Thứ Năm, tháng 9 12

Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao là con của ai ?

Một anh bạn nhà văn vui tính hỏi tôi: Ông có nhớ Chí Phèo trong truyện ngắn của Nam Cao không? Tôi cười khẩy: “Trời ơi tưởng ai chứ Chí Phèo , tay này tôi quá rành. học sinh Phổ thông trung học đứa học dỡ nhất còn biết. Một nhân vật điển hình, độc đáo, ba gai, say rồi chưởi tùm lum, người ta lượm hắn trong lò gạch chứ gì!...”
- Ừ ông nhớ rồi đó! Nhưng ông có biết hắn con của ai không? Biết ai đẻ ra hắn không?- Thì Nam Cao đẻ chứ ai!...- Ừ thì là đứa con tinh thần của tác giả. Nhưng ý tôi muốn hỏi Nam Cao muốn ám chỉ ai là cha, mẹ của Chí Phèo trong truyện ngắn đó không ?- Có trời mà biết ! Hắn không biết, cả làng Vũ-đại cũng không ai biết...  Chỉ có ông Nam Cao mới biết.- Đúng! Nam Cao biết và Nam Cao cũng đã ngầm chỉ cho ta biết .Tôi buộc miệng.: “Ông sạo vừa vừa . Ai là cha mẹ Chí Phèo?”- Cha Chí Phèo là Bá Kiến, còn mẹ là bà Binh Chức.Anh ta nói dứt khoát. - ?!...      Nói đến đây ông bạn lý sự của tôi chìa cuốn truyện ngắn Chí Phèo rồi vừa nói vừa chỉ vào những trang sách, trong đó có những dòng gạch dưới bằng bút phản quang:- Ông thấy không mở đầu câu chuyện: Hắn vừa đi vừa chửi... Hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo, cho hắn khổ đến nông nỗi này ? Chuyện thế này: Một anh đi thả ống lươn, một buổi sáng thấy hắn trần truồng và xám ngắt bên một lò gạch bỏ không...anh nầy mang về cho người khác, rồi người khác nửa. Anh ta sống bơ vơ, lang thang... Năm hai mươi tuổi, hắn làm canh điền cho ông lý Kiến.  Có người bảo ông lý ghen với anh . Rồi một hôm Chí bị người ta giải lên huyện đi tù đến bảy, tám năm  . Ra tù, say rượu hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi . Đấy ông thấy không người đầu tiên hắn kiếm chuyện là Bá Kiến và cứ đè Bá Kiến mà “chơi”cho đén suốt câu chuyện.       Anh ta nói tiếp: “ Thế mà Bá Kiến không dám làm gì hắn, chỉ dỗ ngọt” :  Anh ta đọc to lên những dòng chử gạch dưới bằng bút phản quang trong sách:- Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế ?  - Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Ðời người chứ có phải con ngoé đâu ? Lại say rồi phải không?  Rồi đổi giọng cụ làm thân mật hỏi:  - Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Ði vào nhà uống nước.    Rồi vừa xốc Chí Phèo, cụ vừa phàn nàn:  - Khổ quá! Giá có tôi ở nhà thì đâu đến nỗi ...Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không nghĩ trước nghĩ sau . Ai, chứ anh với nó còn có họ kia đấy . - Lý Cường đâu ! Tội mày đáng chết. Không bảo người nhà đun nước, mau lên ! Vì thế, đêm hôm ấy, ở nhà bá Kiến ra về, Chí Phèo vô cùng hả hê ! Bá Kiến đã không vu vạ gì cho hắn, lại còn giết gà mua rượu cho hắn uống, xong lại đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc. ( Những chữ nghiêng đậm là nguyên văn trong truyện ngắn của Nam Cao)Rồi những lần sau đó? Tôi hỏi. Ông bạn lý sự chỉ vào sách rồi nói tiếp:Uống xong hắn chùi miệng, rồi ngật ngà ngật ngưỡng đến nhà bá Kiến.   Hắn chào to:  Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù ...  - Anh bứa lắm. Ðội Tảo nó còn nợ tôi năm mươi đồng đấy, anh chịu khó đến đòi cho tôi, đòi được tự nhiên có vườn.  Chí Phèo "vâng dạ" ra về . Mấy hôm sau, cụ bá bảo lý Cường cho hắn năm sào vườn ở bãi sông cắm thuế của một người làng hôm nọ . Chí Phèo bỗng thành ra có nhà . Hồi ấy hắn mới đâu hăm bảy hay hăm tám tuổi ... 

Anh bạn nhìn vào mặt tôi vẻ tự đắc nói:- Ông thấy không. Bá Kiến lo cho con mình có đất, có nhà, tuy rằng không nhiều lắm.Rồi sau nửa. Tôi hỏi. Hớp một ngụm nước anh ta nói:-  Ông còn nhớ cái đoạn kết, khi ăn nằm với Thị Nỡ như vợ chồng, - Rồi bị bà cô cản không cho Thị Nỡ lấy Chí Phèo...- Đúng! Ông còn nhớ đấy . Anh ta chỉ vào sách nói tiếp: Hắn tự phải đến cái nhà con đĩ Nở kia . Ðến để đâm chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó . Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống càng tỉnh ra . Hắn ra đi với một con dao ở thắt lưng. Hắn lảm nhảm: "Tao phải đâm chết nó!" Nhưng hắn lại cứ thẳng đường mà đi . Cái gì đã làm hắn quên rẽ vào nhà thị Nở . Hắn cứ đi, cứ chửi và dọa giết "nó", và cứ đi . Bây giờ đến ngõ nhà cụ Bá . Bá Kiến:- Chí Phèo đấy hở ? Lè bè vừa chứ tôi không phải là cái kho .  Rồi ném bẹt năm hào xuống đất, cụ bảo hắn:  - Cầm lấy mà cút đi cho rảnh. Rồi làm mà ăn chứ cứ báo người ta mãi à ?  Hắn trợn mắt chỉ tay vào mặt cụ:  - Tao không đến đây xin năm hào !  - Tao đã bảo không đòi tiền.  - Giỏi! Hôm nay mới thấy anh không đòi tiền. Thế anh cần gì ?  Hắn dõng dạc:  - Tao muốn làm người lương thiện !  Bá Kiến cười ha hả:  - Ồ tưởng gì! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ .  Hắn lắc đầu:  - Không được! Ai cho tao lương thiện? ...Chỉ có một cách là ... cái này biết không !  Hắn rút dao ra, xông vào . Bá Kiến ngồi nhỏm dậy, Chí Phèo đã văng dao tới rồi . Bá Kiến chỉ kịp kêu một tiếng. Chí Phèo vừa chém túi bụi vừa kêu làng thật to . Hắn kêu làng, không bao giờ người ta vội đến. Bởi thế khi người ta đến thì hắn cũng đang giẫy đành đạch ở giữa bao nhiêu là máu tươi . Ở cổ hắn, thỉnh thoảng máu vẫn còn ứ ra”  -  Đấy ông thấy không. Trong tiềm thức Chí Phèo luôn “chỉa” vào Bá Kiến, không bao giờ hắn ta quên Bá Kiến. Một thằng cha khốn nạn“ dám chơi không dám chịu” Thằng cha vô trách nhiệm, để khổ cho hắn.... Cho nên khi bị Thị Nỡ  “ phụ bạc”, Chí Phèo giận quá, định đi tìm Thị Nỡ để trả thù, nhưng cái chân của hắn lại đưa hắn đến nhà Bá Kiến, để dẫn đên thảm kịch đó.  "Thằng bố chết, thằng con lớp này không khỏi người ta cho ăn bùn".  Bá Kiến phải chết vì kẻ  đã từng gây “tội ác”, để nói lên sự vay- trả, để cho Chí Phèo tự sát chết luôn để tạo ra bi kịch, lên án, tố cáo chế độ là ẩn ý của Nam Cao... Nam Cao đã  ngầm chỉ ra là Bá Kiến là cha Chí Phèo. Và cũng có ý nói, dù thế nào đi nửa, con mà giết thằng cha thì thằng con ấy cũng phải chết theo...  Nam Cao rất tài khi đặt ra những ẩn ý này!...       

Tôi còn ngờ ngợ phân vân thì ông bạn đấm vào vai tôi, quát “ Không phải sao?!...” - Thế còn mẹ hắn là ai? Tôi hỏi- Bà Binh Chức chớ ai! Anh ta hất hàm trả lời.- Ông dựa vào cơ sở nào ?- Này nhé. Anh ta lại chỉ vào sách: Bá Kiến tìm cách bắt Trần Văn Chức đi lính để ở nhà lấy vợ người ta:Bởi vì chị vợ Binh Chức ở nhà còn trẻ, mới hai con, cái mắt sắc như dao lại hồng hồng đôi má, bỗng nhiên lại sinh ra vắng chồng, của ngon trờ trờ ngay trước mắt, ai mà chịu được?      
Tôi nói thót vào chặn họng anh ta: “Nhưng mà nhà chị binh ở gần đường. Ông phó đi đánh bạc ban đêm về cũng tạt vào; anh Trương tuần đi tuần cũng ghé thăm; anh hàng xóm cũng mò sang, thậm chí đến cái thằng hương điền cũng mon men vào gạ gẫm... thì biết bà ấy lấy ai đẻ ra Chí Phèo?” - Này nhé. Vừa nói anh ta vừa chỉ vào sách: Chính ngay lý Kiến, tuy hồi ấy đã có đến ba vợ, cũng không nỡ bỏ hoài cái của không dưng được trời cho; và còn được lợi . Mỗi lần chị binh đi lĩnh lương hay lĩnh măngda của chồng, phải mượn ông lý thị  thực.  Nhưng với lý Kiến thì không những cơm rượu tiền túi, còn phải cho ngồi chung xe và còn ở lại tỉnh nữa . Thành thử công lao anh binh, rút lại chỉ cho chị binh mỗi tháng mỗi lần hưởng những cuộc vui với ông lý nhà .   - Ông có nhớ lúc Binh Chức về nhà, liền tìm đến Bá Kiến hỏi: “ Hồi tôi còn tại ngũ, tôi gởi về nhà có trăm. Không biết vợ tôi có tiêu pha gì, hay là cho trai mà không còn một đồng nào cả . Tôi hỏi thì nó bảo: ở nhà, đàn bà con gái một mình, không dám giữ tiền, được đồng nào mang gửi ông lý cả ” . Lý Kiến vội nói lấp ngay:  “Thế nhưng mà anh có thiếu tiền thì cứ bảo tôi một tiếng. Chị ấy trót tiêu đi rồi thì có giết cũng chẳng ra . Lôi thôi làm gì sinh tội ...”- Đấy ông thấy Bá Kiến “đỡ” cho chị ta. Và muốn dằn anh Binh, vì sợ lôi thôi đổ bể . Ông nên nhớ, tuy rằng có nhiều người “ ghé nhà” chị Binh, nhưng Bá Kiến mới là  người mà chị Binh “mang ơn” nhiều nhất, cũng  là người duy nhất cùng thị đi tỉnh, lãnh tiền anh Binh gửi về... Không Bá Kiến chứ còn ai vào đây. Tôi hỏi ông?  Không để tôi chen vào, anh ra nói nhanh hơn:-Bá Kiến là người “ăn nằm” với chị Binh trước, vì ông ta có điều kiện hơn. Có thể đến khi có thai rồi, mới tới các ông tuần, ông hương... Các ông ấy chỉ “hưởng sái” mà thôi .Rồi khi đẻ ra Chí Phèo, chị ta vứt hắn vào lò gạch, để phi tang.  
    
Tôi há mồm định hỏi, nhưng không kịp anh ta.- Ông thử nghỉ xem, chẳng lẻ ai đó, ở tận xứ nào lại ôm thằng bé mới đẻ ra, đến cái làng Vũ Đại rồi vứt trong lò gạch ?! Chính bà ta, con người lẳng lơ, vắng chồng, xinh đẹp, nặng ơn Bá Kiến  đó chớ còn ai?  
Tôi hơi ngạc nhiên trước lý lẻ của anh ta, nói một câu để từ giả: - Đươc rồi! Nghe ông nói, tôi thấy cũng có lý, nhưng mà để xem, để  tôi hỏi ông... Nam Cao..../.


ĐÒAN HỮU HẬU
                                                                                   khép tàu lá chuối : sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét