THỜI
RƯNG RƯNG NƯỚC MẮT
Hiếm
có một cuộc trưng bày nào thu hút
đượcđông đảo người tới xem như
triển lãm "Cuộc sống ở Hà
Nội thời bao cấp" tại Bảo
tàng Dântộc học Hà Nội. Người già
thì bùi ngùi, trầmlắng, người trẻ thì tò mò,
sẻ chia.
Đấy
là "Cuộc sống ở Hà Nội
thời... rưng rưngnước mắt". Câu nói ấy ông
Lê Hữu Tầng, 66tuổi, nguyên Phó Giám đốc Trung
tâm Khoa học Quốc gia, trong buổi
khai mạc cuộc trưng bày
"Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp", khiến tôi vô cùng xúc động. Tôi là một người trẻ sinh sau năm 1975, thực tế có nếm trải chút ít dư vịcủa thời bao cấp.
Nhưng đó là những cảm nhận rất mong manh, mơ hồ. Chỉ có thế hệ cha mẹ chúng tôi, những người đã trải qua chiến tranh và sống trọn vẹn qua thời bao cấp, mới có được những xúc cảm đặc biệt nhất khi có cơ hội được nhìn lại, tái hiện lại cuộc sống mà mình từng trải nghiệm.
Một
người phụ nữ cứ đứng mãi ở quầy
trưngbày các loại tem phiếu, trên
gương mặt bà dường như những ký
ức ngủ yên bấy lâu đang bộn bề quay trở lại. Bà tên Liên, nhà trên phốHàng Bài. Bà
bảo: "Tôi tưởng như mình
đang đứng trước một cửa hàng
lương thực và đợi cô mậu dịch viên bán cho một ít gạo. Đợi chờ, kiên nhẫn là một thói quen của thời bao cấp. Tôi rất sợ những ngày mua phải gạo có mùi mốc, hoặc những ngày đến lượt mình mua thì hết hàng. Cái thời ấy, như vừa mới hôm qua thôi. Mà thấm thoắt đã hơn 20 năm rồi".
Bà
Liên đã 68 tuổi, là cán bộ về
hưu, có 3 người con. Các con của bà đều thành đạt và giữ những vị trí quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đất nước. Và các cháu của bà thì hầu hết đang du học ở nước ngoài. Cuộc sống đã thay đổi đến mức ngoài sức tưởng tượng của bà. "Ngày hôm nay đúng như là một giấc mơ đối với tôi. Hàng hóa, vật chất nhiều vô kể, thỏa sức mà mua bán, lựa chọn".
Một
nhóm bạn trẻ tay cầm điện thoại
di độngsành điệu, cười rúc rích khi
đọc một bài thơ,vốn là "phương châm tình yêu"
của các cô gáithời bao cấp: "Một yêu anh
có may ô/ Hai yêu anh có cá khô để dành/ Ba yêu rửa mặt bằng khăn/ Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa". Lạ nhỉ, thời ấy các anh trai rửa mặt bằng gì nhỉ? Nhưng đằng sau cái rúc rích cười ấy, và đằng sau câu hỏi ấy là gì? Có lẽ vẫn là một thái độ rưng rưng nước mắt như nhân vật đầu tiêntrong bài viết
này đã nói.
Đất
nước ta đã trải qua một thời kỳ
như vậy, một thời kỳ thiếu thốn, khan hiếm hàng hóa và các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống của mỗi con người. Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn VănHuy, Giám đốc
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, người đã mất nhiều thời gian, công sức, cùng với các đồng sự của mình ở tổ chức UNDP, quỹ SIDA (Thụy Điển), quỹ Ford, Viện Khoa học xã hội Việt Nam thu thập, tìm kiếm các hiện vật để có được một cuộc trưng bày này đã kể lại cho chúng tôi câu chuyện về chính gia đình mình thời bao cấp: "Chị gái tôi con một vị Bộ trưởng mà cũng phải đi làm chuyên gia ở Angiêri, vì kinh tế gia đình eo hẹp. Mẹ tôi viết thư cho chị dặn dò: 'Con đi xa là vì kinh tế gia đình. Nhưng dù thế nào con cũng phải giữ lấy thanh danh của gia đình, đất nước.'"
Vòng
quanh một lượt để ngắm nhìn tất
cả cácchủ đề trong trưng bày như:
cơ chế phân phối(hệ thống tem phiếu, cửa hàng
lương thực, quầy hàng Tết, quản
lý xã hội và văn hóa (phim ảnh, văn nghệ, đài, xe đạp), không gian của một gia đình trong một căn hộ chật hẹp... khách tham quan dường như chỉ nói nhiều về nỗi thiếu thốn vật chất thời bao cấp, khi hàng hóa luôn nằm trong sự phân phối của Nhànước. Nhưng sự
thiếu thốn tinh thần mới là một điều quan trọng.
Những
đứa trẻ của thời bao cấp (bây giờ
đềulà các cụ, các ông, các bác cả
rồi) sẽ hiểu rõ hơn ai hết cảm giác của việc đi xem tivi nhờ nhà hàng xóm. Có khi cả làng, cả phố mới có một gia đình có được cái tivi để xem. Đó lànhững gia đình khá
giả và thường là có ngườithân đi
Liên Xô gửi về. Báo chí, sách,
phimảnh thời bao cấp cũng thật
khó để thỏa mãnnhu cầu tinh thần của các
tầng lớp nhân dân.Đông đảo công chúng không có
cơ hội được tiếp xúc với nhiều
tác phẩm nghệ thuật và nhân văn. Nhiều cơ quan tìm cách khai thác các bộ phim không được chiếu công khai để chiếu dưới danh nghĩa "chiếu nội bộ", "phim
nghiên cứu"...
Quản
lý xã hội, quản lý văn hóa thời
bao cấp, ai cũng hiểu là còn nhiều bất cập. Trong khó khăn, bức bối của đời sống, người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung nhìn ra sức sáng tạo và khả năng duy trì sức sống của lịch sử trong chính mình. Người dân luôn biết xoay xở để làm sao có thêm thu nhập, cải thiện đời sống, như trồng rau, chăn nuôi lợn, gà, làm thêm các dịch vụ nhỏ và nghề thủ công. Hàng tiêu dùng được tiết kiệm và tận dụng triệt để, như lộn cổ áo sơ mi, vá, đổi ống quần trước ra sau, lộn xích xe, đắp lốp... Những người phụ nữ thì làm thêm nghề đan len, dệt khăn áo len, làm kim băng mang đi bán.
Ai
cũng xúc động khi nhìn thấy chiếc
áo mútvới hàng trăm mối nối từ
những sợi mút thừa,rất ngắn, mà bà Hà Thị
Kiệm ở phố VươngThừa Vũ mua về để đan
áo cho chồng. Đócũng là chiếc áo ấm duy
nhất mà chồng bà có để diện trong
mười mấy mùa đông Hà Nội lạnh giá. Không thể nói hết bao nhiêu yêu thươngbà Kiệm gửi
vào trong chiếc áo bà đan
chochồng, khi đôi tay mỏi nhừ bởi
công việc nốinhững mẩu mút thừa.
Ông
Lê Gia Thụy, 65 tuổi, Trung tá
Công anvề hưu, kể lại một câu
chuyện "móc ngoặc" hếtsức hồn nhiên của mình thời bao cấp: "Có mộtlần tôi 'móc
ngoặc' được với một bà bán gạo ở chợ Mơ. Tôi nói: 'Thôi bây giờ chị bán gạo cho tôi trước đi, nhà tôi khó khăn, hết gạo. Nếu khi nào nhà chị hỏng tivi, hay đài, cần sửa chữa tôi sẽ cho người đến.' Vậy là bà ấy nghe ngay, dặn tôi nhớ giữ lấy lời mình nói."
Hàng
trăm câu chuyện được những người
đã sống qua thời bao cấp kể lại, như là những nhân chứng lịch sử của một thời kỳ gian khổ mà đất nước ta phải trải qua. Những hiện vật trực quan được nhìn thấy bằng mắt, những ký ức vui buồn, ngậm ngùi được hiện hữu... Ai cũng nhận thấy rõ một điều rằng, thời kỳ bao cấp là thời kỳ nghị lực và trí tuệ của hàng triệu người bị kìm nén, chỉ chờ được giải phóng. Nó cũng chính là tiền đề để đất nước ta bước vào một giai đoạn đổi mới. Đó là lúc năng lực kìmnén ấy bùng phát,
và tạo ra những bước pháttriển
vượt bậc về kinh tế - xã hội, như chúng ta đã chứng kiến, trong 20 năm vừa qua.
Tôi
nghĩ, gần 500 hiện vật được trưng
bày, táihiện cũng chỉ có thể kể
cho người xem mộtphần rất nhỏ của cuộc sống
thời bao cấp củangười Hà Nội. Những khó khăn,
chật vật, phiền toái, mà thế hệ
8X, 9X hôm nay hình dung về thời cha mẹ họ đã trải qua cũng chỉ làrất nhỏ. Nhưng, có
một điều đặc biệt là, tôikhông hề
thấy, từ phía những người sống
qua thời bao cấp mà tôi đã tiếp xúc, thái độ cayđắng với thời
cuộc mình đã sinh ra và lớn lên. Hầu hết đều là tiếng nói cảm thông, pha chút ngậm ngùi.
Ông
Lê Nam, ở phố Hàng Buồm:
"Sao tôi lạiruồng rẫy thời mình đã sống,
khi có dịp nhìnlại? Đó là một giai đoạn
tất yếu của lịch sử, khi đất nước
ta vừa trải qua chiến tranh, bom đạn, vẫn đang bị bao vây bởi nhiều thế lực thù địch bên ngoài. Tôi thừa nhận cách quản lý xã hội của chúng ta khi đó còn nhiều ấu trĩ. Và người dân rõ ràng là trăm nỗi thiếu thốn, cơ cực rồi.Nhưng ngày đó
tôi vẫn thấy vui, là bởi mìnhđang
là công dân của một nước độc lập.
Những thay đổi, tái thiết của đất nước thời hậu chiến phải từ từ chứ".
Còn
bà Liên thì đầy nỗi niềm:
"Tôi nhận thấy,đất nước ta rõ ràng đang
có những đổi thayvượt bậc về kinh tế. Nhưng
sự phân hóa giàunghèo đang ngày một trở nên
rõ rệt hơn. Trong khi nhiều người
vung tiền vào các cuộc ăn chơi sa đọa thì vẫn có hàng triệu người nghèo cần được ăn no, mặc ấm. Thời bao cấp thiếu thốn, nhưng là thiếu thốn chung của toàn xã hội. Còn con người thì rất hòa thuận, yêu thương, đùm bọc nhau.Tình làng nghĩa xóm thời ấy cũng khác lắm. Chúng ta đang giàu có, đầy đủ hơn. Nhưng tôi lo các giá trị đạo đứctruyền thống của
dân tộc đang bị xói mòn nhanh chóng".
Thời
bao cấp, những ước mơ bình dị của
conngười là "được ăn một bát
cơm gạo không bịmốc, được sở hữu một chiếc
quạt nhỏ làm dịubớt sự tù túng và nóng
nực, được tắm bằng xà phòng
thơm". Khi cánh cửa đổi mới
mở ra,những ước mơ đó cũng được
trỗi dậy trong một thế giới tràn
ngập hàng hoá với ý tưởng mới. Các loại hình dịch vụ đa dạng. Bây giờ, xe máy, máy tính, điện thoại di động lấp lánh trong các cửa hàng. Học sinh thì mơ ước được đi du học. Những ước mơ về vật chất có thể thay đổi theo chiều hướng cao hơn. Nhưng, ước mơ của các bậc cha mẹ về con cái mình, là mong chúng mạnh khỏe, hạnhphúc, thì
chưa bao giờ thay đổi.
Vậy,
trong một đời sống mỗi ngày một
tiện nghihơn, liệu tuổi trẻ hôm nay
có cảm thấy mìnhhạnh phúc hơn thời cha mẹ
họ? Đó là một suy ngẫm vượt ra
khỏi khuôn khổ của một cuộctrưng
bày thuần túy. Sự phát triển của
một xãhội, không đơn thuần là việc
mang tới cho conngười ngày một nhiều hơn sự
văn minh vật chất.
Ai
cũng hiểu rằng, nhu cầu vật chất,
dù có lớn đến bao nhiêu, vẫn là hữu hạn. Người ta vẫn có thể ở một ngôi nhà đẹp nhất, lái một chiếc xe sang trọng nhất, ăn những món ngon nhất và sử dụng những đồ dùng đắt tiền nhất... mà vẫn không cảm thấy mình hạnh phúc. Vì saomột số người
sống qua thời bao cấp vẫn cócảm
giác vui, hạnh phúc, thậm chí là
có phầntiếc nuối khi nhắc lại thời
kỳ này (dù cho họ thừa hiểu những
thiếu thốn của nó)? Một nhàthơ
lớn lên trên phố Hàng Đào suốt thời
baocấp nói rằng, mỗi khi nghĩ về
những năm tháng ấy lòng anh lại
dâng lên một nỗi thương cảm, xót xa. Đó là một thời kỳ con người sốnghồn nhiên, yêu
thương nhau, và vì vậy họ dễdàng
vượt qua những khốn khó. Sự đủ
đầy vật chất luôn luôn là điều mà con người hướng tới, nhưng nó chỉ là sự thêm vào, chứ nó không có giá trị tối cao đảm bảo hạnh phúc, nếu con người ta đánh mất đi sự đồng cảm, tình yêu thương và lòng nhân ái.
Thế
hệ trẻ sinh ra những năm 1980 sẽ
nhìnnhận thời kỳ cha mẹ mình đã
sống theo mộtcách riêng. Và như lời nói
của ông Đỗ Hạnh ở phố Nam Ngư,
được trích dẫn trong trưng
bày,thì: "Mong sao cuộc sống tiện
ích với vô vànlựa chọn thời nay sẽ không
làm bọn trẻ mấtphương hướng và sa ngã. Để
có được điều đó, gia đình vẫn là
một giá trị cao quý, mộtnhân tố
quan trọng nhất"
Bình
Nguyên Trang
THỜI BI TRÁNG
Đó là
thời bao cấp - thời mà bất kỳ ai đã trải qua khi nhớ lại đều thốt lên: Thật khủng khiếp! Tất cả đều hằn sâu trong ký ức. Thậm chí nhiều người còn lưu giữ những kỷ vật làm minh chứng để kể cho thế hệ sau này về một thời gian khó với cơ chế quản lý kinh tế - xãhội không thích hợp,
gây ra sự thiếu thốn cảvề vật
chất lẫn tinh thần. Cũng may
chúng tađã sớm nhận ra và công
cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng
đã đưa nước ta thoát khỏi thờibao
cấp đầy bi tráng.
Tất
cả được tái hiện tại triển lãm
"Cuộc sốngHà Nội thời bao cấp" đang
diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam. Và chẳng thể nói là bất ngờ khi người Hà Nội mặc dù bận trăm công ngàn việc nhưng vẫn đổ xô đến bảo tàng để sống lại một thời khốn khó như ngày xưa ào ào xếp hàng mua gạo. Có mặt tại triển lãm không chỉ những người đã qua thời bao cấp mà có rất nhiều khách quốc tế và các bạn trẻ. Minh Phương - sinh viên năm thứ nhất đại học quốc gia Hà Nội khi xem xong thốt lên: Bọn em giờ sướng thật. Thế mới thấy các cụ sống qua thời bao cấp thật cực khổ.
Gian
hàng được khách tham quan ghé
thăm nhiều chính là quầy bán
lương thực. Bởi đơn giản là thời đó người ta ước mơ thật giản dị: được ăn một bát cơm không phải độn khoai, sắn hay bột mỳ chứ chưa nói đến một bát cơm thơm như một điều quá đỗi bình thường trong cuộc sống hiện tại. Tôi đọc trên những gương mặt của khách tham quan những xúc động khinhìn vào những
hình nộm đứng xếp hàng, phía dưới chân là nón, mũ, gạch, đá... Những vật tưởng chừng vô tri vô giác thế mà có thể thay mặt cho con người để... xí phần mua gạo. Bởi thời ấy muốn mua được gạo, người ta có khi phải dậy từ nửa đêm để xếp hàng.
Đấy
là thời kỳ mà cuộc sống của cán
bộ công nhân viên chức dựa trên sự phân phối củaNhà nước mà tem
phiếu là bộ phận quan trọngnhất
của chế độ phân phối. Mỗi loại
nhu yếuphẩm đều có một loại tem
phiếu riêng như gạo, thịt, vải,
chất đốt... Mỗi mặt hàng này lại
có những tiêu chuẩn khác nhau (về số lượng được mua). Loại đặc biệt A1 dành cho cán bộ cao cấp từ Ủy viên Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng trở lên, loại A dành cho Bộ trưởng và Ủy viên Trung ương, loại thấp nhất là N dành cho nhân dân. Công nhân viên lao động bình thường một tháng được 0,4 kg thịt, 0,5 kg cá, 0,35 kg đường, 0,5 lít nước mắm... Cái thời mà câu nói của miệng là "Buồn như mất sổ gạo!". Những mậu dịch viên thời này được coi như "vua". Quen được họ - có được thông tin hôm nay có gạo không mốc hay có cá tươi... là vui như Tết. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện những "con phe" tem phiếu. Họ mua rẻ tem phiếu của những người vì bận công việc không mua được hàng hoặc cần tiền rồi móc ngoặc với mậu dịch viên mua được hàng có chất lượng tốt bán ra ngoài hưởng lợi. Bà Trần Thị Tuyết - nguyên là mậu dịch viên cửa hàng thực phẩm Đồng Xuân, Hà Nội cho biết:"Có rất
nhiều mậu dịch viên tiêu cực,
nhất lànhững cô trẻ không có bản
lĩnh, hám lợi bánhàng cho "phe phẩy". Nhưng cũng khổ nếu không bán hàng thì bị dọa, những người phe tem phiếu không có công ăn việc làm, coi đây là nghề nên ghê gớm lắm".
Trong
gian khó, thiếu thốn về mọi mặt
những đức tính trời phú cho con người như năng động sáng tạo phát huy hiệu quả. Đấy là thời kỳ mà khi ra đường rất dễ bắt gặp những người mặc quần pickê, đổi ống quần trước ra sau, xích xe đạp thì lộn lại, lốp xe đạp quấn bằng dây cao su... Càng khó khăn, con người càng phải nghĩ ra cách tự cứu mình và phong trào nuôi lợn được các gia đình hưởng ứng mạnh mẽ, thậm chí các gia đình ở tập thể những nhà cao tầng cũng nuôi. Có một vị giáo sư nổi tiếng nuôi lợn trên căn hộ tập thể tầng 4, nhưng ông nói rằng: "Chính lợn nuôi tôi", nghe thật xót xa song điều đó phản ánh cuộc sống của thời bấy giờ.
Người
đàn ông ngoài 50 tuổi gương mặt
đẫy đà mặc quần pickê mông, áo sờn vai, chân đi dép nhựa Tiền Phong hàn quai cùng cô con gái trong bộ váy Thượng Hải trên tay cầm máy ảnh kỹ thuật số xuất hiện tại quầy bán gạo trong triển lãm. Rất thành thục, ông nhanh chân đứng sau hình nộm rồi bỏ chiếc mũ đang đội xuống dưới chân. Ông quay sang nói vớicon gái: Con biết
tại sao phải để mũ xuốngchân
không? Để nếu có bị chen bật ra
còn có cái mũ giữ chỗ. Rồi ông nhoài người về phía trước nói to: Hôm nay gạo độn gì chị ơi? Trời ơi, lại hạt bo bo ư? Hôm qua còn được độn bột mỳ kia mà. Con gái ông sửng sốt: Bố đang nói với ai vậy? Ông cười rạng rỡ: Bố đang nóivới quá khứ! Rồi
ông quay sang nói với nhữngngười
xung quanh: Nếu Đảng không đổi
mới thì bây giờ chẳng biết đời
sống sẽ ra sao!
Hùng
Sơn
NHỮNG NGHỀ SÁNG GIÁ THỜI BAO CẤP
Có lẽ
không một thời nào mà cô mậu dịch viên lại được tôn vinh như thời bao cấp. Dườngnhư ai cũng
phải nhún nhịn vài ba câu, ai cũng phải lụy nhờ để được mua nhu yếu phẩm.
Tạo
ra được mối quan hệ thân thiết
hay lấyđược lòng cô mậu dịch viên
thì không những không phải xếp
hàng dài cổ cả buổi mà còn được ưu tiên mua những thứ ngon nhất. Chưa kể, nếu gặp buổi vui miệng, cô mậu dịch viên còn "thuận tay" viết cho vài "mẩu giấy" thì tha hồ mà đi lĩnh thực phẩm.
Nghề
buôn... tem phiếu!
Vào
những năm còn bao cấp, tất cả
hàng hóatừ dầu mỡ, vải vóc, lương
thực đến mắm tôm,cá mè... chỉ được mua theo
tem phiếu. Mỗi người tùy theo
nghề nghiệp, chức tước mà được
phân phối một lượng tem phiếu
khácnhau. Vì vậy mà có nhà dùng
hết nhưng cũngcó nhà dùng không hết, và
nghề buôn bán temphiếu xuất hiện.
Dân
buôn tem phiếu thường lấy khoảng
trống trước cửa hàng bách hóa,
thực phẩm hay trước cửa hàng cơ khí tổng hợp làm "trụ sở" giao dịch. Ai mua thì bán, ai bán thì mua. Hễ thấy bóng dáng công an là thi nhau chạy thục mạng.
Sự
thiếu thốn tất yếu của thời kỳ
quá độ khiến góc nhìn về nghề nghiệp cũng trở nên khácbiệt. Mậu dịch
viên, công nhân trong các công ty sản xuất nhu yếu phẩm được coi là nhất. Ngày đó, lấy được cô mậu dịch viên, dù là báncá khô hay mắm tôm ở cửa hàng thực phẩm,về làm vợ là mơ ước của không ít người.
Có
người nhà làm thợ điện cũng được
coi làniềm tự hào. Vì thời ấy,
muốn có đường điệntốt thì phải nhờ vả, cậy
cục các bác thợ điện. Lỡ mà cháy
đường dây, lại cũng phải đồngquà
tấm bánh đến nhờ vả. Các ông thợ
điện vì thế mà rất được trọng vọng, ngay cả các cô mậu dịch viên cũng phải nhún nhịn đôi ba câu.
Hễ có
ông thợ điện cầm tem phiếu đi mua thực phẩm là y như rằng không phải xếp hang chờ đợi và bao giờ cũng được ưu tiên mua thực phẩm ngon nhất...
"Nháy"
mắt là... xong!
Lương
của một mậu dịch viên những năm
1980 cũng chỉ dao động trong
khoảng vài chục đồng, cửa hàng trưởng cũng chỉ cao hơn vài đồng. Nhưng được cái có thực quyền! Bà BùiThị Nguyệt từng
làm mậu dịch viên ở cửa hàng lương thực Thái Bình suốt những năm của thời bao cấp kể: "Lương thì cũng chẳng nhiều nhặn gì lắm nhưng được cái thời ấy ai cũng nể trọng mậu dịch viên. Có lẽ cũng chỉ có thời ấy mà các cô bán hàng mới được người ta biếu xén, nhờ vả. Người nhà thì luôn được miếng ngon và những thứ tốt nhất".
Thời
ấy có sự "móc ngoặc"
hay nói nhẹ hơn là có sự ưu ái nhau giữa các cô mậu dịch viên. Khi có người quen hay người nhà cô mậu dịch viên nào đó đến mua hàng ở quầy bên cạnh, muốn nhanh, muốn tốt, muốn được đồ ngonthì có khi chỉ
cần cái nháy mắt là... người nhà cô mậu dịch viên đó dễ dàng được nhậnmiếng thịt ngon
nhất hay cân lòng lợn tươi nhất.
Làm
mậu dịch viên thì chồng, con được
ăn cơm gạo chứ không phải độn sắn, độn khoai. Mua bao thuốc lá mà muốn nửa tút thuốc Điện Biên, nửa tút thuốc Tam Đảo để thay đổi khẩu vị cũng... ok! Muốn có mét vải sa tanh đẹp mềm mại để may chiếc quần mặc ngày tết cũng đơn giản chứ không phải mặc loại vải diềm bâu vừa cứng, vừa xấu mà mậu dịch viên bán theo tem phiếu cho những người đang xếp hàng chờ ngoài cửa. Muốn có cân gạo tám thì phải là người nhà hoặc chí ít cũng là người quen một cô mậu dịch viên nào đó thì mới mua được.
Bà
Trần Thị Lan hiện đang ở khu TT
HồngHà, làm nhân viên mậu dịch
ngay từ khi cơchế tem phiếu bắt đầu, kể
rằng có đủ thứ ưu tiên khi làm
mậu dịch viên. Mậu dịch viên mà đi mua hàng ở các quầy khác quầy mình đứng thì chỉ cần đưa phiếu, nháy mắt một cái là được mua ngay. Lại đều là những thực phẩmtươi nhất, ngon
nhất và những hàng hóa tốt nhất. Thi thoảng có những đợt bán ồ ạt không cần tem phiếu một số mặt hàng như diêm và xà phòng phế phẩm... thì bao giờ các cô mậu dịch viên cũng nhắn người nhà ra mua.
Vui tay,
viết tặng nhau... tem phiếu!
Có
khi cô mậu dịch viên sang nhà
hàng xómchơi, gặp bữa được chủ nhà
tươi cười mời mọc, vui vẻ là chặc
lưỡi tiện tay xé tờ lịch, lật mặt trắng lên viết vài câu đại loại như: Kính gửi chị N (cửa hàng thịt lợn) bán cho chị Hà vài lạng thịt lợn ngon. Thế là bà chủ nhà tên Hà tất tưởi đi lĩnh thịt về làm bữa cải thiện chocả nhà.
Chị
Bùi Thị Nguyệt (mậu dịch viên
Thái Bình) kể: "Lúc ấy không
gì bằng quen biết. Có khi gặp nhau ở cổng tre đầu làng hay gặp nhau giữa chợ, quý nhau là vớ lấy bất kỳ mẩu giấynào, viết vài câu
là lĩnh được ngay vài lạngthịt,
vài bao thuốc lá hay mấy cục xà
phòng."
Nếu
quen thân thì cũng chẳng cần phải
đến tận nơi mà chỉ cần gửi ai đó cầm đến là cũng nhận được cỗ lòng ngon. Đang chuyện trò rômrả về lũ trẻ
con với bà hàng xóm đông con, thấy thương thương, cô mậu dịch viên lại tiệntay xé mảnh giấy
nham nhở từ trong sổ ra, viết kính gửi chị mậu dịch viên nào đó để bà hàng xóm được ưu tiên mua thêm lạng thịt hay đôi tất.
Tóm
lại là ở bất kỳ chỗ nào, người ta cũng có thể viết "tem phiếu" để cho người nhà hay để ban ơn cho ai đó. Những dòng chữ nguệch ngoạc có thể được viết trên bất kỳ loại giấy nào, có khi chỉ là một mẩu giấy nham nhở bé bằng nửa lòng bàn tay nhưng giá trị của nó lại được đảm bảo bằng những cân thịt, cỗ lòng hay bất cứ thứ hàng hóa nào đó - mà không phải cứ có tiền là mua được.
"Chuột
chạy cùng sào mới vào sư
phạm"
Ở vào
thời bao cấp, thu nhập không đủ
sốngnên hàng loạt thầy cô giáo đã
bỏ nghề, nhất là các thầy cô giáo thành phố phải bỏ nghề đi buôn để kiếm sống. Riêng giáo viên ở miênnúi, vùng sâu
hay nông thôn lại ít chịu
ảnhhưởng của cơn lốc bỏ việc hơn
do ngoài giờlên lớp thì nửa ngày còn
lại họ cày cấy, trồng trọt hay
chăn nuôi để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Thực
trạng này đã tạo nên câu cửa
miệng: "Chuột chạy cùng sào
mới vào sư phạm". Cô giáo
Nguyễn Thị Nguyệt (giáo viên
trườngTiểu học Sông Cầu, Thái Nguyên)
nay đã về hưu kể lại: "Những
năm giao thời đổi mới, hàng loạt giáo viên phải bỏ nghề vì thu nhập lúc ấy không đủ sống, lương của tôi năm 1982 là 62 đồng, cũng phải trồng chè, trồng cây ăn quả và cả nuôi cá thì gia đình tôi mới sống quanhững năm tháng
đó mà tôi không phải bỏ
nghề".
Vào
những năm đổi mới, một số nghề
cũng được trả lại đúng với vị trí của nó như nghềthầy thuốc trở lại là một trong những nghề "sang trọng" nhất. Bây giờ người ta vẫn truyền kể cho nhau nghe câu chuyện "cười ra nước mắt" ngày trước rằng, có bà mẹ vợ than với hàng xóm: "Cứ tưởng nó lấy anh lái xe, ai ngờ nó lấy ông tiến sĩ. Thế có khổ không cơ chứ!"
Theo
Gđ&Xh
MẸ TÔI KÉN RỂ
Cái
thời sinh viên, mọi người đều bảo
hai chịem tôi càng lớn càng xinh,
nhất là cái Thúy.Tôi thì chỉ được chiều cao,
nước da trắng trẻo,nhưng mắt hơi to, còn tóc
thì cứng như sợimóc - đúng là "gen trội"
của bố. Tôi bất mãn nhất với cái
mũi, nó tẹt dí tẹt dị. Ngay từ hồi còn học cấp hai, nghe tụi cái Thanh, cái Hằng quân sư, suốt ngày tôi nhón tay kéo mũi cho cao, nếu không được như mấy đứa con gái ở khu chuyên gia Liên Xô (Khách sạn Kim Liên), thì cũng phải cao bằng mũi của cái Thanh, cái Hằng, nhưng đâu có được! Ấy thế mà khi vừa bước chân vào Trường Đại học kinh tế quốc dân, đã có chàng sinh viên "xứ Quan họ" còn dám ca ngợi: "Em đẹp nhất trường, chỉ có cái mũi không được cao như của chị em châu Âu thôi. Mình là nòi giống da vàng, mũi tẹt cơ mà. Vả lại, sau này chúng mình chung sống với nhau, nếu nhà có chật hẹp thì em có thể nhường bớt không khí cho chồng con. Nhường cơm nhường áo chưa là cái gì, nhường ôxy mới quý chứ. Đức tính nhường nhịn cho chồng con là đức tính quan trọng nhất, quý hóa nhất của phụ nữ Việt Nam đấy."
Quả
thực, cái mũi hơi bị khiếm
khuyết, nhưng cũng không vì thế
mà có thể làm mẹ tôi phải lo lắng. Bà luôn mồm động viên: "Nhất dáng, nhìda, thứ
ba mới đến khuôn mặt" con ạ!
Mà nào tôi có lo "chống ề" đâu cơ chứ. Đến trường có cả chục "vệ tinh". Mấy chàng nằn nì muốn được tới "thăm" gia đình, muốn được "tiếp kiến", được "thỉnh giáo" ba mẹ tôi. Nhưng tôi ngại bị chi phối thời gian, mất thì giờ vào những chuyện "chưa đến lúc" ấy. Ông bà nội ngoại tôi ở quê, lần nào về thăm, các cụ cũng thúc giục: "Cứng tuổi rồi đấy, hăm hai hăm ba chứ còn bé bỏng gì nữa, mấy đứa bằng tuổi cháu ở làng đều con bồng con bế cả rồi". Thời gian trôi đi vùn vụt, đã hết năm thứ tư, sắpbước vào năm cuối
cùng đời sinh viên. Mấy năm cùng học giúp chúng tôi hiểu được tính cách của nhau. Có mấy người bạn cùng lớp, cùng khóa, thậm chí cả ở các khóa trên đã trở nên rất thân thiết với "nhóm con gái khu tập thể Kim Liên" chúng tôi. Một buổi tối thứ bảy, hai trong số những bạn thân đó đã trở thành "khách không mời" của gia đình tôi. Họ là các chàng trai xuất thân từ những gia đình khá giả, buôn bán trên phố Hàng Bông, Hàng Gai. Hai người, nhưng mang tới ba bó hoa, một bó hoa ly, hai bó hoa hồng thắm. Những giây phút ban đầu làm cả nhà ngỡ ngàng, ngạc nhiên. Hình như cả hai anh đều lúng túng. Ở trường, trong các cuộc tiếp xúc, giao lưu xã hội, họ đâu có thế, họ rất mạnh dạn và hoạt bát cơ mà. Tôi phải vội vàng giải vây, tháo gỡ tình huống căng thẳng đó: "Thưa ba mẹ, đây là anh Đức, còn đây là anh Thảo, cả hai anh đều cùng khóa với con."
Được
tôi chủ động giới thiệu, họ như
chết đuốivớ được cọc. Thảo vội cướp
lời luôn: "Dạ thưa hai bác,
sắp tới ngày Quốc tế phụ nữ
8/3,chúng cháu muốn được chúc mừng
bác và hai em. Nếu được hai bác
cho phép, thỉnh thoảng chúng cháu tới thăm gia đình, mong hai bác coi chúng cháu là những người bạn của Hiền và Thúy, như con cháu trong nhà. Ba tôi kéo ghế mời hai chàng trai ngồi. Mẹ tôi cảm kích nhận bó hoa ly: "Các cháu làm cô cảm động quá, cảm ơn hai cháu. Thế gia đình hai cháu ở đâu, ba mẹ làm gì?"... Cứ thế hai cụ phỏng vấn lý lịch trích ngang của hai chàng trai, trong khi hai chị em tôi pha trà, lấy hoa quả mời khách, thực ra, cũng chỉ có ít táo Thiện Phiến và ổi đào mà chủ nhật trước chị em tôi vừa vềquê hái ở vườn ông bà ngoại. Tôi gắng gượngtươi cười,
nhưng trong lòng vẫn giận họ, vì
đãbảo đừng đến, thành thử tôi có
chuẩn bị trướcgì đâu, ngay cả đến nhà
cửa chưa kịp dọndẹp, cũng chẳng kịp tắm giặt
thay quần áo. Thế mà họ có chịu
nghe cho đâu, vẫn cứ đến.Lì lợm
quá, chắc chắn sẽ mất điểm.
Tin
hai chàng sinh viên Hàng Bông,
Hàng Gai đã đột nhập được vào
"lô cốt" của một trong
những hoa khôi Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhanh chóng lan truyền khắp trường,thậm chí
cả trong giới sinh viên Hà thành.
Nhưng ngay tuần sau đó, thì Đức và Thảo đã không còn được "độc quyền" ra vào căn hộ có "hai bông hồng tươi thắm" ở khu B tập thể KimLiên. Cánh nam sinh
viên quen biết với hai chịem
chúng tôi cứ thi nhau kéo đến
thăm giađình, chẳng cần có lời mời
của tôi, hay củaThúy. Ba tôi tỏ vẻ không
hài lòng và trách cứ các con,
nhất là tôi, vì tôi là chị, lớn hơn em đến 3 tuổi, lại đang học năm cuối, sắp thi tốt nghiệp đến nơi. Cái Thúy phớt lờ, chẳng thèm bắt chuyện với chàng trai nào, đi học thì chớ, về đến nhà là hai lỗ tai cắm máy nghe nhạc, trong khi đó mắt vẫn chăm chú đọc sách. Có lẽvì thế, chưa thấy
một cậu bạn trai nào của nó ở Trường Đại học Sư phạm đến thăm nhà.
Mẹ
tôi vốn là cán bộ tổ chức ở một viện nghiên cứu, nên bà rất thành thạo và tinh ranh trong việc khai thác lý lịch trích ngang của những chàng trai có ý định theo đuổi con gái bà. Một hôm, sau bữa cơm tối, bà bảo: "Mẹ thấy anh Thảo, hay anh Dũng là hợp với con và gia đình nhà mình. Chỉ có điều Thảo bằng tuổi con, mà phụ nữ có gia đình, sinh đẻ rồi là mau già lắm, sợ đến lúc ấy bạn bè lại trêu đùa làhai chị em, như mẹ với ba các con ấy, thế thì chán lắm!"
"Ô
hay, mẹ nó nói gì thế?" Ba
tôi lên tiếng, "Lại nhồi
nhét vào đầu con trẻ những điều linh tinh. Ai bảo là bà già hơn tôi nào? Ra đường, đi cùng các con, người ta lại cứ tưởng bà là chị cả của chúng nó ấy chứ!"
"Ông
mới học được cái bài ca ngợi vợ ở đâu ra thế? Ấy là tôi cũng nói vậy để nó liệu chừng, đã biết ý tứ của cậu Thảo thế nào đâu cơ chứ," Mẹ tôi cãi lại: "Tôi thấy anh Dũng mến cái Hiền lắm. Cậu ấy hơn cái Hiền ba tuổi, đãtốt nghiệp đại
hoc, có công ăn việc làm tử tế, còn trẻ thế mà đã được dự kiến cất nhắc lên phó phòng của Viện thiết kế. Như vậy chắc chắn có triển vọng đưa vào diện cán bộnguồn. Gia thế nhà
anh ta cũng được. Cả ôngbà nội là
lão thành cách mạng. Ông xung
vàođội vệ quốc quân, tham gia hai
cuộc kháng chiến, đến khi nghỉ
hưu với quân hàm đại tá, nhưng lại được hưởng lương tướng. Bà nội tham gia khởi nghĩa ở Hà Nội trong đoàn quân tiến vào chiếm Bắc Bộ phủ, nhưng đã mất cách đây 3-4 năm rồi. Bố mẹ Dũng đều là cán bộ cấp vụ. Họ khá hơn nhà mình đấy, cả hai đều có bìa mua hàng ở cửa hàng phố Nhà Thờ (thời đó quy định cán bộ cao cấp mua thực phẩm ở phố Tôn Đản, cán bộ trung cấp mua ở phố Nhà Thờ). Nhà chỉ có hai chị em, cô chị đã xây dựng gia đình, ở riêng và đã có một cậu con trai 3 tuổi, chị ấy làm Cửa hàng trưởng một cửa hàng bách hóa, nên cả nhà cả họ, ngay cả bà con láng giềng cũng được nhờ..."
"Trời
ơi! Mẹ đọc diễn văn, hay duyệt lý
lịch kết nạp đảng cho ai vậy?" Tất cả những người đó chỉ là bạn con, không hơn không kém. Conchưa nghĩ gì
tới chuyện yêu đương, chưa có
ýđịnh tìm hiểu ai. Thế mà mẹ cứ
xồn xồn làm như họ sắp làm rể của mẹ không bằng!"
Nếu
tôi không cắt ngang lời bà, thì
chắc rằngcả tối hôm đó sẽ biến
thành buổi xét duyệt các ứng viên
làm rể gia đình tôi. Quả thật tôi không biết mấy về gia đình các chàng trai đó. Mỗi lần họ đến chơi, bà lại rủ rỉ hỏi chuyện. Đương nhiên chỉ những người nào bà thấy có vẻ xứng đôi với con bà thì bà mới hỏi kỹ. Nhiều chàng lại còn sử dụng chiến thuật lấy lòng mẹ và emgái để nhờ vào đó bao vây cô chị. Bởi vậy họ đã cố tình đến chơi, khi tôi vắng nhà. Tôi hiểu lòng mẹ. Có người mẹ nào chẳng muốn con gái mình như "hạt mưa sa giếng ngọc". Rõ ràng bà ưng anh Dũng nhất. Điều đó thấy rõ qua những biểu hiện bà đón tiếp mỗi khi anh đến chơi, cũng như mỗi khi bà nói chuyện về anh với con cái. Anh Dũng từng trải hơn các bạn cùng lớp với tôi. Anh bình thản và rất tế nhị mỗi khi giao lưu với các bạn trai cùng lớp tôi. Chưa một lần tỏ tình, chỉ thể hiện tình cảm qua sự chăm sóc rất chu đáo như người anh đối với em gái. Anh ít quan tâm tới quà cáp vật chất, mà chủ yếu săn sóc tới việc học tập của hai chị em chúng tôi. Mỗi khi chúng tôi hỏi gì, anh đều cố gắng giảng giải, cho tới khi phải hiểu thật kỹ. Có lẽ chính vì cái điều khác biệt ấy, tôi cũng thấy xốn xang hơn mỗi khi nhớ vềanh. Và có lẽ cũng vì vậy trong suốt cuộc đời sinh viên, tôi chỉ một lần khóc thầm khi Dũng bị ốm, phải nằm bệnh viện.
Tôi
tốt nghiệp, ra trường, đã công
tác được gần một năm, lần đầu
tiên anh Dũng mới mang hoa tới nhà dự sinh nhật tôi - bó hoa hồng 25 bông, đúng bằng tuổi tôi. Anh đến sớm hơnmọi người để chính
thức thổ lộ "những điều quan trọng nhất". Dù rất có cảm tình, song tôi vẫn ngỡ ngàng. Mẹ tôi thì đã chờ đợi giây phút đó từ lâu. Bà lo lắng, sợ con gái bà không vững vàng, dễ rơi vào tình trạng "lửa gầnrơm".
Mà quả thật mấy người bạn cùng
lớp đãđến yết kiến bà, đều là
những chàng trai tuấntú, nhất là Thảo. Anh ấy
rất đẹp trai, thôngminh, hầu như kỳ thi nào
cũng giành được sốđiểm cao nhất. Từ sau cái
lần dám liều mìnhgõ cửa, Thảo tìm mọi cơ
hội tặng hoa, mangquà biếu ba mẹ. Anh ấy
cũng có khiếu nói,khéo nịnh, đã mang quà gì
đến thì mẹ tôikhông thể nào không nhận. Lại
được cái Thúy nữa, nó cứ như bị
anh ta bỏ bùa mê, lúc nào cũng anh Thảo, anh Thảo, làm như thể trênđời này không
còn ai hơn. Có lần nó còn dám tuyên bố với mẹ rằng: "Chẳng hiểu chị Hiềnthế
nào. Anh ấy mà ngỏ lời cầu hôn
con thì xong ngay, mà chắc là ba mẹ cũng không từ chối". Chẳng phải chỉ riêng tôi, có đến hơnnửa số con gái
trong lớp đều có cảm tình với anh ấy. Mãi sau khi tôi và anh Dũng ra UBND phường đăng ký kết hôn, chuẩn bị cưới, bà mới tiết lộ "điều cơ mật nhất". Hóa ra mẹ Dũng và mẹ tôi là bạn cùng lớp từ thời học sinh Trường phổ thông cấp ba Việt Đức (47 Lý Thường Kiệt, Hà Nội). Qua khai thác lý lịch các ứng viên làm rể tương lai, mẹ tôi nghe tên mẹ Dũng thấy ngờ ngợ người quen, bà lẳng lặng đến tận nhà để tìm hiểu. Hơn 30 năm rời khỏi mái trường phổ thông, mỗi người theomột ngả
đường, mẹ Dũng được chọn đưa đi
đào tạo tại Liên Xô, còn mẹ tôi tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm xung phong đi B. Ngần ấy năm gặp lại nhau, họ mừng vui vô hạn. Nhưng, hai người bạn gái sau khi đã biết chuyện tình cảm của các con, họ quyết định giữ bí mật cho đến khi tác thành cho đôi lứa. Đương nhiên, sau khi gặp lại, nhận ra nhau, các vị phụ huynh của hai nhà đã nhiều lần tổ chức gặp riêng, sau lưng các con, để "hoạch định và lên chương trình" tác thành cho hai chúng tôi.
Đến
nay, chuyện ấy đã lùi vào dĩ vãng
hơn 20 năm, tôi và Dũng đã chung sống vui buồn bên nhau, đã tạo dựng được một "tế bào khỏekhoắn"
của xã hội, sinh đẻ theo đúng
hình mẫulý tưởng, con gái đầu lòng,
con trai thứ hai và là út, cách
nhau 5 tuổi. Cháu Thục giống mẹ nhiều hơn, nhưng lại giống bố ở cái mũi khá cao, nên xinh hơn mẹ thời con gái. Từ bé đến lớn cháu đều học giỏi, kế thừa gen trội của bố, hiện cháu sắp lên năm thứ tư Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Dân ta thường bảo "cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Cả hai đứa, chẳng đứa nào giống tính bố mẹ. Cháu Thục rất kín đáo, dịu dàng, ít nói, không thích la cà hay đi chơi đâu, ngoài việc đến nhà mấy cô bạn thân cùng lớp suốt từ thời học sinh. Thỉnh thoảng có mấy cậu bạn trai cùng lớp đến chơi nhà. Sau thủ tục chào hỏi, vợ chồng tôi thường rút lên gác để các cháu tự nhiên. Cánh thanh niên sinh viên bây giờ rất thực tế, không tếu táo, lãng mạn viển vông. Họ thường bàn luậnnhững vấn đề
thời cuộc, những công việc sắp
tới, đặc biệt về tương lai khi ra trường. Có lầnThục dè dặt hỏi
tôi: "Nếu ra trường mà
khôngxin được công việc tử tế,
mấy đứa chúng conlập công ty tư nhân, có
được không ạ?" Tôikhông phản đối, nhưng cũng tỏ ra không khuyến khích, vì sợ các cháu chưa đủ kinh nghiệm thương trường, làm ăn thua lỗ, mà vốn liếng gia đình tôi nào có được là mấy. Vả lại, thằng em nó đang học lớp 10, còn phải chu cấp dăm bảy năm nữa mới có thể tự lập. Chuyện tình cảm riêng tư cháu Thục lại càng kín đáo. Thỉnh thoảng thấy các bạn gái củacháu gán ghép với
người này người nọ, nhưng cháu chỉ cười và yên lặng. Vợ chồng chúng tôi thực hiện phương châm để cháu độc lập suy nghĩ, tự tìm hiểu và lựa chọn, chỉ góp ý mang tính chất hướng dẫn. Riêng bà ngoại thì nghiệp vụ cán bộ tổ chức đã thấm vào máu, mỗi lần Thục dẫn các bạn đến thăm bà, hễ thấy có cậu bạn trai nào của nó là bà "phỏng vấn", khai thác hết mọi gốc gác, ngọn ngành nhà anh ta. Đương nhiên, tôi là mẹ, cũng phải quan sát theo dõi chặt chẽ, cho dù chỉ là âm thầm lặng lẽ, mọi diễn biến tình cảm và các quan hệ của con gái. Tôi nghĩ rằng, thời buổi hiện nay, khi xã hội phát triển theo cơ chế thị trường, nước ta tích cực giao lưu hội nhập quốc tế, thì những suy nghĩ và nhận thức của thanh niên cũng khác với thời chúng tôi. Không nên có tư tưởng bao cấp, nghĩ mọi thứ hộ con cái.
Lại
nói cô Thúy em tôi. Thời con gái
ngoài học chỉ biết đến âm nhạc, hết nhạc tiền chiến,nhạc xanh,
nhạc đỏ, nhạc pop, nhạc jazz...
Bao nhiêu chàng trai săn đón, nỉ non, cô đều bỏ ngoài tai, phớt lờ. Xinh đẹp đến mấy chăng nữa, thì cũng chỉ có một thời con gái. Tốt nghiệp với tấm bằng ưu, mẹ là cán bộ tổ chức có nhiều mối quan hệ, có thể xin cho cô dạyhọc ở một trường tại Hà Nội, nhưng cô lạimuốn vào dạy ở
thành phố Hồ Chí Minh. Chuyện tình cảm riêng tư của Thúy, thì đúng là "hồng nhan bạc mệnh", bảy năm dạy học trong đó, lấy hai đời chồng, mà không vẫn hoàn không. Thương nó quá, ba mẹ tôi phảichạy đi chạy lại,
nhờ hết người này đến ngườikhác,
xin bằng được cho nó ra dạy ở Hà Nội. Giờ thì cô ấy đã có một gia đình êm ấm, chồng là PGS. TS. Trưởng bộ môn ở một trường đại học. Cậu ấy mải học, gặp Thúy tuy muộn mằn, nhưng đến gần tứ tuần đã có một con trai, hiện nay cháu đang học lớp 2. Gặp cháu Thục, lúc nào dì Thúy cũng nhắc đi nhắc lại cái câu muôn thuở: "Độc lập suy nghĩ là đúng, hạnh phúc của mình phải do mình quyết định. Nhưng phải nghe lời chỉ bảo của người lớn,của cha mẹ, ông
bà. Bà ngoại tuy có nhữngcái cũ,
cổ hủ, nhưng kinh nghiệm tổ chức,
nhìnngười, đánh giá người của bà
là không thể xem thường. Đành
rằng cha mẹ không thể suy nghĩ
hộ, làm hộ mọi việc cho con cái, nhưng nếu có được sự giúp đỡ, có được sự kế thừa, thì cũng không nên từ chối, đặc biệt không thể coi thường, đừng như dì mà vất vả cháu ạ!"
Linh Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét