ngọn lửa này sẽ giúp cácchú đỡ nhọc nhằn hơn. Buộc xong ngọn đuốc,cậu lại xuống chòi. Bây giờ đêm tối quanh chòiđã đặc quánh lại như bồ hóng, cả khu rừngtĩnh mịch, bí hiểm. Chỉ có những cánh chim,những cánh dơi đi ăn đêm vỗ nhè nhẹ. Dướimặt đất có tiếng những con vật gì rón réntrong đêm đen. Một cảm giác tự tin, lẫn mộtchút kiêu hãnh dấy lên trong cậu dù rất nhỏ.Trong gian nguy mà biết bình tĩnh, can đảm thìcon người vẫn có thể làm chủ được, bố từngnói với Dũng như thế. Cậu ra khỏi chòi, cấttiếng đuổi thú giữa rừng khuya một vài lần rồitrở vào, nằm thảnh thơi, nghĩ đến kế hoạchngày mai. Nhất định cậu sẽ tìm ra đường về,sẽ về với bố mẹ. Mải mê với các ý nghĩ, cậungủ thiếp đi lúc nào không biết.

NHỮNG CUỘC GẶP GỠ GIỮA RỪNG GIÀ
Dũng đi theo hướng mặt trời mọc để tìmđường về nhà. Hình như làng cậu ở về hướngđông mà cậu thì đang đi theo hướng bắc.Dũng quay lại đi cho đúng hướng. Nhưng saothế này? Mặt trời đáng lẽ mỗi lúc một lên caothì trái lại Dũng càng đi về hướng mặt trời mọcthì mặt trời càng xuống thấp. Đã thế, trời đổ tốirất mau và giông tố lại nổi lên đột ngột. Dũngđi vào một cánh rừng cây cối ken dày, nhữngcành gai tre tua tủa cứ níu lấy áo quần nhưnhững bàn tay khẳng khiu của phù thủy. Cótiếng hổ gầm dữ dội chuyển dần về phía cậu.Dũng hốt hoảng vạch cây rừng mà chạy.Nhưng hết cành gai này lại đến cành gai khácchắn lấy lối, cậu không sao chạy nhanh được,còn con hổ thì đã tới phía sau kia rồi. Con hổcứ nhảy qua ngọn cây phong phóc rồi bám sátlấy cậu. Cậu cảm thấy con hổ đưa tay vờn saugáy cậu để cho cậu chết khiếp chứ không chịuvồ. Cậu thì hai tay không, con mác rơi đâumất. Đã thế cậu lại cuồng chân không chạyđược nữa. Bỗng nhiên rừng cây đầy cành gaibiến mất, cậu đang chạy trong một rừng tre màcác cây tre không mọc thành bụi, trái lại đứngđơn độc như những cây nêu. Cậu vẫn chạy,nhưng không hiểu sao chân cứ co lên phải lâulâu mới thả xuống đất được, cứ y như đếmtừng bước. Còn con hổ vẫn bám theo cậu,nhưng mỗi lần con hổ định vồ cậu thì hình nhưngọn gió vô hình nào đó đẩy nó lùi lại. Dũngcứ chạy, cuối cùng đến được một cây tre to vàrất cao. Cậu trèo lên cây tre, leo lên tận ngọn.Con hổ ở dưới đất, chốc chốc lại chờn vờn haichân trước. Bỗng cây tre do sức nặng của cậubị vít cong xuống, chân cậu chạm tới đất. Conhổ lao lới, cậu đạp mạnh xuống đất một cái,cây tre lại bật lên, nâng cậu khỏi mặt đất. Rồicây tre lại oằn xuống, chân cậu sắp chạm đất,con hổ lại lao lới. Bỗng có một tiếng rú khủngkhiếp rồi con Sói Lửa, giờ to như một con bò,lao tới đè lên con hổ. Con Sói Lửa và con hổvật nhau. Dũng buông cây tre ra định đến tiếpsức cho con Sói Lửa, nhưng bỗng cậu rơiphịch xuống đất, bị hẫng, và cậu giật mình...thì ra cậu đang chiêm bao. Cậu mở choàngmắt, ngồi dậy thì mặt trời đã rọi vào cửa chòi.
Cậu nhìn xuống bếp lửa dưới đất. Gì thế kia?Cậu đang chiêm bao hay là tỉnh đây? Con SóiLửa của cậu đang ngồi bên bếp lửa, ngẩngmũi lên, cất một tiếng tru dài. Có lẽ con SóiLửa đã tru nhiều lần như thế trong lúc Dũngđang ngủ say nên mới có giấc mơ. Cậu cấttiếng gọi:
- Sói Lửa! Sói Lửa! Êu êu êu!
Con chó nhìn lên chòi vẫy đuôi, Dũng tụtxuống khỏi chòi, Con Sói Lửa lao đến với cậu.Cậu vồ lấy con Sói Lửa, ghì cái đầu bù xù lôngcủa con chó vào lòng. Không ngờ giữa đêmrừng âm u, con Sói Lửa vẫn nhận ra tiếng cậu,đã đến với cậu. Có lẽ suốt đêm qua con vật đãnằm bên bếp lửa ngóng lên chòi, canh cho cậungủ mà cậu không biết. Còn một ít cơm nguộiDũng bê ra cho con chó ăn. Có con Sói Lửabên cạnh rồi, cậu không còn sợ gì hết. Cậuđến bên bếp lửa. Đống củi hôm qua cháy đãgần hết nhưng vẫn rực than. Cậu vùi tro lại giữlấy lửa. Cậu lấy một chiếc lá rừng to bản, hơlên lửa, gói bao diêm lại, cho bao diêm vào túi,buộc lại cẩn thận. Từ nay cậu phải sống mộtmình giữa rừng cho đến khi tìm thấy đường vềnhà, nên phải giữ lấy lửa.
Cần phải có cái gì ăn thì mới có sức đi tìmđường về. Ở rừng thì chẳng sợ đói. Rừng cóđủ thứ để nuôi sống cậu. Mùa này đang làmùa hạt sồi, hạt gắm, hạt dẻ sớm cũng đã có.Quả nhò nhè cũng có thể ăn tạm được. Quảvả thì ngon nhưng ăn nhiều sẽ xót ruột. Quảbứa không nên ăn lúc đói. Khế rừng nhiều vôkể, loại quả này chỉ để nấu dấm cà, nấu canhthịt hoẵng thì ngon tuyệt vời chứ không nên ănlúc đói. Quả săng môi, quả dâu da đất... tất cảcác loại quả khác không ăn trừ bữa được. Cả"cánh đồng rừng" này mít cũng nhiều. Mít giàhái xuống, gỡ lấy múi, tách riêng múi và hạt ra,cho hạt xuống đáy nồi, phía trên là múi đem đồlên, bóc hạt kẹp với múi ăn với vừng rất thú vị.Nhưng Dũng không có nồi. Cậu hái một quảmít già, lấy nước nhào với đất rừng thành mộtlớp bùn bọc ngoài rồi đốt trên lửa. Khi lớp đấtkhô vàng, cậu lại vùi xuống tro than một lúc.Cậu bổ quả mít ra. Ôi, chưa bao giờ có thứ cóthứ quả nướng nào lại có thể địch nổi mítnướng. Cậu vừa ăn, vừa bóc múi cho con SóiLửa. May quá gói muối mẹ gói cho cậu cònnằm trong túi áo, có cài kim băng bên ngoài.Cậu chấm mít với muối cho con Sói Lửa ăn.Con chó vồ vập lấy thứ chất mặn đã từngquen. Ống nước vẫn còn đầy. Cậu cắt một mắtlồ ô làm thành cái cốc rồi rót nước ra uống.Những giờ phút của buổi sáng trôi qua tốtlành, cậu gọi chó, và bắt đầu cuộc tìm kiếmđường về.
Hôm nay bình tâm lại, Dũng mới ngẫm nghĩ vàthấy rằng chỉ có vài ngày thôi mà cậu đã vấpphải một số sai lầm đến nổi dẫn cậu vào tìnhtrạng cô đơn này. Lúc từ nhà vào đây cậu mảisay với trời mây, non nước mà quên để ý mìnhđi theo hướng nào, bên đường đi có những gìđáng chú ý. Rồi lúc rời trại đến bãi săn, cậucũng ỷ vào người lớn mà không chú ý kỹ càngđến đường đi. Giá như trên đường đi, có mácsắc trên tay, cứ một đoạn lại phạt vài cành câyđể đánh dấu thì đâu đến nỗi. Cả khi ngồi trêncây mà bị bão nữa. Thực ra do cậu sợ hãi quámức nên đã tụt xuống khỏi cây dẻ. Nhưng giácó tuột xuống khỏi cây thì cũng không đượcrời khỏi chỗ hẹn để tìm về trại trong khi khôngnhớ rõ đường về. Người ta bảo "sai một ly đimột dặm", còn cậu thì không phải "sai một ly"và rõ ràng không phải là "đi một dặm" nữa.Nhưng thôi, mọi chuyện cứ để đấy hẵng. Bâygiờ thì cậu đã rút được kinh nghiệm. Vừa đi,cậu vừa đánh dấu trên đường. Cứ đi đượcmột đoạn lại chặt một cành cây, khi thì chặt rờihẳn, đặt giữa lối đi, lúc thì chặt cây gẫy sậpxuống. Gặp cây to cậu vạc một bên vỏ. Bâygiờ cái chính là cậu phải tìm về trại săn bênsuối đã. Cậu cứ đi thẳng một mạch theo triềnrừng. Nhưng sao triền rừng này dài đến thế.Con Sói Lửa vẫn kiên nhẫn chạy lon ton bêncậu. Thỉnh thoảng nó lại đảo quanh mái rừngmột vòng. Những lần như thế Dũng rất lo. Cậuchỉ sợ con chó lại bỏ cậu bơ vơ một mình.Nhưng không, con chó chạy đi đâu một lúc rồilại quay về, Dũng định cắt một sợi dây rừngtròng vào cổ chó để dắt. Nhưng rồi cậu lạinghĩ lỡ gặp thú dữ cậu có thể leo lên câyđược, còn chó vướng dây không chạy nhanhđược, cũng không đánh trả thú dữ được thìsao? Cậu bỏ ý định tròng cổ chó.
Có một lần con Sói Lửa chạy đi một lúc rất lâu,Dũng đã tưởng con chó bỏ đi rồi. Cậu cấttiếng gọi, một lát sau con chó mới quay lại,mồm cầm một con cheo cheo. Lần đầu tiênDũng mới thấy chỉ có con Sói Lửa săn đượccheo cheo là một. Thế này thì hay rồi.
Có lẽ đã đến cữ bữa trưa. Bụng Dũng đói cồncào, còn hai chân thì mỏi rã rời. Cậu tìm đượcmột chỗ đất phẳng, ngay cạnh một cây táu to,dễ trèo để ngộ nhỡ đang nghỉ chân mà thú dữập đến thì sẽ leo lên cây. Cậu kiếm củi nhómlửa làm thịt con cheo cheo. Không có nước,cậu đi chặt mấy cây nứa non, lấy nước tronglòng ống nhào đất rừng thành bùn lỏng trátdày lên mình con mồi rồi thui trên lửa, khi lớpbùn se, cậu bóc lớp bùn trên mình con cheocheo đi, lớp lông con vật cũng bong theo. Cứcách ấy cậu đã cạo sạch con mồi. Nước trongcác ống nứa non vẫn đủ rửa sạch con mồi.Cậu chỉ lọc lấy thịt, tim gan con mồi, cònxương xẩu, các thứ thừa vứt đi hết. Thịt conmồi cậu ướp nhạt muối rồi xiên vào que lồ ô,nướng trên than lửa. Thịt cheo cheo nướng đủchín, ăn lúc nóng thật tuyệt. Con Sói Lửa từngày xa gia đình cậu đến nay lần này mớiđược ăn thịt nướng chín có thêm muối, vừa ăncon chó vừa rên ư ử, ra chiều khoái lắm. Ănxong xiên này, cu cậu lại hau háu nhìn xiênkhác. Cứ cậu một miếng, Sói Lửa một miếng,cả hai ăn hết non nửa con cheo cheo, số thịtcòn lại, cậu nướng chín, gói vào lá cọ rừng đểdành đến bữa chiều. Cậu vuốt lưng con SóiLửa dặn:
- Nằm đây mà nghỉ nhé! Chiều chúng mình lạiđi tiếp.
Dũng leo lên tít ngọn cây táu. Cây táu caovượt hẳn lên trên tán rừng. Dũng đưa mắtnhìn xung quanh chỉ thấy toàn một màu xanhthẫm vô tận. Cậu cất tiếng hú gọi các chú thợsăn:
- Hu...! hu... hu... hu...!
Rồi cậu lại cất tiếng gọi chó:
- Khoang... khoang... khoang...!
Chỉ có tiếng ngàn cây vọng lại. Dũng hú gọimột lúc rồi tụt xuống cái giàn dây leo bắcchằng chịt trên chạc cây táu nom như tổ gấu.Cậu cắt vài dây con, buộc các dây to lại vớinhau. Chẳng mất mấy công sức mà cậu đãlàm được một cái võng bằng dây rừng. Cậuchặt các nhánh táu và những nhánh cây khácrậm lá, lót lên cái võng, rồi tra mác vào mộtcành cây, gieo mình xuống võng. Trên cao gióthổi mát rượi, không có vắt rừng quấy rầy, cơnmệt mỏi lại như thấm vào cơ thể kéo sập mimắt cậu xuống. Cậu ngủ thiếp đi lúc nào khôngbiết.
Tiếng cành cây cuốn ào ào và tiếng con SóiLửa sủa gay gắt làm Dũng tỉnh giấc. Cậu ngơngác nhìn về phía có tiếng cành cây gãy vọngtới. Cách cái võng của cậu không xa có haicon gấu ngựa đang cắn nhau. Chúng cấu xénhau, vật nhau trên cây đến mức cả hai conrơi phịch xuống đất. Dũng tưởng từ trên caorơi xuống như thế cả hai đã gãy cổ rồi. Nhưngkhông, chúng đã vùng dậy, đứng trên hai chânsau, còn hai chân trước múa liên hồi, rồi laovào nhau. Chúng vật lộn, cấu xé và gầm rốnglàm cho rừng cây nhốn nháo cả lên, khiến khỉđàn, vẹc đàn kéo nhau nhảy ào ào trên cáctán cây. Hai con thú vật nhau một lúc, hìnhnhư một con thua, con này vùng chạy rồi leothoăn thoắt lên cây. Lần đầu tiên Dũng chínhmắt nom thấy gấu trèo cây. Con gấu trèo y hệtnhư mèo trèo cây cau: bốn chân đầy móng cứbám lấy thân cây, từng nấc, từng nấc mộtphóc lên. Con gấu thắng cuộc đuổi theo. Gấuđi trên các cành nằm ngang chẳng khác gìmèo. Cứ thế chúng đuổi nhau chuyển từ cànhcây này đến cành cây khác. Chúng đangchuyển dần về phía cây táu Dũng ngồi. Từnãy mải xem gấu vật nhau, cắn xé nhau, bâygiờ cậu mới phát hoảng. Thật ra cậu không lạgì loài gấu cho lắm. Chúng không mấy khi tấncông người trừ phi chúng bị dồn vào thế bí. Vàtrong ba loài gấu có ở vùng quê Dũng: gấuchó, gấu lợn và gấu ngựa thì chỉ có gấu ngựalà hung dữ hơn cả. Người ta nói rằng hễ bịgấu vồ thì phải nằm sấp xuống, giả chết, nếukhông nó sẽ móc mất mắt, sau đó mới cấu xé.Bây giờ thì Dũng đang lâm vào cơn nguy khốnđây, ở trên ngọn cây này thì nằm sấp úp mặtxuống sao được? Còn hai con gấu ngựa đanglao tới mỗi lúc một gần. Một ý nghĩ lóe lêntrong đầu Dũng: phải tụt xuống càng nhanh,càng tốt. Thế là cậu vội vàng tụt xuống khỏicây táu. Dưới gốc cây, con Sói Lửa vẫn sủagay gắt, cả hai con gấu chừng như bây giờmới nghe tiếng chó sủa, chúng ngay cổ ra,nhìn xuống đất. Bỗng cả hai cùng hộc lên mộtlúc rồi mỗi con rẽ một lối, chuyền cành bỏchạy, mỗi lúc một xa, chắc là chúng nó nghethấy Dũng và con Sói Lửa.
Sau cơn hốt hoảng, Dũng cùng con Sói Lửalại lên đường tìm về trại săn. Dọc đường lúcđầu Dũng nơm nớp lo sợ, biết đâu lại chẳnggặp một chuyện bất ngờ như gặp gấu lúc nãy.Nhưng rồi không khí sôi động của khu rừnglàm cậu bớt nỗi lo âu. Dũng và con Sói Lửađang đi vào một thế giới kỳ ảo. "Cánh đồngrừng" không hiểu biến đâu mất từ bao giờ, cảdấu tích của người xưa để lại cũng không cònnữa: không còn những cây mít, cây bưởi, câychè cổ thụ; không còn thấy những bụi tre,khóm chuối mà Dũng từng gặp ngày hôm qua.Rừng ở đây cây cối chia thành hai ba lớp. Lớpcây cổ thụ vượt hẳn lên trên cái nền xanh bạtngàn, điểm lên nền rừng xanh non như nhữngchiếc tán cắm không thẳng hàng trên thảm cỏ.Trên tán cao này là thế giới riêng của các loàichim có sải cánh bạt gió. Đó là giang sơn củachim phượng hoàng, chim ó, diều hâu rừng vàđại bàng. Dưới cái tán cao ấy là nền rừng, mộtcái nền màu xanh, đứng từ cây cao nhìn rộngra tưởng như đây là một thảm cỏ được cắt xénthật bằng phẳng. Đây là thế giới của lũ khỉvàng, khỉ quần đùi, vượn, vẹc, các loại chồnmác, sóc, sóc bay, đồi, dơi, chuột leo, cầy vòivà thế giới của các loài chim vừa và nhỏ. Dướicái nền xanh này là lớp cây con, thân câymảnh mai cao vồng, tán lá nhỏ, và đủ loại dâyleo cùng nhiều loại hoa. Đi trong rừng thưanày tầm mắt không bị che kín, có thể nhìn thấycon hoẵng, con lợn lòi, thậm chí con cheocheo chạy vụt qua trước mặt cách xa hàngtrăm mét. Nhưng Dũng không còn tâm trí đểthưởng ngoạn cảnh rừng. Sự bình thản trongcậu vụt biến đi, nhường cho một nỗi bànghoàng chợt đến khi cậu nhận ra rằng, cậu đãđi xa vùng Vũng Trổ rồi. Dũng đã lạc vào mộtcánh rừng gần như nguyên thủy. Con Sói Lửatừ trưa đến giờ vẫn trung thành bám sát bênDũng đến mức có khi thấy một con mồi chạyqua nó cũng bỏ mặc không đuổi theo. Cứ mỗilần bắt gặp một con thú nhỏ, Sói Lửa lạingước nhìn cậu, cố ý thăm dò xem cậu cóthích săn đuổi không. Và cứ mỗi lần như thế,Dũng lại vỗ vỗ gói thịt nướng, bảo nó:
- Thôi, Sói Lửa ạ, còn thịt nướng đây!
Dũng chợt nhớ, mở gói thịt, lấy ra một xâu rồirút cho con Sói Lửa mấy miếng. Sói Lửa vừaăn, vừa nhìn cậu có vẻ hể hả lắm.
Chó và người lại tiếp tục đi. Nhưng đi theohướng nào? Dũng bắt đầu hoang mang.Nhưng rồi cậu vẫn tiếp tục tiến bước, đi xuôitheo mái rừng. Cậu hy vọng sẽ gặp một dòngsuối, và cứ theo dòng suối cậu sẽ đến đượctrại săn hoặc cứ theo dòng suối chảy mà đi thếnào cũng sẽ đến một dòng sông. Bởi có consuối nào lại không đổ ra sông? Bỗng con SóiLửa đứng phắt lại, rồi hai chân sau cào đất,nhìn hau háu về phía trước, mõm chun lại, nhenhững chiếc răng nanh ra, vừa sủa vừa gừ. Gìthế này? Chắc là gặp hổ. Thằng Dũng đanghồi hộp thì chợt nghe phía trước, hơi xa cótiếng cành cây gãy ào ào mỗi lúc một rõ dần.Voi đàn! Dũng chợt kinh hoàng. Bây giờ cậuđã thấy một đàn voi năm con đang lừng lữngđi tới. Dũng bàng hoàng. Làm thế nào bâygiờ? Bỏ chạy ư? Không kịp nữa rồi. Người tanói rằng voi đuổi thì chỉ có cách chạy vòngquanh đồi núi mái dốc theo kiểu cuốn khănmới hòng thoát được. Nhưng đây là rừng rậmbạt ngàn, mái không dốc mà trải dài thì chạycuốn vành khăn làm sao? Đàn voi mỗi lúc mộtđến gần. Con đầu đàn đưa vòi lên phía trướckhuơ khoắng. Hình như nó đã nghe thấy tiếngchó sủa. Nó cất cao vòi lên, gầm một tiếng kéodài. Dũng giật mình lùi lại, rồi quay đầu chạy.Đàn voi bắt đầu đuổi theo, vì cậu nghe tiếngào ào như bão cuốn phía sau. Đến một cây limcao, có nhiều mấu, cậu chợt nhớ ra bèn trèophắt lên cây lim. Ngồi yên trên ngọn cây, cậuđưa mắt nhìn xuống đàn voi đã đến nơi. Conđầu đàn lại tung vòi lên, ngửi hít rồi lại gầmlên. Con voi đầu đàn giận dữ đưa vòi lên quấnlấy một cành lim to bằng bắp chân, giật một cáicành lim gãy ngay. Cây lim rung lên như bịbão. Cứ thế, con voi đầu đàn vặt hết cành nàyđến cành khác của cây lim. Mỗi lần nó giậtcành, Dũng lại ôm chặt lấy thân cây. Thế nàythì đến gãy mất cây lim. Dũng vô cùng lo sợkhi thấy con voi đầu đàn đưa vòi quấn lấy thâncây lim mà giật. Cũng may cây rất to nên convoi không bẻ gãy được. Con voi đầu đàn nhưra hiệu, hai ba con voi đàn khác lại xúm vàoquấn lấy thân cây lim mà giật mặc cho con SóiLửa đang sủa như điên như dại. Cũng may màlũ voi mỗi con giật một phía nên cây vẫn đứngyên. Con voi đầu đàn dùng ngà cày đất ở gốclim rồi nó dùng chân giẫm. Vừa như có sự saikhiến ngấm ngầm, lũ voi không lay cây nữa,hai ba con rời chỗ đi xuôi mái rừng. Chắc làchúng nó bỏ đi. Nhưng Dũng mừng hụt. Chỉmột lát lũ voi quay lại. Chúng thay nhau chúcvòi xuống gốc cây xối nước từ vòi xuống àoào. Bây giờ cậu mới chợt hiểu, lũ voi xuốngsuối lấy nước phun vào gốc cây cho nhão đấtra để làm cho cây bật gốc. Phải đi khỏi câynày thôi! Dũng nhớ có lần nó nghe kể nếu bịvoi đàn nhổ cây mình đang nấp trên ngọn thìcởi áo ra mắc lên chỗ ngồi rồi bí mật chuyểnsang cây khác để trốn thoát. Cậu bắt đầu cởiáo và đưa mắt tìm một cành của cây khác gầnnhất để đu mình sang. Chợt con Sói Lửa ngồixổm, rống lên những tiếng gọi đàn. Đàn voicùng một loạt dừng lại nhìn con Sói Lửa. Conđầu đàn đưa ngà ra, hướng về con Sói Lửa.Trong khoảnh khắc ấy, đâu đó không xa lắm,tiếng sói rừng tru lên râm ran. Chốc lát nămcon sói từ các hướng khác nhau chạy đến chỗcon Sói Lửa. Đàn sói lửa xông vào đàn voi,vừa cắn vào khoeo chân sau vừa sủa. Lũ voiquay vòng quanh, đưa vòi ra để tóm chó.Nhưng những con chó sói luồn lách nhanhhơn sóc dưới những cái chân voi to như gốccây thành thử lũ voi không sao tóm được.Bỗng con đầu đàn rống dài, vắt vòi về phíatrước rồi vùng chạy. Cả đàn voi chạy theo.Con Sói Lửa dẫn đầu cả đàn sói đuổi theo.Tiếng chúng mỗi lúc một xa dần.
Dũng thở phào nhẹ nhõm. Cậu tụt xuống khỏicây lim, kinh hoàng nhìn "bãi chiến trường"ngổn ngang những cành cây lẫn với bùn đất.Vẫn chưa hết sợ hãi, cậu rời gốc cây tìm đếnmột gốc cây khác, ngồi dựa lưng vào gốc câynày thở hít những hơi dài để lấy lại bình tĩnh.
Con Sói Lửa đã quay lại.
Dũng vỗ về con Sói Lửa rồi cậu mở gói thịtcheo cheo ra cho nó ăn. Cậu cũng ăn vàimiếng để lấy sức. Đang ăn, chợt con Sói Lửaquay ngang nhìn vào cây rậm. Dũng nhìn theo,chốc sau cậu thấy lấp ló trong cây rừng nhữngcái tai sói dựng ngược. Thì ra lũ sói đàn vẫnlần theo con Sói Lửa, con chó đầu đàn củachúng.
Dũng biết ơn đám sói, nhưng biết làm thếnào? Cậu nảy ra một ý. Cậu mở gói thịt cheocheo ra, đặt xuống gốc cây, chỉ giữ lại vàimiếng, rồi đứng lên, bảo con Sói Lửa:
- Sói Lửa, ta đi thôi!
Con Sói Lửa tưởng là chủ cho ăn, bèn cúixuống gói thịt đã mở. Nghe tiếng Dũng gọi, nóngẩng lên. Dũng bảo:
- Này, phần mày đây! - Dũng đưa cho con chómiếng thịt, nói tiếp - Ta đi! Đấy là phần củaanh em mày.
Thế là Dũng đi trước, con Sói Lửa đi sau,Thằng Dũng cứ theo lốt chân voi lấy nước lúcnãy mà đi, đi mãi. Thì ra đến cho được consuối lũ voi lấy nước cũng xa. Bỗng cậu nghetiếng con Sói Lửa tru lên phía sau. Dũng quaylại nhìn, thấy con chó ngồi xổm trên hai chânsau, hai chân trước thay nhau bới đất. Thấycậu quay nhìn, con Sói Lửa liền chạy đến cắnlấy ống quần cậu, kéo lại. Linh tính báo choDũng biết có chuyện gì bất thường sắp xảy ra.Chả lẽ phía trước có hổ, báo? Dũng để ý nhìnquanh chẳng thấy có hiện tượng gì khác lạ.Cậu lại quay lại với con Sói Lửa. Con chó nhảống quần Dũng ra rồi chạy ngược lại theo conđường cũ. Chả lẽ con chó bảo quay lại? Chảlẽ con chó biết cậu sắp đi vào chỗ nguy hiểm?Con Sói Lửa vẫn chạy xăm xăm phía trước,chốc chốc lại ngoái nhìn xem Dũng có đi theokhông. Dũng thử dừng lại xem sao. Con SóiLửa lại dừng lại chờ. Thấy Dũng cứ đứng yênmột chỗ, con chó lại chạy tới, cắn lấy ốngquần, giật giật. Đúng rồi, con Sói Lửa dẫn cậutrở lại thật. Có lẽ con chó đã nhận ra cậu bịlạc. Hay nó bắt được hơi các chú thợ săn đitìm cậu? Cũng có thể con chó nghe tiếng húvọng trong không gian mà tai cậu không tàinào nghe được. Hay là con chỗ đánh hơi thấyhơi những con chó quen biết? Bây giờ Dũngkhông đắn đo nữa, ngoan ngoãn đi theo conchó trong lòng rộn lên một hy vọng mới. Niềmhy vọng dù là mong manh, nhưng đã khích lệcậu rất nhiều. Dũng quên cả mỏi mệt, chânbước săn hơn. Con Sói Lửa không dẫn cậu đitheo con đường cậu đã đánh dấu, mà đi theomột con đường mới. Bỗng con chó ngồi xuốngtrên hai chân sau, đầu ngẩng cao hướng vềphía trước, sủa ba tiếng nghe vừa như kêucứu lại vừa lẫn cả nỗi vui mừng. Rồi nó lại cấtbước đi nhanh hơn. Dũng rẽ cây rừng chạytheo nó. Chạy được một lúc, con chó lại dừngchân, quay nhìn chờ cậu. Khi cậu lên tới độcao của mái rừng, bất chợt cậu nghe nhữngtiếng chó sủa văng vẳng xa lắm. Một nỗi vuimừng ập đến làm cậu ngây ngất. Để chắcchắn hơn, cậu dừng chân, hướng về phía ấynghe ngóng. Lần này tiếng chó sủa vọng tới rõhơn. Dũng gọi con Sói Lửa lại, vỗ vỗ lên lưngnó, rồi đè đầu bảo nằm xuống dưới một gốccây cao. Con Sói Lửa ngoan ngoãn nằmxuống, mặt ngước lên, đưa mắt nhìn xem ôngchủ nhỏ làm trò gì. Dũng leo phắt lên ngọncây, cất tiếng gọi chó:
- Khoang... Khoang,... Khoang! Đốm... Đốm...Đốm...!
Dũng lại lấy hết hơi, cất mấy tiếng hú dài:
- Hú... hú... hú...!
Tiếng chó sủa lần này nghe rõ mồn một. Vàsau tiếng chó sủa, Dũng nghe trong gió cótiếng hú đáp lại. Không, cậu không nằm mơ.Rõ ràng các chú thợ săn đã nhận ra tiếng củacậu. Nên tụt xuống khỏi cây này tiếp tục đitheo hướng con Sói Lửa dẫn đường hay nênngồi trên cây này hú gọi? Cậu quyết định ngồitrên cây một lúc nữa hú gọi để các chú nhậnra hướng. Tiếng chó bây giờ đã có thể phânbiệt được từng con. Đúng là tiếng ba con chócủa Dũng. Tiếng con Khoang, con chó to đangsức nổi lên trong và ấm giọng kim pha đồng.Dũng cất tiếng gọi các chú thợ săn:
- Chú Bào ơi! Chú Tín ơi!
- Hú!
Có tiếng hai người hú đáp lại. Con Sói Lửa lạicất tiếng sủa một lần nữa. Bỗng sau ba tiếngsủa, con chó nhìn sang một bên rồi xoay mìnhrất nhanh theo hướng ấy, lông gáy và lônglưng dựng lên. Con Sói Lửa cất một tiếng húdài rất rùng rợn. Chừng nửa phút sau, một conbeo to gấp rưỡi nó, thân dài, chân ngắn lao ranhư con trăn gió về phía Dũng và con Sói Lửa.Con Sói Lửa cũng xông tới. Hai con thú cắnchặt lấy nhau lăn lông lốc. Dũng định tụt xuốngkhỏi cây cao để hỗ trợ cho con chó. Chợt mộtđàn sói lửa bốn, năm con từ đâu đã rú lên,hiện ra. Đúng là đàn sói lửa đã đuổi voi lúcnãy. Dũng không đủ can đảm để xuống đấtnữa. Bốn, năm con sói đàn kia là bầy đàn củacon Sói Lửa thật, những vẫn là những conmãnh thú. Dũng cất tiếng gọi:
- Các chú ơi, nhanh lên cứu con Sói Lửa!
Nghe tiếng Dũng, đàn chó rừng giật mình lùi raxa ngẩng nhìn lên cây, thành thử bây giờ chỉcòn lại một mình con Sói Lửa vật nhau với conbeo đen. Dù thế nào cũng phải cứu con SóiLửa! Dũng chợt nghĩ và tụt nhanh xuống khỏicây cao. Nhưng khi còn cách mặt đất chừngmột tầm với tay nữa thì Dũng nghe thấy tiếngcon beo đen gầm lên dữ dội. Tiếp theo Dũngthấy một cái bóng loang loáng trắng lao tới chỗcon Sói Lửa. Thì ra con Khoang. Trong lúccon Sói Lửa bằng một miếng đánh tài nghệbẩm sinh lấy mông đỡ miếng táp của con beođen, rồi quay ngoắt lại rất nhanh, táp chính xácvào cái huyệt gáy sát tai con beo, giật ngửa cổcon thú dữ nanh ác lên. Chính cú đánh nàylàm cho con beo tuyệt vọng gầm lên. Khi conKhoang còn cách con beo một bước nhảy, bấtthình lình con Sói Lửa lại buông cái gáy củacon beo đen ra, táp mạnh vào cuống họng conthú đang phơi ra, rồi xiết chặt hai hàm sói lại.Con Khoang lao đến làm cho đàn sói bỡ ngỡ,lưỡng lự, rồi hình như chúng sán lại gần hơn.
Dũng nhảy xuống đến đất thì hai con chó đàncũng đã đến, còn mấy con sói thì rút vào bụirậm, con beo đen bây giờ đang giần giật giẫychết. Con Khoang nhả miếng cắn ra trước,đến ngửi hít vào lớp lông còn bù xù và dínhmáu mang đậm mùi chó rừng của con Sói Lửa.Nó ngại ngùng một lúc rồi đưa lưỡi liếm cácvết thương cho con Sói Lửa. Con Sói Lửacũng nhả kẻ thù ra, cố đứng lên hình nhưmuốn lần theo đàn sói, nhưng hai chân saucủa con Sói Lửa không còn đứng vững đượcnữa. Nó đưa mắt rồi nhìn vào bụi rậm khônghiểu để từ biệt hay tìm kiếm các bạn rừng, rồiđể mặc cho con Khoang liếm các vết thương.Suốt thời gian đánh nhau với con beo, con SóiLửa luôn luôn lấy hông và đùi để đỡ nhữngmiếng tát, những miếng đớp hụt của con beo,cố tránh cái cổ và cuống họng trước nhữngcặp nanh nhọn của con thú dữ, nên đùi nó bịnhiều vết cào cấu.
Dũng cúi xuống vuốt ve con Sói Lửa, nắn nắnhai chân sau con chó. Không, con Sói Lửakhông bị gãy xương, đứt gân, chỉ mất sức vìvật lộn và vì đau mà thôi. Dũng ôm lấy đầu conchó, thổn thức.
- Sói Lửa ơi! Mày tình nghĩa quá!
Bỗng có tiếng sình sịch bên cạnh... ông Giápvà chú Tín đã đến, ném mác xuống đất. ChúTín nắm lấy hai tay Dũng, còn ông bố thì ômlấy con, nước mắt giàn giụa vì sung sướng.
Nỗi vui vì cuộc gặp gỡ đầy hạnh phúc diễn rachốc lát. Ông Giáp và chú Tín chia nhau chặtque, cắt dây tết rọ làm thành cái cáng, ông chỉcon Sói Lửa, nói với con:
- Dù thế nào cũng phải cáng nó về. Nếu nó cóquè quặt đi cũng phải nuôi nó cho đến lúc nógià.
Câu nói của ông Giáp càng làm Dũng cảmđộng. Cậu nói:
- Vâng! Con cũng nghĩ thế.
Họ cho con Sói Lửa vào rọ, cáng nó về, vứtxác con beo lại làm mồi cho các bạn sói củanó.
Trên đường về trại săn. Dũng mới rõ nhữngtrục trặc xảy ra ngày hôm qua.
Đàn bò rừng sau khi phá rào chạy đi. Cánhthợ săn cố đón đầu để ép chúng quay lại,nhưng không được. Các chú lại phải dồnchúng vào những con đường có đặt bẫy thònglọng ở triền rừng khác. Cho đến lúc trời nổicơn giông, họ mới hạ được con bò. Để mấychú ở lại chỗ con bò, còn hai chú quay lại đónDũng. Nhưng họ hốt hoảng khi thấy cậu khôngcòn trên cây nữa. Họ đọc thấy hai chữ cậu travào cây dẻ và lần về trại săn. Nhưng họ lạithấy ông Giáp ở đó. Thì ra sau khi Dũng vàcác chú thợ săn đi rồi, bố cậu bồn chồn khôngyên. Hôm sau ông xách mác ra đi. Ông vàođến trại săn đúng lúc cơn giông ập đến. Thế làgần như cả đêm hôm ấy ông Giáp và các chúlùng tìm Dũng khắp rừng. Nhưng họ chỉ tìm ởvùng rừng phía ngoài bãi săn. Mãi sáng nayhọ mới chia ra hai tốp: một tốp vẫn tìm phíangoài và quanh bãi săn; tốp khác theo bố cậuđi sâu vào mạn trong. Đến xế chiều thì họ bắtgặp đống lửa và cái chòi cậu ngủ đêm qua.Con chó Khoang đánh hơi bên đống lửa và nóvẫy đuôi vui mừng. Từ đây họ cứ theo vết cậuchặt cây mà đi. Con chó Khoang như đếmtừng dấu chân của cậu. Cho đến khi họ nghetiếng cậu gọi chó và tiếng hú. Chú Tín kết thúccâu chuyện:
- Thật là "sai một ly, đi một dặm".
Trong lúc đó họ nghe lần lượt bốn tiếng chórừng rú lên trên gò đất, chỗ con beo chết. ConSói Lửa xốn xang lên trong cái cáng rọ. Còncon Khoang thì hốt hoảng như sợ con Sói Lửachạy mất. Ông Giáp bảo:
- Tiếng sói đàn gọi con Sói Lửa đấy.
Thì ra suốt đêm qua cho đến hơn nửa ngàyhôm nay đàn chó rừng vẫn luẩn quẩn bênDũng, nói đúng hơn là bên con Sói Lửa màcậu không biết. Thảo nào trong lúc đi đường,thỉnh thoảng con Sói Lửa lại biến đi đâu mộthồi lâu. Còn bây giờ trong cáng rọ, nó xốnxang lên một lúc lồi nằm yên, nhìn xuống conKhoang đang chạy lon ton phía dưới cáng.Không rõ lần này nó có chịu ở lại với bố conDũng không?
Ông Giáp nhìn con Sói Lửa âu yếm, rồi nhìncon Khoang với vẻ thông cảm. Ông nói bângquơ:
- Không rõ lần này con Khoang có giữ chân nólại được không?
Thật khó đoán trước được. Vết thương ở đùinó nhất định sẽ khỏi. Nhưng nó có chịu ở lạivới ông chủ, với con Khoang không? Bởi vì aicũng biết rừng cây đầy hấp dẫn với nó. Và kia,nó lại đang tìm dim mắt, tai nghiêng về mộtbên, chắc là nghe tiếng rú gọi tha thiết của sóiđàn.

SỨC MẠNH CỦA BẦY ĐÀN
Đi được một đoạn, ông Giáp sực nhớ ra bảocon trai xách cồng, leo lên một ngọn cây cao,gióng ba hồi báo cho tốp chú Bào đang tìmquanh bãi săn biết tin vui.
Tốp thợ săn lại tiếp tục lên đường. Con SóiLửa vẫn nằm trên cái cáng rọ, ánh mắt buồnbã nhìn về phía sau, nơi tiếng sói đàn vọngđến, hình như đàn sói vẫn bám theo họ. ConKhoang vẫn đi dưới cáng của con Sói Lửa,chốc chốc nó lại rên rỉ, ngẩng lên nhìn con SóiLửa rồi nhìn vào cây rừng. Nhưng Con SóiLửa vẫn lạnh lùng, không để ý.
Tốp thợ săn về đến trại săn mà trời vẫn chưatối. Thì ra đoạn đường Dũng bị lạc cũng chẳngxa mấy. Chỉ có khác là nó đã đi sang mé núiphía bên kia nên tiếng gọi, tiếng hú khôngvọng tới mà thôi.
Các chú đi tìm Dũng nhận được tin báo, ai nấymừng lắm. Họ cũng đã về đến trại. Các chú ởlại đã xẻ thịt con mồi xong và đã chuyển cả vềtrại săn. Thấy Dũng về, tất cả bỏ giở côngviệc, chạy ào đến, vồn vã đón cậu. Các chú áynáy nhìn ông Giáp có ý chờ đợi những lờitrách mắng, ông Giáp biết ý bảo:
- Cuối cũng mọi chuyện đều tốt đẹp. Tại vì tôikhông cân nhắc kỹ mà làm anh em phải lolắng, chịu bao gian truân, anh em xá cho.
Chú Bào cười vui, nói:
- Chúng em thực đáng mắng nữa là đằngkhác, chứ lo lắng, gian truân đã thấm gì.
Ông Giáp lại bảo con trai:
- Mà đáng đòn là mày. Nhưng thôi, trong cáidại, cái hốt hoảng lúc đầu, có cái khôn, cái tỉnhtáo lúc sau bù lại. Thế mới gọi là một thợ sănthật sự được thử thách.
Nghe lời trách mắng cộng với sự đánh giá củabố, Dũng vui lắm. Cậu chỉ biết cúi đầu nhậnlỗi. Mọi người xúm lại quanh con Sói Lửa.Nghe Dũng kể chuyện tình cờ gặp con chórừng, chuyện con chó rừng theo cậu suốtngày, chuyện nó hú gọi đàn đánh nhau vớiđàn voi và con beo đen, ai cũng kinh ngạc.
Ông Giáp thận trọng bế con Sói Lửa ra khỏicái rọ, đặt nó nằm trên cái ổ bằng lá cây đãdọn sẵn. Trong khi cánh thợ săn tranh nhauâu yếm vuốt ve con Sói Lửa, thì ông Giáp rarừng. Chốc sau ông quay về với một ít cỏ và lácây. Tự ông nhai nhỏ các thứ cỏ và lá ra, đắpvết thương cho con Sói Lửa. Con Sói Lửa đưacặp mắt buồn buồn nhìn ông với vẻ cám ơn,cổ họng nó gừ gừ khe khẽ không rõ là rên vìđau hay là cảm thấy dễ chịu.
Đống lửa đỏ rực trước cửa trại, giờ nhữngkhúc củi dẻ, sồi, lành ngạnh đã cháy rã rathành những tảng than hồng. Cánh thợ sănxúm quanh bên bếp lửa vừa sấy thịt bò rừng,vừa nướng ăn. Cuộc vui và sau đó là côngviệc bận rộn kéo dài cho đến khuya.
Sau khi được rịt thuốc dấu và được ăn uốngno nê, con Sói Lửa đã rời khỏi ổ, đến quâyquần giữa đàn chó. Bấy giờ con Sói Lửa đi lạiđã bình thường. Con Khoang luôn luôn đi bênnó, những hễ xán lại quá gần là nó né sangbên, hình như nó sợ chạm phải vết thươngbên hông. Thỉnh thoảng con Sói Lửa lại vểnhtai lên, nghiêng nghiêng về một phía như lắngnghe một tín hiệu nào đó của rừng già. Nhữnglúc như thế hai chân sau của nó lại hất hất đất.Mỗi lần thấy con Sói Lửa có những cử chỉ là lạấy, con Khoang lại rên rỉ. Có một lần có lẽ haichân sau hất đất quá mạnh làm động đếnnhững vết thương nên bị đau, con Sói Lửa đikhập khiễng đến cái ổ lá rồi nhẹ nhàng nằmxuống. Và cũng có lẽ vì đau quá hóa khùngnên khi con Khoang đến bên cạnh, nó nhenanh ra gầm gừ làm con chó cái càng rên rỉ vàlùi lại. Con Sói Lửa chừng như quá mệt, nógục đầu trên hai chân trước, đôi tai cụp xuống,mắt nhắm nghiền lại. Chó đàn con nào, connấy cũng giém ổ nằm quanh đống lửa.
Cánh thợ săn vẫn bận rộn với công việc. Họchặt những cây gỗ nhỏ làm giàn ngay trênđống than hồng để sấy thịt. Những tảng thịt bòrừng chắc nịch được cắt mỏng ra, lát lên sànsấy. Mùi thịt sấy thơm nức tỏa ra khắp rừng.Công việc mệt nhọc mà vui, mãi về khuya mớixong. Bấy giờ họ mới kéo nhau vào trại ngảmình xuống những cái giường cọc, ngủ thiếpđi.
Chẳng biết đã ngủ được bao nhiêu lâu, cánhthợ săn chợt thức giấc khi nghe tiếng đàn chósủa và tiếng sói rú. Họ kéo nhau đến bên bếplửa. Bên bếp lửa con Mực và con Đốm đứngsát bên nhau, châu đầu ra phía rừng mà sủa.Con Sói Lửa và cả con Khoang không cònthấy nằm trong ổ nữa. Ông Giáp cất tiếng gọimãi mà chẳng thấy hai con chó đâu cả. Quáithật, chả lẽ chó sói đã lẻn vào tấn công đànchó khi cánh thợ săn ngủ say và đã tha mấtcon Khoang, có khi cả con Sói Lửa nữa. Vìrằng loài thú chỉ phục tùng con đầu đàn khicon này còn có đủ sức mạnh thắng đượcnhững con khỏe nhất đàn. Còn khi thấy conđầu đàn già yếu hoặc bị thương tật thì bọnđàn em kế tiếp sẽ đuổi nó khỏi đàn hoặc giếtchết. Con Sói Lửa bây giờ lâm vào thế yếu,chắc là bị sói đàn cắn chết rồi. Nếu thế thì thậtthương tâm, ông Giáp lại gọi nữa. Rồi hai bốcon ông xách mác đi ra khỏi bếp lửa một đoạn.Cả hai nghe có tiếng rên rỉ, Dũng nhìn kỹ thìthấy con Khoang ngồi chồm chỗm trên haichân sau, nhìn sâu vào bóng đêm. Có lẽ trongđêm rừng phía trước mặt nó có đàn sói và conSói Lửa. Hay là bọn sói đàn đang ăn thịt đầulĩnh của chúng? Ông Giáp đến bên conKhoang. Ông cất tiếng hú gọi con Sói Lửa.Một lúc sau có tiếng xào xạc trong đêm đen.Rồi con Sói Lửa hiện ra. Nó vẫy đuôi vui mừngđến bên bố con ông Giáp, ông Giáp cúi xuốngvuốt ve nó. Bỗng ông chùn tay lại bởi mộttiếng, rồi hai ba tiếng... sói rú rất gần. Thì rabọn sói đàn theo nó tới tận đây và đang lảngvảng xung quanh họ. Con Sói Lửa nghe tiếngrú, nó rời khỏi tay ông Giáp để trở về với đàn.Tiếng chó rừng làm cho con Mực và con Đốmlùi vào gần bếp lửa. Còn con Khoang thấy conSói Lửa bỏ đi, bất chấp sợ hãi, liền đuổi theo.Nhưng những hàm răng sói không quen biếtđã chặn chân nó lại. Nó chỉ lần theo con SóiLửa từng quãng một trong khoảng cách antoàn, ông Giáp lại cất tiếng gọi con Sói Lửa.Không biết nó nghe ông gọi mà quay lại, hay vìcon Khoang? Thật là khó hiểu. Nó theo bố conông chủ về trại săn.
Bố con ông Giáp gọi hai con chó vào trại sănrồi ngủ tiếp. Dũng còn trở dậy hai lần nữa vìtiếng chó đàn sủa. Cậu không muốn đánh thứcbố dậy. Cậu bắt chước bố, gọi con Sói Lửa.Con Sói Lửa lại từ trong đêm rừng quay về,mừng cuống quýt. Thế này thì chắc chắn conSói Lửa không bỏ trại, không bỏ chủ, không bỏcon Khoang nữa. Xem chừng nó rất bịn rịn, rấtquyến luyến với chủ. Lần này Dũng yên tâmnằm ngủ.
Sáng hôm sau ông Giáp dậy sớm. Trước hếtông đến bên cái ổ lá con Sói Lửa nằm. Nhưngcái ổ trống không nguội lạnh. Vậy là nó rờikhỏi ổ đã lâu rồi, ông đến bên bếp lửa xem nócó đến bên cạnh không. Bên bếp lửa bây giờchỉ có con Đốm và con Mực. Thế là con SóiLửa đã dắt theo cả con Khoang đi rồi. ÔngGiáp cất tiếng gọi chó làm Dũng và mấy chúthợ săn cũng vùng dậy nốt. Cánh thợ săn kéonhau ra rừng quanh trại săn, tìm kiếm và húgọi hai con chó, nhưng quanh rừng chẳng thấybóng dáng chúng.
Thôi, hãy để chuyện hai con chó đấy đã. Cánhthợ săn chia nhau người thì sấy thịt, người thìnấu cơm sáng. Dũng được giao việc nấu cơm.Cậu cố gắng làm thật nhanh công việc này đểcó thì giờ đi tìm hai con chó. Nồi cơm đã cạn,đang vần trong tro và than nóng. Thịt bò rừngninh với lá lốt cũng đã nhừ. Còn thịt bò rừngnướng thì không lo. Công việc thế là tạm ổn.Dũng xách cái cồng giọng kim pha đồng ra, leolên ngọn cây gióng ba hồi như mọi lần vẫn tậphợp đàn chó để đi săn hoẵng hoặc cho ăn.Sau ba hồi cồng, Dũng lại cất tiếng gọi conKhoang và con Sói Lửa một lúc lâu. Khi cậuxuống mặt đất thì thấy con Khoang đang luồnrừng chạy về. Nó chạy đến bên Dũng, vẫyđuôi mừng rối rít, mũi thở phì phì, chứng tỏ nóvừa vượt một quãng đường dài về đây, Dũngvỗ về lên đầu nó hỏi:
- Con Sói Lửa đâu?
Con Khoang vừa vẫy đuôi, vừa ngước nhìnDũng với ánh mắt ngây thơ, ngơ ngác. Dũngmách với bố:
- Bố ơi, con Khoang về đây rồi. Nhưng khôngthấy con Sói Lửa.
Ông Giáp hỏi:
- Thế à? - Rồi giọng ông trầm hẳn xuống - Thếlà nó lại đi rồi. Nó đã về với đàn sói của nó.
Dũng hỏi bố:
- Thế sao con Khoang không bị đàn sói cắnchết hả bố?
Ông Giáp giảng giải:
- Có thể con Khoang chỉ theo con Sói Lửa từxa thôi. Cũng có thể con Sói Lửa ngăn khôngcho sói đàn cắn nó.
Cơm nước xong, các chú ở lại bên bếp lo sấythịt, còn bố con ông Giáp thì sửa soạn đi tìmcon Sói Lửa. Ông Giáp nói:
- Nó bị những vết thương nặng, không thểtheo đàn được. Phải tìm nó về.
Hai bố con ông chỉ dắt theo con Khoang. ConKhoang cứ theo con đường lúc nãy chạy về,dẫn hai bố con ông đi. Hai người đi hết máirừng này đến mái rừng khác. "Hừ con Sói Lửabị thương nặng như thế mà đi xa thật!". ÔngGiáp vừa đi vừa lầm bầm. Cuối cùng bố conhọ đến đúng chỗ con beo đen bị con Sói Lửacắn chết ngày hôm qua. Đàn sói năm conđang xúm nhau gặm những xương xẩu, lòngruột con mồi. Đây là một đàn sói mới lớn, có lẽcon sói mẹ đã chết vì một duyên cớ nào đó.Con Sói Lửa đang ngồi trên một mô đất caocanh chừng cho năm con sói đàn. Thấy bốcon ông Giáp đến, con Sói Lửa sủa mấy tiếng.Năm con sói đàn ngẩng lên rồi vội lui vàorừng, ông Giáp gọi con Sói Lửa giọng âu yếm:
- Sói Lửa, êu... êu... êu...
Con Sói Lửa vẫy đuôi, nhưng không chạy đếnchỗ hai bố con ông. Ông dắt con Khoang đến.Nó vẫn đứng yên trên mô đất chờ, đuôi vẫyvẫy mừng rỡ. Nhưng khi ông đến gần thì nóquay ngoắt chạy theo đàn sói, vừa chạy thỉnhthoảng nó lại nhảy lò cò một chân sau. Chạyđược một đoạn, nó lại dừng lại, quay nhìn bốcon ông. Ông Giáp lại dắt con Khoang đến. Nólại chạy. Cứ thế hai bố con ông bám theo conSói Lửa, nhưng chưa lần nào tới được gần nó.Lần cuối cùng nó chạy xa hơn.
Khi nó dừng lại thì năm con sói đàn ập đếnvây lấy đầu lĩnh của chúng vào giữa như mộtlời thách thức, một lời tuyên chiến với bố conông Giáp. Bố con ông tiến lên, chỉ còn cáchđàn sói độ một con sào thì dừng lại. Vì đàn sóinăm con nhe nanh ra, gầm lên. Chả lẽ giết cảnăm con sói một lúc để cướp lại con Sói Lửa?Mà chắc gì đã giết được hết trong khi chắcchắn đàn sói sẽ giết chết con Khoang, ôngGiáp đành bảo con:
- Thôi con! Thực ra năm con sói kia đang rấtcần con đầu đàn. Vết thương của nó rồi sẽkhỏi, chẳng sao đâu. Ta quay lại thôi. Với nóbây giờ sức mạnh của bầy đàn còn lớn hơncon Khoang.
Hai bố con ông Giáp quay lại. Con Khoangbuộc phải miễn cưỡng đi theo. Dũng vừa đivừa nghĩ đến số phận con Sói Lửa. Khônghiểu vết thương của nó có qua khỏi không.Giữa rừng sau này biết bao loài thú dữ, nếugặp phải thì nó sẽ xoay sở ra sao? Ôi Dũng đãnhầm, tưởng đâu chất mặn của muối, mùithơm thịt nướng, hơi ấm của bếp lửa hồng,của đàn chó nhà và con Khoang nữa có thểgiữ nó lại. Nhưng không, nó không loại bỏthức ăn ngon; không phản lại bầy đàn cũngkhông phản lại chủ, nhưng nó vẫn cứ ra đi. Tạisao thế? Và có bao giờ Dũng gặp lại nó nữakhông?

BỊ ĐÀN SÓI BAO VÂY
Chưa đầy một năm sau.
Ngày tháng qua nhanh, cách mạng thành côngrồi kháng chiến bùng nổ. Làng Dũng bị giặcchiếm, rồi trở thành vùng du kích. Đàn chó săncủa ông Giáp tan tác cả. Nỗi nhớ tiếc về conSói Lửa cũng nguôi dần, nhạt dần đi trongDũng. Dũng đi làm liên lạc cho du kích huyện.Con đường gập ghềnh, hiểm trở đầy thú dữhồi nào giờ trở thành con đường liên lạc giữachiến khu với vùng địch hậu. Từ chiến khuDũng nhớ về vùng quê thân thuộc, nhớ bố mẹđến nát lòng. Nhà Dũng nằm phía ngoài đồnđịch. Dũng ao ước một ngày nào đó được trởvề, bí mật thăm bố mẹ, thăm ngôi nhà, mảnhvườn, bờ tre, bụi nứa mà nghe nói giờ đã tanhoang. Nhưng cậu là một liên lạc, chỉ đượcphép đi, về đúng ngày giờ, đúng nơi chốn màcấp trên ra lệnh, làm sao có thể rẽ về thămnhà được?
Một lần Dũng được giao nhiệm vụ mang thưcủa ban chỉ huy huyện đội về cho xã độitrưởng xã Dũng và được phép ghé về nhà.Sau cách mạng, làng của Dũng, làng Xoài vàlàng Mít hợp lại thành một xã. Chú Tín giờ làxã đội trưởng du kích. Thật tình mỗi lần nhậnnhiệm vụ đi liên lạc Dũng vừa lo vừa sợ. Lo làlo cho công việc, sợ là sợ nguy hiểm đến tínhmạng. Con đường từ chiến khu về vùng dukích có thể nói không một đoạn nào lại khôngcó cái chết rình rập kề bên. Nơi bọn địchkhông dám bén mảng là xứ sở của chó sói vàhổ, báo. Nơi lũ thú dữ lảng tránh lại là chỗ địchhay phục kích. May thay cậu mới chỉ làmnhiệm vụ đi loanh quanh trong vùng chiến khucủa huyện.
Thế nhưng lần đi này Dũng lại vui mừng. Điềukhiến cậu vui mừng về chuyến đi này là làmxong công việc sẽ được ghé về thăm bố mẹ.Ôi, cứ nghĩ đến chuyện được gặp lại bố mẹ thìDũng đã quên hết mọi hiểm nguy.
Dũng ra đi từ khuya và để có thể vượt đoạnđường rừng nguy hiểm, bọn địch hay phụckích vào lúc xế chiếu. Dũng sẽ về làng đúngvào lúc bà con đi làm về để qua bốt gác.Người ta kể rằng trước đây bốt gác này cómột đàn chó hai con chuyên nhận dạng. Bọnlính gác tập cho chúng biết người lạ, ngườiquen. Hễ người làng ai muốn ra khỏi bốt gácđều phải đi qua chỗ hai con chó để chúng ngửihơi, rồi khi trở về cũng phải đi qua mặt chúng.Nếu là người trong làng chúng sẽ để yên choqua cổng, nhưng nếu là người lạ thì chúng sẽsủa, sẽ cắn. Bấy giờ bọn lính chỉ việc bắt giữvà khám xét. Nghe đâu hai con chó ngao nổitiếng rành hơi, từng giúp bọn Việt gian bắtđược cán bộ bí mật trà trộn với người làng điqua bốt gác. Hai con chó này đã bị du kích giếtchết. Bây giờ bọn lính trong bốt lại đang luyệnnhững con chó khác chúng lùng bắt của bàcon trong vùng mang về. Nhưng những conchó này còn lung tung lắm, bạ ai cũng sủa,sủa cả lính trong đồn, trong bốt.
Dũng vừa đi trên con đường rừng hiểm trở,vừa nghĩ đến những con chó ở bốt gác màchờn. Nếu qua bốt gác gặp các con chó rànhhơi và bị chúng phát giác mà bị bắt thì đã mộtnhẽ. Còn như lại gặp những con chó sủa vuvơ mà bị bắt thì thật dở. Biết làm thế nào bâygiờ? Lại còn chuyện địch phục kích nữa. Từđây về đến bốt gác còn biết bao là trở ngại,không rõ rồi Dũng có thể vượt qua không?Dũng đang nghĩ vớ vẩn như thế chợt thấytrước mặt mở ra một quầng sáng như thểđứng trong cổng tre nhìn ra cánh đồng. Thì ratrước mặt cậu là một bãi quang. Những tiếng"rật rật" từ trên các cành cây cao vọng tới.Chốc lát những con gà rừng thi nhau sà xuốngbãi cỏ. Đàn gà vừa nhặt mồi vừa hốt hoảngnhìn vào các bụi rậm xung quanh. Dũng để ýthấy chừng bốn, năm con sói lửa đang bòbằng cùi chân dưới các tán lá về phía cậu.Mắt hau háu nhìn đàn gà. Đàn chó rừng khôngthấy Dũng. Chúng lại mải chăm chú vào đàngà nên không đánh hơi. Trên tay Dũng cóchiếc gậy bằng trâm sừng dài chừng một mét,rất chắc và một quả lựu đạn phòng ngừa khicần dùng. Cậu vội nấp vào một bụi rậm, cố ýchờ cho đàn sói đi qua rồi tiếp tục cuộc hànhtrình của mình. Nào ngờ đàn sói lửa cứ chầmchậm lết tới trước mặt, gần đến mức có thểvới tay nắm được đuôi của con lết lại gầnnhất. Máu săn bắn nổi lên làm cậu ngứa tay.Cậu giơ cao chiếc gậy trâm sừng, giáng mộtđòn vào con sói đang trườn trước mặt. Chiếcgậy vướng vào cành sồi nên đáng lẽ giángđúng vào đầu con chó rừng thì lại trượt xuốnglưng nó. Con chó rừng giật mình sủa lên mộttiếng, chạy đi một đoạn làm đàn gà bay toánloạn. Dũng cất tiếng đuổi thú:
- Huầy... huầy... buầy...
Rồi xách gậy nhảy ra bãi cỏ. Đàn sói lửa đãhoàn hồn, chúng xấn vào, nhe nanh, rống lên,vây lấy Dũng. Dũng cầm gậy trâm sừng chựcsẵn, nhè đúng con nào xông vào gần nhất làđánh. Bỗng một tiếng sủa rất quen từ xa cấtlên. Một con sói rất to lao đến. Sói đàn nhưđược tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm,xông vào cậu gần hơn. Con sói to vẫn băngbăng chạy tới và vẫy đuôi. Dũng nhận ra conSói Lửa, reo lên:
- Sói Lửa! êu, êu, êu!
Con Sói Lửa tình nghĩa của Dũng xé vòng vâysói, chạy bổ vào với cậu. Con chó chạy quanhcậu một vòng như vạch ra một ranh giới bấtkhả xâm phạm cho sói đàn biết, rồi dừng lạivừa vẫy đuôi rối rít, vừa ngửi hít khắp chân tayDũng. Dũng vứt gậy ngồi xuống cho con chóâu yếm, thả sức ngửi hít lên vai, lên đầu, lêncổ cậu. Còn cậu ghé cổ vào cổ con chó, tỳcằm lên cầu vai, hai tay vừa vuốt ve vừa vỗ vỗlên tấm lưng dày, rắn rỏi của nó. Đàn sói rừngchạy quanh ngoài cái vòng cấm mà con SóiLửa đã vẽ ra một lúc, rồi rút vào rừng. Dũngmở gói cơm mà chị cấp dưỡng đã xới cho lúckhuya, cùng ăn với con Sói Lửa. Ăn uống nonê, cậu ngả mình xuống bãi cỏ dưới bóng câynghỉ một lúc. Con Sói Lửa nằm xuống cạnhDũng, đầu quay ra ngoài như một vệ sĩ trungthành gác cho chủ nghỉ ngơi.
Mặt trời xế bóng Dũng lại xách gậy lên đường.Cậu gọi con Sói Lửa ra đường, chỉ xuống mặtđường rồi chỉ về phía trước, cố ý bảo nó cùngvề làng. Con Sói Lửa tần ngần nhìn theo tayDũng chỉ, vẫn đứng nguyên một chỗ. Dũngnghĩ lại và thấy rằng không nên đưa nó vềlàng, sợ sẽ nguy hiểm cho nó và có thể hỏngviệc của mình nữa. Dũng đành vuốt ve từ biệtcon chó rừng rồi cất bước. Dũng đi được mộtđoạn rồi quay lại nhìn. Con Sói Lửa đang lẽođẽo theo sau. Cậu chờ con chó đến gần, cúixuống xoa đầu nó rồi chỉ vào rừng. Cậu lại tiếptục lên đường. Con Sói Lửa lại vẫn lẽo đẽo đitheo. Dũng đành phải xua nó quay lại. Nhưngkhi Dũng cất bước nó lại lon ton chạy theo. Cứnhùng nhằng như thế mất khá nhiều thì giờ.Cuối cùng con Sói Lửa không nhùng nhằngtheo Dũng nữa mà nó vượt lên trước. Nó cứtheo con đường cứ chạy lên trước một đoạnrồi dừng lại chờ Dũng. Thôi đành để nó dẫnđường. Biết đâu trên đường rừng này cònnhiều đoạn nhờ đến cái mũi của nó. Cứ thế,con Sói Lửa chạy lên trước, Dũng yên tâmtheo sau. Đến gần chỗ địch hay phục kích, conSói Lửa chợt dừng lại, hai chân sau cào càođất, miệng gừ gừ khe khẽ. Rồi nó quay lại nhìnDũng. Chắc là nó nhận ra phía trước cóngười. Dũng lẩn vào một bên đường, nấp kíntrong bụi rậm. Con Sói Lửa không đi lên nữa,nó chạy đi chạy lại ngang đường, mũi ngẩnglên hướng về phía trước, ngửi hít trong gió.Bỗng nó lặng lẽ men theo lề đường, rón chânchạy về phía làng. Dũng hồi hộp ngồi trong bụirậm chờ nó, chẳng biết nó lại diễn trò gì đây?Rồi nó có còn quay lại với Dũng nữa không?Dũng nóng lòng, chờ đợi chẳng biết đã đượcbao lâu. Bỗng nhiên có tiếng người kêu "ối"phía trước rất xa. Tiếp theo là tiếng súng nổvà tiếng hô hoán: "Sói! Chó sói". Dũng bỗngrùng mình như vừa thoát khỏi một cơn tai họa.Mà đúng là Dũng đã thoát một tai họa thật.Nếu không có con Sói Lửa thì hôm nay cậu đãrơi vào ổ phục kích của giặc rồi.
Những ngày gần đây du kích hoạt động rấtmạnh, nên bọn địch tăng cường tuần tra, canhgác các nẻo đường từ miền rừng dẫn về đồn.Chiều nay một trung đội địch đã đi tuần tra conđường này. Chúng bắn hàng loạt tiểu liên thịuy vào hai bên đường. Bởi vì bọn đi phục kíchcũng sợ bị phục kích. Bắn xong, chúng cholính tỏa ra hai bên ven rừng lùng sục. Lúc bấygiờ đàn chó rừng, do con Sói Lửa dẫn đầuđang quanh quẩn tìm mồi ven bìa rừng. Ở đâycó những bãi rộng, những rẫy cũ, lũ chim ănđất như gà rừng, công, trĩ, đa đa hay đápxuống kiếm mồi, cheo cheo, thỏ, nhất là cầycũng lắm.
Đây là nơi gần bốt địch nên không ai dám sănbắn, vòng bẫy. Đàn sói lửa bám một đàn cônghàng chục con đang múa trên bãi trống. Lũ sóilửa sắp sửa nhảy vào vồ thì từng loạt súng nổilên vang cả cánh rừng, đàn công bay vụt lêncây; còn lũ sói đàn thì chạy bán xới. Riêng conSói Lửa vốn từ thế giới loài người trở về rừng,nên nó không hốt hoảng như đồng loại. Nó lẻnvào một gốc cây dõi nhìn những kẻ lạ mặtđang sục sạo trong rừng. Nó ngửi thấy cái mùinồng nặc mà đã lâu lắm nó từng ngửi thấy.Lần mà nó bị con khỉ vàng cưỡi trên lưng, lẽođẽo chạy theo sau con ngựa. Lần ấy cũng mấytiếng nổ thế này nhưng nhỏ hơn và cũng mùikhen khét thế này nhưng nhẹ hơn mà làm nóthủng một bên đùi. Nó ngồi trong gốc cây,hếch mũi lên hít không khí một lúc lâu. Khi bọnlính rút ra mặt đường nó mới thận trọng rónrén đi quanh vùng rừng mà lúc nãy bọn giặclùng sục. Nó ngửi hít các gốc cây bị đạn xétoạc còn chảy nhựa, Rồi nó ra mặt đường,quay về phía làng đánh hơi trong gió. Nó nhìnra, cách nó khá xa vẫn có người ngồi bất độnghai bên đường. Con Sói Lửa cúi xuống mặtđường ngửi hít, rồi ngửi hít lên cả những cànhcây ngọn cỏ. Nó lắc lắc đầu như bị ong đốt khinhận ra mùi người, mùi thuốc lá, mùi thuốcsúng và cả mùi sắt thép lẫn lộn rất đậm đặc.Bỗng nó ngồi xuống, cất lên một tiếng tru dài,tiếng tru ghê rợn, cất bước chạy nhanh về tớiđàn, rồi cùng đàn chạy mãi vào bãi cỏ rình gàrừng.
Bấy giờ trung đội lính đã kéo về đồn, chỉ cònmột tiểu đội ở lại phục kích bên đường. Bọnnày có nhiệm vụ phục kích cho đến tối, giờ màdu kích, cán bộ từ chiến khu trở về vùng chiếmđóng, hoặc những cán bộ bộ đội đi công tác xathường tranh thủ để vượt qua đồn, bốt giặc.Bọn lính đã bố trí trận địa xong. Mỗi tên línhtìm một gốc cây, ụ mối bên đường có bụi cây,cành lá che kín vừa làm chỗ nấp, vừa là vị tríchiến đấu cá nhân nếu gặp du kích hoặc bộđội phản công lại. Đứa nào đứa nấy nằm dàira đất, súng lên đạn, tỳ lên các chạc cây, môđất dùng làm bệ tỳ. Im lặng và căng thẳng.Chợt một tiếng sói rú làm cho chúng giật thót,ngồi nhổm cả dậy. Viên chỉ huy tiểu đội lính vộira lệnh:
- Đứa nào ở đâu nằm yên ở đấy! Chó sói kêutừ xa, không sợ!
Bọn giặc lại nằm dài xuống, chờ đợi. Lúc đầubọn giặc còn hồi hộp, lo lắng. Nhưng rồi khôngkhí yên ắng trở lại. Chim chóc vô tư lự baylượn trên các ngọn cây, hót líu lo. Những consóc lại hồn nhiên gặm hạt dẻ. Đâu đó có tiếnggà rừng gáy, tiếng công kêu. Bây giờ bọn giặckhông còn sợ nữa, chúng háo hức chờ đónmột cuộc bắn giết. Nhưng rồi thời gian cứ trôiđi, cả sự háo hức cũng nguội đi nốt. Căngthẳng và mỏi mệt ập lên bọn lính phục kích. Cóđứa đã nằm sấp, mặt áp lên hai tay khoanhvòng, mắt lim dim ngủ. Không một tên lính nàobiết chính lúc ấy, một con chó rừng - con SóiLửa - được ông chủ nhỏ cổ vũ thêm lòng canđảm đang lần từng gốc cây đến sát một tênlính. Nó nhảy xổ vào, chồm lên tên lính. Khôngdám cắn vào cổ người, nó để hai chân lên vàtáp vào mông tên lính. Ngón tay đang tỳ lên còsúng, tên lính giật mình làm nổ một băng đạnvà kêu "ối". Mấy tên lính gần hắn kêu lên "Sói!Sói!" rồi chĩa súng về phía con Sói Lửa.Chúng chưa dám bắn vì sợ trúng vào tên línhnó đang đè. Con Sói Lửa nhay nhay thêm mấycái, nhảy vội vào gốc cây. Bọn địch chĩa súngbắn theo hút bóng con Sói Lửa đang lẩn giữacác gốc cây.
Nghe tiếng súng, thằng Dũng lo lắm. Khôngkhéo chúng giết mất con Sói Lửa. Nhưng congì thế kia? Dũng thoáng thấy một vệt vàngsẫm lướt qua một gốc cây phía trước mắt. Cậucố thu mình lại trong bụi cây, chú ý nhìn xem.Dũng chẳng phải mất thì giờ nhìn lâu, con SóiLửa đã chạy đến đúng chỗ cậu đang nấp, vẫyđuôi rối rít. Dũng ôm lấy con chó, sờ khắpmình con thú xem có bị vết đạn nào không.May quá, con chó chẳng bị một chút xây xátnào.
Con Sói Lửa ngồi với Dũng một lúc rồi lại chạyra đường. Nó nhìn về phía lúc nãy có tiếngsúng, mũi hít hít trong không khí, rồi thận trọngchạy chầm chậm lên phía trước. Một lúc rấtlâu con chó lại quay về, đến bên Dũng, cắnvào ống quần Dũng kéo giật giật mấy cái,Dũng tưởng như con Sói Lửa đang bảo: "Đi đi,an toàn rồi!". Dũng ra khỏi bụi cây, đi theo conSói Lửa. Từ lúc đó cho đến khi về tới địa phậnlàng. Dũng hoàn toàn yên tâm với "người đưađường" tài năng và mẫn cán của mình.
Dũng dừng lại bên bìa rừng, vỗ về con SóiLửa, dẫn nó trở lại rừng một đoạn rồi từ giãnó. Dũng đi tiếp một đoạn nữa, đón một tốp trẻtrăn trâu rồi cùng về làng. Đến gần bốt gác,Dũng thấy một tốp đông dân làng cùng một vàitên lính trong bốt đang tụ tập bàn tán. Đàn chótrong bốt đã được thả ra, chắc là để nhận hơingười. Chỉ có một con chó bị buộc ở cạnh bốtgác. Con chó nào thế kia? Thì ra trong đànchó mà bọn lính bốt đi bắt của dân về có conKhoang của Dũng. Con Khoang sủa lên mộttiếng lao mạnh trong dây buộc. Nó nhận raDũng. Dũng rất thương con chó nhưng khôngdám đến gần để cúi xuống vỗ về nó, sợ bọnlính sinh nghi. Cũng may lúc bấy giờ bọn línhđang châu vào đám đông nên không để ý.Người ta đang kháo nhau một tên lính trongtiểu đội đi phục kích bị sói vồ, cắn vào môngvà vào hông. Bọn chúng đã khiêng tên bịthương về đồn cấp cứu.
Người ta đang mải tán chuyện thì bỗng ba conchó của bốt gác trong đó có con bécgiê chạynhư tên bắn về phía rừng, vừa chạy vừa sủainh ỏi. Rồi có tiếng người kêu to:
- Chó sói! Làng nước ơi, chó sói!
Dũng nhìn theo mấy con chó bốt gác do conchó bécgiê to nhất dẫn đầu đang chạy băngbăng. Con Khoang đã nhảy bật tung lên làmđứt cả sợi dây buộc cổ, lao đi. Nó đã đuổi kịpcon bécgiê. Và từ xa Dũng thấy con Sói Lửađứng trên một ngôi mả nhìn về phía cậu. Conchó to nhất - con bécgiê - đã đến gần nó. Bọnlính gác sau mấy phút ngơ ngác, giờ hô nhau,lên đạn rôm rốp, xách súng chạy về phía conSói Lửa. Dũng không để lỡ dịp, theo bà convượt qua bốt gác. Thật là một dịp hiếm có.Nhưng nỗi vui mừng vừa bừng lên thì nỗi lo đãập đến. Dũng nghe một tiếng chó kêu "oẳng"tiếp theo là một loạt súng nổ. Không rõ sốphận con Sói Lửa của cậu ra sao? Nhưng cậukhông thể quay lại với con chó được. Côngviệc của cậu bây giờ là tìm cách đưa bức thưđến cho chú xã đội trưởng du kích.

TRÊN ĐƯỜNG VỀ CHIẾN KHU
Công việc xong xuôi Dũng rẽ về nhà thăm bốmẹ. Thấy Dũng về, ông bà Giáp mừng khôngđể đâu cho hết. Dũng bồi hồi ngắm nhìn bố mẹtrong ánh sáng đèn tù mù. Cậu xa nhà chưađược bao lâu mà bố mẹ đã thay đổi quá nhiều.Bố mẹ gầy rộc hẳn đi, tóc đã bạc gần nửa.Cậu không kìm được, đưa tay áo lên lau nướcmắt. Bố im lặng, đi lấy mấy thẻ hương, châmlửa rồi cắm lên bàn thờ, xá mấy xá. Sau đó bốmẹ ngồi lại, kể cho cậu nghe bao nhiêuchuyện xảy ra ở làng từ khi làng bị giặc chiếm:vườn tre nhà bị chúng đốn hết để rào làng, ràobốt. Đàn bò, con thì bị bắn chết, con thì bị línhđồn cướp, con thì bị trưng mua, giờ chỉ còn cómột con. Con Đốm, con Mực và con Vàng (concủa con Báo Vàng) bị bọn lính tuần bắn chếtmang về đồn ăn thịt. Chỉ còn con Sói Lửa con,bố gửi nhờ bà cô nuôi hộ. Con Khoang bị bọnlính canh bắt ra bốt hai tháng nay. Ông bố bảocon:
- Con tìm cách cho con Khoang theo lên trênấy. Bố sợ nó lại thành con chó canh cửa chobọn lính.
Đêm ấy Dũng nằm gối đầu lên tay bố mà ngủ.Sáng hôm sau mẹ đã sửa soạn cho cậu mộtsố thứ: vài chục cau, chục xấp trầu không, mộtmủng lá chè xanh. Dũng đóng vai thằng bé đichợ, theo các bà, các cô ra khỏi bốt gác. Khitrao lại hàng cho thím Long, Dũng quay lạinhìn về làng một lần nữa. Cậu chợt nhớ lời bốdặn, đưa mắt tìm kiếm con Khoang. Cậu nảyra ý định nếu con Khoang bị nhốt, cậu sẽ ở lạingoài rừng và tối nay sẽ về cắt dây cứu nó.Nhưng rồi, cậu nghe những người đi chợ kểvới nhau rằng, hôm qua một con sói về làngcắn chết con chó to nhất đàn của lính bốt, línhbốt bắn nó bị thương nặng mà nó vẫn tha mấtcon chó cái, con chó Khoang. Nghe chuyện,đột nhiên Dũng thấy buồn. Rồi cậu lại nghĩ:Không, con Sói Lửa chẳng bao giờ cắn conKhoang đâu. Chắc chắn con Khoang đã theonó vào rừng!
Chuyện khiến Dũng hết sức vui mừng. Vừaháo hức, vừa hồi hộp, Dũng đi nhanh về phíađường rừng. Giờ này bọn địch không đi phụckích. Hổ, báo thì Dũng không sợ vì đã có conSói Lửa. Vừa đi, cậu vừa hát khe khẽ bài"Nhạc rừng":
- "Cúc cu, cúc cu, chim rừng ca trong nắng.
Im nghe, im nghe ve rừng kêu liên miên.
Rừng vắng, gió lay trên cành biếc.
Lao xao rì rào làn nước cuốn trôi..."
Đúng là tiếng chim gáy đang cất lên râm rantrên các cây cao. "Cúc cu cu! Cúc cu cu!".Bỗng có tiếng ai bên lề đường gọi vọng ra:
- Dũng! Anh Tín có thư nữa cho cháu đây.
Sau tiếng gọi, một chú du kích cầm chắc súng,dẫn một tên lính bốt bị trói ra đường. Chú dukích trao cho Dũng một mảnh giấy, chữ chúTín, ghi mấy dòng:
"Cháu Dũng, cháu hãy dẫn đường cho chúNghĩa - người xóm dưới cùng họ với mình đấy- du kích xã, đưa tên tù binh này về huyện đội.Chúc hai chú cháu lên đường bình yên, thắnglợi".
Chú Nguyễn Trung Tín".
Thằng Dũng xem xong mảnh giấy, rồi liếc mắtrất nhanh nhìn chú du kích. Nó nói:
- Cháu nhận ra chú rồi. Chú là em chú Nhân,huyện ủy. Bố cháu bảo bố cháu và các chú làanh em họ.
- Thì chúng tao vẫn lên anh ấy ăn giỗ tổ vàchạy mả mà lỵ. Mà chả đã có lần mày đi xui mảvới chú là gì quên à?
- Cháu nhớ. Cháu nói thế vì chú Tín còn biênthư như là giấy bảo đảm ấy. Việc gì phải thế,gặp chú là cháu nhận ra ngay.
- Nhưng ngộ nhỡ tao theo Tây, giả vờ đem tùbinh để đánh lừa du kích thì sao?
- Họ mình thì theo Tây thế nào được.
Chú Nghĩa cười:
- Cái thằng. Đúng là con ông Giáp. Nào, bâygiờ ta lên đường! Này tên kia! - Chú chĩa súngvề phía tên tù binh - Đi, phải biết điều đấy!Súng đã lên cò rồi đấy.
Tên giặc bị trói lỏng hai tay phía trước, và cảhai chân cũng bị trói lỏng, đoạn dây chỉ đủ mộtbước ngắn, tên tù binh đi trước. Cách hắn mộtđoạn chừng ba bước chân là chú Nghĩa, súngôm chắc trong tay, chĩa nòng về phía trước;thằng Dũng đi sát chú. Hai chú cháu vừa đi,vừa kể chuyện. Hết chuyện làng xóm, đếnchuyện giặc càn quét cướp bóc, chuyện ai cònai mất. Cuối cùng là chuyện tên tù binh bị bắt.
Hôm ấy sau khi nghe súng giặc bắn hàng loạt,một tổ du kích do chú Nghĩa chỉ huy được pháivào rừng. Họ kín đáo luồn rừng đến chỗ cótiếng súng xem có cán bộ, bộ đội nào bị phụckích, bị thương cần giúp đỡ, hay có ai hy sinhkhông. Đến nơi, họ thấy bọn lính đang ỳ ạchkhiêng tên lính bị thương vì bị chó sói cắn vềbốt. Lúc đầu chú định cho tiến công bọn này.Nhưng khoảng cách còn quá xa mà du kích chỉcó một khẩu súng - chú đưa mười ngón tay rahiệu cho Dũng biết là mười viên đạn, sợ tên tùbinh nghe thấy - và bốn đại đao. Thành thử đểxổng "mẻ cá sộp". Tốp du kích của chú vẫn bímật sục sạo cho đến chiều tối. Bỗng phía bìarừng gần bốt địch có tiếng chó kêu ăng ẳng rồitiếng súng nổ. Tốp du kích để ý. Lát sau thấymột con sói chạy cà nhắc, theo sau là con chóKhoang nhà Dũng. Họ chưa hết ngạc nhiên thìthấy ba tên lính địch chạy theo sau hai conchó. Chúng chạy sâu vào rừng một đoạn thìhai tên kia dừng lại, gọi:
- Ê, quay lại! Du kích chúng nó tóm cổ đấy!
Tên thứ ba vẫn rượt theo con sói. Nó bảo:
- Mẹ kiếp, bố du kích cũng chẳng dám tới đâylúc này nữa là du kích.
Vừa nói, nó vừa đuổi theo con sói, bắn từngphát một. Còn du kích thì lần từng gốc cây,bám theo hắn.
Khi con sói dừng lại, ngồi liếm vết thương, tênlính tỳ súng vào gốc cây, chưa kịp lẩy cò thìbỗng có ai đó nắm chặt lấy hai khủy tay hắn,bẻ quặt ra phía sau, cùng tiếng quát khẽ:
- Im kẻo chết!
Tên lính hoảng hồn ngẩng lên. Quanh nókhông phải một mà những năm du kích, đạiđao sáng loáng. Hắn đành im lặng, ngoanngoãn chịu trói.
Hai chú cháu mải vui câu chuyện. Bỗng chúNghĩa nhảy nảy, kêu lên:
- Con rắn cạp nong!
Tên tù binh biết chú Nghĩa bị rắn cắn, hắntoan chạy. Chú Nghĩa quát:
- Đứng yên. Cựa quậy tao bắn chết! - Quaysang Dũng, chú bảo - Bứt dây thắt thật chặtngón chân cái lại cho chú.
Dũng nhanh nhẹn làm theo lời chú chỉ dẫn,trong lúc ấy mũi súng của chú vẫn chĩa vàolưng tên tù binh.
- Đấy, chỗ ấy. Buộc thật chặt vào! Được rồi,nặn hết máu đầu ngón chân ra cho chú.
Vốn ở miền rừng chú Nghĩa rất thông thạo táchại của các loại rắn độc. Với loại rắn cạp nongmà cắn lúc rắn đói thì có thể làm chết ngườitrong vài giờ đồng hồ. Chẳng thế mà nhân dânđã có câu "Cạp nong chết gục rắn lục về nhà".Mặc dù đã nhanh chóng làm các động táckhông cho nọc độc chạy vào tim. Chú Nghĩavẫn cảm thấy cái chân bị rắn cắn đang nhứcnhối và tê dại. Không thể theo về chiến khuđược nữa. Hay là bắn tên tù binh đi? Chúthoáng có ý nghĩ ấy. Nhưng lại gạt đi ngay.Cần phải bắt sống nó. Dũng sẽ dẫn nó vềchiến khu. Chú quát tên tù binh:
- Tù binh! Nằm xuống, úp mặt xuống đất!
Tên tù binh rên rỉ:
- Lạy ông, đừng giết tôi!
- Nằm xuống thì sống! Nếu không buộc lòngtao phải bắn mày!
Tên giặc ngoan ngoãn nằm úp mặt xuống đất.Chú Nghĩa quát:
- Đưa hai tay ra sau lưng!
Tên tù binh lại ngoan ngoãn làm theo. ChúNghĩa trao súng cho Dũng. Chú tháo cuộn dâybên thắt lưng ra, đi tới trói giật hai tay của têngiặc ra sau lưng thật chặt. Chú lại bảo:
- Muốn cho mày sống nên buộc tao phải làmthế này! - Trói xong chú dựng nó ngồi dậy, -Nào, há mồm ra!
Chú Nghĩa lấy khăn ăn của thằng Dũng nhétvào mồm tên giặc chặt cứng. Chú bảo nó:
- Mày muốn sống thì phải ngoan ngoãn nghelời chú này! - Rồi chú bảo với Dũng - Cháu cónhiệm vụ dẫn nó về chiến khu. Hễ nó có hànhđộng kháng cự là cháu cứ bắn chết. Chúkhông thể nhấc chân được nữa. Trong súngđã có năm viên đạn. Còn đạn đây nữa. Cháucó thể giương lê lên. Luôn luôn đi cách nóngoài tầm đòn gánh. Cứ đi đi, chú sẽ cử ngườihỗ trợ cho cháu.
Tiếng nói của chú Nghĩa nghe đã rền rền nhưngười say rượu, như buồn ngủ, chứng tỏ nọcđộc đã ngấm. Dũng nhìn chú bùi ngùi, nó nói:
- Cháu xin nhận nhiệm vụ. Chú đứng lo chocháu. Cháu có thể bắn rơi con vẹt đất đậu trênngọn cây phía xa kia nếu chú cho phép.
- Bắn thử chú xem!
Thằng Dũng né sang cạnh đường, tỳ súng vàothân cây, hướng nòng về phía con vẹt đấtcách xa khoảng một trăm mét, bóp cò. Từ trêncao, con chim im tiếng chớp cánh rồi rơi nhàoxuống. Tên tù binh nom thấy, chợt nó rùngmình. Chú Nghĩa nói:
- Thế thì chú yên tâm. Chúc cháu hoàn thànhnhiệm vụ.
Hai chú cháu bồi hồi chia tay nhau
Đường rừng mỗi lúc một gập ghềnh. Mặt trờiđã lên cao, nắng gay gắt. Tên tù binh cố đibước cao, bước thấp, chậm lại. Dũng vẫn cắpsúng đi phía sau tên tù binh. Cậu mải mêngắm cảnh rừng. Chốc chốc cậu lại phát hiệnra một thân cây, một lối mòn mà gần một nămvề trước cậu từng ngồi với bố sau những lúcsăn đuổi muông thú, hoặc đã từng len lỏi đểđặt bẫy thú. Rồi những kỷ niệm cũ cứ dồn dập,dồn dập hiện lại. Cách chỗ cậu đang đi bâygiờ không xa là Hòn Ngang, nơi mà đang cótiếng vượn đàn kêu "Chếch cọc! Chếch cọc!"vọng lại, nơi ấy con Sập, con chó săn đầu đànđã cắn nhau với hổ mà chết. Còn con đườngnày đây, đi về phía tay phải cắt ngang là HònCấm. Chỗ cậu và bố bắt được con Sói Lửacon... Thằng Dũng cứ trôi theo những kỷ niệmchẳng bao giờ cạn. Chợt cậu giật mình vì suýtđụng lưỡi lê đầu mũi súng vào lưng tên tùbinh. Tên giặc hình như cố tình dừng lại thìphải. Hắn định quay lại thì Dũng đã lùi haibước, tỳ tay vào cò súng:
- Đi! Muốn chết không?
Tên giặc chỉ chỉ vào cổ họng, làm động tácnuốt khan rồi chỉ vào ống nước Dũng đeo bênvai. Chả hiểu hắn khát thật hay là vờ làm thếđể thanh minh hành động vừa rồi. Thằng Dũngsẵng giọng:
- Về chiến khu mà uống nước, sắp đến nơi rồi.
Dũng nói vậy để đánh lừa tên tù binh. Thực rađoạn đường còn khá xa. Tên giặc lại ngoanngoãn cất bước. Sau hành động vừa rồi củatên tù binh, Dũng có phần lo lắng. Giả sử têntù binh ỳ ra không chịu đi thì sao? Chẳng lẽbắn chết hắn? Bắn một người ư, cậu chưa làmviệc ấy bao giờ, chỉ riêng nghĩ đến chuyệnchĩa súng vào đầu hoặc vào ngực cái ngườiđang đứng trước mặt mình đây mà bóp cò, đểcho đầu hắn vỡ toang ra hay lồng ngực tràomáu, Dũng đã thấy rùng mình rồi. Còn như,nếu bất chợt cậu lại bị rắn cắn hay bị vấp ngã,bấy giờ thì sao? Chắc chắn tên giặc sẽ giếtchết cậu. Tốt nhất là phải đề phòng. Mọichuyện khi nào xảy ra sẽ liệu.
Thằng Dũng và tên tù binh đã vượt qua chỗđường ngoặt. Sắp đến bãi cỏ mà hôm qua cậugặp đàn sói rồi. Bây giờ thằng Dũng mới chợtnhớ đến con Sói Lửa và con Khoang. Ừ nhỉ,bây giờ chúng nó ở đâu nhỉ? Có nên hú gọichúng không? Ở đây xa đồn địch rồi, chẳng sợnữa. Nhưng thôi, bí mật vẫn hơn.
Bãi cỏ kia rồi! Cùng với mảng sáng mở rộng ratrước mặt, nỗi vui mừng cũng trào lên trongDũng. Con Khoang và con Sói Lửa đang ngồibên nhau.
- Khoang! Sói Lửa! - Dũng cất tiếng gọi.
Con Khoang nhảy dựng lên, sủa rộn ràng. Còncon Sói Lửa thì rên ư ử, phóng tới với Dũngnhư bay. Con Khoang cũng phóng theo. Thấycon chó sói, con vật hung dữ đã cắn một tênlính bị thương nặng, cắn chết con bécgiê, taimắt của bốt gác, giờ bỗng lù lù hiện ra chạyđến với Dũng, tên tù binh hốt hoảng. Dũngkhông thể bỏ súng xuống để ngồi vuốt ve haicon chó được. Chợt nhớ tới chuyện nghịch dạitrước đây đã từng bị mẹ mắng, cậu nảy ra ýnghĩ thử con Sói Lửa. Cậu bảo con chó:
- Sói Lửa! Vồ tên kia đi!
Con Sói Lửa ngẩng nhìn Dũng chưa hiểu.Trong khi tên tù binh ú ớ vì sợ, thằng Dũng chỉvào tên tù binh. Con Sói Lửa sủa lên ba tiếngdữ tợn, rồi lao tới chồm lên tên tù binh. Tên tùbinh loạng choạng, thấy thế Dũng vội kêu lên:
- Sói Lửa, thôi, lại đây! - Con Sói Lửa thôikhông chồm lên nữa. Dũng nói với tên tù binh- Thấy đấy, nếu chống lại, hai con chó này sẽcắn chết đấy! Thôi, đi!
Tên tù binh đi trước, con Sói Lửa và conKhoang đi kèm sát chân hắn. Bây giờ thì thằngDũng rất vững tâm vì đã có hai trợ thủ đắc lực.Không những cậu không còn sợ tên tù binh trởchứng, mà còn không sợ cả hổ, báo rình rập,không sợ rắn rết. Bởi vì không có kẻ thù nàotrong rừng có thể lọt qua mắt, qua mũi con SóiLửa được.
Mặt trời đã đứng bóng. Buổi trưa lặng gió,không khí oi bức. Không gian trong phút chốctrở nên yên ắng, chỉ độc một bản nhạc ve sầuđơn điệu đinh tai nhức óc. Tên tù binh thởhồng hộc như kéo bễ, đi phía trước. Con SóiLửa và con Khoang vẫn bám sát hắn. Dũng điphía sau. Đến đoạn đường phẳng, chỗ mà haibên đường có rìa cỏ mát mẻ, có bóng râm,thằng Dũng nói:
- Này, tù binh! Ngồi xuống bóng cây kia, nghỉchân!
Tên tù binh tới bóng cây mà Dũng vừa chỉ, lấychân gạt những rác rưởi trên mặt cỏ đi, rồingồi phịch xuống dựa lưng vào tảng đá cócạnh sắc. Dũng tìm một chỗ thuận tiện cáchtên tù binh độ hai ba đòn gánh rồi cũng ngồixuống. Cậu mở cơm nắm ra cho hai con chócùng ăn. Tên tù binh chắc là đói lắm, hắn nhìnDũng chòng chọc, rồi nhìn xoáy vào nắm cơmvà ống nước. Dũng thấy thương tình. Cậu đểriêng ra một phần cơm nắm có ý chốc nữa chotên tù binh ăn. Trong lúc ăn mắt Dũng vẫnkhông rời tên giặc, khẩu súng dù lên đạn tỳbên dùi, mũi hướng về phía hắn. Tên giặcnhìn Dũng ú ớ trong cổ họng. Hắn ngửa cổ ra,nuốt nước bọt khan rồi nhìn ống nước. Dũngcất tiếng hỏi:
- Khát nước hả?
Trời nắng thế này mà đi đường rừng, lại leocái dốc như vừa rồi thì khát nước lắm. Với lạitên giặc bị nhét giẻ vào mồm, chắc là mệt. Giờthì xa đồn địch rồi, hắn có chắp thêm hai bachặp hơi nữa cũng không thể kêu cứu đồngbọn được. Thôi, lôi cái khăn trong mồm ra chohắn và cho hắn một miếng cơm, ngụm nước.Nghĩ thế, thằng Dũng dựa khẩu súng lên gốccây, gọi con Sói Lửa, chỉ khẩu súng, bảo:
- Mày giữ lấy khẩu súng cho tao!
Dũng gói phần cơm nắm, xách ống nước đi tớichỗ tên tù binh. Con Sói Lửa nhìn theo Dũng,nó gừ gừ khe khẽ trong cổ họng, rồi chânchồm lên định đi theo. Dũng quay lại, xoa đầunó, bảo:
- Ngồi yên nào, đừng sợ cho tao!
Con Sói Lửa lại ngồi xuống, nhưng mắt vẫnnhìn theo thằng Dũng đang đi tới chỗ tên tùbinh. Dũng nói với tên tù binh:
- Có nước và cả cơm đây. Để lấy cái khăntrong mồm ra cho đã. Mà đừng trở mặt đấy.Trở mặt là chết.
Vừa nói thằng Dũng vừa đến sau lưng tên tùbinh, đưa tay nắm lấy mối khăn thò ra ngoàimà kéo. Nhưng sao chặt quá thế này? Chả lẽchú Nghĩa nhét chặt thế? Hay là hắn cố cắnchặt lấy?
- Há mồm ra, cố lên!
Thằng Dũng lần ra phía trước mặt tên giặccho thuận tay hơn rồi một tay đỡ cằm hắn, taykia kéo mối khăn. Bỗng tên tù binh khốn kiếpdập mạnh hai đầu gối vào, kẹp lấy hai chânthằng Dũng, làm cậu ngã nhào. Hắn chồm cảthân hình đồ sộ, nặng sáu bảy chục cân, ngồilên ngực Dũng, dùng hai bàn chân bị trói lỏngkẹp lấy và đè chặt vào cổ họng Dũng. Ngaylúc ngã vật xuống, Dũng chỉ kịp kêu lên mộttiếng "Sói Lửa", rồi im bặt. Máu dồn lên mặt,mắt hoa lên, hai tròng mắt như muốn bật rangoài, thằng Dũng ngất lịm đi.
Chẳng biết thằng Dũng đã ngất xỉu đi bao lâu.Nhưng từ trong mông lung, mơ màng, cậu cảmthấy khối nặng trên lồng ngực chẳng còn nữavà cổ họng đã được nới lỏng. Thế là cậu cònsống! Dũng thở khe khẽ, nhè nhẹ rồi từ từ mởmắt, cố quay nghiêng người lại để ngồi dậy.Lúc đầu Dũng chưa hiểu ra chuyện gì, cứ ngỡlà mình ngủ quên. Chợt Dũng hoảng hốt, cậunhìn thấy con Sói Lửa đang chồm lên tên tùbinh nằm nghiêng, hai hàm răng sói trắngnhởn nhằm cổ hắn mà gừ. Cứ mỗi lần tên tùbinh cựa quậy, con Sói Lửa lại dí sát mõmxuống gần cổ hắn. Thế là hắn lại nằm yên, bấtđộng. Thằng Dũng nhớ lại tất cả, gượng ngồidậy. Cổ họng cậu khát đến cháy bỏng và haibên cổ đau như vừa bị kẹp trong hai thanh tre.Cậu đưa tay lên xoa cổ, nhưng rồi lại nằm vậtxuống ngất đi lần thứ hai. Một lúc sau cậu lạitỉnh. Cậu lại hốt hoảng hơn. Cơn hốt hoảngnày làm cho Dũng tỉnh hẳn. Cậu đưa ốngnước mà ai đã đặt ngay cạnh, uống mấyngụm. Cậu đưa mắt nhìn quanh chỉ thấy conKhoang vẫn ngồi bên khẩu súng, còn con SóiLửa và tên tù binh đã biến đâu mất. Dũng xoabóp tay chân một lát, nhớ lại mọi việc và hốitiếc vì đã thương tình không đúng chỗ. Giờ thìmọi việc hỏng cả rồi, may mà không bị tên tùbinh giết chết. Nhưng tên tù binh và con SóiLửa đâu? Dũng đứng dậy, đến bên conKhoang, xách lấy súng. Bỗng cậu nghe tiếngcon Sói Lửa sủa như khi săn hoẵng. ConKhoang băng rừng chạy về phía tiếng con SóiLửa sủa. Dũng cũng xách súng chạy theo conKhoang.
Câu chuyện vừa mới xảy ra cách đây chưađầy hai mươi phút khó mà tưởng tượng được.Khi tên tù binh đè vật Dũng xuống, con SóiLửa chỉ nghe Dũng gọi hai tiếng: "Sói Lửa", rồitắt ngấm. Từ nãy nó vẫn nhìn đăm đăm, xoimói tên tù binh. Nó nhìn thấy tên to béo này đãgò chân vật ngã Dũng. Thế là sau tiếng kêucủa chủ, nó lao tới. Vẫn cú đánh bắt mồi bảnnăng nòi giống, lao cả khối thân mình nặnghơn ba mươi cân vào ngực tên tù binh. Têngiặc ngã vật sang một bên, nằm nghiêng. Nótáp vào cánh tay tên tù binh một miếng làmhắn kêu "ối" lên. Ngay tức khắc, nó nhả miếngcắn ở cánh tay ra, nhe nanh vào cuống họngtên giặc ý chừng muốn bảo "Im mồm! Nằm im".Mà quả thế thật, hễ thấy tên giặc cựa quậy làmõm nó lại dí sát vào cổ hắn. Cứ thế nó giữlấy tên giặc, không cho hắn ngồi dậy. KhiDũng tỉnh dậy lần thứ nhất, nó nghiêng mặtquay nhìn. Nó thấy cái ống nước bị đá lăn rabên đường vẫn còn nút chặt khi tên tù binh vậtthằng Dũng xuống. Nó buông tên tù binh, chạyđến tha ống nước lại bên Dũng. Nó đặt ốngnước xuống cạnh chủ, rồi ngửi hít lên mìnhchủ, miệng rên lên khe khẽ. Nhưng nó khôngngửi thấy mùi chết trên người chủ. Nó ngồixổm xuống bên cạnh, xót xa nhìn chủ. Trongchốc lát nó quên mất tên tù binh. Mãi khi nghetiếng con Khoang sủa lên dữ dội nó mới đưamắt nhìn về phía con Khoang. Thì ra, tên tùbinh lợi dụng lúc con Sói Lửa buông thả, hắnrón rén ngồi dậy, nghiêng lưng cứa sợi dâytrói khuỷu tay vào cạnh hòn đá sắc bên gốccây. Một lúc thì sợi dây đứt. Một niềm vui độcác đến với tên giặc. Lần này thì hắn sẽ giếtchết cả ba: thằng Dũng, con Sói Lửa và conKhoang. Hắn cởi nốt dây trói hờ ở hai chân ra.Mặc dù vết chó cắn ở cánh tay rất đau, nhưngtên tù binh vẫn cả sức so với cả ba đối thủ: haicon chó và thằng bé cộng lại. Hắn nghĩ ngayđến khẩu súng có đạn và lưỡi lê đặt bên conKhoang. Hắn chạy đến định cướp súng.Không ngờ con Khoang hung dữ không kémcon Sói Lửa, thấy tên giặc chạy tới, nó chồmlên, chắn ngang lấy. Nghe con Khoang sủa,con Sói Lửa lao tới. Tên giặc đi giật lùi mấybước, miệng gọi chó khe khẽ:
- Êu... êu... êu...!
Hai con chó dừng lại phút chốc. Tên giặc vộivàng vùng chạy. Con Sói Lửa và con Khoangtuy khôn, nhưng chúng chỉ biết ứng phónhững việc đang xảy ra vì chủ hoặc do chủ saikhiến mà không biết, hay nói đúng hơn rất ítbiết tính đến những chuyện có thể xảy ra, nênkhi tên tù binh chạy trốn rồi, cả hai con chólúng túng mất một lúc. Con Khoang quay lạivới khẩu súng. Còn con Sói Lửa thì quay lạivới chủ. Nó ngửi hít lên người Dũng một lầnnữa. Dũng đưa một tay lên xoa mặt khi conchó hít vào mặt cậu. Chợt con Sói Lửa nhớ ra:cậu chủ nhỏ bảo nó trông chừng người to béokia. Bây giờ hắn đi đâu rồi? Con Sói Lửa vộirời chủ, đến con đường tên giặc chạy, bắt hơitên giặc rồi đuổi theo hắn.
Tên giặc đã chạy được khá xa, tưởng đã thoátnạn. Nó ngồi xuống một gốc cây nghỉ lấy sức,định rẽ ra đường lần về đồn. Nhưng bỗng nónghe thấy tiếng con chó sói sủa gióng ba mỗilúc một gần. Thôi chết, con chó kia đang đuổitheo hắn. Hắn đứng dậy định tìm một cái quelàm gậy. Nhưng chẳng có cái que nào ra hồn.Cái rừng chết tiệt này toàn là cây cối tươi xanhmà chẳng có lấy một cái gậy. Hắn đang loayhoay thì con Sói Lửa đã xuất hiện. Hắn toanvùng chạy thì con Sói Lửa đã vòng lên phíatrước đón đầu, dồn hắn phải quay lại. Têngian manh chợt nghĩ ra một kế. Trước mặt hắncó một cây bứa to, cành đâm ngang. Hắn nhảyphắt lên bám lấy một cành, đu mạnh lên. ConSói Lửa cũng nhảy theo táp vào chân hắn,nhưng táp hụt vào ống quần. Răng con SóiLửa mắc vào ống quần caki của tên giặc khiếncon chó bị treo lủng lẳng, còn tên giặc cũngkhông sao đu mình lên cành cây được. Hai tayhắn mỏi rã rời, nhất là cái tay bị chó cắn, vừamỏi, vừa nhức tận xương, xuýt nữa hắn rơiphịch xuống. May thay cho hắn, con chó vùngvẫy một lúc, răng xé toạc cái ống quần đã bịsờn của tên giặc. Con chó rơi xuống đất. Têngiặc đu người lên cành bứa rồi cứ thế thoănthoắt leo lên ngọn cây. Nó định cất tiếng gọicầu cứu về đồn. Nhưng lại sợ du kích nghethấy hóa ra "lạy ông tôi ở bụi này" nên đànhngồi im. Con chó sói cứ bám lấy gốc cây màsủa.
Tên tù binh ngồi trên cây, căm tức nhìn xuốngcon Sói Lửa. Phải nghĩ cách nào để trừ khửcon chó trời đánh kia đi! Hắn nhủ thầm.Nhưng ngay lúc ấy tiếng ai gọi chó và mộtcánh nỏ chĩa lên ngọn cây, mũi tên hướng vềphía hắn cùng với tiếng quát...
Dũng đến chỗ con Sói Lửa và con Khoangđang sủa, bỗng nó sửng sốt kêu lên:
- Bố! - Nó xúc động định ném súng xuống đất,ôm lấy bố. - Bố, sao bố lại ở đây?
Ông bố cũng xúc động, nhìn con rất nhanh, rồiquay về phía ngọn cây, mắt không rời tên giặc,ông nói với con trai:
- Rồi bố sẽ kể! Phải xử thằng giặc này đã. -Ông nói với tên giặc - Xuống ngay. Xem taogăm mũi tên vào nách áo mày đây!
Một phát nỏ nổ căng. Nách áo của tên giặc vềphía tay hắn đang nắm cành cây, một mũi tênxuyên thủng từ trước ra phía sau đến tận vai.
Tên giặc run lên như cầy sấy. Nó khóc lóc,van lạy:
- Con cắn cỏ lạy ông tha chết cho con. Concòn vợ và hai con, thật lòng con không dámxuống, vì sợ con chó sói lắm!
Thằng Dũng nói với bố:
- Chính hắn đã định giết con, may mà có conSói Lửa! - Dũng giương súng lên, quát: - Taosẽ cho mày rơi như con vẹt đất lúc sáng. Màycũng ác như loài vẹt đất chuyên bắt chim non.
Ông Giáp sợ con trai lẩy cò súng thật, vội bảo:
- Khoan con! Tội hắn nặng đấy. Chính hắn làđứa hung hăng nhất trong việc cướp của dânlàng. Hắn bắn chết con bò đực nhà ta và haicon chó rồi mang về đồn. Nhưng đừng giếthắn. Chắc hẳn đưa hắn về chiến khu sẽ có íchcho du kích đấy.
Nghe ông Giáp nói vậy, tên giặc liền với taynắm lấy một cành cây định leo lên. Ngay tứckhắc một phát nỏ nữa lại bật và một mũi têncắm vào cành cây sát bàn tay hắn cầm. ÔngGiáp quát:
- Hễ mày cất tiếng là một mũi tên sẽ khóa mồmmày lại. Chúng tao sẽ không giết mày, nhưngnếu mày ngoan cố không chịu xuống thì nhữngmũi tên này sẽ xâu vào hai cánh tay và mày sẽphải lộn cổ xuống. - ông Giáp gọi chó: SóiLửa! Khoang! Lại đây!
Lần đầu tiên ngót một năm mới lại nghe tiếngông chủ gọi, con Sói Lửa vẫy đuôi chạy tớimừng rối rít. Ông Giáp vỗ về con chó, bảo:
- Yên nào! Nằm xuống!
Hai con chó ngoan ngoãn nằm xuống chânchủ. Ông Giáp lại bảo tên giặc:
- Nào, xuống đi! Mày sẽ được đưa về chiếnkhu. Nếu mày thành thật hối lỗi, mày sẽ đượchưởng lượng khoan hồng của cụ Hồ.
- Dạ, con xin xuống!
Bấy giờ tên tù binh mới chịu tụt xuống khỏi câybứa. Thằng giặc đã đứng trước mặt Dũng.Dũng tức sôi lên, cậu thấy ở cổ đau nhói lêntừng vết ngón chân mà tên giặc giẫm miết lênlúc nãy. Ông Giáp ân cần bảo con:
- Thôi con! Giết một tên giặc khi đã nằm trongtay thì dễ, nhưng nén lại cơn giận khi cần thiếtlà khó. Đừng giết hắn. Tội trạng hắn đến đâuđã có trên xét xử. Con hãy đưa hắn trót lọt vềchiến khu.
Ông Giáp giúp con trói tên giặc lại. Ông bảohắn:
- Vì mày đã có ý định giết con tao khi nó rộnglượng với mày, giờ buộc tao phải cẩn thận.
Hai bố con ông Giáp dong tên tù binh rađường. Trên đường đi Dũng kể cho bố nghebao nhiêu là chuyện. Ông Giáp nói với con:
- Thế đấy. Từ đây về chiến khu, con phải cẩnthận.
Ông Giáp kể cho con trai nghe chuyện ôngxuất hiện bất ngờ ở vùng rừng này.
Nguyên là bọn trẻ chăn trâu vội chạy về báocho ông biết chú Nghĩa du kích bị rắn cạpnong cắn vào chân. Hai du kích khác bắt gặpchú khi chú đã hôn mê, ông vội lục các ô thuốcbốc cho chú một thang thuốc trợ lực để có thờigian chạy thuốc thang, ông nhớ lại ở vùngrừng này có loại cây cho lá chữa rắn cạp nongcắn rất hiệu nghiệm. Nhưng tai ác thay, vùngrừng này bọn địch hay lùng sục, lại rất nhiềurắn độc. Nhưng, dù thế nào cũng phải cướp lạichú Nghĩa. Ông mang thuốc đến nhà chúNghĩa, sắc cho uống, còn bà thì đắp lên vếtthương. Khi chú Nghĩa hơi tỉnh, chứng tỏ chịuthuốc, ông mới vội xách nỏ, đeo ống tên vàcầm mác bí mật vào rừng. Vượt qua đoạnđường lũ giặc thường phục kích, tuần tiễu,ông đến vùng rừng đất cát pha đá dăm, nơihay có cây thuốc chữa rắn cắn này. Ông sụctìm rất lâu mới kiếm được một nắm lá. Khi mặttrời xế bóng, ông định ra về thì bỗng nghetiếng chó sủa. Tiếng chó sủa rất quen nghenhư tiếng con Sói Lửa dạo nào. Chó ai sănhoẵng ở đây? Ông im lặng lắng nghe. Một lúcsau ông nghe tiếng con chó sủa gay gắt nhưđóng đinh một chỗ. Ông bí mật đến nơi thìthấy con Sói Lửa. Con chó nhận ra chủ cũ,nhưng nó vẫn mải nhìn lên cây bứa mà sủa.Ông để ý nhìn lên thì thấy một người đangngồi trên cây. Ông chợt nhớ ra chuyện bà conkể hôm qua: chuyện chó sói cắn một tên giặcphục kích, chuyện chó sói về làng, và chuyệnmột tên lính đuổi theo con sói rồi mất tích.Chính tên lính mất tích là tên này đây? Ôngxách nỏ chạy tới để buộc tên giặc phải xuống.Ông đang phân vân không biết bắt được têngiặc rồi sẽ làm gì với hắn đây? Mà chả lẽ lạibắn chết hắn? Hay là trói hắn lại đây rồi báocho du kích biết. Hay cứ bắt nó xuống cái đãrồi hãy liệu... Trong lúc ông chưa nghĩ ra cáchgì hay hơn thì Dũng đến...
Ra đến đường cái, ông Giáp xem lại cái dâytrói lần nữa, trao cho con một chiếc me độcphòng thân, căn dặn con mọi điều rồi quay vềlàng.
- Bây giờ có con Sói Lửa, con Khoang với mũitên me này bên con, bố có thể yên lòng được.Nhưng con phải hết sức đề phòng, đừng cả tinnhư lúc nãy con nhé! - Ông ôm lấy conKhoang và con Sói Lửa một lúc - Nhớ săn sócthằng Dũng, Sói Lửa nhé!
- Bố ơi, giờ này chúng nó hay phục kích đấybố ạ.
- Đừng lo cho bố! Bố có con đường riêng củabố. Con đi đi.
Dũng quay lại nhìn cho đến khi bóng bố khuấtvào con đường ngoặt. Phía trước hai con chóvẫn bám sát tên tù binh.
HẾT
NGUYỄN QUỲNH
[1] Đòn noi: Tấm gỗ gác từ bờ lên thuyền làmcầu.
[2] Vạng lưới. Còn gọi là tay lưới, săn cáo haohao lưới bóng chuyền.