NỖI
NIỀM CỦA TÔI
Làn
sóng "xé rào" đã dâng
trào mãnh liệt, cảđến những vùng cấm nhưng hàng
rào bao cấp vẫn muốn siết lại.
Trong cuộc giằng co đó, những
người trong cuộc thật sự thấm thía bao nỗi niềm...
Hành
trình của bao miến
Năm
1979 khi tôi đang công tác tại
TP.HCM, được nghỉ phép về quê tại Nghĩa Đàn (Nghệ An). Chuyến về quê nghỉ phép năm ấy tôi không bao giờ quên vì suýt nữa tôi đã phải ngồi tù.
Ngày
ấy cánh lính chúng tôi mỗi khi có
việc(nghỉ phép hoặc công tác) ở
các tỉnh phía Bắcphải đi tàu hỏa. Xuống tàu
tại ga Vinh, tôi khệ nệ nào balô
đồ đạc lỉnh kỉnh, vác bao miến "đặc sản Hố Nai" trên vai đến bến xe khách lấy vé về quê, mặc dù cực khổ nhưng trong lòng rất phấn khởi vì sắp được gặp lại những người thân, đặc biệt là lại có bao miến làm quà.
Khi
xe chạy vào địa phận Nghĩa Đàn
chưa được 1km thì xuất hiện một trạm gác (thời ngăn sông cấm chợ nhiều trạm gác lắm). Dân địa phương gọi trạm này là trạm Khe Son. Trước tiên là cần barie, được làm bằng nguyên cả cây tre, bổ xuống chắn ngang đầu xe. Chiếc xe dừng hẳn lại, hành khách lục tục xuống xe nhưng đa số vẫn ngồi yên.
Một
người đàn ông chừng 40-50 tuổi,
chẳng biết là nhân viên thuế hay
quản lý thị trường, bước một chân lên cửa xe quát: "Tất cả xuống để kiểm tra hành lý!". Đến lúc này hành khách mới miễn cưỡng rời ghế xuống xe. Tôi là người rời xe sau cùng. Hai, ba người đàn ông hùng hổ bước lên xe, lục tung mọi đồ đạc hành lý của hành khách, nhiều đồ đạc bị lôi xuống, tôi nhìn thấy có những nồi đất đựng cá nướng của bà con vùng biển mang lên bán cho vùng núi, mỗi nồi chỉ khoảng 3-4kg cá, mà vẫn bị lôi xuống và bị gọi là hàng cấm, có thể bị tịch thu.
Tôi đang
ngạc nhiên về điều đó thì nghe
tiếngquát của một nhân viên: "Cái
bao bố này củaai?". Tôi chạy lại nói của
tôi. Ông ta hỏi tiếp: "Cái
gì trong này?". Tôi trả lời
là miến, tôi mang từ trong Nam ra để làm quà cho gia đình. Ông ta khẳng định: "Miến làm bằng gạo,là lương
thực, là hàng cấm lưu thông, chỉ
cóNhà nước mới được vận chuyển từ
tỉnh này qua tỉnh khác, anh đã
mang hàng không được phép, chúng tôi lập biên bản tịch thu".
Tôi
giải thích đây là miến chứ không
phải gạo,hơn nữa số lượng không nhiều,
không phải mục đích buôn bán gì,
chỉ làm quà cho gia đình nhưng ông ta cũng không cho, buộc tôi phải đưa xuống trạm để lập biên bản. Tôi nhất quyết không chịu. Ông ta nắm bao bố định kéo xuống.
Tôi
giằng lấy bao miến, nhìn thẳng
vào mặt ông ta nói rít qua kẽ răng vừa đủ để ông ta nghe: "Nếu ông dám kéo bao này xuống, tôi sẽ bắn vỡ mặt ông" - vừa nói tôi vừa đưa tay móc khẩu K54 (chỉ để ông ta nhìn thấy). Chẳng biết ông ta sợ khẩu K54 hay sợ ánh mắt nảy lửa của tôi lúc đó, chỉ thấy ông ta buông bao miếnra và lặng lẽ
bước xuống xe, đi thẳng vàotrạm.
Tôi thấy ông ta trao đổi gì đó
với một người khác (có lẽ là người phụ trách trạm).Rồi không
thấy ông ta ra nữa.
Sau
khoảng một giờ đồng hồ lục soát,
tiếng quát tháo, tiếng năn nỉ van xin, kẻ chạy ra người chạy vô nhốn nháo, cuối cùng xe cũng được phép chạy và bao miến "đặc sản Hố Nai" của tôi cũng về được nơi tôi muốn. Cho đến bây giờ, đã 26 năm trôi qua, nhưng mỗi khi có dịp được ăn miến gà, miến vịt, miến giò heo... tôi lại nhớ bao miến "đặc sản Hố Nai" và cuộchành trình
gian nan của nó.
TRƯƠNG
ĐỨC THẮNG
Thoát
nhờ "ông Sáu"
Tôi
năm nay đã 86 tuổi, thuộc loại
"động vậtquý hiếm đang có nguy cơ
tuyệt chủng, được xếp vào Sách đỏ
của Đảng và chính quyền
quận", là chứng nhân của hai
cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, và của nhiều thời kỳ lịch sử đương đại ở nước ta và trên thế giới.
Chuyện
bao cấp gạo làm tôi nhớ lại một
chuyện cũ khá điển hình: hồi đó Bệnh viện Ung thư TP.HCM đang sắp thiếu gạo trầm trọng, chỉ còn đâu hơn một tuần lễ nữa thì có lẽ sẽ phải cho bệnh nhân ăn một bữa cơm, bữa cháo. Chúng tôi xin được một giấy giới thiệu của Văn phòng 2 Bộ Y tế, do thứ trưởng ký, xuống một tỉnh miền Tây mua ba tấn gạo. Xuống đến nơi, vị chủ tịch UBND tỉnh cầm tờ giấy đọc xong, vứt xuống bàn như một tờ giấy lộn, nhìn mặt tôi nói với giọng hằn học: "Lại gạo, đây có phải là kho gạo của các anh đâu mà cứ xuống nã mãi thế này. Ba tấn à? Đến 3kg cũng không thể bán cho các anh được". Tôi hết sức lo lắng và thất vọng bàn với anh em đổ ra chợ và vào các làng xóm tìm mua với bất cứ giá nào. Người ta lén lút bán cho chúng tôi nhưng không được bao nhiêu.
Đêm
hôm đó, đột nhiên đứa con nhỏ của
vịchủ tịch lên cơn sốt cao, co
giật. Bà vợ hoảng hốt ra gọi tôi. Tôi vào xem thấy cháu bé bị sốt xuất huyết khá nghiêm trọng, vội gọi điện cho phòng cấp cứu bệnh viện tỉnh và đưa ngay cháu đến để được điều trị kịp thời.
Sáng
hôm sau, vị chủ tịch cho mời tôi
vào cấp một giấy phép mua ở kho gạo tỉnh, không phải ba tấn mà bốn tấn gạo. Tôi mừng rơn, vội vã thu xếp đi về, chiếc xe tải chở gạo đi trước, tôi đi chiếc xe con áp tải phía sau. Vừa ra khỏi địa phận tỉnh, sang đến tỉnh bên thì bị một toán dân quân, súng ống kè kè, chặn xe lại, xem giấy giới thiệu thấy nói mua ba tấn mà sao lại quá tải thế này, bắt đổ cả xuống để cân lại.
Chuyện
còn đang rất lùng nhùng thì anh
lái chiếc xe con của tôi, vốn trước kia đã là mộttrung sĩ lái xe cho một sĩ quan cao cấp trong quân đội Sài Gòn, mở cửa xe bước xuống, nét mặt hầm hầm tiến lại phía đám dân quân, quát to lên: "Bọn bay muốn rục xương hả? Khôngthấy ông Sáu ngồi
trong xe kia ư?"
Ông
Sáu là tôi, ngồi trong xe không
biết là Sáu gì, nhưng run quá, nghĩ không khéo đêm naynằm cho muỗi
đốt thê thảm trong trại giam
củatỉnh cũng nên. Nhưng may thay,
đám dân quân dẹp sang một bên,
hất tay cho xe đi. Hú vía. Đi trót lọt về đến thành phố thì đã gần nửa đêm, phải đợi đến sáng kiểm tra xong mới được vào.
Ngoài
những chuyến xe bão táp đi mua
gạo đó, tôi cũng đã từng đứng ở bục giảng Trường đại học Y khoa TP.HCM. Có bữa thầy đang giảng bài trên giảng đường thì ở dưới sinh viên vừa đi lĩnh được gạo về đang tấp nập chia khẩu phần, đành phải hoãn bài giảng, vì bệnh gì thì bệnh cũng không bằng cái bệnhđói của những
bao tử đang tuổi ăn, tuổi lớn.
Còn
biết bao nhiêu chuyện riêng của
tôi và giađình tôi thì cũng như của
biết bao nhiêu cánbộ và gia đình cán bộ
vào cái thời bao cấp ấy. Gần đây
anh Nguyễn Khải, nhà văn, có nói với tôi: "Chúng mình thời ấy cứ như đang sống trong một cơn mê sảng tập thể vậy."
BS
NGÔ VĂN QUỸ
(nguyên
phó giám đốc Trung tâm Ung bướu
TP.HCM)
Không
phá rào?
Sau
khi báo Tuổi Trẻ ngày 7/12 đăng
bài củatôi về "Từ chạy gạo đến
phá cơ chế giá", tôi liền
nhận được điện thoại của một bạn
trẻ chất vấn: "Thành phố
thiếu gạo, dân có tiền, nôngdân
đồng bằng sông Cửu Long có gạo
bán thìxuống mua là chuyện thường tình.
Có gì mà phải ca ngợi những vị
lãnh đạo của thành phố là dũng cảm đột phá, là dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm...?" Tôi đã trả lời người bạn trẻ. Hôm sau, mấy em học trò của tôi đến khoe đã đọc bài báo đó và cũng hỏi một câu y như thế!
Hóa
ra thế hệ trẻ không dễ hình dung
nổinhững trở ngại về cơ chế và tư
duy nhữngnăm đó nghiệt ngã đến mức
nào!
Thay
vì trả lời từng bạn đọc, tôi xin
gửi tới báo nội dung trả lời của tôi:
Lúc
ấy khuynh hướng của nhiều người,
thậm chí của đa số, là không muốn phá rào, mà muốn tìm những định hướng khác như giáo dục tư tưởng, yêu cầu đảng viên phải gươngmẫu bán thóc,
nhân dân và cán bộ phải chịuđựng
gian khổ...
Có
một định hướng đã từng được thực
thi, màtôi cùng hàng chục ngàn người
đã từng là nạnnhân là: đưa cán bộ công
nhân viên chức vềnông thôn trồng khoai trồng sắn.
Theo chỉ thị số 306-TTg
18/11/1980, các cơ quan xí nghiệp
trong cả nước phải thay phiên
nhau vềnông thôn mượn đất của hợp
tác xã để trồngtrọt. Đó cũng là lúc người
nông dân hợp tác xã đã chán không
muốn trồng trọt nữa, sẵn
sàngnhường đất cho bất cứ ai muốn
xin. Cán bộcông nhân viên buộc phải về
những vùng xa xôi 40-50km.
Trường
hợp cơ quan tôi thì phải đi từ Hà Nội lên tận Thái Nguyên. Đường sá xa xôi. Tiềnxăng, tiền ăn
đường còn tốn hơn nhiều so vớicủa
cải làm ra. Từ quen cầm bút
chuyển sangtay cày tay cuốc. Đã không
biết trồng trọt lạikhông có người trông nom, củ
khoai củ sắn bétí, lại không người chăn nom,
trâu bò đến phá...
Cuối
cùng tốn vô số thời gian, tiền
bạc vàcông sức mà chẳng được gì.
Vậy mà vẫn có vị lãnh đạo nói
rằng: "Dù sao thì chúng nó cũng làm ra được củ khoai củ sắn, thêm một chút lương thực cho xã hội, còn hơn là ngồi không ăn hại!" Hóa ra mất không biết bao nhiêu tiền đào tạo những tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ... để làm việc cày cuốc không bằng một người nôngdân!
Vậy
mà định hướng đó đã từng một thời
đượccoi là có lập trường vững
vàng. Còn sự tháogỡ theo hướng đột phá như
TP.HCM thì đã từng bị không ít
người cho là chệch hướng. Thật
may, nếu không "chệch
hướng" mà cứ đúng hướng đi
trồng khoai trồng sắn như kểtrên
thì không biết đến ngày hôm nay
"dân mình ra sao"!
Thiết
tưởng đó là một bài học rất có ý nghĩa đối với các bạn trẻ hiện nay, là những người không bao lâu nữa sẽ gánh vác trọng trách lèo lái con thuyền Việt Nam đi tiếp vào tương lai.
ĐẶNG
PHONG (chuyên gia sử kinh tế Việt
Nam)
ĐỘT PHÁ
Sau
khi có chủ trương bung ra và cởi
trói cho sản xuất của Hội nghị trung ương lần thứ 6, các địa phương bắt đầu có một cái "gậy" để phá rào. Sự bung ra của TP.HCM bắt đầu từ việc sử dụng thương nhân đứng ra thu gomnhững mặt hàng có
thể xuất khẩu để trao đổitrực
tiếp với nước ngoài.
Xuất
khẩu ở phao số 0
Cuối
năm 1979, TP.HCM gần như bế tắc
trong chuyện nhập hàng từ bên
ngoài. Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt và Chủ tịch UBND thành phố Mai Chí Thọ loay hoay tìm cách nhập khẩu một số nguyên liệu và nhu yếu phẩm tối cần thiết, nhằm nuôi sống các cơ sở sản xuất của thành phố. Việc đó cũng giống như chuyệnchạy gạo của
Công ty Lương thực: phải tìm một hình thức phá rào mà không bị huýt còi.
Sự
bung ra của TP.HCM bắt đầu từ
việc sửdụng thương nhân đứng ra thu
gom những mặt hàng có thể xuất
khẩu để trao đổi trực tiếp với nước ngoài. Hàng thì có. Đối tác cũng có. Vấn đề là cơ chế.
Một
giải pháp được đề xuất: không dựa
vào quốc doanh mà sử dụng hệ thống liên hiệp xã của thành phố. Liên hiệp xã là một tổ chức cótính chất mặt trận,
phi chính phủ. Chỉ có hìnhthức
này mới có thể huy động tư nhân.
Chỉ
có tư nhân mới có điều kiện bỏ
vốn, mua hàng và liên lạc với các doanh gia nước ngoài để trao đổi hàng hóa. Thật ra tư nhân có khả năng làm việc đó chỉ có thể là thương nhân người Hoa. Họ vừa có vốn, vừa có quan hệ với các chân hàng trong nước, lại có quan hệ thân thiết với người Hoa ở Hong Kong,Singapore. Họ có
thể liên lạc, chắp nối để biếtcó
thể đem hàng gì đi trao đổi. Giữa
ngườiHoa với nhau có khi không
cần văn bản hợpđồng. Chỉ bằng điện thoại, fax
là họ có thểthỏa thuận với nhau.
Phương
thức này được xúc tiến từ khoảng
đầu năm 1980. Bước đầu liên hiệp xã nhờ các thương nhân người Hoa, liên lạc với Hong Kong, Singapore để hẹn mua một số hàng nhưsợi thuốc lá, sợi
dệt, xăng dầu...
Sau
đó, họ đi thu gom các mặt hàng
như mực khô, tôm khô, lạc, đỗ, đồ thêu ren, sơn mài... để đổi. Giá cả đều tính ra đôla và trao đổi bằng hiện vật. Làm như vậy là vượt qua được cơ chế giá chỉ đạo của Nhà nước là một trong những cửa ải khắc nghiệt nhất.
Việc
trao đổi được tiến hành theo
phương pháp trực tiếp: hai bên
ngầm điện cho nhau biết, hẹn ngày giờ, gặp nhau tại phao số 0 ngoài khơi trao hàng cho nhau, xong thì ai về nước của mình, không có xuất nhập cảnh gì cả.
Một
vị lãnh đạo trung ương "huýt
còi" và rănđe cách làm của TP.HCM trái
nguyên tắc chủ nghĩa xã hội.
Nhưng nếu nghiêm chỉnh chấp hành
thì tất cả bó tay.
Không
có sự năng động của cơ sở và sự bảo trợ mạnh tay của lãnh đạo thành phố, khó có thể tháo gỡ được cơn đói hàng nhập khẩu.Nhưng dù năng
động và mạnh tay thì trước những rào cản về tư duy và cơ chế kể trên,mọi sự tháo gỡ đều phải đi từng bước một,trong xiết bao
gian nan và trở ngại.
Trăm
"imex" đua nở
Trong
năm 1980, phương thức trao đổi ở
phao số 0 đã tiến hành được khoảng hơn một chục chuyến. Những chuyến hàng đó đã góp phần giải quyết nguyên liệu cho Nhà máy thuốc lá Vĩnh Hội, sợi dệt cho Nhà máy dệt ThànhCông, nguyên liệu
làm bột ngọt cho Nhà máy Vifon...
Lúc
này thật ra vẫn chưa có vốn vay của ngân hàng. Cả Ngân hàng Ngoại thương cũng như Ngân hàng Nhà nước đều không dám bỏ tiền cho vay hoặc bảo lãnh cho việc xuất nhập khẩu đó. Vốn hoàn toàn là của tư thương, thực chất là của người Hoa bỏ ra để thu gom những mặt hàng trong nước và trao đổi lấy nguyên liệu phục vụ sản xuất và đời sống.
Từ
những kết quả buôn bán ở phao số
0,Thành ủy và UBND thành phố bắt
đầu nghĩ tớiviệc thành lập liên hiệp xã,
một đơn vị chuyênlo công việc xuất nhập khẩu.
Tháng 5/1981, công ty đầu tiên
được thành lập bởi liên hiệp xã
mang tên Direximco (nghĩa đen là công ty xuất nhập khẩu trực dụng, tức là trực tiếp dùng hàng đổi lấy hàng).
Sau
thành công của Direximco, hàng
loạt "imex" ra đời. Quận
5 đã thành lập một công ty xuất
nhập khẩu rất nổi tiếng là Cholimex. Hội Công thương gia thành lập Công ty Phiconimex. Công ty dược phẩm cần nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thuốc thành lậpPharimex...
Như vậy là cùng với Imex Sài Gòn
là cơ quan ngoại thương chính thức của thành phố, có chức danh như một tổng công ty, thành phố đã có hàng loạt công ty xuất nhập khẩu thật sự là của địa phương.
Từ
trung ương đến các địa phương
thời đó, người ta vẫn đồn đại về một câu nhận xét rấtnổi tiếng của Bộ
trưởng Bộ Ngoại thương Lê Khắc về những tháo gỡ của TP.HCM: "Bước xuống sân bay Tân Sơn Nhất là đã thấy sặc mùi Nam Tư rồi!"
Cholimex
làm luôn cả chuyển kiều hối ngầm.
Cholimex liên hệ với đại diện
Việt kiều yêu nước tại Canada. Cơ sở Việt kiều đó nhận làm "đại lý" cho việc chuyển tiền về nước. Bất cứ Việt kiều nào ở Canada, Mỹ đều có thể gửi tiền cho cơ sở này. Cơ sở đó báo về cho Cholimex. Cholimex phải chi tiền Việt để trả cho thân nhân của Việt kiều ở trong nước, tỷ giá được tính sát giá thị trường tự do. Như thế là Việt kiều đã giải quyết được việc giúp thân nhân. Cholimex có một số ngoại tệ tương ứng trừ đi khoảng 2-3% phí dịch vụ cho đại lý hải ngoại. Khi số tiền của nhiều Việt kiều gửi về gộp lại thành một khoản lớn, Cholimex yêu cầu đại lý đó chuyển khoản về Hong Kong hoặcSingapore để
trang trải một món hàng nhập khẩu
nào đó.
Để
cho các hoạt động này được hợp
pháp, cótình có lý, các "imex" báo
cáo với Nhà nướcrằng đó là Việt kiều yêu
nước gửi nguyên vậtliệu về giúp đỡ phát triển
sản xuất và xây dựng đất nước. Về
nguyên tắc thì điều đó không trái với những quy định rất ngặt nghèo của cơ chế kế hoạch hóa tập trung: nếu Việt kiều yêunước gửi
nguyên vật liệu về giúp đất nước
thìđược khuyến khích và miễn thuế.
Như vậy cái vòng đi và vòng về đã khép kín và trót lọt.
Xét
về kim ngạch, con đường kiều hối
nguyên liệu không lớn bằng con
đường xuất nhập khẩu trực tiếp. Mỗi năm tổng số gửi về chỉ khoảng vài chục triệu USD. Tuy nhiên, để giải quyết những thiếu thốn lúc đó, nó cũng đãđóng một vai trò rất quan trọng trong những năm "đêm trước" đổi mới.
Trong
ba năm từ 1980-1982, hoạt động
của các "imex" phát
triển mạnh không chỉ ở TP.HCM mà
đã lan tỏa ra rất nhiều tỉnh trong cả nước. Nhiều tỉnh ở đồng bằng sông CửuLong, miền Trung
và ngoài Bắc cũng áp dụng phương thức hoạt động này.
Họ cử
những đoàn vào nghiên cứu và học
tậpkinh nghiệm của TP.HCM. Đó là
trường hợp của Dệt lụa Nam Định,
Thuốc lá Bông Sen ở Thanh Hóa. Đặc biệt các tỉnh có biển như Quảng Ninh, Hải Phòng cũng phát triển rấtmạnh những
hình thức xuất nhập khẩu địa
phương.
Tình
hình phát triển tới mức mà các cơ
quanquản lý ở cấp trung ương đã
thấy rằng phải để mắt tới. Bắt
đầu có những ý kiến yêu cầu phải siết chặt lại. Lý do thì có rất nhiều: hiện tượng tranh mua tranh bán đã đẩy giá lên cao.
Việc
các địa phương mua vét hàng nông
sản, lâm sản làm cho cơ quan ngoại thương của trung ương càng thêm khó khai thác các nguồn hàng để xuất khẩu theo các kênh chínhthức. Việc mua
bán vòng vo, ngoài kế hoạch đã làm rối loạn hệ thống kế hoạch hóa và cơchế quản lý kinh
tế...
Siết
lại nhưng chỉ là hình thức
Ngày
14/9/1982, Bộ Chính trị ra nghị
quyết 01 về "công tác của
TP.HCM" nhằm uốn nắn những
biểu hiện bị coi là "chệch
hướng". Đến tháng 12/1982,
Hội nghị trung ương lần thứ
3(khóa V) ra nghị quyết "Về
phương hướng, nhiệm vụ kinh tế -
xã hội năm 1983 và mức phấn đấu năm 1985". Nội dung chính của nghị quyết này là lập lại kỷ cương trong phân phối lưu thông.
Để
thực hiện những tư tưởng trên,
một trong những biện pháp quan
trọng là dẹp các "imex"
nhỏ lẻ, tập hợp tất cả vào trong một cơ quan xuất nhập khẩu duy nhất của mỗi tỉnh. Từ đó, tất cả các "imex" của TP.HCM đều bị giải thể và nhập lại trong một đơn vị gọi là Imexco.
Tại
các tỉnh, các cơ quan xuất nhập
khẩu cũngđược tập trung lại thành một
cơ quan duy nhất, gọi là Unimex.
Tất cả các tác nghiệp xuất nhập khẩu đều được "thanh lý", chuyển toàn bộ tài sản và nhân sự vào một đơn vị thống nhất, do Nhà nước quản lý. Có thể nói nếu xét về mặt tháo gỡ những ách tắc do cơ chế cũgây ra thì nghị quyết 01 và nghị quyết của Hội nghị trung ương lần thứ 3 là một bước lùi trên con đường đi tới cơ chế thị trường.
Tuy
nhiên, đó cũng là điều khó tránh
khỏi trong thời kỳ đang phải
"dò đá qua sông", vì
những năm nửa đầu thập kỷ 1980 vẫn còn là thời kỳ tranh tối tranh sáng, giằng co giữa một bên là cơ chế kế hoạch hóa tập trung và mộtbên là cơ chế thị trường.
Tuy
nhiên, điều đáng lưu ý là trong
khi ý kiến chính thức của trung ương là siết lại, thì ở TP.HCM và nhiều địa phương phần lớn ý kiếnlại chưa
"thông" với chủ trương
đó. Cũng rất may là việc siết lại
chỉ mang tính chất hình thức.
Tuy
tất cả các tỉnh và thành phố đều
chỉ còn một cơ quan xuất nhập khẩu duy nhất, nhưngviệc xuất
nhập khẩu trong thực tế lại không
siết vào được nữa. Sau ba năm bung ra của các "imex", các cơ sở sản xuất đều đã học được cách tiếp cận với thị trường nước ngoài. Khi các "imex" không còn, họ đã kịp tìm được cách tự tổ chức những mối quan hệ.
Cùng
với những thành công kể trên, các
"imex" cũng phải trả
giá vì chưa có kinh nghiệm thương
trường, nhiều cơ sở đã bị thua lỗ, phá sản! Và không ít những giám đốc các "imex" đi tù, có người đã tự tử. Tất nhiên, các "imex" cũng như phần lớn các cuộc phá rào khác chỉ là biện pháp tình thế để khắc phục nhất thời những ách tắc của cơ chế cũ. Để đi tới nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, còn phải tiếp tục trả giá và cả chặng đường dài cam go nữa.
ĐẶNG
PHONG (chuyên gia sử kinh tế Việt
Nam)
CÔNG PHÁ "LŨY TRE"
Thành
trì hợp tác xã nông nghiệp vừa
siết lạiở miền Nam đã đưa đẩy
người dân vào cảnhbát cơm độn với ngô khoai.
Mọi người đều cảm thấy bức bách
tìm đường thoát. Và cái chuyện
ngăn sông cấm chợ rồi cũng bị công phá nốt.
Trả
lại nông cụ cho dân
Linh
hồn của hợp tác xã và các tập
đoàn sản xuất là công hữu hóa tư liệu sản xuất (ruộng đất và nông cụ). Cuối năm 1978, An Giangquyết định
thành lập hợp tác xã Hòa Bình
Thạnh, huyện Châu Thành làm nhân tố điển hình để mở rộng phong trào hợp tác hóa.
Ông
Sáu Kiệt, nguyên chủ nhiệm hợp
tác xã Hòa Bình Thạnh, huyện Châu
Thành, An Giang, kể: vận động bà con vào hợp tác xã, công an còn phải đứng bên bờ yêu cầu nông dân phá hết rau để giao đất cho hợp tác xã.
Ông
Nguyễn Ngọc Trìu, nguyên bộ
trưởng Nông nghiệp, từng chứng
kiến cảnh hai vợchồng có một con trâu, chồng
nghe vận động vào hợp tác xã, vợ
thì không. Khi ra đồng, chồng đòi dắt trâu cày cho hợp tác, vợ giằng lại thừng để cày cho ruộng nhà.
Không
thể chống nhiệm vụ được hợp tác xã
giao, chồng phải trói vợ giữa đồng để cày xong mới thả cả người lẫn trâu... Rồi mạ chết rét, thời vụ sắp hết, loa hợp tác xã gọi xã viênra đồng cấy dặm
nhưng từng đoàn người uể oải dắt díu nhau như đi hội. Vừa làm vừa ngẩng đầu tán gẫu chờ kẻng nghỉ trưa.
Và dù
không thiên tai thì năm nào cũng
nhưmất mùa... Cảnh cha chung không
ai khóc bao trùm lên tất cả các
hợp tác xã lúc bấy giờ.Cuối mỗi
buổi làm, cán bộ hợp tác xã ghi điểm từng người. Chỉ cần đánh trống ghi tên làđược. Điểm này
sau quy ra thóc với giá rất rẻ rúng.
Làm
ăn như vậy, cuối vụ thóc thu về
bằng 1/4 thời chưa vào hợp tác. Ai dành dụm được chút lúa thì phải bán cho Nhà nước, cấm mang ra chợ. Giá Nhà nước mua chỉ bằng 1/10 giá chợ và không đủ hoàn vốn đầu tư.
Thời
trước bà con xã Hòa Bình Thạnh đã
đầutư rất nhiều máy móc phục vụ
sản xuất. Toànxã 900 hộ có hơn 70
cỗ máy cày, bừa, bơm, xới... Vận
động bà con vào hợp tác xã rất khó nhưng lãnh đạo ra chủ trương bằng mọi giá phải công hữu hóa hết số máy móc nông cụ.
Tất
nhiên việc ấy thì làm được nhưng
hầu hếtcác chủ máy đều rất miễn
cưỡng vào tập thể.Họ nói đây là thứ tài
sản lớn, nhiều năm chắt chiu mới
có được. Thứ hai phải
"hiểu" nó,"yêu" nó thì nó mới sống mà nuôi người được.
Nay
đưa vào hợp tác, thu nhập tính
bằng cônglao động, máy giao người khác
như vậy là họmất không... Thế là dù phải
nộp máy cho hợptác nhưng họ cố tình tháo
bớt phụ tùng. Cóngười chặt gần đứt cả xích,
cưa cả trục máyrồi mới giao hợp tác xã.
Số
máy có thể hoạt động thì những
chủ cũkhông chịu điều khiển hoặc không
được điều khiển nên giao cho chủ
mới. Chủ mới thường thiếu kỹ
thuật hoặc thiếu tâm huyết nên chẳng mấy chốc cũng lại để đắp chiếu. Thế là sau một vụ, 100% đầu máy nông nghiệp của xãphải nằm kho,
hàng trăm hecta đất không làm kịp vụ phải bỏ hoang.
Ông
Nguyễn Văn Hơn, nguyên bí thư
Tỉnh ủy An Giang, nhớ rất rõ: lúc ấy tỉnh gần như hoànthành chỉ tiêu hợp
tác hóa bằng các tập đoànsản xuất
và hợp tác xã. Nhưng đồng hành
vớiviệc này là 20.000ha diện tích
đất bỏ hoang (chiếm gần 10% tổng
diện tích) vì lý do trên.
Không
có cách nào khác để khắc phục
ngoài việc phải trả máy cho dân. Tuy nhiên, ý tưởng này là trái với ý chí công hữu hóa tư liệu sản xuất. Ông Hơn yêu cầu phải nghĩ cách. Banđầu tỉnh xin
Nhà nước kinh phí để mua máymới
và sửa chữa máy cũ vì an ninh
lươngthực bị đe dọa.
Tất
nhiên trung ương lúc ấy lấy đâu
ra ngânsách để mua máy nên đã trả
lời không có. Vậy các tập đoàn,
hợp tác xã muốn hoạt độngđược
phải bỏ tiền ra mà mua, mà sửa
máy.Tỉnh ra công văn yêu cầu
những đơn vị đóthực hiện ngay.
Với
hợp tác xã, tập đoàn thì việc này
hơn là đánh đố vì làm sao có tiền? Nếu không tiền thì bán lại những cái đống sắt vụn đó cho dân. Tất nhiên phải bán đúng giá mà trước đây các anh đã mua (rất rẻ và chủ yếu nợ trên giấy tờ) của dân và phải bán lại đúng người chủ cũ của máy thì họ mới vận hành được.
May
quá, các tập đoàn gỡ được thế bí,
thinhau gọi dân đến bán máy mà
thật ra là trả lại cho chủ cũ. Nông dân mừng khỏi phải nói. Và không đầy nửa vụ, toàn bộ những đống sắt phế liệu lại trở thành chỗ dựa cho hạt lúa và người dân An Giang khi chạy xình xịch trên các cánh đồng.
An
Giang đã "xé rào" một
cách hợp pháp vàngoạn mục như vậy. Đây cũng
là phát súng đầu tiên và mang
tính quyết định trong chiến dịch
giải thể các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất nông nghiệp của tỉnh, mở ra một hướng đột phá mới.
Những
mũi đột phá như thế, đặc biệt là
khoánchui ở Vĩnh Phú, rồi ở Đoàn
Xá, Đồ Sơn (Hải Phòng) đã đẩy đến điểm chín muồi cho sự ra đời chỉ thị 100 (tháng 1/1981). Văn bản chínhthức này
cho phép áp dụng "khoán
100" (khoán ba khâu: cấy
lúa, chăm bón, thu hoạch) trên cả
nước. Đèn xanh đã bật nhấp nháy chuẩn bị cho khoán triệt để (khoán 10) giaođất cho dân,
bỏ công điểm... sau năm 1986.
Mở
chợ khơi sông
Một
trong những yếu tố gây ức chế
nhất chonền kinh tế lúc đó là
chính sách giá mà nổi cộm và có ảnh hưởng lớn nhất là giá thu mua lương thực. Điều này không phải những ngườilàm chính
sách không nhận thức đầy đủ mà
làcuộc đấu tranh giữa hai luồng ý
kiến chưa ngãngũ.
Theo
chuyên gia sử kinh tế Đặng Phong,
một số cán bộ cốt cán của Ủy ban Vật giá bảo vệ cơ chế và mức giá cũ với lý lẽ chủ nghĩa xã hội là ổn định giá chỉ đạo, cách duy nhất có thể đảm bảo cơ chế kế hoạch hóa tập trung.
Những
trục trặc hiện nay trên thị
trường là dolãnh đạo địa phương chưa thông,
chưa làm tốt, hợp tác xã còn nặng
tư tưởng tư hữu... Trong khi Bộ Nông nghiệp và Viện Kinh tế học có ý kiến ngược lại.
Có
lần, tại diễn đàn Trường Đảng
Nguyễn Ái Quốc, ông Trần Phương,
viện trưởng Viện Kinh tế học,
phát biểu: cơ chế thu mua này là mua như cướp, bán như cho. Cách tính giá của Ủy ban Vật giá là sai vì đã không tính đến điều kiện thị trường, sự bất cập trong cơ chế cung ứng vật tư của Nhà nước hay nhu cầu ngày càng tăng của nông dân...
Một
người trong hội trường chất vấn:
Đây là ýkiến cá nhân hay trung ương?
Ông Phương trả lời: Đây là ý kiến
trung ương giao tôi trình bày. Đây cũng là ý cá nhân nhưng là ý củađồng chí tổng bí
thư...
Sự
phản đối cơ chế thu mua này diễn
ra ở cơ sở tuy âm thầm nhưng mạnh mẽ hơn nhiều. Làm việc với lãnh đạo các tỉnh đồng bằngsông Cửu Long,
một cán bộ Ủy ban Vật giáthuyết
giảng: những người cộng sản chúng
ta lấy lập trường của chủ nghĩa
xã hội hay lập trường thị trường tự do để làm giá?
Ông
Bảy Phong, chủ tịch tỉnh Đồng
Tháp lúc đó, trả lời: "Nếu
nói phẩm chất người cộng sản thì chúng tôi không thua bất cứ ai. Khi chúng tôi lăn lộn đánh Mỹ thì các anh đang ở đâu,làm gì? Đánh Mỹ
xong, chúng tôi đi theo chủnghĩa
xã hội. Nhưng chủ nghĩa xã hội gì
màmua không được, bán không được.
Người
nông dân có thể cho chúng tôi
hàng trăm ngàn tạ lúa để đánh Mỹ. Nhưng bây giờ nói mua phải đúng là mua, nói bán phải đúng là bán. Cơ chế mua không được, bán không được trong khi lúa đang còn thì đấy có là chủ nghĩa xã hội không?"
Trong
cuộc đấu tranh tư tưởng ấy, An
Giang chỉ tính toán bằng những
phép tính đơn giản. Ông Nguyễn Văn Hơn, nguyên bí thư Tỉnh ủy An Giang, nói: năm 1980, khi ông làm chủ tịch tỉnh, trung ương chuyển cho An Giang mộtlượng hàng tiêu
dùng là săm lốp xe đạp, đường, sữa, vải, xà phòng... tương ứng với nghĩa vụ An Giang phải thu mua và nộp về trung ương 100.000 tấn lúa.
Nhiệm
vụ này rất khó vì giá lúa ngoài
chợ khi ấy cao gấp 10 giá Nhà nước mua. Nông dân không muốn bán cho Nhà nước. Ngược lại, với lượng hàng trung ương phân bổ, tỉnh cũng phải bán cho dân với giá quy định.
Giá
đó cũng thấp hơn giá chợ, thấp
hơn giáthành của nó nhiều lần. Song
giá bán ấy hàmchứa rất nhiều tiêu cực, bất
công như đầu cơ,móc ngoặc, tham ô, cửa quyền,
nhũng nhiễu...
Cả
hai bài toán này đều chung một
cách giảiđơn giản: tỉnh bán hàng theo
giá chợ và lấytiền đó cũng mua lúa theo
giá chợ. Mạnh dạnthực hiện, năm đó An Giang
mua được 160.000 tấn lúa, vượt
chỉ tiêu 60.000 tấn mà vẫn còn
thừa 10 triệu đồng...
Nông
dân, Nhà nước đều có lợi... Đồng
hành với những mũi tấn công vào cơ chế giá, ở TP.HCM, Công ty Lương thực thành phố cho xe tràn xuống đồng bằng sông Cửu Long mua lúa giá chợ về bán cho ba triệu dân thành phố tuy có tiền nhưng đang phải ăn độn.
Sau
cuộc cải cách đó, chủ nhiệm Ủy
ban Vậtgiá đương nhiệm chuyển công tác
khác. Ông Đoàn Trọng Truyến được
cử về thay và tham gia điều hành cuộc tổng điều chỉnh giá. Ông Nguyễn Văn Hơn, bí thư An Giang, tác giả của đột phá ở tỉnh, đến năm 1982 chuyển ra trung ương nhận chức thứ trưởng Bộ Nông nghiệp.
XUÂN
TRUNG - QUANG THIỆN
CHUYỆN CÔ GIÁO TÔI
Nhiều
bạn đọc đã gửi những câu chuyện
"Đêm trước đổi mới" của
chính mình về tòa soạn Tuổi Trẻ. Dưới đây là một câu chuyện trong số đó.
Lúc
đó quãng năm 1983, tôi đang học
lớp 8trường huyện. Cô giáo dạy lớp
tôi đến từ thành phố Đà Nẵng,
hằng ngày cô phải đạp xe hơn 30km. Đời sống giáo viên lúc đó thì cũng như ông giáo Hàng mà Tuổi Trẻ đã phản ánh: thiếu thốn mọi bề.
Trong
khi đó, sống ở miền quê chúng tôi
sướng hơn cư dân thành phố nhiều (trong đó có cô giáo của tôi). Vì ngoài số lúa được nhận từ hợp tác xã, ba mẹ chúng tôi còn có thểtrồng khoai, dưa,
sắn, bắt cá, chim ngoài đồng,
nuôi gà trong vườn...
Tất
cả những khoản cải thiện này là
ước mơcủa dân thành phố. Một ngày
cận tết, miền Trung mưa phùn rét
mướt. Cô giáo chằm nón và tặng mẹ tôi một chiếc nón lá thật đẹp.
Tôi
đem nón về cho mẹ và mẹ bảo trưa thứ bảy mời cô giáo về nhà ăn cơm. Bữa cơm đó có cá rô kho mặn, canh cải nấu cá lóc và có cảthịt gà. Sau bữa cơm trưa, mẹ tôi còn đongtặng cô giáo một
túi gạo độ chừng 5kg và một con gà.
Trưa
thứ hai, sau khi dạy xong, cô
giáo theotôi về nhà. Vừa gặp mẹ
tôi, cô giáo đã bật khóc:
"Chị ơi, em đã vứt hết quà
của chị xuống sông Hàn rồi, em uất quá chị ơi".
Thì
ra, khi chở mấy ký gạo và con gà về đến trạm gác cầu Nguyễn Văn Trỗi, cửa ngõ vào Đà Nẵng, cô bị chặn lại và cán bộ kiểm soát đòi tịch thu vì cho đây là hàng lậu. Sau một hồi giằng co, cô đã không kiềm chế được và đã vứt cả gạo, cả gà xuống sông.
Sau
đó cô bị cơ quan chức năng gửi
công văn đến trường và bị ban giám hiệu phê bình trước tập thể. Lúc đó tôi thật không hiểu vì sao cô giáo lại bị cho là buôn lậu. Đến tuổi trưởng thành và bước vào đời, chúng tôi đã được thở trong làn không khí đổi mới kể từ năm 1986. Câu chuyện cô giáo tôi đã thật sự trở thành cổ tích!
HỒNG
NHUNG (Hội An, Quảng Nam)
CHIẾC ÁO CƠ CHẾ MỚI
Sài
Gòn sau ngày giải phóng giữa lúc
bộ mặtsản xuất ngổn ngang thì hai
vợ chồng chủ Hãng dệt Tái Thành
(tức Dệt Thành Công sau này) là Huỳnh Ngọc Thái và Đoàn Thị Mỹ đã hiến cho Nhà nước toàn bộ cơ ngơi một nhà máy lớn nhất nhì ngành dệt may thành phố lúc bấy giờ.
Khi
kỹ sư dệt đi vỡ hoang
Ông
Nguyễn Xuân Hà, vị giám đốc đầu
tiên của Dệt Thành Công (sau giải phóng), còn nhớ: xí nghiệp có hơn 100 cỗ máy, gần 20.000 cọc sợi và 300 công nhân lành nghề luôn cho ra đời mỗi năm 2,4 triệu m2 vải dệt kiểu ôxpho - mặt hàng cao cấp nhất lúc đó. Thời gian đầu máy móc hoạt động bình thường nhưng đến cuối năm 1979 tình hình xấu dần. Ban đầu là máy hỏng vài con ốc.
Tiếp
đến cái bánh răng, cuộn dây và
cuối cùnglà cỗ máy thứ nhất đắp
chiếu, ba bốn dàn máy khác trục
trặc. Theo quy trình kỹ thuật thì phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ, nhưng naykhông thể bởi
dây chuyền này nhập khẩu từ Mỹ và Nhật - những quốc gia tư bản "ta khôngchơi".
Nhưng
khốn khổ nhất là kho nguyên liệu
dự trữ của Tái Thành đã hết. 80% dây chuyền tạm ngừng sản xuất. Bộ phận nhỏ còn lại dệt may những sản phẩm phụ. Không thể xoay nghề khác vì thiếu vốn.
Về
nguyên tắc Nhà nước cấp vốn theo
kế hoạch từng năm, nhưng thực tế thì chưa năm nào Thành Công được cấp quá 20% nhu cầu. Công nhân không việc làm, đời sống ngày một quẫn bách. Nguồn thu nhập nhỏ nhoi nhất làvải vụn, tơ rối
(phụ liệu) có thể làm găng tay, thú nhồi, mũ, túi cũng phải nộp lại Nhà nước.
Ban
lãnh đạo công ty liên hệ với các
tỉnh Sông Bé, Đồng Nai đưa công nhân đi trồng trọt,chăn nuôi cải
thiện đời sống. Nhưng do không
nghề, không vốn và không cả tinh thần làm việc nên sau hàng chục tháng lại về không.
Công
ty ngày đó bố trí một bữa cơm ca trưa cho công nhân. Ai cũng cố ăn thật no để buổi chiều về có thể nhường cơm cho gia đình. Có người vì ăn quá no đi lại ì ạch như bà đẻ, không làm việc được trông vừa buồn cười vừa tội nghiệp.
Tìm
kẽ hở của chính sách
Lúc
này chìa khóa của Dệt Thành Công
là ngoại tệ. Có ngoại tệ sẽ có phụ tùng và nguyên liệu. Nhưng Nhà nước không có ngoại tệ cấp cho doanh nghiệp. Vậy đào đâu ra? Thì ra trong lớp lớp lưới tường ngăn, rào chắn vẫn có những khe ngoại tệ chảy vào Việt Nam.
Đó là
những doanh nghiệp du lịch, bến
cảng và xuất khẩu thủy sản. Ban lãnh đạo công ty quyết định tiếp cận những nguồn này. Gõ cửa các công ty: Du lịch Sài Gòn, Thủy sản Ramico, cảng Sài Gòn, giám đốc Nguyễn XuânHà bắt đầu
"thuyết khách": Tôi bán
vải sợi choanh để anh bán lại cho
dân và mua cá. Cá xuất khẩu thu
ngoại tệ thì xin anh trả vốn cho tôi bằng ngoại tệ.
Với
du lịch và cảng biển thì anh cứ
bày bán ở cửa hàng cho khách nước ngoài (nếu anh bán cho khách nội địa thì chạy hàng hơn đấy!).Tiền gốc anh
trả tôi nhưng hãy làm ơn trảbằng
ngoại tệ...
Không
biết bởi may mắn, bởi tài
"du thuyết" hay bởi đó
cũng là khát vọng chung của những
trái tim tâm huyết... mà các đối tác đều OK. Vấn đề tiếp theo là phải có hàng. Muốn có hàng phải có nguyên liệu. Nguyên liệu phải nhập. Nhập phải có đôla... Có nghĩa là phải có đôla trước thì mới đẻ được đôla sau. Đôla trước chỉ có cửa duy nhất là ngân hàng.
Tìm
mãi, giám đốc Nguyễn Xuân Hà đã
gặp được giám nhiên vay 180.000
USD thì phải làm phương án. Sau hai đêm, phương án ra đời: vay 180.000 USD. Trong số đó, 120.000 USD để mua 40 tấn sợi. Còn lại mua hóa chất,phụ tùng, thuốc
nhuộm. Sợi này sẽ sản xuất được 80.000m2 vải. Vải bán cho hải sản, cảng biển và du lịch. Các cơ sở đó xuất khẩu thu ngoại tệ và trả vốn cho Thành Công bằng ngoại tệ. Tiền này thừa để trả ngân hàng, nuôi công nhân, cải tạo dây chuyền, tích lũy và nộp ngân sách. Thế nhưng theo quy định, phương án này phải được bộ chủ quản duyệt.
Chao
ôi hồ sơ vay vốn, tự mua nguyên
liệu giá ngoài, tự sản xuất theo kế hoạch riêng rồi tự bán ra ngoài... toàn những điều cấm kỵ nàymà đưa ra Hà Nội không những không thể được duyệt mà có khi còn bị kỷ luật. Phải tính!Lãnh đạo Bộ Công
nghiệp nhẹ có nhân vật đổimới,
thoáng nhất là thứ trưởng Vũ Đại.
Muốn
thuyết phục được ông này thì phải
gặp riêng và nhất định không phải ở bộ. Thế là đúng lúc thứ trưởng Vũ Đại vào Nam công tác, ông Hà đem một phương án "động trời", một kế hoạch thu phục nhân tâm và một tấm lòng thành khao khát... đệ trình.
Cuối
cuộc trao đổi, ông Đại hỏi:
"Ừ, hay đấy!Nhưng tớ ký (phương án) có
sao không?" "Anh phải ký
ngay thì cái hay mới thành sự
thật. Chứ đem ra bàn thì
hỏng!". Roẹt! Thứ trưởng ký!
Nhưng chưa có dấu. Không sao,chủ
phương án sẽ ra Hà Nội lấy dấu.
Theo
tình quên lý
Dệt
Thành Công bàn nhau: mọi việc đã
ổn. Bộđã đồng ý. Trong kho còn
một ít hàng cầm cự. Mình sẽ không
bán cho nội thương (theo giáquy
định) mà lén bán cho các công ty
du lịch, thủy sản lấy ngoại tệ. Tháng 8/1980, họ âmthầm xuất lô hàng
đầu tiên cho khách hàng mới.
Thật
bất ngờ, người ta tranh nhau mua,
có người còn đặt tiền trước, hẹn hò khăng khít lắm. Trong đầu ông Hà nảy ra một phép tính mới. Nếu theo đà này, 40 tấn sợi của phương án vay chỉ đủ dùng trong sáu tháng. Đằng nào cũng xin thì xin cho đủ.
Lập
tức ông hoãn ngày xin dấu, viết
lại phương án 2. Phương án này xin vay số tiền gấp chín lần phương án cũ: 1,7 triệu USD. Không chỉ thế, ông Hà còn biến phương án 2 thành bản thuyết trình xin cơ chế riêng để Dệt Thành Công thoát khỏi cơ chế chỉ tiêu, để tự cân đối vốn, nguyên liệu, lương nhân công; được mở tài khoản tại VCB; được giao dịch và trực tiếp xuất nhập khẩu; được khoán quỹ lương.
Phương
án này động đến chủ trương, chính
sách, một mình thứ trưởng Vũ Đại không thể tự quyết. Hơn nữa đây là cơ hội cần thẳng thắn lên tiếng cho phương thức mới. Thay vì kín đáo tỷ tê, Thành Công chọn cách ra Hà Nội trực tiếp thuyết trình trước hội nghị của bộ về phương án của mình.
Thứ
trưởng đồng ý. Nhưng hình như có
mệnh. Cắp cặp ra sân bay, ông Hà nhận một tin mậtbáo: có một lô hàng 200 tấn sợi giá rẻ bất ngờ (500.000 USD). Chủ hàng đang rất cần tiền.Không mua ngay
e muộn. Tiền chưa có. Vay thì chưa biết khi nào được lấy. Nhưng cơ hội ngàn năm có một này cũng không thể bỏ qua.
Quay
trở về, ông Hà gặp giám đốc VCB
thànhphố trình bày. Nghe thì rất
hiểu, tâm rất muốnnhưng thủ tục chưa có mà
xuất hẳn 500.000 USD cho khách
thì...
Chuyện
này có thể đi tù chứ không đùa.
Nhưng lẽ nào... Giám đốc VCB TP.HCM nắm chặt tay đối tác: "Thôi được, dù phải hi sinh chúng ta cũng vì sự nghiệp!". Thế là nửa triệu đôla được hai ông tiền trảm hậu tấu.
Chuyển
hàng về kho, "hậu phương"
của giám đốc Nguyễn Xuân Hà làm
ông thêm vững tâm khi xách cặp ra Bắc. Đã được tính toán trước, hội nghị tiến hành đúng thời điểm những nhân vật "nguyên tắc"... đi vắng. Ông Hà đọc phương án và bảo vệ như luận án tiến sĩ. Thứtrưởng Vũ Đại chủ
trì đồng thời đóng vai tròngười
hướng dẫn luận án.
Sau
bốn tiếng vã mồ hôi bởi sự chất
vấn, ông Hà thật sự được giải thoát khi ông Đại đứng lên kết luận: "Đây là mô hình mới, rất tiến bộ nhưng chắc chắn có khó khăn. Các vụ có trách nhiệm giúp đỡ doanh nghiệp chứ quyết không được xỏ ngang, xỏ dọc!". Liên hiệp Dệt được phép soạn hẳn một quy chế cho Dệt Thành Công.
Tiền
sắp về đến công ty thì 200 tấn
sợi trong kho ngày một lên giá. Sản phẩm bán ra theo giá mới. Riêng tiền chênh lệch đã đủ ăn cả năm. Có tiền, công ty áp dụng phương thứckhoán sản phẩm,
lương cán bộ công nhân cao gấp 5-6 lần năm trước. Không khí lao động hưng phấn cao độ.
Tiền,
hàng, lợi nhuận ra vào như nước.
Cuối năm đó không những trả hết vốn vay, Thành Công còn lãi gần 1 triệu USD. Đến năm 1981 quỹ ngoại tệ của Thành Công đã là 1,3 triệu USD, lương lao động cao gấp sáu lần doanh nghiệp khác.
Và
quan trọng hơn Thành Công đã minh
chứng cho một cơ chế kinh tế mới cực kỳ ngoạn mục. Kế hoạch sản xuất do doanh nghiệp tự cân đối theo thị trường và thực lực. Tự mua nguyên liệu, tự kiếm vốn lưu động.Sản phẩm bán theo
giá thị trường.
Người
luôn ủng hộ và theo dõi từng bước
độtphá của Dệt Thành Công là Bí
thư Thành ủyTP.HCM Võ Văn Kiệt lúc đó.
Ông hiểu rằng bước đột phá này sẽ
đẩy tới những đột phá khác. Quả thật sau đó thuốc lá, bột giặt, cơ khí, rượu bia... cũng rùng rùng chuyển động.
XUÂN
TRUNG - QUANG THIỆN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét