Một câu chuyện kì ảo và huyền hoặc về tuổi thơ, huyền thoại về con cá thần khổng lồ cùng những số phận nhiều ẩn ức nơi làng quê cổ tích. Phảng phất không khí liêu trai, bàng bạc huyền thoại, với những chi tiết giàu nhân văn, với những khám phá tuổi nhỏ Bí mật hồ cá thần dựa trên đời thực mà mang một ý nghĩa phổ quá.Đó chính là một phần của cái bí ẩn trong nghệ thuật viết cho thiếu nhi.
Sau bữa cơm tối, những
người đàn ông xóm trại tụ tập ở nhà tôi. Bố tôi đón khách rất hồ hởi. Bố trải
chiếu ra sân mời khách ngồi. Ông móc trong gầm giường cái hũ sành chuyên để
đựng rượu đưa cho mẹ tôi và bảo:
- Mua cho tôi hũ
rượu.
- Làm gì mà uống
rượu? - Mẹ tôi hỏi.
- Có việc
quan trọng. Thôi đi đi! - Giọng bố tôi hơi gắt.
- Nhưng mà
tiền đâu? - Mẹ tôi hỏi.
- Hết tiền
rồi à? Tiền bán lươn hôm qua để đâu?
Bố tôi hỏi
vậy nhưng vẫn móc từ trong túi ra một nắm tiền lẻ nhàu nát đưa cho mẹ.
Mẹ tôi ôm
hũ đi ra ngõ, mẹ lẩm bẩm điều gì đó.
Những người
đàn ông cởi áo vứt xuống chiếu, ngồi quây lại hút thuốc lào. Bố tôi vừa rót
nước mời khách vừa hỏi:
- Thấy con
cá nổi lên thật đấy à?
- Thật chứ
đùa à! - Lão Bương nói, cổ ngỏng lên như cổ cò. - Trưa nay tôi nhìn thấy nó nổi
tềnh ềnh trên mặt đầm. Đúng là nó chứ còn ai vào đấy. Vẫn hai cái vây có ngón
xòe ra như năm ngón. Hình như năm nay nó yếu hơn. Bơi lờ đờ lắm.
Một người
nói:
- Từ năm
ngoái đến nay nó đi đâu nhỉ? Không ai nhìn thấy. Đánh lưới mấy lần cũng không
đụng.
Một người
khác:
- Có thể nó
ra biển nay mới lại về.
Bố tôi cãi:
- Ông nói
hay thật. Cá đầm sống thế chó nào được ngoài biển.
Người kia
nói lại:
- Con này
thành tinh rồi. Nó sống đâu mà chẳng được.
Mẹ tôi đã
mua rượu về. Mẹ đặt hũ rượu xuống chiếu, hỏi:
- Có cần gì
nữa không?
Bố tôi nói:
_ Rang cho
mẻ lạc.
Mẹ không
nói gì, đi vào bếp. Cửa bếp bập bùng ánh lửa. Một lúc sau, mẹ tôi mang cái rá
đựng lạc rang bước ra. Bà nắm một nắm to bỏ xuống nền hiên nhà đã quét sạch cho
hai anh em tôi. Chúng tôi vừa ăn lạc vừa nghe chuyện của những người đàn ông
xóm trại.
Bố tôi hỏi:
- Mai anh
em ta định vây bắt như thế nào?
Lão Bương
lắc lư cái đầu, giọng đã hơi lạc đi vì rượu:
- Dồn hết lưới
ra. Nếu không xong, tớ sẽ dùng biện pháp cuối cùng.
Một người
hỏi:
- Biện pháp cuối
cùng là gì?
Lão Bương
cười:
- Tớ có cân
thuốc nổ của thằng cháu làm nghề khai thác đá cho. Cứ ném xuống đáy hồ thì con
gì cũng nổi lên hết.
Bố tôi nói:
- Đừng có
làm liều. Mấy ông chính quyền không để yên đâu.
Lão Bương
cười sặc sụa:
- Bố cu sợ
hả? Sợ quái gì. Nửa đêm tớ quẳng xuống, có ma mới biết.
Một người
nói chen vào:
- Chuyện
thuốc nổ cứ tạm để đấy. Sáng mai dậy sớm thả lưới. Quyết sống chết với nó trận
này nữa xem sao. Phải làm sớm, để đến trưa trời nắng, nó chui vào chùa thì có
lưới giời cũng chịu.
Đêm hạ ong
ong. Muỗi bay vo ve quanh chỗ hai anh em tôi nằm. Trong nhà vẳng tiếng quạt của
bà tôi. Ngoài sân, ngọn đèn dầu tỏa sáng những gương mặt ửng đỏ vì rượu.
Lão Bương
lại lắc lư cái đầu:
- Nếu bắt
được con cá tôi chỉ xin bộ lòng.
Bố tôi lừ
mắt:
- Ông khôn
- Có gì mà
khôn - Lão Bương lại ngỏng cái cổ cò lên - So với con cá, bộ lòng đáng gì.
Bố tôi nói:
- Ông có
biết trong dạ dày nó có gì không? Con cá này là cá ngậm ngọc đấy.
Lão Bương
cười khùng khục:
- Ngọc gì
mà ngọc. Có chăng chỉ là nắm lông vịt nhà thằng Bí. Chiều qua đàn vịt nhà nó
bơi qua đầm, lên đến bờ đã mất đứt hai con. Con cá quỷ này nó đớp chứ còn ai.
Một người
đàn ông khác lên tiếng:
- Cứ chia
đều ra. Tôi nghe nói cá sống lâu năm và khôn như con này xả thịt kho với thuốc
bắc là thành thuốc thánh. Tôi sẽ chữa được bệnh đau xương của tôi.
Chuyện như
thế về con cá tôi đã nghe bao nhiêu lần rồi. Thằng Mên, em tôi, đập chân tôi
hỏi:
- Con cá có
ngọc hả anh?
Tôi trả
lời:
- Tao không
biết.
Thằng Mên
lại hỏi:
- Sao ông
Bương lại thích bộ lòng cá? - Tôi nói nh
- Vì ông ấy
thích uống rượu với lòng cá.
- Thế họ có
bắt được con cá không? - Em tôi hỏi.
- Không
biết. - Tôi lơ đãng trả lời.
Lúc này tôi
đang dỏng tai về phía bờ đầm. Đêm mùa hạ vắng lặng vô cùng. Một cảm giác là lạ
mơ hồ chen vào trong tôi. Tôi vừa muốn đi ra bờ đầm vừa cảm thấy sợ hãi.
Khuya lắm
những người đàn ông xóm trại mới tan cuộc rượu.
Khi khách
đã về hết, bố tôi mang đống lưới ra sân xem lại. Hai anh em tôi chui vào màn đi
ngủ. Bà tôi lên tiếng:
- Hai anh
em mày thức khuya thế? Mai xẻo tai cũng không chịu dậy.
Tôi thì
thào:
- Bà ơi!
Sáng mai bố cháu và mấy bác sẽ đánh lưới đầm đấy.
Bà tôi nói:
- Lại muốn
bắt con cá thần chứ gì. Bố mày từng ấy tuổi rồi vẫn còn dại.
- Cá thần
có bị bắt không bà?
- Đã là
thần thì không ai bắt được. Làng này bao nhiêu người đã tìm mọi cách mà có ai
được cái vẩy nào đâu. - Bà tôi thở dài. - Có lớn mà chẳng có khôn. Thôi ngủ
điạ.
Hai anh em
chúng tôi nằm mãi mà không ngủ được. Mới đầu hạ mà trời oi vô cùng. Quanh nhà
tiếng côn trùng kêu ri ri. Tôi nghe mơ hồ có tiếng cá quẫy ngoài đầm Vực. Có
phải con cá có hai bàn tay. Tôi và lũ bạn trong xóm trại chưa bao giờ được nhìn
thấy con cá. Nhưng năm ngoái thì chúng tôi thấy nó bơi trong đầm Vực ầm ầm suốt
đêm.
Những đêm
mùa hạ oi bức, lũ trẻ chúng tôi thường ôm những mảnh chiếu rách lên mặt đê nằm
ngủ. Một đêm trăng mùa hạ năm ngoái chúng tôi tỉnh giấc bởi tiếng đập nước ầm
ầm. Chúng tôi ngồi túm vào nhau nhìn xuống mặt đầm Vực. Cả mặt đầm trong đêm
trăng sáng như mặt gương. Chúng tôi không nhìn thấy gì rõ cả, mà chỉ nghe tiếng
đập nước rất mạnh và tung lên lấp lánh. Và rồi, cả một cột nước sáng lóe dựng
lên chạy từ đầu này đến đầu kia đầm nước. Cảnh tượng kỳ vĩ ấy làm chúng tôi run
lên vì sợ hãi và mê mẩn. Anh em tôi kể cho bà nghe. Bà tôi bảo:
- Chắc là
con cá có niềm vui gì đấy.
Tôi hỏi bà:
- Cá cũng
biết vui hả bà?
Bà tôi nói:
- Vật gì mà
lại không có lúc vui lúc buồn.
Tôi cãi bà:
- Cháu
chẳng tin tí nào cả.
Bà tôi nhìn
tôi và nói nhỏ:
- Khi nào
lớn cháu sẽ tin."
Tuổi thơ chúng tôi gắn
bó với đầm Vực như một người thân. Đầm Vực rộng mênh mông chạy ven chân đê
làng. Tôi còn nhớ mấy năm về trước, cây cối còn mọc um tùm quanh bờ đầm. Chiều
chiều, cò về phủ trắng trên những vòm cây cao. Nhưng rồi người làng rủ nhau đi
lấy trứng cò. Sau đó họ bắt cò và cuối cùng họ tìm cách bắt cả lũ cò mẹ, cò bố.
Đêm đêm, tôi nghe tiếng cò kêu thất thanh. Những lúc như thế tôi nghe tiếng bà
lẩm bẩm: “Tai ác thế, có ngày trời phạt”.
Hết bắt cò,
người làng lại thi nhau chặt cây ở ven bờ đầm. Lúc đầu họ chọn cây to, sau thì
gặp cây gì chặt cây ấy. Bây giờ, bờ đầm chỉ còn lại những bụi dứa dại và tầm
xuân. Và bầy cò mỗi ngày lại trở về thưa hơn. Cho đến một chiều, chúng tôi
không còn thấy bóng dáng cánh cò nào nữa. Cũng lúc đó người ta phát hiện ra con
cá thần xuất hiện trở lại sau bao ngày biệt tăm.
Một ngày,
những người đàn ông xóm trại nhìn thấy con cá thần nổi lên và từ từ bơi quanh
đầm như một con trâu. Ngay hôm sau, những người đàn ông xóm trại và trong làng
kéo nhau ra bờ đầm. Họ giăng lưới và hạ vó bè để bắt con cá.
Con cá đụng
lưới. Và nó không thoát được. Hàng chục tấm lưới bao quanh nó. Những người đàn
ông hò hét vang mặt đầm. Họ kéo con cá lên một chiếc thuyền. Gần chục người đàn
ông xúm vào gỡ lưới ra. Con cá dài gần bằng chiếc thuyền nan của dân xóm trại.
Nó nằm im như chết. Chỉ còn đôi mang lớn thở phát ra những tiếng “hập, hập”.
Khi lưới đã được gỡ ra hết thì con cá quẫy mạnh, gần chục người đàn ông xúm
quanh nó bị hất tung lên trời và rơi xuống hồ nước. Tất cả những người đứng
trên bờ tròn mắt kinh hãi. Con cá thoát lưới lao vun vút trên mặt đầm như một
con tàu mở hết tốc lực. Tấm lưới bị xé tan dễ dàng như bọn trẻ con xé những tàu
lá chuối để làm kèn.
Ma! Đúng là
ma rồi!
Một người nào đó kêu lên thất thanh và vùng bỏ
chạy. Những người khác cũng ù té chạy theo và kêu lên: “Ma! Ma!”.
Đêm ấy, dân làng tụ tập trên mặt đê. Dưới mặt đầm
tối đen ầm ầm tiếng cá đập nước. Cả đầm nước sôi sùng sục bởi con cá. Người
làng tưởng như thấy có cả một đàn trâu mộng đang đuổi nhau dưới đầm Vực.
Đêm ấy, bà tôi thắp hương lên bàn thờ, lầm rầm khấn
vái. Khi bà khấn xong, bố tôi hỏi:
- Bà khấn ai thế?
- Khấn ông cá chứ khấn ai. - Bà tôi thì thầm.
- Bà lạ thật.
- Cá thần đấy anh ạ. Không khéo năm nay lại vỡ đê
thì chết cả làng.
Bố tôi gắt bà:
- Thần thánh cái gì. Ngày mai con câu nó về cho bà
kho tương.
Bà tôi mắng:
- Anh đừng có dại mồm dại miệng.
Bố tôi không nói gì. Ông lẳng lặng mang hết số cước
dự trữ bện lại. Rồi bố tôi mang bộ lưỡi câu chùm lớn nhất chưa dùng đến bao giờ
ra giũa thêm cho sắc. Bố tôi âm thầm chuẩn bị để bắt
Trưa ngày hôm sau, bọn trẻ con xóm trại chúng tôi
kéo nhau lên mặt đê vừa bàn tán về con cá thần vừa chờ đợi nó nổi lên. Nhưng
mặt đầm hôm đó lặng phắc và trong đến rợn người. Và chúng tôi phát hiện ra ở
giữa đầm chập chờn một vầng đen lớn. Vầng đen ấy cứ chập chờn, chập chờn mãi.
Chúng tôi vừa sợ hãi vừa tò mò muốn biết cái vầng đen ở giữa đầm kia là cái gì.
Buổi chiều chúng tôi hỏi bà về cái vầng đen ấy. Bà tôi im lặng một lúc lâu mới
nói khẽ: “Đấy là ngôi chùa dưới đáy đầm”. Tôi hỏi: “Sao lại có chùa ở dưới đấy
hở bà?”. Bà tôi bảo: “Có cháu ạ. Có cả sư nữa!”.
Rồi bà tôi vừa ngoáy trầu vừa kể cho chúng tôi nghe
về ngôi chùa ở dưới đáy đầm Vực.
Trước kia ở chân đê ven bờ đầm Vực có một ngôi chùa
nhỏ. Một nhà sư già trụ trì ngôi chùa cùng một vài chú tiểu. Hàng ngày bà tôi
thường ra chùa tụng kinh và quét dọn giúp nhà chùa sau khi đã tạm xong công
việc đồng áng.
Vào một năm, nước sông Đáy lên cao. Cứ sau một giấc
ngủ ngắn tỉnh dậy, dân làng đã thấy nước lên đến cả mét. Bà tôi đội nón, khoác
áo tơi lá ra sông. Rồi bà tôi đến chùa tìm vị sư già cầu xin nhà sư tụng kinh
cầu trời rút nước. Nếu không, đê vỡ thì cả làng không chết vì nước cũng chết vì
đói.
Vị sư già sắm lễ, tụng kinh suốt ngày đêm. Trong
tiếng mưa rền rĩ là tiếng mõ và tiếng tụng kinh đều đều bền bỉ của nhà sư. Cả
đêm ấy, bà tôi không ngủ được. Vừa mờ sáng bà đã chui ra khỏi lều trên mặt đê
nhìn xuống sông. Bà tôi sợ hãi nhận thấy nước chẳng những không rút chút nào mà
còn dâng lên. Bà tôi chạy xuống chùa. Vị sư già vẫn ngồi như thế từ hôm qua.
Tiếng mõ và tiếng tụng kinh vẫn bền bỉ trong tiếng mưa gió gào thét. Đến sẩm
tối thì nước đã lên mấp mé mặt đê. Bà tôi cùng nhiều dân làng đứng trên đê
khóc. Dưới chân đê phía cánh đồng, tiếng mõ và tiếng tụng kinh của vị sư già
vẫn đơn độc vang lên.
Khoảng canh ba, những người làng dọn lên mặt đê ở
bỗng nghe một tiếng “ầm” khủng khiếp vang lên. Và sau đó là tiếng réo ù ù như
từ trên trời đổ xuống. Đê vỡ. Những người lớn ôm lấy con cái khóc như
Sáng hôm sau, bà tôi không nhìn thấy làng đâu nữa.
Tất cả đã chìm vào trong nước. Cả ngôi chùa nhỏ cũng biến mất. Bà tôi chạy đi
tìm vị sư già, nhưng không thấy. Nước đã cuốn ngôi chùa nhỏ cùng vị sư già
xuống đáy đầm Vực. Chỉ còn lại mấy chú tiểu. Vào giữa đêm, vị sư già đã ra lệnh
cho các chú tiểu lên mặt đê. Nhà sư ở lại một mình gõ mõ tụng kinh cầu cho nước
rút.
Sau này, người làng cũng không tìm được thi thể nhà
sư. Vào những ngày nước trong trời đẹp, người làng vẫn nhìn thấy bóng ngôi chùa
dưới đáy nước. Bà tôi bảo, vào những đêm thanh vắng, bà tôi vẫn nghe thấy tiếng
mõ và tiếng tụng kinh của nhà sư già dưới đáy nước đầm Vực vọng lên.
Cũng sau vụ vỡ đê năm ấy, giữa dòng sông Đáy và đầm
Vực có một lối thông ngầm. Có lẽ vì thế mà khi nước sông trong thì nước đầm
trong, nước sông đục thì nước đầm đục. Cũng từ ngày đó, thi thoảng vào đêm
khuya, người ta lại nghe thấy tiếng khỏa nước giữa đầm. Một số người kháo nhau
đó là ma đầm Vực. Nhưng bà tôi quả quyết đó là tiếng khỏa nước của nhà sư già.
Sau này, người ta phát hiện một con cá lớn nổi lên. Bà tôi cho đó là cá thần.
Còn những người đàn ông xóm trại lại tìm mọi cách để bắt con cá. Nhưng bao
nhiêu lưới đều bị phá rách, bao nhiêu bộ lưỡi câu chùm đều bị mất tăm.
Sau cái đêm bện cước và giũa sắc thêm bộ lưỡi câu
chùm, bố tôi dậy sớm ra đầm câu cá. Cần câu của bố là phần ngọn của một cây tre
đực. Bố tôi đứng trên bờ đầm vứt lưỡi câu xuống nước. Hai cánh tay ông bắp nổi
cuồn cuộn. Những người đàn ông xóm trại đều có hai cánh tay cuộn bắp như bố
tôi. Họ sinh ra trên xóm trại ven sông. Mới ba tuổi, họ đã làm quen với sông
nước và nghề chài lưới.
Mỗi lần bố tôi phất cần câu, cước xiết vào nước kêu
chiu chiu. Chỉ lát sau, hầu hết những người đàn ông xóm trại đều mang câu chùm
ra đầm cùng săn con cá. Hàng chục bộ lưỡi câu chùm to, sắc, cắt ngang dọc đáy
đầm.
Chợt bố tôi kêu lên: “Trúng rồi”. Sợi cước bỗng
căng lên và cứng như một sợi dây thép. Bố tôi choãi chân, ngả người về phía sau
giữ cần câu. Ông hối hả cuộn cước vào. Con cá bị trúng lưỡi câu như phát điên.
Nó lao vút lên khỏi mặt nước. Con cá khổng lồ văng mình lên đen bóng dưới nắng
buổi sáng. Khi nó rơi xuống thì cả một cột nước lớn dựng lên. Rồi nước đổ xuống
mặt đầm như người ta đổ cá. Những người đàn ông xóm trại đều vứt cần câu của họ
chạy về phía bố tôi. Bố tôi bị con cá kéo lê trên bờ đầm. “Rắc”. Cần câu gãy.
Bố tôi vội nắm lấy sợi dây cước. Con cá lại phóng mình lên mặt nước, kéo bố tôi
ngã sấp xuống. Bố tôi vội đứng dậy. Trong lúc lúng túng, ông cuộn cả một đoạn
cước chùm móc sâu hơn vào mình, nó lao như điên. Vô tình, sợi cước trở thành
lưỡi kéo sắc và khỏe vô cùng cắt đứt hẳn hai ngón tay bố tôi. Bố tôi kêu thét
lên, ngã vật xuống. Sợi cước tuột khỏi tay ông và biến mất vào lòng đầm.
Những người đàn ông đưa bố tôi về nhà. Bà tôi vội
giã cây lá dấu đắp vào vết thương cho bố tôi. Từ đấy bàn tay bố tôi mang tật.
Nhưng bố tôi và những người đàn ông xóm trại vẫn không hề từ bỏ khát vọng bắt
được con cá. Bố tôi nghĩ đến con cá là nghĩ đến mối thù hận và nghĩ đến một
viên ngọc nào đấy trong bụng cá, mà nhờ nó có thể thay đổi cuộc sống nghèo khó
của gia đình tôi. Ông Bương nghĩ đến con cá là nghĩ đến một bữa rượu túy lúy
với lòng cá. Những người khác nghĩ đến con cá như là một con quỷ mang theo
những điều dữ. Còn chúng tôi, lũ trẻ xóm trại mỗi lần nghe nói đến con cá là
trong ký ức tơ non của chúng tôi lại hiện lên hình ảnh một đêm trăng với cột
nước rực rỡ kỳ ảo khi con cá lướt trên mặt đầm, cùng với sự bí mật đầy thổn thức
của ngôi chùa và vị sư già dưới đáy đầm nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét