Trời đã vào giữa thu.
Buổi sáng thức dậy thấy se se lạnh. Sương non đọng mờ mờ dưới chân đê khuất
gió. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô đầm Vực
Bọn trẻ
chúng tôi bắt đầu chuẩn bị mồi câu. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ. Sau đó
chúng tôi cho khoai sọ vào cối giã cua, giã cùng thính và mẻ chua. Khoai sọ
được giã, quánh lại với mẻ chua, thính rang tỏa mùi thơm phức, béo ngậy.
Chúng tôi
bọc mồi câu vào một chiếc lá khoai nước, mang cần câu ra đầm Vực. Sang thu, đầm
Vực vắng lặng. Nước đầm Vực có rút đi và sẫm lại. Mỗi đứa trẻ xóm trại đến chọn
cho mình một chỗ ngồi câu kín đáo. Anh em tôi vẫn đến địa điểm câu năm ngoái ở
cạnh một gốc si già, xung quanh được che kín bằng đủ các loại cây như cây vú
bò, cây cứt lợn, cây tóc tiên và những đám dây đậu dại. Hai anh em tôi chui vào
giữa những bụi cây. Mặt nước đầm Vực chỗ chúng tôi ngồi sẩm tối bởi bóng tán lá
si đổ xuống. Tôi vê một mẩu mồi câu bằng hạt đỗ tương móc vào lưỡi câu buông
xuống mặt nước yên tĩnh.
Mấy năm gần
đây, cứ sang giữa thu là anh em tôi đi câu cá rô. Vào những mùa câu cá rô, cái
vại sành nhà tôi lúc nào cũng có hơn chục con cá rô lớn để ăn dần. Đó cũng là
mùa trồng rau cải dọc bãi sông. Bà tôi thường hay nấu món canh cải cá rô. Mỗi
lần nấu, bà tôi chỉ bắt hai con cá rô. Bà tôi luộc cá rô, rồi sau đó gỡ thịt để
riêng. Phần xương và phần đầu cá được giã kỹ, sau đó lọc lấy nước như lọc cua
nấu canh. Chẳng bao giờ bà quên đập một lát gừng cho vào nồi canh. Khi nào
chúng tôi câu được nhiều cá thì bà làm món cá rô nướng. Cá rô nướng chấm với
tương gừng là món ăn chúng tôi rất thích. Bữa nào có cá rô nướng bố tôi lại lôi
hũ rượu trong gầm giường ra.
Cá rô đầm
Vực nổi tiếng cả một vùng. Vì đầm Vực không thể nào tát cạn được nên lũ cá rô
sống được rất lâu năm. Cá rô đầm Vực con nào cũng mốc thếch, ngạnh cứng như
đinh, đầu bạc trắng. Có lúc đang mổ cá thấy dao cùn, bà tôi liếc lưỡi dao vào
đầu một con cá rô cứng hơn cả miếng đá mài. Chỉ sau đó một lúc, lưỡi dao đã
sáng loáng sắc lẻm.
Hai anh em tôi
ngồi câu và ngắm nhìn những con gọng vó chạy loăng quăng. Thằng Mên sốt ruột:
- Sao lâu thế mà
cá không cắn
Tôi bảo:
- Cá rô chứ
không phải lũ tép mại, mày hiểu chưa.
Thằng Mên lại
hỏi:
- Thế con cá thần
có cắn câu không?
Tôi bĩu môi:
- Mày dốt lắm.
Mồi câu này cá thần chỉ hắt hơi một cái là bay.
Lúc đó, chiếc
phao câu khẽ nháy. Tôi ra hiệu cho thằng Mên im lặng. Chiếc phao nháy chậm và
đều, rồi từ từ chìm xuống.
- Giật đi, anh! -
Thằng Mên kêu lên.
Tôi giật mạnh.
Đầu cần câu trĩu xuống, cước căng xiết. Chỉ một loáng, một chú cá rô đực dài
hơn gang tay đã được kéo lên. Hai anh em tôi vất vả mãi mới gỡ được con cá và
tống vào giỏ.
Khi hai anh em
tôi đang ngồi câu thì nghe tiếng sột soạt ở gần đó và tiếng người nói chuyện.
Tôi nhận ra đó là tiếng lão Bương và một người đàn ông khác.
- Ông quyết dùng
cái thứ ấy à?
- Hết cách rồi -
Lão Bương nói - Bây giờ là mùa nước đầm cạn, dễ tính lắm.
- Bao giờ thì
thực hiện
- Tối nay thôi.
Có vậy tôi mới tìm ông. Khoảng quá nửa đêm tôi sẽ cho nổ. Gần sáng, ông và mấy
thằng con nhà tôi ra đầm vớt cá.
- Đã chuẩn bị
xong chưa?
- Chiều nay tôi
gói thuốc nổ.
- Cẩn thận đấy
nhé.
- Sợ đếch gì. -
Giọng lão Bương hùng hổ. - Tôi làm trò này mãi rồi. Nhớ là không lộ cho ai biết
đấy.
Khi lão Bương đi
rồi, thằng Mên hỏi:
- Ông Bương định
làm gì thế anh?
- Lão ấy đánh
mìn. - Tôi nói - Lão Bương muốn bắt con cá thần.
- Cá thần có sợ
mìn không?
- Tao không biết,
nhưng…
Tôi không biết
nói với thằng em tôi thế nào. Trong đầu tôi đã có một kế hoạch. Tôi giục thằng
Mên về.
Buổi chiều tôi đi
qua sân nhà lão Bương, giả vờ vào xin nước uống. Tôi ngậm chiếc gáo dừa, nhưng
không uống nước. Tôi quan sát xung quanh và nhận thấy lão Bương đang gói một
bọc gì đó ở trong bếp. Tôi nghĩ ngay là lão đ gói thuốc nổ.
Sau khi rời nhà
lão Bương, tôi đi tìm mấy đứa bạn trong xóm nói cho chúng nghe chuyện lão Bương
sẽ dùng mìn để giết con cá. Bàn bạc với nhau mãi, chúng tôi quyết định sẽ lẻn
vào bếp nhà lão để đánh cắp quả mìn.
Buổi tối ăn cơm
xong, tôi nói dối mẹ là vào làng thăm bà ngoại. Mấy đứa chúng tôi tập trung
trên đê. Từ trên đê nhìn xuống, chúng tôi thấy hiên nhà lão Bương sáng đèn và
tiếng anh con cả lão: “Bố thôi đi, say rồi đấy”. Sau đó là tiếng lão Bương:
“Hôm nay tao phải uống cho sướng để tối còn làm việc lớn”. Một lúc sau, anh con
cả lão Bương đi ra ngõ, lão Bương gọi với theo: “Đi đâu thì nhớ về nhà, khuya
có việc đấy”.
Anh con cả đi
rồi, lão Bương cầm đèn đi ra chuồng bò lúi húi xem cái gì đó. Rồi lão cầm đèn
đi vào nhà. Tôi nói với mấy đứa bạn:
- Hành động thôi
chúng mày ạ.
- Chắc ăn chưa?
- Chỉ còn mình
lão ở nhà thôi, mà lại say rượu nữa.
- Thế mày biết
lão để quả mìn ở đâu không?
- Tao thấy lão
gói mìn ở trong bếp. - Tôi nói. - Nhưng bây giờ chắc lão để ở chuồng bò. Lúc
nãy thấy lão cầm đèn ra đấy.
- Thôi, cứ vào
chuồng bò trước.
Bọn trẻ chúng tôi
lặng lẽ đi xuống chân đê. Chúng tôi men theo bờ rào cây dứa dại ở vườn nhà lão
Bương. Đêm nhờ nhờ trăng. Chúng tôi quá quen thuộc đường ngang ngõ tắt của khu
xóm trại. Mùa hạ, lũ trẻ con xóm trại thường tập trung trên mặt đê, sau đó chia
nhau ra từng nhóm đi lấy trộm hoa quả ở các nhà trong xóm trại. Đôi khẫn lũ bạn
lẻn vào vườn cắt cả buồng chuối, phủ lá xoan cho chóng chín. Sau này phát hiện
ra, chúng tôi vẫn chứng nào, tật ấy. Bởi ở xóm trại heo hút này, chúng tôi
chẳng biết chơi trò gì vào buổi tối của kỳ nghỉ hè ba tháng dài vô tận.
Tôi dẫn đầu lũ
trẻ tìm lối chui vào vườn nhà lão Bương. Chúng tôi cúi người đi đến sát chuồng
bò. Mùi nước đái bò nồng nặc bốc lên cùng với muỗi bay như trấu.
- Vào đi. - Một
đứa thì thầm.
Chúng tôi tìm cửa
chuồng bò chui vào. Thấy người, con bò phì mạnh một cái làm chúng tôi giật mình
túm vào nhau.
- Không có gì
đâu! - Tôi nói run run - Có mỗi con bò thôi.
- Nhưng quả mìn
nó như thế nào?
- Cứ tìm đi rồi
thì biết -Tôi thì thầm - Mỗi đứa tìm một góc.
Lũ trẻ chúng tôi
bắt đầu rờ rẫm. Chuồng bò lỉnh kỉnh đủ thứ, nào cuốc, xẻng, cày, rổ rách…
- Ối giời! -
Tiếng một đứa kêu lên.
- Làm sao thế?
- Tao thọc tay
vào đống phân bò rồi.
Có tiếng một đứa
cười hinh híc.
- Cười cái gì mà
cười.
- A, lại đây, lại
đây.
- Thấy rồi à? -
Tôi vội hỏi nhỏ.
- Không phải. Ở
đây có sọt cỏ, lại mà lau tay.
Đứa bị dính phân
bò mò mẫm bước lại. Nó vừa lấy cỏ lau phân bò vừa làu bàu trong miệng. Chợt nó
kêu lên khe khẽ:
- A, cái gì đây
này, Mon, lại đây mà xem.
Tôi vội bước lại
bên sọt cỏ. Lúc này chúng tôi đã quen với bóng tối trong chuồng bò. Vì vậy mọi
vật như rõ hơn.
Tôi cầm lấy cái
vật thằng bạn đưa cho và khẽ reo lên:
- Cẩn thận, nó nổ
thì tan xác đấy.
- Thôi chuồn đi.
Ngay lúc đó, có
tiếng người ngoài sân. Chúng tôi hoảng hốt nhìn ra, nhận thấy lão Bương đang
cầm đèn đi về phía chuồng bò.
- Chạy đi. - Một
đứa giục.
- Không được. -
Tôi nói - Chạy bây giờ là lão ấy biết ngay. Cứ nằm
Mấy đứa chúng tôi
nép vào nhau. Chúng tôi nhìn rõ lão Bương nên cứ tưởng lão cũng nhìn rõ chúng
tôi. Lão Bương vẫn mỗi lúc một gần chuồng bò. Ánh đèn từ tay lão đã hắt vào cửa
chuồng bò. Chúng tôi nép người sau đít con bò. Khi đến trước cửa chuồng bò, lão
Bương dừng lại vạch quần đái. Vừa đái, miệng lão vừa tóp tép. Sau đó, lão bước
vào cửa chuồng bò. Mặt tôi nóng rát. Lão Bương giơ ngọn đèn lên nhìn con bò và
cười:
- Ngoan nhé, ăn
uống no say rồi chứ, bò?
Nói xong, lão
Bương cầm đèn quay vào nhà. Chúng tôi vội vã ôm quả bộc phá (mà chúng tôi quen
gọi là mìn) chui ra khỏi vườn lão Bương, chạy thục mạng lên mặt đê.
Cả bọn nằm vật ra
mặt đê, thở dốc. Một lát sau, chúng tôi ngồi dậy bàn cách giấu quả mìn.
- Vứt xuống sông
cho nó trôi đi. - Một đứa nói.
Đứa khác cãi.
- Không được đâu.
Nguy hiểm lắm.
- Hay là giấu vào
gò cây dứa ấy.
- Càng chết, đến
lúc rét bọn nó hay đốt cây dứa khô lắm.
- Tớ bảo thế này
nhé. - Tôi đề nghị. - Chúng mình đào một cái hố sâu, chôn quả mìn xuống là yên
tâm.
- Phải rồi. Phải
rồi. - Cả bọn nhao nhao đồng ý.
Chúng tôi n công
một đứa về lấy xẻng. Sau đó cả bọn kéo nhau đến gò đất mọc đầy những cây dứa
dại. Chúng tôi chọn một nơi kín đáo, thay nhau đào hố, khá sâu.
Khi chúng tôi
chôn xong quả mìn thì sương đêm đã ươn ướt trên cỏ. Trước khi chia tay, lũ trẻ
ngoắc tay nhau thề không được nói cho ai biết. Nếu đứa nào để lộ thì cả bọn sẽ
không cho chơi cùng nữa.
Về đến nhà tôi bị
bố tôi mắng cho một trận vì tội nói dối. Vì thấy tôi về muộn, mẹ tôi vào làng
tìm tôi. Bà ngoại nói với mẹ tôi là không thấy tôi vào làng.
Khi lên giường đi
ngủ, thằng Mên hỏi:
- Anh đi đâu về
đấy?
- Mày hỏi làm gì?
- Anh đi chơi mà
không cho em đi nhé.
- Việc đêm nay
mày không thể đi được.
- Các anh làm gì
thế. - Thằng Mên năn nỉ. - Nói cho em nghe với nào.
- Không thể nói
cho ai nghe được.
- Vì sao?
- Chúng tao đã
thề rồi, mày đừng hỏi nữa.
Tôi đã thiu thiu
ngủ, chợt nghe tiếng ầm ĩ từ phía nhà lão Bương. Tôi dỏng tai nhưng không nghe
rõ. Khi bà tôi lên giường đi ngủ, tôi hỏi:
- Người ta cãi nhau gì thế, bà?
- Bố con nhà ông Bương cãi nhau vì mất cái gì đấy.
Nghe bà nói, tôi cười khúc khích. Bà tôi hỏi:
- Tối nay cháu đi đâu?
Tôi im lặng. Bà bảo:
- Lần sau không được nói dối mẹ nhé.
- Vâng ạ! - Tôi đáp - Nhưng cháu không đi chơi đâu.
- Thế thì đi đâu? Sao bố cháu hỏi không trả lời.
- Vì cháu hứa với bạn cháu rồi.
- Không được làm việc xấu cháu ạ.
- Cháu không làm việc xấu đâu. Lẽ ra cháu nói với bà.
Nhưng chúng cháu đã thề với nhau không được nói với ai.
- Ừ, đã thề thì… phải giữ lời thề.
- Vâng.
Tôi đáp nhỏ và chìm dần vào giấc
Tôi mơ thấy lão Bương tìm được quả mìn mà chúng tôi đã
chôn sâu dưới đất. Lão Bương khoái chí cười sằng sặc. Lão ôm quả mìn đi ra bờ
đầm. Lão đứng bên bờ đầm, ngực phanh áo, tay cầm quả mìn có dây cháy chậm đang
phì phì phun khói. Lão giơ cao quả mìn và gọi to: “Hỡi con cá ma quỷ, tao sẽ
cho mày ăn quả mìn này, rồi tao sẽ mổ bụng mày ra, lấy bộ lòng nhắm rượu”.
Nói xong, lão Bương ném quả mìn xuống lòng hồ. Quả mìn
nổ. Một lúc sau con cá từ từ nổi lên. Hai cái vây của nó rách bươm. Cùng với
con cá là những bức tượng gỗ của ngôi chùa đồng loạt đội nước đứng lên. Những
bức tượng phủ đầy rêu từ từ lội vào bờ. Đi sau những bức tượng kia là một nhà
sư già. Và sau nhà sư già là bà tôi và ông Bộc. Chợt tôi nghe tiếng bà tôi lay
gọi:
- Gì đấy Mon? Ngủ mê hả cháu? Thôi ngủ đi, chạy đuổi suốt
ngày rồi đêm lại ngủ mê.
- Bà ơi…
Tôi định kể cho bà về việc chúng tôi ăn cắp quả mìn của
lão Bương. Nhưng tôi vội thôi khi nhớ đến lời thề của lũ trẻ chúng tôi.
- Ngủ đi cháu.
Giọng bà tôi ấm áp. Tôi kéo chiếc chăn chiên lên tận cổ,
nằm im lặng.
Đêm mùa thu se lạnh và vắng lặng lạ thường. Đã mấy tháng
nay, không ai nghe thấy tiếng con cá thần quẫy trong đêm. Những đêm như thế,
tôi thường dỏng tai trong đêm để nghe tiếng “i i” từ đâu đó ngoài đầm Vực vọng
về. Nhưng tôi không nghe thấy gì ngoài tiếng côn trùng quanh nhà và tiếng lá
vườn trong những đêm có gió. Tôi tin rằng con cá thần đã theo sông Đáy ra biển.
Có lẽ mùa hạ năm sau nó mới trở về.
Chương VI.
Một mùa
đông khắc nghiệt lại đến. Buổi chiều nào chúng tôi cũng ra chân đê lấy những
cây dứa dại khô chất thành đống đốt lửa. Và đây cũng là một mùa đông khủng
khiếp đối với tôi. Năm ấy tôi bước vào tuổi mười ba và trải qua một trận ốm ghê
gớm. Sau này tôi cũng không biết mình bị bệnh gì. Tôi nằm co quắp trên giường ở
góc nhà. Bà tôi suốt ngày đốt một đống lửa cạnh giường cho tôi sưởi. Lạnh quá,
tôi bò ra mép giường để gần lửa hơn. Hầu như tôi không đứng lên được lâu. Cho
nên suốt ngày tôi chỉ nằm hoặc bò. Tôi chẳng thích ăn gì, chỉ thích ngửi mùi áo
bà tôi. Ông Bộc đôi ngày lại sang thăm tôi. Ông cho tôi đủ thứ quà. Nhưng tôi
chẳng thích gì ngoài những ông tướng ngày xưa bằng bột nếp. Mỗi khi nhìn thấy
ông tướng bằng bột nếp trong tay ông Bộc thì tôi như khỏe hẳn. Tôi ngồi dậy đón
quà từ tay ông và ngắm nghía. Ngồi được một lúc tôi lại phải nằm xuống. Lúc nào
tôi cũng đặt ông tướng bột kia nằm bên cạnh.
Hơn một tháng nằm liệt giường bệnh tôi cũng không hề
giảm. Tóc tôi dài ra và xanh mướt, lưỡi xanh lè như váng đồng. Bà tôi quyết
định đưa tôi đến nhà một ông thầy lang cách nhà tôi hơn mười cây số. Bà lấy
chiếc thúng cái, lót một ít rơm và đặt tôi nằm vào trong đó. Lúc đó tôi bé và
nhẹ như một con mèo. Bà tôi lấy chiếc nón đậy tôi và đội cái thúng có tôi nằm
trong đó, đưa đến nhà ông lang.
Lên đến đê, tôi nghe có người hỏi: “Bà đi bán gì đấy?”.
Tôi nghe bà tôi mắng: “Nhổ vào mồm cái nhà ông này”.
Hôm ấy, bà tôi đã đội cái thúng đựng tôi đi bộ suốt hai
chục cây số. Nhưng ông lang kia cũng không chữa được cho tôi. Những ngày sau đó
tôi chỉ nằm chờ chết. Tôi không còn ngồi dậy được để đón những ông tướng thời
xưa bằng bột mà ông Bộc mua cho tôi nữa. Ông Bộc ngồi bên mép giường nhìn tôi
im lặng.
Một buổi tối, tôi nghe bà tôi khóc với bố tôi: “Gọi người
đóng cho nó bộ áo đi”. Tối hôm đó, tôi nghe tiếng đục đẽo ở đầu nhà. Tối đó là
tối đầu tihằng Mên không rời tôi. Thi thoảng nó lại cầm tay tôi gọi: “Anh ơi,
anh đừng đi đâu nhé”. Tôi không trả lời nó được, tôi nằm thở thoi thóp.
Bà tôi thắp thêm đèn. Tôi mơ hồ thấy có nhiều người đến
nhà tôi. Tôi có ngờ rằng, ở ngoài góc sân, bố tôi và mấy người trong họ đang
đóng cho tôi chiếc áo quan nhỏ bằng gỗ mít.
Mấy ngày sau đó, ông Bộc không thấy sang nhà tôi và thực
ra, cũng không ai trong gia đình tôi để ý đến sự vắng mặt của ông. Chỉ từ khi
tôi ốm, ông Bộc mới đến nhà tôi. Còn trước đó, bần cùng lắm ông mới đến.
Đến gần nửa đêm thì chiếc áo quan nhỏ đóng xong. Khi bố
tôi và mấy chú trong họ khiêng chiếc áo quan để lên hiên nhà thì bà và mẹ tôi
òa khóc. Hàng xóm nghe tiếng khóc tưởng tôi mất tất tả chạy sang. Cùng lúc đó,
ông Bộc từ đâu xuất hiện. Mặt mũi ông bơ phờ, ông bỏ chiếc bao tải khoác trên
vai xuống và nói:
- Tôi mua được mấy thang thuốc lá của một bà mế Hòa Bình,
sắc cho cháu uống xem sao.
Bố tôi thở dài:
- Chẳng ăn thua gì đâu, ông ạ. Chắc nó bỏ chúng tôi nội
nhật nay mai thôi.
Ông Bộc im lặng mở bao tải đưa cho bà tôi ba thang thuốc
lá. Bà tôi lặng lẽ đun thuốc. Đến gần sáng, bố tôi cậy miệng đổ hết bát thuốc
cho tôi.
Thật kỳ lạ, uống hết ba thang thuốc thì tôi ngồi dậy
được. Thấy vậy, ông Bộc lại khoác bao tải rời xóm trại lặng lẽ ra đi. Mấy ngày
sau ông trở về. Vừa thở, vừa ho, ông vừa mở bao tải đưa cho bà tôi chục thang
thuốc nữa. Uống xong chục thang thuốc ấy tôi đã theo thằng Mên lên đê chơi được
rồi.
Một buổi chiều, thằng Mên n
- Em dẫn anh đi xem cái này.
Nói xong nó dẫn tôi ra chuồng trâu sau nhà và chỉ cho tôi
xem chiếc áo quan nhỏ còn thoang thoảng mùi gỗ mít già.
Tôi im lặng mở mắt thao láo nhìn chiếc áo quan.
- Anh có sợ không? - Thằng Mên hỏi.
Tôi không nói lời nào.
- Anh mà chết là bố đặt anh vào cái này. Anh đừng đi đâu,
anh nhé.
Tôi gật đầu. Vừa lúc ấy, bà tôi cũng đến. Bà đuổi chúng
tôi đi. Đến chiều, tôi thấy bố tôi đập chiếc áo quan và châm lửa đốt. Bà tôi
lấy một ít tro thả xuống đầm Vực và sông Đáy.
Đêm ấy, bà ôm tôi ngủ. Từ ngày tôi ốm, đêm nào ngủ bà
cũng ôm tôi. Tôi nằm co trong vòng tay của bà và mùi trầu quế. Tiếng bà tôi thở
đều đều.
- Cháu nhớ là suốt đời phải sống tết, chết giỗ ông Bộc
nhé. Nếu không có ông ấy thì cháu chẳng còn được sống đến bây giờ đâu.
Tôi nằm nghe bà nói. Từ khi ốm dậy, tôi thường ít ngủ
hơn. Đêm xóm trại mang cảm giác xa xăm vô cùng. Một cái gì đó vừa hoang vắng,
vừa thổn thức thường xâm chiếm lòng tôi trong đêm. Có phải là tôi hoảng sợ hay
tôi đã lớn lên trong tâm hồn đa cảm của mình?
á thần lại về rồi đấy. - Bà tôi khẽ nói.
- Sao bà biết? - Tôi hỏi.
- Bà lại nghe thấy tiếng nó kêu. Chắc lại có chuyện buồn.
- Ông Bộc có còn muốn bắt con cá nữa không hở bà?
- Đêm nào ông ấy cũng ra bờ đầm. - Bà tôi thở dài. - Tội
nghiệp quá, cháu ạ.
- Cháu sẽ bắt con cá ấy cho ông Bộc.
- Cháu làm sao mà bắt được? - Bà tôi chép miệng - Ông ấy
đã săn nó cả đời mà cũng không bắt được. Tất cả đàn ông xóm trại này cũng thế.
- Nhưng cháu sẽ bắt được.
- Đừng nói dại, cháu ạ.
- Vì sao hở bà? - Tôi xoay người về phía bà và hỏi.
- Vì đó là cá thần.
- Cá thần sao lại không giúp ông Bộc? Ông Bộc là người
tốt nhất xóm trại, bà ạ. Đấy không phải là cá thần, vì thế cháu sẽ bắt được.
- Ngủ đi. Từ nay cháu không được nói thế nữa.
Và trong giấc mơ, tôi vụt lớn lên, cường tráng và đầy
lòng dũng cảm. Tôi đi ra bờ đầm Vực và lao xuống nước. Tôi truy tì
Những cây rong đuôi chó dưới đáy đầm dựng lên thành một
khu rừng rậm, bí ẩn và đầy đe dọa. Tôi cầm một thanh gươm đi vào khu rừng. Tôi
vừa vung gươm phạt đứng những bụi rong đuôi chó vừa gọi vang:
- Con cá một mắt đâu. Ta muốn giết mày. Có giỏi thì ra
đây!
Sau tiếng gọi của tôi, có tiếng gầm ghê gớm thoát ra từ
khu rừng rong đuôi chó. Và con cá hiện ra. Hai chiếc vây của nó lớn như hai
cánh cửa, quạt nước sôi sùng sục. Con cá chỉ có một mắt. Nó há miệng phơi ra
những chiếc răng sắc lởm chởm như những chiếc răng bừa. Nhìn tôi nó cười khùng
khục và cất tiếng:
- Thằng nhãi kia láo thật, sao mày dám xâm phạm vào khu
rừng của tao?
- Tao đến đây để giết mày! - Tôi gầm lên.
- Giết ta ư? Ta có tội gì mà ngươi đòi giết ta? Ngươi có
biết ta là cá thần không?
Tôi khua gươm nói:
- Mi không phải là cá thần. Nếu là cá thần, sao mi lại
không giúp ông Bộc.
Nói xong, tôi nhảy tới chém con cá. Con cá quẫy đuôi
tránh lưỡi gươm. Nước đầm sôi lên, ngầu đục. Tránh được lưỡi gươm của tôi, con
cá bơi lùi ra xa. Tôi chỉ gươm vào con cá:
- Muốn sống mi hãy trả lại bí mật cho ông Bộc.
- Bây giờ ta mới nhớ ra lão Bộc là ai. Nhưng đó không
phải là lỗi của ta.
Tôi quát:
- Không lỗi của mi thì của ai?
Con cá nói:
- Lỗi đó là bạn bè của lão Bộc. Bà nội ngươi cũng có lỗi.
Tôi kêu lên:
- Bà ta ư? Không! Bà ta không bao giờ có lỗi. Mi đúng là
một tên nói láo.
Nói xong tôi lại vung gươm lao vào. Con cá giương vây ra
đỡ những nhát gươm của tôi. Tiếng gươm va vào xương vây cá xoang xoảng. Cả đầm
Vực cuộn sóng. Các loại cá ở đầm Vực nhảy tứ tung. Vừa chống đỡ lại đường gươm
của tôi, con cá vừa kêu: “Không phải lỗi tại ta. Không phải lỗi tại ta”. Tôi
thét to: “Chính là mi”. Và đâm mũi gươm vào ngực con cá. Máu con cá phun ầm ầm
vào tôi. Tôi ngạt thở và kêu lên.
Tôi tỉnh khỏi cơn mê, thở hổn hển. Bà xoa ngực tôi, nói:
- Mê gì mà hò hét ầm cả lên thế, cháu?
Tôi nằm im, tự hỏi bà tôi cũng có lỗi với ông Bộc ư?
Những gì tôi nghe thấy chỉ là giấc mơ, chứ con cá làm sao
nói được tiếng người và tôi làm sao đánh nhau được ở dưới nước. Nhưng tôi vẫn
cứ muốn hỏi về những lời của con cá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét