VINH QUY DU HỌC
Một ngày đầu tháng 7/1983, cả cái xóm nghèo
hơn hai chục gia đình ven đô chúng tôi vui hẳnlên, mọi người xúng
xính quần áo mới cứ nhưsắp đi trẩy hội. Chả là cậu Tấn, con
cả ông Vạn du học Liên Xô tốt nghiệp đại học về nước, ông bà
ấy mời sang uống nước chia vui cùng gia đình. Ông bà Vạn thuê
hẳn chiếc xe 15 chỗ ngồi cho hai đứa con nhỏ và cả bạn gái của
Tấn mang hoa lên sân bay Nội Bài đón "cậu cử". Chỉ còn
cô em thứ hai của Tấn và mấy người cô dì, chú bác họ hàng ở nhà
sắpxếp bàn ghế và chuẩn bị bữa trưa mời khách.Một sự kiện trọng
đại, biết bao niềm mơ ướcvà hy vọng của cả gia đình gửi gắm
nơi người con du học, thế thì không vui không sướngsao được! Máy bay
trễ giờ, thủ tục hải quankiểm tra hành lý cũng quá nhiêu khê, chậm
chạp, nên mãi tới sau 1 giờ chiều xe mới về tới nhà, chậm hơn
3 giờ so với lịch trình.
Sáu năm học ở thủ đô Mátxcơva, Tấn cao lớn,chững
chạc hẳn lên. Bước từ trên xe ô tôxuống trong bộ quần áo ly là thẳng
tắp, giầyđen bóng lộn, tay xách cặp diplomat, lại thêm cặp kính trắng
ra dáng một thanh niên trí thức thời hiện đại, Tấn bắt tay ông
bác, ông chú, các vị cao niên chòm xóm, đến những bạn cùng
trang lứa. Đúng là phong cách phương Tây. Hầu như mọi người
trong xóm, từ già đến trẻ đều hân hoan chào đón người đi xa mới
về. Ngay cả bà thím vừa mới sinh em bé được ba tháng cũng bồng
con theo, phải đến ngay để mừng cậu cháu "vinh quy du học"
chứ! Cô bé hàng xóm Thương Huyền thầm yêu trộm nhớTấn từ khi cậu
mới học cấp III, nay gặp lại nhau trong bầu không khí cả gia
đình, họhàng, xóm giềng mừng vui hồ hởi, càng trở nên thân thiết, yêu
thương như đã là dâu con trong nhà. Cô lăng xăng chạy lên chạy
xuống, nhà trên nhà dưới, tươi cười, hết rót nước mời trà,
mời thuốc, mời bánh kẹo, như chủ nhân thực sự. Mấy bạn gái thầm
thì to nhỏ, đấm lưng Huyền: "Mày sướng nhé, từ nay khỏi nhớ
nhung khóc hết nước mắt. Mau mau cưới đicho bọn tao ăn cỗ". Còn
"cậu cử" thì suốt từ lúc về tới nhà bị "phỏng
vấn" liên chi hồ điệp, thôi thì đủ loại câu hỏi. Bà con xóm
giềng chẳng quan tâm mấy tới chuyện học hành của cậu. Đã tốt
nghiệp một trường đại học ở Liên Xô thì chắc chắn phải là học
giỏi rồi. Họ muốn biết về cuộc sống ấm no, sung túc, tràn đầy
hạnh phúc của người dân nước bạn, về thủ đô Mátxcơva hoành
tráng, đường bệ với những đường phố rộng lớn tới 5-6 làn xe, về
mùa đông thì băng tuyết trắng xóa mênh mông, về hệ thống metro
2-3 tầng chạy dọc ngang thành phố rồi lại có đường vòng tròn
nối chúng lại với nhau... Ôi sao mà sướng thế, mong sao nước
mình cũng nhanh chóng được như vậy! Mấy người có con em đang lao
động hợp tác ở Tiệp Khắc, CHDC Đức cùng chia sẻ nhiều chuyện
rôm rả. Con em họ viết thư về nói rằng cuộc sống của người dân
các nước đó cũng rất đầy đủ, chẳng kém gì Liên Xô. Sướng nhất là
mùa hè tha hồ uống bia, không bị ép buộc "đã bia thì phải
mực" (hay ít nhất phải lạc luộc)như ở quê mình. Ông bà Vạn sung
sướng nởmày nở mặt. Trò chuyện với mấy ông bà xómgiềng, ông Vạn "nổ
cứ như ngô rang", làm nhưthể ông cũng vừa bay từ bên trời Âu
về ấy: "Thú vị thật, các bác ạ, ngày xưa cha ông mình mơ
ước có đôi cánh bay được như chim. Nay thì gấp bao nhiêu lần
chim ấy chớ! Vút một cái bay lên cao 9-10km. Bồng bềnh, bồngbềnh trên
chín tầng mây, ngồi bên cửa sổ nhìnra cứ tưởng như đang bay trên cánh
đồng bông. Từ Mátxcơva về Hà Nội gần 10 nghìn km, thế mà chỉ hết
10 giờ bay. Tài thật, thiên thần thật!" (chả là, suốt
từ sân bay Nội Bài vềnhà gần một tiếng đồng hồ, ông đã khai thácđược
biết bao nhiêu chuyện ở cậu cử).
Bữa trưa quá muộn, các món ăn đã nguội
ngắt, nhưng dù sao vẫn phải chờ gia chủ, nhất là "cậu
cử" Tấn - nhân vật chính và là trungtâm của bữa cỗ này. Thấy bố
mẹ và chị dâu tương lai quá vui, luôn miệng nói cười, mờikhách ăn
bánh kẹo Liên Xô, hút thuốc lá Tây,họ quá sung sướng hình như không
thấy đói, quên cả bữa ăn, đến nỗi cô em gái của Tấn - tác giả
bữa cỗ phải ghé tai ông Vạn giục giã: "Bố mời các ông, các
bà sang ăn đi!" Lúc ấy ông Vạn mới sực nhớ, vội đứng dậy:
"Mừng quá, vui quá, tôi quên cả thời gian. Bây giờ đã gần
2 giờ trưa rồi, xin mời các ông các bà, cácanh các chị, các
cháu sang nhà chú em tôi, ở ngay bên cạnh, dùng bữa cơm với gia
đình để mừng cho cháu Tấn đi đến nơi về đến chốn, học hành tử
tế, đỗ đạt nên người". Bữa ăn hàng ngày rau dưa xoàng xĩnh
thế nào cũngxong. Nhưng đây lại là bữa tiệc "vinh quy báitổ" của
"cậu cử du học Liên Xô", nên ông bà Vạn đã phải
chạy vạy lo sao cho thật tươm tất. Mà cũng đúng thôi, đã lâu lắm
rồi bây giờ ở cái xóm nghèo ven đô này mới có thêm một "ông
cử", mà lại là "cử ngoại", chứ đâu phải "cử
nội"! Ông Vạn cả đời theo nghiệp quân ngũ, tham gia cả hai
cuộc kháng chiến, đến ngày giải phóng miền Nam vẫn còn hai mảnhđạn
găm trong người, có cậu con trai nên người như thế thì còn
gì sung sướng, hạnh phúc cho bằng!
Những ngày hồ hởi, tràn đầy niềm vui rồi cũngdần dần
lui vào quá khứ. Khó khăn đầu tiên"cậu cử" vấp phải sau 6
năm du học chính là thực tế còn nhiều gian truân, bộn bề của quê
hương. Với tấm bằng cử nhân Trường Đại họctổng hợp quốc gia Liên Xô,
mang tên nhà báchọc Nga vĩ đại Mikhail Lômônôxôp kể cũng oai,
nhưng không phải vì thế mà Tấn có ngay được một chỗ việc làm hợp
khả năng, theo ý muốn. Nhờ người bạn đi lao động hợp tác ở Tiệp
Khắc mua hộ chiếc xe gắn máy Babeta (ngày đó thế là
"ghê" lắm rồi), Tấn vè vè phóng xe vào thành phố hết ngày
này qua ngày khác, cả tháng trời, mà chưa nơi nào thu nhận. Mọi
người khuyên Tấn: Cử nhân sử họcthì tốt nhất anh nên theo nghề nghiên
cứu lịchsử, xin làm việc ở Viện sử học hay một Bảo tàng lịch sử
chẳng hạn. Thế nhưng anh lạithích nghề làm báo, hoặc một công việc gì
đótrong lĩnh vực xã hội. Có điều là những lĩnhvực ấy anh không
có người quen giúp đỡ, cũng chẳng được ai tiến cử. Chẳng riêng
gì "cậu cử" Tấn đâu, hầu như mọi người tốt nghiệp đại
học, đều phải "tự thân vận động", may ra thì được chỗ
làm việc hợp ngành học, hợp khả năng, còn không thì miễn là
có chỗ làm việc, hàng tháng được lĩnh lương, thế làvui lắm rồi...
Cuối cùng thì Tấn đành phải đầuquân theo chế độ hợp đồng chuyên dịch
những bài báo từ tiếng Nga sang tiếng Việt ở một cơ quan nghiên
cứu khoa học. Đến lúc ấy mới biết rõ giá trị thật sự tấm bằng cử
nhân của Tấn. Kiến thức sử học chưa rõ ra sao, nhưng trình độ
tiếng Nga của "cậu cử du học Liên Xô" thì cũng khiêm
tốn thôi. Cả ngày không dịch xong một bài báo trên tờ Pravda
khoảng 500 từ (tính theo tiếng Việt), bởi vốn từ vựng tiếng
Nga của anh rất bình thường, phải tra từ điển liên tục, mà ngữ
pháp nắm cũng không chắc. Dịch mười câu, thì phải sửa lại,biên tập
tới sáu bảy câu. Làm việc chưa đầymột tháng, bản thân
"cậu cử" Tấn cũng thấy đuối, nên đành xin thôi
việc. Và ngay cuối năm đó, may nhờ công lao, uy tín của người
cha, ông vừa là thương binh và cựu sĩ quan QĐND, nên Tấn được cử
đi làm phiên dịch trong một đội lao động hợp tác ở Liên Xô. Cưới
vợ chưa kịp hưởng hết tuần trăng mật đã phải lên đường.
Các thế hệ du học Liên Xô, hay các nước xã hội
chủ nghĩa Đông Âu trước những năm 1980của thế kỷ trước thường có ý
thức trách nhiệm, chăm chỉ, nghiêm túc học tập, nên đa phần
bảo đảm chất lượng. Họ về nước nhiều người phát huy tốt năng
lực, vận dụng được những điều đã học ở nước bạn. Sau này việc
tuyển chọn đưa đi đào tạo ở nước ngoài có thể không kỹ lưỡng, và
cũng có thể do nhiều chính sách ưu tiên con em các gia đình có
công trong hai cuộc kháng chiến, phần nữa cũng có thể "nhầm
lẫn" (lý do tiêu cực), nên chất lượng lưu học sinh
không đồng đều. Mặt khác, từ đầu những năm 80 do cơ chế thị
trường bắt đầu xâm nhập các nước xã hội chủ nghĩa, tình hình xã
hội ở các nước Đông Âu ngày càng diễn biến phức tạp, một bộ phận
du sinh chạy theo lối sống đua đòi, cần có nhiều tiền. Họ tham
gia "buôn bán cò con", làm dịch vụ tại chỗ,
"đánh" các mặt hàng từ trong nước sang và từ các nước Tây
Âu vào các nước mà họ đang theo học. Cậu cử Tấn là một đại
biểudu học sinh kiểu đó. Giờ học trên lớp, cậu đâu có chú ý
lắng nghe thầy giảng bài, ngồi đấy nhưng đầu óc toàn nghĩ về
những mánh lớibuôn bán. Tối về ký túc xá có mấy khi Tấn chịu vào
phòng đọc, thư viện để nghiên cứunhững vấn đề thầy đã giảng. Hầu như
tối nàocậu cũng lang thang ở Nhà khách Đại sứ quántrên phố Ôbôlenski, hay
các khách sạn, nơi thường có cán bộ nước mình đi công tác lưu
trú. Thời ấy, nước mình cái gì cũng khan hiếm, bởi thế mỗi khi
được đi công tác nước ngoài, ai cũng tính toán mang một vài món
hàng gì đó với số lượng mà cả hải quan nước ta và nướcbạn cho phép,
cốt để đổi lại những thứ mà gia đình mình đang cần, hoặc ở trong
nước đangđược giá. Các thế hệ đã công tác trong nhữngthập kỷ 70-80 của thế kỷ
trước chắc hẳn vẫncòn nhớ, trong hành lý của hầu hết những ai đi Liên
Xô (kể cả cán bộ đi công tác hay du sinh), đều có vài ba cái
quần bò, một hai lố (mỗi lố 5 chiếc) áo phông, áo cành mai Thái
Lan. Thậmchí ngay cả các đấng mày râu cũng mang theomột vài lố son
môi, bút chì kẻ mắt... và nhiều thứ khác, mà bản thân họ chẳng
biết dùng vào việc gì. Lúc ấy có những "bản tin
truyềnmiệng" rất được ưa chuộng và hữu hiệu, với nội dung mách
bảo đi nước nào thì mang theo những gì và mua về những gì.
Thường thì các "bà xã" lo toan việc này. Đến nước nào cũng
có cánh du sinh "đón tiếp, tư vấn và làm dịchvụ" rất chu
đáo.
Tấn là một trong những du sinh khá "được
việc" trong lĩnh vực này: "Chú có hai chiếc quần bò ư?
Năm áo cành mai? Hai lố son, hai lố chì kẻ mắt? Hai bộ trang sức
bằng bạc? Cháu sẽ giải quyết hộ chú, tổng cộng may ra thì được
khoảng 550-600 rúp. Theo những yêu cầu của cô đã ghi trong giấy,
cháu sẽ cố mua giúp chú một phích lưỡng dụng, hai nồi áp suất,
bốn chiếc bàn là, một quạt máy Orbita hoặc Pingving, dăm mét lụa
đen và mấy thứ lặt vặt mà cô ghi thêm ở dưới. Ngần ấy đã vừa đủ
trọng lượng hành lý hàng không Aeroflot cho phép. Còn thừa
rúp nào có lẽ chú mua ít kẹo sôcôla, táo, anh đào để xách tay.
Họ chỉ cho phép xách tay túi nhỏ 5-7kg thôi. Thêm nữa, phải tính
cước thì chú không chịu nổi đâu!"Cán bộ cấp vụ đi công tác mà
khổ thế đấy! Sinh viên Phùng Thế Tấn 6 năm du học, đã phải dành
ra bao nhiêu thời gian để "đầu tư" vào lĩnh vực
"tư vấn, dịch vụ" này? Thế thì chất lượng của tấm bằng
cử nhân không caocũng là điều dễ hiểu.
Từ năm 1950, Bác Hồ, Trung ương Đảng và
Chính phủ ta đã quan tâm đưa thanh niên đi đào tạo ở các nước
xã hội chủ nghĩa anh emđể sau này về xây dựng đất nước. Thế
nhưng,trước năm 1960 số lượng gửi đi đào tạo tạicác trường đại học
ở Trung Quốc, Liên Xô chỉở mức nhỏ giọt, mỗi năm một hai chục
người,mà chủ yếu là học ngôn ngữ để về nước làm công tác phiên
dịch. Từ năm 1960 mới bắt đầu gửi nhiều du sinh ra nước ngoài.
Vào đúngngày 1/8/1960, lần đầu tiên Chính phủ ta dành hẳn cả một đoàn
tàu liên vận chở hơn 600 sinh viên đi Liên Xô. Cũng trong dịp đó
một đoàn tàu khác chở hơn 300 sinh viên đi Trung Quốc và hơn 100
sinh viên đi học ở các nướcxã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ngày đó du
sinhthực sự nghiêm túc học tập, ai cũng khắc cốtghi xương lời Bác căn dặn:
"Nhiệm vụ của cáccô, các chú sang đây là học tập, học tập và học
tập. Không có cái gì khác lôi thôi. Tất cả những gì ảnh hưởng
đến học tập, cản trở học tập, đều phải gạt bỏ hết. Nhiệm vụ sang
đây là học tập, chứ không phải sang đây để đi theo các cô mắt
xanh, tóc vàng nào cả". (Bác nói tại cuộc gặp với du sinh
nước ta ở Matxcơva ngày 2/12/1960, khi Bác đi thăm Liên Xô). Từ
năm 1959 trở về trước, hàng tháng mỗi du sinh ở Liên Xô được
lĩnh học bổng ngay tại trường mình học 1.000 rúp (tiền cũ), dùng đểăn
uống, sinh hoạt và mua sách vở, Đại sứquán cấm không được mua đồ dùng
gửi về nhà. Mà quả thực ngày ấy toàn thể quần chúng nhân dân,
cũng như cán bộ, bộ đội đều có cuộc sống giản dị, không ai có
nhu cầu tiêu dùng gì cao sang. Có lẽ vì vậy, mọi du họcsinh ở nước
ngoài đều tập trung cho học tập,ngoài ăn uống, sinh hoạt phí, chỉ
dành tiền mua sách để sau này về nước lo làm việc. Năm 1959,
trong một dịp đi thăm Liên Xô, Bác nhận xét "Các cô, các
chú, các cháu đi học ởbên này sung sướng hơn cán bộ đang làm việc ở
trong nước rất nhiều". Và thế là ngay sau đó, Đại sứ nước
ta tại Liên Xô đề nghịgiảm học bổng 50%, từ 1.000 xuống còn 500
rúp. Năm 1961, Liên Xô đổi tiền, tăng giá trị đồng rúp lên 10
lần, như vậy học bổng của sinh viên ta là 50 rúp (trong khi học
bổng củadu sinh các nước châu Á khác và châu Phi là 90 rúp). Cuối
những năm 1970 do giá sinhhoạt ở Liên Xô bị trượt giá, nên Đại
sứ quán nước ta đề nghị nâng học bổng cho sinh viên lên 60 rúp,
rồi 70 rúp. Đương nhiên, học bổng của nghiên cứu sinh bao giờ
cũng nhiều hơn,thường chênh với sinh viên 20 rúp. Từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính tháng 8/1998 của Nga, học bổng của du sinh nước
ta được tính bằng USD và thường xuyên điều chỉnh để bảo đảm cuộc
sống, sinh hoạt và mua sách vở cần thiết cho học tập và công tác
sau này.
Các thế hệ du học Liên Xô những thập kỷ1950-1970 khi
tốt nghiệp, vinh quy bái tổ, trong hành lý của họ thường chỉ có
sách và một vài thứ lặt vặt như bàn là, quạt máy, máy thu thanh,
chiếc xe đạp Sport hay Sputnik... Thời đó như vậy đã là cả một "gia
tài đồ sộ" rồi! Nhiều người công tác ở Bộ Ngoại giao vẫn
thường kể lại câu chuyện Đại sứ Nguyễn Lương Bằng, Đại sứ đặc
mệnh toàn quyềnđầu tiên của nước ta tại Liên Xô, đã có lần gọi đồng
chí cần vụ lên phê bình chỉ vì người đó "dám" tự tiện
mua một chiếc đồng hồ báo thức. Đại sứ quán đã có quy định tất
cả cán bộ, nhân viên, không ai được mua bán bất cứ thứ gì. Cũng
thật oan uổng cho đồng chí cần vụ, anh ta chỉ còn biết
thanh minh: "Em hay ngủ rất say, sợ ngủ quên, không kịp dậy
sớm chuẩn bị bữa sáng cho Đại sứ, nên mới mua chiếc đồng hồ báo
thức, chứ có dám mua gì gửi về nhà đâu ạ!" Các
"chú sứ" mà còn bị phêbình như thế, cánh lưu học sinh đâu
dám tráilệnh, về sau mọi quy định đã được nới lỏng,cởi mở hơn. Vào
những năm 60 của thế kỷtrước, hầu như mọi lưu học sinh nước ta ởLiên
Xô đều mê sách, cả sách tiếng Nga vàsách tiếng Việt. Sách chuyên môn,
sách văn học nghệ thuật đóng bìa cứng, in rất đẹp, mà giá
bán cũng chỉ bảy tám mươi côpêch đến một hai rúp. Còn sách truyện,
tiểu thuyết do nước ta xuất bản, bán sang Liên Xô có thể nói giá
"rẻ như bèo". Cả bộ tiểu thuyết "Chiến tranh và hòa
bình" của Đại văn hào Lev Tolstoi bốn tập, dày gần 2.000
trang mà giá chưa đến hai rúp; cuốn "Hội chợ phù hoa" hai
tập chưa đến một rúp; ba tập tiểu thuyết trinh thám"Nam tước
Phongonring" hay cuốn tiểu thuyết "Ruồi trâu" cũng chỉ
vài chục côpêch... Ngàyấy do chính sách trao đổi văn hóa giữa cácnước xã
hội chủ nghĩa anh em, Liên Xô nhậpkhá nhiều đầu sách và cả số lượng
lớn cácsách văn học của Việt Nam. Người Liên Xô biết tiếng Việt, có
thể đọc được sách văn học, đang còn rất ít, vì vậy quân ta lại
phải "chở củi về rừng". Học bổng mặc dù đã giảm
xuống chỉ còn một nửa, song với mức 50 rúp, du sinh nước ta hàng
tháng vẫn cố dành ra được dăm bảy rúp để mua sách. Bởi thế khi
vinh quy bái tổ, nhiều người đã có thể đem về vài ba tạ sách.
Sách là kiến thức phục vụ cho công tác, là vốn liếng của cuộc
sống. Ý thức được như vậy, nhiều người trong số du sinh thời ấy
đã thành đạt trong sự nghiệp và trở thành những cán bộ KHKT chủ
chốt, những nhà quản lý tốt của nước nhà.
Đương nhiên, không thể vơ đũa cả nắm, cho
rằng các thế hệ du sinh trước kia giỏi giang hơn, có ý thức
trách nhiệm hơn những thế hệ du sinh sau này. Bao giờ cũng có
những người thành đạt hơn và những người kém thành công hơn. Thế nhưng,
trên phương diện chính sách đào tạo và quản lý của nhà nước,
thiết nghĩ rằng cần phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động,
trong một tương lai lâu dài vài ba thập kỷ và trong thời gian
dăm mười năm trước mắt, chúng ta cần những lao động trình độ nào
và số lượng là bao nhiêu, để hướng thanh niên học sinh lựa
chọn ngành nghề thích hợp và đúng đắn nhất. Mỗi ngườikhông khỏi băn
khoăn trước tình trạng hiện nay, khi đông đảo thanh niên
vượt bao gian khó gắng sức học tập, "tốt nghiệp để rồi thất
nghiệp!" Du học do nhà nước bao cấp chắc chắn sẽ còn
tồn tại rất lâu. Nếu chỉ có một kênh cha mẹ tự bỏ tiền cho
con em đi du học, thì con em nông dân và dân nghèo thành thị
chắc chẳng bao giờ dám mơ ước, nếu không phải là đạt những thành
tích xuất sắc, lọt được vào "mắt xanh" của các quỹ
từ thiện trong và ngoài nước. Đã hơn nửa thế kỷ nay, Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trước đây) và Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (hiện nay) dành ra những khoản tiền không nhỏ đểhàng
năm gửi hàng trăm, hàng nghìn thanh niên ưu tú ra nước ngoài
đào tạo, về tham gia xây dựng đất nước. Cho dù du sinh Việt Nam
(kênh Nhà nước gửi đi) còn rất thiếu thốn gian khổ, so với du
sinh nhiều nước khác, nhưng họ còn sung sướng, hạnh phúc hơn rất
nhiều so với sinh viên học trong nước. Những năm 60 của thế
kỷ trước, mức học bổng của lưu học sinh ở Liên Xô có lẽ là
thấp nhất. Mỗi tháng 50 rúp, thì đã phải trừ khoảng 2,4 - 3,6
rúp tiền thuê ký túc xá (tùy theo mức độ tiện nghi ở những nơi
khác nhau); 3-5 rúp tiền giao thông công cộng tùy theo
phương tiện xe buýt, tramvai (xe điện chạy trên mặt đất) hay
metro (xe điện ngầm), rất ít trường đại học có ký túc xá ở ngay
gần để sinh viên có thể đi bộ; 2-3rúp dành cho cắt tóc, kem đánh
răng, xà phòng tắm; 2-3 rúp xem phim hoặc xem kịch, ôpera.
Bữa ăn hàng ngày phải khống chế 1-1,2 rúp, thường thì buổi sáng
ăn một đĩa cháo có bơ, một quả trứng gà luộc, một cốc sữa và vài
ba lát bánh mì, hết khoảng 30 côpêch; bữa trưa 40-45 côpêch gồm
bát súp (Shi - canh dưa chua, hay Bulyon - nước luộc thịt), mộtmiếng thịt
(lợn, bò, gà hay thịt thỏ) với vài thìa cơm, hạt bobo,
hoặc khoai tây rán hoặc khoaitây nghiền nát và một cốc nước chè
đường; buổi tối có thể ăn như bữa sang, hoặc tiết kiệm thì chỉ
sữa, bơ và bánh mì. Mỗi khi cóbạn bè tới thăm, chiêu đãi nhau, thì những
ngày sau đó buộc phải rút bớt tiêu chuẩn. Nếu không, sẽ phải cắt
bớt khoản xem phim, hoặc sách báo, mà điều này thì hầu như không
ai muốn. Cánh nữ sinh thường ăn uống khiêm tốn hơn, nhưng họ lại
tốn tiền phấn son, rồi giầy dép quần áo thời trang... nên đâu cũngvào
đấy. Được cái họ chăm chỉ, lại có ưu thế nữ công gia chánh, mua
thức ăn về ký túc xá tự nấu, nên dù có chiêu đãi bạn bè thì quỹ
vui chơi giải trí, sách báo cũng không vì thế mà lobị thâm hụt.
Từ sau năm 1965, Nhà nước ta cho phép dusinh được đi
lao động kiếm tiền trong thời giannghỉ hè, vì vậy nguồn tài chính của
họ đượccải thiện đáng kể. Tại Liên Xô và các nướcĐông Âu, sinh viên
thường được nghỉ hè kéo dài hai tháng rưỡi, từ giữa tháng 6 đến
hết tháng 8. Những du sinh có sức khỏe tốt, tham gia xây dựng
các công trình chăn nuôi lợn gà, bò sữa, hay những công
việc đồng áng khác... tại các nông trang tập thể, nông trường
quốc doanh, mỗi kỳ nghỉ hè cũng có thể thu nhập bằng nửa năm học
bổng. Nhiều du sinh tại Liên Xô có bạn bè ở CHDC Đức hay Tiệp
Khắc còn đi tàu hỏa sang đó để cùng nhau đi lao động, như vậy
không những có thể kiếm được nhiều tiền hơn, mà suốt mấy tháng hèbạn
bè lại còn được sum họp, giao lưu. Vềviệc đi lao động ở nước bạn,
trong suốt mấythập niên vừa qua nhận thức của chúng ta đãcó những chuyển
biến cơ bản. Trước kia, ngay cả các nhà lãnh đạo cũng như phụ
huynh của lưu học sinh đều cho rằng xuất dương sang nước bạn là
để đi học, chứ không phải đi lao động kiếm tiến. Nghỉ hè là thời
gian thư giãn, vui chơi giải trí lấy sức học tiếp năm sau.
Nếu chăm chỉ thì đọc sách để thu nhận được thêm kiến thức, kể cả
sách chuyên môn hay văn hóa - xã hội cũng đều bổ ích. Dần dà
đều thấy rằng cho du sinh tham gia lao động làhợp lý, như vậy
không chỉ giúp họ có thêm thu nhập, mà trong quá trình lao động
còn đượcrèn luyện thêm kỷ luật lao động, kỹ năng làmviệc, được giao lưu
cùng người lao động nước sở tại và bè bạn du sinh nhiều nước
khác. Nhờ thay đổi nhận thức, nhiều du sinh đã kiếm được những
khoản tiền không nhỏ mua thêm sách báo, các tiện nghi giúp gia
đình và chuẩn bị cho cuộc sống tương lai.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhậpquốc
tế, chúng ta lại càng khuyến khích du sinh tham gia lao động
tự kiếm sống. Thực tế này không chỉ phù hợp với du sinh các nước
nghèo như Việt Nam, mà ngay cả thanh niên nhiều nước có nền kinh
tế phát triển khác cũng sẵn sàng lên đường du học bằng những
đồng tiền do chính họ lao động kiếm được.Đây cũng chính là một lối
thoát cho những thanh niên nghèo đi du học. Với nước ta thì
bây giờ mới bắt đầu xuất hiện những công ty sẵn sàng đầu tư cho
sinh viên có triển vọng đidu học rồi trở về làm việc cho họ
(đương nhiên phải có những điều kiện cam kết chặt chẽ),còn ở nhiều
nước khác thì thực tế này đã trở thành xa xưa. Hiện nay, hàng
năm có hàngnghìn thanh niên Việt Nam tự túc du học ở các nước có nền
giáo dục và đào tạo tiên tiến như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nga,
Trung Quốc, Nhật Bản, Australia... Phần lớn trong số họ gia đình chỉ phải
chu cấp 1-2 năm đầu, còn sau đó thì họ tự lao động kiếm tiền để
tiếp tục học lên. Một khi các bậc cha mẹ và tự thân từng người
thanh niên quyết tâm đầu tư cho công cuộc "trồng người" như
lời Bác Hồ đã từng dạy bảo, thì chắc chắn rằng hiệu quả đào tạo
lao động trình độ cao của nước nhà sẽ được nâng lên nhanh chóng.
Mới đây tôi cũng
đã có dịp trở lại thăm gia đình ông Vạn và "cậu cử
Tấn" của 25 năm trước. Họ đón tiếp tôi hồ hởi, thân
tình như người thân lâu ngày gặp lại. Ông Vạn tự hào chỉ tay:
"Anh nhìn xem, giờ đây cái xóm nghèo năm nào đã mọc lên san
sát những ngôi nhà 3-4 tầng. Nhà tôi là do cậu cả Tấn đi lao
động, có ít tiền đem về xây nên đấy. Đầu năm nay gia đình chúng
tôi được đón thêm một "ông cử" nữa. Thằng cháu đích tôn
Phùng Thế Anh của tôi vừa tốt nghiệp cử nhân kinh tế ở Australia
trở về. Thằng bé đến là gan lỳ, nó chẳng báo gì ngày về. Mãi đến
khi thấy có chiếc xe ô tô dừng lại trước cửa nhà mình, thằng Thế
Anh và mấy người bạn của nó từ trong xe chui ra, cả nhà mới
ngỡ ngàng. Mừng vô hạn, sung sướng vô cùng anh ạ!".
Có điều lần này gia tộc
Phùng Thế không "khua chiêng, gõ trống" rầm rộ như đón
"cậu cử Tấn" 25 năm trước. Ông Vạn hạ giọng như thầm
thì: Công ty Bảo Thành đã "chấm" thằng cháu Thế
Anh nhà tôi ngay từ khi nó mới học xong năm thứ ba. Ông Phó
Giám đốc công ty đưa ô tô lên sân bay Nội Bài đón, rồi đưa
cháuvề tận nhà. Họ muốn dành cho bố mẹ, ông bà nội, ngoại và
cả gia tộc điều bất ngờ vô cùng thú vị. Cháu Thế Anh cũng chỉ
nghỉ ở nhà một ngày rồi đi làm luôn. Ông Vạn lại cười khà khà:
"Cánh thanh niên bây giờ giỏi giang và thực tế hơn cha
ông!"
Ngô Sơn
HIỆN HỮU CỦA THỜI BAO CẤP
Nhà
báo Ngọc Tiến, báo Hà Nội Mới chủ
nhậtcó một đam mê: Đam mê sưu tập
những hiệnvật thời bao cấp - thời
mà như anh nói, dù rất nghèo,
nhưng người ta sống với nhau
tìnhcảm lắm. Nghèo vật chất thật
đấy, nhưng lại làgiàu, giàu về tinh thần, tình
cảm. Và có phảiNgọc Tiến hoài cổ về một
thời đã qua haykhông mà anh cất công tìm
kiếm, sưu tập những đồ đạc, vật
dụng của thời bao cấp đó. Đến nay, trong bộ sưu tập của anh có hơn 3.000 hiện vật. Những hiện vật bình dị, giản đơn một thời, nhưng lại thật đáng quý, đáng trân trọng trong thời @ này.
Bộ
sưu tập của anh gồm những thứ cần
chocuộc sống thường nhật như cái
mâm đồng sứt sẹo, những cái bát
ăn cơm với men xấu xí vàthô kệch.
Những chiếc cặp lồng đựng cơm và thức ăn mà thời đó là vật bất ly thân cho cán bộ, công nhân và cả sinh viên nếu học hai buổi. Anh còn giữ lại được cả những tờ đăng ký sử dụng đài, không có đăng ký thì phải nghe lậu và nếu công an xã phát hiện thì bị tịch thu luôn. Song độc đáo nhất có lẽ là bộ tem phiếu, ngoài tem phiếu của Hà Nội, anh còn có cả tem phiếu mua thịt, đường, vải của các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình, Hải Phòng... phát hành từ năm 1968. (Tùy theo là cán bộ, công nhân hay đơn vị hành chính sự nghiệp màđược hưởng tiêu
chuẩn theo quy định. Ví dụ như với cán bộ, công nhân thì một năm được cấp phiếu mua 5 mét vải, mỗi tháng được 0,5 kg thịt, 4 lít dầu... Với đối tượng là nhân dânthì tiêu chuẩn
đường, nước mắm, thịt... thấp hơn
cán bộ, công nhân, ví dụ như một người chỉ có 4 mét vải/năm). Ngoài tem phiếu thì sổ gạo cũng là thứ độc đáo. Gạo bán ngoài chợ đen vô cùng hiếm mà cũng không có tiền để mua vì nó vượt quá khả năng thu nhập của người ăn lương nhà nước. Mất sổ gạo thì cả nhà chỉ còn nước đi vay hàng xóm cả tháng vì việc cấp sổ mới mất cả tháng trời. Mà đi vaythì cũng chỉ vay
mỗi nhà một ít vì có phải nhà nào cũng dư nhiều đâu.
Trong
hàng chục quyển sổ gạo mà anh sưu
tầm được có những quyển từ năm 1975. Giấy đen và sổ hết chỗ ghi, chủ hộ còn đóng thêm giấy để khỏi phải đi đổi. Trong quyển sổ của gia đình ông Nguyễn Đức Dương ở A6 Tập thể Khương Thượng, người ta ghi rõ ông và vợ ông là cán bộ được tiêu chuẩn 15kg. Thời đó sinh viên được tiêu chuẩn 17kg, giáo viên 13kg, công nhân là 21kg.
Một
hiện vật khác cũng gây chú ý là
chiếc xe máy MZ 150cc, nguyên chủ sở hữu của nó là nhà tình báo nổi danh Tạ Đình Đề. Chiếc xe to kềnh càng, anh mua lại của một người thợ sửa xe. Chiếc xe được cấp đăng ký năm 1976 này còn nguyên giấy tờ gốc và xe vẫn sử dụng được ngon lành.
Ngọc
Tiến
TÔI "TRẮNG ÁN"
Những đột phá, xé rào thời "đêm trước đổi mới" không chỉ bắt đầu từ bức xúc của nông dân, công nhân, doanh nhân; xoay xở của lãnh đạo mà cả sự nhập cuộc của trí thức. GS. TS. Võ Tòng Xuân vừa gửi về tòa soạn câu chuyện của chính ông.
Sau giải phóng, tôi về Đại học Cần Thơ, tiếptục công việc
giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Viết kịch bản khuyến nông
Đầu năm 1978, tôi tìm đến Đài truyền hình TP.HCM và Đài truyền hình Cần Thơ bàn thực hiện chương trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp mỗi tuần phát hình một lần dài 30 phút. Đây là sự cộng tác hoàn toàn tự nguyện,không ai lấy
tiền của ai.
Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của các anh đài truyền hình, còn tôi thì lo viếtkịch bản kiêm đóng
kịch, với các anh Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Văn Kim và một số nông dân tiên tiến. Lúc đó việc đưa khoa học kỹ thuật lên truyền hình cho nông dân học là một cách làm mới, cho nên muốn bảo đảm tính hiệu quả cao của mỗi chương trình tôi phải nhúng tay vào việc từ viết kịch bản theo đúng kỹ thuật khuyến nông - nghĩa là phải thể hiện các thông tin và kiến thức mới để người xem, nhất là nông dân, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chấp nhận và dễ làm theo. Tôi không dùng chữnghĩa cao xa,
cầu kỳ, mà chỉ dùng những từngữ
mà nông dân thường dùng, dùng
tiếng nói của nông dân để trình
bày những kỹ thuật mới cho họ nghe. Dĩ nhiên tôi phải hỏi cho nông dân trả lời theo trình tự logic để người nghe hiểu và chấp nhận.
Chương trình này nhanh chóng đã trở nên một chương trình được khán giả ưa thích không kém các chương trình cải lương!
TÔI "TRẮNG ÁN"
Những
đột phá, xé rào thời "đêm
trước đổi mới" không chỉ bắt
đầu từ bức xúc của nông dân, công nhân, doanh nhân; xoay xở của lãnh đạo mà cả sự nhập cuộc của trí thức. GS. TS. Võ Tòng Xuân vừa gửi về tòa soạn câu chuyện của chính ông.
Sau
giải phóng, tôi về Đại học Cần
Thơ, tiếptục công việc giảng dạy và
nghiên cứu khoa học.
Viết
kịch bản khuyến nông
Đầu
năm 1978, tôi tìm đến Đài truyền
hình TP.HCM và Đài truyền hình
Cần Thơ bàn thực hiện chương trình khoa học kỹ thuật nông nghiệp mỗi tuần phát hình một lần dài 30 phút. Đây là sự cộng tác hoàn toàn tự nguyện,không ai lấy
tiền của ai.
Chương
trình được thực hiện dưới sự chỉ
đạo của các anh đài truyền hình, còn tôi thì lo viếtkịch bản kiêm đóng
kịch, với các anh Nguyễn Văn Huỳnh, Phạm Văn Kim và một số nông dân tiên tiến. Lúc đó việc đưa khoa học kỹ thuật lên truyền hình cho nông dân học là một cách làm mới, cho nên muốn bảo đảm tính hiệu quả cao của mỗi chương trình tôi phải nhúng tay vào việc từ viết kịch bản theo đúng kỹ thuật khuyến nông - nghĩa là phải thể hiện các thông tin và kiến thức mới để người xem, nhất là nông dân, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ chấp nhận và dễ làm theo. Tôi không dùng chữnghĩa cao xa,
cầu kỳ, mà chỉ dùng những từngữ
mà nông dân thường dùng, dùng
tiếng nói của nông dân để trình
bày những kỹ thuật mới cho họ nghe. Dĩ nhiên tôi phải hỏi cho nông dân trả lời theo trình tự logic để người nghe hiểu và chấp nhận.
Chương
trình này nhanh chóng đã trở nên
một chương trình được khán giả ưa thích không kém các chương trình cải lương!
Để hỗ
trợ kỹ thuật cho chương trình
khuyến nông với đài truyền hình,
qua GS. Nguyễn Văn Hiệu, viện trưởng Viện Khoa học, tôi đã tranh thủ với GS. Edward Cooperman, chủ tịch HộiCác nhà
khoa học Mỹ, hợp tác với Việt
Namxin một số thiết bị tối cần
như máy thu phát video và tủ lạnh -5OC bảo quản tập đoàngiống lúa mà
thầy trò nông nghiệp của Đại
họcCần Thơ đã sưu tầm.
Có lẽ
tôi là người tiếp nhận bộ máy
video đầu tiên trong nước vào năm 1981, gồm có bốnđầu máy Betamax,
hai đầu máy Umatic và hai máy camera quay video Sony. Tôi nói "đầu tiên" vì lúc đó chưa cơ quan nào trong nước biết dùng loại thiết bị hiện đại này. Khi nhập vào, Hải quan TP.HCM đòi phải có giấy phép của Bộ Văn hóa - thông tin, và khi xin được giấy phép, hải quan ghi rõ chi tiết từng số máy như là đối với xe gắn máy bây giờ. Về đến Cần Thơ, chúng tôi phải trình với Sở Văn hóa - thông tin, ghi từng số máy và cam kết khôngsử dụng vào mục
đích gì khác hơn là làmchương
trình khuyến nông. Lúc ấy, GS.
Cooperman cũng đem sang Việt Nam
hai máyvi tính PC hiệu Apple II
mới nhất của Mỹ, một cái đặt tại
viện của GS. Nguyễn Văn Hiệu và một cái tại Đại học Cần Thơ. Nên nhớ là máy PC lúc ấy chỉ có một đĩa cứng 64 kilobyte mà thôi (không như bây giờ, nhỏ nhất cũng cỡ 10 Gigabyte).
Mô
hình "phản động"
Qua
chương trình khuyến nông trên
truyền hình, tôi đã mạnh dạn giới
thiệu mô hình sản xuất tiên tiến trong nông thôn để mau chấm dứt tình trạng chán nản trong nông dân; cũngvì thế mà tôi
và các vị lãnh đạo của Đài truyền hình TP.HCM (ông Huỳnh Văn Tiểng), Đài truyền hình Cần Thơ (ông Lưu Thành Tâm) và Ủy ban Phát thanh - truyền hình Việt Nam (ông Trần Lâm) suýt bị kỷ luật. Số là trong quá trình nghiên cứu lúa trên khắp đồng bằng sông Cửu Long, tôi thấy một trở ngại rất lớn khiến kỹ thuật không vào được với nông dân, đó là chính sách nông nghiệp của Nhà nước đãkhông khuyến
khích người lao động mà còn bắt
buộc họ làm việc như cái máy không được suy nghĩ gì cả.
Từ
năm 1979 nông dân gần như bị bắt
buộcphải vào hợp tác xã hoặc tập
đoàn sản xuấtnhưng không ra đồng sản xuất,
hoặc nếu có sản xuất thì hụ hợ
không màng năng suất cao. Gia đình nông dân không đủ ăn mà họ cũng không có dư lúa để bán cho cửa hàng lương thực nhà nước. Ở nhiều địa phương nông dân không có dư lúa bán cho Nhà nước đã phải chịu đo bồ lúa để chứng minh không có lúa dư.
Trong
khi đó chúng tôi cộng tác với một
số tập đoàn sản xuất - điển hình nhất là tập đoàn sản xuất số 9 ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách, Sóc Trăng - theo kiểu "khoán sản phẩm" thì nhà dân đầy lúa mà kho lương thực nhà nước cũng đầy lúa. Nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, tổng kết nông nghiệp sau năm nămhòa bình, tôi
đã mạnh dạn đưa mô hình tậpđoàn
sản xuất số 9 ấp Lung Đen lên báo Tin Sáng ngày 2/9/1980 và trong chương trình truyền hình hằng tuần của tôi.
Các
chuyên viên của Đài truyền hình
TP.HCM từ lâu không kiểm duyệt
chương trình của tôi vì toàn là nói về kỹ thuật, không có hơi hám gì về chính trị, không dè trong chương trình ngày 2/9/1980 lại có mục "khoán sản phẩm". Các vị lãnh đạo Ban hợp tác hóa trung ương lập tức gửi công điện khắp các tỉnh, tuyên bố không chấp nhận mô hình "phản động" tôi đã nêu, và yêu cầu Đài truyền hình TP.HCM ngưng phát hình chương trình đi ngược đường lối. Anh Võ Văn Chung - người nông dân Tiền Giang cộng tác rất nhiệt tình với thầy trò nông nghiệp của Đại học Cần Thơ từ năm 1977 - đã hớt hải đi xe đò sang Cần Thơ ngay hôm sau đó báo cho tôi hay là lãnh đạo tỉnh bảo anh ấy khôngnên tiếp xúc với
tôi nữa vì tôi đã phạm tội với trung ương, và khuyên tôi nên cẩn thận.
Tôi
liền báo ngay với ông Phạm Sơn
Khai, bíthư Đảng ủy kiêm hiệu trưởng
Đại học Cần Thơ bấy giờ. Ông hiệu
trưởng trấn an tôi hãy bình tĩnh, để ông tìm hiểu thêm xem trên sẽ bắt tội tôi như thế nào. Trong phiên họp tháng 4/1981, Ban chấp hành Trung ương Đảng đứng trước hai sự chọn lựa: làm hợp tác hóa chính thống thì ra ít lúa hay khoán sản phẩm thì lúa đầy bồ của dân và đầy kho lương thực của Nhà nước.
Đảng
đã chọn cách thứ hai, thể hiện
trong chỉthị số 100, mà sau này
chúng ta quen gọi là Khoán 100.
Ủy ban Phát thanh - truyền
hình,Đài truyền hình TP.HCM, Đài truyền
hình Cần Thơ và tôi được trắng
án.
Phê
phán chính sách phá rừng tràm
Từ
quyết định lịch sử Khoán 100,
Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới với những chính sách hợp tình hợp lý hơn. Trong thời gian này tôi tham gia Quốc hội (suốt ba khóa từ năm 1981-1997), đồng thời tham gia các hoạt động tư vấn cho một số viện, trường nông nghiệpquốc tế.
Lần
họp Quốc hội đầu tiên của tôi vào
tháng6/1980 đánh dấu một sự thay
đổi trong tập quán thảo luận tại
hội trường Ba Đình. Bằng những
minh chứng khoa học cụ thể, tôi đã phê phán chính sách phá rừng tràm để lập các vùng lúa Tháp Mười, U Minh, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, làm lãng phí ngân sách quốc gia, nhụt chí người lao động (nhất là lao động bất đắc dĩ từ thành thị bị bắt buộc tham gia trồng và gặt lúa, điển hình nhất là ở tỉnh Long An những năm 1978-1980). Trồng lúa khôngcó hiệu
quả mà phá hại môi trường sinh
tháirừng tràm thiên nhiên.
Sau
khi tôi phát biểu, Thủ tướng Phạm
Văn Đồng ngoắc tôi lại và hỏi tại sao tôi không nóisớm hơn để Nhà
nước đỡ lãng phí? Tôi thànhthật
thưa rằng đây là dịp đầu tiên tôi
có cơ hội trình bày, chớ trước đây đâu ai chịu nghe! Sau đó Thủ tướng đã trực tiếp chỉ thị cho Bộ Nông nghiệp (Thứ trưởng Nguyễn Đăng) nhanh chóng sửa sai. Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp Phan Xuân Đợt trong giờ giải lao cho tôi biết là mặc dù biết mất rừng tràm nhưng áp lực sản xuất lúa bằng mọi giá đã không cho phép ông bảo vệ rừng tràm được.
GS.TS.
VÕ TÒNG XUÂN (Hiệu trưởng Đại học
An Giang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét